Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 10
 Lượt truy cập: 25896327

 
Vietnam News in English 02.12.2024 08:07
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
23.07.2024 15:58

Vì sao người gốc Á ở Mỹ bị kỳ thị?

BÙI ANH TUẤN KIỆT (viên chức thuộc văn phòng Bộ An ninh nội địa tại bang California, Mỹ)TTO - Những vụ án thương tâm xảy ra với người gốc Á ở Mỹ gần đây dù chưa được nhà chức trách chính thức xác nhận có nguyên nhân kỳ thị sắc tộc, nhưng dường như đó là một sự thật khó chối bỏ.

Bài viết diễn giải: Người Mỹ gốc Châu Á có đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ không?

(English)

Nhiều người ở Hoa Kỳ cho rằng người Mỹ gốc Châu Á là một “chủng tộc thiểu số gương mẫu”, có mức độ thành công cao về tài chính và học tập, và hầu hết không bị kỳ thị chủng tộc. Sự thành công của người Mỹ gốc Á được nhấn mạnh và tôn vinh, nhưng vẫn không thể che giấu sự thật của những hành vi kỳ thị chủng tộc đã và đang xảy ra. Ngay cả ngày nay, người Mỹ gốc Á vẫn tiếp tục gánh chịu những thiệt hại do kỳ thị và phân biệt chủng tộc gây ra. Dưới đây là lịch sử ngắn gọn về sự phân biệt chủng tộc mà người gốc Châu Á phải đối mặt ở Mỹ.

Núi vàng

Năm 1848, sự phát hiện vàng ở California đã khởi đầu cho “Cơn sốt đào vàng”, khiến nhiều người đổ xô đến California với hy vọng tìm kiếm sự thịnh vượng và một cuộc sống mới. Một số đông là người Hoa tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc. Vào cuối thập niên 1850, 1/5 dân số các quận sản xuất vàng ở California là người Hoa. Những người lao động này làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và hầu hết không kiếm đủ để trở nên giàu có, một số ít còn không đủ ăn.

Thái độ phân biệt chủng tộc đối với người dân da màu ở miền Tây Hoa Kỳ khiến sự hiện diện của người gốc Trung Quốc không được hoan nghênh. Các thuật ngữ như “cu li” và “dân Tàu” được sử dụng để trừ khử đi tính người của nhóm nhập cư từ Trung Quốc. Họ thường xuyên phải đối mặt với bạo lực và thậm chí bị thiệt mạng từ bàn tay những người hàng xóm da trắng, đơn giản chỉ vì họ tồn tại trong cùng một không gian. Năm 1854, luật mới ban ra tuyên bố rằng việc người gốc Trung Quốc đứng ra làm chứng chống lại người da trắng là bất hợp pháp, luật này đã tước bỏ các biện pháp bảo vệ người di dân gốc Hoa chống lại bạo lực từ người da trắng.

Sau khi Cơn Sốt Đào Vàng kết thúc, nhiều người Hoa tiếp tục ở lại Hoa Kỳ với tư cách là người hầu và thợ mỏ, và thành lập cộng đồng ở những nơi như San Francisco. Tình trạng trở nên khó khăn hơn khi “Thuế Thợ Mỏ Dành Cho Người Nước Ngoài” thành luật năm 1852, nhằm gây khó khăn kinh tế cho những người Hoa và Mễ còn ở lại California. Luật này đánh thuế các thợ đào gốc Trung Quốc 3 đô la mỗi tháng (bằng 100 đô la ngày hôm nay). Tính đến năm 1870, các thợ mỏ người Hoa đã đóng góp cho tiểu bang California một phần tư thu nhuận.

Năm 1871, một đám đông 500 người đã xông vào Khu Phố Tàu ở Los Angeles và ra tay sát hại 19 cư dân Trung Quốc. Thế nhưng chỉ có một người ngồi tù vì tội giết người.

Những người Hoa xây dựng tuyến đường sắt xuyên lục địa
Những người lao động Trung Quốc xây dựng đường rầy xe lửa trên dãy núi Sierra Nevada ở California vào năm 1867. (Hình: Alfred A. Hart)

Từ 1863-1869, sau khi hầu hết không còn vàng để đào nữa ở California, một làn sóng mới khoảng 20.000 công nhân Trung Quốc đã được đưa sang miền Tây Mỹ, để xây dựng công trình đường rầy xe lửa xuyên lục địa, kéo dài 700 dặm để kết nối miền đông và miền tây Hoa Kỳ. Những người công nhân này được trả lương thấp hơn, làm việc nhiều giờ hơn, và không được bao ăn như những người đồng nghiệp da trắng. Các nhà sử học ước tính tiền lương của các công nhân giỏi gốc Hoa này chỉ bằng một nửa số tiền lương của người da trắng.

Công việc xây đường rầy xe lửa rất nguy hiểm và hàng trăm công nhân đã thiệt mạng do các vụ nổ bất thình lình, thời tiết lạnh giá, và sạt lở đất và tuyết. Khi tuyến đường sắt được hoàn thành vào năm 1869, những người lao động người Hoa nhận được rất ít tri ân mặc dù công sức thì nhiều.

Đạo luật loại trừ người gốc Trung Quốc và mối hiểm họa da vàng

Vào thập niên 1870, Tây Âu và Hoa Kỳ đã trải qua một cuộc suy thoái nghiêm trọng khiến nhiều người mất việc làm sau nhiều năm thịnh vượng. Những người lao động da trắng đang đối diện với sự nghèo đói và túng thiếu đã đổ lỗi những sự khó cho công nhân gốc Trung Quốc. Sự trỗi dậy tinh thần chống người Hoa và nỗi sợ hãi người di dân cường độ khiến các chính trị gia đảng Dân Chủ ủng hộ việc loại trừ nhóm người nhập cư gốc Hoa. Ngược lại, vào thời điểm đó, các chính trị gia đảng Cộng Hòa đã ủng hộ chính sách di dân tự do.

Chủ nghĩa bài trừ người nước ngoài và sự phát triển của các khu phố Tàu ở Mỹ đã dẫn đến ý tưởng “Mối hiểm họa da vàng”—ý tưởng này cho rằng những người di dân Châu Á sẽ không bao giờ nhập gia tùy tục nền văn hóa Mỹ, mang trong mình những căn bệnh kỳ lạ, hay là một mối đe dọa đối với Hoa Kỳ nếu không có hành động mạnh mẽ. Vào cuối những năm 1800, quan điểm phổ biến này đã cho ra đời nhiều đạo luật và thuế chỉ nhắm vào người nhập cư gốc Hoa.

Trong khi đã không có cơ hội trở thành công dân Mỹ, người nhập cư gốc Hoa bị thêm một thiệt hại khi Quốc Hội thông qua Đạo Luật Loại Trừ Người Gốc Trung Quốc vào năm 1882. Tính đến ngày nay, đây là đạo luật duy nhất Hoa Kỳ đã thông qua chỉ để nhắm vào một quốc dân. Mặc dù số người di dân người Hoa ít hơn một phần trăm dân số Hoa Kỳ, chính phủ đã đình chỉ nhập cư cho 10 năm và loại bỏ cơ hội nhập quốc tịch của họ. Trong cùng thời kỳ này, phong trào di dân từ phía Âu Châu bùng nổ, có 20 triệu người Châu Âu đã đến Hoa Kỳ.

Người Mỹ gốc Hoa đã thách thức tính hợp hiến của đạo luật loại trừ này nhưng không thành công. Đạo luật này được gia hạn thêm 10 năm nữa cho lần thứ hai, và vào năm 1902 đạo luật loại trừ trở thành hiệu lực vĩnh viễn, kỳ này có thêm nhóm người di dân gốc Hawaii và Phi Luật Tân nằm trong danh sách loại trừ.

Năm 1943, Đạo Luật Loại Trừ Người Gốc Trung Quốc bị bãi bỏ để mở đường cho cơ hội nhập quốc tịch ở một số người di dân gốc Hoa và cho phép một số người nhập cảnh từ Trung Quốc. Đây chỉ là một hành động mang tính biểu tượng nhằm cải thiện tình cảm với nước Trung Quốc, một đồng minh của Hoa Kỳ trong Thế Chiến Thứ Hai.

Một bức vẽ nói về Đạo Luật Loại Trừ Người Gốc Trung Quốc, của Thomas Nast, trong tờ báo Harper’s Weekly, ngày 23 tháng 7 năm 1870.
Bắt đầu làn sóng di dân từ Nhật Bản và Phi Luật Tân

Sau khi Đạo Luật Loại Trừ Người Gốc Trung Quốc được thông qua, nhóm người lao động gốc Châu Á khác, phần lớn đến từ Nhật Bản và một số nhỏ từ Hàn Quốc và Ấn Độ bắt đầu đến Hoa Kỳ để thay thế số người lao động Trung Quốc. Vì người Nhật là nhóm người đông nhất trong làn sóng nhập cư mới này, họ đã trở thành tâm điểm của luật phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20.

Năm 1906, trẻ em gốc Nhật bị buộc phải đi học ở ngôi trường cách ly với các trường học bình thường trong thành phố San Francisco, để “các trẻ em da trắng không bị ảnh hưởng do giao tiếp qua lại với học sinh gốc chủng tộc Mông Cổ,” theo Hội Đồng Giáo Dục của các trường học ở San Francisco vào thời điểm đó. Lệnh này nhanh chóng bị bãi bỏ bởi Tổng Thống Theodore Roosevelt vì ông muốn tạo mối quan hệ tốt đẹp với nước Nhật Bản. Học sinh gốc Hoa vẫn ở trong các trường tách biệt, và có một thỏa thuận không chính thức giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản nhằm để hạn chế số người nhập cư từ nước Nhật.

Các đạo luật như Luật Đất Đai Webb-Haney Dành Cho Người Nước Ngoài, được ban hành ở California vào năm 1913, đã hữu hiệu ngăn cản quyền sở hữu đất hoặc cho thuê dài hạn cho người di dân gốc Nhật và Trung Quốc.

Vào khoảng thời gian này, nước Phi Luật Tân là thuộc địa của Hoa Kỳ và người Phi bắt đầu di cư đến Mỹ. Ban đầu họ được hoan nghênh vì nguồn lao động rẻ thay người Hoa và Nhật. Khi số người Phi tăng lên trong thập niên 1930, họ cũng bị đối mặt với những kỳ thị chủng tộc như người Hoa & Nhật. Thêm vào đó, luật cấm kết hôn giữa người Mỹ da trắng & da đen mở rộng ra để bao gồm tất cả những người gốc Châu Á ở California. Luật này còn đi thêm một bước là biến các hôn nhân khác chủng tộc trở thành bất hợp pháp ở California vào năm 1933.

Chiến tranh thế giới thứ hai và việc bỏ tù người Mỹ gốc Nhật
Trại Amache, một trại thực tập cho những người Mỹ gốc Nhật, ở Colorado.

Sự trỗi dậy của Đế Quốc Nhật Bản với tư cách là một cường quốc quân sự trong những năm trước Đệ Nhị Thế Chiến đã làm dấy lên tinh thần chống Nhật, đặc biệt ở California. Người Mỹ gốc Nhật thế hệ thứ nhất (issei) và thứ hai (nisei) là một phần quan trọng của ngành nông nghiệp ngày càng phát triển ở California, bất chấp những khó khăn như cấm người Mỹ gốc Nhật quyền sở hữu đất đai.

Sau cuộc tấn công của chính phủ Nhật Bản vào Trân Châu Cảng năm 1941, nỗi sợ hãi đối với bất kỳ ai có nguồn gốc Nhật tăng cao lên đến tột đỉnh. Các quan chức tiểu bang và liên bang đều hoảng mình, và Tướng John L. DeWitt, nhà lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ phụ trách bảo vệ Miền Tây, đã lên kế hoạch dời tất cả cư dân gốc Nhật Bản và những công dân Mỹ gốc Nhật sinh tại Mỹ vào trại tập trung giam giữ. Đáng chú ý nhất, ông DeWitt biện minh cho hành động này là dù có thiếu bằng chứng về hoạt động phá hoại của người gốc Nhật ở Hoa Kỳ, trên thực tế thì cũng được xem là bằng chứng của một âm mưu thâm độc chưa thực hiện.

Sắc Lệnh số 9066, bị Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ phản đối nhưng đã được Tổng Thống Franklin D. Roosevelt ký vào năm 1942 khiến 120.000 người gốc Nhật bị ép buộc dồn vào các trại tập trung, được mệnh danh là “Trại thực tập” của chính phủ Hoa Kỳ. Phần đông số này là công dân Mỹ. Sau đó nước Canada và Mexico đã theo gương Mỹ, tạo ra trại tập trung dành cho người dân gốc Nhật ở nước họ. 

Toàn bộ gia đình đã bị tách khỏi nhà và chuyển đến các trại lụp xụp. Nhiều gia đình bất đắc dĩ phải bán hàng tỷ đô la tài sản cho hàng xóm với mức rẻ mạt, bởi họ không còn lựa chọn nào khác.

Nhiều thanh niên người Mỹ gốc Nhật đã tình nguyện nhập ngũ trong Đệ Nhị Thế Chiến. Họ đã chiến đấu ở Châu Âu trong một đơn vị Trung Đoàn Bộ Binh Tác Chiến số 442 được tách riêng với đơn vị Mỹ bình thường, và đã đoạt nhiều huy chương nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ về quy mô và thời gian phục vụ.

Đợt cuối cùng của người Mỹ gốc Nhật được cho ra khỏi trại tập trung là vào năm 1946, nhưng họ phải xây dựng lại cuộc sống với bàn tay trắng trong một đất nước vẫn còn coi họ là thù địch. Hiện giờ vẫn không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy người Mỹ gốc Nhật đã âm mưu gây phá hoại trên đất Mỹ. Năm 1988, hơn 40 năm sau khi trại tập trung cuối cùng bị đóng cửa, Quốc Hội đã chính thức xin lỗi và bồi thường cho những người gốc Nhật vẫn còn sống sau khi ra khỏi trại tập trung.

Xóa bỏ các rào cản đối với người nhập cư và liên kết với phong trào dân quyền

Trong khi phần đông thế giới đang xây dựng lại sau thế chiến thứ hai, nền kinh tế Mỹ bùng nổ và thu hút nhiều người di dân từ Châu Á hơn. Một phần để cải thiện hình ảnh của Hoa Kỳ với các đồng minh Châu Á, Đạo Luật Di Trú và Quốc Tịch năm 1952 đã loại bỏ những rào cản cuối cùng cho người nhập cư gốc Á trong việc nhập quốc tịch Mỹ. Tuy nhiên, cũng đạo luật này đã thiết lập hệ thống hạn chế số dân nhập cư dựa theo gốc quốc gia. Đạo luật này gom tất cả các quốc gia Châu Á vào một nhóm chung gọi là “Tam Giác Châu Á—Thái Bình Dương”, và bị giới hạn 100 thị thực xuất nhập cảnh mỗi năm cho mỗi quốc gia Châu Á. Ngược lại, số người nhập cư từ các nước Châu Âu ít bị hạn chế hơn—nước Ái Nhĩ Lan có mức hạn chế là 18.000 người. Đáng chú ý, Tổng Thống Harold Truman cảm thấy đây là một chính sách phân biệt chủng tộc, nhưng luật đã được thông qua.

Năm 1965, Đạo Luật Di Trú và Quốc Tịch đã loại bỏ điều lệ hạn chế số người di cư theo gốc quốc gia và cho phép nhiều người Châu Á nhập cư hơn. Đây là sự thay đổi chính sách nhập cư của Hoa Kỳ lớn nhất và tăng số di dân từ các quốc gia Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc từ gần con số không lên đến một phần tư tổng số người nhập cư Hoa Kỳ từ ngày luật được thông qua.

Cùng lúc này, người Mỹ da đen bắt đầu vùng lên tranh đấu quyền công dân Mỹ sau hàng trăm năm làm nô lệ và các chính sách phân biệt chủng tộc. Đáng chú ý, sự tranh đấu này không chỉ giới hạn quyền công dân cho bản thân họ, mà còn cho tất cả các sắc dân thiểu số. Điều này dẫn đến nhiều lợi ích cho tất cả công dân da màu của Hoa Kỳ.

Năm 1948, người Mỹ da đen đã thành công xóa bỏ các luật bất công, liên quan về bản giao kèo buôn bán, hoặc mướn bất động sản dựa trên yếu tố chủng tộc, giữa các nhóm khác màu da để cho hợp pháp hóa quyền sở hữu tài sản của những người Da Đen, Châu Á và các màu da khác trong các khu phố mà trước đây họ cấm cả. Năm 1967, Tòa Án Tối Cao bãi bỏ lệnh cấm kết hôn giữa những người khác chủng tộc, trên toàn nước Mỹ, sau vụ Loving kiện bang Virginia. Cặp vợ chồng họ Loving là người da đen và da trắng muốn sinh sống ở Virginia, nhưng tiểu bang này trước đây không công nhận các hôn nhân khác chủng tộc.

Đạo Luật Quyền Bầu Cử đã mở rộng con đường thuận tiện đáng kể, cho công dân đi bỏ phiếu— đạo luật này cấm phân biệt dựa theo ngôn ngữ của nhóm thiểu số, và đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người Mỹ gốc Á. Đạo Luật Gia Cư Công Bằng năm 1968 đã cấm phân biệt màu da, mà nạn này rất phổ biến lúc bấy giờ bởi các ngân hàng, đại lý bất động sản, thành phố, và các nhà xây dựng đối với những người Mỹ da màu.

Sau khi Sài Gòn thất thủ năm 1975, Quốc Hội Mỹ lúc bấy giờ là đảng Dân Chủ nắm đa số đã đảm bảo sự hỗ trợ về tài chính và pháp lý cho những người tị nạn vào Hoa Kỳ. Những nhà lãnh đạo da đen đã phát biểu mạnh mẽ ủng hộ những người tị nạn qua một bài báo trên tờ The New York Times rằng: “Cuộc đấu tranh của chúng tôi, cho sự tự do kinh tế và chính trị, gắn bó chặt chẽ với các cuộc đấu tranh của những người tị nạn Đông Dương, những người cũng tìm kiếm tự do.”

Người Mỹ gốc Á đối mặt với sự phân biệt đối xử như thế nào bây giờ
Một cuộc phản đối về Ngừng Hận Thù Người Á Đông tại thành phố New York vào ngày 4 tháng 4 năm 2021. (Hình: CHOONGKY / Shutterstock.com)

Ngày nay, người Mỹ gốc Á thường được biểu dương như một bằng chứng rằng, chăm chỉ làm việc là yếu tố duy nhất để thành công ở Hoa Kỳ — niềm tin này còn được gọi là “Huyền thoại về chủng tộc thiểu số gương mẫu”. Mặc dù người Mỹ gốc Á đã có thành tích đáng ngưỡng mộ trong các ngành nghề như khoa học, y học và kỹ thuật, nhưng lại ít có mặt trong các lĩnh vực như truyền thông, nghệ thuật và chính trị, điều này hạn chế quyền lực ảnh hưởng chính trị và văn hóa của họ ở Mỹ.

Định kiến ​​cho rằng tất cả người Châu Á đều thành công khiến dẫn đến sự thiếu nhận thức về các vấn đề khó khăn mà nhiều người phải đối mặt như sự nghèo túng, bị tù tội, bị chết dưới tay của các sĩ quan cảnh sát, và bị kỳ thị chủng tộc.

Làn sóng tội ác gần đây đối với người Mỹ gốc Á cho thấy chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Á vẫn còn. Theo dữ liệu từ Trung Tâm Nghiên Cứu về Chủ Nghĩa Thù Ghét và Cực Đoan tại trường đại học California State University ở thành phố San Bernardino, tội phạm căm thù chống người Châu Á đã tăng 150% trong đại dịch COVID-19 — do định kiến ​​cho rằng người Trung Quốc là người mang bệnh COVID-19 (dư âm của “Mối hiểm họa da vàng”). Hậu quả là nhận được nhiều báo cáo về vụ bạo lực đối với người gốc Á thuộc mọi sắc tộc, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.

Các tội ác do thù ghét đối với người Mỹ gốc Á thường không được báo cáo đầy đủ do thiếu trình độ tiếng Anh, hoặc nghi vấn khả năng sở cảnh sát giải quyết những vấn đề này. Trong một cuộc khảo sát gần đây của công ty Gallup về người Mỹ gốc Á, da đen và da trắng, người Mỹ gốc Á lên tiếng mạnh nhất về việc mong muốn giảm bớt sự hiện diện của cảnh sát trong cộng đồng họ.

Để giải quyết vấn đề này, Thượng Viện Hoa Kỳ gần đây đã thông qua một dự luật “Đạo Luật Chống Thù Ghét Người Gốc Á Từ Đại Dịch COVID-19”. Dự luật này đã được Tổng Thống Joe Biden ký ban thành luật.

Để tìm hiểu thêm về lịch sử của người Châu Á ở Mỹ, vui lòng tham khảo từ các nguồn sau:

Đọc: Sự hình thành của người Mỹ gốc Á, một cuốn sách của Erika Lee

Xem: Người Mỹ gốc Á, phim tài liệu của PBS



Cách đâ y mấy năm, vụ xả súng tại thành phố Atlanta một lần nữa dấy lên tình trạng thù ghét người châu Á. Đây chỉ là một trong số hàng nghìn các xung đột sắc tộc bi thương tại Mỹ, điều đã xảy ra từ những cuộc di dân đầu tiên của người châu Á.

Trong bài viết này, tôi sẽ không đi sâu vào các số liệu, thống kê về tình trạng bạo lực, thù ghét nhắm vào cộng đồng mình. Thay vào đó, tôi muốn cùng các bạn bước trên con đường mà những thế hệ châu Á nhập cư đầu tiên đã bước đi, cùng vén màn lịch sử để hiểu về gốc gác, cội nguồn của rất nhiều vấn đề về sắc tộc tại phương Tây.

Khi người châu Á chọn di cư đến phương Tây

Làn sóng người Trung Quốc di cư sang các nước châu Âu bắt đầu từ thế kỷ 19. Tại Mỹ, làn sóng này diễn ra vào những năm 1850, những xáo trộn kinh tế ở Trung Quốc, cùng với “cơn sốt đào vàng California” (California gold rush) đã thúc đẩy người Trung Quốc lên đường đi tìm cơ hội mới ở phương Tây.

Khi “cơn sốt vàng” qua đi, họ ở lại Mỹ và trở thành nguồn lao động giá rẻ. Hơn 20 năm sau, khủng hoảng kinh tế xảy ra ở Mỹ, công việc trở nên khan hiếm. Lúc này, thù địch nhắm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á gia tăng, lớn đến nỗi Quốc hội Hoa Kỳ phải ban hành đạo luật hạn chế người Trung Quốc nhập cư.

Người chacircu Aacute vagrave cơn sốt đagraveo vagraveng ở Mỹ
Người châu Á và cơn sốt đào vàng ở Mỹ

Sau đó, các lao động đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ di cư đến Hoa Kỳ để thay thế lao động người Trung Quốc. Các dân tộc Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia hay Lào cũng di dân vì chiến tranh và những khủng hoảng kinh tế trong nước.

Hầu hết người châu Á thời điểm đó chọn đến Mỹ để tìm kiếm nguồn thu nhập tốt hơn, hỗ trợ gia đình ở quê nhà. Cùng lúc, họ phải trả khoản nợ khổng lồ cho chuyến di cư đến Mỹ. Áp lực tài chính khiến họ sẵn sàng nhận bất kỳ mức lương nào. Trái lại, những công nhân bản địa cũng có nỗi khổ riêng, họ cần mức lương cao hơn để trả cho chi phí sinh hoạt đắt đỏ.

Dân châu Á nhập cư, đặc biệt là người Trung Quốc trở thành cái gai trong mắt công nhân trong nước vì bị buộc tội là cướp đi công việc của bản xứ, cản trở các cuộc cách mạng đòi tăng lương.

Song song đó, các lời đồn về tệ nạn mua bán mại dâm, hút thuốc phiện, chơi cờ bạc của người Trung Quốc bắt đầu được lan tỏa, tạo điều kiện cho chính sách bài trừ người châu Á và thúc đẩy phân biệt chủng tộc về sau.

Bị kỳ thị vì là “hiểm họa da vàng”

Hiểm họa da vàng (Yellow Peril) là thuật ngữ nhắm thẳng vào nhóm người Trung Quốc nhập cư. Mặc dù hiểm họa da vàng xuất hiện vào thế kỷ 19, nhưng nỗi sợ châu Á của người phương Tây đã “bén rễ” từ thời Trung Cổ.

Thành Cát Tư Hãn - nhà cầm quân nổi tiếng của đế chế Mông Cổ, với tham vọng làm bá chủ thế giới, đã dẫn dắt quân đội chinh chiến trên khắp các nước châu Á và châu Âu. Sau khi ông qua đời, con cháu của ông tiếp tục gieo rắc nỗi sợ này.

Trong mắt những người phương Tacircy thời đoacute chacircu Aacute lagrave một thế lực đaacuteng sợ
Trong mắt những người phương Tây thời đó, châu Á là một thế lực đáng sợ

Hiểm họa da vàng là sự pha trộn từ nỗi sợ của người phương Tây về dịch bệnh, chiến tranh, và niềm tin phương Tây bị áp đảo, nô lệ hóa bởi một phương Đông kỳ dị, huyền bí. Nhằm đoạt lại sức mạnh, Hoàng đế Đức Kaiser Wilhelm II từng lợi dụng chủ nghĩa chống “hiểm họa da vàng” để khuyến khích các đế chế châu Âu cùng hợp lực xâm chiếm Trung Quốc.

Như đã nói, người Trung Quốc khi di cư vào phương Tây đã bị coi là nguồn lao động giá rẻ, là kẻ cướp đi công việc của người bản địa. Trong mắt những người kỳ thị chủng tộc lúc bấy giờ, châu Á là một dân tộc xấu xí, kém văn minh và không thể nói tiếng Anh tốt.

Dưới thời của Tổng thống Donald Trump, xung đột sắc tộc tăng cao khi ông liên tục công khai phát ngôn nhắm vào cộng đồng châu Á, đồng thời coi Trung Quốc như đối thủ hàng đầu.

Đỉnh điểm của làn sóng tẩy chay người châu Á nổ ra khi dịch bệnh COVID được cho là khởi nguồn từ Trung Quốc. Một số tờ báo châu Âu như Courrier Picard dùng những cụm từ như “cảnh giác người da vàng”, “hiểm họa da vàng”, “sở thích ăn sống kỳ quái” vào nhiều tiêu đề.

Truyền thông, cộng với nỗi sợ ăn sâu trong tiềm thức, đã thổi bùng phong trào chống Trung Quốc và tẩy chay món Trung. Tuy nhiên, hầu như tất cả người châu Á đều bị phân biệt đối xử, tệ hơn là bị tấn công và hành hung.

Cộng Đồng Phòng Vệ HPV & các gánh nặng bệnh tật, nguy cơ ung thư liên quan

Truyền thông, phim ảnh khắc họa hình ảnh phụ nữ châu Á thế nào?

Trong lịch sử, không ít lần điện ảnh đã khắc họa chân dung phụ nữ châu Á bằng những khuôn mẫu lệch lạc. Họ được coi là kẻ bí ẩn, quyến rũ nhưng mềm mỏng, dễ phục tùng (China Doll).

Những khuôn mẫu độc hại này có thể nhìn thấy qua những bộ phim như Mean Girls, Full Metal Jacket, Piccadilly, hay gần đây nhất là MV pardody “Kung Fu Vagina” của Kim Anami - với một câu hát chế nhạo cơ quan sinh dục của người phụ nữ Thái là “hôi hám” (funky).

Clip đugravea cợt đi hơi xa
MV đùa cợt của Kim Anami đi hơi xa với giới hạn cho phép

Những định kiến và trò đùa tưởng như vô hại trên truyền thông đã coi nhẹ giá trị của phụ nữ châu Á. Cơ thể họ bị “vật hóa”, còn cơ quan sinh dục bị đem ra làm trò cười.

Có nhiều học giả khẳng định đàn ông phương Tây yêu thích phụ nữ châu Á vì nghĩ họ là người mềm mỏng, hiền lành và truyền thống. Tuy nhiên, một số kẻ theo đuổi họ vì mộng tưởng “thuộc địa”: cứu giúp, thuần hóa và truyền bá văn minh cho xã hội phương Đông lạc hậu.

Thực tế, vào thời chiến, khi các nước phương Tây xâm lược và đồng hóa nước khác, họ thường bắt đầu từ lực lượng yếu thế hơn như phụ nữ và trẻ em.

Chủ nghĩa da trắng thượng đẳng (White supremacism)

Chủ nghĩa da trắng thượng đẳng là niềm tin cho rằng các tộc người da sáng (hoặc trắng), tóc vàng, mắt xanh có khả năng sinh học vượt trội hơn chủng người khác. Từ thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, chủ nghĩa này được rất nhiều chính trị, nhà khoa học ủng hộ và coi là điều hiển nhiên.

Để củng cố cho niềm tin về da trắng siêu việt, các bài kiểm tra về trí thông minh được thực hiện, tại đó cho thấy người châu Âu đạt điểm số nổi bật.

Những nhà văn người Anh thời điểm này như Rudyard Kipling, Charles Kingsley, Thomas Carlyle, tin rằng người châu Âu có trách nhiệm truyền bá nền văn minh đến tộc người khác thông qua chủ nghĩa đế quốc.

Năm 2016, khi Donald Trump thực hiện các chính sách chống dân nhập cư, tộc người thiểu số và thề sẽ xây biên giới Mỹ - Mexico, các báo cáo về hate crime và tình trạng tấn công người thiểu số (người Hồi giáo, người La Tinh, dân Do Thái, dân châu Á) tăng cao rõ rệt. Trump là vị tổng thống có được sự ủng hộ lớn của người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng.

Đừng giải quyết vấn đề ở phần ngọn

Trước hết cần phải hiểu phân biệt chủng tộc không phải là việc người da trắng coi thường những dân tộc còn lại, đó là niềm tin về một chủng tộc có những đặc tính, khả năng vượt trội hơn chủng tộc khác, từ đó hình thành định kiến, phân biệt đối xử.

Nói cách khác, bất kỳ dân tộc nào cũng có thể hình thành tư tưởng phân biệt chủng tộc.

Có thể bạn không nhận ra, người Việt mình, đôi khi cũng có những định kiến về màu da, quốc tịch. Như cách chúng ta nhìn nhận sự khác nhau giữa người Mỹ gốc Phi và người Mỹ da trắng.

Nhưng có lẽ, không đâu trên thế giới mà sự phân biệt lại rõ rệt như ở Mỹ. Trong một xã hội đa chủng tộc, định kiến và các khuôn mẫu đã hình thành trong hệ tư tưởng ngay từ khi họ sinh ra (system racism).

Sự thiên vị và thành kiến không chỉ thể hiện trong các chính sách quản lý, mà cả người da trắng tin rằng mình ủng hộ quyền bình đẳng sắc tộc cũng có những thiên kiến vô thức về người da màu, người châu Á (implicit bias).

Caacutec cuộc biểu tigravenh chống lại chủ nghĩa bagravei trừ người chacircu Aacute
Các cuộc biểu tình chống lại chủ nghĩa bài trừ người châu Á

Đứng trước tình cảnh bạo lực gia tăng, nhà văn đoạt giải Pulitzer Việt Thanh Nguyễn cho rằng vấn đề cần phải được giải quyết từ gốc rễ. Bắt đầu từ việc truyền thông cần ngưng làm méo mó hình ảnh phụ nữ châu Á, giáo dục về chủ nghĩa chống phân biệt chủng tộc (anti-racist) và kiểm soát quyền sử dụng súng.

Anh tin rằng “giáo dục về chủ nghĩa chống phân biệt chủng tộc vẫn chưa đủ mạnh ở Mỹ”. Theo quan sát của anh, khi cộng đồng người thiểu số đề cập đến các phong trào chống phân biệt chủng tộc, họ chỉ nhận lại những cái phủi tay “bạn đang quá nhạy cảm mà thôi”, hoặc tệ hơn, bị vặn ngược lại là “phân biệt chủng tộc”.

Cộng Đồng Phòng Vệ HPV & các gánh nặng bệnh tật, nguy cơ ung thư liên quan

Làm người thiểu số thì thế nào?

Dân tộc Kinh chiếm gần 90% dân số cả nước. Nếu bạn sinh ra là người Kinh và lớn lên ở Việt Nam, bạn đã thuộc đại đa số.

Tình trạng phân biệt chủng tộc chưa được thể hiện rõ rệt ở một nước đơn chủng như Việt Nam, nhưng lại xảy ra chuyện kỳ thị vùng miền, phân biệt dân tộc. Khi chưa trải qua cảm giác của người thiểu số, cộng với thiếu kiến thức về sự đa dạng, ta dễ rơi vào cái bẫy của định kiến ngầm như “tuy là người dân tộc nhưng học rất giỏi”. Một sự hạ thấp ẩn mình trong một lời khen.

Lagravem người thiểu số coacute thể khocircng phải lagrave cảm giaacutec dễ chịu với nhiều người
Làm người thiểu số có thể không phải là cảm giác dễ chịu với nhiều người

Xã hội Việt Nam dẫu còn tồn tại định kiến vùng miền, nhưng khi bước ra ngoài lãnh thổ và chứng kiến sự kỳ thị nhắm vào mình, họ có thể liên minh thành những cộng đồng châu Á mạnh mẽ nhất.

Mỗi dân tộc đều ít nhiều có thành kiến về tộc người khác. Để thích ứng với thế giới đầy phức tạp, não bộ của chúng ta đơn giản hóa mọi thứ bằng những lối tắt, ta cất thông tin vào những chiếc tủ phân loại có nhãn dán. Những lối tắt này lại gốc rễ của sự phân biệt, thành kiến, và có khả năng làm lu mờ những suy nghĩ sáng suốt nhất.

Khi lên kế hoạch du học, định cư, bạn tất nhiên cần tìm hiểu về đất nước mình sắp tới, nhưng bạn cũng cần hiểu rõ về cội nguồn của chính mình, nghiên cứu về những thách thức, mâu thuẫn và xung đột giữa 2 quốc gia. Nền tảng kiến thức này chính là yếu tố giúp thay đổi định kiến về châu Á ở phương Tây.

Donald Trump’s long history of racism, from the 1970s to 2020

Trump has repeatedly claimed he’s “the least racist person.” His history suggests otherwise.

If you buy something from a Vox link, Vox Media may earn a commission. See our ethics statement.

President Donald Trump at a press conference.
President Donald Trump at a press conference.
 Drew Angerer/Getty Images

If you ask President Donald Trump, he isn’t racist. To the contrary, he’s repeatedly said that he’s “the least racist person that you’ve ever encountered.”

Trump’s actual record, however, tells a very different story.

On the campaign trail, Trump repeatedly made explicitly racist and otherwise bigoted remarks, from calling Mexican immigrants criminals and rapists, to proposing a ban o­n all Muslims entering the US, to suggesting a judge should recuse himself from a case solely because of the judge’s Mexican heritage.

The trend has continued into his presidency. From stereotyping a Black reporter to pandering to white supremacists after they held a violent rally in Charlottesville, Virginia, to making a joke about the Trail of Tears, Trump hasn’t stopped with racist acts after his 2016 election.

Most recently, Trump has called the SARS-CoV-2 coronavirus the “Chinese virus” and “kung flu” — racist terms that tap into the kind of xenophobia that he latched o­nto during his 2016 presidential campaign; Trump’s own adviser, Kellyanne Conway, previously called “kung flu” a “highly offensive” term. And Trump insinuated that Sen. Kamala Harris, who’s Black, “doesn’t meet the requirements” to run for vice president — a repeat of the birther conspiracy theory that he perpetuated about former President Barack Obama.

This is nothing new for Trump. In fact, the very first time Trump appeared in the pages of the New York Times, back in the 1970s, was when the US Department of Justice sued him for racial discrimination. Since then, he has repeatedly appeared in newspaper pages across the world as he inspired more similar controversies.

RELATED:

This long history is important. It would be o­ne thing if Trump misspoke o­ne or two times. But when you take all of his actions and comments together, a clear pattern emerges — o­ne that suggests that bigotry is not just political opportunism o­n Trump’s part but a real element of his personality, character, and career.

Trump has a long history of racist controversies

Here’s a breakdown of Trump’s history, taken largely from Dara Lind’s list for Vox and an op-ed by Nicholas Kristof in the New York Times:

  • 1973: The US Department of Justice — under the Nixon administration, out of all administrations — sued the Trump Management Corporation for violating the Fair Housing Act. Federal officials found evidence that Trump had refused to rent to Black tenants and lied to Black applicants about whether apartments were available, among other accusations. Trump said the federal government was trying to get him to rent to welfare recipients. In the aftermath, he signed an agreement in 1975 agreeing not to discriminate to renters of color without admitting to previous discrimination.
  • 1980s: Kip Brown, a former employee at Trump’s Castle, accused another o­ne of Trump’s businesses of discrimination. “When Donald and Ivana came to the casino, the bosses would order all the black people off the floor,” Brown said. “It was the eighties, I was a teenager, but I remember it: They put us all in the back.”
  • 1989: In a controversial case that’s been characterized as a modern-day lynching, four Black teenagers and o­ne Latino teenager — the “Central Park Five” — were accused of attacking and raping a jogger in New York City. Trump immediately took charge in the case, running an ad in local papers demanding, “BRING BACK THE DEATH PENALTY. BRING BACK OUR POLICE!” The teens’ convictions were later vacated after they spent seven to 13 years in prison, and the city paid $41 million in a settlement to the teens. But Trump in October 2016 said he still believes they’re guilty, despite the DNA evidence to the contrary.
  • 1991: A book by John O’Donnell, former president of Trump Plaza Hotel and Casino in Atlantic City, quoted Trump’s criticism of a Black accountant: “Black guys counting my money! I hate it. The o­nly kind of people I want counting my money are short guys that wear yarmulkes every day. … I think that the guy is lazy. And it’s probably not his fault, because laziness is a trait in blacks. It really is, I believe that. It’s not anything they can control.” Trump later said in a 1997 Playboy interview that “the stuff O’Donnell wrote about me is probably true.”
  • 1992: The Trump Plaza Hotel and Casino had to pay a $200,000 fine because it transferred Black and women dealers off tables to accommodate a big-time gambler’s prejudices.
  • 1993: In congressional testimony, Trump said that some Native American reservations operating casinos shouldn’t be allowed because “they don’t look like Indians to me.”
  • 2000: In opposition to a casino proposed by the St. Regis Mohawk tribe, which he saw as a financial threat to his casinos in Atlantic City, Trump secretly ran a series of ads suggesting the tribe had a “record of criminal activity [that] is well documented.”
  • 2004: In season two of The Apprentice, Trump fired Kevin Allen, a Black contestant, for being overeducated. “You’re an unbelievably talented guy in terms of education, and you haven’t done anything,” Trump said o­n the show. “At some point you have to say, ‘That’s enough.’”
  • 2005: Trump publicly pitched what was essentially The Apprentice: White People vs. Black People. He said he “wasn’t particularly happy” with the most recent season of his show, so he was considering “an idea that is fairly controversial — creating a team of successful African Americans versus a team of successful whites. Whether people like that idea or not, it is somewhat reflective of our very vicious world.”
  • 2010: In 2010, there was a huge national controversy over the “Ground Zero Mosque” — a proposal to build a Muslim community center in Lower Manhattan, near the site of the 9/11 attacks. Trump opposed the project, calling it “insensitive,” and offered to buy out one of the investors in the project. o­n The Late Show With David Letterman, Trump argued, referring to Muslims, “Well, somebody’s blowing us up. Somebody’s blowing up buildings, and somebody’s doing lots of bad stuff.”
  • 2011: Trump played a big role in pushing false rumors that Obama — the country’s first Black president — was not born in the US. He claimed to send investigators to Hawaii to look into Obama’s birth certificate. Obama later released his birth certificate, calling Trump a “carnival barker.” The research has found a strong correlation between birtherism, as the conspiracy theory is called, and racism. But Trump has reportedly continued pushing this conspiracy theory in private.
  • 2011: While Trump suggested that Obama wasn’t born in the US, he also argued that maybe Obama wasn’t a good enough student to have gotten into Columbia or Harvard Law School, and demanded Obama release his university transcripts. Trump claimed, “I heard he was a terrible student. Terrible. How does a bad student go to Columbia and then to Harvard?”

For many people, none of these incidents, individually, may be damning: o­ne of these alone might suggest that Trump is simply a bad speaker and perhaps racially insensitive (“politically incorrect,” as he would put it), but not overtly racist.

RELATED:

But when you put all these events together, a clear pattern emerges. At the very least, Trump has a history of playing into people’s racism to bolster himself — and that likely says something about him, too.

And, of course, there’s everything that’s happened through and since his presidential campaign.

As a candidate and president, Trump has made many more racist comments

On top of all that history, Trump has repeatedly made racist — often explicitly so — remarks o­n the campaign trail and as president:

  • Trump launched his campaign in 2015 by calling Mexican immigrants “rapists” who are “bringing crime” and “bringing drugs” to the US. His campaign was largely built o­n building a wall to keep these immigrants out of the US.
  • As a candidate in 2015, Trump called for a ban o­n all Muslims coming into the US. His administration eventually implemented a significantly watered-down version of the policy.
  • When asked at a 2016 Republican debate whether all 1.6 billion Muslims hate the US, Trump said, “I mean a lot of them. I mean a lot of them.”
  • He argued in 2016 that Judge Gonzalo Curiel — who was overseeing the Trump University lawsuit — should recuse himself from the case because of his Mexican heritage and membership in a Latino lawyers association. House Speaker Paul Ryan, who endorsed Trump, later called such comments “the textbook definition of a racist comment.”
  • Trump has been repeatedly slow to condemn white supremacists who endorse him, and he regularly retweeted messages from white supremacists and neo-Nazis during his presidential campaign.
  • He tweeted and later deleted an image that showed Hillary Clinton in front of a pile of money and by a Jewish Star of David that said, “Most Corrupt Candidate Ever!” The tweet had some very obvious anti-Semitic imagery, but Trump insisted that the star was a sheriff’s badge, and said his campaign shouldn’t have deleted it.
  • Trump has repeatedly referred to Sen. Elizabeth Warren (D-MA) as “Pocahontas,” using her controversial — and later walked-back — claims to Native American heritage as a punchline.
  • At the 2016 Republican convention, Trump officially seized the mantle of the “law and order” candidate — an obvious dog whistle playing to white fears of Black crime, even though crime in the US is historically low. His speeches, comments, and executive actions after he took office have continued this line of messaging.
  • In a pitch to Black voters in 2016, Trump said, “You’re living in poverty, your schools are no good, you have no jobs, 58 percent of your youth is unemployed. What the hell do you have to lose?”
  • Trump stereotyped a Black reporter at a press conference in February 2017. When April Ryan asked him if he plans to meet and work with the Congressional Black Caucus, he repeatedly asked her to set up the meeting — even as she insisted that she’s “just a reporter.”
  • In the week after white supremacist protests in Charlottesville, Virginia, in August 2017, Trump repeatedly said that “many sides” and “both sides” were to blame for the violence and chaos that ensued — suggesting that the white supremacist protesters were morally equivalent to counterprotesters who stood against racism. He also said that there were “some very fine people” among the white supremacists. All of this seemed like a dog whistle to white supremacists — and many of them took it as o­ne, with white nationalist Richard Spencer praising Trump for “defending the truth.”
  • Throughout 2017, Trump repeatedly attacked NFL players who, by kneeling or otherwise silently protesting during the national anthem, demonstrated against systemic racism in America.
  • Trump reportedly said in 2017 that people who came to the US from Haiti “all have AIDS,” and he lamented that people who came to the US from Nigeria would never “go back to their huts” o­nce they saw America. The White House denied that Trump ever made these comments.
  • Speaking about immigration in a bipartisan meeting in January 2018, Trump reportedly asked, in reference to Haiti and African countries, “Why are we having all these people from shithole countries come here?” He then reportedly suggested that the US should take more people from countries like Norway. The implication: Immigrants from predominantly white countries are good, while immigrants from predominantly Black countries are bad.
  • Trump denied making the “shithole” comments, although some senators present at the meeting said they happened. The White House, meanwhile, suggested that the comments, like Trump’s remarks about the NFL protests, will play well to his base. The o­nly connection between Trump’s remarks about the NFL protests and his “shithole” comments is race.
  • Trump mocked Elizabeth Warren’s presidential campaign, again calling her “Pocahontas” in a 2019 tweet before adding, “See you o­n the campaign TRAIL, Liz!” The capitalized “TRAIL” is seemingly a reference to the Trail of Tears — a horrific act of ethnic cleansing in the 19th century in which Native Americans were forcibly relocated, causing thousands of deaths.
  • Trump tweeted later that year that several Black and brown members of Congress — Reps. Alexandria Ocasio-Cortez (D-NY), Ayanna Pressley (D-MA), Ilhan Omar (D-MN), and Rashida Tlaib (D-MI) — are “from countries whose governments are a complete and total catastrophe” and that they should “go back” to those countries. It’s a common racist trope to say that Black and brown people, particularly immigrants, should go back to their countries of origin. Three of the four members of Congress whom Trump targeted were born in the US.
  • Trump has called the SARS-CoV-2 coronavirus the “Chinese virus” and “kung flu.” The World Health Organization advises against linking a virus to any particular region, since it can lead to stigma. Trump’s adviser, Kellyanne Conway, previously described the term “kung flu” as “highly offensive.” Meanwhile, Asian Americans have reported hateful incidents targeting them due to the spread of the coronavirus.
  • Trump suggested that Kamala Harris, who’s Black and South Asian, “doesn’t meet the requirements” to be former Vice President and Democratic presidential candidate Joe Biden’s running mate — yet another example of birtherism.

This list is not comprehensive, instead relying o­n some of the major examples since Trump announced his candidacy. But o­nce again, there’s a pattern of racism and bigotry here that suggests Trump isn’t just misspeaking; it is who he is.

Are Trump’s actions and comments “racist”? Or are they “bigoted”?

One of the common defenses for Trump is that he’s not necessarily racist, because the Muslim and Mexican people he often targets don’t actually comprise a race.

Disgraced journalist Mark Halperin, for example, said as much when Trump argued Judge Curiel should recuse himself from the Trump University case because of his Mexican heritage, making the astute observation that “Mexico isn’t a race.”

Kristof made a similar point in the New York Times: “My view is that ‘racist’ can be a loaded word, a conversation stopper more than a clarifier, and that we should be careful not to use it simply as an epithet. Moreover, Muslims and Latinos can be of any race, so some of those statements technically reflect not so much racism as bigotry. It’s also true that with any single statement, it is possible that Trump misspoke or was misconstrued.”

This critique misses the point o­n two levels.

For o­ne, the argument is tremendously semantic. It’s essentially probing the question: Is Trump racist or is he bigoted? But who cares? Neither is a trait that anyone should want in a president — and either label essentially communicates the same criticism.

Another issue is that race is socially malleable. Over the years, Americans considered Germans, Greeks, Irish, Italians, and Spaniards as nonwhite people of different races. That’s changed. Similarly, some Americans today consider Latinos and, to a lesser degree, some people with Muslim and Jewish backgrounds as part of a nonwhite race too. (As a Latin man, I certainly consider myself to be of a different race, and the treatment I’ve received in the course of my life validates that.) So under current definitions, comments against these groups are, indeed, racist.

This is all possible because, as Jenée Desmond-Harris explained for Vox, race is entirely a social construct with no biological basis. This doesn’t mean race and people’s views of race don’t have real effects o­n many people — of course they do — but it means that people’s definitions of race can change over time.

But really, whatever you want to call it, Trump has made racist and bigoted comments in the past. That much should be clear in the long lists above.

Trump’s bigotry was a key part of his campaign

Regardless of how o­ne labels it, Trump’s racism or bigotry was a big part of his campaign — by giving a candidate to the many white Americans who harbor racial resentment.

One paper, published in January 2017 by political scientists Brian Schaffner, Matthew MacWilliams, and Tatishe Nteta, found that voters’ measures of sexism and racism correlated much more closely with support for Trump than economic dissatisfaction, after controlling for factors like partisanship and political ideology.

Another study, conducted by researchers Brenda Major, Alison Blodorn, and Gregory Major Blascovich shortly before the 2016 election, found that if people who strongly identified as white were told that nonwhite groups will outnumber white people in 2042, they became more likely to support Trump.

And a study, published in November 2017 by researchers Matthew Luttig, Christopher Federico, and Howard Lavine, found that Trump supporters were much more likely to change their views o­n housing policy based o­n race. In this study, respondents were randomly assigned “a subtle image of either a black or a white man.” Then they were asked about views o­n housing policy.

The researchers found that Trump supporters were much more likely to be impacted by the image of a Black man. After the exposure, they were not o­nly less supportive of housing assistance programs, but they also expressed higher levels of anger that some people receive government assistance, and they were more likely to say that individuals who receive assistance are to blame for their situation.

In contrast, favorability toward Hillary Clinton did not significantly change respondents’ views o­n any of these issues when primed with racial cues.

“These findings indicate that responses to the racial cue varied as a function of feelings about Donald Trump — but not feelings about Hillary Clinton — during the 2016 presidential election,” the researchers concluded.

There is also a lot of other research showing that people’s racial attitudes can change their views o­n politics and policy, as Dylan Matthews and researchers Sean McElwee and Jason McDaniel previously explained for Vox.

Simply put, racial attitudes were a big driver of Trump’s election — just as they long have been for general beliefs about politics and policy. (Much more o­n all the research in Vox’s explainer.)

Meanwhile, white supremacist groups have openly embraced Trump. As Sarah Posner and David Neiwert reported at Mother Jones, what the media largely treated as gaffes — Trump retweeting white nationalists, Trump describing Mexican immigrants as “rapists” and criminals — were to white supremacists real signals approving of their racist causes. o­ne white supremacist wrote, “Our Glorious Leader and ULTIMATE SAVIOR has gone full-wink-wink-wink to his most aggressive supporters.”

Some of them even argued that Trump has softened the greater public to their racist messaging. “The success of the Trump campaign just proves that our views resonate with millions,” said Rachel Pendergraft, a national organizer for the Knights Party, which succeeded David Duke’s Knights of the Ku Klux Klan. “They may not be ready for the Ku Klux Klan yet, but as anti-white hatred escalates, they will.”

And at the 2017 white supremacist protest in Charlottesville, David Duke, the former KKK grand wizard, said that the rally was meant “to fulfill the promises of Donald Trump.”

So while Trump may deny his racism and bigotry, at some level his supporters seem to get it. As much as his history of racism shows that he’s racist, perhaps who supported him and why is just as revealing — and it doesn’t paint a favorable picture for Trump.  VOX


Cuộc chiến bảo vệ con bị kỳ thị chủng tộc của người mẹ gốc Việt

Kalynh Ngô/Người Việt

HOUSTON, Texas (NV) – Một phụ nữ gốc Việt ở Houston, Texas, kiên trì đấu tranh suốt một năm, cáo buộc Học Khu Cypress-Fairbanks Independent School District (CFISD) vì không có bất kỳ hành động nào để xử phạt tội phân biệt chủng tộc, mà nạn nhân là hai con trai của cô.

Cô Huỳnh Hải Âu điều trần sự việc con trai là nạn nhân của phân biệt chủng tộc trước Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Cypress-Fairbanks Independent School District. (Hình: Học Khu CFISD)

Những lời giễu cợt

Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên nhật báo Người Việt, cô Huỳnh Hải Âu kể lại hàng loạt những sự việc xảy ra từ Tháng Giêng, 2023. Hai con trai của cô, năm nay 11 tuổi và 9 tuổi, đã phải chịu những lời giễu cợt mang tính thù ghét người Mỹ gốc Á trên xe buýt của trường tiểu học McGown Elementary School.

Gọi hai người con của mình là “nạn nhân,” cô nói: “Vào Tháng Giêng, 2023, cả hai con trai tôi đều là nạn nhân của những lời miệt thị người gốc Á từ một học sinh khác trên xe buýt của trường học. Con trai út 8 tuổi của tôi học lớp Ba. Trên suốt chặng đường về nhà, học sinh kia đã gọi tên của con tôi và sau đó hô lên ‘ching chong wing wong’ trong gần 10 phút, cho đến khi con tôi xuống xe buýt và đi vào nhà. Dù con của tôi đã yêu cầu nam sinh đó dừng lại nhưng cậu ta vẫn tiếp tục nói rất to.”

Cô Hải Âu cho biết có một video kèm âm thanh trên xe buýt ghi lại toàn bộ sự việc trong 10 phút từ trường về nhà. Gia đình cô đã xem đoạn video nhưng bị từ chối khi yêu cầu được giữ một bản sao chép.

“Con trai lớn của tôi rất hoảng sợ. Tôi có thể nói là thằng bé ngồi run rẩy trên xe. Con trai út của tôi yêu cầu học sinh kia dừng lại. Thằng bé nói ‘đây là phân biệt chủng tộc, bạn cần phải chấm dứt.’ Học sinh kia quay đi là tiếp tục những lời miệt thị giễu cợt không hay đó,” cô Hải Âu kể lại trong sự xúc động.

McGown Elementary School, nơi hai con trai của cô học, có 31% học sinh gốc Á. “Ba mươi mốt phần trăm là con số không nhỏ,” cô nói. “Và phần lớn trong số đó là người Mỹ gốc Việt. Không chỉ riêng các con của tôi, mà những học sinh khác cũng là nạn nhân. Chúng tôi rất lo ngại về vấn đề này.”

Những gia đình gốc Á khác từng kể lại với cô Hải Âu rằng con của họ cũng gặp phải những lời nói xấu mang tính phỉ báng chủng tộc.

“Rất nhiều phức tạp khi phải đối diện và giải quyết nạn kỳ thị trong cộng đồng này,” cô nói.

Trường học từ chối trách nhiệm

Một trong những sự phức tạp đó là phản ứng từ phía cơ quan có trách nhiệm, mà trong sự việc này là trường tiểu học McGown Elementary School.

Cô Hải Âu kể: “Trường học và Học Khu CFISD không nhìn nhận sự việc này là phân biệt chủng tộc. Sau lần xảy ra sự việc trên xe buýt, ban giám hiệu trường đã có vài cuộc họp và gửi một bản kết luận, nói rằng họ không tìm thấy chủ ý phân biệt chủng tộc trong hành động đó. Và trách nhiệm giáo dục cộng đồng về những lời miệt thị chủng tộc không thuộc về học khu.”

Cô Hải Âu nhấn mạnh trong buổi nói chuyện với phóng viên Người Việt: “Vấn đề chính là trong lúc họ tư vấn cho em học sinh có hành động kỳ thị với con tôi, họ đã không đề cập đến ý phân biệt chủng tộc và cả với trường học.”

Sau đó, con trai của cô Hải Âu vẫn tiếp tục bị quấy rối từ những lời miệt thị như thế. “Mỗi khi sự việc xảy ra, gánh nặng lại đè lên các con của tôi khi phải kêu người bạn đó dừng lại,” cô nói.

Cô Huỳnh Hải Âu trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Người Việt. (Hình: Chụp từ màn hình Zoom)

Hành động thù ghét

Diễn tiến sự việc không dừng lại. Điều đáng lo ngại hơn đã xảy ra. Ngày 23 Tháng Năm, 2023, con trai lớn 11 tuổi đến trường. Em khoác thêm chiếc áo sơ-mi lớp Năm được dùng để các bạn ký tên kỷ niệm trong những ngày cuối năm học. Theo lời cô Hải Âu kể, sau khi rất nhiều bạn và cả thầy cô ký tên vào, vì trời nóng, con trai cô đã cởi áo sơ-mi và nhận thấy có một chữ biểu tượng của “swastika” trên vai áo mình.

“Con của tôi biết đó là biểu tượng ‘swastika’ tượng trưng cho chủ nghĩa Phát Xít Đức. Khi cháu nhìn thấy chữ đó, cháu kinh sợ và nhanh chóng lấy bút vẽ nguệch ngoạc lên vì không muốn ai nghĩ rằng cháu đã vẽ hay ủng hộ ‘swastika.’ Cùng ngày hôm đó, quả bóng của một học sinh khác trong trường có chữ Hitler. Vài học sinh khác cũng có chữ này vẽ trên vật dụng cá nhân của các em,” cô Hải Âu kể lại sự việc.

Gia đình cô Hải Âu báo với trường học về hành động thù ghét chủng tộc xảy ra trong ngày cuối năm học. Cô nói: “Họ (nhà trường) chỉ nói với chúng tôi là cuộc điều tra của họ đã kết thúc và họ tuân theo quy tắc ứng xử của học sinh. Họ chưa bao giờ hỏi chuyện các con của tôi để biết chuyện gì đã xảy ra hoặc hỏi thăm về sức khỏe tinh thần của các cháu.”

Chính con trai của cô sau đó đã tìm ra người viết chữ này lên áo của em. Học sinh này từng dùng ngôn ngữ thù ghét, bao gồm cả việc gọi một học sinh da màu là “N” (Nigger – cách gọi miệt thị đối với người da đen).

Gia đình cô Hải Âu đã chính thức gửi đơn khiếu nại trường vì giải quyết không minh bạch. Cô yêu cầu trường học phải gửi ra “thỏa thuận tránh xa” (stay away agreement) đối với con trai của cô ở trường trung học Sprague Middle School, là trường mà con trai lớn của cô và học sinh đã viết biểu tượng Phát Xít chuyển đến cho năm học lớp Sáu. Tuy nhiên, cả trường tiểu học và trung học đều không giải quyết.

“Lần giải quyết cuối cùng với Học Khu CFISD là buổi làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo của học khu liên quan đến thực hiện lệnh phải tránh xa con của tôi. Đó là cấp độ ba. Họ cũng từ chối giải quyết, cho rằng vẽ hình của Đức Quốc Xã lên áo của con tôi không gọi là ngôn ngữ thù ghét,” cô Hải Âu nói.

Cô quyết định nộp thêm hai đơn kháng cáo, tham gia ba phiên điều trần để nói về sự việc đã xảy ra với con trai cô và trình bày tại một cuộc họp hội đồng của học khu vào Tháng Mười Một, 2023.

Cho đến khi diễn ra cuộc phỏng vấn với phóng viên Người Việt, cô Hải Âu cho biết cô vẫn chưa nhận được “stay away agreement” từ trường Sprague Middle School.

Hiểu rõ quyền công dân

Năm 1987, gia đình cô Huỳnh Hải Âu định cư ở Mỹ theo diện di dân. Cô thẳng thắn cho biết chính cô, hoặc chồng của cô, cũng là người Mỹ gốc Việt, đều đã từng là nạn nhân của nạn kỳ thị.

Cô nói: “Vấn đề ở đây là phải biết cách làm thế nào. Khi sự việc xảy ra lần đầu tiên, chúng tôi không biết là chúng tôi có thể làm đơn khiếu nại lên học khu. Chúng tôi không biết. Không ai (phụ huynh) nói hoặc hướng dẫn. Cho đến khi chúng tôi tìm hiểu, hỏi chuyện nhiều người. Từ đó, từ bước này đến bước khác.”

“Tôi nghĩ rằng có rất nhiều gia đình gốc Á là di dân ở khu vực này, những gia đình gốc Việt, có thể sẽ không biết những nguồn tài liệu hướng dẫn. Chúng tôi may mắn là đã có những nguồn thông tin đó, biết được mình có quyền ra điều trần trước học khu. Chúng tôi quyết định lên tiếng. Ở đây, ngôn ngữ là một rào cản lớn,” cô nói.

Cho dù không phải chỉ riêng con trai của cô Huỳnh Hải Âu là nạn nhân gốc Á duy nhất của nạn kỳ thị và tội thù ghét, cô cho biết trong hành trình khiếu nại, chiến đấu để bảo vệ con của mình, chỉ có cô và chồng.

Theo chia sẻ của người mẹ can đảm Huỳnh Hải Âu, cô, cũng như chồng của cô, là con của một thế hệ di dân, tị nạn.

“Cách đây 20 năm, 30 năm, kỳ thị đã tồn tại ở Mỹ, nhưng nó không ở mức độ như bây giờ,” cô nói. “Thời đó, cha mẹ chúng tôi không thể làm gì vì rào cản ngôn ngữ và thiếu sự tiếp cận với những kiến thức, tài liệu, như chúng tôi có thể làm bây giờ.”

Cho dù không phải chỉ riêng con trai của cô Huỳnh Hải Âu là nạn nhân gốc Á duy nhất của nạn kỳ thị và tội thù ghét, cô cho biết trong hành trình khiếu nại, chiến đấu để bảo vệ con của mình, chỉ có cô và chồng.

Chiến đấu để bảo vệ quyền lợi cho con của mình là một hành trình không dễ dàng. Nhưng để xoa dịu các em vượt qua ám ảnh, lo sợ về tai nạn của tội thù ghét là một việc càng khó hơn. Đối với cô Hải Âu, đây mới thật sự là một cuộc chiến khó khăn, vì vấn nạn kỳ thị, thù ghét vẫn đang xảy ra ở nhiều nơi trên nước Mỹ.

Cô chia sẻ điều mà người gốc Á nên làm để chống lại nạn kỳ thị: “Chúng ta cần phải biết quyền của mình. Chúng ta may mắn hơn thế hệ đi trước trong vấn đề ngôn ngữ để có thể tìm hiểu và học hỏi. Hiện nay, có rất nhiều tổ chức, cá nhân sẵn sàng hỗ trợ chúng ta để chống lại sự thù ghét. Chúng ta không đơn độc. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng. Chúng ta sẽ mạnh hơn khi chúng ta đoàn kết. Do đó, không phải chỉ mình tôi, hay chồng tôi, một người không thể làm được, nhưng nếu có một cộng đồng hỗ trợ thì kết quả sẽ khác.” [đ.d.]



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Đưa nàng lên đỉnh [15.08.2022 19:48]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 234 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 161 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 149 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 129 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 127 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.