Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 24840266

 
Góc thư giãn 19.04.2024 02:02
Đảng CS xuất khẩu cách mạng: Dựng tượng Hồ Chí Minh khắp thế giới
21.11.2017 11:42

Đảng Cộng sản Việt Nam xem người sáng lập, Hồ Chí Minh, là "lãnh tụ vĩ đại của Đảng và của dân tộc".Các công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên khắp nước Việt Nam là cách để Đảng cầm quyền nhắc nhở người dân về vị lãnh tụ.

Tượng Hồ Chí Minh bán ở Hà Nội

Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionCác bức tượng Hồ Chí Minh được bán rộng rãi tại Việt Nam

Đảng CS dựng tượng Hồ Chí Minh ở nước ngoài

Các cuộc họp, hội nghị hội thảo mang tính chính thống đều có tượng bán thân của ông Hồ Chí Minh, và nhiều tỉnh thành tiếp tục đề nghị được xây tượng của ông, kể các các pho rất lớn và tốn kém.

Thế hệ Macron hết nghĩ về VN qua HCM

Một thành phố Nhật đặt tượng Hồ Chí Minh

Cung hữu nghị Việt-Trung sớm hoàn tất?

Châu Á và cơn sốt dựng tượng

Không chỉ vậy, chính phủ Việt Nam cũng vận động để dựng một số tượng về lãnh tụ ở nước ngoài.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, đến nay tượng và tượng đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh có mặt ở khoảng 20 nước.

Gần một nửa quốc gia có tượng là trong thời gian gần đây, từ 2009 đến 2015, như Chile, Mexico, Argentina, Venezuela, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Lào và Thái Lan

Đây là kết quả từ đề án "Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài" được Ban Bí thư Đảng Cộng sản thông qua đã từ năm 2009.

Ban đầu, đề án này chỉ định làm ở những nơi được cho là Hồ Chí Minh đã đặt chân đến.

Tuy vậy, sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam triển khai cả ở những nơi vị lãnh tụ chưa đến nhưng Việt Nam nói đã có "tư tưởng và ảnh hưởng" của ông.

BBC điểm qua một số công trình tượng Hồ Chí Minh và các dấu tích của ông hoặc do chính quyền Việt Nam gửi tặng, hoặc do nước sở tại tự đặt:

Nhật Bản

Mẫu tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi đọc báo được đặt tại trung tâm văn hóa nghệ thuật thành phố.
Image captionTượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi đọc báo được đặt tại trung tâm văn hóa nghệ thuật thành phố Mimasaka, Nhật Bản.

Vì thế, hôm 21/11 đã diễn ra lễ "trao tặng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh" tại thành phố Mimasaka của Nhật, là nơi Hồ Chí Minh chưa từng thăm.

Việt Nam nói đề án giúp các nước "hiểu rõ hơn" về tư tưởng, nhân cách Hồ Chí Minh, tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam.

Đề án cũng góp phần "gắn kết, củng cố và phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài", theo Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Bộ trưởng Anh từng thả Hồ Chí Minh

Vì sao cha tôi và các trí thức bị cách ly?

Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng

Nga

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân lên Liên Xô ngày 30-6-1923 và ở lại đây đến khoảng đầu tháng 10-1924.

Ông trở lại Liên Xô năm 1927 trong tư cách thành viên Quốc tế Cộng sản. Ông cũng ở lại Liên Xô từ 1934 đến 1938.

'Chán Đảng khô Đoàn' có phải là mới?

TQ: Hồng Vệ Binh kiểu mới - SV yêu nước

'Hòa giải phải trên cơ sở của sự thật'

Trong tác phẩm Đường Cách mệnh (1927) Hồ Chí Minh khẳng định:

"Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lenin.'.

Tháng Năm 2016, khi thăm Nga, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã đặt hoa và trồng cây lưu niệm tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo chính phủ Việt Nam, quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh nằm ở nơi giao nhau giữa phố Dmitri Ulianov (anh trai nhà cách mạng V. I. Lenin) và phố "Sáu mươi năm Cách mạng Tháng Mười", Moscow.

Đây là tác phẩm của Vladimir Efimovich Tsigal, nghệ sĩ nhân dân, Viện sĩ Viện hàn lâm Mỹ thuật Liên Xô.

Ngoài ra, còn có tượng Hồ Chí Minh tại quận Zasviyazhski, thành phố Ulyanovsk, quê hương Lenin.

Biển lưu niệm ghi dấu những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tại nhà ga thành phố cảng Vladivostok.

Trung Quốc

Sau Liên Xô, Trung Quốc là nước có nhiều ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh, người từ nhỏ đã học chữ Hán.

Tại Quế Lâm, Quảng Tây có các hiện vật, hình ảnh giới thiệu thời kỳ ông Hồ Chí Minh hoạt động tại Trung QuốcBản quyền hình ảnhBAO TANG HO CHI MINH
Image captionTại Quế Lâm, Quảng Tây có các hiện vật, hình ảnh giới thiệu thời kỳ ông Hồ Chí Minh hoạt động tại Trung Quốc

Trong giai đoạn hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc có ba lần bị giam giữ tại Trung Quốc: giai đoạn 1924-1927, 1938-1941, và lần thứ ba là từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943.

Sau khi đã trở thành người đứng đầu nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Hồ Chí Minh lại có nhiều lần đến Trung Quốc, có quan hệ thân thiết với Mao Trạch Đông và một số lãnh đạo cộng sản Trung Quốc.

Nhưng thống kê của chính phủ Việt Nam không cho biết có tượng Hồ Chí Minh ở Trung Quốc hay không.

Thống kê chỉ nhắc đến khu di tích Hồ Chí Minh tại Liễu Châu, Quảng Tây; nhà lưu niệm Hồ Chí Minh ở phố Nam, huyện Long Châu, Quảng Tây.

Ngoài ra có văn phòng Bát lộ quân, Quế Lâm, Quảng Tây, có trưng bày ảnh và hiện vật về nhà lãnh đạo Việt Nam.

Ấn Độ

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân thăm Kolkata, Ấn Độ năm 2007Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionThủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân thăm Kolkata, Ấn Độ năm 2007

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm chính thức Ấn Độ vào năm 1958.

Tại thành phố Kolkata, có một bức tượng Hồ Chí Minh do Việt Nam trao tặng hồi năm 1991.

Anh

Năm 2013, nhân dịp sinh nhật lần thứ 123 của ông Hồ Chí Minh, Việt Nam tặng một bức tượng cho thị trấn Newhaven, vùng Sussex, nơi được cho là ông từng qua lại trong khi làm việc trên chuyến phà nối Anh-Pháp.

Đại sứ quán Anh tại Việt Nam khi đó đã tổ chức một đoàn đến dự lễ (xem thêm tường thuật trong bài của BBC).

Trả lời BBC, Giáo sư Martin Evans, sử gia Đại học Sussex, người cũng có mặt tại sự kiện khi nó nói:

"Tuyến phà từ Dieppe tới Newhaven có thể là một lối vào đưa Hồ Chí Minh di chuyển từ Pháp qua Anh, đã có những dấu chứng cho thấy ông ấy hiện diện ở nhiều nơi tại London cho nên tôi tin rằng ông ấy rất có khả năng đã qua Newhaven."

Hội đồng thị trấn Newhaven của Anh nhận bức tượng Hồ Chí Minh năm 2013Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHội đồng thị trấn Newhaven của Anh nhận bức tượng Hồ Chí Minh năm 2013
Hồ Chí Minh ở London
Image captionTấm biển tròn do thành phố London đính vào tường tòa nhà nay là New Zealand House, phố Haymarket nói về ông Hồ Chí Minh

Còn tại London, ở phố Haymarket nay có tấm biển tròn do thành phố London đính vào tường tòa nhà nay là New Zealand House mà trước kia thuộc một khách sạn nơi ông Nguyễn Ái Quốc từng làm phụ bếp.

Các tài liệu của Pháp cho biết ông Hồ Chí Minh có mặt ở Anh (1913-1914) nhưng đây là một trong những giai đoạn ít được biết đến.

Một số tác giả nghiên cứu về Hồ Chí Minh viết ông từng làm phụ bếp tại hai khách sạn ở London là Drayton Court và Carlton, và tòa nhà nay thuộc lãnh sự New Zealand trước là của khách sạn Carlton.

Pháp

Hồ Chí Minh đi theo tàu đến Marseille, Pháp tháng Bảy 1911. Thời gian dài nhất tại Pháp của ông là từ 1917 đến 1923.

Ông Dzerzhinsky được dựng tượng ở VN là ai?

Việt Nam 'làm tượng đài hoành tráng quá'

Xuân Quỳnh và giải thưởng Hồ Chí Minh

Pho tượng Hồ Chí Minh duy nhất tại Pháp được dựng ở thành phố Montreuil năm 2005, nằm trong Bảo tàng Lịch sử Sống Montreuil.

Theo báo chí chính thống ở Việt Nam, có bảy đường, phố mang tên Hồ Chí Minh tại Pháp.


Tượng đài Bác Hồ có mặt tại 20 nước trên thế giới còn 173 quốc gia chưa được dựng tượng bác Hồ

16/02/2017 15:36 GMT+7

TTO - Tượng và tượng đài tưởng niệm Bác Hồ có mặt tại khoảng 20 nước trên thế giới ở cả châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi.

Tượng đài Bác Hồ có tại 20 nước trên thế giới 
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chụp ảnh chung với cộng đồng người Madagascar gốc Việt tại Quảng trường Hồ Chí Minh ngày 25-11-2016, tại thủ đô Antananarivo - Ảnh: Nhan Sáng - TTXVN
Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là nền văn hóa của tương lai Nhà thơ Xô Viết 
Osip Mandelstam 

Dựa trên nghị quyết của UNESCO cũng như thực tế ấn tượng sâu đậm, Bộ Ngoại giao đã xây dựng đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài” và đã được Ban Bí thư thông qua. Từ đó, nhiều tượng đài, các khu tưởng niệm, bảo tàng, công viên, đường phố… mang tên Hồ Chí Minh đã ra đời ở nhiều quốc gia. 

“Nền văn hóa của tương lai”

Ông Vũ Bình, phó vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại - UNESCO thuộc Bộ Ngoại giao, là một trong những người theo dõi và thực hiện đề án, cho biết trước khi có đề án, các tác phẩm sách báo, tranh ảnh của thế giới về Bác đã có từ lâu rồi.

Cuối năm 1923, nhà thơ Xô viết Osip Mandelstam nhận xét: “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là nền văn hóa của tương lai”. Văn hóa của tương lai ở Nguyễn Ái Quốc là văn hóa vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.

Ông Bình cho biết khi còn sống, Bác Hồ không muốn sùng bái cá nhân, không muốn mọi người viết sách và dựng tượng về mình. Nhưng ông Bình cho rằng tư tưởng của Bác vẫn tiếp tục soi sáng chúng ta nên việc tôn vinh Bác là điều hậu thế cần phải làm.

Ông Bình nhớ lại trong giai đoạn 1960-1970, mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan còn nhiều khúc mắc, kiều bào ta ở Thái Lan gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt cộng đồng nhưng bà con vẫn một lòng hướng về đất nước, hướng về Bác.

Các đền thờ Bác đã được lập bí mật và vào sinh nhật Bác, từng tốp người lặng lẽ âm thầm đến thắp hương tưởng niệm, tỏ lòng thành kính đến Người. 

Khi Thái Lan bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào năm 1976, chính quyền Thái Lan đã chủ động giúp công khai hóa những đền thờ Bác. Không chỉ có thế, Thái Lan còn sẵn lòng cùng với ta xây dựng và tôn tạo những khu di tích Bác Hồ. Những hoạt động như thế đã gia tăng lòng tin cho mối quan hệ giữa hai nước một cách tự nhiên.

Từ đó, vượt lên hẳn tính chính trị của một mối quan hệ quốc tế, sự tin cậy cao giữa hai quốc gia đem đến tình cảm gắn bó quý trọng như những người bạn cùng chung một niềm kính ngưỡng, mà cụ thể ở đây chính là niềm tôn vinh Bác. Gần đây nhất chúng ta tiếp tục cùng Chính phủ Thái Lan tôn tạo một khu di tích mới về Bác ở tỉnh Nong Khai.      

Nhưng câu chuyện đáng nhớ nhất về tình cảm của người nước ngoài đối với Bác trong ký ức của ông Bình chính là ở Hi Lạp, nơi mà người dân địa phương tin rằng Bác Hồ đã từng đến đất nước này năm 1916. 

Ông Bình bồi hồi nhớ lại trong nhiệm kỳ làm đại sứ ở Hi Lạp giai đoạn 2006-2010, có lần ông đến thăm một ông cụ người Hi Lạp đã 102 tuổi. Ông cụ kể đã từng gặp một nhà báo ở Hi Lạp. Nhà báo này kể với ông rằng đã từng gặp và phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đến miền Bắc Việt Nam năm 1966. 

Trong lúc phỏng vấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi nhà báo người Hi Lạp: “Ông đến từ vùng nào ở Hi Lạp?”. Nhà báo đáp: “Tôi đến từ thành phố Edessa”. Bác Hồ hỏi tiếp: “Đó có phải là thành phố của quả anh đào và thác nước không?”. Nhà báo Hi Lạp trả lời: “Thưa đúng!”. Sau đó Bác Hồ kể đã từng đến thành phố Edessa năm 1916. Và bài báo này sau đó đã được lan truyền đến nhiều người dân Hi Lạp. 

Cũng tại vùng đất mà người dân Hi Lạp tin là Bác Hồ từng đặt chân đến năm 1916, có một cây dùng làm thuốc có tác dụng trẻ hóa và bổ não. Cây này bị cháy rụi nhưng sau đó được tái sinh, giờ đã tròn 100 tuổi. Nhiều người dân địa phương đặt tên nó là cây Hồ Chí Minh. 

Tượng đài Bác Hồ có tại 20 nước trên thế giới 
Ngày 27-9-2012, tại tượng đài Hồ Chí Minh ở Matxcơva, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (nay là Chủ tịch Quốc hội) cùng đại biểu Quốc hội Việt Nam  đặt hoa và tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: Đình Lanh - TTXVN

Tượng đài ở 20 quốc gia  

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, cho đến nay tượng và tượng đài tưởng niệm Bác đã có mặt tại khoảng 20 nước trên thế giới ở cả châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi.

Chỉ riêng trong sáu năm thực hiện đề án, từ 2009-2015, đã dựng thêm được 10 tượng và tượng đài Bác Hồ ở các nước Chile, Cộng hòa Dominicana, Mexico, Argentina, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Lào và Thái Lan.

Ngoài ra, chúng ta tu bổ tượng Bác, nâng cấp khu tượng đài và khánh thành công trình tu bổ ở Madagascar, Mexico và Hungary. 

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng đang trong quá trình xây dựng khuôn viên và tiến hành đặt tượng tại Ulianovsk, Liên bang Nga. Đại sứ quán của Việt Nam tại Áo và Ấn Độ đang vận động dựng tượng Bác tại địa bàn và được sự ủng hộ của phía bạn.

Riêng tại Đức, Đại sứ quán Việt Nam ủng hộ đề xuất của nhóm kiều bào sở hữu Công ty Thăng Long là thuê hoặc mua lại khu đất vốn là trường của lưu học sinh Việt Nam và được Bác Hồ đến thăm vào năm 1957 để xây dựng thành nơi tưởng niệm Bác.

Ông Bình kể khi đề án được xây dựng, những người thực hiện chỉ hình dung triển khai đề án ở những nơi có dấu chân Bác, những nơi Bác đặt chân đến, những nơi Bác từng sống và từng hoạt động cách mạng, hoặc từng đi thăm với cương vị Chủ tịch nước sau này.

Tuy nhiên, trên thực tế, có những nơi Bác chưa từng đặt chân đến nhưng tư tưởng và ảnh hưởng của Bác đã đến. Do đó, việc thực hiện đề án ở những nơi này thì giá trị tinh thần càng nổi bật và đáng quý hơn nữa. 

“Trong năm nay, chúng ta thực hiện một dự án mà Ban Bí thư đã thông qua là dựng tượng Bác ở thành phố Mimasaka, một khu vực lịch sử thuộc thành phố Osaka của Nhật.

Tuy rằng trong lịch sử Bác chưa bao giờ đến Nhật và cũng chưa bao giờ đặt chân đến thành phố đấy, nhưng người Nhật vẫn ủng hộ dự án này và xem đấy là một biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị Nhật - Việt trong sự phát triển quan hệ đối tác chiến lược” - ông Bình chia sẻ. 

Còn ở quốc gia Mỹ Latin Panama, một trong những nơi chưa thể khẳng định Bác đã đến hay chưa, chính phủ nước này đã đề nghị Việt Nam cho phép đặt tượng Bác tại nơi họ đặt tượng của các danh nhân thế giới như Mahatma Gandhi của Ấn Độ, hoặc Khổng Tử của Trung Quốc.

Nhưng, theo ông Bình, để việc xây dựng tượng đài Bác Hồ đạt được hiệu quả cao thì cần xem xét, xử lý tình huống dựa trên văn hóa từng địa phương. 

“Khi xây dựng tượng hoặc tượng đài Bác Hồ, chúng ta cần tính toán các yếu tố như thời tiết khí hậu, phong tục tập quán, và thậm chí ý thức của người dân địa phương.

Chẳng hạn như ở phương Tây, người dân có tác phong rất cởi mở, thoải mái, khi nhìn thấy một bức tượng đẹp thì họ thậm chí có thể khoác vai, hôn, xoa đầu, sờ để tỏ lòng yêu quý kính trọng, trong khi chúng ta lại thiên về bày tỏ sự kính trọng với thái độ nghiêm trang mực thước nhiều hơn.

Đây là một trong những vấn đề mà chúng ta phải cân nhắc để tính toán kích thước, chiều cao thích hợp của bức tượng cho những hoạt động như thế, và cũng để hiểu rõ mà không có đánh giá nhầm giữa phong tục tập quán các nước” - ông Bình nói.

Tượng đài Bác Hồ có tại 20 nước trên thế giới 
Ngày 11-9-2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Mozambique kiêm nhiệm Madagascar phối hợp với Tòa thị chính Antananarivo, Bộ Văn hóa Madagascar tổ chức lễ khánh thành Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng Bác Hồ tại thủ đô Antananarivo - Ảnh: Minh Đức - TTXVN

“Nhưng từ khi hội nhập quốc tế, chúng ta ngày càng hiểu được thế giới đa văn hóa và những đất nước khác nhau có những cách biểu đạt văn hóa khác nhau. Chẳng hạn như ở Mexico, họ xây dựng tượng Bác Hồ dựa theo cách nhìn nhận của riêng họ về hình tượng của Bác, dĩ nhiên, vẫn là một cách hiểu rất văn hóa và đầy kính trọng đối với Người.

Họ tự sáng tác nên tượng Bác Hồ ngồi trong vườn Hồng, ngồi ở ghế mây, đầy cảm xúc nhân văn và tình cảm. Những sáng tác như thế về hình ảnh Bác thể hiện tâm hồn dân tộc của họ, thể hiện tính sáng tạo bằng trái tim, khối óc và như thế càng đi sâu vào lòng người dân nước ấy hơn.

Được truyền cảm hứng từ họ, chúng ta cũng khuyến khích xây dựng tượng Bác Hồ đang đọc báo, Bác Hồ cùng thiếu nhi… ở nhiều nơi.

Bảo tàng Hồ Chí Minh rất thích những bức tượng này. Có thể nói, qua những bức tượng như thế, hình tượng Bác Hồ trở nên gần gũi hơn, không chỉ là hình tượng một vị Chủ tịch nước trang nghiêm mà còn toát lên rõ nét hình ảnh vị Cha già kính yêu của dân tộc” - ông Bình bày tỏ.  

Pháp có 7 đường, phố mang tên Hồ Chí Minh

Trong cuốn sách Dấu ấn Việt Nam qua tên những con đường ở Pháp, tác giả - nữ tiến sĩ Trần Thu Dung viết: ”Quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam được lập lại từ 1974. Một số thành phố giữa hai nước kết nghĩa. Hồ Chí Minh mất năm 1969 có 7 phố mang tên. Người Pháp tuy thất trận ở Đông Dương nhưng vẫn tôn trọng sự thật và những nhân vật lịch sử. Hồ Chí Minh tượng trưng cho các nước bị áp bức đòi độc lập”. Bảy con phố, đường mang tên Hồ Chí Minh cụ thể ở các nơi sau: 

1- Allée Ho Chi Minh, 69700 Givors, nằm ở phía nam Lyon, thuộc Rhône. 

2- Allée Ho Chi Minh, Le Port, Saint-Denis, RéUNI0N (một tỉnh hải ngoại Pháp).

3- Avenue Ho Chi Minh, 56600 Lanester (thuộc tỉnh Bretagne).

4- Rue Ho Chi Minh, La Possession, Saint - Denis, RéUNI0N.

5- Rue Ho Chi Minh, 69120 Vaulx-en-Velin (thuộc tỉnh Rhône-Alpes).

6- Rue Ho Chi Minh, Pointe - à - Pitre, Guadeloupe (một tỉnh hải ngoại Pháp).

7- Rue Ho Chi Minh, 69200 Vénissieux (nằm ở phía nam thành phố Lyon).

Tượng đài Bác Hồ có tại 20 nước trên thế giới 
Đại lộ Hồ Chí Minh ở Nicaragua

Ông Nguyễn Đình Bin - nguyên thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài - kể cách đây gần 31 năm, ngày 5-9-1985, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, ông có vinh hạnh tham dự lễ khai trương đại lộ mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Managua, thủ đô Nicaragua. 

“Khi ấy tôi đang công tác nhiệm kỳ tại đó. Nhân dịp kỷ niệm ngày quốc lễ lớn của đất nước, chúng tôi đã vận động bạn có một chương trình hoạt động kỷ niệm xứng đáng, trong đó có việc đặt tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho một đại lộ to đẹp ở thủ đô”, ông Bin kể. 

Ông Bin còn lưu giữ bức ảnh tư liệu, trong đó ông cùng nữ Tư lệnh Leticia Herrera, người chủ trì phía bạn tại lễ khai trương, đang vỗ tay trước trụ mốc kỷ niệm đại lộ ghi bằng tiếng Tây Ban Nha, trong đó dẫn hai câu thơ của Người:

ĐẠI LỘ HỒ CHÍ MINH

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong“

HỒ CHÍ MINH (1890-1969) 

Sau đó, ông Bin cho biết tờ báo địa phương Barricada đăng tin về sự kiện này: “Để vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hôm qua đã khai trương đại lộ mang tên người Cha của Cách mạng Việt Nam. Đại lộ bắt đầu từ Trung tâm hội nghị César Augusto Silva, qua sân vận động Rigoberto López Pérez và kéo dài tới rạp chiếu phim Blanco”. 

Tượng đài Bác Hồ có tại 20 nước trên thế giới 
Sáng 28-1-2014, toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Singapore cùng đại diện các doanh nghiệp và cộng đồng người Việt Nam tại Singapore đã đến dâng hoa tại bia tưởng niệm và tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: Nguyễn Kim Yến - Lê Văn Hải
Tượng đài Bác Hồ có tại 20 nước trên thế giới 
Ngày 24-3-2012, Đảng Phong trào cánh tả thống nhất Cộng hòa Dominicana, chính quyền và nhân dân thành phố Santo Domingo Este tổ chức trọng thể lễ khánh thành quảng trường và tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thủ đô Santo Domingo - Ảnh: TTXVN

QUỲNH TRUNG


Dựng tượng đài Hồ Chí Minh thứ ba bng vàng trên đất Nga

Dựng tượng đài Hồ Chí Minh thứ ba trên đất Nga - Ảnh 1

Bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được đưa vào vị trí

Làm theo truyền thống Việt Nam bỏ vàng vào khi đúc tượng thiêng liêng, những người Việt Nam- các doanh nhân sống ở Togliatti và gia đình họ - đã hết lòng hiến tặng những đồ trang sức bằng vàng để đúc tượng Bác tại thành phố này. Và bức tượng đã được dựng tại thành phố Ulyanovsk, nơi sinh của V.I.Lenin. Thỏa thuận này đã đạt được dưới thời Liên Xô khi Ulyanovsk và Nghệ An, nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thiết lập quan hệ kết nghĩa.

Sáng kiến lập tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Ulyanovsk do tỉnh Nghệ An khởi xướng. Tổng kinh phí của dự án - hơn 36 triệu rúp - là khoản đóng góp của tỉnh Nghệ An, các doanh nghiệp Việt Nam tại Nga và Hiệp hội các công dân Việt Nam tại Liên bang Nga. Tượng đài có chiều cao 5 mét, chiều cao bệ tượng là 4 mét.

Để tiếp thêm sức mạnh tinh thần khi thực hiện dự án, các nhà sư Phật giáo từ Việt Nam đã được mời sang Ulyanovsk làm lễ.

Dự án kiến trúc đã được thực hiện tại Việt Nam, bức tượng bằng đồng do nhà điêu khắc Nga nổi tiếng Oleg Klyuev đúc.

Dựng tượng đài Hồ Chí Minh thứ ba trên đất Nga - Ảnh 2

Dựng tượng đài Hồ Chí Minh thứ ba trên đất Nga - Ảnh 3

Dựng tượng đài Hồ Chí Minh thứ ba trên đất Nga - Ảnh 4

Dựng tượng đài Hồ Chí Minh thứ ba trên đất Nga - Ảnh 5

Công trình dựng tượng đài Hồ Chí Minh tại thành phố Ulyanovsk

Trả lời phỏng vấn của Sputnik-Việt Nam, ông Klyuev chia sẻ rằng, công việc kéo dài hai năm đã là nguồn cảm hứng sáng tạo tràn đầy.

"Quá trình làm việc không hề dễ dàng, - nhà điêu khắc nhận xét, - Tôi luôn có ý thức trách nhiệm to lớn với công việc được giao. Các bạn Việt Nam đã dành sự giúp đỡ to lớn, gửi cho tôi số lượng lớn các hình ảnh của vị lãnh tụ Việt Nam, kể lại về cuộc đời, thói quen và sở thích của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong hoạt động sáng tạo của tôi khi đảm bảo kết quả cuối cùng là không chỉ công việc của riêng tôi mà nỗ lực của cả tập thể".

Ngày 13/5, tượng đài đã được dựng trên quảng trường Hồ Chí Minh ở thành phố Ulyanovsk. Như dự kiến, lễ khánh thành sẽ được tổ chức muộn hơn, khi đoàn đại biểu cấp cao từ Việt Nam sẽ đến thăm thành phố. Khi đó cũng sẽ tổ chức Lễ đặt tên một trường học Ulyanovsk mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, - ông Châu Hồng Thủy, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tại LB Nga, người vừa đến thăm thành phố Ulyanovsk, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik Việt Nam.

Ông Châu Hồng Thủy nhấn mạnh rằng, những người Việt khắp nước Nga long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5. Theo truyền thống sẽ tổ chức lễ đặt vòng hoa tại tượng bán thân của Bác Hồ trên địa bàn trường Đại học tổng hợp St. Petersburg, cũng như tại tượng đài Hồ Chí Minh đã được khánh thành ở Matxcơva vào năm 1990. Ở thủ đô Nga, những đôi vợ chồng người Việt trong ngày cưới có truyền thống mang hoa đến tượng đài Hồ Chí Minh và đến trước mộ chiến sĩ vô danh.

Rất nhiều người Nga tham gia các hoạt động kỷ niệm ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, đó là các thành viên Hội Hữu nghị Nga-Việt, Hiệp hội Cựu chiến binh Nga trong cuộc chiến tranh Việt Nam, những hội thanh niên sinh viên. Những người trẻ đã tổ chức các cuộc triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khoa Đông phương học thuộc Trường Đại học Quốc gia St Petersburg, tại một trường học ở Matxcơva và một trường học tại thành phố Ulyanovsk. Chính ở thành phố này trên quảng trường Hồ Chí Minh đã dựng tượng đài vinh danh người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Trong thời gian đoàn đại biểu Việt Nam ở thăm Ulyanovsk, trường học này sẽ được mang tên người anh hùng dân tộc Việt Nam. Khi đó cũng sẽ khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh. Mục tiêu tới là  Bắc Mỹ.

Ông Bà Trịnh Văn Bô và Bà Cát Hanh Long: Những kẻ bị lừa vì cả tin Hồ tặc.

Lê Thiên (Danlambao) - Từ đầu tháng 11/2017, khi có tin bà Trịnh Văn Bô (nhũ danh Hoàng Thị Minh Hồ) từ giã cõi đời ở tuổi 104, truyền thông trong nước rộ lên chuyện dâng vàng, hiến nhà, mượn nhà, cướp nhà xảy ra tại Miền Bắc Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua. Không ít cây bút có hạng trong guồng máy CSVN trước đây hay đương thời như Bùi Tín, Quốc Phong, Nguyễn Công Khế… cũng tiết lộ những trò bỉ ổi, gian xảo và ác độc của nhà cầm quyền CSVN từ hơn nửa thế kỷ qua!

Hiến, mượn và cướp. Tuyệt chiêu!

Ngày 05 tháng 11, 2017, bà Hoàng Thị Minh Hồ, góa phụ của ông Trịnh Văn Bô về bên kia thế giới “mang theo những đắng cay mà bà đã gánh chịu hơn nửa thế kỷ qua vì bị lừa đảo, phụ bạc và cướp giật.” Ông Bô, chồng bà đã chết năm 1988, báo chí VN gọi là “chết trong nỗi uất ức bị lừa và bị cướp.” 

Ông bà Bô được biết tới là cặp vợ chồng tư sản đã từng “hiến” cho Hồ Chí Minh cùng bè lũ tới 5147 lượng vàng! Ông bà Bô cũng đã từng chứa chấp, che giấu, nuôi ăn, nuôi ở ông Hồ Chí Minh cùng đám đồ đệ của ông. Lại hiến luôn cho Hồ ngôi nhà khang trang của mình ở số 48 Hàng Ngang, Hà Nội. Sau đó, CSVN biến ngôi nhà này thành Nhà Bảo tàng cấp Nhà Nước. “Chừng đó chưa đủ! Vào năm 1954 khi Hồ Chí Minh từ rừng về phố, đám lâu la quân đội của Hồ, đứng đầu là đại tướng tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, đã đến ‘mượn tạm’ ngôi nhà khang trang bà đang ở tại số 34 phố Hoàng Diệu, cũng tại Hà Nội.”

Cái trò "mượn tạm" ấy có giao kèo giấy trắng mực đen hẳn hoi ghi rõ thời hạn 2 năm, đích thân Hoàng Văn Thái, Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng Quân đội CSVN ký tên!

Nhưng rồi “2 năm kéo dài thành mấy chục năm và ngôi nhà đã trở thành cơ ngơi riêng của tên tướng (cướp) Hoàng Văn Thái. Năm 1978, Hoàng Văn Thái được cấp một ngôi nhà mới hơn dành cho cấp tướng. Song ngôi nhà số 34 của bà Bô vẫn không được trả lại cho bà mà rơi vào tay Võ Điện Biên - con trai đầu của Võ Nguyên Giáp và vợ của hắn là con gái của tên tướng cướp nhà Hoàng Văn Thái.”Thật ra, trước khi Hoàng Văn Thái vào cư ngụ và chiếm đoạt ngôi nhà ấy thì tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã từng “nương náu” một thời gian. 

Can xăng hỗ trợ.

Nhờ hiến vàng, hiến nhà (nhà số 48 Hàng Ngang), cho mượn nhà (nhà số 34 Hoàng Diệu), ông bà Trịnh Văn Bô được đền ơn trả nghĩa bằng cái danh hiệu gió thoảng mây bay: "nhà tư sản yêu nước!" Ngày ông Bô chết hồi năm 1988, người ta thấy xuất hiện mấy dòng chữ "Vô cùng thương tiếc anh Trịnh Văn Bô" của Võ Nguyên Giáp với cái Huân chương Độc lập hạng Nhất tặng cho ông Bô mang theo xuống tuyền đài, chẳng biết ông Bô có mang đi được không. 

Giờ (năm 2017) đến phiên bà Bô – Hoàng Thị Minh Hồ ra đi, người ta lại ồn ào tổ chức lễ tang trọng thể cho bà, ồn ào “lên phương án đặt tên đường” cho ông bà, trong khi cái nhà ở số 34 Hoàng Diệu ký mượn 2 năm đã trải qua hơn nửa thế kỷ rồi, chủ nhân đích thực và cả con cháu ông bà vẫn còn là kẻ đang “chiếm hữu nhà và cư trú trái pháp luật”!

Nhà báo Quốc Phong có bài Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô trên báo Thanh Niên ngày 07/11/2017 với lời kết như sau: “Vậy là nỗi buồn nhân đôi khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ đã qua đời, dù đã ở ngôi nhà 34 Hoàng Diệu hơn chục năm nay, song sổ đỏ thì vẫn cứ chờ đợi, chờ vắt sang cả thế kỷ 21 mà vẫn chưa biết nó bị tắc ở chỗ nào?”

Việc bà Bô vào ở được trong nhà mình đã diễn ra đầy kịch tính: Khi đã 90 tuổi, bà Bô vẫn dám liều, mang theo can xăng, dắt con cháu cùng liều xâm nhập, không ai dám làm gì bà, song về mặt giấy tờ thì bà và con cháu bà trở thành… kẻ cướp nhà! Hay nói như Đoàn Phú Hòa “nữ chủ nhân phải tìm cách “nhảy dù” vào lấy lại cùng với can xăng trong tay sẵn sàng quyết tử!” (Đàn Chim Việt ngày 09/11/2017 - Vì sao họ không trả lại nhà 34 Hoàng Diệu cho cụ Trịnh Văn Bô). 

Đoàn Phú Hòa giải thích: “Việc nhà nước tiến hành cải tạo và quản lý ngôi nhà 34 Hoàng Diệu của ông bà Trịnh Văn Bô cũng giống như nhà nước đã tiến hành cải tạo và quản lý hàng trăm ngôi nhà khác ở Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh thành khác. Bởi vì… nhà nước không xem xét lại các trường hợp đã tiến hành cải tạo nhà đất trong thời kỳ cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh trước đây, coi đây là một vấn đề thuộc về lịch sử đã qua, không có ‘hồi tố.’” Còn nói gì nữa tới hàng ngàn, hàng vạn nạn nhân ở Miền Nam Việt Nam sau 30/4/1975!

Điều gì sẽ xảy ra nếu…?

Quả thế, sau 30/4/1975, cả Miền Nam Việt Nam, từ thành thị tới thôn quê, đều rơi vào cơn hỗn loạn HIẾN, MƯỢN, KÊ KHAI, TRƯNG DỤNG, TRƯNG THU như vậy! Ai có một lúc hai nhà trở lên đều buộc phải hiến cái thứ hai, thứ ba... Không ký hiến thì tịch thu và bị tội chống cách mạng, chống chính sách! Hoặc là trại cải tạo hoặc là “vùng kinh tế mới”! 

Vàng bạc, đá quý cũng thế! Phải kê khai! Phải dâng nộp! Đến con trâu, con bò, cái máy cày cũng phải dâng nộp vì là “tư liệu sản xuất” thuộc “tài sản xã hội chủ nghĩa”! Người ta nói rằng cả ông bà Trịnh Văn Bô, bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long và bao nhiêu nhà tư sản, địa chủ ở Miền Bắc hồi năm 1945 cũng đã phải hiến vàng bạc, nộp lúa gạo cũng đều dưới họng súng hay đe dọa tù đày như vậy. Thế nên vào thời ấy, người dân gọi Tuần lễ Vàng là Tuần lễ Vét Vàng! Cái gọi là Tuần lễ Vàng thời đó cũng “cao su” kéo dài ra giống như cái thời hạn cải tạo 10 ngày, một tháng ở Miền Nam sau này vậy. Hiến chưa đạt ý Đảng, ý Bác, ắt không khỏi bị kết tội chống Bác, chống Đảng, chống Cách mạng! Điển hình, bà Nguyễn Thị Năm có hai người con trai đi theo Đảng, nhiệt tình với Đảng, thành phần cốt cán của Đảng, lập nhiều chiến công? Mặc kệ! bà Năm vẫn bị lôi ra đấu tố, bắn gục… Ông bà Bô may mắn hơn vì đã tuôn hết vàng cho đảng, hiến nhà cho đảng. 

Trong câu chuyện mượn nhà của ông bà Trịnh Văn Bô, có một chi tiết đáng ghi: Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang đã thuộc về “Cách mạng” từ trước năm 1954. Rồi thì như nhà báo Quốc Phong tường thuật, “hai vợ chồng rời nhà 48 Hàng Ngang theo kháng chiến, năm 1954 trở về, đào lên, dưới giếng vẫn còn nguyên 1,4 tấn bạc nén được gia nhân chôn giúp.” (Quốc Phong, Nỗi buồn nhân đôi… Báo Thanh Niên 07/11/2017). Phải rồi! Biết đâu ông bà Bô cũng đã chôn giấu vàng bạc hàng tấn ở đâu đó trên mảnh đất của ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu!? Ngôi nhà này nhất định không trả có thể là vì cáci bóng vàng bạc còn lấp lánh đâu đó!

Ông Bùi Tín, cựu đại tá Bộ đội cụ Hồ, cựu phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân của CSVN lại kể: “Tôi hỏi: Sao bà không biết gì về Cộng sản trước đó mà lại tin tưởng Cách mạng đến mức giao cả một lượng tài sản lớn như thế giúp đất nước? Cụ Hoàng Thị Minh Hồ bảo tôi rằng, cũng là do cụ Hồ đã có lời với vợ chồng bà, mà ông bà lại rất tin cụ Hồ!”

Một bên ngỏ lời (xin), một bên cả tin, sẵn sàng mở rộng hầu bao và… HIẾN! Hết hết cho Bác. Đến nỗi, nếu không có đến hơn 5 ngàn lượng vàng của ông bà Bô, Hồ Chí Minh lấy gì đút lót cho lũ tướng Tàu? Hà Ứng Khâm (500 lượng), Lư Hán (300 lượng), Tiêu Văn (200 lượng) như nhà báo Quốc Phong tiết lộ trên Thanh Niên ngày 07/11/2017 qua bài Nỗi buồn nhân đôi nêu trên? 

Cuộc vận động trời long đất lở và sự phủi ơn.

Điều người ta thắc mắc là: Sau khi “thắng lợi vẻ vang”, thống trị cả Miền Bắc… tại sao Hồ không hề có một lời cám ơn công khai đại ân nhân của mình, nếu quả ông Hồ còn chút lương tri? Tại sao bưng bít công lao trời biển của ân nhân mình? Đến nỗi cho tới “năm 2016, khi Hội đồng Tư vấn đặt tên đường phố thành phố Hà Nội đề xuất đưa tên doanh nhân Trịnh Văn Bô vào danh sách hiệp thương để đặt tên đường phố, thì vẫn có người cho rằng người dân họ không biết nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô là ai!!” (Quốc Phong, báo Thanh Niên).

Đâu phải chỉ có một vài tên vô lại hậu sinh của đảng CSVN cố tình quên ơn ông bà Trịnh Văn Bô, mà sự vô lại và vô ơn bạc nghĩa đã có nguồn gốc từ chính Hồ Chí Minh và đám đồ đề sát cánh ông như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Công, Hoàng Quốc Việt, Tôn Đức Thắng, Lê Văn Lương…

Facebook Nguyễn Trung Dân ngày 14/11/2017 nêu câu hỏi: “Chuyện nhà ông bà Trịnh Văn Bô là chuyện lớn, nhưng lớn đến mức những người can thiệp là ‘hết cỡ’ của đất nước rồi mà vẫn không giải quyết được thì phải nghĩ sao về những con người ấy?” Những con người ấy – theo chúng tôi, họ là những kẻ chỉ biết tuân theo mệnh lệnh, bảo gì nghe nấy, sai đâu đánh đó. “Bác” đi đầu, lâu la theo sau thôi? Mặc dầu năm 1969, “Bác” đã vĩnh viễn ra đi, nhưng xác ướp của “bác” thì hãy còn đấy, chình ình giữa Ba Đình! Bầy tôi của “Bác”, đố kẻ nào dám làm sai?

Giấy mượn nhà đã ký từ thời “Bác” còn sống (năm 1954). Cho tới năm 1969, Hồ Chí Minh mới chết. Vậy là cái nhà mượn kia trải qua đến hơn 7 lần 2 (cái hạn 2 năm giao kèo trả nhà), tại sao không giải quyết được?

Lại huy động vàng trong dân.

Sau 30/4/1975, khắp Miền Nam Việt Nam trải qua một giai đoạn khủng bố trắng rùng rợn Đảng dùng để đánh tới tấp vào người dân qua những cuộc cải tạo nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp, cải tạo văn hóa tư tưởng, hết sức dã man. Tiếp theo sau là những màn gọi là “vận động quần chúng” kê khai tài sản, huy động vốn… Tiếp tục hiến đất, hiến nhà, tham gia quỹ tiết kiệm, mua công trái phiếu, “bỏ vào tiện lợi, lấy ra dễ dàng”… Mất trắng, lại có nguy cơ tù tội, mất mạng! Thế là hàng hàng lớp lớp người dân miền Nam và cả dân Miền Bắc ùn ùn vượt biên, vượt biển, thà chết rừng, chết biển hơn là chết bởi búa liềm CS gian ác!

Đặc biệt, đến ngày hôm nay, người ta vẫn còn tung cái chiêu bài “huy động vàng trong dân”. Âm mưu cướp bóc trắng trợn! Cụ thể là chuyện Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng mới đây lại đòi “huy động tới 500 tấn vàng trong dân”khiến một đại biểu của Quốc Hội CSVN, ông Lê Công Nhường (Bình Định) phải lên tiếng. Theo báo Tuổi Trẻ ngày 16/11/2017 qua bài tường thuật “Chất vấn thống đốc: Làm sao huy động 500 tấn vàng trong dân?” ông đại biểu Lê Công Nhường đã nêu lên câu hỏi: “Làm sao huy động 500 tấn vàng trong dân?” Báo Tuổi Trẻ kể tiếp: “Rồi ông [Nhường] đặt một loạt câu hỏi chất vấn về huy động vàng trong dân, từ câu chuyện của vợ chồng nhà tư sản Trịnh Văn Bô, đến chuyện nguy cơ gửi tiền tỉ mà chỉ được bồi thường 75 triệu đồng khi ngân hàng phá sản…”.

Chuyện hiến vàng của ông bà Trịnh Văn Bô được ông đại biểu Quốc hội CS vừa đưa ra giữa nghị trường chắc không phải là vô tình! Từ chuyện này, người dân VN không thể không liên tưởng tới một nhân vật khác – bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long, cũng là ân nhân của Hồ Chí Minh, cũng hiến vàng, dâng tiền và còn chấp chứa cả đám bộ sậu của Hồ Chí Minh trong nhà mình, cuối cùng bà Năm bị chính kẻ thọ ơn bà xử tử bà tàn nhẫn.

Về nhân vật Cát Hanh Long.

Bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long vốn là nhà tư sản/địa chủ từng “che giấu và nuôi dưỡng nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản, Hoàng Hữu Nhân (Bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện…” Lại nữa, “những đóng góp của nhà tư sản ấy cho cách mạng thật là to lớn. Bà từng ủng hộ Việt Minh trước Cách mạng Tháng Tám 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bảy trăm lạng vàng) rồi sau này là thóc gạo, vải vóc, nhà cửa. Bà là một trong những người đóng góp tiêu biểu nhất của ‘Tuần lễ Vàng’ ở Hải Phòng với hơn một trăm lạng vàng.”

Giữa phiên xử bà Nguyễn Thị Năm, “Chủ tịch đoàn lại ra lệnh cho quần chúng hễ thấy địa chủ vào là đả đảo kịch liệt. Khi bà Nguyễn Thị Năm và hai con Hanh, Công cùng đầy tớ là đội Hàm, Chính, Chiêu được Đội dân quân dẫn vào, các bần cố nông đã bật dậy hô đả đảo vang trời. Có người còn đòi “bọn địa chủ gian ác” phải đứng lên cao và quay mặt tứ phía cho ai nấy đều trông thấy mặt để đả đảo.”

Sau màn đấu tố, người ta đưa ra kết luận gán cho bà Năm đủ thứ tội tày trời. Người phụ nữ mới 47 tuổi (sinh năm 1906) này đã bị đem ra xử bắn (năm 1953). Báo chí CS lúc bấy giờ tung hô vụ xứ bắn ấy là phát súng hiệu cho một cuộc vận động “long trời lở đất”!

Con cái của bà Nguyễn Thị Năm cũng khốn đốn sau đó như ông đại biểu Quốc hội CSVN Dương Trung Quốc (nhà sử học CSVN) mô tả: “Nguyễn Công [Cát] và ông Nguyễn Hanh đều theo Việt Minh từ trước 1945. Khi CCRĐ được phát động, ông Nguyễn Hanh là Đại đội phó bộ đội thông tin. Ông Hanh từng bị thương khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ ngay ở Cầu Giấy – cửa ngõ Thủ đô. Còn ông Công từng tháp tùng đoàn đại biểu chính phủ do các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu… vào Huế tước ấn kiếm vua Bảo Đại rồi sau này trở thành một Trung đoàn trưởng nổi tiếng của Sư đoàn 351”. Cả hai người – Cát (Công) và Hanh đều đị loại. Riêng Chính ủy Công (được vinh dự CB nhắc đến trong bài báo) bị điệu từ Vân Nam về và ngồi cùng mẹ chịu đấu tố.” (Trần Đĩnh - Đèn Cù). 

Truyền thông CSVN cố tìm cách bênh vực HCM, cho rằng Hồ vô tội (hay ít ra nhẹ tội) đối với cái chết của bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long, rằng “Họp Bộ Chính trị Bác nói: ‘Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào một người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng, người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ là đánh bằng một cành hoa’. Sau cố vấn Trung Quốc là Lê Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói: ‘Tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải’. Và họ cứ thế làm”. 

Đa số là đa số gì? Thế tại sao chỉ một ngày sau khi bà Năm bị bắn ngày 21-7-1953, báo Nhân dân vội đăng bài Địa chủ ác ghê của tác giả C.B.? Chẳng phải để chứng minh Hồ Chí Minh đúng khi đồng tình với việc xử tử bà Năm sao? C.B. chính là Hồ Chí Minh đấy. Đọc bài Địa chủ ác ghê, mới rõ Hồ Chí Minh gian ác hồ đồ đến mức nào!

Địa chủ ác ghê

Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:

Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con [Cát và Hanh] và mấy tên lâu la đã:

– Giết chết 14 nông dân.

– Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.

– Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.

– Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.

– Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.

Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!

Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:

– Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.

– Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.

– Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.

– Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.

– Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.

– Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.

Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:

Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng, 

Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!

(21-7-1953)

C.B. (tức Hồ Chí Minh)

C.B. Hồ Chính Minh dựa vào đâu mà đưa ra những con số và những “tội ác” tày trời trên đây? Vật chứng, nhân chứng? Bảo rằng “đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo”, hãy đưa ánh sáng những chứng cớ ấy đi, trước tòa công lý, chứ không phải trước bầy thú đang rình chụp lấy con mồi! Nếu không, cái tội của Hồ Chí Minh và bè lũ tất sẽ “viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,/ Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!” và lịch sử sẽ nhân lên gấp bội cái tội giết người dã man “trời không dung, đất không tha” ấy!

* * *

Lại nói về ngôi nhà của ông bà Trịnh Văn Bô ở số 34 Hoàng Diệu giữa Hà nội, mà người ta “ký giấy mượn” trong vòng 2 năm kể từ năm 1954 đến giờ vẫn chưa có giấy hoàn trả chính thức cho khổ chủ. Bảo là “ngôi nhà”, “căn nhà”, “cái nhà”… đều không phù hợp với DINH CƠ của nhà tư sản thời bấy giờ. Mời độc giả theo chân nhà báo Giang Huy của VNExpress, rảo xem cái dinh cơ ấy ra làm sao mà bài báo gọi đó là “biệt thự” - Biệt thự 3.000m2 trung tâm Hà Nội của nhà tư sản Trịnh Văn Bô.”(VNExpress, ngày 18/11/2017).

Xin vào xem https://vnexpress.net/photo/thoi-su/biet-thu-3-000m2-trung-tam-ha-noi-cua-nha-tu-san-trinh-van-bo-367. Chỉ sao mượn hai tấm tượng trưng dưới đây.

Căn biệt thự 34 Hoàng Diệu (nay thuộc quận Ba Đình) do vợ chồng một người Pháp xây dựng từ những năm 1930. Đến năm 1942, nhà tư sản Trịnh Văn Bô đã mua lại.

Tường nhà cổ kính, nhiều chỗ đã phủ màu rêu.


(18/11/2017)

Cướp ngày là quan

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Dân gian có câu: "Con ơi nhớ lấy câu này/Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan!".

Thời đại HCM rực rỡ nhất là thời đại khốn nạn nhất trong lịch sử VN, đâu đâu cũng bị cướp, giặc ngoài vào cướp đã vậy còn bị các quan cướp trắng trợn giữa ban ngày bằng đủ mọi kiểu. Cướp trong nhà bằng cách cưỡng chế đập phá nhà để chiếm đất, cướp ngoài đường bằng cách rình rập chỗ kín bất thình lình bắn tốc độ hay chặn xe kiếm bánh mì dọc đường, mở các trạm thu phí (BOT) để chiếm đoạt các tài xế chạy xe dọc đường, vỉa hè thì các quan đi cướp ba người buôn thúng bán bưng quăng lên xe, trong chợ thì các quan quản lý thị trường nhăm nhe sơ hở cướp những mặt hàng kêu là trốn thuế hoặc không rõ nguồn gốc thí dụ rượu ngoại, thuốc lá ngoại không dán nhãn tem của đảng cướp.

Sợ nhất là cướp cơ quan, những ông bà này ngồi mát ăn bát vàng, chẳng phải đi đâu cả, cứ chờ ai mang giấy tờ tới là hoạch họe hết giấy tờ này đến giấy tờ khác, bao giờ thấy tờ giấy có hình già Hồ mới đầy đủ giấy tờ.

Còn cái cơ quan "vì nước quên thân, vì dân phục vụ" lại còn ghê hơn nhiều, từ có tội mà biết cách nhét hình già Hồ vào túi nặng một chút thì sẽ vô tội, người vô tội mà không có hình già Hồ thì sẽ trở thành tội phạm bị bắt vào cái đồn rồi tự ý treo cổ dễ như chơi. Có thể nói là đổi trắng thay đen ngay trước mắt.

Cơ quan tố tụng như viện kiểm sát và toà án thì chạy án, kêu người ta lo tiền chạy án nhưng bản án thì vẫn không thay đổi là bao nhiêu, hình thức cũng là cướp tiền mà thôi.

Y bác sỹ thì lo cướp tiền của bệnh nhân khi tăng tiền viện phí lên cao, tăng giá thuốc lên ngất ngưởng, đã vậy lại còn điều trị bằng thuốc giả do chính bộ y tế nhập vào như thời gian vừa qua bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã cấp giấy phép cho người nhà nhập thuốc giả phân phối cho các nhà thuốc và bệnh viện trên toàn quốc, báo đài đã lên tiếng ì xèo, nhưng cái gốc cổ thụ trồng bằng hình già Hồ quá nặng nên mọi chuyện vẫn y như cũ không có gì thay đổi vì bà bắt chước 3X "đảng phân công tôi thì tôi đâu có quyền từ chối nên tôi cứ phải làm công tác mà đảng đã phân công và giao trách nhiệm cho tôi", thế là huề tiền.

Các ngân hàng thi nhau cướp tiền gởi của dân bỏ trốn kể cả HTX tín dụng. Các giám đốc thi nhau ôm tiền bỏ chạy để lại ngơ ngác cho người dân đứng trước cửa các ngân hàng, HTX tín dụng mà không biết lý do gì tiền mình chưa rút mà nó biến đi đâu mất, có khi tụ tập đông người trước cửa ngân hàng để đòi tiền còn bị doạ là gây rối trật tự công cộng nữa là đang khác.

Người chết cũng bị cướp, đang nằm yên mồ yên mả một ngày đẹp Trời nào đó thấy khu đất nghĩa địa này có thể đẻ ra vàng, có ngoại quốc ngắm nghía thì hỡi ơi mồ mả bị xe ủi, xe múc xúc tung lên khỏi mặt đất, mặc kệ thân nhân muốn đem đi đâu tùy ý.

Đã có thời gian các công ty đa cấp thổi phồng tiền lãi khi mua gói hàng và gởi tiền vào lợi nhuận sẽ gấp 10 bà con thi nhau mua những gói hàng đó với giá trên Trời để mong kiếm lãi xuất cao cuối cùng bĩ cướp trắng tay, kêu Trời không thấu.

Trong dân thì cướp tiền hụi hè lẫn nhau, gầy huê hụi cho đã rồi ôm tiền bỏ trốn, nhiều người không còn nước mắt để mà khóc.

Ra đường mắt trước mắt sau lạng quạng bị cướp điện thoại, bị cướp giật giỏ, đeo dây chuyền lạng quạng cướp giật đứt cổ, đeo nhẫn hột xoàn bám vào thành xe cái ngón tay xinh xinh đeo nhẫn rơi vào tay kẻ khác dễ như trở bàn tay chơi trong chớp nhoáng.

Chưa bao giờ VN lại bị đe dọa bởi 3 loại cướp như bây giờ. 

Ngay cả hàng cứu trợ cho lũ lụt cũng bị cướp trắng trợn khi chở hàng ra tới nơi, cướp vào từng nhà kêu đóng tiền cứu trợ, biết chắc không tới tay người dân bão lụt nhưng vì không muốn gây sự với địa phương vì còn phải xin giấy tờ các loại nên đành cắn răng đóng cho xong chuyện, khỏi bị phiền phức khi có chuyện phải xin giấy tờ. 

- 01- Cướp ngoại xâm.
- 02- Cướp nội xâm.
- 03- Cướp tự phát. (trong dân)

Xã hội đâu đâu cũng thấy toàn là cướp, người dân chẳng biết phải làm gì ngoài im lặng như sống chung với lũ và tự đề phòng gia đình mình khi giông tố đổ ập xuống bất cứ lúc nào, vì VN bây giờ chuyện của ai người ấy lo, không ai quan tâm tới ai được.

Một xã hội bất an như thế mà cái đám DLV vẫn khen lấy khen để đất nước VN là đất nước đáng sống nhất, yên bình nhất không đâu được như VN.

Trước năm 1975 chế độ VNCH chỉ có vài ba băng nhóm, như Sơn Vương, đại ca Thay, Điền Khắc Kim, Bạch Hải Đường, nhưng những băng nhóm này thực ra chỉ là những băng du đãng sống trong thành phố, lâu lâu mới cướp một vụ nổi tiếng, có khi còn lấy của người giàu mang cho người nghèo. Bây giờ thì cướp ngoại bang vào, cướp nội địa có giấy tờ hợp pháp, cướp tự phát trong dân.

Đất nước này bây giờ không còn là đất nước bình yên nữa mà là một đất nước lộn xộn hổ lốn, vô thiên vô pháp, xài luật rừng nhưng khi dân đem luật rừng ra để nói chuyện thì chúng lại ghép tội phản động vì cái câu "luật là tao, tao là luật".

Buồn thay cho một đất nước bị đám con cháu cuồng Mac, cuồng Hồ du nhập chủ thuyết ngoại lai vào, độc tài đảng trị, cha truyền con nối, thay phiên nhau cướp giết và hút máu mủ người dân mình cho tới giọt máu cuối cùng cũng chưa chịu buông tha. Vì chúng là một bày quỷ, sống bằng xương máu của chính đồng loại mình. 

Ngày 22/11/2017

Chìa khóa lương tâm

Armando Valladares * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Khi tôi 23 tuổi tôi đã làm một chuyện rất tầm thường. Tôi từ chối nói mấy từ, "Tôi ủng hộ Fidel." Đầu tiên tôi từ chối đặt tấm bảng ghi câu như thế trên bàn giấy tôi, và sau nhiều năm bị tra tấn hành hạ và chứng kiến rất nhiều chiến hữu hoặc chết về thể xác hay chết về tinh thần, tôi càng khăng khăng một mực từ chối nói mấy từ chế độ đòi hỏi ở tôi ấy.

Câu chuyện của tôi là minh chứng rằng một hành động thách thức tưởng như nhỏ nhặt có thể có nghĩa là điều quan trọng nhất đối với những kẻ thù của tự do. Họ không giam cầm tôi trong tù suốt 22 năm trời chỉ vì tôi từ chối nói ra bốn từ vô nghĩa ấy. Họ giam cầm tôi trong tù lâu đến như vậy chỉ vì đối với họ nó có nghĩa là điều quan trọng nhất.

Đối với tôi nói ra mấy từ ấy chẳng khác gì tự sát tinh thần. Và mặc dù thân thể tôi bị hành hạ trong lao tù, nhưng tâm hồn tôi tự do và mạnh mẽ. Cai tù cướp của tôi tất cả mọi thứ nhưng họ không thể nào cướp đoạt lương tâm tôi.

Ngay cả khi chúng ta không có gì, mỗi người và chỉ người ấy thôi vẫn còn giữ chìa khóa lương tâm mình, lâu đài bất khả xâm phạm của mình. Về điểm này, mỗi người trong chúng ta, tuy chúng ta không có lâu đài trần thế hay thậm chí một mái nhà, nhưng mỗi người trong chúng ta vẫn giàu hơn cả vua chúa.

Đối với nhiều người trong các bạn, đặc biệt những người trẻ, chắc các bạn tưởng như tôi từ một nơi xa xăm và từ một thời đại nào khác đến đây. Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể không bị gí súng vào người bắt đi như tôi vì vẫn trung thành với lương tâm mình, nhưng có nhiều cách để bắt bạn đi và để cầm tù thân xác và tâm hồn bạn. Có rất nhiều cách có thể bắt bạn phải im lặng.

Tôi báo cho các bạn biết trước: Giống như khoảng cách ngắn giữa Mỹ và Cuba, có khoảng cách rất ngắn giữa dân chủ và độc tài nơi chế độ có cơ hội quyết định những điều chúng ta tin và những điều chúng ta làm. Và đôi khi họ thực hiện điều này không phải dưới họng súng mà ngược lại lúc thì bằng một mẩu giấy, lúc thì bằng một luật lệ tưởng như vô nghĩa, lúc thì buộc im lặng. Các bạn trẻ hãy đề phòng. Không bao giờ thỏa hiệp. Không bao giờ cho phép chính quyền hay bất kỳ ai khác bảo cho các bạn biết những gì các bạn có thể tin hay không thể tin hay những gì bạn có thể nói hay không thể nói hay những gì lương tâm bạn bảo bạn phải làm.


Armando Valladares là nhà thơ và là nhà hoạt động nhân quyền và cựu tù chính trị người Cuba. Ông từng bị cầm tù trong suốt 22 năm ở Cuba. Hồi ký của ông "Against All Hope" được dịch ra 18 thứ tiếng và nằm trong danh sách bán chạy nhất của tờ báo The New York Times.

Nguồn:

Trích dịch từ bài diễn văn của Armando Valladares nhân dịp nhận Huy chương Canterbury, giải thưởng tự do tôn giáo danh dự nhất của Quỹ Becker vào ngày 12 tháng Năm, 2016. Tựa đề tiếng Việt của người dịch.


*

Từ xe lăn


Hành lang dài,
xám,
Bốn mươi cánh cửa khủng bố của nó,
hàn với những thanh ngang bằng thép
và những ống khóa Nga rất lớn.
Bên trong, đêm dài cộng sản vô tận,
hai mét dài đau khổ
và một mét rộng tra tấn.

Nguồn: Tạp chí Encounter số tháng Sáu, 1983, trang 89. Nguyên tác tiếng Tây Ban Nha. Bản dịch sang tiếng Anh tựa đề "From My Wheelchair".

Dịch:


Người hiến vàng cho CSVN, khi chết vẫn chưa đòi được nhà cho mượn

Bà Hoàng Thị Minh Hồ. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Việt Nam sẽ tổ chức tang lễ cấp cao cho bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ của “nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô,” người được ghi nhận “đã hiến 5,147 lượng vàng cho chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Việt Nam.”

Image result for trịnh văn bô nạn nhân

Báo Tuổi Trẻ hôm 8 Tháng Mười Một cho hay, vợ chồng bà Hồ đã hiến 5,147 lượng vàng trong tuần lễ vàng hồi năm 1945. Số vàng này được mô tả là “gấp đôi ngân khố chính phủ Hà Nội thời bấy giờ.”

Bà Hồ qua đời hôm 5 Tháng Mười Một tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 104 tuổi.

Theo Wikipedia, bà Hồ là một trong những đảng viên đầu tiên của đảng Xã Hội Việt Nam và cũng là một trong những người đầu thời kỳ thành lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam. Bà làm công tác phụ nữ đến năm 1974 thì nghỉ hưu.

Tuy nhiên, báo Thanh Niên ngày 7 Tháng Mười Một đăng bài “Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô” cho biết tên ông Trịnh Văn Bô (mất năm 1988) dự trù được đặt tên cho một đoạn đường dài 1.2 km tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tuy nhiên mãi đến năm 2016, chưa có con đường được đặt tên ông, vì “nhân dân trên địa bàn cho rằng họ không biết nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô là ai!”

Báo này nêu thêm bi kịch thứ hai của vợ chồng bà Hồ, đó là khi cho chính quyền mượn tạm một căn nhà nhưng đến khi nhận lại sau nhiều thập niên, năm 2003, thì lại không được cấp giấy tờ sở hữu mang tên họ.

Bài báo viết: “Năm 1954, sau khi chính quyền cách mạng về tiếp quản thủ đô, vợ chồng bà Hồ cho Tổng Tham Mưu Trưởng Hoàng Văn Thái mượn ngôi biệt thự tại 34 Hoàng Diệu, Hà Nội, có khuôn viên rộng 3,000 mét vuông trong hai năm… Đến năm 1975, họ đệ đơn xin lại nhà. Lúc này, sự thể trở nên phức tạp… Vậy là nỗi buồn nhân đôi khi bà Hồ đã qua đời, dù đã ở ngôi nhà 34 Hoàng Diệu hơn chục năm nay, song sổ đỏ thì vẫn cứ chờ đợi, chờ vắt sang cả thế kỷ 21 mà vẫn chưa biết nó tắc ở chỗ nào?”

Nhà báo Hà Phan, cựu phóng viên báo Tiền Phong, bình luận trên Facebook: “Tại sao người ta có thể đối xử như thế với gia đình từng hiến 5,147 lượng vàng cho cách mạng và cả ngôi nhà 48 Hàng Ngang, trị giá hàng trăm tỷ đồng theo thời giá bây giờ, để làm nhà lưu niệm? Đến khi cụ bà qua đời, trên giấy tờ nhà vẫn chưa phải của gia đình họ, chẳng hề có sổ hồng, sổ đỏ gì như người ta.”

Nhà báo Nguyễn Thế Thanh, cựu tổng biên tập báo Phụ Nữ, cựu phó giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin ở Sài Gòn, viết: “Niềm tin của dân vào nhà nước do đảng lãnh đạo hôm nay đâu còn như ngày đó nữa để có thể xuất hiện những tấm lòng vàng như vợ chồng doanh nhân Trịnh Văn Bô. Có chăng là sự chằng chịt của lợi ích nhóm…” (T.K.)

Tại sao chuyện gì cũng lôi Hồ Chí Minh ra mà chửi?

Nguyên Thạch (Danlambao) - Nếu không có Hồ Chí Minh thì chắc chắn đất nước đã không có những tên phản tặc như thế này, nếu đất nước không có những loài sâu đỉa, sài lang hổ báo thì dân tình đâu có mà thê thảm như hôm nay. Chúng tiếp tay rước voi dày mả tổ, chúng nối giáo cho giặc Tàu cướp Biển Đảo, đất liền dọc 6 tỉnh biên thùy, các điểm cao chiến lược, các điểm trọng yếu Tây Nguyên, các phố Tàu cùng khắp 3 miền của đất nước.

*

Trước khi đi tìm nguyên nhân Tại sao chuyện gì cũng lôi Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Cộng sản ra mà chửi thì mời bạn đọc qua những câu nhận định để đời của các nhân vật nổi tiếng: 

1- Gorbachev - Tổng bí thư đảng CS Liên Xô: Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà thú nhận rằng, cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá. 

2- Đức Dalai LamaCộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời.


3- Winston Churchill cựu thủ tướng AnhChủ nghĩa tư bản không chia đều sự thịnh vượng, nhưng chủ nghĩa xã hội lại chia đều sự nghèo khổ

4- Nữ Thủ Tướng Đức Angela MerkelCộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.


5- Victor HugoChủ nghĩa cộng sản là giấc mơ của vài người nhưng là cơn ác mộng của nhân loại.


6- Nhà văn Nga Alexandre SoljenitsymKhi thấy thằng Cộng Sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại, những lời nó nói láo với người khác.


7- Cố Tổng thống Mỹ Ronald ReaganChấm dứt chiến tranh Việt Nam không đơn thuần rút quân về nhà là xong, vì lẽ cái giá phải trả cho loại Hoà Bình đó là ngàn năm tăm tối cho thế hệ sinh ra tại Việt Nam về sau.

Những nhận định trên về Chủ nghĩa Cộng sản, không từ những kẻ vô danh mà là từ những bậc am hiểu về cộng sản, dày dạn kinh nghiệm qua sinh hoạt, hoạt động thực tế theo bề dày thời gian nên đã thấy cũng như đã hiểu rõ cộng sản là như thế nào nên đã phán những câu như đinh đóng cột và ngần ấy lời nhận định của những nhân vật từng trải, kinh nghiệm về lãnh đạo cũng đã đủ để cho chúng ta thấy được sự thật và không thể kéo dài mãi nếp suy nghĩ mơ hồ viển vông về chủ nghĩa cộng sản và xã hội của nó.

Tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L'Humanité) Pháp, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin. Tư tưởng Lênin như luồng ánh sáng mặt trời chói rọi vào đôi mắt thiển cận cùng trí tệ của anh Quốc (Hồ Chí Minh) khiến anh khóc ròng la lớn “Nó đây rồi). Tiếng khóc ấy sau đó đến Việt Nam vào một mùa Thu tháng Tám và từ đấy tiếng khóc thật sự cùng vô vàn giọt nước mắt đã rơi đều trên miền Bắc và sau 75 là tràn ngập cả miền Nam hòa cùng cả nước.

Việt Nam nếu không có Hồ Chí Minh thì cũng không có Chủ nghĩa Cộng sản trên đất nước này, một thứ chủ thuyết hoang đường đã phá nát quê hương và dân tộc.

Hồ Chí Minh là nguyên nhân chính của mọi nguyên nhân. Hồ đã dựng nên một đảng CƯỚP trá hình dưới danh nghĩa “Giải phóng Quốc tế Cộng sản, một thứ chủ nghĩa Tam Vô. Những đồ đệ của ông ta như Trường Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, ĐM (Đỗ Mười), Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Phú Trọng… đều là những đứa mất nết, đều là cá tra một lứa, đều có đầu tôm và phản trắc.

Nếu không có Hồ Chí Minh thì chắc chắn đất nước đã không có những tên phản tặc như thế này, nếu đất nước không có những loài sâu đỉa, sài lang hổ báo thì dân tình đâu có mà thê thảm như hôm nay. Chúng tiếp tay rước voi dày mả tổ, chúng nối giáo cho giặc Tàu cướp Biển Đảo, đất liền dọc 6 tỉnh biên thùy, các điểm cao chiến lược, các điểm trọng yếu Tây Nguyên, các phố Tàu cùng khắp 3 miền của đất nước.

Sống mà để cho thiên hạ chửi mắng là sống NHỤC, chết mà để cho lịch sử mãi nguyền rủa cũng là chết NHỤC. Bọn đồ đệ cùng con cháu của Hồ có nhận biết điều này không?

Ngạn ngữ Á Âu đều có nói: “Cha nào con nấy” (Like father, like son). Không có cha thì làm sao có con? Lũ con khốn nạn thì phải lôi đầu thằng cha ra mà mắng chớ mắng ai bây giờ, bộ oan ức lắm sao?.


Cướp ngày là quanCS

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Dân gian có câu: "Con ơi nhớ lấy câu này/Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan!".

Thời đại HCM rực rỡ nhất là thời đại khốn nạn nhất trong lịch sử VN, đâu đâu cũng bị cướp, giặc ngoài vào cướp đã vậy còn bị các quan cướp trắng trợn giữa ban ngày bằng đủ mọi kiểu. Cướp trong nhà bằng cách cưỡng chế đập phá nhà để chiếm đất, cướp ngoài đường bằng cách rình rập chỗ kín bất thình lình bắn tốc độ hay chặn xe kiếm bánh mì dọc đường, mở các trạm thu phí (BOT) để chiếm đoạt các tài xế chạy xe dọc đường, vỉa hè thì các quan đi cướp ba người buôn thúng bán bưng quăng lên xe, trong chợ thì các quan quản lý thị trường nhăm nhe sơ hở cướp những mặt hàng kêu là trốn thuế hoặc không rõ nguồn gốc thí dụ rượu ngoại, thuốc lá ngoại không dán nhãn tem của đảng cướp.

Sợ nhất là cướp cơ quan, những ông bà này ngồi mát ăn bát vàng, chẳng phải đi đâu cả, cứ chờ ai mang giấy tờ tới là hoạch họe hết giấy tờ này đến giấy tờ khác, bao giờ thấy tờ giấy có hình già Hồ mới đầy đủ giấy tờ.

Còn cái cơ quan "vì nước quên thân, vì dân phục vụ" lại còn ghê hơn nhiều, từ có tội mà biết cách nhét hình già Hồ vào túi nặng một chút thì sẽ vô tội, người vô tội mà không có hình già Hồ thì sẽ trở thành tội phạm bị bắt vào cái đồn rồi tự ý treo cổ dễ như chơi. Có thể nói là đổi trắng thay đen ngay trước mắt.

Cơ quan tố tụng như viện kiểm sát và toà án thì chạy án, kêu người ta lo tiền chạy án nhưng bản án thì vẫn không thay đổi là bao nhiêu, hình thức cũng là cướp tiền mà thôi.

Y bác sỹ thì lo cướp tiền của bệnh nhân khi tăng tiền viện phí lên cao, tăng giá thuốc lên ngất ngưởng, đã vậy lại còn điều trị bằng thuốc giả do chính bộ y tế nhập vào như thời gian vừa qua bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã cấp giấy phép cho người nhà nhập thuốc giả phân phối cho các nhà thuốc và bệnh viện trên toàn quốc, báo đài đã lên tiếng ì xèo, nhưng cái gốc cổ thụ trồng bằng hình già Hồ quá nặng nên mọi chuyện vẫn y như cũ không có gì thay đổi vì bà bắt chước 3X "đảng phân công tôi thì tôi đâu có quyền từ chối nên tôi cứ phải làm công tác mà đảng đã phân công và giao trách nhiệm cho tôi", thế là huề tiền.

Các ngân hàng thi nhau cướp tiền gởi của dân bỏ trốn kể cả HTX tín dụng. Các giám đốc thi nhau ôm tiền bỏ chạy để lại ngơ ngác cho người dân đứng trước cửa các ngân hàng, HTX tín dụng mà không biết lý do gì tiền mình chưa rút mà nó biến đi đâu mất, có khi tụ tập đông người trước cửa ngân hàng để đòi tiền còn bị doạ là gây rối trật tự công cộng nữa là đang khác.

Người chết cũng bị cướp, đang nằm yên mồ yên mả một ngày đẹp Trời nào đó thấy khu đất nghĩa địa này có thể đẻ ra vàng, có ngoại quốc ngắm nghía thì hỡi ơi mồ mả bị xe ủi, xe múc xúc tung lên khỏi mặt đất, mặc kệ thân nhân muốn đem đi đâu tùy ý.

Đã có thời gian các công ty đa cấp thổi phồng tiền lãi khi mua gói hàng và gởi tiền vào lợi nhuận sẽ gấp 10 bà con thi nhau mua những gói hàng đó với giá trên Trời để mong kiếm lãi xuất cao cuối cùng bĩ cướp trắng tay, kêu Trời không thấu.

Trong dân thì cướp tiền hụi hè lẫn nhau, gầy huê hụi cho đã rồi ôm tiền bỏ trốn, nhiều người không còn nước mắt để mà khóc.

Ra đường mắt trước mắt sau lạng quạng bị cướp điện thoại, bị cướp giật giỏ, đeo dây chuyền lạng quạng cướp giật đứt cổ, đeo nhẫn hột xoàn bám vào thành xe cái ngón tay xinh xinh đeo nhẫn rơi vào tay kẻ khác dễ như trở bàn tay chơi trong chớp nhoáng.

Chưa bao giờ VN lại bị đe dọa bởi 3 loại cướp như bây giờ. 

Ngay cả hàng cứu trợ cho lũ lụt cũng bị cướp trắng trợn khi chở hàng ra tới nơi, cướp vào từng nhà kêu đóng tiền cứu trợ, biết chắc không tới tay người dân bão lụt nhưng vì không muốn gây sự với địa phương vì còn phải xin giấy tờ các loại nên đành cắn răng đóng cho xong chuyện, khỏi bị phiền phức khi có chuyện phải xin giấy tờ. 

- 01- Cướp ngoại xâm.
- 02- Cướp nội xâm.
- 03- Cướp tự phát. (trong dân)

Xã hội đâu đâu cũng thấy toàn là cướp, người dân chẳng biết phải làm gì ngoài im lặng như sống chung với lũ và tự đề phòng gia đình mình khi giông tố đổ ập xuống bất cứ lúc nào, vì VN bây giờ chuyện của ai người ấy lo, không ai quan tâm tới ai được.

Một xã hội bất an như thế mà cái đám DLV vẫn khen lấy khen để đất nước VN là đất nước đáng sống nhất, yên bình nhất không đâu được như VN.

Trước năm 1975 chế độ VNCH chỉ có vài ba băng nhóm, như Sơn Vương, đại ca Thay, Điền Khắc Kim, Bạch Hải Đường, nhưng những băng nhóm này thực ra chỉ là những băng du đãng sống trong thành phố, lâu lâu mới cướp một vụ nổi tiếng, có khi còn lấy của người giàu mang cho người nghèo. Bây giờ thì cướp ngoại bang vào, cướp nội địa có giấy tờ hợp pháp, cướp tự phát trong dân.

Đất nước này bây giờ không còn là đất nước bình yên nữa mà là một đất nước lộn xộn hổ lốn, vô thiên vô pháp, xài luật rừng nhưng khi dân đem luật rừng ra để nói chuyện thì chúng lại ghép tội phản động vì cái câu "luật là tao, tao là luật".

Buồn thay cho một đất nước bị đám con cháu cuồng Mac, cuồng Hồ du nhập chủ thuyết ngoại lai vào, độc tài đảng trị, cha truyền con nối, thay phiên nhau cướp giết và hút máu mủ người dân mình cho tới giọt máu cuối cùng cũng chưa chịu buông tha. Vì chúng là một bày quỷ, sống bằng xương máu của chính đồng loại mình. 

Ngày 22/11/2017



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 475 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 405 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 367 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 344 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 341 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 292 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 250 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.