Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười một 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30      
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 19
 Lượt truy cập: 23833521

 
Tin tức - Sự kiện 28.11.2023 13:49
TQ ra lệnh cho VN giữ vững đường lối XHCN và triệt để tôn thờ lý tưởng CS của Mao chủ tịchtrong khi TQ chiếm biển chiếm đất
20.08.2023 08:55

Biển Đông: TQ vừa kêu gọi VN 'giữ vững lý tưởng cộng sản', vừa quân sự hóa đảo Tri Tôn

18 tháng 8 2023

Vương Nghị

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, ông Vương Nghị, đã trực tiếp kêu gọi Việt Nam chia sẻ hệ tư tưởng với nước mình khi ông thúc giục Hà Nội chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh và chống lại 'sự can thiệp' của các thế lực bên ngoài, theo SCMP.

Là láng giềng với cùng hệ tư tưởng, "hai bên nên chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của mối quan hệ ở tầm cao mới", ông Vương Nghị nói với Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hôm thứ Tư.

"[Chúng ta nên] cùng bảo vệ an ninh của chế độ và thể chế, đồng thời cùng nhau duy trì tư tưởng và niềm tin của Đảng Cộng sản và các định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng," bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Vương Nghị.

Đồng thời, Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ với "các nước Asean, bao gồm Việt Nam... để chống lại sự can thiệp mang tính khiêu khích của các thế lực nước ngoài, duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông và trong khu vực".

Trung Quốc và 10 thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (Asean) dự kiến sẽ nối lại các cuộc đàm phán cho một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông tại Manila vào tuần tới.

Cả Philippines và Việt Nam đều chỉ trích mạnh mẽ các khẳng định về chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trung Quốc đưa tin rằng tại cuộc họp, ông Quang tái khẳng định 'tầm quan trọng không thể so sánh được và tính chất đặc biệt' của Trung Quốc với Việt Nam, và rằng mối quan hệ giữa hai bên 'luôn luôn là ưu tiên hàng đầu' của Hà Nội.

"Việt Nam phản đối và cảnh giác trước các thế lực nước ngoài và sẽ tăng cường mối quan hệ cấp cao với Trung Quốc để làm sâu sắc thêm sự hợp tác thực chất trên mọi lĩnh vực," ông Quang được dẫn lời, cho hay.

Ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc của Trung Quốc vào tháng Mười, Trung Quốc đã trải thảm đỏ cho ông Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà ông Tập Cận Bình tiếp đón, sau khi ông Trọng đảm nhận nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ trên cương vị tổng bí thư ĐCSVN.

Có đồn đoán rằng ông Tập Cận Bình sẽ thăm 'đáp lễ' Việt Nam trong những tháng tới.

Trung Quốc quân sự hóa đảo Tri Tôn gần Việt Nam

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn đang khẩn trương tiến hành các hoạt động quân sự hóa trên đảo Tri Tôn - hòn đảo cực tây trong quần đảo Hoàng Sa chiến lược của Biển Đông và là hòn đảo gần Việt Nam nhất, theo The Drive.

Chỉ trong vài tuần qua, Trung Quốc đã bắt đầu xây một công trình có vẻ là đường băng trên đảo này.

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy các công trình mới trong giai đoạn khởi công, nhưng tốc độ xây dựng rất gấp gáp. Đường băng này mới chỉ được xây cách đây vài tuần. Hình ảnh vệ tinh của Planet Labs hồi giữa tháng Bảy còn chưa thấy các hoạt động xây dựng này.

Ngoài đường băng, còn có một nhà máy xi măng, cũng chỉ mới xuất hiện tháng trước.

Trước đây, tiền đồn này của Trung Quốc chỉ có một trạm quan sát với hai mái vòm và một số lá cờ của nước này. Hòn đảo này trước đây được dùng như một bến cảng nhỏ và sân bay cho trực thăng.

Đường băng hiện mới chỉ dài khoảng 0,6 km, chiều rộng khoảng 0,01 km, tức là vừa ngắn vừa hẹp. Đường băng này có thể dùng cho các cuộc hạ cánh và cất cánh ngắn của máy bay phản lực cánh quạt và máy bay hạng nhẹ.

Nó cũng có thể được dùng để triển khai các drone loại có độ cao trung bình và thời gian bay trung bình/dài. Có khả năng đường băng này sẽ được tiếp tục mở rộng. Nhưng với diện tích khiêm tốn của hòn đảo thì đường băng này khó có thể dài hơn 0,9 km nếu không bồi đắp thêm để mở rộng hòn đảo.

Là một nhóm khoảng 30 đảo và hơn 100 rặng san hô, bãi ngầm, và các thực thể khác, quần đảo Hoàng Sa là nơi Trung Quốc tập trung tiến hành quân sự hóa trong các năm gần đây. Nước này đã cho mở rộng quy mô và phạm vi của các công trình ở Hoàng Sa nhằm tăng cường năng lực và sự hiện diện bao trùm của mình trên Biển Đông.

Đảo Tri Tôn chụp từ vệ tinh năm 2015

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Đảo Tri Tôn chụp từ vệ tinh năm 2015

Mặc dù đường băng trên đảo Tri Tôn chỉ mới ở giai đoạn đầu, nhưng quy mô xây dựng cho thấy có khả năng sẽ còn nhiều công trình nữa để biến nơi này thành một tiền đồn quan trọng.

Đặc biệt, việc thiết lập các hệ thống tên lửa đất đối không và đất đối đất ở đây, cùng với các thiết bị giám sát, sẽ cho phép Trung Quốc tăng cường thêm một lớp chống xâm nhập rất gần với Việt Nam.

Chỉ cách đất liền Việt Nam 150 dặm, quân đội Trung Quốc sẽ không chỉ có thể liên tục giám sát các hoạt động quân sự của Việt Nam, bao gồm cả các máy bay chiến đấu tầm xa Su-30 Flanker, mà còn củng cố và mở rộng khả năng chống xâm nhập của mình vượt ra khỏi đảo Tri Tôn và vào lãnh thổ Việt Nam.

Thậm chí các hoạt động drone từ đảo này cũng cho phép các hệ thống giám sát tự động các hoạt động giữa đảo Tri Tôn và bờ biển Việt Nam ở phía tây và phía nam, theo The Drive.



Ai sẽ giúp Việt Nam nếu bị Trung Quốc uy hiếp trực tiếp trên Biển Đông?

Diễm Thi, RFA
2023.08.10
sharethis sharing button
Ai sẽ giúp Việt Nam nếu bị Trung Quốc uy hiếp trực tiếp trên Biển Đông?Tàu Cảnh sát biển Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc bám theo gần giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông hôm 14/5/2024
 Reuters

Hôm 5 tháng 8 năm 2023, tàu hải cảnh Trung Quốc đã phun vòi rồng vào các tàu Philippines chở hàng tiếp tế cho toán thủy quân lục chiến đồn trú trên chiếc tàu mắc cạn trên Bãi Cỏ Mây. Phía Philippines tố hành động của Trung Quốc là nguy hiểm và phi pháp. Phía Trung Quốc tố ngược lại là Philippines đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, đã không thực hiện lời hứa trục kéo chiếc tàu mắc cạn ra khỏi bãi ngầm.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines lên án mạnh mẽ các hành động nguy hiểm của Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc và nhận được sự ủng hộ từ Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Đức và Canada. Trong một tuyên bố vào ngày 5 tháng 8 năm 2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định nước này sát cánh cùng đồng minh Philippines và khẳng định “một cuộc tấn công vũ trang nhắm vào các tàu công vụ, máy bay và lực lượng vũ trang của Philippines, sẽ kích hoạt các cam kết phòng thủ chung theo điều IV Hiệp ước phòng thủ chung của Mỹ và Philippines năm 1951”.

Hồi tháng 5 vừa qua, Hoa Kỳ đưa ra bản “Hướng dẫn phòng thủ song phương” với Philippines, trong đó ghi cụ thể rằng các cam kết theo hiệp ước song phương sẽ được kích hoạt nếu một trong hai bên bị tấn công ở trong chính Biển Đông và kể cả khi các tàu tuần duyên bị nhắm mục tiêu.

Vụ việc vừa xảy ra tại bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu tiếp tế Philippines làm dấy lên câu hỏi, nếu Việt Nam bị Trung Quốc ức hiếp với hành động tương tự thì quốc gia nào sẽ đứng về phía Việt Nam, ủng hộ Việt Nam chống lại Trung Quốc?

Nếu Việt Nam có quan hệ đồng minh với một nước nào đó thì chắc chắn lúc đó họ mới giúp Việt Nam bằng cách can thiệp trực tiếp bằng quân sự. Hiện Việt Nam không có quan hệ đồng minh với ai cả. - Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore, nêu nhận định của ông với RFA:

"Việt Nam lúc này không có đồng minh, vì Việt Nam có tuyên bố "4 không, 1 tùy". Nhưng nếu có nguy cơ chiến tranh, Việt Nam sẽ xem xét và có thể chọn đồng minh. Trung Quốc có thể đánh Việt Nam, vì Trung Quốc muốn chiếm biển Đông. Nếu vậy, Việt Nam có thể có đồng minh từ những nước bè bạn trong khu vực và quốc tế, có thể đó là Nhật Bản hoặc các nước khác. Nếu Nhật Bản ủng hộ Việt Nam chống xâm lược, mà kẻ xâm lược đó lại đánh Nhật Bản, thì kẻ đó rơi vào bẫy đồng minh Nhật-Mỹ"

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc nêu quan điểm của ông:

“Có một điều đặc biệt là Mỹ lên tiếng rất mạnh mẽ, các nước Phương Tây cũng ủng hộ Philippines nhưng ASEAN chưa lên tiếng chính thức về hành động của Trung Quốc. Điều đó gây ngạc nhiên cho giới quan sát trên thế giới. Nếu như Việt Nam bị Trung Quốc có hành động giống như với Philippines vừa qua thì liệu có ai lên tiếng ủng hộ Việt Nam hay không?

Nên nhớ rằng, Việt Nam nhiều lần tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông thì Mỹ và các nước phương Tây đều kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, nhưng không ai lên tiếng bảo vệ hay ủng hộ chủ quyền của Việt Nam. Họ quan niệm rằng, vấn đề chủ quyền của Việt Nam với Trung Quốc hay với các nước khác cần đem ra tòa án quốc tế để giải quyết.”

2023-08-06T050550Z_422729646_RC21I2AFLZ0C_RTRMADP_3_SOUTHCHINASEA-PHILIPPINES.JPG
Tàu hải cảnh Trung Quốc sử dụng vòi rồng tấn công tàu tiếp tế của Philippines ở khu vực Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 5/8/2023. Reuters

Bãi Cỏ Mây cách đảo Palawan của Philippines 105 hải lý, nằm ở quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đòi chủ quyền toàn bộ. Philippines tuyên bố bãi Cỏ Mây nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trái phép hầu hết Biển Đông thông qua yêu sách đường chín đoạn và nói bãi Cỏ Mây là một phần lãnh thổ Trung Quốc.

Trong năm 2020, ngoài một vài quốc gia ASEAN gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, một số các quốc gia Phương Tây cũng có những động thái tương tự.

Đầu tháng 6 năm 2020, Hoa Kỳ gửi một công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông với lý do yêu sách của Bắc Kinh không phù hợp với luật pháp quốc tế được phản ánh trong Công ước về Luật Biển năm 1982. Úc hôm 23 tháng 7 năm 2020 cũng gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ bất kỳ yêu sách nào của Trung Quốc trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 và thể hiện lập trường ủng hộ Mỹ.

Giữa tháng 9 năm 2020, Pháp, Đức và Anh đệ trình lên Liên Hiệp Quốc một công hàm chung bác bỏ “các quyền lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông, lập luận rằng những quyền này không phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Đây là một cơ hội thuận tiện, bây giờ hoặc không bao giờ, Việt Nam phải nâng cấp quan hệ với Mỹ để tìm chỗ đứng bảo vệ an ninh cho mình. Tôi thấy rằng, không phải Nhà nước Việt Nam chủ trương theo Mỹ, dựa vào Mỹ hay liên kết với Mỹ để chống lại Trung Quốc, hay chống lại bất cứ nước nào trên thế giới. Mà Việt Nam đang thấy quyền lợi song trùng giữa Mỹ và Việt Nam. - Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc

Về việc nâng cấp mối quan hệ với Hoa Kỳ, hôm 29 tháng 7 năm 2023,  Reuters đã dẫn nguyên văn lời Tổng thống Biden rằng: “Tôi nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, hết sức mong muốn gặp tôi khi tôi đến dự hội nghị thượng đỉnh G20. Vị này muốn nâng quan hệ với chúng tôi lên làm một đối tác quan trọng, cùng với Nga và Trung Quốc”.

Hội nghị thượng đỉnh khối các nước G20 sẽ diễn ra vào tháng 9 năm 2023 tại Ấn Độ.

Mới đây hôm 9 tháng 8 năm 2023, tại một buổi gây quỹ cho Đảng Dân Chủ ở tiểu bang New Mexico, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết ông sẽ sớm đến thăm Việt Nam vì Việt Nam muốn nâng tầm quan hệ và trở thành một đối tác lớn với Hoa Kỳ.

Nhận định về việc này, Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc nói với RFA:

“Đây là một cơ hội thuận tiện, bây giờ hoặc không bao giờ, Việt Nam phải nâng cấp quan hệ với Mỹ để tìm chỗ đứng bảo vệ an ninh cho mình. Tôi thấy rằng, không phải Nhà nước Việt Nam chủ trương theo Mỹ, dựa vào Mỹ hay liên kết với Mỹ để chống lại Trung Quốc, hay chống lại bất cứ nước nào trên thế giới. Mà Việt Nam đang thấy quyền lợi song trùng giữa Mỹ và Việt Nam.

Mỹ có quyền lợi ở vùng Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương để triển khai Ấn Độ Dương Thái Bình Dương rộng mở. Việt Nam thì có nhu cầu bảo vệ an ninh của mình trước sức ép của Trung Quốc.

Tôi thấy rằng, cái mà Việt Nam cần làm là cái quan hệ với Mỹ trong tháng 9 này như thông tin Tổng Thống Mỹ Biden tuyên bố. Và đó cũng là mong muốn của bao người dân Việt Nam.”

Hồi tháng 4 năm 2023, tại một cuộc gặp ở Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã bày tỏ mong muốn thắt chặt quan hệ để cùng các đối tác của Hoa Kỳ ở Châu Á đoàn kết chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết đoán ở Biển Đông.

Mong muốn cam kết và một hiệp ước phòng thủ chung như của Philippines và Hoa Kỳ là một cách biệt khá lớn.

Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Thư do Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958

Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là công hàm do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958. Công hàm này được gửi sang Trung Quốc bằng điện báo, sau đó sáng ngày 21 tháng 9 năm 1958, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trung Quốc Nguyễn Khang đã trình công hàm này cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Cơ Bằng Phi. Trong công hàm này Thủ tướng Phạm Văn Đồng thông báo cho Thủ tướng Chu Ân Lai biết Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa "tán thành và tôn trọng" "bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc".[1]

Chính quyền Trung Quốc cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng là một trong những bằng chứng cho thấy chính quyền Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính quyền Việt Nam thì cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng không hề công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc vì trong công hàm không có chỗ nào nói tới hai quần đảo này. Cũng theo chính quyền Việt Nam giá trị pháp lý của nó phải được đánh giá theo bối cảnh lịch sử lúc đó khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có quyền quản lý hai quần đảo này.

Tên gọiSửa đổi

Trước đây báo chí tiếng Việt ở trong và ngoài nước Việt Nam đều gọi bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là "công hàm".[2][3] Trong cuộc họp báo do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại Hà Nội chiều ngày 23 tháng 5 năm 2014, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã gọi công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là "công thư", và khẳng định "công thư" này là một "văn bản ngoại giao". Ông này không giải thích từ "công thư" mang hàm ý gì.[4] Sau cuộc họp báo đó, một số bài viết của báo chí Việt Nam về sự kiện này và công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ dùng cách gọi "công thư", không gọi là "công hàm" và cũng không giải thích ý nghĩa của từ "công thư".[5]

Trong bài viết "Không một quốc gia nào công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Hoàng Sa" đăng trên báo Thanh Niên, công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại được gọi là "công điện". Cũng trong bài viết này, khi trả lời câu hỏi của phóng viên báo Thanh Niên, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an Việt Nam, nói rằng "công điện" mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai là "một bức thư công" nhưng ông Cương không giải thích thế nào là "thư công".[6]

Bối cảnhSửa đổi

Tại Hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951 để giải quyết các vấn đề về lãnh thổ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phái đoàn Liên Xô ngày 5 tháng 9 năm 1951 đã đề nghị trao trả 2 quần đảo cho chủ cũ. Hai ngày sau, ngày 7 tháng 9 năm 1951, tại hội nghị này Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam đã lên tiếng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng SaTrường Sa. Trong đó có đoạn: "Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hòa, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam". Lời tuyên bố này đã được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản. Và trong tất cả 51 phái đoàn các nước, không có phái đoàn nào phản đối, kể cả Liên Xô.[7]

Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1958 lần đầu tiên có hội nghị về Công ước Luật biển. Trong số 4 công ước được bàn thảo, có Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải. Tuy nhiên, hội nghị thất bại vì không thống nhất được khoảng cách lãnh hải là 12 hải lý vì nhiều quốc gia có quan điểm khác nhau, Mỹ chỉ chấp nhận 3 hải lý, có một số quốc gia cho là 4,5 hải lý thì tốt hơn, còn Trung Quốc đòi 12 hải lý, lại còn một số quốc gia Nam Mỹ muốn 200 hải lý.

Vào thời điểm 1958, quan hệ Mỹ-Trung Quốc cực kỳ căng thẳng về vấn đề Đài Loan. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả "quần đảo Tây Sa" (Hoàng Sa) và "Nam Sa" (Trường Sa). Sau đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra công hàm công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.

Năm 1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đổi ý và biện hộ rằng ông này đưa công hàm vào thời điểm đó là do các nhu cầu chiến tranh.[8]

Bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của CHND Trung HoaSửa đổi

Bản tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có nội dung như sau:[9][10]

"Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nay tuyên bố:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Điều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồquần đảo Đông Saquần đảo Tây Saquần đảo Trung Saquần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm cơ sở của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường cơ sở của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường cơ sở là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường cơ sở, kể cả vịnh Bột Hải và eo biển Quỳnh Châu, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường cơ sở, kể cả đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, các đảo Mã Tổcác đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khâu, Đại và Tiểu Kim Mônđảo Đại Đảmđảo Nhị Đảm, và đảo Đông Đĩnh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không có sự cho phép của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tất cả máy bay nước ngoài và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè nước ngoài nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
(4) Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Khu vực Đài Loan và Bành Hồ hiện tại vẫn bị lực lượng vũ trang Hoa Kỳ xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ được thu phục. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai, không cho phép nước ngoài can thiệp."

Toàn văn công hàmSửa đổi

Công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai vào năm 1958.

Theo bài viết "Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam" đăng trên báo Đại Đoàn Kết thì toàn văn công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai như sau:

Ngày 22 tháng 9 năm 1958, công hàm trên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được đăng trên báo Nhân dân.[11]

Ảnh hưởngSửa đổi

Các học giả, các nhà ngoại giao Trung Quốc thường dùng Công hàm này để cho là Việt Nam đã từng đồng ý chấp nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa và Nam Sa) là lãnh thổ của Trung Quốc. Việt Nam chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975 và như vậy là vi phạm nguyên tắc luật quốc tế estoppel.[12][13]

Trước đây, nhiều nhà trí thức Việt Nam đã kiến nghị yêu cầu Bộ Ngoại giao Việt Nam cung cấp thông tin về quan hệ với Trung Quốc, trong đó kiến nghị có thông tin công khai về nội dung những buổi gặp gỡ của các cấp ngoại giao và về công hàm này, như trong tuyên cáo ngày 2 tháng 7 năm 2011 của nhiều trí thức, trong số đó có cựu đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh, các giáo sư Nguyễn Huệ ChiHoàng TụyChu Hảo, tiến sĩ Nguyễn Quang ANguyễn Xuân Diện, các nhà văn Nguyên Ngọc, ông Lê Hiếu Đằng...[14]

Phản ứng cấp chính phủSửa đổi

Phía Việt NamSửa đổi

Ngày 7 tháng 8 năm 1979, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bác bỏ "sự xuyên tạc" của Trung Quốc trong việc công bố một số tài liệu của Việt Nam liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này, nhắc lại lập trường của Việt Nam về việc giải quyết sự tranh chấp về 2 quần đảo giữa hai nước bằng thương lượng hòa bình.[15]

Ngày 23 tháng 5 năm 2014, trong cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức, ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, phát biểu: "Công thư của cố thủ tướng là văn bản ngoại giao. Giá trị pháp lý nằm trong nội dung công thư. Việt Nam công nhận vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng SaTrường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa. Giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi Trung Quốc lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quản lý của Việt Nam Cộng hòa, Trung Quốc chỉ là một bên tham gia. Không thể cho người khác cái gì mà bạn chưa có được. Vì thế công thư không có giá trị chủ quyền với Tây Sa, Nam Sa theo cách gọi của Trung Quốc".[7] Cũng theo ông Hải, "Đến nay không quốc gia nào công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa"

Phía Trung QuốcSửa đổi

Ngày 30 tháng 1 năm 1980, để phản ứng việc Việt Nam công bố sách trắng về chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã xuất bản một tài liệu với tên gọi "Chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa".[16][17] Trong tiểu mục với tựa "Sự man trá của chính quyền Việt Nam", tài liệu nhắc đến việc báo Nhân dân ngày 6 tháng 9 năm 1958 in toàn văn tuyên bố về hải phận của Trung Quốc ở trang đầu, trong đó có đoạn nói về Nam Sa và Tây Sa, cũng như công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.[17] Trung Quốc cũng công bố công hàm trong tài liệu và nói rằng đây là bằng chứng cho thấy chính phủ Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo. Cùng với công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tài liệu này cũng công bố một bản đồ thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam [Dân chủ Cộng hòa] xuất bản tháng 5 năm 1972 cho thấy các quần đảo này có tên Tây Sa và Nam Sa.[16][17]

Theo Trung Quốc, công hàm này và các tài liệu họ đưa ra là "các tài liệu nhà nước chính thức" và "các văn bản có hiệu lực pháp lý" mà phía Việt Nam luôn đòi hỏi để thiết lập chủ quyền lãnh thổ. Các tài liệu cho thấy cho đến năm 1974, Việt Nam vẫn công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa, và việc chính quyền Việt Nam nuốt lời và man trá là điều hoàn toàn không được phép làm dưới luật quốc tế.[17]

Nhân Vụ giàn khoan HD-981, vào ngày 20 tháng 5 năm 2014, đại diện lâm thời Sứ quán Trung Quốc ở Indonesia, Lưu Hồng Dương, đăng bài lên báo Indonesia Jakarta Post lại mượn công hàm này để khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc: "Trong tuyên bố ngày 14/9/1958 thay mặt chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa (tên của Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa) và các đảo khác ở Nam Hải (Biển Đông) là lãnh thổ Trung Quốc."

Tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, có bài trả lời phỏng vấn hãng tin Đức Deutsche Welle, được đăng trên mạng cùng ngày, cũng nói: "Năm 1958, Thủ tướng Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa trong công hàm gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Hà Nội chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất năm 1975. Nhưng theo nguyên tắc estoppel, Trung Quốc không tin rằng Việt Nam có thể thay đổi lập trường về vấn đề chủ quyền".[13]

Ngày 8 tháng 6 năm 2014, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố tài liệu nêu quan điểm của Trung Quốc trong vụ giàn khoan, trong đó Trung Quốc lặp lại các tài liệu như đã công bố năm 1980, đồng thời còn đưa ra một tài liệu từ sách giáo khoa môn địa lý lớp 9 phổ thông xuất bản bởi Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội năm 1974. Trong đó, bài đọc về địa lý Trung Quốc có đoạn ghi rõ: "Vòng cung đảo từ các đảo Nam sa, Tây sa, đến các đảo Hải nam, Đài loan, quần đảo Hoành bồ, Châu sơn... làm thành một bức "trường thành" bảo vệ lục địa Trung quốc".[18][19]

Bình luậnSửa đổi

Phía Việt NamSửa đổi

Nhà nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt, một giảng viên về Luật Quốc tế ở TPHCM, cho là công hàm ở thời điểm đó không có thẩm quyền về quần đảo Hoàng SaTrường Sa. Theo Hiệp định Geneve (1954) mà Trung Quốc đã ký, về mặt pháp lý quốc tế Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có trách nhiệm quản lý phần lãnh thổ phía Nam. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chính quyền Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam rồi. Về mặt pháp lý quốc tế phù hợp, chính quyền có thẩm quyền quản lý Hoàng Sa, Trường Sa liên tục, từ nhà Nguyễn tới thời Pháp thuộc trong đó có nhiều chính phủ khác nhau và như vậy cho đến sau khi thống nhất các chính phủ có thẩm quyền đều khẳng định chủ quyền của mình và thực thi liên tục không đứt đoạn, vấn đề này thể hiện giá trị pháp lý quốc tế.[20]

Cũng theo ông Việt, công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong hoàn cảnh quan hệ đặc thù, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc đó đang "vừa là đồng chí vừa là anh em", năm 1955 Trung Quốc đã chiếm lại từ tay quân đội Tưởng Giới Thạch (Đài Loan) đảo Bạch Long Vĩ (quân Tưởng Giới Thạch chiếm đảo này từ năm 1949) và năm 1957 đã trao trả lại cho Việt Nam[21]. Theo ông Việt, Công hàm năm 1958 là để nêu quan điểm công nhận tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, nhưng "sau này người ta diễn giải khác đi, đặc biệt là Trung Quốc. Chắc có lẽ ông Đồng cũng không ngờ là sau này công hàm của ông lại được diễn giải một cách khác nhau rất nhiều như vậy".[22].

Học giả Pháp, bà Duy Tân Joële Nguyễn, chuyên gia chính trị học và luật quốc tế, cho biết: "Trong pháp luật quốc tế, ngăn chặn là một nguyên tắc, theo đó một nhà nước phải được coi như liên hệ với hành vi của nó trong quá khứ và do đó không thể khẳng định một tuyên bố mới, không thể tuyên bố hoặc hành động mâu thuẫn với những gì mà nhà nước đó đã tuyên bố hoặc thực hiện từ trước, để bảo toàn tính chất chắc chắn pháp lý và sự tin cậy giữa các quốc gia. Tuy nhiên, ngăn chặn không có nghĩa là một nhà nước bị ràng buộc bởi tất cả những gì mà nhà nước đó đã tuyên bố.

Theo lý luận, có bốn điều kiện phải được đáp ứng.

  1. Tuyên bố hoặc quyết định phải được thực hiện bởi một cơ quan có thẩm quyền một cách rõ ràng và không lập lờ nước đôi.
  2. Nhà nước tuyên bố "ngăn chặn" phải chứng minh rằng nhà nước này đã có được lòng tin trong cam kết mà nhà nước này đã thực hiện và hành động đúng theo;
  3. Nhà nước phải chứng minh rằng quốc gia của mình đã bị thiệt hại hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi.
  4. Nhà nước đã cam kết phải thực hiện nhất quán và luôn luôn nhất quán.

Kết quả là, nhà nước phải bày tỏ ý định quả quyết muốn được ràng buộc bởi cam kết này và sẽ tôn trọng nó. Phân tích của chúng tôi đối với tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng thấy nó không hội đủ nguyên tắc ngăn chặn nói trên, một số điều kiện còn thiếu, đặc biệt, dự định nhằm công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không hề được trình bày rõ ràng trong bản tuyên bố này".[23]

Theo Chương trình Nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam:

  1. Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó, thuộc quyền quản lý của chính phủ tồn tại ở miền Nam Việt Nam khi đó là Việt Nam Cộng hòa. Tuy không được công nhận là thành viên Liên Hợp Quốc, nhưng đây là các chủ thể của luật pháp quốc tế và những hành động phù hợp với luật pháp quốc tế của Việt Nam Cộng hòa cần phải được tôn trọng. Chính phủ và các học giả Trung Quốc đang tìm cách không công nhận thực tế này với ý đồ tranh chấp chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa liệu có thể chối cãi được việc họ đã công nhận trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 6.1976 tồn tại hai chủ thể luật pháp quốc tế thông qua việc bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng gia nhập Liên Hợp Quốc với tư cách là quốc gia hội viên (bị Hoa Kỳ phủ quyết nên năm 1977, Việt Nam mới gia nhập LHQ) và còn nhiều bằng chứng không thể bác bỏ khác.
  2. Trong thực tế, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản và quản lý Hoàng Sa và Trường Sa từ Liên hiệp Pháp (chính phủ tồn tại song song là Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền nhưng không được công nhận). Mặc dù năm 1974 Trung Quốc chiếm được Hoàng Sa, nhưng luật pháp quốc tế đã khẳng định rõ ràng, xâm chiếm bằng vũ lực vĩnh viễn không đem lai danh nghĩa chủ quyền cho quốc gia đã tiến hành những hành động vi phạm luật pháp quốc tế.
  3. Công thư năm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng không nói rõ ràng đến hai quần đảo, không thể dùng Công thư này để khẳng định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy vậy, nếu không có Công thư này thì sẽ tránh được những sự rắc rối.

Cho dù những suy diễn về ý nghĩa của Công thư 1958 có đi xa như thế nào, cũng như phía Trung Quốc có đưa thêm bất kỳ bằng chứng gì để phản bác Việt Nam, thì những gì liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa xảy ra ngoài lãnh thổ miền Nam Việt Nam trước 24/06/1976 không hề ràng buộc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Với tư cách là nhà nước thừa kế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam, những gì liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa nếu có sự mâu thuẫn giữa hai chủ thể luật pháp quốc tế tiền bối thì những hành động (hơn nữa, đó là những hành động rõ ràng, kiên quyết và phù hợp với luật pháp quốc tế) của Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ tồn tại song song với nó là Việt Nam Cộng hòa (quản lý hai quần đảo này trong thực tế) sẽ có hiệu lực ràng buộc đối với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Điều này được luật pháp quốc tế quy định rõ ràng[24].

Theo Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh:

  1. Trong khoảng từ năm 1945 tới năm 1954 đã có sự tồn tại của 3 thực thể chính trị với tư cách nhà nước trên lãnh thổ Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ năm 1954 tới khi thống nhất đất nước vào năm 1976, các thực thể chính trị này đã quản lý hai phần riêng biệt của lãnh thổ Việt Nam và có thể được coi là có chủ quyền đối với phần lãnh thổ quản lý. Trong đó, miền Nam Việt Nam có sự tồn tại song song của 2 chính phủ (Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam)
  2. Vì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không phải là chính phủ nắm quyền quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn 1945 - 1976, các hoạt động của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn này không ảnh hưởng tới sự liên tục của chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo này.
  3. Việc kế thừa quốc gia đối với chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn 1945 - 1976 được thực hiện theo đúng luật pháp và tập quán quốc tế.
  4. Việc Trung Quốc chiếm đóng trái phép phần phía Đông quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956, dùng vũ lực chiếm đóng trái phép phần phía Tây Hoàng Sa vào năm 1974 và một số thực thể trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1988 và 1995 là trái với luật pháp quốc tế và không mang lại danh nghĩa chủ quyền cho Trung Quốc.

Và thêm nữa, đối với các sự chuyển nhượng lãnh thổ, thì Thủ tướng không có thẩm quyền quyết định việc ấy, mà phải là cơ quan quyền lực tối thượng ở Việt Nam là Quốc hội. Và cuối cùng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thể quyết định hoặc chuyển giao một thứ mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có thẩm quyền quản lý theo công pháp quốc tế, và cũng không kiểm soát nó trong thực tế[25]. Vì vậy, việc Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong hồ sơ mà Trung Quốc trình lên Liên Hợp Quốc vào ngày 9-6-2014 là không có giá trị[26].

Phía Trung QuốcSửa đổi

Cùng với công hàm năm 1958, các chuyên gia Trung Quốc còn nhắc đến một số sự kiện khác để chứng minh rằng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước năm 1975 và chỉ tráo trở thay đổi quan điểm sau khi đã chiến thắng Việt Nam Cộng hòa. Trong một cuộc họp mặt ngày 15 tháng 6 năm 1956, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm đã nói với đại biện lâm thời của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lý Chí Dân, rằng: "Căn cứ vào tư liệu của phía Việt Nam, về mặt lịch sử thì quần đảo Tây Sa và Nam Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc".[27] Hơn thế nữa, khi báo Nhân dân đăng tuyên bố toàn văn về hải phận của Trung Quốc ở trang đầu trong số ngày 4 tháng 9 năm 1958, bao gồm cả Nam Sa và Tây Sa, tờ báo không đưa ra bất cứ một lời phản đối nào.[27] Các bản đồ thế giới của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xuất bản năm 1960 và 1972, cũng như sách giáo khoa xuất bản năm 1974, đều công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với hai quần đảo.[27] Một tuyên bố của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1965 cũng công nhận chủ quyền của Trung Quốc khi lên án Tổng thống Lyndon B. Johnson: "Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã chỉ định... một phần lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong quần đảo Tây Sa làm "vùng chiến sự" của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ".[16][27]

Theo chính quyền Trung Quốc vì trong tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc nêu rõ phạm vi áp dụng của tuyên bố này bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần đảo này nằm bên trong lãnh hải rộng 12 hải lý của Trung Quốc nên dù công hàm Phạm Văn Đồng không nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì việc Chính phủ Việt Nam công nhận lãnh hải rộng 12 hải lý của Trung Quốc cũng tức là đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.[cần dẫn nguồn]

Nhận xét của quốc tếSửa đổi

  • Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á ở Hungary trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC vào năm 2008, cho là công thư trên không nói rõ đó là lãnh thổ nào: "Ông ấy có vẻ đủ thận trọng để đưa ra một tuyên bố ủng hộ nguyên tắc rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với hải phận 12 hải lý dọc lãnh thổ của họ, nhưng tránh đưa ra định nghĩa về lãnh thổ này. Mặc dù tuyên bố trước đó của Trung Quốc rất cụ thể, nhắc đến toàn bộ các đảo bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa mà Bắc Kinh nói họ có chủ quyền, thì tuyên bố của Bắc Việt không nói chữ nào về lãnh hải cụ thể được áp dụng với quy tắc này.[28]
  • Sam Bateman, nghiên cứu viên lâu năm của Chương trình An ninh Hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, thuộc Đại học Công nghệ NanyangSingapore), có một bình luận tương tự như phía Trung Quốc khi đã viết: "Đòi hỏi chủ quyền hiện nay của Việt Nam bị yếu đi nghiêm trọng vì Bắc Việt và Việt Cộng đã công nhận chủ quyền của Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958, và sau đó cũng không có phản đối gì suốt từ năm 1958 đến năm 1975".[29]
  • Giáo sư Luật Erik Franckx, Đại học Tự do Brussel, Bỉ và là thành viên của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), tại triển lãm quốc tế "Hoàng Sa-Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam" tại Bảo tàng Đà Nẵng ngày 21/6/2014, ông cho biết: "Cần phải đọc công hàm này rất kỹ, nhất là tuyên bố của Phạm Văn Đồng, bởi vì nó chỉ nhắc đến việc mở rộng lãnh hải". Vào thời điểm công hàm được đưa ra (năm 1958), nhiều nước ra tuyên bố mở rộng lãnh hải 12 hải lý và ông cho rằng công hàm của Phạm Văn Đồng "ủng hộ cho việc mở rộng của Trung Quốc". Tuy nhiên ông nhận định: "Điều quan trọng là Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập cụ thể đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", nên không thể khẳng định chắc chắn Việt Nam xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa hay Trường Sa.[30]


Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam

quan hệ giữa hai nước là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (Quan hệ Việt-Trungtiếng Trung中越關係) là mối quan hệ giữa hai nước láng giềng vì có chung biên giới trên bộ và trên biển, hai nước có chung thể chế chính trị và có quá trình gắn bó tương tác sâu sắc về văn hóa và lịch sử, cũng như các cuộc xung đột qua lại. Một chính trị gia Việt Nam tóm gọn mối quan hệ Việt-Trung trong 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".[1]

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Bản đồ vị trí People's Republic of China và Vietnam

Trung Quốc

Việt Nam

Quan hệ Việt-Trung trong gần 2.200 năm tồn tại từ Thế kỷ II trước Tây lịch đến nay có thể chia ra 4 thời kỳ cơ bản. Thời kỳ thứ nhất quen gọi là "thời kỳ Bắc thuộc", từ lúc nhà Hán thôn tính nước Nam Việt của nhà Triệu (năm 111 trước công nguyên) cho đến thời điểm Ngô Quyền xưng vương (năm 939), chưa kể 20 năm nhà Minh đô hộ Việt Nam (1407-1427). Thời kỳ thứ 2 gọi chung là "thời kỳ Đại Việt", dài tương đương, từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (1884). Thời kỳ thứ 3 quen gọi là "thời kỳ Pháp thuộc", kéo dài khoảng 6 thập niên, từ 1884-1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập để thành lập ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cùng thời điểm Nhật Bản chính thức đầu hàng Đồng minh (Pháp trước đấy đã bị Nhật thay thế hoàn toàn và Nhật hậu thuẫn hoàng đế nhà Nguyễn lập ra Đế quốc Việt Nam). Thời kỳ thứ 4 từ 1945 đến nay. Thời kỳ này gồm 3 giai đoạn: (1) từ cuối thập niên 40 đến cuối thập niên 60, (2) từ đầu thập niên 70 đến cuối thập niên 80, (3) từ đầu thập niên 90 đến nay.[2][3]

Thời kỳ quân chủSửa đổi

Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn hai nghìn năm trước cận đại không thể lý giải chính xác nếu không gắn với quan hệ về mặt chính trị với Trung Quốc.

Từ Thế kỷ II TCN đến nửa đầu Thế kỷ X, Việt Nam chịu sự thống trị trực tiếp của các triều đình trung ương Trung Quốc ở phương Bắc trong một thời kỳ rất dài đến khi giành được độc lập chính thức. Thời kỳ này trong lịch sử Việt Nam thường được gọi là "thời kỳ Bắc thuộc", một số cuộc khởi nghĩa địa phương đã nổ ra lúc đấy nhưng đã bị triều đình trung ương dập tắt.

Từ sau khi thoát khỏi ách thống trị của Trung Quốc giành độc lập vào nửa đầu thế kỷ X sau sự sụp đổ của nhà Đường đến trước khi rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp vào nửa sau thế kỷ XIX, trong 1.000 năm, Việt Nam đã thiết lập quan hệ bang giao, vừa duy trì quan hệ thân thiện về chính trị vừa đồng thời tiếp nhận văn hóa Trung Quốc trong "trật tự thế giới kiểu Trung Hoa", theo cách nói của người Trung Quốc. Đây là lúc Việt Nam không còn là quận huyện trong đế quốc Trung Hoa nữa, và Trung Hoa cũng phải chấp nhận cho Việt Nam nằm ngoài cương vực của mình. Lịch sử quan hệ Việt-Trung trong thời kỳ này là lịch sử xung đột và thỏa hiệp, thể chế hóa các xung đột và thỏa hiệp ấy.[4] Việt Nam thực hiện 1 chính sách ngoại giao 2 mặt. 1 mặt trên hình thức Việt Nam vẫn công nhận trật tự thế giới của Trung Quốc, cử các sứ đoàn ngoại giao sang Trung Quốc bang giao và duy trì mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc, mặt khác vẫn duy trì nền độc lập hoàn toàn của mình.[5]

Đây cũng là thời kỳ nổ ra rất nhiều cuộc xung đột đẫm máu giữa 2 nước, với phần đông các cuộc xâm lược từ Trung Quốc vào Việt Nam (bao gồm cả triều đại nhà Nguyên của người Mông Cổ), nhà Minh sau khi đánh đuổi người Mông Cổ thì đã từng tiến hành tái thôn tính Việt Nam nhưng sau đấy thì họ vẫn lại buộc phải trao trả độc lập lại cho Việt Nam sau sự chống trả quyết liệt của người Việt Nam khiến nhà Minh sa lầy không thể thắng được, sau đấy lại phải phong vương lại cho người bản địa.

Nhưng người Việt vẫn xưng Hoàng đế để ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc qua các thời kỳ, thậm chí nhà Tống và nhà Minh từng liên minh ngoại giao với Chăm-pa nhằm kiềm chế Việt Nam nhưng thất bại do chủ trương Nam tiến của triều đình Việt Nam.

Thời kỳ Pháp thuộcSửa đổi

Thời Pháp thuộc, Việt Nam bị chia làm 3 kỳ, nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp: Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ bảo hộNam Kỳ là thuộc địa. Với Hiệp ước Pháp-Thanh 1885, Mãn Thanh (lúc đấy đại diện Trung Quốc) phải từ bỏ bá quyền của mình và thừa nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam (nhà Nguyễn). Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc do Pháp đảm nhiệm và trở thành 1 bộ phận của quan hệ Pháp-Trung. Thời kỳ này cũng là thời kỳ mà Trung Hoa phải từ bỏ mô hình thế giới truyền thống của mình và áp dụng mô hình thế giới kiểu Âu, 1 kiểu trật tự thế giới được công nhận ở châu Âu từ sau Hòa ước Westfalen (1648). Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 mô hình Trung Hoa và Tây phương là trật tự thế giới kiểu Trung Hoa đòi hỏi phải có 1 trung tâm thiên hạ, đại diện là hoàng đế Trung Quốc với tư cách "thiên tử", xung quanh Trung Hoa là 1 hệ thống các "phiên bang", "chư hầu", "thuộc quốc", tức là 1 sự phân biệt trên dưới rất rõ ràng; trong khi trật tự thế giới kiểu Westfalen không công nhận 1 trung tâm quyền lực tối thượng đứng trên các nước khác, cai quản cả thế giới dù chỉ trên danh nghĩa. Các nước có chủ quyền tối cao trong vùng lãnh thổ của mình, và do đó là ngang nhau trên trường quốc tế.[6] Tuy nhiên, hành xử của các nước Tây phương mang tính 2 mặt. Hình thức ngoại giao là mô hình Westfalen, còn trên thực tế là chính trị dựa trên sức mạnh (power politics).

Tại Việt Nam, Pháp dùng vũ lực chiếm Nam Kỳ và ép nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Tuất (1874) công nhận chủ quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ. Sau đó, bằng sức mạnh quân sự, Pháp ký với nhà Nguyễn Hòa ước Giáp Thân (1884) đặt Đại Nam dưới sự bảo hộ của Pháp. Nhà Thanh ký Hòa ước Thiên Tân (1885) với Pháp chấm dứt chiến tranh Pháp-Thanh, rút quân Thanh khỏi Bắc Kỳ và công nhận nền bảo hộ của Pháp với Việt Nam. Trên danh nghĩa nhà Nguyễn vẫn cai trị nước Đại Nam nhưng phải chịu sự chi phối của Khâm sứ đại diện cho chính phủ Pháp. Riêng đối với Trung Hoa, do nước này quá lớn và còn rất mạnh, không 1 đế quốc phương Tây nào đủ khả năng một mình tuyên chiến và xâm lược Trung Quốc, kể cả nước có nhiều thuộc địa nhất thời đó là Đế quốc Anh nên sau năm 1901, khi Trung Quốc thua trận trước liên quân tám nước và ký Hiệp ước Tân Sửu các nước phương Tây bắt Trung Hoa phải tô nhượng cho họ các vùng đất nhỏ ở duyên hải gần đầu mối giao thương làm tô giới cùng với các quyền lợi về kinh tế, đồng thời thiết lập các "vùng ảnh hưởng" (là các khu vực ảnh hưởng của các đế quốc phương Tây ở Trung Quốc, các vùng ấy hoàn toàn không phải là thuộc địa, Triều đình Nhà Thanh vẫn có quyền lực cai trị tối cao nhưng nằm trong sự kiểm soát của các cường quốc Châu Âu và ở đó các cường quốc có nhiều quyền lợi về thuế quan, thương mại).[cần dẫn nguồn]

Thời kỳ này có nhiều nhà cách mạng chống Pháp của Việt Nam, đặc biệt trong phong trào Cần Vương, đã sang Trung Hoa nương náu hoặc cầu viện, như Tôn Thất ThuyếtNguyễn Thiện Thuật... Năm 1884-1885chiến tranh Pháp–Thanh bùng nổ trên chiến trường Bắc Kỳ.

Năm 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ lật đổ nhà Thanh của người Mãn Châu và thành lập nhà nước cộng hoà cho người Trung Quốc, một số người Việt Nam lấy tấm gương của cách mạng Trung Quốc làm hình mẫu, đặc biệt là làm cơ sở hình thành nên Việt Nam Quốc dân Đảng.

Thời kỳ hiện đạiSửa đổi

Giai đoạn 1945-1949Sửa đổi

Tại Việt Nam xảy ra cuộc chiến giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp, đồng thời ở Trung Quốc (Trung Hoa Dân Quốc), xảy ra nội chiến giữa 2 bên do Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông cầm đầu, quan hệ thời này chia thành quan hệ giữa 4 bên (Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trung Hoa dân quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), ngoài ra thì năm 1949 thì Pháp cũng hậu thuẫn cho sự thành lập của Chính phủ Quốc gia Việt Nam.

Giai đoạn 1949-1979Sửa đổi

Giai đoạn này có thể chia làm các giai đoạn ngắn hơn:

Giai đoạn 1949-1954

Ngày 18/1/1950, nước Trung Quốc mới đã công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[7].

Giai đoạn chiến tranh chống Pháp, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ. Giai đoạn này Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Việt Minh chống Pháp. Quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Trung Quốc được nâng lên cấp đại sứ vào tháng 4/1951.[8]

Giai đoạn 1954-1972

Việt Nam đã bắt đầu bị chia cắt theo Hiệp định Genève vào ngày 21 tháng 7 năm 1954 và Trung Quốc đứng về phía Miền Bắc Việt Nam. Cuộc trao đổi này diễn ra vào ngày 13/4/1966, khi những bất đồng về đường lối trong Phong trào Cộng sản Quốc tế đang phát triển đến đỉnh điểm giữa 2 đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc. Khi đó Việt Nam phải thực hành 1 chính sách tạo thăng bằng trong quan hệ với 2 nước Xã hội Chủ nghĩa khổng lồ là Liên Xô và Trung Quốc để tranh thủ được viện trợ của cả hai. Giai đoạn này dù không chính thức ủng hộ miền Bắc Việt Nam phát động chiến tranh tại miền Nam[9], Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chống Mỹ.[10] Trung Quốc khuyên Việt Nam nên đánh lâu dài, đánh du kích và không đánh lớn. Trung Quốc cũng cho Mỹ biết họ sẽ không trực tiếp tham chiến tại Việt Nam nếu Mỹ không đưa quân vượt biên giới Việt-Trung vào lãnh thổ Trung Quốc[11]. Do Chia rẽ Trung-Xô nên Trung Quốc không chấp nhận phối hợp với Liên Xô ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam cũng như không ủng hộ việc thành lập Mặt trận quốc tế thống nhất ủng hộ Việt Nam[12].

Ở phía Nam, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam Cộng hòa khá căng thẳng khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa từ chối công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và đồng thời tìm cách đồng hóa người Hoa ở đây với quy mô lớn. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng không công nhận chính phủ Việt Nam Cộng hòa, đồng thời phản đối việc quân đội Mỹ tiến hành chiến tranh ở Việt Nam.

Giai đoạn 1972-1979

Khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đàm phán với Mỹ để ký kết Hiệp định Paris 1973, Trung Quốc không ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà đe dọa sẽ cắt viện trợ nếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa hiệp với Mỹ[13]. Từ năm 1969 Trung Quốc đã giảm viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 20% so với năm 1968 do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tự đàm phán với Mỹ để chấm dứt chiến tranh (không mời Trung Quốc)[14]. Cuối thập kỷ 1960, chính quyền Bắc Kinh rút gần như tất cả quân đội về nước[15].

Năm 1972Tổng thống Mỹ Nixon sang thăm Trung Quốc. 2 nước ký Tuyên bố chung Thượng Hải, đặt nền móng cho liên minh chiến lược chống lại Liên Xô. Việc Trung Quốc bắt tay với Mỹ làm rạn nứt quan hệ 2 nước, khiến Việt Nam xích lại gần Liên Xô. Khi Trung Quốc đàm phán với Mỹ để bình thường hóa quan hệ giữa 2 quốc gia vấn đề Việt Nam trở thành chủ đề thảo luận của 2 bên[16]. Mỹ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xâm lược Việt Nam Cộng hòa[16]. Trung Quốc đề nghị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sớm thỏa hiệp với Mỹ để họ rút quân về nước và trao trả tù binh cho Mỹ trong khi Mỹ muốn có 1 giải pháp có lợi cho họ và đồng minh Việt Nam Cộng hòa[16] đồng thời giảm viện trợ cho nhà nước này[15]. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho rằng Trung Quốc đã phản bội họ[16]. Quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc ngày càng xấu đi nhất là sau sự kiện Hải chiến Hoàng Sa 1974 mà Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm đảo từ lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Điều này được coi như là giọt nước tràn ly mà đến nay nhiều người Việt xem là hành động xâm lăng của Trung Quốc và đến giờ vẫn là điều khó phai trong quan hệ 2 nước.

Sau sự sụp đổ của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà và sự tiếp quản chính thức của một Nhà nước trung lập chuyển tiếp ở Miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam đã tái thống nhất hoà bình dưới chính thể Miền Bắc vào ngày 2 tháng 7 năm 1976, tuy nhiên quan hệ Việt-Trung vẫn ngày càng căng thẳng. Trung Quốc cắt giảm mạnh viện trợ cho Việt Nam với lý do họ đang gặp nhiều khó khăn[15]. Sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế, Trung Quốc chấm dứt viện trợ cho Việt Nam. 1 mặt do quan hệ Liên Xô - Trung Quốc vẫn ở trạng thái thù địch, mà Việt Nam lại ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô Viết khiến Trung Quốc muốn có 1 đồng minh khác tại Đông Nam Á thay thế Việt Nam nên họ trợ giúp toàn diện chính quyền Khmer Đỏ tại Campuchia. Tuy nhiên tới giữa 1978, Trung Quốc vẫn mong muốn lôi kéo Việt Nam khỏi quan hệ đồng minh thân thiết với Liên Xô[15]. Nhờ có viện trợ của Trung Quốc nên Khmer Đỏ cảm thấy tự tin hơn và tiến hành quấy phá biên giới phía Nam Việt Nam cũng như Lào và Thái Lan. Khi quân đội Việt Nam lật đổ chính quyền Khmer Đỏ, Trung Quốc càng thù địch với Việt Nam hơn. Năm 1978, chính quyền Việt Nam cải tạo công thương nghiệp tại miền Nam Việt Nam khiến cộng đồng người Hoa ở đây chịu thiệt hại nặng trong khi đó quan hệ Việt-Trung ngày càng xấu đi khiến người Hoa ồ ạt di tản khỏi Việt Nam[15]. Trung Quốc tố cáo Việt Nam đã xua đuổi người Hoa khỏi nước này. Quan hệ giữa 2 quốc gia cực kỳ căng thẳng.

Giai đoạn 1979-1991Sửa đổi

Chiến tranh biên giớiSửa đổi

Một áp phích của Việt Nam năm 1979 cho thấy quan hệ căng thẳng giữa hai nước vào thời điểm này.

Chiến tranh biên giới Việt Trung xảy ra tháng 2/1979 là cực điểm của quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong thời gian đó, Việt Nam gọi Trung Quốc là "phản động", "bành trướng", "bá quyền". Đồng thời Trung Quốc cũng gọi Việt Nam là "khỉ An Nam". Việt Nam cũng thường chỉ trích Trung Quốc đã theo chiến lược "liên Mỹ đả Việt" và xem đó là quốc sách của Trung Quốc trong thời điểm đó, đặc biệt sau khi Việt Nam biết được những cuộc mật đàm giữa Chu Ân Lai và Henry Kissinger. Trong khi đó Trung Quốc muốn cải thiện quan hệ Mỹ-Trung để phá vỡ thế bị cô lập trong quan hệ quốc tế và cải cách kinh tế, mở cửa giao thương với toàn thế giới[17]. Tại thời điểm này Việt Nam bị rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á lên án vì đã can thiệp quân sự vào Campuchia. Chỉ có Liên Xô và các đồng minh thân cận của nước này ủng hộ Việt Nam.[cần dẫn nguồn]

Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 xảy ra, kéo dài suốt hơn 10 năm, để lại nhiều hậu quả cho phía Việt Nam. Phía Trung Quốc cho rằng cuộc chiến 1979 chủ yếu để "dạy cho Việt Nam một bài học" vì "xâm lăng Campuchia", nước khi đó là đồng minh của Trung Quốc.[18] Theo Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Trung Quốc đánh Việt Nam "Cũng một cách nữa là họ trả thù cho Pol Pot. Đồng thời lúc bấy giờ ông Đặng Tiểu Bình cũng muốn quan hệ với Mỹ cho nên đánh chúng tôi để cho Mỹ thấy rằng là giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là đồng minh, không phải là cùng nhau Cộng sản nữa. Trung Quốc muốn cho Mỹ tin để phát triển quan hệ với Trung Quốc. Vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ. Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ."[19] Cuộc chiến với Việt Nam cũng là cách để quân đội Trung Quốc tập luyện sau một thời gian dài không có chiến tranh cũng như thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. 2 nước cũng có các cuộc xung đột cục bộ dọc biên giới đất liền.

Năm 1988Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng bãi đá Colin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do 3 bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14/3/1988. Phía Việt Nam mất 3 tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam đã hy sinh. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 thủy binh. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và 2 nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số bãi ngầm khác mà 2 bên cùng tuyên bố chủ quyền, đặc biệt là phía Việt Nam chiếm ưu thế về số lượng đóng giữ ở khu vực biển Trường Sa.[cần dẫn nguồn]

Bình thường hóa quan hệSửa đổi

Năm 1989, với việc rút quân của Việt Nam khỏi Campuchia, quan hệ Việt Trung có cơ sở để bình thường hóa. Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung-Việt. Tại đây, phía Việt Nam có Nguyễn Văn LinhTổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt NamĐỗ MườiChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn ĐồngCố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Giang Trạch DânThủ tướng Lý Bằng. Cuộc gặp mặt này được thực hiện theo gợi ý của Đặng Tiểu Bình. Hai bên ký kết Kỷ yếu Hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Nhưng người được cho là đóng vai trò liên lạc trong mật nghị là ông Lê Đức Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ quốc Phòng, đã có những buổi tiếp bí mật với ông Trương Đức DuyĐại sứ toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam. Tất cả những cuộc gặp mặt bí mật này vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

Ngày 5/11/1991Đỗ MườiTổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn KiệtChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991Hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới 2 nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư ĐàiBắc Kinh.

Giai đoạn sau năm 1991Sửa đổi

Cột mốc ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI phát triển theo hướng Việt Nam ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và chính trị. Báo chí Việt Nam những năm gần đây luôn luôn ca ngợi tình hữu hảo 2 nước, cho dù 2 bên có tranh chấp tại khu vực biển Đông mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Dưới thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Việt Nam ký 2 Hiệp định Biên giới trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc. Theo báo chí chính thống của Việt Nam, Việt Nam có quan hệ mật thiết "môi hở răng lạnh" với Trung Quốc. Hai nước đều do 2 Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Giai đoạn sau này đánh dấu bằng một số mốc sau:

Các vấn đề còn nổi cộm trong quan hệ giữa hai nước bao gồm:

Ảnh hưởng văn hóaSửa đổi

Trung Quốc với tư cách là một thị trường văn hoá lớn tiếp tục có những ảnh hưởng về Văn hóa tới Việt Nam kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ, cho phép các loại hình văn hóa của Trung Quốc được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam. Rất nhiều các loại phim Trung Quốc được dịch và trình chiếu tại các đài truyền hình Trung ương và địa phương. Giao lưu nhân dân 2 nước cũng được hai nhà nước chú trọng.

Quan hệ kinh tế và thương mạiSửa đổi

Số liệu mậu dịch song phương Việt Nam - Trung Quốc (tỷ USD)[21]
NămTổng lượng nhập từ Trung QuốcTổng lượng xuất sang Trung Quốc
200712,7093,646
200815,9734,850
200916,6735,402
201020,2037,742
201124,86611,613

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên nhất trí phát triển "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện". Hiện nay, Việt Nam mới chỉ thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Nga,Trung QuốcẤn Độ và Hàn Quốc.

Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc - Việt Nam được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa 2 nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần. Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam[22], vừa là nguồn nhập khẩu lớn nhất vừa là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam[23][24]. Lợi ích thương mại song phương mang lại cho 2 nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam chủ yếu gồm dầu thôthan đá và một số nông sản nhiệt đới, sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu có máy móc thiết bịthépsản phẩm hóa chấtthiết bị vận tảilinh kiện điện tửđiện thoạinguyên phụ kiện dệt mayda giàyphân bónvật tư nông nghiệp, và hàng tiêu dùng. Có thể thấy, những năm gần đây, kết cấu hàng thương mại giữa 2 nước thay đổi không lớn, Việt Nam vẫn dựa vào xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu thô và nông sản là chủ yếu trong đó có xuất khẩu bauxite sang Trung Quốc theo thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia.[25]; còn nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng do khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam so với Trung Quốc còn yếu, nhiều mặt hàng Việt Nam chưa tự sản xuất được nên phải nhập khẩu từ Trung Quốc.[26] Nhưng cùng với thương mại song phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập siêu trong thương mại với Trung Quốc.[27] Việt Nam cố gắng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc để cân bằng cán cân thương mại nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu không có sự thay đổi lớn vì hàng công nghiệp của Việt Nam vẫn chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc. Đến đầu năm 2018, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tăng, một số mặt hàng nông nghiệp và dầu thô giảm; Trung Quốc hiện vẫn là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam[28][29][30]. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thương mại song phương giữa hai nước[31].

Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tham gia đầu tư nhiều dự án lớn tại Việt Nam. Nhiều dự án lớn được các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu và triển khai[32]. Trong các dự án nhiệt điện, cơ sở hạ tầng, vốn vay của Trung Quốc ngày càng tăng trong tổng lượng vốn vay của Việt Nam.[33] Sự tham gia của Trung Quốc trong một số dự án như trồng rừng ở biên giới, dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên gây ra dư luận lo ngại sự hiện diện của họ tại các địa điểm này có thể ảnh hưởng đến an ninh - quốc phòng của Việt Nam[34][35].

Vị trí địa lý nằm phía Nam Trung Quốc, thị trường hơn 1 tỷ dân, là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế mà Việt Nam phải tận dụng nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn khi Trung Quốc là công xưởng của thế giới vì họ có khả năng sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp, đa dạng về chủng loại và mẫu mã, có sức cạnh tranh cao.

Quan hệ chính trịSửa đổi

Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm Trung Quốc, năm 1993

Sau khi bình thường hóa quan hệ, hai nước đã nỗ lực đẩy mạnh quan hệ chính trị. Hai bên tránh nhắc lại những bất đồng, xung đột trong quá khứ để hướng đến tương lai. Về mặt ngoại giao chính thức, Việt Nam luôn cam kết tuân theo "Phương châm 16 chữ vàng", là láng giềng tốt của Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc sẽ kiềm chế những xung đột, tranh chấp trên biển Đông, không để ảnh hưởng đến quan hệ giữa 2 nước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng họp báo (10/4/2007 tại Bắc Kinh) và tuyên bố: "Quan hệ Trung-Việt chưa lúc nào tốt đẹp như lúc này".

Kỷ niệm 64 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung (18/1/1950-18/1/2014) ngày 17/1/2014Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức chiêu đãi trọng thể. Đại sứ Nguyễn Văn Thơ cho biết Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng sự ủng hộ quý báu và hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Đại sứ cho biết năm 2013, quan hệ Việt-Trung về tổng thể đã đạt được nhiều phát triển mới cả chiều rộng lẫn chiều sâu.[36]

Tập tin:TPNPJX.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Tổng Bí thưChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh cuối năm 2022

Từ ngày 30/10 đến ngày 1/11/2022, nhận lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung QuốcChủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận BìnhTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm Trung Quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; nhận Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thay mặt Đảng, Chính phủ Trung Quốc trao tặng. Kết thúc chuyến thăm, hai nước đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về việc tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc. Hai bên cho rằng Việt Nam và Trung Quốc vừa là láng giềng tốt, bạn bè tốt, núi sông liền một dải, vừa là đồng chí tốt, đối tác tốt cùng chung chí hướng, chia sẻ vận mệnh chung, cùng dốc sức vì nhân dân hạnh phúc, đất nước giàu mạnh và sự nghiệp cao cả hòa bình và phát triển của nhân loại.

Tuy nhiên một số phương tiện truyền thông của Trung Quốc tuyên truyền làm đa số người dân Trung Quốc luôn nhầm lẫn rằng Việt Nam là kẻ thù của nước họ; thậm chí rất nhiều người Trung Quốc vẫn có cái nhìn lệch lạc, xuyên tạc, hoặc thiếu tôn trọng và thiện cảm khi biết về Việt Nam. Và báo Trung Quốc viết rằng Việt Nam gây hấn và thiếu thiện chí và thậm chí muốn chiếm lãnh hải của Trung Quốc nhằm đoạt nguồn dầu khí và hải sản của Trung Quốc.[37] Còn tại Việt Nam, rất nhiều cá nhân, tổ chức luôn nói đến những tranh chấp, xung đột giữa 2 nước trong quá khứ lẫn hiện tại cũng như tìm cách bôi nhọ Trung Quốc để định hướng dư luận xem Trung Quốc là mối đe dọa an ninh nguy hiểm của Việt Nam và kẻ thù xấu của thế giới để từ đó chỉ trích nhà nước Việt Nam vì họ đã duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, thậm chí lên án Nhà nước chỉ là tay sai của Trung Quốc và phá hủy quan hệ giữa hai nước này. Nhà nước Trung Quốc và Việt Nam luôn ý thức rằng phải kiềm chế những thành phần cực đoan ở mỗi nước, không để họ gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của hai nước.

Nhận địnhSửa đổi

Ngô Sĩ Liên, người biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư đã than về việc một ông vua nước Nam Lý Phật Tử (lên ngôi sau cái chết của Lý Nam Đế, người đã gây dựng cuộc khởi nghĩa năm 541 chống lại sự chi phối của Trung Quốc) hàng phục nhà Tùy (Trung Quốc) như sau:

Vũ Hồng Lâm nhận định:

Nhận định của Nguyễn Thị Mai Hoa:

Tướng Quân đội Nhân dân Nguyễn Trọng Vĩnh cho là:

Nhà thơ Bùi Minh Quốc cho rằng:

Nhận định nhân chuyến thăm 3 ngày, từ 25 tới 27/12/2014, của lãnh đạo cao cấp Trung Quốc, Du Chính Thanh, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam từ Tổng bí thư, tới Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ.[42]

  • Về hệ thống chính sách và chiến lược đối nội và đối ngoại của Trung Quốc, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu thuộc Ban Dân vận Trung ương nói: "Những điều mà Trung Quốc hiện nay họ đang làm là một ẩn số, Trung Quốc đang là một ẩn số. Nhưng cái lộ rõ để cho người ta thấy thì nó thể hiện chủ nghĩa bá quyền Đại Hán, mà con đường, phương thức vẫn là Đế quốc Chủ nghĩa. Dùng bạo quyền để mở rộng biên giới, mở rộng vùng ảnh hưởng, mở rộng cái thể địa chính trị mới bằng con đường như thế."
  • Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ Phó Ban Biên giới Chính phủ nhận xét: "... nhưng tôi tin chắc rằng họ vẫn kiên định đường lối của họ trong quan hệ mang tính chất nước lớn áp đặt đối với Việt Nam."

Ông Lê Hồng Hiệp nhận định:

Trung Quốc trong mắt công dân Việt NamSửa đổi

Qua kết quả thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở tại Mỹ công bố hôm 14/7, tại Việt Nam, hơn 60% những người được hỏi cho biết họ ‘hết sức lo ngại’ về tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trong khi 56% số người được khảo sát ở Philippines cũng cho đáp án tương tự.

Dẫn lời từ Thanh Phong (Công dân Việt Nam):

"Có cảm giác như là có ác cảm với người Trung Quốc luôn. Những năm gần đây, người Trung Quốc qua Việt Nam làm việc, họ có thái độ rất là kỳ cục. Cho nên, giờ người Việt cũng không thích người Trung Quốc mấy nữa. ch

ỉ có các nhà lãnh đạo gốc Bắc mang dòng máu TQ như TBT, Đại tướng bộ trưởng công an thái thú Tô Lăm, Th T hạm MInh Chinh... còn yêu thích TQ vì họ uống nước nhớ nguồn.  
Hiện nay càng lúc càng đi xuống, xuống tới mức rất thấp. Hồi trước không đến nỗi người ta kỳ thị Trung Quốc, nhưng vài năm gần đây, các vấn đề từ thực phẩm đến nguy cơ bị xâm lược khiến người ta càng lúc càng kỳ thị người Trung Quốc nhiều hơn. Người ta vừa sợ, vừa kỳ thị."Việt 
Cơ hội tham nhũng
CSVN vừa muốn mua vũ khí của Nga vừa muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ?
(Ảnh minh họa)

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

(Ảnh minh họa)

Có thông tin rằng Việt Nam đang quan tâm tới việc mua vũ khí của Nga trong khi Nga cũng hết sức rào đón về việc này. Tuy nhiên, bước đi này có thể vấp phải trừng phạt từ Mỹ - quốc gia mà Việt Nam đang muốn nâng cấp quan hệ lên một tầm cao mới.

Hội nghị an ninh quốc tế Moscow lần thứ 11 (MCIS-11) và Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự quốc tế 2023 (Army 2023) tại Moscow, Liên bang (LB) Nga diễn ra từ 13-17/8 có sự tham dự của 800 đại biểu đến từ 76 quốc gia và sáu tổ chức quốc tế.

Không có nước phương Tây nào tham gia.

Theo truyền thông Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang tham dự hội nghị và đã có cuộc gặp với ông Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Liên bang Nga.

Tướng Giang cũng có buổi làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu ngày 17/8.

(Ảnh minh họa)

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

(Ảnh minh họa)

Trang Sputnik đưa tin rằng ông Shoigu bày tỏ tin tưởng sự phát triển nền công nghiệp quốc phòng Nga sẽ được ứng dụng vào các lực lượng vũ trang Việt Nam.

Ông Shoigu cũng lưu ý Việt Nam vẫn là đồng minh đáng tin cậy của Nga, là đối tác quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và mối quan hệ Nga - Việt Nam mang tính chiến lược.

Ông Shoigu kết luận, "Chắc chắn, sự hợp tác nhiều mặt Nga-Việt đang trong quá trình mang lại lợi ích cốt lõi cho đất nước chúng ta."

Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VIệt Nam, bà Phạm Thu Hằng, khi được phóng viên hỏi về phát ngôn nói trên của tướng Nga, đã trả lời rằng Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác quốc phòng.

Những trở ngại khi VN mua vũ khí của Nga

Theo GS Carl Thayer từ Đại học New Southe Wales của Úc, Nga tổ chức hội nghị lần này nhằm đẩy lùi liên minh quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo vốn tìm cách cô lập Nga và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế của nước này vì xâm lược Ukraine.

Theo quan điểm của Moscow, sự tham dự của các đại biểu từ 76 quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh là bằng chứng cho thấy Nga không bị cô lập trên phạm vi quốc tế.

Con át chủ bài của Nga trong quan hệ với châu Á - Thái Bình Dương là việc bán vũ khí và công nghệ quân sự hiện đại tiên tiến.

Theo GS Carl Thayer, từ khi Nga sáp nhập Crimea, việc Việt Nam mua vũ khí từ Nga giảm nhanh chóng từ hơn một tỷ USD năm 2014 xuống dưới 100 triệu USD vào năm 2021.

Năm 2021, Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua chương trình hiện đại hóa lớn nhất trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam dưới khẩu hiệu "Xây dựng quân đội tinh gọn và vững mạnh vào năm 2025 và quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tiên tiến, hiện đại vào năm 2030." Hai tuần sau khi chương trình hiện đại hóa quân sự được thông qua, Nga xâm chiếm Ukraine.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, Việt Nam tạm ngừng mua sắm vũ khí.

GS Carl Thayer nhận định rằng Việt Nam hiện đang ở ngã ba đường.

Việt Nam phụ thuộc vào Nga về vũ khí và quân sự công nghệ quân sự vì di sản khổng lồ của Liên Xô cũ là các tàu chiến, tàu ngầm, máy bay chiến đấu đa chức năng, áo giáp, pháo binh và tên lửa.

Có vẻ rõ ràng từ phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu rằng Nga mong Việt Nam sẽ tiếp tục mua vũ khí và công nghệ quân sự của Nga.

Tuy nhiên, Việt Nam đang có kế hoạch nâng cao quan hệ song phương với Hoa Kỳ thành quan hệ đối tác chiến lược. Nếu Việt Nam chọn tham gia thị trường quốc phòng Mỹ thì có nguy cơ bị Trung Quốc gây áp lực buộc Nga phải cắt giảm hỗ trợ quốc phòng hỗ trợ cho Việt Nam.

"Có thể suy đoán rằng áp lực của Trung Quốc đối với Nga hoặc việc Nga tính toán được mức độ rủi ro đã ngăn chặn việc bán tên lửa hành trình BrahMos cho Việt Nam," GS Carl Thayer phân tích.

Nhưng nếu Việt Nam tiếp tục mua sắm vũ khí và công nghệ quân sự với giá trị lớn từ Nga thì nước này có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ trong khuôn khổ Đạo luật Chống lại kẻ thù của Mỹ thông qua trừng phạt.

Điều này có thể dẫn đến giả định là quan hệ đối tác chiến lược 'chết yểu', theo nhận định của GS Carl Thayer.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 

     Đọc nhiều nhất 
Người Bắc giải phong dân Nam: Dân Bắc từ nghèo thành giàu dân Nam từ giàu thành ăn máy [Đã đọc: 288 lần]
Lãnh đạo CHXHCN Việt Nam hớn hở được TT Putin đặc biệt xướng danh- Coi thường tòa án quốc tế Võ Văn Thưởng mời TT Putin thăm Việt Nam bảo đảm an toàn [Đã đọc: 284 lần]
Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nga đầu tiên được CSVN truy tặng danh hiệu sau khi bị chính chúng ám sát gần nửa thế kỷ [Đã đọc: 259 lần]
Xxng đột Israel-Hamas [Đã đọc: 221 lần]
Lật lại trang sử: CSBK khủng bố giết hại phá hoại miền Nam tàn ác không khác khủng bố Hồi giáo ISIS [Đã đọc: 217 lần]
Nghệ sĩ hài Tùng Lâm qua đời [Đã đọc: 209 lần]
Nữ hoàng nội y vợ hụt tỷ phú Hoàng Kiều Ngọc Trinh bị giam không cho tại ngoại [Đã đọc: 203 lần]
Vượt sông Dnieper, Ukraine tiến lên tái chiếm lãnh thổ bị Nga chiếm đóng từ 2014 [Đã đọc: 191 lần]
Chứng tỏ lòng trung thành láng giềng XHCN vĩ đại mỡi năm triều cống bao nhiêu cô đâu VN sang mẫu quốc? [Đã đọc: 161 lần]
Công nhân VN bị bóc lột thời XHCN hơn thời Pháp thuộc [Đã đọc: 135 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.