Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 2
 Lượt truy cập: 25934406

 
Tin tức - Sự kiện 10.12.2024 02:32
VÌ SAO TỶ LỆ UNG THƯ Ở VIỆT NAM CAO NHẤT THẾ GIỚI TRONG Thời Đại HCM VINH QUANG?
12.11.2023 15:24

"Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận có gần 200.000 ca mắc ung thư mới, số ca tử vong lên đến 82.000 trường hợp, tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam là 73,5%, trong khi của thế giới 59,7%, các quốc gia đang phát triển 67.9%. Như vậy, tỷ lệ tử vong do các bệnh ung thư tại Việt Nam ở mức cao, thuộc top đầu thế giới." 

 

0
Sổ lương thực thời kinh tế xã hội chủ nghĩa

DẪN NHẬP

"Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận có gần 200.000 ca mắc ung thư mới, số ca tử vong lên đến 82.000 trường hợp, tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam là 73,5%, trong khi của thế giới 59,7%, các quốc gia đang phát triển 67.9%. Như vậy, tỷ lệ tử vong do các bệnh ung thư tại Việt Nam ở mức cao, thuộc top đầu thế giới." Đây là kết luận của Hội thảo "Quản lý ung thư trong thời đại mới" vào ngày 29/7/2023 tại Cần Thơ. Nhưng không có bất kỳ tổng kết nào quan tâm đến các yếu tố nguy cơ ung thư ở Việt Nam trong 25 báo cáo khoa học, mà chỉ tập trung vào hậu quả là điều trị. Đây là vấn đề nhức nhối mà ngành Y Việt Nam chưa quan tâm để giải quyết. Hy vọng bài viết này sẽ cảnh tỉnh xã hội.

NHÌN TỪ XÃ HỘI HỌC

Sau 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền mới vào tiếp quản miền Nam Việt Nam, một chính sách mới về quản lý xã hội được áp dụng trái ngược hoàn toàn với chế độ cũ Việt Nam Cộng Hòa(VNCH) trước đó. Nếu VNCH là nền kinh tế thị trường tự do, thì sau 30/4/1975 là chế độ kinh tế bao cấp với dồn dân lập hợp tác xã, mọi sinh hoạt kinh doanh chỉ có nhà nước được kinh doanh, người dân không được phép buôn bán kinh doanh mọi lĩnh vực từ cây kim đến sợi chỉ, từ hạt gạo đến con cá, miếng thịt, cọng rau, tất tần tật, chỉ nhà nước là hợp pháp, người dân kinh doanh là bất hợp pháp.

Chưa hết, với chính sách "chia đất cho dân nghèo", tất cả các cánh đồng mẫu lớn trước đây của thời VNCH bị tịch thu đánh địa chủ và chia nhỏ cho nông dân, mỗi người trên 18 tuổi được 1 sào - ở miền Nam 1 sào bằng 1.000m2; ở miền Trung 1 sào bằng 650m2; ở ngoài vĩ tuyến 17 mỗi sào chỉ bằng 350m2!. Từ đó, không còn những cánh đồng cò bay thẳng cánh, chó chạy ngay đuôi để canh tác đúng nghĩa thời đại công nghiệp.

Vẫn chưa hết, mặc dù chia đất nhỏ lẻ cho dân nghèo, nhưng ruộng không phải của dân nghèo mà của hợp tác xã do nhà nước quản lý. Mỗi sáng nông dân chỉ việc ra đồng theo tiếng kẻng, trưa đánh kẻng về nhà, đầu giờ chiều đánh kẻng ra đồng và cuối giờ chiều đánh kẻng về nhà. Người nông dân được cán bộ hợp tác xã chấm công ghi điểm, nếu tôi nhớ không nhầm thì cứ 2 điểm được hợp tác xã trả công 1kg lúa. Cánh đồng tuy nhỏ lẻ, nhưng là của cha chung không ai chịu khóc, thế là nông dân không chịu làm việc, mà chỉ cần có mặt ghi điểm, rồi về. Vì có làm nhiều hay làm ít thì cũng bấy nhiêu lúa, phần còn lại là của nhà nước thu, mà đại diện là hợp tác xã.

0

0

0

0
Các loại tem phiếu thời bao cấp từ trước 30/4/1975 ở miền Bắc và sau 30/4/1975 ở miền Nam đến năm 1989!

Vẫn chưa hết, toàn bộ xã hội, người lớn từ 18 tuổi trở lên mỗi tháng chỉ được mua 100gram bột ngọt, 250gram cá hoặc thịt, 250gram muối ăn, 250gram đường, 15kg gạo, 4 người 1 lít nước mắm, 1 đơn vị chất đốt tính theo dầu hỏa hoặc than, hoặc củi theo tem phiếu và chấm hết! Nếu gia đình nào có nuôi gia súc, gia cầm thì đăng ký bán cho công ty lương thực tỉnh và được cấp một sổ lương thực để mua... cám heo về nuôi heo! Còn trẻ dưới 18 tuổi thì gạo chỉ được mua 10kg/tháng và dĩ nhiên các loại khác cũng giảm theo.

Cả nước chỉ có nhà nước độc quyền buôn bán và quyết định bao tử của người dân, mọi kinh doanh buôn bán của người dân đều bị cho là buôn lậu! Di chuyển từ huyện, quận này sang quận huyện khác trong một tỉnh nếu mang theo 5kg gạo, hoặc 500gram cà phê, hoặc 2 lít nước mắm, hoặc 2kg thịt cá, etc là buôn lậu và bị tịch thu!

Sau 1 năm cả nước đói vì sản lượng lúa giảm trầm trọng. Cả nước ăn cơm độn khoai, độn bắp. Đến 1980 cả nước trẻ em suy dinh dưỡng trầm trọng, mù vì suy dinh dưỡng, phù vì suy dinh dưỡng, lao vì suy dinh dưỡng, v.v... tràn khắp nông thôn thành thị. Người dân thà bỏ mình trên biển cả cho cá ăn hơn là sống trong một chế độ mà sống không bằng chết!

Và cuối cùng buộc phải từ bỏ chế độ bao cấp vì: Liên Sô hấp hối cắt viện trợ, Mỹ cấm vận, Trung Quốc đánh phía Bắc, Polpot đánh ở Tây Nam, nếu không từ bỏ chủ nghĩa xã hội thuần túy thì đảng cộng sản sẽ mất quyền cai trị.

Rồi điều gì đã xảy ra?

Khoảng 20:00 ngày 10 tháng 3 năm 1988, tôi đang trực cấp cứu tại BV Chợ Rẫy, GS Trịnh Kim Ảnh giám đốc BV vào với vẻ khẩn trương và ra lệnh: "sinh viên nội trú ngoại và nội đi cùng bác." Thế là chạy theo, sau đó là GS Nguyễn Khánh Dư phó GĐ phụ trách hệ ngoại, BS Lê Thị Thanh Thái trưởng khoa Nội tim mạch và BS Đặng Vạn Phước cùng đi ra nhà khách chính phủ - nhà chú Hỏa - ở góc đường Lý thường Kiệt và An Dương Vương cấp cứu chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng! Nhưng khi chúng tôi ra đến nơi thì ông đã tử vong.

Câu chuyện của ông cố chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là do miền Bắc đang đói, ông và bà Ba Thi đi cứu đói trong cơn mưa tầm tã phải chuyển gạo ở đồng bằng sông Cửu Long ra Bắc ở cảng Sài Gòn, về ông ăn tối xong ăn vài múi mít là ông bị lên cơn khó thở tím tái và tử vong, mà bây giờ vẫn còn bí ẩn!

Ngày 11 tháng 3 năm 1988, ông Võ Văn Kiệt được chủ tịch quốc hội Lê Quang Đạo thay mặt Ủy ban thường vụ quốc hội ký thông báo nhận chức quyền chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thay ông Phạm Hùng qua đời đột ngột. Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt có nhiều canh tân kinh tế, nhưng canh tân trong nông nghiệp thì là một vấn đề đau nhức cho đến hôm nay.

Sau 10 năm ngăn sông cấm chợ với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nạn đói hoành hành, chính phủ vội vã thi hành trồng lúa ngắn ngày, lập đê bao phá hủy cuộc sống chung với lũ của nông dân đồng bằng sông Cửu Long ngàn đời qua bị mất. Với 12.000km đê bao, người ta cho rằng sản lượng lương thực 18,5 triệu tấn/ năm, giảm được thiệt hại do lũ lụt hàng năm gần 4.000 tỉ đồng so với khi chưa có đê bao. Nhưng cũng từ đây, đồng bằng sông Cửu Long không còn phù sa vì đói lũ phải dùng phân hóa học. Lúa ngắn ngày 3 đến 4 vụ mỗi năm yếu kém sức khỏe và chất lượng, nên phải dùng thuốc tăng trưởng và thuốc trừ sâu hóa học mà người ta gọi với cái tên mỹ miều là "thuốc bảo vệ thực vật"! Một nền nông nghiệp bẩn bắt đầu từ đây.

Bàn tay của Trung Quốc trong nông nghiệp bẩn của Việt Nam?

Mãi đến năm 2001 thì khu phức hợp kinh tế Khí Điện Đạm Nam Côn Sơn mới bắt đầu xây dựng, trước đó, mọi nguồn cung cấp phân hóa học, thuốc trừ sâu và thuốc tăng trưởng thực vật hầu như nhập từ Trung Quốc với giá rẻ.

Tôi có bà bạn vong niên sinh năm 1954 ở Đà Nẵng, theo cha tập kết ra Bắc, 8 tuổi chị được tuyển chọn sang Trung Quốc học trường học sinh miền Nam ở Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc. Tốt nghiệp đại học Bắc Kinh ngành hóa công nghiệp. Từ năm 1986, chị là đại lý cấp I thuốc trừ sâu công nghiệp của Trung Quốc, và chị nói, hầu hết bạn bè chị cùng tốt nghiệp Hóa công nghiệp với chị là đại lý thuốc trừ sâu công nghiệp cho Trung Quốc cả ba miền Bắc Trung Nam.

Chưa hết, thuốc tăng trưởng thực vật và phân hóa học từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam từ giữa cuối thập niên 1980s đến nay cũng từ những học sinh được đào tạo từ Trung Quốc vào đầu thập niên 1960s! Và từ đó, một nền nông nghiệp bẩn ở Việt Nam hình thành.

Cũng từ những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc bắt đầu xây dựng 21 đập thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông làm khô hạn đồng bằng sông Cửu Long và nó bắt đầu ngập mặn, nhưng người ta đổ thừa do biến đổi khí hậu! Người Trung Quốc đã có chiến lược cai quản châu Á qua nguồn nước từ năm 1951, khi họ chiếm đầu nguồn và xâm lăng Tây Tạng.

< iframe allowfullscreen="" class="BLOG_video_class" height="266" src="https://www.youtube.com/embed/xGDBQmtbUkU" width="320" youtube-src-id="xGDBQmtbUkU" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; max-width: 100%;">< /iframe>
Hạn hán và xâm nhập mặc ở đồng bằng sông Cửu Long

Thượng nguồn sông Mê Kông bị chặn nước. Hạ nguồn sông Mê Kông bị nước biển xâm nhập vì thiếu nước thượng nguồn để đẩy nước biển tràn vào, thế là vùng đồng bằng sông Cửu Long ngập mặn. Nhưng vấn đề gay gắt nhất là nông nghiệp Việt bẩn từ Bắc chí Nam không thể chữa được, vì sau hơn 40 năm làm nông nghiệp bẩn tư duy của nông dân trở thành ăn xổi ở thì và nhiều nghi kỵ, khi ai đó đặt vấn đề làm nông nghiệp sạch để sản phẩm có giá trị gia tăng cao, để đời sống nông dân tốt hơn cả thế chất và tinh thần.

CÂU CHUYỆN UNG THƯ

Ngày 01/7/2001 tôi bỏ BV Chợ Rẫy ra mở Phòng khám đa khoa tư ở Thủ Đức, mỗi đêm đi về nhà ở quận 5 qua cầu Sài Gòn, tôi thường mua con cà cuống của các em bắt bằng vợt để về làm nước mắm cà cuống ăn, nhưng bây giờ cà cuống không còn nữa, kể cả đỉa cũng không còn trên đồng ruộng. Người ta bảo do đô thị hóa nên ruộng không còn, và cà cuống cũng biến mất, nhưng tại sao con đỉa cũng không còn trên ruộng đồng hiện nay?

Và cũng từ đó, tỷ lệ ung thư của người Việt Nam đứng đầu thế giới. Đi tìm nguyên nhân của nó từ đâu? Có phải chăng từ nền nông nghiệp bẩn? Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này.

Về chủ thể: Sau 10 năm bao cấp sau 30/4/1975 chính quyền đã sai lầm làm cả xã hội và chính quyền nghèo đói cùng kiệt, nên khi giải quyết đã quá cực đoan chuyển đổi sang lúa ngắn ngày, đắp đê bao làm cạn kiệt phù sa, sức đề kháng vật nuôi cây trồng và hậu quả là người nông dân phụ thuộc vào nền nong nghiệp bẩn.

Về khách thể: Trung Quốc đã nắm bắt thời cơ vàng để bán sản phẩm bẩn, và sử dụng nhân lực mà họ đào tạo từ thời chiến tranh Nam Bắc Việt để bẩn hóa nền nông nghiệp Việt Nam, đến bây giờ rất khó để thoát khỏi nông nghiệp bẩn trong cả tư duy và hành động từ nông dân đến thượng tầng kiến trúc chính trị nước nhà!

Tôi có cậu đàn em cũng là BS, cha mẹ cậu ấy rất dư dả, nhưng khi tôi đề nghị làm nông nghiệp sạch trên 5ha đất của ông ở Long An thì ông buông một câu xanh rờn: "Làm theo Trung Quốc tuy có bẩn và bị ép giá, nhưng có ăn liền, còn làm sạch theo cháu thì tuy có tốt và tiền nhiều hơn, không bị ép giá, nhưng để lấy được tiền chắc tao đã mồ xanh mả đẹp!" Tự bao giờ mà nông dân miền Nam có tư duy này?

GIẢI PHÁP

Sau 3 năm 5 tháng 15 ngày trong tù, tôi được đặc xá ra tù ngày 17/4/2020. Đến ngày 19/01/2021 tức 25 tháng Chạp năm Canh Tý 2020 tôi về sống với Má tôi ở Quy Nhơn. Đến ngày 14/4/2021, tôi tổ chức Gala "Tình Quê Xứ Nẫu" để chia tay Má và bạn bè trước khi tôi lên đường tái định cư Mỹ vào ngày 09/5/2021. Trong đêm Gala tôi có phát biểu về con người và đất nước Việt Nam cần gì?

Trăm năm tới hay ngàn năm nữa, nước Việt vẫn là nước nông nghiệp, mặc dù ai đó có nghĩ rằng phải "cong nghiệp hóa" thì nước Việt mới cất cánh. Nhưng với phát triển dân số, ô nhiễm môi sinh thì an ninh lương thực toàn cầu sẽ là vấn đề rất đáng quan tâm cho nông dân và đất nước Việt Nam, đặc biệt nông nghiệp sạch.

Trải qua 4 ngôi trường: trường học, trường lính, trường tù và trường đời, mà trường nào tôi cũng thuộc loại học sinh giỏi. Tôi đúc kết rằng:

"Người dân Việt và nước Việt cần cải tạo 2 lĩnh vực: phần xác là phải lo nông nghiệp sạch, phần hồn là phải lo giáo dục sạch!"
< iframe allowfullscreen="allowfullscreen" class="b-hbp-video b-uploaded" frameborder="0" height="266" id="BLOGGER-video-118177ec67e7ab2c-13080" mozallowfullscreen="mozallowfullscreen" src="https://www.blogger.com/video.g?token=AD6v5dw4F2fltnPsQKyJqn8LP7c1exIoJUXdWPFR8EG8XTVll7jGMesF3tXzJ2LSw_lggWXDLKcpILOrlAMsjKQrkfDrVqJW75J3ijZbamSsYrIM0NrxzlVzW00AMDmYdJzxQGw0Iy0H" webkitallowfullscreen="webkitallowfullscreen" width="320" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; max-width: 100%;">< /iframe>
Hai vấn đề cho Việt Nam hiện nay 

Nếu không lo được 2 vấn đề l;ớn trên thì tương lai nước Việt và dân Việt tăm tối hơn cả thời còn nô lệ ngoại bang. Tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới cũng chưa phải là đáng sợ, cái đáng sợ hơn là bị xóa sổ trên bản đồ thế giới vì lệ thuộc kinh tế chính trị Trung Quốc, thì ắt sẽ diệt vong, vì ai sang Trung Quốc cũng biết rõ rằng, sách giáo khoa phổ thông của họ dạy cho học sinh thì Việt Nam là một tỉnh của họ.

Ý tưởng có rồi, giải pháp cần chính quyền và người dân chung sức, chung lòng thực hiện.

                                                                                    Sài Gòn, 22:13' Wed, 25th October 2023

Ung thư Việt Nam tăng 9 bậc sau 2 năm, vì sao?2

THU HIẾN
THU HIẾN

TTO - 5 loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam trong năm 2020 bao gồm: ung thư gan chiếm tỉ lệ cao nhất (14,5%), tiếp đến là ung thư phổi (14,4%), ung thư vú (11,8%), ung thư dạ dày (9,8%) và ung thư đại trực tràng (9%).

Ung thư Việt Nam tăng 9 bậc sau 2 năm, vì sao? - Ảnh 1.

Chữa trị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh: THU HIẾN

Người dân chú ý đến việc ăn uống điều độ, đầy đủ các thành phần như đạm, chất xơ, đường, mỡ, vitamim, giảm stress... Lựa chọn sử dụng thực phẩm sạch, tránh các thực phẩm ngâm với hóa chất vì khi sử dụng lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh ung thư nhất, tiếp đến là rượu, bia.

Bác sĩ ĐỖ VĂN LIÊM

Mới đây, tại Hội nghị Khoa học phòng chống ung thư thường niên lần thứ 9 đã báo cáo về số liệu mới nhất từ Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) 2020, theo đó tỉ lệ mắc ung thư mới của Việt Nam đã tăng lên 9 bậc xếp thứ 90/185 quốc gia, từ 165.000 ca mới vào năm 2018 tăng lên 182.000 ca mới vào năm 2020, và tỉ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc xếp 50/185 sau 2 năm.

Theo các chuyên gia y tế, ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều bệnh nhân ung thư rơi vào tình trạng nặng hơn do các biện pháp phòng chống dịch như giãn cách xã hội, phong tỏa, sụt giảm về kinh tế... Dự đoán trong những năm tới, các loại ung thư sẽ có sự thay đổi.

Ung thư gan chiếm tỉ lệ cao

Theo Globocan, có 5 loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam trong năm 2020 bao gồm: ung thư gan chiếm tỉ lệ cao nhất (14,5%), tiếp đến là ung thư phổi (14,4%), ung thư vú (11,8%), ung thư dạ dày (9,8%) và ung thư đại trực tràng (9%).

TS Trần Tuấn Thành - đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - cho biết Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỉ lệ bệnh nhân mắc viêm gan B cao. Ước tính những năm gần đây Việt Nam có 12 - 16% dân số nhiễm HBV (virus viêm gan B), tỉ lệ nhiễm ở Hà Nội và TP.HCM khoảng 10 - 14%, một số vùng nông thôn có tỉ lệ nhiễm cao lên đến 18 - 20%. 

Dự đoán đến năm 2025, Việt Nam có 60.000 bệnh nhân xơ gan, 25.000 bệnh nhân ung thư gan và 40.000 trường hợp tử vong.

TS Phạm Hùng Vân - chủ tịch Hội Vi sinh lâm sàng TP.HCM - cho biết sở dĩ ung thư gan chiếm tỉ lệ cao do yếu tố di truyền từ thế hệ những năm 1960 trở về trước, lúc này tỉ lệ người Việt Nam mắc bệnh về gan rất cao và đến nay các thế hệ sau đã lớn tuổi nhiều người phát triển thành ung thư gan. Trong vài chục năm nữa, tỉ lệ người mắc bệnh gan sẽ giảm.

Ngoài ra, một số các yếu tố tác động đến việc gia tăng bệnh nhân ung thư như: Việt Nam đang trong thời kỳ già hóa dân số, tuổi càng cao thời gian tiếp xúc với các yếu tố càng dài làm tăng tỉ lệ mắc ung thư; dân số tăng dẫn đến số người mắc và tử vong do ung thư tăng; rượu, bia, thuốc lá, ăn uống không hợp lý, nhận thức của người dân đã tốt hơn trong việc tầm soát và phát hiện sớm bệnh ung thư...

Theo dự báo của TS Vân, trong những năm tới ung thư gan sẽ giảm do người dân đã có nhận thức và tiêm ngừa vắc xin phòng ngừa HBV đầy đủ, viêm gan C đã có thuốc điều trị hẳn. Ung thư phổi, ung thư vú là nhóm có nguy cơ tăng cao do vấn đề về vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường, rượu, bia, thuốc lá...

Dịch COVID-19 gián đoạn khả năng điều trị

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2021 là năm mà cả thế giới đã vượt qua một ngưỡng mới nghiêm trọng hơn khi ước tính đã có khoảng 20 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, đã có 10 triệu người đã tử vong. Đại dịch COVID-19 lại càng tác động xấu hơn đối với việc chăm sóc bệnh nhân ung thư. Dự báo những con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong những thập niên tới.

WHO đã tiến hành khảo sát trên nhiều nước cho thấy 77,5% bệnh nhân ung thư bị gián đoạn hoặc chậm trễ điều trị trong thời gian dịch bệnh. Việc gián đoạn này trải dài từ giai đoạn chẩn đoán, điều trị đến tái khám và ảnh hưởng đến tất cả các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, chăm sóc giảm nhẹ...

Tại TP.HCM, theo ghi nhận tại các bệnh viện như Bệnh viện TP Thủ Đức, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM..., sau các đợt giãn cách xã hội, các nơi này đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân ung thư đến khám trong tình trạng nặng; nhiều bệnh nhân có khối u phát triển đã xâm lấn nội tạng, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ - trưởng khoa ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) - cho biết tại Việt Nam chưa có thống kê chính thức nhưng có thể thấy khi dịch bùng phát tình trạng bệnh nhân ngại đi khám bệnh, một số bệnh viện lớn bị phong tỏa do dịch bệnh, các thuốc đặc trị nhất là các thuốc nhập khẩu đôi khi bị thiếu hụt, hàng loạt cơ sở kinh doanh ngừng hoạt động... đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng điều trị và tuân thủ của bệnh nhân.

Cách giải quyết tốt nhất là tạo mạng lưới y tế đồng đều tại tất cả các tỉnh thành, tránh tập trung quá đông bệnh nhân tại các thành phố lớn. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có thêm nhiều chọn lựa, hạn chế tối đa việc đứt gãy việc điều trị như các đợt bùng phát dịch COVID-19 vừa qua.

Bác sĩ Đỗ Văn Liêm - trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho biết đối với người có sức khỏe bình thường, nếu không có gì bất thường nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần. 

Để hạn chế được căn bệnh ung thư, chúng ta phải xây dựng và duy trì một lối sống lành mạnh không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, các thực phẩm hun khói, duy trì cân nặng hợp lý, ăn nhiều rau quả xanh, xây dựng thói quen khám sức khỏe tầm soát định kỳ nhằm phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

Tầm soát sức khỏe đúng nơi

TS Trần Quốc Việt, phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175, cho biết đến nay ngành y tế Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc tầm soát sức khỏe hoặc khuyến cáo rõ ràng về độ tuổi, giai đoạn tầm soát.

Chi phí để tầm soát sức khỏe định kỳ phần lớn tại các cơ sở y tế tối thiểu là 1 triệu đồng, mức chi phí khoảng 2 - 3 triệu đồng là người dân có thể tầm soát phát hiện sớm những loại bệnh cơ bản. Sau đó tùy theo kết quả khám tầm soát và điều kiện mà người bệnh sẽ được tầm soát theo yêu cầu khám kỹ hơn để tìm ra các bệnh lý, điều trị kịp thời.

"Nhiều đơn vị hiện nay lạm dụng kiểm tra sức khỏe định kỳ, tư vấn để bệnh nhân làm các dịch vụ kỹ thuật không cần thiết, vượt quá khả năng kinh tế của người đến khám. Nhiều bệnh nhân bị "vẽ" bệnh dẫn đến tiền mất tật mang, do đó người dân cần chú ý đến việc lựa chọn các cơ sở uy tín đề tầm soát", bác sĩ Việt cho biết.

Cứ 100 người Việt có khoảng 3 người mang đột biến ung thư di truyềnCứ 100 người Việt có khoảng 3 người mang đột biến ung thư di truyền

TTO - Kết quả nghiên cứu trên 1.165 người Việt của Viện Di truyền y học (TP.HCM) cho thấy ở nhóm người không có tiền căn ung thư, tỉ lệ mang đột biến ung thư di truyền là 2,6%, tức cứ 100 người sẽ có khoảng 3 người mang đột biến ung thư di truyền.




Mô hình ung thư ở Việt Nam khác các nước thế nào

Ba loại ung thư thường gặp ở Việt Nam là phổi, gan, dạ dày, là những bệnh lý thường tiên lượng rất xấu, tỷ lệ tử vong cao hơn so với các nước.

Quá khiep so TQ trung phatVN phai nhap khau thực phẩm 'bẩn' có nguồn gốc Trung Quốc cho dan an


Táo nhiễm độc, sữa có chất gây ung thư, quẩy gây teo não… có nguồn gốc từ Trung Quốc là những loại thực phẩm khiến người tiêu dùng kinh hãi trong thời gian qua.

Táo nhiễm độc, sữa có chất gây ung thư, quẩy gây teo não…có nguồn gốc từ Trung Quốc là những loại thực phẩm khiến người tiêu dùng kinh hãi trong thời gian qua.

Hơn 10 tấn gà loại thải Trung Quốc vào Hà Nội mỗi ngày

Ngày 26/7, ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, cho biết, hiện mỗi ngày có khoảng hơn 10 tấn gà loại thải của Trung Quốc được đưa về tiêu thụ ở chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (huyện Thường Tín, Hà Nội). Đây là gà già, còn tồn dư kháng sinh, hormon... không đảm bảo chất lượng.

Gà 30 ngàn đồng/kg tại chợ cầu Lủ (Ảnh: VietNamNet)

Theo ông Đăng, lượng gia cầm bán ra ở chợ Hà Vỹ khoảng 70.000 con/ngày, trong đó gà loại thải của Trung Quốc chiếm hơn chục tấn. Gà loại thải dân Trung Quốc không ăn, mà sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, nhưng dân mình cứ “chén”, nhất là phục vụ làm phở. Gà loại thải mua ở Trung Quốc chỉ từ 6.000 – 7.000 đồng/kg, nhưng về Việt Nam bán với giá tới 25.000 – 30.000 đồng/kg.

Trước đó, trên địa bàn Hà Nội cũng xuất hiện loại thịt gà 30 ngàn đồng/kg (đã thịt). Chợ bán loại gà này là ở khu vực cầu Lủ (Kim Giang, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Cơ quan chức năng cũng đặt nghi vấn nguồn gốc của mặt hàng này có thể là từ Trung Quốc bởi trong năm qua họ đã tiêu hủy rất nhiều gà giá siêu rẻ không có giấy tờ được nhập lậu về từ Trung Quốc.

Quẩy gây teo não

Trước đó, người dân ở Vũ Hán (Trung Quốc) cũng đang phải từ bỏ món quẩy rán vì có thông tin tinh quẩy pha vào bột làm chiếc quẩy nở to, giòn đẹp, đậm đà… nhưng gây teo não. Tinh quẩy được đóng trong các túi nilon trắng trông như bột mì, thành phần gồm: Sodium bicarbonate (NaHCO3), Ammonium aluminium sulfate anhydrous (NH4Al(SO4)2.12H2O), Canxi cacbonat, Cacbonat natri và tinh bột giúp bánh quẩy nở, tiết kiệm dầu rán, ăn ngon hơn.

Tinh quẩy độc hại tại khu chợ Đông Môn ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Ammonium aluminium sulfate anhydrous là hóa chất làm thuốc nhuộm, mạ đồng, trong đó có chất alum. Chất này nếu làm phụ gia thực phẩm thì sẽ tích lại vĩnh viễn trong cơ thể, lâu dài sẽ gây teo não, lãng quên, ảnh hưởng đến trí lực, dẫn đến chứng Alzheimer người già… Ngoài ra, tinh quẩy còn chứa ion nhôm - nguyên nhân chính gây nhiều chứng bệnh về não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

GS Trần Hồng Côn (ĐH Khoa học Tự nhiên, Hà Nội) cho biết trên Gia đình & xã hội, để sản xuất quẩy, bánh bao, bánh bích quy…, các cơ sở sản xuất trong nước cũng thường sử dụng men vi sinh NaHCO3, NH4HCO3 và bột nở (còn gọi là bột khai vì có mùi rất khai) trộn cùng bột mì. “Nếu dùng bột khai, bột nở đúng tiêu chuẩn thì không việc gì”, GS.TS Trần Hồng Côn cho biết.

Sữa Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Một hãng sữa của Trung Quốc vừa bị buộc phải tạm ngưng sản xuất sau khi nhà chức trách nước này phát hiện một chất gây ung thư trong loại sữa bột dành cho trẻ em của công ty. Một quan chức Trung Quốc hôm 23/7 cho biết, chất aflatoxin được tìm thấy trong 5 lô hàng của nhãn hàng Nanshan Bywise sản xuất từ tháng 7 đến tháng 12/2011, đang được bán ở Quảng Châu.

Aflatoxin là một chất độc, nếu hàm lượng thấp thì không gây tác hại, nhưng ở liều cao sẽ trực tiếp gây ra ung thư, đặc biệt là ung thư gan. Aflatoxin sinh ra do nấm mốc tồn tại trên cỏ, rơm mà bò sữa ăn phải sau đó nhiễm vào sữa.

Táo Trung Quốc nhiễm độc

Táo Fuji đẹp, giòn, ngọt xuất xứ Yên Đài, Trung Quốc rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Tuy nhiên, vừa qua, thông tin loại táo này trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng đã nhanh chóng quay lưng. Được biết, chất bột trong các bọc nhựa kia chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen).

Những trái táo Yên Đài rất bắt mắt

Tháng 3/2012, cơ quan chức năng ở Trung Quốc đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Tuy nhiên một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.

Những lo ngại của người dân không phải là không có cơ sở. Nhận xét về công nghệ bọc táo từ khi còn non ở trên cây đến khi thu hoạch ở Trung Quốc, GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ trên báo Giadinh.net: “Công nghệ bọc kín quả khi quả còn non ở trên cây để tránh sâu bệnh (bằng màng phủ trên bề mặt, bằng các loại chất dẻo) là một trong những công nghệ bảo quản hoa quả tiên tiến hiện nay.

Tuy nhiên, công nghệ bảo quản này sẽ không gây độc hại cho người nếu được nghiên cứu và kiểm duyệt quy trình chặt chẽ. Có những thuốc bảo vệ thực vật được các cơ quan chức năng cho phép, khi sử dụng đúng liều lượng và không ngấm sâu vào quả mà chỉ bảo vệ bề ngoài, trước khi ăn ngâm rửa và gọt vỏ thì sẽ không độc”, TS Thịnh cho biết.

L. Hiếu (Tổng hợp)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
[24.07.2024 18:44]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
TÌM BẠN: NỮ SINH VIÊN ĐẠI HỌC MONTREALTÌM BẠN TRAI [NEW]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 295 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 199 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 191 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 160 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 159 lần]
TÌM BẠN: NỮ SINH VIÊN ĐẠI HỌC MONTREALTÌM BẠN TRAI [Đã đọc: 16 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.