Công nhân Trung Quốc đang đổ xô vào Lào thông qua các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng /// AFP
Công nhân Trung Quốc đang đổ xô vào Lào thông qua các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng  AF

Đại sứ quán Trung Quốc vừa phát cảnh báo an ninh đối với công dân nước này đang làm ăn, sinh sống ở Lào sau vụ án mạng tại tỉnh miền trung Xaysomboun.

Ngày càng có nhiều lao động Trung Quốc trở thành mục tiêu bị tấn công ở những nước nằm trong chiến lược Vành đai và Con đường do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng ở châu Á và xa hơn nữa.

Trung Quốc và Lào hồi năm ngoái đã đồng ý tăng cường hợp tác an ninh theo sau một loạt các vụ tấn công nhằm vào người Trung Quốc tại quốc gia Đông Nam Á này, bao gồm những vụ nổ súng và tấn công bằng bom, theo Reuters ngày 19.6.

Trong một diễn biến mới nhất, một người Trung Quốc đã bị bắn chết ở tỉnh Xaysomboun của Lào vào ngày 16.6, nhưng vẫn chưa rõ danh tính cũng như hành tung của hung thủ, theo thông tin trên website sứ quán Trung Quốc ngày 18.6.

“Sứ quán Trung Quốc yêu cầu Lào nhanh chóng phá án và trừng phạt nghiêm khắc kẻ giết người, đồng thời có hành động thiết thực hơn để bảo vệ an toàn cho công dân và các tổ chức Trung Quốc tại Lào”, theo thông cáo trên website.

Công dân Trung Quốc bị bắn chết ở Lào - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

ASEAN tăng cường hợp tác về an toàn và an ninh sinh học
Hãng thông tấn KPL của Lào ngày 16.3 đưa tin các nước thành viên ASEAN thống nhất sẽ đẩy mạnh hợp tác để nâng cao năng lực về an toàn và an ninh sinh học cho các chuyên viên phòng thí nghiệm cũng như bệnh viện. 

Quan chức sứ quán Trung Quốc cũng nhắc nhở người dân nước này hãy thận trọng khi công tác và làm việc trên đất Lào.

Tỉnh Xaysomboun, nơi xảy ra vụ giết người, lâu nay vẫn nổ ra những vụ xung đột giữa chính phủ và phe nổi dậy người Hmong.

Vào tháng 1.2016, 2 người Trung Quốc thiệt mạng trong một vụ cài bom xe ở khu vực. Hai tháng sau đó, một người khác bị giết chết và một số người bị thương trong vụ tấn công nhằm vào một công ty Trung Quốc ở tỉnh Luang Prabang.

Phi Yến

Nguy cơ nổ ra chiến tranh Mỹ-Iran tại chiến trường Syria

authorĐăng Nguyễn - Guardian, Sputnik 

(Dân Việt) Khu vực sa mạc miền đông Syria đang trở thành điểm nóng trong cuộc chiến chống khủng bố và một khi IS bị tiêu diệt, Mỹ-Iran có thể chĩa súng vào nhau trên chiến trường Syria.

 nguy co no ra chien tranh my-iran tai chien truong syria hinh anh 1

Binh sĩ Iran trong bộ đồ ngụy trang tại lễ duyệt binh ở thủ đô Tehran.

Theo Sputnik, Iran mới đây lần đầu tiên phóng tên lửa đạn đạo đối đất nhằm vào các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria. Quân đội Iran tuyên bố phóng tên lửa nhằm đáp trả vụ tấn công khủng bố ở thủ đô Tehran hồi tuần trước.

Cùng thời điểm, chiến đấu cơ Mỹ cũng bắn rơi máy bay chiến đấu Su-22 của quân đội Syria gần Raqqa.

Đây là hai dấu hiệu cho thấy căng thẳng leo thang ở Syria và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra một cuộc chiến khốc liệt lớn hơn nhiều lần.

Giới chuyên gia nhận định, chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Iran làm người ta gợi nhớ lại động thái cứng rắn thời chính quyền Bush, đến mức Washington sẵn sàng làm mọi cách để chống lại tầm ảnh hưởng gia tăng của Iran ở Trung Đông.

Kể từ khi lên nắm quyền, ông Trump đã có chuyến thăm đến Ả Rập Saudi, kẻ thù truyền kiếp của Iran và tuyên bố ủng hộ cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.

 nguy co no ra chien tranh my-iran tai chien truong syria hinh anh 2

Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng chính sách cứng rắn đối với Iran.

Tuy vậy, không phải mọi quyết định khiến căng thẳng leo thang đều do Tổng thống Donald Trump. Diễn biến trên chiến trường Syria và Iraq đang đẩy Mỹ-Iran đến khả năng xung đột quân sự.

Trước nay, các lực lượng do Mỹ và Iran hậu thuẫn chiến đấu theo quy tắc không tấn công lẫn nhau trong chiến dịch chống kẻ thù chung IS. Đó là lý do hai thành trì lớn nhất của IS là Raqqa và Mosul đang phải hứng chịu những đợt tấn công dữ dội.

“Một khi IS biến mất khỏi bản đồ, các nhóm vũ trang người Shia do Iran hậu thuẫn và lực lượng Mỹ hậu thuẫn sẽ không còn lý do để hợp tác với nhau”, Ilan Goldenberg, cựu quan chức quốc phòng Mỹ nói.

Jennifer Cafarella, chuyên gia về xung đột tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh nói: “Sau cuộc chiến với IS, Iran đang sẵn sàng cho giai đoạn mới và bắt đầu tìm cách gia tăng tầm ảnh hưởng trong khu vực”.

Việc Mỹ mở mặt trận mới chống IS ở khu vực sa mạc phía đông nam Syria và thiết lập căn cứ tại al-Tanf là một thách thức lớn đối với chiến lược kiểm soát hành lang trải dài từ Tehran tới Damascus và Lebanon. Hành lang mà Iran muốn kiểm soát buộc phải vượt qua căn cứ al-Tanf.

 nguy co no ra chien tranh my-iran tai chien truong syria hinh anh 3

Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei công khai chiến lược mở rộng tầm ảnh hưởng của Iran ở Syria.

“Dường như các lực lượng Iran và Syria đã đạt thỏa thuận về việc không cho phép Mỹ tự do kiểm soát thêm phần lãnh thổ ở sa mạc Syria”, Nicholas Heras, chuyên gia nghiên cứu Trung Đông tại Trung tâm An ninh Mỹ nói.

Cho đến nay, Mỹ đã tăng cường năng lực phòng thủ trong khu vực này bằng các tổ hợp tên lửa đạn đạo Himars. Việc Mỹ bắn rơi chiến đấu cơ Syria cũng là minh chứng rõ ràng nhất trong việc ngăn liên minh Syria-Iran tiến gần hơn đến căn cứ al-Tanf.

“Theo cách hiểu của tôi, bắt nguồn từ việc nói chuyện với những người trong chính phủ Mỹ, Nhà Trắng chưa thể hiện quan điểm rõ ràng về chiến lược của Iran ở Syria. Đó chính là điều tôi lo ngại. Bởi xung đột có thể xảy đến một cách hoàn toàn ngẫu nhiên”, ông Goldenberg nói.

Chuyên gia Goldenberg kết luận, xung đột Mỹ-Iran có thể nổ ra ngay sau khi phiến quân IS biến mất khỏi bản đồ thế giới.

Phải gọi tên là gì?

Trần Thảo (Danlambao) - Trong cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai 1856-1860, nhà Thanh bên Tàu đã thất bại trước lực lượng liên quân Anh Pháp Mỹ Nga. Kết quả là nhà Thanh bị bắt buộc phải ký những hiệp ước bất bình đẳng, công nhận thương quyền buôn nha phiến của ngoại quốc. Những nước khác cũng nhào vô ăn có, chia nhau quyền lợi trên đất Tàu.

Vào thời gian đó, vì ảnh hưởng của nha phiến, giới thanh niên Tàu sa đọa trong ăn chơi, hút xách, tinh thần bạc nhược, và người ngoại quốc, đặc biệt là người Nhật, đã coi khinh thanh niên Tàu và gọi họ bằng cái tên Đông Á Bệnh Phu.

Ngày nay, với con mắt háu đói, đang toan tính nuốt trọn đất nước Việt Nam, Tàu cộng đã nhiều năm sắp đặt thế trận bao vây Việt Nam trong một cái thùng sắt. Trong rừng, ngoài biển, trên trời, dưới đất nơi nào cũng có sự hiện diện của Tàu cộng, mà chế độ CSVN thì thỏa hiệp với giặc xâm lược để giữ gìn sự sống còn của đảng cộng sản, còn người dân thì ngoài một số ít quan tâm, tất cả đều bình chân như vại, dù nước có ngập tới cổ họ vẫn xem thường, đừng nói chi chỉ mới ướt bàn chân!

Ngoài âm mưu nhiễm độc môi trường sống bằng cách xả thải trực tiếp ra biển như tập đoàn gang thép Formosa, Tàu cộng cũng liên tục cho tuồn vào Việt Nam những hàng hóa, thực phẩm độc hại. Nhưng như thế vẫn chưa đủ để thực hiện âm mưu triệt tiêu giống nòi Việt, Bắc Kinh đã tiến hành nhiều mũi giáp công.

Mũi giáp công rõ ràng nhất trong thời gian qua là chúng đã cho di dời những nhà máy nhiệt điện bên Tàu qua bên nội địa Việt Nam dưới vỏ bọc là đầu tư. 

Tài liệu cho thấy vừa qua Bắc Kinh đã cho ngưng 85 dự án nhiệt điện trong 13 tỉnh thành cả nước gồm 103 nhà máy. Những nhà máy này đóng cửa, và tất cả thiết bị phụ tùng,công nghệ cũ của những nhà máy này sẽ đi về đâu?

Trên thế giới ngày nay, người ta đóng cửa hầu hết những nhà máy nhiệt điện chạy bằng than vì tác hại ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của nguồn điện năng này, và tìm nguồn thay thế. Chỉ có Việt Nam là điếc không sợ súng. Người ta thải ra thì Việt Nam hồ hỡi ôm vô, mà ôm vô dưới cái vỏ bọc đầu tư mới ngầu!

Có nghĩa là những thiết bị, máy móc công nghệ cũ xì của Tàu cộng sẽ được tính ra bằng tiền nợ và người dân Việt Nam è cổ ra trả món nợ dùng để mua thuốc độc về độc chết những thế hệ Việt Nam. 
Việt Nam có sẵn 20 nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, bây giờ ôm vô thêm năm, sáu chục cái nữa, từ nay tha hồ dân Việt hít khí độc. Những nhà máy nhiệt điện chạy bằng than với bóng dáng ông chủ chệt phía sau, lại như Formosa, thản nhiên xả thải trực tiếp ra sông, ra biển, thế là Việt Nam ta lại anh dũng đón nhận thêm danh hiệu Đống Rác Vĩ Đại Nhất Thế Giới.

Một mũi giáp công khác thì mang bóng dáng của cuộc chiến tranh nha phiến mà vào thời xa lắc của thế kỷ 19 mà nước Tàu đã từng là nạn nhân. Bây giờ nạn nhân là người Việt Nam.

Tin tức mới nhất cho biết bọn tội phạm người Tàu đã cho dời những cơ xưởng chế tạo Ma Túy Tổng Hợp vào sát biên giới Việt Nam.

Trước đây, các loại ma túy thường được sản xuất ở vùng Tam Giác Vàng, được vận chuyển luồn lách qua vài quốc gia rồi mới đến tiêu thụ ở Việt Nam, vì vậy giá thị trường rất đắt. Bây giờ nguồn nhiên liệu để sản xuất rẻ, khâu vận chuyển được rút ngắn, nên giá thị trường của ma túy tổng hợp như hồng phiến, bạch phiến, thuốc lắc v.v... bây giờ rẻ chỉ bằng 1/5 trước đây. Và giới sản xuất cũng tăng hàm lượng của ma túy từ khoảng 10% lên tới khoảng 70% để đáp ứng và lôi kéo con nghiện. Theo giới chức cảnh sát Việt Nam chuyên về ma túy thì bọn tội phạm Tàu cho dời cơ xưởng sản xuất về những tỉnh gần biên giới Việt Nam, sản xuất rất nhiều, có khi cả làng đều làm cùng nghề sản xuất ma túy, mẫu mã liên tục thay đổi để tạo sự hấp dẫn. Tội phạm Tàu cần tiền còn nhà nước Tàu cộng thì cần hủy diệt những thế hệ trẻ Việt Nam, ai biết hai bên có đồng mưu hay không, nhưng đáp đúng mục tiêu chiến lược của chủ nghĩa bành trướng xuống phía nam thì dĩ nhiên Bắc Kinh sẽ bảo kê cho những hoạt động phi pháp này.

Ngày xưa thời chiến tranh nha phiến, thanh niên Tàu chỉ hút thuốc phiện mà tinh thần bạc nhược, yếu hèn, bị người Nhật gọi khinh là Đông Á Bệnh Phu. Nay người Việt Nam nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng, ăn uống toàn những thực phẩm nhiễm độc mạn tính được chở qua từ Tàu, hít thở không khí đầy bụi tro, đầy khí độc SO2, NO2, còn Ma Túy Tổng Hợp thì hàm lượng mạnh gấp trăm lần thuốc phiện, không biết rồi đây người Việt Nam sẽ được gọi tên bằng cái thứ gì? Việt Nam có hàng đống tiến sĩ, ngay như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là tiến sĩ, ông bộ trưởng công an Tô Lâm cũng là tiến sĩ, lần hồi rồi mấy ổng nghiên cứu ra một cái tên cho thật kêu, vừa hợp với thực tiễn vĩ đại của dân tộc, vừa ngang tầm thời đại của thế kỷ hai mươi mốt!

20.06.2017