Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 24720833

 
Văn hóa - Giải trí 29.03.2024 01:26
Ukraine và bài học tự lực tự cường
16.06.2022 16:34

Từ quốc gia giàu tài nguyên, có tiềm năng phát triển hàng đầu ở khu vực Đông Âu, Ukraine đã suy sụp để rồi giờ đây đứng bên bờ vực của một cuộc chiến gây ra bởi sự giằng xé giữa Đông và Tây. Người Ukraine đang thấm thía bài học về sự tự cường hơn bao giờ hết…


Ukraine và bài học tự lực tự cường

Trong con mắt chúng tôi, những sinh viên từng được nhà nước cử đi du học tại Liên Xô, Ukraine là đất nước rất giàu có và tươi đẹp. Có thể nói trong thành phần Liên Xô trước đây, Ukraine là nước cộng hòa phát triển thứ hai chỉ sau Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Nga, với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, xã hội phát triển, văn minh. Ai từng ghé thăm những thành phố Kyiv, Kharkiv, Odessa, hay Lviv xinh đẹp, lang thanh trên những nẻo đường ở bán đảo Crimea mùa Hè, ăn lê, táo, anh đào “mệt nghỉ” trên đường như thời chúng tôi thực tập hẳn sẽ cảm nhận rõ về Ukraine.

Chính vì vậy sự hụt hơi “bạc nhược” và thụt lùi của quốc gia Đông Âu này, đặc biệt là sau cuộc Cách mạng Nhân phẩm năm 2014, khiến nhiều cựu sinh viên chúng tôi cũng như những bậc đàn anh không khỏi tiếc nuối và buồn lòng.

Ukraine và bài học tự lực tự cườngMột ngôi làng ở miền Đông Ukraine giờ chỉ còn là đống đổ nát sau những cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ và phe ly khai (Nguồn: Reuters)

Sức mạnh của Ukraine có thể thấy rõ qua các số liệu kinh tế năm 1991, thời điểm Ukraine tách khỏi Liên Xô trở thành quốc gia độc lập. Vào thời điểm đó, GDP bình quân đầu người (tính theo sức mua tương đương – PPP) của quốc gia Đông Âu này là 6.900 USD, xếp thứ 52 trên thế giới, cao hơn nhiều so với mức trung bình ở các nước Trung Âu. Ngày nay GDP bình quân đầu người của Ukraine là 13.341 USD, xong xếp thứ 97 thế giới.

Tính ra, GDP bình quân đầu người của Ukraine tăng hơn 90%, nhưng trong cùng kỳ con số này ở Ba Lan, Hungary và CH Séc tăng từ 4 -6 lần. Ngay Belarus cũng tăng 278%. Hiện GDP bình quân đầu người của Ukraine không chỉ thua Ba Lan mà còn thua cả Belarus, quốc gia có điều kiện và nguồn lực phát triển kém nhất.

Ukraine và bài học tự lực tự cườngTổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đề xuất hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Donbass (Nguồn: AFP/TTXVN)

Có thể nói nếu những năm 90 của thế kỷ trước nước láng giềng Ba Lan mơ ước được như Ukraine thì nay người Ukraine lại mơ được như người Ba Lan và nhiều người Ukraine đang sang Ba Lan để tìm kiếm công việc hậu hĩnh hơn. Một phân tích cho thấy đồng tiền hryvnia của Ukraine trong 25 năm tồn tại đã giảm giá 15 lần so với đồng USD, và kể từ thời điểm độc lập, đồng tiền quốc gia Ukraine đã giảm giá 90.000 lần, một con số rất bất ngờ. Về nợ công, đầu năm 1994, nợ nhà nước của Ukraine là 4,8 tỷ USD (nợ nước ngoài chiếm 75%). Tính đến tháng 6/2018, nợ công của Ukraine tăng gấp 15 lần mức trên, lên 76,3 tỷ USD. Nợ nước ngoài cao gấp 2,6 lần dự trữ ngoại hối và để trang trải nợ công, mỗi người Ukraine phải gánh 1.800 USD.

Chính vì phụ thuộc vào tiền vay nước ngoài, Ukraine buộc phải tuân theo các điều kiện của Quĩ Tiện tệ Quốc tế (IMF) để có thể nhận các khoản vay mới. Một trong các điều kiện đó là tăng giá bán khí đốt. Không chỉ được nghe từ chính người dân Ukraine mà mới đây một Việt kiều cũng cho tôi biết tiền khí đốt hàng tháng ở thành phố Odessa của nước này lên tới 2.500 hryvnia, trong khi đó lương hưu trí chỉ ở mức 2000 hryvnia, không đủ để trả tiền khí đốt.

Giá khí đốt tăng cao đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều lĩnh vực kinh tế của Ukraine. Đáng chú ý là nhiều chuyên gia đã đặt câu hỏi tại sao Ukraine không mua khí đốt giá rẻ của Nga như trước kia mà lại phải mua giá cao lòng vòng từ các nước EU, liệu đây có phải sai lầm trong chính sách đối ngoại?

Chính sách đoạn tuyệt với Nga cũng gây nhiều tác hại, đặc biệt là đối với các tỉnh miền Đông, vốn trước đây là những trung tâm công nghiệp chính của Ukraine. Các nhà máy ở miền Đông Ukraine từng chế tạo máy móc, thiết bị, kể cả động cơ tên lửa và động cơ máy bay, để xuất khẩu chủ yếu sang Liên bang Nga. Nay do chính sách “không quan hệ” với Nga, những nhà máy này ngừng làm ăn với các đối tác Nga khiến cho các xí nghiệp hoạt động cầm chừng, người lao động mất việc, các thành phố công nghiệp miền Đông như Dnipropetrovsk, Kharkiv, Zaporoze … trở nên ảm đạm, không còn sức sống. Chính sách không thân thiện với Nga là một trong những nguyên nhân kìm hãm phát triển kinh tế, đặc biệt là ở các tỉnh ở miền Đông.

Cuộc cách mạng Nhân phẩm năm 2014 cho đến nay vẫn là điều gây tranh cãi khi Liên bang Nga luôn cho rằng đây là cuộc đảo chính Tổng thống Viktor Yanukovych trước sự làm ngơ, âm thầm hậu thuẫn của các nước phương Tây, và cũng chưa đem lại điều tốt đẹp gì. Liên tiếp các Tổng thống sau cách mạng – Oleksandr Turchynov, Petro Poroshenko, hay như Tổng thống đương nhiệm Volodymyr Zelensky – đều chưa thể chấn hưng kinh tế, tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để Ukraine để phát triển.

Ukraine và bài học tự lực tự cườngTổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận nền độc lập của hai nước Cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR) ở miền Đông Ukraine, tại cuộc họp khẩn với Hội đồng An ninh ở Moskva, ngày 21/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Trước cuộc Cách mạng trên, Ukraine được xem như chia làm 2 phe Đông và Tây, với các tổng thống hoặc được miền Đông ủng hộ và thân Nga hoặc được miền Tây ủng hộ và có xu hướng nghiêng về Liên minh châu Âu (EU) lên cầm quyền. Sau Cách mạng, Ukraine quyết chỉ chọn con đường hướng tới EU, NATO và xa rời nước Nga láng giềng. Tuy nhiên có lẽ nước Ukraine hướng tới châu Âu tươi đẹp lại không được tươi đẹp và sáng sủa như nước Ukraine Đông-Tây trước kia.

Những tưởng Ukraine, với 45 triệu dân, sẽ trở thành một quốc gia trung lập, làm cầu nối giữa Nga và châu Âu, để có thể lợi dụng các lợi thế kinh tế của cả 2 khu vực này làm giàu cho mình thì nay ý tưởng đó hoàn toàn biến mất. Ukraine trở thành nước nghèo ở châu Âu, một vùng đệm tranh chấp giữa Đông và Tây với những khúc mắc chưa biết lúc nào có thể giải quyết.

Việc Ukraine khó có thể trở thành thành viên NATO chúng tôi đã biết từ thời điểm đưa tin về sự kiện Maidan năm 2014. Điểm vướng chính đó là Điều 5 Hiệp ước NATO. Điều này quy định rằng “bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào một hay một số thành viên liên minh đều được coi là tấn công vào toàn bộ liên minh” và tất cả các thành viên sẽ hỗ trợ nạn nhân của cuộc tấn công như vậy. Với điều khoản này, đương nhiên một khi Ukraine ra nhập NATO, như Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rõ thì nó cũng đồng nghĩa với việc tất cả các nước thành NATO phải giúp Ukraine lấy bán đảo Crimea, nghĩa là chiến tranh với Nga, điều mà NATO không hề muốn. Như vậy có thể thấy những tuyên bố hùng hồn của các nước phương Tây về quyền được lựa chọn của Ukraine thực chất cũng không phải là thực chất.

Ukraine và bài học tự lực tự cườngUkraine tập trận trên bộ quy mô lớn với Mỹ, Ba Lan và Litva (Nguồn: AFP/TTXVN)

Cuộc cách mạng Nhân phẩm năm 2014 chưa thể đem lại những thành quả tích cực cho người dân và hơn thế nó chính là nguyên nhân khiến bán đảo Crimea sáp nhập vào LB Nga cũng như làm nổ ra cuộc chiến ở Donbass. Cuộc chiến này giống như một cơn bão tràn qua các tỉnh miền Đông Ukraine, quét sạch những triển vọng kinh doanh, kể cả của người Việt Nam ở đó, làm bần cùng miền Đông một thời phát triển.

Năm 2014, khi tôi và một số phóng viên Việt Nam khác đến Donetsk để đưa tin về người Việt còn mắc kẹt trong xung đột tại đó, chúng tôi, cũng như những người Việt Nam sống ở đây mong mỏi xung đột sẽ mau chóng kết thúc để người dân có thể ổn định làm ăn, mưu cầu cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên giờ đây, sau gần 8 năm, xung đột tại Donbass vẫn chưa có hồi kết, mà thay vào đó ở phương Tây còn đang lan truyền về một cuộc “chiến tranh” quy mô hơn giữa Nga và Ukraine. Những thông tin này theo quan điểm của tôi là không chắc chắn. Tuy nhiên về mặt nào đó nó cho thấy sự xấu đi của tình hình, về cuộc khủng hoảng còn trầm trọng hơn ở Ukraine, ấn giấu sau đó có thể là những hậu quả kinh tế lớn lao, gây thêm áp lực cho người dân.

Ukraine và bài học tự lực tự cườngTác giả phỏng vấn trực tuyến một người Việt sống tại Ukraine (Nguồn: TTXVN)

Tóm lại có thể thấy nước Ukraine vẫn bế tắc trong cuộc khủng hoảng cả về quân sự và kinh tế mà chưa tìm được đường hướng thích hợp để giải quyết những khó khăn này. Nếu trước đây, Ukraine có được những thế hệ lãnh đạo kiên định, quyết tâm đi theo con đường tự lực tự cường, không nghiêng sang Tây hay ngả sang Đông, để trông mong vào các khoản tiền viện trợ thì có lẽ, sau 30 năm, đất nước này đã không rơi vào tình cảnh như hiện nay.

Nga thông báo rút thêm binh sĩ và xe quân sự khỏi khu vực giáp biên giới với Ukraine (Nguồn: AFP/TTXVN).

Một cái nhìn về thế giới sau chiến tranh Ukraine

Chiến tranh do Poutine đem tới Ukraine hôm 24/02/22 sẽ khó tránh sẽ làm bùng vở cái trật tự của thế giới. Tức một thứ «big-bang địa chánh». Trước giờ Âu châu vẫn nghĩ mình đứng ở vòng ngoài cuộc tranh chấp Nga-Mỹ thì nay lại thấy mình đang ở ngay trung tâm. Và Tàu là nước nhờ tình hình này mà có lợi thế.

Khi Poutine đánh chiếm Ukraine, theo ông Jean-Marie Gúehenno, nhà ngoại giao Pháp, tác giả quyển sách phân tích tình hình Thế giới (Le premier XXIe siècle, Paris) là muốn lập lại một đế quốc Nga xây dựng trên một dự án bản sắc dân tộc Nga (identité d’ethno-nationalisme russe) chớ không nhằm tái lập Liên-xô, một tập hợp xây dựng trên một thứ ý thức hệ viển vông. Điều này thấy rõ khi Poutine cực lực công kích Lénine đã làm sụp đổ đế chế Nga. Nhưng Poutine không đạt được điều mong muốn bởi năm 1991, sau khi Liên xô sụp đổ, Ukraine chọn con đường độc lập trong lúc đó chỉ có mộtthiểu số dân ở Crimée nói tiếng nga chống lại. KhiUkraine chọn độc lập là chứng tỏ thực tế của một bản sắc ukraine rõ ràng .

Từ đó, mọi hành động của Nga ở Ukraine đều đi ngược lại quyền lợi của Ukraine, đều bị biến thành tinh thần yêu nước mãnh liệt chống Nga. Trước kia điều này không có. Ngày nay, nếu chẳng may, Poutine có đánh thắng Ukraine bằng quân sự thì cũng sẽ khó cai trị được Ukraine vì không thể áp dụng trở lại chế độ staline nữa, ngay cả ở Nga.

Theo tác giả Jean-Marie Gúehenno, cuộc chiến Ukraine sau cùng sẽ ảnh hưởng mạnh tâm lý dân chúng nga ở tại Nga, dân chúng không phải là thứ «nhơn dân liên-xô» cũ, nhận thấy đúng sai/phải trái để từ đó họ sẽ đồng lọat đứng lên lật đổ đại đế không ngai Poutine . Thực tế ở Nga đang rầm rộ xảy ra những cuộc biểu tình của dân chúng chống Poutine làm chiến tranh vô lý ở Ukraine, hàng ngàn con em của họ chết mà giấu tin tức .

Nhưng chừng nào hạ được Poutine đây? Sau khi phải chịu bao nhiêu cực hình nữa?

Phải thay đổi thôi. Vì Nga nằm sát bên Âu châu Tự do Dân chủ. Ngày nay ít có dân tộc nước nào chấp nhận một chế độ độc tài ác ôn cai trị mình lâu dài. Trong lúc đó Poutine một mình quyết định hết mọi việc lớn nhỏ. Những người bu chung quanh chỉ là một đám điềm chỉ, tay sai.Ông ta ngày càng tự cô lập với dân chúng Nga, đất nước Nga. Với cả thực tế chánh trị nga và thế giới. Một con người như vậy rất dễ bị quẩn trí và tính toán sai lầm. Rất nguy hiểm.

Ông Jean-Marie Gúehenno đề nghị thế giới, để sớm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, nên gia tăng trợ giúp Ukraine nhằm gây tổn thất cực nặngcho quân đội Nga để cho Poutine thấy không còn chịu nổi sự tốn kém cho Nga mà kéo dài chiến tranh nữa. Và Âu châu từ nay phải thấy rõ vị trí thật của mình là ở trung tâm Âu châu và có vai trò quyết định vận mạng chung của Âu châu. Âu châu, dĩ nhiên với cả Anh quốc, sẽ có đủ khả năng trong vai trò chết sống này.

Thế giới sau chiến tranh Ukraine

Nhiều người đều nghĩ rằng thế giới sau chiến tranh Ukraine sẽ không còn như hôm nay. Đại dịch vũ hán đã không ít làm thay đổi nếp kinh tế xã hội các nước trên thế giới. Một trật tự mới sẽ thành hình.

Thực tế trước mắt, đời sống khó khăng, vật giá leo thang vùn vụt trước khi được biết mức lạm phát. Nhiều nhà kinh tế đã lớn tiếng báo động sẽ có không dưới 300 triệu người đói vào cuối năm nay vì thế giới thiếu lương thực do chiến tranh Ukraine gây ra.

Vế ảnh hưởng trực tiếp chiến tranh Ukraine, theo nhà sử học và nhà báo Alexandre Adler (Chủ biên báo «Le CourrierIntrnatinal », nhiếu ấn bản bằng ngôn ngữ khác nhau), thì bản đồ Âu châu sẽ khác đi. Cả Mỹ châu, Á châu, và Trung đông nữa vì thế giới như hiện nay sẽ không còn nữa.

Sau khi Poutine xua quân tấn công Ukraine, dân Nga và âu châu có xu hướng xích lại gần nhau và kết thúc sự liên kết Poutine- Xi (Jinping) .

Theo nhà báo Adler, kẻ thay thế Poutine đang từ từ hiển lộ ở Nga … và chiến tranh ở Ukraine do Poutine tự động gây ra sẽ dẫn tới sự sụp đổ đế chế Poutine . Vì Poutine vốn không phải thật sự là nhà chiến lược, nhà quân sự có tài, mà chỉ là một cựu công an KGB .

Sau khi Liên-xô sụp đổ, thế giới liền được tổ chức lại nhưng còn nhiều mặt chưa xong nên ngày nay mới xảy ra chiến tranh ở Ukraine!

Trước tiên, sự phòng thủ Âu châu bị bỏ lững từ nhiều năm qua, nhưng nay thì những nước như Phần-lan, Thụy-điển, Áo, Đức đều đã có thái độ quả quyết cho số phận mình và cả Âu châu .

Nhà báo Alexandre Adler nói thêm cuộc chiến ở Ukraine sẽ kết thúc nhanh, luôn cả với số phận của Poutine. Sau đó sẽ thành hình một liên minh lớn giữa Âu châu và Nga. Nhưng việc này dĩ nhiên khó tránh nhiều xung đột, chống đối. Thực tế, sự liên kết Âu châu và Nga đã có trên địa hạt không gian như giúp một phần ê-kíp nga ở Baikonour dời qua Kourou ở Guyanne. Âu châu đã hiểu khôngnên cô lập Nga vì cô lập sẽ làm cho Nga bị khủng hoảng và trở thành nguy hiểm.

Khi thật sự đã xích lại gần với Âu châu, Nga sẽ xa Bắc kinh và là lúc liên minh Tàu-Nga như hiện nay sẽ tan rã. Tàu lúc đó sẽ xoay qua bắt tay các nước Á châu. Như hợp tác với Nhựt bổn, cùng vận động cho 2 nước Triều tiên tái thống nhứt.

Còn Huê kỳ sẽ tập trung lo cho chính mình. Lo cho lục địa Mỹ châu. Khẩu hiệu sẽ là «Chúng ta hãy lo cho những vấn đề của chính chúng ta » . Biden đã sẵn sàng một thứ « chủ nghĩa `trump » (trumpisme) với bộ mặt nhơn đạo, nghĩa là một sự tự cô lập mà không đụng chạm tới quyền lợi của kẻ khác .

Huê kỳ sẽ tăng cường mối quan hệ với các quốc gia Nam Mỹ, nhứt là Brésil, và nỗ lực tìm cách giải quyết vấn đề phe cánh tội phạm ở Mexico. Ngoài những nước đặc biệt như Do-thái, Phi-luật-tân, Huê kỳ tìm cáchgiải kết dần . Sẽ không còn trường hợp rót đô-la cho Egypte hoặc Đông Âu vì không còn thấy cần nữa .

Nay Nga đánh chiếm Ukraine làm cho thế giới, gồm cả Trung Đông, biến động. Năm 1917, cũng Nga khi làm cuộc cách mạng cộng sản đã làm đảo lộn thế giới sâu xa. Người ta đang chứng kiến sẽ xuất hiện một thế liên kết mới giữa Do thái với các nước vùng Vịnh. Do thái và Arabie saoudite sẽ nhìn nhận vô điều kiện lẫn nhau, sẽ trao đổi Đại sứ với nhau. Riêng dân Palestine sẽ thành lập quốc gia dưới sự bảo hộ của Saoudien.

Thế giới sẽ khoát lên bộ mặt mới. Khi chiến tranh Ukraine kết thúc, Poutine thua hay thắng, còn Poutine hay không, thì tương lai thế giới cũng đang được định doạt từ bây giờ đây. Mối quan hệ của Ukraine với Nga sẽ như thế nào? Tương quan lực lượng với Nga sẽ thay đổi? Chiến tranh nóng chấm dứt nhường chỗ cho chiến tranh lạnh tiếp diễn?

Nói thế giới sẽ thay đổi khi chiến tranh Ukraine chấm dứt nhưng thế giới sẽ như thế nào? Sẽ đối xử với Poutine như thế nào nếu ông ta còn sống và vẫn nắm quyền ở Moscow? Và nếu lúc đó không phải Poutine nắm quyền ở Nga, ai sẽ nắm quyền cai trị một nước Nga suy sụp kinh tế vì chiến tranh nhưng vẫn là cường quốc nguyên tử, một lãnh thổ mênh mông của vùng Âu-Á?

Từ sau chiến tranh lạnh chấm dứt với khối cộng sảng sụp đổ, nay thế giới mới biết chiến tranh nóng xảy ra ngay ở Âu châu. Nhưng khi chiến tranh nóngUkraine kết thúc, liệu sẽ có chiến tranh lạnh nối tiếp nữa không? Vì theo lịch sử, khi tái lập thế quân bình giữa các lực lượng thì sự ổn định mới bắt đầu .

Nguyễn thị Cỏ May




Campuchia qua mặt Việt Nam khi cho Trung Quốc đặt căn cứ hải quân

RFA
07-06-2022
Share o­n WhatsApp
Share o­n WhatsApp
Campuchia qua mặt Việt Nam khi cho Trung Quốc đặt căn cứ hải quânCăn cứ Hải quân Ream ở Preah Sihanouk hôm 26/7/2019
AFP

Việt Nam thất bại trong việc ngăn chặn Trung Quốc đặt căn cứ quân sự ở sát vách, cách Phú Quốc chỉ 30 km.

Báo Washington Post hôm 7 tháng 6 đăng tải thông tin Trung Quốc sẽ tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng cơ sở hải quân tại Campuchia vào thứ 5 tuần này.

Ý định đặt căn cứ hải quân ở Campuchia của Trung Quốc đã bị báo giới phương tây tiết lộ từ năm 2019, tuy nhiên thông tin này đã bị giới chức của cả hai quốc gia liên tiếp phủ nhận.

Thế nhưng thông tin được tờ báo hàng đầu của Mỹ đăng tải mới đây cho thấy những lời phủ nhận trên chỉ là đòn đánh lạc hướng.

Là nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Việt Nam được cho là đã cố gắng thuyết phục Campuchia chọn vị trí trung lập và không để Trung Quốc đặt căn cứ hải quân trên đất của mình, giờ đây những nỗ lực trên kể như đã thất bại.

Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia là vị trí mà Trung Quốc chọn để thiết lập sự hiện diện quân sự lâu dài đầu tiên ở một quốc gia Đông Nam Á, và là tiền đồn quân sự hải ngoại thứ hai của Trung Quốc, sau khi đã xây dựng một căn cứ tại Djibouti ở vùng Sừng Châu Phi.  

Điều đáng chú ý là căn cứ này chỉ cách đảo Phú Quốc của Việt Nam chưa đầy 30km.

Trước đó, trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới xứ Chùa tháp hồi tháng 12 năm 2021, hai bên đã ra tuyên bố chung trong đó nhấn mạnh nguyên tắc không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước mình làm phương hại đến an ninh của nước kia.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, giáo sư Carlyle Thayer - chuyên gia trong lĩnh vực an ninh ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cho biết phía Việt Nam đã từng tin tưởng rằng Campuchia sẽ không để Trung Quốc đặt căn cứ quân sự:

Tôi được phía Việt Nam cho biết là họ đạt được đồng thuận với Campuchia về việc sẽ không để bên thứ ba thiết lp sự hiện din quân sự và gây tổn hại đến lợi ích của bên còn lại.” 

Bình luận về việc Campuchia nói một đằng làm một nẻo, vị giáo sư người Úc cho rằng cả Campuchia và Trung Quốc trước đó đều chơi chữ với các nước trong khu vực. 

Ngoài căn cứ hải quân, Trung Quốc cũng được cho là đang xây dựng một sân bay với vỏ bọc dân sự, nhưng có thể được chuyển sang mục đích quân sự trong tình huống khẩn cấp.

Với hai cở sở trên, giáo sư Carlyle Thayer cho rằng trong tình huống căng thẳng với Việt Nam, thì Trung Quốc có thể huy động cả hải quân lẫn không quân để đối phó: 

Trung Quốc sẽ có đủ năng lực ở thực địa để chuẩn bị cho tình huống căng thẳng với Việt Nam. Rất nhanh chóng, máy bay chiến đấu và tàu chiến của Trung Quốc sẽ xuất hiện ở sau lưng Việt Nam.” 

Vị giáo sư thuộc Đại học New South Wales, Úc, cũng cho rằng Việt Nam có rất ít khả năng để đảo ngược tình huống, thay vào đó thì nước này nên tập trung nghiên cứu về hệ quả của việc bị Trung Quốc đặt căn cứ hải quân sát với phần lãnh thổ phía nam của mình: 

Trước hết Việt Nam cần phải huy động lực lượng tình báo để tìm hiểu xem Trung Quốc đang thực sự xây cái gì ở Campuchia, và phân tích xem lợi ích của mình sẽ bị ảnh hưởng ra sao, cả trong trường hợp xấu nhất. 

Nhưng Việt Nam hiện không có khả năng để đe dọa, hoặc đưa Campuchia trở lại trong quỹ đạo của mình.

Ông cũng cho rằng ở thời điểm hiện tại thì Việt Nam chưa bị đe dọa, nhưng về lâu dài thì tình hình có thể thay đổi. 



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]
Chiến tranh Việt Nam [12.03.2023 22:07]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 536 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 486 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 80 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 24 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.