Cán bộ biên phòng hỏi thăm sức khỏe của ngư dân Huỳnh Văn Hoanh (43 tuổi, chủ tàu kiêm máy trưởng) bị gãy tay phải - Ảnh: T.M.
Như Tuổi Trẻ online thông tin trước đó, ngày 29-8, ngư dân trên tàu QNg 90495 TS đã trình báo biên phòng việc bị tàu nước ngoài tấn công tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khi vừa về đến cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi.
Vụ việc xảy ra ngày 28-8, khiến một người bị gãy tay, một người bị chấn thương vùng đầu và nhiều ngư cụ, trang thiết bị hư hại.
Theo trình báo và lời kể của ngư dân, khi tàu cá đang di chuyển từ đảo Phú Lâm đến bãi Xà Cừ thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị một tàu nước ngoài xịt vòi rồng và thả ca nô áp sát.
Sau 10 tiếng, tàu nước ngoài này mới chịu rời đi. Một tàu nước ngoài khác tiến lại gần và đề nghị các ngư dân trên tàu cá Việt Nam lên tàu để cứu chữa. Tuy nhiên do người bên tàu này cầm vũ khí, ngư dân sợ bị bắt nên đã từ chối.
Bà Hằng nhắc lại việc Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
"Việt Nam phản đối mọi hành vi sử dụng vũ lực đối với các tàu cá của Việt Nam hoạt động bình thường trên biển, đe dọa đến tính mạng và an toàn cũng như gây thiệt hại về tài sản và lợi ích của ngư dân, trái với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982", đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam: chiến thuật “rung cây dọa khỉ”?
2023.08.30

Hôm 29 tháng 8, 2023, truyền thông Việt Nam đồng loạt đăng tin tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 4201 bắn vòi rồng vào tàu cá QNg 90495TS khiến hai ngư dân bị thương. Trong đó, chủ tàu Huỳnh Văn Hoanh, 43 tuổi, bị gãy tay phải và một ngư dân khác là Huỳnh Văn Tiến bị chấn thương vùng đầu. Trong khi đó, một tàu Việt Nam mang ký hiệu Ly Son 62908 đã vờn nhau với tàu Hải cảnh Trung Quốc CCG 4201 tại khu vực đảo Tri Tôn từ 19 tháng 8, 2023 đến nay.
Theo hình ảnh mà chủ tàu QNg 90495TS cung cấp, tàu của họ bị Hải cảnh Trung Quốc CCG 4201 tấn công. Họ nói cuộc tấn công xảy ra khi họ đang di chuyển từ đảo Phú Lâm (Woody island) đến bãi Xà Cừ (Observation bank) thuộc khu vực Hoàng Sa.
Vị trí của đảo Phú Lâm (Woody island) và Bãi Xà Cừ (Observation Bank) ở quần đảo Hoàng Sa (Ảnh: Google Map, RFA chú thích.)
Theo dữ liệu AIS mà RFA ghi nhận từ Marine Traffic, vào thời điểm tấn công tàu cá Việt Nam, ngày 29 tháng 8, tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu Chinacoastguard 4201 đang ở khu vực giữa quần đảo Hoàng Sa. Trao đổi với RFA, ông Raymond Powell, Giám đốc Trung tâm đổi mới An ninh quốc gia Gordion Knot tại Đại học Stanford và là cựu quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, vị trí này trùng khớp với báo cáo của chủ tàu cá QNg 90495TS về vị trí họ bị tấn công.
Theo RFA ghi nhận từ dữ liệu Marine Traffic, từ ngày 19 tháng 8, 2023 đến nay, có một tàu Việt Nam mang số hiệu Ly Son 62908 đã di chuyển liên tục xung quanh khu vực đảo Tri Tôn, nơi Trung Quốc đang xây dựng một công trình mới mà một số chuyên gia cho là đường băng quân sự. Từ hôm 19 tháng 8, 2023 đến nay, tàu Hải cảnh Trung Quốc CCG 4201 đã liên tục vờn nhau cùng với tàu Ly Son 62908. Có thời điểm, hai con tàu này di chuyển cách nhau chỉ khoảng 300 mét.
Ngày 25/8/2023, ở khu vực đảo Tri Tôn, có thời điểm hai tàu Ly Son 62908 và hải cảnh Trung Quốc CCG 4201 chỉ cách nhau khoảng 300 mét (Marine Traffic / RFA)
Đến ngày 27 tháng 8, tàu CCG 4201 đã rời khỏi khu vực đảo Tri Tôn, chạy ngược lên phía đông bắc, đến khu vực giữa quần đảo Hoàng Sa. Đến ngày 29 tháng 8, tại đây xảy ra vụ việc tàu CCG 4201 này tấn công tàu cá Việt Nam như đã nói ở trên.
Sau khi tấn công tàu QNg 90495TS, tàu hải cảnh CCG 4201 quay trở lại khu vực đảo Tri Tôn và tiếp tục vờn nhau với tàu Ly Son 62908. Hiện nay, hai con tàu này vẫn đang chạy gần nhau ở khu vực đảo Tri Tôn.
Trên dữ liệu AIS, tàu Ly Son 62908 được ghi là “không được phân loại” (unspecified). Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Trường Đại học Luật Tp. HCM nói rằng không thể xác định được tàu này thuộc loại nào, trừ khi có thể thấy trên thực địa. Bởi lẽ trong nhiều trường hợp, tàu chấp pháp của Việt Nam ẩn danh khi làm nhiệm vụ.
Ông Raymond Powell trao đổi với RFA rằng ông nghĩ tàu Ly Son 62908 là một tàu dân quân biển cỡ nhỏ của Việt Nam. Chiếc tàu đánh cá QNg 90495TS đã đi xa hơn về phía đông so với các tàu an ninh Việt Nam (cảnh sát biển hoặc dân quân) thường đi. Ông nói mặc dù Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, hiếm khi nước này cử tàu an ninh vào khu vực giữa quần đảo này. Ông nói: “Trên thực tế, tôi chưa từng thấy họ làm điều đó bao giờ.”
Sự kiện này xảy ra chỉ cách chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hà Nội hơn 10 ngày (dự kiến ngày 10/9/2023). Nó xảy ra hơn 3 tuần sau sự kiện tàu Philippines bị tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công bằng vòi rồng khi đi tiếp tế cho lực lượng đồn trú ở Bãi Cỏ Mây hôm 5 tháng 8.
Trả lời phỏng vấn RFA, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương ở Đại học UNSW Canberra, Úc, cho rằng sự kiện tấn công bằng vòi rồng đối với tàu Philippines hôm 5 tháng 8 và cuộc tấn công bằng vòi rồng với tàu cá Việt Nam hôm 29 tháng 8 là khác nhau về tính chất. Cuộc tấn công nhắm vào Philippines hôm 5 tháng 8 nằm trong bối cảnh Trung Quốc từ lâu muốn đẩy Philippines ra khỏi Bãi Cỏ Mây mà Philippines kiểm soát. Đồng thời, hành động này nằm trong bối cảnh Philippines đã thay đổi lãnh đạo và chính sách đối với Mỹ lâu nay. Còn cuộc tấn công nhằm vào tàu cá Việt Nam hôm 29 tháng 8 nằm trong một bối cảnh khác trong quan hệ Việt Trung. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nói lâu nay, mỗi khi tàu cá Việt Nam bị tấn công thì báo chí Việt Nam đều có đăng tin. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Phương lưu ý thêm là lần này tần suất đăng tin nhiều hơn, nhanh hơn, bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, và nêu rõ đó là Trung Quốc thay vì cách nói thường thấy là “tàu nước ngoài”. Điều đó chứng tỏ ở đây có một thông điệp gì đó. Ông Nguyễn Thế Phương cho rằng có thể diễn giải động thái đưa tin này có thể là thông điệp cho thấy vì sao Việt Nam và Mỹ nên xích lại gần nhau hơn. Nếu Việt Nam và Hoa Kỳ sắp tới nâng quan hệ lên thẳng “Đối tác chiến lược toàn diện” thay vì chỉ là “Đối tác chiến lược” thì đó cũng là điều dễ hiểu.
Nhà nghiên cứu Hoàng Việt chỉ ra rằng những hành động gây hấn của Trung Quốc đã thể hiện mạnh mẽ hơn từ sau khi Tổng thống Joe Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm hồi tháng 3 và sau đó Việt Nam đón Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken: Trung Quốc liên tục cho tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Ông dự đoán rằng quan hệ Việt Trung trên Biển Đông sắp tới sẽ xuất hiện thêm nhiều căng thẳng nữa. Cho dù Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện” hay chỉ là “Đối tác chiến lược” thì các động thái theo chiến thuật “rung cây dọa khỉ” như vậy của Trung Quốc sẽ vẫn tiếp diễn.
Quản lý kiểu CSBK: Nếu không tận dụng tốt 'mặt tiền' biển Đông, Việt Nam sẽ thua Lào, Campuchia
Dù có lợi thế về cảng biển nhưng lĩnh vực logistics trong nước, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Bộ, còn nhiều điểm nghẽn. Trong khi, Lào và Campuchia đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này.
Khu vực Đông Nam Bộ hiện có gần 18.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics, chiếm 46% trong tổng số doanh nghiệp logistics và đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa cả nước.
Tuy nhiên, tại "Diễn đàn liên kết phát triển logistics - Động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ", do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều 8/9, ông Đặng Vũ Thành, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, cho rằng ngành logistics khu vực vẫn gặp phải vấn đề liên quan tới tính đồng bộ.
Đơn cử, ông Thành đang làm việc ở công ty cung cấp dịch vụ logistics, công ty có một cảng thuộc địa bàn TP.HCM, đối diện là cảng thuộc Đồng Nai và bên cạnh là cảng thuộc tỉnh Bình Dương.
Thế nhưng, chính sách phí giữa 3 cảng lại khác nhau. TP.HCM thu phí hạ tầng còn Đồng Nai, Bình Dương lại không thu. Như vậy, ngay trong câu chuyện chính sách đã có độ vênh, từ đó tác động tới thị trường ngành logistics.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, cho hay, các doanh nghiệp logistics đã đầu tư khá tốt về hạ tầng và công nghệ. Tuy nhiên, họ không thể kết nối hạ tầng giữa các tỉnh, thành trong vùng, giữa khu sản xuất chế biến, khu công nghiệp với cảng, sân bay và giữa vùng với các thị trường.
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập (Bộ Công Thương), ông Trần Thanh Hải lấy ví dụ về Lào và Campuchia, những quốc gia láng giềng này đang nỗ lực lớn trong đầu tư đẩy mạnh logistics.
Đơn cử, Lào là nước không có biển, vốn là vùng trũng về logistics. Tuy nhiên, sự thay đổi của Lào thấy rõ khi họ có tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc. Nó trở thành tuyến đường sắt trung tâm của Đông Nam Á, tương lai kết nối với Thái Lan, hướng ra phía biển, đưa Lào trở thành trung tâm logistics của khu vực.
Trong khi, Campuchia có lượng lớn hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh lớn tại cảng khu vực Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, nước bạn đang đẩy mạnh khai thác cảng Sihanoukville và các tuyến đường thuỷ khác để tự chủ trong logistics, vận chuyển hàng hoá.
"Việt Nam có mặt tiền biển Đông, nếu không tận dụng tốt được các yếu tố thì sẽ mất hết các lợi thế trong ngành logistics. Khu vực cảng biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng vậy", ông Hải lưu ý.
Về phía địa phương, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thừa nhận, trình độ phát triển của các dịch vụ logistics tại địa phương vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một trung tâm quan trọng về vận tải biển và cả vận tải đa phương thức.
Đơn cử, hệ thống dịch vụ kho bãi, trung tâm logistics sau cảng chưa theo kịp xu thế; thiếu các dịch vụ logistics... Đây là các điểm nghẽn tỉnh cần sớm có giải pháp tháo gỡ.
Trong tương lai, ngành dịch vụ vận tải, logistics tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tăng trưởng mạnh cùng với việc hình thành các tuyến giao thông quan trọng nối liền khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Khi hoàn thành, sân bay quốc tế Long Thành đi Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ khoảng 30km.
Theo vị chủ tịch tỉnh, địa phương định hướng phát triển khu vực dọc sông Cái Mép - Thị Vải đến cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu - đường vành đai 4 thành vùng công nghiệp - dịch vụ - đô thị cảng biển, tập trung các trung tâm logistics, khu thương mại tự do, cảng cạn cung cấp dịch vụ vận tải kho bãi gắn với hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành.
