Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 24886775

 
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP 29.04.2024 14:48
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
29.03.2024 14:31

Vối chinh sách vắt chanh bỏ vỏ đồng minh giai đọan khi có quyền lợi nhưng khi bị thiệt hại thì các đồng minh Mỹ bị bỏ rơi không thương tiéc, điễn hình VNCH năm 1975.  Ngày nay trong quốc hội Mỹ các dân biểu đảng CH đang trở thành đồng minh của Nga do Trump chỉ đạo đang chận đứng viện trợ vũ khí cho Ukraine. Để giữ thể điện trong chiến tranh VN, Mỹđã thỏa hiệp với CSBV Hiệp định Paris 1973 đe rút êm phủi tay trách nhiệm.

Sự thật phũ phng về Hiệp định Paris 1973

Ngày 27-1-2013 đánh dấu 40 năm ký kết Hiệp Định Paris 1973, một biến cố lịch sử vô cùng quan trọng đối với Việt Nam vì những hậu quả của nó áp đặt trên mảnh đất này trong gần bốn thập niên cho tới ngày nay.
Nguyễn Quốc Khải gửi RFA
2012.12.17
Share
image001-305.jpgHiệp Định Paris 1973 được thỏa hiệp tại Bắc Kinh, chứ không phải tại Paris. Từ trái: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger, Thủ Tướng Chu Ân Lai, và Chủ Tịch Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, 1972.
Ảnh tư liệu

Thay vì đưa đến “hòa bình trong danh dự”, hiệp định này mở đường cho CSVN xâm chiếm trọn vẹn miền Nam Việt Nam trong vòng hơn hai năm sau. Những tài liệu về chiến tranh Việt Nam được bạch hóa trong thời gian gần đây cho thấy những sự thật phũ phàng đã đưa đến Hiệp Định Paris 1973.

Tóm tắt diễn tiến Hiệp Định Paris 1973

Cuộc hòa đàm tại Paris bắt đầu từ 1968 vào cuối thời Tổng thống Lyndon Johnson và tiếp tục dưới thời Tổng Thống Richard Nixon nhưng không đạt được tiến bộ nào cả cho đến cuối nhiệm kỳ I của Ông Nixon khi Ông Henry Kissinger, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Nixon đạt được một số đồng thuận trong những phiên họp bí mật với Ông Lê Đức Thọ, Trưởng Phái Đoàn Thương Thuyết của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) và trong cuộc tiếp súc bí mật với các Ông Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh.  Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không đồng ý những điều kiện do CSBV đưa ra và đòi hỏi nhiều thay đổi. Hà Nội phản ứng bằng cách công bố chi tiết về những điều hai Ông Kissinger và Lê Đức Thọ đã đồng ý. Cuộc hòa đàm trở nên bế tắc. Một mặt Ông Nixon ra lệnh ném bom Hà Nội và Hải Phòng liên tục trong 12 ngày vào cuối năm 1972. Mặt khác, Chính quyền Hoa Kỳ áp lực VNCH chấp nhận điều kiện ngưng chiến.

Ngày 23-1-1973, hai Ông Lê Đức Thọ và Kissinger đồng ý về một thỏa hiệp sơ bộ. Bốn ngày sau đó, Hiệp Định Paris được chính thức ký kết vào 27-1-1973. Hiệp Định này đòi hỏi ngưng bắn toàn diện tại miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ rút hết số quân còn lại tại Việt Nam trong vòng 60 ngày, quân CSBV (khoảng 150,000 binh sĩ) được phép ở lại miền Nam Việt Nam tại những vùng CSBV đã chiếm đoạt, và tất cả tù binh Hoa Kỳ được hồi hương. Hiệp Định Paris cũng kêu gọi Chính Phủ VNCH và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam thực hiện một cuộc bầu cử dân chủ và tự do tại miền Nam Việt Nam để chấm dứt cuộc xung đột. Tổng Thống Nixon hứa sẽ sử dụng Không Lực Hoa Kỳ để bảo đảm sự thi hành hiệp định này.

Trong khi đàm phán, Hoa Kỳ tiếp tục rút quân và thi hành chương trình Việt Nam hóa để quân lực VNCH dần dần thay thế quân lực Hoa Kỳ.

Khoảng cách chạy tội

Hiệp Định Paris được ký kết ngày 27-1-1973.
Hiệp Định Paris được ký kết ngày 27-1-1973.
Hiệp Định Paris được ký kết ngày 27-1-1973.
Việc mất miền Nam Việt Nam ít người Việt thời đó có thể dự đoán, nhưng không phải là điều ngạc nhiên đối với Hoa Kỳ mặc dù đã có Hiệp Định Paris. Thật vậy, chánh quyền Nixon không muốn thấy miền Nam Việt Nam sụp đổ trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, 1972, vì như thế có nghĩa là hi vọng thắng cử nhiệm kỳ II của Ông Nixon cũng sẽ sụp đổ theo.

Vì muốn bảo vệ thanh danh cho Hoa Kỳ và sự nghiệp chính trị của mình, Ông Nixon đã làm đủ mọi thứ để giữ miền Nam Việt Nam khỏi phải rơi vào tay CSVN trong nhiệm kỳ I (1969-1972). Trong cuộc họp bí mật đầu tiên với Thủ Tướng Chu Ân Lai vào tháng 7, 1971 tại Bắc Kinh, Ông Kissinger bán đứng miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản.

Trên một tài liệu thuyết trình cho chuyến đi Bắc Kinh bí mật đầu tiên, Ông Kissinger ghi chú rằng Hoa Kỳ cần một thời gian chạy tội. Trung Quốc có sự cam kết của Hoa Kỳ. Ông Kissinger viết nguyên văn như sau:

“We need a decent interval. You have our assurance.”

Theo những tài liệu do các phụ tá của Ông Kissinger ghi chép lại những lời đối thoại của ông với Thủ Tướng Chu Ân Lai, Ông Kissinger nói rằng Hoa Kỳ sẽ ấn định thời hạn chót cho việc rút quân và trong thời gian rút quân sẽ có ngưng bắn trong khoảng 18 tháng và đàm phán. Nếu thỏa hiệp thất bại, dân Việt Nam sẽ tự giải quyết. Nếu chính phủ miền Nam Việt Nam không được quần chúng ưa chuộng, lực lượng của Hoa Kỳ càng rút nhanh, chính phủ này càng sớm bị lật đổ và Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.

Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:

“We will set a deadline for withdrawals, and during withdrawals there should be a cease-fire, and some attempt at negotiations. If the agreement breaks down then it is quite possible that the people in Vietnam will fight it out. If the [South Vietnamese] government is as unpopular as you seem to think, then the quicker our forces are withdrawn the quicker it will be overthrown. And if it is overthrown after we withdraw, we will not intervene. We can put o­n a time limit, say 18 months or some period [for a cease-fire].  National Security Advisor Henry Kissinger, Beijing, July 9, 1971.

Hoa Kỳ cũng không muốn miền Nam Việt Nam mất nhanh chóng trong vòng sáu tháng sau khi Hiệp Định Paris ký kết để Hoa Kỳ không bị mang tiếng thua trận. Nhưng nếu là hai năm, sẽ không có vấn đề gì cả.  VNCH cần phải tự lực chiến đấu trong một thời gian đủ dài để chịu trách nhiệm về cuộc bại trận cuối cùng. Sau đây là phần phát biểu thâu băng của Ông Nixon về vấn đề này:

“The country would care if South Vietnam became Communist in a matter of six months. They will not give a damn if it’s two years.” President Richard M. Nixon, March 17, 1973.

Ông Kissinger trước đó cũng có quan điểm tương tự về việc mua thời gian để tháo chạy mà không bị bẽ mặt:

“ We’ve got to find some formula that holds the thing together a year or two, after which – after a year, Mr. President, Vietnam will be a backwater. If we settle it, say, this October, by January ’74 no o­ne will give a damn.” National Security Adviser Henry A. Kissinger, August 1972.

Cả hai ông Nixon và Kissinger đều đồng ý rằng VNCH có thể sẽ mất sau cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ vào tháng 11, 1974. Nếu xẩy ra vào mùa xuân 1975, thời điểm này tốt hơn là mùa xuân 1976.

Nhà Sử Học Ken Hughes thuộc University of Virginia nhận xét rằng:

“Nhiều người có tư tưởng phóng khoáng nghĩ rằng Ông Nixon thật sự cương quyết muốn ngăn chặn Cộng Sản thắng ở Việt Nam. Nhưng Ông ta chỉ cương quyết ngăn chặn Đảng Dân Chủ thắng tại Hoa Kỳ mà thôi.” Sử Gia Ken Hughes, June 2010.

Vào tháng 2, 1972, Ông Nixon viếng thăm Bắc Kinh lần đầu tiên, làm thân với Trung Quốc, khởi sự thảo luận với Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ Tướng Chu Ân Lai về chính sách một nước Trung Hoa, và đạt được sự bảo đảm của Bắc Kinh về giải pháp hòa bình trong danh dự đối với Việt Nam với một khoảng cách chạy tội (decent interval).

Kéo dài chương trình Rút Quân và Việt Nam Hóa chiến tranh

Những tài liệu mới giải mật cũng cho thấy Ông Nixon và Ông Kissinger tin rằng:

1.    Chương trình Việt Nam hóa chiến tranh sẽ không làm cho miền Nam Việt Nam có đủ khả năng để tự bảo vệ.

2.    Những điều kiện “hòa bình” mà Ông Kissinger đã thương thuyết sẽ làm miền Nam Việt Nam sụp đổ sau một thời gian một hoặc hai năm (khoảng cách chạy tội).

Để che đậy sự thất bại của chiến lược Việt Nam Hóa và thương thuyết, Ông Nixon với sự khuyến cáo của Ông Kissinger, kéo dài cuộc chiến tranh đến năm thứ tư (1972) của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên – dài đủ để tránh sự sụp đổ của VNCH trước ngày bầu cử nhiệm kỳ II.  Chính vì vậy mà Ông Nixon kéo dài chương trình rút quân qua nhiều năm.

Trong cuốn băng thâu bí mật tại phòng bầu dục trong Tòa Nhà Trắng, Ông Nixon nói:

“We’ve got dates in mind. We’ve got dates everywhere [from] July to August to September [to] October [to] November to December [to] January of 1973.” President Richard Nixon, September 4, 1971.

Quân số Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu giảm từ cao điểm 543,000 người vào năm 1968 và đến đầu năm 1973 mới chấm dứt, tức là sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, 1972.

Đối với công chúng, Ông Nixon phải rút một số quân về nước đủ để thỏa mãn hai mục tiêu:

1.    Chứng tỏ chương trình Việt Nam hóa thành công.

2.    Giữ lời hứa khi tranh cử.

Đối với sự nghiệp chính trị, Ông Nixon hoàn toàn bám vào lịch trình tranh cử để hoạch định chương trình rút quân, dù có đạt được thỏa thuận với Hà Nội hay không (Theo Ông Nixon sắc xuất chỉ có 40% - 55 %) và bất kể VNCH có đứng vững sau khi quân Hoa Kỳ rút về nước hay không.

Hãy nghe cuộc đối thoại giữa Tổng Thống Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger vào ngày 11-3-1971:

Nixon: “We’ve got to get the hell out of there.”

Kissinger: “No Question.”

Tuy nhiên trước công chúng Hoa Kỳ, Ông Nixon vẫn hứa một giải pháp hòa bình trong danh dự. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ rút quân ra khỏi Việt Nam chỉ khi nào chương trình Việt Nam hóa hoặc cuộc thương thuyết thành công – khi miền Nam Việt Nam có thể tự bảo vệ và tự quản trị.

Hoa Kỳ thất hứa không can thiệp trong trường hợp Hiệp Định Paris bị vi phạm

Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tin rằng những điều kiện Hoa Kỳ cho phép 150,000 quân CSBV ở lại miền Nam sẽ khiến VNCH sụp đổ. Theo tài liệu mới được bạch hóa, trong buổi họp với Tướng Alexander Haig, phụ tá Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, tại Saigon vào ngày 4-10-1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố rằng theo đề nghị của Hoa Kỳ, chính phủ VNCH tiếp tục tồn tại. Nhưng đây chỉ là giải pháp đau lòng và sớm muộn chính phủ này sẽ sụp đổ và theo đó Ông Thiệu sẽ phải tự sát.

Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:

“In the proposal you have suggested, our Government will continue to exist. But it is o­nly an agonizing solution, and sooner or later the Government will crumble and Nguyen Van Thieu will have to commit suicide somewhere along the line.” President Nguyen Van Thieu, Saigon, October 4, 1972.

Ông Thiệu cực lực phản đối đề nghị hòa bình giả tạo của Hoa Kỳ làm cho cuộc hòa đàm ở Paris ngưng lại. Ông Nixon phải hứa sẽ tăng viện trợ quân sự và Hoa Kỳ sẽ trở lại Việt Nam nếu CSBV tấn công. Đồng thời Ông Nixon đe dọa sẽ cắt viện trợ để buộc Ông Thiệu phải chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ. Một tài liệu mới được bạch hóa cho thấy rằng Ông Nixon đe dọa đến cả tính mạng của Ông Thiệu:

“I don’t know whether the threat goes too far or not, but I’d do any damn thing, that is, or to cut off his head if necessary.” President Richard Nixon, January 20, 1973.

Ông Lê Đức Thọ và Ông Henri Kissinger tại cuộc hòa đàm Paris.
Ông Lê Đức Thọ và Ông Henri Kissinger tại cuộc hòa đàm Paris.
Ông Lê Đức Thọ và Ông Henri Kissinger tại cuộc hòa đàm Paris.
Hiệp Định Paris chỉ giúp Hoa Kỳ rút được quân ra khỏi Việt Nam an toàn, chấm dứt việc can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tại Việt Nam, nhưng đã không mang lại hòa bình cho Việt Nam. Thật vậy, khoảng một năm sau, vào tháng 1, 1974, Tổng Thống Thiệu tuyên bố Hiệp Định Paris không còn giá trị sau khi Cộng quân lợi dụng cuộc ngưng chiến trong năm 1973, tiến hành những trận đánh nhỏ để chiếm những vùng xa xôi hẻo lãnh.

Trong khi đó Quốc Hội Hoa Kỳ tiếp tục giảm viện trợ cho Việt Nam từ 2.2 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1973, 1.1 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1974, và 700 triệu Mỹ kim cho tài khóa 1975. Tình trạng miền Nam Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn vào cuối năm 1974 khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật 1974 Foreign Assistance Act, chấm dứt tất cả những viện trợ quân sự. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ không thể thể dùng không lực để trợ giúp miền Nam Việt Nam khi CSBV vi phạm Hiệp Định Paris.

Sau khi Đạo Luật Viện Trợ Ngoại Quốc 1974 ban hành ít lâu, CSBV tiến đánh và chiếm tỉnh Phước Long vào ngày 6-1-1975 và tỉnh Bình Long vào ngày 7-1-1975. Khi không thấy Hoa Kỳ có phản ứng nào cả, ngày 8-1-1975 Hà Nội ra lệnh tổng tấn công để giải phóng miền Nam bằng cách ngang nhiên xua quân vượt qua biên giới Bắc Nam, tấn công toàn diện Vùng I và II Chiến Thuật vào tháng 3, 1975 và cuối cùng chiếm Saigon vào 30-4-1975 đúng với thời hạn mà hai Ông Nixon và Kissinger dự đoán.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Schlesinger điều trần trước Quốc Hội vào ngày 14-1-1975 rằng Hoa Kỳ không giữ lời hứa với Tổng Thống Thiệu. Bẩy ngày sau, Tổng Thống Gerald Ford, người thay thế ông Nixon từ chức vì vụ Watergate, tuyên bố rằng Hoa Kỳ không sẵn sàng tái tham chiến tại Việt Nam. Tại New Orleans vào ngày 23-4-1975, Ông Ford tuyên bố chiến tranh Việt Nam chấm dứt.

Vào buổi trưa ngày 29-4-1973, Đài Phát Thanh Saigon truyền đi bản nhạc “I’m Dreaming of a White Christmas” qua dọng ca của Bing Crosby, báo hiệu cuộc di tản cuối cùng của Hoa Kỳ bắt đầu.

Phục hồi Hiệp Định Paris 1973?

Gần đây, có vài nhóm người Việt tại hải ngoại chủ trương vận động quốc tế để phục hồi lại Hiệp Định Paris 1973, đặc biệt mới đây nhất là Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH (UBLĐLTVNCH), một hình thức chính phủ lưu vong nhưng không dùng danh xưng tổng thống hay thủ tướng, của Ông Nguyễn Ngọc Bích (75 tuổi). Các tổ chức này tin rằng nếu vận động quốc quốc tế làm sống lại Hiệp Định Paris 1973 (nhưng không nói gì đến Hiệp Định Geneva 1954 mà chính VNCH đã xé bỏ), Hà Nội sẽ phải trả lại miền Nam Việt Nam cho VNCH.

Giả sử rằng UBLĐLTVNCH có khả năng làm chuyện này, mặc dù tôi nghĩ là không có một cơ may nào cả, UBLĐLTVNCH sẽ không thâu tóm toàn bộ phần đất dưới vĩ tuyến thứ 17 ngay được. Hiệp Định Paris đòi hỏi tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam, UBLĐLTVNCH sẽ phải ra tranh cử với Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (chính thức bị giải tán vào ngày 25-4-1976) . Nhưng trước hết, UBLĐLTVNCH sẽ phải đưa hàng triệu người Bắc 75 về nguyên quán ngoại trừ 150,000 quân CSBV được Ông Kissinger và Ông Chu Ân Lai cho phép ở lại miền Nam từ 1973 đến nay. Tóm tắt lại để đỡ tốn giấy mực, ý tưởng phục hồi Hiệp Định Paris là hoang tưởng nếu không muốn nói là bệnh hoạn. Ngay cả nước Mỹ cũng muốn quên Hiệp Định Paris 1973 đau lòng này do chính họ dựng lên.

Kết luận

Hoa Kỳ dưới thời Nixon đã bỏ rơi đông minh của mình là một điều đáng hổ thẹn đối với một quốc gia biết tôn trọng những giá trị cao quý. Nhưng may thay, những sử gia và những nhà phân tách Hoa Kỳ ngày nay đã phanh phui ra sự thật và lên án nặng nề những lỗi lầm đó. Đặc biệt GS Larry Berman đã viết hai cuốn sách được nồng nhiệt đón nhận:

1.    Planning Tragedy: The Americanization of the War in Vietnam (1982).

2.    No Peace No Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam (2001).

Về phía người Việt, hơn ai hết, chúng ta có trách nhiệm lớn về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam và đưa phần đất này vào tay Cộng Sản. Nếu Ông Hồ Chí Minh khôn ngoan đã không du nhập chế độ Cộng Sản vào Việt Nam và nếu người dân Việt Nam, kể cả một thành phần không nhỏ trí thức, khôn ngoan đã không đi theo Cộng Sản để reo rắc đau thương triền miên cho đất nước trong một nửa thế kỷ và làm đất nước chậm tiến như ngày nay. Một bài học lớn là đừng bao giờ chui vào vòng nô lệ của bất cứ ngoại bang nào dù là đồng minh.

Tài liệu tham khảo:

1. Larry Berman, “No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam,” The Free Press, 2001.

2. Finding Dulcinea, “On this Day: Paris Peace Accords Signed, Ending American Involvement in Vietnam War,” January 27, 2012.

3. Trọng Đạt, “Nixon và Hòa Bình Trong Danh Dự,” 27-01-2012.

4. Kennedy Hickman, “Vietnam War end of conflict, 1973-1975,” Military History.

5. Ken Hughes, “Fatal Politics: Nixon’s Political Timetable For Withdrawing From Vietnam,” Diplomatic History, Vol. 34, No. 3, June 2010.

6. Stanley Karnow, “Vietnam A History,” Penguin Books, 1997.

7. Jeffrey Kimball, “Decent Interval or Not? The Paris Agreement and the End of the Vietnam War,”December 2003.

8. Henry Kissinger, “Years of Renewal,” Simon & Schuster, 1999.

9. Richard Nixon, “No More Vietnam,” Arbor House, New York 1985.

10. Frank Snepp, “Decent Interval,” Random House, 1977.

11. Global Security, “A Decent Interval – Who Lost Vietnam?” May 7, 2011.

12. Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia, “Hiệp Định Paris 1973.”


Bão tố Trung Đông: Bài học của VNCH 1973 cho Ukraine 2023

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Xe tăng Israel chạy dọc đường biên với Dải Gaza hôm 18/10/2023. Xung đột bùng lên dữ dội sau vụ nhóm các tay súng Hamas bất ngờ tấn công Israel hôm 7/10, giết chết hơn 1.400 người và bắt làm con tin nhiều người

Trong gần 20 tháng của cuộc chiến, truyền thông quốc tế nói đến Ukraine hầu như hàng ngày.

Nhưng từ hơn một tuần qua, Ukraine đã biến khỏi các trang đầu trên báo, nhường chỗ cho Trung Đông, cho cuộc chiến Israel-Hamas.

Một số điều tra dư luận tại Hoa Kỳ phản ánh việc gió đổi chiều này. 65% người dân Mỹ cho rằng Mỹ nên công khai ủng hộ Israel, và điều đó đúng với đa số cử tri cả hai đảng: 77% Cộng hòa và 69% Dân chủ (NPR 13/10/2023).

Hai cuộc chiến Việt Nam và Ukraine là khác hẳn nhau về bản chất lẫn vai trò của Mỹ, nhưng về góc độ viện trợ thì có những điểm giống nhau, theo GS-TS Nguyễn Tiến Hưng từ Virginia, Hoa Kỳ.

Nhắc lại năm 1973 khi bão tố đến từ Trung Đông sau cuộc chiến Syria và Ai Cập tấn công Israel, ông nói nguồn lực của Mỹ từ Nam Việt Nam đã chuyển sang đổ dồn vào Israel.

Trả lời phỏng vấn của nhà báo Nguyễn Giang, BBC News Tiếng Việt tại London, GS Nguyễn Tiến Hưng, cựu Bộ trưởng trong chính phủ của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, hiện ở Mỹ, nói về tình hình năm đó, so sánh với ngày hôm nay:

GS Nguyễn Tiến Hưng: Việc Hoa Kỳ sau 1973 chuyển hết sự chú ý và viện trợ sang cho Israel khiến người ta nói là “Nixon đã cứu Israel” (Nixon saved Israel).

Động thái này làm cho Sài Gòn bị hụt hẫng về viện trợ. Trong cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy, chúng tôi đã đưa ra bằng chứng về việc viện trợ quân sự Mỹ cho VNCH đang từ 2,1 tỷ USD năm 1972/1973 xuống chỉ còn 700 triệu USD cho năm 1974/1975, và ngân khoản 1,4 tỷ USD bị cắt đi đã chạy sang Israel.

Còn hiện nay, tôi đọc báo thấy TT Biden đã tuyên bố rõ ràng: “Mỹ sẽ đứng sát cánh với Israel.” Như thế có thể đoán trước rằng trận chiến dịp Lễ Yom Kippur mùa Thu 2023 có nguy cơ cho Ukraine bị một cú sốc nặng về viện trợ.

Tất nhiên Hoa Kỳ vẫn nói là quyết tâm vì Ukraine nhưng nhìn lại lịch sử VNCH và bối cảnh chính trị, kinh tế của nước Mỹ hiện nay chúng tôi cho rằng cái đà đang tăng mạnh của quân viện Mỹ nói riêng và Phương Tây nói chung cho Ukraine có thể sẽ bị khựng lại nếu xung đột Israel – Hamas lan rộng.

Vì khoản tiền mà Quốc Hội Mỹ đã chấp thuận cho Ukraine chưa tháo khoán hết cho nên ngay trước mắt thì TT Zelensky vẫn còn nhận được viện trợ, như ngày hôm 15/10/2023 Washington tuyên bố ‘tăng’ thêm 725 triệu USD quân viện cho Ukraine.

Do đó, trước mắt ta thấy vào năm 2023 Tổng thống Volodymyr Zelensky không bị sốc nặng như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu năm 1973. Nhưng nếu Iran, rồi những nước khác trong khối Ả Rập dính líu vào cuộc chiến Israel – Hamas, chuyện gì sẽ xảy ra sau vài tháng nữa, khi 2023 khép lại và 2024 mở ra thì lại là một vấn đề khác: cả về lượng (số tiền viện trợ) cả về phẩm (loại khí giới viện trợ) đối với Kyiv sẽ có thể chuyển hướng.

BBC: Theo ông, vì sao như vậy, có phải vì những lợi thế của Ukraine hiện nay so với VNCH trước đây?

GS Nguyễn Tiến Hưng: Đúng vậy, Ukraine đã có được sự ủng hộ thuần nhất và mạnh mẽ: cả Quốc Hội, cả Hành Pháp đều nhất mực về sự yểm trợ. Cho tới nay thì tại QH, cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều nhất trí, một sự việc rất hiếm hoi. Còn đối với VNCH thì ngược lại, đã phải đối đầu với bi kịch QH Mỹ “chạy làng” (welched) – dùng lời của Bộ Trưởng Quốc phòng James Schlesinger hồi đó. Ta có thể hiểu như sau.

Một là Hoa Kỳ không bị tổn thất về nhân mạng ở Ukraine. Cuộc chiến Việt Nam khác hẳn với cuộc chiến Ukraine cả về bản chất cả về vai trò của Mỹ. Ukraine không đem lại mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ như biểu tình chống chiến tranh Việt Nam vì tuy Mỹ viện trợ nhưng không đem quân tới Ukraine, cho nên không có tổn thất lớn về nhân mạng Mỹ như ở Việt Nam.

Hai là chỗ đứng của Ukraine đối với quyền lợi của Hoa Kỳ là rất cao vì đối với quyền lợi Mỹ Ukraine 2023 vẫn là tiền đồn của Mỹ ở Âu châu để canh gác cho NATO, ngăn chặn nước Nga của ông Putin. Còn vai trò của VNCH là tiền đồn của “Thế giới tự do” thực ra đã chấm dứt vào năm 1973. Khi Hoa Kỳ mở được cửa Bắc Kinh thì tất phải đóng cửa Sài Gòn, bắt được tay ông Mao thì tất phải buông tay ông Thiệu.

Thứ ba, tôi còn thấy vào thời điểm này, Ukraine còn có thêm một lợi thế khác: Quốc hội Mỹ đã cam kết một ngân khoản lớn là 46,6 tỷ USD cho Ukraine xong rồi, và sự thành công tuy là tương đối của TT Zelensky trong chuyến đi Mỹ để vận động hồi tháng 12/2022 vừa qua. QH đã đồng loạt vỗ tay chào đón.

BBC: Thế nhưng hẳn người Ukraine phải tính đến khả năng tình hình thay đổi bất lợi cho họ, và họ đã và đang tự tăng cường tìm các nguồn vũ khí khác, ngoài Hoa Kỳ, và tự chế tạo, sản xuất vũ khí của mình. Ông đánh giá sao về câu chuyện này?

GS Nguyễn Tiến Hưng: Vâng, tất nhiên là ngoài những lợi thế như trên thì lại có những bất lợi tiềm ẩn với Ukraine. Ta thấy bảo vệ Israel là nền tảng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ lâu nay ở Trung Đông. Bởi vậy nếu phải rút các nguồn tài lực từ Ukraine về để giúp Israel thì tôi tin rằng Mỹ sẽ không ngần ngại làm. Nói cách khác, rất có thể chính sách của Mỹ đối với cuộc chiến Israel-Hamas sẽ không còn là một chính sách đối ngoại (foreign policy) mà còn mang tính chất của một chính sách nội địa (domestic policy) của nước Mỹ.

Và sắp tới, điều bất trắc cho Ukraine là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024. Từ trước tới nay, các ứng viên tổng thống Hoa Kỳ đều cam kết ủng hộ Israel. Dù cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào mùa Thu 2024, mùa tranh cử đã bắt đầu diễn ra khi mỗi đảng tuyển chọn ứng cử viên của mình.

Một điều nữa tôi thấy người ta hay quên là Hoa Kỳ có thể đánh giá lại vị thế của mình trong các cuộc xung đột khác nhau dựa trên những cân nhắc chiến lược mở rộng. Ví dụ như nếu chính sách giảm căng thẳng với Moscow trở thành ưu tiên của Mỹ thì tất sẽ ảnh hưởng đến sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Kyiv. Lịch sử cho ta bài học, năm 1973, khi TT Nixon và Cố vấn Kissinger đưa chiến lược “détente” (hòa hoãn) với Liên Xô làm ưu tiên thì nó đã ảnh hưởng sâu rộng tới tài trợ của Mỹ dành cho Sài Gòn.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Các tin tức quốc tế khác, kể cả tin về cuộc chiến tại Ukraine, đều đã nhường chỗ cho tình hình bạo lực đẫm máu ở Trung Đông những ngày qua trên truyền thông quốc tế. Trong hình là một quân nhân Ukraine trên cỗ pháo phòng không tự động do Đức sản xuất, tại một cuộc diễn tập quân sự tại Odesa hôm 17/10/2023

BBC: Nhân nói về Ukraine, nhiều bình luận cho rằng chính vì muốn rút dần khỏi Trung Đông để đối đầu với Trung Quốc mà Hoa Kỳ mở ra “lỗ hổng cơ hội” khiến Iran muốn lấp vào, và Hamas ra tay đánh Israel nhằm chống sự biến đổi cán cân liên minh trong vùng trước khi quá muộn. Về phía Hoa Kỳ theo ông nước Mỹ những năm tới có “chịu nổi” việc gánh vác ba mặt trận: Trung Đông, Đông Âu và Đông Á một khi xảy ra khủng hoảng nóng ở Eo biển Đài Loan hay không?

GS Nguyễn Tiến Hưng: Nói đúng ra Mỹ đang phải đối đầu với bốn mặt trận: Trung Đông, Ukraine, Đài Loan và Biển Đông. Theo tôi, Mỹ khó có thể đối đầu với nhiều mặt trận cùng một lúc: từ Thái Bình Dương tới Địa Trung Hải. Một ‘Báo cáo cho QH Mỹ từ Ủy ban Tư thế Chiến lược (Strategic Posture Commission)’ vừa được đưa ra để phân tích tình hình và đi tới kết luận là Mỹ cần phải gấp rút tăng khả năng quân sự thêm nữa vì khó có thể đủ nguồn lực để đối mặt với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan và các vấn đề khác cũng như xung đột ngày càng tồi tệ với Nga, và về việc Nga xâm chiếm Ukraine. Điều này có nghĩa là trong khi chờ đợi để phát triển thêm sức mạnh thì một phần của nguồn lực hiện nay sẽ chảy vào Trung Đông và nguồn lực cho Ukraine sẽ bị vơi đi.

Việc Hoa Kỳ rút chỗ này bù vào chỗ kia là chuyện rất tự nhiên – nguồn lực của nước Mỹ không phải là vô hạn. Nhưng tôi muốn nhắc lại các vai trò của những cá nhân quan trọng. Ở đây là yếu tố Henry Kissinger: khi cuộc chiến Yom Kippur 1973 xảy ra, TT Nixon ra lệnh cho Bộ Quốc Phòng cấp tốc gửi thiết bị và các máy bay cho Israel. Bộ trưởng Quốc phòng lúc ấy là James Schlesinger – ông là thầy dạy tôi trên 7 năm ở University of Virginia - cứ chần chừ vì cho rằng nếu chỉ gửi một số lượng nhỏ máy bay thì sẽ gây ít khó khăn hơn đối với Ai Cập, Syria và Liên Xô. Nhưng phản ứng của TT Nixon là “ dù chỉ gửi 3 chiếc máy bay hay 30 máy bay thì cũng vẫn bị chỉ trích”. Cho nên, theo ông viết lại trong hồi ký: “Tôi gọi cho Schlesinger và nói với ông ấy rằng tôi hiểu mối quan tâm của ông ấy... nhưng tôi sẽ chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm cá nhân nếu hậu quả của hành động này là nước Mỹ phải cách xa khối Ả Rập và bị cắt nguồn cung cấp dầu lửa.”

Sau đó, Kissinger lại báo cáo rằng, “Có sự bất đồng ý kiến tại Ngũ Giác Đài về việc nên sử dụng loại máy bay nào cho cuộc không vận, tôi hết sức bực tức và nói với Kissinger, “Khốn kiếp, hãy sử dụng mọi chiếc chúng ta có. Hãy bảo họ gửi đi mọi thứ có thể bay được." (Goddamn it, use every o­ne we have. Tell them to send everything that can fly).

Câu chuyện trên đây cho thấy quyền lực và ảnh hưởng lớn mạnh của Kissinger. Ông luôn ủng hộ Israel và luôn có những “lời khuyên” quan trọng cho lãnh đạo Israel. Vừa mới đây, ngày 12/10/2023 khi Hamas cho biết họ sẽ giết những con tin mà không báo trước nếu Israel tấn công Gaza. Dù ở tuổi 100, Henry Kissinger vẫn tỉnh táo và lên tiếng ngay: “Israel không thể nhượng bộ trước sự đe dọa của Hamas đối với con tin” (Israel can't yield to Hamas threat to kill hostages).

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Trưởng phái đoàn thương thuyết của Bắc Việt, ông Lê Đức Thọ (trái) và cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ Nixon ông Henry Kissinger (phải) bắt tay nhau, vài ngày trước khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết nhằm tìm giải pháp chấm dứt Cuộc chiến Việt Nam

BBC: Có bài học lịch sử nào nữa từ việc làm đồng minh của Mỹ mà GS muốn kể lại cho bạn đọc BBC?

GS Nguyễn Tiến Hưng: Tôi xin nhắc một chuyện. Đó là trong quan hệ với VNCH, Mỹ thường dùng lý do tham nhũng để cắt viện trợ. Hiện tượng này xảy ra ngay từ thời TT Ngô Đình Diệm (1955-1963). Đến thời TT Nguyễn Văn Thiệu thì chúng tôi được chứng kiến ngay tại Dinh Độc Lập. Từ sau Hiệp Định Paris (27/1/1973), báo chí ở New York, Washington - và một số trong 24 nhật báo ở Sài Gòn – đã nặng lời cáo buộc Chính phủ VNCH là tham nhũng.

Đến mùa Xuân 1975 khi VNCH yêu cầu QH Mỹ vãn hồi số 300 triệu USD bị cắt (làm cho quân đội không còn đủ tiền để mua những thứ cần thiết dù là thuốc men hay băng cứu thương), một phái đoàn QH Mỹ tới Sài Gòn để thẩm định.

Sau khi đi thăm viếng các nơi, phái đoàn trở về Sài Gòn họp với TT Thiệu tại Dinh Độc Lập ngày thứ Sáu 28/2/1975 để đúc kết tình hình. Chúng tôi cùng tham dự để ghi chép và giúp ông về Anh ngữ những khi cần. Ông Thiệu hy vọng rằng sau khi đúc kết tình hình và được hoàn toàn tự do đi mọi nơi, gặp những thành phần lên án chính phủ tham nhũng, v.v... phái đoàn sẽ có ít nhất là một vài phát biểu có chút thiện cảm đối với Miền Nam. Nhưng ngược lại, cuộc họp đã trở nên hết sức căng thẳng. Không thấy phái đoàn nói gì về nhu cầu viện trợ, mà chỉ đặt ra những câu hỏi rất khiêu khích. Tôi còn giữ được cuốn sổ tay ghi lại từng chữ những câu hỏi như: “Ông muốn viện trợ kinh tế mãi sao? Chừng bao lâu nữa?”.

Một câu khác: “Chúng tôi nghĩ rằng viện trợ Hoa Kỳ sẽ tùy thuộc vào một số yếu tố, như việc thả tù binh chính trị, chống tham nhũng… Quý vị đã làm gì cho các vấn đề này? Chúng tôi rất quan tâm.”

Sau gần 50 năm rồi mà mỗi khi nhớ lại cuộc họp này, bộ mặt căng thẳng của TT Thiệu hôm ấy vẫn còn hiện lên rõ ràng trong trí nhớ.

Bây giờ thì tôi lại thấy truyền thông Mỹ và cả một số dân biểu QH cũng đã bắt đầu nói đến chính phủ Kyiv “tham nhũng”. Đài NPR mới hôm 10/10 đưa tin “Một số thành viên trong Quốc Hội cho rằng tham nhũng ở Ukraine là lý do để cắt viện trợ của Mỹ”. Đây là điều ông Zelensky phải suy nghĩ.

BBC: Được biết TT Zelensky gần đây đã đẩy nhanh việc chống tham nhũng, cho sa thải một loạt quan chức, tướng tá quân đội, bắt một số nhà tài phiệt, nhưng liệu tiếp tục kháng chiến chống Nga, ông ta và người Ukraine dân chủ có tin được Hoa Kỳ về lâu dài không?

GS Nguyễn Tiến Hưng: Trước hết xin điểm ra các tuyên bố công khai. Sau khi Quốc hội thông qua dự luật ngân sách mà không có ngân khoản cho Ukraine, TT Biden cho tổ chức một cuộc gọi khẩn cấp với các nhà lãnh đạo thế giới để trấn an họ về việc ông tiếp tục ủng hộ Ukraine.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết: “Tổng thống tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Ukraine để nước này tự vệ trong thời gian cần thiết, giống như mọi nhà lãnh đạo khác. Cuộc đàm luận bao gồm các nguyên thủ quốc gia và ngoại trưởng từ Canada, Đức, Ý, Nhật Bản, Ba Lan, Romania, Pháp và Vương quốc Anh, cũng như các nhà lãnh đạo hàng đầu của NATO và Ủy ban châu Âu,” ông nói (trích theo New York Post 3/10/2023).

Khi xung đột Irsrael – Hamas bùng nổ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết tại cuộc họp với các bộ trưởng quốc phòng NATO: “Chúng tôi có thể và sẽ sát cánh cùng Israel, ngay cả khi chúng tôi sát cánh cùng Ukraine.”

Ngoài những tuyên bố công khai của giới chức Hoa Kỳ, cũng có khả năng (dù khộng thể kiểm chứng) là trong hậu trường thì TT Zelensky cũng đã nhận được những cam kết bí mật từ giới lãnh đạo cao cấp nhất, như Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken hay chính TT Biden, rằng yểm trợ của Mỹ cho Ukraine sẽ tiếp tục.

Nhưng tôi nghĩ rằng TT Zelensky không thể dựa hoàn toàn vào những hứa hẹn này để tính toán chiến lược và phải chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất.

Nhìn lại VNCH, có ai biết đâu rằng khi bị QH công khai cắt giảm quân viện thì ở hậu trường TT Nixon rồi TT Ford liên tục trấn an TT Thiệu rằng đừng lo, Sài Gòn vẫn tiếp tục nhận được viện trợ. Như lịch sử đã diễn ra: khi VNCH bị tổng tấn công năm 1975 thì đã không nhận được viện trợ mà còn bị cắt đi. Năm 1973 Chính phủ Sài Gòn đã không có cách nào để xoay xở ngoài việc thắt lưng buộc bụng, đẩy mạnh phát triển lúa “Thần Nông” và dùng đòn bảy thuế má để khuyến khích các hãng tìm dầu ngoài khơi phải khai thác dầu cho nhanh. Ngoài ra, dù TT Thiệu đã cố gắng để điều đình với Chính phủ VNDCCH giải pháp hiệp thương giữa Bắc và Nam để đi tới thống nhất trong hòa bình, nhưng đã quá muộn.

Tôi thấy tình thế của Zelensky dù sao vẫn khá hơn, chỉ cần ông ta biết chuẩn bị cho tình huống bết bát nhất, chứ không thể để cho tới khi quá muộn. Vì một khi tình hình đã chuyển mà quốc gia không theo kịp thì thật là thảm kịch. Tôi mong Ukraine đứng vững nhưng kinh nghiệm của thời gian làm việc tại VN lại làm tôi bi quan, khi nghĩ về VNCH. Năm 1973, vào lúc tuyệt vọng TT Thiệu tâm sự với ký giả người Ý Oriano Fallaci rằng "Đôi khi tôi có cảm tưởng như chẳng còn có thể làm gì hơn được nữa ngoài việc cầu Chúa."

Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng sinh năm 1935 ở Thanh Hóa, từng giữ chức Tổng trưởng (Bộ trưởng) Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiêm cố vấn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước 1975 ở Sài Gòn. Ông là tác giả cuốn 'Khi Đồng minh Tháo chạy' và là đồng tác giả cuốn The Palace Files- Hồ sơ Dinh Độc Lập, viết cùng Jerrold L. Schecter bằng tiếng Anh. Hiện ông định cư tại Hoa Kỳ.



Công An gốc Bắc tàn sát dân Việt khắp nước:

Vụ người đàn ông tử vong sau khi làm việc với công an: Một đội phó hình sự bị đình chỉ

RFA
2024.03.27
Share
Vụ người đàn ông tử vong sau khi làm việc với công an: Một đội phó hình sự bị đình chỉÔng Vũ Hoàng Phú và di ảnh của anh ruột (trái) và thi thể bầm tím của nạn nhân
 Fb Phú Tử

Công an tỉnh Đồng Nai đình chỉ công tác đối với một cảnh sát hình sự liên quan đến vụ một người đàn ông tử vong chỉ vài giờ sau khi làm việc với công an, trên thi thể có nhiều dấu vết nghi bị tra tấn.

Mạng báo Tiền Phong hôm 27/03 cho biết, người bị đình chỉ là Đại úy Thái Thanh Thương, đội phó Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về  trật tự xã hội của Công an huyện Long Thành.

Nữ sỹ quan công an này là người ký giấy triệu tập ông Vũ Minh Đức đến làm việc sáng 22/03, sau đó người này đã tử vong tại bệnh viện trong cùng ngày.

Quyết định tạm đình chỉ công tác của Giám đốc Công an tỉnh có hiệu lực từ ngày 24/3 để xem xét xử lý theo quy định, tuy nhiên, không nêu rõ lý do.

Như tin đã đưa, ông Vũ Minh Đức, 31 tuổi, được gia đình đưa đến trụ sở công an huyện theo giấy triệu tập để làm việc với điều tra viên Thái Thanh Thương hoặc điều tra viên Lưu Quang Trung về vụ vụ “gây rối trật tự công cộng” xảy ra vào ngày 7/10/2023 ở xã An Phước.

Chiều cùng ngày, gia đình nhận được tin ông Đức bị ngất xỉu trong khi bị tra hỏi và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Long Thành. Sau đó ông Đức tiếp tục được chuyển đến bệnh viện ở TPHCM nhưng bác sỹ thông báo ông đã mất lúc 21 giờ 30.

Theo giấy chứng tử của Bệnh viện Chợ Rẫy, ông Đức tử vong vào lúc 23 giờ ngày 22/3 với nguyên nhân tử vong là hôn mê sau ngưng hô hấp tuần hoàn theo dõi tổn thương não sau ngưng tim; suy thận cấp (tổn thương thận cấp); suy gan cấp (tổn thương gan cấp), tổn thương phần mềm đùi phải trái.

Viện Pháp Y Quốc gia đã phối hợp Công an tỉnh Đồng Nai và Công an huyện Long Thành tiến hành khám nghiệm tử thi nạn nhân vào chiều 23/03 để làm rõ nguyên nhân dẫn đến tử vong.

Gia đình không được chụp hình khi khám nghiệm tử thi, và cũng không nhận được biên bản sau khi kết thúc.

Ông Vũ Hoàng Phú (tỳ kheo Thích Minh Vương), người chứng kiến mổ tử thi anh ruột mình nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 27/3:

Vùng ngc ca anh, lp da ca anh đã có sự li lõm, ri đùi và mông ca anh thì gn như là li lõm quá ln, cng thêm mc độ bm tím khi m, mà xem bên trong thì gn như là tụ máu bm hết luôn bên trong, thu tht sâu vào trong xương chứ không phi là vết bm bình thường.

Trên hai cổ tay có vết xước chéo theo cái hình vòng tròn hoở tay thì gia đình nhn định hình như nó là còng số 8 và treo hai tay anh Đức ngược lên trên.

Cng vi tt cả các chi tiết khác trên cơ thể ca anh thì gia đình thy hình như là có mt cái lc tác động nào đó quá ln đối vi thân thể ca anh.”

Ông cho biết gia đình nhận được nhiều cuộc gọi và tin nhắn nói rằng ngoài hai điều tra viên như trong giấy triệu tập thì còn có ba công an khác của huyện tham gia vào vụ tra khảo ông Đức.

Khi gia đình đến Bệnh viện Chợ Rẫy, khoảng 21 giờ 50 tối 22/03 thì được một bác sỹ nói ông Đức đã mất. Tuy nhiên, giấy chứng tử của bệnh viện lại ghi là chết lúc 23 giờ.

Gia đình bây giờ rt là đau thương cũng như là không thể nào mà hiu được, cũng như sợ hãi vi cái mc độ ở đau đớn trên thân thể ca anh và nhng người nào đánh anh Đức đến mc độ như vy, nhng vt gì để điu tra anh Đức, gia đình vn chưa được rõ ràng.”

Ông cũng cho biết gia đình đã gửi đơn đến nhiều cơ quan với đề nghị làm rõ anh ruột mình chết ở đâu, khi nào; những ai tham gia buổi làm việc tra khảo ông Đức, và giải thích tại sao trên thân thể của ông lại có những vết bầm tím.

Viễn cảnh dân Ukraine

Viêc Cựu TNLT Lê Quý Lộc: Tôi bị quản giáo đánh khi đấu tranh đòi quyền lợi cho tù nhân

RFAShare
Cựu TNLT Lê Quý Lộc: Tôi bị quản giáo đánh khi đấu tranh đòi quyền lợi cho tù nhânCựu TNLT Lê Quý LộcCựu tù nhân lương tâm Lê Quý Lộc, người vừa mãn hạn tù năm năm hồi đầu tháng này, cáo buộc ông bị quản giáo đánh đập nghiêm trọng hai lần chỉ vì đấu tranh đòi quyền lợi cho tù nhân như đã được quy định bởi luật pháp.

Ông Lộc, 47 tuổi, bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt ngày 03/9/2018 sau khi tham gia cuộc biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh mạng ba tháng trước đó.

Năm 2020, ông bị kết án năm năm tù giam và hai năm quản chế cùng với bảy thành viên của nhóm Hiến Pháp với cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự.

Bị đánh khi đòi quyền cho người bị tạm giam 

Nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 18/9, ông Lộc nói ông bị đánh trong Trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu của cơ quan An ninh điều tra- Công an thành phố Hồ Chí Minh và trong Trại giam An Phước (tỉnh Bình Dương).

Ông cho hay, sự việc bắt nguồn từ việc người bị tạm giam không được quyền tiếp cận thông tin báo chí trong khi khẩu phần ăn bị cắt giảm. Để phản đối, ông đã tuyệt thực với yêu cầu trại tạm giam tuân thủ quy định tại Điều 29, 30, và 31 của Luật tạm giam, tạm giữ.

Đến ngày 12/4/2020, vào lúc khoảng 20 giờ, ông Lê Ngọc Hiếu, cán bộ trại tạm giam, mở cửa yêu cầu tôi ra làm việc.

Tại phòng hỏi cung số 2 của phòng trại giam PA09, tôi làm việc với ông trung tá Lê Văn Nguộn, tại đây ông trung tá Lê Văn Nguộn đánh tôi và chửi tôi.

Ông ta chửi thề và nótụi bay là một lũ phản động, tao đánh chết mẹ tụi bay rồi chỉ đưa cho gia đình tụi bay một tờ giấy A4 là xong.”

Công an dùng quyển vở để vào lưng rồi dùng búa đóng lên khiến ông Lộc hộc máu miệng, lúc đó ông Nguộn cho cảnh sát vũ trang đưa trở lại buồng giam. Ông Lộc kể lại:

"Trên đường đi, ông Nguộn dùng cây đèn pin dài khoảng hơn 30 cm có một đầu nhỏ. Ông dùng đèn pin đó đánh vào đầu tôi và dùng cái đầu nhỏ nó đâm vào lưng tôi làm nhiều chỗ chảy máu.

Lúc này tôi mới la lên là ‘công an đánh người thế này’ thì các buồng giam ở trong khu giam chính trị đều nghe, trong đó có Xuân Hồng, Ngô Văn Dũng và các anh em khác cũng la lên ngăn cản.

Tôi bị ông Lê Văn Nguộn và Nguyễn Văn Sơn cùng hơn sáu (công an- PV) vũ trang khác lôi tôi ngược ra phòng hỏi cung, vừa đi vừa đánh trong đó ông Sơn đá vào bộ hạ tôi đến khi tôi không biết gì nữa.

Khi tôi tỉnh dậy thì tôi thấy đang nằm ở bệnh xá Trại tạm giam Chí Hoà. Và sau đó ông Nguộn đá tôi thêm mấy cái vào ngực nữa, rồi đưa tôi về buồng 5 Chí Hoà.”

Sau khi bị đưa vào buồng giam số 5 của khám Chí Hoà, hơn một tiếng sau ông Ngô Văn Dũng được đưa vào buồng giam số 6. Ông Lộc thấy trên người ông Dũng có nhiều vết bầm, và ông Dũng cho biết ông cùng một số người ở khu giam giữ tù chính trị bị đánh đập nhiều trong ngày hôm đó.

Ông Dũng, người mới mãn hạn tù và trở về nhà ngày 14/9 vừa qua, xác nhận với RFA việc mình bị đánh trong ngày 12/4/2021, như ông Lộc kể.

Phóng viên có gọi điện cho Công an thành phố Hồ Chí Minh để kiểm chứng thông tin ông Lộc cung cấp, tuy nhiên không có ai nhấc máy.

Bị đánh khi đòi quyền lợi cho tù nhân

Sau khi bị kết án, ông Lộc bị đưa đi thi hành án ở Trại giam An Phước và ở đây cho đến ngày mãn hạn tù.

Khi đến trại giam, ông đã đấu tranh đòi “quyền được chơi thể thao" được quy định tại Điều 27 và Điều 50 của Luật thi hành án hình sự để cho tù nhân lương tâm được chơi thể thao vào hai ngày cuối tuần.

Do việc đòi hỏi này, ông bị đưa qua khu giam giữ tù hình sự, và ngay trong ngày đầu ông đã bị một nhóm quản giáo cùng một số tù nhân hình sự đánh đập. Ông kể lại:

Ngày 24/5/2021 tôi bị đưa qua khu tù hình sự. Tại đây là tôi bị các ông (quản giáo- PV) Triệu Đức Bằng, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Văn Hùng, Đinh Ngọc Quỳnh và một số cán bộ vũ trang khoảng chừng hơn 11 người và một số phạm nhân hình sự có đeo băng đỏ với dòng chữ ‘trật tự’ đánh tôi.”

Ông cho biết có người dùng dùi cui, số còn lại dùng tay chân đấm đá.

Khi tôi đi nằm (gục) xuống dưới đất rồi thì ông thiếu tá Nguyễn Thanh Tùng còn đạp lên mặt và đầu tôi tới hai cái.”

Sau lần bị đánh này, ông Lộc làm đơn khiếu nại lên giám thị nhưng giám thị nói rằng ông vu oan. Ông yêu cầu trích xuất camera tại hội trường và camera cổng trại thì phía trại giam từ chối, nói rằng camera hư và không quay được gì. Ông cũng gửi đơn đến Viện Kiểm sát nhưng không được giải quyết.

Ông Lộc còn phản đối việc ép buộc tù nhân lao động và không trả công trong khi Điều 34 của Luật thi hành án hình sự 2019 quy định tiền công lao động được trích một phần để tăng khẩu phần ăn và trả cho người tù lao động.Phóng viên gọi điện đến trại giam An Phước để xác minh thông tin tuy nhiên không có người bắt máy.

Bị kỷ luật cùm chân chỉ vì bạn tù giúp

Trong thời gian hai năm sáu tháng thụ án ở trại giam thuộc tỉnh Bình Dương, ông Lộc nhiều lần tuyệt thực để đòi quyền lợi cho tù nhân, và việc nhịn ăn khiến sức khoẻ của ông bị suy yếu.

Một số bạn tù hình sự đồng cảm và giúp đỡ rửa hộ tô cơm hay dìu ông đi vệ sinh. Tuy nhiên, ông lại bị giám thị Trại giam An Phước kỷ luật vì “để bạn tù giúp.” Họ đưa ông đi kỷ luật cùm chân trong tám ngày, từ ngày 21/6/2021.

Ông nói ông bị giam trong căn phòng chật hẹp, một chân bị cùm, ăn uống và vệ sinh ngay tại chỗ.

Ông còn bị phân biệt đối xử khi quản giáo buộc các tù hình sự khác không được giao tiếp với ông và buộc ông phải lao động.

Hiện ông Lê Quý Lộc tiếp tục bị cơ quan công an quản chế trong thời hạn hai năm ở địa phương tại tỉnh Quảng Ngãi và chưa biết làm gì để sinh sống.

Bình Thuận: Thanh niên 28 tuổi chết trong đồn sau vài giờ bị tạm giữ, công an nói do "mệt, khó thở”Share

Nạn nhân Bùi Văn Hải và giấy xác nhận của Bệnh viện Đa khoa Khu vực phía NamGia đình một thanh niên vừa bị thiệt mạng tại trụ sở Công an Huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, mà người thân nghi đã bị công an huyện này ép cung, tra tấn dẫn tới tử vong hôm 03/9/2023, vừa lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do, yêu cầu đích danh Bộ trưởng Công an Việt Nam, Đại tướng Tô Lâm có trách nhiệm giải trình vụ việc.

Bây giờ tôi chưa có yêu cầu gì, nhưng sự việc mà không làm rõ ra, thì tôi cũng muốn yêu cầu Bộ trưởng Tô Lâm tham gia làm cho rõ sự việc để cho em tôi đỡ bị oan ức,” - hôm 05/9/2023, từ nhà riêng của cha mẹ đẻ của nạn nhân Bùi Văn Hải tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, ông Bùi Mạnh Hùng, anh ruột của nạn nhân nói với RFA Tiếng Việt.

Ông Hùng thuật lại vụ việc cho biết, vào lúc khoảng 18 giờ, ngày 03/9/2023, trưởng Công an xã Vũ Hòa xuống mời Bùi Văn Hải (28 tuổi) lên cơ quan Công an xã làm việc.

Ông Hùng chở em trai lên xã, giao cho công an xã Phú Hòa, sau đó trưởng Công an xã giao lại cho hai viên Công an Huyện là Bùi Sỹ Ngân và Lê Hữu Tùng, cán bộ Công an Huyện Đức Linh lúc 19h20 phút, để đưa lên cơ quan Công an Huyện Đức Linh làm việc.

Vào lúc 23h45 phút, ông Hùng nhận được một thông tin là có người chết, mang lên bệnh viện huyện Đức Linh nên lên đó và thấy em trai đã tử vong, không có người mặc sắc phục công an nào ở đó.

Bệnh viện cũng cho biết, có hai người đeo khẩu trang đưa Bùi Văn Hải lên bệnh viện lúc 21 giờ ngày 03/9/2023. Ông Hùng cho biết ông là người đầu tiên trong gia đình nhìn thấy tình trạng thi thể của em trai của ông tại bệnh viện, ông nói với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại:

“Tôi lên bệnh viện sau khi có người thông báo cho tôi biết là em tôi bị người ta đánh chết, đưa lên bệnh viện, khi chạy lên, tôi mở ra, tôi nhìn em tôi. Em tôi mắt trợn lên, mồm há ra, hai tay bị vết còng treo lên trầy xước và có mấy vết ‘cắn’ ở bắp tay và hai đùi, đít, lưng.

Tôi quay phim, chụp hình, bầm tím còn hơn một miếng thịt bò. Tất cả những vết đánh là vết đánh nội thương, chứ không phải là vết đánh ngoại thương, nó đánh cho sưng, bầm tím bên trong, chứ không đánh cho chảy máu, rách da, rách thịt gì, nó chỉ đánh cho nội thương bên trong. Bây giờ gia đình của tôi khẳng định rằng cơ quan điều tra của Công an Huyện Đức Linh đã gây ra cái chết của em tôi.”

Chết không rõ nguyên nhân?

Trước đó, hôm 04/9/2023, báo Công An Nhân Dân đã có tường trình vụ việc trên, bài báo có tựa đề “Thông tin về nghi can trộm cắp tài sản chết không rõ nguyên nhân ở Bình Thuận” cho hay:

“Sáng 4/9, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện đang khẩn trương điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm cắp tài sản vừa xảy ra trên địa bàn huyện Đức Linh. Theo báo cáo ban đầu của Công an huyện Đức Linh gửi về Công an tỉnh Bình Thuận, vào rạng sáng 2/9, trong quá trình tuần tra, Công an huyện Đức Linh phát hiện hai đối tượng có hành vi trộm chó. Tổ tuần tra yêu cầu dừng để kiểm tra. Tuy nhiên, hai đối tượng trên không chấp hành mà tăng ga bỏ chạy hướng vào xã Vũ Hòa.

Bị truy đuổi, các đối tượng vứt bỏ lại hai con chó đã trộm được và dùng cây chích điện chích vào người Đại úy Nguyễn Đức Phương, thành viên Tổ 506 và Trung úy Đoàn Ngọc Quảng, cán bộ Công an thị trấn Võ Xu, khiến hai đồng chí bị thương rồi tẩu thoát. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, lãnh đạo Công an huyện đã xuống hiện trường chỉ đạo lực lượng CSHS phối hợp cùng Công an thị trấn Võ Xu, Công an xã Vũ Hòa lập biên bản sự việc, khám nghiệm hiện trường, xác minh và truy bắt các đối tượng. Qua xác minh, cơ quan chức năng xác định Bùi Văn Hải (SN 1995) và Lưu Công Mạnh (SN1985, cùng trú tại thôn 2, Vũ Hòa, huyện Đức Linh) là các đối tượng trực tiếp thực hiện hành vi trộm chó và chống người thi hành công vụ.”

Vẫn theo bài báo này, ‘nghi can’ Bùi Văn Hải bị thiệt mạng do nguyên nhân “mệt, khó thở”, báo Công An Nhân Dân o­nline viết tiếp:

“Sáng 2/9, lãnh đạo Công an huyện Đức Linh đã chỉ đạo Đội CSHS phối hợp cùng Công an xã Vũ Hòa mời Bùi Văn Hải đến trụ sở Công an xã Vũ Hòa để làm việc. Đến 22h10 ngày 2/9, cơ quan chức năng cho gia đình bảo lãnh Hải về. Lưu Công Mạnh đã bỏ trốn khỏi địa phương. Sau khi xác định được Mạnh đang trốn tại xã Tiến Hưng, thành phố Đồng Xoài, Bình Phước, Công an huyện Đức Linh đã cử một tổ công tác gồm bốn đồng chí đến tỉnh Bình Phước và đưa đối tượng về Cơ quan Công an làm việc. Bước đầu Lưu Công Mạnh đã thừa nhận hành vi, cùng Bùi Văn Hải thực hiện hành vi trộm chó và chống người thi hành công vụ vào rạng sáng 2/9.

Để củng cố thêm các tài liệu, chứng cứ, vào lúc 19h20, ngày 3/9, Đội CSHS tiếp tục mời Bùi Văn Hải về trụ sở Công an huyện làm việc. Tại đây Hải đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Khi đang làm việc, đến khoảng 21h10 cùng ngày, Hải có biểu hiện mệt, khó thở, nên Công an huyện đã đưa Hải đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận khám. Trong quá trình khám và điều trị tại bệnh viện thì Hải tử vong.”

‘Bác bỏ các cáo buộc’

Hôm 05/9, ông Bùi Mạnh Hùng bác bỏ các cáo buộc trên của báo chí Nhà nước Việt Nam, và cho biết, sau phản ứng của gia đình, một bài báo của địa phương là đăng trên báo Bình Thuận đã phải gỡ bài viết, ông Hùng khẳng định em trai của ông ở nhà ngủ trong thời điểm các báo đưa tin cáo buộc xảy ra vụ ‘trộm chó’ hay ‘trộm tài sản’.

Ông cũng cho biết, em trai của ông, Bùi Văn Hải, 28 tuổi, làm nghề tự do, giúp việc thời vụ thêm cho thành viên gia đình, có một vợ và một con trai còn nhỏ dưới một tuổi, gia đình đang rất đau đớn, sốc, hoang mang, nhưng cũng rất phẫn nộ vì các cáo buộc của chính quyền và cách thức đưa tin của báo chí Nhà nước, trong đó có cả cách đưa tin của VTC v.v…

Ông Hùng cho hay sau khi gia đình đưa thi thể của em trai ông về nhà, công an đã có một số hành vi như ngăn chặn người nhà nạn nhân đưa tủ cấp đông để giữ xác bằng phương tiện vận chuyển về nhà riêng, trong lúc chờ kết luận giám định pháp y, khiến họ không còn cách nào khác là phải đẩy bộ mới mang được tủ cấp đông này về nhà.

Ngoài ra, vẫn theo ông Hùng nhiều quan chức chính quyền địa phương, từ cấp huyện tới xã, thôn, trong đó có quan chức công an, lẫn công chức hành chính, liên tục thuyết phục gia đình tiến hành mai táng sớm, dù gia đình yêu cầu phải làm rõ nguyên nhân gây ra tử vong cho người nhà ở Công an huyện và yêu cầu đưa những người chịu trách nhiệm phải được đưa ra ánh sáng.

Ông Hùng nói với RFA Tiếng Việt ông cho rằng những hành động trên của công an và chính quyền chỉ cho thấy họ có thể muốn xóa bỏ các bằng chứng gây ra cái chết của em trai ông và gây khó khăn cho một cuộc điều tra nếu có.

Hôm 05/9, RFA đã tìm cách liên lạc với một số quan chức công an và chính quyền ở huyện Đức Linh, tỉnh Bình Phước, trong đó có một số quan chức công an, và trong khi Thượng tá Ung Chiêu Thành, Trưởng Công an huyện Đức Linh không nhấc máy điện thoại trả lời, thì Thiếu tá, trưởng Công an xã Vũ Hòa, huyện Đức Linh đã từ chối cung cấp thông tin cho phóng viên của chúng tôi:

“Bây giờ gặp trực tiếp thì gặp, còn chúng tôi không cung cấp thông tin, tôi đi công tác xa, thông cảm đi! Tôi không có ở nhà, thông cảm nghe,” - Thiếu tá Phương đáp lời của phóng viên RFA khi được yêu cầu cho biết nguyên nhân cái chết của ông Bùi Văn Hải.

‘Chết trước khi vào viện’

Theo một giấy xác nhận của Bệnh viện Đa khoa Khu vực phía Nam, thuộc Sở Y Tế Tỉnh Bình Thuận, được cấp ngày 05/9/2023 cho gia đình của nạn nhân, được cấp theo yêu cầu của ông Bùi Mạnh Hùng, anh trai của bệnh nhân đã tử vong, xác nhận cho hay:

“Bệnh viện Đa khoa khu vực phía Nam có tiếp nhận ca bệnh: Họ tên: Bùi Văn Hải, sinh năm 1995, Địa chỉ thường trú: Thôn 4, Vũ Hòa, Đức Linh, Bình Thuận, Đến Bệnh viện lúc: 21 giờ 20 phút, ngày 03/9/2023. Tình trạng lúc đến bệnh viện: Bệnh nhân nằm yên, ngưng hô hấp – tuần hoàn, đồng tử hai bên giãn 4mm, mắt phản xạ ánh sáng, điện tâm đồ đẳng điện. Được xác định là tử vong trước khi vào bệnh viện. Bệnh viện đã tiến hành lập biên bản xác nhận người bệnh tử vong trước khi vào bệnh viện.”

Đây không phải lần đầu tiên trong thời gian vài năm gần đây, tại tỉnh Bình Phước đã xảy ra việc công dân Việt Nam bị chết, nghi do nguyên nhân bị sử dụng tra tấn, nhục hình, ép cung. Trong một sự việc xảy ra tại địa phương này, ngay mới đây, vào ngày 30/5/2023, Đài Á Châu Tự Do đã có bài đăng tin và phản ánh về cái chết của một ‘nghi phạm’ 26 tuổi đã tử vong không bao lâu khi được đưa vào một đồn công an.

Bài báo của RFA với tựa đề “Bình Phước: Nghi phạm chết trong đồn công an huyện, gia đình bức xúc vì công an che giấu thông tin” cho hay “một nghi phạm trong vụ trộm dây điện qua đời sau vài tiếng bị bắt đưa về nhà tạm giữ của Công an huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), gia đình người này bức xúc vì công an địa phương không cung cấp thông tin trong suốt quá trình giam giữ và cả khi nghi phạm đã chết.”

Còn theo một số liệu thống kê mà RFA tổng hợp được dựa trên thông tin được công bố trên các báo Nhà nước, riêng trong giai đoạn từ năm 2018 đến hết năm 2021, có ít nhất 16 trường hợp người chết trong đồn công an hoặc trại giam, trong khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Công ước chống Tra tấn của quốc tế, sau khi đã nộp văn kiện phê chuẩn cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và ngày 05/2/2015, và sau khi đã ký kết Công ước chống tra tấn vào ngày 7/11/2013, tức là cách đây gần tròn mười năm.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 611 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 611 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 596 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 518 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 491 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 476 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 445 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 430 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 421 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 410 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.