Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 10
 Lượt truy cập: 24720568

 
Bản sắc Việt 29.03.2024 00:49
Người dân và chính quyền Việt Nam, mối quan hệ ‘một chiều’
19.12.2021 15:15

Trong những tuần lễ qua, truyền thông tại Việt Nam và ngoài nước đã có nhiều bài viết về Tân Hoa hậu Hòa bình Quốc tế (Miss Grand International) Nguyễn Thúc Thùy Tiên.

Người dân và chính quyền Việt Nam, mối quan hệ 'một chiều'

Được trở thành hoa hậu quốc tế đầu tiên của Việt Nam, hiển nhiên ai nấy đều vui mừng và hãnh diện về Thùy Tiên. Do đó cô được chú ý đặc biệt. Nhưng cô còn được chú ý và quan tâm hơn nữa vì đã dùng ba ngón tay để chào (three-finger salute) trong cuộc thi này, sau khi cô phát biểu hùng biện về chủ đề Chấm dứt Chiến tranh và Bạo lực. Cô nói bằng tiếng Thái “Hãy làm cho thế giới này thành một nơi tốt hơn cho mọi người”, rồi đưa ba ngón tay lên chào. Sau khi cuộc thi hoàn tất, cô giải thích rằng cô hiểu tình hình chính trị tại Thái Lan, chẳng hạn những cuộc biểu tình và đấu tranh trong thời gian qua, nên cô chỉ mong muốn mọi người giúp nhau để xây dựng một thế giới tốt hơn.

Câu trả lời trên chắc không thỏa mãn nhiều người, tại Việt Nam lẫn Thái Lan. Nhưng cũng nên hiểu cho Thùy Tiên. Cách trả lời nào cũng không làm vừa lòng mọi người. Có lẽ cô nhận ra được tính nhạy cảm của vấn đề.

Cũng vì hành động chào ba ngón tay trên mà một số kênh truyền thông tại Việt Nam hùn nhau chỉ trích và hăm dọa Thùy Tiên. Một số bài viết về cô đã biến mất không lâu sau đó. Dường như chỉ có bài trên tờ Tuổi Trẻ, nơi để link đến Video mà Thùy Tiên chào ba ngón tay sau khi phát biểu bằng tiếng Thái, là vẫn còn đó.

Ngoài cách chào bằng ba ngón tay, khi được hỏi thêm về trải nghiệm của mình tại Thái Lan trong phần chung kết, Thùy Tiên đã trả lời rằng khi cô đến Thái, cô không nhận được sự trợ giúp nào từ nước mình; tuy thế, bây giờ cô đang đứng đây, chỉ còn hai người trong vòng chung kết, điều này cho thấy sự chăm chỉ của mình mang tính quyết định. Thùy Tiên nhấn mạnh và nhắn gửi đến khán thính giả rằng, nếu bất cứ ai miệt mài và tập trung, ước mơ của họ có thể trở thành hiện thực.

Trước, trong và sau khi cô Thùy Tiên trả lời câu hỏi này, âm thanh từ hậu trường vang lên hai chữ Việt Nam.

Khi cô Thùy Tiên được Ban Giám khảo bầu chọn làm Hoa Hậu, không chỉ những người trong hội trường vui mừng hô to hai chữ Việt Nam, mà chắc là hàng triệu người Việt tại Việt Nam và trên khắp thế giới cũng vui mừng và hãnh diện về cô. Thùy Tiên vừa xinh đẹp, vừa biết nói tiếng Thái và Anh lưu loát, và biết trả lời các câu hỏi khá khôn khéo. Và nhất là biết lấy lòng người Thái trong cung cách giao tiếp của mình.

Trước khi tham dự giải hoa hậu này, Thùy Tiên cũng đã nổi tiếng tại Việt Nam trong các cuộc thi người đẹp, đã làm các việc từ thiện, kể cả kêu gọi mọi người ý thức về đại dịch Covid-19 và hỗ trợ cho các nhân viên y tế đứng đầu chiến tuyến. Rõ ràng một người như Thùy Tiên chắc phải được sự ủng hộ khá tích cực và sâu rộng để được tham dự giải hoa hậu này.

Cho nên khi Thùy Tiên phát biểu rằng cô không nhận được sự ủng hộ nào từ nước nhà (country), chỉ có một cách duy nhất để hiểu rằng không phải cô thiếu sự ủng hộ từ người dân, hay người thân, mà là từ nhà nước (state). Người dân Việt ủng hộ cô trong tiến trình này, nhưng nhà nước Việt Nam thì… không.

Trường hợp cô Thùy Tiên không được sự hỗ trợ nâng đỡ đáng kể nào từ nhà nước Việt Nam cũng là một điều hết sức bình thường.

Tôi còn nhớ Nguyễn Tiến Minh, người đứng đầu bộ môn vũ cầu tại Việt Nam trong hơn một thập niên qua, đã chia sẻ những suy nghĩ tương tự khi Minh đến Úc thi đấu. Khi được chính tôi hỏi chính quyền Việt Nam có hỗ trợ gì cho các cuộc thi đấu của mình không thì Minh cho biết anh phải tự lo liệu mọi thứ và không có sự hỗ trợ đáng kể nào cả.

Những công dân Việt Nam ra hải ngoại bằng những con đường hợp pháp như du lịch, hay bất hợp pháp như vượt biên vượt biển (các làn sóng người tị nạn sau này, đến Úc hay Âu châu, không phải các làn sóng đi tìm tị nạn từ sau năm 1975 đến 1996), khi gặp phải khó khăn thì họ cũng không được chính quyền Việt Nam giúp đỡ gì. Không những không được trợ giúp mà có thể nói họ còn gặp khá nhiều khó khăn từ nhân viên làm việc tại các tòa đại sứ, hay các cơ quan công quyền tại Việt Nam, trên mặt hành chánh. Những câu chuyện này được tường thuật lại khắp nơi. Các đại sứ tại BỉÚc v.v… đã lạm dụng quyền uy để thu phí cao hơn mức quy định, đối với công dân Việt Nam hay Việt kiều. Đó là chưa kể các hành vi tắc trách của họ. Lẽ ra họ phải có trách nhiệm giúp đỡ cho công dân của mình khi gặp khó khăn, dù những người đó có vi phạm luật hành sự hay luật di trú của quốc gia sở tại, nhưng tòa đại sứ lại hoàn toàn phủi tay.

Gần đây nhất là vào cuối tháng 11 vừa qua, 500 công nhân Việt Nam bị lâm vào hoàn cảnh bi đát vì ký hợp đồng với Công ty sản xuất vỏ xe Shandong Linglong Tire Co. của Trung Quốc nên sang Serbia làm việc từ tháng 5 năm nay. Những công nhân này được mô tả là đang run rẩy trong doanh trại không có sưởi, đói và không có tiền, trong khi hộ chiếu của họ đã bị chủ nhân người Trung Quốc lấy đi. Như Cánh Cò viết trên RFA ngày 21 tháng 11, “Đại sứ quán là cơ quan chỉ có nhiệm vụ duy nhất đối với kiều bào là cấp và đóng dấu hộ chiếu, mọi việc khác, xin lỗi, không phải nhiệm vụ của chúng tôi…”

Tuy không được chính quyền của mình bảo vệ và nâng đỡ, nhiều người vẫn giữ im lặng và không dám lên tiếng. Những người nào lên tiếng than phiền, hay nói điều gì bất lợi cho chính quyền Việt Nam hay đại diện của họ tại các đại sứ quán khắp nơi, khi về nước chắc sẽ gặp phiền toái rắc rối.

Trong khi đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các đại sứ quán của các chính thể dân chủ, như Mỹ, Úc, Anh v.v… là bảo vệ công dân của họ. Cho dù công dân của họ có vi phạm pháp luật, kể cả tội giết người hay các tội phạm nghiêm trọng khác, các tòa đại sứ khắp nơi phải làm tất cả những gì có thể để công dân của mình được đối xử công bằng và hợp pháp, và nhất là được trở về lại nước mình sớm nhất có thể.

Mọi người dân có quyền yêu cầu chính quyền của mình có trách nhiệm giúp đỡ khi gặp khó khăn. Nếu đó không phải là trách nhiệm của chính quyền thì là của ai? Chính quyền được bầu lên để làm gì? Quyền lực phải luôn đi đôi với trách nhiệm: quyền lực càng cao thì trách nhiệm phải càng lớn. Tuy vậy, đây chỉ là đặc tính hay bản chất của các nền dân chủ. Trong khi đó, vẫn có những chế độ nắm quyền lực gần như tuyệt đối trong tay mà lại không phải chịu trách nhiệm gì cả. Vì thế mà nạn tham nhũng, lạm quyền và hư hỏng một cách tuyệt đối trong các chế độ này là điều không có gì ngạc nhiên.

Các cơ quan công quyền tại Việt Nam cũng như đại sứ quán khắp nơi, nói cho cùng, là cỗ máy “hành (dân là) chánh”. Họ chỉ tuân hành mệnh lệnh từ cấp cao nhất. Cách hành xử của họ như thế là vì họ không thấy phải chịu trách nhiệm, hay mang ơn người dân. Họ chỉ chịu trách nhiệm với Đảng và mang ơn Đảng. Đảng là cơ quan quyết định gần như toàn bộ và tuyệt đối mọi chính sách đối nội và đối ngoại, trong khi các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp, cũng như truyền thông, cũng chỉ để thi hành mệnh lệnh của Đảng. Vấn đề nằm ở độc đảng mà ra.

Chỉ khi nào các cơ quan công quyền là guồng máy hoạt động phi chính trị (apolitical) với chính quyền, và thi hành mọi trách nhiệm của mình, dựa trên hiến pháp và pháp luật là chính, chính sách chỉ là phụ, thì lúc đó các vấn đề chính trị hóa sẽ giảm thiểu hay không còn. Lúc đó trách nhiệm giải trình là thuộc cả chính quyền lẫn cơ quan công quyền, thuộc tất cả những ai có uy quyền (authority) hoặc quyền lực (power) trong tay. Còn khi nào các cơ quan công quyền vẫn còn bị chính trị hóa và bị các đảng chính trị thao túng, thì lúc đó thay vì phục vụ người dân, họ lại đi hành hạ người dân.     Phạm Phú Khải


Nhà hàng/nhà nước & nhà BOT

< A >

BOT đặt sai vị trí là ăn cướp.

FB Nho Vu: Tôi tạt ngang qua Kuala Lumpur đôi ba lần. Lần nào cũng ngụ ở Phố Tầu vì giá nhà trọ rẻ, lại cạnh bến xe, rất tiện cho việc đi lại và ăn uống. Gần cuối con đường lớn có tiệm Nam Heong Chicken Rice Chinatown, khai trương từ năm 1938, khách khứa lúc nào cũng ra/vào tấp nập.

“Chắc ngon, ngon chắc.” Tôi tưởng vậy. Thiệt là Tưởng Tầm Bậy. Cũng tạm được thôi, chớ thua cơm gà Hải Nam (San Jose) hay Nam An và Tasty Garden (Westminster) ở California xa lắc. Chỉ được cái là tiền bạc rất nhẹ nhàng: mỗi phần ăn chỉ cỡ 3 Mỹ Kim thôi là no chết mẹ luôn!

Chợ Nhà Lồng, tên chính thức là International Foods Center, cách đó chừng vài trăm mét cũng vậy. Mọi thứ cũng rẻ rề hà. Họ có khoảng hai chục quầy thức ăn của nhiều quốc gia lân cận: Thai, India, Indonesia, China, Pakistan… đủ mặt. Bia bốc thì đủ loại (Tiger, Leo, Heineken, Carlsberg, Chang, Singha, Asahi...) với giá cả vô cùng nhân nhượng.

Với cái nóng ngày hè ở Kuala Lumpur, tôi có thể ngồi trong cái chợ bình dân này và uống (tì tì) từ chiều cho tới khuya luôn. Sau vài năm “cải tạo,” tôi trở nên rất tiện tặn về thực phẩm. Không bao giờ dám bỏ thừa thức ăn, và cũng chả dám gọi một thứ gì hơi có vẻ mắc tiền (ăn cái gì mà không được, có ăn là quí rồi) nhưng với rượu bia thì vẫn vô cùng hào phóng.

Tuy thế, tôi chưa bị bạn hàng nơi đây “chặt đẹp” lần nào; “chặt nhẹ” cũng không luôn. Nói chung là không có nạn chặt chém tại xứ sở này, ngay cả ở chợ trời họ cũng không mấy khi nói thách.

Mấy người chạy bàn cũng thế. Họ chỉ vui vẻ nhận tiền số tiền tip hậu hĩnh cho một hay hai chai bia đầu tiên thôi. Sau đó – nam cũng như nữ – các em đều (cười cười) thân mật rồi nhẹ nhàng đút lại mấy tờ giấy bạc vào túi áo của tôi, với ánh mắt có thể đọc thành lời: “Thôi về ngủ đi cho khoẻ tía ơi, ông say hết biết luôn rồi, tiền chớ bộ giấy sao mà cho hoài và cho nhiều dữ vậy!”

Tôi yêu quí nước Mã Lai không chỉ vì ông Thủ Tướng Mahathir Mohamad (người đã dõng dạc yêu cầu Trung Cộng xác định “cái gọi là quyền sở hữu” nhận vơ của họ ở Biển Đông) mà còn vì những công dân thuần hậu và bao dung của họ. Hồi cuối thế kỷ trước, 250 ngàn người Việt Nam tị nạn cộng sản đã tìm đến đất nước này và tất cả đều được đón chào. Tôi đã định sẽ viết vài trang sổ tay để tỏ chút lòng tri ân nhưng chỉ mới “định” thế thôi thì đã xẩy ra một “sự cố” đáng buồn – theo bản tin của báo Tuổi Trẻ, đọc được hôm 9 tháng 2 năm 2019:

“Đoàn khách Malaysia bị 'chém' 500.000 đồng/phần trứng xào cà chua tại Nha Trang… Trong hai ngày qua trên mạng xã hội lan truyền một hóa đơn của nhà hàng này với mức giá ‘cắt cổ’. Theo hóa đơn này, món trứng xào cà chua giá đến 500.000 đồng/phần, đậu bắp luộc 300.000 đồng/phần, cơm trắng 200.000 đồng/phần...”

Nói nào ngay thì Nha Trang không phải là nơi duy nhất có những vụ cướp bóc trắng trợn giữa ban ngày như thế. Du khách đến địa phương nào thì cũng thế thôi, nếu không “lãnh búa” thì cũng “lãnh dao” thôi:

- Táo tợn nạn trấn lột du khách nước ngoài tại trung tâm Thủ đô Hà Nội

- Du khách khốn khổ vì nhóm 'đánh giày trấn lột' giữa Sài Gòn

- Huế: Nạn “chặt chém” làm xấu môi trường du lịch Cố đô


- Thành phố Hạ Long là điểm du lịch hàng đầu miền Bắc, tuy nhiên … nhiều du khách phản ánh tình trạng bị chặt chém

Ảnh: Soha

Mọi người Việt (ông chủ tiệm ăn, bác tài xế taxi, chú đạp xích lô, bà bán hàng rong, em bé đánh giầy…) đều hành xử y hệt như nhau: chém thẳng tay. Tại sao vậy?

Tôi trộm nghĩ đây chả qua là một cách “trả thù đời”. Người dân Việt bị nhà nước hiện hành bóc lột kỹ quá nên xoay ra trấn lột du khách để... kiếm thêm chút đỉnh, bù đắp cho sự thiếu hụt thường xuyên của họ. Hậu quả, nhãn tiền, theo báo cáo Tổng Cục Du Lịch Việt Nam: “80% du khách đi luôn, không dám quay trở lại!”

Tệ trạng này không xẩy ra ở Malaysia vì nhiều lẽ:

Lợi tức trung bình của dân Mã Lai (vào năm 2018) là 10. 703 Mỹ Kim, nhiều gấp bốn lần dân Việt. Một quả trứng gà ở Malaysia cũng không phải cõng đến 14 thứ phí, như ở Việt Nam. Người Việt còn phải chịu hằng trăm loại thuế má rất nặng nề qua từng lít xăng, từng cái bóng điện thắp sáng hằng đêm, từng hạt gạo trong bữa cơm hằng ngày... Khi đã bị dồn vào cảnh bần cùng thì dân tộc nào cũng có thể trở nên đạo tặc cả.

Thêm một “lẽ” nữa: BOT bẩn.

Đoạn đường từ Kuala Lumpur sang đến Singapore dài 350 KM, và phải qua hai trạm thu phí. Mỗi lần 5 RM – gần 2 U.S.D – nhưng tài xế chà thẻ nên không có cái vụ đếm tiền lẻ, và dựng bảng (“Cấm Ngừng Quá 5 Phút”) như ở VN. Tính ra thì cứ trung bình 125 KM xa lộ thì giới xe đò phải trả thêm cho nhà nước Mã Lai thêm 65 xu (theo đơn vị Mỹ Kim) dù họ đã đóng thuế lưu hành.

Tuy nhiên, số tiền phụ thu này đã được chi dùng hết sức đàng hoàng và ai cũng nhìn thấy được nên không ai phản đối hay phàn nàn gì ráo. Xa lộ rộng đến sáu làn. Xe chạy êm ru. Dải phân cách, ở nhiều đoạn, được trang điểm bởi đủ thứ loài hoa: phượng đỏ, phượng vàng, hoa giấy trắng, hoa giấy mầu xác pháo, hoa giấy mầu cá vàng…

BOT ở VN thì “vận hành” kiểu khác – theo (nguyên văn) lời của Viện Trưởng Viện Chính Sách Pháp Luật và Phát Triển, TS Hoàng Ngọc Giao:

“Các dự án BOT của chúng ta chủ yếu là làm trên nền đường cũ, láng lại theo kiểu ‘tráng men’, mở rộng ra một chút rồi thu phí của dân. Mức phí đặt ra cao ngất ngưởng, kéo dài hàng chục năm nhưng người dân không biết, không kiểm soát được mức độ đóng góp của nhà đầu tư như thế nào. Cái đó dường như nằm trong hợp đồng bí mật giữa Bộ GTVT và chủ đầu tư.”

Loại “hợp đồng bí mật” này được FB Nguyễn Tiến Tường mô tả là sự “giao duyên hắc ám” giữa hai thế lực đen và đỏ để “đánh thẳng vào dân với những cái BOT vô lý từ vị trí đến giá cả và thời hạn, chặn dân mãi lộ một cách công khai và tự đặt cho mình quyền riêng cao hơn cả pháp luật.”

Khi nhà nước đã mặt dầy mày dạn chống lưng cho thế lực đen để thiết lập “những cái BOT vô lý từ vị trí đến giá cả và thời hạn, chặn dân mãi lộ một cách công khai” như thế thì nhà hàng ngại gì mà không trấn lột khách du lịch đến tự nước ngoài? Đám tài xế taxi, xích lô, bán hàng rong, đánh giầy… cũng chả dại gì mà không nhẩy vô kiếm (thêm) chút cháo?

Ảnh: nhanammedia

May mà dân Việt vẫn còn nhiều người tỉnh táo, can đảm, và họ đã hành xử theo cách khác – tích cực hơn nhiều. Hiện đang có phong trào giám sát và truy tầm BOT bẩn, theo tường trình của blogger Mặc Lâm:

“Tập trung thành nhiều nhóm nhỏ chia ra theo dõi suốt ngày đêm bằng cách ‘đếm’ số lượng xe chạy ngang trạm BOT và ghi xuống nhằm đối chiếu, làm căn cứ gửi thẳng cho Bộ GTVT. Việc làm cực kỳ khó khăn và không kém phần gian khổ của họ đã khiến xã hội quan tâm và động viên bằng cách tham gia tùy theo giờ giấc rảnh rỗi của từng người, nấu ăn mang tới cho người ngồi đếm xe, đưa tin hàng ngày lên mạng xã hội cho mọi người theo dõi. . .”

Tất nhiên, cả thế lực đen lẫn thế lực đỏ đều có những phản ứng quyết liệt vì quyền lợi của họ đã bị dòm ngó và đụng chạm. Blogger Từ Thức mỉa mai: “Mất thêm biển đảo sẽ ‘quan ngại’ sau. Chuyện khẩn cấp bây giờ là chiến đấu chống kẻ thù đang đe dọa mấy cái BOT.” Blogger Pham Doan Trang báo động:

"Từ việc đổ cho đảng Việt Tân tổ chức hoạt động đếm xe ở BOT Ninh Lộc, đến việc hành hung lái xe Hà Văn Nam và sáng nay (05/3/2019) là bắt giữ anh Nam với tội danh ngụy tạo ‘gây rối trật tự công cộng’, công an đang cho thấy một số thực trạng nguy hiểm:

- Sự hợp tác chặt chẽ, sâu rộng giữa chính quyền và nhóm lợi ích (tư bản đỏ).

- Công an, viện kiểm sát, tòa án, báo chí sẵn sàng trở thành lính đánh thuê cho phe nhóm nào có tiền…

Cuộc chiến chống BOT bẩn, chống nhóm lợi ích đỏ hẳn sẽ phải kéo dài.”

CSVN nhận chỉ thị từ TQ:

Nữ Ký Giả Zhang Zhan Người Đưa Tin Sớm Nhất Về Đại Dịch Tại Vũ Hán Và Đưa Ra Lý Thuyết Vi Khuẩn Bắt Nguồn Từ Phòng Thí Nghiệm Vũ Hán Có Thể Không Sống Qua Mùa Đông Này Vì Tuyệt Thực Phản Đối Trong Tù

Zhang Zhan
Ký giả Zhang Zhan. (nguồn: https://www.yahoo.com/news)

Trời tối lúc Zhang Zhan (Trương Triển) đi bộ dọc theo tòa nhà tại Vũ Hán, Trung Quốc, nghe văng vẳng bên sau tiếng la hét liên tục, theo bản tin của NBC News tường thuật hôm Thứ Bảy, 18 tháng 12 năm 2021.

“Lúc đó là 12 giờ 40 phút sáng. Âm thanh của lò hỏa thiêu của nhà quàn,” theo cô thuật lại trong video vào tháng 2 năm 2020, một trong hàng chục video mà cô đã đăng trên YouTube. “Họ làm việc cả ngày lẫn đêm.”

Vào những ngày đầu của đại dịch vi khuẩn corona, khi chính quyền TQ cố kềm chế sự bùng phát lúc đầu, tường thuật bởi những nhà báo dân sự như Zhang đặt ra câu hỏi về quy mô của cuộc khủng hoảng và sự ứng phó của chính quyền. Nhưng họ lo ngại việc tường thuật quá mạnh của họ sẽ không được tha thứ trong đất nước mà truyền thông tin tức bị kiểm soát gắt gao.

“Ngay lúc đó thì không sao,” theo Zhang cho biết về bản tin quan trọng của cô trong cuộc phỏng vấn vào tháng 5 năm 2020 với một nhà làm phim độc lập, mà đã được chia xẻ với NBC News. “Họ không bắt tôi. Tuy nhiên, nếu tôi tiếp tục làm tin này, tôi không biết là cuối cùng họ sẽ làm gì.”

Zhang bị mất tích trong tháng đó. Luật sư của cô sau đó xác nhận với NBC News rằng cô đã bị kết án vào tháng 12 sau đó về tội “gây ra những tranh cãi và kích động rắc rối,” bởi một tòa án tại Thượng Hải nơi cô bị bỏ tù 4 năm.

Cô là một trong ít nhất 10 nhà báo và nhà bình luận đầu tiên đã cố thúc giục chính quyền TQ làm rõ hơn về ảnh hưởng của vi khuẩn và bị bịt miệng bởi các viên chức đang chật vật để kiểm soát tin tức về đại dịch. Dù nhiều người khác đã được thả sau đó, Zhang vẫn bị ở tù, và gia đình, bạn bè và những người ủng hộ của cô sợ cô có thể chết trong cuộc tuyệt thực phản đối mà cô đang thực hiện để chống đối.

“Cô ấy đứng lên vì sự thật, và cô ấy đứng lên vì công lý,” theo Jane Wang, nhà hoạt động có trụ sở tại Anh Quốc vận động thả Zhang, đã nói với NBC News. “Và cô tiêu biểu cho điều tốt nhất của TQ.”

Anh của  Zhang là Zhang Ju viết trên Twitter vào tháng 10 nói rằng em gái của ông chỉ còn cân nặng 90 pounds (chưa tới 45 kí lô).

“Cô ấy có thể không sống nổi mùa đông lạnh sắp tới,” theo ông viết.

Trong một tuyên bố, Tòa Đại Sứ TQ tại Anh nói rằng đã chăm sóc cẩn thận đối với sức khỏe của các tù nhân và quyền của họ để nhận sự chăm sóc y tế “được bảo đảm hoàn toàn.”

Zhang, 38 tuổi, là một trong 127 ký giả dân sự chuyên nghiệp bị bỏ tù tại TQ, nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, theo phúc trình trong tháng này của tổ chức bất vụ lợi Ký Giả Không Biên Giới.

Chính quyền TQ cũng bị chỉ trích vì các hành động của họ lúc đầu đại dịch, khi 8 bác sĩ cố gắng cảnh báo những người khác về vi khuẩn đã bị công an Vũ Hán khiển trách vì “tung tin đồn.” Các bác sĩ này đã được minh oan bởi tòa án tối cao của TQ trước khi một trong những vị bác sĩ đó là BS Li Wenliang, 34 tuổi, đã chết vì Covid-19.

Bắc Kinh ngày càng bị áp lực tiết lộ điều gì họ biết về nguồn gốc của đại dịch giữa những câu hỏi mới về việc phải chăng vi khuẩn lây lan từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, một lý thuyết mà Zhang đã khám phá trong tường thuật của cô. TQ đã bác bỏ lý thuyết này cho là “âm mưu” và nói rằng các chuyên gia quốc tế đã “nhiều lần ca ngợi thái độ cởi mở và trong sang của TQ” khi nói đến vi khuẩn.

Tháng trước, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại về sức khỏe xấu đi của Zhang và kêu gọi thả tự do cho cô.

Liên Hiệp Quốc cũng đã kêu gọi “thả tự do tức khắc và vô điều kiện” cho Zhang. Tháng rồi, cô đã được trao Giải Can Đảm của Phóng Viên Không Biên Giới.



Hơn 488 Nhà báo, ký giả đang bị cầm tù

< A >
Vũ Ngọc Yên (Danlambao) - 
Phóng viên không biên giới hay Ký giả không biên giới (Reporters sans frontières - RSF) có văn phòng quốc tế tại Paris, là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, với mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ. Tổ chức hoạt động dựa trên Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.

Ngày 16.12.2021 Tổ chức RSF đã công bố bản báo cáo về tình trạng của những người hoạt động trong lãnh vực truyền thông đang bị giam ở nhiều quốc gia. Theo đó, số nhà báo và ký giả trong tù đã tăng lên 488, trong đó có 60 nữ ký giả. Con số này cho thấy chưa bao giờ những người hoạt động trong lãnh vực truyền thông bị bắt nhiều như vậy và so với năm trước đã tăng hơn 20%.

Báo cáo của Tổ chức Phóng viên không biên giới kết án ba quốc gia có số ký giả trong tù gia tăng nhiều là Belarus, Myanmar và Trung quốc. Tại Myanmar, chính quyền quân nhân cầm quyền sau cuộc đảo chính vào ngày 1.2.2021 đã lùng bắt giới cầm bút và đưa số ký giả bị tù lên 53, so với lần trước chỉ có 2 người... Tại Belarus dưới sự cai trị của nhà độc tài Alexander Lukaschenko có 32 ký giả ngồi tù, so với năm trước có 7 người. Tại Trung quốc các cuộc đàn áp nhà báo, ký giả cũng diễn ra khủng khiếp. Với luật an ninh quốc gia, chính quyền Trung cộng đã mạnh tay kiểm soát Hongkong. Trước kia Hongkong có quy chế đặc biệt và được công luận xem là tấm gương tôn trọng tự do báo chí trong khu vực Đông Nam Á.

Theo RSF, số nữ ký giả trong tù từ 2017 nay đã tăng lên gấp đôi. Tại nhà tù Belarus có 15 nam và 17 nữ ký giả. Trung quốc là quốc gia đứng đầu bảng với 127 người bị giam vì hoạt động truyền thông. Kế tiếp là nước Myanmar với 53 và Việt Nam với 43, Belarus có 32 và Saudi Arbien với 3.

Tổ chức RSF cũng tường thuật một số trường hợp đáng lo ngại. Trong số đó phải nhắc đến Julian Assange, người sáng lập Wikileads. Trong trường hợp bị trao cho Mỹ, ông này sẽ phải lãnh án tù tới 175 năm.

Trong thời gian qua RSF đã nhiều lần yêu cầu VN trả tự do cho những nhà báo và ký giả như như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ, Lê Hữu Minh Tuấn, Trương Duy Nhất, Nguyễn Văn Hoá, Phạm Đoan Trang.

Nhà báo Phạm Đoan Trang là một trong ba người nhận Giải thưởng Tự do Báo chí của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) năm 2019.

Ngày 14-12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt 9 năm tù đối với nhà báo Phạm Đoan Trang, về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, trong khoảng thời gian từ ngày 16-11-2017 đến ngày 5-12-2018, Phạm Đoan Trang có hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các chính quyền dân chủ phương Tây đã lên tiếng chỉ trích Việt Nam vì bản án nặng với nhà báo Phạm Đoan Trang, người mà được báo chí truyền thông quốc tế mô tả là một trong những nhà bảo vệ nhân quyền nổi tiếng nhất tại Việt Nam.

Tại CHLB Đức, Diễn đàn Việt Nam 21 ủng hộ triệt để chiến dịch đòi tự do cho nhà báo Phạm Ðoan Trang do Tổ chức Phóng viên Không biên giới phát động. Trong thư để ngày 17.12.2021 gửi Tân ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhân dịp nhậm chức, Tiến sĩ Dương Hồng Ân, điều hợp viên của DĐVN21, đã nêu trường hợp án tù đối với Nhà báo Phạm Đoan Trang và yêu cầu chính quyền Đức hãy can thiệp. Trong thư TS Ân viết “…Chúng tôi chào mừng tân chính sách đối ngoại dựa trên các giá trị của Đức chống những quốc gia độc tài như Trung cộng, Nga sô, Việt Nam, Belarus và Bắc Hàn… Chính quyền Hà Nội đã không tôn trọng và không thực thi các điều cơ bản liên quan đến nhân quyền được quy định trong "Đối thoại pháp quyền Đức-Việt" và "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Âu châu"... Chúng tôi chân thành yêu cầu Bà Ngoại trưởng hãy can thiệp cho Nhà hoạt động nhân quyền và đòi Hà Nội phải trả tự do ngay cho Phạm Đoan Trang…".



Sợ cả tiếng đàn Guitar

< A >

Khi tiếng khô khốc của cánh cửa nhà giam đóng sập lại
Vẫn có tiếng đàn văng vẳng
Bởi những dây đàn từ trái tim ấy
Vẫn ngân nga

***

Đất nước chúng tôi - kinh thánh và đàn guitar
Vẫn vang lên từ những xà lim đầy bóng tối
Nơi tình yêu từ đáy tim con người cất lên tiếng nói
Bằng những rung động dào dạt thiết tha
Nơi cuộc đời giáng xuống con người vô vàn tai hoạ
Người ta đã đánh gãy chân chị
Người ta lăng mạ chị
Người ta làm nhục chị
Nhưng có lẽ chỉ chúng ta mới có khả năng làm nhục chính mình

Chị không nhục và thế là cả một hệ thống cường quyền bị lăng nhục
Họ điên cuồng truy bắt
Họ tống giam chị
Họ biến nhà tù thành nơi sống ý nghĩa nhất
Nơi có tuổi trẻ, nhiệt huyết và tình yêu

Nơi người ta giam nhốt Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc, Trịnh Bá Phương, …
Nơi người ta còng tay Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ, Châu Văn Khảm, …
Nơi con người nói với đất nước mình
Bằng tiếng nói thật thà của con tim

Ôi! Làm thế nào tình yêu đó lại chỉ có ở những xà lim
Mà nó không ở cùng trái tim anh, tim chị?

Phố ngoài kia cờ và hoa bay trong mộng mị
Người chen chúc người
Sao vẫn cô đơn
Ở ngoài kia không còn ai nói về quê hương
Ngoài những chiếc còi rỗng
Những bài diễn văn dài dòng dọc
Của một thời đã qua rất lâu

Ôi! Dân ta sống mỗi ngày và mơ về một đất nước ở đâu đâu
Dân ta đói và khát
Không phải gạo cơm
Dân ta đói và khát nhiều thứ khác
Như đêm dài đói những ban mai

Làm thế nào chúng ta có thể nói với con mình về một đất nước tương lai
Khi những phiên toà “Chuột” tiếp tục ném người vào ngục tối
Làm thế nào cho tôi đừng gian dối
Với tâm hồn như trang giấy trắng thơ ngây!

Và thế là con thà chết ở eo biển Manche
Hay ở Grays trên chiếc xe bít bùng đông lạnh
Con thà chết cũng không chọn nơi này
Với “Chính trị bình dân” với “Phản kháng phi bạo lực”
Với “Báo cáo Đồng Tâm” với “Tội ác phải bị trừng phạt”

Ôi! Chúng ta quay lưng - Chúng ta ngoảnh mặt
khi tự do của chính mình bị dẵm đạp
Nói gì đến nỗi đau của tha nhân
Chúng ta đi về chẳng hề bâng khuâng
Như những con sâu nằm êm trên lá nát
Mặc cho dân mình vật vã với oan sai

Chúng ta sống mỗi ngày không cần biết đến ngày mai
Chúng ta hoang mang
Chúng ta sợ hãi

Như lãnh đạo đất nước này – chúng đang sợ …
Sợ đám đông
Sợ người ngay
Sợ lời nói thật
Và, sợ… cả tiếng đàn guitar


Nguyệt Quỳnh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 535 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 485 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 79 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 22 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.