Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24823089

 
Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng 16.04.2024 00:13
Kém khả năng quản lý nhiều tham nhũng, chính phủ CS VN làm kinh tế tụt hậu thua lâng bang
13.12.2014 16:03

Cảnh báo về bẫy thu nhập trung bình

Tại hội thảo “Bẫy thu nhập trung bình và gợi ý chính sách công nghiệp cho VN” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư tổ chức hôm qua 12.12 ở Hà Nội, một số chuyên gia đã đưa ra cảnh báo cụ thể.


Phải tìm giải pháp nâng cao năng suất lao động - Ảnh: Ngọc Thắng

GS.Kennichi Ohno, thuộc Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản - Giám đốc Dự án Diễn đàn phát triển VN, lo ngại: “Có rất nhiều dấu hiệu chứng tỏ VN đang rơi, hoặc đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình (TNTB). Tôi không quan tâm là thời điểm khẳng định VN đã ở trong bẫy TNTB hay chưa mà điều tôi quan tâm là Chính phủ VN làm gì để vượt qua tình trạng này và thực tế, chưa rõ những chính sách cụ thể nào được đưa ra”.

Nhiều triệu chứng

 

VN đang tăng trưởng mà không nhờ đổi mới, sáng tạo. Động lực làm ăn, kinh doanh vẫn nhờ quan hệ, trục lợi... Có nhiều chính sách được đưa ra, kể cả trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ nhưng kết quả không như mong đợi và như vậy, về dài hạn khó có tăng trưởng bền vững

Bà Đặng Thu Hoài, Phó ban Chính sách dịch vụ công - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư

Theo vị GS này, từ năm 2008, khi VN được công nhận là đã gia nhập các nước có TNTB thấp, trong 6 năm qua, đã nổi lên những “triệu chứng” của bẫy TNTB. “Sau một thời gian tăng trưởng liên tục 8 - 9% thì tăng trưởng của VN mấy năm qua đã chậm hẳn lại, một sự chững lại quá sớm dễ làm nảy sinh các vấn đề xã hội. Thứ hai, hiệu quả sản xuất của VN đã rất kém do năng suất lao động thấp. Mức tăng lương cao hơn tăng năng suất đang đặt ra nguy cơ VN mất đi lợi thế lao động rẻ. Đây là 2 dấu hiệu nguy hiểm”, ông Ohno nói.

Cũng theo GS Ohno, một dấu hiệu đáng lo ngại nữa là tăng trưởng kinh tế của VN nhiều năm qua và hiện nay vẫn do đầu tư dẫn dắt. Thế nhưng, chỉ số ICOR (chỉ số đo lường hiệu quả về vốn đầu tư, được tính theo công thức số đơn vị vốn đầu tư phải bỏ ra để có 1 đơn vị sản lượng) tăng lên. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn là động lực kinh tế chính của VN chứ không phải từ doanh nghiệp (DN) nội địa. Sự tăng trưởng về xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu.

“Một điều dễ thấy là vị trí xếp hạng về kinh tế, về cạnh tranh của VN rất trì trệ, nhiều chỉ số, thứ hạng của VN trong rất nhiều năm đã không  tăng thậm chí còn bị giảm”, ông Ohno nhận xét và dẫn chứng trong bảng xếp hạng “Doing Business” của WB, năm 2006, vị trí năng lực cạnh tranh của VN là 99 thì đến năm 2014, VN vẫn ở vị trí này.

“Với hàng loạt dấu hiệu như vậy, nếu như VN không có những thay đổi quan trọng nào về chính sách thì coi như đã rơi vào bẫy (TNTB) rồi”, ông Ohno khẳng định. Không những thế, ông còn cho rằng VN thiếu cả ý chí và khả năng thúc đẩy công nghiệp hóa so với nhiều nước châu Á và châu Phi. “Các chính sách đào tạo nghề, phát triển DN vừa và nhỏ, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ yếu; các chính sách nâng cao năng suất, đổi mới hầu như không tồn tại. Chính phủ có vẻ cũng chú ý lắng nghe nhưng ít hành động. Nếu không có gì thay đổi chắc chắn VN sẽ rơi vào bẫy TNTB, trên thực tế, bẫy TNTB đã bắt đầu”, ông nói thêm.

Sẽ phục hồi ?

 

Dù quan điểm khác nhau về việc VN đã rơi vào bẫy TNTB hay chưa, tuy nhiên các chuyên gia đều cho rằng để tránh bẫy TNTB, VN phải tìm được giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển DN tư nhân, nâng cao được năng suất lao động, tạo ra những giá trị gia tăng mới cho nền kinh tế đồng thời giải quyết được những vấn đề yếu kém do tăng trưởng những năm trước đem lại.

Thừa nhận những cảnh báo của GS Kennichi Ohno là “rất xác đáng”, bà Đặng Thu Hoài, Phó ban Chính sách dịch vụ công - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, đánh giá các yếu tố cho thấy VN khó thoát bẫy đã khá rõ ràng: động lực tăng trưởng của VN hiện rất yếu, không bền vững. “VN đang tăng trưởng mà không nhờ đổi mới, sáng tạo. Động lực làm ăn, kinh doanh vẫn nhờ quan hệ, trục lợi… Có nhiều chính sách được đưa ra, kể cả trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ nhưng kết quả không như mong đợi và như vậy, về dài hạn khó có tăng trưởng bền vững”, bà Hoài nói. Tuy nhiên, bà Đặng Thu Hoài dự báo thời gian tới, VN sẽ hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới, có những chuyển động, cải cách lớn để thực hiện các hiệp định thương mại với EU, Hàn Quốc, hiệp định TPP thì có khả năng kéo dài thời gian hoặc tránh rơi vào bẫy TNTB.

Trong khi đó, đề cập đến câu hỏi: “VN đã rơi vào bẫy TNTB hay chưa?”, nhiều chuyên gia kinh tế đã có những quan điểm khác nhau. Bà Victorya KwaKwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN, khẳng định: “VN chưa rơi vào bẫy” do mới thoát khỏi nhóm nước thu nhập kém và vẫn có thời gian để nỗ lực, phát triển lên trình độ cao hơn. Ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại VN, cũng đồng quan điểm này. Ông này cho rằng triển vọng phát triển của VN “không quá tồi và sẽ phục hồi” cùng với sự phục hồi kinh tế ở Mỹ và khu vực đồng euro và các bước tiến trong việc khắc phục những yếu kém trong hệ thống ngân hàng nội địa. “Tuy nhiên, việc VN có thể đạt được mức tăng trưởng tiềm năng, tức là cao hơn tăng trưởng do ADB dự báo còn phụ thuộc nhiều vào quá trình cải cách DN nhà nước, cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng và đầu tư công. Nếu VN không làm được điều này thì việc rơi vào bẫy TNTB là điều chắc chắn”, ông Tomoyuki Kimura khuyến cáo.

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN, nhận định: “Ta hãy còn sĩ diện khi nói thẳng vào vấn đề này. Theo tôi là chúng ta đã rơi vào bẫy TNTB rồi”. GS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, thì cho rằng chưa thể nói VN rơi vào bẫy TNTB vì VN mới đang ở mức TNTB thấp, các khảo sát, đánh giá về “nước dính bẫy TNTB” là với các nước đã có TNTB cao. Nhưng ông cũng cho rằng tình hình kinh tế hiện nay là trì trệ, cần phải sớm thoát ra, nếu không, vẫn kéo dài khoảng 15 năm nữa thì nguy hiểm.

  1. VN 'kém TQ về quản lý và dùng người' - YouTube

    www.youtube.com/watch?v=By3S-jHwAZU
    Jul 31, 2014 - Uploaded by BBC Tiếng Việt
    Một chuyên gia nói Việt Nam thua kém Trung Quốc đáng kể về hiệu quả quản lý kinh tế và trọng dụng nhân tài.

Mạnh Quân

Mặc cảm thua kém và những so sánh bất tiện

Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.

Mặc cảm thua kém và những so sánh bất tiện Cập nhật lúc 22-11-2014 03:23:54 (GMT+1) Ảnh minh họa.   Tôi còn nhớ những ngày đầu thập niên 1980’s khi đang làm việc cho một ngân hàng đầu tư cỡ trung ở Wall Street. Công ty cho tôi 2 anh phụ tá trẻ, vừa được tuyển mộ sau khi tốt nghiệp đại học.  Một anh người gốc Việt, tháo vát, chăm chỉ, đúng hẹn, thông minh. Tôi rất thích anh, nên một hôm, khi công ty tìm hẹn được đối tác của một phi vụ M&A quan trọng, tôi chọn anh đi theo nhóm “chào hàng” của tôi. Anh từ chối và đề nghị để anh Mỹ trắng Daniel thay vào vị trí. Tôi quá bực nên mắng mỏ anh đủ điều về cơ hội để toả sáng trong công ty mà tôi đã ưu ái dành cho anh. Anh rụt rè giải thích là Daniel sẽ tạo ấn tượng tốt hơn với khách hàng và anh sợ nhận lãnh những thử thách quá lớn. Tôi giận thêm,” Em tốt nghiệp Wharton, thứ hạng cao, kỹ năng tốt… Thằng Daniel hơn em chỗ nào?” “Làm sao mình sánh được với mấy người Âu Mỹ?” Sau lần chửi rủa đó, có lẽ anh giận tôi, nên xin công ty thuyên chuyển qua phòng vụ khác. Nhưng sau này, tôi biết là anh đã lấy lại được cái tự tin và bản tính xuất sắc của cá nhân, khi nghe anh đã trở thành một sao sáng tại một ngân hàng đầu tư lớn. Không chỉ riêng người Việt, phần lớn người Á Đông và nhiều dân tộc khác, cái mặc cảm thua kém, lệ thuộc người Âu Mỹ vẫn tiềm tàng khắp nơi khắp lúc. Tôi nhớ khi đại diện cho GE Capital ở Đông Nam Á, vào khoảng cuối 1980’s, tôi không sao lấy được cuộc hẹn với một ngài Bộ Trưởng của Mã Lai sau vài tháng cố gắng. Tuy nhiên, khi GE gởi cho tôi một người phụ tá trẻ từ Mỹ, thư ký tôi dùng tên “Anglo Saxon” của anh ta và lấy được hẹn ngay ngày hôm sau. Hiện nay, những dân tộc coi mình ngang cơ với người Âu Mỹ như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…đã tạo ra được những quốc gia có thể cạnh tranh hữu hiệu với Âu Mỹ trên trận chiến kinh tế, tài chánh toàn cầu. Họ đã vứt bỏ những mặc cảm của lịch sử, sẵn sàng minh bạch so sánh những điểm mạnh yếu…để lên kế hoạch cho dân tộc và quốc gia đạt những mục tiêu cao xa và đáng kính. Điều kiện tiên quyết: phải nhận rõ thực tại của mình, hiểu khoảng cách với các nước phát triển về tư duy, kiến thức và kỹ năng cũng như biết tìm giải pháp để thâu ngắn khoảng cách thua kém này trong thời gian nhanh nhất. Nói cách khác, chính phủ và người dân phải can đảm điều nghiên những số liệu, dữ kiện…nhiều khi rất bất tiện và xấu hổ, trong một không gian hoàn toàn tự do, để rút ra những bài học quý giá trong tiến trình xây dựng, thực hiện. Trên hết, phài trung thực và khoa học. Tôi luôn đòi hỏi mình và đối tác phải làm báo cáo SWOT (strength-weakness-opportunities-threats) theo định kỳ để so sánh tiến bộ của mình với mọi đối thủ. Đây là kim chỉ nam của hành trình để biết mình “đúng hướng” trong mục tiêu. Dĩ nhiên, trên hết, phài trung thực và khoa học. Tại những quốc gia mới hội nhập như Trung Quốc hay Việt Nam, theo thói quen, kiến thức của xã hội dường như phải định hướng và bóp méo để tránh cho chính phủ và người dân những “bất tiện” đến từ sĩ diện hảo và nhu cầu lợi ích nhóm. Chính phủ thì chỉ biết “tuyên vận”, kiểm duyệt mọi góc nhìn trái chiều và đặt bộ máy truyền thông dưới gọng kềm chặt chẽ. Phần lớn người dân thì không muốn biết những vấn nạn phức tạp của quốc gia; họ chăm chú vào nhu cầu cá nhân và gia đình với cách quản trị kiến thức hời hợt, dễ tính…như thể thao, scandals và cướp-hiếp-giết. Liên minh này tối kỵ những so sánh khoa học bằng con số; họ thích nói về “tự hào dân tộc”, về “văn hoá truyến thống”, về “lịch sử oanh liệt”, về “chỉ số hạnh phúc”…Câu nói ấn tượng nhất là “cái xứ mình nó thế”. Những so sánh với các quốc gia khác về thu nhập thực sự mỗi người dân, về chỉ số ô nhiễm môi trường, về bộ máy y tế, giáo dục, về kỹ năng lao động, về nợ công hay chất lượng quan chức …là điều ai cũng dị ứng, ngay cả cấm kỵ. (vietinfo.eu)

Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.

Năng suất lao động của Việt Nam thấp nhất khu vực châu ÁThái Bình Dương không đồng nghĩa với yếu tố người Việt kém khả năng hoặc thiếu chuyên cần.

Lao động Việt Nam trong một nhà máy. Chính quyền Việt Nam vẫn chủ trương cạnh tranh bằng việc giữ giá nhân công thấp. (Hình: TBKTSG)

Đó là ý kiến mới nhất của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), sau khi chế độ Hà Nội phản đối một báo cáo do ILO thực hiện, theo đó, năm 2013, năng suất lao động của người Singapore năm 2013 cao gấp 15 lần năng suất lao động của người Việt. Nếu so với người Mã Lai, năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5. Còn so với người Thái thì năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 2/5.

Sau báo cáo vừa kể, một viên thứ trưởng của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội CSVN tên là Phạm Minh Huân, chỉ trích, báo cáo của ILO “không chính xác”, “không phản ánh được đầy đủ năng lực của lao động Việt Nam”. Ông này cho rằng, đa số lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực da giày, dệt may nên không thể tạo ra giá trị gia tăng cao. Trong khi đa số lao động Singapore làm việc trong lĩnh vực dịch vụ thành ra họ tạo nên giá trị trên một đơn vị thời gian cao hơn.

Ông Malte Luebker, một chuyên gia cao cấp của ILO tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giải thích, ILO dựa trên số lượng sản phẩm (GDP) được tạo ra trên một đơn vị, hoặc trên mỗi giờ lao động để tính toán năng suất lao động của một quốc gia. Nói cách khác, năng suất lao động của một quốc gia phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng lao động, kết hợp với các yếu tố khác như máy móc, công nghệ mà một công nhân của quốc gia đó sử dụng.

Bởi Việt Nam hiện có một số lượng lớn nhân công làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và trong khu vực kinh tế phi chính thức, nhân công không được tiếp cận với công nghệ mới hoặc hiện đại, thành ra năng suất lao động của Việt Nam thấp.

Sở dĩ năng suất lao động của Singapore cao gấp 15 lần năng suất lao động của Việt Nam vì kinh tế của Singapore dựa vào chế tạo và các dịch vụ cao cấp như tài chính và bảo hiểm.

Ông Luebker nhấn mạnh, năng suất lao động là một hàm số phản ánh cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Muốn tăng năng suất lao động phải tăng hiệu quả của các ngành công nghiệp chính bằng cách áp dụng công nghệ mới, nâng cấp máy móc và đầu tư vào đào tạo kỹ năng, đào tạo nghề.

Tuy nhiên theo ông Luebker, năng suất lao động có thể tăng nhanh, tăng nhiều nhất qua sự chuyển dịch sang các hoạt động có giá trị gia tăng lớn hơn. Thành ra cần chuyển dịch từ nông nghiệp và các dịch vụ cấp thấp sang lĩnh vực chế tạo và dịch vụ cao cấp. Muốn vậy, chính quyền phải cung cấp hạ tầng có chất lượng, cung cấp hệ thống giáo dục và phát triển kỹ năng tốt, các doanh nghiệp phải có khả năng đầu tư và nắm bắt cơ hội.

Theo một số chuyên gia, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu càng ngày càng khốc liệt, năng suất lao động là vấn đề sống còn của một nền kinh tế. Trong khi nhiều quốc gia đã điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế và chọn việc tăng năng suất lao động là ưu tiên hàng đầu, từ đó hoạch định - thực hiện các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thì nhà cầm quyền CSVN vẫn kiên trì với “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, dồn toàn bộ nguồn lực cho các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước.

Cho đến nay, thay vì hoạch định chính sách để tăng năng lực cạnh tranh qua việc tăng năng suất lao động thì chế độ Hà Nội vẫn chủ trương cạnh tranh bằng yếu tố lương nhân công thấp. (G.Đ).

Kinh tế Việt Nam kém tươi sáng, xếp sau Lào và Campuchia về các chỉ số

Published o­n December 2, 2014   ·   No Comments

CNXH-KINHTE

Báo cáo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy kinh tế Việt Nam kém tươi sáng. Việt Nam xếp ngưỡng trung bình trong xếp hạng về chỉ số năng suất sáng tạo trong tổng số 22 quốc gia trong khu vực châu Á. Điều đáng chú ý là Việt Nam xếp sau cả Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu.

Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế Việt Nam kém tươi sáng là do tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu, căn cứ vào số liệu của ADB

Đánh giá
Triển vọng 2014
Cập nhật          Đánh giá
triển vọng 2015 
      Cập nhật
 Tăng trưởng GDP 5.65.55.85.7
Lạm phát 6.24.56.65.5

Nguồn: ADB 

Bảng xếp hạng chỉ số năng suất sáng tạo do ADB phối hợp thực hiên với Đơn vị Tình Báo Kinh tế EIU.

Bảng báo cáo này dựa tổng hợp dựa trên các báo cáo phân tích từ các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà hoạch định chính sách.

Theo bảng xếp hạng này, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu. Việt Nam đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng, xếp sau 5 quốc gia là Lào (hạng 9), Singapore (hạng 10), Indonesia (hạng 12), Malaysia (hạng 13), Thailand (hạng 15) và xếp trên 3 quốc gia là Philippines (hạng 18), Myanmar (hạng 22), Cambodia ( hạng 24) trong khu vực Asean.
Các tiêu chí đánh giá để xếp hạng bao gồm khả năng tiếp thu công nghệ mới, tính sáng tạo, môi trường khuyến khích sáng chế (input) và số bằng sáng chế (output).

gam mau kem tuoi cua kinh te viet nam hinh anh 1
Bảng xếp hạng Chỉ số năng suất sáng tạo của ADB; Xanh lá cây đậm: Rất cao; Xanh lá cây nhạt: Cao; Vàng: Trung Bình, Đỏ: Thấp 

Bảng xếp hạng Chỉ số năng suất sáng tạo của ADB; Xanh lá cây đậm: Rất cao; Xanh lá cây nhạt: Cao; Vàng: Trung Bình, Đỏ: Thấp

ADB còn đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ở mức nghèo nàn, chỉ đạt 27.2/100 điểm.

Dù cho hơn 90% dân Việt Nam biết chữ nhưng hệ thống trường học và giáo trình của Việt Nam bị lỗi thời.

Việt Nam đang thiếu hụt nhân lực có kỹ năng trong các ngành dịch vụ, công nghệ thông tin, tài chính và ngân hàng.

Điều này cho thấy, Việt Nam bị đánh giá thấp về số lượng người tham gia học các ngành thiên về kỹ thuật và đào tào nghề.

Số lượng các sáng chế được bảo hộ và các bài báo khoa học của Việt Nam đang ở mức thấp.

Giáo dục Đại học của Việt Nam bị đánh giá thấp

Báo cáo của ADB nhận xét Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và nên có nhiều sinh viên theo học các chương trình thiên về khoa học

Nhìn chung số đơn đăng kí bằng sáng chế từ Việt Nam không ổn định và ở mức thấp trong thập niên qua, xuống rất thấp vào năm 2006.

Số đơn xin cấp bằng sáng chế từ tăng từ 322 trong năm 2011 lên 424 trong năm 2012.

Tuy nhiên con số này là muốn bỏ biển nếu so với hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chỉ riêng năm 2012, số hồ sơ xin cấp bằng sáng chế của Nhật là 486.070 và của Hàn Quốc là 203.410.

Theo cách nhìn nhận từ báo cáo của ADB, yếu tố sáng tạo của nền kinh tế cần một đòn bẫy mạnh dựa vào năng lực cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, khả năng đáp ứng về năng lượng cho sản xuất. ..

Cách đánh giá của ADB cho thấy Việt Nam phải còn đối mặt với nhiều thách thức trên con đường hội nhập vào sân chơi toàn cầu.

Những vấn đề về cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng đang là sự trở ngại đối với những mục tiêu phát triển kinh tế.

Về dự báo tăng trưởng GDP, Việt Nam thua cả Campuchia.

Theo dự báo của World Bank, Campuchia dẫn đầu về GDP trong cả năm 2014 (các chuyên gia kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng thực sự của Campuchia trong năm 2014 sẽ đạt mức 7.2%) trong khi Việt Nam chỉ ở mức 5.5%.

Trong giới chuyên gia phân tích kinh tế nảy sinh lo ngại các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rời việt nam để sang đầu tư tại lào và campuchia.

Theo dữ liệu từ Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 54% doanh nghiệp được khảo sát có vốn đầu tư tại Việt Nam cho rằng họ sẽ bỏ vốn vào thị trường Lào và Campuchia.

Theo dữ liệu từ World Bank, thu nhập đầu người bình quân tại VN ở mức 1.910 Đô la Mỹ trong năm 2013.

Con số này ở Lào là 1.645, và ở Campuchia là 1.007 và Myamar là 900 đô la Mỹ.

Theo báo cáo của Bloomberg, vào cuối quý 2 của năm 2014, đồng tiền Việt Nam bị giảm giá do nguy cơ khủng hoảng địa chính trị giữa bối cảnh giàn khoan 981 của Trung Quốc tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Không chỉ riêng Việt Nam, mà các đồng tiền khác trong khu vực cũng bị đi giảm giá ví dụ như đồng rupiah của Indonesia.

Bối cảnh đi xuống của nền kinh tế Việt Nam cũng cần có cái nhìn khách quan trong bối cảnh đi xuống của các nền kinh tế khác trong khu vực

Chẳng hạn như nền kinh tế Philipinnes ở quý 3 cũng đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm nhất trong vòng hơn 5 năm qua, theo tin từ Reuters.

Theo Báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới (WB) mới đây về tình hình phát triển của Việt Nam. Việt Nam chỉ có thể khắc phục những nhược điểm về năng suất và khả năng sáng tạo của nền kinh tế bằng cách tập trung vào việc phát triển một nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn cao.

Nguồn nhân lực ưu tú sẽ là nòng cốt cho quá trình hiện đại hóa nền kinh tế của Việt Nam

THEO MỘT THẾ GIỚI



Những quan bà tai tiếng ở Trung Quốc

Có người dùng "vốn tự có" để thăng tiến, có người lại dùng quyền lực để phục vụ thú vui của bản thân, kết cục, người phải đi tù, người trở thành đề tài đàm tiếu của công chúng Trung Quốc.

Dương Hiểu Ba: Bị cáo buộc thông dâm

Sinh năm 1971, Dương Hiểu Ba tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành kinh tế, đại học Nam Khai, thành phố Thiên Tân. Bắt đầu công tác năm 1991, Dương từng làm phó bí thư đảng ủy thành phố Cao Bình, tỉnh Sơn Tây; bí thư đảng ủy Hội đồng nhân dân kiêm thị trưởng thành phố Cao Bình.

Tháng 4/2014, Dương bị Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) cáo buộc "thông dâm" và hiện đang chịu điều tra. Đây là nữ quan đầu tiên của Trung Quốc bị cáo buộc tội này, theoXinjingbao.

Dương bị cho là "có quan hệ tình ái với nhiều cấp trên và cấp dưới trong thời gian dài". Cái tên Dương Hiểu Ba trở thành đề tài bàn tán sôi nổi bên bàn ăn của người dân nước này.

Cựu thị trưởng Dương Hiểu Ba. Ảnh: QQ

Trương Tú Bình: "Quan hệ thân thiết" với hai bí thư tiền nhiệm

Trương Tú Bình sinh năm 1965, tốt nghiệp tiến sỹ triết học Đại học Sơn Tây, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, bắt đầu công tác năm 1989. Bà từng làm thư ký cho bí thư đảng ủy Kim Ngân Hoán, người đã chết trong vụ tai nạn xe hơi năm 2008. Sau khi Kim Ngân Hoán chết,  Kim Đạo Minh lên thay rồi chuyển sang làm bí thư CCDI tỉnh Sơn Đông.

Theo QQ, mặc dù đã có gia đình riêng, nhưng Trương vẫn quan hệ với nhiều đàn ông khác, trong đó có hai bí thư tiền nhiệm. Người tình Kim Đạo Minh đưa Trương lên làm phó thư ký ban giám sát kiêm chủ nhiệm phòng giám sát tổng hợp đảng ủy của CCDI tỉnh Sơn Tây. Hai người tiếp tục quan hệ với nhau 7 năm nữa, trước khi Trương bị CCDI điều tra.

Ngày 26/11, CCDI cũng cáo buộc Trương "thông dâm với người khác", lạm dụng chức quyền mưu lợi cá nhân, nhận hối lộ số tiền lớn, tuyên bố khai trừ đảng với Trương và chuyển sang Viện Kiểm sát tỉnh Sơn Tây chờ ngày xét xử.

Nữ quan thứ hai bị buộc tôi "thông dâm" ở Trung Quốc. Ảnh: Xinjingbao

An Huệ Quân: Quan bà háo sắc

Bắt đầu làm việc tại công an quận La Hồ, thành phố Thâm Quyến từ năm 1990. Trong vòng 3 năm ngắn ngủi, An Huệ Quân đã nhanh chóng leo lên chức phó giám đốc công an La Hồ năm 1993. Đây là thời điểm bộ máy công an Thâm Quyến bắt đầu cải tổ, thay đổi nhân sự.

Với tư cách là phó giám đốc, An nắm quyền tuyển dụng trong tay, ai muốn ở lại hay thắng chức, đều phải đến tìm An. Năm 1998, bà này lên chức giám đốc công an quận La Hồ.

Theo Xinjingbao, năm 2000, một vị trưởng phòng của công an quận La Hồ do bất mãn vì bị điều chuyển đi nơi khác, đã cho ra đời tiểu thuyết "Tùy phong phiêu đãng" (theo gió mà bay), lấy hình mẫu quan bà họ An làm nhân vật chính. Theo đó, nhân vật chính bắt các nam cảnh sát trẻ đẹp phục vụ mình rồi đền đáp bằng cách cho thăng chức.

Theo Viện kiểm sát thành phố Thâm Quyến, cuốn tiểu thuyết trở thành "một đầu mối điều tra quan trọng". Viện này năm 2004 khởi tố An tội lợi dụng chức vụ nhận hối lộ, sau đó chuyển lên Viện kiểm soát tỉnh An Huy. Năm 2005, quan bà háo sắc này bị tuyên án 15 năm tù.

Quan bà mê trai trẻ An Huệ Quân. Ảnh: QQ

Kim Thu Phần: Người tình của thị trưởng

Kim Thu Phần sinh năm 1965, người tỉnh Giang Tô. Sự nghiệp của Kim Thu Phần gắn liền với Quý Kiến Nghiệp, cựu bí thư kiêm thị trưởng "ngã ngựa" thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, đồng bằng sông Trường Giang, Trung Quốc.

Theo Nanjing's Daily, Quý Kiến Nghiệp bị người dân địa phương đặt cho biệt danh "thị trưởng máy xúc đất", bởi ông từng cho tiến hành nhiều dự án cải tạo đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố, làm gia tăng khiếu nại của người dân về việc các di tích lịch sử bị phá hủy.

Trong thời gian làm thị trưởng Nam Kinh, Quý được cho là có ít nhất 3 tình nhân, trong đó có Kim Thu Phần. Theo tờ Mingbao, Quý nâng đỡ, đưa Kim lên làm Cục trưởng bảo vệ môi trường thành phố Dương Châutỉnh Giang Tô năm 2007.

Tháng 10/2013, Quý bị bắt vì tham nhũng, người dân thành phố Nam Kinh đã đốt pháo hoa, căng biểu ngữ ăn mừng. Quan hệ của Quý và Kim cũng bại lộ. Tháng 6/2014, Kim bị điều tra vì vi phạm nghiêm trọng kỷ luật, bị miễn nhiệm chức Cục trưởng. Ngày 7/8 bà bị chuyển sang cơ quan tư pháp, chịu điều tra tội danh tham ô và nhận hối lộ, hiện đang chờ xét xử.

Kim Thu Phần, một trong số các người tình của tham quan họ Quý. Ảnh: QQ

Lưu Quang Minh: Người đẹp nhân tạo

Cựu giám đốc Sở Thuế thành phố An Sơn, tỉnh đông bắc Liêu Ninh, Trung Quốc không tiếc tiền làm phẫu thuật thẩm mỹ nhằm thu hút cấp trên. Tổng cộng, bà này đã chi 5 triệu tệ (khoảng 17,5 tỷ VND) cho các thẩm mỹ viện khắp Hong Kong, Trung Quốc đại lục để chỉnh sửa nhan sắc, theo QQ.

Chỉ trong thời gian ngắn, Lưu từ một nhân viên thu thuế bình thường, đã trở thành giám đốc sở thuế. Tuy đã hạ cánh an toàn, nghỉ hưu năm 2006, nhưng tiếng xấu về bà giám đốc vẫn bị lưu truyền.

Theo Baidu, có lần bà đã chi 500.000 tệ (khoảng 1,75 tỷ VND) sang Hong Kong để làm lại mông. Dư luận Trung Quốc trào phúng gọi Lưu là "cái mông đẹp nhất" để ám chỉ quan bà thăng tiến bằng "vốn tự có".

Quan bà họ Lưu trước phẫu thuật (trái) và dung nhan hiện nay. Ảnh: QQ.

Hồng Hạnh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 790 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 422 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 359 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 327 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 291 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 282 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 246 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 239 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 207 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 207 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.