Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 25896904

 
Tin tức - Sự kiện 02.12.2024 09:55
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
01.10.2024 10:29

TPO - Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi khi hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) đã bị 2 tàu sắt nước ngoài áp sát, phá hoại ngư lưới cụ, đánh đập dã man. Ngay khi về đến đất liền các ngư dân bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi. Tinh thần các ngư dân rất hoang mang và vẫn chưa hết bàng hoàng.

Theo đó, khoảng 21h15' tối 30/9, tàu cá QNg 95739 TS cùng 10 ngư dân đã về đến cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) sau chuyến biển kinh hoàng. Tàu cập bến đã được chính quyền địa phương, Bộ đội biên phòng, Công an, y tế thăm hỏi, sơ cứu.

Bốn thuyền viên bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, 6 thuyền viên còn lại được lực lượng chức năng lấy lời khai, điều tra nguyên nhân vụ việc.

Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị đánh đập dã man trên biển đã về đến đất liền ảnh 1

Tàu cá QNg 95739 TS về bờ sau chuyến biển đầy kinh hoàng.

Ngư dân bị đánh xối xả bằng tuýp sắt

Nằm trong cabin tàu, ngư dân Huỳnh Tiến Công (47 tuổi, trú xã Tịnh Hòa (TP. Quảng Ngãi) đau đớn quằn quại, không thể ngồi dậy được, bởi tay và chân ngư dân này bị đánh gãy và bị thương nặng. Nhân viên y tế phải đưa ngư dân Công lên bờ bằng cáng.

Lên xe cứu thương, ngư dân Công bàng hoàng cho biết, 2 tàu sắt nước ngoài tiếp cận từ đuôi tàu cá. Họ bước lên tàu cá là lập tức đánh các ngư dân từ đằng sau ra đằng trước, đánh xối xả. Ngư dân Công bị đánh vào hai tay và hai chân bằng gậy dài khoảng 1m, loang loáng như gậy inox.

“Họ đánh xối xả, đánh chỗ nào mình cũng không biết, không dám kháng cự chỉ biết nằm chịu trận… Khi đánh xong, họ dồn các ngư dân còn lại lên mũi tàu, bắt hai tay ôm đầu, quỳ xuống, rồi dùng bạt che tàu trùm các ngư dân đó lại, không thấy gì cả”, ngư dân Công kể.

Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị đánh đập dã man trên biển đã về đến đất liền ảnh 2Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị đánh đập dã man trên biển đã về đến đất liền ảnh 3Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị đánh đập dã man trên biển đã về đến đất liền ảnh 4

Ngư dân Nguyễn Tiến Công bị gãy tay được đưa lên xe cấp cứu.

Vẫn chưa ổn định lại tinh thần sau chuyến ra khơi hãi hùng, ngư dân Nguyễn Thanh Biên (40 tuổi, trú thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu - thuyền trưởng tàu cá QNg 95739 TS) cho hay, ngày 29/9, khoảng 6h sáng nhìn lên máy định dạng trên tàu thì phát hiện có tàu mang số hiệu 301, bằng mắt thường không thể nhìn thấy được, khoảng 1h sau tàu 301 tiếp cận và rượt đuổi tàu của ông.

Khi đến gần, tàu này thả 2 chiếc ca nô xuống. Hai ca nô này chạy 2 bên kẹp tàu cá để lên tàu, tuy nhiên bất thành. Một lúc sau có thêm một tàu sắt khác mang số hiệu 101 tiếp cận, thả thêm một ca nô nữa, bao vây kẹp tàu cá mình vào giữa.

“Lúc này khoảng 10 giờ, lực lượng trên 2 tàu sắt mang đồ rằn ri, khoảng 40 người leo lên tàu, mỗi người cầm một típ sắt rồi đánh xối xả... gặp đâu đánh đó. Lúc này tôi cố gắng chạy về phía trước mũi tàu, tuy nhiên có 2 người kẹp tôi lại đánh tới tấp vào người khiến tôi bất tỉnh không biết gì nữa, khoảng 1 giờ sau tôi mới tỉnh lại”, thuyền trưởng Biên nhớ lại.

Thấy anh mình bị đánh bất tỉnh, ngư dân Nguyễn Thương (34 tuổi) quỳ xuống xin tha, nên lực lượng kia mới không đánh nữa. “Khoảng 1h chiều 29/9, lực lượng mặc đồ rằn ri bắt đầu xuống tàu chỉ còn 1 thông dịch viên và khoảng 5 người ở lại. Lúc này thông dịch viên nói cho tàu chạy về Việt Nam. Khi anh em kiểm tra thì ngư lưới cụ, máy móc trên tàu đã bị lấy đi hết, chỉ để lại 1 máy định vị để quay về bờ”, ngư dân Thương kể.

Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị đánh đập dã man trên biển đã về đến đất liền ảnh 5Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị đánh đập dã man trên biển đã về đến đất liền ảnh 6Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị đánh đập dã man trên biển đã về đến đất liền ảnh 7Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị đánh đập dã man trên biển đã về đến đất liền ảnh 8

Tất cả các thiết bị trên tàu cá QNg 95739 TS bị lấy sạch.

Theo ngư dân Thương, khi tàu di chuyển về đất liền thì tàu 101 vẫn bám theo sau đuôi. Chạy cách bờ khoảng 50 hải lý thì gặp tàu Kiểm ngư của Cảnh sát biển Việt Nam, lúc này lực lượng chức năng lên tàu sơ cứu cho những anh em bị thương và tiếp tục về bờ”, ngư dân Thương nói.&modestbranding=1&rel=0&enablejsapi=1&origin=https%3A%2F%2Ftienphong.vn&widgetid=1" data-gtm-yt-inspected-6="true" data-gtm-yt-inspected-33="true" style="box-sizing: border-box; transition: unset; width: 300px; max-width: unset; margin: 0px; padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; font: inherit; vertical-align: baseline; height: 168.75px;">< /iframe>

Khẩn trương xác minh làm rõ

Lực lượng Biên phòng Quảng Ngãi đã tiến hành lấy lời khai, tường thuật của các ngư dân. Theo đó, hầu hết dụng cụ trên tàu đã bị đập phá, bị lấy đi cùng khoảng 4 tấn hải sản, ước tính thiệt hại khoảng 500 triệu đồng.

Tối 30/9, ông Ung Đình Hiền – Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn đã có mặt rất sớm để đợi tàu cá vào bờ. Thay mặt lãnh đạo huyện, ông Hiền thăm hỏi, động viên các ngư dân trên tàu cá QNg 95739 TS và trao quà cho ngư dân với tổng số tiền 14 triệu đồng.

Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị đánh đập dã man trên biển đã về đến đất liền ảnh 9

Ông Ung Đình Hiền - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn thăm hỏi động viên ngư dân.

Trước đó, tàu cá QNg 95739 TS có chiều dài 21m, công suất 760 CV, do bà Nguyễn Thị Dung (40 tuổi) làm chủ tàu, ông Nguyễn Thanh Biên (40 tuổi) làm thuyền trưởng, cả hai đều ở thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).

Tàu cá QNg 95739 TS xuất bến tại trạm Kiểm soát Biên phòng Sa Kỳ lúc 10h45' ngày 13/9, đăng ký hành nghề câu ở quần đảo Hoàng Sa, trên tàu có 10 thuyền viên.

Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị đánh đập dã man trên biển đã về đến đất liền ảnh 10

Ngư dân Nguyễn Thương bị đánh đập hở khớp tay.

Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị đánh đập dã man trên biển đã về đến đất liền ảnh 11Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị đánh đập dã man trên biển đã về đến đất liền ảnh 12
Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Biên bị đánh đập với nhiều vết bầm tím trên người.

Đến khoảng 13h12 ngày 29/9, Đồn Biên phòng Bình Hải (BĐBP Quảng Ngãi) nhận được thông tin từ Đài canh cộng đồng xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) về việc tàu cá QNg 95739 TS khi hành nghề tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, bị tàu nước ngoài ngăn cản, tấn công, khiến nhiều ngư dân bị thương.

Được biết, không chỉ riêng tàu cá này, mà nhiều tàu cá khác của ngư dân Quảng Ngãi trong thời gian qua liên tục bị tàu nước ngoài tấn công, xua đuổi, lấy tài sản, đánh đập.

Vụ việc hiện đang được chính quyền và ngành chức năng khẩn trương xác minh, làm rõ.



Chủ tịch Tô Lâm và đảng CSVN, chính phủ CHXHCNVN gởi lời cám ơn chính phủ TQ đã tha mạng sống ngư dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Chiều tối nay 1/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ đến chào nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác.

Tại buổi tiếp, Thủ ttướng Phạm Minh Chính đề nghị Đại sứ Hà Vĩ chuyển lời thăm hỏi và lời chúc mừng tốt đẹp của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Trung Quốc .

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam nhất quán coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại; bày tỏ cảm ơn Trung Quốc đã thăm hỏi, hỗ trợ Việt Nam ứng phó và khắc phục hậu quả nghiêm trọng do bão số 3 gây ra.

Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá cao phía Trung Quốc đã phối hợp chia sẻ thông tin thủy văn, điều tiết việc xả nước các đập thủy điện để hạn chế thấp nhất thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Hoan nghênh và chúc mừng ông Hà Vĩ được bổ nhiệm làm Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam trong thời điểm quan hệ hai Đảng, hai nước đang phát triển tích cực, Thủ tướng mong muốn Đại sứ thúc đẩy các bộ ngành, địa phương Trung Quốc tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam triển khai toàn diện, hiệu quả các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, trọng tâm là duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp.

Làm sâu sắc hợp tác thực chất trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư, kết nối hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục, du lịch, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo đảm an ninh nguồn nước; thúc đẩy xây dựng cửa khẩu thông minh...

Trong đó, Thủ tướng đề nghị phía Trung Quốc quan tâm thúc đẩy việc hợp tác xây dựng các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối hai nước, tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam; sớm triển khai các dự án đầu tư quy mô lớn, tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc.

Đại sứ Hà Vĩ

Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ chân thành cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian tiếp Đại sứ đúng vào ngày kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Trung Quốc và đưa ra những ý kiến quan trọng về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy quan hệ song phương thời gian tới.

Đại sứ khẳng định sẽ nỗ lực phát huy vai trò điều phối để thúc đẩy quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam có ý nghĩa chiến lược” không ngừng phát triển đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.

Tại cuộc tiếp, Thủ tướng đề nghị hai bên thực hiện nghiêm nhận thức chung cấp cao về việc kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau, xử lý thỏa đáng bất đồng trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Chính phủ CHXHCNVN cũng trân trọng tri ân TQ đã tha mạng ngư dân chỉ đánh thương tích mà không giết, điều đó nói lên tình cảm chân thành giữa hai quốc gia XHCN.

Để giữ thể diện, Việt Nam giao thiệp nghiêm khắc với Đại sứ quán Trung Quốc, phản đối hành xử thô bạo với ngư dân Việt Nam

Lan Hương |Báo lỗi cho Soha

Việt Nam bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam


 - Ảnh 1.

Ngày 2/10, liên quan đến việc lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân Việt Nam thuộc tàu cá QNg 95739 TS (tỉnh Quảng Ngãi) trong khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 29/9, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:

"Hành động nêu trên của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, đi ngược nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước về kiểm soát và quản lý tốt hơn tranh chấp trên biển".

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gây thương tích, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp nghiêm khắc với Đại sứ quán Trung  Quốc tại Hà Nội, mạnh mẽ phản đối hành động nói trên của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, khẩn trương điều tra và thông báo kết quả cho phía Việt Nam, không tái diễn các hành động tương tự, bà Hằng cho hay.

Vân Hoá Nịnh Bợ Khiếp Nhược BK:

Đối phó với Trung Quốc: Chiến thuật ‘quyết liệt’ của Philipines hay ‘thận trọng’ của Việt Nam hiệu quả hơn?

Tuần duyên Philippines vẫy cờ khi tàu Cảnh sát biển Việt Nam ghé cảng ở Manila vào ngày 5/8/2024

Nguồn hình ảnh,Getty Images

Chụp lại hình ảnh,Tuần duyên Philippines vẫy cờ khi tàu Cảnh sát biển Việt Nam ghé cảng ở Manila vào ngày 5/8/2024

Trung Quốc từ lâu đã áp dụng chiến thuật “chia để trị” đối với các quốc gia trong khu vực Biển Đông, dựa trên một cách tiếp cận rõ ràng và cụ thể đối với từng quốc gia, với mục tiêu là thống trị vùng biển chiến lược này.

Dù cùng là mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đang có những chiến thuật đối phó trái ngược nhau.

Trong khi chính quyền Manila chọn cách phơi bày những vụ va chạm tàu, công bố những video thể hiện hành vi hung hăng của Trung Quốc thì Việt Nam những năm gần đây giữ im lặng về tranh chấp bằng cách không công khai các sự cố và giải quyết vấn đề sau hậu trường.

Cách tiếp cận nào đang mang lại hiệu quả tốt hơn?

‘Cậu bé chăn cừu chống lại gã khổng lồ’

Trong tháng 8/2024 đã liên tiếp xảy ra các vụ va chạm tàu giữa Trung Quốc và Philippines. Tàu tuần tra lớn của Philippines, mang tên BRP Teresa Magbanua, bị đâm ba lần, gây hư hỏng cấu trúc, theo nhà phân tích địa chính trị Don McLain Gill từ trường Đại học De La Salle ở Manila.

Ông Gill nói với BBC News Tiếng Việt rằng Trung Quốc đang cố gắng đẩy Philippines ra khỏi khu vực, nhằm lặp lại những gì đã làm vào năm 2012 để chiếm đóng bất hợp pháp bãi cạn Scarborough.

Đồng thời ông cho rằng Trung Quốc đang tìm cách gia tăng áp lực trên không, lấy dẫn chứng máy bay nước này trong tháng Tám đã thực hiện những tác vụ nguy hiểm và thả pháo sáng trên đường bay của một máy bay tuần tra thuộc Không quân Philippines trên Bãi cạn Scarborough.

“Trung Quốc sẵng sàng chấp nhận rủi ro hơn là chấp nhận việc trở thành một người hàng xóm tốt và có trách nhiệm,” nhà nghiên cứu Don McLain Gill đánh giá.

Philippines cũng thể hiện rõ lập trường quyết đoán và minh bạch khi công khai trên truyền thông các video quay lại những gì xảy ra trên biển.

Tiến sĩ Ian Storey, học giả của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) tại Singapore, cho rằng chính sách của Philippines có hai mục tiêu: tạo sự ủng hộ quốc tế đối với việc bảo vệ quyền chủ quyền của Manila và khiến người dân Philippines nhận thức được sự hung hăng của Bắc Kinh trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.

Theo ông, dù chính sách này cả ở hiện tại và tương lai đều không ngăn được Bắc Kinh sử dụng chiến thuật vùng xám (hành động gây căng thẳng nhưng dưới mức chiến tranh), nhưng mục đích là tập hợp dư luận trong nước và quốc tế ủng hộ Philippines như David trong cuộc chiến với Goliath (câu chuyện về cậu bé chăn cừu đánh bại gã khổng lồ).

Chụp lại video,Tàu Trung Quốc và tàu Philippines va chạm Tại Bãi Sa Bin

Kết quả là Philippines thực sự đã nhận được một số lợi ích và sự ủng hộ của quốc tế, bao gồm mới đây là 500 triệu USD tài trợ quân sự từ Mỹ, radar và tàu từ Nhật Bản, và thiết bị phát hiện tàu tối tân từ Canada, theo đại tá về hưu Raymond M. Powell từ Đại học Stanford, Mỹ, người quan sát các vấn đề trên Biển Đông lâu năm.

Nhưng cũng theo ông Powell, ngược lại, Manila đã phải chấp nhận rất nhiều rủi ro.

“Rõ ràng là Philippines đang chịu nhiều phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc hơn so với Việt Nam, nhưng thực tế là chiến lược này đã phát huy hiệu quả khá tốt trong việc xây dựng năng lực cho Philippines để chống lại Trung Quốc trong tương lai,” ông Powell nhận định.

Chiến lược của Việt Nam

Phía bên kia Biển Đông, Việt Nam cũng đã từng “nêu tên và bêu xấu” người hàng xóm Trung Quốc, chẳng hạn như khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi năm 2014.

Vào thời điểm đó, một làn sóng phẫn nộ đã bùng nổ trong dư luận Việt Nam dẫn đến các cuộc biểu tình thậm chí mất kiểm soát, khiến nhiều nhà máy bị đập phá.

Kết quả là chính quyền Việt Nam đã vào cuộc vào thời điểm đó và mời báo chí quốc tế, bao gồm BBC, đến thực địa để đưa tin về sự kiện.

Tuy nhiên, điều đáng nói là, kể từ năm 2020 đến nay, Việt Nam chọn cách tiếp cận ngược lại, theo ý kiến của nhà phân tích Derek Grossman thuộc viện nghiên cứu Rand của Mỹ trên báo Nikkei Asia tháng 7/2024.

Ông Grossman cho rằng Hà Nội đã đạt thỏa thuận ngầm với Bắc Kinh là không công khai hóa các xung đột và giải quyết các bất đồng và căng thẳng giữa hai nước hoàn toàn trong hậu trường nhằm tránh các leo thang không cần thiết.

Dù phản ứng kiềm chế, nhưng về phía Việt Nam, thỉnh thoảng người phát Bộ Ngoại giao vẫn yêu cầu Trung Quốc chấm dứt khảo sát mà họ cho là trái phép hoặc sử dụng tàu mà họ cho là trái phép trong vùng biển Việt Nam.

Phía Trung Quốc không ngưng hoạt động của họ nhưng cũng không đẩy cao, và phía Việt Nam cũng cố gắng hết sức kiềm chế, không đưa vấn đề ra cộng đồng quốc tế để tránh làm vấn đề nóng lên.

Từ TP HCM, Thạc sĩ Hoàng Việt - giảng viên luật, nhà nghiên cứu Biển Đông - nói với BBC rằng chiến lược của Việt Nam vẫn hiệu quả, ít nhất là gần đây Việt Nam chưa để mất thực thể nào.

Ông cũng cho rằng trong khi Philippines đã đoạn tuyệt với Trung Quốc thì Việt Nam vẫn cân bằng và duy trì được quan hệ tốt với Trung Quốc và Mỹ.

“Dù chưa thể nói được chiến lược của bên nào hiệu quả hơn, nhưng ít nhất Việt Nam đang dễ thở hơn với Trung Quốc, trong khi Philippines đang nghẹt thở với những cuộc rượt đuổi trên biển hằng ngày,” Thạc sĩ Hoàng Việt đánh giá.

Tàu Trung Quốc (trái) và tàu Việt Nam đối đầu trong vụ căng thẳng liên quan tới giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014

Nguồn hình ảnh,Getty Images

Chụp lại hình ảnh,Tàu Trung Quốc (trái) và tàu Việt Nam đối đầu trong vụ căng thẳng liên quan tới giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014

Chuyên gia Powell nói rằng rõ ràng cách tiếp cận của Việt Nam đã có hiệu quả trong hoàn cảnh này, giúp họ có thể tiến hành công tác bồi đắp đảo một cách thầm lặng, không bị can thiệp nhiều.

Trong khi đó, bài viết của nhà phân tích Grossman nhận định cả hai cách đối phó của Việt Nam và Philippines đều thất bại, vì câu trả lời nằm trong bản chất hiện nay của chế độ Bắc Kinh.

Ông cho rằng dưới thời các nhà lãnh đạo trước đây như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã hoàn toàn tin vào câu thần chú của chính quyền George W. Bush rằng Trung Quốc phải hành động như một "bên liên quan có trách nhiệm" trong cộng đồng quốc tế. Các quan chức Trung Quốc khi đó cũng tích cực thúc đẩy câu chuyện "trỗi dậy hòa bình" của họ để xóa tan mọi quan niệm cho rằng Bắc Kinh tìm cách gây xung đột với các nước láng giềng hoặc Mỹ.

“Tuy nhiên, nhà lãnh đạo hiện tại Tập Cận Bình lại là một người khác. Trung Quốc dưới thời ông Tập, bắt đầu từ năm 2012, đã trở nên độc đoán hơn và nghi ngờ phương Tây. Họ cũng ít quan tâm đến danh tiếng quốc tế của mình và coi thường luật pháp và chuẩn mực ứng xử quốc tế nếu điều đó phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh,” bài viết có đoạn.

Nhà phân tích này cho rằng Hà Nội và Manila nên có những chiến lược thực chất và hữu hiệu hơn: Philippines nên tính đến việc kích hoạt hiệp định hỗ tương với Mỹ. Còn Việt Nam cũng có thể tiến tới tập trận với Mỹ hoặc phối hợp chặt chẽ hơn với Tuần duyên Mỹ tại Biển Đông.

Câu chuyện bó đũa

Dù có những phương pháp tiếp cận khác nhau và cũng có các yêu sách chồng chéo trên Biên Đông, nhưng theo các chuyên gia, cả Philippines và Việt Nam đều nhận ra mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là liên tục thay đổi tình hình ở Biển Đông, bằng cách gây tổn hại đến lợi ích của cả hai nước Đông Nam Á.

Hai quốc gia Đông Nam Á gần đây đã tăng cường hợp tác và phối hợp trên vùng biển chién lược, với cuộc diễn tập hàng hải chung trong tháng 8/2024 và những chuyến thăm giữa các lãnh đạo cấp cao.

Nhà phân tích Powell cho rằng đó là bước đi thông minh bởi lẽ các cuộc đàm phán về quy tắc ứng xử trong ASEAN không đi đến đâu cả, và Trung Quốc sử dụng các cuộc đàm phán đó để cố gắng kéo dài tranh chấp, từ đó tiếp tục củng cố năng lực và đạt được những gì họ muốn.

Ông nhấn mạnh rằng Hà Nội thường tiến hành rất chậm trong việc xây dựng các mối quan hệ như thế này, nhưng cho rằng sự hợp tác vẫn sẽ tiếp diễn.

“Việt Nam là một quốc gia rất bảo thủ về mặt chính sách đối ngoại và không có xu hướng thực hiện các hành động kịch tính. Vì vậy, chúng ta có thể kỳ vọng rằng sự hợp tác sẽ tiếp tục một cách có phương pháp và chậm rãi,” ông lý giải.

Còn theo nhà nghiên cứu Don McLain Gill, tham vọng của Trung Quốc trong việc mở rộng yêu sách vào Vịnh Bắc Bộ, cùng với các kế hoạch hạ tầng rộng lớn ở Đông Dương, đã dấy lên những mối quan ngại về an ninh của Việt Nam, khiến Hà Nội tăng cường hợp tác nhằm đối phó với sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc trong giai đoạn 2023-2024.

“Quan trọng là cả Manila và Hà Nội đều nhận ra rằng cả hai đều không có động thái bành trướng, và việc hợp tác hướng tới một mục tiêu chung có vẻ như là điều hợp lý,” ông nhận xét.

Tàu CSB 8002 của Việt Nam tham gia luyện tập cứu hộ cứu nạn cùng tàu BRP Gabriela Silang của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines sáng 9/8/2024

Nguồn hình ảnh,Reuters

Chụp lại hình ảnh,Tàu CSB 8002 của Cảnh sát biển Việt Nam tham gia luyện tập cứu hộ cứu nạn cùng tàu BRP Gabriela Silang của Tuần duyên Philippines sáng 9/8/2024

Chuyên gia này dẫn chứng rằng Trung Quốc đã cố gắng tạo ra sự chia rẽ giữa Philippines và Việt Nam, chẳng hạn như thực hiện các chiến dịch thông tin nhằm bôi xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt Philippines nhưng không hiệu quả, và Manila vẫn tôn trọng và đánh giá cao mối quan hệ với Hà Nội.

“Năm 2019, khi tàu tuần tra của Trung Quốc đâm vào một tàu gỗ đánh cá nhỏ của Philippines khiến các ngư dân Philippines bị rơi xuống biển, chính lực lượng tuần tra trên biển Việt Nam đã cứu những ngư dân Philippines. Điều này đã tạo ra nhận thức với Manila rằng nếu cần hợp tác với một nước láng giềng, thì không ai tốt hơn Việt Nam,” ông Gill nêu ví dụ.

Chuyên gia này cũng hi vọng đà hợp tác giữa Manila và Hà Nội sẽ tiếp tục, làm cho Trung Quốc khó khăn hơn trong việc gây chia rẽ hai nước.

“Dù Việt Nam không mặn mà với việc đưa các cường quốc ngoài khu vực vào vấn đề Biển Đông, tôi nghĩ rằng Việt Nam sẵn sàng hợp tác với một nước láng giềng và quốc gia có yêu sách ở Biển Đông, đó là Philippines. Điều này ít gây tranh cãi hơn với Hà Nội và cũng phù hợp với cách tiếp cận tập trung vào Đông Nam Á của Việt Nam,” ông giải thích.

Cũng theo các chuyên gia, Trung Quốc sẽ phản ứng tiêu cực với bất kỳ dấu hiệu hợp tác nào giữa các bên yêu sách ở Đông Nam Á.

Thạc sĩ Hoàng Việt cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ không thích điều này, nêu ví dụ về phản ứng của Bắc Kinh khi Việt Nam và Indonesia tuyên bố đã ra một thỏa thuận chung phân định vùng đặc quyền kinh tế vào tháng 12/2022.

Theo ông, Trung Quốc sẽ theo dõi, và muốn áp dụng chính sách đàm phán song phương với từng quốc gia trong khu vực.

“Mà nếu đàm phán song phương thì họ sẽ bẻ gãy từng chiếc đũa chứ không phải một bó đũa. Câu chuyện mà ASEAN đang vật lộn là đoàn kết hay không trong vấn đề Biển Đông,” ông nhận định.

Tuy nhiên, việc Hà Nội và Manila đều tìm cách giải quyết các tranh chấp của mình theo luật pháp quốc tế, điều mà Bắc Kinh không tuân thủ, chứng tỏ rằng Hà Nội và Manila có thể làm điều gì đó trong dài hạn.

“Bắc Kinh khó có thể ngăn chặn xu hướng ngắn hạn áp dụng một lập trường hòa giải hơn ở Biển Đông,” Tiến sĩ Storey kết luận.

Vũ Khuyên/VOV



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
[24.07.2024 18:44]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 234 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 162 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 149 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 130 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 128 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.