Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 25934691

 
Vietnam News in English 10.12.2024 04:15
Trung Quốc+VC đầu độc nhân dân Việt Nam
11.04.2023 14:40

Việt Nam, bãi 'phế thải' thực phẩm bẩn Trung Quốc

Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn

Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất đây là cái bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta dễ trở thành bãi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.

Sự quyến rũ chết người

Không thể không thừa nhận Trung Quốc với 1,3 tỷ dân và một nền kinh tế đứng thứ hai thế giới là một thị trường quyến rũ. Nhưng như nhận định của dư luận thế giới, đó là sự quyến rũ chết người. Hàng chục nước trên thế giới đang có vấn đề trong thương mại, đầu tư với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng đang tỏ ra là nước sử dụng thành thạo việc kết hợp các sức ép ngoại giao, chính trị song hành với kinh tế để trả đũa các nước khác mỗi khi có “vấn đề” với Trung Quốc.

Bán cái chết cũng là chủ đề của cuốn sách đang nổi tiếng tại các nước phương Tây bàn về chất lượng hàng hóa Trung Quốc. Cuốn “Chết dưới tay Trung Quốc” được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro.

Một loạt những vụ bê bối về thực phẩm độc hại của Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã khiến cả thế giới phải rùng mình. Mỗi ngày qua đi lại có thêm một vụ thực phẩm bẩn, độc hại xuất hiện. Những “sát thủ giấu mặt” đó vẫn hàng ngày hàng giờ hiện diện trên bàn ăn của mỗi gia đình. Không chỉ thực phẩm mà cả những hàng hóa rẻ tiền, chất lượng kém, phát hiện có chất độc của Trung Quốc cũng đang làm nhiễu loạn thị trường thế giới. Nhiều nước đã đồng loạt tẩy chay hàng Trung Quốc.

{keywords}

 Thương lái Trung Quốc hoành hành - đâu là bộ mặt thật?

Từ việc thương lái Trung Quốc thu gom móng trâu bò của đồng bào dân tộc, tận thu gốc rễ, gốc cây tiêu ở Tây Nguyên, thu mua hạt chè ở Thái Nguyên cho đến việc lừa đảo mặt hàng hải sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hoa hồng ở Đà Lạt, mua đỉa ở khắp nơi, mua lá xoài khô, mua nguyên liệu đông dược trên mọi cánh rừng trong cả nước… Gần đây nhất, thương lái trung Quốc lại tìm mua rễ cây rừng ở xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Hàng trăm câu chuyện mua bán với thương nhân Trung Quốc đã để lại những hậu quả xấu. Điển hình là năm 2011, người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho các đầu nậu. Nhưng sau đó, các đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa và nỗi lo sợ cho người dân. Thương nhân Trung Quốc đã tổ chức mua móng trâu bò với giá cao, thậm chí chỉ bốn cái chân trâu, bò giá trị đã bằng nửa con trâu, bò.

Vậy là dân đua nhau giết trâu bò đem bán. Từ đó, toàn bộ sức kéo nông nghiệp một vùng núi phía bắc bị hủy hoại. Lúc đó thương nhân Trung Quốc lại sang gạ bán trâu với giá cao gấp hai lần, đưa máy kéo nhỏ sang bán. Hết trâu bò rồi thì phải mua thôi.

Ở Cao Bằng, Lạng Sơn thương nhân Trung Quốc mua rễ cây hồi với giá cao. Vậy là hàng loạt cánh rừng hồi bị phá hủy bởi những kẻ đào trộm rễ hồi đem bán. Rồi các thương lái lại mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh trúng vào cái dạ dày đồng bào. Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu của các nhà máy chè Việt Nam.

Hoặc việc Trung Quốc thu mua cây phong ba có khả năng làm sạch không khí sẽ ảnh hưởng đến môi trường cũng như giá trị kinh tế về lâu dài. Cây mật gấu là cây thuốc quý, nằm trong sách đỏ Việt Nam, dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, nhưng mấy năm nay, cây mật gấu bị khai thác mạnh làm thương phẩm bán sang Trung Quốc.

Vì vậy cây mật gấu có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Họ mua dây đồng vụn giá cao nhắm tới đường dây tải điện, mua cáp quang phế liệu nhắm tới đường truyền cáp quang… Họ mua gạo Việt Nam, nhưng đề nghị chúng ta trộn gạo thường vào gạo thơm rồi đem bán gây dư luận xấu về chất lượng gạo Việt Nam, mua tôm rồi bơm chất chất bẩn vào và đem bán ngay trên thị trường chúng ta…

Càng ngày, danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam càng được nối dài. Dù mua bán công khai hay lén lút với thương lái Trung Quốc thì đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”. Những chiến dịch mua bán của họ chỉ sau vài năm mới lộ ra ý đồ thật sự.

Đầu độc người dân Việt Nam

Cục Bảo vệ thực vật đã công bố nho Trung Quốc chứa hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần, được bày bán tại Việt Nam dưới mác “nho Mỹ” để đánh lừa người tiêu dùng với giá 40.000-60.000 đồng nhưng giá gốc trên hóa đơn chỉ có 6.000 đồng/kg. Táo Trung Quốc được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại.

Lê Trung Quốc chứa thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người. Với lợi thế giá rẻ và không bị ràng buộc về mặt chất lượng, nên các mặt hàng phổ thông, có tác động trực tiếp đến sự an toàn của người dân như đồ gia dụng, rau củ quả, trái cây “Made in China” được nhập về Việt Nam một cách thoải mái qua con đường tiểu ngạch. Tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam. Ngày 21-4, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 5 người dân tộc Dao, tại bản Phố Vây, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ đã phải nhập viện do ăn phải hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó, 1 bệnh nhân tử vong là cháu Tẩn U Mẩy (5 tuổi).

Báo chí cả trong nước lẫn quốc tế từ lâu đã cảnh báo mối họa nhập hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như: gạo giả, sữa bột giả, trứng giả, trái cây nhuộm chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, thịt đông lạnh hư thối… cho tới cả tiền giả đang phá hoại nền kinh tế Việt Nam một cách âm ỉ và có hệ thống.

Thủ đoạn kinh doanh

Thủ đoạn kinh doanh của các thương lái Trung Quốc đã bộc lộ rõ bản chất: thiếu đạo đức kinh doanh. Ban đầu, các thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản ồ ạt, họ đặt trạm gom hàng nông sản khiến nhu cầu tăng đột biến, giá nông sản tăng nhanh. Các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được đành chịu thiếu nguyên liệu sản xuất. Sau khi đã thao túng được thị trường, tất cả thương nhân Trung Quốc bắt đầu hạn chế và dừng mua đột ngột khiến giá giảm nhanh chóng. Đến khi giá giảm rất thấp thì họ bắt đầu quay trở lại ép giá thấp hơn nữa và bắt đầu thu mua.

Họ tự đặt ra các tiêu chuẩn “kì lạ” để có lý do ép giá nhiều hơn (ví dụ khoai lang củ to không mua, bắt phải giảm giá). Như trường hợp khoai lang tím, sau khi giá giảm chỉ còn 300,000 đồng/tạ, nông dân đã chủ động kéo dài thời gian thu hoạch, khoai lớn củ hơn nhưng giá lại bị ép xuống còn 250,000 đồng/tạ. Với cùng một thủ đoạn lặp đi lặp lại, các thương nhân Trung Quốc đã có thể ép giá dứa giảm hơn một nửa, khoai lang tím giảm tới 70%, và giá dừa thậm chí giảm đến 90%, còn gạo thì đang giảm giá liên tục và vẫn loay hoay tìm kiếm thị trường thay thế. Chúng ta đã có không ít hệ luỵ từ rất nhiều bài học trên thương trường mang tên “Trung Quốc” như những vụ thu mua một lượng lớn nông sản với giá trên trời, đến khi người dân đổ xô khai thác, thu hoạch thì các thương lái Trung Quốc lặn mất tăm.

Trung Quốc còn sử dụng “chiêu” đơn phương hủy các hợp đồng thương mại, sử dụng rào cản kiểm dịch và cố tình làm chậm việc thông quan hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các cửa khẩu trên biên giới hai nước đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại, nhất là đối với các mặt hàng nông sản mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc.

Đó là các thiệt hại trực tiếp cho nông dân, còn đối với các doanh nghiệp cần hàng sản xuất thì thiệt hại lại đau đớn hơn nhiều khi nguồn cung nguyên liệu của thị trường rất lớn nhưng họ lại không thể mua được và phải sản xuất dưới công suất do không thể cạnh tranh thu mua với thương lái Trung Quốc.

Việt Nam đang thành bãi phế thải của Trung Quốc

Vì Việt Nam thiếu các hàng rào kỹ thuật để kiểm soát hàng kém chất lượng nên lâu nay chúng ta đã trở thành nơi tiêu thụ “thượng vàng hạ cám” của Trung Quốc. Trên thị trường Việt Nam đủ các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vứt đi vẫn đang tồn tại đầy rẫy ngoài chợ, thậm chí cả trong siêu thị: gà thải loại, trứng gà giả, trái cây, rau quả tẩm ướp hóa chất độc hại, gừng tỏi, gia vị, và thậm chí các loại phụ gia gây ung thư cũng được nhập về và bày bán khắp nơi.

T.S Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng điều này đã tạo ra 2 mối nguy cho Việt Nam: trước hết đó là hàng hóa thực phẩm giá rẻ tràn vào nhưng không được kiểm soát tốt về chất lượng, thứ hai, nguy hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược “đẩy” hàng nghìn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ thành “bãi phế thải” công nghệ, bãi phế thải của những hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.

(Theo ANTĐ)

Vì sao người Việt bị 'đầu độc' bởi chính mình và...Trung Quốc?

Chủ nhật, 29/06/2014 - 09:30

Trung Quốc nhập dễ dãi vào thì mình cũng phải dễ dãi, thế nên toàn dân hiện nay đang bị đầu độc. Phải biến thách thức thành cơ hội...

PGS.TS Vũ Trọng Khải, chuyên gia độc lập về kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguyên Hiệu trưởng Trường cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II tại TP.HCM (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết như vậy.


PGS.TS Vũ Trọng Khải

* Vì sao người Việt bị 'đầu độc' bởi chính mình và...Trung Quốc?

PV: Thời gian qua, báo chí liên tục phản ánh thông tin người nông dân khóc ròng vì giá nhiều loại nông sản giảm mạnh. Họ phải bán đổ bán tháo, thậm chí nhắm mắt chặt cây, vứt bỏ sản phẩm của mình dù đã đổ rất nhiều tiền bạc, công sức vào đó. Ông nghĩ gì về câu chuyện năm nào cũng lặp đi lặp lại này và nó phản ánh điều gì?

PGS.TS Vũ Trọng Khải: - Với cách làm như hiện nay thì liên quan đến Trung Quốc hay không người nông dân vẫn suốt đời khổ,: nông thôn thì nghèo, nông nghiệp thì lạc hậu. Từ đó mới nảy sinh vấn đề lệ thuộc kinh tế Trung Quốc ở cả đầu vào và đầu ra. Đầu vào nhập phân bón, giống lúa, đầu ra xuất khẩu sang Trung Quốc là chính. Vì thế phải tổ chức lại, xây dựng lại, chứ không phải tái cấu trúc nền nông nghiệp.


PV: - Trung Quốc chiếm 42% thị trường xuất khẩu gạo, 54% thị trường xuất khẩu trái cây, 60% thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam... Việc lệ thuộc vào 1 thị trường như thế mang lại những hệ lụy gì, thưa ông?


PGS.TS Vũ Trọng Khải: - Các cụ đã dạy rồi: Đừng bao giờ để trứng vào một giỏ. Nếu không phải Trung Quốc mà một nước nào đó mà chúng ta chỉ buôn bán, làm ăn với nước đó thì cũng vi phạm nguyên tắc ấy rồi. Phải chia rủi ro và lợi ích ra nhiều thị trường khác nhau.


Tôi lấy ví dụ trường hợp con cá tra. Ngày trước con cá tra bị Mỹ kiện bán phá giá bởi vì lúc đó Việt Nam đổ xô bán cho Mỹ. Đến khi xảy ra vụ kiện Việt Nam mới rải ra thị trường châu Âu, châu Á và con cá tra mới thoát được áp lực của luật chống bán phá giá của Mỹ. Luật chống bán phá giá ở đây có tính chất áp đặt chứ không phải bình đẳng cạnh tranh thị trường. Người dân nuôi cá da trơn của Mỹ ép Bộ Thương mại Mỹ phải làm như thế để bảo vệ lợi ích của họ. Đứng về mặt lợi ích dân tộc, Mỹ có quyền làm như thế và họ phải làm vậy. Cái đó chúng ta không trách họ được. 

 

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Vì vậy, chúng ta phải đa dạng hóa thị trường. Bài học cá tra là bài học điển hình chứ không phải riêng quan hệ với thị trường Trung Quốc. 

Tất nhiên, với thị trường Trung Quốc chúng ta phụ thuộc nặng hơn vì do yếu tố địa chính trị, sự tương đồng về phương thức sản xuất và văn hóa. Thứ hai, mặt hàng cá tra không phải là mặt hàng xuất khẩu số 1, số 1 xuất khẩu của Việt Nam là gạo, cao su - hiện nay đều đang chết.


Mấy năm cao su được giá cao vì 60% xuất khẩu tiểu ngạch, xuất thô sang Trung Quốc. Trung Quốc lúc đó phát triển nóng nên cao su được gọi là vàng trắng. Nhưng sau đó kinh tế đi xuống, trong đó có ngành dùng nhiều cao su nhất là công nghiệp ô tô nên cao su của Việt Nam cũng chết theo.

Ấu trĩ nhất là đem cao su đi trồng ở Tây Bắc và miền Trung. Miền Trung thì gió bão, Tây Bắc thì sương muối, hai cái đó tối kỵ với cao su. Cao su dính bão chỉ cần gẫy cành thôi là không có mủ, mặc dù vẫn sống. Còn ở Tây Bắc bị sương muối là chết. Hiện nay diện tích cao su mà người ta bảo là vẫn tốt là ở vùng tiểu khí hậu, chưa bị sương muối nhiều, còn nói chung là Tây Bắc (thậm chí cả miền Đông Bắc) cũng bị sương muối không thể trồng được.


Nhưng đó là tiền, là đất của dân, được thì báo thành tích, còn lỗ thì ngân sách Nhà nước chịu, dân góp đất thì dân chịu.


Trung Quốc chiếm 42% thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

Trung Quốc chiếm 42% thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam


PV: - Chúng ta đã được chứng kiến giá của dưa hấu ở Sài Gòn lên tới 11-12.000 đ/kg, ở Hà Nội 20-25.000 đ/kg, trong khi hàng ngàn xe tải chở dưa hấu kiên nhẫn xếp hàng hơn chục km ở cửa khẩu Tân Thanh thậm chí thối hỏng, bị ép giá đến nỗi 1 quả dưa hấu được bán chỉ với giá ngang với ly trà đá. Tại sao người ta lại chấp nhận bán rẻ như cho ở cửa khẩu chứ không chịu bán đắt trong nội địa?


PGS.TS Vũ Trọng Khải:- Thì phải cắt lỗ, chấp nhận lỗ ít để đi về chứ. Chúng ta không tổ chức quản lý theo chuỗi, chỉ là những người đi buôn chuyến, được chuyến này, hỏng chuyến kia, chẳng có gì chặt chẽ.


Chúng ta nói nhiều nhưng không quan tâm thực sự, thiếu lòng yêu nước và kiến thức để làm việc này. Tâm và tầm đều thiếu.


PV: - Thị trường Trung Quốc dễ tính đến mức cái gì cũng mua, kể cả sản phẩm chất lượng thấp của Việt Nam khiến người nông dân, doanh nghiệp tập trung chạy theo sản lượng mà lười nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Chúng ta nói nhiều đến việc giảm phụ thuộc 1 thị trường, tìm kiếm các thị trường mới, nhưng thị trường mới như EU, Mỹ, Nhật... lại nổi tiếng khó tính, phải làm thế nào khi chúng ta đã quen với lối làm ăn dễ dãi, tự hạ thấp chính giá trị sản phẩm của mình?


PGS.TS Vũ Trọng Khải:- Nếu dựa vào một thị trường dễ tính để làm ăn thì không bao giờ hiện đại hóa được nền nông nghiệp. Chúng ta tự dễ dãi với mình, giống như nhập khẩu công nghệ lạc hậu, cứ có FDI vào là mừng, biến đất nước thành bãi thải công nghệ.



Trung Quốc nhập dễ dãi vào thì mình cũng phải dễ dãi. Thế nên toàn dân hiện nay đang bị đầu độc bởi nền nông nghiệp của chính mình và nông nghiệp Trung Quốc. Hàng ngày chúng ta ăn nông phẩm là chúng ta ăn thuốc độc và chết dần mà không cảm nhận thấy.


Chính lúc này phải biến thách thức thành cơ hội, phải hiện đại hóa nền nông nghiệp và không phải chỉ xây dựng những khu nông nghiệp công nghệ cao mà phải xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao.


Chúng ta chỉ thích làm triển lãm, làm mẫu để đi khoe nên mới đẻ ra thứ gọi là khu nông nghiệp công nghệ cao, còn nước Mỹ là nền nông nghiệp công nghệ cao. Mà nền nông nghiệp công nghệ cao không phải chỉ là kỹ thuật sản xuất mà còn là cả công nghệ quản lý nữa.


Phải có 2 nhân tố quan trọng: nông dân lớn và doanh nghiệp lớn. Nông dân lớn ở đây là thanh nông tri điền được đào tạo, được chuyên nghiệp hóa, chứ không phải lão nông tri điền cha truyền con nối. Còn doanh nghiệp phải là doanh nghiệp lớn được trang bị công nghệ hiện đại, làm tạo ra giá trị gia tăng. Hai nhân tố này liên kết với nhau thì mới thành một chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn, lúc đó mới xuất khẩu được sang thị trường EU, Nhật Bản...


Đây là một thách thức nhưng lại là cơ hội, là cái may cho nền nông nghiệp. Các cụ đã nói: Cùng tắc biến, biến tắc thông, khi anh bị dồn vào chân tường, không bán được cho ai cả, chỉ bán được cho Trung Quốc, mà Trung Quốc đóng sập cửa thì phải nghĩ đến làm sản phẩm chất lượng cao để bán sang EU, Nhật Bản, Mỹ. Lý do xây dựng lại nền nông nghiệp là thế, tạo nên những nhân tố mới, hình thành một hệ thống mới, thể chế quản lý mới và hệ thống công nghệ hiện đại.


PV:- Vậy chúng ta phải bắt đầu từ đâu, thưa ông?


PGS.TS Vũ Trọng Khải: - Phải lên 1 kế hoạch rất rõ trong nông nghiệp. Thứ nhất, khâu sản xuất mang tính sinh học của nông dân phải làm gì? Đầu tiên là phải đào tạo lại nông dân, chuyên nghiệp hóa nông dân. Tất cả trường nông nghiệp của đất nước này hãy đào tạo miễn phí tất cả con em nông dân muốn làm nông dân. Chúng ta có nhiều tiền hiện nay đang bị phung phí cho những dự án tào lao, hãy dùng tiền đó đào tạo con em nông dân thành nông dân chuyên nghiệp, nông dân có tri thức.


Thứ hai, cần một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới. Chúng ta có ngân hàng phi lợi nhuận dùng vốn ngân sách Nhà nước để tài trợ cho các dự án áp dụng công nghệ cao chế biến nông phẩm và tiêu thụ nông phẩm cho nông dân. Nếu tiền đó hết thì giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm chẳng hạn, tài trợ 50% lãi suất tín dụng đầu tư dài hạn để đổi mới công nghệ, xây dựng nhà máy chế biến hiện đại là doanh nhân nhảy vào ngay.


Không có nông dân lớn, doanh nghiệp lớn với công nghệ hiện đại thì không có nền nông nghiệp hiện đại, không có nền nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác như: giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ sau thu hoạch, công cụ, máy móc, thiết bị nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp...


Muốn có nông dân lớn thì phải thay đổi chính sách ruộng đất, chứ không thể để như hiện nay.


Tôi lấy ví dụ, cách xử lý ruộng đất ở miền Bắc rất phi thị trường, dồn điền đổi thửa bằng cách đất đổi đất. Đất đổi đất tức là đổi bằng hiện vật như thuở hồng hoang. Anh áp đặt người ta 1 sào này đổi lấy 0,9 sào kia. Anh đánh giá thế nào để bảo 1 sào đất của tôi chỉ bằng 0,9 sào đất của người kia? Anh dựa trên tiêu chuẩn là lúa, đất tốt với lúa anh bảo hệ số 1, xấu với lúa thì bảo hệ số 0,9. Nhưng tôi không trồng lúa mà trồng sản phẩm khác năng suất cao hơn lúa thì sao? Trong Nam rất đơn giản: Đất của tôi ở xa, tôi bán, tôi mua đất ở gần.


Chúng ta không thiếu người giỏi nhưng người giỏi đang đứng ngoài lề quá trình phát triển của đất nước. Người giỏi thì hoặc làm ông chủ, hoặc làm thuê cho nước ngoài, hoặc làm thuê cho doanh nghiệp trong nước, còn khả năng kém thì hối lộ để vào bộ máy công chức...

Vì thế, muốn xây dựng lại nền nông nghiệp, trước hết phải xem xét bộ máy quản lý nông nghiệp.

Theo Thành Luân, Đất Việt

CẢ DÂN TỘC VIỆT  ĐANG BỊ TRUNG QUỐC ĐẦU ĐỘC

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Trong khi tại các quốc gia Âu Mỹ, người dân được bảo vệ tối đa trước các thực phẩm độc hại, thì tại Việt Nam người dân phải tự bảo vệ mình là chính. Nhưng bảo vệ thế nào được khi mà hầu như tất cả các đồ ăn thức uống, thậm chí đồ may mặc cũng tràn ngập hóa chất độc hại. Báo chí đã nêu danh nhiều, đã lên tiếng nhiều, sau khi đã chứng minh hẳn hoi. Nào là nước tương chứa chất 3-MCPD gây ung thư, sữa nhiễm Mêlamine, phở ướp phoocmôn; nào là heo siêu nạc chứa chất độc clenbuterol, nào là gà vịt bị tẩm hoá chất tạo màu bắt mắt, v,v... và gần đây nhất là vụ cá diêu hồng được nuôi bằng thực phẩm có chứa chất cực độc. Tuy nhiên còn bao nhiêu thứ thực phẩm bị nhiễm độc khác chưa được phanh phui thì sao?

Người dân Việt Nam vẫn thường được khuyến khích hãy trở thành những người tiêu dùng thông minh. Nhưng thông minh thế nào đây khi mà hầu như tất cả đồ ăn thức uống đều bị đầu độc. Được bao nhiêu người thông minh giữa một đất nước đa phần là những người nông dân chân lấm tay bùn, ít học. Vả lại thông minh quá chắc là không còn biết ăn uống gì nữa, trừ khi tự mình cung cấp mọi thứ. Đã từng có một cựu Tổng bí thư khuyên người dân không nên mua rau ngoài chợ. Nhiều người nghèo nghe mà cảm thấy tủi thân. Họ tự hỏi vậy thì mua rau ở đâu? Lên cung trăng mà mua ạ!

Ngay cả những mặt hàng được kiểm định chất lượng VSATTP cũng không đáng tin là an toàn. Bởi vì rất thường người ta chỉ kiểm định lấy có, kiểm định chiếu lệ. Những con dấu kiểm định được đóng lên thực phẩm hay đồ dùng mà không phải nhọc công kiểm định hoặc kiểm định một cách qua loa vô trách nhiệm. Một phần cũng vì khâu nhân sự dành cho lĩnh vực kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm tại Việt Nam dường như bị bỏ ngỏ: vừa thiếu vừa yếu. Có những nơi thiếu trầm trọng. Đây cũng là hậu quả của chương trình đào tạo nguồn nhân lực hiện nay quá bất cập.

"Mực bẩn" được chế biến tại chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội(hình)

Nguyên nhân để cho cả một thị trường bị tràn ngập hóa chất độc hại đã rõ. Trước hết là do lòng tham của con người: để có tiền người ta làm đủ mọi cách kể cả việc đầu độc người khác. Thứ đến là do quản lí quá lỏng lẻo, thậm chí nhiều khâu, nhiều công đoạn trong sản xuất, nhập khẩu, lưu hành, tiêu thụ bị thả nổi. Sau nữa là do xử lí không nghiêm minh: theo kiểu đánh trống bỏ dùi, hoặc theo phong trào rồi sau đó đâu lại vào đấy.

Nhưng sâu xa hơn là lương tâm người ta đã bị cơ chế làm cho không còn nhận ra đâu là tội, đâu là lỗi. Hay nói một cách hình tượng là lương tâm đã bị rụng hết răng rồi nên không còn cắn rứt khi làm điều ác, điều hại với đồng loại. Chính vì thế dù làm những điều ác với đồng loại, người ta vẫn cứ ăn ngon ngủ ngon.

Bao nhiêu thứ mặt hàng của Trung Quốc bị cấm nhập khẩu vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ… vẫn được tuồn vào Việt Nam một cách vô tư sau khi đã cho thay đổi nhãn mác. Chính tâm lí ham của rẻ, của lạ cũng là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho những kẻ làm hàng nhái, hàng dỏm, hàng kém chất lượng, hàng độc hại sống phây phây.

Chỉ với một lượng hóa chất nhỏ, thịt thiu, ươn sẽ biến thành thịt "ngon"(hình)

Hậu quả là gì? Hậu quả là hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô tập thể, có những vụ ngộ độc lên tới hàng ngàn người (đặc biệt là tại các khu công nghiệp). Ngày 27.4, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC bị một tòa án Úc ra lệnh bồi thường 8,3 triệu USD cho gia đình một bé gái bị tổn thương não nặng và phải ngồi xe lăn, sau khi ngộ độc vì ăn thịt gà của hãng này. Đọc tin tức này thấy thương cho người dân Việt Nam! Bị ngộ độc phải cấp cứu mà không được bồi thường một đồng cắc nào? Các nhà hàng, quán ăn gây nên ngộ độc, chỉ cười trừ. Huề cả làng. Buồn!

Hậu quả là gì nữa? Hậu quả là bệnh tật ngấm ngầm ngày càng nhiều. Dòng giống người Việt bị thoái hóa trầm trọng. Rất nhiều trường hợp vô sinh cũng có nguyên nhân từ việc ăn uống những thứ có nhiều hóa chất độc hại mà các bác sĩ đã chỉ rõ. Rất nhiều trẻ em sinh ra bị dị tật cũng vì cha mẹ bị phơi nhiễm quá nhiều các hóa chất độc hại từ các đồ ăn thức uống kém chất lượng. Nghiêm trọng nhất đó là chưa bao giờ người Việt Nam lại phải đối mặt với đại nạn ung thư lan tràn như ngày hôm nay. Chắc chắn trong tương lai người ta còn phải xây dựng nhiều bệnh viện, nhiều trung tâm ung bướu nữa, nếu tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm không được cải thiện.

Người ta vẫn thường rêu rao đất nước Việt Nam yên bình vì không có chiến tranh, không có những xáo trộn về chính trị… Nhưng thực tế thì lòng người xáo trộn và bất an hơn bao giờ hết. Ra đường thì nơm nớp lo sợ tai nạn giao thông, xuống phố thì thấp thỏm sợ lo bị trộm cắp. Vào bếp thì canh cánh lo sợ nổ bình ga, vào bàn ăn thì áy náy sợ lo không biết đồ ăn thức uống có đảm bảo an toàn không đây? Bao nhiêu thứ hoá chất đang rình rập bủa vây? Nhất là những thứ thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc

Một người lạc quan lắm đọc báo hằng ngày cũng không thể lạc quan nổi. Người ta vẫn kể cho nhau nghe một câu chuyện khôi hài cười ra nước mắt, câu chuyện “Ăn gì không sợ chết?”

Trong lớp Giáo Lý, một ma-xơ có sáng kiến: “Mùa Chay gần tới rồi. Hôm nay xơ muốn các em thảo luận về đề tài "lợi ích của việc ăn chay", vì bây giờ thực phẩm độc hại nhiều quá!”

- Tèo: “Thưa Xơ, ăn chay ta chỉ ăn cơm với cá thôi là tốt nhất! Vì heo thì bị thúc ‘thần dược siêu nạc’, gà vịt thì bị tẩm hoá chất tạo màu bắt mắt, lại thêm mấy bệnh dịch đe doạ: tai xanh tai đỏ, lở mồm long móng, H5N1...”

- Tí: “Không được đâu! Cá biển thì bị ướp phân u rê, hàn the; cá đồng thì cho ăn thức ăn tăng trọng chứa hoá chất cực độc! Vì vậy, ăn chay ta nên ăn rau chấm nước tương là tốt nhất.”

- Tèo: “Ăn rau cũng chết, vì rau xịt quá lượng thuốc trừ sâu, nước tương thì chứa 3-MCPD gây ung thư...”

- Xơ thở dài: “Ăn gì cũng... ung thư, cũng chết! Biết ăn chay cái gì đây?”

- Tí bỗng giơ tay: “Thưa xơ, con nghĩ ra rồi, ăn gì cũng chết chỉ có ... 'ăn hối lộ' là không chết! Con thấy cán bộ chỉ bị ...'tự kiểm điểm hay phê bình' mà thôi!”

Ăn uống là một nhu cầu sinh tồn của con người. Người ta không thể tồn tại nếu không ăn không uống. Ăn sạch uống sạch thì mới khỏe mạnh, nhưng ăn uống bây giờ là đồng nghĩa với việc tích lũy mầm bệnh. Câu tục ngữ: “Bệnh từ miệng vào” quả đã trở thành câu tục ngữ mang tính thời sự hơn lúc nào hết. Bao nhiêu thứ hóa chất độc hại mà người dân Việt Nam đang vô tình rước vào thân sẽ còn xuất hiện dài dài trên bản danh sách liệt kê của các tờ báo đây?

Biết đến bao giờ người dân Việt Nam mới có thể an toàn ngồi vào bàn ăn, mà không còn lo cái nỗi lo ăn phải thức ăn gì nguy hại đây? Biết đến bao giờ các bà nội trợ mới hết phải đắn đo suy nghĩ chọn lựa thức ăn nào là an toàn và thức ăn nào là không an toàn đây? Biết đến bao giờ các y bác sĩ Việt Nam mới có thể ngồi rung đùi uống cà phê giữa các ca trực mà không còn phải ưu tư nhiều vì phận người sao lắm bệnh tật khổ đau?

Đau khổ vì nghèo đói đã là thứ đau khổ hạ thấp phẩm giá con người; đau khổ vì bệnh tật, mà bệnh tật do bị đầu độc bởi các hóa chất phải chăng là thứ đau khổ làm cho người ta uất hận hơn hết?

- BẮP LUỘC TƯỞNG LÀ MÓN ĂN DÂN DÃ, AN TOÀN.KHÔNG.HẦU HẾT CHÚNG CHO ĐƯỜNG HÓA HỌC.NHƯNG KHỐN NẠN HƠN, CÓ ĐỨA CHO CHẤT THAN CHÌ TRONG CỤC PIN VÀO NẤU CHO MAU NHỪ.

- TRÁI CÂY: SẦU RIÊNG, ĐU ĐỦ, SOÀI,CHUỐI, MÍT...CHÚNG VÔ VƯỜN MUA LÚC CÒN XANH, ĐEM VỀ NGÂM VÀO MỘT LOẠI HÓA CHẤT ĐỘC DO TÀU SẢN XUẤT, LÀM CHO TRÁI CHÍN ĐỒNG LOẠT VÀ ĐỂ ĐƯỢC LÂU.

- DƯA LEO,KHỔ QUA...XỊT MỘT LOẠI THUỐC KÍCH THÍCH CỦA TÀU, SÁNG HÔM SAU QUẢ PHỔNG TO, BÓNG, ĐẸP.NGƯỜI ĂN VÔ, TẾ BÀO CŨNG PHÁT TRIỂN NHANH NHƯ VẬY.

- CÀ PHÊ:CHÚNG RANG BẮP, ĐẬU NÀNH, XAY RA, ĐỔ HÓA CHẤT GÌ ĐÓ. CÀ PHÊ CHỈ CÓ MỘT TÍ THÔI.

- THUỐC BỔ: HÀN QUỐC MỚI BẮT ĐƯỢC MỘT MỚ THUỐC BỔ CỦA TÀU, BÁN RẤT ĐẮT. HỌ PHÂN CHẤT RA:TOÀN LÀ THỊT NGƯỜI VỚI ĐỦ LOẠI VIRUS ĐỘC HẠI.THUỐC NÀY CHẮC CŨNG CÓ MẶT TẠI VN RỒI.

- NHIỀU NGƯỜI ĐAU NHỨC, DỊ ỨNG, VIÊM XOANG, CHÚNG BÁN CHO LOẠI THUỐC TỄ RẤT RẺ. UỐNG VÔ ĐỠ NGAY TỨC THÌ. NHƯNG VÀI NGÀY SAU MẶT SƯNG LÊN NHƯ CÁI CƠI.THÌ RA THUỐC TOÀN LÀ DEXA.

- NHƯNG ĐÂY MỚI LÀ LOẠI CỰC ĐỘC:RƯỢU. NGÀY NAY, NGƯỜI TA KHÔNG NẤU RƯỢU NỮA. CHỈ VIỆC MÚC NƯỚC LÃ, PHA VÔ MỘT GÓI MEN CỰC ĐỘC CỦA TÀU, TỨC THÌ NƯỚC HÓA THÀNH RƯỢU, GIÁ BÁN CÓ 2000$ MỘT XỊ.BẢO ĐẢM NỐC VÔ MẤY CHAI LÀ GAN ĐI ĐOONG.DÂN NHẠU VN ĐANG XẾP HÀNG RA ĐI CÓ TRẬT TỰ, ĐOÀN TỤ VỚI ÔNG BÀ.

Từ 15-3, Việt Nam được ân huệ đón khách Trung Quốc theo đoàn


Tham tán văn hóa Trung Quốc Bành Thế Đoàn (bên trái) làm việc với Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Phương Hòa chiều 8-3 - Ảnh: Cục Hợp tác quốc tế

Khách Trung Quốc đến Việt Nam theo đoàn, ưu tiên các chuyến bay thẳng

Bà Phương Hòa cho biết tin vui được ông Bành Thế Đoàn - tham tán văn hóa tại Việt Nam - được sự ủy quyền của đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam thông báo với bà trong buổi làm việc của hai bên tại Cục Hợp tác quốc tế chiều 8-3.

Theo đó, Chính phủ Trung Quốc quyết định đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn đợt 2 từ ngày 15-3.

"Đại sứ quán nước bạn đến thông báo tin vui trước cho mình vì biết cả hai bên thời gian qua đều rất nỗ lực để có kết quả này. Bộ Văn hóa - Du lịch Trung Quốc sẽ công bố sau một vài ngày tới", bà Phương Hòa cho biết.

Cùng với chính sách này, ông Đoàn cho biết Việt Nam sẽ là một trong số quốc gia được ưu tiên xem xét các chuyến bay thẳng, bỏ yêu cầu cung cấp kết quả xét nghiệm PCR trước 48 giờ, du khách nhập cảnh chỉ cần cung cấp kết quả xét nghiệm nhanh hoặc tổ chức xét nghiệm xác suất 2%.

Phía Trung Quốc mong muốn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam, cùng nhau đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách du lịch mỗi nước.

Kết quả sau những nỗ lực của các cấp, các ngành hai bên

Đồng thời Cục Hợp tác quốc tế có văn bản trao đổi về chuyên môn đối với Bộ Văn hóa - Du lịch Trung Quốc, trong đó kiến nghị phía bạn sớm xem xét đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia mà các công ty du lịch được tổ chức đưa khách theo đoàn.

Nhiều đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam với Bộ Văn hóa - Du lịch Trung Quốc cũng đã được tổ chức.

Bà Phương Hòa đánh giá tin vui này là điều kiện để hai bên thúc đẩy, khôi phục lại du lịch bình thường.

Tại buổi làm việc, Tham tán Bành Thế Đoàn khẳng định hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Quốc trước giai đoạn đại dịch COVID-19 là hết sức tốt đẹp, mang lại lợi ích chung cho nhân dân hai nước, đóng góp thiết thực cho việc vun đắp tình hữu nghị Việt - Trung.

Tham tán nhận định hành trình khôi phục du lịch đón khách quốc tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua là thuyết phục và đáng mừng.

Trong thời gian tới, ông hy vọng khách quốc tế vào Việt Nam đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc khôi phục khách đoàn tới Việt NamThủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc khôi phục khách đoàn tới Việt Nam

Khôi phục khách đoàn tới Việt Nam là một trong các đề nghị được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ra khi tiếp Bí thư tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) Thẩm Hiểu Minh ngày 22-2.

Số ca Covid-19 tại Việt Nam bất ngờ tăng mạnh do chinh sách mở cửa dóng du khách TQ

Trong gần một tuần qua, số ca mắc Covid-19 bất ngờ tăng trở lại. Trong đó, riêng Hà Nội tăng tổng cộng 44 ca so với tuần trước đó.

Theo cập nhật từ Bộ Y tế, ngày 10/4, cả nước ghi nhận 113 ca mắc Covid-19 mới, tăng gấp hơn 2,5 lần so với ngày 9/4. Trong ngày, thêm 19 ca khỏi, bệnh nhân nặng tăng lên 8 ca. Hiện tại, số bệnh nhân đang thở oxy là 8 ca, trong đó thở oxy qua mặt nạ là 7 ca, thở máy xâm lấn là một bệnh nhân.

Tại Hà Nội, theo thông tin từ Sở Y tế, trong tuần (1-7/4) ghi nhận 67 ca mắc, tăng 44 ca so với tuần trước đó. 

Ngày 10/4, thông tin với báo chí Bác sĩ Nguyễn Thu Hường, Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp và đơn nguyên truyền nhiễm, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), cho biết mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 10 tới 15 ca bệnh nhân có biểu hiện đau họng, ho, sốt vào viện khám. Các bệnh nhân này test trước tại nhà đều có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh viện Thanh Nhàn đang điều trị cho 10 bệnh nhân Covid-19 có biến chứng, họ đều trên 60 tuổi. 

Theo bác sĩ Hường, hiện nay người dân chủ quan với dịch Covid-19 nên tụ tập đông mà không đeo khẩu trang nhiều hơn. Điều đó làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, sau hơn một năm tiêm vắc xin Covid-19 kháng thể phòng bệnh đã suy giảm nên nguy cơ tái nhiễm sẽ tăng lên. Do đó, bác sĩ Hường khuyến cáo người dân không chủ quan với bệnh, khi có các dấu hiệu có thể thử test nhanh hoặc tới cơ sở y tế để được hướng dẫn, kê đơn thuốc theo dõi tại nhà, phòng biến chứng.

Sáng 11/4, trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết: "Việc tăng số ca mắc như hiện nay không phải bất thường. Miễn dịch của vắc xin giảm và tâm lý của người dân chủ quan nên mắc lại".

Chuyên gia này đánh giá không chỉ Việt Nam, dịch Covid-19 vẫn tạo các làn sóng tăng - giảm. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới chưa công bố hết dịch vì tình hình vẫn chưa ổn định. Hơn nữa, số ca mắc như hiện nay chưa thực tế vì người nhiễm bệnh không test hoặc họ test dương tính không báo với cơ sở y tế.

Thời tiết thay đổi cũng là môi trường virus lây lan trong đó có SARS-CoV-2. Đồng thời, người dân hiện có tâm lý chủ quan cho rằng không còn dịch Covid-19 nên bỏ qua các thói quen phòng bệnh như rửa tay, đeo khẩu trang. PGS Phu cho rằng chúng ta cần duy trì nguyên tắc 2K không chỉ phòng Covid-19 mà còn các bệnh viêm đường hô hấp khác như cúm A, cúm B.

Với cơ quan y tế, vị chuyên gia cho rằng chúng ta không nên chủ quan. Ngành y tế cần đánh giá về các chủng virus mới, khả năng vô hiệu vắc xin hay không để khuyến cáo người dân và có biện pháp đáp ứng phù hợp, không bị động.




Trung Quốc đang “đầu độc” nhiều quốc gia bằng thực phẩm độc


Năm 2018, ĐCSTQ giận tím tái khi chính quyền “tiểu quốc” Kenya (châu Phi) áp đặt lệnh cấm nhập khẩu cá “made in China” do phát hiện có quá nhiều độc tố trong cá. Động thái này của Kenya bị Bắc Kinh coi là “chiến tranh thương mại”. Tuy nhiên lệnh cấm này chỉ cầm cự được 2 năm. Năm 2020, Kenya buộc phải mở toang thị trường cá cho Trung Quốc chiếm lĩnh, bất chấp những tác động nguy hại tới sức khỏe người dân…



Đánh lận con đen: Hàng Trung Quốc gắn mác nước bạnBằng việc tung tiền đầu tư vào các nước châu Phi đang khát ngoại tệ, Trung Quốc đã có nhiều “điều khoản” ràng buộc đi kèm và thao túng thị trường nước bạn bằng nhiều cách.

Bi kịch chính là đây. Năm 2020, dù biết mặt hàng thủy sản này vô cùng độc hại, với dư lượng thuốc trừ sâu quá nhiều trong nguồn cá rô phi của Trung Quốc, chính quyền Kenya vẫn phải chấp nhận nhập khẩu, nếu không muốn ĐCSTQ cắt nguồn tiền đầu tư - vốn là “yếu điểm” của rất nhiều quốc gia trên thế giới đang phải quay cuồng chống đỡ trong cơn suy thoái vì đại dịch.

Vài năm qua, Trung Quốc đã “đổ” vào thị trường cá Kenya với khối lượng lớn cá rô phi và các loại cá nuôi khác, khiến ngành nuôi cá của người dân bản địa điêu đứng vì không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu được bán với giá rẻ bèo.

Không chỉ gây tổn hại cho nền kinh tế vốn đã èo uột tại các quốc gia châu Phi, Trung Quốc còn giở “chiêu bài” gian trá, biến sản phẩm mang “thương hiệu” made in China thành hàng xuất xứ tại địa phương.

Trung Quốc còn giở “chiêu bài” gian trá, biến sản phẩm mang “thương hiệu” made in China thành hàng xuất xứ tại địa phương. 
Trung Quốc còn giở “chiêu bài” gian trá, biến sản phẩm mang “thương hiệu” made in China thành hàng xuất xứ tại địa phương. (Minh họa: Getty)

Vụ cá nhiễm độc tại Kenya cũng áp dụng chiêu trò ấy khi “cộp mác” có nguồn gốc tại các kho dự trữ tại hồ Victoria (Kenya) để đánh lừa người tiêu dùng bản địa, rằng các sản phẩm cá này đều có nguồn gốc từ các hồ nuôi trồng của địa phương.

Suốt một thời gian dài tiêu thụ nguồn cá “made in China” độc hại, người dân Kenya giờ đang phải trả giá với những tác động ngấm ngầm đối với sức khỏe cộng đồng do nhiễm độc kim loại nặng.

Năm 2018, tờ Nation của Kenya đã phanh phui vụ việc, và cùng với mong muốn bảo vệ ngành đánh bắt cá địa phương, chính quyền Kenya đã áp đặt lệnh cấm tiêu thụ cá Trung Quốc. Hành động cứng rắn này của chính quyền Kenya bị Bắc Kinh - thông qua đại sứ Li Xuhang - coi là khơi mào cho “chiến tranh thương mại”.

Tuy nhiên, lệnh cấm này chỉ kéo được 2 năm và năm 2020 Kenya buộc phải nhân nhượng trước sức ép của ĐCSTQ nếu không muốn bị cắt nguồn tài trợ cho các dự án thuộc Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

Vì cần ngoại tệ, Kenya không có cách nào hơn buộc phải mở cửa cho mặt hàng cá của Trung Quốc tiếp tục thao túng thị trường, bất chấp các cuộc điều tra mới đây cho thấy, nguồn cá của Trung Quốc vẫn chứa nhiều kim loại nặng đe dọa sức khỏe con người...

Suốt một thời gian dài tiêu thụ nguồn cá “made in China” độc hại, người dân Kenya giờ đang phải trả giá do nhiễm độc kim loại nặng. (Ảnh: pixabay)
Suốt một thời gian dài tiêu thụ nguồn cá “made in China” độc hại, người dân Kenya giờ đang phải trả giá do nhiễm độc kim loại nặng. (Ảnh: Pixabay)

Đầu độc hôm nay, triệt tiêu thế hệ tương lai...

Để tìm hiểu về cá “made in China”, các nhà điều tra Kenya đã mua 10 kg cá rô phi nhập khẩu, sau đó họ mang đến Đại học Nairobi để thử nghiệm. Kết quả cho thấy trong cá có chứa loại thuốc trừ sâu nguy hiểm, như phosalone cực độc, ở mức cực cao: 0,07 phần triệu (ppm), gấp 7 lần so với giới hạn tối đa cho phép: 0,01 ppm.

Loại cá “made in China” này cũng bị phát hiện có chứa các loại thuốc trừ sâu khác như tolyfluanid với hàm lượng 0,022 ppm; deltamethrin (0,026 ppm), acrinathrin (0,005 ppm) và tebufenpyrad (0,001ppm). Theo các nhà nghiên cứu, những loại thuốc trừ sâu này gây nguy hại cho sức khỏe như ung thư, loét miệng, khó nuốt và đau bụng sau khi ăn phải. Ngoài thuốc trừ sâu, cá nhập khẩu từ Trung Quốc cũng bị phát hiện có chứa quá nhiều kim loại nặng.

Theo bài báo, cá rô phi của Trung Quốc chứa 42,7 ppm chì, cao gấp 427 lần giới hạn cho phép là 0,1 ppm của cả Tổ chức Nông lương và Y tế Thế giới. Lượng chì quá cao có thể làm giảm trí lực, tổn thương hệ thần kinh và cản trở sự phát triển thể chất ở trẻ em. Đồng thời, nó cũng gây ra huyết áp cao, thiếu máu, suy nhược cơ thể, tổn thương thận, não và giảm khả năng sinh sản ở người trưởng thành.

Ngoài ra, chì cũng là chất gây ung thư, và thậm chí gây tử vong tức thì nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều. Ngoài chì, các mẫu cá tương tự cũng được phát hiện thấy có hàm lượng kẽm tương đối cao, mặc dù nó vẫn dưới mức giới hạn quy định là 30 ppm.

Theo các chuyên gia y tế, dư thừa kẽm có thể gây viêm dạ dày ruột, một tình trạng phổ biến với các triệu chứng như tiêu chảy và nôn mửa. Các kim loại khác được phát hiện trong cá nhập khẩu của Trung Quốc là sắt, đồng và mangan....

Môi trường ô nhiễm ở Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn đến cá bị hấp thụ một lượng lớn hóa chất, kim loại nặng trong cơ thể.
Môi trường ô nhiễm ở Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn đến cá bị hấp thụ một lượng lớn hóa chất, kim loại nặng trong cơ thể. (Getty)

Không chỉ “hại dần hại mòn” sức khỏe của người dân Kenya, ĐCSTQ còn “giết chết” ngành đánh bắt cá của nước này. Việc nhập khẩu cá ồ ạt từ Trung Quốc đã tác động nhiều tới ngành thủy sản Kenya khi kim ngạch nhập khẩu cá đã vượt ngưỡng 2 tỷ Ksh (khoảng 18,5 triệu đô la) vào năm 2017, và con số này đã tăng gấp đôi mỗi năm.

Đối với ngư dân Kenya, tình hình ngày càng trở nên vô vọng tới mức một quan chức ngành thủy sản nước này còn cảnh báo rằng, nếu chính phủ Kenya không ngừng nhập khẩu của Trung Quốc, ngành đánh bắt cá của Kenya sẽ biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới.

Câu chuyện cá Trung Quốc nhiễm độc tại Kenya chỉ là hình ảnh thu nhỏ của nhiều quốc gia khác đã không cưỡng lại được sức mê dụ và đe nẹt của quyền lực rắn lẫn mềm của ĐCSTQ, trong đó Việt Nam - quốc gia núi liền núi, sông liền sông với hơn 10 cửa khẩu luôn nhộn nhịp, thì mức độ hàng bẩn tràn vào Việt Nam từ lâu đã trở thành đề tài nhức nhối...

Việt Nam - “điểm trũng” hứng các sản phẩm độc hại từ Trung Quốc

Việt Nam có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc dài 1449,566 km, trong đó có 383,914km đường biên giới đi theo sông suối, tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Trong đó, Quảng Ninh tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc.

Thác Bản Giốc, địa danh nằm trên khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thác Bản Giốc, địa danh nằm trên khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. (Getty)

Với địa hình đồi núi hiểm trở, Việt Nam khó có thể kiểm soát các hoạt động buôn lậu diễn ra rất nhộn nhịp trên một số tuyến biên giới, đặc biệt là Lạng Sơn. Hoạt động buôn lậu diễn ra bất cứ thời điểm nào, các đối tượng vận chuyển hàng lậu thường mang vác hàng lậu theo các đường mòn biên giới để tuồn vào Việt Nam với rất nhiều các mặt hàng giá rẻ không rõ nguồn gốc, thành phần...

Trong 5 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đạt 28,375 tỷ USD, và nếu tính cả nguồn hàng nhập lậu thì con số này không chỉ dừng ở đó. Rất nhiều các mặt hàng nông sản, thủy sản, thực phẩm, mỹ phẩm bẩn, nhiễm độc của Trung Quốc xâm nhập vào thị trường Việt Nam, từ lâu đã gây ra nỗi lo ngại cho phần đông người tiêu dùng nhưng vẫn phải mua về dùng vì giá quá rẻ.

Rất nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của người dân Việt Nam đã bị hàng bẩn, hàng lậu, và thậm chí cả hàng chính ngạch của Trung Quốc đang chiếm lĩnh:

  • Gia cầm nhập lậu mang dịch bệnh và nội tạng bẩn của Trung Quốc đang trà trộn trong nguồn cung thực phẩm cho các bữa ăn gia đình Việt Nam. Tháng 6/2020, đồn biên phòng Trà Cổ (Quảng Ninh) đã phát hiện 15,6 tấn nội tạng trâu bò đang phân hủy bốc mùi hôi thối từ Trung Quốc tuồn lậu sang.

Thời điểm bùng phát các loại dịch bệnh liên quan tới gia cầm, chính quyền Trung Quốc đóng cửa chợ kinh doanh nhưng lại tạo điều kiện cho các loại gia cầm thải loại, nhiễm bệnh tuồn sang Việt Nam như gà thải loại, bị dịch với giá rất rẻ, chỉ khoảng 15.000 đồng/kg.

Các loại gia cầm thải loại, nhiễm bệnh tuồn từ Trung Quốc sang Việt Nam có giá rất rẻ, chỉ khoảng 15.000 đồng/kg. (Ảnh: Wikipedia commons)
Các loại gia cầm thải loại, nhiễm bệnh tuồn từ Trung Quốc sang Việt Nam có giá rất rẻ, chỉ khoảng 15.000 đồng/kg. (Ảnh: Wikipedia commons)
  • Tôm, cá, ếch… của Trung Quốc đều chứa nhiều dư lượng kháng sinh và thuốc trừ sâu. Điển hình là mặt hàng cá, được tiêu thụ mạnh ở các chợ Việt Nam. Theo Hội Nghề cá Việt Nam, tình trạng thương nhân Trung Quốc bắt tay với một số cơ sở chăn nuôi ở khu vực biên giới đưa cá tầm Trung Quốc vào Việt Nam để "biến" thành cá tầm trong nước để tiêu thụ trở nên phổ biến.

Nhiều loại cá “made in China” này như cá tầm, cá quả, cá trê, rô phi… đều chứa hai loại hóa chất và kháng sinh đã bị cấm dùng tại Việt Nam từ năm 2007 là Leuco Malachite Green và kháng sinh cấm AOZ. Nếu hấp thụ dài ngày hóa chất độc hại này, có thể gây các bệnh lý về gan, thận cũng như những bệnh nan y (Theo Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản).

  • Các loại hoa quả Trung Quốc thống trị trên các sạp, chợ đầu mối. Nhiều loại táo, nho, cam vàng… được giới thiệu là hàng nhập từ Mỹ, Úc, New Zealand ở các chợ đầu mối rẻ hơn nhiều so với giá thành ở các siêu thị, cửa hàng hoa quả nhập khẩu... Các loại hoa quả bình dân như đào, cam, quýt, mận, lựu thì giá rẻ như cho, từ 10.000 - 20.000 đồng/kg.

Không chỉ đội lốt trái cây nhập khẩu, trái cây Trung Quốc còn giả danh thương hiệu trái cây nổi tiếng Việt Nam như dâu tây Đà Lạt, nho Ninh Thuận, cam Hà Giang... Đã có rất nhiều công bố về mức độ tàn dư hóa chất độc hại có trong trái cây Trung Quốc, nhưng thiếu sự kiểm soát của cơ quan chức năng, cũng như lòng tham của thương lái, nên mặc nhiên trái cây không rõ xuất xứ, chứa nhiều chất độc hại của Trung Quốc vẫn được người dân Việt Nam buộc phải “tiêu dùng”.

Nhiều hoa quả Trung Quốc đang được bày bán tại các sạp hàng Việt Nam với giá rẻ như cho. (Ảnh: Pixabay)
Nhiều hoa quả Trung Quốc đang được bày bán tại các sạp hàng Việt Nam với giá rẻ như cho. (Ảnh: Pixabay)
  • Thực phẩm giả, gạo giả thực phẩm ngâm tẩm, chứa hóa chất chưa bao giờ lại tràn lan nhiều tại Việt Nam như hiện nay. Hầu hết đều được chứng minh có nguồn gốc Trung Quốc. Trong đó ruốc, mực làm giả từ sắn dây có vị chát hoặc ngọt lạ nhờ hương liệu, bột ngọt, foocmon ngâm tẩm chứ không có vị ngọt thơm của thịt.

Mực, cá, thịt bò khô… giả làm từ cao su, nướng lên có mùi nhựa cháy, không cong mà thẳng đuột. Trứng gà non là một thực phẩm rất bổ dưỡng cũng đã bị trứng gà giả “made in China” có độ đàn hồi, uốn cong như cao su, vị nhạt… trà trộn với trứng thường nên người mua rất khó phân biệt.

Việc vô tình ăn các loại thực phẩm làm giả từ nhựa và cao su trong một thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh ung thư, mất trí nhớ, thần kinh không ổn định, đau dạ dày, chảy máu dạ dày...

  • Gia vị Trung Quốc cũng tràn ngập và nhiều chất bị phát hiện có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép như gừng, tỏi, hành khô… Ngoài ra, các loại có gia vị chế biến sẵn dưới dạng bột, viên hoặc nước để làm nước lẩu, nước phở, cùng các nguyên liệu bột trà để pha trà chanh, sữa đậu, trà sữa… đều trộn hương liệu hóa học, chất tạo mùi... mà không có kiểm định liều lượng, không rõ thành phần nguồn gốc… có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ thể, gây dị ứng, ung thư.

Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ung thư đang gia tăng tại Việt Nam và chúng ta hẳn sẽ phải giật mình khi biết Việt Nam thuộc top 2 những quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Việc Trung Quốc thâm hiểm không chỉ chặn nguồn nước tại thượng nguồn sông Mê Kông khiến Đồng bằng Sông Cửu Long bị khô hạn, vựa lúa Việt Nam bị mất mùa và kho gạo Việt Nam bị vơ vét, mà từ lâu Trung Quốc đã “đổ” vào Việt Nam đủ các loại thực phẩm, thuốc trừ sâu độc hại…, hẳn là nhằm mục đích lâu dài hủy hoại sức khỏe, thể chất và tinh thần người Việt Nam.

Xuân Trường

Nguồn tham khảo:
[1]. https://www.nation.co.ke/kenya/nation-prime/chinese-fish-found-with-427-times-recommended-amount-of-lead-251850
[2]. https://www.bbc.com/news/business-47611076
[3]. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4961898/#:~:text=
Long%2Dtime%20exposure%20to%20lead,lead%20levels%20resulting%20in%20death.

[4]. https://pulitzercenter.org/reporting/china-africa-increasingly-uneasy-marriage-interests


MỘT CUỘC ĐẦU ĐỘC VĨ ĐẠI Ở VIỆT NAM

Khắp Việt Nam, người dân đang sống với thực phẩm bẩn và thực phẩm tẩm thuốc độc hàng ngày! (Tiền Phong)

Những chuyến xe đêm buồn thảm và tuyệt vọng

Từ bao nhiêu năm nay rồi, quê tôi có những chuyến xe đêm đi thành phố khởi hành lúc một giờ sáng, đến Sài Gòn lúc năm giờ. Có hai loại hành khách thường phải đi xe khuya như vậy: Một là người đi làm thuê và hai là người đi khám bệnh. Đến Sài Gòn lúc năm giờ sáng, người làm thuê kịp giờ đến xí nghiệp và người đi khám kịp vào bệnh viện “bắt số” để xếp hàng. Hành khách đi khám bệnh thường quen nhà xe và quen biết nhau vì họ đi lên đi xuống Sài Gòn tái khám từ năm này qua tháng nọ.

Trên xe, họ trò chuyện thân thiết, hiểu rõ hoàn cảnh gia đình cũng như bệnh tình của nhau, và thường nhắc đến những người bệnh vắng mặt. Cứ dăm ba chuyến xe không gặp thì hiểu là người ấy đã “về nhà” rồi, có nghĩa là về trên chuyến xe chở xác của bệnh viện. Đa số người bệnh trên những chuyến xe khuya ấy đều bệnh ung thư. Quê tôi bệnh ung thư nhiều vô số, đến nỗi có ai đó bị bệnh phải đi Sài Gòn khám là mọi người nói như mặc định “lại ung thư rồi”.

Một trong những địa chỉ quen thuộc ở Việt Nam, nơi mỗi năm có hơn 200,000 ca mắc mới; và khoảng 82,000 ca tử vong (NLĐ)

Ở cửa ngõ Sài Gòn hướng miền Tây có Bệnh viện Triều An, gần như đó là bệnh viện dành cho người miền Tây và dành cho bệnh nhân ung thư. Lúc ông Trầm Bê còn đương thời, ông đã dành một khoản từ thiện tài trợ cho bệnh nhân ung thư, bệnh nhân nghèo bệnh nặng được miễn giảm viện phí ở Triều An.

Con sông quê đã hết hiền hòa

Đa số bệnh nhân ung thư ở quê tôi là nông dân. Trong văn chương nghệ thuật, hình ảnh con sông quê luôn đẹp đẽ hiền hòa. Giờ khác rồi, những con sông quê miền Tây vẫn đẹp mà không hiền chút nào. Tất cả ô nhiễm tới nỗi không ai dám tắm sông nữa. Hình ảnh trẻ con bơi đùa trên sông là xưa rồi. Chúng biết sông rất dơ, hễ xuống sông tắm là sẽ bị ngứa, ghẻ lở, nhiễm độc.

Thành phố có công ty vệ sinh đô thị thu gom rác, chứ nông thôn làm gì có, bao nhiêu rác người dân đều thải xuống sông. Cống rãnh đều dẫn ra sông mà không bao giờ và không ai nghĩ đến chuyện xử lý nước thải. Chợ nông thôn hầu hết đều ở ven sông, tan buổi chợ là tất cả rác rến lùa hết xuống sông. Cách đây mươi năm, hầu hết người dân nông thôn đều đi vệ sinh trên cầu cá, tức là đào cái ao nuôi cá tra, phía trên làm cầu tiêu để lấy phân nuôi cá. Tất nhiên là cái ao có đường cống thông ra sông rạch, có nước ra vô. Sau khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra Chỉ thị 100 cấm cầu cá thì đỡ hơn, nhưng đây đó vùng quê vẫn còn.

Sông ngòi miền Tây ô nhiễm kinh hoàng! (RFA)

Dù sao thì rác hữu cơ có dơ chút mà không độc. Những dòng sông quê nhiễm độc là bởi phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, những loại thuốc bảo vệ thực vật cực kỳ độc hại bón trên ruộng lúa, xong rồi xả hết ra sông. Miền Tây trồng lúa ba vụ một năm, đất không có thời gian hồi phục nên phải xài phân thuốc thật nhiều thì lúa mới trúng. Cứ nhìn những doanh nghiệp kinh doanh phân bón, thuốc nông nghiệp giàu lên như thế nào thì đủ biết người nông dân sản xuất lúa toàn bằng phân thuốc.

Khi được sử dụng xong, các chai thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ bỏ lăn lóc bên bờ ruộng hoặc liệng hết xuống sông, hầu như không ai xử lý đúng cách cả. Chúng ta biết là thuốc sâu độc hại ra sao, thuốc diệt cỏ còn hơn vậy. Những người tự tử bằng thuốc sâu thì còn cứu được, chứ uống thuốc cỏ là bó tay luôn. Nông dân biết hết, nhưng họ tỉnh bơ, họ vẫn trữ thuốc độc trong nhà, trong nhà bếp, pha thuốc vào bình xịt xong vứt chai thuốc lăn lóc sau hè. Thậm chí mấy quán tạp hóa ở quê bán thuốc sâu, phân bón chung với thực phẩm luôn.

Mấy anh nông dân than với tôi là mỗi khi đi xịt thuốc về, họ “mắc bịnh” cả tuần chưa hết: Nhức đầu, mệt mỏi, nóng sốt, bải hoải chân tay… Đó chính là tình trạng nhiễm độc thuốc trừ sâu, nhưng họ “quen” rồi, nếu khuyên họ mặc đồ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang và kính bảo vệ thì họ không bao giờ nghe, vì “vướng víu khó làm việc”, họ bảo vậy. Những bệnh nhân ung thư tương lai là đây chứ đâu.

Người nông dân đã hết thật thà

Đến nhà nông dân, bạn sẽ thấy họ trồng riêng một mảnh ruộng, một mảnh vườn “đồ nhà”, tức là không bón phân xịt thuốc, để dành riêng nhà họ ăn. Họ biết rõ bón phân xài thuốc là rất độc nhưng họ vẫn làm – để lúa có năng suất cao, rau cải xanh tốt – để bán cho người khác ăn. Riêng gia đình họ khôn hơn, chỉ ăn đồ nhà. Chưa hết, nếu ngày xưa mua gạo về để lâu trong khạp, bạn thấy có mọt. Giờ kiếm không ra con mọt nào đâu, gạo đều đã được xử lý chất bảo quản, để bao lâu cũng không mọt, không mốc. Còn rau cải, người đi chợ có xu hướng tìm rau cải có sâu để bảo đảm không bị xịt phân thuốc, nhưng làm gì tìm ra được. Rau xanh mướt, nhưng đem về nhà để tới chiều là bấy nhầy ra, ủng thối.

Nhà nông bây giờ khỏe re, nuôi heo không còn lo cám gạo rau muống và xắt chuối cây như ngày xưa. Tất cả heo gà vịt cá tôm đều nuôi bằng thức ăn công nghiệp có chất tăng trọng. Đôi khi tôi nghĩ có phải vì thế mà con người cũng béo phì hơn xưa không, ăn thịt toàn chất tăng trọng cơ mà. Tôi có người bạn, con gái làm trang trại nuôi gà công nghiệp. Bạn nói, nó cho gà ăn toàn thuốc và thực phẩm công nghiệp nhập khẩu Trung Quốc, mở đèn, mở máy lạnh cho gà ăn suốt ngày đêm.

Chỉ 3 tuần lễ là con gà to 3-4 kg. Gà không thể đứng nổi, phải nằm ăn, vì xương không phát triển kịp đủ để nâng đỡ trọng lượng. “Bắt con gà lên sẽ thấy nó nặng trịch và thịt cứng ngắc, rất sợ” – bà bạn cho biết vậy. Gà nuôi bằng thuốc rất yếu, dễ chết, chỉ cần cúp điện tắt máy lạnh chừng vài mươi phút là gà ngã ra chết hết luôn. Họ còn nuôi thuốc cho gà đẻ trứng sai, trứng to và đẻ trứng hai tròng đỏ; nhưng con gà đẻ chỉ một, hai lứa là chết vì kiệt sức. Nếu như ở quê tôi không mấy ai ăn thịt gà công nghiệp thì cả Sài Gòn này đều ăn, nhất là các quán cơm gà bình dân bán cho công nhân và sinh viên. Gà vườn giá hai trăm ngàn trong khi gà công nghiệp chỉ khoảng bảy chục ngàn một ký, Người nghèo ăn đồ độc hại là điều đương nhiên rồi.

Người bán thực phẩm, những mụ phù thủy độc ác

Có lần tôi ra cảng cá, thấy cá từ tàu mang lên ướp nước đá nhão nhoét, tôi thắc mắc “Cá như này sao bán được?” Chủ vựa trả lời: Đây mới là cá tươi, bạn hàng mang cá về nhà sẽ “muối” hàn the và ure, hôm sau mang ra chợ thấy cứng sảng, tươi chong chớ mà ăn độc lắm á em.

Hàn the là chất cấm sử dụng trong thực phẩm, là chất độc và lưu trữ vĩnh viễn trong cơ thể mà không bị đào thải qua bài tiết, nhưng người dân quê vẫn sử dụng để bảo quản thực phẩm, làm cho thức ăn tươi lâu, cứng giòn và dai. Chả lụa ướp hàn the sẽ dai ngon và để ngoài nhiệt độ thường hàng tuần lễ không bị hư. Hàn the ướp dưa chuột, dưa kiệu cho giòn, hàn the hay formol dùng trong sản xuất bún, bánh phở cho dai và để được lâu. Người ta còn dùng Tynopal là chất tẩy trắng trong công nghiệp giấy để làm cho bún trắng sáng. Chập tối đi chợ chiều, tôi từng bắt gặp người bán rải từng vốc hàn the lên thớt thịt để giữ thịt có màu đỏ tươi; sáng mai đem ra bán lại, bán hết thịt cũ mới bán tới thịt tươi, trong khi người nội trợ cứ nghĩ đi chợ sớm sẽ mua được thịt tươi ngon, tội nghiệp biết bao!

Kinh hoàng hóa chất biến thịt thối thành thịt tươi

Ngâm thịt thối bằng hóa chất TQ để biến thành thịt tươibán cho dân VN! 

Đi về vùng biển, tôi được bà con ngư dân chia sẻ một bí mật trong cách làm tôm khô. Tôm biển từ tàu đánh bắt xa bờ (đi ít nhất nửa tháng mới về) thì phải ướp để bảo quản. Cá có thể ướp nước đá, nhưng tôm tép thì không bởi tôm ướp nước đá sẽ bị đen đầu. Do đó, ngư dân phải muối tôm bằng hàn the để giữ được con tôm có màu tươi. Vậy là tôm khô biển rất độc hại, bạn chỉ nên ăn tôm biển từ những tàu đánh bắt gần bờ sáng đi chiều về mà thôi.

Cá khô cũng vậy. Bây giờ ra chợ hải sản khô người ta không thấy ruồi. Cả làng cá ven biển phơi cá lớp lớp trên giàn phơi bốc mùi tanh nồng cũng không thấy con ruồi nào đậu vào. Tại sao? Bạn bè miền biển cho tôi biết, gia đình họ tự phơi cá ăn chứ không bao giờ mua ở chợ, vì cá khô bây giờ đều được ngâm “thuốc ruồi”. Đó là một loại hóa chất diệt côn trùng mua từ bên kia biên giới Việt Nam – Campuchia, chỉ cần ngâm cá vào hóa chất, treo lên giàn một đêm là cá khô bán được, không cần phơi nắng, không bị ruồi bu sinh dòi, làm “cá một nắng” bằng cách ngâm thuốc sẽ bảo quản lâu mà không cần đông lạnh gì cả.

Người ta cũng phát hiện nhà kinh doanh hải sản nhuộm ruốc bằng phẩm màu công nghiệp, đó là chất Rhodamine B dùng nhuộm vải, có thể gây ngộ độc cấp tính và gây ung thư. Vàng Ô (Auramine O) là tên thương mại của chất diarylmethane. Đây là chất màu tổng hợp, chỉ được sử dụng trong công nghiệp để nhuộm và dùng để làm màu sơn quét tường. Thế nhưng người Việt dùng chất đó để nhuộm màu vàng cho măng và dưa cải! Và họ dùng oxyt đồng để nhuộm cho dưa chuột ngâm chua giữ được màu xanh tươi.

Ở Sài Gòn, dù thèm sầu riêng đến mấy tôi cũng không mua. Nhiều người giống như tôi vậy. Họ sợ sầu riêng ngâm thuốc. Con buôn đến từng vườn sầu riêng, bao mua hết vườn, trái non trái già gì họ cũng hái hết, rồi ngâm sầu riêng trong thùng hóa chất; vài hôm sau, sầu riêng chín đều, bán được hết. Những loại trái cây khác như táo, nhãn…, họ cũng ngâm hóa chất – gọi là thuốc phì, chỉ một đêm là táo nở to, trái trông rất ngon; long nhãn nở to đến nỗi nứt cả hạt ra.

Chợ Việt hàng Tàu

Khi tôi đi chợ mua rau củ, tôi chỉ mua hàng xấu, củ nhỏ đèo, màu ít tươi. Tôi nói KHÔNG với hàng Trung Quốc. Tất cả rau củ quả, gia vị như cà rốt, khoai tây, củ hành, tỏi, đường, bột ngọt… đều của Trung Quốc. Chợ Việt Nam toàn hàng Trung Quốc. Rau củ Trung Quốc củ to, màu tươi đẹp, bạn mua về để sáu tháng sau không hư hỏng. Và rất rẻ. Chính một chủ vựa hàng légume nói với tôi rằng, “hàng Trung Quốc vừa rẻ, vừa đẹp, để lâu không bị hư, thì chúng tôi (các nhà kinh doanh) tất nhiên là phải mua bán rồi”.

Tại chợ Kim Biên, Sài Gòn, muốn mua hóa chất “bảo quản” gì cũng có. Tất cả đều là hàng Trung Quốc (TN)

Khi đến cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, tôi thấy bãi hoa quả Trung Quốc chuẩn bị đưa sang Việt Nam nồng nặc mùi hóa chất bảo quản. Mỗi thùng trái cây có một bịch hóa chất, bạn sẽ không bao giờ thấy nó bởi chủ vựa đã thủ tiêu mất trước khi bán cho người tiêu dùng. Vì vậy, trái cây Trung Quốc không cần bảo quản lạnh vẫn giữ tươi nguyên mấy tháng liền. Dân buôn bán vùng biên giới gọi đó là hàng nóng. Thật bất công khi hàng Việt Nam bán sang Trung Quốc phải là hàng lạnh, trái cây phải được bảo quản bằng xe container lạnh, trong khi hóa chất bảo quản của Trung Quốc bán sang Việt Nam đầy ắp ở chợ Kim Biên, Sài Gòn.

Trong khuôn khổ một bài viết, tôi không biết nói sao cho hết những nỗi khổ của người Việt Nam khi còng lưng làm lụng để rồi phải ăn toàn chất độc, sống trong môi trường nhiễm độc và chết sớm vì bệnh tật. Trung Quốc cung cấp thuốc độc và người Việt đầu độc lẫn nhau, một cuộc đầu độc vĩ đại có thể khiến đất nước và dân tộc này suy tàn, diệt vong.

Thạch Thảo
1 tháng 7, 2022
(nguồn: Sàigòn Nhỏ)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Đưa nàng lên đỉnh [15.08.2022 19:48]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
TÌM BẠN: NỮ SINH VIÊN ĐẠI HỌC MONTREALTÌM BẠN TRAI [NEW]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 295 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 199 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 191 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 160 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 159 lần]
TÌM BẠN: NỮ SINH VIÊN ĐẠI HỌC MONTREALTÌM BẠN TRAI [Đã đọc: 16 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.