Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 14
 Lượt truy cập: 24721302

 
Bản sắc Việt 29.03.2024 02:33
30-04 VN 15-08 A Phú Hãn: Nỗi Kinh hoàng nhân dân Afghanistan cũng như VN tháng tư 75 lỡ tin lời Mỹ
17.08.2021 21:35

Bức ảnh chuyến bay chật cứng người Afghanistan gây ấn tượng mạnh
Đây là một trong những bức ảnh gây ấn tượng mạnh nhất trong những ngày Taliban tiếp quản Afghanistan. Hàng trăm người dân nước này chen chúc trên một chuyến bay chở hàng của quân đội Mỹ để chạy khỏi quân Taliban.

Flight Out of Afghanistan - Truth or Fiction?

Picture provided Defense o­ne appears to show hundreds of Afghans fleeing Kabul o­nboard an American C-17 cargo plane, 15 August 2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,DEFENSE o­nE

1px transparent line

Những gương mặt, phần lớn là nam giới, nhưng có cả phụ nữ và trẻ em, ngước nhìn lên camera, với những biểu cảm trộn lẫn lo lắng và có lẽ cả phần thở phào nhẹ nhõm.

Bức ảnh này, chưa được BBC kiểm chứng, được đăng trên trang Defense o­ne, một trang web phân tích quân sự Mỹ,

Hôm Chủ nhật, hàng trăm người dân Afghanistan hoảng loạn leo lên phần thang trượt, mở lưng chừng của chiếc phi cơ thuộc Không lực Hoa Kỳ C-17.

Phi hành đoàn đã quyết định cất cánh, thay vì buộc họ phải xuống, trang web này dẫn lời một quan chức Mỹ.

Khoảng 640 người có mặt trên khoang, là số lượng lớn nhất một chiếc C-17 Globemaster từng vận tải.

Con số này không thua nhiều với con số hành khách kỷ lục được chở bằng máy bay từ trước tới nay - một chiếc Boeing 747 của Israel từng chở trên 1000 người Do Thái tị nạn từ về nước Ethiopia hồi 1991.

Quan chức quân sự Mỹ được trang Defense o­ne dẫn lời nói rằng chuyến bay từ Kabul tới Qatar là một trong vài chuyến bay đưa hàng trăm người Afghanistan ra khỏi Kabul.

Bức ảnh, không được Lầu Năm góc chính thức công bố, đối nghịch với cảnh tượng hỗn loạn được chụp ở sân bay Kabul hôm thứ Hai khi người Afghanistan hoảng sợ tìm mọi cách chạy thoát khỏi viễn cảnh bị Taliban cai trị. Quân đội Mỹ vận lộn để giữ kiểm soát.

Chụp lại video,

Dân Afghanistan hoảng loạn bỏ chạy bất chấp hứa hẹn của 'đầy tớ' Taliban

Các hình ảnh hôm thứ Hai cho thấy người dân chạy theo chiếc phi cơ trên đường băng. Quân đội Mỹ nói các binh lính đã bắn hai người đàn ông mang vũ khí, và tin tức nói có ba người tử vong do rơi từ máy bay xuống sau khi cố đeo bám bên dưới, lúc máy bay mới cất cánh.

Mặc dù các chuyến không vận giải cứu được nhiều người trông đợi, số người được đưa ra khỏi Afghanistan chỉ là giọt nước giữa đại dương so với số người mong được rời đi vì lo sợ Taliban.

Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn (UNHCR), kêu gọi các quốc gia không ép buộc những người Afghanistan trước đây được coi là không cần bảo vệ phải về nước.

Ước tính khoảng 550.000 người Afghanistan đã bị mất nhà cửa do xung đột kể từ đầu năm nay.

Khoảng 20-30.000 người vượt biên giới mỗi tuần, đại diện của UNHCR tại Afghanistan, bà Caroline Van Buren nói với hãng CNN. Thống kê của chính phủ nói chừng 120,000 người đổ về Kabul khi lực lượng Taliban tới gần.

Nhiều người sống trong sợ hãi vì họ đã từng làm việc với các lực lượng do quân đội Mỹ chỉ huy, đặc biệt là những người làm phiên dịch hay hợp đồng. Cách đối xử tàn bạo của Taliban với phụ nữ khi họ nắm quyền những năm 1990, và cách họ dùng các biện pháp trừng phạt dã man cũng khiến nhiều người bỏ chạy.

Hồi đầu tháng Tám, Nhà Trắng tuyên bố kế hoạch đưa hàng ngàn người Afghanistan có liên hệ với Hoa Kỳ sang định cư. Hôm thứ Hai, Tổng thống Biden tuyên bố Mỹ sẽ chi 500 triệu USD viện trợ cho người tị nạn Afghanistan.

Hoa Kỳ đã tái định cư hơn 2000 người Afghanistan theo chương trình Thị thực Nhập cư Đặc biệt và có kế hoạch giúp thêm hàng ngàn người nữa, các quan chức nước này cho biết.

Các quốc gia khác cũng đang trợ giúp, trong đó có Đức. Thủ tướng Angel Merkel nói với các lãnh đạo đảng của bà rằng Đức có thể sẽ cần giúp di tản 10.000 người, trong đó có 2.500 nhân viên hỗ trợ.

Tuần trước, Anh đã đưa 289 người ra khỏi Afghanistan. Hàng trăm người nữa sẽ được đưa ra trong 24 giờ tới, Ngoại tưởng Anh Dominic Raab nói trong chương trình BBC Breakfast.

Nhưng tình hình hỗn loạn ở Afghanistan làm dấy lên lo ngại sẽ có một làn sóng di cư mới vào châu Âu. Một biểu hiện rõ là quyết định tăng cường an ninh biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ ở đường biên với Iran, nơi Thổ Nhĩ Kỳ đang xây một bức tường bê tông kiên cố.

Satellite image of Kabul airport
Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh vệ tinh chụp sân bay Kabul



Vì sao chiến thắng của Taliban tại Kabul được so với sự kiện Sài Gòn thất thủ?

Helicopter landing o­n roof of US embassy in Kabul

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh chiếc trực thăng đang hạ cánh trên nóc đại sứ quán Mỹ ở Kabul

Khi Mỹ tiếp tục rút quân khỏi thủ đô Afghanistan, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh chiếc trực thăng sơ tán người khỏi đại sứ quán Mỹ ở Kabul.

Đó là một hình ảnh quen thuộc đối với một số người.

Quay trở lại năm 1975, nhiếp ảnh gia Hulbert van Es đã chụp được một bức ảnh mang tính biểu tượng về những người xô đẩy nhau để lên một chiếc trực thăng đỗ trên một sân thượng ở Sài Gòn, khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Các nhà phân tích và các nhà lập pháp Hoa Kỳ - cả Đảng Cộng hòa và Dân chủ - đã so sánh cái gọi là sự sụp đổ của Sài Gòn với việc Taliban tiếp quản Kabul.

Sài Gòn thất thủ

Chiến tranh Việt Nam là một cuộc xung đột giữa chính phủ cộng sản Bắc Việt Nam với Nam Việt Nam và đồng minh của chính quyền Nam Việt Nam là Hoa Kỳ.

Cuộc xung đột này kéo dài gần 20 năm - gây tốn kém cho Hoa Kỳ, và gây chia rẽ cực độ trong lòng nước Mỹ.

Cụm từ "sự thất thủ của Sài Gòn" ám chỉ việc lực lượng cộng sản của Quân đội Nhân dân Việt Nam, còn được gọi là Việt Cộng đánh chiếm Sài Gòn, thủ đô của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.

Sài Gòn bị Việt Cộng chiếm vào ngày 30/4/1975.

The fall of Saigon

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Trong bức ảnh mang tính biểu tượng năm 1975, dòng người tiến lên một trực thăng trên nóc một tòa nhà ở Sài Gòn

Trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, miền Bắc được Liên Xô và các đồng minh cộng sản khác hỗ trợ, trong khi miền Nam được hỗ trợ bởi các lực lượng phương Tây - bao gồm hàng trăm nghìn quân Mỹ.

Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam vào năm 1973, hai năm sau nước này tuyên bố đầu hàng sau khi quân miền Bắc chiếm Sài Gòn - sau này đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên cố lãnh đạo miền Bắc Việt Nam.

Giống như Kabul, Sài Gòn thất thủ nhanh hơn nhiều so với dự kiến của Mỹ.

Hoa Kỳ phản ứng bằng cách bỏ đại sứ quán của mình ở Sài Gòn và di tản hơn 7.000 công dân Mỹ, người Nam Việt Nam và các công dân nước ngoài khác bằng trực thăng - một cuộc tháo chạy được gọi là Chiến dịch Gió lốc.

Có công bằng khi so sánh với Kabul?

Vào giai đoạn cuối, chiến tranh Việt Nam ngày càng không được ủng hộ ở Hoa Kỳ và nó đã cướp đi sinh mạng của hơn 58.000 người Mỹ và thiệt hại hàng tỷ đôla.

Đối với một số người, sự thất thủ của Sài Gòn là một đòn giáng mạnh vào vị thế của Mỹ trên trường thế giới.

< iframe src="https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-58240316/p09sdv3g/vi" title="Media player" allow="autoplay" scrolling="no" allowfullscreen="" class="bbc-sd0it0 e7h5is90" style="box-sizing: inherit; border-width: 0px; border-style: initial; left: 0px; overflow: hidden; position: absolute; top: 0px; width: 645.26px; height: 362.951px;">< /iframe>
Chụp lại video,

Dân Afghanistan hoảng loạn bỏ chạy bất chấp hứa hẹn của 'đầy tớ' Taliban

Trong nhiều thập kỷ kể từ đó, thuật ngữ Hội chứng Việt Nam đã xuất hiện - biểu thị sự miễn cưỡng của cử tri Mỹ trong việc cam kết sức mạnh quân sự ở nước ngoài.

Nhiều nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã vạch ra sự tương đồng giữa Sài Gòn và Kabul.

"Đây là Sài Gòn của Joe Biden," Elise Stefanik, chủ tịch Hội nghị Hạ viện của Đảng Cộng hòa đã tweet. "Một thất bại thảm hại trên đấu trường quốc tế sẽ không bao giờ bị quên lãng."

Tháng trước, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đã bác bỏ sự so sánh này.

"Tôi không thấy điều đó đang diễn ra," Tướng Milley nói với các phóng viên. "Tôi có thể sai, ai mà biết được, bạn không thể đoán trước được tương lai, nhưng ... Taliban không phải là quân đội Bắc Việt Nam. Đó không phải là tình thế như vậy."

Đặt sang một bên chủ nghĩa tượng trưng, có sự khác biệt lớn giữa hai điều này.

Sự thất thủ của Sài Gòn diễn ra hai năm sau khi lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam. Trong khi đó, cuộc di tản của Mỹ khỏi Kabul đang diễn ra trong khi Mỹ chuẩn bị rời Afghanistan.

Nhưng trong khi sự thất bại về chính trị đối với Tổng thống Gerald Ford bị giới hạn vào năm 1975, không rõ Tổng thống Biden sẽ cảm nhận được ảnh hưởng nào, dù cuộc chiến này không được người dân Mỹ ưa chuộng.

Christopher Phelps, phó giáo sư về Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Nottingham, cho biết: "Tôi không nghi ngờ gì rằng nó sẽ làm tổn thương Biden. Việc này sẽ được coi là một mất mát, và có thể là một sự ô nhục - khi ông ấy thực sự là người ra quyết định, dù công bằng hay không."

Toàn văn phát biểu ‘hùng hồn’ của Joe Biden về Afghanistan

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu về Afghanistan, tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, Hoa Kỳ, ngày 16 tháng 8 năm 2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu về Afghanistan, tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, Hoa Kỳ, ngày 16 tháng 8 năm 2021

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm 16/8 thừa nhận rằng sự sụp đổ của chính phủ Afghanistan và việc Taliban giành lại quyền kiểm soát diễn ra nhanh hơn chính phủ Mỹ dự đoán.

Ông Biden đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo chính trị và các lực lượng vũ trang của Afghanistan vì đã không đứng vững trước cuộc tấn công chớp nhoáng của Taliban.

"Tôi kiên quyết giữ nguyên quyết định của mình. Sau 20 năm, tôi đã học được một cách khó khăn rằng không bao giờ có thời điểm thích hợp để rút các lực lượng Hoa Kỳ."

"Đó là lý do tại sao chúng tôi vẫn ở đó, chúng tôi đã nhìn rõ những rủi ro, chúng tôi đã lên kế hoạch. cho mọi trường hợp. Nhưng tôi luôn hứa với người dân Mỹ rằng tôi sẽ thẳng thắn với các bạn. Sự thật là, điều này diễn ra nhanh hơn chúng tôi dự đoán."

Ông Biden nói rằng cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Afghanistan đang khiến các cựu binh Mỹ đã chiến đấu ở đó trong 20 năm qua rất đau đớn.

Sau đây là toàn văn phát biểu của Tổng thống Joe Biden hôm thứ Hai về việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan.

Xin chào các bạn,

Hôm nay, tôi muốn nói về tình hình đang diễn ra ở Afghanistan, những diễn biến đã diễn ra trong tuần trước và các bước chúng tôi đang thực hiện để giải quyết các sự kiện đang diễn tiến nhanh chóng.

Đội ngũ an ninh quốc gia của tôi và tôi đã theo dõi chặt chẽ tình hình trên thực địa ở Afghanistan và nhanh chóng thực hiện các kế hoạch mà chúng tôi đã đặt ra để ứng phó với mọi tình huống bất ngờ, bao gồm cả sự sụp đổ nhanh chóng hiện nay.

Tôi sẽ nói thêm trong giây lát về các bước cụ thể mà chúng tôi đang thực hiện. Nhưng tôi muốn nhắc mọi người làm thế nào chúng ta ở đây và lợi ích của Mỹ ở Afghanistan là gì.

Chúng tôi đến Afghanistan gần 20 năm trước với mục tiêu rõ ràng: bắt những kẻ đã tấn công chúng ta vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 và đảm bảo rằng Al Qaeda không thể sử dụng Afghanistan làm căn cứ để tấn công ta một lần nữa. Chúng tôi đã làm điều đó. Chúng ta đã giảm sự nguy hiểm của Al Qaeda và Afghanistan. Chúng ta chưa bao giờ từ bỏ việc săn lùng Osama bin Laden và đã bắt được hắn.

Đó là một thập niên trước. Nhiệm vụ của chúng tôi ở Afghanistan không bao giờ là xây dựng quốc gia. Nó không bao giờ được cho là tạo ra một nền dân chủ tập trung, thống nhất. Lợi ích quốc gia quan trọng duy nhất của chúng ta ở Afghanistan cho đến ngày nay vẫn là: ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố vào quê hương Hoa Kỳ.

Một chiến binh Taliban ngồi bên trong xe dọc theo vệ đường ở tỉnh Laghman vào ngày 15 tháng 8 năm 2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP

Chụp lại hình ảnh,

Một chiến binh Taliban ngồi bên trong xe dọc theo vệ đường ở tỉnh Laghman vào ngày 15 tháng 8 năm 2021

Tôi đã lập luận trong nhiều năm rằng sứ mệnh của chúng ta nên tập trung trong phạm vi hẹp chống khủng bố, không phải chống nổi dậy hay xây dựng quốc gia. Đó là lý do tại sao tôi phản đối việc tăng quân khi nó được đề xuất vào năm 2009 khi tôi là phó tổng thống. Và đó là lý do tại sao với tư cách là tổng thống, tôi kiên quyết tập trung vào các mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt ngày hôm nay, vào năm 2021, chứ không phải các mối đe dọa của ngày hôm qua.

Ngày nay, một mối đe dọa khủng bố đã lan rộng ra ngoài lãnh thổ Afghanistan. Al Shabab ở Somalia, Al Qaeda ở Bán đảo Ả Rập, Al Nusra ở Syria, ISIS cố gắng tạo ra một nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq và thành lập các chi nhánh ở nhiều quốc gia ở châu Phi và châu Á. Những mối đe dọa này cần sự chú ý và các nguồn lực của chúng tôi. Chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ chống khủng bố hiệu quả chống lại các nhóm khủng bố ở nhiều quốc gia mà chúng tôi không có sự hiện diện quân sự thường xuyên. Nếu cần, chúng tôi cũng sẽ làm như vậy ở Afghanistan. Chúng tôi đã phát triển khả năng chống khủng bố từ xa cho phép chú ý đến các mối đe dọa trực tiếp đối với Hoa Kỳ trong khu vực và hành động nhanh chóng và quyết đoán nếu cần.

Khi tôi nhậm chức, tôi được thừa hưởng một thỏa thuận mà Tổng thống Trump đã đàm phán với Taliban. Theo thỏa thuận đó, các lực lượng Hoa Kỳ sẽ rời Afghanistan vào ngày 1 tháng 5 năm 2021, chỉ hơn ba tháng sau khi tôi nhậm chức. Lực lượng Hoa Kỳ đã giảm trong thời chính quyền Trump từ khoảng 15.500 quân Mỹ xuống còn 2.500 quân tại đó. Và Taliban khi ấy đang ở thời kỳ mạnh nhất về mặt quân sự kể từ năm 2001.

Bản đồ Afghanistan - ngày 15 tháng 8 năm 2021
Chụp lại hình ảnh,

Bản đồ Afghanistan - ngày 15 tháng 8 năm 2021

Sự lựa chọn mà tôi phải đưa ra với tư cách là tổng thống là tuân theo thỏa thuận đó hoặc chuẩn bị quay lại chiến đấu với Taliban vào giữa mùa giao tranh mùa xuân. Làm vậy, sẽ không có ngừng bắn sau ngày 1 tháng 5. Không có hiệp định nào bảo vệ các lực lượng của chúng ta sau ngày 1 tháng 5. Không có nguyên trạng ổn định nếu không có thương vong của người Mỹ sau ngày 1 tháng 5. Chỉ có một thực tế lạnh lùng là tuân theo hiệp định để rút lực lượng của chúng ta hoặc leo thang xung đột và gửi thêm hàng nghìn lính Mỹ trở lại chiến đấu ở Afghanistan, và tiến vào thập niên thứ ba của cuộc xung đột.

Tôi kiên quyết giữ nguyên quyết định của mình. Sau 20 năm, tôi đã học được một cách khó khăn rằng không bao giờ là thời điểm thích hợp để rút lực lượng Hoa Kỳ. Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn ở đó. Chúng tôi hiểu những rủi ro. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho mọi kịch bản bất thường. Nhưng tôi luôn hứa với người dân Mỹ rằng tôi sẽ thẳng thắn với các bạn.

Sự thật là, điều này diễn ra nhanh hơn chúng tôi đã dự đoán. Vậy điều gì đã xảy ra? Các nhà lãnh đạo chính trị Afghanistan đã bỏ cuộc và chạy trốn khỏi đất nước. Quân đội Afghanistan sụp đổ, đôi khi không cố gắng chiến đấu. Những diễn biến trong tuần qua củng cố rằng việc chấm dứt sự can dự của quân đội Mỹ ở Afghanistan bây giờ là một quyết định đúng đắn.

Hình ảnh một máy bay trực thăng quân sự của Mỹ đang bay gần đại sứ quán Mỹ ở Kabul vào ngày 15/8/2021.

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh một máy bay trực thăng quân sự của Mỹ đang bay gần đại sứ quán Mỹ ở Kabul vào ngày 15/8/2021.

Quân đội Mỹ không thể và không nên tham chiến và chết trong một cuộc chiến mà các lực lượng Afghanistan không sẵn sàng chiến đấu cho chính họ. Chúng tôi đã chi hơn một nghìn tỷ đôla. Chúng tôi đã huấn luyện và trang bị cho một lực lượng quân đội Afghanistan khoảng 300.000 người. Được trang bị cực kỳ tốt. Một lực lượng có quy mô lớn hơn quân đội của nhiều đồng minh NATO của chúng ta. Chúng tôi đã cung cấp cho họ mọi công cụ mà họ có thể cần. Chúng tôi đã trả lương cho họ, cung cấp cho việc duy trì lực lượng không quân của họ, điều mà Taliban không có. Taliban không có không quân. Chúng tôi đã cung cấp hỗ trợ không chiến. Chúng tôi đã cho họ mọi cơ hội để xác định tương lai của chính mình. Những gì chúng tôi không thể cung cấp cho họ là ý chí chiến đấu cho tương lai đó.

Có một số đơn vị và binh lính đặc nhiệm Afghanistan rất dũng cảm và có năng lực. Nhưng nếu bây giờ Afghanistan không thể kháng cự thực sự với Taliban, thì dù một năm nữa, 5 năm nữa hoặc 20 năm nữa, quân đội Mỹ ở đó cũng chả tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào.

Người Afghanistan xếp hàng dài chờ hàng giờ tại văn phòng hộ chiếu ngày 14 tháng 8 năm 2021 tại Kabul

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Người Afghanistan xếp hàng dài chờ hàng giờ tại văn phòng hộ chiếu ngày 14 tháng 8 năm 2021 tại Kabul

Sau đây là niềm tin của tôi: Thật sai lầm khi ra lệnh cho quân đội Mỹ tiến lên trong khi các lực lượng vũ trang của Afghanistan không tiến lên. Các nhà lãnh đạo chính trị của Afghanistan đã không thể xích lại gần nhau vì lợi ích của người dân, không thể đàm phán vì tương lai của đất nước họ khi sụp đổ. Họ sẽ không bao giờ làm như vậy khi quân đội Hoa Kỳ vẫn ở Afghanistan chịu gánh nặng của cuộc chiến vì họ. Và các đối thủ cạnh tranh chiến lược thực sự của chúng ta, Trung Quốc và Nga, không muốn gì khác hơn là Hoa Kỳ tiếp tục dành hàng tỷ đôla tài nguyên và sự chú ý vào việc ổn định Afghanistan vô thời hạn.

< iframe src="https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-58238907/p09sdrf3/vi" title="Media player" allow="autoplay" scrolling="no" allowfullscreen="" class="bbc-sd0it0 e7h5is90" style="box-sizing: inherit; border-width: 0px; border-style: initial; left: 0px; overflow: hidden; position: absolute; top: 0px; width: 645.26px; height: 362.951px;">< /iframe>
Chụp lại video,

Joe Biden khẳng định quyết định ra đi là đúng đắn

Khi tôi tiếp đón Tổng thống Ghani và Chủ tịch Abdullah tại Nhà Trắng vào tháng Sáu, và một lần nữa khi tôi nói chuyện qua điện thoại với Ghani vào tháng Bảy, chúng tôi đã trò chuyện rất thẳng thắn. Chúng tôi đã nói về cách Afghanistan nên chuẩn bị để đối phó nội chiến sau khi quân đội Hoa Kỳ ra đi. Cần làm sạch tham nhũng trong chính phủ để chính phủ có thể hoạt động vì người dân Afghanistan. Chúng tôi đã nói chuyện về sự cần thiết của các nhà lãnh đạo Afghanistan đoàn kết về mặt chính trị. Họ đã không làm được điều đó. Tôi cũng kêu gọi họ tham gia vào các hoạt động ngoại giao, tìm kiếm một giải pháp chính trị với Taliban. Lời khuyên này đã bị từ chối thẳng thừng. Ông Ghani khẳng định lực lượng Afghanistan sẽ chiến đấu, nhưng rõ ràng ông ta đã nhầm.

Biden

NGUỒN HÌNH ẢNH,POOL

Vì vậy, tôi lại hỏi những người cho rằng chúng ta nên ở lại: Bạn sẽ gửi cho tôi bao nhiêu thế hệ con gái và con trai của nước Mỹ đối phó cuộc nội chiến của Afghanistan trong khi quân đội Afghanistan sẽ không làm? Còn cần bao nhiêu mạng sống nữa, mạng sống của người Mỹ, có đáng không, có bao nhiêu hàng bia vô tận tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington? Tôi rõ ràng về câu trả lời của mình: Tôi sẽ không lặp lại những sai lầm mà ta đã mắc phải trong quá khứ. Sai lầm khi ở lại và chiến đấu vô thời hạn trong một cuộc xung đột không vì lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, khi dồn sức cho cuộc nội chiến ở nước ngoài, khi cố gắng tái tạo đất nước thông qua các cuộc triển khai quân sự không ngừng của lực lượng Hoa Kỳ. Đó là những sai lầm chúng ta không thể tiếp tục lặp lại vì ta có lợi ích thiết yếu quan trọng trên thế giới mà chúng ta không thể bỏ qua.

Tôi cũng muốn thừa nhận điều này gây đau đớn cho rất nhiều người trong chúng ta. Những cảnh tượng mà chúng ta đang thấy ở Afghanistan, chúng thật đau lòng, đặc biệt là đối với các cựu chiến binh, các nhà ngoại giao, nhân viên thiện nguyện của chúng ta - đối với bất kỳ ai đã dành thời gian để hỗ trợ người dân Afghanistan. Đối với những người đã mất người thân yêu ở Afghanistan, và đối với những người Mỹ đã chiến đấu và phục vụ đất nước ở Afghanistan, điều này có ý nghĩa cá nhân sâu sắc. Tôi cũng cảm thấy vậy.

Tôi đã làm việc về những vấn đề này lâu như bất kỳ ai. Tôi đã quan tâm Afghanistan trong cuộc chiến này, trong khi chiến tranh đang diễn ra, từ Kabul đến Kandahar, đến Thung lũng Kunar. Tôi đã đến đó trong bốn dịp khác nhau. Tôi đã gặp gỡ mọi người. Tôi đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo. Tôi đã dành thời gian cho quân đội, và tôi đã hiểu tận mắt những gì được và không được ở Afghanistan. Vì vậy, bây giờ chúng tôi đang tập trung vào những gì có thể.

Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân Afghanistan. Chúng tôi sẽ dẫn đầu bằng chính sách ngoại giao, ảnh hưởng quốc tế và viện trợ nhân đạo. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy các hoạt động ngoại giao và can dự trong khu vực để ngăn chặn bạo lực và bất ổn. Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng vì các quyền cơ bản của người dân Afghanistan, của phụ nữ và trẻ em gái, giống như chúng tôi lên tiếng trên toàn thế giới.

Tôi đã chỉ rõ, nhân quyền phải là trung tâm trong chính sách đối ngoại của chúng tôi, không phải là ngoại vi. Nhưng cách để làm điều đó không phải là thông qua các đợt triển khai quân sự bất tận. Đó là bằng chính sách ngoại giao, các công cụ kinh tế và tập hợp thế giới tham gia cùng chúng ta.

< iframe src="https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-58238907/p09sdv3g/vi" title="Media player" allow="autoplay" scrolling="no" allowfullscreen="" class="bbc-sd0it0 e7h5is90" style="box-sizing: inherit; border-width: 0px; border-style: initial; left: 0px; overflow: hidden; position: absolute; top: 0px; width: 645.26px; height: 362.951px;">< /iframe>
Chụp lại video,

Dân Afghanistan hoảng loạn bỏ chạy bất chấp hứa hẹn của 'đầy tớ' Taliban

Hãy để tôi trình bày nhiệm vụ hiện tại ở Afghanistan: Tôi đã được yêu cầu duyệt và tôi đã thực hiện, 6.000 lính Mỹ triển khai đến Afghanistan với mục đích hỗ trợ các nhân viên dân sự Mỹ và đồng minh rời khỏi Afghanistan, đồng thời sơ tán các đồng minh Afghanistan và những người Afghanistan dễ bị tổn thương ra khỏi Afghanistan. Quân đội đang làm việc để bảo đảm sân bay tiếp tục hoạt động qua các chuyến bay dân sự và quân sự. Chúng tôi đang nắm quyền kiểm soát không lưu. Chúng tôi đã đóng cửa đại sứ quán của mình một cách an toàn và điều chuyển các nhà ngoại giao. Sự hiện diện ngoại giao của chúng tôi hiện cũng được củng cố tại sân bay.

Trong những ngày tới, chúng tôi dự định sẽ đưa hàng nghìn công dân Mỹ đang sinh sống và làm việc tại Afghanistan. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ sự ra đi an toàn của các nhân viên dân sự - những nhân viên dân sự của các đồng minh vẫn đang phục vụ tại Afghanistan. Chiến dịch Đồng minh tị nạn, mà tôi đã thông báo hồi tháng 7, đã đưa 2.000 người Afghanistan đủ điều kiện xin thị thực nhập cư đặc biệt và gia đình của họ đến Hoa Kỳ. Trong những ngày tới, quân đội Hoa Kỳ sẽ cung cấp hỗ trợ để di chuyển nhiều người Afghanistan đủ tiêu chuẩn và gia đình của họ ra khỏi Afghanistan.

Chúng tôi cũng đang mở rộng thủ tục để bảo vệ những người Afghanistan dễ bị tổn thương khác, những người làm việc cho đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ và người Afghanistan ở các hãng thông tấn Hoa Kỳ. Tôi biết có những lo ngại về lý do tại sao chúng tôi không bắt đầu sơ tán thường dân Afghanistan sớm hơn. Một phần của câu trả lời là một số người Afghanistan không muốn rời đi sớm hơn, vẫn còn hy vọng vào đất nước của họ. Và một phần là do chính phủ Afghanistan và những người ủng hộ họ không khuyến khích chúng tôi tổ chức một cuộc di cư hàng loạt để tránh gây ra cuộc khủng hoảng niềm tin.

Quân đội Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ này một cách chuyên nghiệp và hiệu quả như những gì họ vẫn làm. Nhưng không phải là không có rủi ro. Khi chúng tôi thực hiện sự ra đi này, chúng tôi đã nói rõ với Taliban: Nếu chúng tấn công nhân viên của chúng tôi hoặc làm gián đoạn hoạt động của chúng tôi, Hoa Kỳ sẽ có mặt nhanh chóng và phản ứng sẽ nhanh chóng, mạnh mẽ. Chúng tôi sẽ bảo vệ người dân của chúng tôi bằng vũ lực tàn khốc nếu cần thiết. Nhiệm vụ quân sự hiện tại của chúng tôi rất ngắn về thời gian, giới hạn về phạm vi và tập trung vào các mục tiêu: Đưa người dân và đồng minh đến nơi an toàn và nhanh chóng nhất. Và một khi chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ này, chúng tôi sẽ kết thúc việc rút quân của mình. Chúng ta sẽ kết thúc cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ sau 20 năm dài đổ máu.

Những sự kiện mà chúng ta đang thấy bây giờ là bằng chứng đáng buồn rằng không có lực lượng quân sự nào có thể mang lại một Afghanistan ổn định, thống nhất và an toàn, đất nước được biết đến trong lịch sử như mồ chôn các đế chế. Những gì đang xảy ra bây giờ có thể dễ dàng xảy ra cách đây 5 năm hoặc 15 năm trong tương lai. Chúng tôi phải thành thật mà nói, sứ mệnh của chúng tôi ở Afghanistan đã có nhiều sai lầm trong hai thập niên qua.

Tôi hiện là tổng thống Mỹ thứ tư chủ trì cuộc chiến ở Afghanistan. Hai tổng thống Dân chủ và hai Cộng hòa. Tôi sẽ không chuyển trách nhiệm này cho tổng thống thứ năm. Tôi sẽ không đánh lừa người dân Mỹ khi tuyên bố rằng chỉ cần thêm một chút thời gian ở Afghanistan sẽ tạo nên sự khác biệt. Tôi cũng sẽ không lảng tránh trách nhiệm của mình cho vị trí hôm nay và cách ta phải đi tiếp từ nay. Tôi là tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, và tôi có trách nhiệm cao nhất.

Tôi vô cùng đau buồn trước những thực tế mà chúng ta đang phải đối mặt. Nhưng tôi không hối hận về quyết định chấm dứt cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan và duy trì sự tập trung vào sứ mệnh chống khủng bố, ở đó và các khu vực khác trên thế giới. Nhiệm vụ của chúng tôi là làm giảm mối đe dọa khủng bố của Al Qaeda ở Afghanistan và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden đã thành công. Nỗ lực kéo dài hàng thập niên để vượt qua hàng thế kỷ lịch sử, thay đổi vĩnh viễn và tái tạo Afghanistan đã không thành công, và tôi tin rằng điều đó không bao giờ có thể làm được.

Tôi không thể và sẽ không yêu cầu quân đội chiến đấu liên tục trong cuộc nội chiến của một quốc gia khác, nhận lấy thương vong, chịu những thương tích nguy hiểm đến tính mạng, khiến gia đình tan nát vì đau thương và mất mát. Đây không phải là lợi ích an ninh quốc gia. Nó không phải là những gì người dân Mỹ muốn. Đó không phải là điều mà quân đội ta đã hy sinh hai thập niên qua đáng được hưởng. Tôi đã cam kết với người dân Mỹ khi tranh cử tổng thống rằng tôi sẽ chấm dứt sự can dự quân sự của Mỹ ở Afghanistan. Mặc dù nó rất khó và lộn xộn và, còn lâu mới hoàn hảo, nhưng tôi đã làm đúng cam kết đó.

Quan trọng hơn, tôi đã cam kết với những người đàn ông và phụ nữ dũng cảm phục vụ quốc gia này rằng tôi sẽ không yêu cầu họ tiếp tục liều mạng trong một hành động quân sự lẽ ra đã kết thúc từ lâu. Lãnh đạo của chúng ta đã làm điều đó ở Việt Nam khi tôi còn là một thanh niên. Nhưng tôi sẽ không làm điều đó ở Afghanistan.

Tôi biết quyết định của mình sẽ bị chỉ trích. Nhưng tôi thà nhận tất cả những lời chỉ trích đó hơn là chuyển quyết định này cho một tổng thống khác của Hoa Kỳ, người thứ năm. Bởi vì đó là quyết định phù hợp, đó là quyết định đúng đắn cho dân tộc ta. Sự lựa chọn phù hợp cho các thành viên dũng cảm của chúng tôi, những người đã liều mạng sống để phục vụ đất nước. Và đó là lựa chọn phù hợp cho nước Mỹ.

Cảm ơn các bạn. Cầu xin Thượng đế bảo vệ quân đội của chúng ta, các nhà ngoại giao của chúng ta và tất cả những người Mỹ dũng cảm đang phục vụ nơi hiểm nguy.

Kiểm chứng phát biểu của Joe Biden về Afghanistan

Tổng thống Biden

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Biden

Trong bài phát biểu vào tối thứ Hai 16/8, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đưa ra một loạt khẳng định về chính sách của Mỹ ở Afghanistan và lý do đằng sau quyết định rút quân.

Kabul chưa đánh đã hàng, có giống Chiến tranh Việt Nam?

BBC News đã kiểm tra một số tuyên bố của ông, so sánh với những tuyên bố trước đó của ông về Afghanistan và tình hình thực tế.

'Nhiệm vụ của chúng tôi ở Afghanistan không bao giờ là xây dựng đất nước.'

Tổng thống Biden nhấn mạnh mục đích đằng sau sự can thiệp của Mỹ vào Afghanistan là "ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố vào quê hương Mỹ" và "không bao giờ là tạo ra một nền dân chủ tập trung thống nhất".

Điều này rõ ràng mâu thuẫn với những lập trường trước đây của ông về mục tiêu của Mỹ ở Afghanistan.

Khi bắt đầu cuộc xung đột vào năm 2001, ông Biden là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, ông đã vạch ra mục đích lâu dài của sự can thiệp quân sự của Mỹ, nói rằng: "Hy vọng của chúng tôi là sẽ thấy một chính phủ tương đối ổn định ở Afghanistan, một chính phủ ... cung cấp nền tảng cho việc tái thiết đất nước trong tương lai."

Và một lần nữa, vào năm 2003 - trong một trích dẫn khác, được trang web Politico chỉ ra - ông nói rằng "nếu không phải là xây dựng quốc gia thì sẽ là sự hỗn loạn, tạo ra những lãnh chúa khát máu, những kẻ buôn ma túy và những kẻ khủng bố".

Lực lượng Hoa Kỳ ở Afghanistan

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Lực lượng Hoa Kỳ ở Afghanistan

'Tôi biết có những lo ngại về việc tại sao chúng tôi không bắt đầu sơ tán dân thường Afghanistan sớm hơn. Một phần của câu trả lời là một số người Afghanistan không muốn rời đi sớm hơn, vẫn còn hy vọng vào đất nước của họ.'

Việc chuyển giao quyền lực nhanh chóng cho Taliban khiến nhiều người Afghanistan bất ngờ, không cho họ đủ thời gian để thực hiện kế hoạch rời khỏi đất nước.

Tuy nhiên, rất nhiều người trước đó mong có chương trình thị thực Hoa Kỳ cho những người đang đối mặt với nguy hiểm ở Afghanistan và kế hoạch này đã bị cản trở bởi sự chậm trễ.

Ước tính có khoảng 18.000 ứng viên bị kẹt trong hồ sơ tồn đọng, ảnh hưởng đến hàng nghìn người thân của họ.

Khoảng một nửa đã nộp các đơn xin hoàn chỉnh cho trưởng phái bộ Hoa Kỳ tại Afghanistan và số còn lại vẫn chưa cung cấp được đầy đủ hồ sơ.

Ủy ban Cứu hộ Quốc tế cho biết: "Việc tồn đọng trong hệ thống có nghĩa là một người nộp đơn Afghanistan sẽ mất từ hai đến ba năm hoặc hơn để có thể tới Mỹ."

Trong bài phát biểu của mình, ông Biden lưu ý 2.000 người Afghanistan và gia đình của họ đủ điều kiện để được cấp thị thực nhập cư đặc biệt cho đến nay đã đến Mỹ, và còn nhiều người khác sẽ đến.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng, Quốc hội đã thông qua dự luật tăng số lượng thị thực lên 8.000, và một kế hoạch định cư người tị nạn đã được mở rộng.

Lực lượng Hoa Kỳ với phiên dịch Afghanistan

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Lực lượng Hoa Kỳ với phiên dịch Afghanistan

'Các nhà lãnh đạo chính trị của Afghanistan đã bỏ cuộc và bỏ chạy khỏi đất nước.'

Tổng thống Ashraf Ghani đã bỏ chạy cùng với các phụ tá của mình, trước khi Taliban tiến vào Kabul, mặc dù đã nhiều lần tuyên bố sẽ ở lại.

Nhưng vẫn còn các nhà lãnh đạo chính trị khác ở lại.

Cựu Tổng thống Hamid Karzai, người phục vụ từ năm 2001 đến năm 2014, xuất hiện trong một đoạn video với các con gái của mình, trong đó ông nói rằng ông đang ở Kabul và kêu gọi lực lượng chính phủ và Taliban bảo vệ dân thường.

Ông Karzai cho biết tất cả các nhà lãnh đạo chính trị trong nước sẽ làm việc để giải quyết các vấn đề một cách hòa bình và yêu cầu mọi người kiên nhẫn.

Phó Tổng thống đầu tiên của Afghanistan, Amrullah Saleh, hiện cũng đang ở trong nước, cùng với các nhà lãnh đạo khác như Ahmad Massoud, con trai của nhà lãnh đạo quân sự chống Liên Xô Ahmad Shah Massoud.

Và Yalda Hakim của BBC News đã tiết lộ các nhà lãnh đạo chính trị hiện đang có mặt ở Afghanistan đang thành lập một liên minh chống Taliban.

Nguồn gốc Taliban, làm thế nào ‘thắng Mỹ’?

Afghan Taliban fighters and villagers attend a gathering as they celebrate the peace deal signed between US and Taliban in Laghman Province, Alingar district o­n March 2, 2020.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Năm 2001, Taliban bị lực lượng do Hoa Kỳ dẫn đầu tước bỏ quyền lực tại Afghanistan, nhưng mấy tháng gần đây phe này đã tiến hành các cuộc tấn công và nay đang giành lại quyền lực.

Trong khi Hoa Kỳ chuẩn bị hoàn tất việc rút quân khỏi đây vào ngày 11/9 sau hai thập niên giao tranh, Taliban hôm 15/8 đã chiếm được các thành phố lớn và cả thủ đô Kabul.

Taliban đã có các cuộc đàm phán trực tiếp với Hoa Kỳ từ 2008, và vào tháng 2/2020 hai bên đã đạt thoả thuận hoà bình tại Doha, với cam kết Hoa Kỳ sẽ rút quân và còn phe Taliban không tấn công lực lượng Hoa Kỳ.

< iframe src="https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-58224672/p09sdv3g/vi" title="Media player" allow="autoplay" scrolling="no" allowfullscreen="" class="bbc-sd0it0 e7h5is90" style="box-sizing: inherit; border-width: 0px; border-style: initial; left: 0px; overflow: hidden; position: absolute; top: 0px; width: 645.26px; height: 362.951px;">< /iframe>
Chụp lại video,

Dân Afghanistan hoảng loạn bỏ chạy bất chấp hứa hẹn của 'đầy tớ' Taliban

Cạnh đó là những hứa hẹn khác, gồm việc không cho phép al-Qaeda hay các lực lượng dân quân khác hoạt động tại các khu vực do Taliban kiểm soát, và tiến hành các cuộc đàm phán hoà bình trong nước.

Nhưng ngay trong năm sau, Taliban đã tiếp tục tấn công vào lực lượng an ninh và thường dân Afghanistan và nhanh chóng tiến quân trên khắp cả nước.

Lên nắm quyền

Taliban, tức là "sinh viên" trong tiếng Pashtun, nổi lên vào đầu những năm 1990s tại miền bắc Pakistan, sau khi quân đội Liên Xô rút khỏi Afghanistan.

Người ta tin rằng phong trào, vốn gồm chủ yếu là người Pashtun, xuất hiện đầu tiên từ các chủng viện tôn giáo - phần lớn được tài trợ bằng tiền từ Ả Rập Saudi - nơi rao giảng dòng Hồi giáo Sunni có đường lối cứng rắn.

Hứa hẹn của Taliban - tại khu vực người Pashtun sinh sống, nằm giữa Pakistan và Afghanistan - là một khi lên cầm quyền sẽ phục hồi hòa bình và an ninh, và thực thi Sharia, hay luật Hồi giáo khắc khổ của riêng họ.

BBC
1px transparent line

Từ vùng tây nam Afghanistan, Taliban nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng.

Tháng 9/1995, họ chiếm được tỉnh Herat, giáp biên giới Iran, và đúng một năm sau họ chiếm thủ đô Kabul của Afghanistan, lật đổ chính quyền của Tổng thống Burhanuddin Rabbani - một trong những người sáng lập phong trào mujahideen Afghanistan chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô.

Tới năm 1998, Taliban nắm quyền kiểm soát trên gần 90% đất nước Afghanistan.

Người dân Afghanistan, vốn mệt mỏi vì sự cực đoan của phong trào mujahideen và cuộc nội chiến sau khi quân Liên Xô bị đẩy đi, đã chào đón Taliban khi phe này mới xuất hiện.

Việc họ lúc đầu được ưa chuộng chủ yếu là do đã thành công trong việc dẹp bỏ tham nhũng, kiềm chế được tình trạng hỗn loạn vô thiên vô pháp, khiến cho đường xá và các khu vực dưới sự kiểm soát của họ trở nên an toàn để thương mại phát triển tốt.

Nhưng Taliban cũng áp dụng hoặc ủng hộ các hình phạt theo cách giải thích rất hà khắc của họ về luật Sharia- như hành quyết công khai những người bị kết án vì tội giết người hay ngoại tình, và chặt tay chân những người bị kết án tội ăn cắp. Đàn ông bị buộc phải để râu còn phụ nữ phải choàng khăn burka trùm kín từ đầu tới chân.

Taliban còn cấm truyền hình, âm nhạc, điện ảnh, và không cho phép các bé gái 10 tuổi trở lên được tới trường đi học.

Taliban bị cáo buộc vi phạm một loạt các quyền về văn hoá và con người. Một ví dụ nổi tiếng là vào năm 2001 khi Taliban phá huỷ tượng phật Bamiyan Buddha nổi tiếng tại miền trung Afghanistan, bất chấp sự phẫn nộ quốc tế.

Taliban gumen control Kandahar-Herat Highway, near Kandahar city, 31 October 2001

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Các tay súng Taliban kiểm soát xa lộ Kandahar-Herat gần thành phố Kandahar, 31/10/2001

Pakistan vẫn lặp lại phủ nhận họ là người kiến tạo lực lượng Taliban, nhưng một điều ít ai hoài nghi là nhiều người Afghanistan đầu tiên tham gia phong trào này đã được đào tạo tại các các trường tôn giáo (madrassa) ở Pakistan.

Pakistan cũng là một trong ba nước duy nhất, cùng với Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập (UAE), đã công nhận Taliban khi phe này lên nắm quyền tại Afghanistan. Pakistan cũng là quốc gia cuối cùng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Taliban.

Đã có lúc Taliban doạ sẽ gây bất ổn cho Pakistan từ các khu vực mà họ kiểm soát ở mạn tây bắc. Một trong những vụ tấn công nổi tiếng nhất và bị quốc tế lên án trong số các vụ tấn công của Taliban tại Pakistani xảy ra vào tháng 10/2012, khi nữ sinh Malala Yousafzai bị bắn khi đang trên đường về nhà ở thị trấn Mingora.

Tuy nhiên, hai năm sau, một cuộc tấn công quân sự lớn diễn ra sau vụ thảm sát tại trường học ở Peshawar đã làm giảm đáng kể ảnh hưởng của phe này tại Pakistan. Ít nhất ba nhân vật chủ chốt người Pakistan của Taliban đã bị giết trong các cuộc không kích không người lái của Hoa Kỳ vào năm 2013, trong đó có Hakimullah Mehsud, người đứng đầu nhóm này.

Pakistani schoolgirl Malala Yousafzai was shot by Taliban gunmen in October 2012

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Nữ sinh và nhà hoạt động nhân quyền Malala Yousafzai bị các tay súng Taliban bắn hồi 10/2012

'Nơi ẩn náu' của Al-Qaeda

Thế giới chú ý tới Taliban tại Afghanistan khi xảy ra vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York hôm 11/9/2001.

Taliban bị cáo buộc đã cung cấp nơi ẩn náu cho các nghi phạm chính - Osama Bin Laden và phong trào al-Qaeda của ông này.

Ngày 7/10/2001, một liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành các cuộc tấn công vào Afghanistan, và tới tuần đầu tháng 12, chính quyền Taliban sụp đổ. Lãnh tụ Taliban khi đó, Mullah Mohammad Omar, và các nhân vật cao cấp khác, trong đó có Bin Laden, đã trốn thoát bất chấp một trong những cuộc truy lùng lớn nhất thế giới.

Nhiều lãnh đạo cao cấp của Taliban được cho là đã ẩn náu tại thành phố Quetta của Pakistan, và từ đó họ tiếp tục dẫn dắt phe Taliban. Nhưng chính phủ Pakistan bác bỏ sự tồn tại của tổ chức được mệnh danh là "Quetta Shura" này.

Bất chấp số lượng quân nước ngoài ngày càng cao, Taliban đã dần dần giành lại và mở rộng ảnh hưởng của họ tại Afghanistan, dẫn tới tình trạng những vùng rộng lớn của nước này trở nên bất ổn và bạo loạn trở lại ở mức độ chưa từng có kể từ năm 2001.

Đã xảy ra nhiều cuộc tấn công của Taliban vào Kabul và vào tháng 9/2012, Taliban tiến hành một cuộc đột kích lớn vào căn cứ Camp Bastion của Nato.

Pakistani Taliban commander Hakimullah Mehsud speaks to a group of media representatives in the Mamouzai area

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP

Chụp lại hình ảnh,

Lãnh đạo người Palistan của Taliban là Hakimullah Mehsud bị giết chết trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ hồi 2013

Đã từng có hy vọng là có thể đạt được hoà bình qua thương thuyết vào năm 2013 khi Taliban tuyên bố sẽ mở văn phòng tại Qatar. Nhưng tất cả các bên vẫn tiếp tục vô cùng không tin cậy nhau, và bạo lực vẫn tiếp diễn.

Vào tháng 8/2015, Taliban thừa nhận suốt hơn hai năm trời họ giấu kín về cái chết của ông Mullah Omar mà tin tức nói là đã chết tại một bệnh viện ở Pakistan do có vấn đề về sức khoẻ.

Tháng sau đó, Taliban cho biết họ đã bỏ sang một bên những đấu đá nội bộ kéo dài nhiều tuần và tập hợp lại quanh một vị lãnh đạo mới, ông Mullah Mansour, người từng là phó của ông Mullah Omar.

Cũng vào khoảng thời gian này, lần đầu tiên kể từ sau thất bại của họ hồi 2001, Taliban chiếm được thủ phủ một tỉnh, giành quyền kiểm soát thành phố Kunduz có tầm quan trọng chiến lược.

Vào tháng 5/2016, Mullah Mansour bị giết trong một vụ không kích không người lái của Hoa Kỳ. Người phó của ông này là Mawlawi Hibatullah Akhundzada lên thay, và hiện vẫn đang lãnh đạo Taliban.

Ngày rút quân tới gần

Trong năm kế tiếp, thoả thuận hoà bình giữa Hoa Kỳ và Taliban đạt được vào tháng 2/2020 - kết quả của một thời gian dài đàm phán trực tiếp - Taliban dường như đã thay đổi chiến thuật, chuyển từ các cuộc tấn công phức tạp vào các thành phố và các tiền đồn quân sự sang một làn sóng những vụ ám sát có mục tiêu gây kinh hoàng trong dân chúng Afghanistan.

Mục tiêu tấn công là các nhà báo, thẩm phán, các nhà hoạt động vì hoà bình, phụ nữ nắm giữ các vị trí có quyền lực, và điều này dường như cho thấy Taliban không thay đổi tư tưởng cực đoan của họ mà chỉ thay đổi chiến lược.

Bất chấp những quan ngại sâu sắc từ các viên chức Afghanistan về tình thế mong manh của chính phủ khi đối mặt với Taliban mà không có sự hỗ trợ của quốc tế, Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden, tuyên bố hồi tháng 4/2021 rằng tất cả các lực lượng của Hoa Kỳ sẽ rời khỏi đất nước này vào ngày 11/9 - hai thập niên kể từ ngày Trung tâm Thương mại Thế giới bị tấn công.

Sau đó, ông đổi ngày rút quân thành ngày 31 tháng 8.

Biden

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố trong tháng 4/20121 rằng toàn bộ các lực lượng Hoa Kỳ sẽ rời khỏi Afghanistan chậm nhất là ngày 11/9/2021

Tồn tại dai dẳng hơn cả một siêu cường qua hai thập niên chiến tranh, Taliban bắt đầu chiếm những vùng lãnh thổ rộng lớn, một lần nữa đe doạ lật đổ chính phủ tại Kabul theo sau việc một thế lực nước ngoài rút đi.

Phe này được cho là có số lượng lớn nhất so với bất kỳ lúc nào khác kể từ khi bị lật đổ hồi năm 2001 - với 85.000 các chiến binh toàn thời gian, theo ước tính mới đây của Nato.

Đợt tiến công này diễn ra còn nhanh hơn tốc độ nhiều người từng lo ngại.

Hồi tháng Sáu, tướng Austin Miller, người chỉ huy các hoạt động do Hoa Kỳ dẫn đầu tại Afghanistan, đã cảnh báo rằng đất nước này có thể đang trên đường tiến tới nội chiến hỗn loạn mà ông gọi là "mối quan ngại cho thế giới ".

Tuy nhiên, Taliban đã có thể chiếm được nhiều thành phố lớn mà không hề phải giao chiến, do lực lượng chính phủ đầu hàng nhằm tránh đổ máu cho dân thường.

Một đánh giá tình báo của Hoa Kỳ đưa ra cũng trong tháng đó được cho là đã kết luận rằng chính phủ Afghanistan có thể sẽ sụp đổ trong vòng sáu tháng kể từ khi quân đội Mỹ rút đi.

(BBC)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 699 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 537 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 487 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 180 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 142 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 82 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 81 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 65 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 25 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 10 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.