Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 11
 Lượt truy cập: 24720575

 
Tin tức - Sự kiện 29.03.2024 00:50
Cú sốc chính trị với Tổng thống Donald Trump: Cộng Hòa thua Dân Chủ
13.12.2017 10:10

Đảng viên Dân chủ (Mỹ) Doug Jones, 63 tuổi, hôm 12-12 đã đánh bại ứng viên Cộng hòa Roy Moore, 70 tuổi, để giành một ghế tại thượng viện. Reuters nhận định đây là cú sốc chính trị đối với Tổng thống Donald Trump

Như vậy, sau 25 năm, lần đầu tiên một đảng viên Dân chủ ở bang Alabama giành ghế tại thượng viện.

Chiến thắng của ông Jones đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại thượng viện bị thu hẹp, còn 51/49 dù phe Cộng hòa vẫn chiếm đa số ghế. Như vậy, Đảng Dân chủ đang gia tăng lợi thế tái kiểm soát thượng viện trong cuộc bầu cử quốc hội vào năm tới.

Cú sốc chính trị với Tổng thống Donald Trump - Ảnh 1.

Đảng viên Dân chủ Doug Jones giành chiến thắng hôm 12-12. Ảnh: REUTERS

Theo Reuters, ông Jones dẫn trước đối thủ Moore 1,5% lượt bình chọn với 99% số phiếu được tính. Ứng viên Cộng hòa trước đó dính cáo buộc tấn công tình dục một số phụ nữ chưa thành niên gần 40 năm trước. Tuy nhiên, ông Moore bác bỏ mọi cáo buộc.

Dù vậy, Tổng thống donald trump vẫn ủng hộ ứng viên này bất chấp việc các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa khác "tẩy chay" ông. Lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại thượng viện Mitch McConnell đề nghị ông Moore rời khỏi cuộc đua. Một số lãnh đạo thượng viện khác yêu cầu tước bỏ chức vụ của ông Moore nếu ông giành chiến thắng.

< iframe width="638" height="160" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" id="aswift_3" name="aswift_3" style="box-sizing: border-box; margin: 0px; padding: 0px; border-width: 0px; border-style: none; outline: none 0px; vertical-align: baseline; background: transparent; font-family: inherit; font-style: inherit; font-weight: inherit; left: 0px; position: absolute; top: 0px; width: 638px; height: 160px;">< /iframe>
Cú sốc chính trị với Tổng thống Donald Trump - Ảnh 2.

Hai ông Jones(trái) và Moore. Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, ông Jones - cựu công tố viên liên bang – mô tả cuộc bỏ phiếu giống như một cuộc trưng cầu dân ý và hứa với các cử tri bang Alabama rằng ông sẽ không làm họ bị bẽ mặt. Ông Jones dự kiến sẽ nhận nhiệm vụ mới vào tháng 1-2018 sau khi kết quả bỏ phiếu được xác nhận.

Đảng viên Dân chủ này là người ủng hộ quyền phá thai cũng như phản đối việc bãi bỏ đạo luật chăm sóc sức khỏe của cựu Tổng thống Barack Obama.

Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống donald trump gửi lời chúc mừng tới ông Jones: "Chiến thắng là chiến thắng. Người dân Alabama rất tuyệt vời".

Tuần trước, ông chủ Nhà Trắng tiến hành vận động cho ông Jones ở bang Florida. Nhưng các cuộc thăm dò cho thấy Tổng thống donald trump không phải là nhân tố quyết định đến cuộc bỏ phiếu. 29% cử tri Alabama nói rằng họ ủng hộ ông, trong 20% tuyên bố bỏ phiếu chống.


Phe Cộng hòa mất cứ địa, thất bại chua cay của ông Trump

TP - Thành viên đảng Dân chủ Mỹ Doug Jones vừa chiến thắng trong cuộc chiến khốc liệt tại bang cực kỳ bảo thủ Alabama để giành một ghế trong Thượng viện. Đây được coi là cú đánh chính trị lớn vào Tổng thống Donald Trump và tạo năng lượng cho phe Dân chủ khi chỉ còn 11 tháng nữa là đến cuộc bầu cử Thượng viện.

Ảnh: CNN
Ảnh: CNN

Trong cuộc chạy đua bị tác động lớn bởi những cáo buộc ứng viên đảng Cộng hoà Roy Moore từng có hành vi tình dục không đúng đắn với nhiều thiếu nữ, ông Doug Jones trở thành người đầu tiên của đảng Dân chủ chiến thắng phe Cộng hoà trong 1/4 thế kỷ qua tại cứ địa truyền thống Alabama, mở đường cho phe Dân chủ có thể giành lại Thượng viện trong cuộc bầu cử năm sau khi tỷ lệ ghế hiện nay là 49/51.

Chiến dịch cạnh tranh xấu xí tại Alabama thu hút chú ý khắp cả nước và gây chia rẽ đảng Cộng hoà sau khi xuất hiện lời tố cáo của nhiều phụ nữ rằng ông Moore đã tấn công tình dục hoặc tán tỉnh họ khi họ còn tuổi teen. Năm nay 70 tuổi, ông Moore là tín đồ Ki-tô bảo thủ từng hai lần bị loại khỏi toà tối cao của bang vì coi thường luật bang. Ông này bác bỏ các cáo buộc và nói rằng không biết người nào trong số những phụ nữ tố cáo mình.

Tổng thống Trump vẫn ủng hộ ông Moore dù các lãnh đạo đảng khác ở Washington quay lưng. Những tố cáo ông Moore có hành vi tình dục sai trái xuất hiện vào thời gian nhiều nhân vật quyền lực, bao gồm cả ông Trump, đối diện các cáo buộc tương tự. Phe Dân chủ cho biết sẽ dùng vấn đề này để kêu gọi phụ nữ và cử tri vùng ngoại ô trong cuộc bầu cử vào năm sau, Reuters đưa tin.

Ông Jones, 63 tuổi, cựu công tố viên của bang, gọi chiến dịch chạy đua lần này là cuộc trưng cầu ý dân về uy tín của các ứng viên và ông hứa sẽ không khiến cử tri phải hổ thẹn ở Washington. Kết quả này được cho là cú vỗ vào mặt ông Trump và cựu chiến lược gia trưởng Steve Bannon khi hai người này đã vận động rất quyết liệt cho ông Moore.

“Chúng ta không biết có phải cử tri phản ứng với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hay tư tưởng chống Hồi giáo hay tư tưởng coi thường phụ nữ. Nhưng có vẻ cử tri Alabama phản ứng với điều đã đi quá xa”, Straitstimes dẫn lời TS Marie Griffith, giáo sư ngành tôn giáo và chính trị tại ĐH Washington. Học giả này cho rằng nhiều người, ngay cả người của phe Cộng hoà, cảm thấy nhẹ nhõm khi phe Dân chủ chiến thắng, vì họ không biết phải đối diện tình thế tiến thoái lưỡng nan như thế nào khi ông Moore chiến thắng trong bối cảnh ông bị tố có những hành vi tình dục sai trái.

Cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018 có thể là cơ hội để đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát tạo nên chiếc phanh lập pháp đối với Tổng thống Trump khi ông đang bận rộn đảo ngược di sản của người tiền nhiệm Barack Obama. “Giờ đây với 49 đảng viên Dân chủ trong Thượng viện, con đường dẫn đến chiến thắng đa số tại Thượng viện của phe Dân chủ là điều có thể xảy ra, dù rất khó”, TS Larry Sabato, giáo sư ngành chính trị tại ĐH Virginia, bình luận trên Twitter.

Trung Quốc có thể đang xây trại tị nạn ở biên giới với Triều Tiên

Trung Quốc có thể đang thiết lập 5 trại dành cho người tị nạn tại một huyện và hai thành phố ở khu vực biên giới với Triều Tiên.
Vị trí huyện Trường Bạch, thành phố Đồ Môn và Hồn Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Đồ họa: Global News.

Vị trí huyện Trường Bạch, thành phố Đồ Môn và Hồn Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Đồ họa: Global News.

Tài liệu nội bộ rò rỉ từ tập đoàn viễn thông quốc doanh Trung Quốc China Mobile và lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một quản lý của China Mobile hồi đầu tháng 12 đã đi thị sát 5 khu vực đang được xây dựng để tiếp nhận người tị nạnNew York Times đưa tin ngày 11/12.

Theo tài liệu, China Mobile được đề nghị cung ứng dịch vụ Internet tại 5 khu trại nằm ở ba làng trong huyện Trường Bạch và hai thành phố Đồ Môn, Hồn Xuân, tỉnh Cát Lâm.

5 khu trại đều nằm cùng phía so với sông Đồ Môn. Hầu hết những người Triều Tiên đào tẩu thường chọn lộ trình vượt sông sang Trung Quốc, đến khu vực Đông Nam Á rồi từ đó tới Hàn Quốc. Họ chấp nhận đi vòng bởi biên giới Hàn - Triều được canh phòng nghiêm ngặt.


Ông Trump lại vướng bão tố cáo quấy rối tình dục

TP - Làn sóng tố cáo hàng loạt chính trị gia và người nổi tiếng từng quấy rối tình dục phụ nữ lại vừa kéo Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại vấn đề nổi lên trong mùa bầu cử năm trước. Sáng 11/12, ba phụ nữ lên chương trình của đài NBC để nhắc lại cáo buộc chống lại ông Trump.

Ba phụ nữ vừa lên tiếng nói lại cáo buộc ông Donald Trump từng có hành vi không đúng đắn với họ. Ảnh: WSJ.
Ba phụ nữ vừa lên tiếng nói lại cáo buộc ông Donald Trump từng có hành vi không đúng đắn với họ. Ảnh: WSJ.

Trong chương trình, người phụ nữ tên là Rachel Crooks nói rằng ông Trump nhiều lần hôn cô một cách cưỡng ép trong Tháp Trump năm 2005. Một phụ nữ khác là Jessica Leeds nói rằng ông Trump động vào ngực và cố luồn tay vào váy cô vào lúc hai người ngồi gần nhau trên một chuyến bay cách đây hơn ba chục năm. Tại một cuộc họp báo khác, những phụ nữ này kêu gọi Quốc hội Mỹ điều tra Tổng thống.

“Chúng tôi là những công dân bình thường và đối với chúng tôi việc ra mặt ở đây để nỗ lực cho nước Mỹ thấy rằng người đàn ông này là như thế nào và đặc biệt là cách ông ta nhìn nhận phụ nữ cũng như cách họ nói rằng chúng tôi không bận tâm…là điều rất đau đớn”, Holvey nói với người dẫn chương trình Megyn Kelly về cách ông Trump giải quyết những cáo buộc chống lại ông trong chiến dịch tranh cử năm 2016. “Điều đó giống như là kiểu, được thôi, hãy thử trong vòng 2 xem. Môi trường hiện nay đã khác rồi. Chúng ta hãy cùng thử lại”, Holvey nói.

Người dẫn chương trình Kelly đọc một tuyên bố của Nhà Trắng về những cáo buộc này: “Đây là những tuyên bố sai, hoàn toàn bị nhân chứng bác bỏ trong hầu hết các trường hợp, đã được giải quyết suốt thời gian dài trong chiến dịch bầu cử năm ngoái, và người dân Mỹ đã nói lên đánh giá của họ bằng cách tạo nên một chiến thắng quyết định”. Tuyên bố cũng nói rằng những cáo buộc trên “mang động cơ chính trị”.

Tuy nhiên, môi trường ngày nay đã khác 1 năm trước. Làn sóng tố cáo mới bắt đầu với ông trùm điện ảnh Harvey Weinstein và tiếp diễn với hàng chuỗi câu chuyện không có hồi kết mà mới nhất là chuyện liên quan đến đầu bếp lừng danh Mario Batali.

Phong trào metoo (tôi cũng vậy) dẫn đến việc 3 thành viên Quốc hội Mỹ phải từ chức chỉ trong tuần trước. Ứng viên Thượng viện Roy Moore sẽ phải đối diện với cử tri sau hơn 1 tháng báo chí đăng tải nhiều cáo buộc về việc ông này từng có những hành vi không đúng đắn với các cô bé tuổi teen. Ông Moore bác bỏ tất cả các cáo buộc.

Phong trào tố cáo các hành vi không đúng đắn dẫn đến việc khơi lại những cáo buộc chống lại Tổng thống Trump cũng như cách ông xử lý chúng.

Hồi vụ băng ghi âm “Access Hollywood” bị tung ra mà trong đó ông Trump nói với người dẫn chương trình Billy Bush rằng khi bạn giàu, bạn có thể làm bất kỳ điều gì với phụ nữ, ít nhất 13 người đã công khai tố cáo ông Trump từng quấy rối tình dục hoặc có hành vi không đúng đắn với họ. Câu chuyện chi tiết của những người tố cáo này đã được báo Mỹ Washington Post đăng tải.

Trong thời gian tranh cử, ông Trump luôn bác bỏ mọi cáo cuộc, cho rằng những phụ nữ đó bịa chuyện. Từ khi vào Nhà Trắng, ông Trump thường tránh nói về chủ đề này. Nhưng thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders từng vài lần tuyên bố rằng quan điểm chính thức của chính phủ là mọi phụ nữ cáo buộc ông Trump quấy rối tình dục đều đang nói dối.

Mới tháng trước, bà Sanders nói về các cáo buộc như sau: “Hãy xem, tôi nghĩ điều này đã được giải quyết tương đối rộng trong chiến dịch tranh cử. Chúng tôi đã giải quyết hồi đó. Tôi nghĩ người dân Mỹ đã nói tiếng nói của họ to và rõ ràng khi họ bầu cho Tổng thống”.

Rạn nứt trong cùng phe

Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy ông Trump sẽ không thể chỉ bác bỏ các cáo buộc một cách giản đơn như trước đây.

“Cần lắng nghe những phụ nữ tố cáo ai đó”, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley nói trong chương trình “State of the UNI0N” của đài CNN hôm Chủ nhật vừa qua. “Họ cần được lắng nghe và giải quyết. Tôi nghĩ chúng tôi nghe thấy họ trước cuộc bầu cử. Và tôi nghĩ bất kỳ phụ nữ nào cảm thấy bị bao lực hoặc bị đối xử không đúng theo một cách nào đó, họ đều có quyền lên tiếng”, bà Haley nói.

Những ý kiến này của bà Haley cho thấy sự rạn nứt lớn trong cuộc che chở ông Trump trước các tố cáo. Nếu một trong những người nổi bật nhất trong quỹ đạo của ông Trump nghĩ rằng lời tố cáo cần được lắng nghe, sẽ rất khó để ông Trump (hay bà Sanders) cho rằng tất cả chỉ là một kiểu săn phù thuỷ của phe Dân chủ sau thất bại cay đắng trong cuộc bầu cử năm trước.

Hôm 11/12, hơn 50 nữ nghị sĩ đảng Dân chủ đề nghị Ủy ban Giám sát của Hạ viện điều tra những cáo buộc rằng ông Trump có hành vi tình dục sai trái.

Trong một bức thư gửi đến ủy ban, Nhóm làm việc của Phụ nữ Dân chủ viết rằng nước Mỹ cần có “một cuộc điều tra đầy đủ về sự thật đằng sau những lời tố cáo”. “Ít nhất 17 phụ nữ đã công khai cáo buộc Tổng thống có hành vi tình dục sai trái. Chúng ta không thể phớt lờ nhiều phụ nữ đứng lên như vậy”, bức thư viết.

Ba nữ nghị sĩ đứng đầu nhóm kêu gọi, gồm bà Lois Frankel, Brenda Lawrence và bà Jackie Speier sẽ có kế hoạch tổ chức họp báo để nói về chuyện này.

Theo CNN, Guardian, NBC News



Vì sao châu Âu phản đối ông Trump về vùng đất thánh Jerusalem?

TPO - Lo ngại vai trò ảnh hưởng của Liên minh châu Âu (EU) bị hạ thấp trong tiến trình hòa bình Trung Đông và nguy cơ khủng bố lan tràn là những nguyên nhân chính khiến EU phản đối quyết định của ông Trump về việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và quan chức phụ trách đối ngoại châu Âu Federica Mogherini tại cuộc họp ở Brussels. Ảnh: EIPA.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và quan chức phụ trách đối ngoại châu Âu Federica Mogherini tại cuộc họp ở Brussels. Ảnh: EIPA.

Lập trường của châu Âu về hòa bình Trung Đông

Liên minh châu Âu (EU) hiện có 28 nước thành viên, và cả 28 nước đều đồng loạt không công nhận quyết định của Tổng thống Trump về Jerusalem.

Ngày 11/12, trong cuộc gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Brussels, Cao ủy phụ trách các vấn đề đối ngoại của EU Federica Mogherini nhấn mạnh cuộc xung đột giữa Israel và Palestinechỉ có thể được giải quyết bằng giải pháp hai nhà nước với Jerusalem là thủ đô của cả hai bên.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu khi đến trụ sở chính Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ), đã nói việc Tổng thống Trump thừa nhận Jerusalem là sự thúc đẩy hoà bình, “vì sự công nhận thực tại là nền tảng của hoà bình”. Ông đề nghị EU cũng sớm có động thái tương tự.

Vì sao châu Âu phản đối ông Trump về vùng đất thánh Jerusalem? - ảnh 1

Sau Mỹ, Israel vận động EU ủng hộ vấn đề Jerusalem

Trong lúc các cuộc biểu tình đang lan từ châu Á qua Trung Đông đến Bắc Phi để phản đối quyết định của Mỹ về việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, Thủ tướng Israel đến Brussels để vận động sự hậu thuẫn của các bộ trưởng châu Âu.

Tuy nhiên đề nghị này của ông Netanyahu đã bị EU bác bỏ thẳng thừng. Khẳng định lại với ông Netanyahu quan điểm của EU về vấn đề này, bà Mogherini nhấn mạnh: "Ngài biết rõ quan điểm của EU. Chúng tôi tin rằng chỉ có một giải pháp thiết thực cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine là giải pháp hai nhà nước với Jerusalem là thủ đô của cả hai bên".

Trước đó, trong ngày 6/12, Cao ủy phụ trách đối ngoại của EU, Federica Mogherini cũng ra thông cáo bày tỏ “EU quan ngại sâu sắc” trước quyết định của Tổng thống Mỹ và e ngại quyết định này sẽ có những tác động tiêu cực đến viễn cảnh hoà bình tại Trung Đông.

Trong một tuyên bố đoàn kết thể hiện rõ lập trường của mình về vấn đề Jerusalem, bà Federica Mogherini cho biết, EU tin rằng chỉ có một giải pháp thực tế đối với cuộc xung đột giữa Israel và Palestine dựa trên giải pháp hai nhà nước, với Jerusalem là thủ đô của cả Israel và Palestine.

Liên minh châu Âu là một trong những thành viên quan trọng của Nhóm Bộ tứ về hòa bình Trung Đông (gồm Mỹ, Liên minh châu Âu, Liên hợp quốc và Nga).

Vì sao EU phản đối quyết định của Mỹ?

Lo ngại vai trò ảnh hưởng của EU bị hạ thấp trong tiến trình hòa bình Trung Đông là một trong những lý do quan trọng khiến tổ chức này phản đối gay gắt quyết định của Tổng thống Trump.

Trong một diễn biến mới nhất liên quan tới tình hình Trung Đông, Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini đã kiên quyết bác bỏ đề nghị tổ chức này này công nhận Jerusalem của thủ tướng Israel, và cho rằng quyết định của ông Trump là động thái phá hỏng tiến trình hòa bình cho khu vực.

Vì sao châu Âu phản đối ông Trump về vùng đất thánh Jerusalem? - ảnh 2

Liên Hợp Quốc ‘cô lập’ Mỹ sau tuyên bố của Trump về Jerusalem

Nhà Trắng bị cô lập trong suốt cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC), theo sau sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Tiến sỹ Lý Quốc Phúc, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Trung Đông thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc cho rằng, các nước châu Âu không hài lòng với kế hoạch của Washington, đồng thời dấy lên lo ngại bước đi này đe dọa hủy hoại mối quan hệ của Mỹ với châu Âu.

Nếu EU công nhận quyết định của ông Trump về Jerusalem, điều này đồng nghĩa với việc đi ngược lại những giá trị mà châu Âu thiết lập hàng chục năm qua về tiến trình hòa bình Trung Đông. “Họ tin rằng điều này đi ngược lại lợi ích của châu Âu và sẽ làm tăng sự bất đồng trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”, chuyên gia Lý Quốc Phúc nhận định.

Ngoài ra, các chuyên gia về tình hình Trung Đông cũng cho rằng, quyết định của ông Trump sẽ khuấy động tinh thần chống Mỹ ở Trung Đông và thổi bùng ngọn lửa chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.

Đặc biệt, quyết định này sẽ tác động tiêu cực đối với các nỗ lực chống khủng bố của EU trong bối cảnh chủ nghĩa khủng bố đang lan tràn tại các quốc gia châu Âu sau khi chúng bị đánh bại hoàn toàn trên chiến trường Iraq và Syria.

Vì sao châu Âu phản đối ông Trump về vùng đất thánh Jerusalem? - ảnh 3

Tư duy từ Jerusalem

Với việc tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem - thánh địa của ba tôn giáo lớn nhất - là thủ đô của Israel và gây phản ứng dữ dội, ngày 6/12 đi vào lịch sử như sự kiện hiếm hoi có thể khiến nhiều người thay đổi cách nghĩ và hành động trong một thế giới ngày càng khó đoán.

Vì sao châu Âu phản đối ông Trump về vùng đất thánh Jerusalem? - ảnh 4

Jerusalem, Gaza, Bờ Tây bị nhấn chìm trong làn sóng bạo lực

Ba ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel, Dải Gaza, Bờ Tây và Jerusalem chìm sâu trong làn sóng biểu tình, bạo lực do người Palestine phát động.

Vì sao châu Âu phản đối ông Trump về vùng đất thánh Jerusalem? - ảnh 5

Triều Tiên phản đối quyết định về Jerusalem của Tổng thống Trump

Bình Nhưỡng coi quyết định của Tổng thống Mỹ Trump về Jerusalem à một sự xúc phạm đối với luật pháp và ý chí đồng lòng của cộng đồng quốc tế.

Vì sao châu Âu phản đối ông Trump về vùng đất thánh Jerusalem? - ảnh 6

Nữ phó cố vấn an ninh của Trump bất ngờ từ chức giữa căng thẳng Jerusalem

Dina H. Powell, nữ phó cố vấn an ninh quốc gia đóng góp cho kế hoạch hòa bình Israel-Palestine của Tổng thống Mỹ Donald Trump, sẽ chính thức rời vị trí vào đầu năm tới sau tuyên bố về vị thế của Jerusalem.

Vì sao châu Âu phản đối ông Trump về vùng đất thánh Jerusalem? - ảnh 7

Tiết lộ thời hạn di dời Đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 8/12 cho biết việc di chuyển Đại sứ quán Mỹ tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem sẽ không diễn ra trong ít nhất 2 năm tới.

Vì sao châu Âu phản đối ông Trump về vùng đất thánh Jerusalem? - ảnh 8

Bị tấn công sau vụ Jerusalem, Israel ‘trả đũa’ bằng xe tăng và chiến đấu cơ

Để trả đũa các vụ tấn công bạo lực sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Jerusalem, quân đội Israel đã triển khai xe thăng và máy bay chiến đấu đến Dải Gaza.


Mỹ bất ngờ sẵn sàng đàm phán vô điều kiện với Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 12/12 tuyên bố, Washington sẵn sàng bắt đầu đàm phán vô điều kiện với Triều Tiên và tin tưởng rằng những nỗ lực ngoại giao của Mỹ sẽ thành công.
 Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (Ảnh: Reuters)

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (Ảnh: Reuters)

Theo Yonhap, phát biểu tại một diễn đàn ở Washington ngày 12/12, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cho biết: “Chúng tôi sẵn sàng đàm phán bất cứ khi nào Triều Tiên sẵn sàng và chúng tôi cũng sẵn sàng cho một cuộc hội đàm ban đầu không kèm bất cứ điều kiện tiên quyết nào”.

Bình luận của ông Tillerson được cho là khá bất ngờ, trái ngược với quan điểm trước đó của Washington trước đó rằng muốn đàm phán, Triều Tiên trước hết phải ngừng các vụ thử tên lửa, hạt nhân và thể hiện thiện chí giải giáp hạt nhân.

“Tôi nghĩ sẽ thiếu thực tế nếu khăng khăng nói rằng chúng tôi chỉ chấp nhận đàm phán khi các anh từ bỏ chương trình hạt nhân… Chúng ta thậm chí không biết việc tương tác với ông ấy (nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un) sẽ như thế nào. Với tôi, tôi cần phải biết đối tác của tôi là ai, hiểu cách họ ứng xử, cách họ tư duy”, ông Tillerson nói.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh, Triều Tiên cần ngồi vào bàn đàm phán với quan điểm rằng bản thân họ cũng muốn một lựa chọn khác về chương trình hạt nhân.


“Đàm phán sẽ trở nên khó khăn nếu giữa chừngTriều Tiênquyết định thử nghiệm vũ khí. Nếu xác định đàm phán, chúng ta cần có một thời gian yên lặng”, Ngoại trưởng Tillerson nói thêm.

Ông nhấn mạnh sẽ tiếp tục các nỗ lực ngoại giao với Triều Tiên “cho tới khi Mỹ buộc phải thả quả bom đầu tiên”. Ông hy vọng nỗ lực này sẽ thành công. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo, quân đội Mỹ vẫn đặt trong tình trạng sẵn sàng nếu cần thiết.

Những bình luận trên được đưa ra không lâu sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa được cho là mạnh nhất từ trước đến nay. Triều Tiên tuyên bố tên lửa này có khả năng mang đầu đạn “siêu lớn” và có thể bắn tới bất cứ đâu của Mỹ.

Hiện không rõ liệu ông Tillerson có được sự hậu thuẫn của Tổng thống Donald Trump khi thúc đẩy những nổ lực ngoại giao này hay không. Trong khi đó, Triều Tiên nhiều lần tuyên bố rằng, họ không tâm nhiều đến những đề nghị đàm phán cho đến khi có thể phát triển thành công tên lửa có khả năng tấn công bất cứ đâu của Mỹ.

Minh Phương

Theo Yonhap

Thợ sửa ống nước Việt gốc Hoa bị kết tội giết 5 người trong một gia đình

Nghi can Bình Thái Lục. (Hình: Sở Cảnh Sát San Francisco)

SAN FRANCISCO, California (NV) – Một bồi thẩm đoàn ở San Francisco hôm Thứ Hai kết tội ông Bình Thái Lục, một người gốc Hoa sinh ra tại Việt Nam, giết một cách dã man năm người trong một gia đình tại một căn nhà ở khu Ingleside hồi năm 2012.

Theo đài ABC, một bồi thẩm đoàn gồm sáu phụ nữ và sáu đàn ông luận tội ông Bình, 41 tuổi, thợ sửa ống nước, sau bảy ngày tranh luận.



Bồi thẩm đoàn kết luận là ông Bình bị năm tội giết người, tìm cách ăn cướp, và hai tội đột nhập gia cư. Ông không bị tội ăn cướp.


Công tố viên nói rằng ông Bình đánh một cách dã man, rồi đâm, và bóp cổ chết ba phụ nữ và hai đàn ông, tất cả đều trong cùng một gia đình, tại căn nhà tọa lạc trên đường Howth, gần trường đại học City College of San Francisco, vào ngày 12 Tháng Ba, 2012.

Các nạn nhân là anh Vincent Lei, 32 tuổi, cha mẹ anh Lei, ông Hua Shun Lei, 65 tuổi, và bà Wan Yi Xu, 62 tuổi, vợ anh Lei, cô Chia Huei Chu, 30 tuổi, và chị gái của anh Lei, cô Ying Xue Lei, 37 tuổi.

Thi thể của các nạn nhân được phát giác ngày hôm sau khi cô Nicole Lei, một chị gái khác của anh Vincent, ghé qua nhà để đứa con gái 12 tuổi vào lấy một số vật dụng cần thiết trước khi đến trường.

Công tố viên Eric Fleming nói rằng DNA, máu, và dấu tay của nghi can được tìm thấy tại hiện trường, và máu của anh Vincent dính vào quần jean và dây an toàn của ghế tài xế trong xe của nghi can.

Nghi can Bình Thái Lục, quốc tịch Việt Nam, có biệt danh là “Ping,” là một người bạn lâu năm của anh Vincent Lei.

Vẫn theo ABC, năm 1998, nghi can từng bị án tù hơn 11 năm tù vì tội tấn công, sử dụng vũ khí, và ăn cướp tại Santa Clara County, theo hồ sơ tòa án.

Năm 2006, giới chức di trú quyết định trục xuất nghi can về nước, nhưng phía Việt Nam không cấp visa nhập cảnh.

Sau đó, nhà tù phải thả nghi can sau 180 ngày vì phán quyết năm 2001 của Tối Cao Pháp Viện Mỹ cấm giam giữ lâu hơn.

Theo ABC, ông Bình sẽ phải ra tòa một lần nữa để chính thức lãnh bản án.(Đ.D.)

Westminster: Bắt bà mẹ gốc Việt tình nghi ‘giết con 4 bốn tháng tuổi’

Ông Cameron Knauerhaze, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát Westminster, tại buổi họp báo trước hiện trường. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Linh Nguyễn/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Một bé trai bốn tháng tuổi qua đời, được phát giác vào lúc gần 11 giờ đêm Thứ Ba, 12 Tháng Mười Hai, và người mẹ gốc Việt bị cảnh sát Westminster bắt giữ tại nhà, block số 15000 Coronado St., Westminster, theo thông cáo của sở cảnh sát tại cuộc họp báo lúc 7 giờ sáng ngày hôm sau.

Trước căn nhà trên, cuộc họp báo diễn ra với sự hiện diện của các đài truyền hình Mỹ như NBC 4 News, ABC 7 News, và xe cảnh sát điều tra của Sở Cảnh Sát Westminster.

“Căn cứ vào những chứng cớ tại hiện trường, cô Nguyễn Thị Nhật Hà, 29 tuổi, mẹ của đứa bé, bị bắt vì tình nghi phạm tội sát nhân, chưa rõ nguyên nhân. Ngòai cô này, chúng tôi tin là không có ai khác liên quan. Cuộc điều tra đang được tiến hành,” ông Cameron Knauerhaze, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát Westminster, nói.

Ông cũng cho biết: “Đêm hôm qua, sau khi nghe một người đàn ông gọi báo cảnh sát, rằng người bạn gái có hành động lạ thường và đứa con trai bất động, tắt thở. Cảnh sát đã đến ngay, gặp phụ nữ này và làm hô hấp nhân tạo cho đứa bé, nhưng không cứu được. Sau khi được chở đến bệnh viện, bé trai được xác nhận qua đời.” (Linh Nguyễn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 535 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 485 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 79 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 22 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.