Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 24842232

 
Bản sắc Việt 19.04.2024 18:50
Thấy bác xích lô già yếu, cô gái Tây phương mỹ miều gợi cảm sexy xung phong chở bác đi dạo phố Sài Gòn rồi trả tiền công cho luôn!
16.11.2017 04:59

Hình ảnh hài hước và đáng yêu này được ghi lại trên một con phố Sài Gòn vắng vẻ. Sống dưới chế độ CS người công nhân bị bóc lột, lợi tức khong đú sống lúc trẻ, về già chẳng có hưu bổng, cấp dưỡng như các nước tự do dân chủ khác, cụ giạ 70 tuổi còn phải đạp xích lô để kiếm cơm cho mình và vợ. 

Thấy bác xích lô già yếu, cô tây xung phong chở bác đi dạo phố Sài Gòn luôn! - Ảnh 1.

Hình ảnh du khách nước ngoài ngồi xích lô đã không còn xa lạ với chúng ta. Mới đây, một fanpage lớn đã đăng tải nhưng hình ảnh ghi lại cô tây đang đạp xích lô chở vị khách đặc biệt đang hút hồn cư dân mạng.

Mới đây, hình ảnh cô gái Tây chở ông cụ đạp xích lô già yếu giữa trung tâm TP.HCM khiến cộng động mạng vô cùng thích thú.

Như nhiều du khách khác, cô gái Tây này cũng chọn xích lô để khám phá trung tâm TP.HCM. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở đây chính là, cô đã tình nguyện trở thành tài xế chở chủ nhân chiếc xích lô đi dạo đường phố Sài Gòn. 

Hành động của cô được chụp lại và đăng tải trên một diễn đàn Facebook khiến cộng đồng mạng thích thú.

Hình ảnh đẹp: Thấy bác xích lô già yếu, cô gái Tây chở ông đi dạo khắp đường phố Sài Gòn
Hình ảnh cô gái Tây chở cụ ông trên xe xích lô khiến cộng đồng mạng bàn tán rôm rả - Ảnh: Internet

Có lẽ vì cảm thấy bác đạp xích lô đã già yếu nên nữ du khách mới tình nguyện "đổi tài" và chở ông đi dạo quanh trung tâm thành phố.

Hình ảnh đẹp: Thấy bác xích lô già yếu, cô gái Tây chở ông đi dạo khắp đường phố Sài Gòn
Cô gái đèo cụ ông trên xích lô đi khắp trung tâm TP.HCM - Ảnh: Internet
Hình ảnh đẹp: Thấy bác xích lô già yếu, cô gái Tây chở ông đi dạo khắp đường phố Sài Gòn
Cụ ông hồ hởi giơ tay xin đường giúp "tài xế đặc biệt" - Ảnh: Internet
Hình ảnh đẹp: Thấy bác xích lô già yếu, cô gái Tây chở ông đi dạo khắp đường phố Sài Gòn
Trong suốt hành trình, nữ du khách tỏ ra vô cùng hào hứng - Ảnh: Internet

Hành động của nữ du khách đã nhận được rất nhiều lời khen của cư dân mạng: "Dễ thương quá, chắc bác xích lô vui lắm", "Đẹp quá bác xích lô ơi!". 

Một số bạn trẻ hài hước bình luận: "Bác đạp xích lô có vẻ căng thẳng, có lẽ bác đang lo cho chiếc xích lô của mình", "Hồi giờ ngồi đằng sau, tự dưng nay được ngồi trước chắc là không quen", "Lần đầu được gái chở đi bằng xích lô, bác sướng nhất rồi" hay "Về nhà là vợ cho nhừ đòn nhé bác!".

Cộng đồng mạng vô cùng hào hứng với khoảnh khắc hài hước này - Ảnh: Internet

Bên cạnh những bình luận hài hước trên, nhiều người tỏ ra thương cảm với cuộc sống mưu sinh vất vả của cụ ông đạp xích lô: "Nhìn chú đạp xích lô thấy thương sao á", "Đơn giản là bác đạp không nổi nên mới đổi tài thôi mà", "Tội bác xích lô, cực khổ mưu sinh"...

Thấy bác xích lô già yếu, cô tây xung phong chở bác đi dạo phố Sài Gòn luôn! - Ảnh 2.Hình ảnh được ghi lại trên một con phố ở thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn Tôi là dân Sài Gòn.

Thấy bác xích lô già yếu, cô tây xung phong chở bác đi dạo phố Sài Gòn luôn! - Ảnh 2.

Đưa anh đi chơi xa trên con xe xích lô.

Thấy bác xích lô già yếu, cô tây xung phong chở bác đi dạo phố Sài Gòn luôn! - Ảnh 3.

Chỉ cần nắm thật chặt anh và em sẽ đi đến cuối con đường.

Thấy bác xích lô già yếu, cô tây xung phong chở bác đi dạo phố Sài Gòn luôn! - Ảnh 4.

Mọi nẻo đường em hứa sẽ luôn mỉm cười.

Sau khi những hình ảnh hiếm gặp được đăng tải, rất nhiều dân mạng để lại bình luận.

“Dễ thương quá, chắc bác xích lô vui lắm”.

“Khuôn mặt bác căng thẳng quá, chắc mọi ngày ngồi sau quen rồi, giờ ngồi trước không quen”.

Sau khi đạp khắp các đường phố chính ơ Sài Gòn mỹ nhân sexy xuống xe niềm nở trả bác 100$US trước khi chia tay.

Nguồn : http://soha.vn/thay-bac-xich-lo-gia-yeu-co-tay-xung-phong-cho-bac-di-dao-pho-sai-gon-luon-20171102092323519.htm


Người phụ nữ đạp xích lô cao tuổi nhất  thành Vinh quê hương bác Hồ

(Baonghean.vn) – Dưới cái nắng như thiêu, bà Phạm Thị Lan vẫn ngồi chờ khách đến thuê chở hàng- một công việc đòi hỏi sức khỏe, sự dẻo dai của cánh mày râu.

Bà Phạm Thị Lan, 59 tuổi, ở Phường Đông Vĩnh (Thành phố Vinh) được xem là người phụ nữ lớn tuổi nhất hành nghề đạp xích lô, đã hơn nửa cuộc đời bà gắn liền với chiếc xe ba bánh. Lớn lên trong gia đình có 8 người con, bà Lan là người con thứ 2 trong gia đình.

Người phụ nữ đạp xích lô cao tuổi nhất Thành Vinh - Ảnh 1

Hàng ngày, không quản nắng mưa, sương gió, bà Phạm Thị Lan vẫn mải miết với việc đạp xích lô, chở hàng để mưu sinh.

Cứ ngỡ, khi lập gia đình cuộc đời bà có thể bước sang trang mới, nhưng không ngờ cái nghèo vẫn bám riết. Không chút vốn liếng, bà và chồng đi làm cửu vạn rồi dành dụm được ít tiền mua chiếc xe xích lô chở khách và chở hàng kiếm tiền trang trải cuộc sống và nuôi 3 đứa con ăn học.

Thời gian đầu, tuy có vất vả vẫn có đồng ra đồng vào nhưng về sau các loại phương tiện vận tải phát triển, xích lô trở nên lỗi thời nên lượng khách ít dần, cuộc sống càng trở nên khó khăn.

Người phụ nữ đạp xích lô cao tuổi nhất Thành Vinh - Ảnh 2

Bà Lan đứng chờ khách thuê chở

Trong một lần chở hàng, chồng bà Lan không may đổ bệnh, từ đó sức lực yếu hẳn, bà trở thành trụ cột chính của gia đình. Hằng ngày, từ 6 giờ sáng đến tận 18 giờ tối, người phụ nữ đầu đã hai thứ tóc tất tả đạp xe ra cầu Cửa Tiền, ngồi chờ khách đến thuê chở hàng. Người ta thuê gì thì bà chở nấy, từ đất, đá, cát sỏi cho đến xi măng, gỗ, vật liệu…

Người phụ nữ đạp xích lô cao tuổi nhất Thành Vinh - Ảnh 3

Bà Lan chở nhiều thứ hàng, kể cả những thứ nặng và cồng kềnh như gỗ, sắp thép, vật liệu xây dựng. Trong ảnh: Bà Lan được thuê chở gỗ về một công trình xây dựng ở Phường Vinh Tân.

Công việc nặng nhọc nhưng tiền công chẳng được là bao, mỗi chuyến chở hàng bà được khách trả từ 50.000 - 150.000 đồng, tùy vào quãng đường cũng như khối lượng. Ngày mưa gió, bão bùng không có khách đến thuê, ngày đó bà Lan không kiếm đủ tiền ăn cho cả nhà. Công việc vất vả, nặng nhọc, đã không ít lần bà bị trật tay, sẩy chân. Nếu nhẹ thì xoa dầu để ngày mai đi tiếp, nặng thì vào viện chữa trị mấy ngày.

Người phụ nữ đạp xích lô cao tuổi nhất Thành Vinh - Ảnh 4

Công việc nặng nề, khó nhọc nhưng thu nhập khó đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày của gia đình.

Ngày lao động mệt nhọc, đêm về bà Lan trở về với vai trò làm mẹ: dọn dẹp, nấu nướng, giặt giũ, chăm con… Cứ ngỡ, cuộc sống gia đình sẽ tốt dần lên nhưng bất hạnh một lần nữa đến với gia đình vào năm 1994, khi đứa con gái đầu lòng bị lừa bán sang Trung Quốc.

Đến năm 1998, con gái trốn được về Việt Nam mang theo 1 đứa con. Hai đứa con trai của bà công việc và thu nhập cũng không ổn định.

Người phụ nữ đạp xích lô cao tuổi nhất Thành Vinh - Ảnh 5

Suốt ngày tất cả với mưu sinh bằng nghề đạp xích lô, khi trở về nhà, bà Lan lại tiếp tục thực hiện phận sự của người phụ nữ.

Hơn 30 năm gò lưng trên chiếc xe 3 bánh, công việc nặng nề dường như đã vắt kiệt sức khỏe của bà Lan. Đã 2 lần bà phải nhập viện để mổ ruột thừa và sỏi mật. Xuất viện, bà lại tiếp tục với công việc đạp xích lô để mưu sinh. Gần 60 tuổi, các cháu nôi, ngoại đã đuề huề, sức khỏe ngày càng sụt giản nhưng bà Lan vẫn mải miết với từng cuốc xe để kiếm từng bữa ăn hàng ngày.

Ngồi bên lề đường giữa ngày hè nóng bức, nhìn dòng người qua lại, người phụ nữ ấy đạp xích lô cao tuổi nhất Thành phố Vinh chỉ ước ao kiếm đủ tiền nuôi gia đình và được “nghỉ hưu” thật sự.

Chu Thanh




Người đàn bà đạp xích lô

TT - Những cơn gió mùa đông bắc thổi ù ù, vậy mà người đàn bà ấy vẫn phong phanh chiếc áo mỏng tang. Dựng chiếc xích lô bên hè nhà, chị ấp úng: “Vâng tôi Thuận đây, mời anh vào nhà uống chén nước, từ sáng đến giờ chẳng chạy được cuốc xe nào, trời rét không ai gọi xe cả...”.
4CCGCHkv.jpg
Chị Đặng Thị Thuận trên chiếc xích lô bên cạnh xưởng gỗ, nơi chị hay chở thuê hàng tạ gỗ súc
TT - Những cơn gió mùa đông bắc thổi ù ù, vậy mà người đàn bà ấy vẫn phong phanh chiếc áo mỏng tang. Dựng chiếc xích lô bên hè nhà, chị ấp úng: “Vâng tôi Thuận đây, mời anh vào nhà uống chén nước, từ sáng đến giờ chẳng chạy được cuốc xe nào, trời rét không ai gọi xe cả...”.

Ông Mười và “ngôi nhà xích lô”Những câu chuyện nửa đêm về sáng...Có một người chaTôi cũng đạp xích lô

Vợ người phu xe

Chị kể: “Tôi bất hạnh ngay từ bé anh ạ, sinh ra ở làng Vạn Phúc mà nào có phúc, đói vàng mắt từ tấm bé. Cả nhà có hàng chục miệng ăn mà ruộng hợp tác chia có năm sào. Từ thời còn bé tí tôi đã theo thầy mẹ ra đồng.

Vụ tháng năm còn kha khá, một sào cũng kiếm được gần hai tạ, bữa cháo bữa cơm qua ngày. Đến tháng mười là đã lo đói, mỗi sào trúng lắm cũng chỉ một tạ lúa, mùa đông cả nhà khoai sắn cho qua cái đói. Học hết lớp 7 là tôi phải nghỉ học để đi cày thuê cuốc mướn quanh vùng...”.

Chị tên Đặng Thị Thuận, người làng Vạn Phúc, thôn Do Lộ, Hà Đông, Hà Tây. Anh Khai chồng chị Thuận là phu xe xích lô. Ở làng quê mọi người ít đi xe nên xe chủ yếu để chở mướn gỗ, lúa gạo, vật liệu xây dựng cho bà con quanh vùng. Cái khổ cứ quấn lấy gia đình bé nhỏ này quanh năm suốt tháng nhưng cả bốn đứa nhỏ lớn lên đều được học hành tử tế. Anh Khai bảo: “Đời làm phu xe khổ lắm, chắc không còn cái khổ nào hơn, nên tôi ráng lo cho bọn trẻ mai sau...”.

Vậy mà trời vẫn không thương. Một buổi chiều tháng 5-2000 sau chuyến chở bốn tạ gỗ từ ga Hà Đông về, anh Khai nằm vật ra giường sốt cả đêm và không thể trở dậy nổi. Chị Thuận thức đợi sáng mượn tiền lối xóm đưa chồng đi bệnh viện. Bác sĩ bảo anh Khai bị bệnh cột sống rất nặng do đạp xe quá sức, nếu như anh cứ tiếp tục đạp xe sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Đưa chồng về nhà, chị Thuận tất tả đi khắp xóm vay mượn để lo thuốc thang cho chồng. Hễ nghe nơi đâu có bài thuốc hay chữa bệnh cột sống là chị đội nón đi ngay.

Bao lần có người làng vào gọi anh Khai đi chở hàng, mấy lần anh Khai lồm cồm ngồi dậy định dắt xe đi, nhưng chị đều ngăn lại. Anh Khai thều thào: “Nếu có chết thì vẫn chưa chết ngay được, nhưng bọn trẻ cần cái ăn mỗi ngày...”. Rồi một sáng tháng 6-2000, khi anh Khai thiếp đi sau một đêm thức trắng vì đau, có người vào gọi: “Ông Khai có nhà không, có chở gỗ đi ga Vạn Phúc?”.

Chị Thuận đang thái rau lợn sau nhà, buột miệng lên tiếng: “Có, có đấy, bác chờ em với...”. Chị vội lên nhà mặc chiếc áo lính của chồng, đội chiếc mũ cối và dắt chiếc xích lô ra. Người thuê chở đứng nhìn chị từ đầu đến chân và hỏi: “Đàn bà mà đạp xe là thế nào đây?”.

Chị đáp ngay: “Chồng em bỏ nghề rồi, em thay anh ấy, bác chở bao nhiêu gỗ em vẫn lo được thôi”. Hai tạ gỗ súc, chỉ bốc lên xe xích lô thôi đã thấy choáng váng hết cả người, chưa bao giờ đạp xe, chị Thuận chọn cách đẩy bộ cho chắc ăn. Ra đến ga Vạn Phúc, thả gỗ xuống xong là chị xây xẩm cả mặt mày, nhưng khi người ta chìa ra 15.000 đồng tiền công thì chị bừng tỉnh lại ngay: Vậy là có cách mưu sinh nuôi cả nhà rồi!

Không chỉ ở Do Lộ, Vạn Phúc mà còn cả Hà Đông, thậm chí lên tận Hà Nội người ta luôn bất ngờ khi thấy trong đội ngũ phu xe có một người phụ nữ. Phu xe nam chở gì thì người đàn bà này chở nấy, không từ nan bất cứ hàng hóa gì, từ lúa gạo, gỗ súc, sắt thép, ximăng...

Ban đầu chỉ 1-2 tạ, sau 4-5 tạ, 1 tấn... Ximăng 1 tấn chở đến tận chân công trình người ta trả 15.000 đồng, thợ bốc vào 5.000đ, thì chị Thuận xin nhận 20.000đ để làm chân bốc vác luôn.

Chị Thuận kể: “Một lần nhìn thấy bên kia đường có một chị phụ nữ đạp xích lô chở mấy đứa trẻ đi học, tôi mừng lắm vì nghĩ mình đã có đồng nghiệp rồi. Sau này tôi mới biết chị ấy ở La Ba cũng nghèo khó như tôi, nhưng chỉ đạp xe có một thời gian ngắn là nghỉ vì cái nghề phu xe nhọc nhằn quá!”.

D7bFNtLq.jpg
Người đàn bà đạp xích lô và bé Thanh - cô con gái học sinh giỏi nhiều năm liền
Người đàn bà dũng cảm!

Mùa hè nắng như thiêu đốt, mùa đông mưa phùn rét mướt, vậy mà chưa một ngày nào chị Thuận bỏ một cuốc xe. Cứ tờ mờ sáng thổi cơm cho chồng con xong là chị dắt xích lô ra quốc lộ đón khách chở hàng.

Bình thường mỗi ngày đạp xe 30-40km kiếm cũng được 30.000 đồng, ngày đắt khách được trên 40.000đ, nhiều người cám cảnh người đàn bà khốn cùng này nên thường cho thêm 5.000 - 10.000 đồng, nhưng cũng có ngày mưa bão không kiếm được đồng nào. Rồi có một lần tai nạn ập đến đã tưởng chừng như cướp đi sinh mạng của người đàn bà này...

Nhận chở đến năm tạ gỗ ra chợ Hà Đông khi tất cả nam phu xe đều lắc đầu lè lưỡi chào thua - chị Thuận đang cần tiền lo thuốc thang cho chồng. Do gỗ quá nặng nên xe gãy bánh đổ nhào, chị ngã xuống đất, hai súc gỗ to đùng đổ ập chẹt vào đầu chị làm toác nửa mảnh da đầu, lòi cả sọ trắng.

Người đi đường xúm vào cứu người bị nạn, không ai nghĩ người đàn bà này sẽ qua cơn nguy kịch. Khi tỉnh dậy, chị Thuận thấy mình đang nằm trong phòng cấp cứu Viện Quân y 103. Người thuê chở gỗ cũng có mặt, ông ta trả tiền công cho chị 15.000đ và bồi dưỡng thêm 10.000đ rồi đi mất.

Tai nạn thập tử nhất sinh vậy mà chỉ hai tháng sau, khi da đầu và tóc vẫn chưa kịp mọc trở lại, chị Thuận lại dắt xe đi chở hàng, đầu quấn chiếc khăn to để che mảng da đầu còn đỏ hỏn - chị cần kiếm tiền trả nợ...

Tháng 5-2005 một biến cố khác lại ập đến, nhưng lần này không do tai nạn mà do chị dũng cảm lao vào nguy hiểm: sau khi chở ba tạ gỗ ra ga Vạn Phúc, đã giữa trưa nhưng chị Thuận vẫn chạy dọc theo quốc lộ 6 để kiếm thêm mối hàng.

Đi ngang qua một cửa hiệu tạp hóa, chị linh tính điều chẳng lành khi thấy một thanh niên ăn mặc rất lịch sự nhưng mặt mày bặm trợn cứ đi qua đi lại chỗ hai chiếc xe máy dựng trước cửa hiệu khiến chị bất giác nghĩ ngợi: “Con xe này cũng phải hàng chục triệu, mất nó chắc chủ nhân đau lòng lắm !”.

Ngay lúc đó tên cướp đã “bắn” bay ổ khóa và dắt nhanh chiếc xe máy xuống đường chuẩn bị phóng đi, chị Thuận lao ngay vào ôm chầm lấy tên cướp và la to: “Cướp xe... cướp xe...”. Tên cướp móc dao nhọn trong người ra đâm túi bụi vào mặt chị Thuận, máu tuôn đầm đìa nhưng chị quyết không buông tên cướp. Lúc bà con xúm vào trói gô tên cướp cũng là lúc chị Thuận ngất lịm đi vì mất nhiều máu...

Sau này, Công an tỉnh Hà Tây khi đến trao bằng khen cho chị vì hành động dũng cảm bắt cướp mới cho chị hay: đó là tên cướp khét tiếng có đến năm tiền án từ Hà Nội xuống Hà Đông đánh cướp.

...Đang ngồi trò chuyện với chị Thuận thì bé Thanh vừa đi học về. Mặt cô bé xanh mét vì lạnh, chào khách xong là đi thẳng xuống bếp phụ mẹ lo cơm cho cả gia đình. Chị Thuận nhìn con trìu mến: “Cái Thanh học lớp 8, cả ba năm qua đều là học sinh giỏi nên trường miễn giảm học phí rất nhiều, khỏi phải lo gì.

Đứa con gái đầu đã lấy chồng, còn cái Nhàn đang học trung cấp ở Hà Nội, Duy Văn thì học lớp 3. Được cái trời cho tôi sức khỏe, trông tôi gầy vậy chứ không hề đau ốm gì, chỉ tội cái đầu từ hồi bị lột da do tai nạn xe nên trời lạnh là đau nhức ghê lắm…”.

Có tiếng người í ới ngoài ngõ gọi mai đi chở hàng sớm, chị Thuận vui ra mặt vì cả mấy ngày qua trời lạnh nên ít người gọi phu xe...

Không chỉ có một người, còn có cả một “đội quân” chạy xích lô đông đảo và chuyên nghiệp. Trên vùng đất biển này, họ độc chiếm nghề này khi những người đàn ông đang phải lênh đênh trên những con thuyền...NGUYÊN THẢO


Đạp xích lô nuôi con bại não, vợ ung thư

Con bị não úng thủy, vợ bị bệnh ung thư vú, tiền trang trải cuộc sống và điều trị bệnh cho vợ con của anh Nguyễn Văn Cường (tổ dân phố Chi Ly 1, phường Trần Phú, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ chiếc xích lô chở hàng thuê.


Bệnh chồng bệnh

Ngôi nhà của vợ chồng anh Cường, chị Hòa chưa đầy 10m2. Trong phòng chẳng có thứ gì đáng giá ngoài chiếc quạt.

Năm 2003 bé gái Nguyễn Thị Thu Hương ra đời trong sự chờ mong, vui mừng anh chị Cường, Hoà và họ hàng nội ngoại. Khi mới sinh, Hương ít khóc, ai cũng khen cháu ngoan, ăn no lại ngủ.

1 tuổi cũng chẳng thấy con mình tập lẫy, tập bò… chỉ nằm ngửa, chân tay ngày càng teo tóp, èo uột, cơ thể không phát triển mà đầu to ra, mắt trắng đục, anh chị đưa con vào bệnh viện đa khoa Bắc Giang khám. Các bác sĩ kết luận Hương bị bệnh não úng thủy.

Năm nay Hương đã 10 tuổi mà cả ngày chỉ nằm một chỗ, không nói không rằng, lâu lâu lại kêu ú ớ, nước bọt trong miệng chảy ra, mọi sinh hoạt hàng ngày đều phụ thuộc vào bố hoặc mẹ. Mỗi tháng em phải đi viện 4 - 5 lần.

Đạp xích lô nuôi con bại não, vợ ung thư - 1

Bé Hương bị não úng thuỷ, chị Hoà bị ung thư vú

Năm ngoái chị Hòa bị đau ở ngực, đi khám bác sĩ kết luận bị ung thư vú phải mổ. Vậy là anh Cường lại chạy vạy nội ngoại vay tiền để đưa vợ đi mổ.

“Tôi đang trong giai đoạn truyền hóa chất và chuẩn bị đi trị xạ, mỗi lần như vậy chi phí lên đến hơn 4 triệu đồng. Vừa rồi gia đình được xếp vào diện hộ nghèo nên được giảm xuống còn 1,5 triệu. Chẳng biết có đủ tiền để theo nữa không nhưng tôi vẫn muốn được sống để chăm sóc con” - chị Hòa nói trong nước mắt.

Đạp xích lô nuôi con bại não, vợ ung thư - 2

Bé Hương 10 tuổi cả ngày chỉ nằm một chỗ, không nói không rằng, mọi sinh hoạt hàng ngày đều phụ thuộc vào bố hoặc mẹ.

Đạp xích lô 50 km/ngày kiếm được 50.000 đồng

Anh tâm sự: “Buổi sáng tôi tranh thủ dậy từ 5h, đẩy xe ra đầu cầu Bắc Giang xem có ai thuê chở hàng đi chợ thì tôi chở.

Phập phù lắm, ngày có khách, ngày không nên mỗi ngày kiếm được vài chục nghìn nhưng cũng có ngày không được đồng nào. Nhiều khi biết là người ta trả rẻ nhưng tôi vẫn làm để kiếm lấy mấy chục mua gạo nấu cháo cho vợ con, không lại nhịn.

Có khi người ta bảo chở hàng từ Bắc Giang về Bắc Ninh giữa trưa nắng chang chang, bụng đói cảm giác không đạp được nữa, trong túi cũng chẳng có nghìn nào nên đành uống nước lọc chống đói.

Đạp xích lô nuôi con bại não, vợ ung thư - 3

Anh Cường đạp xích lô chở thuê hàng nhưng không phải lúc nào cũng có việc.

Xe hàng nặng đi trên con đường bụi mù mịt, không có giày, chẳng có khẩu trang, có khi đạp trượt tóe cả máu chân. Mấy người làm cùng bảo sao không mua lấy đôi giày vải đi cho chắc? Thú thực là tôi cũng muốn mua lắm nhưng nghĩ có ngày mình chẳng kiếm được đồng nào, tiêu như vậy lại phung phí nên không mua”.

Anh Cường nhẩm tính bình quân mỗi ngày đạp xích lô hơn 50 km kiếm được khoảng 50.000 đồng. Trong khi con một tuần vào viện 3 - 4 lần, vợ chuẩn bị đi xạ trị ở Hà Nội. “Sắp tới phải chuẩn bị 15 triệu cho vợ con chữa trị mà chưa biết lấy đâu ra” - anh Cường nói như sắp khóc.  Theo Hứa Phương - Thành Huyên (Bee.net)





Điều gì khiến các chế độ độc tài như CSVN vẫn tồn tại?

Những người dân sống ở các xã hội dân chủ thường gắn kết chế độ độc tài với sự đàn áp, vi phạm nhân quyền, nghèo đói và hỗn loạn. Các chế độ độc tài đã giết chết không biết bao nhiêu người, trong số đó có đến 49 triệu người chết dưới thời Joseph Stalin ở Liên Xô và gần ba triệu người Campuchia dưới chế độ của Pol Pot.  Với những con số thống kê như thế thì việc phải chấm dứt mãi mãi chế độ độc tài dường như là mục tiêu đáng phải làm. Nhưng liệu điều đó có làm được không? Điều gì khiến cho những kẻ độc tài có đất dụng võ và mọi việc sẽ thay đổi như thế nào đối với những người độc tài trong tương lai?
Một nhóm nhỏ cai trị
Trong thế giới học thuật, từ ‘độc tài’ có cách định nghĩa khách quan và dễ đo lường hơn. Theo bà Natasha Ezrow, một giảng viên tại Đại học Essex thì hầu hết các chuyên gia nghiên cứu về độc tài thường bắt đầu với một định nghĩa đơn giản: “Khi không có sự luân chuyển trong quyền lực hành pháp thì đó là chế độ độc tài.” Điều này có nghĩa là chế độ độc tài có thể được dựng lên xung quanh một cá nhân đã tạo dựng cho mình sự sùng bái cá nhân, chế độ độc đảng hay chính quyền quân phiệt.
Trong con mắt những người nghiên cứu thì khác với những nhà quân chủ, vốn chỉ giới hạn trong phạm vi rất ít người mà thường là hoàng gia, những kẻ độc tài có thể xuất thân từ thành phần rộng lớn hơn trong xã hội. Tuy nhiên liên minh cầm quyền của họ thì rất hạn hẹp và họ chỉ dựa vào tương đối ít người để nắm quyền.
Ở một số nước, số người thực sự có tiếng nói trong việc ai là người nắm quyền có thể chỉ vào khoảng từ một chục cho đến vài trăm người. Để so sánh, ở Anh tỷ lệ người dân có tiếng nói quyết định đối với sự thành lập một chính phủ là 25% còn ở Mỹ thường là hơn 30%.












Bản quyền hình ảnhBBC WORLD SERVICE
Image caption



Hitler lên nắm quyền lúc nước Đức trải qua khủng hoảng
Các chế độ độc tài có thể có hoặc không sự khủng bố của Nhà nước nhưng theo những nhà nghiên cứu, gần như ở các chế độ độc tài luôn có sự thông đồng, nhất là trong việc chiếm dụng quỹ công cho một nhóm người thân cận.
“Khi anh phải dựa vào sự ủng hộ của rất ít người để nắm quyền thì cách cai trị hiệu quả là thông qua tham nhũng, hối lộ, tống tiền...,” Bruce Bueno de Mesquita, giáo sư chính trị ở Đại học New York, nói, “Anh có thể khiến cho những người thân cận của anh trung thành với anh bằng cách tưởng thưởng cho họ thật xứng đáng.”
Không vì lợi ích số đông
Do cấu trúc quyền lực như thế nên nhà độc tài muốn nắm quyền không hành động vì lợi ích của số đông mà vì quyền lợi của số ít người mà ông ta dựa vào để duy trì quyền lực. “Hành động xấu của nhà độc tài không phải là do đặc tính tự thân ở con người hay do sự không may khi có những người lãnh đạo có vấn đề về nhân cách,” Bueno de Mesquita nói. “Chính là cấu trúc chính trị đã dẫn đến những hành động như vậy.”
Ngay cả khi đã tưởng thưởng cho những người thân cận thì các nhà độc tài vẫn còn có rất nhiều ngân quỹ có thể tùy nghi sử dụng và đây là chỗ mà nhà độc tài được đánh giá thật sự: hoặc là ông ta có thể cất giấu số tiền đó cho mình và phe cánh, hoặc ông ta có thể dùng nó để cải thiện cuộc sống của người dân.
Nhưng ngay cả khi ông muốn làm lợi cho người dân thì điều đó cũng không có nghĩa là mọi việc sẽ tốt đẹp. Có ý định thật sự tốt cho xã hội không tự động biến thành những ý tưởng tốt để thực hiện những ý định này. Với nỗ lực cải thiện cuộc sống của người dân, những nhà lãnh đạo chuyên chế có thể làm cho cuộc sống của người dân trở nên tệ hơn.
“Chế độ độc tài có thể đem lại kết quả tốt, nhưng đó là một canh bạc hết sức rủi ro,” Bueno de Mesquita nói. “Rất dễ trở thành chính quyền vì lợi ích của chính mình và phần lớn mọi người có ý tưởng rất dở.”
Tính cách xấu
Bản quyền hình ảnhBBC WORLD SERVICE
Image caption
Một số nước châu Phi vẫn duy trì tình trạng độc tài
Các nhà nghiên cứu còn tìm ra một vấn đề thường thấy nữa ở các chế độ độc tài. Các nhà độc tài theo định nghĩa không phải là kẻ ác nhưng nhiều người trong số họ tương đồng nhau ở chỗ có những nét tính cách không hay nào đó.
Họ có thể có những ảo tưởng về quyền lực, cái đẹp, hào quang, vinh dự hay sự thống trị không giới hạn đi cùng với sự thiếu cảm thông. “Có lẽ vị trí của nhà độc tài khiến cho họ đi về phần xấu ở con người, nhất là đi đến khía cạnh tự yêu bản thân mình,” ông Steven Pinker, giáo sư tâm lý ở Đại học Harvard, nói.
Cuộc sống dưới chế độ độc tài dường như có rất nhiều hạn chế, nhưng có nhiều quốc gia hơn chúng ta nghĩ có thể được xem là chế độ độc tài theo định nghĩa khoa học.
Freedom House, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Washington, ước tính khoảng hai phần ba dân số thế giới đang sống dưới các chế độ độc tài và hai tỷ người đang chịu ách thống trị chuyên chế. Theo Freedom House thì có 106 chế độ độc tài hay độc tài một phần vẫn tồn tại trên thế giới ngày nay và điều này tương ứng với 54% số quốc gia trên thế giới.
Khủng hoảng sinh ra độc tài?
Nguyên nhân sinh ra chế độ độc tài đã không hề thay đổi nhiều qua hàng trăm năm.
Một cá nhân như Julius Caesar được trao cho rất nhiều quyền để giúp xã hội vượt qua khủng hoảng mà sau đó quyền lực của ông ta phải được giới hạn trở lại,” Richard Overy, một nhà sử học tại Đại học Exeter, nói. “Nhưng thường là ông ta sẽ không muốn từ bỏ quyền lực”. Nhiều chế độ độc tài hiện đại – giống như của Adolf Hitler hay Benito Mussolini cũng ra đời trong thời kỳ hỗn loạn và trong tương lai có lẽ cũng như thế.
Bản quyền hình ảnhBBC WORLD SERVICE
Image caption
Hàng triệu người đã thiệt mạng dưới chế độ Pol Pot ở Campuchia
“Trong thế kỷ tới sẽ có những giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng,” Overy nói. “Tôi không nghĩ là chúng ta sẽ chứng kiến sự cáo chung của chế độ độc tài như chúng ta nhìn thấy chiến tranh kết thúc.”
Cũng giống như bạo lực nhìn chung đã có sự thoái trào trong tiến trình lịch sử, số lượng chế độ độc tài cũng vậy, nhất là kể từ những năm 1970 khi mà các chế độ độc tài ở Mỹ Latin và Đông Âu sụp đổ.
Sự sụp đổ của Liên Xô đã kéo theo sự thoái trào của các chế độ độc tài nhưng giờ đây ở một số những nước này đang âm thầm trở lại mô hình Nhà nước chuyên chế cũ. Nhưng nhìn chung thì các chế độ độc tài giờ đây thì ít hơn so với trước đây. “Giờ đây khó mà biện minh cho chế độ độc tài, một phần là vì cả thế giới đều bị truyền thông theo dõi,” Overy nói.
Do đó, ngày tàn có thể sẽ đến với những chế độ độc tài còn lại, nhất là ở những nước mà sự cai trị chuyên chế đã góp phần vào những khó khăn kinh tế.
“Khi anh hoạt động trong một nền kinh tế mà sẽ khiến anh sụp đổ, những người ủng hộ anh sẽ thấy lo lắng rằng anh sẽ không giúp được gì cho họ, do đó họ bắt đầu tìm kiếm xung quanh,” Bueno de Mesquita nói.
Tình cảnh như thế thường dẫn đến các cuộc đảo chính quân sự vốn sẽ đẩy các nước theo một hướng tích cực hơn nếu xét trên lợi ích của người dân, ít nhất là qua những ví dụ đã xảy ra trong quá khứ.
‘Độc tài bền vững’
Bản quyền hình ảnhBBC WORLD SERVICE
Image caption
Mussolini là nhà độc tài đã đưa nước Ý vào Thế chiến thứ hai
Tuy nhiên, một số chế độ độc tài lại không có dấu hiệu rạn nứt. “Những nền độc tài trên thế giới hiện nay là những chế độ độc tài hết sức bền vững,” Erica Chenoweth, một phó giáo sư tại Đại học Denver, nói. “Các chế độ độc tài vẫn tồn tại ngày nay là những chế độ đã biết cách hoàn thiện.”
“Ở châu Phi, đã có rất nhiều sự thúc đẩy các nước đi đến dân chủ nhưng các nước này có tài nguyên như kim cương, dầu và khoáng sản vốn có thể được Nhà nước sử dụng để mua chuộc người dân,” Erzow nói. “Trong khi đó ở Trung Đông thì bên ngoài không muốn thúc đẩy nhiều để họ trở thành những nước dân chủ bởi vì đó là những nước ổn định mà những nước khác muốn họ ổn định.”
“Người ta thường có quan niệm ngờ nghệch rằng các nước dân chủ muốn thúc đẩy dân chủ,” Bueno de Mesquita nói, “Nhưng điều đó không đúng.”
Nhiệm vụ căn bản của các nhà lãnh đạo dân chủ, ông giải thích, là thực thi những chính sách có lợi cho cử tri ở đất nước của họ chứ không phải ở đất nước khác. Do các nhà độc tài cần phải lấy lòng những người thân cận, các nhà lãnh đạo dân chủ thấy rằng họ có thể bỏ tiền cho những nhà độc tài để những nhà độc tài này làm những gì mà họ muốn. Khi đó thì cả hai bên cùng có lợi. Nhà độc tài muốn có tiền còn nhà lãnh đạo dân chủ thì muốn những chính sách có thể làm hài lòng cử tri của họ.
Không giống như quan niệm ở các nước phương Tây, chế độ độc tài không nhất thiết là điều xấu đối với tất cả mọi quốc gia và dân tộc. Không phải chế độ độc tài nào cũng có kết cục bi thảm và không phải ai cũng muốn sống dưới chế độ dân chủ. “Một nền dân chủ tồi có thể còn tệ hơn một nền độc tài nhân bản,” Pinker nhận xét.
Không có bằng chứng cho thấy bản chất nội tại của con người là khát khao tự do và dân chủ, Ezrow nói. Miễn là chất lượng cuộc sống vẫn tốt và người dân được phép sống cuộc sống mà họ muốn thì họ vẫn hài lòng dưới chế độ độc tài.  
Tại sao chính quyền CSVN vẫn tồn tại? Và họ còn tồn tại bao lâu?

Nam Phương phỏng vấn TS Nguyễn Mạnh Hùng 

Hỏi:

Dù có rất nhiều áp lực của quần chúng hơn bao giờ hết và ngay cả trong nội bộ đảng, tại sao chính quyền CSVN vẫn tồn tại? Và họ còn tồn tại bao lâu? Hay các áp lực quá yếu nên sẽ không có gì thay đổi?

Đáp:

Quả thật chính quyền CSVN đang chịu áp lực thay đổi ngày càng gia tăng; áp lực ấy còn lớn hơn các áp lực đã làm sụp đổ các chế độ cộng sản Đông Âu cuối thập niên 1980. Ở Đông Âu, đó là kết hợp của đòi hỏi tự do dân chủ với chủ nghĩa dân tộc bởi vì người dân cho rằng chính quyền của họ quá lệ thuộc vào Nga Xô. Hai yếu tố ấy đều có ở Việt Nam ngày nay, cộng thêm với bất mãn của quần chúng đối với nạn tham nhũng lan tràn, tình trạng bất công xã hội, khoảng cách giàu-nghèo quá lớn, và bất mãn của nông dân trước hành động chiếm đất mà không có bồi thường thỏa đáng của chính quyền đôi khi đẩy người ta vào tình trạng tuyệt vọng. Với những áp lực ấy, chính quyền cộng sản như đang ngồi trên một thùng thuốc súng, nó có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Hiện tượng ”tức nước vỡ bờ” chỉ trong vòng 2 tháng đã làm sụp đổ chính quyển độc tài ở Tunisia đầu năm 2011 là một đe dọa thường trực đối với chế độ hiên hữu ở Việt Nam.

Lý do chính khiến chế độ CSVN tồn tại vì họ kiểm soát được phương tiện đàn áp và dám sử dụng phương tiện ấy. Đó là lý do khiến cho cuộc tranh đấu của sinh viên Trung Quốc ở Thiên An Môn năm 1989 và cuộc “cách mạng áo cà sa” (saffron revolution) ở Miến Điện năm 2007 bị dập tắt, trong khi các đòi hỏi lật đổ độc tài lai thành công ở Đông Âu.

Nếu không phải là nhà tướng số và tin tướng số thì khó ai dám đoán chắc chính quyền CSVN còn tồn tại được bao lâu, chỉ biết với những áp lực kể trên, nó không thể tồn tại mãi mãi dưới hình thức này.

Áp lực thay đổi ở Việt Nam hiện này chưa đủ mạnh để chính quyền chùn tay trong việc sử dụng phương tiên đàn áp, nhưng không đủ mạnh không có nghĩa là nó cứ yếu mãi. Tương quan giữa cố gắng duy trì nguyên trạng và áp lực thay đổi có ảnh hưởng hỗ tương. Quần chúng càng bất mãn thì áp lực đàn áp hoặc thay đổi càng gia tăng, đến một lúc nào đó khả năng kiểm soát phương tiện đàn áp và ý chí sử dụng phương tiện ấy sẽ kém đi. Lúc ấy thay đổi sẽ đến, hoặc bằng thương thuyết và tương nhượng như trường hợp Đông Âu, hoăc bạo loạn như trong “Mùa Xuân Á Rập.”

Hỏi:

Làm sao để có dân chủ thực sự ờ Việt Nam?

Đáp:

Đây là một câu hỏi chính đáng nhưng khó có câu trả lời khiến mọi người thỏa mãn. Vả chăng, nói thì dễ mà làm thì khó. Tôi xin trả lời câu hỏi của ông trong tinh thần ấy và trong giới hạn sự hiểu biết của tôi.

Hiện nay, Việt Nam đang sống trong một chế độ độc tài, độc đảng, nghĩa là không có dân chủ. Muốn có dân chủ thì trước hết phải gỡ bỏ chế độ ấy đi. Có 4 phương cách chính để thay đổi chế độ. Cách thứ nhất là cải tổ từ bên trên, như ở Nga dưới thời Gorbachev, Đài Loan dưới thời Tưởng Kinh Quốc. Cách thứ hai là bẳng điều đình, tương nhượng (đôi khi xảy ra sau các cuộc biểu tình, xuống đường, và đàn áp), như ở Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đại Hàn. Cách thứ ba là bằng bạo loạn bộc phát, lật đổ như ở Tunisia, Lybia, và Ai Cập. Cách thứ tư có thể, có thể thôi, là bằng một cuộc nội chiến như đang xảy ra ở Syria.

Kinh nghiệm chuyển đổi thể chế độc tài từ Đông Âu, qua Bắc Á dến Trung Đông cho thấy chuyển đổi qua phương thức hòa bình dễ dẫn đến dân chủ hơn là qua bạo loạn vì bạo loạn, nếu kéo dài, thường tạo điều kiện cho sự phát triển của những phong trào quá khích với những lãnh tụ quá khích. Vì thế, tầm nhìn, khả năng, và sư chọn lựa của nhà lãnh đạo chính quyền đương nhiệm cũng là yếu tố rất quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa.

Lật đổ hay thay thế được chế độ độc tài không nhất thiết dẫn đến chế độ dân chủ. Dân chủ không phải là hậu quả tự nhiên hay tất yếu của sự sụp đổ một chính quyền độc tài. Dân chủ cũng không nhất thiết là kết quả của một cuộc bầu cử tự do. Đôi khi cuộc bầu cử tự do sau cách mạng có thể dẫn đến một chính phủ do đại đa số bầu lên, nhưng lại không phải là một chính quyền dân chủ, như trường hợp Iran dưới các ayatollahs, và Ai Cập dưới sự lãnh đạo của Muslim Brotherhood . Người ta gọi hiện tượng này là dân chủ phi tự do (illiberal democracy). Hơn nữa, dân chủ cũng không nhất thiết đưa đến một chính quyền hữu hiệu, một điều kiện rất cần thiết của một quốc gia chậm tiến. Những gì xảy ra ở Ai Cập và sự tê liệt của chính quyên Mỹ trong thời gian gần đây bắt nguồn từ đòi hỏi của các chính trị gia quá khích là những trường hợp điển hình.

Việc xây dựng dân chủ sau thời cộng sản là một công tác quan trọng và khó khăn chẳng kém gì việc lật đổ chế độ. Vậy, thế nào là dân chủ, và dân chủ đòi hỏi những điều kiện gì?

Các học giả không đồng ý với nhau về số điều kiện cần có của nền dân chủ. Có người đề nghị 8 điều kiện (như Robert A. Dahl), có người đúc kết thành 3 điều kiện (như Georg Sorensen). Nói chung, dân chủ đòi hỏi những yếu tố cốt lõi tối thiểu sau đây:

1. Dân chủ, nói nôm na, là người dân phải làm chủ mình. Điều này có nghĩa là người dân có quyền tham dự vào việc làm chính sách công (public policy) có ảnh hưởng đến họ. Nhưng, trừ trường hợp trưng cầu dân ý, không phải lúc nào người dân cũng có thể trực tiếp tham dự vào việc làm chính sách chung, cho nên họ phải có quyền bầu người đại diện cho họ làm chuyện ấy. Việc này được thực hiện qua thể thức bầu cử tự do.

2. Trong cuộc bầu cử này, người dân phải có sự lựa chọn thực sự. Điều này có nghĩa là phải có sự cạnh tranh giữa những người và tổ chức muốn đại diện cho dân. Chế độ độc đảng không thể là một chế độ dân chủ.

3. Dân chủ có nghĩa là chính sách công phải phản ánh sự lựa chọn của đa số, nhưng quyền bất đồng chính kiến của thiểu số phải được bảo vệ, vì khi hoàn cảnh hay nhu cầu thay đổi, phe thiểu số hôm nay có thể trở thành đa số ngày mai. Điều này có nghĩa là các quyền căn bản của người dân phải được luật pháp và thủ tục chính trị bảo vệ.

Để tránh lạc đường vào một nền dân chủ phi tự do, ba điều kiện tối thiểu của một nền dân chủ đích thực là: bầu cự tự do, cạnh tranh chính trị, và tôn trọng các quyền căn bản và bất khả xâm phạm của người dân.

Lý thuyết là như vậy, nhưng làm thế nào để áp dụng lý thuyệt ấy vào thực tế?

Đối với những quốc gia chậm tiến về phương diên chính trị, thì trong lúc ban đầu, yếu tố quan trọng nhất là tầm nhìn, bản lãnh, khả năng của các nhà lãnh đạo chính trị. Đó là lý do tại sao cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ 1776, dù các nhà lập quốc không hoàn toàn đồng ý với nhau về bản chất và quyền hạn của chính quyền liên bang, vẫn đem đến ngay một nền dân chủ vững vàng, trong khi cuộc Cách Mạng Pháp 1789 phải trải qua một thời kỳ cực quyền mới đi đến dân chủ. Gần đây hơn, cái nhìn sáng suốt và cải tổ chính trị ngay trong nội bộ Quốc Dân Đảng của Tưởng Kinh Quốc đã giúp cho Đài Loan chuyển đổi tương đối ôn hòa từ một chế độ độc tài sang chế độ dân chủ. Ở Đại Hàn, cạnh tranh và tương nhượng giữa Roh Tae Woo, Kim Young Sam, và Kim Dae Jung sau những cuộc biểu tình và đàn áp đẫm máu cũng giúp cho nước này đi từ một chế độ độc tài sang dân chủ. Tiến trình này có thể đang xảy ra ở Miến Điện.

Cuộc tranh đấu lật đổ chế độ độc tài có nhiều triển vọng thành công hơn nếu phong trào chống đối được lãnh đạo bởi một nhân vật có tầm vóc và trí tuệ, trung thành với quy luật dân chủ, và được sự ủng hộ của quần chúng cũng như sự kính nể, dù miễn cưỡng, của một số người lãnh đạo chính quyền độc tài, như Vaclav Havel ở Tiệp Khắc. Càng tốt hơn khi nhân vật này được hậu thuẫn bởi một lực lượng có tổ chức và đoàn kết, như Lech Walesa ở Ba Lan, Nelson Mandela ở Nam Phi, Kim Dae Jung ở Đại Hàn. Sức mạnh của tổ chức không những chỉ quan trọng trong khi tranh đấu mà còn ngay sau khi chính quyền độc tài bị lật đổ. Nếu những người hay tổ chức tranh đấu cho dân chủ không đoàn kết, chia rẽ nhau, và không thu phục được sự ủng hộ của quần chúng thì cuộc tranh đấu của họ dễ bị “cướp tay trên” bởi những thành phần phản dân chủ.

Vì vai trò của nhà lãnh đạo lúc đầu quan trọng như thế, họ thường được dân chúng thán phục và ủng hộ, và họ dễ biến thể từ một nhà dân chủ thành một nhà độc tài, nếu họ không tự chế và không có lực lượng kìm hãm họ. Nước Mỹ có thể không có những cuộc bầu cử Tổng Thống đều đặn như ngày nay nếu George Washington không cương quyết từ chối mọi đề nghị ông tiếp tục ứng cử Tổng Thống khi nhiệm kỳ chấm dứt. Người ta cho rằng sau khi đánh thắng quân Anh giành độc lập cho nước Mỹ, tướng George Washington được toàn dân biết ơn và ngưỡng mộ đến nỗi họ có thể bằng lòng cho ông làm vua nước này, nếu ông muốn.

Tuy yếu tố cá nhân lãnh đạo quan trọng như thế, một nền dân chủ bền vững còn đòi hỏi nhà lãnh đạo phải xây dựng định chế mạnh để nó có thể tồn tại sau khi mình rời chính quyền và có khả năng duy trì ổn định chính trị dù dưới một nhà lãnh đạo không xuất chúng. Đó là lý do tại sao Mustafa Kemal được ghi công là người không những đã đem lại độc lập và canh tân cho Thổ Nhĩ Kỳ mà còn lập ra mỗt đảng chính trị, Đảng Cộng Hòa Nhân Dân (Republican People’s Party) và cho phép sự thành lập một đảng đối lập, Đảng Cộng Hòa Cấp Tiến (Progressive Republican Party) làm nền móng cho chế độ đa đảng tiếp tục sứ mệnh canh tân đất nước sau khi ông qua đời.

Đó là những bài học lịch sử, nó có thể giúp cho người ta tránh được những lỗi lầm. Đó là lý thuyết. Áp dụng lý thuyết như thế nào để đem đến dân chủ đích thực và bền vững cho Việt Nam tùy thuộc vào khả năng, tầm nhìn, và sự chọn lựa của các nhà tranh đấu cũng như của các nhà lãnh đạo chính quyền đương nhiệm.

Malaysia: Nghi án hối lộ để 'giải cứu' nhiều tàu cá VN


  • 17 phút trước
hối lộ, Malaysia, ngư dân Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTrong tình cảnh cấp bách khi bị bắt giữ, nhiều gia đình ngư dân tìm đến trung gian để nhờ 'giải cứu' thay vì tìm đến giới chức có thẩm quyền.

Một phụ nữ người Việt vừa bị bắt tại Malaysia với cáo buộc đã hối lộ hàng ngàn đô la Mỹ cho quan chức hàng hải nước này để họ thả chín tàu cá Việt Nam mà phía Malaysia nói là đánh bắt trái phép nên bị bắt giữ.

Người này được cho là một doanh nhân 41 tuổi, là chủ một công ty chuyên chở tàu thuyền của ngư dân tại Malaysia, truyền thông Malaysia nói.

Nghi phạm bị Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia tại Kuantan tạm giữ ngày 15/11 và bị triệu tập ra tòa vào một ngày sau đó để phục vụ việc điều tra.

Vụ bắn tàu cá: Indonesia 'có thông tin khác'

Thêm tàu cá Việt Nam 'bị đâm chìm'

Hai ngư dân VN 'bị oan' ra tòa ở Indonesia

Bà bị cáo buộc đã đưa 890.000 ringgits (289 ngàn đô la Mỹ) trong ít nhất là năm lần cho các bên trung gian để chuyển cho một số quan chức cao cấp trong ngành hàng hải Malaysia nhằm dàn xếp việc thả chín thuyền đánh cá Việt Nam bị bắt giữ hồi tháng Tám tại vùng biển Pulau Kalutan, bang Sabah.

Theo báo Malaysia24h, nghi phạm đã nộp tiền 100 ngàn ringgits (24.000 đô la Mỹ) để được tại ngoại hầu tra, nhưng phải trình diện tại đồn cảnh sát Kuantan mỗi tháng cho đến khi vụ án kết thúc.

Nếu bị kết tội, bà sẽ đối mặt với thời hạn tù tối đa lên tới 20 năm, và phải nộp phạt gấp 5 lần số tiền hối lộ.

Báo chí Malaysia nói nghi phạm có bốn con và đã sống tại Malaysia 17 năm. Bà từng tham gia chương trình "Malaysia ngôi nhà thứ hai của tôi."

Qua trung gian nhờ 'giải cứu'

hối lộ, Malaysia, ngư dân Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột tàu cá Việt Nam bị Indonesia bắn chìm năm 2014

Luật sư Hoàng Hải, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, người đang hỗ trợ pháp lý cho một số ngư dân Việt Nam hiện đang bị giam giữ tại Indonesia, cho rằng chủ tàu và ngư dân 'là nạn nhân của những câu chuyện như vậy'.

Gia đình thuyền viên Việt Nam được giải cứu nói gì?

Tổng thống Philippines thả ngư dân Việt Nam

Philippines xin lỗi về vụ bắn chết ngư dân Việt

"Họ bị mất tàu, mất tài sản, đang không biết phải làm sao, thì có những người xấu lợi dụng hoàn cảnh để đặt vấn đề 'chạy' lấy tàu, mang người về. Vì hoàn cảnh cấp bách và không có nhận thức pháp luật nên họ nghe theo," Luật sư Hà Hải nói với BBC hôm 17/11.

Đại sứ Việt Nam tại Indonesia, ông Hoàng Anh Tuấn từng phản ứng trên Facebook cá nhân trước thông tin ngư dân bị giới chức Việt Nam 'bỏ mặc'.

Ông Đại sứ nói rằng thay vì thông báo ngay cho cơ quan chức năng, một số gia đình 'chạy' 'qua các kênh khác nhau' để 'tìm cách giảm án' cho người thân, dẫn đến nguy cơ 'tiền mất tật mang'.

"Họ chỉ tìm, thông tin đến đại sứ quán khi (các kênh trung gian này) không thể giải quyết được như đã hứa hẹn với khách hàng của mình," Đại sứ Tuấn nói.










 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 833 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 480 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 411 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 372 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 352 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 346 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 298 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 285 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 255 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 249 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.