Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 2
 Lượt truy cập: 24841826

 
Khoa học kỹ thuật 19.04.2024 15:06
CSVN chỉ giõi đàn áp đánh giết dân lành, làm kinh tế dở ẹc, hàng Việt thua đứt hàng Thái, Lào, Campuchia
17.11.2017 08:02

Mẫu mã kém, chất lượng chưa tốt, giá thành khó cạnh tranh do mối liên kết giữa khâu sản xuất và phân phối chưa rõ ràng, khiến hàng Việt dần bị mất thị phần ngay trên sân nhà.


Không phải đến khi các đại gia nước ngoài nhăm nhe đổ bộ thị trường bán lẻ Việt Nam, từ trước đó, người Việt đã quen với việc mua được hàng hóa từ các nước lân cận. Hàng Trung Quốc vẫn chiếm thị phần khá lớn, song đã bị cạnh tranh bởi các nước khác như Thái Lan, Lào, Campuchia và một phần nhỏ Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước châu Âu...

Hà Nội: Hàng Thái thống trị từ kem đánh răng đến khăn mặt

Từ khăn mặt, kem đánh răng cho đến mỹ phẩm, các phụ kiện gia đình, chị Nguyễn Thanh Trà (Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) đều ghé vào cửa hàng chuyên đồ Thái Lan để mua. Không hẳn giá thấp hơn thị trường mà theo chị, hàng Thái nhiều mẫu mã, có độ bền cao.

"Đơn cử như một chiếc khăn mặt sản xuất ở Việt Nam có giá 20.000 đồng, nhưng chỉ dùng được 3 tháng là tã. Hàng Thái giá tới 35.000-40.000 đồng, dùng 4-5 tháng vẫn còn nguyên sợi. Tính ra, hàng Thái vẫn rẻ hơn hàng Việt", chị Trà cho hay. 

Trên một đoạn đường 2 km vào nhà chị Trà, chỉ trong vòng nửa năm đã mọc lên 3 cửa hàng chuyên bán đồ Thái Lan. Hàng nào cũng khách ra vào tấp nập, chẳng mấy khi vắng.

"Tôi thường lựa chọn sản phẩm xuất xứ từ Thái Lan bởi có uy tín. Trong khi đó, hàng Việt bây giờ thật giả lẫn lộn, rất khó phân biệt. Rất nhiều lần tôi mua sản phẩm bên ngoài quảng cáo hàng Việt Nam nhưng tem mác bên trong thì ghi 'Made in China'", chị Trà chia sẻ. 

Hang Viet thua dut hang Thai, Lao, Campuchia? hinh anh 1

Hàng Thái len lỏi vào thị trường Việt Nam từ trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cả cả trên mạng. Ảnh: N.Hữu.

Còn theo chị Nguyễn Thùy Thanh (Đống Đa, Hà Nội), nếu so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thì đồ Thái Lan có giá nhỉnh hơn cả Việt Nam, Trung Quốc. Song, mức giá không quá đắt, chất lượng tốt nên túi tiền của người thu nhập mức trung bình người Việt là hợp lý. 

Theo khảo sát của phóng viên, trên một số tuyến phố tại Hà Nội như Cầu Giấy, Giảng Võ, Nguyễn Chí Thanh…, cửa hàng bán hàng Thái đang xuất hiện ngày càng nhiều. Không những thế, tại các trung tâm thương mại, siêu thị như như Aeon Mall, Fivimart, Metro... các sản phẩm từ quần áo, giày dép đến khăn mặt, chậu, khay nhựa, dầu gội, mỹ phẩm có xuất xứ Thái Lan xuất hiện thậm chí nhiều hơn cả hàng Việt. 

Nguyễn Minh Tâm, chủ cửa hàng chuyên đồ Thái tại Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, trước đó chị bán hàng đồng giá Trung Quốc. Thế nhưng người mua ít dần, rủi ro do độ bền kém nên chị chuyển sang bán đồ Thái. Với kinh nghiệm bán hàng hơn 2 năm nay, chị Tâm cho rằng, hàng Thái đang thực sự được lòng người tiêu dùng Việt. 

Theo đánh giá của chủ hàng này, giá mặt hàng Thái Lan chỉ cao hơn 10-15% so với hàng Việt. Song, chủng loại hàng hóa phong phú, có thương hiệu nên được khách ưa chuộng hơn cả.  Chị Tâm cho biết, ngoài Thái Lan thì hàng xuất xứ Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đang được phân khúc khách hàng có thu nhập nhỉnh hơn lựa chọn nhiều. 

Hàng Campuchia chiếm lĩnh thị trường TP HCM

Trong khi hàng Trung Quốc, Thái Lan, Nhật, Hàn đang chiếm thị phần khá lớn ở miền Bắc thì tại miền Trung, Nam, sản phẩm xuất xứ từ Lào, Campuchia cũng có vị thế áp đảo. 

Theo khảo sát của Zing.vn, tại chợ Bình Tây (chợ Lớn), quận 6 (TP HCM), thương hiệu cá Biển Hồ Campuchia được nhiều cửa hàng sử dụng để kéo khách. Cùng một dòng sản phẩm, nhưng hàng Campuchia cao hơn 25-40% so với trong nước. Nhiều loại mứt đặc sản của Campuchia đang được người dân TP HCM ưa chuộng như mứt xoài keo 45.000 đồng/kg, gạo 19.000 đồng/kg, lạp xưởng 100.000 đồng/kg…

Bà Trương Hồng, tiểu thương ở chợ Bình Tây cho biết, cuối năm, các loại đặc sản của Campuchia đội giá gần gấp đôi song vẫn có nhiều khách mua. Mỗi ngày cửa hàng bà nhập và xuất hơn 500 kg thực phẩm khô, bánh mứt ngoại.

Để có hàng bán, chủ hàng phải liên hệ trước 15-20 ngày với đầu mối ở cửa khẩu. Theo các chủ cửa hàng tại đây, mức tiêu thụ hàng Campuchia, Thái Lan, Lào… cao gấp 2-3 lần so với hàng trong nước.

Hang Viet thua dut hang Thai, Lao, Campuchia? hinh anh 2

 Các loại thực phẩm khô, lạp xưởng, đường thốt nốt, khô bò,cá… đang được người tiêu dùng ưa chuộng ở TP HCM

 . Ảnh: Zen Nguyễn. 

Theo bà Hồng, các loại bánh, mứt, thực phẩm khô của nước bạn có thương hiệu, hình thức đẹp. Đặc biệt thịt khô được làm bằng máy với công nghệ sấy tiên tiến có độ dày đều, mùi vị đậm đà.

Trong khi đó tại chợ Lê Hồng Phong (chợ Campuchia) ở quận 10, mỗi ngày, hàng tấn thực phẩm khô được nhập từ Campuchia về để bán lẻ và phân phối cho các đại lý trong và ngoài TP HCM.

Chị Tư Xê, chủ một cửa hàng thực phẩm khô cho biết, đang vào mùa Tết, nhiều loại lạp xưởng, đường thốt nốt, lá sầu đâu… tại thị trường này được nhiều khách tìm mua.

Song, cùng một loại đường thốt nốt nhưng hàng Campuchia bán được nhiều hơn đường của An Giang. Thời điểm này, đường thốt nốt bánh Campuchia có giá 50.000 đồng/kg, đường An Giang là 40.000 đồng/kg.

Chị Nguyễn Thị Vân, chủ một quán chè ở quận 11, cho rằng, đường thốt nốt của Campuchia có màu sắc đậm hơn, độ ngọt, thanh tốt hơn so với hàng An Giang. So về giá cả hàng trong nước luôn chiếm ưu thế, một số cửa hàng còn đổi nhãn hàng nội địa thành hàng Campuchia để bán được giá cao hơn, chỉ có người trong nghề mới phân biệt được.

Chia sẻ với Zing.vn, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, hàng Thái đã bao phủ thị trường sau khi đại gia bán lẻ BJC mua lại Metro Cash & Carry. Tiếp đến, đại gia Central Group ngoài việc mở hai trung tâm mua sắm Robins đã mua thêm 49% cổ phần của Công ty Thương mại Nguyễn Kim và sở hữu hàng loạt cửa hàng tiện lợi B’smart.

Tới đây, nhiều khả năng Big C sẽ về tay người Thái. Hàng loạt những dấu hiệu cho thấy hàng Thái đang chiếm thị phần ngay trên sân nhà Việt Nam. "Nếu như hàng Việt không thay đổi, phát triển thì chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà", ông Phú nhấn mạnh. 

Theo Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, hàng Thái đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam hơn 10 năm nay. Người dân cũng đã quá quen sử dụng hàng hóa từ nước này. Bên cạnh đó, sản phẩm Thái có giá chỉ nhỉnh hơn hàng Việt 5-10%, chất lượng lại tốt khiến nó đang dần chiếm lĩnh thị trường trong nước. 

Hồ sơ 2 'cá mập' Thái muốn mua lại BigC Việt Nam

Nếu như Berli Jucker từng thâu tóm ông lớn bán buôn Metro tại Việt Nam thì Central Group cũng không kém cạnh, khi đang là cổ đông lớn của Nguyễn Kim.

Ngọc Lan - Zen Nguyễn



'Giải mã' cơn lốc nhập siêu hàng hóa từ Thái Lan

Vài tháng trở lại đây mặc dù nhập siêu hàng hóa của cả nước đã giảm mạnh nhưng Bộ Công Thương vẫn tỏ ra quan ngại trước việc Việt Nam liên tục nhập siêu hàng tiêu dùng từ một số thị trường.


Do vậy, Bộ Công Thương đã tiến hành cải cách mạnh mẽ trong thủ tục hành chính nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ vấn đề này nhưng mặt khác tạo được sự thông thoáng cho doanh nghiệp.

Cơn lốc nhập siêu

Sau Trung Quốc, Hàn Quốc đến lượt Thái Lan đã trở thành mối quan tâm của Bộ Công Thương khi con số nhập siêu từ thị trường này đang ngày một tăng, dù mức tăng có chậm hơn trước.

 Hàng tiêu dùng Thái Lan đang dần chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ảnh: Hoàng Dương

Hàng tiêu dùng Thái Lan đang dần chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ảnh: Hoàng Dương

Lý giải nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhập siêu từ thị trường này, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, điều này do người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý ưa chuộng hàng Thái Lan, cả về giá cả, mẫu mã và chất lượng.

Cùng đó, Thái Lan còn thiết lập kênh phân phối vững chắc và đang tiếp tục mở rộng tại Việt Nam. Các tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Thái Lan như Central Group, TCC Group đã tiến hành mua bán, sáp nhập các chuỗi bán lẻ tại Việt Nam và tiếp tục có kế hoạch mở rộng tại Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Thái đưa trực tiếp hàng tới người tiêu dùng Việt Nam khiến nhập siêu hàng tiêu dùng liên tục tăng mạnh.

Ngoài ra, theo ông Phan Văn Chinh, Chính phủ Thái Lan cũng đã dành ngân sách khá lớn cho việc triển khai với quy mô lớn và có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Việt Nam. Điều này thể hiện qua việc mỗi năm có khoảng 12 đến 20 hội chợ hàng Thái Lan được Bộ Thương mại Thái Lan, Hiệp hội doanh nghiệp Thái, doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đứng ra tổ chức với quy mô từ 100-300 gian hàng.

Với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan thuộc nhóm cần nhập khẩu để phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước, chiếm tới 50% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan như: máy móc, thiết bị, xăng dầu các loại; chất dẻo nguyên liệu; hóa chất; xơ, sợi dệt các loại.... thì cùng với đó, các hoạt động mở rộng đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam cũng dẫn tới việc tăng nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Ông Phan Văn Chinh cho biết thêm, trước đây, nhiều mặt hàng tiêu dùng chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, nay chuyển sang nhập khẩu từ Thái Lan. Nguyên nhân của việc dịch chuyển nhập khẩu này do người tiêu dùng dần tẩy chay hàng Trung Quốc, chuyển sang dùng hàng Thái và do hàng Thái Lan được hưởng ưu đãi thuế theo hiệp định ATIGA.

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, tính đến đầu tháng 9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam - Thái Lan đạt khoảng 9,64 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan đạt khoảng 3,07 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan đạt 6,57 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan 3,5 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo chuyên gia kinh tế Tiến sĩ Phan Chí Anh, Việt Nam và Thái Lan cùng nằm trong chuỗi cung ứng của nhiều công ty toàn cầu như Toyota, Panasonic… mà trong các mô hình sản xuất đó, các nhà máy tại Việt Nam sử dụng rất nhiều nguyên liệu, bán thành phẩm,.. từ các nhà máy tại Thái Lan. Vì vậy, việc nhập khẩu các mặt hàng này được điều tiết bởi các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tiến sĩ Phan Chí Anh cho rằng, vừa qua hàng Thái Lan tiêu thụ nhiều cũng một phần là do tâm lý người tiêu dùng Việt Nam muốn sử dụng hay thử sử dụng các sản phẩm không phải nhập khẩu Trung Quốc.

Giảm tỷ lệ nhập siêu từ Thái Lan luôn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hơn. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam vẫn còn rất rộng, đặc biệt là ở các địa phương. Do đó, cơ hội vẫn còn với các nhà sản xuất và kinh doanh bán lẻ Việt Nam.

Đi tìm giải pháp

Mặc dù cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước cùng là một sản phẩm giống nhau nhưng hàng Việt Nam khi xuất khẩu sang Thái Lan lại có giá trị thấp hơn. Do đó, không ít các cuộc họp của Bộ Công Thương đã được tổ chức, nhiều đề xuất cũng được đưa ra nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất giúp tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt cũng như giảm thiểu nhập siêu hàng tiêu dùng từ các thị trường trong đó có Thái Lan.

Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) thừa nhận thực tế lâu nay xúc tiến thương mại tại thị trường Thái Lan còn hạn chế, hoạt động rất ít, chủ yếu là những hoạt động đơn lẻ do Vụ châu Á- châu Phi, hoặc TP. Hồ Chí Minh tự tổ chức. Hơn nữa, dù Cục Xúc tiến thương mại cũng đã nhiều lần phối hợp với Hiệp hội và doanh nghiệp tham gia triển lãm tại Thái Lan, tuy nhiên, do không có hỗ trợ nên nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại và cho rằng thị trường này không khả thi.

Các chuyên gia Cục Xuất Nhập khẩu cũng đề xuất việc phải tìm ra mặt hàng tiềm năng ở Thái Lan để đầu tư nuôi dưỡng và có thể phát triển ổn định, đứng vững ở thị trường Thái Lan. Cùng đó phải tìm được nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng, dư lượng xuất khẩu và đối thủ cạnh tranh thì mới có chiến lược rõ ràng.

Bà Lê Hoàng Oanh, Vụ trưởng Vụ châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho rằng, cần có giải pháp kiểm soát nhập khẩu không chỉ Việt Nam đặt ra mà phải phù hợp với các quy định của quốc tế, bởi hiện Thái Lan cũng áp dụng với các nước, như hạn chế khả năng thâu tóm hệ thống bán lẻ.

Đối với nhóm hàng ô tô, Việt Nam cần có biện pháp tính thuế, nhóm linh kiện kiểm soát nghiêm việc tiêu thụ hàng giả và xem xét biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu.

Mặt khác, đối với các doanh nghiệp trong nước cần thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng tiêu dùng. Đơn cử mặt hàng rau củ trái cây, ngoài việc quy hoạch vùng sản xuất và hỗ trợ chỉ dẫn địa lý, thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần mở rộng hợp tác với doanh nghiệp bán lẻ của Thái Lan để đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối.

Nhận định về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ cần phải tìm hiểu toàn diện lý do tại sao Việt Nam lại nhập siêu từ Thái Lan, trong khi cũng là các nước trong khu vực ASEAN như Indonessia, Philippines… hàng hóa của Thái Lan lại không thể thâm nhập sâu rộng như tại thị trường Việt Nam.

Quan trọng hơn nữa là vai trò của công tác phối hợp giữa Bộ Công Thương và các bộ ngành khác trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại. Hiện công tác này vẫn còn nhiều hạn chế nên cần khắc phục mạnh mẽ trong thời gian tới. Hơn nữa, sự phối hợp giữa cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp còn tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng tỷ lệ nội địa hóa giúp giảm thiểu nhập siêu từ một số thị trường, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Hàng Việt lép vế trước sự đổ bộ ồ ạt của hàng Thái Lan do kém trí tuệ

Hàng Việt lép vế trước sự đổ bộ ồ ạt của hàng Thái Lan
Các cửa hàng chuyên bán hàng Thái Lan mọc lên ngày càng nhiều

Hàng hóa Thái Lan tiến vào thị trường Việt Nam từ nhiều năm nay và ngày một phổ biến. Dịp cận Tết Nguyên đán 2016, sự đổ bộ của hàng Thái vào Việt Nam ngày một quy mô hơn và cạnh tranh ráo riết đối với hàng nội địa cũng như hàng hóa của các nước khác tại Việt Nam.

Khuyến mãi “đậm”

Để cạnh tranh ở thị trường Việt Nam, hàng Thái Lanngoài chất lượng và mẫu mã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng thì việc tung ra các chiêu kích cầu, khuyến mãi cũng được các công ty phân phối chú ý. Dịp lễ tết, các cửa hàng khuyến mãi ngày một lớn, thu hút không ít khách hàng tìm đến.

Trên trang web bán hàng của Công ty Phú Minh liên tục có chính sách khuyến mãi cho các mặt hàng xuất xứ từ Thái Lan như thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh, thời trang… với chiết khấu cho các đại lý lên tới 20-30% nếu mua với số lượng lớn. Ở nhiều siêu thị, hội chợ, hàng Thái Lan cũng có mức khuyến mãi lớn, nhiều mặt hàng lên tới 50%.

Theo anh Nguyễn Huy Tuấn chủ đại lý kinh doanh hàng Thái Lan tại phố Miếu Đầm, Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội), hàng Thái Lan những năm gần đây xâm nhập vào thị trường nội địa ngày càng nhiều và người dân cũng có xu hướng ưa chuộng.

Theo anh Tuấn, để giành được thị phần Việt Nam, hàng Thái tung ra nhiều chiêu khuyến mãi đậm và liên tục tham gia các hội chợ để quảng bá sản phẩm của mình.

“Tất nhiên, hàng Thái được ưa chuộng bởi chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng nên có lợi thế cạnh tranh, mà lợi thế này trước nay hầu hết thuộc về hàng Trung Quốc bởi giá của chúng rất rẻ. Tuy nhiên, hàng Thái chất lượng hơn nên được người tiêu dùng tin tưởng hơn” – anh Tuấn cho hay.

Đối thủ cạnh tranh “đáng gờm” của hàng Việt

Theo con số thống kê từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng từ đầu năm 2015, Việt Nam nhập khẩu 190 triệu USD rau quả từ Thái Lan, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so với mức 44 triệu USD nhập khẩu rau quả năm 2010, lượng rau quả nhập khẩu 11 tháng từ Thái Lan đã tăng tên 331%.

Bộ Công Thương cũng thống kê rằng trong số các mặt hàng nhập khẩu tiêu thụ tại thị trường trong nước (tính về số lượng), hàng xuất xứ từ Thái Lan đang đứng thứ hai, sau hàng Trung Quốc. Hiện nay, sản phẩm may mặc, đồ dùng gia dụng do Thái Lan sản xuất đã có mặt tại gần 9.000 chợ trên cả nước và chiếm ưu thế so với những sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác, đặc biệt hàng điện tử, điện lạnh chiếm đến 70% thị phần.

Hàng Thái Lan tiến vào thị trường Việt Nam rất đa dạng, từ những mặt hàng cao cấp như xe hơi cho đến những mặt hàng gia dụng, tiêu dùng. Thậm chí, lượng FDI đầu tư vào các thương vụ sáp nhập của các doanh nghiệp Thái Lan vào Việt Nam cũng ngày một lớn.

Đáng chú ý, dù Việt Nam có thế mạnh về sản xuất trái cây, nhưng hiện tại, hoa quả có xuất xứ từ Thái Lan hiện đã chiếm khoảng 40% thị phần.

Khảo sát tại nhiều cửa hàng hoa quả tại Hà Nội, trái cây Thái Lan chiếm khối lượng lớn, đến gần 50% các cửa hàng. Các mặt hàng phổ biến là sầu riêng, mít, măng cụt, me, bưởi, xoài, nhãn… có giá dao động 30.000-80.000 đồng/kg.

Trên các gánh hàng rong tình hình cũng tương tự, hàng Thái Lan cũng đã tiến vào như me Thái, nhãn, mít, dừa… phân phối đến từng ngách nhỏ của thành phố. Tất cả những mặt hàng này đều là thế mạnh của Việt Nam.

Theo chị Nguyễn Thị Lợi, hàng Thái Lan tiêu thụ rất ổn vì chất lượng khiến khách hàng yên tâm hơn so với hàng Trung Quốc, hàng Thái cũng ngon hơn hàng Việt, giá cả phải chăng nên tập trung vào dòng sản phẩm này.

Hàng Việt lép vế

Trao đổi với PV báo điện tử Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng bây giờ đi khắp các phố phường, nhất là các đô thị ở Việt Nam đều thấy hàng Thái Lan xuất hiện ở khắp mọi nơi và hàng Việt rất khó cạnh tranh với họ.

“Điều đó cho thấy người Thái đã có phương pháp vận động và chuẩn bị rất hiệu quả trước khi họ gia nhập vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đón đầu cơ hội ở thị trường Việt Nam”- bà Phạm Chi Lan cho hay.

Bà Phạm Chi Lan nói thêm, khi hàng Thái vào Việt Nam nhiều, Việt Nam sẽ khó khăn hơn trên thị trường của chính mình. Doanh nghiệp Việt Nam, nông dân Việt Nam đứng trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà. Từ gạo, xoài, dừa…và nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam đều đã thua Thái Lan, không chỉ thua trên thị trường quốc tế mà thua ngay cả trên sân nhà.

Theo o­ng Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, hiện nay rau quả ngoại đang chiếm khoảng 30% lượng hàng tại các siêu thị và nhờ mẫu mã đẹp, giá phải chăng, hàng Thái đang cạnh tranh gay gắt với hàng Việt và hàng Việt đang lép vế.

“Bước chân vào cuộc chơi hội nhập, các nước mở cửa cho hàng hóa của mình vào thì mình cũng phải mở cửa cho hàng hóa của họ, khi đó, ai mạnh hơn người đó sẽ thắng. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tự bứt phá lên thông qua quá trình cạnh tranh với quốc tế”- ông Vũ Vinh Phú nói.

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, mở rộng các kênh phân phối do tự thân doanh nghiệp làm chủ … để hàng hóa tiếp cận nhanh với người tiêu dùng và củng cố thương hiệu.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tổ chức hiệu quả các chuỗi khép kín từ sản xuất đến phân phối…

Nhục nhã quốc thể CSVN: Hàng Thái xô hàng Việt rớt khỏi kệ siêu thị nội địa

Hàng Thái xô hàng Việt rớt khỏi kệ siêu thị
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi là mấu chốt giúp khai thông khó khăn cho DN bán lẻ Việt. (Ảnh chụp chiều 18-5 tại siêu thị Co.opmart Lý Thường Kiệt, TP.HCM) Ảnh: HTD

Hàng Thái đang dần dần đẩy hàng Việt rớt khỏi các kệ hàng ở siêu thị CSVN.

Ngày 28-6, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Trung tâm WTO tổ chức hội thảo Nhận diện các rủi ro về chính sách đối với ngành bán lẻ trong bối cảnh hội nhập TPP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).

T.S Nguyễn Thu Trang, Trung tâm WT0 cho biết trước sự tăng đột biến về số lượng các nhà bán lẻ ngoại xâm nhập thị trường Việt Nam cũng như các thương vụ mua bán sáp nhập trong thời gian gần đây khiến cho những cảnh báo về ngành bán lẻ Việt có thể bị thôn tính, sản xuất trong nước sẽ gặp khó khăn. Tuy vậy kết quả của nhóm nghiên cứu chỉ ra có 31% DN cho rằng sự có mặt của DN đầu tư nước ngoài ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của họ; sự gia nhập của DN đầu tư nước ngoài thúc đẩy thị trường sôi động hơn và là cơ hội để hợp tác phát triển.

“DN Việt khá tự tin cạnh tranh với các DN đầu tư nước ngoài vì hiểu tâm lý khách hàng, giá cả hàng hóa”, bà Trang nói.

Tuy nhiên ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho biết có đến 80-90% là DN nhỏ và vừa, yếu đủ thứ. Riêng DN bán lẻ đã teo tóp và sẽ teo tóp dần.

“Hiện nay các DN ngoại như Central Group (Thái Lan) mua siêu thị Big C ở Việt Nam thì bao nhiêu DN Thái, hàng Thái đi theo vào, bao nhiêu hàng Việt trên kệ rớt xuống để hàng Thái lên”, ông Minh phát biểu.

Cùng nhận định trên ông Phạm Trung Kiên, Phó tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết hiện tại các nhà bán lẻ ngoại chưa đưa nhiều hàng hóa nước sở tại vào Việt Nam nhưng xu hướng họ dần dần tăng tỷ trọng hàng hóa nước sở tại là điều tất yếu. Đáng lo hơn, hàng hóa nước sở tại không chỉ cạnh tranh trong kênh bán lẻ hiện đại mà sẽ thâm nhập vào cả kênh truyền thống; đặc biệt khi Việt Nam tham gia các hiệp ước kinh tế quốc tế.

Theo ông Kiên với nguồn lực tài chính mạnh mẽ, chi phí đầu tư thấp, kinh nghiệm thị trường lâu năm, khối ngoại có rất nhiều lợi thế khi đầu tư vào thị trường Việt Nam. Hiện tại chuỗi cung ứng (sản xuất, phân phối) đang bị khối ngoại chiếm đa số, tuy nhiên khối nội vẫn quyết tâm và tự tin cạnh tranh.

“Theo tôi trong ba năm tới có luồng đầu tư mạnh của DN đầu tư nước ngoài. Vì vậy, đây là giai đoạn quan trọng, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với khối nội là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó các nhà bán lẻ nội địa, nhà bán lẻ với nhà sản xuất khối nội phải có sự gắn kết chặt chẽ với nhau”, ông Kiên nhấn mạnh.

CSVN thua xa láng giềng tư bản: Hàng Việt Nam chật vật "chen chân" vào thị trường ASEAN

Hàng Việt Nam chật vật
Hàng Việt trong một siêu thị trong nước. (Nguồn: TTXVN)

Sau 9 tháng gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), hàng hóa của các nước trong khu vực đã tràn vào Việt Nam khá lớn, nhất là hàng Thái Lan. Tuy vậy, đến thời điểm này dường như các doanh nghiệp Việt vẫn còn quá thờ ơ và bỏ qua các thị trường này.

Không những thế, cùng với những quy định nghiêm ngặt cộng thêm xu hướng tiêu dùng đã khiến hàng Việt gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập vào ASEAN.

Chật vật chen chân

Thường xuyên đi công tác nước ngoài, nhất là tại khu vực châu Á, anh Lê Ngọc Lâm hay ghé các trung tâm thương mại để mua sắm. Tuy nhiên, hầu hết trên các quầy kệ bán hàng của các nước đều vắng bóng hàng hóa Việt Nam nhưng hàng hóa của các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore hay Thái Lan lại được bày bán tràn lan.

Thống kê từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, tính đến đầu tháng 7/2016, trong khi Việt Nam luôn đạt thặng dư với các châu lục khác thì lại thâm hụt thương mại ngay tại thị trường châu Á hơn 26,69 tỷ USD. Đặc biệt, riêng với khu vực ASEAN, Việt Nam có mức nhập siêu khá lớn nhất là với thị trường Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Thừa nhận việc hàng hóa Việt Nam thiếu vắng tại thị trường ASEAN, không ít doanh nghiệp khẳng định mặc dù gia nhập mái nhà chung Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhưng hoạt động xuất khẩu chưa có nhiều cải thiện và để hàng Việt xuất khẩu sang các thị trường này hoàn toàn không là điều dễ dàng.

Bà Trần Thị Mỹ Vân, Giám đốc khối hành chính nhân sự, đại diện truyền thông Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết, sản phẩm của công ty xuất hiện tại 47 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng khu vực ASEAN, chỉ xuất sang Campuchia, Lào và Myanmar; trong đó Campuchia đang giảm nhẹ.

Indonesia là quốc gia tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất khu vực với 5 tỷ gói/năm nhưng mặt hàng này của Việt Nam cũng không chen chân được vào đây. Do đó, công ty hoàn toàn không thể kỳ vọng AEC sẽ kích thích tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm mì gói.

Cùng quan điểm này, ông Đoàn Trọng Hiếu, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thụy Bình chia sẻ, hiện nay thị trường xuất khẩu chính của công ty là Campuchia. Mặc dù trước đây doanh thu khá tốt nhưng kể từ khi gia nhập AEC bán hàng lại khó khăn.

Hơn nữa, dù luôn chủ động tìm hiểu thị trường, cải tiến chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng nhưng công ty vẫn chưa xây dựng được hệ thống đại lý phân phối độc quyền hay mở chi nhánh tại các nước.

Là doanh nghiệp kinh doanh lâu năm với thị trường ASEAN, đại diện Công ty CP Hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo cho hay, thời gian qua, hầu hết các nước như Malaysia, Thái Lan hay Campuchia đều đánh giá hàng Việt có chất lượng tốt nhưng để cạnh tranh được ở những thị trường này lại không đơn giản.

Riêng với thị trường Thái Lan, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngay cả với Mỹ Hảo cũng chỉ bán hàng tại các địa phương ven thủ đô, còn với Bangkok- nơi đông khách du lịch và tiêu thụ nhiều sản phẩm thì lại không thể chen chân với các doanh nghiệp nước ngoài.

Thị phần bị chia nhỏ

Đối với thị trường nước ngoài là vậy, nhưng kể từ khi gia nhập ASEAN hàng hóa các nước lại tràn ngập thị trường Việt Nam khiến không ít doanh nghiệp tỏ ra ái ngại về thị phần của mình.

Nhận định về vấn đề này, bà Lê Thị Thanh Lâm, Tổng Giám đốc Công ty CP Thương mại Saigon Food bày tỏ, hiện nay, các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng ngoại nên giữ được thị phần rất bấp bênh.

Dù biết rằng hội nhập thì doanh nghiệp trong nước sẽ phải chống chọi nhiều hơn nhưng với những điểm yếu từ nội tại như năng lực, tài chính đến công nghệ lạc hậu khiến doanh nghiệp Việt không đủ sức cạnh tranh ngay tại sân nhà chứ chưa kể xuất khẩu.

Điều này thể hiện rõ nhất qua việc các đại gia Thái Lan liên tiếp chiếm lĩnh hệ thống Metro, Big C để khẳng định thị phần. Cùng với đó, với lợi thế gần gũi, nắm bắt được tâm lý nên hàng hóa Thái Lan đã len lỏi vào từng chợ dân sinh, các cửa hàng tiện ích trên các khu phố.

Ngoài ra, đều đặn một năm hai lần, các doanh nghiệp Thái Lan tổ chức Hội chợ bán lẻ hàng Thái Lan nhằm thu hút người tiêu dùng với đa dạng hàng hóa, giá cả phải chăng khiến dân tình chờ đợi từ lúc hội chợ còn chưa khai mạc.

Theo các chuyên gia thương mại, hàng Thái Lan có sức cạnh tranh khá cao với hàng Việt Nam do chủng loại hàng hóa tương đồng nhưng có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Trước đây, hàng Thái Lan thường đắt hơn hàng Việt Nam từ 5-20%.

Tuy nhiên, khi Việt Nam đã là thành viên của AEC, sự tự do dịch chuyển hàng hóa trong nội khối với các rào cản thương mại được gỡ bỏ, thì giá cả không còn là lợi thế cạnh tranh của hàng Việt.

Hơn nữa, theo đúng nguyên tắc thị trường thì Việt Nam không được phép ngăn cản hàng hóa của các nước trong hệ thống ASEAN nếu như không có lý do chính đáng. Do vậy, việc tăng cường hiệu quả sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam là việc làm cần thiết.

Để người tiêu dùng không quay lưng với các kênh phân phối nội, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, bên cạnh sự đổi mới toàn diện, đặc biệt là phải liên kết lại với nhau để tạo thế đối trọng với các nhà bán lẻ nước ngoài thì vẫn cần những cơ chế chính sách phát triển thị trường bán lẻ một cách rõ ràng, cụ thể và hiệu quả hơn.

Hiện, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương xây dựng chiến lược quốc gia về ngành công nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, Hiệp hội kiến nghị cần phải xây dựng lực lượng doanh nghiệp đủ lớn, đủ mạnh, có khả năng cạnh tranh với các Tập đoàn nước ngoài.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, để tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức, quá trình hội nhập AEC cần đi đôi với việc phát huy nội lực, tăng cường sức cạnh tranh quốc gia.

Dù vậy, Chính phủ cần thúc đẩy cải cách hành chính tập trung vào tạo thuận lợi thương mại như vận hành thông suốt Cơ chế một cửa quốc gia và tiếp tục kết nối với các nước để hình thành Cơ chế một cửa ASEAN và khắc phục các bất cập trong các lĩnh vực mà Việt Nam đang bị đánh giá thấp.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần chú trọng thu hút sự hỗ trợ, đầu tư về cả vốn, kỹ thuật và chuyên gia từ các nước phát triển hơn trong nội khối nhằm đẩy nhanh quá trình dịch chuyển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, tạo đà cho Việt Nam phát triển cân bằng hơn so với các quốc gia trong khu vực.

Cùng với đó, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng khuyến cáo mỗi doanh nghiệp và mỗi người dân cần chủ động trong việc tìm hiểu thông tin, chuẩn bị cho mình một tâm thế cạnh tranh khu vực và quốc tế. Theo đó, cần có tư duy sáng tạo, đổi mới và sự nhạy bén trong kinh doanh cũng như kế hoạch xây dựng năng lực, đặc biệt về thương hiệu và chất lượng để kinh doanh quy mô và dài hạn trong tương lai./.

Khác Malaysia, Ấn Độ, nhà bán lẻ Việt Nam không được bảo vệ mà còn bị cán bô CS bắt hối lộ, bóc lột

Khác Malaysia, Ấn Độ, nhà bán lẻ Việt Nam hầu như không được bảo vệ

Nhà bán lẻ trong nước hầu như không được bảo vệ trong suốt thời gian qua trong khi một số nước châu Á hiện có chính sách bảo hộ nhà bán lẻ trong nước khá mạnh mẽ, ví dụ như Malaysia, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết.

Theo đánh giá của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, thị phần bán lẻ hiện đại Việt Nam còn đang bị bỏ ngỏ khá nhiều, tiềm năng phát triển còn rất lớn và trong tương lai sẽ thay dần kênh bán lẻ truyền thống theo xu hướng phát triển chung của thế giới và khu vực.

Thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều các nhà bán lẻ nước ngoài nhất là từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa. Bên cạnh nhà bán lẻ nước ngoài đã có mặt sớm và đang tăng tốc như Big C, Metro, Lotte Mart, nhà bán lẻ lớn thứ 4 của Pháp là SuperAuchan cũng đã hợp tác với RH Group, thành viên C.T Group thay thế S.Mart thành Simply Mart phát triển thêm siêu thị , dự kiến thêm 15 siêu thị tại TP.HCM trong khi phía Bắc đơn vị này cũng bắt tay với Tập đoàn Hoá dầu quân đội Mipec đặt mục tiêu 20 siêu thị đến 2020.

Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cũng cho biết, gần đây xuất hiện xu thế các nhà bán lẻ nước ngoài rút lui nhường hệ thống cho các nhà bán lẻ nước ngoài khác có chính sách cạnh tranh thậm chí quyết liệt hơn để thâu tóm thị trường.

Cụ thể như Aeon (Nhật Bản) ngoài 3 trung tâm mua sắm lớn tự đầu tư đã mua thêm 30% cổ phần của Fivimart và 49% cổ phần Citimart. Theo đó, các thương hiệu bán lẻ của Nhật tại Việt Nam gồm Aeon Mall, Aeon Citimart, Aeon Fivimart, Ministop, Family Mart với hàng loạt mặt hàng có xuất xứ từ Nhật nhập khẩu vào Việt Nam sẽ có mức thuế ưu đãi 0% vào tháng 4/2015.

Hàng Thái Lan xuất hiện nhiều hơn trên các kệ hàng tại Metro Hà Đông. Ảnh: N.Thảo
Hàng Thái Lan xuất hiện nhiều hơn trên các kệ hàng tại Metro Hà Đông. Ảnh: N.Thảo

Các thương hiệu bán lẻ của Thái Lan gồm Mega Market mua lại từ Metro Cash&Carry cũ, B’s Mart và Central Group đã và đang tận dụng cơ hội đưa hàng Thái vào thị trường Việt Nam.

“Xét về quy mô sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh với hàng Thái Lan, về chất lượng sản phẩm cũng thế. Về giá cả, hàng Thái Lan so với Hàn Quốc, Nhật Bản rẻ hơn, cạnh tranh hơn nên phù hợp với số đông người tiêu dùng Việt Nam”, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam cho hay.

Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam cho rằng, thị phần của các nhà sản xuất trong nước đang có xu hướng thu hẹp dần trên các kệ hàng tại các điểm bán lẻ điều này ảnh hưởng đến nền sản xuất trong nước thông qua việc các nhà sản xuất giảm khả năng và sản lượng sản xuất từ đó giảm khả năng cạnh tranh của hàng nội trước hàng ngoại. Hàng ngoại sẽ chi phối nền sản xuất trong nước.

Đáng lưu ý, Hiệp hội này cũng cho biết, chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước hiện nay khá lỏng lẻo điển hình như quy định ENT xác định nhu cầu kinh tế cần thiết của địa điểm chưa cụ thể và chưa phải là một khung ENT ở cấp độ toàn quốc.

“Mỗi tỉnh thành phố hướng dẫn áp dụng ENT một kiểu do vậy nhà bán lẻ trong nước hầu như không được bảo vệ trong suốt thời gian qua như tinh thần đàm phán WTO của Việt Nam dự tính”, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho hay.

Trong khi đó, theo Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, một số nước châu Á có chính sách bảo hộ nhà bán lẻ trong nước khá mạnh mẽ như Malaysia yêu cầu tất cả các dạng đầu tư phải được chấp thuận của Uỷ ban chuyên trách của Bộ Thương mại, doanh nghiệp phải được sự đồng ý của Uỷ ban này trước khi thực hiện các bước đầu tư vào cơ sở hạ tầng đặc biệt doanh nghiệp nước ngoài phải liên doanh với doanh nghiệp nội địa với tỷ lệ sở hữu tối đa là 70% đảm bảo 30% giá trị sản phẩm kinh doanh được cung cấp từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa.

Tương tự, Ấn Độ yêu cầu doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài phải lập liên doanh trong đó nước ngoài không chiếm quá 51% mức đầu tư tối thiểu 100 triệu USD, đảm bảo 30% giá trị sản phẩm kinh doanh được cung cấp từ các doanh nghiệp nhỏ nội địa , yêu cầu tối thiểu về dân số của thành phố mở điểm bán là 1 triệu dân, doanh nghiệp FDI bán lẻ dạng này không được kinh doanh o­nline hoặc bán sỉ.

Một nông dân vay tiền đi… chống tham nhũng

Nông dân Nguyễn Kim Hợp ở Hương Khê, Hà Tĩnh quyết bán bò và vay ngân hàng hơn 20 triệu đồng để mua máy ảnh, máy ghi âm và hàng chục sách luật làm tài liệu chống tham nhũng. Kết quả, 6 quan tham của huyện Hương Khê và xã Phú Phong, 13 cán bộ thuế đã phải hầu tòa.

d

Ông Hợp tìm hiểu về luật đất đai. Ảnh: SGGP

Trong ngôi nhà nhỏ gần đường Hồ Chí Minh, ông Hợp khệ nệ bưng ra bao tải nặng trịch gồm: 3 radio, 1 máy ghi âm, 2 điện thoại di động, 1 máy ảnh, hàng chục cuộn phim, 50 cuộn băng các cỡ, hàng tá pin tiểu cao cấp và một chồng đơn thư tố cáo gồm bản gốc và bản photo ước nặng 5 kg. Ngoài ra, còn hàng chục cuốn sách Luật về đất đai, Luật chống tham nhũng, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Dân sự…

Ông Hợp bắt đầu đi kiện vào giữa tháng 3/2005, khi lãnh đạo xã Phú Phong, huyện Hương Khê, về họp dân xóm 2, triển khai kế hoạch chăn nuôi trâu bò. Cuộc họp hôm ấy ông Hợp lên tiếng: “Đất đai các ông bán hết rồi, còn đâu nuôi con gì trồng cây gì”. Lúc đó, lãnh đạo xã nóng lên, xẵng giọng cãi nhau quyết liệt đến khuya mới giải tán. Trên đường về, trưởng công an xã khiêu khích: “Nhà ông ngon thì cứ kiện. Thách đấy!”. Từ đó, Nguyễn Kim Hợp quyết chống quan tham xã Phú Phong tới cùng. Sau bao đêm trằn trọc thao thức, một kế hoạch phanh phui tiêu cực của cán bộ xã được vạch ra.

Theo nguồn tin của bà con, được bao nhiêu đất cán bộ xã đều tự ý chia, cho, biếu, tặng vô tội vạ và tự ý thu đất có sổ đỏ hợp pháp của dân để bán kiếm lời. Sắm vai người mua đất, ông Hợp đã phát hiện 22 quan xã tham nhũng đất. Trong số này, người "ăn" nhiều nhất là nguyên Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Kim Chung có 14 sổ đỏ, đứng thứ nhì là Trưởng công an xã Nguyễn Viết Đạt có 11 lô đất, số còn lại mỗi vị trung bình hơn 3 lô.

Ngoài việc nắm chắc số liệu các quan xã tự ý chia nhau đất đai, Nguyễn Kim Hợp còn phát hiện 80 ha rừng hàng chục năm tuổi ở đồi Phục Si bị chặt phá, trong đó 20 ha rừng của dự án 327 bị triệt phá tan hoang, bị phân lô bán, lãnh đạo xã lấy tiền chia chác.

3-ong-chong-tn-959626-1371715957_500x0.j

Ba nông dân chống tham nhũng (trái sáng phải): Nguyễn Kim Hợp, Nguyễn Kim Trúc, Nguyễn Tiến Sỹ. Ảnh: SGGP

Tập hợp được đủ tài liệu, Nguyễn Kim Hợp thảo một lá đơn gửi huyện. Trên đường đi, gặp người đồng môn trong xã là ông Nguyễn Tiến Sĩ cũng đi kiện với nội dung giống mình, ông Hợp đã kết bạn tâm giao. Ông về nhà gọi thêm anh trai là ông Nguyễn Kim Trúc cùng đi chống quan tham địa phương. Từ ngày có thêm anh trai và người bạn hữu hảo, nông dân Hợp như có thêm sức mạnh, công việc điều tra êm xuôi hơn trước. Họ phát hiện các quan tham bán hàng nghìn mét vuông đất, lập quỹ đen gần 4 tỷ đồng.

Khi nộp đơn lên huyện, bộ ba nông dân do Nguyễn Kim Hợp dẫn đầu bị xã sai người ném đá vào nhà làm vỡ ngói, vỡ cửa kính. Vợ con đi đâu cũng bị dọa nạt, thậm chí cổng nhà ông còn bị treo giấy: “Hãy coi chừng!”. Đe dọa không được, cán bộ xã xuống dỗ ngọt: “Thôi lặng đi, rồi sẽ cấp cho mấy đám đất”. Nghe vậy, ông mắng té tát vào mặt họ rồi đuổi về.

Đơn kiện chuyển lên huyện sau 2 tháng không thấy trả lời, ba anh em Nguyễn Kim Hợp lập kế hoạch xuôi về Hà Tĩnh gặp lãnh đạo tỉnh. Trước đó, họ gửi một bộ hồ sơ khiếu kiện theo đường bưu điện nhằm đề phòng bất trắc dọc đường. Họ khởi hành từ 3h sáng, hành tung bí mật. Ba người đi hai xe máy, hai người cầm hồ sơ đi theo đường 8 qua Hồng Lĩnh mới đến Hà Tĩnh, một người đi theo đường 15A chạy về thị xã Hà Tĩnh để đánh lạc hướng, hẹn gặp nhau trước cơ quan UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Ông Hợp kể: “Gặp được lãnh đạo mới biết bộ hồ sơ gửi qua bưu điện bị ai đó bóc và lấy mất phần quan trọng phanh phui tiêu cực của cán bộ xã Phú Phong. May mà tôi còn cầm hồ sơ dự phòng để bổ sung, không thì mất uy tín với lãnh đạo tỉnh". Phần quan trọng bị mất nói rõ gần 100% cán bộ có chức quyền trong xã được chia, bán đất. Riêng gia đình Bí thư Đảng ủy xã có con trai làm kế toán xã, cháu làm thủ quỹ, em trai làm chủ tịch Hội Nông dân, tất cả có 10 lô đất.

Từ năm 2005 đến nay, đoàn của Nguyễn Kim Hợp liên tục lên xuống Hương Khê, Hà Tĩnh. Sự chờ đợi của ba nông dân này cũng có kết quả. Ngày 26/8/2005 lãnh đạo huyện Hương Khê ký quyết định thu hồi 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 13 lô đất kèm theo của những người vi phạm. Số đất bị thu nhằm vào hai nhân vật Nguyễn Kim Chung từng giữ các chức Phó bí thư Thường trực Đảng ủy, chủ tịch UBND xã, Bí thư Đảng ủy xã. Người thứ hai là Lê Hữu Cơ, trưởng ban địa chính xã. Số lượng đất thu hồi của hai quan tham này lên đến gần 8.000 m2. Ông Hợp lấy bút tính toán, chỉ lấy giá một mét đất 500.000 đồng nhân với 8.000 m2 thì nhà nước thu được 4 tỷ đồng, nếu tính giá thị trường thì lên hàng chục tỷ.

Tuy nhiên theo ông Hợp, sự việc không chỉ ở hai quan chức xã mà hầu hết cán bộ xã dính vào. Họ lại tiếp tục chống tham nhũng. Ngày 10/5, công an bắt 6 quan tham trong đó có 5 cán bộ đảng viên và 1 công chức thuộc các ban ngành của UBND huyện Hương Khê và lãnh đạo xã Phú Phong. 6 bị can này bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội lợi dụng chức quyền trong khi thi hành công vụ.

Dính líu vào sự vụ này còn có 13 cán bộ thuế của huyện Hương Khê. Tuy nhiên, ông Hợp vẫn chưa thực sự hài lòng, bởi trong vụ 20 ha rừng dự án 327, chưa có ai bị xử lý, dù với rừng dự án 327 chỉ vi phạm 0,5 ha là bị khởi tố!

(Theo Sài Gòn Giải Phóng)

Việt Nam tự sản xuất xe bọc thép cung cấp cho Quân đội, Công an để đàn áp dân chúng!

Nhu cầu về các xe bọc thép hạng trung và hạng nhẹ không chỉ của Quân đội mà còn cả của Công An là rất lớn. Nếu ngành công nghiệp quốc phòng VN quyết tâm, chúng ta có thể làm được.Image result for Xe bọc thép RAM-2000 MK3

Thị trường xe bọc thép hạng nhẹ thế giới cực sôi động

Trong biên chế quân đội nhiều quốc gia trên thế giới, từ những “anh cả” như Nga, Mỹ, cho tới các quốc gia nhỏ bé, đều có trang bị một lượng lớn xe bọc thép hạng nhẹ hiện đại.

Chẳng hạn Nga sản xuất và cung cấp một lượng lớn xe bọc thép Tiger và Kamaz Typhoon cho Quân đội và các lực lượng chấp pháp của nước này, trong khi Mỹ thì có dòng Humvee nổi danh, có mặt ở khắp thế giới.Image result for Xe bọc thép Terrex

Xe bọc thép Terrex do Singapore tự chế tạo.

Các quốc gia ở đẳng cấp thấp hơn như Thổ Nhĩ Kỳ, UAE cũng có những loại xe bọc thép nội địa cả bánh xích và bánh hơi khá tốt và đang bán chạy trên thị trường vũ khí thế giới, cạnh tranh trực tiếp với những “ông lớn”.

Còn ở Đông Nam Á, Singapore là một ví dụ điển hình, họ đã chế tạo thành công xe bọc thép Terrex ICV và cuối năm ngoái những chiếc xe này đã bỗng nhiên “nổi đình nổi đám” khi bị Chính quyền Hong Kong tạm giữ.Image result for Xe bọc thép  BTR-152

Rõ ràng, nhu cầu về xe bọc thép hạng nhẹ trên thế giới rất lớn và nguồn cung cũng dồi dào do nhiều quốc gia cùng tham gia đầu tư phát triển. Giá cả cũng không quá cao, chỉ cần một vài trăm nghìn USD là có thể sở hữu ngay những chiếc xe khá hoàn hảo.

Việt Nam đã có điều kiện cần…

Có thể khẳng định nhu cầu về xe bọc thép hạng nhẹ, hạng trung của Việt Nam (tính chung cho cả Quân đội và Công an) là rất lớn.

Cụ thể, với Quân đội, BTR-152 (chế tạo từ cuối những năm 1940 và chính thức sản xuất từ năm 1950) vẫn đang ngày đêm hoạt động bất chấp tuổi thọ đã cao do được đưa vào sử dụng từ lâu.

Mặc dù gần đây đã được nâng cấp động cơ và trang bị vũ khí mới những sớm muộn BTR-152 cũng sẽ phải bị loại biên.

Bên cạnh đó, các xe trinh sát bọc thép BRDM-2 và BTR-60PB tuy mới hơn một chút những cũng đã ở cuối vòng đời, dù vẫn đang đóng vai trò là xương sống của các đơn vị cơ giới và hải quân đánh bộ. Nhu cầu thay thế những dòng xe này là tất yếu.

Trong khi đó, xu hướng tương lai của hầu hết các quân đội trên thế giới là tìm mọi cách nâng cao khả năng cơ động nhanh trên mọi địa hình, đảm bảo cho kíp chiến đấu an toàn, phát huy được hiệu quả đột kích bằng cơ giới.

Ngoài ra, các đơn vị biên phòng, kiểm soát quân sự của QĐND Việt Nam cũng cần được trang bị một số xe bọc thép hạng nhẹ, dù không nhiều.

Đối mặt với yêu cầu đảm bảo an ninh, an toàn trật tự xã hội, và nhất là các tình huống khủng bố có thể xảy ra, gần đây Lực lượng Công An đã được trang bị xe bọc thép hạng nhẹ thế hệ mới như RAM-MK3 (Israel), Hummer (Mỹ) và một số loại xe khác, nhưng số lượng khá hạn chế, cần phải được bổ sung nhiều hơn nữa..

Xe bọc thép RAM-2000 MK3 được Bộ Công an giới thiệu

… điều kiện đủ đang nằm ở đâu?

Việt Nam tự sản xuất xe bọc thép cung cấp cho Quân đội, Công an? – Ảnh 1.

Mặc dù trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, ngành CNQP Việt Nam đã có nhiều bước tiến lớn như nghiên cứu và sản xuất được hầu hết các loại vũ khí mang vác dành cho sư đoàn bộ binh, tên lửa phòng không vác vai tầm thấp, các loại radar tương đối hiện đại, nhưng đối với lĩnh vực chế tạo xe bọc thép thì chưa có kinh nghiệm thực sự.

Trên thực tế, chế tạo xe bọc thép không đơn giản vì nó liên quan đến khá nhiều công nghệ vốn là bí quyết của nhiều quốc gia phát triển, có tiềm lực về khoa học kỹ thuật chẳng hạn như công nghệ luyện kim – cơ khí chính xác, thiết kế khí động học, tích hợp động cơ, hệ thống điều khiển và vũ khí, thử nghiệm trên địa hình, nhiệt đới hóa,…

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nhu cầu về xe bọc thép hạng trung và hạng nhẹ của Việt Nam là khá lớn do vậy để tự chủ được nguồn cung cần phải có quyết tâm và đầu tư rất lớn. Muốn làm được điều này đối với CNQP Việt Nam không hề dễ dàng, cần phải có những bước đi phù hợp từ thấp lên cao.

“Sự lì lợm” của siêu xe bọc thép KAMAZ-63968

Để làm quen với công nghệ chế tạo xe bọc thép quân sự, trước mắt có lẽ lựa chọn nhập khẩu công nghệ sản xuất lắp ráp xe vận tải quân sự là thích hợp nhất vì có nhiều nước sẵn sàng chuyển giao và trình độ công nghệ không quá cao để Việt Nam có thể hấp thụ. Lựa chọn này có 2 cái lợi:

Thứ nhất, cung cấp cho QĐ Việt Nam hàng chục nghìn xe mới, đáp ứng được nhu cầu cả trước mắt và lâu dài để thay thế nhiều xe cũ, đồng thời hiện đại hóa lực lượng vận tải quân sự và cung cấp một lượng lớn xe làm khung gầm cho các loại vũ khí cơ động cao mà Quân đội ta rất cần trong tương lai.

Thứ hai, nếu phát triển tốt, thậm chí có thể chiếm lĩnh thị phần xe tải dân dụng, vừa khấu hao máy móc, vừa tích lũy nguồn lực cả về vốn, công nghệ và kỹ sư, công nhân kỹ thuật bậc cao cho các giai đoạn tiếp theo.

Sau khi làm chủ được công nghệ cơ bản sẽ tạo đà để tiếp tục thực hiện giai đoạn chế tạo, sản xuất xe bọc thép hạng nhẹ rồi vươn dần lên các loại xe bọc thép hạng trung và hạng nặng, thậm chí cả xe tăng chiến đấu chủ lực.

Vẫn biết để chế tạo được xe bọc thép chứ chưa nói đến xe tăng là một hành trình hết sức gian nan, nhất là trong bối cảnh xuất phát điểm của CNQP Việt Nam trong lĩnh vực này chưa có nhiều nổi bật. Tuy nhiên, nếu không bắt tay vào ngay từ bây giờ, có lẽ “nhập khẩu” sẽ vẫn là điệp khúc còn phải tiếp diễn lâu dài.

Nguồn: Soha.vn

Máy bay tự chế của “hai lúa” Bình Dương sẽ cất cánh ở sân bay


Không còn thử nghiệm trong nhà kho hay bí mật luyện tập ở nơi vắng vẻ, ông Bùi Hiển sẽ đưa máy bay tự chế ra bay thử tại một sân bay quân đội.
 >> Khảo sát trực thăng tự chế của kỹ sư “hai lúa” ở Bình Dương
 >> Chiếc trực thăng tự chế thứ 2 của lão nông Bình Dương cất cánh

 Ông Bùi Hiển trong cuộc trao đổi với PV.

Ông Bùi Hiển trong cuộc trao đổi với PV.

Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu và chế tạo thành công 2 chiếc máy bay mang tên “Bùi Hiển” và “Giấc mơ”, ông Bùi Hiển (63 tuổi, ngụ tại tỉnh Bình Dương) đã được giới khoa học cả trong lẫn ngoài nước biết đến với cái tên gần gũi là “hai lúa” chế máy bay. Trong đó, chiếc “Bùi Hiển” được ông chế tạo trong vòng 3 năm (từ năm 2010 tới năm 2013), còn chiếc “Giấc mơ” là 2 năm (từ năm 2014 tới năm 2016).

Sau khi hoàn thành mỗi sản phẩm, ông Bùi Hiển đều đã bay thử chúng. Nếu như chiếc “Bùi Hiển” chỉ được thử nghiệm trong nhà kho với độ cao tầm 1m so với mặt đất, thì chiếc “Giấc mơ” từng được cha đẻ lái ở độ cao 2m với các bài bay treo hay quay đầu ngoạn mục. Tuy nhiên, các phát minh của ông Hiển chỉ tạm dừng lại ở đó khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép bay thử.

Mới đây, trong cuộc trao đổi với PV tại xưởng chế tạo của mình, “hai lúa” Bùi Hiển đã chia sẻ nhiều thông tin mới liên quan tới những “đứa con” nói trên. Ông Hiển cho biết, ông đang cải tiến lại chiếc máy bay đầu tay của mình là chiếc “Bùi Hiển” để đưa ra sân bay bay thử một cách quang minh chính đại.

 Ông Hiển đang miêu tả thiết kế cuối cùng mà ông mong muốn máy bay “Bùi Hiển” đạt được.

Ông Hiển đang miêu tả thiết kế cuối cùng mà ông mong muốn máy bay “Bùi Hiển” đạt được.

Theo ông Hiển, chiếc “Giấc mơ” ra đời sau dù đã bay cao và xa hơn so với sản phẩm đầu tay là chiếc “Bùi Hiển”, nhưng nó lại khó lái hơn. Do đó ông mới quyết định mang chiếc máy bay “Bùi Hiển” từ trong nhà kho ra cải tiến lại. Với kinh nghiệm và thời gian cầm lái chiếc máy bay này lâu hơn, ông Hiển tự tin có thể đưa nó bay cao hơn cả “Giấc mơ” mà không cần phải dành nhiều thời gian luyện tập thêm.

Về những cải tiến mới trên chiếc “Bùi Hiển”, “hai lúa” chế máy bay của Việt Nam cho biết, sản phẩm vừa được ông bổ túc hệ thống cơ cấu lái khiến tổng trọng lượng đã tăng lên khoảng 280kg so với 250kg trước kia. Bên cạnh đó, cánh máy bay đã được làm mới theo nguyên lý thiết kế đồng trục (2 cánh quạt cùng nằm trên trục chính nhưng quay ngược chiều nhau). Chất liệu làm cánh quạt cũng đã thay đổi từ inox sang nhôm.

“Chiếc “Giấc mơ” bay được rồi, nên giờ tôi quay lại làm chiếc “Bùi Hiển” cho hoàn chỉnh và bay được. Mục tiêu của tôi là làm cho nó phải bay được cỡ từ “Giấc mơ” trở lên. Sau khi chuyển thiết kế cánh quạt sang đồng trục thì sẽ rất dễ bay. Với lại trước đây tôi đã bay thử “Bùi Hiển” nhiều lần rồi nên không cần tập thêm nữa, làm xong là bay được ngay”, ông Hiển nói.

Để hiện thực hóa giấc mơ bay trên máy bay “made by Bùi Hiển”, ông Hiển đã gia nhập Câu lạc bộ Hàng không phía Nam (thuộc Sư đoàn Không quân 370, Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam) và có thẻ hội viên. Sắp tới, ông sẽ hoàn thành thêm các thủ tục cần thiết để đưa máy ra đường băng của sân bay Phú Lợi (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) bay thử.

“Tất nhiên để bay được thì mình phải ký cam kết về an toàn bay. Chiếc máy bay sau khi hoàn chỉnh có thể bay cao hàng trăm mét nhưng theo quy định thì mình chỉ có thể bay cao tối đa 50m thôi. Tôi dự kiến sẽ níu dây để bay kiểm tra máy bay ở sân nhà, sau đó đưa ra sân bay bay thử ngay trong năm 2017 này”, ông Hiển nói.

Theo Dân Việt




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 832 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 479 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 410 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 371 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 349 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 344 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 297 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 284 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 254 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 248 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.