Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 12
 Lượt truy cập: 24899988

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 02.05.2024 02:05
600 người biểu tình đả đảo TQ xâm lăng tại HN, công an tỏ thái độ ôn hòa
08.08.2011 00:40

Lực lượng an ninh tỏ ra mềm mỏng hơn với người biểu tình ôn hòa

Người dân Việt Nam đã lại có cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội sau một tuần gián đoạn.

Hàng trăm người đã tham gia cuộc xuống đường ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm.



Biểu tình tại Hà Nội ngày 7/8, hình từ blog Xuân Diện

Người dân lại xuống đường ở Hà Nội

Một người biểu tình nói với BBC số người tham gia lên tới 500-600.

Biểu tình bắt đầu vào lúc gần 8:30 sáng và kết thúc hai tiếng sau đó.

Hình ảnh video trên Bấm blog Ba Sàm cũng cho thấy số người tham gia biểu tình khá đông và thu hút được sự chú ý của nhiều người đi đường.

Những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu như “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”, “Bảo vệ tổ quốc Việt Nam”, “Hoàng Sa – Việt Nam”.

Đoàn biểu tình cũng mang theo trang báo Thanh Niên phóng lớn với tít “Không chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước”, lời phát biểu của lãnh đạo công an Hà Nội, Trung Tướng Nguyễn Đức Nhanh.

Công an Việt Nam dường như cũng đã thay đổi chiến thuật và tỏ ra ôn hòa hơn.

Không có tin tức nói về chuyện người biểu tình bị bắt lên xe buýt như một số lần trước và có blogger nói rằng công an thậm chí cũng không chuẩn bị sẵn xe buýt để bắt người.

'Hòa nhã'

Anh Nguyễn Anh Tuấn, một trong số những người biểu tình bình luận trên trang Bấm Facebook của BBC:

"Rất hòa nhã giữa công an và người biểu tình. Một chủ nhật Đẹp."

Người xuống đường này nói thêm: "[Tôi] ít nhất năm lần mời nước của tôi với công an và họ cũng vui vẻ dùng nước. Trời Hà Nội lúc biểu tình rất nóng."

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, người cũng tham gia biểu tình, nói đoàn biểu tình đã được hai người dân tặng hoa nhưng cũng bị hai thanh niên gọi là "bọn điên".

Ngoài những gương mặt trí thức quen thuộc, các hình ảnh cho thấy blogger Mẹ Nấm từ Nha Trang cũng có mặt trong số những người biểu tình.

Anh Nguyễn Chí Đức, người bị đạp vào mặt trong một lần biểu tình, và luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, cũng như em gái ông, bà Cù Xuân Bích đều tham gia cuộc biểu tình mới nhất ở Hà Nội.

Trước đó có blogger từng hy vọng sẽ có một đại biểu quốc hội đi cùng đoàn biểu tình nhưng điều này đã không xảy ra.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một người biểu tình được nhiều người biết tới, nói với BBC ông không thể nói khi nào các cuộc xuống đường kết thúc vì đây là các cuộc biểu tình "tự phát" chứ không có tổ chức.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói với BBC về cuộc biểu tình mới nhất và về phóng sự của VTV1 về Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ.

Ông nói: "Riêng cá nhân tôi, đi biểu tình những ngày vừa qua là để bày tỏ thái độ của mình đối với hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc trong thời gian vừa qua."

Vị tiến sỹ cũng nói thêm đây là cách để cả phía công an và người biểu tình học cách ứng xử trong những tình huống biểu tình đông người.

Giới trẻ Việt Nam ở nước ngoài biểu tình chống Trung Quốc-phần 2

Người Việt Nam cả trong và ngoài nước đang hết sức phẫn nộ trước hành động xâm lấn chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Tình cảm đó được nhiều bạn trẻ trong nước thể hiện rõ ràng trên các trang mạng hay bộc lộ công khai qua các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đầy rủi ro và khó khăn, nhưng cũng có nhiều bạn phải âm thầm chôn chặt niềm thổn thức trước tình cảnh lãnh thổ quốc gia liên tục bị đe dọa và xâm phạm khi mà các điều kiện tại Việt Nam chưa cho phép họ được bày tỏ quan điểm dễ dàng và mạnh dạn như các bạn ở ngoài nước. Vậy, những người trẻ đang học tập và sinh sống ở nước ngoài có thể làm gì để chia sẻ nguyện vọng và giúp lan truyền tiếng nói của thanh niên Việt Nam trong vấn đề bảo vệ chủ quyền đất nước? Trà Mi mời quý vị cùng chia sẻ ý kiến với 4 bạn trẻ tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Pháp, Bỉ, Hà Lan, và Hoa Kỳ trong chương trình hôm nay.

Giới trẻ Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc ở Paris, 24/6/2011

Minh: Những người trẻ như bọn mình ở đây và trong nước sẽ không bao giờ khoanh tay phó mặc tất cả cho nhà nước. Mình tin là nhà nước không làm ngơ trước khát vọng của nhân dân được. Chúng ta cứ yêu nước theo cách của mình.

Hiệu: Về vấn đề Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam, chúng ta cần phải công khai. Càng công khai càng tốt. Mình hay trao đổi với các bạn bè ở đây, không chỉ các bạn Hà Lan, mà cả các bạn Trung Quốc nữa. Hôm rồi, mình có nói với một bạn Trung Quốc rằng mình đi biểu tình, nhưng mình không chống nhân dân Trung Quốc, mình chỉ phản đối chính sách bành trướng của Trung Quốc thôi. Mình cũng nói rõ Việt Nam chỉ muốn hòa bình và dùng luật quốc tế trong tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng người bạn Trung Quốc của mình lại nói ngược lại với mình rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam đã tuyên bố công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông rồi. Lúc đó, mình cứng miệng luôn, không biết nói sao. Giờ có vẻ dân Trung Quốc được tuyên truyền và biết đến tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng, trong khi dân Việt Nam mình ít nghe nói, chứ nói gì đến thảo luận hay tranh luận về vấn đề này. Những vấn đề nhạy cảm người dân Việt Nam mình không được biết. Không biết làm sao nói chuyện với bạn bè thế giới, làm sao thuyết phục họ về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông?

Trà Mi: Đó là trăn trở của Hiệu ở Hà Lan.

Hiệu: Trung Quốc hiện giờ đang tuyên truyền ngược lại, như thể Việt Nam đang đi gây hấn với nước họ chứ không phải là bảo vệ độc lập, chủ quyền của mình. Chính vì vậy, mình muốn đánh động dư luận thế giới càng sớm, càng nhanh càng tốt. Đừng để tới một lúc nào đó có chuyện xảy ra thì Trung Quốc có vẻ như chỉ là người tự vệ chứ không phải là người gây hấn, Việt Nam mới là kẻ gây hấn. Điều đó mình lo sợ nhất.

Trà Mi: Các bạn khác ở đây có chia sẻ bức xúc, ưu tư của Hiệu ở Hà Lan không?

Minh: Hiệu vừa nói điều mình thấy rất đúng. Đó là khả năng bóp méo thông tin của chính phủ Trung Quốc là rất giỏi. Họ càng ngày càng lộ nguyên hình là tên cướp biển nhưng lại la làng. Mình thấy việc biểu tình để thể hiện lòng yêu nước và để cho cộng đồng thế giới biết bộ mặt thật của chính quyền Trung Quốc là việc hoàn toàn có ích và nên làm. Mình cũng để ý một điều là chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã có những cuộc họp đi đến những thỏa thuận giữa hai nước rất tích cực. Mình coi đây là bước tiến bộ để giải quyết vấn đề đang phức tạp và căng thẳng ở đây. Một khi chính phủ làm được những điều như vậy, thì biểu tình liên tục và nhiều, theo mình, cũng không ổn. Khi nào Trung Quốc thể hiện thái độ gây hấn leo thang, ta hãy đi biểu tình. Lúc ấy biểu tình mới có ý nghĩa và khí thế. Nếu mình biểu tình thường xuyên và quy mô nhỏ, sẽ bị nhạt trong mắt dư luận, đôi khi có thể bị lợi dụng. Mình nghĩ khi có lý do thật sự để làm một cuộc biểu tình thật lớn thì mình phải làm thật nhiều, thật lớn và khí thế, hơn là biểu tình thường xuyên.

Trà Mi: Các bạn khác có ý kiến thế nào? Minh nói khi hai chính phủ đã đạt được những thỏa thuận tiến bộ, đáng kể, thì không nên có những cuộc biểu tình như thế, nó sẽ phá hỏng tinh thần đoàn kết và tình hình an ninh chung của khu vực. Nhưng bạn có được biết những thương lượng tiến bộ đó là gì không? Có ai được biết thỏa thuận đó như thế nào không?

Minh: À, cái này... vâng, mời anh phát biểu ý kiến ạ.

Hiệu: Nếu hai nhà nước Việt-Trung đạt được thỏa thuận, phải công khai nó ra. Có nhiều thông tin mà Việt Nam mình không đưa tin. Chính điều này tạo nhiều câu hỏi và thắc mắc trong dư luận.

Trà Mi: Tức vấn đề đặt ra là được hay không được thế nào cần phải công khai cho công luận biết.

Hiệu: Vâng, sự đồng thuận thế nào thì do chính phủ quyết định, nhưng cần phải có những cuộc trưng cầu dân ý hay sự đồng ý của quốc hội. Như vậy mới có tính hợp pháp. Những hoạt động và thỏa thuận giữa hai chính phủ cần có sự giám sát của quốc hội.

Trà Mi: Và một khi công khai những kết quả đáng kể hay tiến bộ như lời Minh nói, dĩ nhiên lòng dân sẽ không còn bức xúc, phẫn uất mà họ mong muốn bằng mọi cách thể hiện qua các cuộc biểu tình. Bây giờ trở lại với Vũ, theo bạn, hiệu ứng tức thời từ các cuộc tuần hành của người Việt, thanh niên Việt trong và ngoài nước là gì?

Vũ: Phổ biến thông tin là một quyền lợi cho các bạn. Khi các bạn biết rõ những việc làm này là đúng thì sự đoàn kết của mọi người Việt trên thế giới sẽ khiến tất cả mọi người đứng lại với nhau làm một cuộc tuần hành mạnh mẽ hơn nhiều.

Trà Mi: Như các bạn vừa nói, những thông tin thật sự về quá trình đàm phán giữa hai nước chưa được công khai, minh bạch. Dư luận cũng không rõ ràng về những gì Việt Nam được và mất, nên lòng dân bất an, dẫn tới các cuộc tuần hành biểu hiện lòng yêu nước và phản đối thái độ của Trung Quốc. Nhưng trong điều kiện tại Việt Nam, ngay việc đơn giản nhất là bày tỏ thái độ và sự bất an của mình cũng không được phép thể hiện dễ dàng, thoải mái. Các bạn là những người ở bên ngoài, có cơ hội dễ dàng hơn các bạn trong nước rất nhiều. Các bạn có thể làm gì để chia sẻ nguyện vọng của các bạn trong nước và lan truyền tiếng nói của những người trẻ trong nước?

Vũ: Các bạn ngoài nước có thể dùng những kinh nghiệm và những gì mình học hỏi được để bày tỏ sự ủng hộ với các bạn trong nước hoặc làm những cuộc tuần hành tương tự để chứng tỏ là các bạn tại Việt Nam không đơn độc mà có sự ủng hộ của tất cả các bạn trẻ trên thế giới.

Hiệu: Mình đồng ý. Chính vì ở đây mình được phép biểu tình hoàn toàn hợp pháp và công khai nên mình mới tổ chức biểu tình ở đây với sự hỗ trợ của cảnh sát.

Trà Mi: Ngoài những cuộc tuần hành đánh động sự chú ý của công luận, người trẻ Việt Nam trong và ngoài nước có thể làm gì hơn nữa góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phản đối hành động lấn lướt, xâm lược của Trung Quốc?

Hiệu: Cái đó còn tùy vào diễn biến và thái độ của chính quyền Trung Quốc và Việt Nam trong tương lai trong vấn đề Biển Đông.

Trà Mi: Nói một cách cụ thể, theo bạn, tùy là tùy thế nào. Có những dấu hiệu tích cực thì thế nào, còn tiêu cực thì chúng ta phải làm sao?

Hiệu: Nhà nước làm tốt thì mình nghĩ không ai đi biểu tình, không ai phản đối cả. Nếu chính quyền làm gì bất ổn thì mình không thể ngồi yên được, vì nhà nước có nhiệm vụ của nhà nước, còn người dân cũng có trách nhiệm của người dân. Chứ không phải cứ thờ ơ giao toàn bộ trách nhiệm cho nhà nước hết. Vậy không được.

Trà Mi: Nếu có người hỏi các bạn rằng nói hiện nay hai nhà nước đã thương thảo với nhau và có những giải pháp ôn hòa, tốt đẹp rồi, vậy các bạn đã yên tâm chưa? Câu trả lời của các bạn sẽ như thế nào?

Minh: Với tư cách là người trẻ yêu nước sống và làm việc ở nước ngoài, những điều tốt nhất chúng tôi có thể làm là tổ chức biểu tình hòa bình để đánh động dư luận, cho thế giới biết bộ mặt thật của Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tích cực nói chuyện với cộng đồng sinh viên quốc tế để họ hiểu thêm vấn đề. Như vậy, chúng ta sẽ có sự hậu thuẫn của các dân tộc khác trên thế giới. Chúng ta biểu tình để Trung Quốc chùng bước và không dám làm càng nữa. Nhưng việc đàm phán ta cứ để nhà nước lo. Nhà nước làm gì cũng được miễn đừng để chính phủ Trung Quốc lợi dụng và qua mặt. Còn nhân dân, mỗi người có cách thể hiện lòng yêu nước riêng, nhưng đừng để bị lợi dụng.

Trà Mi: Mời anh Bình.

Bình: Tôi nghĩ nước nào cũng có những vấn đề của mình cả, cũng đều gặp những khó khăn cần giải quyết và có những thuận lợi tiềm tàng riêng. Cho nên, đối với người trẻ, việc hiểu đúng, hiểu sâu vấn đề và làm thế nào để bạn bè quốc tế cùng chia sẻ những vấn đề có thể chia sẻ được, đó là nhiệm vụ của mỗi người. Mọi người cứ cố gắng làm thật tốt phần của mình, làm những việc cần phải làm.

Trà Mi: Như các bạn chia sẻ, ưu tư lớn nhất của các bạn, những người trẻ Việt Nam đang sinh sống và học tập ở nước ngoài, đó là sự công khai từ phía chính quyền Việt Nam về những gì đang diễn ra với Trung Quốc. Ngoài trăn trở đó, các bạn có nguyện vọng nào muốn đề đạt với những người hữu trách. Với tư cách là người trẻ quan tâm đến tình hình đất nước, nếu có cơ hội, các bạn sẽ nói gì?

Vũ: Chúng tôi là tuổi trẻ và tương lai của đất nước. Chúng tôi có kiến thức riêng của mình và chúng tôi mong chính quyền Việt Nam đứng bên cạnh người dân, nhất là khi bị nước ngoài xâm chiếm.

Trà Mi: Cảm ơn ý kiến anh Vũ. Các bạn khác có ý kiến nào muốn chia sẻ thêm trước khi kết thúc chương trình không?

Hiệu: Người dân cần phải được nói. Khi dân nói, nhà nước nghe và biết làm theo. Đó mới là một nhà nước do dân, của dân, vì dân. Nhà nước không cho dân nói, làm sao nghe, mà không nghe thì không thể nào làm theo ý nguyện của dân. Trong các tình huống khó khăn nhất cần có sự đóng góp ý kiến nhiều hơn nữa của nhân dân từ mọi nơi. Càng nhiều càng tốt hơn, càng có nhiều sự lựa chọn để vượt qua những tình huống khó khăn của đất nước. Không thể nói khó khăn nên thôi đừng nói nữa, im đi, để nhà nước giải quyết. Điều đó không khoa học và không hợp lý.

Trà Mi: Ngoài nguyện vọng đề đạt với chính quyền, để nói một lời với những thanh niên, những người trẻ đồng trang lứa trong nước, các bạn sẽ nói gì?

Hiệu: Mình nghĩ không có sự khác biệt giữa người trẻ Việt Nam trong và ngoài nước. Ý nguyện và tình cảm đều như nhau. Chỉ có điều ở nước ngoài có luật lệ đàng hoàng cho mình thể hiện tiếng nói của mình. Còn các bạn trong nước gặp nhiều khó khăn hơn. Chúng ta phải thể hiện tiếng nói của mình rõ ràng và khôn ngoan.

Minh: Để thành công trong chuyện chống lại sự xâm lược của Trung Quốc tại Biển Đông, theo mình, chỉ thành công khi và chỉ khi nhà nước và nhân dân, nhất là người trẻ cùng đồng lòng dốc sức. Những người trẻ như bọn mình ở đây và trong nước sẽ không bao giờ khoanh tay phó mặc tất cả cho nhà nước. Mình tin là nhà nước không làm ngơ trước khát vọng của nhân dân được. Chúng ta cứ yêu nước theo cách của mình.

Trà Mi: Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho chương trình này.

Tạp chí Thanh Niên mong đón nhận ý kiến của quý thính giả và độc giả chia sẻ với các vị khách mời hôm nay. Mời quý vị cùng trao đổi quan điểm với nhiều độc giả khác trong chuyên mục Tạp chí Thanh Niên trên trang web www.voatiengviet.com. Tạp chí Thanh Niên được phát sóng trong chương trình từ 10 đến 11 giờ tối thứ sáu và tối chủ nhật hàng tuần. Các bạn trẻ muốn trực tiếp tham gia thảo luận với chương trình, xin email số phone về vietnamese@voanews.com, chúng tôi rất hân hạnh được liên lạc mời các bạn góp tiếng. Tạp chí Thanh Niên xin chia tay và hẹn tái ngộ cùng quý thính giả vào giờ này, tuần sau

Người Việt o­nline phỏng vấn cô Trịnh Kim Tiến, người tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 24 tháng Bảy. Trịnh Kim Tiến là con gái ông Trịnh Xuân Tùng, người bị công an đánh gãy cổ rồi giam tại trụ sở công an


Biển Đông căng thẳng, tiềm lực hải quân Việt Nam trên đà được tăng cường

Tàu Gepard 3.09 đang được đóng (ảnh: Mike1979 Russia, nguồn vi.wikipedia.org)
Tàu Gepard 3.09 đang được đóng (ảnh: Mike1979 Russia, nguồn vi.wikipedia.org)
Trọng Nghĩa

Ngày 25/07/2011 vừa qua, chiếc chiến hạm thứ hai loại Gepard mà Việt Nam đặt mua của Nga đã chính thức cập cảng Cam Ranh. Dù không được loan báo rầm rộ, nhưng sự kiện này cho thấy là Hà Nội tiếp tục củng cố lực lượng hải quân của mình.

Theo giới quan sát, Việt Nam muốn dự phòng mọi bất trắc có thể xẩy đến trong trường hợp tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại vùng Biển Đông biến thành xung đột võ trang.

Trong bản thông báo đề ngày 05/08, tập đoàn đóng tàu Nga Zelenodolsk Gorky đã xác nhận rằng “Ngày 25 tháng 7 năm 2011 con tàu thứ hai trong dự án "Gepard-3.9" đã đến căn cứ hải quân tại Vịnh Cam Ranh”. Bản thông cáo nói rõ là trước khi được bàn giao cho phía Việt Nam, chiếc tàu đã được cho chạy thử và các thử nghiệm đối với hệ thống vũ khí trên tàu cũng được hoàn tất.

Cũng theo nguồn tin trên, chiếc chiến hạm mới giao cho Việt Nam lần này đã được cải tiến hơn so với chiếc tàu cùng loại đã được bàn giao cách nay 5 tháng (ngày 5/3/2011), để trở thành loại “chiến hạm tiêu biểu” của năm 2011. Cả hai chiếc tàu này đều được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu từ trên không cho đến trên và dưới mặt biển, có khả năng tác chiến độc lập hoặc phối hợp.

Một nhà báo Philippines mới đây đã không ngần ngại cho rằng hai khu trục hạm Gepard thuộc loại hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á hiện nay, chỉ thua 6 chiến hạm tàng hình đa chức năng lớp Formidable của Singapore.

Việc hải quân Việt Nam được trang bị thêm hai khu trục hạm Gepard nằm trong tiến trình hiện đại hóa quân đội khởi sự từ nhiều năm qua, ngay từ trước khi tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng do các hành động áp đặt chủ quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, chính vì thái độ càng lúc càng lấn lướt trên biển của Trung Quốc mà lực lượng hải quân Việt Nam đã được ưu tiên nâng cấp.

Nổi bật nhất là quyết định đặt mua của Nga 6 chiếc tàu ngầm loại Kilo được cải tiến (sáu ống phóng ngư lôi, phạm vi hoạt động 6.000 dặm) vào năm 2009. Bên cạnh đó cũng có thể kể thêm quyết định đặt mua 20 chiến đấu oanh tạc cơ Sukhoi Su-30MK2 Flanker-C, với tầm hoạt động 5.000 dặm, trang bị tên lửa không đối hạm, có thể dùng cho hải quân.

Theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 01/07 vừa qua, phải chờ đến năm 2014, thì Việt Nam mới nhận được chiếc tàu ngầm kilo đầu tiên, một thông tin giải thích lý do vì sao mà mới đây bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã cho rằng Việt Nam sẽ có được một « lữ đoàn gồm 6 tàu ngầm hiện đại » trong vòng « năm, sáu năm nữa ».

Cho dù vậy, theo phân tích của nhà báo Philippines Art Villasanta trên tờ Manila Standard Today trên mạng ngày 17/07, thì các hệ thống vũ khí mua của Nga đã góp phần giúp quân đội Việt Nam thêm tự tin trong khả năng đối phó với Trung Quốc nếu tình hình Biển Đông xấu đi.

Nhà báo Philippines nhắc lại là vào năm 1988, hải quân Việt Nam từng bị thất bại trước Trung Quốc tại vùng Trường Sa, khi ba hộ tống hạm trang bị tên lửa của Trung Quốc tấn công ba chiếc tàu vận chuyển quân sự của Việt Nam gần như là không có võ trang. Toàn bộ tàu Việt Nam đều bị đánh chìm, sáu chục người lính Việt Nam bị thiệt mạng (chính xác là 64 người), trong lúc Trung Quốc chỉ có sáu người chết, mà không bị mất một con tàu nào. Chính trận hải chiến đó đã cho phép Trung Quốc chiếm lấy nhiều hòn đảo do Việt Nam trấn giữ trước đó.

Hiện tại, nếu tính về tương quan lực lượng, thì Việt Nam kém xa Trung Quốc. Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có 26 khu trục hạm, 50 hộ tống hạm, 7 tiềm thủy đỉnh tấn công, ba tàu ngầm hạt nhân, 80 tàu tuần duyên trang bị tên lửa, hơn 200 thuyền tấn công nhanh.

Tuy nhiên, theo nhà báo Philippines, năng lực chống tàu ngầm của Trung Quốc chưa được chứng minh, trong lúc hơn 90% hàng chuyển vận theo đường hàng hải của Trung Quốc lại đi qua vùng Biển Đông. Trong tình hình đó, các hạm đội của Trung Quốc dễ trở thành con mồi cho các tàu ngầm Kilo của Việt Nam trong tương lai, vì loại tàu này nổi tiếng là khó phát hiện.

Trước mắt, trong bối cảnh quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh đang căng thẳng, sau hàng loạt hành động hung hăng của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam, việc tiếp nhận chiếc chiến hạm Gepard thứ hai (được đặt tên là Đinh Tiên Hoàng), đã được chính quyền Việt Nam hoàn toàn giữ kín, như là để tránh đổ thêm dầu vào lửa. Phải chờ đến ngày hôm kia, 05/08, thì sự kiện này mới được một vài tờ báo trong nước nhắc đến bằng cách trích dẫn các nguồn tin Nga.

Thế giới khẩn trương tìm cách ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng tài chính
Các chỉ số trên thị trường chứng khoán Tokyo đều tụt giảm, 05/08/2011
Các chỉ số trên thị trường chứng khoán Tokyo đều tụt giảm, 05/08/2011
REUTERS
Trọng Nghĩa

Sau khi Mỹ bị cơ quan thẩm định tài chánh S&P hạ điểm tín nhiệm về nợ công, giới lãnh đạo các cường quốc kinh tế đã phải cấp tốc tìm cách trấn an giới đầu tư. Họ sợ rằng các thị trường chứng khoán thế giới có nguy cơ bị sụp đổ vào ngày mai, 08/08/2011, khi mở cửa lại sau kỳ nghỉ cuối tuần.

Từ hôm qua cho đến hôm nay, từ nhóm G 7, G20, cho đến Ngân hàng Trung ương châu Âu, chính phủ các nước, tất cả đều cố gằng liên lạc lạc với nhau, tổ chức các hội nghị khẩn cấp qua điện thoại. Nội dung là bàn về cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực đồng euro và cú sốc sau vụ Hoa Kỳ bị hạ điểm tín nhiệm.

Nguy cơ các thị trường sụp đổ vào ngày mai như đã được dự báo tại thị trường chứng khoán Tel Aviv - Isreal. Là một trong những nơi hiếm hoi mở cửa ngày chủ nhật, 07/08/2011, thị trường này đã bị mất hơn 6% trong phiên giao dịch.

Đây là hệ quả của việc Standard & Poor’s, hôm thứ sáu vừa qua, đã hạ thấp điểm tín nhiệm nợ công của Hoa Kỳ từ mức tốt nhất là AAA xuống còn AA+, với lý do là giải pháp cho món nợ công khổng lồ của nước này (hơn 14.500 tỷ đô la) bị tác động bởi các « rủi ro chính trị ».

Theo nhiều chuyên gia phân tích, dù việc S&P hạ điểm nước Mỹ là điều đã được các thị trường dự kiến, nhưng khi hành động đó thực sự xẩy ra, các thị trường sẽ không tránh khỏi bị chấn động.

Trả lời hãng tin Pháp AFP, nhiều nhà kinh tế lo sợ một vòng xoáy đi xuống của thị trường. Theo ông Paul Dales, chuyên gia phân tích tại Capital Economics có trụ sở tại Hoa Kỳ thì chắc chắn là quyết định của Standard & Poor’s sẽ làm rung chuyển thị trường tài chính khi mở cửa vào thứ Hai.

Trong tình hình các thị trường chứng khoán trên đà đi xuống vào những ngày qua, tin xấu đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới, lẽ dĩ nhiên, làm cho tình hình trở nên nguy hiểm, buộc các nhà lãnh đạo châu Âu và Mỹ phải khẩn cấp phối hợp hành động.

Bộ trưởng Tài chính và các nhà lãnh đạo của các nước G7 (Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý, Canada) đã tăng cường liên lạc điện thoại cuối tuần qua. Các nước G20, tập hợp các nền kinh tế lớn của thế giới, cũng tổ chức một cuộc họp qua điện thoại vào sáng nay. Vào chiều nay, đến lượt Hội đồng các thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu nhập cuộc



Hàng chục người bị thương ở London

 
Bạo loạn ở London

Cuộc biểu tình đã chuyển sang bạo loạn ở mạn Bắc London với ít nhất 300 người phản đối tham gia từ đầu.

Hơn 40 người bị bắt sau vụ bạo loạn, tấn công vào cảnh sát, phá hủy và cướp các tòa nhà, đốt xe hơi tại Tottenham ở mạn bắc London.

Những người biểu tình đã ném bom xăng vào cảnh sát trong khi ba xe tuần tra của lực lượng này, một xe buýt và vài cửa hàng và nhà đã bị đốt cháy.

26 cảnh sát và ba người khác đã bị thương khi nổ ra bạo loạn sau cuộc biểu tình phản đối việc cảnh sát bắn chết ông Mark Duggan, 29 tuổi, hôm thứ Năm.

Cư dân đã xem xét các thiệt hại sau khi nhà cửa bị cướp phá và các cửa hàng bị đốt rụi.

Cảnh sát Anh cho biết hai sĩ quan của họ vẫn đang được điều trị tại bệnh viện.

Những người bị bắt vẫn đang bị tạm giam vì các tội bao gồm gây bạo động mất trật tự và ăn cắp.

Ủy ban độc lập điều tra các khiếu nại đối với cảnh sát nói có vẻ như ông Duggan đã nổ súng vào cảnh sát trước và làm một cảnh sát bị thương nhẹ.

Tuy nhiên họ không thể chắc chắn về điều này vì cuộc điều tra đang tiếp tục.

Khoảng 300 người đã tập trung ở bên ngoài đồn cảnh sát tại Tottenham để đòi “công lý” và cuộc biểu tình lúc đầu đã diễn ra ôn hòa.

Tuy nhiên sau đó một số người biểu tình đã đốt phá xe tuần tra của cảnh sát đỗ cách đồn không xa.

Một nhân chứng nói những thanh niên bịt mặt cũng đốt cháy những thùng rác bằng nhựa to và ném vào cảnh sát.

Phóng viên BBC có mặt tại chỗ nói ngay cả lính cứu hỏa cũng bị tấn công và truyền hình BBC phải rút xe truyền hình lưu động và phóng viên khỏi khu vực này sau khi họ cũng trở thành mục tiêu.

Tư lệnh cảnh sát Stephen Watson nói: “Chúng tôi không có thông tin gì để nghĩ rằng mức độ mất trật tự lại tới mức này.”

Cảnh sát đã phải điều số đông lực lượng chống bạo loạn với đầy đủ trang bị tới hiện trường cùng hàng chục xe cảnh sát và ngựa tác chiến.

‘Chiến trường’

"Chúng ta đã có một gia đình đang đau khổ trong cộng đồng rồi và bạo lực thêm nữa cũng không làm dịu nỗi đau đó. Công lý thực sự chỉ có được qua việc điều tra"

Dân biểu David Lammy

Một người dân địa phương nói với BBC khung cảnh quanh đồn cảnh sát trông giống như “chiến trường”.

Người có tên Tim nói: “Toàn bộ đồn cảnh sát bị người biểu tình bao vây. Khoảng 100 cảnh sát mặc đồ chống bạo động và bị ném thùng rác, gạch đá, biển chỉ đường và bất cứ vật gì mà người biểu tình vớ được.”

Một chiếc xe buýt hai tầng đã bị đốt cháy cùng một số cửa hiệu.

Tình trạng hôi của cũng diễn ra và người ta nhìn thấy có người đẩy xe mua hàng chất đầy đồ.

Dân biểu David Lammy của Tottenham nói những gì diễn ra ở đây không đại diện cho đa số cư dân và kêu gọi bình tĩnh.

Ông nói: “Chúng ta đã có một gia đình đang đau khổ trong cộng đồng rồi và bạo lực thêm nữa cũng không làm dịu nỗi đau đó.

“Công lý thực sự chỉ có được qua việc điều tra.

“Cộng đồng Tottenham và gia đình cùng bạn bè của ông Mark Duggan cần hiểu những gì xảy ra tối thứ Năm khiến ông Mark bỏ mạng.

“Để hiểu được điều đó, chúng ta cần sự tĩnh lặng.”



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 652 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 643 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 629 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 559 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 528 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 520 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 512 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 500 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 485 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 445 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.