Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24866542

 
Tin tức - Sự kiện 25.04.2024 14:12
Chính Tập Cẩn Bình thâm hiểm xúi dại Putin xâm lăng Ukraine để sa lây thành chư hầu TQ và làm suy yếu Mỹ lẫn Âu Châiubằng cuộc chiến tiêu hao cả hai bên
18.07.2022 19:42

Thế là tàn một giấc mơ Moscow thành trung tâm tài chính quốc tế tan vỡ do cuộc chiến Ukraine do Putin trốt dại nghe Tập Cẩn Bình xúi dại xâm lăng Ukraine để sa lây thành chư hầu TQ

Giấc mơ Moscow thành trung tâm tài chính quốc tế tan vỡ Moscow International Business Center (2020 Guide + Pictures) |  Trendymoscow.com

VOV.VN - Nga từng có tham vọng biến thủ đô Moscow thành một trung tâm tài chính quốc tế. Nhưng “chiến dịch quân sự đặc biệt” của họ ở Ukraine đã làm giấc mơ đó khó thành hiện thực, ít nhất là vào lúc này.

Tham vọng lớn bị cản trở bởi chiến tranh

Cách đây khoảng một thập kỷ, Nga xúc tiến tham vọng lớn của mình là biến Moscow thành một trung tâm tài chính toàn cầu.

Tại một hội nghị ở Saint Petersburg vào năm 2010, Tổng thống Nga khi đó cho là Medvedev cho rằng việc nước ông mong muốn trở thành một trung tâm tài chính toàn cầu là điều “rõ ràng”. Ông Medvedev nói, nước Nga cần “một hệ thống tài chính quốc gia phát triển và có tính cạnh tranh toàn cầu” nhằm hiện đại hóa nền kinh tế.

Hassan Malik – một nhà phân tích tại Loomis Sayles, một hãng tư vấn quản lý đầu tư có trụ sở ở Boston (Mỹ) nói: “Kremlin đang thúc đẩy nhiều nỗ lực để đưa Moscow trở thành một trung tâm tài chính quốc tế. Nhiều chính trị gia Nga, bao gồm ông Putin, đã phát biểu trong nhiều năm về mục tiêu này”.

Nhà phân tích Malik đã sống ở Nga từ năm 2005 đến 2008.

Trong 10 năm qua, Nga bắt đầu đặt nền móng cho tầm nhìn đó. Theo Malik, đã có những nỗ lực chính thức để nâng hình ảnh về Moscow và Saint Petersburg trong lĩnh vực này, và điện Kremlin đã thúc đẩy đồng rúp trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu.

Nga là một nền kinh tế lớn và giàu tài nguyên, do vậy là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Các ngân hàng toàn cầu như Goldman Sachs và Citibank đều có mặt ở quốc gia Đông Âu này. Bốn “ông lớn” kiểm toán là PwC, KPMG, EY và Deloitte cũng từng hiện diện ở đây.

Nhưng khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và mở cuộc tấn công vào Ukraine trong năm 2022, các tham vọng của Nga về việc trở thành trung tâm tài chính toàn cầu trở nên xa vời.

Trong thời gian sau khi “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine bắt đầu, hàng loạt nước đã áp lệnh trừng phạt diện rộng lên Nga. Các ngân hàng lớn và thể chế tài chính quốc tế rút ồ ạt ra khỏi Nga.

Cuộc chiến của Nga tại Ukraine không chỉ phá hoại vị thế trung tâm tài chính của Moscow  mà còn khiến Tổng thống Nga Putin đảo ngược nhiều nỗ lực của ông nhằm hiện đại hóa nền kinh tế.

Nỗ lực cải cách bị ảnh hưởng

Khi ông Putin nắm cương vị Tổng thống Nga từ năm 2000 đến 2008, ông ủng hộ các cải cách và hiện đại hóa, theo Anders Ashund – một nhà kinh tế học tại tổ chức nghiên cứu mang tên Diễn đàn Thế giới tự do Stockholm.

Khi ấy, Tổng thống Putin “thường cổ xúy cho các cải cách hợp lý trong lúc thúc đẩy các sáng kiến hiện đại hóa và đa dạng hóa nền kinh tế Nga”. Các cải cách lớn của ông Putin bao gồm cải cách thuế và cắt giảm thủ tục rườm rà cản trở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ashund cho biết thêm, Tổng thống Putin đã cố gắng hoàn thành mọi cải cách kinh tế tích cực được khởi động vào thập niên 1990 dưới thời chính quyền của Tổng thống Nga Boris Yeltsin. Ông Putin cũng cổ xúy cho việc hội nhập quốc tế sâu rộng của Nga, thúc đẩy mục tiêu Nga trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Ashund viết: “Các chính sách này mang lại lợi ích. Nga tận hưởng một thời kỳ mở rộng kinh tế mạnh mẽ hiếm thấy trong những năm đầu của kỷ nguyên Putin, với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 7%, từ năm 1999 đến 2008”.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Nga tăng đều đặn vào thập niên 2000. Đến khi xảy ra Cuộc khủng hoảng Tài chính Toàn cầu thì các khoản đầu tư đó suy giảm, theo các dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). Sau thời kỳ suy thoái, FDI đổ vào Nga đã tăng trở lại từ năm 2009 cho đến khi Nga sáp nhập Crimea của Ukraine vào năm 2014, kích thích hàng loạt lệnh trừng phạt từ Mỹ và EU.

Thậm chí ngay sau khi sáp nhập Crimea, Nga vẫn tiếp tục theo đuổi tham vọng trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Sàn giao dịch Moscow được lập vào năm 2011 và vẫn vận hành ngày nay. Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga - Elvira Nabiullina, đứng đầu tổ chức tài chính này từ năm 2013, được các đồng nghiệp nể trọng và được một số ấn phẩm thương mại, bao gồm Euromoney 2015 coi là nhà hoạch định tiền tệ tốt nhất thế giới.

Chuyển hướng dần

Ashund nói rằng vào thời điểm ông Putin bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống năm 2012, ông “đã bắt đầu theo đuổi chính sách biệt lập, bảo hộ và thay thế nhập khẩu”.

Bây giờ, sau khi Nga mở màn chiến dịch tấn công Ukraine, Nga bị nhiều thể chế tài chính quốc tế bỏ rơi trong khuôn khổ các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Vào tháng 3, chỉ vài ngày sau khi chiến dịch quân sự nói trên bắt đầu, nhóm công nghiệp TheCityUK đã xé bỏ một biên bản ghi nhớ với Nga với nội dung ủng hộ hành trình của Moscow trở thành một trung tâm tài chính quốc tế.

Trong 100 ngày kể từ khi được lập ra, nhóm chuyên trách toàn cầu do Mỹ hậu thuẫn đã phong tỏa và đóng băng hơn 330 tỷ USD trong các tài sản thuộc về những người Nga bị trừng phạt cũng như các ngân hàng trung ương của quốc gia này. Ít nhất hàng chục ngàn việc làm đã bị ảnh hưởng. Nhóm Bộ Tứ kiểm toán tuyển dụng khoảng 15.000 nhân viên, còn các ngân hàng phương Tây thuê khoảng 40.000 người, theo tờ Financial Times.

Liệu Nga có vượt qua được bão dông “trừng phạt” để đạt ước mơ?

Dù các công ty nước ngoài đang nối đuôi nhau rút khỏi Nga, tỷ lệ thất nghiệp tại Nga vẫn ổn định. Malik cho biết, Kremlin đã cố gắng duy trì ổn định tỷ lệ có việc làm thông biện pháp gây áp lực lên các nhà tuyển dụng.

Giới chuyên gia đánh giá, Nga đang cố phát triển kinh tế nội địa nhằm vượt qua các lệnh trừng phạt hiện nay nhưng như thế sẽ khiến Nga khó tiến vào câu lạc bộ các nền kinh tế tri thức.

Malik lý giải: “Một nền kinh tế phụ thuộc vào việc tương tác với lực lượng mũi nhọn trong mọi lĩnh vực hoạt động của bạn. Tức là phải có giao lưu quốc tế”.

Kinh tế Nga dự kiến sẽ giảm 8,5% vào năm 2022 và giảm thêm 2,3% vào năm 2023, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong một báo cáo hồi tháng 4. Đây sẽ là đợt suy giản lớn nhất của Nga kể từ thời kỳ ngay sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991./.





Chiến sự Nga - Ukraine: Ai là người hưởng lợi?

Chiến dịch quân sự của Nga tại Mariupol. Ảnh chụp màn hình: Washington Post.

Chiến dịch quân sự của Nga tại Mariupol. Ảnh: Washington Post.

Trái với dự đoán, cuộc chiến Nga - Ukraine chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt, mà càng thêm khốc liệt khi Mỹ - Phương Tây liên tục cung cấp thêm vũ khí tấn công cho Ukaraine.

Quân đội Nga chiếm thành phố chiến lược Mariupol, số quân còn lại dưới hầm ngầm bị vây chặt, đang cầu cứu khắp nơi trong tuyệt vọng. Trong tình trạng phải đối mặt với thiếu lương thực, vũ khí..., bệnh tật phát sinh, thương binh không được chữa trị, ô nhiễm không khí, căng thẳng thần kinh, quân Nga không mạo hiểm tính mạng quân sĩ nên không tấn công xuống hầm ngầm “dễ thủ khó công”mà vây chặt.

Chính người Nga xây dựng hệ thống đường ngầm này nên họ hiểu rõ các điểm mạnh, yếu của hầm ngầm. Quân Nga biết rõ trong hầm ngầm có những ai, quan trọng như thế nào, cùng các bằng chứng về nhân sự, các phòng thí nghiệm… nên họ vây và chờ đợi.

Sự thật về thông tin có các lực lượng của Mỹ - NATO, vũ khí sinh hóa… có trong hầm ngầm, sẽ có câu trả lời trong thời gian tới. Nếu không, Mỹ - NATO sẽ không phải tìm mọi nỗ lực để giải cứu đến như vậy.

Quân Nga chỉ tiến quân thần tốc trong những ngày đầu cuộc chiến để bao vây, chia cắt lực lượng quân chủ lực Ukraine. Dùng đòn nghi binh cho đoàn xe dài mấy chục cây số giả tấn công Kiev, sau đó Nga quay lại tấn công mặt trận phía đông vùng Donbass, rồi khóa chặt hạ lưu sông Dnerp – tuyến đường thủy nội địa duy nhất của Ukraine ra biển Hắc Hải. Nếu Nga tiếp tục đánh chiếm thành phố Odessa thì Ukraine hoàn toàn mất lối ra biển, trong khi Nga nối liền vùng thân Nga từ bán đảo Crimea đến toàn bộ miền Đông của Ukaraine.

Binh sĩ Nga trên một con phố ở Mariupol, miền nam Ukraine hôm 12/4. Ảnh: AFP.

Binh sĩ Nga trên một con phố ở Mariupol, miền nam Ukraine hôm 12/4. Ảnh: AFP.

Nếu ai yêu thích truyện Tam Quốc sẽ nhận thấy chiến cuộc hiện nay có phần nào giống như Tào Tháo một mình chống lại mười mấy lộ quân chư hầu do Viên Thiệu dẫn đầu. Như Putin hiện nay đang thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine thực chất là cuộc chiến với cả phương Tây do Mỹ chỉ đạo.

Rốt cuộc loài người có nhiều tiến bộ về khoa học công nghệ, thay đổi cuộc sống nhưng chưa hề tiến bộ văn minh để tẩy xóa tham vọng, quyền lực, mưu toan thống trị. Chiến tranh tiếp diễn còn người chết, bị thương, còn hoang tàn đổ nát, chưa có nỗ lực nào có thể ngăn được chiến tranh, lập lại hòa bình. Nguy cơ về an ninh lương thực là hiện hữu. Đó là nỗi buồn cho người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Ngoài vũ khí trên chiến trường thì các đòn trừng phạt lẫn nhau về kinh tế cũng làm các bên khốn đốn. Châu Âu vất vả xoay xở đủ các phương pháp, mà vẫn không bù đắp được phần thiếu khí đốt, dầu mỏ do Nga cung cấp. Dân Nga gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt do ảnh hưởng của lệnh cấm vận, trừng phạt từ Mỹ, Phương Tây. Hệ lụy lan ra toàn cầu khi giá nhiên liệu tăng cao, lạm phát tăng liên tục ở không ít quốc gia. An ninh lương thực thành hiện hữu khi vựa lúa mỳ của thế giới có chiến tranh. Phân bón, dầu hướng dương, than đá, dầu mỏ, khí đốt..., những thứ thiết yếu cho cuộc sống con người, đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc chiến Nga - Ukaraine.

Quân Nga không quan tâm đến dư luận, cứ lầm lũi đánh, hiện thực hóa các mục tiêu của “chiến dịch quân sự đặc biệt”, trong đó có mục tiêu để nội bộ châu Âu phân hóa, mâu thuẫn giữa việc tiếp tục ủng hộ Ukraine hay tự lo cho bản thân mình. Thực tế biểu tình bạo động yêu cầu ra khỏi EU, không ủng hộ Ukraine đã diễn ra tại Pháp và có nguy cơ lan rộng. Bản thân nội bộ châu Âu không phải nước nào cũng muốn hy sinh quyền lợi quốc gia theo Mỹ chống Nga. Bản thân châu Âu cũng có tinh thần tự tôn dân tộc không muốn phải hoàn toàn nghe theo Mỹ, chịu sự thống trị của Petrodollars. Trong khi gánh nặng về chi phí viện trợ cho cuộc chiến, về hơn bốn triệu dân Ukaraine tị nạn đang ngày càng đè xiết lên vai người dân châu Âu đang đóng thuế.

Cuộc chiến kéo dài chắc chắn liên minh châu Âu sẽ phát sinh mâu thuẫn vì “không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”.

Cả thế giới điêu đứng do ảnh hưởng của cuộc chiến, vậy ai là người hưởng lợi từ cuộc chiến này? Câu trả lời: Không ai khác đó là Trung Quốc. Trung Quốc không hề bày tỏ quan điểm dứt khoát, ủng hộ hay phản đối bên nào, chỉ phản đối kiểu chiếu lệ, trong khi lòng thầm mong Nga đối đầu với Mỹ - NATO càng khốc liệt càng tốt để “ngư ông đắc lợi”. Không thứ gì tiêu tốn bằng chiến tranh, chỉ có “hòa khí sinh tài lộc”, còn chiến tranh thì “bên nào thắng thì nhân dân cũng bại”. Cả hai bên càng dốc sức vào cuộc chiến thì dù có thắng cũng nhanh chóng bị kiệt quệ. Đây chính là cơ hội để Trung Quốc tranh thủ cơ hội vươn lên thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”.

Món lợi nhãn tiền là từ các lệnh cấm nhập khẩu từ Nga của Mỹ, châu Âu... Trung Quốc ung dung mua tài nguyên của Nga, dầu mỏ, khí đốt, niken, khoáng sản quý hiếm… với giá rẻ, rồi thoải mái sử dụng, rồi sau đó lại xuất bán vào Mỹ, Châu Âu để hưởng chênh lệch. Đó là chưa kể hậu chiến sự Nga-Ukraine, Trung Quốc với sáng kiến Vành đai và Con đường, có thể sẽ nhảy vào tài trợ các dự án tái thiết Ukraine. Ngoài ra, cuộc chiến Nga-Ukraine càng kéo dài, thì các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây sẽ càng nhiều, khiến kinh tế Nga càng ngày càng kiệt quệ. Điều này sẽ khiến Nga càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.

Chiến tranh Ukraina : Trung Quốc chờ cơ hội

Nga xâm lăng Ukraina và kinh tế bị phương Tây phong tỏa tứ bề, thế nhưng Kremlin vẫn còn một ngõ thoát hiểm là Trung Quốc. Nhìn từ Bắc Kinh, đâu là những được, thua và giới hạn khi giúp Matxcơva giảm nhẹ tác động của các biện pháp trừng phạt ? Ukraina, một mắt xích trong dự án Con Đường Tơ Lụa Mới và nguy cơ ngành xuất khẩu bị « vạ lây » là những yếu tố thử thách « tình bạn vĩnh cửu » giữa Trung Quốc và Nga. 

Ngay sau khi tổng thống Vladimir Putin quyết định xâm lược Ukraina, quốc tế dồn dập ban hành các biện pháp cấm vận nhắm vào kinh tế, vào hệ thống tài chính ngân hàng Nga. Tài sản của một số nhà tỷ phú Nga tại Anh, Đức hay Pháp bị « phong tỏa ». Nhiều tập đoàn đa quốc gia, từ nhãn hiệu Apple của Mỹ đến hãng dầu khí Anh BP, hệ thống Thụy Điển phân phối đồ dùng trong nhà IKEA hay biểu tượng của ngành thời trang hạng sang Pháp Hermès, Chanel … lần lượt thông báo ngừng hoạt động tại Nga.

Phương Tây lần đầu tiên loại hầu hết các ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống SWIFT, qua đó chận mọi dịch vụ chuyển ngân giữa Nga với các khách hàng trên thế giới và các hoạt động xuất nhập khẩu của Nga bị đóng băng. Hơn một chục ngày Ukraina sống dưới bom, đạn của quân đội Nga, Âu Mỹ tiếp tục nhập khẩu dầu khí của Nga và vẫn chưa tìm được phương án thay thế. Do lệ thuộc đến 40 % vào một nguồn cung cấp khí đốt duy nhất là Nga, tùy theo thời giá mỗi ngày Liên Hiệp Châu Âu vẫn rót vào ngân quỹ của Nga từ 500 đến 800 triệu euro.

Riêng đối với Nga, hậu quả kèm theo từ những đợt trừng phạt nói trên là đồng rúp tuột giá không phanh – mất 20% trong phiên giao dịch hôm 28/02/2022 so với đô la, hàng chục ngàn nhân viên Nga mất việc do các công ty nước ngoài rút lui hay tạm ngừng hoạt động.

Lá bài Trung Quốc

Vào lúc bị quốc tế cô lập, nước Nga của tổng thống Vladimir Putin có thể trông cậy vào láng giềng Trung Quốc để giảm nhẹ hậu quả của những biện pháp trừng phạt của phương Tây : Bắc Kinh thông báo mở rộng thỏa thuận nhập khẩu lúa mì với nước Nga. Berlin « đóng cửa » đường ống Nord Stream 2 đưa khí đốt của Nga sang tận cảng Greiswald, miền bắc nước Đức, thì Bắc Kinh và Matxcơva rầm rộ thông báo khởi động một dự án đường ống dẫn khí đốt thứ nhì Power of Siberia, đi qua Mông Cổ, có công suất 50 tỷ mét khối /năm, tương đương với công suất của Nord Stream 2 tại châu Âu.

Nga trông cậy vào Trung Quốc bởi nhiều lý do : Bắc Kinh nhiều tiền, như ghi nhận của chuyên gia kinh tế Paola Subacchi đại học Luân Đôn. Ngoài ra Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại, tài chính hàng đầu của Nga từ nhiều năm qua. Mối quan hệ đó càng được mở rộng từ khi Matxcơva thôn tính bán đảo Crimée năm 2014 và bị phương Tây trừng phạt. Sau cùng, Nga là một trong những nguồn cung cấp năng lượng hàng đầu thế giới, còn Trung Quốc cần từ dầu khí đến khoáng sản của Nga để phục vụ cỗ máy sản xuất.

Do căng thẳng địa chính trị, trong hai tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu Nga với Trung Quốc tăng hơn 40 % so với cùng thời kỳ năm ngoái (theo thống kê của Hải Quan Trung Quốc).

Nga lại càng lệ thuộc hơn vào Trung Quốc

Giới quan sát thậm chí xem Trung Quốc là « cái phao » kinh tế của nước Nga ở thời điểm này. Bắc Kinh khẳng định là « đối tác thương mại số 1 của Nga » theo như thông cáo gần đây của bộ Thương Mại. Trả lời đài phát thanh France Culture, (hôm 05/03/2022) chuyên gia kinh tế Françoise Nicolas, giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp đặc trách khu vực châu Á, đưa ra hai con số cho thấy, khối 27 nước trong Liên Hiệp Châu Âu mới là khách hàng quan trọng nhất của Bắc Kinh :

Françoise Nicolas : « Có hai góc độ khác nhau : thứ nhất, quả thực là câu hỏi Trung Quốc có thể làm được những gì để hỗ trợ Nga trên phương diện kinh tế và thứ hai là Bắc Kinh có lợi gì khi đứng về phía Matxcơva. Ngay trên điểm đầu tiên, cần lưu ý rằng mọi người cứ xoáy vào chỗ Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Nga. Không đúng là như vậy. Đối tác kinh tế và thương mại quan trọng nhất của Nga là Liên Hiệp Châu Âu, chiếm 34 % tổng trao đổi mậu dịch của nước này. Trong khi đó Trung Quốc chỉ chiếm có 18 %. Nói cách khác trọng lượng của Trung Quốc không thấm vào đâu so với châu Âu trên thị trường Nga. Một điểm cần lưu ý khác, Liên Âu và Trung Quốc cùng là bạn hàng của Nga nhưng không xuất hay nhập khẩu cùng những mặt hàng như nhau. Thành thử Trung Quốc không thể thay lấp vào chỗ trống mà Liên Hiệp Châu Âu để lại ».

Theo thống kê châu Âu Eurosat, tổng trao đổi mậu dịch hai chiều giữa Liên Âu và Trung Quốc năm 2021 đạt 604 tỷ euro. Về xuất và nhập khẩu, Liên Hiệp Châu Âu là « khách hàng nặng ký thứ nhì của Trung Quốc ». Nga đứng hạng thứ 18. Năm 2020 mậu dịch song phương giữa Nga và Trung Quốc đạt chưa đầy 150 tỷ euro.

Thực hư về hồ sơ năng lượng

Ngay cả về năng lượng, đành rằng Nga bảo đảm 20 % khí đốt và 30 % dầu hỏa cho Trung Quốc nhưng đối với nước Nga, Liên Hiệp Châu Âu mới là khách hàng quan trọng nhất và gần 80 % khí đốt khai thác dành để bán sang châu Âu. Do vậy còn quá sớm để cho rằng Nga dễ dàng trông cậy vào Trung Quốc ngay cả về năng lượng, nhất là về khí đốt.

Françoise Nicolas : « Những mặt hàng đó, phải đi qua ngả các đường ống dẫn khí đốt. Không dễ để dịch chuyển những đường ống đó. Hai đường ống dẫn sang châu Âu và Trung Quốc hoàn toàn khác nhau và không có bất kỳ một điểm nào để kết nối vào với nhau. Khí đốt cung cấp cho châu Âu được khai thác từ vùng Tây Siberi, ngược lại khí đốt bán cho Trung Quốc xuất phát từ vùng Đông Siberia. Năm 2014 sau khi Nga chiếm bán đảo Crimée của Ukraina, Matxcơva và Bắc Kinh đã ký hợp đồng cho phép tăng mức xuất khẩu sang Trung Quốc qua ngả đường ống mang tên Power of Siberia. Đây là một đoạn đường dài hơn 2.000 cây số đã được khánh thành hồi 2019. Trên nguyên tắc mỗi năm Nga cũng cấp 38 tỷ mét khối cho Trung Quốc qua ngả này. Nhưng cho đến cuối 2021, tức là sau 2 năm hoạt động, năng suất thực sự chỉ ở khoảng 10 tỷ mét khối một năm. Để so sánh, 70 % khí đốt của Nga dành để xuất khẩu sang Châu Âu. Do vậy trong trường hợp Bruxelles ngừng mua khí đốt của Nga, trước mắt Trung Quốc không thể bù đắp cho khoản thất thu từ  của Nga với đối tác châu Âu ».

Một điểm thứ ba được chuyên gia kinh tế của viện IFRI nêu bật đó là một mặt Bắc Kinh tránh lên án Nga xâm chiếm Ukraina, nhìn nhận những băn khoăn của Matxcơva « về an ninh quốc gia là chính đáng », nhưng hậu thuẫn hành động quân sự của Nga, hay công khai giúp Matxcơva lách các biện pháp trừng phạt quốc tế, như thể thách thức phương Tây, lại là một chuyện khác :

Françoise Nicolas :« Tôi không chắc là Bắc Kinh cương quyết, công khai hay cố tình hỗ trợ Nga lách lệnh trừng phạt quốc tế bởi Trung Quốc và Ukraina có một mối bang giao chặt chẽ về mặt thương mại và không không muốn để mất đối tác này. Bên cạnh đó Trung Quốc lo ngại bị vạ lây nếu bao che quá lộ liễu cho nước Nga, bởi như đã biết, không vì nước Nga mà Bắc Kinh gây nên hiềm khích với Liên Âu và qua Liên Âu là cả Hoa Kỳ ».

Chiến tranh Ukraina, thách thức và cơ hội đang mở ra với Trung Quốc

Chuyên gia về đông bắc Á, Antoine Bondaz thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp cho rằng Trung Quốc sẽ không vì nước Nga và tổng thống Putin mà hy sinh hai đối tác thương mại quan trọng nhất là Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu, nhất là trong bối cảnh kinh tế của bản thân Trung Quốc hiện tại cũng đang phải « đối mặt với nhiều thách thức » và tỷ lệ tăng trưởng dự phóng chỉ ở đạt 5,5 % trong năm 2022, mức thấp nhất từ 1991. Hơn nữa Ukraina  tuy nhỏ nhưng là một « kho ngũ cốc của thế giới » rất cần thiết với Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình cũng không thể quên rằng 2017 Kiev đã tham gia dự án Vành Đai Con Đường gắn kết Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.

Françoise Nicolas : « Con đường tơ lụa mới là một dự án lớn do ông Tập Cận Bình ấp ủ. Phải nói là hiện tại dự án này không tiến triển như Bắc Kinh mong đợi, ngoại trừ chương trình đường sắt đi từ Trung Quốc sang châu Âu, tức là đi qua Nga và đông Âu. Và trong dự án này, Ukraina là một mắt xích quan trọng. Trung Quốc không có lợi ích gì nếu chiến sự kéo dài, vì chiến sự đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của mạng đường sắt Á – Âu ».

Trong gần hai tuần qua rất nhiều các doanh nghiệp Nga mau mắn mở tài khoản tại các ngân hàng Trung Quốc. Bị loại khỏi thệ thống SWIFT, về mặt lý thuyết Matxcơva có thể trông cậy vào hệ thống tương tự CIPS mặc dù công cụ giao dịch tài chính này của Trung Quốc giới hạn ở các dịch vụ thanh toán bằng nhân dân tệ.

Theo một chuyên gia của Ngân Hàng Trung Ương Phần Lan, dù rất muốn tận dụng cơ hội này để áp đặt một trật tự tài chính mới, giảm ảnh hưởng của đồng đô la Mỹ, song có nhiều khả năng Bắc Kinh tránh lao vào cuộc đọ sức giữa Nga và phương Tây. Bởi Trung Quốc đề phòng Washington dùng nguyên tắc ngoài lãnh thổ để trừng phạt những ai dùng đồng đô la Mỹ trong các dịch vụ mua bán, đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ.

Điều đó không cấm cản các tập đoàn Trung Quốc đang trông thấy nhiều cơ hội sẽ mở ra một khi Nga và Ukraina đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Cổ phiếu của nhiều công ty Trung Quốc trong lĩnh vực vận tải đường biển, khai thác hải cảng  (Jinzhou Port có trụ sở tại liêu Ninh, Xinjiang Tianshun Supply Chian), đã tăng vọt từ khi chiến sự khai mào. Trả lời hãng tin Anh Reuters, Ade Chen quản lý quỹ đầu tư GFI ở Quảng Đông cho biết : « các doanh nghiệp Trung Quốc đang đánh cuộc là hợp tác giữa Nga và Trung Quốc sẽ gia tăng » đặc biệt là trong các lĩnh vực giao thông, vận tải, hậu cần.

Về phần Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp thì nhấn mạnh đến bài học mà Bắc Kinh đang rút ra từ các đợt trừng phạt của Âu Mỹ nhắm vào kinh tế Nga lần này :

Antoine Bondaz : « Theo tôi bài học lớn Bắc Kinh rút ra từ xung đột này, và đó cũng là điều mà giới lãnh đạo Trung Quốc đã trông thấy trước, đó chính là cần nâng cao thêm nữa mức độ tự lập về mặt chiến lực, có nghĩa là mở rộng thêm nữa khả năng kháng cự, giảm lệ thuộc vào các nền kinh tế phương Tây, giảm lệ thuộc vào kỹ thuật và công nghệ cao của Âu, Mỹ. Trung Quốc cũng tránh để các công ty nước ngoài chiếm một vị trí quá lớn trong cơ cấu kinh tế quốc gia, trong các lĩnh vực chiến lược. Đề phòng kịch bản các hãng ngoại quốc rút đi làm khuynh đảo hệ thống kinh tế nước này. Bắc Kinh cũng đã bị bất ngờ vì chưa bao giờ Liên Âu và Mỹ lại đưa ra những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc chưa từng thấy ».

Nhà Trung Quốc học François Godement đưa ra hai nhận xét : Bắc Kinh thận trọng quan sát phản ứng của Âu, Mỹ với Nga dò xét quyết tâm của phương Tây qua  các biện pháp trừng phạt Matxcơva. Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ khó có thể thuyết phục được Trung Quốc  nếu như do dự quá lâu về khả năng cấm vận dầu khí của Nga. Thứ nữa, vẫn theo chuyên gia này, ông Tập Cận Bình tới nay cứ ngỡ rằng Liên Hiệp Châu Âu chỉ quan tâm đến những vấn đề « vòng ngoài », như bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ quyền của những người chuyển giới tính... Chiến tranh Ukraina làm lộ rõ Liên Âu có thể là một khối thống nhất cả về mặt an ninh và quân sự khi cần. François Godement kết luận : đó là điều sẽ làm thay đổi tương quan giữa Bắc Kinh với Bruxelles nhân thượng đỉnh vào đầu tháng 4/2022.

Có một thực tế không thể chối cãi là nếu quả thực Trung Quốc là « ngõ thoát hiểm » kinh tế đối với Nga thì sớm muộn gì Bắc Kinh cũng sẽ đòi Matxcơva phải trả giá một cách tương xứng, bởi Trung Quốc đi buôn bao giờ cũng phải có lãi. Thanh Hà RFI

Xung đột Ukraine phát triển sang giai đoạn chiến tranh tiêu hao, Tập Cần Bình cười hô hố 

Giao tranh tại Ukraine đã bước sang tháng thứ năm nó định rõ những khái niệm cơ bản về chiế

Chú thích ảnh
Binh lính Nga canh giữ khu vực nhà máy thép ở Azovstal, Mariupol ngày 13/6. Ảnh: AFP

Vấn đề đặt ra hiện nay là bên nào có khả năng cầm cự, duy trì thế trận lâu hơn khi xung đột chuyển sang giai đoạn chiến tranh tiêu hao ở Donbass, với điểm nóng là thành phố Severodonetsk. Ukraine hiện chỉ tập trung kháng cự tại khu công nghiệp nằm ở cực tây của Severodenetsk, trong khi Nga mở rộng được vùng kiểm soát thêm khoảng 450 km2 kể từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 vừa qua.

Dường như cả Nga và Ukraine đều không có ý định tạo ra bước ngoặt quyết định trên chiến trường. Thay vào đó, cả hai đều kỳ vọng đối phương sẽ suy yếu trong một hình thái chiến tranh tiêu hao. Giao tranh trong 4 tháng qua khiến Nga và Ukraine đều phải gánh chịu những tổn thất.

Tính tại thời điểm đầu tháng 6, lực lượng, phương tiện Nga tham chiến tại Ukraine rút xuống chỉ còn khoảng trên 50% về quy mô so với thời kỳ đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt. Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 31/5 thừa nhận mỗi ngày có từ 60-100 binh sỹ Ukraine thiệt mạng trên chiến trường ở Donbass, chưa kể khoảng 500 binh sỹ bị thương. Mức thương vong này tương đương với nhiều trận đánh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Giới chức phương Tây nhận định số liệu mà Ukraine đưa ra là tương đối chính xác.

Vậy khi chiến tranh phát triển sang trạng thái xung đột tiêu hao, Nga hay Ukraine sẽ chiếm ưu thế? Một nhân tố quan trọng giúp trả lời câu hỏi chính là khả năng duy trì lực lượng binh sĩ, vũ khí, thiết bị, đạn được ổn định. Đến thời điểm này, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn từ chối thực hiện lệnh tổng động viên quân dự bị. Nhưng cũng có dấu hiệu cho thấy Bộ Quốc phòng Nga có thể tuyển dụng đối tượng nam giới có kinh nghiệm, thực tiễn quân sự.

Với Ukraine là câu chuyện khác. Khó khăn với Kiev không phải là vấn đề về tuyển mộ binh sỹ, mà là không có đủ lực lượng để huấn luyện. Điều này đặt ra khó khăn với kế hoạch xây dựng hoàn chỉnh 6 lữ đoàn mới, với tổng quân số 25.000 binh sỹ - lực lượng mà giới chức Ukraine cho rằng cần có để mở các cuộc phản công nhằm vào lực lượng Nga và phe đòi độc lập ở miền đông và miền nam.

Chú thích ảnh
Lựu pháo M777 Mỹ chuyển giao cho Ukraine đã xuất hiện trên chiến trường ở Donbass. Ảnh: NYT

Nhưng nếu chiến tranh kéo dài nhiều tháng, thậm chí là hàng năm - kịch bản mà giới chức Mỹ và châu Âu đang tính đến, vũ khí viện trợ của phương Tây sẽ giữ vai trò thiết yếu. Mỹ, Australia và nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đều đã gửi thêm pháo, đạn dược, phương tiện chiến đấu tới Ukraine trong tháng qua, cam kết chuyển giao hệ thống pháo phóng loạt (HIMARS) có tầm bắn xa.

Nhưng tốc độ chuyển giao, sử dụng không thể nhanh được như mong muốn của Ukraine. Lầu Năm góc cho biết cần tối thiểu ba tuần để huấn luyện binh sỹ Ukraine làm chủ và sử dụng thành thạo hệ thống HIMARS.

Ukraine hiện rơi vào tình cảnh cạn kiệt hoặc sắp cạn kiệt nhiều chủng loại đạn dược theo chuẩn từ thời Liên Xô – ông Michael Kofman, chuyên gia đến từ Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS), nhận định. Kho đạn dữ trữ tại các nước từng là thành viên khối Warszawa, như Ba Lan, cũng sắp cạn. Nếu quân đội Ukraine có thể chuyển đổi thích ứng sang hệ thống vũ khí chuẩn NATO, các nước phương Tây sẽ có điều kiện để khởi động một chiến dịch trợ giúp dài hơi hơn.

Nhưng nhiều nước châu Âu cũng bắt đầu cạn một số chủng loại vũ khí chuyển giao cho Ukraine, như tên lửa chống tăng. Phải mất nhiều năm mới có thể mở rộng sản xuất, bù đắp vào kho dự trữ đã xuất. Cũng không đơn giản để Ukraine làm chủ vũ khí mới. Nhiều khẩu đội pháo thuộc diện hàng viện trợ tới Ukraine đã buộc phải chuyển ngược sang Ba Lan để sửa chữa. Trong khi Nga vẫn có ưu thế về vũ khí, hỏa lực.

Trên thực địa, cả Nga và Ukraine đến lúc nào đó sẽ phải giảm giao tranh, có thời gian để hồi phúc, xốc lại đội hình. Nhưng rồi sau đó sẽ lại là đối đầu, đụng độ. Nga cho rằng chiến tranh kéo dài sẽ tạo ra rạn nứt ngày càng lớn trong lòng châu Âu và quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Giá nhiên liệu tăng, lạm phát cao, đứt gãy kinh tế sẽ khiến các bên phải vào cuộc đàm phán.

Nhưng ở bên kia vẫn còn đó tiếng nói ủng hộ Ukraine theo đuổi một cuộc chiến kéo dài. “Chúng ta không thể lặp lại sai lầm một lần nữa… Chúng ta phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lâu dài”, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas phát biểu ngày 6/6, với dẫn chứng được cho là thất bại của châu Âu liên quan đến vụ Nga tấn công Gruzia năm 2008 cũng như thỏa thuận Minsk do Pháp, Đức đứng ra làm trung gian sau sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga hồi năm 2014.

Hé lộ nguyên nhân sâu xa Trung Quốc khó bỏ rơi Nga trong khủng hoảng Ukraine

     
   

08:27 31/03/2022

Giới chức Trung Quốc đang đối diện với các áp lực lớn về đối ngoại khi Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” trên lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ khó bỏ rơi đồng minh địa chính trị Nga trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.

Hoàn cảnh của Trung Quốc trong quan hệ với Nga

Một mặt, Bắc Kinh và Moscow rất thân thiết ở cấp cao nhất trong nhiều năm. Nga là nhà cung cấp các vật liệu thô cho Trung Quốc. Nga còn đóng vai trò một đồng minh địa chính trị cho Trung Quốc khi nước này đối chọi với hàng loạt đòn đánh từ nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.


Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: The Print.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào tháng 1/2021 đã dùng một công thức nổi tiếng để mô tả quan hệ giữa hai nước: Hợp tác chiến lược Trung-Nga không có giới hạn, không có vùng cấm, và không có trần. Một năm sau đó, Trung Quốc và Nga củng cố đường lối chính trị này bằng một thông cáo chung được thông qua trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Putin. Trong chuyến công du đó của ông Putin, lần đầu tiên Trung Quốc gắn kết bản thân với nhu cầu của Nga muốn ngừng sự mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng như cùng Nga kêu gọi tổ chức này “từ bỏ cách tiếp cận theo tư tưởng ý thức hệ thời Chiến tranh Lạnh, để tôn trọng chủ quyền, an ninh và lợi ích của các nước khác, sự đa dạng của các nền tảng về văn minh, văn hóa, và lịch sử của các nước, cũng như thực hiện một thái độ công bằng, khách quan đối với sự phát triển hòa bình của các quốc gia khác”.

Nhưng mặt khác, Trung Quốc cũng có những lo ngại. Tình trạng bất ổn định mới xuất hiện ở châu Âu do hoạt động giao tranh, các lệnh trừng phạt của phương Tây, và các biện pháp trả đũa của Nga đã tạo ra các vấn đề cho nền kinh tế Trung Quốc như giá nhiên liệu gia tăng và khả năng các công ty Trung Quốc bị trừng phạt gián tiếp thông qua các lệnh trừng phạt áp lên Nga. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng băn khoăn về khả năng liệu Nga kết thúc sớm được chiến dịch quân sự của họ và vẫn duy trì được sức mạnh của mình, không rơi vào trạng thái suy yếu.

Quan điểm từ giới chuyên gia của Trung Quốc

Hiện trong giới chuyên gia của Trung Quốc đang có những tranh cãi nội bộ, được thể hiện qua các ấn phẩm khác nhau và các cuộc liên lạc riêng với các nhân vật này.

Nhìn tổng thể, các cây bút của Trung Quốc cho rằng xung đột hiện nay ở Ukraine là do Mỹ duy trì chính sách khiêu khích trong nhiều năm, rằng chính Mỹ đã châm ngòi cho xung đột này.

Nhưng mặt khác, họ cũng có ý kiến cho rằng Trung Quốc đã đúng khi không chọn bên, kêu gọi giải quyết vấn đề một cách hòa bình, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước, tuân thủ mục đích và nguyên tắc trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Hồ Tích Tiến – cựu Tổng Biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, người nổi tiếng với tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, mới đây cũng bất ngờ đưa ra một số đề xuất rất mềm mỏng. Trong một dòng trạng thái trên mạng xã hội Weibo (của Trung Quốc) vào ngày 4/3, ông này mong nước Nga sẽ “tiếp đất một cách nhẹ nhàng” và khôi phục lại môi trường chiến lược an ninh ở phía Tây. Nhưng đồng thời ông phản đối các nỗ lực “Nga hóa” chính sách đối ngoại của Trung Quốc, tức là không làm tương tự như Nga. Theo ông này, sức mạnh của Trung Quốc không nằm ở quân sự (trái với Nga) mà là ở kinh tế. Do vậy, ông nói Trung Quốc nên hành động ôn hòa hơn, trong thời gian dài hơn, sử dụng các biện pháp ngoại giao để làm cho Mỹ xích lại gần Trung Quốc hơn nữa về mặt kinh tế, thu được lợi thế cạnh tranh.

Trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải trên website Đài truyền hình Phượng Hoàng vào cuối tháng 2/2022, Feng Yujun – Phó Viện trưởng Viện Quốc tế học thuộc Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) bình luận rằng dựa theo lịch sử thì nguyên tắc chính chi phối hướng phát triển của Nga luôn là mâu thuẫn giữa mong muốn khôi phục vị trí đại cường với tình trạng thiếu hụt sức mạnh trên thực tế.

Quan điểm chính thống từ giới chức Trung Quốc

Tất nhiên các nhận xét trên thể hiện quan điểm cá nhân của các chuyên gia, không liên quan trực tiếp đến đường lối chính thức của Trung Quốc, mặc dù các nhà bình luận đó có mối liên hệ với hệ thống chính quyền Trung Quốc.

Còn quan điểm chính thức của Trung Quốc thì được thể hiện qua các tuyên bố của Bộ Ngoại giao và các nhà ngoại giao của nước này.

Có lẽ rõ nhất là bài viết của Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Tần Cương, được đăng tải trên tờ Washington Post vào ngày 15/3/2022. Ông này bác bỏ thông tin của truyền thông Mỹ cho rằng Trung Quốc biết trước cuộc tấn công của Nga và thậm chí đã đề nghị Moscow lùi ngày tấn công đến khi Thế vận hội mùa Đông ở Bắc Kinh kết thúc. Ông Tần cũng nhận xét rằng Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn của cả Nga và Ukraine, đồng thời có hơn 6.000 công dân Trung Quốc đang sống ở Ukraine, hàm ý chiến dịch quân sự của Nga là bất lợi cho lợi ích của Trung Quốc.

Đại sứ Tần Cương còn nói rằng nếu biết trước về chiến dịch quân sự của Nga, Trung Quốc sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn cản xung đột vũ trang. Ông này cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc ủng hộ hòa đàm, chấm dứt chiến tranh và duy trì ổn định khu vực và toàn cầu.

Nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, cũng xác nhận quan điểm trên trong cuộc gặp trực tuyến với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 18/3/2022. Khi ấy, ông Tập tuyên bố: “Trung Quốc không muốn chứng kiến tình hình Ukraine đến nông nỗi này. Trung Quốc ủng hộ hòa bình, phản đối chiến tranh”.

Ông Tập bác bỏ các nỗ lực của Mỹ muốn Trung Quốc gây áp lực đơn phương lên Nga, kêu gọi tất cả các nước ủng hộ Nga và Ukraine đàm phán hiệu quả nhằm đạt được hòa bình. Ông cũng kêu gọi Mỹ bước vào đối thoại với Nga để giải quyết các vấn đề cốt lõi trong cuộc khủng hoảng Ukraine, giảm nhẹ các quan ngại an ninh cho cả Nga lẫn Ukraine.

Ngày 17/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố, quyết định của chính phủ Mỹ về mở rộng NATO sang phía Đông có liên quan trực tiếp đến cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine. Theo ông Triệu, chìa khóa giải quyết khủng hoảng này nằm trong tay Mỹ và NATO. Hai ngày sau đó, ông Triệu kêu gọi Mỹ nghĩ sâu sắc về vai trò của họ trong sự phát triển của khủng hoảng Ukraine và thực hiện nỗ lực cụ thể để tháo ngòi căng thẳng tại đó. Ngày 19/3, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Le Yucheng cũng chỉ trích gay gắt “não trạng” của khối quân sự NATO và sự tiếp tục tồn tại của tổ chức này ngay cả khi Liên Xô đã sụp đổ. Vị thứ trưởng này còn phê phán các lệnh trừng phạt đơn phương nhằm vào Nga mà không có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc…

Điểm lớn chung: Trung Quốc vẫn ủng hộ Nga đến mức cao nhất có thể

Có thể tóm tắt các quan điểm chính thức của Trung Quốc như sau: Trung Quốc phản đối hành động quân sự và ủng hộ giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình. Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng hành động quân sự của Nga là do chính sách “khiêu khích” của Mỹ, trước tiên là do việc mở rộng NATO. Trung Quốc xem hành động của Nga có phần thái quá, nhưng Nga vẫn là đối tác quan trọng và mọi giải pháp hòa bình phải tính đến các quan ngại chính đáng của Nga.

Nhìn tổng thể, Bắc Kinh dường như chưa thể hiện quan điểm cuối cùng của mình, họ còn phải quan sát tình hình Ukraine diễn biến ra sao. Tuy nhiên vẫn có một số điểm chính tương đối rõ về quan điểm của họ.

Nga vẫn là đối tác rất quan trọng đối với Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Mỹ. Trung Quốc hiểu rằng cuộc đối đầu với Mỹ là nghiêm túc và kéo dài. Do vậy Trung Quốc đã khá hờ hững trước lời kêu gọi của Mỹ hãy gây áp lực lên Nga để buộc Nga dừng chiến dich quân sự ở Ukraine. Qua thực tế, Trung Quốc có thể nhận định rằng nếu Nga bị hạ, thì sau đó Mỹ hoàn toàn có thể sẽ gia tăng gấp đôi các nỗ lực cô lập Trung Quốc

Trung Quốc sẽ không được lợi từ một nước Nga suy yếu. Khả năng cao là Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ ở mức có thể cho Nga trong lúc bản thân họ vẫn cố gắng tránh các tác dụng phụ từ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Hợp tác trong tương lai của Trung Quốc với Nga được dự báo sẽ phụ thuộc nhiều vào các lợi ích địa chính trị hơn là tầm nhìn chung về trật tự thế giới./.

Theo VOV.VN lược dịch

Nguồn: National Interes



Nga Tấn Công Ukraine Trung Quốc Hưởng lợi lớn thế nào Phân tích chiến tranh Nga Ukraine. 32,465 views Premiered Mar 19, 2022 #tintuc24hol ...
YouTube · TV24h · Mar 19, 2022
Tuy vậy, nếu các bên thiếu kiềm chế, không chỉ Nga - Ukraine mà cả các quốc gia can dự nữa, thì nguy cơ từ chiến tranh mở rộng, cộng hưởng với ...
Báo Tuổi Trẻ · Mar 5, 2022
Cuộc xâm lược Ukraine đã mang lại các lệnh trừng phạt và sự cô lập về kinh tế lên Nga, ngăn chặn kỷ nguyên toàn cầu hóa mà người Nga được hưởng ...
NTD Viet Nam · NTDVN Tin Tức · Mar 17, 2022
Chiến sự UkraineChiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine là va chạm đầu tiên trong trật tự thế giới mới nơi Nga và Trung Quốc bắt tay ...
Zing · Duy Anh · Feb 24, 2022
Thứ ba, Trung Quốc có thể hỗ trợ tái thiết UkraineChiến dịch ném bom tàn bạo của Nga nhằm mục đích băm nát cơ sở hạ tầng đô thị của Ukraine.
VOA Tiếng Việt · Hoàng Trường · Mar 15, 2022
Trên mặt trận ngoại giao, vòng đàm phán đầu tiên kết thúc nhưng không rõ kết quả chi tiết ra sao. Trong khi đó thực địa chiến trường có nhiều ...
PLO · VĨ CƯỜNG · Mar 2, 2022
(PLO)- Xung đột Nga - Ukraine đe dọa sự phục hồi kinh tế thế giới vì có thể tác động rất mạnh đến tăng trưởng, lạm phát và chính sách tiền ...
PLO · PHẠM KỲ · Feb 26, 2022
Các ông trùm dầu mỏ Hoa Kỳ: thêm 10% · Tổ hợp công nghiệp-quân sự luôn là người chiến thắng trong mọi cuộc chiến · Chú Sam có thể hưởng lợi nhiều ...
NTD Việt Nam · NTDVN Tin Tức · Apr 4, 2022
Chiến sự Ukraine: Một số nước châu Á đang tranh thủ thời cơ để mua nhiều dầu thô giá rẻ từ Nga, trong bối cảnh Moscow phải chấp nhận giảm ...
Zing · Duy Anh · Apr 23, 2022
Với quy mô tiến đánh gồm 4 hướng chiến lược, quân đội Nga gặp hạn chế trong việc sử dụng khả năng tích lũy trước cuộc chiến. Ngược lại, Ukraine ...
Zing · Nga Đặng - Yến Nhi - Diệu Linh - Như Quỳnh - Nhật Minh · 1 month ag



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 564 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 557 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 458 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 441 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 418 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 368 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 366 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 350 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 325 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 316 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.