Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 24823405

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 16.04.2024 01:18
Âm mưu tối thâm độc của Tàu tàn phá VN: Năm 1954 có một giải pháp tránh chia đôi đất nước bị Tàu cộng bác bỏ
26.07.2014 14:27

20 tháng Bẩy 2014 là ngày kỷ niệm năm thứ 60 Hiệp định Genève chia đôi đất nước. Đối với những thế hệ trưởng thành sau 54 ở miền Bắc, sau 75 ở miền Nam, bị ảnh hưởng tuyên truyền của CSVN, 20-7 là ngày thắng lợi.

vituyen17

 Đối với con cháu của hơn 1 triệu người miền Bắc di cư, 20-7 là ngày gợi nhiều đau thương khi nghĩ lại vì ngày này mà cha ông của họ phải xa lìa những người thân thích, bỏ lại nhà cửa ruộng nương, làng  xóm, lũy tre xanh thân yêu. Đối với những người có chút hiểu biết,  20-7-54 cũng là ngày gieo mầm cho cuộc nội chiến kéo dài 20 năm với hậu quả là 4 triệu người chết mà đa số là dân lành miền Nam, không kể cả triệu những người khác, sau ngày 30-4-75, bị chết ngoài biển hay chết khi bị đầy đoạ trong ngục tù, trong các trại cải tạo.

Nhưng cái tác hại lớn nhất của Hiệp định Genève là Chu Ân Lai đã dùng nó như một cạm bẫy để đưa miền Bắc và sau này cả nước Việt Nam vào cái rọ lưới của bá quyền Đại Hán, không biết cách nào có thể thoát ra được.

Không phải hồi đó ông Hồ không ý thức được là mọi người Việt đều không muốn đất nước bị chia đôi để trở thành một Cao Ly thứ hai. Nhưng như tôi đã có dịp trình bày (1), ông Hồ đã tính sai khi phát động Toàn quốc Kháng chiến ngày 19-12-46, chấm dứt điều đình với Pháp, tự xoá bỏ những thành quả đã đạt được bởi Hiệp định Sơ bộ 6-3-46. Tính toán sai lầm đã đưa tới hậu quả là từ năm 1950 CSVN bị Stalin giao phó cho Mao cai quản, cứ mỗi ngày một thêm phụ thuộc vào Cộng sản Tàu về chính trị, quân sự cũng như ngoại giao, để đến khi bị triệu tới Liễu Châu hồi đầu tháng 7-54, ông Hồ đã phải tự ép mình tuân ý Chu Ân Lai, ký Hiệp định chia đôi đất nước.

Th tìm hiểu Chu Ân Lai có ẩn ý gì khi biến Việt Nam thành một Triều Tiên th  hai?

1° Chu Ân Lai rất hận Trung Quốc đã phải trả một giá quá đắt khi giành lại Bắc Triều Tiên cho khối cộng sản, mà thật ra là cho Nga Sô : Hơn một triệu ” chí nguyện quân Trung Quốc ” đã phải đơn phương lao vào một cuộc chiến với Mỹ kéo dài 3 năm tổn thất 500 ngàn lính. Sau khi Stalin chết, Chu Ân Lai thấy không cần phải chia chác gì với Nga Sô nữa mà chia thẳng Việt Nam với Mỹ – đang tìm cách hất cẳng Pháp – mỗi bên một nửa. Hội nghị Geneve đã cho Tàu cộng một dịp may, không những lấy lại vốn bị mất ở Triều Tiên mà còn được lời to : Không mất một người lính, chỉ bỏ ra một chút viện trợ, ông Hồ từ 1950 đã tự ” bó thân về với Thiên triều ” khi phải chấp nhận sự hiện diện và sự tác yêu tác quái của những tên cố vấn Tàu cộng.

2° Việt Nam chia đôi, miền Bắc tất nhiên là phải phụ thuộc Trung Quốc trong cả 2 trường hợp, hòa bình cũng như chiến tranh:

Trường hợp muốn giữ hòa bình cam chịu đất nước bị chia đôi : miền Bắc Việt Nam sẽ đời đời phải phụ thuộc Trung Quốc về chính trị, kinh tế cũng như về quân sự để trở thành tiền đồn phía Nam bảo vệ Trung Quốc.

Trường hợp gây chiến ” giải phóng ” miền Nam : Trung Quốc sẽ để mặc miền Bắc đụng độ trực tiếp với Mỹ, chỉ đứng ngoài hỗ trợ. Ông Hồ sẽ lại càng phải phụ thuộc Trung Quốc hơn nữa về kinh tế, về tiếp tế vật liệu quân nhu, yếu phẩm. Dù có được Nga viện trợ vũ khí cũng sẽ phải phụ thuộc Trung Quốc về đường chuyển vận. Những vũ khí tối tân hiện đại mà Nga Sô muốn dùng chiến trường Việt Nam để thử nghiệm so đọ với Mỹ, khi đi qua Trung Quốc sẽ bị đào thoát, tháo gỡ để Trung quốc tha hồ bắt chước chế tạo lại.

Mưu toan của Chu Ân Lai đã thành tựu: Với HĐ Genève Trung Quốc đã có một nửa Việt Nam chỉ tốn vài xu. Phải nói đây là thành công lớn nhất của bá quyền Đại Hán trong thế kỷ thứ 20.

Lịch s cũng sẽ buộc tội ông Hồ là không thể không biết đất nước chia đôi sẽ đi đến nội chiến, vì nhng lí do sau đây:

1° Không bao giờ có tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước. Vì như vậy là phải từ bỏ chế độ cộng sản để theo chế độ đại nghị đa đảng. Nga Sô, Trung Cộng và ngay cả ĐCSVN sẽ không bao giờ cho phép : Chứng cớ là cũng cùng lúc đó ( 15-6-54 ) Hội nghị Genève bàn về tổng tuyển cử thống nhất Triều Tiên bị thất bại vì cả 2 nước này nhất định không chịu để Bắc Triều Tiên được bầu cử tự do dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc. Điều khoản về tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam lại còn không được nằm trong bản chính của Hiệp định Genève nữa, mà chỉ được 7 nước thành viên chấp thuận miệng trong bản Tuyên ngôn cuối cùng đính kèm theo ngày hôm sau 21-7-54, tức là sẽ không bao giờ được thực hiện. Ông Hồ cũng biết đó là ẩn ý của Chu Ân Lai muốn đời đời nước Việt Nam bị chia đôi để miền Bắc phải luôn luôn dưới sự khống chế của Trung Quốc.

2° Rút kinh nghiệm nạn đói năm 1945, miền Bắc không có miền Nam không thể tự túc được với dân số đông hơn miền Nam mà tiềm lực kinh tế chỉ bằng một nửa, bắt buộc phải dùng võ lực.

3° Dân miền Nam tập kết không chịu được khí hậu và chính sách khắc nghiệt của chế độ miền Bắc. Khi biết là tổng tuyển cử thống nhất đất nước chỉ là lời hứa hẹn suông sẽ nổi loạn đòi trở về Nam.

4° Cũng như hồi 46 ông Hồ lấy chiêu bài kháng chiến chống Pháp giành độc lập để độc quyền lãnh đạo diệt trừ các đảng phái quốc gia đối nghịch với mình, ông Hồ cũng cần một chiêu bài mới là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, để động viên quần chúng, củng cố chính quyền, vu khống diệt trừ những ai có tư tưởng chống đối.

5° Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã bắt đầu gay go, ông Hồ sẽ phải lựa chọn giữa Nga và Tàu. Phát động chiến tranh là tránh được sự lựa chọn và bắt buộc cả Nga với Tàu phải giúp mình.

6° Chính quyền miền Bắc cũng biết là một khi đã đủ mạnh, những người quốc gia miền Nam, bị thúc đẩy bởi lòng yêu nước chứ không vì lí tưởng ngoại lai, sẽ noi gương Quang Trung Nguyễn Huệ làm cuộc Bắc tiến thống nhất đất nước.

Trước khi phải ký Hiệp định Genève, có ai đề xướng một giải pháp khác tránh chia đôi đất nước để khỏi mắc vào tròng bá quyền Đại Hán không?

Cả 2 bên quốc gia cộng sản đều có những người biết dư là khi có 2 nước Việt Nam, mỗi miền Nam, Bắc, sẽ phải phụ thuộc vào một khối tự do hay cộng sản, và sớm muộn cũng sẽ bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh ủy nhiệm bởi 2 khối:

Những trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam như giáo sư Nguyễn Quốc Định và sau này, Bác sĩ Trần Văn Đỗ, tổng trưởng ngoại giao trong chính phủ Ngô Đình Diệm mới thành lập, nhất quyết chống lại Hiệp định.

Trong số các lãnh tụ CSVN, ông Phạm Văn Đồng, trưởng phái đoàn VNDCCH tại Hội nghị Genève, cũng có cùng một nhận định như vậy, nên đã tìm cách thương thuyết tay đôi với Pháp và với phe quốc gia :

Giáo sư Lê Xuân Khoa trong bài ” 30 năm gọi tên gì cho cuộc chiến ” đăng trên Web BBC Tiếng Việt vàTalawas, kể lại là cố ngoại trưởng Trần Văn Đỗ than phiền rằng tại Hội nghị Genève 54 Pháp không cho phái đoàn quốc gia biết cuộc thảo luận của các nước lớn về chia cắt Việt Nam và ông đã được Phạm Văn Đồng mời họp riêng để tìm giải pháp 2 bên người Việt với nhau, nhưng không thực hiện được.

Ông Trần Văn Đỗ cũng kể lại : Ông Đồng, qua sự trung gian của ông Nguyễn Ngọc Bích và ông Nguyễn Mạnh Hà, mời ông đến gặp ngày 5-7 để nói về vấn đề chia 2 vùng tạm thời mà ranh giới là từ Pleiku xuống đến An Khê trong khi chờ đợi tổng tuyển cử thống nhất đất nước trong vòng 6 tháng. Ông Đỗ chỉ ậm ừ và ngày hôm sau 6-7, ông Đồng có sang trụ sở ông Đỗ để đáp lễ (2).

Cũng cần nên biết trong cuốn ” Chu Ân Lai tại Hội nghị Genève “, tác giả Trung Quốc, Tiền Giang, có nhắc lại Chu Ân Lai triệu Hồ Chí Minh đến Liễu Châu ngày 30-6-54 để bàn về chuyện điều hoà lập trường 2 nước Trung Việt vì ở Genève  Phạm Văn Đồng không cùng ý kiến với 2 ngoại trưởng Nga Sô và Trung Quốc về 2 phương án : phương án Vạch một gii tuyến quân s Nam – Bắc ” hay phương án “Xác định vùng tập kết quân s “, phương án nào lợi nhất ? Chu Ân Lai nghiêng về phương án ” Vạch giới tuyến quân sự Nam – Bắc “, bác bỏ phương án “Xác định vùng tập kết quân sự” .

Phương án “Xác định vùng tập kết quân s ” mà Chu Ân Lai bác bỏ là phương án của Phạm Văn Đồng. Phương án này gồm 2 phần :

1) Phần chính trị nằm trong bài diễn văn ông Đồng đọc ngày 10-5-54 tại Genève. Trong 8 điểm của bài diễn văn có 2 điểm chính yếu :

Điểm 3: Trong khi chờ đợi chính phủ thống nhất, chính phủ của 2 bên vẫn cai trị   khu vực của mình.

Điểm 4: Chính phủ nước VNDCCH sẽ xem xét việc VNDCCH liên kết với Liên Hiệp Pháp trên nền tảng thoả hiệp tự do.

Tuyệt nhiên ông Đồng không đặt điều kiện phải có tổng tuyển cử thống nhất quốc gia trong một thời hạn nào mà chỉ nói trong khi chờ đợi ( hiệp thương ? ), vẫn có 2 chính phủ. Ngoài ra ông Đồng còn nhắc tới Liên Hiệp Pháp như có ý muốn trở lại Hiệp định Sơ bộ 6-3 để chỉ điều đình song phương với Pháp và Quốc gia, tránh sự can thiệp của Tàu và Mỹ.

2) Phần quân s xác định những vùng tập kết được ông Đồng đề cập trong buổi họp thu hẹp ngày 25-5-54: “mỗi bên có nhiều khu vc khá rộng ln liền nhau để có s dễ dàng về nhng hoạt động kinh tế và kiển soát hành chánh “  ( dịch bản tiếng Pháp trong cuốn Lacouture viết năm 1960 (3) : .”.. de façon qu’il revienne à chaque partie des zones d’un seul tenant, relativement étendues, offrant des facilités pour l’activité économique et le controle administratif “. Đó cũng là giải pháp ” tấm da beo ” mà Bidault ngoại trưởng Pháp đã hứa với Bảo Đại.

Nhưng hồi cuối tháng 6, ông Tạ Quang Bứu thành viên quân sự trong phái đoàn VNDCCH lấy cớ là có nhiều vùng sen kẽ nhau như vậy dù rộng lớn tới đâu cũng khó mà tránh không có đụng độ nhau, ông còn nói với 2 đại diện Pháp, Delteil và Débrisson : ” Trong trường hợp đó VNDCCH đặt thủ đô ở đâu ? “. Khi được tin Pháp trong cuộc triệt thoái khỏi An Khê ngày 24-6 bị thảm bại trên Quốc lộ thứ 19 khiến từ Liên khu 5 ra đến ngoài Bắc trừ hai vết ” da beo ” là Huế và Đà Nẵng, đã liền một mạch dưới quyền VNDCCH, thì ông Đồng thấy có đủ ưu thế để từ chối giải pháp da beo. Để đền bù lại, bằng lòng lùi đường phân ranh tới vĩ tuyến thứ 14 và hứa là tôn thất nhà Nguyễn sẽ được đi lại thăm viếng Huế dễ dàng. .

Cái chắc chắn là đối với Trung Quốc phân ranh như vậy sẽ kèm theo những nhượng bộ về chính trị như đã được đề cập trong bài diễn văn ông Đồng đọc ngày 10-5, với hậu quả là chế độ ông Hồ có thể sẽ biến cải để chỉ có một nước Việt Nam thống nhất. Như vậy thì làm sao có được một nửa Việt Nam như đã thoả thuận ngầm với Mỹ? Vì vậy Chu Ân Lai đòi ông Hồ phải qua Liễu Châu gấp và bắt ép ông Hồ phải ký hiệp định Genève với phương án chia đôi đất nước, vứt bỏ phương án Phạm Văn Đồng.

Th đưa ra một giả th: nếu phương án Phạm Văn Đồng được thể hiện thay vì phương án Chu Ân Lai chia đôi đất nước, cục diện đất nước Việt Nam có đ tăm tối hơn bây gi không?

Nhiều người cho là phương án Phạm Văn Đồng đặt ranh giới hai miền ở vĩ tuyến thứ 14 so với HĐ Genève phân chia Việt Nam ở vĩ tuyến thứ 17, miền Nam bị mất 400 cây số bề dọc và 3 triệu dân, lại không được quyền cầu cứu quân đội nước ngoài tới trợ giúp khi bị miền Bắc xâm chiếm, thì chống trả được bao lâu với miền Bắc?

Nhưng từ 75 đến nay, cũng có nhiều người khác có đủ thời gian thâu thập tài liệu, phân tích một cách khách quan những nguyên nhân đã làm chế độ miền Nam sụp đổ, nhất là cái sai lầm của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khi ra lệnh cho quân đội VNCH triệt thoái khỏi cao nguyên, lại đưa ra những suy luận lạc quan hơn nhiều :

1) Phương án Phạm Văn Đồng khẳng định chỉ có một nước Việt Nam vi 2 vùng Nam Bắc.

Nhưng khi nói vẫn có 2 chính phủ là mặc nhiên công nhận quy chế một nước 2 chế độ như Bắc Kinh với Hồng Kông bây giờ và có thể với Đài Loan sau này. Ông Phạm Văn Đồng đã đi trước Đặng Tiểu Bình. Rất tiếc ông không đủ nghị lực như họ Đặng, và không cưỡng lại được ý đinh của Chu Ân Lai. Nhưng cũng phải nói là người bán nửa nước cho Tàu cộng năm 54 là ông Hồ khi bị triệu tới Liễu Châu. Và khi ký cái Công hàm bán biẻn đảo 4 năm sau,  ông PVĐ chắc chắn  cũng chỉ làm theo chỉ thị của “bác”.

 2) Trọng tâm của phương án Phạm Văn Đồng là chính trị và kinh tế.

Trong 2 lãnh vực này miền Nam có thể thắng thế miền Bắc:

Chính trị:

Điểm 3 trong bài diễn văn ông Đồng nói là mỗi vùng sẽ vẫn giữ chính phủ của mình trong khi chờ đợi có một chính phủ thống nhất. Khác với HĐ Geneve, ông Đồng cố ý không nói rõ ràng là thời gian chờ đợi là bao nhiêu lâu, và cũng không nói gì về tổng tuyển cử thống nhất quốc gia. Rõ ràng là ông Đồng có ý để 2 bên cộng sản, quốc gia, có sự mặc cả : Có thể vô thời hạn. Có thể có những cuộc thương thảo kéo dài 2-3 năm, 5-10 năm… trước khi đi đến sự thành lập, như hồi 46, một chính phủ ” Thống nhất ” vô thực quyền, được chỉ định bởi một vị quốc trưởng bù nhìn, thí dụ như kêu Bảo Đại về cầm quyền, như ông Hồ đã một lần có ý định như vậy. Thử tưởng tượng một hư cấu (4): Ở Hà Nội, Ông Hồ nhường chức ” Chủ tịch nước ” cho Bảo Đại để chỉ khiêm nhường giữ chức ” Tối cao cố vấn ” hay ” Quyền Chủ tịch “. Ở Sài Gòn, một ông ” Phó Chủ tịch ” được chỉ định như ông Ngô Đình Diệm chẳng hạn. Cũng có thể Việt Nam sẽ có một thể chế Liên bang với 2 miền; mỗi miền có một chính phủ tụ trị về hành chính, kinh tế. Nhưng ngoại giao, quốc phòng nằm trong tay chính phủ Trung ương đóng ở Hà Nội. Lào, Cambốt, cũng có thể gia nhập liên bang này để cả bán đảo Đông Dương trở thành Liên bang Đông Dương. Tàu cộng sẽ hết đường xâm nhập vào sân sau của Việt Nam.

Dù dưới hình thức ” Một nước hai chế độ “  hay Cộng hòa Liên bang Việt Nam,  miền Nam đa dạng trong hòa bình, sẽ có nhiều cơ hội mở rộng cánh cửa hội nhập với bên ngoài, giúp cho miền Bắc có dịp tiếp xúc với những nước dân chủ Tây phương và lần lần thoát ra khỏi ảnh hưởng ý thức hệ Nga Tàu.

Kinh tế:

Miền Nam đất ít hơn nhưng phì nhiêu, lại được khai thác bởi ít nhất là 2 triệu người di cư từ những vùng nhường lại cho VNDCCH ở Bắc Việt và Trung Việt, sẽ trở thành vựa thóc nuôi sống cả nước khiến miền ” Dân chủ cộng hoà ” luôn luôn thiếu gạo sẽ phải ” dĩ hoà vi quí ” kiếm cách đổi than lấy gạo chứ gây chiến đồng ruộng bị bỏ hoang sẽ chẳng lợi lộc gì.

Chỉ cần nghĩ lại hồi 1955 kinh tế miền Nam phồn thịnh nhờ óc kinh doanh người Bắc di cư. Với những người di cư từ các thành thị miền Bắc, miền Trung đến, với Hải cảng Cam Ranh sẽ được mở mang thay thế Đà Nẵng, miền Nam sẽ trở thành một đại Singapore, một đại Hồng Kông, một Đài Loan. Nếu chế độ miền Bắc không chịu thay đổi kinh tế theo kiểu miền Nam mà còn muốn theo gương Tàu tiếp tục cải cách ruộng đất thực hiện Kinh tế tập trung, thì sẽ tự sụp đổ.

3) Bị giới hạn bởi vĩ tuyến thứ 14, diện tích Miền Nam sẽ bị thâu hẹp lại và dân số cũng ít đi:

– Đất hẹp càng dễ phòng thủ:

Hiệp định Genève lấy sông Bến Hải làm địa giới Bắc Nam khiến cả Liên khu 5 của Việt Minh khi trước không đánh mà được, tạo ra ảo tưởng là miền Nam rộng hơn miền Bắc và số dân cũng gần bằng. Biết đâu là sẽ có đường mòn Hồ Chí Minh, sẽ có cả dãy Trường Sơn, với những hậu cứ nằm ở bên kia biên giới Lào, Miên, khiến muốn trấn giữ một biên giới dài cả ngàn cây số trong rừng rậm như vậy, phải có cả triệu quân ! Trái lại, với phương án Phạm Văn Đồng xác định biên giới 2 miền theo vĩ tuyến thứ 14, từ Qui Nhơn qua Plây Cu tới biên giới Lào, phòng tuyến chỉ dài chừng hơn 300 cây số sẽ dễ bảo vệ hơn : Chỉ cần 1 trăm ngàn quân tinh nhuệ, lưu động, như nhẩy dù, biệt động quân, thủy quân lục chiến và sự quyết tâm là đủ. Hậu cứ lại là đồng bằng nên khi có chiến tranh, với hệ thống xa lộ được mở mang, chuyển quân, tập trung quân cũng sẽ rất mau chóng. Thử trông gương Israel : nhờ đất nước nhỏ  nên dễ phòng thủ, khiến chỉ 6 triệu dân cũng đủ đánh bại 100 triệu dân Ả Rập ! Kinh nghiệm  cuộc Tổng tấn công “Giải phóng miền Nam” của quân đội Bắc Việt  hồi tháng 3 năm 1975 cho thấy là quân nhiều nhưng phải rải khắp mọi nơi không thể chống chọi được với quân đội Bắc Việt, lưu động, chỉ tập trung đánh khi chắc ăn. Vì vậy, khi bất thần phải “co cúm lại ” theo lệnh của Nguyễn Văn Thiệu, rút quân về bảo vệ Sài Gòn và đồng bằng miền Nam, thì dân và quân  chỉ có nước giẫm lên nhau mà ” triệt thoái ” khiến địch đuổi theo không kịp ! Kết quả của cái chiến thuật “nắm bàn tay thành quả đấm” này của Nguyễn Văn Thiệu, là ngày 30-4 bi đát ! Đó cũng là cái ngu xuẩn và cái tội lớn nhất của Nguyễn Văn Thiệu đã làm mất miền Nam

– Dân ít hơn nhưng chắc chắn :

Trong số 90 ngàn bộ đội và cán bộ miền Nam ra Bắc tập kết, một số sẽ bị bí mật “hồi kết”, nằm vùng chờ lệnh, một số bị coi như là con tin để khi Đảng phát động “nổi dậy”  thân nhân trong Nam phải làm nội ứng hỗ trợ quân đội miền Bắc.

Mấy triệu dân suốt dọc miền Trung thuộc Liên Khu 5 khi trước từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định lên tới Kon Tum, Plây Cu, từ trước tới nay chỉ biết có Việt Minh. Nay theo HĐ Genève thuộc về Quốc gia nhưng dù muốn dù không cũng sẽ luôn luôn ngả về phía bên kia. Thêm được số dân “nằm vùng” đó, miền Nam vừa phải nuôi báo cô, vừa tự tạo trong lòng mình một đạo quân thứ 5. Trái lại, trong số 3 triệu dân sống ở giữa 2 vĩ tuyến thứ 17 và thứ 14, chỉ cần một triệu người di cư vào Nam theo quốc gia, cộng với 1 triệu dân Bắc di cư, là miền Nam quốc gia  sẽ có được một hậu thuẫn cân bằng Bắc – Trung – Nam và vững chắc hơn vì cùng một lòng chống cộng.

4) Trong phương án PVĐ : Không miền nào được quyền nhờ quân đội nước ngoài đến trợ giúp

Đây cũng không phải là điều bất lợi :

Sự hiện diện của quân đội Mỹ không giúp ích gì cho sự bảo vệ miền Nam cả, mà còn tạo trong đầu óc các tướng tá VNCH tư tưởng ỷ lại:

Cho tới trước khi bị lật đổ, ông Diệm còn đòi Mỹ rút bớt số cố vấn  về, tuy chỉ là con số tối thiểu mấy ngàn người. Sau khi ông Diệm bị giết, số lính Mỹ tới Việt Nam là 550 ngàn. Đa số đóng dọc bờ bể miền Trung thuộc Liên khu 5 khi trước, vùng mà suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp không một bóng lính Pháp nào dám lai vãng. Mỹ vẫn cứ quen thói khi hành quân càn quét bắn trước nghĩ sau nên mới xẩy ra những vụ như Mỹ Lai. Dân miền Trung lại có tinh thần quốc gia rất cao khiến khẩu hiệu ” chống Mỹ cứu nước ” của Việt cộng đánh trúng vào tim non của người dân. Việt cộng lại khôn chỉ nhằm lính Mỹ mà đánh, khiến quân đội VNCH hành quân cũng chỉ là lấy lệ, ỷ lại vào Mỹ (5). Lẽ ra chỉ cần 100 ngàn lính Mỹ đặt căn cứ hành quân, không phải dọc bờ biển, mà cắt ngang Trường Sơn và Lào cho tới sông Mê Kông, biên giới Thái Lan, chặn đường mòn Hồ Chí Minh ngay từ địa đầu thì hữu hiệu hơn nhiều. Mỹ tưởng đặt ” hàng rào điện tử Mc Namara ” là hữu hiệu. Nhưng đó chỉ là trò chơi đối với con óc người Việt Nam.  Đường mòn Hồ Chí Minh cũng đâu có phải là xa lộ thênh thang dưới ánh mặt trời : Liệng bao nhiêu bom cũng như muối bỏ bể ! Nhiều tướng tá Mỹ cũng biết vậy. Nhưng chắc vì giữa ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles và Chu Ân Lai, trước khi ký HĐ Genève, đã có mật ước là Trung Quốc sẽ không đem quân trực tiếp can thiệp nếu Mỹ chỉ đóng quân ở miền Nam, không tiến ra miền Bắc như trong chiến tranh Triều Tiên.

Kết luận:

Tất nhiên có nhiều người sẽ phản biện là:

- Đừng thả mồi bắt bóng : dầu sao Hiệp định Genève cũng đã tránh cho một nửa đất nước 20 năm không phải sống trong chế độ độc tài đảng trị.

- Làm sao tin được phương án Phạm Văn Đồng ? Dù có được thực hiện cũng sẽ như Hoà đàm Paris 73, đầy hứa hẹn hiệp thương giữa ” hai bên ” miền Nam với nhau để đi đến một miền Nam trung lập, rồi rút cục chả có Hội đồng Quốc gia Hòa giải Hòa hợp miền Nam nào cả mà chỉ có ” Thống nhất ” dưới họng súng Cộng sản miền Bắc.

Tôi xin trả lời:

Giải pháp nào cũng hơn Hiệp định Genève : Nếu không có HĐ Geneve thì đã không có :

– 20 năm cốt nhục tương tàn trong một cuộc chiến tranh ủy nhiệm để một bên chết thay cho một bá quyền kẻ thù truyền kiếp, một bên mất hết tinh thần tự lập bám vứu vào quân đội một siêu cường có xu hướng can thiệp cùng mọi nơi trên thế giới.

– 12 năm chiến tranh với Khờ me đỏ. “Ta đánh cho Liên Xô” để bị ăn đòn Tàu cộng trong cái gọi là Chiến tranh biên giới 79.

– Chiến tranh ” Công hàm Phạm Văn Đồng ” Tàu cộng vin cớ cướp biển cướp đảo Trường Sa năm  74, Hoàng Sa năm 88. Và nay Tàu cộng lại lê cái giàn khoan dầu như lê máy chém, để hù dọa đàn em CSVN yếu bóng vía.

– Chiến tranh kinh tế, tràn ngập đồ Tàu rẻ tiền khiến sản xuất Việt Nam không ngóc đầu lên nổi. Cán cân xuất nhập mỗi ngày một nghiêng về phía Trung Quốc khiến bao nhiêu ngoại tệ kể cả tiền mồ hôi nước mắt xuất khẩu lao động đều chạy vào túi ba Tàu hết. Tài nguyên bị Tàu độc quyền khai thác. Môi trường bị Tàu làm ô nhiễm. Lính Tàu, phu Tàu ngồi chễm chệ ở Tây nguyên.

Nhưng cái tai họa lớn nhất là chính trị, tư tưởng, văn hoá Tàu sẽ đời đời ngự trị trong đầu óc các lãnh đạo CSVN. Các vị này sẽ trở thành những robots của Tàu cho tới tận thế.

——————————————————–

(1) Sai một li đi một dặm  Thông Luận 11/4/09 ( Phong Uyên )

(2) Theo Đỗ Mậu, Việt Nam máu lửa quê hương tôi. Nxb. Hương Quê, 1986, tr 241

(3) Xem J.Lacouture, La fin d’une guerre d’Indochine 1954 (1960)

(4) Tuy hư cấu mà không thật là hư cấu:

Bà tiến sĩ Ellen J . Hammer khảo cứu hồ sơ mật của toà Bạch Ốc viết trong cuốn ” A death in November ” 1987 là có sự thương thuyết giữa Hà Nội và ông Diệm năm 1963 do sáng kiến của Hồ Chí Minh. Ông Hồ muốn nhờ gạo miền Nam để cứu đói miền Bắc và bằng lòng để miền Nam độc lập dưới quyền cai trị của Tổng thống Diệm theo đường lối dân chủ Tây Phương và Tổng thống Diệm thuận trao đổi thư tín và đổi gạo miền Nam lấy than miền Bắc.

Cuốn  Hồi ký Trần văn Đôn (1989có nói đầu tháng 2-63 ông Nhu giả đi săn trong rừng quận Tánh Linh, Bình Tuy để gặp Phạm Hùng. Hai người thoả thuận với nhau  tái lập lại đường xe lửa Sài Gòn Hà Nội để cho thân nhân gia đình hai bên đi lại thăm nhau. Bà Nhu và Ngô Đình Lệ Thủy sẽ đi chuyến xe lửa thống nhất đầu tiên. Vấn đề Ấp Chiến lược được nói nhiều nhất vì đã gây nhiều khó khăn cho cán bộ. Ông Nhu thoả thuận sẽ cứu cán bộ bằng chính sách chiêu hồi : Khi nào bị kẹt thì xin chiêu hồi.

Ông Colby cựu giám đốc CIA ở Sài Gòn viết trong hồi ký  ” Viêt Nam, Histoire secrète d’une victoire perdue( bản dịch chữ Pháp năm 1992 ), Nhu thực hiện nhiều lần những mưu toan xích lại gần Bắc Việt…  giữa người Việt Nam với nhau, sau lưng người Hoa Kỳ “.

Có lẽ vì vậy mà 2 anh em ông Nhu ông Diệm bị giết ?

(5) Tướng Trần Văn Đôn trở thành Thượng nghị sĩ viết trong cuốn Hồi ký của ông ” Năm 1970 tôi đưa một phái đoàn thượng nghị sĩ và dân bìểu đến gặp Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên yêu cầu cho biết về chiến lược quân sự thì Cao Văn Viên trả lời ngay : ” chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm chiến đấu  đây là người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi .

© Đàn Chim Việt

Mảnh bằng khen cho cột mốc sống

Ngửa mặt lên trời
Như xác ngư dân trôi ngoài biển khơi.
Trôi theo con sóng vỗ
Trôi theo phận nước tôi
(Viết về ngư dân Việt Nam – Tuấn Khanh)

Ngày về đẫm lệ của ngư dân bị Trung Quốc bắt  (Nguồn: Một Thế Giới)

Ngày về đẫm lệ của ngư dân bị Trung Quốc bắt (Nguồn: Một Thế Giới)

Gần đây lãnh đạo đảng lại vừa cho thực hiện các phong trào cổ động và phát bằng khen cho ngư dân. Từ vụ bà Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn thị Kim Tiến phát động chương trình “Ngành y tế cùng ngư dân bám biển” tại đảo Lý Sơn, đến vụ Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng tặng bằng khen cho các ngư dân tham gia đánh bắt bảo vệ chủ quyền vùng biển Hoàng Sa. Điều nghịch lý là trong lúc lãnh đạo tiếp tục ra lệnh cho Hải Quân Nhân Dân Việt Nam với súng ống, tàu sắt, tàu ngầm, tên lửa phải tuyệt đối bám chặt bờ, thì ngư dân tay không, nghèo kiết xác, thuyền gỗ mong manh lại được đẩy ra bám biển để bảo vệ chủ quyền đất nước?! Chắc chắn bà Bộ trưởng Y Tế Nguyễn thị Kim Tiến chưa một ngày phải sống với nỗi lo sợ, nỗi đau của những người vợ, người mẹ của ngư dân. Bà cũng chưa từng phải nặn những hình nhân bằng đất để đắp cho chồng, cho con một ngôi “mộ gió” trên đảo Lý Sơn (vì đã chết mất xác), nên bà mới có thể mạnh miệng phát biểu: “Ngư dân còn, biển còn. Ngư dân khỏe sẽ tiếp tục bám biển, tiếp thêm lực lượng, thêm sức mạnh bảo vệ quyền và chủ quyền về biển, đảo của Việt Nam.”

Thử hỏi ngư dân tay không thì bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng cách nào? Gặp tàu Trung Quốc họ đã phải chạy trối chết để thoát thân, chạy không thoát thì bị chúng dùng tàu vỏ thép va đập, thậm chí đâm chìm như tàu cá DNa90152 của vợ chồng bà Huỳnh thị Như Hoa. Có khi chúng thản nhiên xả đạn bắn vào thuyền ngư dân bất cần có gây thương tích hay thiệt mạng ai không, như trường hợp tàu cá của thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh. Có lúc chúng lại xấc xược, trắng trợn như trường hợp mới xảy ra vào sáng ngày 3/7/14. Ngư dân của tàu cá QNg94912TS đang đánh bắt ở vùng biển Việt Nam thì bị tàu Trung Quốc ép sát rồi bắt giữ. Xin ghi lại nguyên văn lời tường thuật của thuyền trưởng Võ Tấn Tèo:“Đang đánh bắt ở biển của mình, Trung Quốc bắt, dìu đi qua biển Trung Quốc, rồi họ dừng lại, bắt ngư dân trên tàu chỉ vô máy định vị lúc đó hiện tọa độ của họ, rồi họ quay phim, chụp hình vu khống mình đánh bắt trái phép biển của họ.” Bị bắt và bị dẫn độ về đảo Hải Nam, tại đây các ngư dân Quảng Ngãi bị buộc phải ký vào những biên bản sai trái trên rồi mới được thả về. Toàn bộ ngư lưới cụ và gần 3 tấn hải sản đánh bắt được đều bị phía Trung Quốc thu giữ với lý do các ngư dân này đã đánh bắt trên vùng biển của chúng. Có những vụ ngư dân bị “quân nước lạ” giết chết nhiều đến độ cả làng để tang như làng đánh cá Hoà Lộc năm 2005.

Suốt 10 năm trường đối diện với những hành động tàn ác bức hiếp ngư dân ta của Trung Quốc, chẳng thấy nhà nước có bất cứ một động thái, một biện pháp nào nhằm để bảo vệ ngư dân ngoài việc phát bằng khen và thúc họ ra bám biển tiếp. Những tấm bằng khen của lãnh đạo đã trở thành hiện thân của sự vô cảm, quá lạnh lùng đối với máu và nỗi thống khổ của ngư dân. Nếu nhà văn Victor Hugo, tác giả cuốn “Những kẻ khốn cùng” (Les Misérables), tái sinh ở VN không chừng lại có một tác phẩm vĩ đại về ngư dân Việt. Và những kẻ khốn cùng này thực sự sẽ lấy hết nước mắt của thế giới!

Khốn cùng vì gần như họ không có một chọn lựa nào khác. Cuộc sống khó khăn đến nỗi nếu không ra biển thì kiếm sống bằng cách nào? Ra biển gặp tàu Trung Cộng thì một mình, bơ vơ, đối phó làm sao được với tàu sắt và súng ống. Đành để chúng tha hồ làm nhục; tha hồ đánh, cướp, phá, đâm chìm, hay bắt giữ đòi tiền chuộc… Nhưng lết được về đến bờ, thoát chết thì lại trắng tay, tài sản mưu sinh mất sạch. Về đến nhà để phải nhìn cảnh gia đình đối diện với đói rách, với nợ nần chồng chất theo các thiết bị đã mất. Có ai không khỏi mủi lòng khi chứng kiến hình ảnh đen đủi thất thần của 13 ngư dân thuộc hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Ngãi vừa được Trung Quốc thả cho về. Tiếng khóc nức nở của những người mẹ, người vợ các ngư dân này đã dậy lên ở cửa sông Loan, huyện Quảng Trạch trong buổi chiều đón họ về bến ngày 16/07 vừa qua.

Nowy obraz

Khốn khổ cho những người vợ trẻ, những đứa con thơ và cha mẹ già phập phồng trông ngóng tin con từng ngày. Bây giờ một lần đưa chồng, đưa con ra đi, họ biết đây có thể là lần cuối. Khi tàu các anh Võ Tấn Tèo, Lê Văn Thun bị Trung Quốc bắt, mẹ anh Thun suốt ngày ra cửa biển Sa Huỳnh ngóng tin con. Trong ngôi nhà nhỏ của anh, người mẹ chồng cùng cô con dâu trẻ đang mang thai ngày nào cũng tràn nước mắt. Chị Thuỳ và anh Thun vừa mới cưới nhau đầu năm, nghe tin vợ có thai anh bảo đi biển chuyến này cố gắng kiếm tiền về cho vợ sanh nở. Gia đình bà Trần thị Mầy, mẹ anh Tèo, cũng không khá hơn, bà thương đứa con dâu suốt ngày núp trong phòng thui thủi khóc một mình. Bà lo lắng cho đứa con trai sợ nó bị Trung Quốc đánh đập, hành hạ. Lo lắng hơn nữa cho con dâu, vợ anh Võ Tấn Tèo, đang bụng mang dạ chửa, sắp đến ngày sinh nở không có chồng bên cạnh!

Khốn quẫn hơn nữa cho một đất nước mà chuyện ngư dân bị “tàu lạ” bắn giết trong hải phận nước mình như vậy lại được người đứng đầu Bộ Quốc Phòng xem là chuyện nhỏ, chuyện lục đục trong gia đình. Và vì là chuyện nhỏ nên tàu hải quân VN sẽ chỉ bám bờ, không can thiệp.

Nhưng KHỐN NẠN nhất là những ngư dân tay không ấy lại được khen ngợi là những “cột mốc sống”. Từ những phát biểu của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang như: “ngư dân hãy yên tâm bám biển giữ chủ quyền” đến các phát biểu của Trung tướng Tô Lâm: “Ngư dân là cột mốc sống chủ quyền lãnh hải”, và sau đó báo đài đồng loạt lập lại. Nhưng đến khi tàu hải quân Trung Cộng đuổi bắn những “cột mốc sống” này thì sự im lặng gần như tuyệt đối; không còn một quan chức nào đếm xỉa đến họ nữa. Có thể nói, trong những giờ phút đó, Hà Nội đã lạnh lùng xem bà con ngư dân như những “cột bia xi măng” vô tri vô giác. Khi tàu ngư chính Trung Cộng đâm, đánh, bắt họ thì Hà Nội lặng lẽ coi ngư dân như những “cột gỗ mục” vô giá trị.

Và KHỐN KIẾP không kém là khi có ngư dân nào thoát chết, tả tơi vào bờ thì lại có những buổi lễ trao tặng bằng khen kế tiếp cho những “cột mốc sống dở chết dở” ấy để lại đẩy họ và đẩy thêm các “cột mốc còn sống” khác ra khơi trở lại.

Những mảnh bằng khen này làm nhiều người nhớ lại loại bằng khen dành cho các bà mẹ liệt sỹ, các “bà mẹ anh hùng” đã hy sinh tất cả đàn con của mình cho cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước”. Sau cùng, công trạng “giải phóng miền Nam” là của đảng. Còn cái bằng khen và chỉ cái bằng khen là của mẹ. Và mẹ ôm nó trước ngực, với hai hàng nước mắt ngồi bệt trên mảnh đất duy nhất còn lại đang bị cưỡng chế.

Tôi tự hỏi sau Lý Sơn, Đà Nẵng, … sẽ còn bao nhiêu mảnh bằng khen khốn nạn ấy nữa treo rải khắp các tỉnh duyên hải Việt Nam?

© Đàn Chim Việt

 

Trung Quốc muốn "Thoát-Mỹ" – Mà không dễ

 
Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2014-07-24

000_Hkg3450821.jpg-305.jpg
Nhân viên một ngân hàng tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc đang xếp đôla Mỹ bên cạnh đồng nhân dân tệ
AFP PHOTO

Tình trạng "Mỹ thuộc" của nền kinh tế Trung Quốc là một nghịch lý mà chúng ta nên nhìn ra. Diễn đàn Kinh tế giải thích điều ấy hầu quý độc giả qua phần trao đổi sau đây của Vũ Hoàng cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa...

Vấn đề sinh tử của Bắc Kinh

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, thống kê từ bộ Ngân khố Hoa Kỳ ngày Thứ Tư 16 tuần qua cho thấy Trung Quốc mua Công khố phiếu Mỹ tới mức dồn dập chưa từng thấy kể từ năm 1977 là khi Hoa Kỳ bắt đầu bút ghi loại nghiệp vụ này. Theo dõi thị trường tín dụng Mỹ, ông giải thích thế nào về hiện tượng ấy khi người ta cứ cho rằng Bắc Kinh nắm dao đằng chuôi và có thể gây khó cho Hoa Kỳ khi giảm dần số lượng Công khố phiếu họ vẫn mua của Mỹ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ đây là cơ hội cho chúng ta nhìn ra quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để thấy là ngược với nhận thức của nhiều người, kể cả các chính trị gia Mỹ, kinh tế Trung Quốc quá lệ thuộc vào nước Mỹ! Và đây là vấn đề sinh tử của Bắc Kinh.
Trước hết, xin nói về bối cảnh thì từ vụ khủng hoảng rồi Tổng suy trầm năm 2008, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có biện pháp kích thích kinh tế bất thường là hạ lãi suất tới sàn rồi mua vào trái phiếu và trả bằng tiền được tá ghi trong sổ sách kế toán của ngân hàng để các ngân hàng có thêm thanh khoản nên cho vay ra dễ dàng. Từ Tháng Năm của năm ngoái, khi kinh tế Mỹ có chiều hướng khả quan hơn thì Ngân hàng Trung ương Mỹ làm thế giới chấn động qua dự tính "vuốt nhọn" chính sách tiền tệ, tức là giảm dần mức độ bơm tiền và còn có thể nâng lãi suất.
Khi thu vào Mỹ kim thì họ làm gì để tiền đó đó khỏi mất giá? Họ mua tài sản tại Mỹ, mà loại tài sản có mức an toàn nhất vì coi như được Chính quyền Mỹ đảm bảo chính là Công khố phiếu. 
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Khi đó, các thị trường dự đoán là phân lời trái phiếu cùng lãi suất tại Mỹ sẽ tăng. Điều ấy chưa xảy ra, phân lời trái phiếu Mỹ lại giảm và giá công khố phiếu lại tăng. Tức là có chủ nợ sẵn sàng cho Mỹ vay tiền bằng cách mua vào Công khố phiếu vì thế giá mới tăng và phân lời mới hạ. Lúc đó, người ta mới thấy vai trò của Trung Quốc là năm nay họ mua thêm Công khố phiếu Mỹ với mức chưa từng thấy và tính đến cuối Tháng Năm vừa qua thì làm chủ một khoản nợ gồm Công khố phiếu và cả trái phiếu ngắn hạn lên tới một ngàn 271 tỷ Mỹ kim, bằng 10,6% tổng số Công khố phiếu Mỹ.
Vũ Hoàng: Ông vừa cho biết Trung Quốc làm chủ hơn 10% tổng số nợ dưới dạng Công khố phiếu của Mỹ mà lại nói rằng kinh tế Trung Quốc lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì nhiều thính giả của chúng ta tất nhiên là không hiểu. Vì vậy, để khởi đầu, xin ông giải thích cho nghịch lý đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong chuyện này, ta tìm hiểu hai lĩnh vực là tài chính và thương mại, hay ngoại hối và ngoại thương, thì may ra sẽ thấy được nghịch lý ấy.
Trước hết, ta bay qua bên kia đại dương để xem giới hữu trách kinh tế tại Bắc Kinh suy tính gì. Từ Đại hội 18, họ cứ nói đến tái cân bằng cơ chế kinh tế, cụ thể là nâng sức tiêu thụ nội địa và giảm dần sự lệ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu. Họ chưa làm được chuyện ấy mà vẫn cố bán hàng nhiều hơn với giá rẻ hơn. Một cách kích thích xuất khẩu là can thiệp vào thị trường ngoại hối, là mua vào Mỹ kim và bán ra đồng nội tệ, tức là đồng Nguyên mà họ cứ gọi là "Nhân dân tệ" trong tinh thần mị dân. Khi thu vào Mỹ kim thì họ làm gì để tiền đó đó khỏi mất giá? Họ mua tài sản tại Mỹ, mà loại tài sản có mức an toàn nhất vì coi như được Chính quyền Mỹ đảm bảo chính là Công khố phiếu. Nôm na là Bắc Kinh bóp cổ người dân để bán hàng rẻ, và thu về một dự trữ ngoại tệ cứ được ca tụng là kỷ lục của thế giới, vì lên tới gần bốn ngàn tỷ đô la, rồi suy đi tính lại thì vẫn lại cho Mỹ vay tới hơn một phân tư chỉ vì đấy là nơi chọn mặt gửi vàng an toàn nhất!

“Bụt chùa nhà không thiêng”

Một nông dân Trung Quốc tận dụng những mảnh đất                   để trồng rau, phía sau là dự án nhà cao từng ở An Huy,                   Trung quốc. AFP
Một nông dân Trung Quốc tận dụng những mảnh đất để trồng rau, phía sau là dự án nhà cao từng ở An Huy, Trung quốc. AFP
Vũ Hoàng: Ông trình bày từ giác độ của Trung Quốc, nhưng nhiều người ở tại Hoa Kỳ lại cứ lo Trung Quốc có thể tẩy chay thị trường trái phiếu Mỹ tức là không cho Hoa Kỳ vay tiền nữa. Ông giải thích thế nào về chuyện đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng nhiều khi báo chí và các chính trị gia không hiểu hoặc muốn tác động vào dư luận theo chủ ý riêng của họ nên cứ hăm dọa chuyện khôi hài đó.
Trên diễn đàn này, cách đây mấy năm chúng ta có nhắc đến lời than của một viên chức cao cấp tại Bắc Kinh, rằng "ghét Mỹ lắm mà vẫn phải mua Công khố phiếu của Mỹ"! Thật ra, trị trường trái phiếu Mỹ có hai ưu điểm là sâu rộng và an toàn hơn hẳn mọi thị trường khác trên thế giới. Sâu vì lớn hơn tổng số thị trường của năm nước lớn nhất sau Mỹ và an toàn vì có thanh khoản cao, tức là khi cần rút ra để lấy về tiền mặt thì rất nhanh và dễ. Nhìn cách khác, nếu có tài sản mà muốn lưu giữ dưới dạng ngoại tệ, ta có thể chọn đồng Euro, đồng Yen Nhật, đồng Anh kim hay Phật lăng Thụy Sĩ, v.v.... Trong số này, nhiều đồng bạc có khi vững giá hơn Mỹ kim, nhưng thị trường lại quá nông và hẹp, thí dụ như nếu rút ra 100 tỷ là gây chấn động và có khi bị lỗ nặng.
Sau cùng cũng cần nói thêm chuyện "bụt chùa nhà không thiêng". Người ta cứ ca tụng kinh tế Trung Quốc, nhưng nếu đầu tư vào thị trường ấy mà an toàn và có lời thì tại sao Bắc Kinh phải gửi tiền qua biển cho Mỹ vay?
Vũ Hoàng: Từ lĩnh vực tài chính ta bước qua lĩnh vực ngoại thương. Thưa ông, nếu kinh tế của Trung Quốc lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì tại sao nước Mỹ cứ bị nhập siêu, tức là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, khi mua bán với Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Quả thật là nước Mỹ có gặp vấn đề ấy, nhưng nó được khuếch đại và gây ấn tượng sai lạc, có khi là với chủ đích chính trị mà truyền thông không hiểu rõ. Một lối nhìn khác là ta nên thấy ra mối lo của Bắc Kinh khi kinh tế mắc bệnh nghiện xuất khẩu!
Hoa Kỳ có một nhược điểm kinh tế mà lại là ưu điểm xã hội là có mức tiêu thụ quá cao, tới 70% Tổng sản lượng GDP. Tôi nói là ưu điểm xã hội vì cho thấy tư thế và khả năng chọn lựa của người dân, là điều Trung Quốc không có vì tiêu thụ bị đè nén và giảm dần từ nhiều năm qua.
Thế dân Mỹ tiêu thụ những gì? Họ chủ yếu mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, xin tính tròn cho dễ nhớ là tới 88% tổng số tiêu thụ là của nội địa, chỉ có 12% là nhập từ ngoài, trong số này nhiều sản phẩm lại do doanh nghiệp Mỹ góp phần làm ra và xuất ngược về Mỹ. Nghĩa là chỉ có 12% thị trường tiêu thụ của Mỹ mà lại là nguồn sống cho rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Vũ Hoàng: Ông vừa nói trong số hàng nhập vào Mỹ lại có nhiều sản phẩm do doanh nghiệp Mỹ chế tạo từ bên ngoài, thí dụ như tại Trung Quốc, nên có thể kiếm lời ngay từ gốc. Phải chăng, con số gọi là nhập siêu của Mỹ với Trung Quốc thật ra lại không nặng như vậy.
Người ta cứ ca tụng kinh tế Trung Quốc, nhưng nếu đầu tư vào thị trường ấy mà an toàn và có lời thì tại sao Bắc Kinh phải gửi tiền qua biển cho Mỹ vay? 
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Cho dễ nhớ thì tôi xin nêu vài thí dụ.
Thứ nhất là trong số hàng tiêu thụ nhập vào Mỹ, chỉ có gần 3% là đến từ Trung Quốc, bên trong thì hơn phân nửa là do công ty Mỹ nắm lấy từ khi hàng cập bến bên Tầu, chở qua đây bán cho nhà tiêu thụ cuối cùng ở Mỹ. Nói nôm na thì khi mua một đô là hàng "Made in China", dân Mỹ chi 55 xu cho người Mỹ tại Mỹ đã. Mà 45 xu kia cũng chẳng lọt hết vào tay Trung Quốc. Thí dụ kia từ một kinh tế gia của Ngân hàng Dự trữ Mỹ tại Dallas sẽ làm rõ ra điều ấy.
Giả dụ như tôi bỏ ra 500 đô la để mua tại Cali một cái iPhone ráp chế bên Tầu. Về nhà tìm hiểu thêm mới biết là để có món hàng loại sang gọi là "Made in China" thì Trung Quốc phải mua bộ nhớ và âm thanh của Mỹ mất 11 đồng, mua linh kiện xử lý và thu hình từ các xứ khác mất 162 đô la, tổng cộng là mất 173 đô la. Rồi tốn thêm bảy đồng ráp chế trước khi bán qua Mỹ được 180 đồng. Các doanh nghiệp Mỹ tốn 180 đồng để mua một sản phẩm ráp chế bên Tầu rồi tính thêm chi phí này nọ trước khi bán cho tôi lấy 500 đồng.
Từ nghiệp vụ ấy, bà nhân viên Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thì bấm máy ghi rằng Mỹ bán hàng vặt cho Tầu được có 11 đồng mà mua của Tầu 180 đồng nên bị nhập siêu mất 169 đồng! Đó là 162 đồng do Trung Quốc bỏ ra để mua linh kiện từ xứ khác, cộng thêm bảy đồng ráp chế. Trong khi ấy, cô bí thư tại Bắc Kinh lè lưỡi ghi bằng bút chì phần đóng góp của Trung Quốc cho dự án iPhone đó là vỏn vẹn có bảy đồng!
Vũ Hoàng: Qua mấy con số rất vui đó thì có lẽ ta thấy sức nặng ngoại thương của Trung Quốc với Mỹ thật ra không nặng như người ta thường nghĩ! Thưa ông, có phải vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi tin là lãnh đạo Bắc Kinh ý thức được nhược điểm bên trong mà chưa thể cải sửa hay cải tiến được. Họ tự khoe là công xưởng toàn cầu, thực ra thì bán hai chục triệu cái áo hay chục triệu đôi giầy mới đủ tiền mua một máy bay Boeing. Mà loại sản phẩm ráp chế như giày dép áo quần, hay cả máy điện thoại loại khôn thì doanh nghiệp Mỹ có thể làm hoặc mua của xứ khác, chứ Trung Quốc không có nhiều chọn lựa khi phải mua máy bay.
Ta thấy ra sự khác biệt của nền kinh tế khi Hoa Kỳ, hay Âu Châu, Nhật Bản và cả Nam Hàn đã tiến tới hình tháí hậu công nghiệp với trị giá gia tăng rất cao của dịch vụ và trí tuệ mà Trung Quốc mới chỉ đi vào lĩnh vực chế biến ở ngọn chứ không có gốc. Cũng vì vậy nên Bắc Kinh cố đi tắt bằng thủ đoạn ăn cắp sản phẩm trí tuệ và bí mật kỹ thuật của xứ khác, mà vẫn không xong.
Vũ Hoàng: Bây giờ thì có lẽ thính giả của chúng ta hiểu ra nghịch lý mà ông nói là kinh tế Trung Quốc ở vào tình trạng "Mỹ thuộc". Kết luận của ông là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Kinh tế Hoa Kỳ và cả Âu Châu nữa có nội lực riêng nên ít lệ thuộc vào xuất nhập cảng, tức là ít lệ thuộc vào xứ khác. Kinh tế Trung Quốc thì lệ thuộc vào xuất cảng đến gần phân nửa, tức là gấp đôi Hoa Kỳ và thực tế thì nằm trong vòng kiềm tỏa của Mỹ. Chuyện phũ phàng ấy, lãnh đạo Bắc Kinh có biết và cũng muốn thoát mà không xong. Với khối dự trữ ngoại tệ khổng lồ, họ được cái danh hão để hù dân là trở thành chủ nợ của nước Mỹ với một ngàn hai trăm tỷ Công khố phiếu Hoa Kỳ ở trong tay. Thật ra, họ cứ nơm nớp lo là khoản tài sản đó mất giá. Bây giờ còn lo thêm là vì nội tình bất ổn, và nhân công có tay nghề thì ít nên cứ đòi tăng lương làm cho giới đầu tư sẽ tìm xứ khác làm ăn. Tôi nghĩ lãnh đạo Bắc Kinh muốn "Thoát Mỹ" mà không nổi!
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi hữu ích này


FORMOSA HÀ TĨNH ĐÃ TRỞ THÀNH ĐẶC KHU CỦA TÀU                                                

 Lê Anh Hùng

                                  Cực nóng rồi, cần xử lý ngay !


Vụ giàn khoan HD-981 đã chọc, đã đâm cho cái nhọt bọc “xâm lược êm như ru” của Trung quốc đối với Việt Nam bị vỡ bục ra, thành một “điểm nóng” khổng lồ, khiến cho chúng ta dù muốn làm “thủ đô của hòa bình” mãi cũng chẳng được.

Một hệ quả không thể tránh được khi hai nước “anh em” đã buộc phải đứng trước mối quan hệ “xâm lược và bị xâm lược” thì cả một hệ thống cán bộ lãnh đạo từ địa phương đến trung ương đều cần được rà soát lại một cách thật cẩn trọng dưới nhãn quan của tình hình mới. Ở mặt trận nhân sự này thì trường hợp một Phó Thủ tướng phụ trách nhiều lĩnh vực cơ bản lại là người có nguồn gốc rất “Tàu”như ông Hoàng Trung Hải tất nhiên cũng là một điểm nóng cần được xem xét, mà những điều dị nghị không phải là không có cơ sở.

Về địa bàn chiến lược thì Vũng Áng-Hà Tĩnh, cái địa danh đang nổi cộm, gắn với dự án xây dựng một khu gang thép liên kết với một cảng nước sâu, cũng đang nổi lên thành một điểm nóng rất xung yếu, có thể trở thành “một tiểu quốc của Đại Hán”và cắt đôi đất nước Việt Nam một khi chiến sự xảy ra. Dự án Formosa ấy đang đề nghị được trở thành một “đặc khu”với những đặc quyền vô tiền khoáng hậu, nghe nói sẽ xây cả “miếu thờ” (?) , có trời mà biết những gì trong đó khi công nhân Tàu sẽ vào ồ ạt mà các cấp chính quyền Việt Nam thì không được phép bén mảng?

Nay phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lại dính chặt với dự án Vũng Áng giữa lúc những giàn khoan đang triển khai ngoài Biển Đông, thì khác nào ba điểm nóng đáng lo ngại ấy đang chập lại làm một, thành điểm cực nóng, hỏi lòng người Việt Nam nào lại không như đốt như thiêu? Bài viết sau đây của nhà báo Lê Anh Hùng là một nỗi lòng thiêu đốt ấy.

Với lẽ công bằng, chúng tôi chưa thể kết luận gì về bản thân Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, chỉ yêu cầu đảng và nhà nước Việt Nam phải rà soát và chịu trách nhiệm trước nhân dân về vấn đề nhân sự này, cũng như về toàn bộ dự án Vũng Áng.

Song, vì sinh mệnh của đất nước trước tình hình đang bị đe dọa, không được phép một phút sơ hở, trước mắt chúng tôi nêu yêu cầu phải tách ngay vai trò của PTT Hoàng Trung Hải ra khỏi dự án Kinh tế Vũng Áng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ đề án xây dựng khu Công nghiệp quan trọng này.

Nếu quả thực ông PTT không có điều gì khuất tất thì chắc ông cũng muốn được tách biệt ra như vậy để tránh một tiếng nhơ có thể lưu đến muôn đời.

Trái lại, nếu sự việc cứ tiếp tục trong màn khói vừa che đậy, vừa cố tình, thì nhân dân cũng phải có thái độ tích cực hơn, không thể ngồi trơ nhìn đất nước lâm nguy mà cứ yên tâm khoán vận mệnh của giống nòi cho người khác.


                                          BAUXIT VIỆT NAM 
   
                                                                     alt

Không chỉ canh phòng nghiêm ngặt ở xung quanh khu vực dự án, mà mỗi cụm công trình còn có hàng rào bằng tôn và cổng ra vào được bảo vệ nghiêm ngặt.

Trong khi dư luận trong và ngoài nước xôn xao và phản ứng mạnh mẽ trước sự kiện Cty Formosa Hà Tĩnh gửi công văn cho Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải với đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Formosa ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) thì những phản ứng của chính phủ lại cho thấy một thái độ thiếu cầu thị và đặc biệt là cố tình “chạy tội” cho PTT Hoàng Trung Hải, người không chỉ “dâng” Vũng Áng cùng cảng Sơn Dương cho Trung Quốc mà còn dành cho Formosa Hà Tĩnh rất nhiều ưu đãi “vô tiền khoáng hậu”.

                               Thái độ né tránh, quanh co

Trước sự phản đối gay gắt của dư luận trên cả báo chí “lề đảng” lẫn báo chí “lề dân”, trong cuộc trao đổi với báo Thanh Niên ngày 27/6/2014, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh cho biết là đề xuất của Formosa Hà Tĩnh đã được gửi lên Bộ, Bộ thấy không ổn và đã báo cáo PTT Hoàng Trung Hải và PTT cũng đã có kết luận không đồng ý.

Thiết tưởng không cần phải nhắc lại rằng, công văn của Formosa Hà Tĩnh gửi cho PTT Hoàng Trung Hải (gửi Thủ tướng nhưng dự án Formosa Hà Tĩnh thuộc lĩnh vực quản lý của PTT “phụ trách kinh tế” Hoàng Trung Hải) nên theo đúng quy trình thì ngài PTT sẽ trực tiếp giải quyết hoặc chỉ đạo các bộ ngành hay địa phương “tham mưu”. Đó là những gì đã xảy ra với công văn số 1405069/CV-FHS ngày 21/5/2014 của Formosa gửi Thủ tướng Chính phủ (chỉ 2 ngày sau, Văn phòng Chính phủ đã có công văn đóng dấu hoả tốc số 3730/VPCP-KTTH với nội dung truyền đạt “ý kiến chỉ đạo” của PTT Hoàng Trung Hải).

Việc ông Bùi Quang Vinh phát biểu như trên rõ ràng là “ngược quy trình” và lộ rõ ý đồ “chạy tội” cho ngài PTT Hoàng Trung Hải. Người ta hẳn sẽ không bất ngờ trước thái độ của ông Bộ trưởng KH-ĐT nếu biết rằng “bộ ba Lào Cai” Bùi Quang Vinh – Nguyễn Hữu Vạn – Nguyễn Văn Vịnh đã bị tố cáo là tay chân đắc lực của ngài PTT này và góp phần quan trọng vào việc biến Lào Cai thành “tử huyệt” của Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc.
Tiếp theo, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Nguyễn Văn Nên phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ của chính phủ ngày 1/7: “Báo chí thời gian qua có nói họ xin vùng kinh tế đặc khu gì đó, phải nên chỉnh lại cho chính xác hơn là họ xin cơ chế đặc thù cho dự án của họ với một thiện chí tốt”.

Trong công văn số 1405069/CV-FHS ngày 21/5/2014 nói trên, Formosa đã ghi rõ là đề nghị “thành lập khu kinh tế đặc thù riêng cho dự án FSH”; còn trong công văn số 1406022/CV-FHS ngày 10/6/2014 gửi PTT Hoàng Trung Hải, Formosa lại đưa ra đề xuất “thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng nhằm xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và đầu tư các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện…”. Chính vì vậy mà dư luận có quyền đặt câu hỏi là đằng sau hiện tượng “mù chữ” đột xuất của ông Chủ nhiệm VPCP là gì?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên còn cho biết trong cuộc họp báo rằng: “Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và địa phương giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng”. Câu nói này dường như lại muốn nhằm mục đích “chạy tội” đ/c PTT Hoàng Trung Hải. Xin thưa với ông Bộ trưởng khả kính rằng, với dự án này thì chẳng có gì đáng gọi là “vượt quá thẩm quyền” của ông PTT “phụ trách kinh tế” Hoàng Trung Hải cả: một mình ông ta đã quyết từ chủ trương đầu tư cho đến những ưu đãi “vô tiền khoáng hậu” dành cho dự án đầy mờ ám này, mờ ám như chính nguồn gốc Tàu của ông ta vậy. (Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2013 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa – Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”đều do ông Phó Thủ tướng này ký.

                       Ai là chủ nhân của Formosa Hà Tĩnh ?

Trong bài “Đặc khu kinh tế – Quỷ kế nhãn tiền?”, tác giả Trung Ngôn viết: “Những người khảo sát xác định vị trí dự án của cả hai bên thật thông minh, hiểu biết đã đặt cho nó vào đúng một vị trí ‘nhạy cảm’ như một ‘tử huyệt’ án ngữ một khu vực phòng thủ lợi hại vào bậc nhất trải dài từ Nghệ Tĩnh tới Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, xưa kia gọi là vùng Thuận Hóa mà Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ ra cho Chúa Nguyễn là: ‘Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân’. Chính vì thế nên dù dự án này có chủ là nhà đầu tư Nga hay Mỹ cũng vậy thôi. Nó nhất định phải về tay người Hoa Lục như một định mệnh, không thể khác, vì một bên cần kiếm nhiều tiền, còn một bên thì coi đây là món hàng vô giá, đắt mấy cũng phải mua cho bằng được”.

Theo báo Taipei Times ngày 28/9/2013 thì tập đoàn Đài Loan Formosa Plastics Group (FPG) chỉ còn nắm 59% cổ phần của Formosa Hatinh Steel thông qua 4 công ty con là Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals & Fibre Corp và Formosa Petrochemical Corp, vì mỗi công ty con này đã giảm sở hữu cổ phần từ 21,25% xuống 14,75%.
Việc chuyển nhượng cổ phần này đã, đang và sẽ diễn ra mờ ám vì theo tờ báo mạng chuyên ngành Steel First thì một quan chức của Formosa Hà Tĩnh đã cho họ biết rằng: “Mọi cán bộ công nhân viên của Formosa Hà Tĩnh đều bị cấm đưa ra bất kỳ bình luận nào với công chúng về việc chuyển nhượng cổ phần”.

                Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu hay chưa ?

Báo Tiền Phong ngày 17/6/2013 đăng bài “Đài Loan đang làm gì tại siêu dự án Formosa?”, trong đó viết:
Sau khi Formosa đã tiến hành lễ khởi công xây dựng nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (tháng 12/2012) – một dự án thành phần quan trọng trong khu liên hợp có diện tích trên 3.300 ha, từ đó đến nay, khu vực này được cho là “nội bất xuất ngoại bất nhập”.

Người dân bình thường không thể vào trong khu vực dự án vì chủ đầu tư thuê bảo vệ canh tứ phía. Nhiều người dân được hỏi cho biết, dù ở ngay bên cạnh dự án nhưng việc chủ dự án làm gì bên trong thì không hay biết.
Không chỉ người bình thường mà ngay cả phóng viên báo chí chính thống của nhà nước muốn thâm nhập thực tế để viết bài cũng không được.
Báo Tuổi Trẻ ngày 29/6/2014 đăng bài “Formosa Hà Tĩnh ‘được voi đòi tiên’”, trong đó viết:
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cho phép Formosa Hà Tĩnh hoàn tất các thủ tục theo quy định để thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và hộ gia đình công nhân thuê hoặc mua. Nhiều đề xuất khác của Formosa Hà Tĩnh cũng được giải quyết. Cụ thể, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kịp thời áp dụng cơ chế, tiêu chuẩn đặc thù, linh hoạt để giải quyết nhanh gọn, đáp ứng nhu cầu bổ sung lao động người nước ngoài và trong nước của dự án Formosa Hà Tĩnh. Tỉnh Hà Tĩnh được yêu cầu đơn giản hóa thủ tụcnhư miễn hợp pháp hóa lãnh sự bằng dịch chứng thực (hoặc công chứng) trong thủ tục cấp phép lao động nhằm “đáp ứng yêu cầu về lao động xây lắp” của các nhà thầu dự án Formosa Hà Tĩnh.
Chưa hết, theo báo Pháp Luật ngày 1/7/2014 thì tại hợp đồng thuê đất ngày 6/2/2009 còn quy định:“Đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác; đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên tiến hành thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện”. Như vậy, dự án này còn nằm ngoài sự chi phối của Điều 38 Luật Đất đai 2003 (quy định về việc nhà nước thu hồi đất).

Trong khi sự kiện Formosa Hà Tĩnh đề nghị PTT Hoàng Trung Hải cho thành lập đặc khu kinh tế trực thuộc VPCP vẫn còn nóng hổi thì ngày 1.7 vừa qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh lại đồng ý cho Formosa Hà Tĩnh triển khai xây dựng miếu thờ trong khu đất dự án của mình.

Một biệt khu bao la, rộng bằng 1,2 lần diện tích Macao, được canh phòng cẩn mật cả trong lẫn ngoài, được hưởng những ưu đãi đặc thù mà không một dự án nào ở Việt Nam dám mơ tới, được nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật Đất đai, được xây dựng miếu thờ riêng … Rõ ràng, Formosa Hà Tĩnh không chỉ là một đặc khu bất khả xâm phạm mà còn đang trên đường trở thành một “tiểu quốc” của Đại Hán trên đất Việt Nam.

Một người đã bình luận dưới một bài đăng trên trang Facebook của tác giả về miếu thờ này như sau:“Nó lập miếu thờ Hoàng Trung Hải vì đã có công [giúp Tàu] đánh Việt Nam không tốn một viên đạn nào mà vẫn chiếm được nhiều đất đai địa thế đẹp và biển đảo".


Tật xấu tràn lan giữa Sài Gòn

TTO - Sài Gòn - TP.HCM đã tập trung xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong nhiều năm qua. Tuy nhiên vẫn còn một số người vẫn có những hành vi làm xấu đi nét đẹp của thành phố.alt
Đàn ông tiểu đường (ảnh chụp ở đầu đường Lê Lợi, trước chợ Bến Thành, Q.1) - Ảnh : N.C.T.

Một vòng khu trung tâm thành phố trong một buổi sáng, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh phản cảm như: họ có thể làm chuyện ấy (tiểu tiện) ngay trước chợ Bến Thành, trước mắt khách du lịch nước ngoài, mặc dầu cách đó không xa, ở ngay đầu Công viên 23/9 có nhà vệ sinh công cộng miễn phí.
Họ ngủ khắp nơi, xả rác thoải mái trên đường phố, trong công viên mặc dầu gần đó đều có thùng rác công cộng.
Họ ngang nhiên chạy xe máy lên các vỉa hè dành cho người đi bộ, lấn át cả khách du lịch nước ngoài...
alt
Đàn bà cũng tiểu đường (ảnh chụp ở đầu đường Lê Lợi, trước chợ Bến Thành, Q.1) - Ảnh : N.C.T
alt
Nằm gác chân lên cửa xe... “tám” điện thoại (ảnh chụp trên đường Lê Lợi, Q.1) - Ảnh : N.C.T.
alt
“Phê” ở Công viên 23/9, Q.1 ngay từ sáng sớm - Ảnh: N.C.T.
alt
Ngủ ở trạm chờ xe buýt (ảnh chụp ở đầu đường Lê Lợi, Q.1) - Ảnh : N.C.T
alt
“Cà phê bệt” xong đứng lên bỏ đi, rác để lại (ảnh chụp ở Công viên 30/4) - Ảnh: N.C.T
NGUYỄN CÔNG THÀNH

Nhật -Trung đọ sức tại Châu Mỹ La Tinh

Sau chủ tịch TQ đến lượt thủ tướng Nhật
Sau chủ tịch TQ đến lượt thủ tướng Nhật "tấn công" thị trường Châu Mỹ La Tinh.
REUTERS/Sergio Moraes

« Trung Quốc và Nhật Bản cạnh tranh tại Mỹ La Tinh », tựa một bài báo trên Les Echos. Tờ báo nhận định, trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rời Châu Mỹ La Tinh với nhiều hiệp định thương mại được ký kết , đến lượt Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đáp máy bay đến Mêhicô.Chuyến công du lần này kéo dài 11 ngày tại 5 quốc gia diễn ra trong hoàn cảnh thâm hụt thương mại của Nhật đang đạt mức kỷ lục vào 6 tháng đầu năm.

Thủ tướng Shinzo Abe muốn thúc đẩy trao đổi mậu dịch với Châu Mỹ La Tinh. Hiện Nhật chỉ xuất khẩu 5% sang Châu Mỹ La Tinh và chỉ nhập 4% từ lục địa này, chủ yếu là nguyên vật liệu và nông phẩm. Nhật Bản giờ đây cũng nối gót Trung Quốc cạnh tranh với Hoa Kỳ chiêu dụ châu lục này. Les Echos nhận thấy, chuyến công du của Chủ tịch Tập Cận Bình từ Brasilia sang La Habana là chuyến công du thứ hai của ông từ khi lên nhậm chức đã gặt hái nhiều hoa lợi. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu tại Brazil. Ông Tập Cận Bình đã tuyên bố mua máy bay của hãng Embraer. Trị giá hợp đồng lên đến 3,2 tỷ đô la. Trung Quốc cho tập đoàn khoáng sản Vale vay đến 5 tỷ đô la.

Tại Achentina, nền kinh tế số 2 thế giới cũng hứa đầu tư 7,5 tỷ đô la vào ngành năng lượng và giao thông. Tại Cuba, 29 hiệp định được ký kết để tài trợ việc thăm dò dầu hỏa tại khu vực vịnh Mêhicô.

Giống như Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng đặt trọng tâm vào các vấn đề năng lượng, nông phẩm, cơ sở hạ tầng…trong chuyến công du lần này. Chuyên gia Eric Boulanger làm việc tại đại học Québec-Montréal, nhận định : « Thủ tướng Abe không muốn buông tha một tấc đất nào cho Trung Quốc. Đây còn là mũi tên thứ ba trong chính sách kinh tế Abenomics : mở cửa kinh tế cho cạnh tranh quốc tế ».

Sau thảm họa Fukushima, Nhật Bản muốn đa dạng hóa các nguồn năng lượng và đặc biệt nhắm đến nguồn dầu hỏa của khu vực Nam Mỹ. Theo truyền thông Nhật, Thủ tướng Abe và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff sẽ tuyên bố xây dựng giàn khoan dầu sử dụng công nghệ Nhật Bản. Ông Shinzo Abe cũng sẽ tham dự Thượng đỉnh Cộng đồng Caribê, một dịp để ông đề cập đến các vấn đề về năng lượng, ngư nghiệp, dự án phòng chống thiên tai.

Ngoài ra, lý do chính trị, ngoại giao cũng là động lực thúc đẩy ông Abe trong chuyến công du này. Tokyo nhắm đến chiếc ghế không thường trực tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc vào năm 2016. Theo chuyên gia Eric Boulanger tại đại học Québec-Montréal, « không nghi ngờ gì nữa, Nhật muốn được thế giới thừa nhận là cường quốc khu vực tại Châu Á ».

Hàng không vẫn là phương tiện vận chuyển an toàn nhất

Các nhật báo ra ngày hôm nay đều quan tâm đến chuyến bay AH5017 của hãng Air Algérie mất tích vào hôm qua (24/07/2014). Xác máy bay đã được tìm thấy. Bảy ngày gần đây được xem là chuỗi ngày đen tối của ngành hàng không dân sự với các vụ rơi máy bay thảm khốc, từ chuyến bay của hãng Malaysia Airlines đến chuyến bay của hãng TransAsia của Đài Loan, rồi tới lượt Air Algérie.

Bài xã luận trên tờ Libération đề tựa : « An toàn », nhận định máy bay vẫn là phương tiện vận chuyển an toàn nhất trên thế giới, so với tàu hỏa, xe hơi hay xe đạp. Năm 2014 được xem là năm đen tối của ngành hàng không, vì đã có 730 người thiệt mạng, trong khi con số tử vong chỉ là 210 vào năm 2013. Tuy nhiên, tại Pháp, chỉ riêng xe hơi đã cướp đi sinh mạng của 3000 người/năm. Các hãng hàng không, chính phủ và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm tìm ra nguyên nhân của các thảm kịch trên. Một tai nạn máy bay, mặc dù ở rất xa nhưng lại liên quan và gây e ngại cho tất cả hành khách.

Hiện nay, đang kỳ nghỉ hè, mỗi hành khách khi đi máy bay đều muốn biết chắc rằng máy bay mà họ sẽ đi có được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi khởi hành, phi công có được đào tạo bài bản hay tuyến đường bay có được bảo đảm an ninh hay không. Các hãng hàng không cần phải đảm bảo không gặp nguy cơ khi bay qua các vùng có chiến sự, ở Châu Âu, Trung Đông hay tại Châu Phi. Nhờ đó mà hành khách cảm thấy an tâm khi đi máy bay.

Hàn Quốc sẽ mở cửa thị trường gạo

Liên quan đến thời sự tại Châu Á, Les Echos đăng bài : « Hàn Quốc cuối cùng cũng sẽ mở cửa thị trường gạo ». Theo tờ báo, từ khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Seoul quy định một quota nhập khẩu đối với gạo đến từ nước ngoài. Vào tháng Giêng tới, chính phủ sẽ mở cửa thị trường gạo nội địa cho gạo nước ngoài vào cạnh tranh, nhưng đánh thuế hải quan rất nặng trên mặt hàng này.

Khi chấp nhận mở cửa thị truờng gạo, Hàn Quốc lo ngại nguy cơ xảy ra khủng hoảng trầm trọng về lượng sản xuất dư thừa. Người nông dân xứ sở kim chi hiện sản xuất 4,2 triệu tấn gạo/năm, trong khi mức tiêu thụ loại lương thực này ngày càng giảm tại bán đảo. Trung bình, một người Hàn Quốc ăn 132 ký gạo/năm vào năm 1980. Năm ngoái, con số này rơi xuống chỉ còn là 67 ký. Seoul ước tính, chỉ riêng hệ thống đánh thuế nặng trên các loại gạo nhập khẩu từ nước ngoài đủ để các nhà sản xuất nội địa bảo đảm thu nhập trong những năm tới. Noi theo gương Nhật, chính phủ Hàn Quốc, tuyên bố đánh thuế hải quan gần 400% trên các mặt hàng gạo nước ngoài khi nhập khẩu vào Hàn Quốc, trong đó, đặc biệt có gạo đến từ Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, một số tổ chức nông nghiệp cho rằng, Seoul không thể cứ mãi duy trì các rào cản thuế quan khi thương lượng các hiệp định tự do mậu dịch mới với các đối tác. 

Trung Quốc : bê bối thực phẩm lại tiếp diễn

Cả hai tờ báo Le Monde và Le Figaro đều quan tâm đến vụ bê bối thực phẩm tại Trung Quốc qua việc nhà cung ứng thịt Mỹ OSI đã bán thịt hư thối cho các cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s, KFC và Starbucks, Burger King và Pizza Hut.

Theo Le Figaro, sau vụ tai tiếng sữa nhiễm melanine, giờ đây, Trung Quốc lại đối diện với vụ thịt gà bị hư ôi dùng làm món gà bao bột rán McNuggets. Tai tiếng này còn lan sang đến Nhật Bản. Le Monde còn cho biết thêm, phóng viên tại chỗ quay được cảnh nhân viên nhặt các mẩu thịt rơi dưới đất và để lên quầy bán cho khách. Họ không ngần ngại dùng thịt gà đã quá hạn đến hai tuần và thịt bò đã quá hạn sử dụng đến 6 tháng để bán cho khách.

Một chủ trang blog nhận định : « Tôi thực sự bị sốc, từ nhiều năm nay, chúng tôi quen thấy tai tiếng thực phẩm của các công ty Trung Quốc, chứ các công ty nước ngoài mà cũng bê bối như vậy, chúng tôi thực sự thất vọng ». Sự việc này cũng làm cho chính phủ Nhật Bản phải phản ứng. Ngày 23/07/2014, Bộ trưởng Y tế Nhật yêu cầu Đại sứ quán Trung Quốc kiểm tra xem các sản phẩm hết hạn sử dụng có nhập khẩu vào Nhật Bản không. Người Nhật vốn rất nhạy cảm với vấn đề an toàn thực phẩm nói chung và đặc biệt với chất lượng các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Năm 2008, vụ 10 người Nhật Bản bị ngộ độc đã gây ra sự cố ngoại giao nghiêm trọng. Những nạn nhân ngộ độc do ăn phải một loại há cảo được sản xuất ở tỉnh Hà Bắc.

Le Figaro cũng nhận định, hiện nay, người Trung Quốc không biết nên tin vào hàng ngoại nhập hay nội địa. Bắc Kinh đang xem xét siết chặt luật lệ về an toàn thực phẩm với mục tiêu tăng tiền phạt gấp ba lần đối với các hành vi bê bối thực phẩm.

 

Số phận bi đát của người Thiên Chúa Giáo tại Irak

Trong khi cả thế giới đang đổ dồn ánh mắt vào diễn biến khốc liệt tại dải Gaza, thì tình cảnh bi đát của những tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Irak dường như bị lãng quên. Hôm nay, nhật báo Le Monde chạy tựa trên trang nhất : « Truy bức người Thiên Chúa Giáo tại Irak ». Le Monde cho biết, từ ngày phiến quân của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (EIIL) chiếm Mossoul, người Thiên Chúa Giáo buộc phải lựa chọn giữa quy phục theo đạo Hồi, bỏ xứ ra đi hoặc nếu muốn ở lại phải đóng thuế dành cho những người không theo Hồi giáo.

Trên trang 2 tờ Le Monde, những người Thiên Chúa Giáo thuật lại hoàn cảnh bi đát khi bị trục xuất ra khỏi quê hương của họ. Trước khi rơi vào tay nhòm Hồi giáo cực đoan djihad, có từ 5 000 đến 25 000 người Thiên Chúa Giáo tại Mossoul. Rất nhiều người bỏ trốn sau khi thành phố rơi vào tay tổ chức EIIL vào ngày 10/06/2014. Một người dân tại Mossoul thuật lại, đêm ngày 16/07/2014, các phiến quân Hồì giáo đến từng gia đình Thiên Chúa Giáo và viết một chữ « N » trong một vòng tròn đỏ lên trước cửa nhà để đánh dấu các hộ theo Thiên Chúa Giáo. « N » tức là « nassarah », tên thường dùng để chỉ người Thiên Chúa Giáo trong kinh Coran. Họ còn xin số điện thoại của từng gia đình và bảo có gì cần thì cứ gọi họ. Ngày 16/07/2014, người Thiên Chúa Giáo bị trục xuất, theo lời chứng của giám mục thành phố Erbil, Kurdistan Irak. Đối với lực lượng EIIL thì không hề có chuyện thương lượng. Họ chỉ biết đưa ra mệnh lệnh và bắt buộc dân phải phục tùng.

Ngày hôm sau, các binh sĩ của EIIL lại đảo qua các gia đình Thiên Chúa Giáo. Khi thức giậy, người Thiên Chúa Giáo thấy bên cạnh chữ N là dòng chữ « thuộc chủ quyền của Nhà nước Hồi giáo ». Người Thiên Chúa Giáo có thời hạn đến thứ bảy (19/07/2014) để lựa chọn giữa ra đi hay quy phục theo Hồi giáo. Trong truờng hợp bất tuân, người dân sẽ bị giết. Raham, một tín hữu Thiên Chúa Giáo kể lại : « Chúng tôi chất hết đồ đạc lên xe hơi. Cả gia đình khăn gói ra đi. Khác với một số hộ, họ không tịch thu xe hơi của chúng tôi, nhưng lại cướp hết tiền bạc và hành lý của chúng tôi và cả bình sữa của con trai tôi ». Nhóm djihad cướp hết hành lý, của cải của người chạy nạn : điện thoại, nữ trang, tiền, túi quần áo, thức ăn và chỉ chừa lại cho họ bộ đồ mặc trên người. Một số gia đình bị cướp xe hơi phải đi bộ một cây số để đến trạm kiểm soát của người Kurd.

Người Thiên Chúa Giáo tại Mossoul đau xót cho rằng, họ không còn tí hy vọng nào được quay trở về quê hương của họ. Chính quyền Kurd giúp họ lập cư tại Antawa, khu phố Thiên Chúa Giáo của thành phố Erbil. Rất nhiều người dự định di tản ra nước ngoài như 400 000 tín đồ Thiên Chúa Giáo đã rời bỏ Irak từ 10 năm nay.

Vậy phải làm gì để giúp đỡ những huynh đệ đang gặp nạn tại Irak ? Đó là câu hỏi mà nhật báo Công giáo La Croix đặt ra. Trước tình cảnh này, người Thiên Chúa Giáo tại Pháp được kêu gọi cầu nguyện và đoàn kết để đề nghị chính quyền thúc đẩy tiến trình hòa bình tại vùng đất này. Về phương diện vật chất, dược phẩm cũng được vận chuyển đến miền Bắc Irak và được giao cho các vị giám mục địa phương để họ phân phát cho dân chúng.

 

Dưa hấu : Ăn nhiều chỉ có lợi cho sức khoẻ

Giáo viên ẩm thực cùng học trò khắc hình danh thủ người Arhentina Lionel Messi và Cristiano Ronaldo của Bồ Đào Nha trên dưa hấu, trước khi World Cup 2014 tại Brazil, tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, ngày 11/06/2014.
Giáo viên ẩm thực cùng học trò khắc hình danh thủ người Arhentina Lionel Messi và Cristiano Ronaldo của Bồ Đào Nha trên dưa hấu, trước khi World Cup 2014 tại Brazil, tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, ngày 11/06/2014.
REUTERS/Stringer

Trong số các loại trái cây của mùa hè, có lẽ không có thứ nào mà hấp dẫn như dưa hấu. Những lúc nóng nực mà ăn được một miếng dưa hấu đỏ tươi, mát lạnh thì có lẽ không có gì thú bằng. Nhất là lại trái cây này chứa đựng nhiều ưu điểm về dinh dưỡng, mà rất tốt cho những người ăn kiêng, cho nên có thể được tiêu thụ vô giới hạn.
 

Điểm đầu tiên đó là dưa hấu chứa rất nhiều nước. Chắc điều này ai cũng biết, nhưng có lẽ không ai biết rằng trong dưa hấu có đến 95% là nước, mà cơ thể của chúng ta rất cần có nước, nhất là khi tiết trời nóng nực, lại cần phải được tiếp tế nước liên tục, để máu huyết lưu thông tốt, tiêu hóa tốt, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp cho da không bị khô, bảo tồn hoạt động của não ....

Những người kiêng cữ để giảm cân cũng nên ăn thật nhiều dưa hấu vì loại trái cây này chứa rất ít đường ( 7g/100g ) mặc dù khi ăn ta cảm thấy dưa hấu rất ngọt. Mà dưa hấu lại mang lại ít calori, tức là chỉ 30Kcl cho mỗi 100 g. Nhưng dĩ nhiên là cũng không nên ăn dưa hấu giữa hai bửa ăn, vì như vậy tỷ lệ đường trong máu có thể tăng vọt đối với một số người. Tốt nhất là nên ăn dưa hấu ngay sau mỗi bửa ăn.

Dưa hấu cũng là một nguồn cung cấp tự nhiên sodium và potassium, hai khoáng chất mà cơ thể chúng ta mất đi khi chảy mồ hôi. Cho nên, đây là loại trái cây rất thích hợp cho những tháng nóng bức của mùa hè, vì nó giúp « trẻ hóa » cơ thể chúng ta, đặc biệt chất potassium giúp ổn định huyết áp.

Dưa hấu cũng chứa nhiều lycopène, một chất bảo vệ cơ thể chúng ta chống nhiều bệnh tật. Các công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng ăn nhiều dưa hấu sẽ làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và cũng giúp làm giảm đáng kể nguy cơ huyết áp cao. Là loại trái cây chứa nhiều vitamin, dưa hấy cũng giúp bảo vệ đôi mắt của chúng ta.

Ngay cả hạt dưa hấu cũng là nguồn cung cấp vitamin C, cho nên khi ăn dưa hấu thì cứ việc nhai hạt thoải mái, vì ai cũng biết vitamin C rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cho các vết thương chóng lành, bảo vệ răng và lợi.

Chúng ta có thể ăn dưa hấu như trái cây tráng miệng, nhưng cũng có thể dùng dưa hấu để chế biến thành salade riêng một mình hoặc với các loại rau quả khác. Salade dưa hấu là một trong những món ăn thường xuyên của công nương Kate, nhờ vậy mà cô vẫn giữ được vóc dáng thon thả, cho dù đã là gái một con.

Cách đây vài năm, một nghiên cứu của Mỹ còn đi đến kết luận rằng dưa hấu có thể có tác dụng không thua gì ... thuốc viagra, vì dưa hấu có chứa chất citrulline, một chất có thể kích thích sự giãn nở của các mạch máu và như vậy có tác dụng như một thuốc cường dương, mà lại không có những tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, đó chỉ mới là giả định thôi, chứ hiện không ai có thể khẳng định 100% là dưa hấu có thể thay thế hoàn toàn thuốc viagra.

 



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 791 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 423 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 360 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 329 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 293 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 285 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 248 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 241 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 209 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 208 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.