Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 2
 Lượt truy cập: 24841990

 
Tin tức - Sự kiện 19.04.2024 16:28
Chúc mừng giáng sinh và Năm Mới Hạnh Phúc
26.12.2021 13:34

Những lời chúc giáng sinh và năm mới hay, ý nghĩa nhất

Theo morganstanley.com, không thể nói về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 mà không đề cập đến vấn đề nổi bật: lạm phát. Trong nhiều thập kỷ, hầu hết các thị trường lớn đều không xảy ra tình trạng tăng giá cả mạnh. Sau đó, đột nhiên, nhu cầu tăng vọt do suy thoái trong đại dịch COVID-19, cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài và tình trạng thiếu lao động, đã tạo ra điều kiện hoàn hảo cho giá cả tăng.

Dự báo xu hướng kinh tế toàn cầu 2022: Tăng trưởng bất chấp lạm phát

Gia tăng lạm phát toàn cầu khiến các nhà đầu tư lo lắng về tăng trưởng kinh tế trong tương lai, nhưng các nhà kinh tế tại ngân hàng Morgan Stanley cho rằng giá cả sẽ không còn tăng như hiện nay, dọn đường cho tăng trưởng GDP toàn cầu 4,7% vào năm 2022.



Chú thích ảnh

Khách hàng đặt mua đồ ở Los Angeles, bang California, ngày 10/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Lạm phát ở các thị trường phát triển đang trên đà đạt 4,7% vào cuối năm nay - một con số không đáng kể. Trong một chu kỳ kinh tế điển hình, đây sẽ là một tín hiệu rõ ràng để các ngân hàng trung ương tăng lãi suất và hãm đà tăng trưởng. Tuy nhiên, lần này lại khác. Trưởng nhóm Kinh tế Toàn cầu Seth Carpenter của Morgan Stanley cho biết: “Mọi thứ đang bình thường hóa, nhưng không hề bình thường".


Mặc dù tác nhân gây lạm phát sẽ tùy theo từng quốc gia khi chuỗi cung ứng và thị trường lao động ổn định với mức độ khác nhau, nhưng nhóm kinh tế học tại Morgan Stanley Research dự báo rằng lạm phát ở các thị trường lớn sẽ đạt đỉnh rồi giảm hơn 2 điểm phần trăm trong suốt năm 2022.


Chính sách tiền tệ có khả năng sẽ bị thắt chặt nhưng không thắt chặt tới mức mà các nhà đầu tư lo ngại. Hơn nữa, chi tiêu vốn mạnh, cải thiện chuỗi cung ứng và các lực lượng bình thường hóa khác đã khiến Morgan Stanley dự báo GDP toàn cầu năm 2022 tăng 4,7%.


Gián đoạn chuỗi cung sẽ giảm bớt


Ông Carpenter nhận định: Trên toàn cầu, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng là nguyên nhân chính gây ra lạm phát gần đây và chúng ta đang trải qua hoặc sắp trải qua gián đoạn chuỗi cung ứng ở mức tồi tệ nhất".


Tại Mỹ, nhà kinh tế trưởng Ellen Zentner cho rằng chuỗi cung ứng của Mỹ đang trên đà phục hồi và hàng hóa cũng sẽ bớt tăng giá dần. Dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ ở mức 4,6% vào năm 2022.


Điều này không có nghĩa là lạm phát chỉ là nhất thời. Giá một số mặt hàng ở Mỹ - bao gồm cả nhà ở - dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Bà Zentner nói: “Chúng tôi cho rằng lạm phát tạm thời được tính bằng nhiều điểm phần trăm, trong khi lạm phát lâu dài được tính bằng điểm phần mười”.


Lạm phát châu Âu sẽ chỉ là thoáng qua


Chú thích ảnh

Người dân mua hàng trong siêu thị tại Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/ TTXVN

Nhu cầu tăng vọt và những hạn chế về nguồn cung đang tác động khác nhau đến các thị trường toàn cầu.


Ví dụ, ở châu Âu, các nhà kinh tế của Morgan Stanley cho rằng lạm phát giảm từ 4,1% vào cuối năm 2021 xuống 3,1% vào quý đầu tiên của năm 2022 và cuối cùng giảm xuống dưới tỷ lệ lạm phát mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là 2%.


Nhà kinh tế châu Âu Jacob Nell cho biết: “Ngay cả khi châu Âu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm tới và thị trường lao động bị thắt chặt, chúng tôi dự báo lạm phát lõi sẽ thấp hơn mục tiêu của ECB vào năm 2023”.


Điều đó cho thấy, nền kinh tế châu Âu đang trên đà phục hồi trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm nay và sẵn sàng tăng trưởng GDP 4,6% vào năm 2022, nhờ thị trường lao động mạnh sẽ giúp người dân chi tiêu tiêu dùng nhiều hơn.


Thắt chặt tiền tệ sẽ ở mức vừa phải


Giả sử rằng lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo sát dự báo của Morgan Stanley, các ngân hàng trung ương của các thị trường phát triển có thể sẽ không thực hiện các biện pháp quyết liệt để làm giảm tốc độ tăng trưởng.


Chú thích ảnh

FED có thể sẽ đợi đến tháng 9/2022 mới tăng lãi suất. Ảnh: THX/TTXVN

Trong khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu giảm bớt mua tài sản, các nhà kinh tế của Morgan Stanley cho rằng FED có thể sẽ đợi đến tháng 9/2022 mới tăng lãi suất và ECB có thể giữ nguyên lãi suất cho đến cuối năm 2023. 


Ở những nơi khác trên thế giới, nhiều ngân hàng trung ương đã bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ. Ông Carpenter nói: “Nhưng chúng tôi nghĩ rằng các ngân hàng sẽ không đột ngột đưa lãi suất trở lại mức trung lập, chứ chưa nói đến trường hợp hạn chế”.


Trong khi đó, đầu tư kinh doanh đã phục hồi nhanh hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu và mạnh hơn so với những đợt suy thoái gần đây. Ông Carpenter cho biết thêm: “Phục hồi nhờ chi tiêu đầu tư có thể lâu bền và nếu đầu tư vốn mới kèm theo tiến bộ công nghệ, thì năng suất cũng có thể được tăng cường, giảm bớt áp lực lạm phát và cho phép tăng trưởng mạnh mẽ tiếp tục”.


Những yếu tố này và các yếu tố khác có thể giúp cho GDP toàn cầu đi theo con đường trở về mức trước đại dịch COVID-19.


Dự báo dài hạn về lao động


ADVERTISING

Sau lạm phát, hạn chế về lao động cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, và hai yếu tố này thường song hành với nhau. Những khó khăn về lao động ở Mỹ là đáng nói nhất, nhưng điều tồi tệ nhất có thể đã qua.


Ông Zentner cho biết: “Chúng tôi dự báo phục hồi theo chu kỳ điển hình khi đại dịch giảm bớt và kinh tế tiếp tục phục hồi. Ngoài ra, dân số già sẽ tiếp tục gây ra những thách thức về lao động. Độ tuổi vàng tham gia lao động từ 25 đến 54 tuổi đã bắt đầu tăng lên”.


Các thị trường mới nổi châu Á hoạt động trở lại


Chú thích ảnh

Container hàng hóa được bốc dỡ tại cảng Busan, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Nói rộng ra, các nhà kinh tế của Morgan Stanley cho rằng tăng trưởng trên các thị trường mới nổi sẽ vẫn mạnh mẽ trong năm tới với GDP tăng 4,9% cho tất cả các thị trường mới nổi, mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Brazil (0,5%) và Nga (2,7%) sẽ kéo giảm mức trung bình xuống.


Trên thực tế, triển vọng đối với các thị trường mới nổi ở châu Á khá hơn đáng kể, với tốc độ tăng trưởng GDP ở khu vực châu Á (không bao gồm Nhật Bản) sẽ ở mức 5,7%. Ấn Độ và Indonesia sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ cải cách cơ cấu thân thiện với doanh nghiệp, đầu tư vốn mạnh và tỷ lệ tiêm chủng tăng.


Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á Chetan Ahya cho biết nhóm của ông dự báo tăng trưởng GDP 7,5% cho Ấn Độ vào năm 2022. Ở các nền kinh tế Bắc Á như Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), triển vọng kinh tế cũng khá nhờ tăng trưởng mạnh mẽ nội địa và nhu cầu toàn cầu với chất bán dẫn.


Trung Quốc tăng theo nhịp độ riêng


Chú thích ảnh

Cảnh vắng vẻ tại một chợ ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 2/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tăng trưởng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc, đang ở điểm uốn. Vào năm 2021, động thái chấn chỉnh các lĩnh vực bất động sản, phát thải carbon và ngành công nghệ đã làm chậm lại quá trình tăng trưởng kinh tế nước này.


Ông Robin Xing, Trưởng nhóm Kinh tế Trung Quốc tin rằng tăng trưởng Trung Quốc sẽ phục hồi lên 5,5% vào năm tới, cao hơn mức đặt ra nhưng thấp hơn đáng kể so với mức trong các năm gần đây của Trung Quốc.


Sau đó, tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể sẽ chậm lại, còn 4,8% vào năm 2023 và chỉ ở mức trên 4% trong tương lai gần.


Thùy Dương/Báo Tin tức

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc gây thêm trở ngại cho kinh tế toàn cầu

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc gây thêm trở ngại cho kinh tế toàn cầu

Nền kinh tế thế giới vẫn đang phải đương đầu với cuộc khủng hoảng COVID-19 lại đối mặt thêm với một trở ngại là kinh tế Trung Quốc giảm tốc đá


Nền kinh tế thế giới sẽ lần đầu tiên đạt 100.000 tỷ USD vào năm 2022

Theo ZingChủ nhật, 26/12/2021, 10:27 (GMT+7)

Theo báo cáo do Công ty tư vấn Cebr, Anh, công bố ngày 26/12, Trung Quốc được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới vào năm 2030, muộn hơn hai năm so với dự đoán trong báo cáo của World Economic League Table đưa ra vào năm 2020.

Theo Cebr, Ấn Độ dường như sẽ vượt qua Pháp vào năm tới và sau đó là Anh vào năm 2023, để giành lại vị trí nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, Reuters đưa tin.

Hình ảnh một trung tâm mua sắm gần trụ sở CCTV và tòa nhà chọc trời China Zun ở khu trung tâm thương mại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/7/2020. Ảnh: Reuters.

Hình ảnh một trung tâm mua sắm gần trụ sở CCTV và tòa nhà chọc trời China Zun ở khu trung tâm thương mại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/7/2020. Ảnh: Reuters.

Phó chủ tịch Cebr, Douglas McWilliams, cho biết: “Vấn đề quan trọng đối với những năm 2020 là cách các nền kinh tế trên thế giới đối phó với lạm phát, hiện lên tới 6,8% ở Mỹ”.

"Chúng tôi hy vọng rằng một sự điều chỉnh tương đối trong chính sách vĩ mô sẽ đưa các yếu tố phi nhất thời vào tầm kiểm soát. Nếu không, thế giới sẽ phải gồng mình chống chọi với suy thoái vào năm 2023 hoặc 2024", ông nói.

Báo cáo cũng cho thấy Đức đang trên đà vượt qua Nhật Bản về sản lượng kinh tế vào năm 2033. Nga có thể trở thành nền kinh tế trong top 10 thế giới vào năm 2036. Trong khi đó, Indonesia đang trên đà giành vị trí thứ 9 vào năm 2034.

Trước đó, theo một báo cáo của Tập đoàn tư vấn quản lý McKinsey & Co, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành quốc gia giàu nhất thế giới vào năm 2020.

Nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể sẽ vươn lên vị trí nền kinh tế số một thế giới sớm nhất vào cuối thập kỷ này. Tuy nhiên, việc tài sản ròng của Trung Quốc vượt Mỹ nhờ giá bất động sản thực sự không mang tính bền vững.

ng kể.  




Phố Wall dự đoán gì cho châu Á năm 2022

Các chuyên gia kinh tế và chiến lược gia đưa ra một vài viễn cảnh.

Theo các ngânàng lớn trên Phố Wall và các định chế đầu tư đưa ra dự báo đối với thị trường trong năm 2022. Sau một năm đầy bất ổn nhưng tốc độ tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu vẫn có một vài điểm sáng nhờ vào quá trình phân phối vaccine Covid-19, triển vọng cho 12 tháng tới vẫn không có quá nhiều đột biến do quá trình hồi phục đã “đạt đỉnh” và những bất ổn liên quan tới đại dịch vẫn còn hiện diện.


Dưới đây là 4 điều Phố Wall kỳ vọng cho năm mới tại khu vực châu Á. 


Nhiều quốc gia tăng trưởng mạnh nhưng nhìn chung vẫn chậm trên bình diện khu vực


JP Morgan Chase cho biết trong báo cáo “Dự báo thị trường vốn dài hạn” rằng nhu cầu bị dồn nén cùng với đó là đà chi tiêu mạnh mẽ từ người tiêu dùng có thể giúp nền kinh tế toàn cầu “thoát khỏi vũng lầy”, thời điểm các chính sách hỗ trợ có thể được cắt giảm, với việc tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ ít vấp phải những tác động to lớn từ đại dịch. Một “thành lũy của sự tăng trưởng”, Barclays viết trong báo cáo “Triển vọng 2022: Thế giới thức tỉnh”, chính là Ấn Độ khi nền kinh tế của quốc gia này tiếp tục phục hồi mạnh kể từ sau làn sóng dịch bệnh thứ 2.

“Xuất khẩu của Ấn Độ liên tục tăng trong khi lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ phục hồi tương đối mạnh”, Barclays viết. Triển vọng kinh tế vĩ mô của Goldman Sachs cho biết tốc độ tăng trưởng GDP trong năm tới của Ấn Độ có thể chạm 7,8%. 

https-3a-2f-2fs3-ap-northeast-7064-3668-

Dự báo tăng trưởng của Phố Wall dành cho Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và thế giới năm 2022. Đơn vị: %.

“Trên bình diện toàn cầu, tốc độ tăng trưởng chậm hơn trong năm 2022 so với năm 2021 là điều khó xảy ra khi những tín hiệu tích cực ban đầu sau đại dịch sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng trong năm mới”, các chuyên viên phòng ngoại hối tại RBC Capital Markets, viết trong tài liệu chiến lược năm 2022. 

“Tâm điểm tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chuyển hướng sang khu vực Đông Nam Á khi các quốc gia Đông Bắc Á vẫn đang trong quá trình hồi phục”, họ viết.

“Dịch bệnh đang dần lùi xa và giá hàng hóa tăng cao là những điểm tích cực đối với triển vọng tăng trưởng tại Malaysia và Indonesia, dù biến chủng Omicron gần đây gây ra không ít lo ngại trên thị trường. Giả định quá trình tái mở cửa nền kinh tế diễn ra thuận lợi và những bất ổn lắng xuống, 2022 được kỳ vọng sẽ là năm đầy tích cực đối với đồng ringgit của Malaysia và rupiah của Indonesia". 

Đối với nền kinh tế số một châu Á, quan điểm bao trùm là cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản vẫn sẽ tiếp tục cản trở đà tăng trưởng, khi mà các hoạt động bất động sản đóng góp tới gần 30% GDP của quốc gia này.

Nhóm các chuyên gia phân tích của Goldman Sachs, dẫn dắt bởi nhà kinh tế học trưởng Jan Hatzius, kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách tại Trung Quốc sẽ “ngăn chặn những rủi ro giảm tốc nền kinh tế”, nhưng với tư tưởng “làm cho đủ” hơn là mạnh tay nới lỏng các chính sách tài khóa và tiền tệ. 

“Các nhà hoạch định chính sách dường như coi trọng một số mục tiêu quan trọng khác hơn là tăng trưởng GDP trong ngắn hạn, bao gồm phân phối thu nhập, ổn định tài chính và trung hòa phát thải khí carbon”, họ viết.

“Đi liền với những cơn gió chướng mang tên nhân chủng học, sự thay đổi này là nguyên nhân đứng sau dự báo của chúng tôi về một xu hướng giảm tốc lớn, nhưng từ từ và có kiểm soát đối với GDP của Trung Quốc xuống chỉ còn 3,25% trong năm 2032”. 

Chiến lược zero-Covid của Trung Quốc là yếu tố quan trọng đối với các thị trường toàn cầu

2020 là năm đáng quên đối với nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng khi dịch bệnh Covid-19 tác động mạnh tới chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa và đẩy giá lên cao. Phần lớn các dự báo từ Phố Wall cho thấy lạm phát sẽ sớm được kiểm soát khi có nhiều hơn các quốc gia châu Á tái mở cửa nền kinh tế và áp lực tại các cảng biển, nhà máy được giảm nhẹ. 

Goldman công bố một bộ hướng dẫn liên quan tới những rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, dựa trên khả năng xuất hiện những đợt phong tỏa và làn sóng dịch bệnh mới. Ngân hàng này dự báo đợt tăng lãi suất đầu tiên của Fed sẽ được thực hiện trong tháng 7/2022, hệ quả của quá trình ổn định giá cả hàng hóa và lạm phát chậm hơn dự kiến. Sự mở cửa các nhà máy tại khu vực Đông Nam Á trong quý IV sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng thiếu chip bán dẫn. 

Nhưng trong đánh giá của Goldman, các cảng biển và nhà máy tại Trung Quốc có rủi ro phải dừng hoạt động cao nhất. Chiến lược zero-Covid của Bắc Kinh, buộc áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt khi các ca lây nhiễm tăng cao, chính là một điểm nhấn trong dự báo của Phố Wall, JPMorgan Chase cho biết trong một báo cáo chiến lược đầu tư chứng khoán Trung Quốc rằng việc mở cửa lại nền kinh tế số hai thế giới rất có thể sẽ chỉ được thực hiện sau khi quốc gia này hoàn thành tổ chức Olympic mùa đông vào tháng 2 năm sau.

Báo cáo của Barclays lại dự báo chiến lược zero-Covid của Trung Quốc sẽ tiếp tục được áp dụng cho tới đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10/2022. 

Nghiên cứu đứng sau nhiều lời dự báo được thực hiện trước khi biến chủng Omicron xuất hiện, và phần lớn các báo cáo dựa trên giả thiết rằng các phiên bản kháng vaccine của virus corona sẽ không khiến cho dịch bệnh bùng mạnh trở lại. Sự xuất hiện của biến chủng Omicron đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ không sớm cho mở cửa lại đất nước. 

https-3a-2f-2fs3-ap-northeast-7757-4538-

Nguy cơ các cảng/nhà máy phải đóng cửa tại các nền kinh tế qua các năm.

'Siết quản lý' hạ nhiệt

Đối với Trung Quốc, “siết quản lý” có lẽ chính là từ khóa của năm 2021. Từ lĩnh vực công nghệ cho tới các doanh nghiệp niêm yết tại nước ngoài, từ các trò chơi trực tuyến cho tới chuyện dạy thêm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đặt nhiều ngành, lĩnh vực đang phát triển mạnh tại Trung Quốc vào tầm kiểm soát của Bắc Kinh. Nhưng Phố Wall cho rằng giai đoạn khắc nghiệt nhất đã qua. 

“Sự bất ổn cao được dự báo sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin và tạo ra tác động ngắn hạn lên công tác tuyển dụng ngành dịch vụ”, Barclays viết. “Nhưng chúng tôi tin rằng quãng thời gian tồi tệ nhất của cú sốc chính sách đã ở lại phía sau”. 

“Trung Quốc sẽ chỉ giải quyết vấn đề khi đạt được những điều kiện thuận lợi”, theo David Eiswert, quản lý danh mục đầu tư tại T. Rowe Price, người giúp xây dựng triển vọng thị trường chứng khoán toàn cầu cho công ty. Báo cáo triển vọng này đã chỉ ra lịch sử vòng lặp chính sách tại Trung Quốc, vốn thường được thắt chặt khi các điều kiện kinh tế thuận lợi xuất hiện. Eiswert cho biết vòng chính sách hiện tại đã gần như đạt đỉnh. 

“Trung Quốc hiện tại là một cơ hội, chứ không phải là một rủi ro, đặc biệt là khi các nhà đầu tư toàn cầu đã tháo chạy”, ông chia sẻ. 

Và trong khi phần lớn những rủi ro đã trở thành hiện thực, đặc biệt là trong thị trường bất động sản, theo Mark Haefele, giám đốc đầu tư tại UBS Global Wealth Management, UBS vẫn muốn nhìn thấy những chỉ số chắc chắn hơn rằng sự biến động chính sách đã qua đi và những lĩnh vực như công nghệ có thể bùng nổ trở lại. 

“Chúng tôi sẽ vẫn đầu tư ở những thị trường nơi chúng tôi nhận thấy ít rủi ro hơn”, ông nói, ví dụ như Mỹ, và hy vọng là Nhật Bản. 

Cổ phiếu Nhật Bản 'tỏa sáng'

Thị trường chứng khoán Nhật Bản nhận được nhiều sự ủng hộ từ Phố Wall. PIMCO cho biết công ty đánh giá rất cao các cổ phiếu Nhật Bản khi bước vào năm mới, một phần nhờ vào sự chiếm ưu thế của các doanh nghiệp công nghệ cao. 

“Khi chúng ta tìm kiếm những công ty có vị thế vững vàng trước những xáo trộn trong dài hạn thông qua việc áp dụng những sáng kiến công nghệ xanh, thị trường Mỹ và Nhật Bản thực sự dường như đã sẵn sàng bước vào một “kỷ nguyên thay đổi”, trong khi châu Âu và các nền kinh tế mới nổi, vốn đang phải đối mặt với những cơn gió chướng tăng trưởng và các vấn đề đặc tính lại không có dược sự hấp dẫn đó”, các nhà quản lý danh mục đầu tư Erin Browne và Geraldine Sundstrom của PIMCO viết. 

UBS cũng nhấn mạnh cơ hội đối với cổ phiếu Nhật Bản.

“Chúng tôi dự báo Nhật Bản sẽ nới lỏng các biện pháp phòng chống Covid-19, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố tâm lý nhà đầu tư đối với quốc gia này”, công ty chia sẻ trong báo cáo triển vọng. “Dưới thời tân Thủ tướng Fumio Kishida, chúng tôi kỳ vọng Nhật Bản sẽ tung ra một gói chi tiêu tài khóa với giá trị xấp xỉ 4-5% GDP. Chính sách tiền tệ cũng sẽ có khả năng được nới lỏng và đồng yên sẽ hạ giá”. 

Chỉ số Topix đang được giao dịch ở mức 14,4 lần P/E dự tính 12 tháng, tương đối rẻ nếu như so sánh với mức 18,6 lần và 21,1 lần đối với các chỉ số MSCI All Country World và S&P 500, UBS cho biết. 



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 832 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 479 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 410 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 371 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 349 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 345 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 297 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 284 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 254 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 248 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.