Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 24889847

 
Bản sắc Việt 30.04.2024 06:49
Bị chấn thương nội tạng, Trung Quốc xuống nước trưóc Mỹ - Lịch sử bại trận của TQ, chỉ có CSVN khiếp sợ
07.09.2019 20:40

Trước thềm đàm phán thương mại, Trung Quốc đã có động thái “xuống nước" khi đề nghị mua một lượng nhỏ nông sản của Mỹ.

Hà LinhThứ Bảy | 07/09/2019 19:50


Ảnh: AP

6/9, trang Politico dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết, trong cuộc điện đàm của quan chức thương mại 2 nước, Trung Quốc đã đưa ra một đề xuất về việc mua một lượng nông sản của Mỹ.

Tuy nhiên, Trung Quốc mong muốn lời đề nghị này đi kèm với việc Mỹ sẽ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu sản phẩm công nghệ của nước này cho gã khổng lồ công nghệ Huawei và lùi thời hạn tăng thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, vốn sẽ có hiệu lực vào ngày 01/10.

Ngoài ra, nguồn tin cũng nói rằng, tùy vào tình hình đàm phán, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có thể cân nhắc hoãn đợt áp thuế ngày 15/12 lên sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm cả máy tính xách tay, điện thoại thông minh và các mặt hàng tiêu dùng khác.

Trước đó, đại diện các công ty lớn như Wal-Mart đã cố gắng thuyết phục ông Trump lùi thời hạn tăng thuế trong tháng 12, bởi điều này sẽ gây tổn hại nặng nề cho người tiêu dùng Mỹ.

Ngày 6/09, ông Larry Kudlow, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, cho biết rằng, các cuộc đàm phán thương mại đang “nóng lên” khi quan chức Trung Quốc sẽ tới Washington vào thời gian tới. Chính quyền 2 nước cũng nói rằng họ kỳ vọng về “những tiến triển có ý nghĩa”.

Nói trên CNBC, ông Kudlow cho biết, "Tôi không muốn dự đoán bất cứ điều gì. Tôi chỉ muốn nói rằng thật tốt khi họ đến đây và tình hình đã lắng dịu hơn". Mỹ và Trung Quốc đang bàn bạc tới những vấn đề quan trọng mà 2 bên cùng quan tâm như nông nghiệp, chuyển giao công nghệ, hay các  rào cản thương mại, ông nói thêm.

Dự kiến hai bên sẽ có cuộc thảo luận vào giữa tháng 9 để chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo vào đầu tháng 10. Trước đó, đại diện thương mại hai nước đã có cuộc điện đàm tốt đẹp vào ngày 04/09.

Trung Quoc
Trang trại đậu tương tại Mỹ. Ảnh: SCMP.com

Đàm phán Mỹ - Trung về thương mại đã rơi vào bế tắc kể từ tháng 5 sau khi Bắc Kinh được cho đã thay đổi những điểm quan trọng trong thỏa thuận dự thảo dài 150 trang. Động thái này đã khiến Mỹ bất ngờ vì nó gần như xóa bỏ hết kết quả đàm phán giữa 2 nước trước đó.

Trong những yêu cầu mà Mỹ đưa ra, ông Trump muốn Trung Quốc phải tăng nhập hàng hóa nông nghiệp của Mỹ như đậu nành và ngô. Bắc Kinh là một trong những thị trường lớn nhất của ngành nông nghiệp Mỹ và các nông dân Mỹ đã bị tổn thương vì các đòn thuế quan đáp trả của Trung Quốc trong thương chiến.

Theo giới quan sát, hiện hai bên vẫn rất khó để đạt được một thỏa thuận quy mô lớn. Các chuyên gia cho rằng nếu 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đồng thuận một phần nào đó và giảm nhiệt căng thẳng, điều đó có thể tác động tích cực tới thị trường tài chính toàn cầu, vốn đang bị ảnh hưởng bởi thương chiến.

Ngày 07/09, Phòng Thương mại Mỹ (USCC) đã công bố báo cáo cho biết 43% các giám đốc điều hành tại Fortune 500 (500 công ty lớn nhất nước Mỹ) đã nêu ra hoặc thể hiện mối quan ngại về làn sóng áp thuế quan. Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh sự leo thang thuế quan trong cuộc chiến thương mại đang khiến nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại và có thể đưa nước này rơi vào suy thoái.

"Tại thời điểm này, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo phải thực hiện các bước đi khôn ngoan để thúc đẩy nền kinh tế và tránh các hành động có thể khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái", ông Tom Donohue, Giám đốc điều hành của USCC, đã viết trong một bài báo gần đây. "Đối với chính quyền Trump, việc leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc cần phải được chấm dứt".

►Muốn tìm Ngân hàng Trung ương hoạt động độc lập? Hãy đến Trung Quốc

►Các nhà cho vay trực tuyến Trung Quốc sẽ dạy các ngân hàng Hồng Kông một bài học lớn?

►Các nước châu Á ngày càng lo ngại về tiền ảo


Thương chiến với Mỹ: Trung Quốc thấm đòn trừng phạt

mediaMột nhà máy sản xuất bao bì nhựa ở Giang Tô, Trung Quốc, ngày 13/07/2019.Reuters

Tăng trưởng kinh tế yếu nhất từ 1992 kể cả so với thời điểm khủng hoảng 2009. Thấm đòn trừng phạt của Donald Trump và xu hướng « di tản » của giới công ty quốc tế, Trung Quốc để lộ bản chất của anh khổng lồ chân đất sét. Đó là hình ảnh của chế độ Tập Cận Bình trên báo Pháp hôm nay.

Trung Quốc : Nỗi sợ đại khủng hoảng

Áp lực của Mỹ và môi trường thiếu lành mạnh trong nước đã làm cho kinh tế Trung Quốc hãm phanh. GDP giảm dần từ quý này sang quý nọ, chỉ còn 6,2% theo thống kê quý 2 năm 2019. Hàng ngàn công ty Trung Quốc đã phá sản. Vấn đề là không có thuốc trị.

Les Echos, La Croix, Le Figaro đưa cùng một tựa : Đấu sức với Mỹ, kinh tế Trung Quốc trượt phanh.

Phát ngôn viên cơ quan thống kê Trung Quốc bi quan khi thông báo tăng trưởng kinh tế thấp kỷ lục từ khi Hoa lục cho thống kê vào năm 1992. Tình hình phức tạp ra sao và phải giải quyết như thế nào ? Theo Le Figaro, Bắc Kinh không có giải pháp khả thi.

Trước hết, các biện pháp kích cầu đều thất bại. Tháng vừa qua, Trung Quốc bơm vào thị trường 300 tỉ đô la, không kể 80 tỉ được giải ngân hồi năm trước để hỗ trợ đầu tư qua một đại chương trình xây dựng đường sắt, nhà máy điện và phi trường. Chiến lược này đã từng được áp dụng trong hai lần khủng hoảng trước là năm 2009 và 2015. Bộ Chính trị sẽ bật đèn xanh cho một ngân khoản nữa vào cuối tháng này, bởi vì đảng Cộng sản Trung Quốc sợ nhất là bạo loạn xã hội do nạn thất nghiệp gia tăng không ngừng, hơn 5,1% theo số liệu chính thức. Ở các tỉnh miền nam, hàng ngàn nhà máy đóng cửa. Một số đã chạy sang Việt Nam.

Kinh tế Trung Quốc bị thiệt hại nặng do chiến tranh thương mại, theo nhận định của chuyên gia tài chính Edward Moya của công ty Oanda. Bức tranh còn u ám hơn, vì nợ chiếm đến 250 % tổng sản lượng nội địa. Vụ ngân hàng Nội Mông Baoshang bị tái cấu trúc và ngân hàng nhà nước phải bơm vào hệ thống tài chính 127 tỉ đôla là một dấu hiệu báo động. Vấn đề là chính quyền Trung Quốc dường như vô kế khả thi : giải pháp giảm lãi suất để kích thích đầu tư đã được dự kiến, nhưng khó tránh được hệ quả làm suy yếu hệ thống ngân hàng và làm tăng lạm phát, khiến dân bất mãn.

Cùng quan điểm, nhật báo kinh tế Les Echos tiên đoán kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tăng trưởng trước ba cú « sốc » cùng lúc : công nghệ, tài chính và thương chiến. Do vậy, các biện pháp mới thúc đẩy tăng trưởng sẽ càng ngày càng ít hiệu quả.

Kinh tế Trung Quốc suy nhược: Hệ quả nào ?

Tình hình sắp tới sẽ có nhiều bất trắc hơn, khi Hoa Vi không phải là nạn nhân duy nhất, kinh tế Đức do liên hệ mật thiết với Trung Quốc khó tránh khỏi tác động. Đài Loan, Đông Nam Á là vùng đất hứa cho doanh nghiệp bỏ Hoa lục.

Bị Donald Trump tấn công, Trung Quốc bây giờ thấm thía ý nghĩa câu « đất lành chim đậu ». Phong trào doanh nghiệp « di tản » chưa ghi vào thống kê chính thức, nhưng tác động đến nhiều lĩnh vực. Les Echos kể ra một danh sách các tập đoàn có danh tiếng, từ xe hơi đến sản phẩm tiêu dùng đại chúng chạy qua Đài Loan và Đông Nam Á. Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh, Đài Loan là những vùng đất lành, nhưng với hệ quả không tránh khỏi là giá nhân công sẽ lên cao. Nhật báo kinh tế cho biết thêm, Indonesia đã tiên liệu gió đổi chiều, tổng thống Joko Widodo thông báo hai quyết định song hành : cải cách hạ tầng giao thông và đơn giản hóa luật lao động để thu hút đầu tư.

Trong khi đó, nhật báo Công giáo La Croix tiên đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại vì tác động nhân quả. Điểm lạc quan duy nhất là kinh tế Pháp, do ít đầu tư vào Hoa lục, nên không bị tác động mạnh như kinh tế Đức.

Khác với các đồng nghiệp, Libération dành 5 trang chỉ để phân tích tình trạng và phản ứng của Hoa Vi qua hai bài : Hoa Vi trước cơn chấn động và Hoa Vi đi vào đường hầm : Ế ẩm, doanh số giảm, nhưng tập đoàn điện thoại Trung Quốc chuẩn bị phản công với hệ thống khai thác độc lập Harmony. Các kỹ sư Trung Quốc được lệnh phải nhanh chóng hoàn thiện Harmony trong bối cảnh Hoa Vi được dự báo sẽ mất từ 40% đến 60% thị phần quốc tế từ nay đến cuối năm.

« Quả bom nội lực chính trị » của giới trẻ Hồng Kông

Đó là bài phóng sự của Le Monde về « thế hệ không có gì để mất » trước sự dối trá của Bắc Kinh. Bạo động là vũ khí cuối cùng, qua tâm sự của sinh viên Lương Kế Bình (Brian Leung), đại học chính trị Hồng Kông.

Người sinh viên 25 tuổi, cùng với hàng trăm bạn trẻ chiếm đóng Nghị Viện Hồng Kông hôm 01/07 và tuyên bố lý do tranh đấu, đã trở thành biểu tượng của phong trào phản kháng bằng hành động triệt để. Chấp nhận đề nghị phỏng vấn được bảo mật của Le Monde, Lương Kế Bình cho biết anh có bằng cử nhân chính trị tại Hồng Kông trước khi sang Mỹ du học tiếp. Ngày 16/06, anh từ Washington trở về Hồng Kông và chỉ kịp mặc bộ quần áo đen là anh lao vào cuộc xuống đường với hai triệu người tham dự. Lương Kế Bình không phải là « lính mới » vì vào năm 2015, anh điều hành tờ báo sinh viên, tố cáo trưởng đặc khu Lương Chấn Anh tội tham ô.

Vụ xâm nhập nghị trường hôm mùng 01 tháng 07 đối với anh không phải là hành động phạm pháp hay phá hoại, vì các hư hại vật chất có thể sửa chữa dễ dàng, so với cái chết của 4 người trẻ là mất mát vĩnh viễn. Đứng trên bàn của một nghị viên, Lương Kế Bình tuyên bố dõng dạc : chúng tôi không có gì để mất. Mỗi lời nói đều đến từ đáy tim, anh giải thích với Le Monde. Khi rời Nghị viện, Lương Kế Bình cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm vì lần đầu tiên chiếm đóng một cơ quan công quyền và thực hiện thành công.

Điều làm nhà báo Pháp chú ý là mối quan hệ nhân quả giữa phong trào Dù vàng năm 2014 và phong trào chống luật dẫn độ hiện nay. Theo giải thích của người sinh viên 25 tuổi này, năm 2014 là năm mà xã hội Hồng Kông nhận ra rằng « Bắc Kinh không bao giờ tôn trọng lời hứa chế độ dân chủ tại Hồng Kông ». Trong bốn năm qua, Tập Cận Bình công khai nuốt lời hứa. Giờ đây, « tuổi trẻ mới » ở Hồng Kông biết rõ « giấc mơ hai chế độ » đã chết. Người dân Hồng Kông đã tỉnh thức, không thụ động chờ Bắc kinh ban phát dân chủ. Điều mà người ta tưởng là « giấc ngủ », theo Lương Kế Bình, thật ra là « giai đoạn án binh ». Do vậy, không ai thấy trước được « nghị lực tranh đấu đã nổ bùng ».

Iran : Donald Trump là « bạn » của Vệ binh Cách mạng

Cũng bị Washington trừng phạt nhưng Iran bị tác động ra sao ? Châu Âu tìm mọi cách tạo điều kiện nối lại đối thoại quốc tế trong khi tại Iran, lực lượng Vệ binh Cách mạng thừa nước đục thả câu, lũng đoạn kinh tế quốc gia để trục lợi và mưu đồ quân sự.

Châu Âu vất vả tháo ngòi nổ khủng hoảng Mỹ-Iran. Một trong những hành động thiện chí của Bruxelles là không khởi động thủ tục trừng phạt Iran vi phạm hiệp định hạt nhân 2015. Tuy thế, do sức ép của phe bảo thủ, tổng thống Rohani lên giọng cứng rắn đối với Châu Âu, theo phân tích của Le Figaro. Phe bảo thủ động thủ ra sao ? Trong bài « Vệ binh Cách mạng lợi dụng cuộc xung khắc với Mỹ để trục lợi », Le Figaro mô tả chi tiết guồng máy kinh tài của Vệ binh Cách mạng Iran trong bối cảnh cấm vận. Tại Teheran, Donald Trump được gọi là « bạn » của Vệ binh cách mạng Iran. Nhờ tình hình căng thẳng này mà phe vệ binh xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế để làm giàu và tung tiền vào các chiến dịch bất hợp pháp. Ngay tổng thống Iran cũng phải tuyên bố bất lực : làm sao có thể thảo luận với những kẻ cầm súng.

Chiến lược « Star Wars » của Pháp

Từ thời kỳ quan sát bước qua giai đoạn tự vệ : Đó là chính sách phòng thủ không gian của Pháp đề phòng xảy ra chiến tranh tinh cầu.

Theo Les Echostổng thống Macron đã loan báo thành lập Bộ tư lệnh Không gian, giai đoạn tới là nữ bộ trưởng bộ Quân Lực Florence Parly sẽ trình bày chiến lược phòng thủ không gian Pháp. Theo học thuyết 1967, Pháp từ chối đưa vũ khí tấn công lên không gian, nhưng từ nay sẽ trang bị phương tiện tự vệ trong trường hợp vệ tinh bị tấn công. Tạm thời, Pháp tập trung nghiên cứu những vũ khí có thể can thiệp từ mặt đất hoặc từ không trung có khả năng đáp trả trực tiếp. Học thuyết tương lai bắt buộc phải thành lập quân chủng, tố chức nhân sự cũng như như đề ra chiến lược tăng cường hiệu năng quân sự trong không gian.

50 năm đổ bộ Mặt Trăng : từ Jules Verne đến Neil Amstrong

Cũng liên quan đến không gian, nhân kỷ niệm 50 năm chinh phục Mặt Trăng (20/07/1969), hôm nay Le Monde trở lại cuộc đổ bộ của phi thuyền Apollo-11 với bước chân đầu tiên và lời phát biểu đầu tiên của Neil Armstrong : Đó là một bước nhỏ của một người nhưng là một bước tiến lớn của nhân loại.

Les Echos cũng vinh danh “Apollo-11, khúc khải hoàn của Hoa Kỳ”. Còn Le Figaro đưa độc giả trở lại với các tác phẩm khoa học giả tưởng tiêu biểu của nhà văn Pháp Jules Verne « đẩy mộng du hành ngày càng cao » như Từ Trái Đất Đến Mặt Trăng và Bay Quanh Mặt Trăng làm say mê hàng triệu triệu độc giả ở mọi nơi và ở mọi thế hệ, từ 100 năm trước khi Neil Amstrong đặt chân lên vệ tinh độc nhất của Trái Đất.

Thương chiến căng thẳng, xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh

Dân trí Các số liệu vừa được công bố hôm nay cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm mạnh trong tháng 8, trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ vẫn tiếp tục gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

>>Động thái "xuống nước" của Trung Quốc trước thềm đàm phán thương chiến với Mỹ
>>Mỹ nói đàm phán với Trung Quốc như Chiến tranh Lạnh, có thể kéo dài 10 năm
>>Ông Trump nói Trung Quốc đang trải qua năm tháng tồi tệ nhất

Thương chiến căng thẳng, xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh - 1

Nhấn để phóng to ảnh

(Ảnh minh họa: AP)

Reuters ngày 8/9 đưa tin, theo số liệu hải quan của Trung Quốc được công bố hôm nay, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8 đã giảm 1% so với một năm trước đó, tỷ lệ sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 6, khi xuất khẩu giảm 1,3%. Các nhà phân tích trước đó đã dự đoán xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8 tăng 2% trong một cuộc thăm dò của Reuters, sau mức tăng 3,3% của tháng 7.

“Xuất khẩu kém yếu dù đồng nhân dân tệ sụt giá đáng kể, chứng tỏ rằng nhu cầu bên ngoài thấp vẫn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới xuất khẩu trong năm nay”, Reuters dẫn lời nhà kinh tế Zhang Yi từ công ty Quản lý vốn Zhong Hai Sheng Rong.

Trong số các đối tác thương mại lớn, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8 đến Mỹ đã giảm 16% so với cùng kỳ, so với mức giảm 6,5% trong tháng 7. Trong khi đó, nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc giảm 22,4%.

Nhiều nhà phân tích dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ còn tiếp tục giảm trong những tháng tới, bằng chứng là các đơn đặt hàng xuất khẩu giảm trong cả các cuộc thăm dò nhà máy riêng tư và chính thức. Các biện pháp thuế bổ sung của Mỹ sẽ có hiệu lực vào ngày 1/10 và 15/12.

“Mâu thuẫn thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã dẫn tới sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu của Trung Quốc tới Mỹ”, Steven Zhang, nhà kinh tế trưởng và người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại công ty chứng khoán Morgan Stanley Huaxin, cho hay.

Xuất khẩu của Trung Quốc tới châu Âu, Hàn Quốc, Úc và Đông Nam Á cũng giảm so với tháng 7, trong khi xuất khẩu tới Nhật Bản và Đài Loan tăng nhẹ so với tháng trước.

Ngoài ra, số liệu mới nhất cũng cho thấy Trung Quốc nhập khẩu giảm trong tháng thứ 4 liên tiếp kể từ tháng 4. Nhập khẩu vào Trung Quốc đã giảm 5,6% trong tháng 8, thấp hơn chút ít so với mức dự đoán - 6%, và không đổi so với mức giảm 5,6% của tháng 7.

Theo Reuters, nhu cầu trong nước giảm nhiều khả năng là nhân tố chính dẫn tới sự sụt giảm trên, cùng với giá hàng hóa toàn cầu giảm. Tiêu thụ nội địa và đầu tư của Trung Quốc vẫn ở mức rất thấp bất chấp việc chính phủ đưa ra một loạt các biện pháp kích thích trong 1 năm qua.

Nền kinh tế Trung Quốc đã chịu sức ép lớn từ cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động. Hai nước có kế hoạch nối lại đàm phán vào tháng 10 tới, sau khi vòng đàm phán mới nhất hồi tháng 8 không đi tới tiến triển nào về một thỏa thuận thương mại.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ trong tháng 8 là 26,95 tỷ USD, giảm bớt so với mức 27,97% tỷ USD trong tháng 7.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã đạt 195,45 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2019, cho thấy sự tiếp tục mất cân bằng, vốn là phàn nàn chính của chính quyền Tổng thống Trump trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh.

An Bình

Theo SCMP, Reuters



Nguy cơ thất bại của Trung Quốc nếu nổ ra 'chiến tranh lạnh' với Mỹ

Mỹ nắm ưu thế rất lớn về kinh tế, quân sự và mạng lưới đồng minh, có thể khiến Trung Quốc thảm bại trong "Chiến tranh Lạnh kiểu mới".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị APEC ở Papua New Guinea. Ảnh: AFP.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị APEC ở Papua New Guinea. Ảnh: AFP.

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Papua New Guinea hôm 18/11 kết thúc mà không có một tuyên bố chung của lãnh đạo các nền kinh tế thành viên được đưa ra. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 29 năm APEC không ra được văn kiện này và giới phân tích đánh giá những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là nguyên nhân quan trọng.

Dự thảo tuyên bố chung của APEC lần này rơi vào bế tắc sau khi hội nghị bị phủ bóng bởi "khẩu chiến" giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. Pence mỉa mai sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc là "vành đai siết chặt và con đường một chiều", cảnh báo các nước có thể "sập bẫy nợ" nếu tham gia các dự án trong sáng kiến này.

Ông Tập lại bác bỏ cáo buộc cho rằng Trung Quốc đang thực thi chính sách "ngoại giao ngân phiếu" trong khu vực, đồng thời phê phán chủ nghĩa bảo hộ thương mại "Nước Mỹ trên hết", cho rằng đây là "hướng đi thiển cận và chắc chắn sẽ thất bại".

"Những ngôn từ trong bài phát biểu của các lãnh đạo rất đáng quan ngại vì nó cho thấy chúng ta đang tiến gần tới trò chơi địa chính trị được ăn cả, ngã về không ở châu Á – Thái Bình Dương", Jonathan Pryke, chuyên gia tại Viện Lowy, bình luận. "Hy vọng về việc Mỹ - Trung tìm thấy tiếng nói chung ngày càng trở nên xa vời".

Kunihiko Miyake, giáo sư Đại học Ritsumeikan, thì cho rằng đây là một phần trong "cuộc đấu giành quyền lãnh đạo" giữa Washington và Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. "Cuộc đấu này sẽ còn kéo dài và sẽ là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, dù chúng ta có gọi nó là gì đi nữa", giáo sư Miyake nói với Bloomberg.

Trong một bài viết trên The Hill, Harry J. Kazianis, giám đốc Nghiên cứu Quốc phòng tại Trung tâm An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết cuộc "Chiến tranh Lạnh kiểu mới" giữa Mỹ và Trung Quốc đã được giới khoa học chính trị và sử gia dự đoán từ lâu. Hai nước từng trải qua nhiều lần căng thẳng trong lịch sử, nhưng quan hệ thương mại hai chiều trị giá hơn 700 tỷ USD mỗi năm đã giúp ngăn chặn thảm họa này hủy hoại quan hệ song phương.

Nhưng tấm khiên đó ngày càng suy yếu và gần như sụp đổ dưới thời Tổng thống Donald Trump, người muốn Trung Quốc phải trả giá vì những "hành vi thương mại bất công" và tung đòn áp thuế vào nước này, châm ngòi cho chiến tranh thương mại khốc liệt. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Hank Paulson hồi đầu tháng cảnh báo rằng nếu Bắc Kinh và Washington không giải quyết được những bất đồng chiến lược, một "tấm màn sắt kinh tế" sẽ được dựng lên ngăn trở dòng chảy công nghệ, nguồn vốn và đầu tư mà hai bên có được sau nhiều thập kỷ toàn cầu hóa.

Kazianis cho rằng khi xem xét một cách khách quan tất cả những yếu tố làm nên sức mạnh quốc gia, Trung Quốc tốt hơn hết là không nên tham gia vào cuộc đấu địa chính trị dài hơi với Mỹ, dù đã xây dựng được một nền kinh tế khổng lồ và hiện đại hóa được lực lượng quân sự. Có nhiều lý do khiến Bắc Kinh sẽ thảm bại nếu lao vào "Chiến tranh Lạnh" với Washington.

Theo chuyên gia này, bài học lịch sử cho thấy một trong những yếu tố then chốt quyết định thắng thua trong bất cứ cuộc chiến tranh lạnh nào chính là đồng minh. Trong khi Mỹ duy trì một mạng lưới đồng minh rộng khắp trên thế giới và trong khu vực, Trung Quốc gần như không có quốc gia nào được coi là đồng minh thực sự, ngoại trừ Triều Tiên.

Mạng lưới đồng minh và đối tác giúp Washington xây dựng những mối quan hệ về kinh tế và ngoại giao với các nước châu Á – Thái Bình Dương sâu rộng hơn bất cứ quốc gia nào khác. Mối quan hệ này được duy trì qua nhiều đời tổng thống Mỹ và thường được Washington mô tả là "không có đối thủ và không thể bị thách thức".

Phát biểu trong hội nghị Cấp cao Đông Á vừa diễn ra ở Singapore, Phó tổng thống Pence tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực, trong bối cảnh nhiều nước ở châu Á – Thái Bình Dương hoài nghi về nguy cơ Mỹ "rút lui" trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Pence tuyên bố Mỹ sẽ thúc đẩy tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do, nơi "tất cả quốc gia lớn, nhỏ đều được thịnh vượng và phát triển, được đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, tin vào các giá trị và phát triển mạnh mẽ cùng nhau", cũng là nơi không có chỗ cho "đế chế và gây hấn".

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại hội nghị APEC ở Papua New Guinea. Ảnh: CNN.

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại hội nghị APEC ở Papua New Guinea. Ảnh: CNN.

Về mặt quân sự và an ninh, hệ thống đồng minh toàn cầu giúp Mỹ thiết lập căn cứ quân sự ở những nơi trọng yếu, trong đó có các căn cứ ở Nhật Bản, Hàn Quốc án ngữ đường tiến ra Thái Bình Dương của Trung Quốc. Hai quốc gia Đông Á này cũng có tiềm lực quân sự và kinh tế rất mạnh, sẵn sàng hỗ trợ Mỹ trong bất cứ cuộc cạnh tranh địa chính trị nào. Ngoài ra, Mỹ còn là thành viên của NATO, khối quân sự vốn xem bất cứ cuộc tấn công nào vào một thành viên là đòn tấn công vào cả khối.

Mỹ còn giữ ưu thế mang tính quyết định về huấn luyện và năng lực tác chiến trước quân đội hùng hậu nhưng thiếu kinh nghiệm thực chiến của Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc chưa tham gia cuộc chiến nào trong gần ba thập kỷ qua, trong khi quân đội Mỹ tham gia vào một loạt xung đột trên toàn cầu kể từ sau vụ khủng bố 11/9 và thường xuyên củng cố học thuyết quân sự của mình sau mỗi cuộc chiến.

Về mặt kinh tế, Mỹ vẫn sở hữu những yếu tố cơ bản mạnh hơn so với Trung Quốc. Dù một số học giả nhận định rằng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt mặt Mỹ trong 10 năm tới về GDP, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định đây chỉ là một ảo tưởng. Kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nợ, điều có thể trở nên trầm trọng hơn khi các đòn áp thuế của Mỹ sẽ gây tổn thương nặng nề đến tăng trưởng kinh tế vốn dựa rất lớn vào xuất khẩu của nước này.

Yếu tố cuối cùng khiến Trung Quốc gặp nhiều bất lợi trong chiến tranh lạnh với Mỹ chính là nhân khẩu học. Chính sách một con được thi hành nghiêm ngặt nhiều thập kỷ qua đã dẫn tới việc nước này có tới 241 triệu người già vào năm ngoái và dự kiến tăng lên 487 triệu vào năm 2050, chiếm tới 35% dân số.

Tình trạng dân số già hóa sẽ tạo gánh nặng khổng lồ lên nền kinh tế vốn đang dựa rất lớn vào lực lượng lao động giá rẻ của Trung Quốc. Chính phủ nước này cũng sẽ phải dành nguồn lực khổng lồ để đảm bảo phúc lợi cho người già, trong khi lực lượng ở độ tuổi lao động suy giảm đáng kể.

Kazianis cho rằng Mỹ còn nắm trong tay nhiều lợi thế nữa để cạnh tranh với Trung Quốc trong "Chiến tranh Lạnh mới", như việc thống trị thị trường năng lượng, các thương hiệu toàn cầu và khả năng thu hút nhân tài vượt trội. "Mỹ rõ ràng vẫn còn nhiều vấn đề nội tại như nợ công và sự chia rẽ chính trị, nhưng Trung Quốc sẽ vô vọng nếu tham gia Chiến tranh lạnh với nước này", ông viết. Thành Nguyễn


Chẳng nước nhược tiểu nào sợ TQ như CSVN

Trận thảm bại trước quân Nhật khiến người TQ nuốt hận mãi trăm năm

Trung Quốc thời nhà Thanh sở hữu hạm đội mạnh nhất châu Á nhưng đối thủ Nhật Bản thời Minh Trị từng bước trỗi dậy mạnh mẽ, dẫn đến cuộc chiến “một mất một còn”.

Trận thảm bại trước quân Nhật khiến người TQ nuốt hận mãi trăm năm - 1

Cuối thế kỷ 19, Trung Quốc dưới thời nhà Thanh từng bước bị phương Tây nhòm ngó, xâu xé. Sau hai thất bại trước người Anh và người Pháp, triều đình nhà Thanh dưới thời Từ Hi Thái Hậu vẫn còn rất mạnh bởi hạm đội Bắc Dương với 78 chiến thuyền, tổng lượng giãn nước 83.900 tấn.

Giai đoạn này cũng đánh dấu Thời kỳ Minh Trị cải cách vượt bậc của Nhật Bản. Đón nhận tinh hoa của nền văn minh phương Tây, nước Nhật từng bước vượt qua sự lạc hậu để hiện đại hóa quân đội, mua nhiều tàu chiến đóng của Pháp và Anh.

Hải quân Trung Quốc và Nhật Bản đối đầu nhau một trận quyết chiến trên biển Hoàng Hải được coi là điều tất yếu, giữa một Trung Quốc thống trị Đông Á và một Nhật Bản ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ.

Trận thảm bại của hạm đội hàng đầu châu Á

Nhận thấy sức mạnh của Trung Quốc thời nhà Thanh suy yếu, đặc biệt sau khi bị người Anh và Pháp đánh bại, Nhật Bản bắt đầu thể hiện ý đồ bá chủ.

Ở thời điểm đó, Hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc được coi là mạnh nhất châu Á và mạnh thứ 8 trên thế giới. Hạm đội còn được đánh giá là có vị thế và sức mạnh ngang bằng với các hạm đội hùng mạnh của phương Tây, vì sở hữu các tàu bọc thép mua từ Đức.

Mâu thuẫn Trung-Nhật lên đến đỉnh điểm vào ngày 4.6.1894, khi nhà Thanh lấy danh nghĩa diệt trừ phản loạn, đưa quân tiến vào Triều Tiên. Đáp trả lại hành động này, Nhật Bản cũng đưa 8.000 lính viễn chinh đổ bộ lên bán đảo.

Chỉ trong chưa đầy một tháng, quân Nhật bắt giữ vua Triều Tiên, thay bộ máy cầm quyền bằng những người thân Nhật. Trên đà thắng lợi, Nhật Bản tiếp tục tiến quân lên phía bắc.

Trận thảm bại trước quân Nhật khiến người TQ nuốt hận mãi trăm năm - 2

Hạm đội Bắc Dương từng sở hữu thiết giáp hạm uy lực mua từ Đức.

Tại trận Phong Đảo diễn ra vào ngày 25.7.1894 trong vịnh Asan (Hàn Quốc ngày nay), tàu chiến Nhật tấn công dữ đội các tàu Trung Quốc, đánh chìm nhiều chiến hạm đối phương mà không phải chịu bất kỳ một tổn thất nào.

Hai tháng sau, Nhật Bản tiếp tục đánh chiếm Bình Nhưỡng, đẩy lùi quân Thanh tới tận sông Áp Lục. Đó là lúc mà hạm đội uy lực của Nhật Bản với các tàu chiến thế hệ mới tiến sâu vào trong lãnh hải Trung Quốc.

Đến lúc này, đại thần nhà Thanh là Lý Hồng Chương mới ra lệnh cho Hạm đội Bắc Dương xuất kích. Xét về sức mạnh, hạm đội nhà Thanh chiếm ưu thế đáng kể nhờ 2 thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn.

Hai thiết giáp hạm này bọc giáp dày đáng kể, gần như miễn nhiễm với mọi loại đại bác cỡ nhỏ trang bị trên tàu Nhật Bản. Tuy vậy, hạm đội Liên hợp của Nhật đã thể hiện tư duy chiến thuật vượt trội, khi tận dụng các tàu nhỏ hơn che chắn để tàu pháo đứng sau khai hỏa.

Trận hải chiến kéo dài suốt cả ngày 17.9.1894 kết thúc với phần thắng thuộc về người Nhật. Hạm đội Bắc Dương bị đánh chìm 5 tàu, bao gồm tàu tuần dương Zhiyuen, Jingyuan, Chaoyong, Yangwei và một tàu cỡ nhỏ Kwan Chia, trong khi những chiến còn lại bỏ chạy về căn cứ.

Phía Nhật cũng tổn thất 4 tàu chiến nhưng sức chiến đấu ngày càng tăng lên. Đại thần nhà Thanh Lý Hồng Chương khi đó không còn dám “tất tay” với toàn bộ hạm đội.

Trung Quốc nuốt mối hận ngàn thu

Trận thảm bại trước quân Nhật khiến người TQ nuốt hận mãi trăm năm - 3

Kỳ hạm Matsushima của hải quân Nhật không được trang bị những khẩu pháo uy lực như của Trung Quốc.

Sang đến năm 1895, hạm đội Nhật đánh thẳng vào Uy Hải Vệ, căn cứ của Hạm đội Bắc Dương. Lính viễn chinh Nhật đổ bộ chiếm các pháo đài Trung Quốc, tạo thế gọng kìm khiến các tàu của Hạm đội Bắc Dương không còn đường thoát.

Soái hạm Định Viễn cùng các tàu cỡ lớn bị đánh chìm trong khi thiết giáp hạm Trấn Viễn bị quân Nhật tịch thu. Hạm đội Bắc Dương coi như bị xóa sổ kể từ đó.

Bình luận về nguyên nhân thất bại, các nhà sử học ngày nay đều đồng ý rằng nhà Thanh sở hữu hạm đội mạnh bậc nhất, vũ khí thậm chí còn vượt trội so với quân Nhật nhưng sức chiến đấu quá yếu kém.

Kỳ hạm Matsushima của Nhật chỉ được trang bị duy nhất một khẩu pháo 320mm, trong khi thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn sở hữu tổng cộng 8 khẩu pháo 305mm.

Bên cạnh đó, các tàu Trung Quốc hầu như không được cấp đạn thật huấn luyện, trong khi số đạn dự trữ không nhiều, không đủ để chiến đấu dài hơi. 8 khẩu pháo 305mm trên 2 thiết giáp hạm chỉ có 300 viên đạn, không đủ chiến đấu trong một ngày.

Trận thảm bại trước quân Nhật khiến người TQ nuốt hận mãi trăm năm - 4

5 tàu chiến của Hạm đội Bắc Dương bị hải quân Nhật đánh chìm trong một ngày.

Kế hoạch thay thế các khẩu pháo 305mm bằng loại pháo 305mm kiểu mới, có tốc độ bắn cao hơn và chính xác hơn được đề ra từ năm 1892, nhưng không bao giờ trở thành hiện thực.

Nhiều quả đạn pháo thậm chí còn bị nhồi mạt cưa và nước chứ không phải thuốc nổ, theo tài liệu chép lại của tác giả Sarah C.M. Paine, trong cuốn sách Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895). Cá biệt có trường hợp hai khẩu pháo 250mm trên tàu chiến của hạm đội bị đem ra ngoài bán lấy tiền tiêu xài.

Thất bại nặng nề trong 8 tháng giao chiến khiến nhà Thanh phải ký hòa hước với Nhật Bản, chấm dứt tầm ảnh hưởng ở Triều Tiên. Nhà Thanh phải nhượng đảo Đài Loan và nhiều vùng đất khác cho Nhật, bồi thường chiến phí khổng lồ.

Ngược lại, chiến thắng trước Trung Quốc tạo cơ hội để hải quân Nhật tích lũy kinh nghiệm, láy tiền chiến phí bổ sung thêm lực lượng. Người Nhật còn tiếp tục đánh bại Đế quốc Nga trong cuộc chiến năm 1904-1905 để thay thế Trung Quốc, trở thành nước có lực lượng hải quân hàng đầu châu Á.

Người Trung Quốc ngày nay không mấy ưa Nhật Bản, một phần vì những vụ đụng độ mà họ phải chuốc lấy phần thất bại, trong đó có trận thủy chiến nổi tiếng nói trên.

_____________________

Một quyết định sai lầm của Từ Hi Thái Hậu đã khiến liên quân 8 nước phương Tây và Nhật Bản chiếm quyền kiểm soát Bắc Kinh suốt một năm. Bài dài kỳ tới sẽ điểm lại sự kiện cay đắng đối với người Trung Quốc này.

Hạm đội hùng hậu TQ bị hải quân Pháp "bắt nạt" như thế nào?

Thứ Tư, ngày 22/08/2018 00:30 AM (GMT+7)

Trung Quốc thời nhà Thanh từng dấn thân vào chiến tranh không chính thức với Pháp và phải nhận lấy kết cục thảm bại trên biển, dù lực lượng có phần hùng hậu hơn.

Hạm đội hùng hậu TQ bị hải quân Pháp

Hải quân Pháp dễ dàng bẻ gãy sức chống cự của triều đình nhà Thanh.

134 năm trước, quan hệ Pháp-Trung Quốc (thời nhà Thanh do Từ Hi Thái hậu nắm quyền) trở nên căng thẳng, dẫn đến một cuộc chiến tranh không chính thức.

Chiến tranh Pháp-Thanh

Cuộc xung đột kéo dài 9 tháng được coi là bất phân thắng bại nhưng đã làm suy yếu chính quyền phong kiến nhà Thanh, khiến cho một quốc gia có số dân đông đảo, năng lực chiến đấu đáng kể lộ rõ sự yếu đuối.

Nguyên nhân nổ ra chiến tranh Pháp-Thanh nằm ở việc Pháp muốn mở rộng hoạt động thương mại và buôn bán sang Trung Quốc, cạnh tranh với người Anh.

Với việc Hong Kong rơi vào tay người Anh từ sau Chiến tranh nha phiến, con đường giao thương mà Pháp lựa chọn là thông qua phía bắc Việt Nam đến các tỉnh phía tây nam Trung Quốc.

“Người Pháp tin rằng họ cần phải mở rộng quyền kiểm sang miền bắc Việt Nam trước khi người Anh để mắt đến”, David Wilmshurst một sỹ quan hải quân Pháp ở thời kỳ đó từng nói.

Nhưng Trung Quốc thời nhà Thanh không chịu từ bỏ quyền kiểm soát và chi phối Việt Nam. Căng thẳng Pháp-Thanh đẩy lên cao trào sau khi quân Thanh đánh úp lực lượng Pháp trong trận Bắc Lệ, cách Lạng Sơn gần 30 km vào tháng 6.1884.

Hạm đội hùng hậu TQ bị hải quân Pháp

Người Pháp thể hiện sự vượt trội trước Trung Quốc trên chiến trường.

22 lính Pháp chết và 60 người khác bị thương đã tạo nên làn sóng giận giữ ở Paris, yêu cầu chính quyền phải đáp trả. Nhà Thanh biết các nỗ lực ngoại giao đã thất bại nên âm thầm gia cố thành lũy, tăng cường phòng thủ tại các hải cảng chiến lược.

Nhà Thanh khi đó sở hữu hạm đội Nam Dương với quy mô hùng hậu nhất. Lực lượng chủ lực của hạm đội được đặt ở Thượng Hải, trong đó tàu tuần dương Kaiji được đánh giá mạnh nhất trong khu vực.

Tổng cộng cả hạm đội có 20 tàu chiến, trong đó có 5 tàu vỏ sắt và 2 tàu vỏ thép lượng giãn nước 2.200 tấn. Thiết giáp hạm Jinou trong hạm đội còn được châu Âu gọi là “cơn ác mộng của phương Tây”.

Đến tháng 7.1884, hạm đội Nam Dương được bổ sung thêm hai tàu tuần dương vỏ thép do Đức đóng mới, khởi hành từ Đức vào tháng 3.1884.

Năng lực chiến đấu đáng nể của hạm đội Nam Dương ở Thượng Hải khiến người Pháp phải cẩn trọng. Các chỉ huy Pháp cho rằng không nên liều tấn công vào trung tâm đầu não của hạm đội.

Thay vào đó, hải quân Pháp do Đo đốc Amedee Courbet chỉ huy quyết định nhắm vào hạm đội Phúc Kiến.

Hải quân Pháp “bẻ gãy” hạm đội nhà Thanh

Tháng 8.1884, hạm đội hùng hậu của Pháp bao gồm 7 tàu chiến và 2 tàu phóng lôi nổ súng tấn công các tàu Trung Quốc trên sông Min, cách Phúc Châu vài km.

Trận đánh diễn ra chỉ vỏn vẹn 30 phút là ngã ngũ, khiến cho nhiều người gọi đây là một cuộc thảm sát. Các tàu chiến Pháp đánh chìm 9 tàu chiến của nhà Thanh, bao gồm cả tàu được vũ trang hạng nặng.

Ngày hôm sau, tàu chiến Pháp pháo kích và phá hủy công xưởng quân Thanh. Tới ngày 25 tháng 8, hạm đội Pháp hướng ra biển, trên đường đi họ bắn phá và dễ dàng tiêu diệt tất cả các pháo lũy của nhà Thanh bố trí dọc theo bờ sông, 

Hạm đội hùng hậu TQ bị hải quân Pháp

Quân Thanh buộc phải ký với Pháp hòa ước và bồi thường chiến phí.

Trong suốt quãng thời gian diễn ra chiến dịch, hải quân Pháp chỉ để một tàu tuần dương ở ngoài khơi Thượng Hải, giám sát hoạt động của hạm đội Nam Dương. Trên thực tế, hạm đội mạnh nhất của nhà Thanh khi đó án binh bất động, thậm chí không chặn đường tàu tuần dương Pháp khi nó rút khỏi khu vực.

Sau trận Phúc Châu, hải quân Pháp tiếp tục tiến lên phía bắc, phong tỏa eo biển Đài Loan. Để phá vòng vây của quân Pháp, nhà Thanh điều hạm đội Nam Dương khởi hành từ Thượng Hải. Nhưng vì mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền Thanh Triều mà lực lượng chặn đánh hải quân Pháp chỉ có 5 tàu chiến, bao gồm 3 tàu tuần dương.

Tới mãi tận giữa tháng 2 năm 1885, hạm đội quân Thanh mới đến vịnh Thạch Phổ và chạm trán hạm đội Pháp. Hạm đội Pháp với ưu thế vượt trội về hỏa lực khiến các tàu chiến quân Thanh rút lui.

Hai tàu nhỏ hơn không chạy kịp bị tàu chiến Pháp đánh chìm. 3 tàu tuần dương còn lại chạy về được đến Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang thì bị hải quân Pháp phong tỏa và không có bất kỳ một đóng góp quân sự gì cho tới khi chiến tranh kết thúc.

Trận đánh này cũng kết thúc xung đột Pháp-Thanh trên biển. Hải quân nhà Thanh với lực lượng hùng hậu chấp nhận để một lực lượng tàu chiến Pháp khá mỏng phong tỏa một khu vực trải dài từ bờ biển miền nam và tây nam Trung Quốc.

Đến tháng 9.1885, nhà Thanh phải ký với Pháp hiệp ước gây nhiều tranh cãi. Nhà Thanh không những bị tổn hại uy tín, tổn thất hạm đội Phúc Kiến, để cảng Phúc Châu bị phá hủy, kéo theo tổn thất về kinh tế nặng nề lên tới 100 triệu lạng bạc và phải bồi thường Pháp chiến phí 20 triệu lạng bạc.

Sau chiến tranh Pháp-Thanh, các nước phương Tây, bao gồm cả Mỹ và các nước láng giềng như Nga, Nhật Bản nhận thấy sự yếu kém của Trung Quốc thời nhà Thanh và bắt đầu lấn tới, đòi quyền lợi riêng.

Vì sao người Nhật ít hơn gấp 10 lần lại áp đảo người Trung Quốc?

Chủ Nhật, ngày 17/12/2017 19:00 PM (GMT+7)

Dù dân số chỉ bằng 1/10 Trung Quốc nhưng Nhật Bản luôn thể hiện được ưu thế trong giai đoạn đầu cuộc Thế chiến lớn nhất lịch sử.

Vì sao người Nhật ít hơn gấp 10 lần lại áp đảo người Trung Quốc? - 1

Binh sĩ Nhật Bản thời Thế chiến 2.

Ngày 13.12 vừa qua, người Trung Quốc đã tổ chức kỉ niệm tròn 80 năm vụ thảm sát Nam Kinh. Sự kiện này không chỉ mang tính bước ngoặt trên chiến trường, mà còn để lại rất nhiều nỗi đau dai dẳng mà người Trung Quốc phải hứng chịu dưới tay phát xít Nhật Bản. Mời bạn đọc cùng nhìn lại những sự kiện chấn động diễn ra trong giai đoạn quân phát xít Nhật đánh chiếm Trung Quốc qua loạt bài này.

Nhật Bản ở thời điểm trước Thế chiến II dân số khoảng 65 triệu người, rất nhỏ nếu so với Trung Quốc có 511 triệu dân. Tuy nhiên nước này lại chiếm được một vùng diện tích cực lớn và áp đảo hoàn toàn Bắc Kinh. Có rất nhiều nguyên nhân lí giải vì sao Nhật Bản lại hùng mạnh và chiếm ưu thế tới vậy.

Vào thời điểm quân Nhật xâm chiếm Trung Quốc năm 1937, Tokyo đã thành lập một loạt khu vực đồn trú dọc phạm vi Trung Quốc. Trong những năm đầu chiến tranh, Nhật Bản chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía đông Trung Quốc, nơi có những đồng bằng phì nhiêu.

Quân đội Nhật Bản từng đồn trú số lượng ít ở cảng Đại Liên ngày nay. Họ chiếm được khu cảng này sau khi đánh thắng Nga năm 1900 và sau đó trở thành cường quốc khu vực Đông Á. Đạo quân Quan Đông có số lượng khoảng 10 tới 20.000 người, một con số tương đối khiêm tốn. Khi tướng quân Ishiwara Kanji, người thống lĩnh đạo quân đế quốc chỉ huy đánh chiếm Mãn Châu và thành lập Mãn Châu Quốc, đạo quân Quan Đông trở thành lực lượng chính với số lượng lúc này đạt một triệu lính.

Vì sao người Nhật ít hơn gấp 10 lần lại áp đảo người Trung Quốc? - 2

Các phi công cảm tử của Nhật Bản.

Khi đánh chiếm Trung Quốc, Nhật Bản thành lập nhiều đơn vị viễn chinh khác nhau ở những khu vực, địa hình riêng biệt. Sau này, các đạo quân lẻ tẻ tách ra từ quân Quan Đông được hợp lại thành quân đội viễn chinh Nhật Bản ở Trung Quốc và quân Quan Đông ở Mãn Châu Quốc.

Mãn Châu Quốc là chính phủ bù nhìn do Đế quốc Nhật Bản lập nên, cai trị trên danh nghĩa Mãn Châu và phía đông Nội Mông, do các quan chức nhà Thanh cũ tạo ra với sự giúp đỡ của Đế quốc Nhật Bản vào năm 1932.

Trước và trong Thế chiến II, các chuyên gia dự đoán Nhật chiếm khoảng 1,5 đến 3,5 triệu km2 đất đai Trung Quốc. Cần nhớ rằng diện tích Trung Quốc thời đó khoảng 10 triệu km2, đồng nghĩa bị mất gần 1/3 lãnh thổ vào tay người Nhật.

Một điều quan trọng nữa là thời điểm thập niên 30 của thế kỷ XX, Trung Quốc chưa thống nhất về mặt chính trị. Chính phủ trung ương không thể quản lý được Tây Tạng, Tân Cương, cao nguyên Thanh Hải và phần lớn miền bắc nước này.

Tổng lãnh thổ không được quản lý ước chừng 1/3 tới một nửa diện tích. Khi chiến tranh nổ ra năm 1937, thực chất là cuộc chiến giữa miền đông Trung Quốc và đế chế Nhật Bản hùng mạnh.

Vì sao người Nhật ít hơn gấp 10 lần lại áp đảo người Trung Quốc? - 3

Lính Nhật nổi tiếng vì kỉ luật.

Thế mạnh công nghiệp, quốc phòng của Nhật Bản là một ưu thế cực lớn giúp san bằng cách biệt về mặt diện tích và số dân.

Dù Nhật Bản chiếm được thế thượng phong từ đầu với vũ khí hiện đại nhưng họ lại không đủ tiềm lực công nghiệp để duy trì một cuộc chiến dài hơi.

Khi Nhật Bản quyết định leo thang quân sự với Trung Quốc, nhà quân sự Ishiwara Kanji nhận định Nhật Bản đã thua từ trước đó. Kanji khuyên Nhật Bản nên củng cố quan hệ công nghiệp với Trung Quốc bằng cách tận dùng tài nguyên giàu có và đợi thời cơ để xâm chiếm vùng lãnh thổ Siberia chưa khai phá. Sau đó, Nhật Bản có thể tấn công Mỹ để đạt vị thế bá chủ toàn cầu. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản không lắng nghe ý kiến này của Kanji.

Trung Quốc cũng biết sẽ rất khó khăn trong cuộc chiến với Nhật Bản nên rút lui vào sâu phía bắc, mang theo cơ sở vật chất, nhà máy đi cùng. Sau một hai năm đầu giao tranh, hai bên hầu như không có trận đánh nào nổ ra.

Vì sao người Nhật ít hơn gấp 10 lần lại áp đảo người Trung Quốc? - 4

Lính Quan Đông, một trong những lực lượng khét tiếng nhất của Đế quốc Nhật Bản.

Nhật Bản có được quân sự và công nghiệp vững mạnh từ sau thời cải cách Minh Trị. Với các cơ sở quốc phòng, quân sự trải dọc đất nước, Nhật Bản mau chóng trở thành cường quốc trên thế giới.

Trung Quốc từng có vị thế ngang bằng với Nhật Bản thập niên 1800, nhưng sau đó không đạt được thành công như Nhật Bản. Chỉ cần xem khả năng Nhật điều động hàng triệu quân tấn công vào phía đông Trung Quốc năm 1938 trong khi vẫn dàn quân khắp chiến trường Mỹ, Anh, Australia là đủ thấy sự khác biệt rất lớn giữa quân đội hai quốc gia.

Khi trận chiến Thượng Hải nổ ra, chính quyền Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn điều quân từ những cùng xa xôi vào thành phố do thiếu…đường ray xe lửa.

Dù lớn về diện tích nhưng Trung Quốc thời đó lại không phải là nước lớn và ngược lại, Nhật Bản chưa hề là nước nhỏ ở thời điểm chiến tranh. Điều này cũng giống như Anh trước đây, một  đảo quốc nhỏ bé nhưng sở hữu hơn 30 triệu km2 thuộc địa cách đây 200 năm. Trước khi Thế chiến II kết thúc, Nhật đã kịp rút hết sĩ quan, binh lính tinh nhuệ về nước nên khi Liên Xô tấn công Mãn Châu, quân đội Quan Đông mau chóng thua cuộc. Dù thua nhưng Nhật Bản giữ được số lượng người thiệt mạng ở con số tối thiểu khi phe phát xít tan rã trong Thế chiến II.

__________

Có nhiều lí do từ lịch sử để lại khiến người Trung Quốc ngày nay vẫn rất không ưa người Nhật Bản

Cuộc thảm sát kinh hoàng của quân Nhật Bản ở Trung Quốc

Một trong những vụ thảm sát và hãm hiếp tàn bạo nhất lịch sử đã diễn ra khi đế quốc Nhật kiểm soát vùng đất Nam Kinh rộng lớn ở Trung Quốc.

Cuộc thảm sát kinh hoàng của quân Nhật Bản ở Trung Quốc - 1

Một người dân Trung Quốc bị hành quyết.

Ngày 13.12 vừa qua, người Trung Quốc đã tổ chức kỉ niệm tròn 80 năm vụ thảm sát Nam Kinh. Sự kiện này không chỉ mang tính bước ngoặt trên chiến trường, mà còn để lại rất nhiều nỗi đau dai dẳng mà người Trung Quốc phải hứng chịu dưới tay phát xít Nhật Bản. Mời bạn đọc cùng nhìn lại những sự kiện chấn động diễn ra trong giai đoạn quân phát xít Nhật đánh chiếm Trung Quốc qua loạt bài này.

Trong khoảng thời gian từ tháng 12.1937 tới tháng 3.1938, một trong những vụ thảm sát kinh hoàng nhất lịch sử thế giới hiện đại đã xảy ra. Quân Nhật đã chiếm thành phố Nam Kinh, Trung Quốc và bắt đầu chiến dịch cướp, giết, hiếp man rợ với nhân dân trong vùng.

Theo số liệu của các nhà sử học phía Trung Quốc và một số tổ chức tình nguyện, ít nhất 250.000 tới 300.000 người Trung Quốc bị giết ở thời điểm đó. Hầu hết trong số này là phụ nữ và trẻ em. Số lượng phụ nữ bị hãm hiếp lên tới 2 vạn người và nhiều trường hợp dân lành bị chặt xác tới chết.

Dù vậy, Nhật Bản và nhiều nhà sử học khác phủ nhận thảm sát Nam Kinh quy mô rộng tới vậy. Họ khẳng định các vụ giết chóc, hãm hiếp có xảy ra nhưng ở phạm vi nhỏ hơn nhiều so với số liệu trong các bài báo. Ngoài ra, sự việc xảy ra trong thời chiến “cũng là điều dễ hiểu”.

Cuộc thảm sát kinh hoàng của quân Nhật Bản ở Trung Quốc - 2

Quân Nhật Bản tràn vào Nam Kinh.

Nhìn lại lịch sử, năm 1931 quân Nhật tấn công Mãn Châu Quốc ở Trung Quốc sau sự kiện đánh bom đường ray xe lửa do quân Nhật sở hữu. Đây thực chất là một âm mưu hợp thức hóa quy trình xâm lược của chính quyền Tokyo thời đó.

Quân đội Trung Quốc rệu rã thời điểm đó không phải là đối thủ của quân Nhật thiện chiến và trang bị tốt. Do đó, vùng lãnh thổ lớn của Trung Quốc bị nằm dưới tay quản lý của người Nhật.

Sau năm 1931, quân Nhật củng cố vị trí ở Mãn Châu Quốc trong khi Trung Quốc đang nội chiến giữa đảng cộng sản và phe Quốc dân Đảng. Thời điểm đó, Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch chỉ huy đóng quân ở Nam Kinh.

Nhiều người Nhật, đặc biệt là hàng ngũ tướng tá rất muốn gia tăng tầm ảnh hưởng tại Trung Quốc nên tháng 7.1937, một cuộc binh biến giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã diễn ra. Động thái này ngay lập tức leo thang thành một cuộc chiến quy mô lớn.

Quân Nhật có chiến thắng ban đầu nhưng sau đó Trung Quốc đã phòng vệ tốt trước các đợt tấn công của đối phương. Sau đó, Nhật Bản tràn vào Thượng Hải và nhanh chóng chiếm Nam Kinh. Lúc này, Tưởng Giới Thạch và quân lính đã bỏ Nam Kinh và quân Nhật chiếm vùng đất này không chút khó khăn.

Cuộc thảm sát kinh hoàng của quân Nhật Bản ở Trung Quốc - 3

Xác phụ nữ Trung Quốc bị chất lên xe, kéo khỏi làng.

Thời điểm này, quân Nhật vẫn chưa “nổi tiếng” với việc giết chóc bừa bãi. Chiến tranh Nga-Nhật năm 1905, chỉ huy Nhật từng thể hiện thái độ nhã nhặn khiến đối phương dù thua cuộc nhưng rất nể phục. Sau hơn 30 năm, mọi chuyện đã khác.

Phóng viên Tillman Durdin của tờ Thời báo New York từng đưa tin về giai đoạn đầu của cuộc thảm sát, nhưng sau đó bị buộc về nước giữa chừng.

Tillman viết: “Năm đó tôi 29 tuổi và là phóng sự đầu tiên tôi làm cho Thời báo New York. Tôi lái xe tới bến cảng ở Nam Kinh. Khi tới cổng, tôi phải trèo qua một đống ngổn ngang xác chết để vào trong cảng”.

“Xe hơi của tôi nhiều lúc phải cán ngang những thi thể ven đường. Ở khúc sông gần đó, tôi thấy một nhóm binh sĩ Nhật đang hút thuốc, nói chuyện rôm rả trong khi chứng kiến những người khác hành hình một đám lính Trung Quốc”, Tillman viết. “Lính Nhật đi thành hàng 15 người và xả súng vào những tù binh bắt giữ”.

Cuộc thảm sát kinh hoàng của quân Nhật Bản ở Trung Quốc - 4

Lính Nhật đứng cạnh bờ sông chất đầy xác người Trung Quốc.

Khi Tillman rời hiện trường, ông nhìn thấy ít nhất 200 người Trung Quốc bị xử tử trong 10 phút ngắn ngủi. Lính Nhật tỏ vẻ rất thích thú trước hành động tàn ác này. Tillman khẳng định vụ cuồng sát và cưỡng hiếp ở Nam Kinh là “một trong những thảm kịch tồi tệ nhất lịch sử hiện đại”.

John Magee, một nhà truyền giáo Thiên Chúa nói quân Nhật giết hại không chỉ binh lính tìm thấy mà “bất kể dân thường ở mọi độ tuổi”. John nói: “Nhiều người Trung Quốc nằm rạp trên đất như thỏ bị bắn hạ trong rừng”.

Sau khi chứng kiến quân Nhật hãm hiếp và tàn sát trong một tuần, John cùng những người phương Tây khác lập ra một khu vực an toàn quốc tế để giữ tính mạng của chính mình.

Một người phụ nữ Mỹ mang tên Minnie Vautrin cũng giữ một cuốn nhật ký trong thời gian đen tối của lịch sử thế giới.

Ngày 16.12.1937, cô viết: “Ngày hôm nay chẳng có tội ác nào là không được thực hiện. 30 cô gái đã bị bắt cóc khỏi trường ngoại ngữ trong đêm qua. Sớm nay, tôi nghe được những câu chuyện ghê rợn về những cô gái bị bắt lúc nửa đêm khi đang ngủ trong nhà. Có em mới chỉ 12 tuổi”.

Cuộc thảm sát kinh hoàng của quân Nhật Bản ở Trung Quốc - 5

Một mương nước ngập xác người chết.

“Chúng ta sẽ không thể biết chính xác có bao nhiêu ngàn người bị giết bởi súng đạn và những lưỡi lê vấy máu. Nhiều lúc quân Nhật rưới dầu lên xác và đốt”, Minnie viết.

“Những thi thể loang lổ máu là bằng chứng rõ ràng nhất của thảm họa này. Sự kiện thảm sát sẽ bị lãng quên nhưng chắc chắn tôi sẽ không thể quên được vụ việc man rợ này”, Minnie nhấn mạnh.

Minnie quay về Mỹ năm 1940 do suy nhược thần kinh nghiêm trọng. Một năm sau, cô tự tử.

John Rabe, một người Đức phụ trách nhóm phát xít cũng cảm thấy ghê tởm trước những gì chứng kiến. Ông từng là chỉ huy khu vực an toàn quốc tế và ghi lại nhiều thước phim khủng khiếp. Dù vậy, số phim này buộc phải xóa khi ông quay về Đức. John cho biết những vụ hãm hiếp, giết người thậm chí xảy ra ở giữa vùng được bảo vệ.

Cuộc thảm sát kinh hoàng của quân Nhật Bản ở Trung Quốc - 6

Lính Nhật ngồi cạnh hàng chục chiếc đầu của dân Trung Quốc.

Sau Thế chiến II, một trong những lính Nhật từng tham chiến ở Nam Kinh nói về những việc mình làm.  Azuma Shiro nhớ lại: “Có khoảng 37 người gồm các bà cụ và trẻ em. Chúng tôi bắt giữ họ và tập trung thành một hình vuông. Một phụ nữ bế hai đứa trẻ ở hai tay. Chúng tôi đâm và giết chết họ, như 3 củ khoai tây bị xiên vào lò nướng. 30 ngày sau đó, hôm nào tôi cũng giết người không chút ghê tay”.

Shiro cũng phải chịu đựng vì sự thú nhận của mình: “Khi có một bảo tàng chiến tranh ở Kyoto, tôi đã tới và thừa nhận hành vi ác độc. Người đầu tiên chỉ trích tôi là một phụ nữ ở Tokyo. Bà ấy nói rằng tôi đang chà đạp và xúc phạm những người đã khuất trong chiến tranh. Sau đó, bà ấy liên tục gọi điện thoại cho tôi trong 4 ngày liên tiếp. Những bức thư, bài viết gửi tới tôi với nội dung ngày một khắc nghiệt. Cảnh sát phải bảo vệ tôi vì sợ tôi bị giết hại”.

Cuộc thảm sát kinh hoàng của quân Nhật Bản ở Trung Quốc - 7

Một người đàn ông bị chặt đầu giữa đường.

Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản vẫn chưa thừa nhận và xin lỗi về sai lầm gây ra. Cựu Bộ trưởng Tư pháp Shigeto Nagano cáo buộc Trung Quốc bịa chuyện về vụ thảm sát Nam Kinh. Thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe cũng nhiều lần tới thăm hoặc gửi hoa tới đền thờ chiến tranh Yasukuni bất chấp phản đối của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Đền thờ Yasukuni là nơi thờ những người lính Nhật Bản tử nạn trong chiến tranh và một số lượng không nhỏ trong số này bị cộng đồng quốc tế coi là tội phạm chống lại loài người.

Giáo sư Ienaga Saburo đã dành nhiều năm đấu tranh buộc chính quyền Tokyo phải đưa thông tin về vụ thảm sát vào sách giáo khoa. Dù vậy, những thành công đạt được là rất ít ỏi.

_________

Một người phụ nữ Trung Quốc từng ước rằng mình thật xấu xí để không phải qua tay nhiều lính Nhật




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 625 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 622 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 610 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 530 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 508 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 503 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 490 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 460 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 441 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 423 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.