Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 24720848

 
Tin tức - Sự kiện 29.03.2024 01:29
Mỹ muốn bảo vệ biển Đông nhưng CSVN thích dâng biển đảo cho Tàu để được bảo hộ
17.05.2015 15:05

Quân đội Mỹ có ý định thách thức các yêu sách biển của Trung QuốcWall Street Journal
Các tác giả: ADAM ENTOUS, GORDON LUBOLD và JULIAN E. BARNES
Người dịch: Huỳnh Phan 12-05-2015
Các biện pháp sẽ là phái máy bay, tàu hải quân tới gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trong vùng biển tranh chap


Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng, quân đội Mỹ đang xem xét việc sử dụng máy bay và tàu hải quân trực tiếp thách thức chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc đối với một chuỗi đảo nhân tạo đang nhanh chóng mở rộng, hành động này sẽ gia tăng mạo hiểm trong cuộc đối đầu khu vực về việc ai kiểm soát các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã yêu cầu ban tham mưu của mình xem xét các phương án trong đó có cả việc cho máy bay giám sát Hải quân bay trên các đảo và phái tàu hải quân Mỹ vào phạm vi trong vòng 12 hải lý quanh các rạn san hô mà TQ đang bồi tạo và tuyên bố chủ quyền trong khu vực được gọi là Quần đảo Trường Sa. 

Động thái như vậy, nếu được Nhà Trắng chấp thuận, sẽ được dùng để chuyển tới Bắc Kinh thông điệp rằng Mỹ sẽ không thừa nhận các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đối với các đảo nhân tạo ở những nơi mà Mỹ coi là vùng biển và không phận quốc tế.


Tính toán của Lầu Năm Góc có thể là việc lập kế hoạch quân sự và bất kỳ triển khai nào có thể thực hiện, sẽ làm tăng sức ép buộc Trung Quốc phải có nhượng bộ đối với các đảo nhân tạo. Nhưng Bắc Kinh cũng có thể đánh liều gấp đôi, mở rộng việc xây dựng bất chấp Mỹ và có khả năng sẽ thực hiện các bước để đẩy mạnh hơn các yêu sách của Trung Quốc trong khu vực.


Hoa Kỳ nói họ không công nhận các đảo nhân tạo là lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, các quan chức quân sự cho biết, hải quân Mỹ cho đến nay vẫn chưa phái máy bay hoặc tàu chiến vào trong vòng 12 hải lý quanh các rạn san hô bồi tạo để tránh leo thang căng thẳng.

Nếu Mỹ thách thức các yêu sách của Trung Quốc bằng việc sử dụng các tàu hải quân, còn Bắc Kinh vẫn giữ vững lập trường của mình thì kết quả có thể leo thang căng thẳng trong khu vực, với sức ép ngày càng lớn, buộc phải tung ra sức mạnh quân sự trong vùng biển tranh chấp đè lên cả hai phía.

Theo ước tính của Mỹ, Trung Quốc đã mở rộng các đảo nhân tạo trong chuỗi Trường Sa từ 500 mẫu năm ngoái lên đến 2.000 mẫu (≈ 809 ha) đất. Tháng trước, ảnh vệ tinh của nhà cung cấp thông tin tình báo quốc phòng IHS Jane cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một đường băng trên một trong những đảo này, có vẻ đủ lớn để chứa máy bay chiến đấu và máy bay giám sát.


Mỹ đã sử dụng quân đội để thách thức các yêu sách khác của Trung Quốc mà Washington coi là không có căn cứ. Tháng 11 năm 2013, Mỹ cho hai máy bay ném bom B-52 bay bên trên các đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông để thách thức vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh tuyên bố trong khu vực đó.

Các quan chức cho biết hiện nay ở Lầu Năm Góc và Nhà Trắng ngày càng có nhiều ý kiến muốn có các bước đi cụ thể để gửi tới Bắc Kinh một tín hiệu cho thấy hành động bồi đắp gần đây của họ ở Trường Sa đã đi quá xa và cần phải dừng lại.


Các quan chức Trung Quốc bác bỏ các chỉ trích về việc xây dựng đảo, nói rằng Bắc Kinh có quyền thực hiện các dự án xây dựng bên trong lãnh thổ có chủ quyền của họ. Họ nói rằng các cơ sở này sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự và dân sự.

“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa) và các vùng biển lân cận,” người phát ngôn đại sứ quán Zhu Haiquan (Chu Hải Toàn) nói. “Việc xây dựng có liên quan, là hợp lý, đúng lẽ và hợp pháp, nằm ngay bên trong chủ quyền của Trung Quốc. Nó không ảnh hưởng hoặc nhắm vào bất kỳ nước nào, và do đó không trách cứ được.”

Ông Zhu nói, Bắc Kinh hy vọng rằng “các bên liên quan” (cách nói nhằm chỉ quân đội Mỹ và các đồng minh trong khu vực) sẽ “kiềm chế việc làm gia tăng căng thẳng hoặc làm bất cứ điều gì nguy hại đến an ninh và sự tin cậy lẫn nhau.”

Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, và những việc làm của họ để cố thực thi việc kiểm soát khu vực này trong những năm gần đây đã làm cho Mỹ và Châu Á, nơi mà một số nước có các yêu sách chủ quyền đối chọi nhau trong đó có Philippines, một đồng minh của Mỹ, ngày càng quan ngại hơn.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose hôm thứ Tư nói “Philippines tin rằng Hoa Kỳ, cũng như tất cả các thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế có lợi ích và có tiếng nói về những gì đang xảy ra ở Biển Đông”, qua việc đề cập tới tự do đi lại và dòng lưu thông thương mại không bị ngăn trở cùng các yếu tố khác.

Máy bay quân sự của Mỹ đã nhiều lần tiến gần tới vùng 12 hải lý mà TQ yêu sách xung quanh các rạn san hô mới xây dựng lên. Nhưng để tránh leo thang, các máy bay không xâm nhập vào vùng này. Một quan chức quân sự cấp cao cho biết các chuyến bay “đã giữ một khoảng cách tới các đảo và vẫn gần mốc 12 hải lý”.

Máy bay Mỹ đã bay gần các đảo mà việc xây dựng đang diễn ra, khiến các sĩ quan Trung Quốc phải gọi vô tuyến để thông báo cho các phi công rằng họ đang tiến gần lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc. Đáp lại, các phi công Mỹ nói với Trung Quốc rằng họ đang bay qua không phận quốc tế.


Trong những ngày gần đây, chiến hạm USS Fort Worth đã hoạt động ở vùng biển gần Trường Sa. “Chúng tôi chưa đi vào trong vòng 12 hải lý”, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết.

Đề nghị của quân đội chưa chính thức chuyển cho Nhà Trắng để cho kết luận cuối cùng đối với bất kỳ thay đổi nào về lập trường của Mỹ. Nhà Trắng từ chối đưa ra bình luận.

Các quan chức nói rằng đây là vấn đề phức tạp bởi vì theo cái nhìn của chính phủ Mỹ, ít nhất một vài khu vực mà Trung Quốc đang thực hiện việc xây dựng là đảo theo pháp lý, chúng có quyền được hưởng một vùng lãnh hải 12 hải lý.

Đề nghị đang được xem xét sẽ là phái tàu và máy bay hải quân đi vào khu vực 12 hải lý chỉ ở những địa điểm xây dựng nào mà Mỹ không coi là đảo hợp pháp, các quan chức nói.

Các quan chức Mỹ nói rằng theo Công ước Liên Hỉêp Quốc về Luật Biển, một thể địa lý bồi tạo không có quyền có lãnh hải nếu thể địa lý ban đầu không phải là đảo được công nhận theo công ước. Theo cách giải thích đó, Hoa Kỳ tin rằng họ không cần phải tôn trọng khu vực 12 hải lý xung quanh các rạn san hô được đắp lên nếu chúng không được coi là đảo trước khi việc xây dựng ở đó bắt đầu.

Các quan chức Mỹ cho biết một số đồng minh của Mỹ trong khu vực đã thúc giục Nhà Trắng nên làm nhiều hơn nữa để thách thức hành vi của Trung Quốc, cảnh báo Washington rằng việc Mỹ không hành động trong vùng Biển Đông có nguy cơ vô tình củng cố yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Ngược lại một số đồng minh trong khu vực đã bày tỏ quan ngại đối với Washington rằng một sự thay đổi trong cách tiếp cận của Mỹ có thể lôi kéo họ vào một cuộc xung đột không chủ ý.

Một quan chức Mỹ nói. “Điều quan trọng là tất cả mọi người trong khu vực có một sự hiểu biết rõ ràng về điều mà Trung Quốc đang làm một cách chính xác. Chúng ta phải mở mắt theo dõi”. Hoa Kỳ đã và đang sử dụng vệ tinh để theo dõi việc xây dựng ở các đảo.


Trong những tháng gần đây, Nhà Trắng đã tìm cách tăng sức ép lên Bắc Kinh để họ dừng việc xây dựng trên các đảo thông qua các kênh ngoại giao, cũng như thách thức Trung Quốc công khai tại các cuộc họp báo gần đây cũng như các báo cáo của chính phủ.

Hải quân Mỹ thường xuyên thực hiện việc “tự do đi lại” trong khu vực, gồm cả đi qua Biển Đông. Nhưng hải quân vẫn chưa được chính phủ trao quyền một cách rõ rệt để làm như vậy trong vòng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry theo đúng lịch sẽ tới Bắc Kinh vào cuối tuần này để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Mỹ vào tháng 9 tới của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người chủ trương cải thiện quan hệ quân sự với Hoa Kỳ là một ưu tiên hàng đầu.

Một bế tắc mới với Trung Quốc sẽ góp thêm vào các cuộc khủng hoảng an ninh chồng chất mà Mỹ đang đối mặt tại các khu vực khác.

Năm ngoái, sau khi Nga chiếm lãnh thổ của Ukraine, Nhà Trắng áp đặt lệnh trừng phạt đối Moscow nhưng cho đến nay vẫn từ chối yêu cầu cung cấp vũ khí của Ukraine. Tại Trung Đông, các chiến binh Nhà nước Hồi giáo chiếm lấy nhiều mảng đất lớn của Iraq hồi hè năm ngoái, khiến Hoa Kỳ phải phát động chiến dịch không kích nhằm vào nhóm này.


Từ lâu, Mỹ luôn nói rằng họ không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, dù Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì sự tự do đi lại tại khu vực này. Tuy nhiên năm ngoái, các quan chức Hoa Kỳ đã gia tăng chỉ trích việc Trung Quốc cố thực thi và biện minh yêu sách của họ trong khu vực.

Các quan chức Mỹ nói họ lo ngại quyết định không phái tàu hải quân vào vùng này sẽ vô tình giúp Trung Quốc tạo dựng chứng lý đối với chủ quyền trong khu vực.

Tàu cảnh sát biển của Trung Quốc thường xuyên đi vào khu vực 12 hải lý quanh quần đảo Senkaku, do Tokyo kiểm soát, nhưng Bắc Kinh cũng có yêu sách chủ quyền và họ gọi là Điếu Ngư.


Các quan chức Mỹ nói họ tin rằng Trung Quốc phái tàu vào khu vực Senkaku ở Biển Hoa Đông vì họ muốn cho Tokyo và các nước khác thấy rằng Bắc Kinh không công nhận các đảo này là lãnh thổ của Nhật Bản.

Yêu sách của Trung Quốc bao gồm cả lãnh hải 12 hải lý kéo dài ra từ toàn bộ quần đảo Trường Sa, ở đó họ kiểm soát 7 rạn đá – tất cả đều được mở rộng thành các đảo nhân tạo gần đây. Các bên tranh chấp khác chiếm một số đảo, rạn san hô và đá khác.

Hình ảnh trước đây trên Google Earth và các nơi khác cho thấy việc bồi tạo ở hầu hết các rạn đá do Trung Quốc nắm giữ đều bắt đầu sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012.


Phần lớn việc xây dựng bắt đầu năm ngoái dù có sự phản đối của các nước láng giềng, các mối quan hệ quân sự với Washington ấm lại, và có động lực mới ở Trung Quốc muốn cải thiện quan hệ với vùng ngoại vi.

Các quan chức Mỹ nói rằng họ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc dừng công việc này lại mà không có kết quả.

Trong những năm qua, tàu và máy bay của Mỹ đã có một số vụ va chạm với phía Trung Quốc, thường phát sinh từ những bất đồng về yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh.

Tháng 3 năm 2001 Trung Quốc ra lệnh cho một tàu khảo sát không vũ trang của hải quân Mỹ ra khỏi vùng biển ở Hoàng Hải, cho rằng vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của họ. Mỹ không đồng ý với phản đối này, và vài ngày sau đó tàu này đã quay trở lại Hoàng Hải với một tàu hộ tống có vũ trang.

Tháng 4 năm 2001 một máy bay chiến đấu của Trung Quốc va chạm với một máy bay thám sát điện tử của hải quân Mỹ gần đảo Hải Nam của Trung Quốc ở Biển Đông, buộc EP-3 phải hạ cánh khẩn cấp.

Tháng 5 năm 2003, nhiều tàu cá Trung Quốc được sử dụng để húc vào tàu khảo sát hải quân Mỹ, có dính dáng tới sự kiện năm 2001, gây ra một số thiệt hại.

Tháng 3 năm 2009 tàu quân sự và tàu công vụ của Trung Quốc bao quanh một tàu khảo sát của hải quân Mỹ ở Biển Đông trong một vùng đặc quyền kinh tế có tranh chấp, buộc tàu Mỹ phải tránh đi. Ngày hôm sau tàu này trở lại đi kèm với một tàu khu trục tên lửa hành trình.

Tháng 11 năm 2013, Mỹ cho hai máy bay ném bom B-52 bay bên trên các đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông để thách thức vùng nhận dạng phòng không của Bắc Kinh.


Tháng 12 năm 2013 một tàu Trung Quốc chặn đường một tàu tuần dương của hải quân Mỹ Cowpens ở Biển Đông, cách tàu sân bay của Trung Quốc một khoảng, buộc Cowpens thay đổi lộ trình để tránh va chạm.

Tháng 8 năm 2014 một máy bay chiến đấu Trung Quốc thực hiện điều mà các quan chức Mỹ nói là một kiểu chặn đường nguy hiểm đối với một máy bay tuần tra trên biển của hải quân Mỹ đang bay trong không phận quốc tế cách đảo Hải Nam khoảng 135 dặm về phía Đông.


Bài viết này có dự đóng góp của Jeremy Page và Trefor Moss. 


Mỹ đưa quân đội và vũ khí hạng nặng vào 8 căn cứ tại Biển Đông

Nguồn tin từ RFI tiết lộ, Hoa Kỳ chính thức yêu cầu Phillipines về việc ĐƯA QUÂN ĐỘI VÀ VŨ KHÍ HẠNG NẶNG CỦA MỸ VÀO 8 CĂN CỨ QUÂN SỰ ở Philippines.
Danh sách các căn cứ đã được xác định:
– 4 căn cứ trên đảo chính Luzon.
– 2 căn cứ khác trên đảo Cebu.
– 2 căn cứ trên đảo Palawan ở miền Tây Philippines, nằm gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp tại Biển Đông.
Theo hãng tin Reuters, các vũ khí hạng nạng bao gm:
– Tàu khu trục nguyên tử tàng hình hiện đại.
– Máy bay tàng hình ném bom nguyên tử .
– Máy bay chiến đấu tàng hình siêu tối tân .
Trong cùng diễn biến “nóng” này, tờ Nguyệt San “Lợi Ích Quốc Gia” của Mỹ ngày 23/4 / 2015 đưa tin rằng :
KHÔNG QUÂN MỸ TUYÊN BỐ TẬP TRUNG TẤT CẢ MÁY BAY NÉM BOM HẠNG NẶNG VÀO BỘ TƯ LỆNH TẤN CÔNG TOÀN CẦU để đối phó với Trung Quốc
Một trong những lý do khiến Mỹ ào ạt đổ quân vào Đông Nam Á vì Trung Quốc sẽ đưa các máy bay đánh bom hạng nặng ra Hoàng Sa và Trường Sa tại các địa điểm:
– Bãi đá Chữ Thập (Trường Sa): Trung Quốc đã hoàn thành đường băng dài hơn 1.300m. Hiện họ đang tiếp tục xây dựng thêm để kéo dài đường băng đạt mức 3.110m.
– Đảo Phú Lâm (Hoàng Sa): Nó đang mở rộng đường băng dài 2.300m hiện tại để thành đường băng dài 3.000m.
Không ngồi chờ Trung Quốc triển khai hỏa lực, Mỹ đã chính thức bao vây Trung Quốc bằng cách tung quân đội và vũ khí hạng nặng trước vào những cứ điểm quan trọng ở biển Đông trước khi trận hải chiến có thể xảy ra....
Liệu chiến tranh thế giới đã khởi đầu , bắt đầu để giải quyết mọi vấn đề trong bối cảnh các bên , các phe không thể nào “thương lượng kiểu hòa bình & nhân nhượng” như hiện nay ??
(Nguồn: Reuters & RFI)
FB Trương Văn Khoa

Vì sao Mỹ muốn điều tàu, máy bay đến khu vực Trung Quốc cải tạo ở Biển Đông

Đề xuất điều tàu và máy bay của Mỹ đến những bãi đá Trung Quốc đang xây dựng phi pháp nhằm thể hiện lập trường dứt khoát rằng Washington không chấp nhận hoạt động cải tạo của Bắc Kinh, và là bước tiến mới để trấn an các nước nhỏ.

Tàu chiến cận bờ USS Forth Worth của Mỹ tại Biển Đông tiến đến phía tàu TQ. Ảnh: US Navy


Mỹ hôm 13/5 thông báo một trong những tàu chiến mới nhất của hải quân, USS Fort Worth, đã hoàn thành cuộc tuần tra kéo dài một tuần ở Biển Đông. Quân đội Mỹ đang xem xét khả năng điều phi cơ và tàu quân sự tới khu vực trong phạm vi 12 hải lý quanh những bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam mà Bắc Kinh chiếm giữ và đang tiến hành cải tạo.

Theo cây bút Shannon Tiezzi củaThe Diplomat, Lầu Năm Góc đang tìm cách chứng minh rõ ràng rằng Mỹ không chấp nhận việc Trung Quốc cải tạo và xây dựng trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Hoạt động bồi đắp gần đây của Trung Quốc có thể nhằm khiến cộng đồng quốc tế xem xét các đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây dựng như đảo thực sự và được hưởng quy chế đảo.

TheoWSJ, Mỹ tin rằng những nơi Trung Quốc đang cải tạo được coi là đá ngầm, hay là bãi cạn lúc chìm lúc nổi, chứ không phải là đảo theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và do đó không được hưởng lãnh hải 12 hải lý. Hơn nữa, điều 60 (8) của UNCLOS cũng ghi rõ "các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hoặc thềm lục địa".

Nếu được thông qua, tàu và máy bay Mỹ sẽ được điều đến quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong phạm vi 12 hải lý để thể hiện rằng Washington không công nhận các thực thể đó đủ điều kiện để được coi là đảo, do đó không được hưởng lãnh hải.


Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông

Mỹ quan tâm đến vấn đề Biển Đông vì Washington khẳng định có lợi ích tại khu vực này, nơi khoảng một phần ba thương mại thế giới đi qua. Điểm quan trọng hơn là các hành vi hung hăng của Trung Quốc, tiêu biểu là hoạt động thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, đang làm suy yếu lợi ích của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những động thái của Bắc Kinh là mối đe dọa cho các quy tắc, chuẩn mực về ranh giới biển và tài nguyên, tự do hàng hải.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã phát biểu "vấn đề quan trọng đối với chúng tôi tại Biển Đông không phải là các bãi đá, mà là các quy tắc bị vi phạm". Động thái của Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến các đồng minh và đối tác của Mỹ, những nước là nền tảng quan trọng cho sự hiện diện của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Prashanth Parameswaran, cây bút chuyên về Đông Nam Á củaThe Diplomat, chính sách của Mỹ tại châu Á cho đến nay chưa đạt được hiệu quả mong đợi. Chính quyền Obama đã thực hiện một số bước đi để đáp trả Trung Quốc, bao gồm tăng cường năng lực cho các đồng minh và đối tác then chốt, lên tiếng chỉ trích hoạt động bồi đắp của Trung Quốc, và hỗ trợ vụ kiện của Manila chống lại Bắc Kinh.

Tuy nhiên, những động thái này chưa thay đổi đáng kể hành vi của Bắc Kinh và cũng không đủ làm các nước Đông Nam Á yên tâm. Trung Quốc đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bồi đắp và cải tạo tại Biển Đông, phớt lờ luật pháp quốc tế, đồng thời trì hoãn việc thống nhất về quy tắc ứng xử với các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Một số biện pháp Mỹ tiến hành cũng đòi hỏi thời gian, trong khi Trung Quốc lại đang thay đổi hiện trạng một cách nhanh chóng. Vì vậy, rõ ràng Mỹ cần có thêm biện pháp cứng rắn như điều tàu và máy bay đến gần những nơi Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Biển Đông để kìm hãm Bắc Kinh.

Muhammad Faiz Aziz, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Luật và Chính sách Indonesia (PSHK) cho rằng, nếu Mỹ quyết định điều tàu chiến, nước này sẽ giúp các quốc gia khác đối trọng quân sự với Trung Quốc, đặc biệt là các nước nhỏ có sức mạnh quân sự yếu hơn Bắc Kinh.

Việc điều tàu và máy bay của Mỹ cũng sẽ đảm bảo tự do và an ninh hàng hải. Nhiều tàu quốc tế di chuyển qua khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nếu Trung Quốc chiếm nơi này thì có thể kiểm soát tuyến đường thương mại quan trọng và kiểm tra tàu quốc tế đi qua. Sự hiện diện của Mỹ trong khu vực có thể ngăn chặn điều này xảy ra, Aziz nhận định.

Biện pháp cứng rắn với Trung Quốc sẽ thể hiện được cam kết của Mỹ với Philippines, đồng minh duy nhất trong Đông Nam Á tham gia vào tranh chấp Biển Đông. Quan hệ Mỹ - Philippines đang phát triển tích cực thông qua tăng cường hợp tác quốc phòng. Hiệp định Washington đã ký với Manila sẽ cho Washington quyền tiếp cận nhiều hơn đến các cơ sở gần Biển Đông.

Nguy cơ đối đầu Mỹ - Trung

Một số chuyên gia cảnh báo rằng quan hệ Mỹ - Trung có thể tổn hại sâu sắc nếu Washington quyết định điều tàu và máy bay đến gần những cơ sở Bắc Kinh đang xây dựng phi pháp ở Biển Đông. Zhang Baohui, chuyên gia về an ninh quốc tế tại Đại học Lingnan ở Hongkong, cho biết ông lo lắng về nguy cơ đối đầu giữa hai nước. Việc này có thể dẫn đến "sự leo thang ngoài ý muốn", ông nói. "Liệu họ (Mỹ) có sẵn sàng chấp nhận hậu quả của sự leo thang này?"

Trong khi đó, Parameswara nhận xét quan điểm cho rằng Mỹ không nên cứng rắn hơn với Trung Quốc là khá yếu và không xác đáng. Theo ông, gìn giữ quan hệ song phương không có nghĩa là làm ngơ trước các hành động phá hoại sự ổn định, pháp quyền, và tự do trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương; nền tảng mà từ đó, sự thịnh vượng của khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, đã được xây dựng trong vài thập kỷ qua.


Hơn nữa, muốn xây dựng quan hệ thì phải cần phải có sự nhiệt tình của cả hai phía. Bắc Kinh không thể tiếp tục có những hành động phá hoại lợi ích của Mỹ mà vẫn cho rằng Washington sẽ không có phản ứng dứt khoát để ngăn chặn chúng.

Thực chất, hai nước từng thực hiện một số bước đi "mạo hiểm" trong tranh chấp ở biển Hoa Đông. Các quan chức Mỹ chỉ ra rằng Trung Quốcđiều tàu đến gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư để thể hiện với Tokyo và những bên khác rằng nước này không công nhận đó là lãnh thổ của Nhật Bản. Mỹ điều hai máy bay ném bom B-52 của nước này bay trên bầu trời khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông để thể hiện Washington không công nhận vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc lập ra. 

Biển Đông sẽ tiếp tục là bài toán quan trọng để xem thế giới và Mỹ có thể đối phó như thế nào với một Trung Quốc đang lớn mạnh nhanh chóng, trong khi vẫn giữ gìn quan hệ với Bắc Kinh.

Phương Vũ

Ngắm tàu chiến Mỹ vừa tuần tra trên Biển Đông

Ngày 13.5, Hải quân Mỹ thông báo một trong những chiếc tàu chiến mới nhất của họ là tàu chiến đấu ven biển (LCS) USS Fort Worth đã hoàn thành chuyến tuần tra kéo dài một tuần trên Biển Đông.

Tàu USS Fort Worth được điều đi tuần tra Biển Đông trong bối cảnh Lầu Năm Góc đang xem xét kế hoạch đưa tàu chiến, máy bay quân sự áp sát các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải trong vùng biển chiến lược này.

Ngam tau chien My vua tuan tra tren Bien DongTàu USS Fort Worth tuần tra Biển Đông trong khi bị tàu Trung Quốc (khoanh đỏ) bám theo sauNgam tau chien My vua tuan tra tren Bien DongMột thủy thủ kéo thang dây lên tàu USS Fort Worth
Ngam tau chien My vua tuan tra tren Bien DongTrực thăng AH-1 Cobra chuẩn bị đáp xuống tàu USS Fort Worth

Theo thông báo của Hải quân Mỹ, tàu USS Fort Worth đã bị các tàu chiến Trung Quốc theo sát trong chuyến tuần tra này khi tàu chiến Mỹ đi ngang qua những hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc đang xây dựng.

Hải quân Mỹ tuyên bố tàu Fort Worth và các tàu chiến đấu ven biển khác của họ sẽ thực hiện các chuyến tuần tra thường xuyên hơn trong khu vực.

Ông Fred Kacher, sĩ quan chỉ huy Liên đội Tàu khu trục 7 Hải quân Mỹ nhấn mạnh: “Những hoạt động như của tàu Fort Worth vừa rồi trên Biển Đông sẽ trở nên thường xuyên hơn khi chúng tôi tiếp nhận 4 tàu LCS mới tới khu vực này trong những năm tới đây”.

Ngam tau chien My vua tuan tra tren Bien DongHai tàu chiến đấu ven biển khác của hải quân Mỹ
Ngam tau chien My vua tuan tra tren Bien DongTàu LCS Independent di chuyển cùng tàu sân bay USS Ronald Reagan trong diễn tập RIMPAC 2014
Ngam tau chien My vua tuan tra tren Bien DongMột xuồng chiến đấu đang chuẩn bị tiến vào bên trong tàu chiến đấu ven biển USS Freedom của Hải quân Mỹ

Viên sĩ quan này cho biết thêm: “Việc triển khai nhiều tàu LCS tới khu vực Đông Nam Á thể hiện tầm quan trọng của ‘khu vực đang lên’ này và giá trị của việc hiện diện thường xuyên”.

Tàu chiến đấu ven biển LCS là một loại tàu nhanh, cơ động được thiết kế để hoạt động trong các môi trường ven biển nhưng vẫn có thể tác chiến trên biển lớn. Với chiều dài hơn 127 mét và đạt vận tốc trên 40 hải lý một giờ, tàu LCS có thể đánh bại các vũ khí phòng thủ “chống tiếp cận” như thủy lôi, tàu ngầm và tàu chiến mặt nước tốc độ cao.

Ngam tau chien My vua tuan tra tren Bien DongTrực thăng không người lái MQ-8B Fire Scout đang chuẩn bị cất cánh khỏi tàu USS Fort Worth
Ngam tau chien My vua tuan tra tren Bien DongCác binh sĩ thuộc Tổ Chiến đấu Trên biển 4 trong biên chế của tàu USS Forth Worth
Ngam tau chien My vua tuan tra tren Bien DongThủy thủ tàu USS Worth Forth chuẩn bị đạn pháo 57 ly. Pháo 57 ly là một trong những vũ khí chính trên tàu LCS

Phần khung của tàu LCS được lắp từ các khối có thể thay đổi được khác nhau có tên gọi là “mô-đun nhiệm vụ” bao gồm các hệ thống thực thi nhiệm vụ và thiết bị hỗ trợ có thể được thay thế trong thời gian ngắn.

Những mô-đun này kết hợp với các thủy thủ trên tàu tạo thành một “gói nhiệm vụ” hoàn chỉnh gồm các phương tiện không người lái, có người lái và các cảm biến. Mỗi "gói nhiệm vụ" này có thể nhanh chóng thực thi các nhiệm vụ chống thủy lôi, chống tàu ngầm hoặc tác chiến trên mặt nước.

Ngam tau chien My vua tuan tra tren Bien DongCác thủy thủ nạp đạn dẫn đường vào khẩu pháo 30 ly trên tàu USS Forth Worth. Pháo 30 ly là một phần trong "gói chiến đấu mặt nước" của chiếc tàu chiến LCS này
Ngam tau chien My vua tuan tra tren Bien DongTên lửa Kongsberg được phóng lên từ tàu LCS Coronado để tiêu diệt mục tiêu di động trên biển
Ngam tau chien My vua tuan tra tren Bien DongTrực thăng MQ-8B Fire Scout đáp xuống tàu USS Fort Worth sau khi hoàn thành chuyến tuần tra đêm trên Biển Đông
Ngam tau chien My vua tuan tra tren Bien DongMột tàu LCS thuộc dòng Independent đang được đưa ra khỏi nhà máy
Ngam tau chien My vua tuan tra tren Bien DongTàu LCS có khả năng di chuyển cực kỳ linh hoạt với tốc độ cao

Tàu LCS hiện nay của Mỹ có hai dòng, đó là dòng Freedom và dòng Independence do hai hãng khác nhau chế tạo. Tàu USS Fort Worth do hãng Lockheed Martin chế tạo và chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào tháng 9.2012.

Sau khi được chuyển giao cho Hải quân, tàu USS Fort Worth đã hoàn thành các chương trình thử nghiệm gắt gao và rời cảng nhà San Diego tới Singapore vào tháng 11.2014 để hỗ trợ cho chiến lược tái cân bằng ở Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ.




Trung Quốc bắt kẻ bán ảnh tàu Liêu Ninh cho gián điệp nước ngoài

Dân tríMột người đàn ông Trung Quốc bán 500 bức ảnh chụp tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của nước này, đã bị bắt trong một cuộc điều tra gián điệp, một đài truyền hình địa phương tối 9/3 đưa tin.
 >>  Tướng Trung Quốc xác nhận quân đội đang đóng tàu sân bay thứ hai
 >>  Trung Quốc "ỉm" tiền mua tàu sân bay Liêu Ninh của doanh nhân Hồng Kông?

Liêu Ninh là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. (Ảnh:
Liêu Ninh là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. (Ảnh:News.cn)

Theo đài truyền hình thành phố Đại Liên của Trung Quốc, một người đàn ông họ Zhang, đã bắt đầu chụp các bức ảnh về tàu sân bay Liêu Ninh sau khi được một cá nhân tự nhận là biên tập viên của một tạp chí liên hệ qua mạng. Kẻ tự nhận là biên tập viên này bị nghi là một điệp viên nước ngoài.

Ông Zhang và một người nữa hồi năm ngoái bị cảnh sát Đại Liên bắt giữ. Đại Liên là thành phố cảng đông bắc Trung Quốc, nơi tàu Liêu Ninh được tân trang trước khi được đưa vào sử dụng vào năm 2012 và kể từ đó, tàu này thường xuyên quay lại cảng trên để bảo dưỡng định kỳ.

Giới chức địa phương phát hiện ông Zhang đã chụp ảnh tàu Liêu Ninh từ tháng 4-8/2014 và đã cung cấp cho đối tác 500 bức ảnh về tàu sân bay này. Nguồn tin trên nhận định: "Ông Zhang đã gây ra mối nguy hại nghiêm trọng cho an ninh quân sự nước nhà".

Trước đó, một người đàn ông khác họ Han đã nhận 90.000 NDT, tương đương 14.400 USD, từ một "phóng viên" đặt hàng chụp ảnh các thiết bị quân sự của Trung Quốc. Ông Han đã được "phóng viên" này liên lạc qua mạng internet sau khi đăng tải lý lịch xin việc lên các trang mạng.

Đài truyền hìnhĐại Liêncho biết: “Kẻ tự nhận là phóng viên trên thực chất là một gián điệp nước ngoài đang bị các cơ quan tình báo giám sát".

Vụ bắt giữ hai người nói trên được cho là sự vụ mới nhất trong chuỗi các vụ lừa đảo trên mạng của các điệp viên nước ngoài đối với các công dân Trung Quốc đang tìm kiếm việc làm và kết bạn qua mạng.

Hồi tháng 11 năm ngoái, kênh truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin một người đàn ông Trung Quốc đã bị bắt tại thành phố ven biển Thanh Đảo vì bán hình ảnh các thiết bị quân sự của Trung Quốc cho các điệp viên nước ngoài.

Trước đó, hồi tháng 5/2014, một chủ cửa hàng ăn tại tỉnh Quảng Đông đã phải lĩnh án 10 năm tù “vì tiết lộ bí mật quân sự cho các cơ quan tình báo nước ngoài, bao gồm các tài liệu và ảnh về vũ khí quân sự”, theoCCTV.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình coi việc đối phó với nguy cơ do thám nước ngoài là một ưu tiên trong chính sách của nước này. Hồi tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã ban hành luật mới chống các hoạt động tình báo nước ngoài, nhằm “đảm bảo an ninh toàn diện cho đất nước”.

Ông Tập hồi năm ngoái nhấn mạnh rằng “hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với các thách thức đa dạng hơn bao giờ hết trong công cuộc bảo bệ an ninh quốc gia, minh chứng là các diễn biến phức tạp cả ở trong và ngoài nước”. 

Thoa Phạm
TheoAFP

Thà mất biển mà còn đảng?


Nhà báo Bùi Tín trong bài của ông, “Những ngày chủ nhật có làm nên lịch sử?” (9.6.2011) phổ biến trên nhiều trang web đã mô tả khái quát tình thế hiện nay của chính quyền VN rằng: “Thế yếu của chính quyền là bị tố cáo ‘ươn hèn với giặc, tàn bạo với dân’, bán rẻ chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải quốc gia, đi đêm với kẻ thù bành trướng… với nhiều dẫn chứng khó chối cãi.”

Cuộc trấn áp của chính quyền đối với lần biểu tình hôm Chủ nhật 10.7.2011 vừa qua tại Hà Nội với việc bắt bớ bừa bãi các thanh niên sinh viên nam nữ yêu nước. Khóa họp II của Hội nghi Trung ương Đảng CSVN suốt một tuần lễ cũng kết thúc đúng hôm Chủ nhật đó, nhằm bố trí nhân sự lãnh đạo chính quyền nhưng hoàn toàn không bàn tới vấn đề Biển Đông. Thái độ của chính quyền đối với kiến nghị gởi đi ngày 4.7.2011 của một số nhân sĩ trí thức VN hàng đầu yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin liên quan tới quan hệ với TQ, đặc biệt quan điểm của chính quyền hiện nay đối với bức thư ngoại giao của Ông Phạm Văn Đồng năm 1958.

Tính chính thống và chính đáng

Thông thường, chính quyền sở hữu tính chính thống do bởi sự chấp nhận của dân chúng, hoặc được chuyển giao hợp pháp, và rồi xây dựng cùng bảo lưu tính chính đáng bằng tinh thần thượng tôn pháp luật cùng các chính sách đối nội và đối ngoại hữu hiệu. Cả hai tính đó có thể bị chính quyền tự đánh mất hoặc bị mất do một cuộc cách mạng.

Trong quá trình lịch sử của dân tộc Việt, chính quyền được lịch sử thừa nhận là chính thống khi nó phát nguồn từ công cuộc chống ngoại xâm mà đối tượng truyền kiếp là Trung Hoa. Thời Bắc thuộc, các bậc lưu danh đế vương khởi nghiệp từ những dấy binh nhằm giải phóng dân tộc như Trưng Nữ Vương, Triệu Nữ Vương, Lý Nam Đế, Bố Cái Đại Vương, Mai Hắc Đế, và kể cả Việt Vương Triệu Quang Phục, v.v. Kể từ thời độc lập, chúng ta có Ngô Vương Quyền với trận chiến Bạch Đằng giang, và sau đó, các nhà Tiền Lê với Lê Đại Hành, Hậu Lê với Lê Thái Tổ hoặc Tây Sơn với Quang Trung Đại đế, hoặc củng cố tính chính thống của nó bằng chiến thắng ngoại xâm như nhà Lý, nhà Trần. Thậm chí nhà Nguyễn Gia Long ban đầu cũng dự tính lấy quốc hiệu là Nam Việt; về sau bị nhà Thanh buộc phải đổi sang quốc hiệu Việt Nam vì e ngại nó nhắc nhở tới [hay có tham vọng phục hưng] thời Triệu Đà từng hùng cứ từ miền đông của Hoa Nam xuống tới Giao Châu, đóng đô ở Phiên Ngung, nay gần Quảng Châu. Cho tới nay, nhà Mạc cũng vẫn chưa được xem là chính thống có lẽ vì thái độ của Mạc Đăng Dung tự trói mình cùng 40 triều thần ra hàng, phục xuống đất lạy chịu tội ngay ở cửa Nam Quan, đem đất 5 động cùng đất Khâm Châu và vàng bạc dâng cho nhà Minh.

Như thế đủ biết dân tộc VN xem cực kỳ tối thượng thái độ của chính quyền VN trong việc bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từng kế thừa tính chính thống và chính đáng cả hai mặt. Mặt chính nghĩa là chống ngoại xâm của Thực dân Pháp và sau đó chống cái được ĐCSVN tuyên truyền là cuộc xâm lăng của Đế quốc Mỹ; nếu cái chống thứ hai này bị tranh luận, thì ít ra nhà cầm quyền hiện nay cũng tự nhận họ có góp công vào việc thống nhất đất nước. Mặt pháp lý là kế thừa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam qua cuộc hợp nhất đất nước năm 1976, (CHMNVN cũng mang tính chính thống về pháp lý vì nhận sự đầu hàng và dù gì cũng là bàn giao của Việt Nam Công hòa, qua Tổng thống hợp hiến Dương Văn Minh). Thêm nữa, việc thành lập nước CHXHCNVN do Quốc hội quyết định ngày 2.7.1976 nhằm mưu cầu phúc lợi chính đáng cùa nhân dân VN, được đúc kết làm thành ba tiêu đề đi kèm với quốc hiệu: “(dân tộc) Độc lập – (dân quyền) Tự do – (dân sinh) Hạnh phúc”.

Một chính quyền bất xứng

Ngày nay, thực trạng bang giao đầy khiếp nhược của CHXHCNVN đối với TQ, mức độ thối nát khủng khiếp từ trên xuống dưới và vô phương cứu chữa của chế độ, cũng như các chính sách của chính quyền VN đối với dân chúng công nông, đặc biệt cung cách hành xử đối với các phần tử yêu nước cho thấy chính quyền Việt Nam hiện thời đang đánh mất cả tính chính thống lẫn tính chính đáng của nó. Tình trạng này nếu kéo dài thêm một ngày thì càng cho thấy guồng máy cai trị hiện nay tại VN thêm một ngày bất xứng với danh nghĩa “chính quyền”, cho dẫu tập đoàn đầu sỏ cai trị đó có vận dụng hết mọi biện phảp trí trá, hiểm độc, kể cả ti tiện, để duy trì sự tồn tại đang bên bờ vực của nó.
Nhiều người cho rằng sở dĩ chính quyền này tồn tại là nhờ nỗ lực bám víu quyền lực bằng mọi giá của một nhúm đầu sỏ cùng với khá đông đảng viên trong đảng cai trị vì họ nghĩ rằng “thà mất nước không thà mất đảng”. Có lẽ nay đã tới lúc nên bình tâm xét lại ý nghĩa hay câu nói được thốt ra một cách tùy tiện và đầy quán tính “thà mất nước không thà mất đảng”, để các đảng viên CS cùng những kẻ ăn theo nó chuẩn bị đối mặt với một thực tế nhiều khả thi.

Thân phận đảng viên mất nước

Thật khó có thể không đồng ý với ý kiến cho rằng kéo dài thực trạng chính trị, văn hoá và xã hội thì mất nước là chuyện trước mắt. Trong trường hợp VN rơi vào bàn tay của TQ, trở nên một khu tự trị hay một tỉnh biệt lập của nó thì điều gì xảy ra. Kịch bản có nhiều phần chắc sẽ diễn tiến là:

1/ Danh xưng Đảng CSVN biến mất, và Đảng trở thành một bộ phận của Đảng CSTQ.

2/ Các đảng viên người Việt trong ĐCS lúc đó sẽ chỉ giữ hư vị, những chức vụ chủ chốt trong Đảng và trong hậu trường các cấp chính quyền tại Việt Nam sẽ do đảng viên ĐCSTQ điều sang hay đang nằm vùng trồi ra nắm giữ cộng với những tên Việt gian hiểm ác.

3/ Để thu phục nhân tâm người Việt, ĐCSTQ thế nào cũng tìm cách phát động một cuộc đấu tranh chống “tham nhũng và cường hào (?)” nhằm thanh trừng công khai và tàn mạt để loại trừ và thu hồi tài sản các đảng viên có gốc Đảng CSVN, từ trung ương tới địa phương. Kèm với cuộc thanh trừng này, có thể tiến tới việc xét lại và hủy bỏ từng phần hoặc toàn phần các trợ cấp hưu bổng với hàng chục triệu người thuộc diện cựu viên chức chính quyền, đảng và đoàn, đang thụ lãnh và là gánh nặng cho ngân sách.

4/ Cuộc thanh trừng này không khỏi lây lan sang các đảng viên “hiền lương” khác vì lúc đó, quần chúng nhân dân nông thôn và thành thị, có thêm nhiều phần tử bất hảo, sẽ thừa thời cơ – với sự thả lỏng hay mặc nhiên khuyến khích của giới chức TQ – xâm phạm luôn cả tài sản cùng tính mạng của các viên chức hay đảng viên nguyên gốc ĐCSVN, dù đối tượng ấy trước đây không là thành phần năng động hay đắc tội cụ thể.

5/ Đây cũng là cơ hội cho Đảng CSTQ phá vỡ một cách tận gốc và có hệ thống các cơ cấu văn hóa, tôn giáo, thân tộc cùng những nền tảng khác của dân tộc và xã hội VN, nhằm vô hiệu hóa khả năng chống đối, hóa giải tiềm năng chống đối và đẩy nhanh công cuộc đồng hóa sắc tộc Kinh (Việt).

6/ Tới lúc đó, ngay cả các đảng viên tham ô của đảng CSVN hiện nay cũng không có cơ hội tung cách bay đi hay có chỗ hạ cánh an toàn, kể cả tại Côn Minh hay Quảng Châu mà theo lời đồn đoán, hiện nay đã xây dựng sẵn các biệt thự trong những khu biệt cư dành cho những người Việt muốn tẩu tán tài sản và ẩn cư tại TQ. Ấy là chưa kể các phần tử công an, cảnh sát chìm nổi ở hạ tầng cơ sở lâm cảnh trơ vơ, không biết “đi đâu về đâu”, cam chịu trở thành bầy dê gánh tội và tế thần để Đảng CSTQ xoa dịu người Việt đang đau cơn mất nước và căm phẫn hình bóng ngoại nhân.
7/ v.v.
Còn nhiều tình tiết khả thi nữa. Cũng có thể tưởng tượng thêm vài kịch bản khác nhưng kinh nghiệm lịch sử về các sách lược chiếm đóng, thanh trừng và bình định của Trung Hoa đặc biệt lốI hành xử của họ trong những chiến dịch đấu tố, khai trừ giữa người CSTQ với nhau trong thế kỷ 20, cho thấy có lẽ các kịch bản ấy không khác nhau bao nhiêu về mức độ tàn mạt.

Câu hỏi dành cho đảng viên

Như thế, ý nghĩ hay câu nói nông cạn “thà mất nước không thà mất đảng” hay “thà mất nước còn hơn mất đảng”, dẫu có đổi thành “thà mất nước mà còn mạng còn của” hay “thà mất nước còn hơn mất mạng mất của” cũng không thể nào hợp lý. Và nếu để cho chính quyền kéo dài thái độ hiện nay đối với TQ thì cơn mơ mộng cầu may đó không còn cơ hội biến thành hiện thực. Đảng viên CSVN nào đang vùi đầu vào giấc mơ mất nước mà còn đảng thì còn mình, hoặc “thà mất nước chứ không thà mất đảng” là còn tự để cho đám đầu sỏ lừa mị trước khi chúng đánh tháo và tự để cho mình bị đẩy mình vào thế kẹt giờ chót, trong tình cảnh mất của cải mất luôn cả sinh mệnh vì hầu như không có lối thoát.
Thế thì làm sao đây?

Thời bắt đầu bằng tuyên cáo?

Câu trả lời xin dành cho các đảng viên đang sinh hoạt hay đã hưu trí của Đảng Cộng sản VN hiện nay. Đã tới lúc nhưng phản biện, đề nghị, khuyến cáo, giải trình, v.v. đầy khí tiết và sĩ khí chẳng những không còn hợp thời mà trở thành bung xung cho những động tác giả của nhà cầm quyền, để nó có đủ thì giờ vừa thực hiện cái mà phía TQ công khai bảo là “những điều đã đồng thuận”, vừa sách nhiễu các công dân yêu nước và gây chia rẽ giữa những người nhiệt tâm nhiệt huyết ở trong lẫn ngoài nước.

Rõ ràng Đảng và nhà nước hiện nay là một tập thể không đủ yếu tính và khả năng bảo vệ đất nước trong khi vẫn tiếp tục phản bội trắng trợn tầng lớp công nhân và nông dân cùng những kẻ đã đổ xương máu lập nên CHXHCNVN. Chính quyền Việt Nam đang mất hẳn tính chính thống và chính đáng; ngày càng lộ rõ tính chất phản quốc hại dân; và các trí thức, thanh niên sinh viên cùng đồng bào, đặc biệt các đảng viên và cựu đảng viên còn liêm sĩ của ĐCSVN cần phải chuyển sang một giai đọan đấu tranh mới bằng việc thẳng thắn tuyên cáo rằng đã đến lúc không còn có thể chấp nhận việc nó tiếp tục cai trị độc quyền với ảo tưởng và tác phong một thứ quốc chủ chỉ còn biết lấp liếm bán nước buôn dân để tồn tại./.

© Nguyễn Ước

Mỹ tiêu diệt 4 thủ lĩnh sừng sỏ của IS

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria (SOHR, trụ sơ ở Anh) ngày 17.5 cho biết, cuộc truy kích của lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở miền Đông Syria đã tiêu diệt 32 tay súng của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), bao gồm 4 thủ lĩnh IS.


Mỹ tiêu diệt 4 thủ lĩnh sừng sỏ của IS
ảnh minh họa

“Chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm Delta Mỹ đã tiêu diệt 32 phần tử IS, trong số đó có 4 thủ lĩnh, bao gồm thủ lĩnh cấp cao Abu Sayyaf”, AFP dẫn lời ông Rami Abdel Rahman, người đứng đầu SOHR, cho biết.

Trong khi đó, Giám đốc Di tích và Viện bảo tàng Syria Mamoun Abdulkarim cho biết phiến quân IS đã rút khỏi các khu vực mà chúng xâm nhập vào thành phố lịch sử Palmyra - một di sản thế giới được UNESCO công nhận ở miền Trung Syria. 

Trước đó, tối 14/5, IS đã tiến hành nhiều cuộc tấn công nhằm vào Palmyra hòng chiếm khu vực chiến lược này. Tuy nhiên, quân đội chính phủ Syria và dân quân đã chống trả kiên cường, buộc IS phải ngừng tấn công.

Theo SOHR, ít nhất 47 binh sỹ chính phủ thiệt mạng và 29 phần tử thánh chiến bị tiêu diệt sau các cuộc giao tranh tại đây



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 536 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 486 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 80 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 24 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.