Doanh nhân Việt trên đất Mỹ
11.12.2021 20:55
Doanh nhân Việt mua thị trấn Mỹ thích nhảy việc Làm ở Coca Cola 6 năm, sau đó chuyển qua một loạt các doanh nghiệp khác như Nokia, Mars Food, ICP, Kinh Đô… nhưng cuối cùng "thị trưởng' Phạm Đình Nguyên lại quyết định gây dựng sự nghiệp kinh doanh cho riêng mình.
Việc tham gia đấu giá và muathị trấn Buford, thuộc bang Wyoming (Mỹ) với giá 900.000 USD hối đầu năm 2012 đã khiếnPhạm Đình Nguyên, một doanh nhân chưa mấy người biết đến nổi như cồn. Sau thương vụ đình đám, ngài Thị trưởng – theo cách gọi vui của bạn bè, quyết định tạo sức sống mới mang dấu ấn Việt cho Buford. Chưa hết, ông Giám đốc Công ty cổ phần Tổng Hợp Quốc Tế IDS (Internatinal Distribution Services)Phạm Đình Nguyêncòn quyết định mở thêm Công ty cổ phần PhinDeli và đưa nó vượt khỏi biên giới. - Từ khi nào anh bắt đầu sự nghiệp riêng với IDS? Doanh nhân Phạm Đình Nguyên nổi tiếng sau thương vụ mua lại thị trấn Buford, thuộc bang Wyoming (Mỹ) với giá 900.000 USD. Ảnh: PV
- Từ năm 2009, lúc đầu là Công ty TNHH Thiên Kim An, đến năm 2011 đổi tên là Công ty cổ phần IDS, chuyên phân phối hàng thực phẩm và tiêu dùng cho các công ty Việt Nam và nước ngoài. Tôi là cổ đông lớn nhất. - Anh sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, tại sao lại chọn địa bàn phía Bắc để khởi nghiệp? - Vì đó là thị trường khó thâm nhập, nhưng tôi nghĩ nếu mình thành công ở phía Bắc thì dễ dàng mở rộng ra những thị trường khác. - Nhìn vào tiểu sử của anh trước khi thành lập IDS, có vẻ như anh nhảy việc khá nhiều, tại sao vậy? - Chỉ ở Coca Cola là tôi làm được 6 năm, còn các công ty khác như Nokia, Mars Food, ICP, Kinh Đô… cứ được hai năm coi như hết duyên thì thôi. Vì tôi nhận ra, làm việc ở công ty nước ngoài chỉ thu được kinh nghiệm từ vị trí được giao, không bao quát hết mọi việc như khi làm việc ở công ty Việt Nam. Mặt khác, kiến thức làm ở công ty nước ngoài không áp dụng được vào công ty Việt Nam, bởi một người làm ở công ty Việt Nam thường kiêm nhiều việc. Có thể nói, tôi được học miễn phí từ ICP và Kinh Đô trước khi lập ra công ty của riêng mình. - Từ ý tưởng nào anh dám sang Mỹ tham gia đấu giá mua thị trấn Buford? - Đến một cách bất chợt. Khi đọc thông tin trên VnExpress ngày 16/3/2012, tôi nghĩ ngay tại sao không tham gia, biết đâu mình mua được. Cuối tháng đó, tôi sang Mỹ và ban đầu phải vay mượn bạn bè và người thân bên Mỹ 100.000 USD để đặt cọc tham gia đấu giá, vì không thể chuyển tiền từ Việt Nam sang. Lúc còn ở trong nước, tôi nghĩ thị trấn này chỉ bán được với giá 300.000 USD là tối đa. Sang Mỹ, tham quan thị trấn, đọc báo chí đưa tin về cuộc đấu giá này tôi lại nghĩ chừng 1 triệu USD. Đến khi có một người qua điện thoại trả giá 880.000 USD, tôi liền trả 900.000 USD và không ngờ mình thắng. Thú thật, lúc đó tôi cũng không biết lấy đâu ra 800.000 USD, chỉ nghĩ cùng lắm là mất 100.000 USD tiền đặt cọc. Luật của nước Mỹ quy định, trong vòng 30 ngày, người thắng cuộc phải trả đủ tiền cho chủ sở hữu, nếu không sẽ bị mất tiền đặt cọc. Nếu không nhờ anh em bạn bè và người quen thương tình giúp đỡ, chắc tôi cũng không may mắn có ngày hôm nay. Toàn là tiền vay không phải trả lãi, chứ nếu vay ngân hàng chắc chết! - Khi đã là ông chủ, sở hữu thị trấn Buford, mục tiêu của anh là gì? - Thực sự lúc đầu tôi chỉ nghĩ trả 300.000 USD là để quảng bá cho IDS và marketing cho sản phẩm của Việt Nam. Nước ta là quốc gia xuất khẩu nhiều mặt hàng, nhưng toàn là xuất thô hoặc làm gia công chứ chưa có nhãn hiệu sản phẩm nào để người nước ngoài nhớ đến. Nên sau đó tôi lại nghĩ, bỏ 6 tỷ đồng mua một thị trấn ở Mỹ để làm showroom giới thiệu hàng Việt thì quá rẻ, nhưng đến khi đã phải mua đến 900.000 USD tôi thấy cũng đáng. Kết quả của việc này chị đã thấy rồi! - Nếu bán thị trấn ở thời điểm này, anh sẽ có lời. Tại sao anh không bán luôn để khỏi mang nợ? - Bây giờ thị trấn đó không phải của riêng tôi nữa rồi, nó đã trở thành biểu trưng cho tinh thần doanh nhân Việt, tôi nghĩ vậy thôi. Sự kiện có ý nghĩa liên quan tới tinh thần của người Việt nên tôi không thể bán. - Chưa trả nợ xong tiền mua Buford, nhưng anh lại tiếp tục đầu tư 500.000 USD cho dự án PhinDeli, tại sao vậy? - Tất nhiên, tôi cũng không thích nợ, nhưng thấy dự án có tiềm năng phải đi tiếp, không dừng lại được, kinh doanh là vậy. PhinDeli không chỉ là tên mới của Buford mà cũng chính là tên Công ty cổ phần Sản xuất Cà phê PhinDeli. Thực ra con số đầu tư 500.000 USD cho việc đưa PhinDeli ra thị trường là không đủ đâu, nhưng tôi sẽ chọn lọc cái gì nên làm trước, cái gì làm sau. - Có người nói nhãn hiệu PhinDeli dễ nhớ và có ý nghĩa. Ý tưởng chọn cà phê làm sản phẩm đầu tiên phân phối ở Mỹ đến từ đâu? - Cái tên đó là kết quả của nhiều nhiều người. Tôi chọn cà phê vì đây là loại thức uống quen thuộc của cả người Việt lẫn người Mỹ. Tại sao mình không giới thiệu cách uống cà phê của Việt Nam cho người Mỹ biết? - Anh đã có những động thái gì chuẩn bị cho sản phẩm cũng như hình ảnh về một thị trấn mang tên mới? - Chúng tôi tung ra sản phẩm cà phê PhinDeli gần như đồng thời ở cả Việt Nam và Mỹ, dù nhiều người khuyên tôi nên tập trung vào một thị trường nào đó thôi để “bảo toàn lực lượng”. Tại Việt Nam, cà phê PhinDeli đã được bán tại một số siêu thị lớn, đồng thời từng bước thâm nhập vào hệ thống cửa hàng tạp hóa. Nhờ báo chí đưa tin nên nhân viên bán hàng của chúng tôi đi đến đâu cũng được đón tiếp. Đối với một thương hiệu mới trong ngành cà phê rang xay thì đây là một kết quả hơn cả mong đợi. Còn tại Mỹ, chúng tôi sẽ chính thức giới thiệu cà phê PhinDeli vào ngày 3/9 tới tại Buford. Và đây cũng là ngày chúng tôi chính thức đổi tên thị trấn thành PhinDeli, đồng thời giới thiệu quán đầu tiên tại Mỹ. Điểm độc đáo của quán là bức tranh được thể hiện theo lối hoành tráng dài gần 10m, mô tả các công đoạn trồng, thu hoạch, lưu kho, sơ chế, chế biến và thưởng thức cà phê. Trong ngày đó, khách tham quan thị trấn sẽ được thưởng thức miễn phí cà phê PhinDeli pha bằng phin. Một pa-nô lớn “Welcome to PhinDeli Town” sẽ được đặt ngay tại địa giới của thị trấn. Tôi nghĩ, đây là nơi mà mọi người sẽ dừng xe lại để chụp hình lưu niệm, giữ lại khoảnh khắc tự hào về một thị trấn cà phê đầu tiên của người Việt trên đất Mỹ. Chúng tôi cũng thuê dài hạn công ty PR chuyên nghiệp loại vừa để quảng bá thương hiệu PhinDeli tại Mỹ. Đây cũng là công ty đã tiếp thị rất thành công cho cuộc đấu giá thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ – Buford. - Anh định lôi kéo thêm cư dân về PhinDeli và làm nó sống dậy như thế nào? - Không! Buford vốn nổi tiếng vì nó là thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ và chỉ có một cư dân. Tôi không muốn phá vỡ điều đó. Tất nhiên, tôi mong muốn thị trấn đó sôi động hơn, khách du lịch dừng chân thưởng thức cà phê, mua sắm đồ lưu niệm, đổ xăng… nhiều hơn, điều đó sẽ góp phần vào nền kinh tế của thị trấn PhinDeli và bang Wyoming. Tôi tập trung sửa sang cửa hàng tốt hơn, tiện nghi hơn, bổ sung nhiều mặt hàng lưu niệm đến từ Việt Nam chứ không định làm dịch vụ lưu trú, dù đất rộng mênh mông. - Ai sẽ thay anh quản lý ở đó? - Tôi thuê lại chính cư dân cũ của thị trấn là ông Don Sammons, năm nay 63 tuổi. Ông là một đối tác và có thể xem Don là “Đại sứ cà phê Việt”. Điều rất may là ông ủng hộ dự án của tôi và tỏ ra thích thú. Don sống ở gần đó nên sẽ giúp tôi quản lý toàn bộ thị trấn, huấn luyện nhân viên, chưa kể ông am tường từng ngóc ngách của Buford, có thể làm hướng dẫn viên cho du khách. Nếu không có những người như Don thì dự án của tôi không thể thành công được. - Chưa đến 40 tuổi, có công ty riêng, mua được thị trấn Mỹ như mong ước và nổi tiếng ngay sau đó, anh nghĩ thế nào về thành công này? - Sự thành công thì có nhiều cách nhìn lắm. Tôi cho rằng, không có sự thành công nào là chắc chắn. Nếu bạn có điểm mạnh thì bạn cũng có điểm yếu, không ai mạnh hoàn toàn! Theo: DĐDN
Ông Phạm Đình Nguyên - Nhà sáng lập thương hiệu cà phê PhinDeli: Đã đến lúc bước tớiHồng Nga thực hiệnThứ năm, 25/2/2021 | 16:00 GMT+7Nổi tiếng thương trường khi sở hữu thị trấn Buford của Mỹ, doanh nhân Phạm Đình Nguyên đã đưa PhinDeli “chào sân” thị trường cà phê một cách ấn tượng. Và khi đến thời điểm PhinDeli cần trở thành “con tàu” vững chắc và mạnh mẽ hơn để có thể ra biển lớn, ông quyết định phải nâng cấp “hạm đội” của mình. | Năm 2012, cả Việt Nam và thế giới một phen dậy sóng sau sự kiện doanh nhân Phạm Đình Nguyên quyết định mua một thị trấn của Mỹ. |
* Năm 2012, cả Việt Nam và thế giới một phen dậy sóng với sự kiện người Việt Nam (đầu tiên và cũng là duy nhất đến thời điểm này) quyết định mua một thị trấn của Mỹ. Khi đó ông đã nghĩ đến việc xây dựng PhinDeli như hôm nay? - Chúng tôi khởi đầu PhinDeli theo cách của các start-up bây giờ, từ ý tưởng cho tới quá trình xây dựng thực sự là rất lean (tinh gọn) và fail fast (học hỏi nhanh). Người ngoài thì thấy rõ nhất ở cách làm marketing và xây dựng thương hiệu kiểu “con nhà nghèo”. Ngành cà phê cạnh tranh rất khốc liệt, chúng tôi nhỏ, không nhiều tiền nhưng vẫn xác định là phải tạo được ấn tượng và làm cho người ta nhớ đến. Mỗi giai đoạn phát triển của PhinDeli đều gắn với một câu chuyện và cách tiếp cận truyền thông độc đáo. Lúc đầu là mua rồi đổi tên thị trấn ở Mỹ thành PhinDeli. Khi làm cà phê rang xay và sau đó là cà phê hoà tan nguyên ban điều hành và đội ngũ sáng lập trực tiếp đi bán hàng tại chợ Bến Thành. Rồi chúng tôi ra bộ phim Mùa oải hương năm ấy để quảng bá thương hiệu. Khi chúng tôi tung ra cà phê mang đi (take away), một mặt tập trung vào chuyện cà phê take away lớn nhất tại Việt Nam với mục tiêu mang lại cà phê ngon và an toàn cho mọi người, mặt khác chúng tôi truyền tải những thông điệp rất thời sự trên các sản phẩm của mình. Tới thời điểm này tôi rất tự hào với mô hình take away của PhinDeli. Chúng tôi đã chọn một ngách khác và cách làm khác so với các ông lớn cà phê. Quan điểm của tôi là phải mang những giá trị cho đối tác của mình. Chúng tôi đưa “cà phê mang đi” vào trường học, bệnh viện, siêu thị, công sở, các không gian công cộng… và biến không gian của họ trở nên chỉnh chu chuyên nghiệp hơn. Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái và tin tưởng những ly cà phê đồng nhất về chất lượng và khẩu vị hơn. * Nghe nói mô hình cà phê mang đi của PhinDeli rất thành công khi có hàng triệu ly cà phê sạch đưa đến tay những người mê loại thức uống đắng này. Cụ thể, hành trình thành công ấy như thế nào, thưa ông? - Cà phê rang xay chúng tôi có những dấu ấn nhất định dù thị trường cà phê rang xay của Việt Nam quá khốc liệt. Khi chuyển qua làm cà phê hoà tan, chúng tôi cũng có những thành công khi đã có mặt tại tất cả các hệ thống siêu thị lớn như Co.opmart, Big C, MM Mega Market… Thời điểm đó, chúng tôi tính đến chuyện hợp tác với Kinh Đô để mở rộng chuỗi phân phối, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì chữ duyên chưa đến nên hai bên không đi được với nhau và chúng tôi phải xây dựng lại từ đầu. Đây cũng là thử thách lớn cho PhinDeli. Khi ra hệ thống take away, chúng tôi làm rất nhanh. Trong vòng 6 tháng, PhinDeli đã hiện diện ở hơn 500 điểm bán khác nhau, từ căn tin trường học, bệnh viện, các trạm dừng chân, các cơ quan có những góc cà phê cho nhân viên cũng sử dụng máy pha PhiDeli. Sau đó, chúng tôi phát triển lên con số hàng ngàn điểm. Có nhiều mô hình, kể cả trong các cửa hàng tiện lợi như Bsmart, Vinmart+…, nơi nào có đông người là chúng tôi đặt máy. Vào thời điểm hiện tại, chúng tôi đang có hơn 1.500 điểm bán cà phê take away trên toàn quốc. Đó là những điểm tạm gọi là thành công với một thương hiệu trẻ như PhinDeli. * Trong khi nhiều doanh nghiệp phải loay loay để tìm chỗ đứng thì PhinDeli đã tạo được thương hiệu và phát triển. Điều gì đã giúp PhinDeli thành công trong môi trường mà ông cho là rất khốc liệt đó? - Chúng tôi xây dựng thương hiệu PhinDeli không giống bất cứ thương hiệu nào khác trên thị trường. Chúng tôi dám làm những điều mới mẻ và độc đáo. Chẳng hạn như trên các bao bì của chúng tôi luôn kể về một câu chuyện nào đó. Có thể là tuyên ngôn cà phê Việt trên đất Mỹ, có thể trên ly cà phê có câu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Đó là cách làm khác biệt. Câu chuyện người Việt mua thị trấn Mỹ cũng là câu chuyện tạo cảm hứng, tạo “cảm tình” của mọi người dành cho thương hiệu của chúng tôi. Sự ủng hộ của người tiêu dùng đối với PhinDeli dễ dàng hơn trên nền của câu chuyện của người Việt mua thị trấn Mỹ. Nhưng một vấn đề quan trọng không kém là chất lượng của cà phê của chúng tôi ngon, dễ uống. Câu chuyện kia tạo niềm cảm hứng và nền tảng quan trọng để cà phê PhiDeli đi vào lòng người. * Nhìn lại chặng đường đã qua, ông có hài lòng với những gì mình đã làm được? - Tôi vẫn đau đáu với PhinDeli. Ai sinh ra một thương hiệu cũng muốn thương hiệu của mình phát triển và lớn mạnh. Chúng tôi cũng có nhiều tham vọng và đặt ra được những chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn. Nhưng để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải cần nguồn lực về tài chính và cả về năng lực triển khai thị trường. Tôi thừa nhận PhinDeli có những hạn chế về nguồn lực và sự tập trung của các đồng sáng lập để có thể tiếp tục theo đuổi những chiến lược khá tham vọng. Tôi không muốn chỉ dừng ở PhinDeli hiện tại. Và thực sự tôi cần thêm nguồn lực và những người đồng hành mới. Bạn có thể thấy PhinDeli đã khởi động năm mới như thế nào với cửa hàng PhinDeli Café ngay tại vị trí đắc địa nhất của Sài Gòn. | PhinDeli đang có hơn 1.500 điểm bán cà phê take away trên toàn quốc |
Nhìn lại, đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi tìm đến sự hợp tác. Tôi tâm niệm: muốn đi xa phải có bạn đồng hành. Xét cho cùng, đến một ngưỡng nào đó, nếu mình không đủ thể tiếp tục được nữa thì phải “mời những người phù hợp lên tàu” . Theo tôi, đây là thời điểm không phải quá sớm nhưng cũng không quá muộn mà là thời điểm thích hợp nhất để cho một đối tác có tham vọng, có năng lực và nguồn lực cùng tham gia để phát triển PhinDeli. * Khi đã xây dựng được thương hiệu có chỗ đứng nhất định nhưng lại phải chia sẻ “đứa con này” cùng người khác. Ông có thấy tiếc khi vẫn còn đau đáu với nó? - Tôi cũng đã có khoảng thời gian 3 năm loay hoay, vận động bản thân và cả với các cổ đông làm thế nào để phát triển PhinDeli. Tôi cũng đã thử nghiệm một vài điều nhưng chưa mang lại hiệu quả mong đợi và cũng không thấy mô hình vận hành nào phù hợp. Đã cố gắng hết sức nhưng chỉ có tôi và nguồn lực ít ỏi thì sẽ không đủ tiếp nguyên liệu cho PhinDeli. Cafe PhinDeli cần một chiếc áo mới vừa với tầm vóc và tiềm năng của nó. Tiếc thì sao không tiếc được. Buồn thì cũng có chút xíu. Ai cũng muốn khi mình sinh con ra phải nuôi nó mạnh khoẻ và lớn lên. Nhưng cũng không nên vì cái tôi của mình mà đánh mất cơ hội cho PhinDeli lớn lên. Mặt khác tôi vẫn trăn trở tìm con đường phát triển PhinDeli bởi đây là câu chuyện truyền cảm hứng được cho nhiều bạn trẻ khởi nghiệp và tôi muốn thương hiệu này mang một đẳng cấp mới. Nhìn lại sẽ thấy, PhinDeli là khởi nghiệp mang lại nhiều điều thú vị. Có những thời điểm áp lực, thử thách, trong nước cũng có ngoài nước cũng có nhưng nó đã đi theo mình như di sản trong quá trình phát triển. Đi chung với nó, lớn lên với nó, cùng trải qua những thăng trầm và giờ đây cần phải để PhinDeli lớn mạnh và trường tồn. * Xin cảm ơn ông! Triệu phú du học sinh Việt trên đất Mỹ | Vương và tỉ phú gốc Việt Charlie Tôn Quý tại nông trại của Vương |
16 tuổi lần đầu xa nhà, du học tại bang Minnesota lạnh giá ở đỉnh bắc nước Mỹ, chàng trai Phạm Đình Quốc Vương (quê Củ Chi, TP.HCM) không có chút vốn liếng nào, kể cả tiếng Anh nên phải ở nhờ gia đình người chú. Nhưng chỉ 5 năm sau, Vương thành lập doanh nghiệp. Cuối năm 2020, Công ty Fastboy Marketing (trụ sở tại TP.Houston, Texas), doanh nghiệp của Vương được tổ chức thống kê các doanh nghiệp tại Mỹ xếp hạng thứ 834 trong top 5.000 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất nước Mỹ. Suýt... đi tù vì không hiểu luậtTừ những ngày đầu đặt chân lên đất Mỹ, Phạm Đình Quốc Vương đã thích “lang thang” tìm tòi bí quyết kinh doanh trên mạng. Cho đến một ngày, người em con chú có mấy cái game cũ nhờ Vương bán trên eBay, giá sao cũng được, chỉ cần đưa lại người em 5 USD. Vương đã bán được 36 USD. Cậu không ngờ, một món đồ cũ có thể bán được giá như thế. Ý định kinh doanh chính thức nảy ra trong đầu cậu học trò, Vương kêu mấy đứa em gom mua lại những game cũ của bạn bè ở trường. Sau lần đó, Vương thu lợi nhuận gần 5.000 USD. Sau khi bán game cũ, Vương tiếp tục “lấn sân” sang món đồ khác, hoặc hàng hóa người quen mua về nhưng không sử dụng, cần bán lại. Cả một “chân trời” mới về kinh doanh mở ra. “Sau khi thành thạo cách thức mua bán, mặt hàng nào bán chạy, lợi nhuận cao, tôi chủ động tìm các nguồn hàng trên mạng, đặt mua từ gốc rồi phân loại, chia nhỏ và bán lại qua mạng. Lợi nhuận từ nhiều món hàng có thể gấp hàng chục lần giá gốc”, anh kể. Vương và vợ con tại trang trại của mình |
Tốt nghiệp phổ thông, vào năm đầu đại học, Vương vẫn vừa học vừa tiếp tục buôn bán... Nhưng con đường kinh doanh không trải toàn hoa hồng, khi mọi thứ đang “ào ào lướt tới” thì Vương “sập hầm”. Do không hiểu luật pháp Mỹ, Vương thấy quanh mình chẳng ai buôn bán online mà phải nộp thuế nên dù có thu nhập cao cậu chẳng hề khai thuế, vẫn gửi, rút tiền vào ngân hàng với số lượng lớn. Cho đến một ngày, cậu nhận được cuộc gọi từ cảnh sát Mỹ: Anh đã vi phạm luật pháp Mỹ, với nhiều tội danh trong kinh doanh... Tất cả tối sầm, chao đảo! Kế đó là những tháng ngày đồng hành cùng luật sư, làm việc liên tục với cơ quan luật pháp. Học hành gián đoạn, kinh doanh dang dở, tài khoản ngân hàng bị khóa hết... Mọi thứ tưởng như đã bít kín quanh anh. “Các luật sư đã giúp tôi thoát khỏi kết cục tồi tệ nhất. Và những ngày tháng bão tố đó đã giúp tôi học nhiều điều về luật pháp kinh doanh của Mỹ”, Vương tâm sự. Người gốc Việt kinh doanh và làm giàu trên đất Mỹ không hiếm, nhưng thời điểm ấy chưa mấy ai nghĩ đến kinh doanh kỹ thuật số. Vương quyết định gầy dựng một công ty bằng mặt hàng cơ bản nhất, đó là lập website cho các tiệm nail, tiệm tóc, nhà hàng... của người gốc Việt trên đất Mỹ. Sau đó dùng kỹ thuật SEO, đưa các website lên vị trí cao trên trang tìm kiếm Google. Ở thời điểm cách đây cả chục năm việc này vẫn còn rất mới, nhất là trong cộng đồng tiểu doanh nghiệp gốc Việt tại Mỹ. Công ty khởi lập chỉ có... một nhân viên chính là anh, kiêm tất cả từ kỹ thuật đến kinh doanh... Nhưng chỉ sau vài năm, những cộng sự lần lượt hội tụ, doanh thu tăng trưởng liên tục. Giờ đây, Công ty Fastboy Marketing đã có nhiều chi nhánh với hơn 200 nhân viên trẻ, độ tuổi trung bình chưa tới 30. Giấy chứng nhận công ty phát triển nhanh nhất năm 2020 |
Cùng “ăn nên làm ra”Điều đặc biệt, Phạm Đình Quốc Vương chẳng có thú ăn chơi nào: không du ngoạn, chẳng siêu xe, thuốc không hút, bia uống hai lon là... “quắc”. Vương sở hữu nhiều trang trại rộng hàng trăm héc ta với rừng cây, hồ nước, sông suối, đầm lầy..., lái xe đi cả ngày không hết. Anh gắn bó với ruộng vườn, nông trại... bởi nó gợi lại những ký ức tuổi thơ tại quê nhà. Mỗi cuối tuần, Vương cùng vợ và hai con nhỏ lăn lê đồng ruộng, tát cá, đào mương, vọc đất, cho đến khi tất cả cùng bê bết sình lầy. Anh giáo dục con theo cách để chúng hòa nhập với thiên nhiên ngay từ nhỏ. Trong những bữa ăn cùng nhân viên với đủ thứ món Âu, Á..., Vương lặng lẽ lôi ra một con cá rô kho tộ, ngồi nhấm nháp cùng rau cải luộc và cơm trắng - món ăn đồng quê Việt ấy luôn hiện diện trên bàn ăn của anh. Niềm vui sau giờ làm việc của Vương là đọc sách. Tại trụ sở công ty, ở vị trí trung tâm là mấy kệ sách của Vương, không chỉ sách kinh doanh mà còn rất nhiều sách từ văn học cho đến vũ trụ học mang sang từ quê nhà. Với anh, sách không chỉ đem lại kiến thức, cách ứng xử trong kinh doanh mà còn cứu anh khỏi suy sụp trong những giai đoạn khó khăn nhất. Vương và những nhân viên gốc Việt tại công ty đón tết 2021 |
Trải qua nhiều sóng gió và hiện tại có được thành công nhất định, Vương lập một kênh YouTube (www.youtube.com/user/vpham022012) chia sẻ mọi bí quyết, phương thức làm ăn của mình, kể cả những lúc vấp ngã. Kênh này được nhiều bạn trẻ đón nhận, bởi sự nhẹ nhàng, khiêm tốn, người thực việc thực, từ chính kinh nghiệm chủ nhân... Hỏi Vương về quan điểm sống, anh chia sẻ: “Xưa đặt chân lên đất Mỹ với hai bàn tay trắng, tôi chỉ ước sau này học hành, có việc làm ổn định. Nay được như vậy, tôi muốn chia sẻ đời sống ổn định ấy. Các cộng sự, nhân viên mới vào làm ở công ty cũng với hai bàn tay trắng, công ty phải tạo điều kiện để các bạn cùng có nhà, xe, có cuộc sống tốt. Rộng hơn, công ty muốn đem công nghệ, các hình thức marketing, quảng cáo hiện đại mở rộng trong cộng đồng doanh nghiệp gốc Việt, để tất cả cùng ăn nên làm ra”. Tại Mỹ, trong nông trại, trên công trường, Vương vẫn thường xuyên cưu mang nhiều hoàn cảnh khó khăn, từ công việc cho đến nơi ăn chốn ở. Anh đặt nhiều căn nhà di động (mobile home) trong trang trại: Ai kẹt nhà thì tới ở tạm, khi ổn thì rời đi. Nơi ấy có thể là chỗ tá túc tạm thời của một bác tài xế già, anh đầu bếp, một gia đình mới nhập cư... Họ cứ đến rồi lại đi, khi mọi thứ đã ổn hơn. Hằng năm, Vương vẫn cùng gia đình về Việt Nam, lặng lẽ làm từ thiện, chia sẻ cộng đồng. Khi hỏi anh về chuyện này, Vương lắc đầu: “Chẳng đáng gì để nhắc tới”... Theo tìm hiểu riêng của người viết, có một cộng đồng tại quê nhà vẫn định kỳ nhận được sự trợ giúp suốt nhiều năm nay. Tốn gần 10.000 USD vì một... con chó hoang Vương đặc biệt thích chó, ở đâu có chó hoang là anh đem về nuôi. Một lần, đang lái xe trên đường, Vương phát hiện một chú chó bị tai nạn, dập nát chân, mù mắt... Anh tức tốc chở nó về Trung tâm cấp cứu thú vật. Ở các trung tâm này, tiền chăm sóc, điều trị rất đắt. Vương biết rõ điều này nhưng vẫn quyết tâm cứu chú chó. Cuối cùng anh cũng đón được chú chó về trang trại “tĩnh dưỡng” kèm hóa đơn lên tới gần... 10.000 USD! Nhanh nhạy nắm bắt công nghệ mới Tỉ phú gốc Việt Charlie Tôn Quý, người được mệnh danh là “ông hoàng ngành nail trên đất Mỹ”, sở hữu chuỗi franchise với hơn 1.000 tiệm nail tại Mỹ, nhận xét: “Vương là người rất nhanh nhạy nắm bắt công nghệ mới để áp dụng vào marketing. Đây là điều rất cần thiết để các tiểu doanh nghiệp, tiệm nail trên đất Mỹ áp dụng làm theo, sao cho toàn ngành nail luôn đổi mới, bắt kịp với nhịp phát triển trong tương lai”.
|