Thủ tướng Đức Angela Merkel bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bức ảnh chụp ngày 5.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa đề cập trực tiếp đến thương mại trong bối cảnh Mỹ từ bỏ quan điểm toàn cầu hóa, thể hiện nhiều căng thẳng trước cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo G20.
Theo Bloomberg, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay diễn ra ở Hamburg (Đức) với sự tham gia của các nhà lãnh đạo thế giới đang chia rẽ trong quan điểm về nhiều vấn đề, từ thương mại, biến đổi khí hậu cho đến cách giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Khi cảnh sát và những người biểu tình chống tư bản đụng độ ở trung tâm Hamburg, bên trong nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh, ông Tập cho biết các nước phát triển lớn đang thổi bùng rủi ro địa chính trị bằng cách kêu gọi đảo ngược toàn cầu hóa, quay lại chủ nghĩa bảo hộ. Chủ tịch Trung Quốc cho hay nước ông và các nước khác phải phản ứng bằng cách lên tiếng vì lợi ích của họ.
“Các nước phát triển lớn đã và đang lùi lại đáng kể trong quan điểm về thương mại, biến đổi khí hậu và các vấn đề khác”, ông Tập nói trước cuộc gặp với các nhà lãnh đạo khác thuộc nhóm BRICS (gồm năm nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) các nền kinh tế đang phát triển lớn trên thế giới. Theo ông Tập, tình hình hiện tại khiến khối BRICS phải tăng cường hợp tác, “hòa chung một giọng nói để giúp kinh tế thế giới đi đúng hướng”.
Bình luận của ông Tập báo hiệu các cuộc đàm phán khó khăn phía trước đối với Thủ tướng Đức Angela Merkel khi bà chủ trì Hội nghị G20 diễn ra trong hai ngày, bắt đầu từ hôm nay 7.7. Theo Bloomberg, bà Merkel đóng vai trò điều hướng các lãnh đạo trước sự chia rẽ trong quan điểm để đưa ra tuyên bố chung mà tất cả các bên đều đồng ý.
Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập niên, Mỹ được một vị tổng thống ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ đại diện, khiến Đức và Trung Quốc trở thành liên minh không chính thức thúc đẩy giá trị của thương mại tự do và hành động chống lại biến đổi khí hậu. Giới lãnh đạo tham gia G20 năm nay đối mặt với một vị Tổng thống Mỹ khó đoán hơn các nhà lãnh đạo tiền nhiệm.
Chương trình nghị sự chính thức của hội nghị năm nay sẽ bị chi phối với các cuộc thảo luận về chủ nghĩa khủng bố, thương mại toàn cầu, khí hậu và nhập cư. Hai trong số những sự kiện được chú ý là buổi gặp gỡ lần đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin trong hôm nay 7.7 và buổi gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung vào ngày 8.7.

“Sốt” hình ảnh ông Donald Trump bắt tay, vỗ lưng ông Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Truyền thông thế giới đặc biệt chú ý tới thông tin và hình ảnh cái bắt tay đầu tiên của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong lần đầu gặp mặt trực tiếp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Hamburg, Đức ngày hôm nay (7.7).

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: "Hai nhà lãnh đạo bắt tay và nói sẽ sớm gặp mặt nhau”.

Trang Facebook chính thức của chính phủ Đức cũng đăng tải đoạn video hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ gặp mặt và bắt tay nhau. Trong đoạn video, khi các nhà lãnh đạo đang đứng trò chuyện quanh một bàn tròn, Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa tay ra bắt sau đó vỗ nhẹ vào khuỷu tay ông Vladimir Putin. Hai nhà lãnh đạo tươi cười nhìn nhau. Ngoài ra, ông Donald Trump còn vỗ nhẹ vào lưng của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi hai người đứng cạnh nhau. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc hội đàm tại Hamburg vào 3h45 chiều nay (giờ địa phương). Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo có sự góp mặt của Ngoại trưởng Mỹ Nhà nước Rex Tillerson, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và hai phiên dịch.

Nhà Trắng cũng như Điện Kremlin đều không công bố chương trình nghị sự giữa hai nhà lãnh đạo. Theo hãng tin Tass, tại cuộc gặp, các nhà lãnh đạo hai nước dự kiến tập trung vào các vấn đề như xung đột Syria và Ukraina, cuộc chiến chống khủng bố, an ninh chiến lược và các vấn đề song phương. Về phía Nga có kế hoạch đề cập tới vấn đề nhận lại hai tổ hợp ngoại giao của Nga ở Maryland và New York, Mỹ.

Ông Vladimir Putin và ông Donald Trump đã đề cập tới cuộc gặp gỡ trực tiếp trong cuộc điện đàm đầu tiên vào tháng 11.2016, sau khi ứng cử viên đảng Cộng hòa thắng cử tổng thống Mỹ. Cuối tháng 1 năm nay, hai nhà lãnh đạo cũng đã có một cuộc điện đàm.

Hai ông Trump-Putin họp quá lâu, Nhà Trắng phải nhờ bà Melania đến giục kết thúc

Khi cuộc gặp của hai ông Trump - Putin đã kéo dài một tiếng thì đệ nhất phu nhân Melania bất ngờ xuất hiện.

Đánh giá về không khí chung của buổi gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 7/7 tại Hamburg (Đức), Ngoại trưởng Tillerson cho biết, hai Tổng thống Trump và Putin "rõ ràng đã có cảm nhận tích cực" về nhau.

Trong cuộc họp kéo dài hơn 2 tiếng (mà trước đó chỉ dự kiến là 30-45 phút), hai lãnh đạo Nga – Mỹ chỉ tập trung vào việc tiếp tục phát triển mối quan hệ hai nước, không đi vào những khúc mắc trong quá khứ.

Khi cuộc họp đã kéo dài hơn dự định, Ngoại trưởng Tillerson cho biết ông đã nhắc Tổng thống Trump vài lần về thời gian, rằng mọi người ngoài kia đang chờ đợi. Tuy nhiên, cuộc họp với Tổng thống Putin vẫn tiếp diễn.

Thậm chí, các quan chức Nhà Trắng đã phải nhờ tới đệ nhất phu nhân tới cắt ngang. Khi cuộc họp diễn ra được khoảng 1 tiếng, đệ nhất phu nhân Mỹ Melania đã vào phòng họp và hỏi xem hai tổng thống đã định kết thúc chưa, nhưng bà Melania đã không thành công và cuộc họp vẫn kéo dài thêm hơn 1 giờ đồng hồ sau đó.

"Cuộc gặp mặt rất mang tính ‘xây dựng’ và hai tổng thống đã ‘kết nối rất nhanh chóng’", ông Tillerson cho hay. "Không có chuyện tranh cãi nhiều về những điều đã xảy ra", ông Tillerson nói, "Hai Tổng thống đều cho rằng mối quan hệ Nga-Mỹ rất quan trọng. Làm thế nào để bắt đầu xây dựng mối quan hệ này?".

Nguồn : Soha/Trí thức trẻ


Ông Gorbachev: Thế giới mệt mỏi vì căng thẳng Nga-Mỹ

Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev. Ảnh: Sputnik

Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhai Gorbachev kêu gọi Nga và Mỹ bù đắp thời gian đã mất và khôi phục lòng tin để giảm căng thẳng toàn cầu.

"Trước hết, thật tốt là cuối cùng cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng diễn ra, nhưng tiếc là đến tận bây giờ nó mới được thực hiện. Quá nhiều thời gian đã mất đi. Chúng ta phải khôi phục lại lòng tin" - ông Gorbachev nói với hãng RIA Novosti trước thềm cuộc gặp giữa ông Donald Trump và Vladimir Putin.

"Chúng ta cần một sự thúc đẩy của các nhà lãnh đạo, như đã từng diễn ra ở Reykjavik vào năm 1986. Chúng ta phải đặt mọi điều lên bàn thương lượng, thiết lập cơ chế tương tác, không chỉ ở những thời điểm nhất định, những vấn đề quan trọng, mà về tất cả các vấn đề" - ông Gorbachev nhấn mạnh.

Tại hội nghị thượng đỉnh Reykjavik năm 1986, ông Gorbachev và cựu Tổng thống Mỹ lúc bây giờ là Reagan đã tiến gần đến một thoả thuận nhằm giảm số lượng vũ khí hạt nhân mà 2 cường quốc này sở hữu. Tuy nhiên, đến năm 1987, Mỹ và Liên Xô mới ký được Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), theo đó, Liên Xô sẽ hủy khoảng 1.500 tên lửa tầm trung của mình ở Châu Âu và Mỹ sẽ hủy khoảng một nửa con số kể trên.

Trong cuộc phỏng vấn với RIA, ông Gorbachev một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được các thoả thuận mới về kiểm soát vũ trang và vũ khí hạt nhân, giống như Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) hay Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) đã hết hiệu lực từ năm 2009.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay sẽ có cuộc gặp đầu tiên tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg. Trợ lý tổng thống Nga, Yuri Ushakov, trước đó nói rằng cuộc gặp có thể bàn đến các vấn đề về kiểm soát vũ khí và ổn định chiến lược.

"Dù có khó khăn đến đâu chăng nữa, tôi vẫn chắc chắn rằng đây có thể là một cuộc tiếp xúc mang tính xây dựng. Người dân cả ở Mỹ và Nga hy vọng vào điều này. Còn tôi thì tin rằng, cả thế giới đã mệt mỏi vì căng thẳng Nga-Mỹ, và không muốn một cuộc Chiến tranh Lạnh mới" - ông Gorbachev kết luận.

Nga-Trung tuyên bố 'mạnh tay' với hệ thống phòng thủ của Mỹ

Thanh Hảo | 

Nga-Trung tuyên bố 'mạnh tay' với hệ thống phòng thủ của Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Binh tại diễn đàn APEC. (Ảnh: Reuters)

Bắt đầu chuyến công du tới Nga ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh đến mối đe dọa nghiêm trọng mà hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân THAAD của Mỹ ở Hàn Quốc đặt ra đối với các lợi ích của cả Moscow và Bắc Kinh.

Thời gian qua, Trung Quốc liên tục lên tiếng phản đối THAAD, yêu cầu Mỹ dừng triển khai và dỡ bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa này.

Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc lập luận radar của THAAD có thể soi sâu vào lãnh thổ nước này, gây tổn hại cho an ninh và sự cân bằng khu vực trong khi không có tác dụng ngăn chặn Triều Tiên theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa.

"Mỹ triển khai một hệ thống chống tên lửa tối tân ở Hàn Quốc gây hại nghiêm trọng cho các lợi ích an ninh chiến lược của Trung Quốc, Nga và các nước khác trong khu vực", hãng tin Tân Hoa dẫn lời ông Tập Cận Bình.

Phía Washington và Seoul khẳng định THAAD chỉ đơn thuần để bảo vệ Hàn Quốc khỏi Triều Tiên.

Trả lời phỏng vấn báo chí Nga, Chủ tịch Trung Quốc cho biết, hai nước vẫn duy trì liên lạc và phối hợp chặt chẽ về vấn đề này.

"Bắc Kinh và Moscow phản đối mạnh mẽ việc triển khai THAAD, nghiêm túc đề nghị các nước liên quan dừng và hủy việc lắp đặt", Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập Cận Bình.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố nước ông và Nga sẽ áp dụng "các biện pháp cần thiết", hoặc cùng nhau hoặc độc lập, để bảo vệ các lợi ích của mình.

Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết thêm, Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác cùng nhau để thúc đẩy thương mại và tăng cường hợp tác tài chính, đầu tư.

Sau khi thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Nga, ông Tập Cận Bình sẽ tới Đức dự hội nghị thượng đỉnh G20.

Quan hệ giữa Seoul và Bắc Kinh trở nên căng thẳng vì THAAD mặc dù cả hai bên đã theo đuổi một lập trường hòa giải hơn kể từ khi Tổng thống Moon Jae In lên nắm quyền ở Hàn Quốc hồi tháng 5.  theo Vietnamnet

70 tấn vũ khí Mỹ bao phủ Biển Đông, Trung Quốc giật mình?

Trước chuyến bay nói trên, hai chiếc B-1B Lancers vừa có cuộc huấn luyện với lực lượng chiến đấu cơ của Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Đây là lần đầu tiên lực lượng hai nước thực hiện một cuộc tập trận chung vào ban đêm.

Hai chiếc B-1B Lancer hồi tháng trước cũng đã bay qua Biển Đông. Trong khi đó, một chiến hạm của Mỹ hồi tháng Năm đã tiến hành tập trận ở khu vực nằm trong phạm vi 12 hải lý so với một trong những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông.

B1-Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp cánh xòe do công ty Rockwell Mỹ nghiên cứu chế tạo từ những năm 70. Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/h, có khả năng mang tên lửa hành trình và tên lửa tấn công tầm ngắn. B1-B là dòng máy bay được cải tiến từ B1. Không quân Mỹ nhận định B1-B là máy bay ném bom chiến lược ưu việt về nhiều mặt như tốc độ, hành trình bay, và tải trọng bay cũng như khả năng ném bom tầm thấp chớp nhoáng.

B-1B có thể bay trên độ cao gần 6km với khoang bom chứa 35 tấn vũ khí để chờ đợi mệnh lệnh từ các đơn vị mặt đất. Nhờ mang được lượng vũ khí lớn, B-1B trở thành phương tiện không thể thay thế trong các hoạt động chiến sự quy mô lớn.

Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông.

Trung Quốc gần đây đã và đang đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo và các công trình trái phép trên Biển Đông. Hoạt động bồi đắp làm thay đổi thế nguyên trạng ở Biển Đông của Trung Quốc hiện nay đang gây ra sự lo ngại, bất bình rất lớn trong khu vực nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối, đối phó và đáp trả một cách quyết liệt và mạnh mẽ chưa từng có của các nước láng giềng cũng như của các cường quốc lớn trên thế giới.

Mỹ chỉ trích kịch liệt các hoạt động xây dựng cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, lo ngại rằng đây là bước đi chuẩn bị để Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông.

Tillerson: Nga - Mỹ đã đạt được thỏa thuận, Assad sẽ phải ra đi

Hai Tổng thống Trump và Putin đã đạt được thỏa thuận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có Syria.

Cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, với thành phần tham dự giới hạn chỉ gồm thêm hai Ngoại trưởng và hai phiên dịch, cuối cùng đã diễn ra trong 2 tiếng 16 phút - lâu hơn rất nhiều so với dự kiến ban đầu từ 30-45 phút.

Theo truyền thông Nga và Mỹ, nội dung cuộc gặp là những vấn đề song phương và quốc tế khá nóng.

Chống khủng bố và an ninh mạng

Theo trang tin Sputnik của Nga, hai lãnh đạo Trump-Putin đã thảo luận rất nhiều vấn đề, trong đó có chống khủng bố và an ninh mạng.

"Tôi đã có một cuộc thảo luận dài với ngài Tổng thống Mỹ, về nhiều chủ đề như Ukraine, Syria, các vấn đề khác và vài vấn đề song phương", Tổng thống Putin nói. Và chúng tôi cũng đã một lần nữa trở lại thảo luận về chống chủ nghĩa khủng bố và an ninh mạng".

Vấn đề can thiệp cầu cử: Phía Nga đòi bằng chứng mà Mỹ chưa có

CNN thì dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khẳng định, Tổng thống Trump đã đưa ra vấn đề Nga can thiệp bầu cử Mỹ trong cuộc gặp, và hai Tổng thống Nga, Mỹ đã thảo luận rất lâu về vấn đề này.

Tuy nhiên, theo Ngoại trưởng Mỹ, hai Tổng thống tập trung nhiều hơn vào việc làm thế nào để tiếp tục phát triển mối quan hệ sau khi trải qua những cáo buộc can thiệp như vậy, làm thế nào để hai nước "đạt được cam kết rằng chính phủ Nga không có ý định" can thiệp vào các cuộc bầu cử trong tương lai.

"Trong cuộc họp, phía Nga đã yêu cầu có các bằng chứng và chứng cớ để chứng minh việc họ can thiệp vào bầu cử", ông Tillerson cho biết, "và tôi sẽ dành việc trả lời câu hỏi đó cho cộng đồng tình báo [Mỹ]".

Syria: Đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn, ông Assad sẽ ra đi

Về vấn đề Syria, Ngoại trưởng Tillerson cho biết, Nga, Mỹ và Jordan đã đạt được sự đồng thuận về việc kiềm chế bạo lực ở Syria và một thỏa thuận ngừng bắn "đã được xác định".

Thỏa thuận ngừng bắn này có thể là tiền đề cho sự hợp tác hơn nữa giữa Nga và Mỹ ở Syria.

"Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng Nga và Mỹ có thể hợp tác cùng nhau trong vấn đề này", ông Tillerson nói.

Về tương lai của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, ông Tillerson khẳng định, ông Assad sẽ không còn nắm quyền, dù rằng theo ông, tương lai lãnh đạo của Syria là chưa rõ ràng. "Ông Assad sẽ ra đi như thế nào là điều chưa được quyết định. Sẽ có sự chuyển giao quyền lực từ gia đình ông Assad", ông Tillerson phát biểu.

Triều Tiên: Nga có cái nhìn hơi khác so với Mỹ

Về vấn đề Triều Tiên, ông Tillerson trả lời các phóng viên rằng hai Tổng thống Trump và Putin cũng đã thảo luận.

"Tôi có thể nói rằng Nga nhìn nhận vấn đề Triều Tiên theo cách hơi khác so với chúng ta [Mỹ]. Vì vậy chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận và yêu cầu họ [Nga] làm nhiều hơn nữa. Nga cũng có các hoạt động kinh tế với Triều Tiên, nhưng tôi phải nói thêm ngay rằng chính sách của Nga về vấn đề Triều Tiên cũng giống như của chúng ta, đó là một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân", ông Tillerson nói.

Sự khác biệt giữa Nga và Mỹ trong vấn đề Triều Tiên được ông Tillerson mô tả là trong "chiến thuật và tốc độ", do đó Mỹ sẽ tiếp tục làm rõ với Nga nếu chưa thể thuyết phục Nga về độ khẩn cấp của vấn đề mà Mỹ đang thấy.

Nguồn : Soha/Trí thức trẻ