Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 11
 Lượt truy cập: 24839334

 
Tin tức - Sự kiện 18.04.2024 22:55
Lãnh đạo các nền kinh tế tới dự Hội nghị Cấp cao APEC
10.11.2017 21:00

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên sáng nay dự Hội nghị Cấp cao APEC, sự kiện quan trọng nhất trong tuần lễ cấp cao APEC tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam.

  • Chủ đề chính trong phiên họp kín đầu tiên: Tăng trưởng sáng tạo, phát triển bao trùm và việc làm bền vững.

  • Chủ tịch nước Trần Đại Quang (gốc Hoa) phát biểu.

    "APEC đã chứng tỏ tính năng động, khả năng thích ứng và chuyển đổi để trở thành diễn đàn kinh tế hàng đầu khu vực, thể hiện vai trò lãnh đạo trong xử lý các thách thức cấp bách toàn cầu", Chủ tịch nước nói.

    Untitled222-4638-1510368633.jpg

  • Phòng họp của lãnh đạo các nền kinh tế APEC.

    cats-5410-1510368237.jpg
    cats-4943-1510368152.jpg
  • Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

    cats-2362-1510367601.jpg
  • Tổng thống Mỹ Donald Trump

    Untitled99-4643-1510367956.jpg



  • Trưởng đoàn Đài Bắc, Trung Quốc Tống Sở Du

    Du-2573-1510367289.jpg
  • Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in

    cats-5759-1510367204.jpg
  • Tổng thống Nga Vladimir Putin.

    Untitled111-4817-1510368153.jpg

  • Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto.

    mexico-6390-1510367024.jpg
  • Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha

    cats-7087-1510367032.jpg
  • Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

    Untitled44-4700-1510366929.jpg

  • Thủ tướng Papua New Guinea Peter O'Neill.

    papua-4195-1510366861.jpg
  • Tổng thống Peru Pablo Kuczynski.

    Untitled33-9377-1510366750.jpg

  • Thủ tướng Malaysia Najib Razak

    cats-8509-1510366869.jpg
  • Tổng thống Indonesia Joko Widodo

    widodo-9447-1510366673.jpg
  • Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern

    cats-3115-1510366627.jpg
  • Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, Trung Quốc Lâm Trịnh Nguyệt Nga

    carrie-lam-6548-1510366581.jpg
  • Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

    Untitled22-6079-1510366593.jpg

  • Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

    cats-6958-1510366396.jpg
  • Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

    abe-1225-1510366491.jpg
  • Tổng thống Chile Michelle Bachelet

    cats-8245-1510366250.jpg
  • Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah tiến vào sảnh, bắt tay với Chủ tịch nước Trần Đại Quang

    Untitled11-7541-1510366386.jpg
    Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah.
  • Lãnh đạo 21 nền kinh tế chụp ảnh chung tại Lễ đón chính thức tối 10/11. Ảnh: Quỳnh Trần.

    Lãnh đạo 21 nền kinh tế chụp ảnh chung tại Lễ đón chính thức tối 10/11. Ảnh: Quỳnh Trần.

    Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC (Hội nghị Cấp cao APEC) lần thứ 25 diễn ra trong sáng nay. 21 lãnh đạo các nền kinh tế dự kiến họp kín trong hai phiên. Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì và tổ chức họp báo về kết quả hội nghị.

    Sự kiện diễn ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo dự cuộc họp Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được một số thỏa thuận khung về TPP 11, sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận ban đầu.

    Trước đó, Chủ tịch nước cùng phu nhân đã chủ trì Lễ đón chính thức các nhà lãnh đạo APEC tại một khách sạn ven biển tại Đà Nẵng. Sau khi lễ đón và chụp ảnh tập thể, các nhà lãnh đạo cùng dự tiệc chiêu đãi và thưởng thức chương trình nghệ thuật chào mừng Hội nghị Cấp cao APEC.

    Hôm nay là ngày cuối cùng trong tuần lễ cấp cao APEC 2017 (6 - 11/11) tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam. Nhiều sự kiện đã được tổ chức trong suốt tuần lễ như Hội nghị tổng kết Các quan chức cấp cao APEC (CSOM), Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh (VBS), Cuộc họp của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Công thương (AMM), Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp (CEO Summit).

    Việt Nam hôm nay còn chuyển giao vai trò chủ nhà năm APEC 2018 cho Papua New Guinea. Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ tổ chức họp báo quốc tế vào chiều cùng ngày.

  • NHỮNG HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG CỦA HỘI NGHỊ CẤP CAO APEC TẠI ĐÀ NẴNG

    < iframe width="622" height="60" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" id="aswift_0" name="aswift_0" style="box-sizing: inherit; max-width: 100%; left: 0px; position: absolute; top: 0px; width: 622px; height: 60px;">< /iframe>

    Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng kết thúc với nhiều khoảnh khắc ấn tượng về lãnh đạo các nền kinh thế khắp thế giới.

    Đoàn xe chở Tổng thống Mỹ Donald Trump đi qua Cầu Rồng tại Đà Nẵng. Ảnh: Văn Đông.

    < iframe width="300" height="250" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" id="aswift_1" name="aswift_1" style="box-sizing: inherit; max-width: 100%; left: 0px; position: absolute; top: 0px; width: 300px; height: 250px;">< /iframe>


    Người dân đổ ra đường vẫy tay, cầm điện thoại di động chụp ảnh khi đoàn xe đi qua. Ảnh: Văn Đông.


    Lãnh đạo các nền kinh tế APEC mặc đồng phục màu xanh biển và trắng ngà, cùng phu nhân chụp ảnh tập thể trước tiệc chiêu đãi tối 10/11. Ảnh: Twitter.


    Tổng thống Nga Vladimir Putin đập tay với người đồng cấp Peru Pedro Pablo Kuczynski. Ảnh: Điện Kremlin.


    Một màn trình diễn nghệ thuật với nón lá, hình ảnh danh lam thắng cảnh Việt Nam tại tiệc chiêu đãi các lãnh đạo APEC. Ảnh: TTXVN.


    Chủ tịch nước Trần Đại Quang cụng ly cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại tiệc. Hai lãnh đạo mặc đồng phục APEC bằng lụa tơ tằm màu xanh biển. Ảnh: TTXVN.


    Màn pháo hoa kéo dài 21 phút, tượng trưng cho 21 quốc gia tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2017 sau tiệc chiêu đãi tối 10/11. Ảnh: Văn Đông.


    Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull ăn điểm tâm sáng với bánh mì trên vỉa hè tại Đà Nẵng trước khi bắt đầu ngày làm việc bận rộn. “Đây là lần đầu tiên tôi dùng bánh mì kẹp thịt của Việt Nam. Tôi thực sự yêu thích vị tươi mới trong các món ăn Việt”, ông cho biết. Ảnh: Đắc Thành.


    Thủ tướng Australia cầm điện thoại di động chụp ảnh cùng các lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc. Ảnh: Twitter/Scavino45


    Chủ tịch nước Trần Đại Quang bắt tay với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị Cấp cao APEC, sự kiện quan trọng nhất trong tuần lễ cấp cao APEC. Ảnh: Hà Trung.


    Tổng thống Mỹ Donald Trump trò chuyện với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.


    Bức ảnh tập thể của các lãnh đạo APEC sau phiên họp cấp cao. Ảnh: Hà Trung.


    Phu nhân Chủ tịch nước Nguyễn Thị Hiền cùng phu nhân các nền kinh tế APEC tham quan phố cổ Hội An. Ảnh: Đắc Thành.


    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hé lộ món quà tặng Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern là bức tranh chân dung bà trong cuộc gặp song phương bên lề APEC. Ảnh: Công đảng New Zealand.

    Vnexpress.net

  • Tổng thống Donald Trump: Việt Nam đang lớn mạnh, là thị trường lớn của doanh nghiệp Mỹ

    Một Việt Nam đang lớn mạnh là thị trường lớn cho doanh nghiệp Mỹ, Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh trong cuộc họp báo quốc tế vừa diễn ra sáng nay 1211.

    Cuộc họp báo diễn ra ở ngoài trời tại sân sau của Phủ Chủ tịch với không gian thoáng và rộng, khác hẳn với những cuộc họp báo giữa các nguyên thủ khác thường được tổ chức trong nhà.

    Tong thong Donald Trump: Viet Nam dang lon manh, la thi truong lon cua doanh nghiep My

    Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại cuộc họp báo sáng 12-11

    Nếu như lễ đón trọng thể lúc 9h sáng diễn ra dưới trời mưa nhẹ thì đến buổi họp báo, trời đã hửng nắng, trong không khí khá dễ chịu ở Thủ đô Hà Nội.

    Với đông đảo phóng viên thì theo nguyên tắc vành đai an ninh đối với Tổng thống Trump phải ở ngoài bán kính 50-60m thì có lẽ chưa bao giờ Tổng thống Trump lại ở cự ly gần như thế.

    Cảm ơn và chúc mừng Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công Tuần lễ Cấp cao APEC ở Đà Nẵng, Tổng thống Donald Trump cho biết, như bài phát biểu trước Hội nghị APEC, nước Mỹ cam kết cùng nhau hành động nhằm tăng cường mối liên kết hữu nghị và thương mại giữa tất cả các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong mối quan hệ công bằng có đi có lại.

    “Từ trước đến nay chúng ta chưa thực sự nhấn mạnh đến, nhưng giờ thì cần phải làm điều này”, ông nhấn mạnh đến nguyên tắc về quan hệ hợp tác trong thời đại mới.

    Tổng thống Mỹ cho biết, qua quá trình đổi mới và cải cách, Việt Nam đã phát triển mạnh về đầu tư thương mại, xuất khẩu sang Mỹ tăng trưởng mạnh. Tầng lớp trung lưu Việt Nam đang lớn mạnh là thị trường lớn cho doanh nghiệp Mỹ. Nước Mỹ có những ngành có thế mạnh như năng lượng, nông nghiệp, không những mặt hàng này nước Mỹ có mà còn có thể đáp ứng tốt nữa.

    “Tôi muốn Việt Nam đáp ứng yêu cầu xóa bỏ rào cản thương mại với nông sản Mỹ, đảm bảo nhà nông Hoa Kỳ, thương mại điện tử cạnh tranh trên sân chơi sòng phẳng. Chúng ta xóa bỏ mọi hành vi không công bằng”.

    Tổng thống Mỹ tái khẳng định về việc tăng cường quan hệ hòa bình, sâu sắc, bình đẳng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tháng 5 vừa rồi, nước Mỹ đã chuyển cho Việt Nam chiếc tàu tuần tra trên biển đặt tên theo cựu Bộ trưởng Ngân khố Mỹ.

    Chiếc tàu từ thời chiến tranh này đang tuần tra để giữ gìn hòa bình trên Thái Bình Dương. Ông Trump cũng cảm ơn nỗ lực tìm kiếm những lính Mỹ mất tích trong thời kỳ chiến tranh.

    Tong thong Donald Trump: Viet Nam dang lon manh, la thi truong lon cua doanh nghiep My

    Nêu rõ khu vực đang gặp một loạt thách thức về an ninh hàng hải, an ninh mạng, y tế và ma túy, ông Donald Trump cho biết sau đây ông sẽ tới Philippines dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ và Hội nghị Cấp cao Đông Á. Nhiều vấn đề sẽ được bàn thảo, trong đó tất cả các quốc gia có trách nhiệm chấm dứt việc Triều Tiên đe dọa thế giới, đó là trách nhiệm của quốc gia văn minh. Chúng ta muốn hòa bình chứ không có chiến tranh - Có ổn định, chứ không phải sự lộn xộn.

    Cuối bài phát biểu, Tổng thống Trump bày tỏ: “Tôi đến Việt Nam là điều rất tuyệt vời! Quan hệ của chúng ta đang phát triển nhanh và hướng tới tương lai phồn thịnh cho Hoa Kỳ và Việt Nam”.

    Trước khi bước vào họp báo ở ngoài trời trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, một loạt thỏa thuận thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ trị giá 12 tỷ USD vừa được ký kết sáng 12-11 trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

    VietBao.vn
  • Bắn 21 loạt đại bác chào mừng Chủ tịch Trung Quốc tới Việt Nam

    Dân trí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng chào cờ, duyệt đội danh dự trong nghi thức tiếp đón chính thức tại Phủ Chủ tịch. 21 loạt đại bác vang rền cả khu vực Ba Đình thể hiện sự chào đón trọng thị với người lãnh đạo cao nhất của nước bạn...
     >> Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội

    16h, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu nghi lễ chào cờ, cử hành quốc ca hai nước.

    Hai Tổng Bí thư thực hiện nghi thức duyệt đội danh dự sau đó.

    Loạt đại bác nối nhau nổ trong lễ đón trọng thể, khi đoàn xe của Chủ tịch Trung Quốc tiến vào Phủ Chủ tịch. Dòng phương tiện qua đường Hoàng Diệu được lưu thông trở lại. Trong không khí vẫn còn thơm nồng mùi thuốc súng.

    Video tạm dừng
    < iframe width="600px" height="400px" src="http://vcplayer.mediacdn.vn/1.1/?_site=dantri&vid=dantri/dricccccccccccccadc3pven637hc5/2017/11/12/video-1510478080-1510478196809-f9a30.mp4&_info=525435d3fa384228993321e593f8ac55&mute=false&vtype=1&playType=0&_admParamTvc=0;101;2;3&_listsuggest=http://wcm.dantri.com.vn/video/zone-2/suggest-videos.htm&postroll=true&replay=true&nonVol=true&volume=0&boxVideoID=ifVideo-72409&nopre=true&midroll=0.8;20s" id="ifVideo-72409" frameborder="0" allowfullscreen="" webkitallowfullscreen="" mozallowfullscreen="" oallowfullscreen="" msallowfullscreen="" scrolling="no" playtype="0" data-playstatus="stopping" style="margin: 0px auto; padding: 0px; outline: none; max-width: 100%; border-width: initial; border-style: none; width: 460px; position: absolute; top: 0px; left: 0px; height: 258.75px;">< /iframe>

    21 khẩu đại bác để bắn chào mừng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được tập kết tại Hoàng thành Thăng Long

     Khói thuốc súng vẫn quấn quyện trên đầu nòng đại bác

    Khói thuốc súng vẫn quấn quyện trên đầu nòng đại bác

     Lực lượng phụ trách việc bắn đại bác chào mừng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hoàn thành nhiệm vụ.

    Lực lượng phụ trách việc bắn đại bác chào mừng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hoàn thành nhiệm vụ.

     Có thể nhìn thấy lần lượt các khẩu đại bác xếp hàng, nhả đạn liên tiếp (Ảnh: Nguyễn Dương)

    Có thể nhìn thấy lần lượt các khẩu đại bác xếp hàng, nhả đạn liên tiếp (Ảnh: Nguyễn Dương)

     Đoàn xe đưa Chủ tịch Trung Quốc tiến vào Phủ Chủ tịch giữa 2 hàng các cháu thiếu nhi vẫy cờ đón chào.

    Đoàn xe đưa Chủ tịch Trung Quốc tiến vào Phủ Chủ tịch giữa 2 hàng các cháu thiếu nhi vẫy cờ đón chào.

    15h50, đoàn xe chở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lướt nhanh trên đường Trần Duy Hưng.

    Thời điểm này, tại Hoàng thành Thăng Long, nơi sẽ tổ chức bắn đại bác chào mừng, khu súng đại bác vẫn được che kín. Lực lượng quân đội, công an canh gác nghiêm ngặt. Biển "Cấm quay phim chụp ảnh" được dựng bên ngoài.

     Khu vực bắn đại bác chào mừng được quây kín trong Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Tiến Nguyên).

    Khu vực bắn đại bác chào mừng được quây kín trong Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Tiến Nguyên).

    15h45', đoàn quân nhạc bắt đầu tiến vào tiền sảnh Phủ Chủ tịch.

     Đoàn quân nhạc chuẩn bị cho nghi lễ tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc

    Đoàn quân nhạc chuẩn bị cho nghi lễ tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc

     Đội nghi lễ đã vào vị trí quy định

    Đội nghi lễ đã vào vị trí quy định

    15h35', trên các tuyến đường dự kiến đoàn xe của Chủ tịch Cập Cận Bình đi qua (Đỗ Đức Dục - Trần Duy Hưng - Kim Mã - khu vực lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh), lực lượng công an, quân đội đã tổ chức chốt chặn, siết chặt an ninh.

     Đường Hoàng Minh Giám được tạm phong toả

    Đường Hoàng Minh Giám được tạm phong toả

    Lễ đón Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cử hành với nghi thức cao nhất, 21 loạt đại bác sẽ được bắn tại Hoàng thành Thăng Long chào mừng Tổng Bí thư Trung Quốc thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

     Một em nhỏ sẽ tham gia lễ đón Chủ tịch Trung Quốc tại Phủ Chủ tịch

    Một em nhỏ sẽ tham gia lễ đón Chủ tịch Trung Quốc tại Phủ Chủ tịch

    Lễ đón chính thức Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra tại Phủ Chủ tịch lúc 16h chiều nay (ảnh: Trọng Trinh)
    Lễ đón chính thức Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra tại Phủ Chủ tịch lúc 16h chiều nay (ảnh: Trọng Trinh)

    Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng Bí thư - Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có các cuộc làm việc quan trọng với lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam. Sau lễ đón chính thức, lãnh đạo hai nước sẽ hội đàm và chứng kiến lễ ký văn hiện hợp tác.

    Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc sẽ có một số hoạt động giao lưu nhân dân tại Hà Nội, ngày 13/11 các nhà lãnh đạo hai nước sẽ dự lễ khánh thành Cung Hữu nghị Việt - Trung, Hà Nội.

    Chuyến thăm của Tổng Bí thư - Chủ tịch Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Đây là cuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư – Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ sau Đại hội XIX của Đảng cộng sản Trung Quốc.

    Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua tiếp tục xu thế phát triển tích cực. Lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp xúc, gặp gỡ thường xuyên.

    Trong các chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 1/2017), Chủ tịch nước Trần Đại Quang (tháng 5/2017), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (tháng 9/2016), lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đạt nhận thức chung quan trọng về việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh.

    Việt Nam khẳng định kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, nhất quán coi trọng phát triển quan hệ ổn định, lâu dài với Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi, phát huy xu thế tích cực, duy trì trao đổi đoàn cấp cao, tăng cường quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước; thúc đẩy trao đổi chiến lược, gia tăng tin cậy chính trị giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.

    Thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư; bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, củng cố nhận thức chung cấp cao về kiểm soát tốt bất đồng, cùng giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.

    Trung Quốc hiện là đối tác thương mại, thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, là nhà đầu tư lớn thứ 8/112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại, du lịch lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

    Nhóm PV

  • APEC Việt Nam gây chú ý trên báo chí quốc tếChia sẻ

    < iframe name="f1d4808db741678" width="1000px" height="1000px" frameborder="0" allowtransparency="true" allowfullscreen="true" scrolling="no" title="fb:like Facebook Social Plugin" src="https://www.facebook.com/v2.6/plugins/like.php?action=like&app_id=830263217081389&channel=http%3A%2F%2Fstaticxx.facebook.com%2Fconnect%2Fxd_arbiter%2Fr%2FlY4eZXm_YWu.js%3Fversion%3D42%23cb%3Df3908fd554dd36c%26domain%3Ddantri.com.vn%26origin%3Dhttp%253A%252F%252Fdantri.com.vn%252Ff309c2239b34f58%26relation%3Dparent.parent&container_width=0&href=http%3A%2F%2Fdantri.com.vn%2Fnews-20171111172424771.htm&layout=button_count&locale=vi_VN&sdk=joey&share=false&show_faces=false&size=small" class="" style="margin: 0px; padding: 0px; outline: none; position: absolute; border-width: initial; border-style: none; visibility: visible; width: 74px; height: 20px;">< /iframe>
    < iframe name="f244c4fb9ca1d1" width="52px" height="20px" frameborder="0" allowtransparency="true" allowfullscreen="true" scrolling="no" title="fb:send Facebook Social Plugin" src="https://www.facebook.com/v2.6/plugins/send.php?app_id=830263217081389&channel=http%3A%2F%2Fstaticxx.facebook.com%2Fconnect%2Fxd_arbiter%2Fr%2FlY4eZXm_YWu.js%3Fversion%3D42%23cb%3Df2236be10f88118%26domain%3Ddantri.com.vn%26origin%3Dhttp%253A%252F%252Fdantri.com.vn%252Ff309c2239b34f58%26relation%3Dparent.parent&color_scheme=light&container_width=0&height=20&href=http%3A%2F%2Fdantri.com.vn%2Fnews-20171111172424771.htm&locale=vi_VN&sdk=joey&width=52" class="" style="margin: 0px; padding: 0px; outline: none; position: absolute; border-width: initial; border-style: none; visibility: visible; width: 47px; height: 20px;">< /iframe>

    Dân trí Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra tuần này tại Việt Nam đã thu hút sự chú ý đáng kể của truyền thông quốc tế. Ngoài các vấn đề kinh tế, thương mại, các sự kiện bên lề cũng được quan tâm.
     >> Chủ tịch nước: "Hội nghị Cấp cao APEC thành công tốt đẹp"
     >> Các lãnh đạo APEC chụp ảnh chung tại Đà Nẵng
     >> Người Việt đầu tiên dự APEC và chuyện chưa kể về đề án phải làm ngày làm đêm

    Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng sẽ chính thức khép lại vào hôm nay 11/11 sau hàng loạt sự kiện nhóm họp quan trọng của lãnh đạo các nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự kiện này đã gây sự chú ý đông đảo của giới truyền thông quốc tế với nhiều góc nhìn nhận, đánh giá.

    Cuộc “hồi sức” TPP

     TPP được hồi sức sau sự cố Thủ tướng Canada Justin Trudeau vắng họp. (Ảnh: Getty)

    TPP được "hồi sức" sau sự cố Thủ tướng Canada Justin Trudeau vắng họp. (Ảnh: Getty)

    Báo Huffington Post dành nhiều câu từ để nói về “cuộc hồi sức” TPP căng thẳng trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC.

    Theo hãng tin Huffington Post, sau sự cố Thủ tướng Canada Justin Trudeau vắng mặt khiến cuộc họp của các bộ trưởng TPP chiều 10/11 bị hủy vào phút chót, Bộ trưởng thương mại Francois-Philippe Champagne đã triệu tập các phóng viên lúc nửa đêm để xác nhận kết quả đàm phán của cuộc họp được tổ chức sau đó.

    Bộ trưởng thương mại của 11 quốc gia TPP, trong đó có Canada, đã nhất trí nhiều sửa đổi để tiến gần hơn tới hoàn tất hiệp định thương mại tự do này. Theo đó, các bên nhất trí hoãn một số điều khoản gây tranh cãi từ dự thảo hiệp định ban đầu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Các nước nhất trí lập ra một thỏa thuận khung để giải quyết các vấn đề liên quan đến quy tắc xuất xứ đối với lĩnh vực chế tạo ô tô cũng như vấn đề liên quan đến văn hóa trong hiệp định.

    Ngoài ra, các bên cũng nhất trí điều chỉnh các điều khoản trong hiệp định liên quan đến môi trường và tiến tới bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động.

    Hiệp định TPP cũng được đổi tên thành Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP).

    Hai quan điểm trái ngược

     Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị Doanh nghiệp APEC chiều 10/11. (Ảnh: SCMP)

    Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị Doanh nghiệp APEC chiều 10/11. (Ảnh: SCMP)

    Viết về sự kiện này, BBC chú ý đến bài phát biểu cho thấy hai quan điểm khác nhau của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề thương mại.

    BBC bình luận: “Trong bài phát biểu tại Hội nghị Doanh nghiệp APEC (CEO Summit), Tổng thống Donald Trump nói rằng Mỹ sẽ không để tiếp diễn tình trạng lạm dụng thương mại”. Hãng tin của Anh cho rằng, Tổng thống Trump một lần nữa nhấn mạnh đến chính sách “Nước Mỹ trên hết” mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.

    Trái với quan điểm này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói: “Chúng tôi ủng hộ cơ chế thương mại đa phương, cơ chế hợp tác mở trong khu vực cho phép các thành viên hưởng lợi hơn nữa từ hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế”.

    Đối phó với chủ nghĩa bảo hộ

     Các Bộ trưởng APEC nhất trí đối phó chủ nghĩa bảo hộ. (Ảnh: CBC)

    Các Bộ trưởng APEC nhất trí đối phó chủ nghĩa bảo hộ. (Ảnh: CBC)

    Trong khi đó, Bloomberg dành sự quan tâm đến tuyên bố chung của các Bộ trưởng APEC.

    Bloomberg dẫn tuyên bố từ Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC 2017 cho biết: “Chúng tôi nhắc lại cam kết kiên định đến hết năm 2020 và tái cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ, trong đó có bao gồm tất cả các tập quán thương mại không công bằng, ghi nhận vai trò của các công cụ phòng vệ thương mại chính đáng”.

    Theo Bloomberg, tuyên bố cho thấy tầm quan trọng của các thỏa thuận thương mại đa phương”. “Các bộ trưởng châu Á-Thái Bình Dương nhóm họp ở Việt Nam tuần này đã cam kết đối phó chủ nghĩa bảo hộ”, Bloomberg bình luận.

    Trang phục truyền thống

     Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong trang phục truyền thống APEC 2017. (Ảnh: Reuters)

    Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong trang phục truyền thống APEC 2017. (Ảnh: Reuters)

    Trong khi đó, báo Independent của Anh chú ý đến chi tiết trang phục truyền thống của các lãnh đạo tại Tuần lễ cấp cao APEC. Trang phục thiết kế cho APEC 2017 là áo tơ tằm với tông màu xanh hoặc trắng.

    “Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạm bỏ áo vest đen, cà vạt một đêm để khoác lên chiếc áo lụa màu xanh tại sự kiện ở Việt Nam”, Independent viết.

    Tờ báo cũng chú ý đến chi tiết, Tổng thống Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đều chọn cho mình chiếc áo màu xanh và đứng cạnh nhau khi chụp hình lưu niệm.

    Suốt những ngày qua, ông Trump và ông Putin đã khiến dư luận tò mò đồn đoán liệu hai nhà lãnh đạo có cuộc gặp chính thức bên lề APEC hay không. Khi Tuần lễ APEC chuẩn bị khép lại cũng là lúc Điện Kremlin cho biết hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung về vấn đề Syria sau cuộc trao đổi ngắn.

    Minh Phương

    Tổng hợp



Khai mạc thượng đỉnh APEC với trọng tâm là thương mại "tự do và công bằng"

mediaTổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại Họi nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 25 tại Đà Nẵng. Ảnh ngày 11/11/2017.Reuters

Hôm nay, 11/11/2017, tại Đà Nẵng, miền trung Việt Nam, hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á APEC lần thứ 25 đã chính thức khai mạc, với trọng tâm là thương mại « tự do và công bằng »

Từ Đà Nẵng, đặc phái viên Minh Anh tường thuật:

Tham gia cuộc họp có sự hiện diện của lãnh đạo 21 nền kinh tế vành đai Thái Bình Dương, như chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Mỹ Donald Trump, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hay thủ tướng Canada Justin Trudeau… Chủ tịch nước Trần Đại Quang đọc diễn văn khai mạc và chủ trì hội nghị.

Lãnh đạo 21 thành viên APEC và các định chế quốc tế tập trung thảo luận, tìm kiếm những động lực mới để thúc đẩy hội nhập, kết nối và tăng trưởng kinh tế, nhằm thúc đẩy châu Á – Thái Bình Dương trở thành một khu vực « hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ».

Trong bối cảnh Hoa Kỳ của tổng thống Donald Trump nhấn mạnh chủ trương « Nước Mỹ trước hết », có xu hướng co cụm, đòi xét lại nhiều thỏa thuận tự do mậu dịch, thượng đỉnh APEC lần này tái khẳng định mục tiêu phát triển một vùng « kinh tế tự do và cởi mở, chống bảo hộ mậu dịch ».

Mục tiêu này đã được hội nghị bộ trưởng liên ngành Ngoại Giao và Kinh Tế AMM khẳng định trong một thông cáo chung công bố trong ngày hôm nay. Điểm đáng chú ý là thông cáo của AMM nêu ra khái niệm « thương mại công bằng và nâng cao sự tuân thủ của các nền kinh tế thành viên về các quy tắc đã đạt được ». Theo một số nguồn tin, đây là đòi hỏi của phái đoàn Mỹ.

Vào cuối buổi chiều nay, chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì cuộc họp báo thông báo kết quả cuộc họp thượng đỉnh APEC lần thứ 25.


Đông Nam Á kỳ vọng ông Trump làm rõ lập trường ở Biển Đông

Ngày 10/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Đà Nẵng – Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Tại hội nghị này, ông Trump sẽ làm rõ Chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.

Đông Nam Á lo lắng vấn đề hạt nhân Triều Tiên sẽ ảnh hưởng lập trường của Mỹ ở Biển Đông

Trong giai đoạn tranh cử, ông Trump đã nhiều lần lên án hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc ở vùng Biển Đông, nhưng trong 9 tháng nhậm chức vừa qua dường như vấn đề này bị xem nhẹ. Trong buổi nói chuyện công khai ở Bắc Kinh vào thứ Năm vừa qua, Trump đã tranh thủ tăng áp lực đối với ông Tập Cận Bình về vấn đề Triều Tiên, nhưng lại không đề cập đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Hôm Thứ Tư, trong buổi thảo luận tại Trung tâm Tư vấn chiến lược Đông và Tây phương tại Washington (East-West Center), ông David Shear, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và từng là Đại sứ tại Việt Nam đã lần đầu lên tiếng rằng, các nước Đông Nam Á không rõ phương hướng của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong tương lai, họ cảm thấy Mỹ lạnh nhạt.

David Shear nói: “Các nước Đông Nam Á thấy Mỹ vô cùng chú trọng vấn đề Triều Tiên, thấy Mỹ cũng rất chú trọng Vùng Vịnh, họ không thấy khu vực Đông Nam Á được sự quan tâm cần thiết.”

< iframe width="504" height="126" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" id="aswift_1" name="aswift_1" style="padding: 0px; margin: 0px; outline: none; list-style: none; border-width: 0px; border-style: none; box-sizing: border-box; max-width: 100%; left: 0px; position: absolute; top: 0px; width: 504px; height: 126px;">< /iframe>

Tillerson: Mỹ tiếp tục bảo vệ quyền tự do đi lại

Nhưng hôm thứ Năm ông Ngoại trưởng Tillerson nói với báo chí rằng, trong dịp Tổng thống Trump thăm Bắc Kinh cũng đã đề cập “thẳng thắn” vấn đề an ninh hàng hải và vấn đề Biển Đông.

Tillerson nói: “Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ quyền tự do đi lại, kiên quyết giữ gìn luật pháp quốc tế, nên chấm dứt hoạt động tạo đảo và quân sự hóa, để tạo khả năng lớn nhất cho những nỗ lực ngoại giao thành công.”

Ông David Shear cho biết, chính sách Đông Nam Á của Chính phủ Trump không rõ ràng, địa vị của Mỹ tại khu vực này bị tổn hại.

Trả lời phỏng vấn VOA, ông David Shear cho biết: “Các nước Đông Nam Á rất chú ý độ quan tâm của Chính phủ Mỹ kỳ này đối với khu vực khác ngoài Triều Tiên. Họ hy vọng được thấy chính sách rõ ràng hoàn chỉnh của Mỹ, không chỉ trong vấn đề an ninh mà còn bình diện thương mại làm sao có thể tin cậy.”

Ông còn nói: “Hiện nay chúng ta không có được chính sách như thế.”

Mỹ và Trung Quốc tranh giành lôi kéo Việt Nam

Trong tình trạng Trung Quốc hung hăng ép người trong tranh chấp lãnh hải, Việt Nam là một trong những nước cứng rắn nhất lên tiếng trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Việt Nam đã công khai ủng hộ kết quả phán quyết của Trọng tài Toà án Quốc tế Hague về Biển Đông do Philippines khởi kiện, đồng thời cũng tán thành các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã được nâng cấp toàn diện trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Obama. Sau khi Trump trở thành tổng thống, dù Mỹ rút khỏi thoả thuận thương mại TPP, nhưng các quan chức Nhà Trắng vẫn cho biết Mỹ cam kết tiếp sẽ tiếp tục duy trì quan hệ Mỹ-Việt.

Trong bối cảnh quan hệ Việt – Mỹ ngày càng tăng cường, rõ ràng Trung Quốc cũng muốn gần gũi hơn với Việt Nam. Sau khi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng, sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Ngày 9/11, báo Nhân dân Việt Nam có đăng bài phát biểu của Tập Cận Bình, bài viết không đề cập đến tranh chấp vùng biển, nhưng ông Tập cho biết: “Hai bên cần nắm chắc phương hướng, tìm kiếm chiến lược đưa niềm tin tưởng lẫn nhau lên tầm cao mới.”

Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng nếu Mỹ chỉ muốn tăng cường quan hệ Mỹ-Trung Quốc mà bỏ rơi Việt Nam thì Việt Nam sẽ rất khó khăn để giữ cân bằng trong quan hệ giữa hai nước.

Ông David Shear, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho hay, Trung Quốc thường nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Trung – Mỹ để hạ thấp “cảm giác tồn tại” ở các nước Đông Nam Á.

Ông Shear nói: “Đông Nam Á rất nhạy cảm về quan hệ Trung-Mỹ… Nói chung, khi nguyên thủ hai nước thăm viếng nhau thuận lợi, Trung Quốc muốn ra tín hiệu với khu vực Đông Nam Á: ‘Chúng tôi và Mỹ có mối quan hệ rất tốt, vấn đề các vị quan tâm không quan trọng với Mỹ’. Đây là thông điệp thường thấy của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, lần này Trung Quốc cũng làm như thế sau chuyến thăm Bắc Kinh  của ông Trump.”

Liệu tổng thống Philippines có đầu hàng Trung Quốc?

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Lorenzana cho biết, vì chính quyền Bắc Kinh phản đối, Tổng thống Rodrigo Duterte đã ra lệnh cho quân đội phải hủy bỏ kế hoạch xây dựng nhà gỗ cho ngư dân ở vùng đất bồi nằm trong trong vùng biển Biển Đông đang tranh chấp.

Vùng đất bồi nằm ở gần đảo Thị Tứ mà Philippines gọi là Pag-Asa, và Philippines xem đây là lãnh thổ của họ. Quyết định của ông Rodrigo Duterte được xem là nhẹ nhàng phục tùng Trung Quốc, đã bị các thành viên của quốc hội Philippines chỉ trích.

Tuy nhiên vào hôm Thứ Tư Tổng thống Philippines cũng cho biết, trong lần tham dự APEC tại Đà Nẵng – Việt Nam lần này, ông sẽ yêu cầu ông Tập Cận Bình nói rõ ý định của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trước khi khởi hành đến Việt Nam, ông Rodrigo Duterte cho biết: “Các vị (Trung Quốc) đang muốn kiểm soát con đường đi lại vùng biển? Hay là chúng ta cùng có quyền tự do đi lại? Liệu chúng tôi có bị can nhiễu cấm cản khi lưu thông trên vùng hẹp từ Ấn Độ Dương đến tỉnh Palawan?”

Cùng lúc, ông Lorenzana – Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết, hai nước  Trung Quốc và Philippines sẽ thảo luận và quyết định xây dựng bộ quy tắc quân sự trên biển, tránh để xảy ra hành động quân sự sai lầm trên vùng biển này.

Tuyết Mai

‘BẢO BỐI’ GIÚP ÔNG TRUMP PHÁT BIỂU TRƠN TRU LƯU LOÁT HAY TUYỆT VỜI TẠI ĐÀ NẴNG


Ít ai biết rằng, tấm thủy tinh trong suốt được dựng bên cạnh Tổng thống Trump khi ông phát biểu tại CEO Summit và trong nhiều sự kiện khác là chiếc máy nhắc chữ giúp ông luôn tự tin, lưu loát.

Thông thường, chiếc máy này sẽ được đặt ở cạnh bục phát biểu, ngang với tầm mắt đủ để ông Trump có thể dễ dàng đọc được văn bản bài viết của mình mà khán giả không nhìn thấy được. Đây là thiết bị được dùng cho các thanh viên truyền hình, giúp họ có thể đọc lưu loát văn bản chuẩn bị trước trên một màn hình hiển thị trước mặt.

Theo Politico, những chiếc máy này thường được thiết kế với kiểu dáng đẹp, công nghệ hiện đại và có thể “tàng hình” trước các cánh cửa làm bằng gỗ gụ và các loại đèn chum pha lê hoặc đá cẩm thạch.



'Bao boi' giup o­ng Trump phat bieu tron tru luu loat hay tuyet voi tai Da Nang hinh anh 1

Chiếc máy đọc chữ đặt bên cạnh Tổng thống Trump tại CEO Summit. (Ảnh: VNE)

Ông Trump tất nhiên không phải là người duy nhất sử dụng người “trợ lý bí mật” này. Các Tổng thống Mỹ trước đây và nhiều nhà diễn thuyết khác từ lâu đã áp dụng công nghệ này để giúp cho bài phát biểu của mình có thể trở nên suôn sẻ.

13h30 chiều 10/11, Tổng thống Trump phát biểu Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo Doanh nghiệp APEC 2017 tại Đà Nẵng.

Tại đây, ông nêu lại các điểm dừng chân đã qua trong chuyến công du châu Á trước khi đến Việt Nam, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

“Tôi muốn đề cập đến những người bị ảnh hưởng bởi bão Damrey. Người dân Mỹ đang cầu nguyện cho các bạn và mong các bạn khôi phục trong những tháng tiếp theo. Trái tim chúng tôi hướng về những người dân Việt Nam chịu ảnh hưởng của cơn bão khủng khiếp này”, ông Trump nói.

“Những luồng gió lạc quan mới đã tràn qua nước Mỹ. Tăng trưởng kinh tế đã đạt 3,2% và sẽ còn tăng. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 17 năm qua, thị trường chứng khoán đạt mức cao và cả thế giới được nâng lên bởi sự đổi mới của nước Mỹ”, ông Trump thông báo.

Bất cứ nơi nào tôi đi qua trong chuyến công du này, tôi rất vui lòng được chia sẻ những tin vui từ nước Mỹ. Nhưng quan trọng hơn, tôi có vinh dự được chia sẻ tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ –  Thái Bình Dương tự do và rộng mở, nơi các quốc gia có thể cùng nhau thịnh vượng trong hòa bình.

Tôi rất cảm động khi có mặt ở APEC hôm nay, bởi tổ chức này được thành lập để đạt được mục đích đó. Nước Mỹ tự hào là một thành viên của cộng đồng này, và chúng tôi đã là một phần tích cực của khu vực Thái Bình Dương kể từ khi giành được độc lập.

Tổng thống Trump cho biết vào những năm 1990, Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Ông mô tả Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Sinh viên Việt Nam đứng trong hàng ngũ những sinh viên xuất sắc nhất trên thế giới.



Chiều lòng doanh nhân Trump, Việt Nam cố sắm vai đối tác làm ăn ưng ý

Image result for trump phuc thủ tướng nov 17

Khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trần Đại Quang tiến bước xuống thảm đỏ giữa tiếng quân nhạc hùng tráng tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, một nỗ lực ngoại giao có thể là lớn nhất của Việt Nam trong năm nay đang thành tựu.

Việt Nam đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho khoảnh khắc trọng đại này – một chuyến thăm cấp nhà nước của một vị tổng thống Mỹ trong năm đầu nhiệm kỳ của ông.

Kể từ khi được bình thường hóa vào năm 1995, mối quan hệ Mỹ-Việt hơn hai mươi năm qua không chỉ phát triển về bề rộng mà còn chiều sâu, và Việt Nam đã tràn trề hy vọng cho một viễn cảnh còn tươi sáng hơn với thỏa thuận thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) - liên kết Mỹ với các nền kinh tế quanh vành đai Thái Bình Dương trong chiến lược xoay trục về Châu Á của chính quyền Obama.

Nhưng sự đắc cử của Donald Trump, tỉ phú bất động sản lôi cuốn quần chúng bằng khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết,” đã làm đảo lộn những kỳ vọng của Việt Nam và khiến Việt Nam báo động.

Trong chiến dịch tranh cử, Việt Nam vài lần bị ông Trump nêu đích danh là nước “đánh cắp” công ăn việc làm của người lao động Mỹ. Ngay khi vừa nhậm chức, sắc lệnh hành pháp đầu tiên mà ông Trump ký là rút Mỹ ra khỏi TPP.

Việt Nam, nước được cho là sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận này, biết rõ mình không thể thụ động trong mối quan hệ mới đầy rủi ro với Mỹ.

Những nỗ lực ngoại giao ráo riết của Việt Nam bắt đầu một tháng trước khi ông Trump nhậm chức đã đưa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ trong chuyến thăm chính thức của ông vào cuối tháng 5, tạo điều kiện cho ông bắt đầu nỗ lực vun đắp một mối quan hệ hữu hảo với nhà lãnh đạo Mỹ tâm tính khó lường.

Ông Phúc đã không bỏ lỡ cơ hội.

Mối quan hệ đổi chác

Ông hết sức niềm nở khi gặp lại ông Trump tại một buổi hòa nhạc trong ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh G-20 ở thành phố Hamburg ở Đức hồi tháng 7. Ông chủ động tiếp cận và thu hút sự chú ý của ông Trump và sau những cử chỉ xã giao, ông hồ hởi vỗ liên tục lên cánh tay ông Trump.

hòng Chính phủ để hội đàm song phương trong ngày hôm nay, ông Phúc ra tận xe đón và nắm tay dẫn ông Trump bước lên những bậc thang.


Mặt đối mặt trong cuộc hội đàm, ông Phúc không tiếc lời khen ngợi bài phát biểu của ông Trump tại hội nghị thượng đỉnh CEO APEC ở Đà Nẵng hôm thứ Sáu.

“Ngài đã có một bài phát biểu tại APEC rất tuyệt vời,” ông Phúc nói, nhắc tới việc ông Trump đề cập tới cuộc khởi nghĩa Hai Bai Trưng để nêu bật ý thức độc lập và chủ quyền của người Việt Nam trong bài phát biểu.

“Cũng như Ngài không dùng từ ‘Châu Á-Thái Bình Dương’ mà Ngài sử dụng ‘Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương,’” ông Phúc nói tiếp, cho biết thêm rằng ông đã “nghiên cứu” bài diễn văn này của ông Trump.

Nhưng ông Trump, trên cương vị tổng thống Mỹ, vẫn là một doanh nhân. Các cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo thế giới đối với ông như những giao dịch với các đối tác làm ăn. Các mối quan hệ quốc tế được ông nhìn nhận qua lăng kính thắng-thua hoặc như những cuộc đổi chác, mua bán.

Dân chủ và nhân quyền, những vấn đề mà các vị tổng thống Mỹ tiền nhiệm thường hay nêu lên khi họ gặp gỡ các nhà lãnh đạo những chế độ chuyên chế, không được nhắc tới trong những phát biểu công khai của ông Trump tại Việt Nam, nước vẫn thường xuyên bị chỉ trích vì hạn chế các quyền tự do dân sự và tăng cường bắt giữ những người bất đồng chính kiến.

Sau khi khen đáp lễ nước chủ nhà, ông Trump đặt vấn đề một cách thẳng thừng, đúng như phong cách quen thuộc của ông trên thương trường địa ốc New York thời tiền chính trị gia.

“Điều quan trọng đối với tôi là thương mại, bởi vì bây giờ chúng tôi bị mất cân bằng thương mại đáng kể với Việt Nam, gần 32 tỉ đôla,” ông nói.

Trước đó trong phát biểu mở đầu cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trần Đại Quang, ông Trump đã nói thẳng rằng Mỹ cần thương mại “công bằng và đối ứng” và lâu nay thương mại của Mỹ không được như vậy.

“Chúng tôi đang thay đổi điều đó, và chúng tôi đang thay đổi một cách nhanh chóng,” ông nói.

Thông điệp của ông Trump rất rõ ràng không thể nhầm lẫn và Việt Nam đã dự liệu ông Trump sẽ nói gì.

Trong một nỗ lực dường như để giành sự thông cảm của phía Mỹ, ông Phúc chỉ ra rằng Việt Nam đã ký hợp đồng mua thiết bị của Mỹ đạt trên 20 tỉ đôla và nhấn mạnh đây là một cố gắng rất lớn của Việt Nam để mối quan hệ thương mại giữa hai nước “cân bằng và cùng có lợi.”

Nhưng đối với ông Trump, điều đó dường như vẫn chưa đủ. Ông tranh thủ quảng cáo cho hệ thống phòng thủ phi đạn của Mỹ mà Ả-rập Saudi dùng để bắn rơi phi đạn từ Yemen trong tuần này.

“Thế nên tôi muốn Việt Nam mua của chúng tôi, và chúng tôi phải loại bỏ sự mất cân bằng thương mại,” ông Trump lái về điểm chính mà ông muốn nhấn mạnh. “Chúng tôi không thể bị mất cân bằng thương mại.”

“Ngoài chuyện đó ra, tôi nghĩ chúng ta sẽ có một mối quan hệ tuyệt vời,” ông Trump kết luận.


Truyền thông quốc tế phân tích phát biểu của lãnh đạo Mỹ - Trung tại APEC

Dân trí Truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin về hai bài phát biểu quan trọng của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi hai nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới tới Đà Nẵng dự hội nghị cấp cao APEC ngày 10/11.
 >> Toàn văn phát biểu của Tổng thống Donald Trump tại APEC CEO Summit
 >> Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: "Con đường phía trước không êm ái"

Chủ tịch Tập Cận Bình đón Tổng thống Donald Trump tại Bắc Kinh ngày 9/11 (Ảnh: Reuters)
Chủ tịch Tập Cận Bình đón Tổng thống Donald Trump tại Bắc Kinh ngày 9/11 (Ảnh: Reuters)

Trong bài viết với nội dung đề cập tới bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit) ở Đà Nẵng vào chiều qua 10/11, đài BBC đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Hội nghị APEC: Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập đưa ra tầm nhìn khác biệt về thương mại”.

Theo BBC, Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc đã đưa ra hai tầm nhìn hoàn toàn khác biệt về tương lai của thương mại toàn cầu. Trong khi Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ không chấp nhận vấn đề “lợi dụng thương mại”, Chủ tịch tập cho biết toàn cầu hóa là xu thế không thể đảo ngược.

Ông Trump cho biết Mỹ sẽ theo đuổi các thỏa thuận song phương với “bất kỳ đối tác nào tại Ấn Độ - Thái Bình Dương” nhưng phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và có đi có lại. Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình ủng hộ các thỏa thuận thương mại đa phương và ông cho rằng các thỏa thuận này sẽ giúp các quốc gia có nền kinh tế yếu hơn được hưởng lợi.

BBC cũng trích dẫn nhận định của phóng viên kinh tế Karishma Vaswani cho biết, Tổng thống Trump đã gửi một thông điệp rõ ràng thông qua bài phát biểu tại Đà Nẵng, đó là ông muốn xây dựng các thỏa thuận thương mại song phương, còn các thỏa thuận đa phương rộng mở không phát huy tác dụng với Mỹ. Về phần mình, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cho thấy một tầm nhìn về tương lai mà ở đó các nền kinh tế đảm bảo tính kết nối và toàn diện.

Theo Vaswani, Mỹ là “kiến trúc sư” của nhiều thỏa thuận thương mại tự do và đa phương tại châu Á và từ đó nhiều quốc gia đã mở cửa và cải cách nền kinh tế theo hướng đi của Mỹ. Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Trump, vai trò này của Mỹ đã thay đổi.

Tổng thống Trump phát biểu tại CEO Summit ở Đà Nẵng ngày 10/11 (Ảnh: AFP)
Tổng thống Trump phát biểu tại CEO Summit ở Đà Nẵng ngày 10/11 (Ảnh: AFP)

Trong bài viết với tiêu đề “Tổng thống Trump chỉ trích các quốc gia lợi dụng Mỹ tại hội nghị APEC”, báo Guardian đã dẫn lại một loạt các nội dung trọng tâm trong phát biểu của nhà lãnh đạo Mỹ, đặc biệt là về quan hệ thương mại “bất bình đẳng” Mỹ và các nước. Guardian cũng nhận định bài phát biểu của Tổng thống Trump khác biệt “đáng kể” so với bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại CEO Summit.

Guardian dẫn lời nhà bình luận Mỹ Einar Tangen, một nhà phân tích nổi tiếng với lập trường ủng hộ Trung Quốc, cho biết hai bài phát biểu của hai nhà lãnh đạo tại hội nghị APEC lần này đã cho thấy một “khoảnh khắc lịch sử”. Theo Tangen, tầm nhìn của Chủ tịch Tập trái ngược với quan điểm cứng rắn của Tổng thống Trump.

Liên quan tới phát biểu của Tổng thống Trump, trang tin SBS của Australia cũng đăng tải bài phân tích với tiêu đề “Tổng thống Trump ở Việt Nam: Mỹ không chấp nhận thương mại bất bình đẳng thêm nữa”. Bài viết đã nhắc lại trích dẫn câu nói của nhà lãnh đạo Mỹ trong bài phát biểu, rằng ông sẽ “đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết” và ông mong muốn tất cả mọi người có mặt trong khán phòng cũng đặt quốc gia của mình lên trên hết.

Theo nhận định của USA Today, trong bài phát biểu của mình tại CEO Summit, Tổng thống Trump không nêu cụ thể tên của các quốc gia, song dường như nhà lãnh đạo Mỹ muốn dành lời khen ngợi cho các nền kinh tế thành viên APEC, từ Việt Nam cho tới Philippines, vì sự đóng góp tích cực của các nước đối với nền kinh tế toàn cầu. USA Today dẫn lời cố vấn cấp cao về các nền kinh tế châu Á cho Trung tâm nghiên cứu quốc tế và Chiến lược tại Mỹ Matthew P. Goodman cho biết “hiện vẫn còn nhiều hoài nghi về mức độ chắc chắn cũng như cách tiếp cận chính xác mà Tổng thống Trump muốn thực hiện đối với các mối quan hệ kinh tế song phương”.

Theo New York Times, mặc dù cùng đứng trên một sân khấu và phát biểu tại cùng một hội nghị song Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập đã đưa ra các thông điệp “trái ngược đáng kể” liên quan tới vấn đề thương mại toàn cầu. Trong khi đó, bài viết trên CNBC cũng chỉ ra sự khác biệt trong lập trường của hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung khi hai ông phát biểu tại CEO Summit ở Đà Nẵng hôm qua.

Thành Đạt

Tổng hợp

Dạy CSVN bài học yêu nước, TTH. Trump ca ngợi hào khí chống ngoại xâm của Hai Bà Trưng

Trong diễn văn APEC tại Đà Nẵng hôm qua (10/11), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhắc tới những nhân vật khởi nghĩa chống ách đô hộ Trung Quốc đầu tiên của Việt Nam là Hai Bà Trưng và ca ngợi tinh thần dân tộc đầy tự hào của người dân Việt Nam.

Hào khí đó cháy bỏng trong con tim của mỗi người yêu nước và mỗi quốc gia. Người dân nước chủ nhà Việt Nam đã biết về tinh thần này không phải chỉ cách nay 200 năm, mà có từ gần 2000 năm trước. Vào khoảng năm 40 sau công nguyên, Hai Bà Trưng lần đầu tiên đã đánh thức tinh thần dân tộc của người dân trên mảnh đất này. Đó là lần đầu tiên người Việt Nam đứng lên vì nền độc lập và niềm tự hào dân tộc”, ông Trump phát biểu tại Hội nghị Đối thoại của các lãnh đạo và Hội đồng tư vấn doanh nghiệp trong Hội nghị Hợp tác Phát triển kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trưa thứ Sáu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại APEC Đà Nẵng ngày 10/11/2017 (Ảnh chụp màn hình)

Ông Trump ca ngợi Việt Nam là một quốc gia mạnh mẽ, đồng thời kêu gọi mọi người cần ghi nhớ đoạn lịch sử đó để nhắc nhở chúng ta là ai:

Ngày nay những anh hùng ấy và câu chuyện ấy vẫn là lời nhắc nhở về lịch sử, là câu trả lời cho câu hỏi lớn về tương lai của chúng ta. Điều đó nhắc nhở chúng ta rằng: Chúng ta là ai, chúng ta cần phải làm gì. Cùng với nhau, chúng ta có sức mạnh để cùng vươn đến tầm cao mới mà chúng ta chưa bao giờ vươn tới được.”

Nói về vấn đề bảo vệ chủ quyền, Tổng thống Mỹ nói: “Chúng ta hiểu rằng không có gì quý hơn độc lập chủ quyền. Chúng tôi sẽ tôn trọng sự độc lập và chủ quyền của các nước. Đó là cách chúng ta sẽ cùng nhau lớn mạnh.”

Hãy chọn tương lai của lòng yêu nước, sự thịnh vượng, niềm tự hào, chứ không phải nghèo đói hay sự tôi tớ. Hãy chọn một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.”

“Cuối cùng, đừng bao giờ quên rằng thế giới có nhiều nơi, nhiều giấc mơ, và nhiều con đường, nhưng không có nơi nào như nhà mình.

Vì vậy, vì gia đình, vì đất nước, tự do, lịch sử và vì Chúa, hãy bảo vệ tổ quốc của các bạn, hiện giờ và mãi mãi về sau”, Tổng thống Mỹ kết thúc bài phát biểu.

Đức Trí (T/h)

Tổng thống Trump, Putin bắt tay tại Đà Nẵng

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cái bắt tay gây chú ý bên lề hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương hôm thứ Sáu (10/11). Tuy nhiên, Tòa Bạch Ốc thông báo không có cuộc gặp chính thức giữa hai nhà lãnh đạo.

< iframe src="http://embed.gettyimages.com/embed/872603928?et=xogViRgGQ4VrBmAokixYpw&tld=com&sig=gpbs8wkUjz__tq3fTRn3hX3Eh5N-yUNLcypfpUk9GVM=&caption=false&ver=2" scrolling="no" frameborder="0" width="594px" height="367px" style="padding: 0px; margin: 0px; outline: none; list-style: none; border-width: 0px; border-style: none; box-sizing: border-box; max-width: 100%; display: inline-block; position: absolute; top: 0px; left: 0px; width: 504px; height: 311.391px;">< /iframe>

Phóng viên Reuters mô tả, ông Trump và Putin cười với nhau, bắt tay và đứng cạnh nhau khi các nhà lãnh đạo chụp ảnh chung, sau đó hai người đi tách ra về 2 chỗ ngồi cách xa nhau.

Trước đó, Tòa Bạch Ốc thông báo không có kế hoạch cho cuộc gặp mặt chính thức giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ, Nga do lịch trình làm việc hai bên khác nhau.

Nói về kế hoạch gặp mặt chính thức, không có cuộc gặp như thế trên lịch và chúng tôi dự tính sẽ không có cuộc gặp”, Thư ký báo chí của Nhà Trắng Sarah Sanders nói trong buổi họp báo ngay trước khi ông Trump hạ cánh xuống Đà Nẵng.

Ông Trump nhiều lần nói về kỳ vọng làm ấm lại quan hệ với Nga và với cá nhân Tổng thống Putin nhưng đến nay quan hệ hai nước ngày càng lạnh nhạt hơn sau khi Quốc hội Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Nga vì can thiệp bầu cử.

Tháng 9 năm ngoái, khi cuộc chạy đua bầu cử đang diễn ra, ông Trump đã khen ông Putin là một lãnh đạo mạnh mẽ hơn nhiều so với ông Obama tại Mỹ: “Nga là một hệ thống chính trị khác và tôi không thích nó. Nhưng rõ ràng là tại đó, ông ấy [Putin] là một lãnh đạo, tốt hơn nhiều so với tổng thống của chúng ta đã từng làm được”.

Trọng Đức

Ông Trump và ông Putin vui vẻ bắt tay khi chụp ảnh gia đình APEC

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã vui vẻ bắt tay nhau trước khi chụp hình chung tại lễ đón chính thức các nhà lãnh đạo APEC diễn ra tại Đà Nẵng tối 10-11.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay nhau tại hội nghị APEC, ngày 10-11-2017 
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay nhau tại hội nghị APEC, ngày 10-11-2017

Theo nguồn tin TASS, hai vị tổng thống đã mỉm cười, bắt tay và trò chuyện trong chốc lát trước khi chụp hình. Ông chủ Nhà Trắng đã vỗ vai ông chủ Điện Kremlin một cách thân thiện khi hai người đứng cạnh nhau. Hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ sau đó ngồi ở bàn ăn khác nhau trong tiệc chiêu đãi.

Hai vị tổng thống Nga, Mỹ đến Đà Nẵng trong ngày 10-11 để dự hội nghị Cấp cao APEC 2017.

Trước chuyến đi, nhiều thông tin cho hay, sẽ có cuộc gặp song phương giữa ông Trump và ông Putin bên lề APEC. Tuy nhiên, ít phút trước khi chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ đáp xuống Đà Nẵng, thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders khẳng định, sẽ không có cuộc gặp chính thức nào do lịch trình của hai bên không phù hợp.

Bà Sanders cho biết thêm, giờ họ ở cùng một nơi nên chuyện chạm mặt và chào hỏi là hoàn toàn có thể và bình thường.

Canada quay lại đàm phán, TPP đạt một số thoả thuận khung

Reuters trích lời một số quan chức cho biết các nước thành viên TPP đồng ý tiếp tục làm việc trên những yếu tố cốt lõi của hiệp định đã đề xuất.

Thủ tướng và Bộ trưởng Thương mại - Du lịch - Đầu tư Australia tại phiên họp hôm qua. Ảnh: Reuters. 
Thủ tướng và Bộ trưởng Thương mại - Du lịch - Đầu tư Australia tại phiên họp hôm qua. Ảnh: Reuters.

Một phần bản thông cáo dự kiến công bố hôm nay cho biết 11 nước cam kết giữ lại “các yếu tố cốt lõi” của thỏa thuận. Tuy nhiên, họ vẫn còn nhiều việc khác phải làm.

Trước đó, sự tồn tại của TPP bị ngờ vực, khi một số quan chức cho biết Việt Nam đã bước ra khỏi một trong các vòng đàm phán, còn Thủ tướng Canada - Justin Trudeau thậm chí không tham dự cuộc họp lãnh đạo cấp cao các nước TPP sau đó.

Tuy nhiên, các nhà đàm phán hôm qua đã quay trở lại bàn làm việc và đồng ý với một số điểm cơ bản mà họ gọi là Thỏa thuận Tiến bộ và Toàn diện cho TPP (CPTPP).

Thông báo cuối cùng cho biết “một nhóm điều khoản hạn chế” từ hiệp định ban đầu sẽ được ngừng thực thi. Họ cũng phải hoàn thành vài công việc chuyên môn với 4 lĩnh vực cần sự đồng thuận, “để chuẩn bị cho bản thỏa thuận cuối cùng sẽ được đem ra ký”.

“Có rất nhiều công việc cần phải làm. Nhưng tôi cho rằng chúng tôi đã có tiến triển tốt hôm nay”, Bộ trưởng Thương mại- Francois-Philippe Champagne cho biết trước báo giới hôm qua.

Canada là nền kinh tế lớn thứ hai TPP, sau Nhật Bản. Họ cho biết muốn chắc chắn một thỏa thuận về bảo vệ việc làm. Ông Champagne cũng giải thích sự vắng mặt của ông Trudeau trong cuộc họp chiều qua là do “nhầm lẫn về lịch trình”. Những vấn đề cần bàn bạc thêm là về ôtô và bảo vệ văn hóa.

Một quan chức khác của Canada cũng khẳng định các nước “đã đạt thỏa thuận khung về hiệp định” và có chương trình làm việc để giải quyết nhiều vấn đề khác.

TPP được 'trợ thở phút chót’ ở Đà Nẵng

Nguyễn Hoàng

BBC Vietnamese, Đà Nẵng


Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh (trái) bắt tay với Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi sau buổi họp báo về TPP trưa 11/11

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh (trái) bắt tay với Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi sau buổi họp báo về TPP trưa 11/11

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh (trái) bắt tay với Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi sau buổi họp báo về TPP trưa 11/11

11 quốc gia nước tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương tuyên bố đổi tên thỏa thuận TPP và đặt ra lộ trình thực hiện.

Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản chính thức tuyên bố thỏa thuận Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đổi tên thành Hợp tác Toàn diện và Cấp tiến Xuyên Thái Bình Dương, trong buổi họp báo trưa 11/11.

Ông Toshimitsu Motegi nói thỏa thuận sẽ đi vào hiệu lực sau khi 6 trên 11 quốc gia thông qua và rằng ông hi vọng việc thông qua thỏa thuận này sẽ là bước tiến trong việc đưa Hoa Kỳ trở lại.

Sáng 11/11, Bộ trưởng Thương mại Canada đăng một dòng tin tích cực trên Twitter, hoan nghênh thay đổi trong thỏa thuận mới, bao gồm các quy định nghiêm khắc hơn về bảo về quyền lợi người lao động và môi trường.

Trước đó số phận của tiến trình đàm phán kể như tan biến sau khi Canada bị cáo buộc 'đánh trống bỏ dùi' vào phút chót, khiến làm ngưng nỗ lực phục hồi thỏa thuận vốn đã mất đi sự tham gia của Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Thương mại Canada François-Philippe Champagne sau đó cho biết đã đạt được tiến bộ cho thỏa thuận này trong bối cảnh giới lãnh đạo các nước APEC nhóm họp tại Đà Nẵng.

Ông Champagne bác bỏ tin nói Thủ tướng Justin Trudeau đã cố tình không dự một cuộc họp về TPP hôm thứ Sáu, và nói việc Thủ tướng Trudeau không tới họp là do "trục trặc đặt lịch họp".

"Chưa bao giờ có ý định không đến tham dự bất kỳ cuộc họp nào," ông nói.

Thủ tướng Trudeau trước đó nói rằng Canada sẽ không việc gì phải vội vàng tham gia vào thỏa thuận TPP mới với 11 thành viên.

Giới chức Canada trước đó nói nước này không phải là quốc gia duy nhất cần thêm thời gian để làm việc nhằm thông qua thỏa thuận TPP sau khi tỏ ý muốn xem xét lại một số điều khoản liên quan đến ngành xe hơi.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau thăm chính thức Việt Nam trước khi dự APEC.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Image caption

Thủ tướng Canada Justin Trudeau thăm chính thức Việt Nam trước khi dự APEC.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau thăm chính thức Việt Nam trước khi dự APEC.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, người không đọc bài diễn văn quan trọng vào hôm thứ Sáu tại APEC, trước đó phải hoãn phiên họp mà ông chủ trì vì đoàn Canada không xuất hiện.

Theo dự kiến 11 nước thành viên TPP chỉ còn cơ hội trong ngày thứ Bảy 12/11 để đưa ra một tuyên bố chung.

Một học giả Mỹ nói không đồng tình với việc Tổng thống Donald Trump đưa Hoa Kỳ ra khỏi TPP nhưng nói rằng nội dung TPP như dự thảo hiện nay là đã được "soạn thảo rất dở".

"Ý tưởng về TPP là tốt nhưng tôi không thích chi tiết của nó bởi có nhiều điểm thiếu rõ ràng và các bên tham gia có thể lợi dụng sự thiếu rõ ràng này," Jenik Radon, Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Columbia nói với BBC Tiếng Việt bên lề một hội nghị kinh doanh tại Đà Nẵng.



TPP 'được soạn thảo rất dở', theo GS Jenik Radon

TPP được 'trợ thở phút chót’ ở Đà Nẵng

Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada cho rằng TPP đã 'hồi sinh' trong một 'tên gọi mới' và trở thành 'một điểm sáng thành công' của APEC 2017 tại Đà Nẵng:

"TPP đã hồi sinh với tên gọi mới là Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương," Luật sư từ Canada chia sẻ trên trang FB cá nhân.

Tổng thống Hoa Kỳ dự APEC và có chuyến thăm chính thức vào hôm 12/11.

Tổng thống Hoa Kỳ dự APEC và có chuyến thăm chính thức vào hôm 12/11.

Tuy nhiên theo ý kiến này, trước mắt CPTPP vẫn còn phải giải quyết 'những vấn đề còn tồn đọng' do 'một số bất đồng' của một số thành viên, Luật sư Khanh nêu tiếp nhận xét:

"Nếu đạt được thỏa thuận, CPTPP vẫn phải còn mất tối thiểu từ 3 tháng đến 1 năm nữa mới có hiệu lực vì 11 quốc gia thành viên còn phải trình qua quốc hội để luật hóa thỏa thuận mới này.

"Sau khi CPTPP này đi vào thực tế, vấn đề là vẫn phải tiếp tục nổ lực phát triển và hoàn thiện nó. Kế đến là vẫn phải tiếp tục tiếp cận để vận động chính phủ Mỹ cũng như một số các quốc gia khác như Nam Hàn, Nam Dương và Ấn Độ cùng tham gia... Cuối cùng CPTPP là một điểm sáng thành công của APEC - Đà Nẵng 2017," Luật sư Vũ Đức Khanh nêu quan điểm từ Canada.


APEC: 'VN là trung tâm thu hút quốc tế'


Nopporn Wong-Anan
Image captionhà báo Nopporn Wong-Anan (phải) trả lời phỏng vấn của Quốc Phương, BBC Tiếng Việt

Trong các sự kiện lớn, thượng đỉnh Trump - Tập ở Bắc Kinh, APEC tại Đà Nẵng và tới là Thượng đỉnh Đông Á ở Manila, Việt Nam nổi lên như một trung tâm "thu hút chú ý" từ cộng đồng quốc tế, theo một nhà báo Thái Lan.

Nhà báo Nopporn Wong-Anan, Trưởng Biên tập BBC Tiếng Thái từ London nhận xét:

"Apec là một diễn đàn quốc tế quan trọng, với nhiều nguyên thủ của các cường quốc tới dự như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay Tổng thống Nga Vladimir Putin và Việt Nam đang là trung tâm thu hút quan tâm của quốc tế…

APEC: Để không ai bị bỏ lại phía sau?

Trudeau 'buông tay thả TPP'?

Giao duyên Mỹ-Việt từng nhờ bóng đá

Báo mạng bị đóng cửa vì 'trái phép'

Trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt, liệu chính quyền Thái Lan có cảm thấy thua kém khi Tổng thống Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam hay không, ông Wong-Anan nói:

"Về phía mình, Thái Lan tất nhiên là rất mong muốn ông Trump tới thăm đất nước này, giữa hai nước đã có một quan hệ đối tác, đồng minh với truyền thống lâu dài tới cả 160 năm."

Nhưng có vẻ như chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ sang Vương quốc Thái Lan sẽ chưa diễn ra ngay, dù Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, cựu đại tướng lên cầm quyền sau đảo chính quân sự năm 2014, đã được mời đến Tòa Bạch Ốc gần đây.

Theo nhà báo Nopporn Wong-Anan, Thái Lan, khi còn do chính quyền dân sự làm chủ, đã "từng đăng cai tổ chức APEC".

Và dự kiến và vào năm 2022, Thái Lan sẽ chủ trì một thượng đỉnh APEC khác.

Ông Prayuth Chan-ocha cũng đến Đà Nẵng dự APEC.

TrumpBản quyền hình ảnhFACEBOOK
Image captionMạng xã hội VN chào đón ông Trump khi ông đọc bài diễn văn tại Đà Nẵng hôm 10/11

"Thủ tướng Thái Lan đến với Diễn đàn này mang theo mong muốn mời gọi, hấp dẫn thêm các nhà đầu tư quốc tế và khu vực và thành viên APEC đầu tư vào Thái Lan, trong đó Thái Lan muốn có tới 50% các đầu tư tương lai từ quốc tế với những yếu tố công nghệ cao, ô nhiễm thấp và thân thiện môi trường," nhà báo người Thái Lan cho hay.

APEC: Thông điệp lãnh đạo quốc tế khi tới VN

Jacinda Ardern khác hẳn các lãnh đạo APEC

Quan hệ Thái Lan - Hoa Kỳ

Hôm 02/10/2017, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã tới thăm Tòa Bạch Ốc và hội đàm với Tổng thống Donald Trump.

Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm Hoa Kỳ có vụ xả súng ở Las Vegas và bão biển tàn phá lãnh thổ hải ngoại Puerto Rico.

Tướng Prayuth (phải) bắt tay Ngoại trưởng TQ, ông Vương NghịBản quyền hình ảnhLILLIAN SUWANRUMPHA
Image captionTướng Prayuth (phải) bắt tay Ngoại trưởng TQ, ông Vương Nghị

Vì thế, trong thông cáo báo chí cùng Thủ tướng Prayuth, ông Trump chỉ dành đúng ba câu đầu nói chung chung về quan hệ lịch sử Thái Lan - Hoa Kỳ "có từ thời Andrew Jackson".

Còn lại, ông chỉ nói về vụ Las Vegas và dành toàn bộ phần đáp từ nói rằng ông và Đệ nhất Phu nhân Melania sẽ đi Puerto Rico ngay sau cuộc gặp để thăm nạn nhân bão lũ.

Chính quyền quân nhân Thái Lan quản trị một quốc gia trong bối cảnh các đảng chính trị khác bị thu hẹp phạm vi hoạt động và báo chí nước ngoài bị dọa kiện cáo.

Họ cũng tăng cường các quan hệ kinh tế và chính trị với Trung Quốc, nhất là khi bị Washington thời Obama chỉ trích về sự thiếu vắng dân chủ.

Hồi 2015, cảnh sát Thái Lan nói họ sẽ điều tra Đại sứ Hoa Kỳ Glyn T. Davies để xem phát biểu của ông tại Câu lạc bộ Phóng viên Ngoại quốc (FCCT) có vi phạm luật khi quân, xúc phạm hoàng gia Thái Lan hay không.

Thiếu tướng cảnh sát Songpon Wattanachai nói dù ông Davies có quyền miễn trừ ngoại giao, Thái Lan có thể sẽ phải cảnh cáo ông.

Báo Mỹ, tờ New York Times gọi sự việc là một phần của chiến dịch "hung bạo" mà chính quyền quân sự Thái Lan tung ra để "bịt miệng" bất cứ ai dám phê phán họ.

Tuy thế, hồi tháng 2/2017, quân lực Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cuộc tập trận Hổ mang Vàng (Cobra Gold) lần thứ 36 với Thái Lan dù đã giảm bớt tầm vóc so với trước.

Quan điểm của Hoa Kỳ là cuộc tập trận chỉ triển khai tối đa sau khi nền dân chủ quay trở lại Thái Lan.

Theo cam kết của các tướng lĩnh Thái Lan, cuối 2018 sẽ có cuộc bầu cử để vãn hồi nền dân chủ.

Mức độ quan tâm không cao

APECBản quyền hình ảnhANTHONY WALLACE
Image captionViệt Nam đăng cai APEC ngay sau đợt mưa bão lớn ở cả miền Bắc và miền Trung

Cũng liên quan đến APEC và khu vực Đông Nam Á, lãnh đạo Myanmar và Indonesia đã tới Đà Nẵng dự họp.

Theo báo chí khu vực, bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo trên thực tế của Myanmar dù không phải tổng thống "sẽ gặp Thủ tướng Canada, Justin Trudeau" khi cả hai có mặt ở Việt Nam.

Canada đang bị một số báo Úc phê phán vì "làm đổ vỡ ký kết TPP", còn Myanmar dưới thời bà Suu Kyi trở thành tâm điểm của những phê phán quốc tế vì khủng hoảng nhân đạo tại bang Rakhine với người Rohingya.

Riêng Indonesia, nước đông dân nhất ASEAN, lại có vẻ không chú ý nhiều đến APEC.

Nhà báo Liston Sirega từ BBC Indonesia tại London cho hay:

"Dư luận Indonesia không có quan tâm lớn lắm tới APEC 2017, người ta nói chung có sự quan ngại rằng mậu dịch tự do có thể sẽ giết chế kinh doanh, buôn bán ở địa phương, chẳng hạn như sẽ có sự tràn ngập hàng hóa rẻ của Trung Quốc vào Indonesia chẳng hạn."

"Báo mạng hàng đầu ở Indonesia chỉ có một bài đăng về APEC 2017 dịp này, trong đó đưa tin Tổng thống Jokowi Widodo rời Jakarta tới Đà Nẵng dự APEC," ông Siregar nói.

Tin tặc TQ tấn công Việt Nam trước APEC?

Vì sao học giả nước ngoài quan tâm Mẹ Nấm?

Hội An 'kịp khô ráo trước ngày đón khách APEC'


Báo Anh nói gì về APEC 2017 và Trump?

APEC Đà Nẵng 2017Bản quyền hình ảnhAFP/GETTY
Image captionTổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang cùng phu nhân tại Thượng đỉnh APEC Đà Nẵng 2017.

Thượng đỉnh APEC 2017 ở Đà Nẵng Việt Nam tiếp tục được truyền thông quốc tế đưa tin, trong đó truyền thông Anh hôm 10/11 có một số bài vở đưa ra những góc nhìn về sự kiện này qua sự hiện diện, lời ăn, tiếng nói của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhật báo Anh, The Guardian, trong bài viết với tựa đề "Trump tấn công các quốc gia đã 'lừa' đảo Mỹ tại APEC, bình luận:

"Donald Trump đột ngột chấm dứt 'đường lối ngoại giao' mà ông đã thể hiện trong chuyến đi vòng quanh châu Á 12 ngày bằng cách tung ra một bài diễn văn chống lại hành động "vi phạm, gian lận hoặc gây hấn kinh tế" trong khu vực, chỉ vài giờ sau khi đã khen ngợi Trung Quốc."

'Tước đi việc làm'

Lãnh đạo Mỹ, Trung phát biểu tại APEC

Ông Trump có quan tâm nhân quyền khi tới VN?

TPP cần 'cấp cứu' sau khi Canada bỏ họp?

Mỹ rút khỏi TPP và nhân quyền ở VN

"Phát biểu tại Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng, Việt Nam, vào thứ Sáu, lời lẽ của Tổng thống Hoa Kỳ đã có giọng dữ dội. Phát biểu rõ ràng, đôi khi khá thẳng, được cho là tập trung vào Trung Quốc và các quốc gia khác mà ông đổ lỗi cho các chính sách kinh tế ở các quốc gia mà ông cáo buộc đã "tước đi" việc làm, nhà máy và các ngành công nghiệp ra khỏi Hoa Kỳ," vẫn theo The Guardian.

"Chúng ta không còn có thể chịu đựng được những vi phạm thương mại lâu dài này và chúng tôi sẽ không dung thứ cho họ," ông nói, với loa âm thanh trong hội trường lớn đôi lúc như "rống" khi Trump lên tiếng.

"Mặc dù nhiều năm trời thất hứa, chúng tôi được cho biết rằng một ngày nào đó mọi người sẽ hành xử một cách công bằng và có trách nhiệm. Người dân ở Mỹ và khắp vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương đã chờ đợi ngày đó đến nhưng nó chưa bao giờ có và đó là lý do tại sao tôi ở đây hôm nay, "ông nói.

Tổng thống Nga PutinBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTổng thống Nga Putin có một lịch trình khá 'bận rộn' trong ngày 10/11, ông đeo cà vạt màu tím trong một cuộc gặp với Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản.

'Trang phục gia đình'

Nhân quyền tại VN sẽ tốt hơn khi Mỹ rời TPP?

TPP bị hủy, trò chơi địa chính trị khu vực sẽ thế nào?

Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn muốn TPP không có Mỹ?

APEC: Thông điệp lãnh đạo quốc tế khi tới VN

Bình luận về quyết định của Trump bỏ TPP

Tờ Independent quan tâm tới trang phục của các nhà lãnh đạo khi họ chụp tấm hình 'gia đình' APEC mà Việt Nam đã lựa chọn cho các quan khách trong dịp Thượng đỉnh này.

"Donald Trump đã rời bỏ chiếc cà vạt đỏ và bộ vest đen sẫm quen thuộc trong một đêm để mặc một chiếc áo sơ mi vải lụa màu xanh da trời tại một sự kiện ở Việt Nam," tờ báo của Anh viết.

"Các nhà lãnh đạo thế giới khác, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng làm như vậy, theo truyền thống của những người tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC mỗi năm để mặc trang phục phù hợp cho một "bức ảnh gia đình" qui tụ một số chính trị gia nổi bật nhất trên thế giới.

"Các tổng thống và thủ tướng tham dự sự kiện Đà Nẵng đều theo 'luật chơi' này.

"Và ngoại trừ ông Putin, tất cả các nhà lãnh đạo đều quyết định để cổ áo trần."

Truyền thống hàng năm

APEC Đà Nẵng 2017Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgười dân Đà Nẵng vẫy chào khi đoàn xe của Tổng thống Trump tới tham dự APEC 2017

Jacinda Ardern khác hẳn các lãnh đạo APEC

New Zealand muốn tái đàm phán TPP tại Đà Nẵng

Bình luận về quyết định của Trump bỏ TPP

Đàm phán RCEP còn vướng nhiều bất đồng

Shinzo Abe ‘tin tưởng’ Donald Trump

Theo tờ Daily Mail, chiếc áo sơ mi và cà vạt của nhà lãnh đạo Nga đã được nhìn thấy dưới chiếc áo 'truyền thống' mà ông đã khoác ra ngoài.

"Ông Trump hiếm khi chụp ảnh mặc những thứ khác ngoài một bộ đồ com-lê, cà vạt hoặc bộ đồ áo chơi golf.

"Ban tổ chức sự kiện dưới quyền của Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang đã lựa chọn trang phục.

"Cựu Tổng thống Bill Clinton đã bắt đầu truyền thống nay được giữ hàng năm vào năm 1993, khi ông chủ trì một hội nghị thượng đỉnh ở Seattle," tờ báo Anh bình luận.

Việt Nam tranh thủ APEC 2017 để thúc đẩy hội nhập

mediaCuộc họp giữa đại diện các nước thành viên còn lại của TPP tại Đà Nẳng ngày 09/11/2017.Reuters

Đối với Hà Nội, thượng đỉnh APEC 2017 tại thành phố Đà Nẳng là một cơ hội để thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, tình hình địa chính trị khó khăn như hiện nay rất có thể gây nhiều trở ngại cho Việt Nam nói riêng và các nước thành viên APEC nói chung thúc đẩy mở rộng tự do giao thương. Từ Đà Nẳng, đặc phái viên Minh Anh tường trình:

1. Thân chào Minh Anh, thượng đỉnh APEC lần này diễn ra tại Đà Nẳng, miền Trung, khu vực vừa bị mưa bão, gây thiệt hại rất nặng nề về nhân mạng và vật chất. Thiên tai này có ảnh hưởng gì đến thượng đỉnh?

Minh Anh: Hội nghị thượng đỉnh APEC vẫn diễn ra bình thường, nhưng mưa bão những ngày gần đây có lẽ gây thất vọng cho lãnh đạo Việt Nam vốn rất kỳ vọng nhiều vào sự thành công của APEC năm nay. Kể từ khi Minh Anh có mặt tại Đà Nẵng, mưa gió suốt cả ngày. Hôm nay thời tiết có vẻ tốt hơn, tuy nhiên, việc đi lại của người dân cũng gặp nhiều khó khăn, do lệnh cấm xe lưu thông trên nhiều tuyến đường quan trọng.

2. APEC năm 2017 tại Đà Nẵng có gì khác biệt so APEC 2006 tại Hà Nội ?

Minh Anh: Việt Nam xem kỳ APEC lần này như là một sự kiện đối ngoại lớn nhất từ nhiều năm qua, một sự kiện lịch sử quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Do đó, nếu so với kỳ APEC cách đây 11 năm, Việt Nam lần này tổ chức APEC 2017 ở một vị thế khác hẳn.

Nếu nói một cách ví von, năm 2006, Việt Nam lúc bấy giờ như là một « tân binh » chập chững bước vào cuộc chơi. Các biến đổi địa chính trị trên thế giới trong thập niên 1990 buộc chính quyền Việt Nam lúc bấy giờ phải mở rộng cửa giao lưu với các nước láng giềng Đông Nam Á, cũng như với phương Tây.

Chẳng hạn như Việt Nam đã tham gia ASEAN, ký kết các hiệp định tự do thương mại FTA, bình thường hóa quan hệ với Mỹ sau khi nước này bỏ lệnh cấm vận chống lại Việt Nam năm 1994… Nói tóm lại, APEC 2006 là dịp để Việt Nam ra mắt với thế giới.

Trong vòng hơn 10 năm qua, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng hơn và đa dạng hơn, trong đó Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.  Tuy nhiên cho đến nay, VN vẫn chưa được công nhận là một nền kinh tế thị trường.

Để tỏ quyết tâm đẩy mạnh tiến trình hội nhập, Việt Nam đề xuất hai sự kiện trong Tuần Lễ Cấp Cao APEC. Thứ nhất là Hội nghị Thượng đỉnh Kinh Doanh Việt Nam với chủ đề « Việt Nam – Đối tác kinh doanh tin cậy », diễn ra hôm thứ Ba 07/11. Sự kiện thứ hai mang ý nghĩa lớn là Hội nghị Thượng đỉnh Doanh Nghiệp APEC 2017, kéo dài trong ba ngày từ ngày 08 – 10/11.

3.  Hội nghị Thượng Đỉnh Doanh Nghiệp APEC 2017 bàn về những chủ đề gì ?

Minh Anh: Tham gia phiên họp có các quan chức cao cấp của các nền kinh tế thành viên APEC, các tổ chức quốc tế và khoảng 1 000 lãnh đạo các tập đoàn lớn trong khu vực. Trong bài diễn văn khai mạc ngày hôm qua (08/11), ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước, có nhấn mạnh đến những đóng góp quan trọng, mang tính quyết định của cộng đồng doanh nghiệp, từ doanh nghiệp hàng đầu thế giới cho đến các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, kể cả các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

Trên thực tế, châu Á – Thái Bình Dương là một vùng kinh tế rất năng động, có thể xem như là đầu tầu kinh tế thế giới. Đây cũng là khu vực thu hút gần 50% nguồn đầu tư thế giới, là trung tâm khoa học – công nghệ và chiếm gần 60% tỷ trọng GDP của toàn cầu.

Thế nhưng, những năm gần đây tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới có những biến đổi sâu sắc. Các cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra liên tiếp. Trào lưu bảo hộ mậu dịch bắt đầu trỗi dậy tại nhiều nước như Hoa Kỳ, Anh quốc… gây khó khăn cho tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam nói riêng và xu hướng mở rộng tự do thương mại cho các nước nằm trong vành đai châu Á – Thái Bình Dương nói chung.

Trong bối cảnh này, hội nghị tập trung thảo luận về những thách thức, cơ hội có được, cũng như là chia sẻ những kinh nghiệm từ quá trình toàn cầu hóa, đà phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, các hoạt động kết nối doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi phát huy sự năng động, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp.

Những nội dung này nằm trong bốn ưu tiên do Việt Nam đề xuất cho năm APEC 2017 có chủ đề là « Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung ». Bốn ưu tiên đó là : Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm ; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng ; nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số ; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Điểm đáng chú ý là tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tham dự thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017 trong bối cảnh Hoa Kỳ bị chỉ trích theo đuổi chính sách co cụm, đòi xét lại nhiều thỏa thuận tự do mậu dịch, rút ra khỏi TPP.  Mọi người chờ đợi xem ông Trump trình bày tầm nhìn của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở ra sao.

Hôm nay, Hội nghị Thượng đỉnh Doanh Nghiệp APEC 2017 tiếp tục bàn đến chủ đề vai trò của công nghệ cho các nhà khởi nghiệp mới, cho tăng trưởng kinh tế.

Đáng chú ý là Hội nghị liên bộ trưởng Ngoại Giao và Kinh Tế (AMM), theo lịch trình đã kết thúc hôm qua, nhưng được kéo dài cho đến hôm nay. Nguyên nhân là do các bên bất đồng về cách sử dụng một số từ ngữ trong dự thảo tuyên bố chung. Dường như phía Hoa Kỳ yêu cầu thay đổi một số thuật ngữ liên quan đến các vấn đề tự do thương mại, bảo hộ mậu dịch và biến đổi khí hậu, do chủ trương « Nước Mỹ trước hết » của tổng thống Mỹ Donald Trump.

Một sự kiện khác đang thu hút sự quan tâm theo dõi của giới quan sát, đó là cuộc họp bên lề APEC về Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương TPP. Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi hôm nay cho biết là 11 nước thành viên còn lại sẽ thảo luận một đề xuất thỏa thuận về nguyên tắc hòng duy trì TPP sau khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định.

Ngày mai, thứ Sáu, 10/11, lãnh đạo các nước thành viên sẽ có cuộc họp Đối Thoại của các nhà Lãnh đạo với Hội Đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC). Đặc biệt là lần đầu tiên, đối thoại APEC – ASEAN sẽ được tổ chức trong kỳ này. Mục đích là nhằm thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác giữa hai tổ chức, xúc tiến hòa bình và thịnh vượng chung cho toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong ngày cuối cùng, ngày thứ Bảy 11/11, chính thức khai mạc cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo các nước thành viên APEC do chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì. Cuộc họp thượng đỉnh này kết thúc trong cùng ngày.

Việt Nam, Trung Quốc ký 1,94 tỷ đôla hiệp định thương mại

mediaNgoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ( trái ) và đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh ( phải ) tại Hà Nội ngày 02/11/2017REUTERS/Kham

Trung Quốc và Việt Nam ngày 09/11/2017 đã ký 83 hiệp đồng thương mại trị giá 1,94 tỉ đô la, chỉ một ngày trước chuyến công du Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng, theo tin của Tân hoa Xã được hãng tin Reuters trích dẫn.

Tuy nhiên, Tân Hoa Xã không cho biết thêm chi tiết về các hiệp định thương mại đó. Còn theo trang Vietnam News, tham dự hội nghị « Giao Thương Việt Nam - Trung Quốc và lễ ký kết hợp đồng » diễn ra ngày 08/11/2017 có nhiều lãnh đạo các bộ, cơ quan và hiệp hội của hai nước và hơn 100 công ty xuất-nhập khẩu thanh long, cao su, cá tra, gạo, hàng may mặc và dệt may.

Tại sự kiện này, Việt Nam và Trung Quốc cũng đã ký thoả thuận hợp tác đầu tư, nhằm cân bằng thương mại giữa hai nước, tăng cường xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam sang Trung Quốc và thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam.

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến cuối tháng 09/2017, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 22,2 tỉ đô la trong 9 tháng đầu năm, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tổng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam lên đến 41,7 tỷ USD, tăng 15,9%.

Phát biểu tại hội nghị, ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công thương Việt Nam, cho biết quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ. Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu chủ lực và là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Còn theo Cục Hải Quan Trung Quốc, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của nước này trong khu vực ASEAN và đứng thứ 9 trên quy mô thế giới.

Phu nhân các bộ trưởng APEC trải nghiệm di sản Quảng Nam

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tài chính 21 nền kinh tế APEC, ngày 21-10, phu nhân các bộ trưởng và phu nhân Trưởng đoàn những định chế tài chính thế giới đã có chuyến tham quan di sản văn hóa Mỹ Sơn và một số điểm du lịch tại thành phố Hội An.

Phu nhân các bộ trưởng APEC trải nghiệm di sản Quảng Nam 
ảnh minh họa

Phu nhân các bộ trưởng và phu nhân Trưởng đoàn những định chế tài chính thế giới tham quan khu đền tháp Mỹ Sơn

Chương trình tham quan có sự tham gia của 5 phu nhân, gồm:  Mrs Lin Pi Chu (lãnh thổ Đài Loan- Trung Quốc); Mrs Hisako Saka (IMF); Mrs Jennifer Ann Morirel (Ban Thư ký APEC); Mrs Neera Tantivora Wong (Thái Lan); Mrs Loo Tze Lun (Singapore).

Trong thời gian một ngày, các phu nhân đã được hướng dẫn tham quan khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn; tham quan làng Lụa Hội An và làng rau Trà Quế.

Mrs Lin Pi Chu (lãnh thổ Đài Loan-Trung Quốc, áo đen); Mrs Hisako Saka (IMF) (thứ 2 từ trái qua) chăm chú nghe hướng dẫn viên thuyết minh về khu đền tháp Mỹ Sơn

< iframe width="500" height="125" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" id="aswift_0" name="aswift_0" style="display: block; margin: 0px auto; left: 0px; position: absolute; top: 0px; width: 500px; height: 125px;">< /iframe>

Mrs Neera Tantivora Wong (Thái Lan, áo hồng) và Mrs Loo Tze Lun (Singapore, mũ đen)

Mrs Jennifer Ann Morirel (Ban Thư ký APEC)

 Tại Khu đền tháp Mỹ Sơn, đoàn đã được giới thiệu về các giá trị kiến trúc, nghệ thuật của khu đền tháp, nhất là các giá trị văn hóa tâm linh của di sản độc đáo này. Hầu hết phu nhân đều bày tỏ sự hài lòng và ngạc nhiên về bề dày văn hóa cũng như các giá trị điêu khắc nghệ thuật nơi đây.

Chương trình biểu diễn những điệu múa đặc trưng của người Chăm (Apsara, quạt) phục vụ các phu nhân

Các phu nhân rất thích thú, chăm chú xem biểu diễn

Các phu nhân thử áo dài tại Làng Lụa Hội An

Chiều cùng ngày, các phu nhân đã tham quan Làng Lụa Hội An, tìm hiểu các công đoạn ươm tơ dệt lụa và trải nghiệm mặc áo dài tơ lụa. Sau đó đi xích lô đến tham quan làng rau Trà Quế (Cẩm Hà, Hội An).

Cũng như các bộ trưởng trên xích lô tham quan phố cổ, các phu nhân trên đường đến tham quan làng rau Trà Quế

Tại đây, đoàn đã trò chuyện cùng bà con nông dân, xem người dân trồng, tưới, thu hoạch rau giữa một không gian sinh thái trong lành. Đặc biệt, được thưởng thức các món ăn truyền thống địa phương với những nguyên liệu phụ kèm từ các loại rau Trà Quế như bánh xèo, món tôm hữu, uống nước é (gừng, xả, hạt é, rau thơm…).

Trải nghiệm trồng ra cùng bà con nông dân làng rau Trà Quế

Mrs Hisako Saka (IMF) cho biết, bà rất cảm kích khi được trải nghiệm khung cảnh làng quê Quảng Nam, nhất là sự thân thiện, hiếu khách của người dân khi dành cho đoàn những tình cảm ấm cúng với sự đón tiếp chu đáo, trọng thị. “Đây là lần đầu tiên tôi đến Hội An và mặc áo dài Việt Nam. Thật tuyệt vời. Tôi cảm thấy mình thật duyên dáng, nhất là khi mặc chúng và tay cầm những bông sen hồng. Chắc chắn tôi sẽ quay trở lại Hội An, Mỹ Sơn khi điều kiện cho phép…”, Mrs Hisako Saka chia sẻ.

Chụp ảnh lưu niệm cùng bà con nông dân

Các phu nhân duyên dáng với áo dài Việt nam

đăng bởi: quangnamplus

Việt - Mỹ ký loạt thỏa thuận thương mại trị giá 12 tỷ USD

Một loạt thỏa thuận thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ trị giá 12 tỷ USD đã được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ.

Sáng nay (12/11), Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang chứng kiến doanh nghiệp hai nước ký một loạt thỏa thuận thương mại lên tới 12 tỷ USD. Trong đó, ngành hàng không đóng góp phần lớn các hợp đồng trị giá lớn này.
Những văn kiện trị giá hàng tỷ USD được doanh nghiệp Việt Nam - Mỹ ký kết bao gồm: Biên bản ghi nhớ có ràng buộc về Hợp đồng bảo dưỡng động cơ máy bay Pratt & Whitney PW1100G-JM trị giá khoảng 1,5 tỷ USD; Bản ghi nhớ về dự án Kho cảng khí đốt hóa lỏng tự nhiên Sơn Mỹ trị giá khoảng 1,3 tỷ USD; Bản ghi nhớ về Hợp tác cung cấp khí đốt hóa lỏng tự nhiên và Đầu tư thượng nguồn; Hợp đồng mua, hỗ trợ sản phẩm động cơ PW1100G-JM...
viet my ky loat thoa thuan thuong mai tri gia 12 ty usd hinh 1
Hợp đồng cho đơn hàng 10 tàu bay mới của Vietjet Air vừa được ký kết sáng 12/11. 
Một thỏa thuận giữa Vietjet và Pratt & Whitney, công ty về thiết kế, chế tạo và cung cấp dịch vụ động cơ máy bay cũng được công bố tại sự kiện này. Đây là thoả thuận lựa chọn động cơ PurePower Geared Turbofan (GTF) cho đơn hàng 10 tàu bay mới của Vietjet Air.
Thoả thuận trị giá 600 triệu USD theo giá niêm yết bao gồm đồng thời một chương trình quản lý động cơ trong 12 năm cho 10 máy bay thế hệ mới của hãng. Đây là đơn hàng tiếp theo của hợp đồng cung cấp động cơ GTF cho 63 tàu bay, trị giá 3,1 tỷ USD, được ký kết vào tháng 2/2016.
Trước đó, Vietjet (Việt Nam) và Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) đã ký hợp đồng đặt mua 100 máy bay trị giá 11,3 tỷ USD nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Mỹ tới Việt Nam./.
Theo Tiền Phong

Bí ẩn 'ông chủ' sở hữu khách sạn Tổng thống Trump nghỉ tại Hà Nội

Sofitel Metropole là một trong những khách sạn sang trọng nhất Hà Nội.

Không rõ cái tên sở hữu 50%

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức 2 ngày tới Việt Nam.

Trong thời gian ở lại Hà Nội, khách sạn Sofitel Metropole tại trung tâm Quận Hoàn Kiếm là nơi người đứng đầu nước Mỹ nghỉ lại.

Khách sạn có tên đầy đủ là Sofitel Legend Metropole Hanoi, là khách sạn 5 sao cao cấp hàng đầu ở Hà Nội.

Sofitel Metropole được xây dựng năm 1901 bởi 2 nhà đầu tư người Pháp. Đây là khách sạn 5 sao đầu tiên và là khách sạn lâu đời nhất tại Hà Nội.

Sở hữu 50% khách sạn Metropole Hà Nội hiện là Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist). Trong khi đó, không có thông tin nào chắc chắn về chủ sở hữu 50% vốn còn lại của khách sạn lâu đời nhất Hà Nội.

Quỹ đầu tư VOF thuộc Công ty VinaCapital (ông Don Lam làm Chủ tịch HĐQT) là đơn vị nắm 50% vốn tại Metropole từ năm 2005. Cuối năm 2016 xuất hiện thông tin Quỹ VOF đã toàn bộ số vốn trên và thu về số tiền 100 triệu USD.

Tuy nhiên các bên liên quan không xác nhận cũng như lên tiếng về thông tin trên.

Báo cáo từ Quỹ VOF cho thấy tình hình kinh doanh của khách sạn Metrople khá khả quan.

Giai đoạn 2011-2014, doanh thu mỗi năm của khách sạn này khoảng trên dưới 35 triệu USD, lợi nhuận ròng năm 2013 lên tới 9,7 triệu USD. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ (ROE) giao động từ 21 - 25%.

Sofitel Metropole hiện nay có 364 phòng trong đó có 32 phòng căn hộ. Khách sạn chia làm 2 khu - Khu Metropole cổ và Khu Opera mới.

Tầng một của khách sạn có nhà hàng ẩm thực Pháp "Le Beaulieu", ẩm thực Hà Nội tại "Spices Garden", 3 quầy bar, 5 phòng chức năng, khu thương mại, khu bể bơi... Đây từng là nơi nhiều nguyên thủ, đại sứ và nhiều nhân vật nổi tiếng các nước tới nghỉ chân.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, khách sạn trở thành nơi đón tiếp các chính trị gia, nhà ngoại giao và những nhân vật quốc tế nối tiếng quan tâm đến cuộc chiến tranh Việt Nam.

Minh Trang
Theo Nhà Đầu Tư


Tổng thống Hoa Kỳ kết thúc chuyến công du Việt Nam

Bộ trưởng 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã nhóm họp tại Đà Nẵng, bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) – một sự kiện tâm điểm đang diễn ra tại Đà Nẵng.

Việc Tổng thống Donald Trump kí sắc lệnh Mỹ rút khỏi TPP ngay sau khi nhậm chức đã thật sự khiến nhiều quốc gia cảm thấy bất an. Thế nhưng, theo nhận định của chuyên gia Tập đoàn Savills, tương lai của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có nhiều tín hiệu tích cực và chúng ta không cần quá bi quan tình trạng “vắng Mỹ” của hiệp định TPP.

Thị trường bất động sản vẫn khởi sắc

Theo ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn phát triển tốt, dù trước đó, TPP gần như đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Bởi bên cạnh TPP, những thảo luận liên quan đến Hiệp định đối tác toàn diện khu vực – RCEP, bao gồm Trung Quốc, cũng như cương vị thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng kích thích sự đầu tư liên tục, thậm chí trong bối cảnh không có TPP.

Ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam.

“Chúng ta cũng chứng kiến hoạt động thương mại với các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc thường đồng hành cùng FDI, chú trọng rót đầu tư vào những lát cắt quan trọng của nền kinh tế như cơ sở hạ tầng và bất động sản. Ngoài ra, những nhà đầu tư nước ngoài cũng đang có sự quan tâm lớn đối với thị trường bất động sản Việt Nam hiện tại, hỗ trợ bởi tăng trưởng”, ông Neil MacGregor nói.

Ông Neil MacGregor nhận định, GDP cao, hệ thống tài chính tiền tệ tương đối ổn định, nhân khẩu trẻ, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng như sự phát triển mau chóng của thị trường tiêu dùng nội địa nhờ vào sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu – nhanh nhất so với bất kỳ quốc gia nào.

Rót vốn đầu tư cũng đang diễn ra ở tất cả các lĩnh vực bất động sản từ công nghiệp, văn phòng, nhà ở thương mại đến bán lẻ. Thêm vào đó, sự tăng trưởng nhanh ở lượng khách du lịch, cả nước ngoài lẫn nội địa, cũng tạo ra “cú hích” lớn trong phân khúc khách sạn.

“Chúng tôi hy vọng nhìn thấy một lượng lớn vốn đầu tư dành cho bất động sản trong năm 2017, tiếp nối theo năm 2016 vô cùng sôi động. Mối quan tâm của Nhật, Hàn Quốc, Singapore vẫn còn rất mạnh, cộng thêm sự chú ý tăng dần từ Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn còn đó không ít thách thức phía trước cho nhà đầu tư ngoại quốc để xác định chất lượng đầu tư bất động sản với quyền sở hữu rõ rang”, ông Neil MacGregor chia sẻ.

TPP không phải “phép màu”

Ông Sử Ngọc Khương, Giám Đốc Bộ phận Đầu Tư - Savills Việt Nam cho biết, thời điểm khi Hiệp định TPP hoàn thành vòng đám phán giữa các bên, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng trở nên tràn đầy hứa hẹn với những lợi ích tích cực.

Ông Sử Ngọc Khương, Giám Đốc Bộ phận Đầu Tư - Savills Việt Nam .

Với mục tiêu xóa bỏ thuế suất của các mặt hàng giữa những nước thành viên, quy định một số ngành hàng trong khung thỏa thuận của TPP sẽ là nhân tố quan trọng giúp thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn. Điều này cũng thúc đẩy các tập đoàn chuyển hướng từ các nước sở tại chọn Việt Nam – nơi cung cấp nguyên liệu thô - để lắp đặt nhà máy, kho bãi văn phòng cũng như cơ sở kinh doanh.

Không những thế, nhu cầu về bất động sản bán lẻ, nhà phố, trung tâm thương mại, siêu thị…cũng sẽ phát triển mạnh nhờ vào xu thế hội nhập và giảm các loại thuế quan. Cộng đồng kinh tế mở gần như lớn nhất thế giới của TPP cũng dự kiến là cơ hội tốt cho hàng loạt các chuyên gia nước ngoài, và cùng với sự dịch chuyển sự nghiệp của họ là sự gia tăng về nhu cầu nhà ở, thuê căn hộ, tiêu dùng, mua sắm…

Một FTA kiểu mới với 12 nước thành viên, trong đó sự xuất hiện của hai cường quốc Mỹ - Nhật cho đã cho chúng ta quyền kỳ vọng vào sự phát triển bất động sản Việt Nam thì lại có những yếu tố chính trị dẫn tới các diễn biến mới.

Chúng ta đã từng hình dung TPP như một “phép màu” đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, có nhiều điều cần nhìn lại về ảnh hưởng thực sự của TPP, nhất là khi mọi thứ chỉ là dự đoán.

Nhiều người đã từng tự hỏi rằng, thời điểm 2008 khi bất động sản Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì giả sử, sự xuất hiện của TPP liệu có vực dậy thị trường?

Tương tự như năm 2014, TPP có thể giúp thị trường bất động sản lên cao hơn mức tăng trưởng ấn tượng thời điểm đó hay không? Và nếu nhìn ra ngoài biên giới, chúng ta có bao giờ xem xét rằng, ngoài Việt Nam, sức ảnh hưởng của TPP đến thế nào đối với những quốc gia còn lại, sau khi Mỹ rút?

“Hiểu một cách đơn giản, nếu Mỹ không tham gia TPP, mọi thứ tác động cơ bản đến nước ta, cụ thể là bất động sản, sẽ tương tự, tuy nhiên quy mô sẽ không lớn như khi có Mỹ. Chúng ta có thể phần nào lạc quan rằng thị trường bất động sản vẫn tiếp tục ‘khỏe mạnh’, dù trước đó, có những minh chứng đáng kể rằng những nhà sản xuất đã đầu tư và mở rộng cơ sở sản xuất của họ ở Việt Nam để đón TPP”.

"Có thể thấy rõ rằng sự đầu tư cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như giá lao động, sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường tiêu dùng nội địa với quy mô dân số lớn và mạng lưới mạnh mẽ của những thỏa thuận thương mại khác cũng giúp tạo nên danh tiếng cho Việt Nam. Đây cũng chính là một thỏi nam châm thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp, đặc biệt là hình thức bất động sản công nghiệp, sản xuất", ông Khương nói.

Ra đời từ năm 1855 tại Anh Quốc, Savills đã vươn lên trở thành tập đoàn lớn trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ bất động sản. Savills có lịch sử lâu đời trên 150 năm cùng sự phát triển vượt bậc với hơn 200 văn phòng và chi nhánh trên toàn thế giới: tại châu Mỹ, châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi và cả Trung Đông.

Đây là một trong số rất ít doanh nghiệp cung cấp cho thị trường những dịch vụ đầy đủ và toàn diện nhất từ khi bắt đầu ý tưởng cho một dự án, xây dựng phương án, triển khai cho đến khi đưa dự án đó vào hoạt động.

Đại Việt
Theo ĐSPL, Vietnammoi




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 472 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 404 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 366 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 343 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 340 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 290 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 247 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.