Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 11
 Lượt truy cập: 24872800

 
Tin tức - Sự kiện 26.04.2024 16:04
Người Việt hải ngoại, chất xám và lợi tức - Mẹ con sum họp sau 36 năm từ lúc mùa hè đỏ lửa
11.07.2008 21:12

Chất xám và lợi tức người Việt hải ngoại

 
Chất xám Việt nơi xứ người

(Cập nhật: 11/9/2007 3:14:08 PM)

Một sinh viên người Việt tại lễ tốt nghiệp đại học tại Mỹ
Do hoàn cảnh lịch sử mà rất đông người Việt đang sinh sống ở nước ngoài. Người Việt có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới - nhiều nhất là tại Hoa Kỳ (hơn 1 triệu người) và ít nhất là tại Morocco (chỉ có 500 người).
This graph shows the percentage of persons and households in each of the income groups shown.

Theo số liệu thống kê, 18% gia đình người Việt tại nước ngoài có mức thu nhập hằng năm 35.000 USD, 16% có mức hơn 25.000 USD. Tại một số quốc gia, cộng đồng người Việt đã có riêng những khu thương mại sầm uất, như tại Orange County (nam California) đã hình thành một "khu phố Việt". Hay như tại Kangari, con đường toàn là cửa hàng của người Hoa, nay nhà hàng của người Việt đã chiếm tới 70%.

Những gương mặt thành công

Một trong những gương mặt nổi bật là Trần Du. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở Sóc Trăng, ông đã phấn đấu để đạt được mảnh bằng kỹ sư điện. Được một cơ sở sửa chữa tivi thu nhận vào làm việc, nhưng chỉ một năm sau thì công ty này phá sản. Nhưng không nản, ông vẫn tiếp tục kinh doanh và ngày 22/5/1991, ông được nghị sĩ Robert K. Donald, thay mặt Quốc hội, trao huy chương danh dự về Nhân vật thành tựu nhất trong lĩnh vực doanh nghiệp toàn Hoa Kỳ năm 1990. Hiện ông được xem là gương thành công điển hình.

Còn kỹ sư Trần Trọng Quang thì đã 10 năm sống trong trung tâm tái định cư tại vùng heo hút ở Arkansas. Từ một chàng thợ mộc làm khoán, chỉ 2 năm anh trở thành chủ tịch kiêm giám đốc của chính xí nghiệp này.

Tại Sydney và Melbourne, có 6 người Việt được cơ cấu vào Hội đồng thành phố, trong đó có một phụ nữ giữ chức phó thị trưởng và một chàng trai là Nguyễn Sang, 28 tuổi, không chỉ là viên thị trưởng trẻ nhất của thành phố Richmond mà còn là người châu Á đầu tiên đảm trách chức vụ này.

Trong lịch sử Úc, nữ TS. Vũ Thị Ngọc Trang là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào Viện Khoa học kỹ thuật Hoàng gia và kiêm nhiệm chức vụ giám đốc Trung tâm Nghiên cứu xã hội thực nghiệm Australia. Và GS-TS sử học Trần Mỹ Vân cũng là người châu Á đầu tiên được bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ quan trọng.

Tại Hoa Kỳ, GS. Nguyễn Ngọc Bích, nói được 7 ngoại ngữ, là phó tổng giám đốc Hội đồng Liên bang về giáo dục song ngữ và các vấn đề về ngôn ngữ các chủng tộc. Ông là một trong 150 nhân vật được tổng thống Hoa Kỳ tuyển chọn và Quốc hội phê chuẩn. Bên cạnh đó là nữ TS. Nguyễn Trần Hương, sinh năm 1954, được tôn vinh là nữ giáo sư sáng giá nhất Hoa Kỳ năm 1994 và được mời giữ chức vụ Tổng thanh tra của Bộ Giáo dục Liên bang.

Và còn rất nhiều, rất nhiều những hy vọng trẻ. Như Nguyễn Minh Đang, 13 tuổi, học sinh lớp 7 Trường trung học Albert Einstein tại Sacramento, thần đồng toán học; Nguyễn Long Quang, đoạt thủ khoa trên tổng số 16.069 người dự thi thể thơ Haiku của Nhật, được thống đốc bang Virginia tổ chức đón mừng trong một buổi lễ có truyền hình trực tiếp tại Richmond.

Hay như em Trần Tuấn Đức được nhận vào Đại học John Hopkins năm 13 tuổi để theo đuổi đề tài Phát hiện và đào tạo các thiếu niên cực kỳ năng khiếu. Năm 18 tuổi, em là sinh viên tốt nghiệp trẻ nhất của Đại học Charlottenville, Virginia, đạt 150 điểm so với điểm chuẩn tốt nghiệp là 120.

Hoặc như em Lê Thị Ngọc Phúc, một trong 20 học sinh giỏi nhất Hoa Kỳ; em Trần Quốc Vũ, học sinh lớp 6 Trường Thomas Penn tại Garden Grove, được chính Tổng thống G. Bush trao bằng khen ngoại hạng về tất cả các môn; em Nguyễn Lý Kỳ Dzuyên, sinh năm 1969, năm 13 tuổi là sinh viên, năm 17 tuổi tốt nghiệp đại học và năm 22 tuổi đạt học vị tiến sĩ. Hay như em Nguyễn Công Thuỳ, được chọn làm đại biểu Hội nghị các nhà lãnh đạo trẻ quốc gia tổ chức tại Washington đồng thời là thành viên Hội đồng Danh dự Quốc gia, có tiểu sử đăng trong tập san Who's Who Among American High School Student.

Đặc biệt nhất là em Vương Thị Kim Linh, 11 tuổi đã được Hội đồng Giáo sư Trung học quốc gia Hà Lan tiên đoán là thần đồng của thế kỷ. Điều này không phải là không có lý: sinh tại Việt Nam năm 1975, định cư ở Hà Lan năm 1982, chỉ trong 3 năm đã học xong 6 lớp bậc tiểu học, nói được tiếng Việt và 9 ngôn ngữ khác.
GS. Viện Hàn lâm Nguyễn Xuân Vinh đã viết trong cuốn Lấp lánh ánh sao (Le sillage lumineux des étoiles): "Tôi dâng tặng những dòng này cho các bạn trẻ của tôi và xác quyết rằng thế hệ chúng tôi chỉ lát nền cho con đường của các bạn. Sau này các bạn hãy xây dựng một đại lộ huy hoàng cho bước tiến về phía trước của dân tộc Việt Nam. Hy vọng các bạn sẽ đem về một giải Nobel khoa học, hoặc một giải văn chương quốc tế, hay một giải Oscar điện ảnh".

Ngay chính GS. Nguyễn Xuân Vinh cũng vậy, năm 1965 ông là tiến sĩ khoa học không gian tại Đại học Colorado. Năm 1972, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ quốc gia tại Đại học Paris. Năm 1984, ông là người Mỹ thứ ba và người châu Á đầu tiên đắc cử Viện hàn lâm Hàng không không gian Pháp. Ông còn đoạt được 4 giải thưởng lớn quốc tế.

Trong ngành khoa học không gian còn vinh danh Trịnh Hữu Châu - phi công Mỹ gốc Việt. 28 tuổi, anh đạt học vị tiến sĩ vật lý ứng dụng tại Đại học Connecticut. Từ năm 1980, anh là cán bộ khung của Phòng thí nghiệm lực đẩy của động cơ phản lực.

Cũng trong lĩnh vực này, còn có Phạm Hoàng Bắc, kỹ sư thiết kế không gian; Đặng Quốc Thông, chuyên gia giám sát các chương trình thám hiểm của NASA; Trịnh Xuân Thuận, giáo sư tiến sĩ thiên văn học, người vừa được Viện Hàn lâm Pháp quyết định trao tặng giải thưởng lớn Moron vào tháng 9; Nguyễn Mạnh Tiến, sinh năm 1957, đã bảo vệ thành công hai luận án tiến sĩ điện tử và toán học, là chuyên gia tầm cỡ của chương trình nghiên cứu các định chuẩn quốc tế áp dụng cho hệ thống điều khiển và viễn thông trong cuộc thám hiểm sao Hoả.

Bác sĩ Trương Dũng, sinh năm 1949, giám đốc Trung tâm Liệu pháp về bệnh Parkinson tại Đại học Irving, xứng đáng với danh hiệu do phóng viên Susan Paterno đặt cho ông: "Vị bác sĩ uy tín về thả lỏng cơ bắp".

Giáo sư vật lý Nguyễn Hữu Sương, người đã đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu bệnh AIDS và ung thư. Năm 1961, cộng tác với một nhà khoa học của Đại học San Diego, ông đã xác định được nhân Omega Moson trong nguyên tử và khám phá Butha Meson, một nhân mới, năm 1964. Ông còn sáng tạo ra một thiết bị quang điện chụp được ảnh các phân tử của protein hai chứng nan y AIDS và ung thư.

Trong số các nhà khoa học Việt được vinh danh trên thế giới còn phải kể đến Nguyễn Phu Du, tiến sĩ giải phẫu, được xem là "con át chủ bài" trong việc điều trị các chứng bệnh về tim mạch tại Bệnh viện Starnberg của Cộng hoà Liên bang Đức; Nguyễn Thế Thu, bác sĩ chuyên gia chỉnh hình xương; Đinh Xuân Anh Tuấn, giáo sư bác sĩ, đã đoạt hai giải thưởng lớn về công trình nghiên cứu vai trò của chất EDRF trong việc điều hoà tuần hoàn máu của tim người; Nguyễn Đỗ Duy, bác sĩ chuyên khoa quốc tế trong ngành giải phẫu mạch máu.

Trong một cuộc hội nghị quốc tế, một người Australia rất trẻ, vóc dáng nhỏ nhắn và mang nét rất Á châu, đã đưa ra một phương pháp mới chiếu sáng đường phố rất đơn giản và tiết kiệm (ước tính 50 triệu USD/ngày). Đó là TS. Nguyễn Văn Ngọc, người gốc Việt. Sinh năm 1944, ông đã bảo vệ thành công tại Úc luận án tiến sĩ về công trình nghiên cứu quỹ đạo hạ cánh của các con tàu không gian.

Trong lĩnh vực nông học, GS. Nguyễn Kha, sinh năm 1922, tốt nghiệp kỹ sư thuỷ lâm năm 1962, đạt học vị tiến sĩ năm 1965 với luận án Đặc điểm và quy luật phát triển các vùng đất trọc. Ông là tiến sĩ nông học đầu tiên được nhận vào Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp.

Đồng nghiệp của ông, Nguyễn Việt Trường, đoạt giải thưởng của Liên hiệp quốc về công trình nghiên cứu sự ngăn ngừa chống xâm thực xói mòn đất đai, có tiểu sử đăng trong tập san Những nhân vật Đông Nam Á, đang thực hiện chương trình chống xói mòn đất đai tại bang Queensland.

Huy động tài năng

Còn nhiều thành quả phong phú của người Việt tại nước người, như GS. Trần Đại Nghĩa, GS. Đào Duy Anh, nhà toán học Hoàng Xuân Hãn, nhà phát minh máy vi tính Trương Trọng Thi, giáo sư, bác sỹ Phạm Văn Ngọc, người đã đem phát minh của mình ứng dụng vào việc thăm dò địa chất trong lòng đất cũng như dò tìm các mạch nước ngầm tại đồng bằng sông Cửu Long...

Rõ ràng là cộng đồng người Việt tại nước ngoài là một lực lượng chất xám và kinh tế dầu mới chỉ có 33 năm, trong tương lai đây là cộng đồng kinh tế có thực lực không kém một quốc gia nhỏ trung và sẽ mang lại vinh quang cho dân tộc Việt.



Chinh chiến loạn ly, cuộc đoàn tụ như cổ tích sau 36 năm lưu lạc

TP - “36 năm lạc con giữa ngày li loạn ấy là 36 năm mẹ chẳng thể nào có một giấc ngủ tròn giấc. Con trai của mẹ đã về đây thật rồi ư ?”. Bà Quý lần từng ngón tay của mình lên khuôn mặt đứa con trai, khư khư ghì chặt lấy nó như sợ để mất con thêm một lần nữa.

Mẹ con ngày gặp mặt. Ảnh : P.V

Hoàng cũng chực tràn nước mắt, ôm chầm lấy vai mẹ … Đó là một ngày Chủ nhật đầu tháng 2 âm lịch vừa rồi, ngôi nhà bà Nguyễn Thị Quý (1/6/8/149 Trần Phú, thành phố Huế) tràn ngập người tới để chứng kiến một cuộc hội ngộ đầy nụ cười nước mắt : Người con trai thứ 6 của bà Quý là Tống Trọng Hoàng lạc mẹ từ lúc 3 tuổi, 36 năm đằng đẵng biệt vô âm tín nay bỗng đột ngột trở về !

 Cuộc ly tán oan nghiệt

Một sáng rét mướt cuối tháng Giêng năm 1972, bà Quý cùng hàng ngàn gia đình ở thành phố Huế quang gánh xoong gạo cùng 6 đứa con chạy bộ theo dòng người hướng vào thành phố Đà Nẵng để tránh đạn bom đang diễn ra ác liệt.

Lúc này đứa con út của bà là Tống Trọng Hoàng mới chỉ 3 tuổi, được ngồi trên lưng anh trai đi chạy nạn. Vào đến ga Đà Nẵng lúc trời đã xẩm tối. Cảnh hàng ngàn người về nhà ga tránh nạn chen nhau như nêm củi. Bà Quý cố chen chúc để tìm cho các con một chỗ nghỉ chân thì trong lúc hỗn độn đó, Hoàng bỗng lạc lúc nào chẳng hay.


Gọi con khản hết giọng, nhưng vẫn không thấy Hoàng. Bà Quý như người mất hồn, vô vọng tìm con giữa biển người. Ban quản lý nhà ga cho thông báo tìm trẻ lạc trên loa phóng thanh nhưng vẫn không có kết quả. Bà tuyệt vọng, vật vã gào khóc giữa sân ga …

Thành phố giải phóng, trở về nhà, bà bán tất cả những thứ giá trị nhất để lấy tiền lên đường đi tìm lại giọt máu của mình nhưng tất cả chỉ là nước mắt và nỗi tuyệt vọng khốn cùng.

Mất chồng, mất luôn cả đứa con đứt ruột đẻ ra, nỗi đau ấy giằng xé lên thân xác người mẹ bất hạnh. Một mình bà cực khổ nuôi 5 đứa con nheo nhóc. Chiều nào bà cũng ra ngõ ngóng đứa con út một ngày kia sẽ trở về, nhưng năm này rồi qua năm khác, con trai vẫn biền biệt…

Đã có lúc bà định lập một bàn thờ cho con, nhưng từ sâu thẳm, bà vẫn nuôi một tia hy vọng rằng điều thần kỳ sẽ đến.

Mẹ con mừng tủi trong ngày gặp nhau

Những ngày phiêu dạt

Chuyện từ ngày li loạn cho đến lúc gặp lại gia đình mình của Hoàng y hệt như một câu chuyện cổ tích kết thúc có hậu, mà nghe Hoàng kể, ai cũng bảo nó thật giống với nhân vật anh trai cày nghèo, chăm chỉ, đi ở cho phú ông trong các câu chuyện cổ tích.

Kể lại hành trình lưu lạc của mình, Hoàng chẳng nhớ nổi mình bắt đầu tồn tại tự lúc nào, chỉ biết rằng “mình đã lên con tàu ấy, lăn lóc ở cái chợ nào đó rồi ngất lịm đi một lúc nào đó”, rồi … thấy mình 8 tuổi. Một người đàn bà góa chồng bán quần áo ở chợ Cầu Muối, tỉnh Bình Dương đã nhặt anh về cho ăn, nuôi nấng giữa lúc đói khát.

Đến bây giờ Hoàng chẳng còn có thể nhớ nổi tên người ân nhân đầu tiên đã cưu mang anh. Nhưng anh vẫn còn nhớ rằng, sống với bà được 2 năm thì người đàn bà ấy bỗng đột ngột bị bệnh và ra đi.

Sau khi bà mất, Hoàng lại trở thành đứa trẻ bơ vơ, không người thân thích, không nơi nương tựa, anh lại lao ra đường, tiếp tục làm “sói con” không nhà. Giữa lúc hấp hối vì cơn đói và cái rét hành hạ, anh may mắn được các chú bộ đội cạnh một doanh trại đem về nuôi và đặt cho cái tên là Trung.

Lúc này, anh mới chính thức được có một cái tên ! Một ngày tháng 5 năm đó, có một người to béo tên là Tư Xiêm, bạn của các chú bộ đội ghé trại lính chơi, thấy thằng bé thích quá, liền xin đơn vị cho được nhận nó về nuôi “cho đỡ cô đơn” !

Thế nhưng, thời gian nghiệt ngã vẫn chưa chấm dứt. Sau gần một năm, chú Tư Xiêm lên làm chủ tịch xã và bắt đầu có … người yêu. Hoàng bị bỏ rơi thêm một lần nữa.

Đói khát, rách rưới, Hoàng sống lay lắt nơi đầu đường xó chợ, gặp được thứ gì có thể ăn được là cho vào mồm để tránh đói. Kể lại những tháng ngày đó, Hoàng vẫn còn nhớ là có nhiều đêm anh đã chết tái đi vì rét, nhưng nắng lên lại thấy mình … còn sống.

Năm 10 tuổi, Hoàng được nhận vào làm chăn trâu cho ông Chính Hoàng (ấp Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương). Đây cũng chính là thời gian mà anh phải chịu đựng sự đói khổ và tủi nhục ghê gớm nhất.

Một đứa bé mới chỉ 10 tuổi phải làm lụng tất cả mọi việc từ nặng đến nhẹ, mỗi ngày chỉ được ăn 2 bát cơm, hôm nào ốm không đi làm được thì nhịn đói.

Mỗi năm chỉ được phát duy nhất một bộ áo quần, giữa rét mướt, chiếc áo vá chằng vá đụp đến chẳng còn chắp thêm được mảnh vải nào nữa, vậy mà anh vẫn phải cởi ra giặt để rồi chờ khô lại khoác vào cho đỡ rét.

Nhiều hôm, Hoàng lả đi giữa cơn đói khát và làm việc quá sức. Khổ quá, Hoàng lẻn trốn, bắt xe Bắc Nam xin đi làm phụ xe; thế nhưng sức vóc yếu ớt, mệt nhọc, Hoàng phải chịu vất vả và đói khát gấp cả ngàn lần so với lúc chăn trâu cho ông Chính Hoàng. Một năm sau, Hoàng lại phải quay lại đi chăn trâu để kiếm miếng ăn.

Cuộc đời bắt đầu bớt khổ vào năm Hoàng 13 tuổi, cậu được một gia đình ở ấp Lai Khê là ông Nguyễn Quý và cô Giằng Thị Anh làm nghề trồng cao su nhận về làm con nuôi.

Từ ngày về ở với gia đình mới, cha mẹ nuôi yêu thương Hoàng như chính con ruột của mình. Tháng ngày trôi qua, Hoàng lớn lên trong sự đùm bọc chở che.

Năm anh 28 tuổi, hạnh phúc chợt đến với đời anh như định mệnh. Người con gái đồng cảnh ngộ là Trần Thị Xuân, mất mẹ từ sớm, cha đi lấy vợ khác, Xuân lang thang vào Bình Dương kiếm sống. Một lần tình cờ, Xuân đã gặp và yêu thương Hoàng.

Hai con người khốn khổ gặp nhau như hai mảnh chiếu rách, gắn bó đời nhau xây dựng mái ấm. Đám cưới diễn ra thật đạm bạc nhưng ấm cúng, bạn bè biết đến tham dự và chúc phúc, cha mẹ nuôi đứng ra tổ chức và làm đại diện cho Hoàng.

Từ ngày lấy Hoàng về, đêm nào Xuân cũng nghe chồng trằn trọc, giật mình rồi khóc ướt cả gối. Dù đã có một tổ ấm hạnh phúc, nhưng khát khao tìm lại gia đình mình vẫn không hề nguôi trong anh. Anh vẫn ôm hy vọng, dù thật mong manh, đến một ngày nào đó sẽ tìm lại được nơi mình đã sinh ra.

Bà Quý, Hoàng cùng vợ và hai con sum tụ bên nhau trong mâm cơm ngày gặp mặt - Ảnh: Bá Dũng

Hành trình tìm về cội

Một buổi sáng, sau cuốc xe lôi rã rời để kiếm tiền, anh dạt vào một quán hủ tiếu. Người đàn ông bán hàng cất tiếng đặc sệt giọng Huế làm Hoàng giật mình !

Như một tiếng gọi của nguồn cội, tự sâu thẳm, anh bỗng có một niềm tin lạ thường và chắc chắn rằng mình cũng có chung quê hương với ông già bán hủ tiếu đó.

Ý nghĩ đó thôi thúc anh ngay cả trong giấc mơ. Anh mơ thấy mình được gặp một ông già râu tóc hoa râm, chống trên tay chiếc gậy trắng muốt nói với mình: “Con cứ đi đi rồi khắc sẽ thấy, ta sẽ dẫn đường cho con tìm về nguồn cội”.

Anh tìm lại quán hủ tiếu, kể chuyện của mình cho người chủ quán. Thương Hoàng, ông bảo về chuẩn bị tiền để lên đường ra Huế tìm lại gia đình cho anh.

Sáng ngày 3/2/2008, Hoàng và ông già bán hủ tiếu đặt chân đến thành phố Huế, men theo những khu vực xung quanh nhà thờ Phủ Cam để tìm kiếm, lần mò.

Thế nhưng, mọi thứ giờ đây đã đổi khác quá nhiều so với những gì ít ỏi mà anh còn nhớ trong quá khứ. Thông tin duy nhất có thể giúp anh tìm lại được gia đình mình là “nhà mình gần một ngôi nhà thờ to nhất thành phố, mẹ mình có khuôn mặt thật phúc hậu”.

Đã có lúc mọi chuyên tưởng như rơi vào ngõ cụt thì Hoàng được một người mách nước rằng, cách tốt nhất là vào nhà thờ xin linh mục giúp đỡ.

Câu chuyện tìm kiếm lại gia đình của anh được cha xứ nhà thờ Phủ Cam rao trong một buổi lễ sáng Chủ nhật khiến cả nhà thờ xôn xao, không ít người biết rằng tại giáo xứ của mình cũng có một người đàn bà đã lạc con cách đây 36 năm về trước.

Nghe tin, bà Quý như chết ngất vì vui sướng. Mấy người con trai tức tốc lần theo địa chỉ để ra nhận mặt em. Ngay từ ánh mắt đầu tiên, tất cả đều phải giật mình vì thấy ánh mắt và khuôn mặt của người con trai đứng trước mặt quá giống máu mủ của mình.

Ở nhà, lúc các con ra đi, bà Quý như ngồi trên đống lửa, bà chắp tay khấn nguyện cầu mong một phép màu sẽ xảy ra …

Để chắc chắn, Hoàng và các anh em đưa nhau lên bệnh viện Trung ương Huế để xét nghiệm máu. Mọi người ôm chầm lấy nhau khóc òa khi bác sỹ báo tin, kết quả xét nghiệm sơ bộ thì Hoàng và các mẫu máu của các anh có cùng huyết thống với nhau.

6 giờ chiều ngày 4/2, Hoàng và các anh em cùng nhau hướng về ngôi nhà nghèo rách của mẹ nằm heo hút trong một con kiệt nhỏ trên đường Trần Phú. Tim Hoàng như đập quá nhịp, người mẹ mà anh hằng mong nhớ và kiếm tìm giờ đây đang cách anh chỉ vài bước chân...

- “Trời ơi, con tui nó đã về với mẹ đây à? Con đây thật sao, con của mẹ đây sao hả con?” - vừa thấy bóng Hoàng, bà Quý liền khóc òa, ôm chầm lấy con.

Trước mặt anh lúc này là một người đàn bà tóc đã trắng xóa, lưng còng, mắt hoẵm sâu và đôi chân đã bước thấp bước cao, nhưng cái nét “phúc hậu lắm” thì y hệt như trong trí nhớ của anh.

Nước mắt anh chực trào lên, thút thít “Hoàng đây thưa mẹ, con trai của mẹ đây, con đã về với mẹ, với các anh chị của con đây”. Mọi người chứng kiến ôm nhau cùng khóc òa.

Đêm ấy, cả nhà bà Quý không ngủ, hàng xóm, mọi người trong khu phố biết chuyện đến xem chật kín cả nhà để nghe Hoàng kể về một quãng thời gian lưu lạc gần một nửa đời người và một cuộc tìm kiếm, đoàn tụ như một câu chuyện cổ tích.

Hoàng của hôm nay đã có một gia đình yên ấm, hạnh phúc với một người vợ đẹp và 2 đứa con ngoan, hiện gia đình anh đang sống tại ấp Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương.

Nhận được mẹ, được gia đình sau gần nửa đời người, tuy nhiên đến bây giờ anh Hoàng vẫn là người không tên tuổi, không giấy tờ tùy thân. Tất cả mọi giấy tờ liên quan đến anh đều đã bị mất trong lúc cùng mẹ đi tránh nạn. Ngay cả một tấm giấy khai sinh cũng không có !

Cái duy nhất để chứng thực về anh là tên tuổi và ngày sinh còn lưu trong sổ danh bạ “rửa tội” của các giáo dân nhà thờ xứ Phủ Cam. “Từ hôm gặp mẹ đến nay, vợ chồng em xoay mọi cách để làm giấy tờ tùy thân nhưng đành bất lực anh ạ ! Chẳng biết làm thế nào nữa cả !”- Hoàng bùi ngùi...

Thái Bá Dũng



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 578 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 571 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 551 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 479 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 432 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 385 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 378 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 373 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 367 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 339 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.