Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 1
 Lượt truy cập: 24842873

 
Tin tức - Sự kiện 20.04.2024 02:35
IS sắp bị tiêu diệt: Sắp hết nhiệm kỳ, Obama ‘chơi liều’ ở Trung Đông?
01.02.2016 22:55

"Đừng cất đi. Hãy cho chúng tôi thấy ý tưởng của các bạn" - đó là thông điệp mà Tổng thống Obama đã gửi tới các chỉ huy quân sự tham gia cuộc chiến chống IS, theo giới chức Mỹ.

ảnh minh họa

ảnh minh họa

Bảo vệ di sản của Tổng thống

Cây viết người Mỹ Kimberly Dozier nhận định, chính phủ Mỹ đã "thẳng thừng ra tay" sau hơn 1 năm miễn cưỡng nhắm mục tiêu vào hệ thống cơ sở hạ tầng cốt lõi của khủng bố vì nỗi lo đánh trúng dân thường hoặc đe dọa mạng sống của binh sĩ Mỹ.

Hai cuộc không kích gần đây mà Washington tiến hành, kho tiền mặt của IS chỉ là một ví dụ cho việc chính phủ Mỹ đã hiện thực hoá ý tưởng từng được coi là quá mạo hiểm đó.

Các cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào ngân hàng và cơ sở hạ tầng dầu mỏ đã khiến IS thiệt hại ít nhất là nửa tỉ USD và rơi vào khủng hoảng tiền mặt nghiêm trọng.

Tinh thần chiến đấu của các tay súng giảm sút rõ rệt, nhiều kẻ "đào ngũ"sau khi lương của chúng bị cắt giảm một nửa. Giới chức Mỹ còn biết được rằng, IS đã chuyển phần lớn trong số tiền mặt của mình tới một bệnh viện tại Mosul.

Theo lời các quan chức quốc phòng Mỹ, Washinton vẫn đang triển khai sâu rộng hơn sự thay đổi về chiến thuật - các chỉ huy quân sự và giám đốc tình báo thúc đẩy bất cứ đề xuất nào có thể tiến hành trên quy mô lớn.

"Các quan chức chính quyền Mỹ đang bật đèn xanh cho những đề xuất mạnh bạo từng bị bác bỏ suốt nhiều năm, đồng thời tìm kiếm thêm các ý tưởng trong việc kiềm chế sự lớn mạnh của IS từ Syria cho tới Libya và hơn thế nữa".

Giới chức Mỹ cho hay, những hành động mạnh bạo hơn này một phần là nhằm đáp trả các vụ khủng bố ở IS và San Bernadino.

Bà Dozier thì nhận định, Mỹ đồng thời cũng đang nghĩ về di sản mà Obama để lại sau 2 nhiệm kỳ Tổng thống của mình. "IS vẫn rất nguy hiểm, nhưng nhiệm kỳ cuối cùng của Tổng thống Obama đang trôi về những giờ phút cuối cùng".

"Tổng thống Obama, trước từng muốn được biết tới như một vị chỉ huy trưởng đã quét sạch al - Qaeda, thì nay cũng không muốn đi vào lịch sử như một người thất trận trên chiến trường chống "kẻ hậu bối" của al-Qaeda là IS".

Một vấn đề mấu chốt khác khiến Nhà Trắng dám đưa ra những chính sách mạnh tay hơn là bởi Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã thiết lập được kênh liên lạc giữa chính phủ với Lầu Năm Góc và Bộ Tư lệnh Trung tâm.

Giới chức tình báo và quân đội Mỹ ghi nhận, ông đã gây dựng được một đường dây liên lạc đáng tin cậy và toàn diện giữa chính phủ với các nhà lãnh đạo về quân sự.

"Carter đang ngày càng đóng một vai trò tích cực hơn so với người tiền nhiệm của mình. Ông ra đã khiến bản thân trở nên khá nổi bật trong cuộc chiến chống IS. Ông ta là một người đàn ông tỉ mỉ.

Liên hệ giữa Washington và các khu vực xa trung tâm đã rõ ràng hơn", một quan chức cấp cao giấu tên nhận định.

Chấp nhận rủi ro, đi trước đón đầu

Các quan chức Mỹ nói rằng, Nhà Trắng đang khuyến khích những nhà hoạch định chính sách quân sự mở rộng khu vực tấn công, ngay cả nếu nó có khiến dân thường bị trúng đạn, hay mạo hiểm mạng sống của lính Mỹ.

Một quan chức quân sự cấp cao khẳng định: "Chúng tôi đã bị trói tay. Nhưng bây giờ tôi nghĩ các vị có thể thấy chúng tôi sẵn sàng chịu tổn thất trong dân thường hơn trước, nhằm đạt bước tiến trong chiến dịch của mình".

Chính quyền Obama cũng sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi đưa các nhóm đặc nhiệm Mỹ tới Syria, bắt sống thêm nhiều thủ lĩnh IS trước khi trao chúng cho lực lượng người Kurd và quân đội Iraq tra hỏi, khai thác thông tin tình báo, gây hoang mang trong nội bộ khủng bố.

Theo giới chức Mỹ, một nhóm nhỏ tình báo và đặc nhiệm đã được triển khai tại Libya, cố gắng thiết lập các mối quan hệ ở địa phương trong cuộc chiến chống IS, nhằm chuẩn bị cho hoạt động sau này.

Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford đã nói về một giải pháp quân sự có thể có, nhằm đối phó với sự lớn mạnh của IS ở Libya và khả năng đề nghị các cố vấn của Mỹ ở Iraq tại các căn cứ quân sự ở xa giúp tái chiếm Mosul.

Còn tại Paris, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter xác nhận, Mỹ sẽ tăng cường các nỗ lực tiêu diệt IS, đồng thời cũng bóng gió nói về những động thái mạnh mẽ hơn nữa trong các chiến dịch đặc biệt do Lực lượng Đặc nhiệm Thi hành Mỹ (ETF) tiến hành.

Tướng Joseph Votel, chỉ huy lực lượng này thậm chí còn úp mở về các cuộc chiến sâu rộng ở Iraq, Syria và xa hơn thế nữa.

"Đó không chỉ là chiếm lấy các lãnh thổ. Đó là ngăn chặn khả năng cai trị của chúng, vô hiệu hóa thông điệp của chúng, tước đoạt nguồn lực của chúng, chặn đứng các tay súng nước ngoài của chúng. Tôi không nghĩ nên đặt thời hạn về thời gian cho việc này. Tôi chắc chắn sẽ không làm thế".

Trước đó, phát biểu tại một hội nghị thường niên ở Washington, ông Votel tiết lộ, ông đã có kế hoạch "đi trước" IS tại những nơi mà tình hình ở đó đã "chín muồi" cho một cuộc nổi dậy của phiến quân.

"Tôi nhìn thấy cơ hội để chúng ta có mặt ở những nơi mà IS chưa thiết lập chi nhánh của mình, nơi chúng không trực tiếp kiểm soát nhưng lại là nơi mà người dân tỏ ra bất mãn. Chúng tôi có thể tới đó và hợp tác với các đối tác của mình".

Tuy nhiên, với một vài người Mỹ, cuộc chiến chống IS dường như vẫn chưa là đủ nhanh. "Chúng ta đang từ từ nấu con ếch, thay vì tăng nhiệt độ và đun cho nó sôi lên ngay khi nó còn sống"




Hoa Kỳ dự kiến mở một mặt trận chống Daech tại Libya

mediaKhói bốc lên từ một kho dầu bị oanh kích tại Ras Lanuf, Libya ngày 23/01/2016.REUTERS/Stringer

Bị đẩy lùi tại Syria và Irak, tổ chức thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (Daech, hay IS) tìm đường bành trướng sang nhiều khu vực châu Á và châu Phi. Quốc gia Bắc Phi Libya, từ nhiều tháng nay đang trở thành mục tiêu chinh phục của Daech. Các cường quốc phương Tây theo dõi sát các biến động tại Libya, nhưng chưa quyết định can thiệp, do quốc gia này thiếu một chính quyền thống nhất được quốc tế công nhận. Trong ít ngày gần đây nhiều dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho một cuộc can thiệp quân sự.

Hôm qua 29/01/2016 Nhà Trắng cho hay, trong cuộc họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, tổng thống Barack Obama ra chỉ thị cho các cố vấn « tiếp tục các nỗ lực … hậu thuẫn cho các chiến dịch chống khủng bố tại Libya ». Theo một giới chức cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ, được AFP dẫn lời, « cần hành động trước khi nước này trở thành một pháo đài » của quân thánh chiến, Hoa Kỳ không thể để cho Libya trở thành « một Irak hay Syria ». Cũng theo giới chức nói trên, Washington đang chuẩn bị nhiều khả năng can thiệp quân sự, từ không kích cho đến tham gia vào một chiến dịch được Liên Hiệp Quốc bảo trợ. Trong nhiều tháng gần đây, Hoa Kỳ đã cử nhiều đơn vị đặc nhiệm tới Libya để nắm tình hình tại chỗ, và bắt liên lạc với các lực lượng địa phương Libya.

Không khí tại Libya đang ngày một căng thẳng. Lợi dụng hỗn loạn tại Libya, Daech đã kiểm soát được Syrte - thành phố cách thủ đô Tripoli 450 km về phía đông, từ vài tháng nay. Và kể từ ngày 4 tháng Giêng, với khoảng 3.000 chiến binh, Daech đã tiến hành nhiều cuộc tấn công nhắm vào các cảng và trạm tiếp dầu ven biển, đặc biệt tại Ras Lanouf và Al Sedra, thủ phủ dầu mỏ của Libya. Theo bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, Daech đã lập nhiều trại huấn luyện tại quốc gia này, để thu hút nhiều chiến binh nước ngoài, như đã làm tại Irak và Syria những năm gần đây.

Sở dĩ Hoa Kỳ cũng như các đồng minh phương Tây, đặc biệt là Pháp, Ý, còn do dự chưa can thiệp quân sự tại Libya là do một chính phủ đoàn kết dân tộc chưa chính thức ra đời, như yêu cầu của Liên Hiệp Quốc. Cần phải có một giải pháp chính trị trước khi có một giải pháp quân sự : Theo một người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ, « Libya cần một chính phủ đoàn kết quốc gia để có thể phối hợp với cộng đồng quốc tế ».

Các thương lượng cho việc lập một chính phủ như vậy là hết sức khó khăn. Điều này phải được sự đồng thuận trước hết của hai Nghị viện. Libya có hai Nghị viện với hai chính phủ, một ở miền đông, một ở miền tây, thành lập kể từ năm 2014. Mỗi phe được sự hậu thuẫn của một số nhóm vũ trang, và nhiều chiến binh nổi dậy từng lật đổ chế độ của đại tá Kadhafi năm 2011. Bế tắc chính trị tại Libya để lại nhiều khoảng trống quyền lực khiến tổ chức Nhà nước Hồi giáo dễ dàng tìm được chỗ đứng.

Đầu tuần này, Nghị viện Libya - có trụ sở tại miền đông nước này, định chế duy nhất được quốc tế công nhận – đã bác bỏ đề nghị thành lập chính phủ liên hiệp. Ông Fayez El Sarraj, thủ tướng Libya trên danh nghĩa, thể theo một thỏa thuận ký kết dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, vừa cam kết sẽ đưa ra một danh sách thành phần chính phủ mới, từ đây đến cuối tuần tới.

Liên quân có thể can thiệp trước khi lập được chính phủ liên hiệp

Trước tình trạng bất định này, có khả năng các cường quốc phương Tây sẽ phải quyết định ra tay sớm. Theo các nhà quan sát, cho dù rất muốn tham gia, Hoa Kỳ dường như không muốn đảm nhiệm vị trí đứng đầu cuộc can thiệp tại Libya, do đã ở tuyến đầu trong hai chiến dịch tại Irak và Syria.

Lãnh đạo liên quân sắp tới – bao gồm trước hết là Hoa Kỳ, Pháp, Anh - rất có thể sẽ do nước Ý dẫn đầu. Ý là một trong những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất do khủng hoảng Libya.

Theo bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ý cho biết sẵn sàng đứng đầu liên quân. Hôm thứ Năm 28/01, bộ trưởng Quốc phòng Ý Roberta Pinotti thông báo, cuộc họp bộ trưởng Quốc phòng các nước trụ cột của liên quân chống Daech tại Paris tuần trước đã đạt được một « thỏa thuận hoàn toàn » trong việc cam kết hậu thuẫn cho một chính quyền Libya thống nhất. Lãnh đạo Quốc phòng Ý nói rõ, các cường quốc đang chuẩn bị cho can thiệp quân sự chống Daech, cho dù chính quyền thống nhất chưa ra đời trong thời gian trước mắt.

Ngày 02/02 tới, ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ công du Roma để hội kiến với các đồng nhiệm châu Âu. Ngày 08/02, tổng thống Obama sẽ tiếp đồng nhiệm Ý tại Nhà Trắng. Vấn đề đối với các nước có ý định tham gia liên quân chống Daech tại Libya là tránh một can thiệp thiếu phối hợp.

Quan hệ Mỹ-Việt thời hậu Nguyễn Tấn Dũng: Tiến hay lùi?

Quan hệ Mỹ-Việt thời hậu Nguyễn Tấn Dũng: Tiến hay lùi?
 
Ông Nguyễn Phú Trọng (P) và ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội Đảng 12, Hà Nội, ngày 26/01/2016REUTERS

Đại Hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 đã kết thúc hôm 28/01/2016. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu lại ở chức vụ cũ, trong một giàn lãnh đạo mới bao gồm 19 người là ủy viên Bộ Chính Trị. Một trong những điểm được các nhà quan sát rất chú ý là sự kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ không còn ở trong ê kíp cầm quyền tại Hà Nội. Quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ- và Trung Quốc- sẽ chuyển biến ra sao ?

Sở dĩ câu hỏi được đặt ra là vì theo nhân định của nhiều nhà phân tích, thủ tướng Việt Nam được đánh giá là một người năng nổ trong chủ trương xích lại gần Mỹ, sẵn sàng lên tiếng chỉ trích Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, trong lúc tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng thường bị xem là bảo thủ, thậm chí thân Trung Quốc.

Trong bối cảnh chung như kể trên, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc trường Đại Học George Mason, tiểu bang Virginia-Hoa Kỳ, một nhà quan sát kỳ cựu về bang giao Mỹ- Việt, cho rằng với giàn lãnh đạo mới tại Việt Nam, quan hệ song phương Mỹ-Việt vẫn sẽ tiếp tục đà phát triển như đã thấy trong những năm qua.

Sự tăng tiến này sẽ được thấy cả trong lãnh vực kinh tế, với Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP được ký kết chính thức và phê chuẩn, ít ra là từ phía Việt Nam, lẫn trong lãnh vực quốc phòng, chiến lược với các hành vi lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông trong tầm nhắm chung.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng- Đại học George Mason- Hoa Kỳ01/02/2016Nghe

« Vì quyền lợi chiến lược, quan hệ Mỹ-Việt sẽ tiếp tục tăng cường »

Nguyễn Mạnh Hùng : «Tôi nghĩ rằng vì quyền lợi chiến lược của Việt Nam, quan hệ Mỹ-Việt sẽ tiếp tục tăng cường cả về phương diện kinh tế lẫn quốc phòng. Về kinh tế thì ông Nguyễn Phú Trọng [Tổng bí thư vừa tái đắc cử của Đảng Cộng Sản Việt Nam], trong chuyến đi thăm Mỹ năm 2015, đã hứa rằng Việt Nam sẽ làm 'đủ mọi cách' để tham gia Hiệp ước TPP - Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.

Trong Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng lần thứ 14 [họp hôm 13/1/2016], ông Trọng đã đưa vấn đề này ra. Trung Ương Đảng nhận xét là có những khó khăn trở ngại, nhưng cũng có cái lợi và họ sẵn sàng chấp nhận. Và đã có « đồng thuận rõ rệt » về việc ký kết và phê chuẩn hiệp ước đó.

Như vậy về mặt kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với Mỹ qua hiệp ước TPP.

Về chiến lược, nhân chuyến thăm Mỹ vào năm 2015, trong cuộc nói chuyện với các nhà ngoại giao và nhân viên Đại Sứ Quán Việt Nam tại Mỹ, ông Trọng đã tuyên bố rằng Mỹ là 'địa bàn hoạt động cực kỳ quan trọng' của ngoại giao Việt Nam. Chỉ căn cứ vào hai điều trên thì chúng ta thấy là Việt Nam sẽ tiếp tục [phát triển quan hệ với Mỹ]. Cũng nên nhớ là một trong những nhân vật được đề cử làm chủ tịch nước là ông Trần Đại Quang thì cũng có cuộc viếng thăm Mỹ trước chuyến công du của ông Trọng ».

RFI : Liệu xu thế nghi kỵ Mỹ sẽ có cơ hội vươn lên hay không ?

Nguyễn Mạnh Hùng : « Xu thế, suy nghĩ nghi kỵ Mỹ lúc nào cũng tiềm tàng trong lòng các lãnh đạo Việt Nam, nhưng bảo nó tăng lên thì tôi nghĩ không có, bởi vì tất cả lãnh đạo [chủ chốt] của Việt Nam đều tương đối hiểu Mỹ hơn và đều đã qua thăm Mỹ. Cụ thể là 4 người trong « tứ trụ » của Việt Nam đều đã đi thăm Mỹ trong thời gian qua, và đã tiếp xúc nhiều với phía Mỹ. Tôi không thấy xu thế nghi kỵ Mỹ tăng lên ».

RFI : Có nhà phân tích cho rằng với việc ông Nguyễn Tấn Dũng rút lui, đà xích lại gần Mỹ của Việt Nam có thể chậm lại. Giáo sư nghĩ sao ?

Nguyễn Mạnh Hùng : « Tôi không đồng ý với cách nhìn ấy, như tôi đã nêu hai lý do ở bên trên : vì nhu cầu chiến lược của Việt Nam và sự hiểu biết Mỹ hơn của giới lãnh đạo Việt Nam, họ đều đã đi sang Mỹ thăm dò rồi. Về phương diện kinh tế cũng như chiến lược, đà tăng trưởng [quan hệ] vẫn sẽ tiếp tục ».

« Hợp tác quốc phòng có chiều hướng tăng cường »

RFI : Một cách cụ thể, triển vọng của vấn đề hợp tác quốc phòng có thể ra sao ?

Nguyễn Mạnh Hùng : « Trong chính sách xoay trục của Mỹ qua châu Á, người Mỹ đã nói rõ là họ sẽ tiếp tục tìm cách tăng gia tăng khả năng quốc phòng của các đồng minh và đối tác – Việt Nam nằm trong số các nước đó. Điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ tiếp tục giúp Việt Nam tăng khả năng phòng thủ của mình, theo mức độ mà hai bên có thể đồng ý và cũng tùy thuộc vào sự đóng góp của Việt Nam ».

RFI : Về vấn đề TPP, liệu có thể nẩy sinh những cản lực nào không ?

Nguyễn Mạnh Hùng : « Đầu tiên là chúng ta thấy rằng Hội Nghị Trung Ương 14 có sự đồng thuận là sẽ ký kết và phê chuẩn Hiệp ước TPP. Nhưng ngược lại thì bên Mỹ mới ký kết, mà chưa phê chuẩn. Do vậy, một trong những vấn đề đặt ra là Quốc Hội Mỹ có thể nhanh chóng phê chuẩn Hiệp Ước đó hay không. Đó là một dấu hỏi.

Ngoài ra, vấn đề chính là nếu có trở ngại, thì đó nằm trong vấn đề thi hành. Vấn đề thi hành không thể nói là sẽ hoàn toàn suôn sẻ. Bất đồng về chi tiết là điều khó tránh, nhưng không phải không thể giải quyết được ».

RFI : Bất đồng trên những chi tiết nào ?

Nguyễn Mạnh Hùng : « Về quyền người lao động chẳng hạn. Rồi việc có mở đủ cửa để cho cạnh tranh công bằng giữa những xí nghiệp quốc doanh, tư doanh, và xí nghiệp có đầu tư ngoại quốc..».

RFI : Sẽ có trở ngại đến từ khu vực Nhà nước ?

Nguyễn Mạnh Hùng : « Tôi không nghĩ như vậy, bởi vì trước kia, giàn lãnh đạo cũ cũng thế, cũng bảo vệ doanh nghiệp Nhà nước. Những năm tháng gần đây họ mới tìm cách cải tổ các xí nghiệp quốc doanh, nhưng về sự cải tổ đó thì tôi chưa thấy kết quả nào rõ rệt, các xí nghiệp quốc doanh vẫn tiếp tục chi phối nền kinh tế Việt Nam.

« Chính sách Biển Đông của Mỹ cứng rắn hay không tùy thuộc vào sự góp phần của Việt Nam »

RFI : Trên hồ sơ Biển Đông, Mỹ có tiếp tục tỏ thái độ cứng rắn hay không, và liệu Việt Nam sẽ bớt cứng rắn hơn với Trung Quốc hay không ?

Nguyễn Mạnh Hùng : « Chính sách của Mỹ đã rõ rệt rồi, và cố gắng của họ lên đến mức độ nào lại tùy thuôc vào  đóng góp của các quốc gia Á châu, trong đó có Việt Nam. Tức là nếu các quốc gia Á châu đóng góp một phần nào vào việc phòng thủ chung, thì Mỹ sẽ làm, còn nếu để cho Mỹ hoàn toàn gánh vác, thì họ sẽ không làm. Điều quan trọng là sự tích cực đóng góp như thế nào của các nước Á châu đó.

Còn về phía Việt Nam, thì hành động của họ tùy thuộc vào thái độ và hành động của Trung Quốc. Lãnh đạo của Việt Nam, nhất là ông Trọng, đã bị mang tiếng – có hay không thì không biết, nhưng ít nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng, ông ấy đã bị mang tiếng là thân Trung Quốc rồi – cho nên các lãnh đạo mới khó có thể chấp nhận mình có hình ảnh nhường nhịn, lệ thuộc Trung Quốc ».

RFI : Về ông Nguyễn Phú Trọng, dư luận Mỹ đánh giá sao ? Có người cho rằng ông đã thay đổi, bớt giáo điều hơn trước. Ý kiến Giáo sư như thế nào ?

Nguyễn Mạnh Hùng : « Ở Mỹ chưa có cuộc điều tra dư luận về ông Trọng, cho nên tôi chưa thể nói được điều đó. Còn theo ý riêng của tôi, thì, vì quá trình học hỏi của ông Trọng – ông ấy đỗ tiến sĩ về bảo vệ chủ thuyết - và vì vị thế chính thức là tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Trọng tự nhiên phải có khuynh hướng giáo điều. Tuy nhiên, khi ông ấy đã tuyên bố rằng chủ nghĩa xã hội không biết bao giờ mới xây xong được, thì ông ấy không phải là người mù quáng ».

RFI : Còn về quan hệ đối với Trung Quốc ?

Nguyễn Mạnh Hùng : « Như tôi đã nói, ông Trọng bị mang tiếng là thân Trung Quốc, nhường nhịn Trung Quốc, sợ sệt Trung Quốc, thì sự mang tiếng đó rất nguy hiểm, làm mất uy tín của ông ấy, mất uy tín của Đảng Cộng Sản. Cho nên, nếu Trung Quốc có hành động gì quá trớn, thì chắc chắn ông ấy phải đối phó, bởi vì không thể nào chấp nhận thêm [tiếng xấu], không thể để hình ảnh phá bằng những hành động nhân nhượng, thần phục Trung Quốc. Đó là chuyện họ không thể chấp nhận được ».

Một cử chỉ « đẹp » của Việt Nam nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN ?

RFI : Sự kiện Việt Nam có giàn lãnh đạo mới sẽ có ảnh hưởng gì đến Hội nghị Mỹ ASEAN ở California ?

Nguyễn Mạnh Hùng : « Nó chỉ có tạo ra một tình trạng éo le. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có lãnh đạo của Đảng, mà chưa có lãnh đạo của chính phủ, bởi vì ba người – ông Quang, bà Ngân và ông Phúc – chỉ mới được đề nghị thôi. Quốc hội tháng Năm mới họp, và tháng Bảy mới quyết định.

Tình trạng đó có nghĩa là từ giờ đến lúc ấy không có giàn lãnh đạo mới về chính phủ, thành ra, người đi dự Hội Nghị đó và đại diện cho chính phủ Việt Nam, thí dụ ông thủ tướng chẳng hạn, thì ông ấy không còn quyền lực như trước, quyền lực chính thức thì có, nhưng quyền lực thực tiễn thì không !

Đó là một trường hợp éo le, nhưng đó cũng có thể là một cơ hội để ông Dũng rút ra một cách đẹp, chẳng hạn như là Đảng có một sự dàn xếp nào đó để ông ấy có thể đi sang bên Mỹ này, đưa ra những lời tuyên bố hay có động thái nào đặc biệt để tạo ra một « thành quả » cho Việt Nam... để ông ấy ra đi một cách êm thấm ».

RFI : Như vậy chúng ta hãy chờ xem... Xin thành thật cảm ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại Học George Mason, Hoa Kỳ.

*

Báo mạng Nhật Bản The Diplomat ngày 23/01/2016, có bài nói về điều được cho là Trung Quốc tìm cách tác động đến kết quả Đại Hội đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong bài này, tác giả Shawn W. Crispin nêu bật một số phân tích cho là ông Nguyễn Tấn Dũng là người có xu hướng thiên về quan hệ chặt chẽ với Mỹ, trong lúc ông Nguyễn Phú Trọng thuộc diện bảo thủ hơn, đồng minh với Trung Quốc về mặt ý thức hệ.

Tuy nhiên, nhìn chung các nhà quan sát đều cho rằng không thể nào nói là với việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời khỏi chính quyền, quan hệ với Mỹ sẽ gặp trở ngại, trong lúc bang giao với Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn.

Hãng tin Mỹ AP ngày 29/01/2016, khi nhận xét về tác động của việc Việt Nam thay đổi một phần lãnh đạo, đã nêu ra một số câu hỏi : « Các cải tổ kinh tế mà thủ tướng Dũng đã thúc đẩy có bị dừng lại không ? Liệu Việt Nam có sẽ lại khấu đầu trước Trung Quốc, quốc gia mà thủ tướng Dũng đã có dấu hiệu kháng lại ? (…) Liệu Việt Nam có sẽ xa lánh Mỹ hay không ? ».

Đối với tất cả câu hỏi trên, hãng AP đều trả lời « không ».

Trong một bài viết về chính trị Việt Nam ngày 29/01/2016, tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review đã ghi nhận thay đổi trong thái độ của ông Nguyễn Phú Trọng đối với Trung Quốc và Hoa Kỳ, đặc biệt từ sau vụ giàn khoan HD-981 : « Vào năm 2014, ông Dũng đã lên tiếng mạnh mẽ chống hành vi xâm lấn của Trung Quốc tại Biển Đông… Vào lúc ấy, ông Trọng có vẻ như ngần ngại trong việc chỉ trích Bắc Kinh, làm dấy lên quan ngại rằng ông không tin tưởng lắm vào việc xây dựng liên minh với Mỹ (để chống Trung Quốc ở Biển Đông) như một số lãnh đạo khác mong muốn ».

Tuy nhiên sau đó, theo tác giả bài báo, ông Trọng như đã thấy là cần phải xóa bỏ định kiến của ngày càng nhiều người cho rằng ông thân Trung Quốc và ông đã sử dụng chuyến công du Hoa Kỳ để làm điều đó, và đã tuyên bố ngay tại Mỹ rằng Việt Nam rất mong muốn gia nhập khối Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP gồm 12 nước do Mỹ dẫn đầu.

Một số nhà phân tích khác cũng ghi nhận một dấu hiệu cho thấy là về phương diện ngoại giao, chính sách của Việt Nam sẽ không thay đổi. Đó là sự kiện ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã được bầu vào Bộ Chính Trị. Sự hiện diện của người đứng đầu ngành ngoại giao trong cơ chế trên nguyên tắc là bộ phận lãnh đạo cao nhất của Việt Nam có thể là một bảo đảm cho thấy là đường lối đối ngoại của Việt Nam trước mắt sẽ không thay đổi, kể cả trong quan hệ với Mỹ.

Việt Nam 'mạnh bạo hơn' nhờ Mỹ?  1 tháng 2 2016

Image copyrightGetty
Image captionKhu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur

Hà Nội lần đầu tiên có thái độ rõ ràng trước hoạt động "tự do hàng hải" của Hoa Kỳ.

Hôm 30/1, tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của hải quân Hoa Kỳ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trong điều mà Hoa Kỳ gọi là "chiến dịch tự do hàng hải" (FONOP).

Hải quân Mỹ cho hay tàu này đã vào trong khu vực lãnh hải 12 hải lý của đảo Tri Tôn, đảo lớn thứ ba trong quần đảo Hoàng Sa, và khi đó không có hiện diện của tàu Trung Quốc trong khu vực.

Ngày 31/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố "Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải" của tàu chiến Mỹ theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.

FONOP hôm 30/1 không phải là lần đầu tiên.

Ngày 27/10/2015, một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường khác của Hoa Kỳ - USS Lassen, đã đi qua khu vực 12 hải lý quanh Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa. Bãi đá này Trung Quốc đã tiến hành cơi nới xây dựng thành đảo nhân tạo.

Khi đó, Người phát ngôn Việt Nam chỉ nói chung chung là Việt Nam "tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông" và "kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định" ở Biển Đông.

Việt Nam tuyên bố chủ quyền với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do vậy không thể không lên tiếng phản ứng trước các sự kiện liên quan tới chủ quyền ở khu vực này.

Tuy nhiên dường như lần này Việt Nam đã mạnh bạo hơn khi ngỏ ý 'tôn trọng quyền đi qua không gây hại của hải quân Hoa Kỳ'.

Không báo trước

Luật biển của Việt Nam quy định: "Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam".

Trung Quốc, nước cũng tuyên bố chủ quyền và đang nắm kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) còn đòi hỏi tàu chiến nước ngoài phải xin phép trước.

Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 30/1 thừa nhận không báo trước cho các bên về hoạt động của tàu USS Curtis Wilbur.

Thế nhưng phía Việt Nam không đề cập chi tiết này, vì FONOP của hải quân Mỹ trước hết nhằm thách thức Trung Quốc.

Học giả Hoàng Việt, chuyên gia luật quốc tế, cho rằng hoạt động của tàu USS Curtis Wilbur đã "gây bất ngờ" và "cho thấy quyết tâm của Mỹ" trong thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Cần phải chú ý, trong tranh chấp ở quần đảo Trường Sa có nhiều bên tham gia. Chủ quyền tại Hoàng Sa chỉ có Trung Quốc và Việt Nam.

Sau trận hải chiến Hoàng Sa 1974, Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn quần đảo này, kể cả đảo Tri Tôn mà Trung Quốc gọi là Trung Kiến đảo.

Bắc Kinh cũng vẽ một đường cơ sở giả tưởng không được quốc tế công nhận quanh quần đảo Hoàng Sa, từ đó đưa ra các yêu sách chủ quyền khác.

Theo ông Hoàng Việt, "Mỹ đã thách thức Trung Quốc về việc chỉ có các quốc gia quần đảo như Philippines hay Indonesia mới có thể vạch đường cơ sở theo cách đó".

FONOP của tàu Mỹ trước hết là nhằm vào yêu sách của Trung Quốc và do vậy, nó nhận được ủng hộ của Việt Nam.

‘Tôi mừng vì ông Trọng tái đắc cử’

  • 1 tháng 2 2016
Image copyrightOther

Nữ doanh nhân, cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến nói bà tin Tổng Bí thư Trọng không còn “bị cản đường” như nhiệm kỳ trước và có thể làm nên “một bước ngoặt” cho lịch sử dân tộc.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC, Chủ tịch của một trong những doanh nghiệp niêm yết hàng đầu tại Việt Nam và là Chủ tịch sáng lập một đại học tư ở Việt Nam nói rằng bà mừng khi thấy Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tái cử.

"Kết quả Đại hội Đảng 12 vừa qua đã cho những doanh nghiệp và người dân một niềm hy vọng lớn.

“Nạn tham nhũng và sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài đã trở thành nhức nhối và làm chúng tôi kiệt quệ.

“Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chính là người khởi xướng và đi đầu trong sự nghiệp chống tham nhũng, tuy nhiên kết quả còn rất xa với kỳ vọng của doanh nghiệp và người dân.

"Tuy nhiên tôi tin rằng chính ông cũng hiểu rõ điều đau xót này bởi chính ông đã phải rơi nước mắt vì cuộc đấu tranh chống tham nhũng khốc liệt và chưa thành công.

Image copyrightKham Getty
Image captionÔng Nguyễn Xuân Phúc được dự kiến trở thành tân thủ tướng chính phủ.

“Nhưng chúng tôi có quyền hy vọng rằng ông sẽ tiếp tục sự nghiệp mà ông đã đi đầu, ông sẽ để lại một dấu ấn lịch sử trong nhiệm kỳ thứ hai và có lẽ đó chính là lý do ông đã được tái cử với số phiếu cao.

“Tôi tin rằng toàn thể dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam, các chí sỹ Việt Nam, các nhà trí thức Việt Nam đang nhìn vào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với niềm hy vọng ông xứng đáng với sự tái cử trong Đại hội 12.”

Cựu dân biểu cũng nói về sự thay đổi ngay là khó bởi tới tháng Bảy thì tân chính phủ mới bắt đầu làm việc.

“Tuy nhiên tôi chợt nghĩ rằng có ai hình dung đến kịch bản nếu có người mặc dù không trúng vào Bộ chính trị, nhưng sẽ vẫn được Quốc Hội bầu giữ trọng trách đứng đầu Chính Phủ?

Bà Yến nói trong Bộ Chính Trị của Việt Nam khoá này có những "gương mặt am hiểu về kinh tế" và là những người giỏi và có kinh nghiệm về điều hành nền kinh tế, hơn nữa tương lai họ còn dài, ít nhất cũng có mười năm trước mặt để lãnh đạo đất nước.

Image copyrightLuong Thai Linh AFP
Image captionGS Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm tổng bí thư ĐCS VN

“Tôi tin rằng bản thân họ cũng là người hiểu rõ hơn ai hết những lỗ hổng và bất hợp lý trong các chính sách kinh tế vĩ mô của những năm qua, có thể đơn cử như sự yếu kém, thất thoát, lãng phí và tham nhũng khủng khiếp của các “anh cả đỏ”.

“Đại hội Đảng 12 đã xong, với những gương mặt trẻ, có kiến thức cùng với vị Tổng Bí thư quyết liệt chống tham nhũng và đi theo con đường đổi mới cho phép chúng ta có quyền hy vọng Việt Nam sẽ thực sự đổi mới, tạo môi trường làm ăn lành mạnh cho doanh nghiệp, cho mọi người dân, tuy nhiên tôi cho rằng nếu cội rễ của nạn tham nhũng, mất dân chủ và bất công chưa được loại trừ thì có lẽ cũng không thể có bước nhày vọt.

“Việt Nam hơn bao giờ hết cần có bước nhảy vọt để hội nhập, chỉ có thế mới lấy lại lòng tin của nhân dân, bảo vệ được chủ quyền đất nước và nền độc lập dân tộc,” bà Đặng Thị Hoàng Yến nói.

Báo Đài Loan: TQ khó xử vì tàu chiến Mỹ

  • 29 tháng 10 2015
Image copyrightAP
Image captionKhu trục hạm USS Lassen từng thăm Thượng Hải

Báo Đài Loan dẫn lời học giả nói lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ở thế tiến thoái lưỡng nan khi Hoa Kỳ điều tàu chiến cho tàu chiến USS Lassen vào Biển Đông.

Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Chính trị Quốc gia, ông Đinh Thụ Phạm được dẫn lời nói như vậy và thêm rẳng cả Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ kiềm chế để tránh căng thẳng gia tăng nhưng sẽ vẫn cạnh tranh với nhau.

Hôm 27/10 tàu khu trục USS Lassen của hải quân Mỹ đã di chuyển bên trong khu vực 12 hải lý (22,2 km) quanh hai đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trên đá ngầm Subi và Vành Khăn (Trung Quốc gọi là Chử Bích và Mỹ Tế) thuộc quần đảo Trường Sa.

Ông Đinh nói hành động của Hoa Kỳ hoàn toàn phù hợp với Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc mà theo đó các tàu nước ngoài, cả dân sự và quân sự, có thể đi ngang lãnh hải.

Nếu Trung Quốc phản ứng mạnh Washington có thể cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật quốc tế.

Nhưng nếu ông Tập Cận Bình không phản ứng mạnh, chính sách ngoại giao của ông sẽ bị chất vấn bởi những người thuộc phe diều hâu như Thiếu tướng La Viên, người nói Trung Quốc phải mạnh mẽ giáng trả bất kỳ nước nào xâm phạm quyền lợi quốc gia của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã triệu tập Đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh để phản đối sự hiện diện của tàu USS Lassen.

Truyền hình nhà nước Trung Quốc nói Thứ trưởng ngoại giao Trương Nghiệp Toại gọi hành động của Mỹ là "cực kỳ vô trách nhiệm" trong cuộc gặp với Đại sứ Mỹ Max Baucus.

'Tàu chiến uy lực'

Trong khi đó nhà nghiên cứu Việt Nam lâu năm từ Australia, Giáo sư Carl Thayer nói với trang Zing rằng "Mỹ sẽ tiếp tục điều tàu đến gần những khu vực mà Trung Quốc đang chiếm đóng" trong thời gian tới và bình luận thêm:

"Sau một thời gian dài, cuối cùng Mỹ đã thực sự hành động để khẳng định quyền tự do hàng hải ... bằng việc triển khai tàu chiến, tàu USS Lassen vốn là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường.

"Trong lần tuần tra này, tàu Lassen đi vào vùng 12 hải lý quanh đá Xu Bi và Vành Khăn nhằm khẳng định rằng, theo luật pháp quốc tế, những đảo nhân tạo bồi đắp từ các đảo đá ngầm sẽ không được hưởng vùng hàng hải xung quanh nó.”

Khi được hỏi về các máy ba do thám đi cùng USS Lassen, ông Thayer nói:

"Hải quân Trung Quốc không thể đối đầu với một tàu chiến uy lực như USS Lassen.

"Việc Mỹ cũng điều thêm máy bay do thám P-8A là nhằm giúp chỉ huy trên tàu Lasssen và các chỉ huy hải quân khác có bức tranh toàn cảnh về những nỗ lực đáp trả của Trung Quốc."

Ông Thayer cũng nói "Trung Quốc sẽ chủ yếu phản đối bằng lời nói, thông qua Bộ Ngoại giao nước này hoặc từ liên lạc vô tuyến từ các đảo nhân tạo."

"Trung Quốc cũng có thể phản đối bằng việc cử tàu Hải cảnh hoặc thậm chí cả tàu cá. Tuy nhiên, các tàu này chủ yếu chỉ phục vụ mục đích tuyên truyền của Bắc Kinh," Giáo sư Thayer nói.

Trang Zing cũng dẫn lời tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói rằng "luôn tồn tại nguy cơ các nước lớn bắt tay, thỏa hiệp cùng nhau trên lưng các nước nhỏ, đặc biệt là khi giữa hai bên có các lợi ích có thể đem ra đổi chác."

Nhưng ông cũng nói khả năng thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay "là thấp do tổng cục lợi ích của Mỹ và Trung Quốc, nhất là trong vấn đề Biển Đông, đang có sự mâu thuẫn lớn và đối đầu."



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 483 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 412 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 373 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 354 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 348 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 299 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 288 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 256 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 251 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 251 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.