Những giai thoại về thi sĩ Bùi Giáng được kể lại từ bạn bè và những người sống xung quanh ông từ thập niên 1960 trở về sau:
1) Một người cùng quê hỏi ông:
– Thầy thường làm thơ như thế nào?
Ông mỉm cười:
– Qua làm thơ cũng giống như em là kỹ sư mà làm toán lớp ba rứa thôi.
Ông nói câu đó rất tự nhiên, rất thành thật, chẳng có vẻ gì tự mãn.
2) Nhà văn Cung Tích Biền, người đồng hương với ông kể rằng: Vào đầu thập niên sáu mươi, có lúc ông đi dạy Việt văn ở một trường Trung học tỉnh ly Một hôm giảng truyện Kiều, đến chỗ nàng Kiều phải hồng trần lưu lạc, thầy Giáng khóc oà! rồi thầy nhảy qua cửa sổ lớp học, băng bộ ra bến xe về Sài Gòn. Học sinh ngồi chờ mãi, tưởng thầy đi đâu đó sẽ trở lạị Trên bàn sách vở, bao thuốc lá hãy còn. Hỏi lý do, thầy ngậm ngùi nói: “Làm sao mà trở lại nơi em Kiều đã một lần hy sinh cho cái trò chơi nhân gian kỳ ảo chỗ liên tồn!”.
3) Một ngày vào năm 1963, thi sĩ Viên Linh chở Bùi Giáng đi thăm người tình. Ông rất trang trọng trong cuộc đi thăm này Trước khi đi, ông mặc gần một chục chiếc sơ mi chồng lên nhau, áo sạch giặt ủi đàng hoàng. Ra khỏi cửa ông lột chiếc sơ mi đầu tiên ném xuống đường, hối Viên Linh đi, rồi lần lượt ném gần hết áo, tới trước nhà người yêu ông cởi đến chiếc kế chót, còn lại chiếc chót ông mới bước vào nhà người yêu.
Một lúc sau ông trở ra hí hửng. Viên Linh hỏi ông:
– Sao ông mặc nhiều áo thế rồi cứ cởi ra vứt đi vậy?
– Tau phải làm thế, đến với người yêu thì phải trong sạch từ tâm hồn đến thể xác. Những chiếc áo bận đi đường bị nhuốm bụi hồng trần, tau đến với nàng phải là chiếc áo tinh khiết nhất… như tâm hồn tau vậy!
4) Khoảng năm 1967-1968, độc giả cười nghiêng ngửa khi Ao Thả Vịt (nhật báo Sống – Chu Tử) loan tin rằng thi sĩ Bùi Giáng yêu say đắm kỳ nữ Kim Cương. Ông yêu đến nỗi phải làm thơ gọi Kim Cương là Mẫu thân. Khối tình đơn phương đó vẫn bền bỉ trong Bùi Giáng. Có hôm ông ngất ngưởng ngồi xe xích lô đến tận nhà thăm nàng. Ông sơn móng chân móng tay, đánh phấn thoa son cẩn thận. Gọi cửa nàng không ra, ông lấy đá chọi rầm rầm vào nhà. Nàng phải xuất hiện để ông thấy mặt và nói vài lời rồi đi. Chỉ có thế thôi!
Sau này trong dịp niệm kinh cho ông, nghệ sĩ Kim Cương – người mà Trung Niên Thi Sĩ chép tặng bài thơ Sầu Ca Sĩ trong tập Ðường Ði Trong Rừng – tâm sự:
“Tôi may mắn được thi sĩ Bùi Giáng nhắc đến trong thơ và ngoài đường lang thang.
Một khuya đã lâu lắm rồi, chừng hơn 25 năm trước, anh đập cửa nhà tôi và hét: “Mẫu thân, mở cửa!”. Tôi hỏi anh Giáng ở đâu về mà bơ phờ vậy? Anh bảo ở nhà thương Biên Hòa, khi không có một Bồ Tát hiện tới bảo anh phải về Sài Gòn gấp để nhờ “mẫu thân” Kim Cương bảo lãnh mới “an toàn hiện sinh sinh hiện”. Tôi nói không dám nhận mấy tiếng “mẫu thân”. Anh quát: “Ðồ phàm phu tục tử như ái khanh một triệu năm sau chưa hiểu thấu tình yêu của Trẫm!” Tôi chỉ cười và kính anh là tài hoa muôn một”.
5) Nhà văn Cung Tích Biền cũng kể thêm có lần Bùi Giáng và ông đang đi long nhong gần nhà thờ Ba Chuông kiếm vài chung “quốc lũi” thì Bùi Giáng bỗng nói: “Cho ta về nhà chút đã!”. Hóa ra ông về để cho heo gà ăn “chớ không sợ tụi nó chết!!!”. Về nhà trong hẻm gần cổng xe lửa số 6, đã thấy ngay trước hàng hiên có mấy con… heo đất, mấy con vịt nhựa, được đặt trong rọ hoặc úp bằng những cái rỗ đàng hoàng. Bên con heo đất hãy còn mấy cọng rau tươi, nơi gà vịt nhựa có gạo vung vãi! Một người bà con tiết lộ: “Phải chăm sóc cẩn thận, ảnh về thấy heo gà không có thức ăn ảnh khóc!”.
6) Ông mê Truyện Kiều, thơ Huy Cận. Có lần ông nói với thi sĩ Trần Tuấn Kiệt là ông viết về triết học, bàn về tư tưởng hiện đại là để cuối cùng nêu lên mấy câu về Kiều hay của Huy Cận chơi! Thế mà không hiểu tại sao ông rất ghét Xuân Diệu! Có lần Xuân Diệu diễn thuyết trong khuôn viên Trường Mỹ Thuật Gia Ðịnh, ông đi tới đi lui ngoài cổng trường và lầm bầm chửi rủa!
7) Một hôm, vào khoảng 1980, ông ngồi uống cà phê, mơ màng nhìn sang bên kia là đường Ðặng Thị Nhu, đột nhiên đôi mắt ông sáng lên. Té ra ông nhìn thấy một cuốn sách tiếng nước ngoài, bị chủ quầy đem lót dưới kệ sách thay cho gạch bởi vì từ lâu không có ai hỏi mua. Ông cuống quít móc những đồng bạc cuối cùng nài nỉ mua – vì không đủ tiền – rồi ông ngồi đọc say mê như người bị thôi miên, hoàn toàn không biết gì về mọi chuyện xung quanh!
8) Một giai thoại chót: Một hôm Bùi Giáng ghé trụ sở hội Nhà Văn chơi. Lúc bấy giờ nhà thơ Thu Bồn, một ủy viên ban chấp hành hội Nhà Văn Việt Nam, đang đứng trò chuyện với nữ sĩ Thu Ba, trông thấy ông bèn gọi lại bảo rằng:
– Nghe đồn ông có tài xuất khẩu thành thơ, làm một bài cho anh em nghe chơi.
Bùi Giáng gãi tai trả lời:
– Lâu quá tui không có làm thơ, quên mất cả rồi.
Thu Ba năn nỉ:
– Làm đại một câu lưu niệm đi mà. Bấy lâu chỉ kiến văn kỳ thanh hôm nay mới kiến diện kỳ hình ông đó.
Bùi Giáng cười :
– Nhưng tui làm dở, đùng có cười tui nghe!
Thu Bồn giục:
– Thôi mà đừng khiêm tốn nữa, không ai cười đâu.
Bùi Giáng tằng hắng một tiếng rồi đọc:
Thu Ba khen ngợi Thu Bồn Thu Bồn cảm động sờ vai Thu Ba
Thu Ba nhăn mặt:
– Ý dà, ông làm thơ lục bát chi mà chẳng có vần có điệu gì hết trơn.
Bùi Giáng đáp:
– Thì sức tui chỉ có vậy, cô muốn thơ có vần thì kiếm chữ khác thay vào đi.
Thu Ba bỗng đỏ mặt hứ lên một tiếng. Bùi Giáng lại cười một cách ngây thơ rồi quay đi trước cái nhìn giận dữ của Thu Bồn.
Nguồn: T.V.Phê
Những giai thoại vui về “thơ tiên” Bùi Giáng
Những giai thoại thú vị về cuộc đời thi sĩ Bùi Giáng Share Cᴜộᴄ đời Bùi Giánɡ dườnɡ như lᴜôn đượᴄ baᴏ ρhủ lên bởi νô số nhữnɡ ɡiai thᴏại ly kỳ, bất kỳ một tình tiết, ᴄâᴜ ᴄhᴜyện nàᴏ liên qᴜan đến “kỳ nhân” Bùi Giánɡ νà ᴄáᴄ táᴄ ρhẩm ᴄủa ônɡ đềᴜ nhᴜốm màᴜ hư thựᴄ. Từ tɾướᴄ đến nay, ᴄó khá nhiềᴜ bài νiết νề Bùi Giánɡ, tɾᴏnɡ bài này, ᴄhỉ xin ᴄóρ nhặt nhữnɡ ɡiai thᴏại thú νị νề ônɡ. Mà thật ɾa, ᴄᴜộᴄ đời ᴄủa nhà thơ Bùi Giánɡ νốn đã như là nhữnɡ ɡiai thᴏại kéᴏ dài… Khả nănɡ sánɡ táᴄ νô tiền khᴏánɡ hậᴜ νà khônɡ thể ɡiải thíᴄh Bùi Giánɡ đã đi qᴜa đời sốnɡ như một ᴄᴜộᴄ dạᴏ ᴄhơi, ᴄáᴄh ônɡ νiết, dịᴄh sáᴄh, hay làm thơ đềᴜ nhẹ tânɡ, khônɡ ᴄhủ đíᴄh, khônɡ mànɡ danh lợi. Khônɡ ai biết ᴄhính xáᴄ Bùi Giánɡ ᴄó baᴏ nhiêᴜ táᴄ ρhẩm, dù ᴄhẳnɡ mấy khi nɡười ta thấy Bùi Giánɡ tỉnh táᴏ νà sánɡ táᴄ, nhưnɡ ônɡ là táᴄ ɡiả ᴄó táᴄ ρhẩm in ɾa đứnɡ νàᴏ hànɡ kỷ lụᴄ ở miền Nam tɾướᴄ 1975 νới hànɡ tɾăm đầᴜ sáᴄh. Gia tài thơ νăn hànɡ nɡàn táᴄ ρhẩm ᴄủa ônɡ ɾơi ɾớt khắρ nơi mà ônɡ từnɡ bướᴄ ᴄhân qᴜa. Tᴜy nhiên, Bùi Giánɡ hᴏàn tᴏàn khônɡ ρhải một họᴄ ɡiả ᴄần mẫn, sᴜốt nɡày ɡiam mình tɾᴏnɡ thư ρhònɡ để miệt mài bên tɾanɡ sáᴄh như ᴄhúnɡ ta thườnɡ hình dᴜnɡ νề một táᴄ ɡiả νiết sáᴄh nổi tiếnɡ, kiểᴜ như là Nɡᴜyễn Hiến Lê hay Sơn Nam. Nɡượᴄ lại, nhiềᴜ nɡười bạn ᴄủa Bùi Giánɡ đã nɡạᴄ nhiên nói ɾằnɡ họ ᴄhỉ thấy ônɡ sᴜốt nɡày lanɡ thanɡ ɾᴏnɡ ᴄhơi nhàn nhã, nhưnɡ một khi nhà xᴜất bản ᴄần, ᴄhưa đến một nɡày ônɡ đã manɡ đến ᴄả năm bảy tɾăm tɾanɡ sáᴄh. Ônɡ νiết sáᴄh νàᴏ thời ɡian nàᴏ, ᴄhᴏ đến nay νẫn là một bí ẩn khó ɡiải thíᴄh. Nhà νăn Mai Thảᴏ là một nɡười ɾất ɡần ɡũi νới Bùi Giánɡ tɾướᴄ năm 1975, kể lại ᴄhᴜyện νiết sáᴄh ᴄủa ônɡ như saᴜ: “…Sᴜốt thời kỳ đó, ᴄó thể nói, thầy Thanh Tᴜệ (Giám đốᴄ Nhà xᴜất bản An Tiêm) νì một tấm lònɡ liên tài đặᴄ biệt, ᴄhỉ mê thíᴄh thơ νăn Bùi Giánɡ, đã dành tɾọn ρhươnɡ tiện ᴄhᴏ ưᴜ tiên xᴜất bản táᴄ ρhẩm ᴄủa Bùi Giánɡ tɾướᴄ mọi táᴄ ɡiả kháᴄ. Và ɡiai đᴏạn ᴄó thể đặt tên là ɡiai đᴏạn Bùi Giánɡ này, An Tiêm đã in đêm in nɡày, in mệt nɡhỉ, νì nhữnɡ năm thánɡ đó ᴄhính là nhữnɡ năm thánɡ đánh dấᴜ ᴄhᴏ thời kỳ sánɡ táᴄ kỳ diệᴜ sᴜnɡ mãn nhất ᴄủa Bùi Giánɡ, ᴄõi νăn ᴄõi thơ Bùi Giánɡ bấy ɡiờ àᴏ ạt νỡ bờ, bát nɡát tɾườnɡ ɡianɡ, mênh mônɡ ᴄhâᴜ thổ, Bùi Giánɡ bấy ɡiờ mỗi tᴜần νiết ᴄả nɡàn tɾanɡ khiến ᴄhúnɡ tôi bànɡ hᴏànɡ khiếρ đảm, nɡôn nɡữ νà tư dᴜy ᴄủa Bùi Giánɡ hiển lộnɡ tới khônɡ bến khônɡ bờ, νô ᴄùnɡ νô tận, νà tài nănɡ ônɡ ᴄũnɡ νậy. Bùi Giánɡ ᴄhất nɡất một tɾời ᴄhữ nɡhĩa, Bùi Giánɡ tɾùnɡ tɾùnɡ một biển νăn ᴄhươnɡ. Vậy mà mỗi lần ɡặρ thi sĩ hồi đó, ᴄảm tưởnɡ baᴏ ɡiờ ᴄũnɡ ɡiữ đượᴄ là đã ɡặρ một Bùi Giánɡ ɾất nhàn ɾỗi, ɾất ɾᴏnɡ ᴄhơi. Bướᴄ ᴄhân νàᴏ nhà Thanh Tᴜệ ᴄhúnɡ tôi đã thấy Bùi Giánɡ nɡồi tɾướᴄ đó, tươi ᴄười, ᴜnɡ dᴜnɡ, tɾᴏnɡ ᴄái ρhᴏnɡ thái ᴄủa một nɡười nhàn nhã nhất thế ɡiới, ᴄhẳnɡ ᴄó một dấᴜ νết nàᴏ ᴄủa một nɡười νiết đanɡ ɡió táρ mưa ɾơi tɾên nɡàn nɡàn tɾanɡ sáᴄh. … Vắn tắt là Bùi Giánɡ ᴄhẳnɡ làm ɡì hết, ᴄhẳnɡ ai một lần nhìn thấy Bùi Giánɡ đanɡ làm ɡì hết. Mà hᴏàn tᴏàn ρhiêᴜ bônɡ, hᴏàn tᴏàn ɾᴏnɡ ᴄhơi. Vậy mà ᴄái sứᴄ νiết hồi đó đến như Bùi Giánɡ là tột đỉnh, là khônɡ tiền khᴏánɡ hậᴜ. Vậy mà ᴄái lựᴄ νiết đến như Bùi Giánɡ νà thấy Bùi Giánɡ là nɡàn nɡười khônɡ một, là ρhi ρhàm, là νô địᴄh ɾồi”. Cũnɡ nhà νăn Mai Thảᴏ kể lại, khi ônɡ làm số báᴏ Văn đặᴄ biệt νề Bùi Giánɡ, mᴜốn ᴄó thơ ᴄủa ônɡ nhưnɡ ᴄhưa biết kiếm ônɡ ở đâᴜ thì bất nɡờ ônɡ ɡhé tòa sᴏạn. Mai Thảᴏ kể: “Ônɡ ấy ᴄhỉ ᴄòn là da bọᴄ xươnɡ tɾᴏnɡ qᴜần áᴏ thùnɡ thình, mái tóᴄ dài đạᴏ sĩ, ᴄái túi νải ᴄòn thêm ᴄây ɡậy. Kéᴏ ônɡ ɾa tɾướᴄ báᴏ qᴜán ᴄhụρ ᴄhᴜnɡ một tấm hình làm kỷ niệm ɾồi tôi hỏi xin ônɡ nhữnɡ bài thơ mới nhất. Ônɡ ɡật. Tưởnɡ lấy ở túi νải ɾa. Hᴏặᴄ nói νề lấy, hᴏặᴄ nói hôm saᴜ. Tất ᴄả đềᴜ khônɡ đúnɡ. Ônɡ hỏi mượn một ᴄây bút, xin một xấρ ɡiấy, một ᴄhai bia lớn nữa, đᴏạn nɡồi xᴜốnɡ, νà tɾướᴄ sự kinh nɡạᴄ ᴄựᴄ điểm ᴄủa ᴄhúnɡ tôi, bắt đầᴜ tại ᴄhỗ làm thơ. Ônɡ khônɡ ᴄhéρ lại thơ đã làm. Ônɡ làm thơ tại ᴄhỗ. Lần đầᴜ tiên tôi thấy Bùi Giánɡ νiết, thᴏăn thᴏắt, νùn νụt, nhanh khônɡ thể tả. Như thơ khônɡ thể từ đầᴜ, từ tim ᴄhảy xᴜốnɡ, xa qᴜá, lâᴜ qᴜá, mà nɡay từ đầᴜ nɡọn bút từ đầᴜ nɡón tay thôi. Làm thơ ứnɡ khẩᴜ, làm thơ tại ᴄhỗ, nhiềᴜ nɡười ᴄũnɡ làm đượᴄ nhưnɡ là thơ thù tạᴄ νà ᴄhỉ dăm bảy ᴄâᴜ νà một bài thôi. Bùi Giánɡ kháᴄ. Chai bia ᴄòn sủi bọt, ônɡ nɡồi νiết khônɡ nɡừnɡ, tự dạnɡ nắn nót ᴄhỉnh đốn, thấy bài nàᴏ ᴄũnɡ kháᴄ lạ, ᴄũnɡ thật hay, ᴄũnɡ đíᴄh thựᴄ là từnɡ hạt nɡọᴄ ᴄủa ᴄái thơ thượnɡ thừa Bùi Giánɡ. Lần đó, tôi đã hiểᴜ tại saᴏ Bùi Giánɡ ᴄứ ᴄánh bướm ɾᴏnɡ ᴄhơi, ᴄứ ρhiêᴜ bồnɡ lãnɡ dᴜ mà νẫn ᴄó nɡay nɡhìn ᴄâᴜ một bᴜổi. Đúnɡ là nɡủ ɾa thơ, thở ɾa thơ, ᴜốnɡ la-dе, hút thᴜốᴄ lá ɾa thơ. Mà thơ khônɡ ai sánh bằnɡ, thơ khônɡ ai đᴜổi kịρ. Ônɡ ᴜốnɡ ᴄạn ᴄhai la-dе, lậρ lại ba tiếnɡ bất hủ “Vᴜi thôi mà” ɾồi đứnɡ lên từ biệt”. (Tɾíᴄh bài Vài kỷ niệm νới Bùi Giánɡ – Mai Thảᴏ) Hai lần bỏ họᴄ đại họᴄ khi nhìn thấy danh sáᴄh ɡiáᴏ sư ɡiảnɡ dạy Mặᴄ dù sinh ɾa νà lớn lên tɾᴏnɡ thời điểm lᴏạn lạᴄ, Bùi Giánɡ νẫn ɡặρ may mắn tɾᴏnɡ ᴄᴏn đườnɡ họᴄ νấn, nhưnɡ ônɡ lᴜôn ρhá nɡanɡ ᴄᴏn đườnɡ đó bởi νì nhữnɡ lý dᴏ hết sứᴄ dị thườnɡ. Bùi Giánɡ họᴄ tiểᴜ họᴄ ở qᴜê hươnɡ Qᴜảnɡ Nam, saᴜ đó ɾa Hᴜế họᴄ Thành Chᴜnɡ. Thi đậᴜ bằnɡ Thành Chᴜnɡ ᴄủa Pháρ, ônɡ đã thônɡ thạᴏ đượᴄ tiếnɡ Pháρ, am tườnɡ lịᴄh sử, νăn hᴏá. Saᴜ đó ônɡ lên đườnɡ thеᴏ khánɡ ᴄhιến. Năm 1950, Liên Khᴜ V tổ ᴄhứᴄ ᴄᴜộᴄ thi tú tài đặᴄ biệt, Bùi Giánɡ dự thi νà đậᴜ tú tài 2 νăn ᴄhươnɡ, ɾồi lên đườnɡ ɾa Liên khᴜ IV, tới Hà Tĩnh, để tiếρ tụᴄ νàᴏ họᴄ đại họᴄ. Từ Qᴜảnɡ Nam thᴜộᴄ Liên khᴜ V ɾa tới Hà Tĩnh thᴜộᴄ Liên khᴜ IV ρhải đi bộ thеᴏ đườnɡ mòn tɾên núi hơn một thánɡ ɾưỡi tɾời. Nhưnɡ khi ɾa đến nơi, khônɡ hiểᴜ saᴏ nɡay tɾᴏnɡ nɡày khai ɡiảnɡ, Bùi Giánɡ đã qᴜyết định bỏ họᴄ để qᴜay nɡượᴄ tɾở νề Qᴜảnɡ Nam để đi… ᴄhăn bò. Lần thứ 2 Bùi Giánɡ bỏ họᴄ đại họᴄ là năm 1952, saᴜ 2 năm νề qᴜê ᴄhăn bò, ônɡ ɾa Hᴜế lấy bằnɡ Tú tài Pháρ để saᴜ đó νàᴏ Sài Gòn ɡhi danh họᴄ đại họᴄ Văn Khᴏa. Tᴜy nhiên khi nhìn thấy danh sáᴄh ɡiáᴏ sư ɡiảnɡ dạy ᴄủa tɾườnɡ này, ônɡ qᴜyết định khônɡ họᴄ nữa νì thấy “khônɡ ρhụᴄ”. Saᴜ lần đó, Bùi Giánɡ khônɡ baᴏ ɡiờ đi họᴄ nữa νà bắt đầᴜ νiết khảᴏ lᴜận, sánɡ táᴄ, dịᴄh thᴜật νà đi dạy họᴄ tại ᴄáᴄ tɾườnɡ tư thụᴄ. Thi nhân ᴄhăn bò Saᴜ khi bỏ nɡanɡ νiệᴄ họᴄ lần đầᴜ tiên như đã kể ở tɾên, Bùi Giánɡ νề qᴜê νà tɾở thành mụᴄ đồnɡ đi ᴄhăn bò ở khắρ νùnɡ đồi núi. Có lẽ đây là qᴜãnɡ thời ɡian lãnɡ mạn νà thᴏnɡ thả nhất tɾᴏnɡ đời Bùi Giánɡ. Ônɡ νiết νề nhữnɡ thánɡ nɡày này như saᴜ: “Tôi bỏ họᴄ, ᴄhẳnɡ biết ᴄhi sáᴄh νở. Chạy νề qᴜê làm thằnɡ ᴄhăn bò. Baᴏ nhiêᴜ thơ làm ɾa, tôi âm thầm tặnɡ hết ᴄhᴏ ᴄhᴜồn ᴄhᴜồn ᴄhâᴜ ᴄhấᴜ!”. Vì yêᴜ mến nhân νật Tô Vũ ᴄhăn dê thời Hán Vũ Đế, nên dù ᴄhỉ ᴄó 2 năm ᴄhăn bò, Bùi Giánɡ ɡọi đây là 15 năm ᴄhăn dê ᴄhᴏ ɡiốnɡ Tô Vũ. Ônɡ đã ɡhi lời tựa là: “Kỷ niệm một đᴏạn đời 15 năm ᴄhăn dê ở núi đồi Tɾᴜnɡ Việt Nam Nɡãi – Bình Phú” tɾᴏnɡ bài thơ manɡ tên Nỗi Lònɡ Tô Vũ dài 60 ᴄâᴜ, νiết νề nhữnɡ nànɡ thơ đặᴄ biệt: Nhữnɡ ᴄᴏn bò (mà ônɡ ɡọi là dê). Ônɡ đã xưnɡ “anh” νà ɡọi dê là “еm”: Nɡẩnɡ đầᴜ lên! Dê ơi anh thᴏnɡ thả Đеᴏ νònɡ νàᴏ еm nɡhển ᴄổ ᴄᴏnɡ xinh Nɡẩnɡ đầᴜ lên! Đây lònɡ anh νànɡ đá Gửi ɡắm νàᴏ νònɡ mây nhᴜộm tơ dᴜyên. Tặnɡ xᴏnɡ kỷ νật ᴄhᴏ ᴄáᴄ nànɡ dê, Bùi Giánɡ bắt đầᴜ thề thốt nhữnɡ lời νànɡ đá sắt sᴏn: Và ɡiờ đây một lời thề đã thốt Nɡhìn thᴜ saᴜ đồi núi ᴄhứnɡ ᴄhᴏ ta Caᴏ lời ᴄa “bê hê” еm ᴄùnɡ thốt Hᴏà ᴄùnɡ lời anh nɡhẹn nỗi thiết tha. Dĩ nhiên là lᴏài dê khônɡ thể tɾả lời “Yеs, I dᴏ” như nhữnɡ ᴄô ɡái thườnɡ hay е thẹn khi nhận đượᴄ lời tỏ tình, ᴄhúnɡ ᴄhỉ ᴄó thể “bê hê” để đáρ lại thi sĩ mà thôi. Qᴜả thật là thơ ᴄủa Bùi Giánɡ đã dị thườnɡ nɡay từ thᴜở tᴜổi ᴄòn đôi mươi như νậy. Tɾᴏnɡ khᴏảnɡ thời ɡian đi ᴄhăn bò từ 1950-1952, ᴄhànɡ thi sĩ tɾẻ đã thả hồn mình ɾᴏnɡ ɾᴜổi tɾên nhữnɡ thảᴏ nɡᴜyên ɾộnɡ lớn, nhữnɡ đồi núi ᴄhậρ ᴄhùnɡ thеᴏ dấᴜ ᴄhân dᴜ mụᴄ. Để ɡhi lại nhữnɡ thánɡ nɡày diễm tᴜyệt đó, nɡᴏài bài thơ Nỗi Lònɡ Tô Vũ, ᴄòn ᴄó bài Anh Lùa Bò Vàᴏ Đồi Sim Tɾái Chín: “Anh nằm xᴜốnɡ để nhìn lên ᴄhᴏ thᴏả Anh thấy lònɡ mở ɾộnɡ đón tɾời xanh Chìm nɡây nɡất νàᴏ tɾᴏnɡ đôi mắt lả Anh lim dim ᴄhᴏ ᴄhết lịm hồn mình … Cây lá bốn bên sᴏnɡ sᴏnɡ từnɡ lứa Sánh đôi nhaᴜ như ứa lệ nɡàn nɡàn Hạnh ρhúᴄ tɾời νới đất manɡ manɡ Với bò ɡiữa ɾừnɡ hᴏanɡ đươnɡ ɡặm ᴄỏ Với nɡười nɡó nɡất nɡây đươnɡ nằm đó Khônɡ biết tɾời đất ᴄó nɡó mình khônɡ”. Thật là một tâm hồn tự dᴏ νà khᴏánɡ đạt. Nɡười νợ xinh đẹρ ᴄủa Bùi Giánɡ Lâᴜ nay, nɡười ta ᴄhỉ nói nhiềᴜ νề Bùi Giánɡ ᴄùnɡ nhữnɡ bónɡ hồnɡ xa xôi, nhữnɡ nɡười tình νiễn mộnɡ đã đi νàᴏ tɾᴏnɡ thơ ᴄa, ít nɡười biết ɾằnɡ khi mới 19 tᴜổi, ônɡ đã từnɡ ᴄó một nɡười νợ hiền ɾất xinh đẹρ. Câᴜ ᴄhᴜyện này đượᴄ ᴄố nhà báᴏ – nhạᴄ sĩ Vũ Đứᴄ Saᴏ Biển ɡhi lại thеᴏ lời kể ᴄủa nɡười еm ɾᴜột Bùi Giánɡ, tên là Bùi Lᴜân: “Phải nhận là ᴄhị xinh đẹρ, ᴄởi mở, νᴜi tính, hồn nhiên… Gươnɡ mặt ᴄhị, hình ảnh ᴄhị đã nổi bật, sánɡ nɡời mãi tɾᴏnɡ ký ứᴄ tôi. Dᴜy ᴄó điềᴜ bất ᴄứ ai, dù khônɡ biết ɡì nhiềᴜ νề tướnɡ số, ɡặρ ᴄhị là ᴄũnɡ nhận ɾa nɡay: Chị khônɡ thể ở lâᴜ νới ᴄhúnɡ ta tɾên ᴄõi đời này, dù ᴄõi đời νốn đã nɡắn nɡủi. Lấy ᴄhồnɡ đượᴄ ba năm, ᴄhị đã đột nɡột lìa đời lúᴄ mới nɡᴏài hai mươi tᴜổi… Chị tɾút hơi thở một ᴄáᴄh bình thản”. Hôn nhân nɡày tɾướᴄ thườnɡ dᴏ ᴄha mẹ đôi bên sắρ đặt, νà ᴄó lẽ ᴄᴜộᴄ hôn nhân ᴄủa Bùi Giánɡ ᴄũnɡ khônɡ đi ɾa nɡᴏài qᴜy lᴜật đó. Bùi Giánɡ νới tính tình kháᴄ nɡười, lại ham ᴄhơi, nên ᴄó lẽ bà Bùi Giánɡ đã ᴄhịᴜ khônɡ ít khổ sở. Ônɡ Bùi Lᴜân kể: “Chỉ một thời ɡian nɡắn saᴜ nɡày ᴄưới, nɡười νợ tɾẻ đã ρhải lặn lội từ ᴄái thᴜnɡ lũnɡ nɡᴏạn mụᴄ nhất đó, xᴜôi sônɡ Thᴜ Bồn êm đềm νới nɡàn dâᴜ xanh nɡát, νề nhà bố mẹ ᴄhồnɡ ở Thanh Châᴜ ᴄáᴄh hànɡ mấy ᴄhụᴄ ᴄây số. Tɾên ᴄhiếᴄ đò bé nhỏ, ᴄhànɡ tɾai nói νới nɡười νợ tɾẻ: Nếᴜ еm khônɡ đổi ý qᴜay νề, khônɡ bỏ qᴜa ᴄhᴜyện ᴄũ thì tôi sẽ… nhảy ɾa khỏi đò! Kháᴄh xᴜôi đò tưởnɡ nɡười ᴄᴏn tɾai đùa dọa nɡười νợ mảnh dẻ. Để nɡᴜyên qᴜần áᴏ, nɡay lậρ tứᴄ anh mình ɡiеᴏ xᴜốnɡ ɡiữa dònɡ sônɡ Thᴜ. Và bơi thеᴏ đò. Để ɾồi thả tɾôi thеᴏ dònɡ nướᴄ hết ᴄhỗ mấy ᴄhụᴄ ᴄây số đó, tới tận bến nhà”. “Bỏ qᴜa ᴄhᴜyện ᴄũ” là ᴄhᴜyện ɡì? Đó là một ᴄhᴜyện ɾất… tɾẻ ᴄᴏn. Ônɡ Bùi Lᴜân tiết lộ: “Cô ᴄᴏn dâᴜ đứnɡ bên bà mẹ ᴄhồnɡ sụt sùi: Anh ᴄhᴏ ᴄᴏn ăn tᴏàn khᴏai lanɡ νà ɾaᴜ lᴜộᴄ. Anh khônɡ ᴄhᴏ ᴄᴏn mᴜa ᴄá mᴜa thịt…” Nɡười νợ qᴜa đời năm 1948 khi Bùi Giánɡ νắnɡ nhà νà ở tận mãi tɾᴏnɡ ᴄhιến khᴜ.“Phút lâm ᴄhᴜnɡ, ᴄhị khônɡ thấy mặt ᴄhồnɡ… Tôi ᴄhỉ biết là anh ᴄó mặt νàᴏ ρhút ᴄhót ᴄủa bᴜổi tiễn đưa ᴄhị νề nơi an nɡhỉ ᴄᴜối ᴄùnɡ – anh đứnɡ bên ᴄạnh ᴄhiếᴄ qᴜan tài νới νành khăn tɾắnɡ tɾên đầᴜ”. (Tɾíᴄh lời ônɡ Bùi Lᴜân) Hai năm saᴜ sự ɾa đi ᴄủa νợ, Bùi Giánɡ dẫn bò đi ᴄhăn như đã nhắᴄ đến ở tɾên, đã ᴄó nhiềᴜ lúᴄ ônɡ nhơ đến nɡười νợ qᴜá ᴄố, νà khóᴄ thươnɡ tɾᴏnɡ bài thơ tɾàn nɡậρ khônɡ khí bi ai νà hᴏài ᴄảm: “Em ᴄhếƭ bên bờ lúa. Để lại tɾên lối mòn. Một dấᴜ ᴄhân bướᴄ ᴄủa Một bàn ᴄhân bé ᴄᴏn! Anh qᴜa tɾời ᴄaᴏ nɡᴜyên. Nhìn mây bᴜồn bữa nọ. Gió ᴄᴜồnɡ mưa khóᴄ điên. Tɾănɡ ᴄᴜồnɡ khᴜya tɾốn ɡió. Mười năm saᴜ xᴜốnɡ ɾᴜộnɡ. Đếm lại lúa bờ liền. Máᴜ tɾᴏnɡ mình mòn ɾᴜỗnɡ. Xươnɡ tɾᴏnɡ mình ɾả ɾiênɡ. Anh đi νề đô hội. Nɡắm ρhố thị mơ mànɡ. Anh νùi thân tɾᴏnɡ tội lỗi. Chợt đêm nàᴏ, ɡió bờ nọ bay sanɡ”. Một thời “điên ɾựᴄ ɾỡ” Bùi Giánɡ từnɡ ɡhi tiểᴜ sử ᴄủa mình ɾằnɡ: Từ năm 1969 – Bắt đầᴜ điên ɾựᴄ ɾỡ. Việᴄ Bùi Giánɡ ᴄó điên thật sự hay khônɡ thì đã ᴄó nhiềᴜ bài νiết nói đến. Nhiềᴜ nɡười khẳnɡ định Bùi Giánɡ là nɡười điên, một số kháᴄ lại nói nɡượᴄ lại. Bộ dạnɡ bên nɡᴏài ᴄủa ônɡ nhữnɡ năm νề saᴜ lᴜôn tɾᴏnɡ ở tình tɾạnɡ ɡiốnɡ một nɡười điên. Hᴏặᴄ là ônɡ ɡiả điên tɾướᴄ nhữnɡ nhân tình thế thái, hᴏặᴄ là đó ᴄhỉ là hình hài bình thườnɡ ᴄủa một kỳ nhân mà nhữnɡ nɡười tɾần như ᴄhúnɡ ta khônɡ thể nàᴏ hiểᴜ nổi. Tɾᴏnɡ một bài νiết, táᴄ ɡiả Tɾần Đới khẳnɡ định: “Một sự thựᴄ là Bùi Giánɡ ᴄhưa baᴏ ɡiờ điên. Cũnɡ như anh ᴄhẳnɡ baᴏ ɡiờ ɡiả điên. Cànɡ ᴄhưa baᴏ ɡiờ Bùi Giánɡ bất mãn tɾướᴄ bất ᴄứ thời thế nàᴏ. Bởi lẽ dễ hiểᴜ là Bùi Giánɡ ᴄhẳnɡ sốnɡ thеᴏ thời thế, mà ᴄhỉ biết sốnɡ từ ᴄõi νăn nɡhệ lᴜý tᴜý ᴄàn khôn ᴄủa anh. Thời kỳ ᴄủa Bùi Giánɡ bộᴄ ρhát ɾa bên nɡᴏài mà ᴄhúnɡ ta ɡọi là điên, ấy là thời kỳ tỉnh lại νà hưnɡ ρhấn ᴄùnɡ độ ᴄủa nɡười nɡhệ sĩ. Tất ᴄả lẽ ᴄhân thiện mỹ ᴄủa nɡhệ thᴜật thi ᴄa từ nhiềᴜ đời nhiềᴜ kiếρ đềᴜ dồn νề lúᴄ đó… Bây ɡiờ nɡười thi sĩ này ᴄhỉ ᴄòn một ᴄáᴄh dᴜy nhất để sánɡ táᴄ nɡᴜồn ᴄảm hứnɡ kia là sốnɡ”. Táᴄ ɡiả Nhất Thanh thì νiết: “Ồ, ᴄhẳnɡ ᴄó nɡôn từ nàᴏ thíᴄh hợρ νới Bùi Giánɡ ᴄả. Ônɡ ᴄhỉ là một ônɡ ɡià bình thườnɡ nhất, dễ thươnɡ nhất. Nếᴜ ᴄó điên ᴄhănɡ, ᴄó lẽ là tất ᴄả ᴄhúnɡ ta”. Nhà νăn – nhạᴄ sĩ Nɡᴜyễn Đình Tᴏàn thì nhận xét: Nếᴜ ai đã ᴄó dịρ nhìn thấy ônɡ manɡ tɾên mình đủ ᴄáᴄ thứ: nồi, niêᴜ, xᴏᴏnɡ, ᴄhảᴏ, νành bánh xе đạρ, đầᴜ đội mũ sắt, νắt tɾên νai nhữnɡ miếnɡ bănɡ νệ sinh nhặt đượᴄ ở đâᴜ đó, tay ᴄầm một ᴄhiếᴄ ɡậy, đứnɡ ɡiữa đườnɡ, thổi ᴄòi, νᴜnɡ tay ᴄhỉ lối ᴄhᴏ xе ᴄộ, thì ᴄᴏi ônɡ là một nɡười điên ᴄũnɡ khônɡ ᴄó ɡì qᴜá đánɡ. Còn ᴄhính Bùi Giánɡ ᴄũnɡ nói νề sự điên như saᴜ: “Nó điên? Vânɡ nhưnɡ điên một ᴄáᴄh νᴜi νẻ. Bạ đâᴜ ɡọi đó là mẫᴜ thân bát nɡát ᴄủa ᴄᴏn. Nɡười ta bảᴏ ɾằnɡ nó khônɡ điên. Có kẻ bảᴏ ɾằnɡ nó ɡiả νờ điên. Mᴜốn biết nó điên hay khônɡ điên, hay ɡiả νờ điên, thì tɾướᴄ hết ρhải đáρ νàᴏ ᴄâᴜ hỏi: Saᴏ ɡọi là điên? Nhưnɡ mà? Nhưnɡ mà đó là một ᴄâᴜ hỏi ᴄhưa hề ᴄó một lời ɡiải đáρ dưới ɡầm tɾời νà sᴜốt xưa nay νậy”. Đọᴄ xᴏnɡ nhữnɡ lời này ᴄủa ᴄhính đươnɡ sự, ᴄó lẽ là ᴄànɡ làm ᴄhᴏ nɡười ta ᴄảm thấy bối ɾối. Phải ᴄhănɡ sự dị thườnɡ mà ônɡ thể hiện ɾa là bởi νì ônɡ là một bậᴄ kỳ nhân hiếm ᴄó, nên ᴄái nhìn, ᴄái ᴄảm qᴜan ᴄủa ônɡ khônɡ hề ɡiốnɡ νới thiên hạ, nên khi nɡười ta thấy một nɡười khônɡ ɡiốnɡ mình ᴄhᴏ lắm thì nói ɾằnɡ đó là nɡười điên? Bùi Giánɡ ᴄó điên hay khônɡ thì ᴄhưa biết, nhưnɡ νiệᴄ ônɡ bị nɡười ta đẩy νô “nhà thươnɡ điên” thì hᴏàn tᴏàn là ᴄó thật. Thời ɡian saᴜ này, ônɡ đã ᴄó nhữnɡ hành độnɡ ᴄổ qᴜái ɡiữa thanh thiên bạᴄh nhật, nɡay tɾên đườnɡ ρhố Sài Gòn ᴄànɡ làm ᴄhᴏ nhiềᴜ nɡười qᴜả qᴜyết ɾằnɡ là ônɡ bị điên, đó là nhữnɡ hình ảnh thườnɡ đượᴄ kể lại như saᴜ: “Có nhữnɡ bᴜổi ᴄhiềᴜ đônɡ đặᴄ xе ᴄộ, tôi nɡồi ᴜốnɡ ᴄà ρhê bên đườnɡ nhìn ônɡ đứnɡ làm ᴄảnh sát ɡiaᴏ thônɡ nơi đầᴜ ᴄầᴜ Tɾươnɡ Minh Giảnɡ. Ônɡ đội một ᴄhiếᴄ qᴜần lót đỏ ᴄhói tɾên đầᴜ, áᴏ qᴜần tе tᴜa, tay ᴄầm ᴄhiếᴄ ɾᴏi tɾе dài, xᴏay nɡanɡ xᴏay dọᴄ ᴄhỉ đườnɡ ᴄhᴏ xе ᴄộ. Nɡười ta đi qᴜa, ᴄố ɡắnɡ tɾánh xa nɡọn ɾᴏi tɾе dài, nhưnɡ khônɡ ai ᴄhú ý đến ônɡ. Ônɡ lᴏay hᴏay như νậy ɡiữa dònɡ xе ᴄộ hànɡ ɡiờ liền, ɾồi ᴄhán, bỏ đi. Có lần tôi thấy ônɡ mặᴄ một ᴄhiếᴄ áᴏ ᴄhim ᴄò ɾộnɡ thùnɡ thình. Chiếᴄ áᴏ ɾất mới ᴄó νẻ hànɡ nɡᴏại đắt tiền, ᴄhắᴄ ai đó ở nướᴄ nɡᴏài νề tặnɡ ônɡ. Nhưnɡ ᴄhỉ νài hôm đã thấy ᴄhiếᴄ áᴏ tɾở nên ᴄũ bẩn. Ðôi khi tôi bắt ɡặρ ônɡ nɡồi dưới hành lanɡ tɾᴏnɡ sân Vạn Hạnh, ᴄhỗ ɡần ᴄổnɡ. Ônɡ nửa nɡồi nửa nằm, tựa lưnɡ νàᴏ ᴄột. Dưới bónɡ ᴄây ρhượnɡ xanh mát, nhữnɡ lúᴄ như νậy tɾônɡ ônɡ ᴄó νẻ tỉnh νà bᴜồn. Ônɡ nɡồi một mình, ánh mắt saᴜ ᴄặρ kính ᴄận dày nhìn xa xăm ɾa dònɡ xе ᴄộ bên nɡᴏài ᴄổnɡ tɾườnɡ. Hình như Bùi Giánɡ khônɡ ᴄhỉ lanɡ thanɡ tɾᴏnɡ “lãnh địa” ᴄhợ Tɾươnɡ Minh Giảnɡ νà tɾườnɡ Vạn Hạnh. Một lần tôi thấy ônɡ ở một ᴄhỗ kháᴄ, khá xa “nhà”. Hôm đó tɾời mưa tᴏ, tôi đứnɡ ᴄhơi tɾên lầᴜ nhà một anh bạn ở đườnɡ Nɡᴜyễn Thiện Thᴜật, đối diện một ᴄái ᴄhợ, khônɡ nhớ ɾõ là ᴄhợ Vườn Chᴜối hay ᴄhợ Nɡᴜyễn Thiện Thᴜật. Tɾướᴄ ᴄhợ ᴄó một đốnɡ ɾáᴄ ᴄaᴏ nɡhệᴜ, đеn xì, bụᴄ ướt νà ɾất hôi thối. Bùi Giánɡ đanɡ đứnɡ ᴄãi nhaᴜ νới một bà bán hànɡ nɡay ᴄạnh đốnɡ ɾáᴄ. Chắᴄ ônɡ ρhá ρháᴄh ɡì nên bị bà này mắnɡ xối xả, ᴄòn ônɡ thì ᴄhỉ la ó nhữnɡ ᴄâᴜ νô nɡhĩa để đáρ lại. Nhưnɡ ônɡ ᴄũnɡ hᴏa tay múa ᴄhân νẻ khá hᴜnɡ hănɡ. Cᴜối ᴄùnɡ nɡười đàn bà xô mạnh Bùi Giánɡ. Ônɡ nɡã ᴄhỏnɡ ɡọnɡ νàᴏ đốnɡ ɾáᴄ đеn, miệnɡ la bai bải. Cặρ kính ᴄận dày νà ᴄái thân hình lèᴏ khᴏèᴏ tɾᴏnɡ tư thế nằm nɡửa khiến ônɡ tɾônɡ ɡiốnɡ một ᴄᴏn bọ nɡựa bị bẻ ᴄhân. Dưới tɾời mưa tầm tã, ônɡ ᴄó νẻ khônɡ ɡượnɡ dậy đượᴄ νì đốnɡ ɾáᴄ qᴜá nhãᴏ. Còn nɡười đàn bà νẫn tiếρ tụᴄ ᴄhửi bới. Tôi ᴄũnɡ đã thấy Bùi Giánɡ tɾᴏnɡ một tɾườnɡ hợρ kháᴄ, ɾất đánɡ nhớ. Một bᴜổi sánɡ ᴄhỉ mới khᴏảnɡ 6 ɡiờ, sinh νiên ký túᴄ xá bỗnɡ nɡhе tiếnɡ la hét từ ρhía dãy ρhònɡ ᴄáᴄ sinh νiên nữ. Thỉnh thᴏảnɡ ᴄhúnɡ tôi νẫn nɡhе nhữnɡ tiếnɡ la như νậy khi ᴄó tɾộm lẻn νàᴏ bên khᴜ nữ. Tôi νội ᴄhạy ɾa hành lanɡ. Nhìn qᴜa bên dãy nữ, thấy ᴄáᴄ mái tóᴄ dài thò ɾa ɾồi thụt νàᴏ, hết nɡười này đến kẻ kháᴄ. Tiếnɡ la ᴏai ᴏái νẫn khônɡ nɡớt, nhưnɡ bây ɡiờ xеn lẫn tiếnɡ ᴄười khᴏái tɾá ᴄủa ᴄáᴄ sinh νiên nam. Nhìn xᴜốnɡ, tôi thấy ɡiữa sân tɾườnɡ, Bùi Giánɡ đanɡ tɾᴏnɡ tư thế tɾồnɡ ᴄhᴜối, nhưnɡ hᴏàn tᴏàn… khỏa thân, qᴜần áᴏ ᴄởi hết ɾa để bên ᴄạnh. Mấy sinh νiên bảᴏ νệ từ nɡᴏài ᴄổnɡ νội ᴄhạy đến, nhét qᴜần áᴏ νàᴏ tay ônɡ lôi ɾa khỏi sân tɾườnɡ. Thật là một bᴜổi “điểm tâm” đặᴄ biệt ᴄhᴏ ᴄả ký túᴄ xá. (Tɾíᴄh Bùi Giánɡ Như Tôi Thấy – Phan Nhiên Hạᴏ) “Một ônɡ lãᴏ ăn mặᴄ thời thượnɡ đanɡ nhảy múa tɾên đườnɡ Dᴜy Tân, nay là đườnɡ Phạm Nɡọᴄ Thạᴄh. Qᴜần áᴏ lếᴄh thếᴄh, dơ dáy, màᴜ sắᴄ lᴜnɡ tᴜnɡ. Tay ᴄầm một ốnɡ sáᴏ, đầᴜ đội khăn ᴄó ᴄắm lônɡ ɡà lᴜa tᴜa. Râᴜ ɾia xồm xᴏàm. Ốnɡ sáᴏ tɾên đầᴜ bịt một ᴄhiếᴄ bᴏnɡ bónɡ đỏ, mỗi lần thổi bᴜnɡ lên tóρ xᴜốnɡ, khônɡ ρhát ɾa một thứ âm thanh nàᴏ. Đanɡ từ ở một mé đườnɡ ônɡ lại ᴄhạy tônɡ ɾa ɡiữa đườnɡ nhảy múa. Chiếᴄ bᴏnɡ bónɡ ᴄứ liên tiếρ ρhùnɡ ɾa tóρ νàᴏ. Lũ tɾẻ ᴄhạy thеᴏ bᴜ qᴜanh hò ɾеᴏ thíᴄh ᴄhí. Cứ thế ônɡ diễᴜ hành dọᴄ thеᴏ đườnɡ Dᴜy Tân lên đườnɡ Hiền Vươnɡ, nay là đườnɡ Võ Thị Sáᴜ. Đám tɾẻ ᴄứ bᴜ thеᴏ ônɡ ᴄhọᴄ ɡhẹᴏ. Ônɡ ɾượt đᴜổi ᴄhúnɡ ᴄhửi ɾủa thậm tệ νà miệnɡ lẩm nhẩm nhữnɡ ɡì khônɡ ai hiểᴜ nổi. Đứnɡ nɡᴏài nhìn ônɡ diễᴜ hành, tôi thấy ᴄám ᴄảnh nên đã tɾờ xе đến ɡần ɡọi ônɡ, nhưnɡ ônɡ khônɡ hề nɡhе νẫn tiếρ tụᴄ nhảy múa. Vài đứa tɾẻ nhìn tôi lấy làm lạ. Tôi tiếρ tụᴄ ɡọi ônɡ. Lần này ônɡ qᴜay lại nhìn νà nhận ɾa tôi ɾồi nhờ tôi ᴄhở đến nhà Đinh Cườnɡ. Khi nɡồi ở saᴜ xе tôi, Bùi Giánɡ tɾở nên hiền khô. Tôi thấy hai đòn bánh tɾеᴏ tòn tеnɡ ở ᴄổ kỳ kỳ. Bùi Giánɡ hiểᴜ νà ᴄhᴏ tôi hay là mẹ Tɾịnh Cônɡ Sơn νừa mới ᴄhᴏ”. (Tɾíᴄh lời Nɡᴜyễn Văn Thứᴄ) Nhữnɡ ɡiai thᴏại νᴜi νề Bùi Giánɡ Một nɡày νàᴏ năm 1963, thi sĩ Viên Linh ᴄhở Bùi Giánɡ đi thăm nɡười tình. Ônɡ ɾất tɾanɡ tɾọnɡ tɾᴏnɡ ᴄᴜộᴄ đi thăm này. Tɾướᴄ khi đi, ônɡ mặᴄ ɡần một ᴄhụᴄ ᴄhiếᴄ sơ mi ᴄhồnɡ lên nhaᴜ, áᴏ sạᴄh ɡiặt ủi đànɡ hᴏànɡ. Ra khỏi ᴄửa ônɡ lột ᴄhiếᴄ sơ mi đầᴜ tiên ném xᴜốnɡ đườnɡ, hối Viên Linh đi, ɾồi lần lượt ném ɡần hết áᴏ, tới tɾướᴄ nhà nɡười yêᴜ ônɡ ᴄởi đến ᴄhiếᴄ kế ᴄhót, ᴄòn lại ᴄhiếᴄ ᴄhót ônɡ mới bướᴄ νàᴏ nhà nɡười yêᴜ. Một lúᴄ saᴜ ônɡ tɾở ɾa hí hửnɡ. Viên Linh hỏi ônɡ: – Saᴏ ônɡ mặᴄ nhiềᴜ áᴏ thế ɾồi ᴄứ ᴄởi ɾa νứt đi νậy? – Taᴜ ρhải làm thế, đến νới nɡười yêᴜ thì ρhải tɾᴏnɡ sạᴄh từ tâm hồn đến thể xáᴄ. Nhữnɡ ᴄhiếᴄ áᴏ bận đi đườnɡ bị nhᴜốm bụi hồnɡ tɾần, taᴜ đến νới nànɡ ρhải là ᴄhiếᴄ áᴏ tinh khiết nhất… như tâm hồn taᴜ νậy! Một hôm Bùi Giánɡ ɡhé tɾụ sở hội Nhà Văn ᴄhơi. Lúᴄ bấy ɡiờ nhà thơ Thᴜ Bồn, một ủy νiên ban ᴄhấρ hành hội Nhà Văn Việt Nam, đanɡ đứnɡ tɾò ᴄhᴜyện νới nữ sĩ Thᴜ Ba, tɾônɡ thấy ônɡ bèn ɡọi lại bảᴏ ɾằnɡ: – Nɡhе đồn ônɡ ᴄó tài xᴜất khẩᴜ thành thơ, làm một bài ᴄhᴏ anh еm nɡhе ᴄhơi. Bùi Giánɡ ɡãi tai tɾả lời: – Lâᴜ qᴜá tᴜi khônɡ ᴄó làm thơ, qᴜên mất ᴄả ɾồi. Thᴜ Ba năn nỉ: – Làm đại một ᴄâᴜ lưᴜ niệm đi mà. Bấy lâᴜ ᴄhỉ kiến νăn kỳ thanh hôm nay mới kiến diện kỳ hình ônɡ đó. Bùi Giánɡ ᴄười : – Nhưnɡ tᴜi làm dở, đùnɡ ᴄó ᴄười tᴜi nɡhе! Thᴜ Bồn ɡiụᴄ: – Thôi mà đừnɡ khiêm tốn nữa, khônɡ ai ᴄười đâᴜ. Bùi Giánɡ tằnɡ hắnɡ một tiếnɡ ɾồi đọᴄ: Thᴜ Ba khеn nɡợi Thᴜ Bồn Thᴜ Bồn ᴄảm độnɡ sờ νai Thᴜ Ba Thᴜ Ba nhăn mặt: – Ý dà, ônɡ làm thơ lụᴄ bát ᴄhi mà ᴄhẳnɡ ᴄó νần ᴄó điệᴜ ɡì hết tɾơn. Bùi Giánɡ đáρ: – Thì sứᴄ tᴜi ᴄhỉ ᴄó νậy, ᴄô mᴜốn thơ ᴄó νần thì kiếm ᴄhữ kháᴄ thay νàᴏ đi. Thᴜ Ba bỗnɡ đỏ mặt hứ lên một tiếnɡ. Bùi Giánɡ lại ᴄười một ᴄáᴄh nɡây thơ ɾồi qᴜay đi tɾướᴄ ᴄái nhìn ɡiận dữ ᴄủa Thᴜ Bồn. nhacxua.vn
Bạn đang sao chép nội dung của page fb.com/1xuaxua. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn chuyenxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense
Bùi Giáng (17 tháng 12 năm 1926 – 7 tháng 10 năm 1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng… Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn. Cùng chúng tôi điểm qua những bài thơ Bùi Giáng hay nhất nhé!
Tổng hợp những bài thơ Bùi Giáng hay nhất
1. Tình yêu (I)
Yêu nhau nhiều lúc mộng liều
Nhớ nhau quá độ nhớ nhiều như thương
Thương nhau quá độ bình thường
Trở thành quái gỡ mộng trường tịch liêu
Lỗi từ tấm tức xế chiều
Hào quang phụ nữ diễm kiều mà ra
Tại người đâu phải tại ta
Tại người như thế thành ta điên rồ
T.B: Đi tu tâm niệm
Đi tu em nhớ một lời
Đừng bao giờ trở lại đời làm giai nhân
Đừng đẹo đẽ đến vô ngần
Chỉ cần chút đỉnh đẹp tần ngần tu (đi)
2. Gái bờ mương
Kể từ gái lội bờ mương
Quần không ráo nữa suốt đường mai sau
Hào hoa lơ đễnh vẽ màu
Nhớ nhan sắc bỏ quên sầu gái sao?
Gập ghềnh chân thấp chân cao
So làm sao được làm sao so làm?
Kể ra câu chuyện chán nhàm
Mà muôn năm vẫn bao hàm nhân gian
Mùa xuân thu vội gieo vàng
Rớt nhung nhớ hột xuống hàng lạnh xương
Kể chi câu chuyện môi hường
Hôn làm chi gái bờ mương không quần.
3. Lời sơn nữ
Gánh than lên bán chợ Trời
Thiên Thần xúm hỏi: Em người ở đâu?
Thưa rằng: Em ở rất lâu
Trần gian dưới đó dãi dầu liên miên
Bảo rằng: chưa rõ tuổi tên?
Thưa rằng: tên tuổi là Em đây rồi
Nghĩa là Sơn Nữ đó thôi
Hỏi rằng: sao chẳng thấy môi em cười?
Thưa rằng: cười gượng không vui
Nên đành mím miệng một đời cho qua
Hỏi rằng: dưới đó bông hoa
Nở vào mùa Hạ hay là mùa Xuân?
Thưa rằng: cái đó em quên
Vì chưng lo đốt than nên không nhìn
Hỏi rằng: một chút của tin
Muốn trao em giữ, em xin thứ gì?
Thưa rằng: Em chẳng biết chi
Hỏi rằng: Em thích xiêm y không nào?
Thưa rằng: Dày mỏng ra sao?
Bảo rằng: toàn gấm lụa đào nhung hoa
Thưa rằng: chẳng hợp màu da
Toàn thân như hột chà là em đen
Bảo rằng: hãy tắm suối tiên
Một giờ sau Em sẽ đổi đen ra hồng
Thưa rằng: Em có tấm chồng
Yêu màu da cũ kiếu ông em về.
4. Mộng
Hoàng hôn cơn mộng tháp tùng
Từng vô duyên gọi bóng nùng diễm qua
Anh về từ cuối nguyệt hoa
Nhìn em như mộng mị xa xa dần
Em đi sương bóng vô ngần
Nhìn anh như ngó một lần người điên
Về sau ký ức trược phiền
Làm sao quên được thuyền quyên một lần.
5. Chuyện chiêm bao
Bàn chân em bước du dương
Vì em đi lúc gió đương bay về
Đường quanh quẹo lối ven khe
Xuống lên lớp lớp sơn khê dịu dàng
Xuống rừng em bước vào thôn
Viếng thăm thôn nữ thành thân láng giềng
Thôn làng từ thuở đầu tiên
Ước mơ thấy một nàng tiên về làng
Tôi từ khởi bước lang thang
Gặp bao tiên nữ muôn vàn tái lai
Tái sinh rất mực đầu thai
Hỏi tôi có biết một ai ấy là?
Ấy ai rất mực rườm rà
Ấy người ấy ngợm ấy là đười ươi?
Quanh năm rất mực biếng lười
Chờ tôi về tới là vui tưng bừng?
Bảo tôi lập tức theo chân
Dắt tôi đi khắp đường quanh xóm làng
Đường quanh ngõ quẹo âm vang
Chiêm bao mộng tưởng đá vàng đầu tiên
Gặp người thôn nữ Duy Xuyên
(Thôn nương Đại Lộc xe duyên Xuân Đài)
Nàng vội hỏi: – “ấy là ai?
Ồ anh Sáu Giáng! ấy ai nàng là?”
6. Đêm chiêm bao
Màu xanh trút giũ tay vàng
Biển đêm náo động nằm ngang nghe trời
Mộng cuồng nhớ một người thôi
Dọc dừa kiêu hãnh làn môi nhu mỳ
Hình dung chớp nhoáng chân đi
Cầu rung động nhịp sương thì thầm gieo
7. Em đi
Tiền trình vạn lý lênh đênh
Một thân một thể một mình em đi
Anh ngồi bủn rủn tứ chi
Thiên thu muôn thuở thuộc tùy tang thương
Cảo thơm lần giở đoạn trường
Phong tình Cổ Lục khôn lường khảm kha
Em đi vĩnh biệt quê nhà
Em về Vĩnh dạ không nhà không quê
Bài thơ kính tặng ê chề
Từ trong đứt ruột quặt què ngoài ra
(trích tập thơ Như Sương)
8. Đi và về
Em đi từ tỉnh mộng đầu
Hết vui hết khổ hết sầu trăm năm
Cõi nào rất mực xa xăm
Máu tim băng giá bóng tăm mơ màng
Em từ vô tận đá vàng
Về chìm đắm giữa lá vàng thiên thu
Chiều nay có giống chiều nào
Lá vàng rơi rắc tiêu tao lạ lùng
Đắm chìm đắm đuối mông lung
Chiêm bao khắp nẻo tận cùng khắp nơi
Đêm nay mưa gió đầy trời
Buồn vui kỷ niệm bồi hồi đêm nao
Buồn tênh ngôn ngữ thì thào
Xuân đi động đậy mận đào đào nguyên
Còn nguyên phố thị diện tiền
Bình nguyên hậu diện thuyền quyên hội đàm
Em từ vô tận dư vang
Kết chùm cỏ mọc đá vàng thiên thâu
Em đi từ tình mộng đầu
Trùng lai chất vấn biết đâu điệu chào
(trích tập thơ Như Sương)
9. Kể chuyện
Kể lại chuyện rằng năm đã cũ
Đã bao giờ một bận muôn năm
Em nhớ chuyện rằng xưa lỡ dở
Diều đứt dây trẻ cũng cầm bằng.
Kể lại chuyện rằng dù sao nữa
Nguồn xưa sóng lạc nước tiêu dao
Mắt khép mi sầu không lệ nữa
Nhìn nhau bận đó cúi xin chào.
Bốn vó lên đèo truông ải vang
Trùng quan một bận gió lên ngàn
Tiền trình cỏ lạ xông ngây ngất
Con mắt khô rồi ngó ngửa ngang.
10. Huế làm thơ
Tôi vào Sài Gòn lúc đầu
Thật là bỡ ngỡ mối sầu Thừa Thiên
Rồi sau đó thật tuy nhiên
Quen vui với chị thuộc phiền với em
Bây giờ tôi nhớ Thừa Thiên
Nhớ thôi chút ít chứ phiền thì không
Mỗi mùa xuân lá trổ bông
Quên tờ cung chúc cũng không hề gì
(Chiến tranh nghĩ cũng ly kỳ
Những thằng thi sĩ còn kỳ ly hơn)
11. Chào thu lục tỉnh
Trời thu dựng mây thu trời gió thổi
Trời thu vang em đứng đó nghe không
Con én liệng mùa xưa xuân nghẽn lối
Tâm tình em bối rối lệ lên hồng
Thu đô thị đã mây lần lừa phỉnh
Em cùng ta về Lục Tỉnh nghe không
Để nhớ lại lần xưa em đã định
Cùng ta đi ngó cỏ nội hoa hồng
Đây Mỹ Tho Cần Thơ Châu Đốc
Long Xuyên ơi và Sa Đéc em ơi
Trời kỷ niệm đi về trong đáy mắt
Thổi dư vang từ dĩ vãng xa vời
Thổi trăng núi từ Trường Sơn heo hút
Đèo Hải Vân con nai lạc trong sương
Con nai ấy xưa là “nai cao gót”
Em nhớ không trời đất vẫn như dường…
Ta dựng lại trời xuân trong chốc lát
Với thu mây mù xao xuyến nước xanh
Với ký ức của một thời ngan ngát
Em nhớ không? em quên vội sao đành
Chào Lục Tỉnh thu về xuân nức nở
Ở trong cây trong lá ở bên sông
Giòng nước chậm chần chờ con sóng chở
Còn không em? kỷ niệm ở bên lòng
12. Vẫn là là
Dấu bèo phong vận nín thinh
Sóng phơi trường mộng bình minh vô thường
Nắng hồng chiếu bóng đài gương
Lời nghi hoặc hỏi đoạn trường từ đâu
Nối đuôi khởi sự từ đầu
Ví dù kết thúc trước sau vẫn là.
13. Chiều hôm phố thị
Chiều hôm phố thị
Em ngồi đếm lá bay chơi
Đèn khuya phố thị
Sao xưa sáng ở trên đồi cây rung
Những lời cũ kỹ
Một trời thu để nhớ nhung
Chuyện đời giản dị
Chiêm bao tay nắm vô cùng ngón tay
Chuyện đời có thế
Nỗi đời em có nhớ không
Em về đây để
Hồng nhan em hẹn hái bông cho đời
Một lần em lại bên người
Giữa ngày tháng bỏ năm trôi bên giòng
Mở hai hàng cỏ long đong
Mở hai môi mở tấm lòng xa xôi
Chiều hôm đếm lá cây rơi
Bên đèn phố thị thương đồi núi xa.
14. Hận
Những giòng thơ nối giòng đi rất xiết
Đã trở về mấy bận với trang buông
Người ngồi đây ngó mây trôi biền biệt
Lơ thơ bay loáng thoáng cánh chuồn chuồn
Trời đất lạnh và lòng anh không thỏa
Gửi hồn đi phương hướng hút heo ngàn
Hồn ngơ ngác loay hoay về hỏi dạ
Có bao giờ dạ thỏa giữa không gian
Tờ giấy mỏng mấy lần không chiu nổi
Những hình ma quái ác anh vẽ lên
Sương với bóng bay về trên cỏ nội
Bủa mịt mờ ảo mộng lạnh bốn bên
Lệ đã chảy ròng ròng rớt xuống
Với xuân về oanh yến rộn bên tai
Em quốc sắc em thiên hương đã uổng
Làm sao khuây khỏa hận của thiên tài
15. Mắt buồn
Bóng mây trời cũ hao mòn
Chiêm bao náo động riêng còn hai tay
Tấm thân với mảnh hình hài
Tấm thân thể với canh dài bão giông
Cá khe nước cõng lên đồng
Ruộng hoang mang khóc đêm mồng một giêng
Tạ từ tháng chạp quay nghiêng
Âm trang sử lịch thu triền miên trôi
Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa
Bỏ người yêu bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con
16. Tặng bạn
Bước chân giẫm sỏi trên đồi
Những thân đau khổ những đời rã riêng
Những niềm vô hạn bỏ quên
Những lời không nói gió lên sai giòng
Bờ xanh lúa trổ đòng đòng
Bỏ quên nức nở bông hường lệ rơi
Người đi bỏ lại giữa người
Tiếng vang ngần ấy rạc rời vọng âm
Trang hồng trang sử lịch trang
Thu hồi viễn vọng vô ngần nghiệt ma
Bây giờ điệu cũ bay xa
Nguồn trôi nước bạc đổ ra vô cùng.
17. Thiếu phụ trở về
Non hồng chiều vọng chân mây
Sương chừng lãng đăng rơi đầy tuổi thơ
Lá cồn thu lạc bao giờ
Hồn trong sóng phượng chia bờ trường giang
Khuya thôi về lạnh phố phường
Ôi buồn khổ lại như càng theo nhau
Một bờ dương xếp bến sau
Nước cằn cỗi đục nghe đau lá vườn
Em về nghe động trong xương
Hồn xưa con dế lên đường viễn du
Bỏ thương lại ở sau mù
Cây mùa đắng trái bù dù tim xanh
Nửa đời bê bối thân anh
Một miền đi khuất trong thanh âm nào
18. Em mọi điên
Một tiếng hát giữa rừng hô hấp
Chết trăm năm ẩn nấp khung đời
Trời ma đất quỷ hai nơi
Em điên từ bữa ra đời em điên
Beo và cọp trước tiên chạy trốn
Vượn đìu hiu nhìn lộn cây hoa
Em về giũ áo mù sa
Tiền trình vạn lý anh là đười ươi.
19. Kỷ niệm chín suối
Mùa hè tương đối chịu được
Ba mùa kia
Nhất là mùa Đông
Lạnh lẽo quá mức chịu đựng
Không còn đâu sức lực làm thơ
Nhà xuất bản đóng cửa
Im ỉm suốt bốn mùa
Ôi Chín Suối!
20. Lời người điên
Chúng tôi người ngợm vô thường
Lúc mê man lúc chán chường thể thân
Các em gắng gổ đôi phần
Đừng quên uống rượu lần khân sinh bình
Dịu dàng sống giữa gia đình
Ngày ngày tháng tháng hậu tình năm năm
Trái tim nguyệt tỏ đêm rằm
Máu me mây gió tơ tằm vấn vương
Ở đời kiệt tận xẩu xương
Hình hài biến thể thân mường tượng thân
21. Mộng
Hoàng hôn cơn mộng tháp tùng
Từng vô duyên gọi bóng nùng diễm qua
Anh về từ cuối nguyệt hoa
Nhìn em như mộng mị xa xa dần
Em đi sương bóng vô ngần
Nhìn anh như ngó một lần người điên
Về sau ký ức trược phiền
Làm sao quên được thuyền quyên một lần.
22. Một hai năm
Tặng gà vịt một năm sương tuyết
Vịt gà xin ráo riết hai năm
Ngồi suông nhớ mãi đêm rằm
Văn thừa bích lạc nguyệt cầm tiểu man
Đêm mộng mị về hang núi lạnh
Nhìn gấu beo bên cạnh hùm thiêng
Sịch mành trở giấc u miên
Muôn vàn brigitte nằm nghiêng nghiêng cười.
23. Ông điên
Ông điên từ bữa hôm qua
Tới hôm nay nữa gọi là ba hôm
Thanh thiên về dự hội đàm
Thành thân thiên hạ muôn vàn mai sau
* * *
Ông điên từ một lần đầu
Tới lần đuôi đứt ruột rầu rĩ đau
Tuyệt mù biển cạn sông sâu
Bụi hồng tản mác trước sau bây giờ.
1996
24. Ở trong rừng
Đây là ở trong rừng
Chẳng có con ma nào ngó thấy đâu
Xin Hoàng Hậu
Hãy cởi áo quần ra tắm khe nước
Có con ma nào đâu mà sợ
Sao Hoàng Hậu thẹn đỏ mặt?
Có tôi?
Nhưng tôi đâu phải là con ma
25. Riêng mình
Mặc người
mưa Sở mây Tần
Riêng mình gìn giữ
một lần đầu tiên
Thưa em! chín nẻo
thuyền quyên
Chờ em chín chục
thiều nhiên quang nhòa.
26. Thưa cô nương
Tại hạ ra biển
Phen này lần ấy
Ðể nhìn cô nương tắm
Lúc bấy giờ bỗng dưng
Tâm hồn tại hạ biến ra
Làm nước biển
Vậy xin cô nương dừng ngay cuộc tắm
Kẻo mà đau đớn tâm hồn tại hạ vô cùng.
27. Áo xanh
Lên mù sương xuống mù sương
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu
Tuổi thơ em có buồn nhiều
Hãy xin cứ để bóng chiều bay qua
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh
28. Hang rừng
Mù sa thấp rừng nai xưa lỡ hẹn
Xuống thôn làng ngó lá rụng ven khe
Mùa tháng chạp chim trời xa lỡ hẹn
Với sông thu từ một buổi bay về
Làn sóng đục lần kia nghe gió lạ
Lạnh vô cùng thổi lại tự phương tây
Đêm khuya khoắt ai một mình em ạ
Đứng trên bờ nghe rã mộng trong tay
Lời ước nguyện tuổi thơ cùng một lúc
Với mây xanh với gió biếc trời tròn
Với sông trắng chảy quành qua mấy khúc
Để bên giòng giờ tấc dạ chon von
Trời bấn loạn bóng đèo xa đi khuất
Lá âm u đường lấp ở sau lưng
Nguồn thác đổ bên bụi mờ lây lất
Xuống thiên thu sầu hận khóc hang rừng
29. Hoàng hậu
Ngập ngừng trong bóng nhặt thưa
Ảnh hình Hoàng Hậu năm xưa lại về
Thùy dương xanh mái tơ thề
Quanh Trường Thành dựng ngọc kề trắng vai
Ngàn thu xuống lá thu bay
Buồn tiêu tao để bên ngày tháng đi
Tràng giang sóng cát li ti
Xô dồn tiết điệu lên vì hoa dung
Vì em phiền mộng sương ngần
Cỏ Yên tơ bích đâu Tần gục cong
Sầu kim hải sóng phiêu bồng
Giòng thơ ngây lệ em ròng ròng tuôn
Dập dìu bên liễu chùng buông
Tình chưa thoảng chợt tiếng buồn lại dâng
Đôi nét về tiểu sử nhà thơ Bùi Giáng
Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Cha ông là Bùi Thuyên, thuộc đời thứ 16 của dòng họ Bùi ở Quảng Nam. Do người vợ cả qua đời sớm nên ông lấy người vợ kế là bà Huỳnh Thị Kiền. Bùi Giáng là con đầu của Bùi Thuyên với Huỳnh Thị Kiền, nhưng là con thứ 5 nếu tính tất cả các anh em. Khi vào Sài Gòn, ông được gọi theo cách gọi miền Nam là Sáu Giáng.
Năm 1950, ông thi đỗ tú tài đặc biệt do Liên khu V tổ chức, được cử tới Hà Tĩnh để tiếp tục học. Từ Quảng Nam phải đi bộ theo đường núi hơn một tháng rưỡi, nhưng khi đến nơi, thì ông quyết định bỏ học để quay ngược trở về quê, để đi chăn bò trên vùng rừng núi Trung Phước.
Năm 1952, ông trở ra Huế thi tú tài 2 ban Văn chương. Thi đỗ, ông vào Sài Gòn ghi danh học Đại học Văn khoa. Tuy nhiên, theo T. Khuê thì sau khi nhìn danh sách các giáo sư giảng dạy lại, ông quyết định chấm dứt việc học và bắt đầu viết khảo luận, sáng tác, dịch thuật và đi dạy học tại các trường tư thục.
Năm 1965, nhà ông bị cháy làm mất nhiều bản thảo của ông.
Năm 1969, ông “bắt đầu điên rực rỡ” (chữ của Bùi Giáng). Sau đó, ông “lang thang du hành Lục tỉnh” (chữ của Bùi Giáng), trong đó có Long Xuyên, Châu Đốc.
Năm 1971, ông trở lại sống ở Sài Gòn. Thi sĩ Bùi Giáng mất lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh, tức Sài Gòn cũ) sau những năm tháng sống “điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang” (chữ của Bùi Giáng). Ông được chôn cất tại nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức.
Tác phẩm của nhà thơ Bùi Giáng
Theo thống kê chưa đầy đủ, tác phẩm của Bùi Giáng có (tạm phân theo thể loại):
Tập thơ
Mưa nguồn (1962), 140 bài thơ
Lá hoa cồn (1963), 46 bài thơ
Màu hoa trên ngàn (1963)
Ngàn thu rớt hột (1963)
Bài ca quần đảo (1963), 33 bài thơ
Sa mạc trường ca (1963)
Sa mạc phát tiết (1969)
Mưa nguồn hòa âm (1973), 40 bài thơ
Mùi Hương Xuân Sắc (1987)
Thơ Bùi Giáng (1994)
Rong rêu (1995), 18 bài thơ
Bèo mây bờ bến (1996), 12 bài thơ
Đêm ngắm trăng (1997), 108 bài thơ
Như sương (1998), 73 bài thơ
Mười hai con mắt (2001), 38 bài thơ
Thơ vô tận vui (2005)
Mùa màng tháng tư (2007)
Nhận định
Nhận xét về Bà Huyện Thanh Quan (1957)
Nhận xét về Lục Vân Tiên (1957)
Nhận xét về Chinh phụ ngâm và Quan Âm Thị Kính.
Nhận xét về truyện Kiều và truyện Phan Trần (1957)
Giảng luận
Giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
Giảng luận về Chu Mạnh Trinh
Giảng luận về Tôn Thọ Tường
Giảng luận về Phan Văn Trị
Tất cả đều được xuất bản năm 1957 – 1959.
Triết học
Tư tưởng hiện đại (1962)
Martin Heidgger và tư tưởng hiện đại I và II (1963)
Sao gọi là không có triết học Heidgger? (1963)
Dialoque (viết chung, 1965)
Tạp văn
Các sách xuất bản năm 1969, có:.
Đi vào cõi thơ
Thi ca tư tưởng
Sa mạc phát tiết
Sương bình nguyên
Tổng hợp 40 bài thơ Bùi Giáng hay nhất về tình yêu và chuyện đời
(VOH)- Bùi Giáng nổi tiếng là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học rất uyên thâm. Cùng nghiền ngẫm 40 bài thơ Bùi Giáng được yêu thích nhất.
Quảng cáo
Mục lục
Bùi Giáng (1926 - 1998) vốn được biết đến là thi sĩ sở hữu chất “điên” và “tiên” trong từng câu thơ của mình. Những bài thơ của ông luôn là đề tài bàn luận của giới văn nghệ sĩ bởi từng câu chữ của Bùi Giáng luôn hiện lên cõi miền kỳ diệu, linh thánh, đa âm sắc và lộng lẫy đến tận cùng.
Cho đến nay, có thể nói rằng, những tập thơ của Bùi Giáng đều để lại nhiều ý nghĩa trong văn học và cuộc sống. Cùng đọc và cảm nhận 40 bài thơ Bùi Giáng hay và hấp dẫn nhất!
1. Những bài thơ tình của Bùi Giáng
Trong cuộc đời thơ ca của Bùi Giáng, có lẽ tình yêu chiếm đại đa số. Những bài thơ tình của Bùi Giáng được vị thi sĩ lan tỏa thành hai hướng, một về cõi thực, một về cõi mơ, song tất cả lại mang chút tâm tình người nông dân quê hương xứ Quảng.
1.1. Mai sau em về
Em về mấy thế kỷ sau Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không Ta đi còn gửi đôi giòng Lá rơi có dội ở trong sương mù?
Những thương nhớ lạnh bao giờ Đường thu chia ngả chân trời rộng thênh Đây phồn hoa của thị thành Đây hồn thuỷ thảo khóc tình ngửa ngang
Càn khôn xưa của riêng chàng Xưa đài vũ trụ thiếp mang riêng mình Bây giờ đón bước em xinh Sầu đau nhan sắc bất bình ra sao (Mưa nguồn, NXB Hội nhà văn, 1993)
1.2. Mắt buồn
Bóng mây trời cũ hao mòn Chiêm bao náo động riêng còn hai tay Tấm thân với mảnh hình hài Tấm thân thể với canh dài bão giông
Cá khe nước cõng lên đồng Ruộng hoang mang khóc đêm mồng một giêng Tạ từ tháng chạp quay nghiêng Âm trang sử lịch thu triền miên trôi
Bỏ trăng gió lại cho đời Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa Bỏ người yêu bỏ bóng ma Bỏ hình hài của tiên nga trên trời Bây giờ riêng đối diện tôi Còn hai con mắt khóc người một con. (Mưa nguồn, NXB Hội nhà văn, 1993)
1.3. Ai đi tu
Trời sầu đất muộn thế ru Ban đầu em đã đi tu vội vàng Chân trời oán hận tràn lan Lỗi từ phương trượng u hàn niềm hoa Bây giờ ngó lại người ta Gẫm rằng thiên hạ ai là đi tu.
1.4. Anh em
Anh thương em như thương một bà trời Em thương anh như thương hại một ông trời bơ vơ Kể ra từ bấy tới giờ Tình yêu phảng phất như tờ giấy rung.
1.5. Tình yêu (I)
Yêu nhau nhiều lúc mộng liều Nhớ nhau quá độ nhớ nhiều như thương Thương nhau quá độ bình thường Trở thành quái gỡ mộng trường tịch liêu
Lỗi từ tấm tức xế chiều Hào quang phụ nữ diễm kiều mà ra Tại người đâu phải tại ta Tại người như thế thành ta điên rồ T.B: Đi tu tâm niệm
Đi tu em nhớ một lời Đừng bao giờ trở lại đời làm giai nhân Đừng đẹp đẽ đến vô ngần Chỉ cần chút đỉnh đẹp tần ngần tu (đi)
1.6. Mộng
Hoàng hôn cơn mộng tháp tùng Từng vô duyên gọi bóng nùng diễm qua Anh về từ cuối nguyệt hoa Nhìn em như mộng mị xa xa dần Em đi sương bóng vô ngần Nhìn anh như ngó một lần người điên Về sau ký ức trược phiền Làm sao quên được thuyền quyên một lần.
1.7. Gái bờ mương
Kể từ gái lội bờ mương Quần không ráo nữa suốt đường mai sau Hào hoa lơ đễnh vẽ màu Nhớ nhan sắc bỏ quên sầu gái sao? Gập ghềnh chân thấp chân cao So làm sao được làm sao so làm? Kể ra câu chuyện chán nhàm Mà muôn năm vẫn bao hàm nhân gian Mùa xuân thu vội gieo vàng Rớt nhung nhớ hột xuống hàng lạnh xương Kể chi câu chuyện môi hường Hôn làm chi gái bờ mương không quần.
1.8. Lời sơn nữ
Gánh than lên bán chợ Trời Thiên Thần xúm hỏi: Em người ở đâu? Thưa rằng: Em ở rất lâu Trần gian dưới đó dãi dầu liên miên Bảo rằng: chưa rõ tuổi tên? Thưa rằng: tên tuổi là Em đây rồi Nghĩa là Sơn Nữ đó thôi Hỏi rằng: sao chẳng thấy môi em cười? Thưa rằng: cười gượng không vui Nên đành mím miệng một đời cho qua Hỏi rằng: dưới đó bông hoa Nở vào mùa Hạ hay là mùa Xuân? Thưa rằng: cái đó em quên Vì chưng lo đốt than nên không nhìn Hỏi rằng: một chút của tin Muốn trao em giữ, em xin thứ gì? Thưa rằng: Em chẳng biết chi Hỏi rằng: Em thích xiêm y không nào? Thưa rằng: Dày mỏng ra sao? Bảo rằng: toàn gấm lụa đào nhung hoa Thưa rằng: chẳng hợp màu da Toàn thân như hột chà là em đen Bảo rằng: hãy tắm suối tiên Một giờ sau Em sẽ đổi đen ra hồng Thưa rằng: Em có tấm chồng Yêu màu da cũ kiếu ông em về.
1.9. Gái bờ mương
Kể từ gái lội bờ mương Quần không ráo nữa suốt đường mai sau Hào hoa lơ đễnh vẽ màu Nhớ nhan sắc bỏ quên sầu gái sao?
Gập ghềnh chân thấp chân cao So làm sao được làm sao so làm? Kể ra câu chuyện chán nhàm Mà muôn năm vẫn bao hàm nhân gian
Mùa xuân thu vội gieo vàng Rớt nhung nhớ hột xuống hàng lạnh xương Kể chi câu chuyện môi hường Hôn làm chi gái bờ mương không quần.
1.10. Thương Em
Thương em thương nhớ những ngày Nhớ em như thể nhớ hoài mai sau Nhớ em muôn một mộng đầu Mà em nhớ mãi mối sầu tương lai Cậy em cậy suốt dặm dài Tận cùng khổ cực đắng cay cầm bằng Yêu em có thể bảo rằng Yêu là rất mực hằng hằng không yêu.
Con có nghĩ: ắt là phải thế Một đôi lần con ghì siết hai tay Nàng thơ đẹp của trần gian ứa lệ Bảo con rằng: hãy nhớ lấy phút giây
B.G.
Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu
Cây và cối bầu trời và mặt đất Đã nhìn tôi dưới sương sớm trăng khuya Mở buồng phổi đón gió bay bát ngát Dừng bên sông bến cát buổi chia lìa
Hoàng hôn xuống, bình minh lên nhịp nhịp Ngàn sao xanh lùi bước trước vừng hồng Ngày rực rỡ đêm êm đềm kế tiếp Đón chào tôi chung cười khóc bao lần
Tôi đã gửi hồn tôi biết mấy bận Cho mây xa cho tơ liễu ở gần Tôi đã đặt trong bàn tay vạn vật Quả tim mình nóng hối những chờ mong
Sông trắng quá bảo lòng tôi mở cửa Trăng vàng sao giục cánh mộng tung ngần Gió thổi giậy lùa mơ vào bốn phía Ba phương trời chung gục khóc đêm giông
Những giòng lệ tuôn mấy lần khắc khoải Những nụ cười tròn mấy bận hân hoan Những ngoảnh mặt im lìm trong ái ngại Những bắt tay xao động với muôn vàn
Những người bạn xem tôi như ruột thịt Những người em dâng hết dạ cho tôi Những người bạn xem tôi là cà gật Những người em không vẹn nghĩa mất rồi
Trần gian hỡi? tôi đã về đây sống Tôi đã tìm đâu ý nghĩa lầm than Tôi ngẩng mặt ngó ngàn mây cao rộng Tôi cúi đầu nhìn mặt đất thấp đen
Tôi chấp thuận trăm lần trong thổn thức Tôi bàng hoàng hốt hoảng những đêm đêm Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt Tôi đui mù cho thoả dạ yêu em
Tôi tự nguyện sẽ một lần chung thuỷ Qua những lần buồn tủi giữa đảo điên Thân xương máu đã đành là uỷ mị Thì xin em cùng lên thác xuống ghềnh
Em đứng mũi anh chịu sào có vững Bàn tay bưng đĩa muối có chấm gừng Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn Hết tâm hồn và hết cả da xương
Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi Trần gian ôi! cánh bướm cánh chuồn chuồn Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn
Còn ở lại một ngày còn yêu mãi Còn một đêm còn thở dưới trăng sao Thì cánh mộng còn tung lên không ngại Níu trời xanh tay với kiễng chân cao
Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết Sẽ rồi ra vĩnh biệt với ngươi thôi Ta chết lặng bó tay đầu lắc Đài xiêu ôi xuân sắp rụng mất rồi
Đêm ứa lệ phồng mi hai mắt Bàn tay ta nhỏ như lá cây khô Mình hoa rã đầm đìa sương theo móc Đỡ làm sao những cánh tiếp nhau rơi
Ta gửi lại đây những lời áo não Những lời yêu thương phụng hiến cho em Rồi ta gục đầu trên trang giấy hão Em bảo rằng Đừng tuyệt vọng nghe không Còn trang thơ thắm lại với trời hồng
1.12. Đêm chiêm bao
Màu xanh trút giũ tay vàng Biển đêm náo động nằm ngang nghe trời Mộng cuồng nhớ một người thôi Dọc dừa kiêu hãnh làn môi nhu mỳ Hình dung chớp nhoáng chân đi Cầu rung động nhịp sương thì thầm gieo.
1.13. Bé con ơi
Rong rêu ngày tháng rong chơi Tìm xuân tinh thể chốn nơi nào là Sưu tầm túy vũ cuồng ca Hồn nhiên như thể như là hài nhi? Chiêm bao tóc thuận tơ tùy Tồn sinh nặng nhọc nhu mỳ ở đâu Ngữ ngôn khép kín mặc dầu Hùng tâm tim máu óc đầu mở ra Dịu dàng cuối lá đầu hoa Mười về châu lệ chín sa dòng dòng Miêu Cương mạc ngoại hoài mong Hồng hoang chín bệ tấm lòng đầu thai Mùa xuân hiện giữa ngàn mai Nguyên hình Nữ Chúa trên ngày phù du.
1.14. Thưa cô nương
Tại hạ ra biển Phen này lần ấy Ðể nhìn cô nương tắm Lúc bấy giờ bỗng dưng Tâm hồn tại hạ biến ra Làm nước biển Vậy xin cô nương dừng ngay cuộc tắm Kẻo mà đau đớn tâm hồn tại hạ vô cùng.
1.15. Tình thứ nhất
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất Và thứ hai ba bốn chín thêm mười Bờ tang hải biển dâu xô lật úp Bến phiêu bồng anh lật đật theo đuôi
Anh chỉ có niềm vui trong chốc lát Và nỗi buồn cũng chốc lát như nhiên Tình thứ nhất thoảng đi qua thấm thoát Tới trăm năm còn thấm thoát như thường
Anh vẫn tưởng đầu đường thương xó chợ Ai có ngờ xó chợ cũng thương nhau Hồn tan vỡ song đôi trong hơi thở Ôi đầu đường ôi xó chợ nơi đâu Là nơi đó chốn kia anh rất rõ Trong máu me từng khoảnh khắc sơ đầu
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất Và thứ nhì cũng đệ nhất như nhiên Bờ dâu biển phiêu bồng trôi lật đật Bến phiêu du chớp nhoáng mộng tang điền
Bây giờ anh dại anh điên Biên Hoà Bệnh Viện bình yên anh về Anh chào vĩnh biệt sơn khê Chào anh vĩnh quyết bốn bề nhà ma.
Không chỉ tình yêu, những bài thơ hay của Bùi Giáng còn chan chứa tâm tư tình cảm về cảnh đời, về quê hương, đất trời bằng phong cách nghệ thuật rất khác thường của người thi sĩ này.
2.1. Chào Nguyên xuân
Xin chào nhau giữa con đường Mùa xuân phía trước miên trường phía sau Tóc xanh dù có phai màu Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng Xin chào nhau giữa lúc này Có ngàn năm đứng ngó cây cối và Có trời mây xuống lân la Bên bờ nước có bóng ta bên người
Xin chào nhau giữa bàn tay Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con Thưa rằng những ngón thon thon Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau
Xin chào nhau giữa làn môi Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam Thưa rằng bạc mệnh xin kham Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
Xin chào nhau giữa bụi đầy Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu
Hỏi rằng: người ở quê đâu Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà Hỏi rằng: từ bước chân ra Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài Thưa rằng: nói nữa là sai Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào Hỏi rằng: đất trích chiêm bao Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau Thưa rằng: ly biệt mai sau Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân (Mưa nguồn, NXB Hội nhà văn, 1993)
2.2. Bên quán cà phê
Gửi Thanh Niên xuân Cà phê vô tận mưa nguồn Thành thân vô lượng vui buồn gọi nhau Em đi ngõ trước vườn sau Chào Xuân đâu biết niềm đau mưa nguồn
Niềm vui bất tuyệt cứ tuôn Xuân xanh bát ngát rẩy run phập phồng Sát-na hiện tại phiêu bồng Này băng tuyết nở muôn hồng tương lai
Cà phê nhớ buổi hôm nay Chén trà xin hẹn ngày rày năm sau Ông từ vĩnh biệt tiêu tao Buồn vui vô tận chiêm bao chập chờn... (Xuân 95)
2.3. Chiều đông
Bảy giờ nghi hoặc trở cơn Mù sương mélite lá cồn thô sơ Viết câu giữa tiếng lu mờ Mưa nguồn bỏ lại tự giờ trở đi
Trên đồng đày ải hoa thi Tiếng than đầu ngọn cây gì trổ bông Rừng chanh trái núi hương đồng Gò sương nội cỏ lục hồng rủ nhau
Tám giờ vội vã đi mau Từ tân thanh lại nguyên màu đêm nay Mù sương ký ức thở dài Giờ ôi bảy tám quên ngày xa đêm
Sáu giờ trở lại ghi thêm Giòng hoang dại đã chảy bên miền này Núi rừng trở lại đêm nay Mù sương sắp tới bỗng ngây thơ cười (Bài ca quần đảo, Nxb Nguyễn Đình Vượng, 1973 (tái bản)
2.4. Lá trút hoa cồn
Cuối năm rào giậu khép hàng Trên thân thể mọc Cô Nàng đi tu Thiên thanh thái thậm tạc thù Mắt xanh mày dựng thiên thu thái hằng Tình vân nhứ mạo mô lăng Lên từ cung bậc giá băng năm đầu Một hàng chậm một hàng mau Rừng ôi nhớ biển trước sau khôn hàn Tấm thân vũ trụ điêu tàn Hùm beo rống ngục doanh hoàn nở môi Người về cõi đất xa xôi Nhớ xuân địa ngục không lời gọi em Hoa cồn kiều diễm gió lên Lá cồn em mọi còn nên trao gì Chiêm bao phấn diện biên thuỳ Đêm sầu mộng dại truy tuỳ mê mông Một vùng xuôi ngược biển đông Tam thu chểnh mảng thần thông tựu trường Trình tâu Hắc Đế U Vương Già Lam Bản Xứ khuếch trương mối sầu Mộng trường nhất niệm thiên thâu Tam thu diệu hữu nguyên màu già mông Một vùng xuôi ngược biển đông. (Mưa nguồn và Lá hoa cồn, NXB An Tiêm tái bản, Saigon, 1973)
2.5. Hang rừng
Mù sa thấp rừng nai xưa lỡ hẹn Xuống thôn làng ngó lá rụng ven khe Mùa tháng chạp chim trời xa lỡ hẹn Với sông thu từ một buổi bay về Làn sóng đục lần kia nghe gió lạ Lạnh vô cùng thổi lại tự phương tây Đêm khuya khoắt ai một mình em ạ Đứng trên bờ nghe rã mộng trong tay Lời ước nguyện tuổi thơ cùng một lúc Với mây xanh với gió biếc trời tròn Với sông trắng chảy quành qua mấy khúc Để bên giòng giờ tấc dạ chon von Trời bấn loạn bóng đèo xa đi khuất Lá âm u đường lấp ở sau lưng Nguồn thác đổ bên bụi mờ lây lất Xuống thiên thu sầu hận khóc hang rừng.
2.6. Rằng bình minh đợi
Xuân thu trang điểm tình hình Nghe đâu tình trạng nhớ tình huống xưa Ghé thăm Thần Nữ xin thưa Rằng bình minh đợi cơn mưa buổi chiều.
2.7. Rong chơi
Ngao du tuế nguyệt thập thành Nắng mưa chìm nổi đã đành lâm ly Hoàng hôn vĩnh dạ thuận tùy Bình minh tái tặng nhu mỳ cho em.
2.8. Thiên thanh là là
Đế vương ở tít thâm cung Hai bên tường đá song trùng uy nghiêm Một hàng cây bóng thần tiên Dập dìu ở giữa khuôn viên thêu thùa Bé con bốn đứa nô đùa Một trai ba gái bốn mùa chạy quanh Đế vương kỳ bí thập thành Làm thơ kể chuyện thiên thanh là là Ông trời đùa quỷ rỡn ma Tập thành thiên hạ lá hoa muôn màu.
2.9. Trời mưa trên đầu
Trời mưa lộp độp trên đầu Thì xin Thượng Đế chia sầu với tôi Thuở còn trẻ dại rong chơi Thì sung sướng với mưa rơi trên đầu
Bây giờ cái sướng đi đâu Cái gì ở lại ra màu dở dang Chiêm bao rớt hột hàng hàng Từ xiêm trắng xuống hỗn mang trên đầu.
2.10. Cỏ hoa hồn du mục
Nghe trời đổ lộn nguyên khê Tiếng vàng rụng rớt gieo về động xanh Gót chân khơi rộng bóng cành Nhịp vang đầu núi vọng thành lũy xiêu Thời gian chắn bước bên chiều Khóc sông bến lạ mưa nhiều sớm xuân Cỏ hoa từ bỏ ruộng đồng Hồn du mục cũ xa gần hử em
Bùi Giáng là một nhà thơ giàu có về mặt ngôn ngữ. Những bài “thơ điên” của Bùi Giáng đều mang lại cảm giác quá đỗi dị thường, kỳ quặc song càng phân tích, càng nhận ra được ngôn thơ của ông đặc trưng cho kiểu diễn ngôn tâm thần phân lập của thời hiện đại.
3.1. Ông điên
Ông điên từ bữa hôm qua Tới hôm nay nữa gọi là ba hôm Thanh thiên về dự hội đàm Thành thân thiên hạ muôn vàn mai sau * * * Ông điên từ một lần đầu Tới lần đuôi đứt ruột rầu rĩ đau Tuyệt mù biển cạn sông sâu Bụi hồng tản mác trước sau bây giờ.
3.2. Em mọi điên
Một tiếng hát giữa rừng hô hấp Chết trăm năm ẩn nấp khung đời Trời ma đất quỷ hai nơi Em điên từ bữa ra đời em điên Beo và cọp trước tiên chạy trốn Vượn đìu hiu nhìn lộn cây hoa Em về giũ áo mù sa Tiền trình vạn lý anh là đười ươi.
3.3. Lời người điên
Chúng tôi người ngợm vô thường Lúc mê man lúc chán chường thể thân Các em gắng gổ đôi phần Đừng quên uống rượu lần khân sinh bình Dịu dàng sống giữa gia đình Ngày ngày tháng tháng hậu tình năm năm Trái tim nguyệt tỏ đêm rằm Máu me mây gió tơ tằm vấn vương Ở đời kiệt tận xẩu xương Hình hài biến thể thân mường tượng thân.
3.4. Người điên uống rượu
Uống và si nói lăng nhăng Miệng mồm lý như thằn lằn đứt đuôi Tâm can chân thể chôn vùi Mặt trời không mọc với người lem nhem Còn đâu nguyệt tỏ bên thềm Ôi người uống rượu còn thêm điên rồ.
3.5. Tâm sự ông vua điên
Ông vua kỳ vỹ thập thành Vì vui quá độ nên thành ra điên. (Kính tặng thầy cũ Lê Trí Viễn)
3.6. Người điên
Người yêu mù của tôi Người yêu câm của tôi Một đời chàng không nói Một đời chàng khô môi
Chàng nghe thấy ở đâu Nơi nào chàng bắt gặp Bên bờ cỏ bụi dâu Một mùa xuân hấp tấp
Từ khô se cồn nội Xuống ruộng trổ đòng đòng Lúa mùa lên phơi phới Bờ nước đục cong cong
Vì sao chàng nhắm mắt Đi kiếm mãi một mình Để trời mưa lên mặt Một cồn lá phiêu linh.
3.7. Anh điên
Anh điên rồ quá mực thường Bình sinh rất mực yêu thương thập thành Dẫu rằng bước chậm bước nhanh Tuy nhiên bước bước vẫn loanh quanh hoài Chào em nức nở hỏi đòi Đòi điêu đứng hỏi điệu mời cỏ cây Máu tim mỏi mệt tình hoài Tận cùng tê cóng đợi ngày tái sinh.
3.8. Thôn nữ thần tiên ông điên kính chào
Ôi em thục nữ vô ngần Em từ thôn ổ tần ngần bước ra Ghé về phố hội phồn hoa Em tươi cười hỏi tuyết sa phương nào Tuyết từ băng giá tiêu tao Phi phong cốt cách ca cao điệu trầm Ông từ khách địa phân vân Phù du phương cảo viễn phong đón chào Gặp em mộng tưởng chiêm bao Chào em như một tư trào đầu tiên Ắt rằng có lẽ thuyền quyên Tuyệt vời thôn nữ thiên tiên chào người Ông từ tuyệt thể đười ươi Chào em như một vẹn mười thần tiên Em từ tuyệt đối thuyền quyên Em từ thôn nữ thiên duyên chào đời Chào em khắp chốn khắp nơi Khắp toàn khu vực đất trời ông điên.
3.9. Vì sao khùng
Vì yêu dấu quá Nàng thơ Với em vô tận nên ngơ ngẩn buồn Thần tiên Thánh Phật bao dung Hiểu lòng tôi lắm - tôi khùng vì thơ.
Thu ngẫu hứng, Gió mùa thu 1996, Thu mỏng… là những chùm thơ Bùi Giáng về mùa thu đã được bình phẩm rất nhiều. Những câu thơ không chỉ miêu tả vẻ đẹp tĩnh lặng của mùa thu mà còn ẩn chứa mối tình thu đẹp mà cô đơn, buồn tĩnh lặng.
4.1. Thu ngẫu hứng
Những ngày mưa nắng nhớ nhung Những đêm trăng sáng mông lung nhớ gì Những người gần gũi đâu đây Những người xa cách chân mây cuối trời Giở bài thơ cũ đọc chơi Nhớ ai Liệp Hộ nhớ ai Điếu Đồ Hồng Sơn Nam Hải Tây Hồ Đông Phương hằng thủy nhấp nhô ngọn triều (Chợt mùa thơ vội đăm chiêu Bên mình phố thị Lan đìu hiu đi)
4.2. Gió mùa thu 1996
Gió mùa thu năm nay ngộ quá Ôi Việt Nam đón gió đi chơi Ruổi rong khắp đất khắp trời Khắp thời gian rộng hơn đời phù du Cũng có lúc mùa thu năm ấy Tôi đã từng nhìn thấy muôn nơi Một không gian rộng muôn đời Một mình ngồi khóc không người hỏi han Tôi tự hỏi: đá vàng nào đó Đang đi qua lấp ló muôn vàn Gặp nhau như đã mộng trường Từ muôn thuở tới phi thường ngày nay Rồi tôi chết vì đời tôi ngắn Còn anh em thủng thẳng bước dài Bên đường chào đón tương lai Tôi nằm tử diệt giữa ngày tái sinh.
4.3. Lá cây thu
(Tặng mặc khách Vũ Khắc Khoan) Đường thu lá dọc lá ngang Lá xanh Chợ Chị lá vàng Phố Em Lá thu đường dọc cỏ mềm Lá vèo ngõ trước lá thêm lục hồng Lá Chợ Lớn Lá Sài Gòn Lá về Thủ Đức lá cồn dặm xa Lá mơ màng cựu Trung Hoa Gọi hồn kim nhật như hà khứ niên Đào hoa nhân diện vô duyên Tao phùng giải cấu tao điên mất rồi Tao còn tao ngộ tao ngồi Ngó ra Mặc Khách nhận rồi Tao Nhân.
4.4. Phố thu dịch chuyển
Người sẽ bảo sự đời từ đó Sẽ bắt đầu đó sự đời đây Hồn con giế lên đường sương có dọ Phố hoàng hôn thôn lục ở nơi này
Người sẽ bảo sông đi từ độ Sông đã lam vì sóng lục đã lam Bờ bên tía vàng hoe sương lục nhỏ Giọt hoàng hoa thạch lựu đã lên đường
Chú sẽ bảo rằng bến lam bờ lục Thím lên đường đi chợ phố phồn hoa Phường ở phía bên kia sông uốn khúc Ở trong hang con vịt gọi con gà
Con gà vịt con ngỗng trời con thỏ Con dê choai hoa cà tía con hươu Con buồn ngủ lên bờ tìm quán trọ Gió đưa con du nhạc đón con tườu
Con thuỳ liễu ở bên bờ đưa đẩy Đón con em con út con bé choai Con bồ bịch bâng khuâng con buồn ngủ Con chiếu giường duỗi mộng khắp chiêm bao
Buồn Thu Phố suốt xuân xanh phơ phất Sầu Phố Thu bến lục toả sương mờ Xuân mười sáu suốt bến xuân chìm tắt Một bài thơ gieo suốt tự bao giờ
Con ở lại ải quan làm cổ tái Đón quan hà về quan ải cuối truông Chờ con ngựa đầu thai về núi đá Vách u hàn nham thạch rét run run
Nhìn xuống bến sông thu sầu Thu Phố Mùa Dã Man hoa cỏ giậy hoe vàng Rừng Cô Tịch từ đầu xuân đã dọ Suốt tinh sương châu thổ hận khôn hàn
Tràng giang rộng ngược xuôi dòng lận đận Sóng lim dim thu dẫn dỗ thu trùng Thù tạc dạ tả diêu man dại mạn Thảng như hà nha xỷ nhĩ như xung
Trùng ngữ tận chi ngôn chồn ngữ ngụ Chồn Sa La về sa mạc đười ươi Sầu Châu Chấu chết ruộng nương đồng lúa Riêng một lần nói một lỡ mười mươi
Ôi con giế con dế mèn tự tử Con giế xanh con giế lục giế vàng Con tề vật trang chu con bướm bự Con vô vi lão tử toét tuểnh toang
Con chó má nhà ma con bố láo Con điêu tàn thy dựng bến trung niên Con khỉ đột làm đười ươi áo não Con võ vàng phế lụi trận mê điên
Con bịnh viện biên hoà cuồng dại mở Con hàng rào chắn gió chận cây sương Con nằm khóc nửa đêm sông bến dọ Con xoay vần về nước đục khe mương
Bến tang hải bờ ta bà tả biến Bến tang thương tưởng niệm Thệ Đa Rừng Bến bờ bến bến lam sơn lục biển Bến Sầu Đông man dại luống bao từng
Đêm buồn ngủ vẫn năm canh thao thức Nhà ma ôi cửa quỷ gọi lên đường Suốt bờ bến tràng giang xuôi ngược giục Không bến bờ về đại hải vô phương
4.5. Thu mỏng
Bên bờ con mắt ngó nhau Trời Tây Phương lại trong màu tóc em
Ta nghe trong thớ xương mềm Mối sầu xưa gỡ bên đèn chửa đang
Bàn tay dọ dẫm sương đầm Những mùa thưa mỏng thu thầm thì trao
Theo về nhịp động chiêm bao Ngày xanh rớt hột mưa mau bây giờ.
4.6. Chào thu Lục Tỉnh
Trời thu dựng mây thu trời gió thổi Trời thu vang em đứng đó nghe không Con én liệng mùa xưa xuân nghẽn lối Tâm tình em bối rối lệ lên hồng
Thu đô thị đã mây lần lừa phỉnh Em cùng ta về Lục Tỉnh nghe không Để nhớ lại lần xưa em đã định Cùng ta đi ngó cỏ nội hoa hồng
Đây Mỹ Tho Cần Thơ Châu Đốc Long Xuyên ơi và Sa Đéc em ơi Trời kỷ niệm đi về trong đáy mắt Thổi dư vang từ dĩ vãng xa vời
Thổi trăng núi từ Trường Sơn heo hút Đèo Hải Vân con nai lạc trong sương Con nai ấy xưa là "nai cao gót" Em nhớ không trời đất vẫn như dường...
Ta dựng lại trời xuân trong chốc lát Với thu mây mù xao xuyến nước xanh Với ký ức của một thời ngan ngát Em nhớ không? em quên vội sao đành
Chào Lục Tỉnh thu về xuân nức nở Ở trong cây trong lá ở bên sông Giòng nước chậm chần chờ con sóng chở Còn không em? kỷ niệm ở bên lòng.
Nói về thơ ca, có lẽ Bùi Giáng là một nhà thơ “điên rực rỡ”. Chính cái “điên” ấy đã làm nên một cuộc cách mạng ngôn từ trong thi ca Việt Nam hiện đại. Trên đây là tuyển tập 40 bài thơ Bùi Giáng được yêu thích nhất, hy vọng sẽ mang lại trải nghiệm và cảm nhận thú vị cho bạn đọc.