Nhân loại phải đánh TQ vì Covid là vũ khí sinh học diệctchủng do TQ tạo ra để tiêu diệt nhân loại độc chiếm địa cầu
26.07.2021 04:56
Chuyên gia Mỹ chỉ trích Trung Quốc vì từ chối điều tra nguồn gốc Covid-19 vì sợ tìm ra manh mối đây là âm mư tiêu diệt nhân loại trong chương trình vũ khí sinh học của TQ
Dân trí
Giới chuyên gia cho rằng một cuộc điều tra toàn diện tại Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguồn gốc của Covid-19, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.
Nhấn để phóng to ảnh
Các chuyên gia WHO đến Viện Virus học Vũ Hán ở Trung Quốc vào tháng 2 (Ảnh: Reuters).
Theo hãng tin Politico, các chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ cảnh báo rằng, việc Trung Quốc từ chối kế hoạch của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về cuộc điều tra giai đoạn 2 bên trong lãnh thổ nước này nhằm làm rõ nguồn gốc của đại dịch Covid-19 sẽ cản trở thế giới tiếp cận dữ liệu quan trọng, đồng thời gây khó khăn cho việc đối phó với các đại dịch trong tương lai.
"Chúng ta đã có 2 đại dịch liên quan tới virus corona xuất phát từ Trung Quốc và nhiều khả năng chúng ta sẽ phải đối mặt với một đại dịch virus corona khác từ Trung Quốc. Vì vậy, một cuộc điều tra tại Trung Quốc là cơ hội tốt nhất để chúng ta giải quyết vấn đề này. Chúng ta không thể làm điều này nếu không đến Trung Quốc. Không có cách nào để tìm hiểu tận gốc vấn đề này từ khoảng cách hàng nghìn km", Peter Hotez, trưởng khoa Y học Nhiệt đới Quốc gia tại Đại học Y Baylor ở Houston, Mỹ cho biết.
Bắc Kinh đã phản bác việc cộng đồng quốc tế "chĩa mũi dùi" vào Trung Quốc như một nơi được xem là nguồn gốc của Covid-19. Thay vào đó, Trung Quốc nhấn mạnh rằng Covid-19 "có nhiều nguồn gốc và bùng phát ở nhiều nơi".
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus gần đây đã đề xuất kế hoạch giai đoạn 2 của cuộc điều tra về nguồn gốc Covid-19, trong đó có việc kiểm tra các phòng thí nghiệm và các cơ sở nghiên cứu tại khu vực xuất hiện những ca mắc Covid-19 đầu tiên vào tháng 12/2019. Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Zeng Yixin tuyên bố Bắc Kinh không chấp nhận một kế hoạch như vậy.
Nhóm chuyên gia của WHO từng tới Vũ Hán hồi đầu năm để tiến hành cuộc điều tra về nguồn gốc Covid-19. Cuộc điều tra sau đó kết luận, giả thuyết virus "rò rỉ từ phòng thí nghiệm" rất khó xảy ra.
Theo Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh Truyền nhiễm tại Đại học Minnesota và là thành viên ban cố vấn về virus corona của Tổng thống Joe Biden trước khi ông nhậm chức, phản ứng của Trung Quốc là không có cơ sở.
"Tôi nghĩ những gì WHO đề xuất là hoàn toàn hợp lý. Việc từ chối như vậy khiến mọi người nghi ngờ đây là một loại virus do con người tạo ra với sự phát tán có chủ đích", ông Osterholm nói, đồng thời lập luận rằng việc Trung Quốc từ chối cuộc điều tra sẽ thúc đẩy suy đoán thuyết âm mưu về việc virus xuất hiện ở Trung Quốc.
Chris Beyrer, giáo sư về sức khỏe cộng đồng tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, gọi việc Trung Quốc từ chối điều tra là động thái "rất có vấn đề". Chuyên gia Beyrer cho rằng hành động của Trung Quốc nhằm ngăn chặn thông tin tiêu cực về nguồn gốc Covid-19.
Việc Trung Quốc từ chối đề xuất về một cuộc điều tra nguồn gốc virus đã vấp phải nhiều chỉ trích tại Quốc hội Mỹ. Nghị sĩ Ami Bera, chủ tịch Tiểu ban châu Á, Thái Bình Dương, Trung Á và Không phổ biến vũ khí hạt nhân, nói với Politico rằng động thái của Trung Quốc là "không thể chấp nhận được". Nghị sĩ Bera yêu cầu một bản "phân tích toàn diện, minh bạch và độc lập về nguồn gốc của Covid-19".
Các quan chức của Liên Hợp Quốc cũng đề nghị Trung Quốc hợp tác với WHO trong cuộc điều tra giai đoạn 2 về nguồn gốc Covid-19. Achim Steiner, lãnh đạo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, thừa nhận Tổng giám đốc WHO phải thực hiện một bước đi khó khăn khi kêu gọi Trung Quốc tham gia cuộc điều tra Covid-19 vào một "thời điểm rất bất ổn" trong quan hệ giữa Bắc Kinh với các cường quốc, bao gồm Mỹ và Liên minh Châu Âu.
Thành Đạt
Theo Politico
Dịch Covid-19: Vì sao virus SARS-CoV-2 bị nghi ngờ là vũ khí sinh học?
LÊ NGỌC
Baoquocte.vn. TGVN. Dù tin hay không các thuyết âm mưu cho rằng, virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19, có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm thì việc xem xét khả năng virus này có tạo ra cái gọi là vũ khí sinh học “tốt” hay không là điều đáng làm.
Covid-19 đã cung cấp nhiều bài học trong việc chuẩn bị ứng phó dịch bệnh cũng như chiến tranh sinh học. (Nguồn: Espace-Social)
Trong quá khứ, nhiều quốc gia trên thế giới (như Mỹ, Iraq, Liên Xô, Vương quốc Anh, Nhật Bản và Canada) từng có chương trình vũ khí sinh học và một số quốc gia khác (Trung Quốc, Triều Tiên và Iran) bị nghi ngờ đang tiếp tục phát triển loại vũ khí này.
Sức tàn phá khủng khiếp
Chiến tranh sinh học bao gồm việc sử dụng các mầm bệnh truyền nhiễm hoặc độc tố từ các sinh vật sống để gây ra cái chết hoặc tàn tật ở người, động vật hoặc thực vật. Việc sử dụng vũ khí có thể bao gồm đơn giản gây ô nhiễm nguồn nước của đối phương bằng phân hoặc xác chết, hay rải mầm bệnh một cách tinh vi trên chiến trường.
Mặc dù chúng ta thường coi con người là mục tiêu, vũ khí sinh học cũng có thể được sử dụng với những tác động kinh tế tàn phá đối với động vật hoặc thực vật, ví dụ "tấn công" việc chăn nuôi gia súc, hoặc cánh đồng lúa mì của để làm gián đoạn việc cung cấp lương thực thực phẩm của đối phương.
Mặc dù có hàng ngàn mầm bệnh ảnh hưởng lên con người, nhưng chỉ có một số ít mầm bệnh có thể trở thành vũ khí “tốt”. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã xếp các tác nhân đe dọa cao nhất đối với khủng bố sinh học vào "Loại A." Các bệnh trong danh mục này có khả năng gây thiệt hại lớn về sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi phải đầu tư các biện pháp ứng phó.
Nhiều cái tên trong danh sách có thể dễ dàng nhận ra vì những thiệt hại mà chúng đã gây ra cho loài người trong nhiều thế kỷ: bệnh than, bệnh dịch hạch, bệnh đậu mùa, bệnh sốt xuất huyết, các loại bệnh do virus gây ra (bao gồm cả virus Ebola và Marburg)…
Những đặc tính đáng lưu ý
Một số tác nhân được liệt kê ở trên sở hữu một số đặc tính nhất định được coi là “tiềm năng” trở thành một loại vũ khí. Các nhà khoa học Liên Xô đã thiết lập một hệ thống tính điểm cho những đặc tính này. Dưới đây là những đặc tính đó và liên hệ cụ thể với SARS-CoV-2.
Dễ dàng tiếp cận: Ngoại trừ bệnh đậu mùa đã bị tiêu diệt và hiện được niêm phong trong tủ đông lạnh tại CDC ở Atlanta và ở Nga, tất cả các mối đe dọa loại A đều tương đối dễ dàng có được. Trong đó chắc chắn có trường hợp của SARS-CoV-2, hiện có sẵn trên toàn thế giới.
Dễ sản xuất: Hầu hết các tác nhân loại A có thể được sản xuất với số lượng lớn để có thể được rải trên chiến trường hoặc khu dân cư lớn. Chế tạo vũ khí sinh học yêu cầu công nghệ lên men (tương tự như những gì được sử dụng để sản xuất bia) hoặc sản xuất bằng nuôi cấy tế bào. Các loại virus như SARS-CoV-2 khó phát triển hơn vi khuẩn (như bào tử bệnh than), nhưng vẫn có thể làm được.
Ổn định trong không khí: Đây là đặc tính quan trọng của vũ khí sinh học để nó được sử dụng trên chiến trường hoặc chống lại một lượng lớn dân chúng (mặc dù không quan trọng đối với các cuộc tấn công nhỏ hơn hoặc cho mục đích ám sát). SARS-CoV-2 không đạt tiêu chí này. Mặc dù nó có vẻ lây lan rất hiệu quả trong môi trường kín, nhưng có vẻ không tồn tại tốt ở ngoài trời, đặc biệt là dưới ánh sáng Mặt trời.
Chỉ cần một lượng nhỏ có thể lan truyền rộng: Nếu chỉ cần một số lượng nhỏ virus, vi khuẩn hoặc nấm cũng có thể khiến dịch bệnh lan rộng, thì đó là yếu tố lý tưởng để chế tạo vũ khí sinh học với mục tiêu bao phủ một khu vực lớn. Hiện vẫn chưa chắc chắn về khả năng lây nhiễm của SARS-CoV-2 như thế nào.
Tỷ lệ số người nhiễm virus mắc bệnh: Một khía cạnh quan trọng của bất kỳ loại vũ khí nào là khả năng dự đoán. Nếu chỉ một số ít người bị nhiễm bệnh thì tác động của mầm bệnh không đủ tin cậy để sử dụng như vũ khí. Virus SARS-CoV-2 có thể không được đánh giá cao về yếu tố này. Một tỷ lệ cao, lên đến 40% hoặc hơn, dường như bị nhiễm bệnh mà không biểu hiện triệu chứng. Ngoài ra, các cá nhân từ 18-24 tuổi, chiếm tỷ lệ lớn trong quân đội, có thể chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Điều đó có nghĩa là, không thể "rải" virus SARS-CoV-2 để làm yếu lực lượng của đối phương.
Người dùng vũ khí sinh học có thể được bảo vệ: Việc sử dụng vũ khí sinh học có thể không thể dự đoán trước được. Đặt trường hợp bên tấn công thả "vũ khí" trong không khí và gió thổi sai hướng, lực lượng của chính bên đó có thể bị nhiễm. Do đó, cần phải có vaccine hoặc phương pháp điều trị để bảo vệ lực lượng của mình. Hiện tại chưa có vaccine phòng Covid-19. Mặc dù gần đây Nga đã công bố họ có vaccine, nhưng hiệu quả bảo vệ con người khỏi lây nhiễm chưa được kiểm chứng.
Gây ra tâm lý hoảng sợ: Có thể hiệu quả nếu mục đích sử dụng chỉ là gây ra sự hoảng loạn từ một mối đe dọa. Tất cả mọi người đều sợ bị lây nhiễm, từ nơi ở, làm việc, trường học hoặc ở các khu vực công cộng khác, vì vậy virus SARS-CoV-2 nhận được điểm cộng cho khả năng này.
Lây nhiễm có thể là một con dao hai lưỡi: Sau khi được sử dụng, vũ khí sinh học có thể là “món quà khủng khiếp” khi nó lan truyền quá nhanh và nguy hiểm cho quân đội và quốc gia đối phương. Tuy nhiên, với khả năng này mầm bệnh hoàn toàn có thể lây trở lại quốc gia đã phát tán ra nó, nếu không có biện pháp đề phòng trừ. Chúng ta đã tận mắt chứng kiến thách thức này với SARS-CoV-2 và phải khó khăn như thế nào để ngăn chặn một khi nó xâm nhập vào xã hội.
Bị động bởi SARS-CoV-2
Nhìn chung, virus SARS-CoV-2 có một số đặc tính “mong muốn” của một loại vũ khí sinh học, nhưng có lẽ không đủ để khiến nó trở thành một lựa chọn tốt cho các mục đích quân sự. Bất chấp điều đó, SARS-CoV-2 chắc chắn đã nhắc nhở chúng ta về sự dễ bị tổn thương của xã hội đối với một mầm bệnh mới và đại dịch có khả năng khủng khiếp như thế nào, khi chúng ta hàng ngày vẫn đang tiếp tục phải chứng kiến toàn bộ thế giới vật lộn để ngăn chặn.
Một điều quan trọng khác mà đại dịch Covid-19 đã chứng minh là một khi mất kiểm soát thì hậu quả không thể đoán định được. Đây là một trong những lý do khiến Tổng thống Mỹ Nixon ngừng chương trình phát triển vũ khí sinh học vào năm 1969 và quyết định chỉ tập trung vào các biện pháp phòng chống.
Thực tế cho thấy, việc phải đối mặt với những loại thử thách dạng này chỉ là vấn đề thời gian. Bởi vậy, bây giờ là lúc để con người cần sớm khắc phục những lỗ hổng trong việc chuẩn bị và khả năng ứng phó với những đại dịch tiếp theo có thể ập đến bất cứ lúc nào. Thời gian đang không ủng hộ loài người..
LIỆU COVID-19 CÓ PHẢI LÀ VŨ KHÍ SINH HỌC DO TRUNG QUỐC PHÁT TRIỂN?
Rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, dựa trên các nghiên cứu của mình đã cho rằng virus Covid-19 xuất phát từ quá trình tiến hóa tự nhiên chứ không phải là từ phòng thí nghiệm.
Nghi ngờ nguồn gốc của virus Covid-19
Trong một bài báo mới được đăng trên diễn đàn khoa học trực tuyến Virological cách đây vài ngày, một nhóm các nhà khoa học hàng đầu thế giới gồm W. Ian Lipkin từ Đại học Columbia, Edward Holmes từ Đại học Sydney và Kristian Andersen từ viện nghiên cứu Scripps Research cho rằng virus Covid-19 xuất hiện từ quá trình tiến hóa tự nhiên và không phải là kết quả trong phòng thí nghiệm.
Tuy nhiên, bất chấp các nỗ lực của một số nhà khoa học chứng minh Covid-19 xuất phát từ tự nhiên thì nhiều thuyết âm mưu cho rằng nó do người Trung Quốc tạo ra. Hầu hết những tin đồn và thuyết âm mưu đó đều khẳng định loại virus trên xuất phát từ Viện virus học Vũ Hán, nơi các nhà nghiên cứu quả thật đang xây dựng một trong những cơ sở dữ liệu lớn nhất về virus liên quan đến dơi. Thật trùng hợp, người đầu tiên được xác định nhiễm virus Covid-19 lại liên quan trực tiếp đến loài dơi.Những thuyết âm mưu trên đã khiến nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện virus học Vũ Hán - Shi Zhengli phải đăng 1 bài viết trên mạng xã hội Wechat với nội dung: 'Tôi thề với cuộc đời, loại virus đó (Covid-19) chẳng liên quan gì đến phòng thí nghiệm'.
Tuy nhiên, có vẻ bài viết đó chẳng ngăn được tin đồn. Ở Mỹ, thượng nghị sĩ Tom Cotton cho rằng Phòng thí nghiệm an toàn sinh học Quốc gia Vũ Hán, tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc là nguồn xuất phát của virus Covid-19. Ông cho rằng phòng thí nghiệm này nằm ngay gần chợ hải sản Hoa Nam - nơi được giới chuyên gia cho rằng là nguồn gốc phát tán của loại virus nguy hiểm nói trên.
Trên mạng xã hội xuất hiện một loạt thuyết âm mưu cho rằng virus Covid-19 bị lọt ra ngoài và gây nguy hiểm cho con người từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán sau một tai nạn. Thậm chí, 2 tờ báo rất nổi tiếng là The Washington Times (Mỹ) và Daily Mail (Anh) còn loan tin loại virus này là vũ khí sinh học do Trung Quốc phát triển.
Sau đó, một loạt các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới đã lên tiếng bác bỏ tin đồn virus Covid-19 là do con người tạo nên. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ - ông Thôi Thiên Khải cũng bác bỏ thuyết âm mưu về virus Covid-19 và cho rằng tin giả chính là một trong những nguyên nhân gây cản trở nỗ lực dập dịch bệnh.
Các nghiên cứu mới nhất
Tuy nhiên, trong những nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã dựa trên dữ liệu trình tự bộ gen của Covid-19 và các chủng Coronavirus khác đã biết. Điều này nhằm xác định những chỉ số chính trong quá trình phát triển cấu trúc của virus nguy hiểm nói trên.
Theo đó, nghiên cứu cho thấy virus Covid-19 có liên hệ với tế bào trong cơ thể con người nhưng không thể tạo ra trong phòng thí nghiệm mà chỉ có thể là quá trình của sự tiến hóa tự nhiên. Nếu nó được con người thiết kế để bám lấy cơ thể người thì sẽ đi theo một cách khác.
Giáo sư Roy Hall đến từ Đại học Queensland - một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực virus nhưng không tham gia vào nghiên cứu nói trên đã đồng ý với kết luận Covid-19 không thể được tạo ra từ con người. Ông cho biết: 'Rõ ràng Covid-19 là một loại virus phát triển trong tự nhiên. Các quan điểm cho rằng nó được phát triển trong phòng thí nghiệm là không có cơ sở'.
Phân tích của một số nhà khoa học khác cũng chỉ ra rằng virus Covid-19 là kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên. Trevor Bedford - một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson (Mỹ) cũng cho rằng loại virus nguy hiểm nói trên là kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên.
Tuy nhiên, dù các nghiên cứu trên đến từ các nhà khoa học hàng đầu thế giới thì cũng chưa thể khẳng định được rằng Covid-19 là kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên hay từ phòng thí nghiệm. Đến giờ, chúng ta mới biết được rằng, những phát biểu có chuyên môn, dựa trên nghiên cứu thực tế đều cho rằng Covid-19 là sản phẩm của quá trình tiến hóa tự nhiên. Còn nghi ngờ về nó là sản phẩm của phòng thí nghiệm chỉ đến từ quan điểm Viện virus học Vũ Hán ngay gần chợ hải sản Hoa Nam - nơi được cho là nguồn gốc phát tán của Covid-19.
Tình báo mới nhất chỉ hướng nguồn gốc COVID-19 là vũ khí sinh học
Nhiều nghiên cứu và tình báo mới nhất đều chỉ hướng nguồn gốc virus corona mới (COVID-19) là vũ khí sinh học. Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi chính quyền ông Biden giải mật thông tin tình báo liên quan, và kêu gọi thế giới lên án ĐCSTQ về vấn đề dịch bệnh.
Báo cáo nguồn gốc virus của phóng viên khoa học tại Mỹ được chú ý
Gần đây, phóng viên khoa học tại Mỹ là Nicholas Wade đã công bố báo cáo nguồn gốc virus COVID-19 trên trang Medium, và đã được nhiều kênh truyền thông chủ lưu trích dẫn. Chỗ có sức thuyết phục nhất của báo cáo này nằm ở chỗ nó đã miêu tả tính không hợp lý về nguồn gốc tự nhiên của virus, liệt kê ra các chứng cứ liên quan, bàn luận ai đã mở Chiếc hộp Pandora ở Vũ Hán.
Báo cáo của ông Nicholas Wade phản bác rằng một nhóm nhà virus học vào ngày 19/2/2020 đã có bài viết trên The Lancet nói rằng: “Chúng tôi cùng nhau mạnh mẽ lên án thuyết âm mưu, những thuyết âm mưu này nói rằng COVID-19 không phải là bắt nguồn từ tự nhiên”. Vừa đúng ngược lại, virus có thể đã thoát ra từ phòng thí nghiệm dẫn đến bùng phát đại dịch, đây không phải là âm mưu. Một tiêu chí của một nhà khoa học ưu tú là họ cần dốc toàn lực để phân biệt điều bản thân biết và không biết, còn tác giả ký tên trong thư đăng trên The Lancet lại đảm bảo với công chúng rằng họ không cách nào chắc chắn rằng đó là sự thực chân thực. Ông Nicholas Wade tiết lộ, thư đăng trên The Lancet là do chủ tịch của Liên minh Sức khỏe Sinh thái tại New York – ông Peter Daszak khởi thảo, tổ chức này tài trợ cho nghiên cứu virus corona của Viện Virus học Vũ Hán, và xung đột lợi ích gay gắt này lại không được nói cho độc giả của The Lancet.
Văn kiện mật của cao tầng quân đội ĐCSTQ: Vũ khí hóa virus corona
Ngày 8/5, tờ báo The Weekend Australian đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ khi điều tra nguồn gốc virus Trung Cộng (COVID-19) vào tháng 5 năm ngoái, đã có được một văn kiện mật của cao tầng quân đội ĐCSTQ viết vào năm 2015. Văn kiện mật này có tên “Khởi nguồn phi tự nhiên của [viêm phổi] phi điển hình (SARS) và loại vũ khí gen virus mới người khống chế người”. Hệ thống theo dõi của Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lực Úc cho thấy, trong 18 tác giả của văn kiện này, có 10 người là nhà khoa học và chuyên gia vũ khí liên quan đến Đại học Quân y Không quân Tây An. Điều này cho thấy từ năm 2015, ĐCSTQ đã có kế hoạch vũ khí hóa virus corona.
Điều đáng nói là, báo cáo mà Đài NBC Mỹ nắm giữ cho thấy, tháng 10/2019, tín hiệu thu phát điện thoại di động tại khu vực gần Viện Virus học Vũ Hán gần như có thời điểm về 0 và giao thông ngừng trệ, nghi ngờ tại đây đã xảy ra “sự cố nguy hiểm”.
ĐCSTQ từng thảo luận việc vũ khí hóa SARS và dự đoán Thế chiến III
Gia tăng nghi ngờ về nguồn gốc virus, Bắc Kinh vắng mặt Hội nghị Vũ khí Sinh học
Theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong lúc toàn cầu đang nghi ngờ về nguồn gốc COVID-19 vào năm ngoái, ĐCSTQ đã hủy bỏ một hội nghị truyền hình với quan chức Mỹ. Hội nghị này có mục đích là thảo luận về việc ĐCSTQ liên quan đến chế tạo vũ khí sinh học một cách bí mật, vi phạm “Công ước cấm vũ khí sinh học” có hiệu lực năm 1975.
Báo cáo vũ khí sinh học phù hợp quy định mới nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ, so sánh với năm ngoái, có thể thấy cách dùng từ đã có thay đổi lớn: trong báo cáo này vào năm 2020, ĐCSTQ tham gia hoạt động ứng dụng quân sự “tiềm ẩn”; còn trong báo cáo năm 2021 đã lược bỏ từ “tiềm ẩn” này. Sự thay đổi này dựa trên tình báo mới nhất của Mỹ liên quan đến nghiên cứu của ĐCSTQ, cho thấy cơ quan tình báo Mỹ đã làm rõ một số vấn đề liên quan đến công tác chiến tranh sinh học bí mật của ĐCSTQ. Nguồn tin tình báo mới này có khả năng là một bác sĩ quân y ĐCSTQ, năm ngoái ông đã mang theo chi tiết về kế hoạch chiến tranh sinh học của Bắc Kinh đào thoát đến một nước ở châu Âu. Tờ Washington Times vào tháng 9 năm ngoái cũng đã đưa tin về sự kiện này.
Đề xuất của thượng nghị sĩ Mỹ yêu cầu ông Biden giải mật tình báo về Phòng Thí nghiệm Vũ Hán
Thượng nghị sĩ Mỹ Josh Hawley và Mike Braun gần đây đã đưa ra một dự luật có tên “Dự luật khởi nguồn COVID-19 năm 2021” (the COVID-19 Origin Act of 2021), yêu cầu ông Biden giải mật tình báo liên quan đến Viện Virus học Vũ Hán và mối liên hệ tiềm ẩn giữa các virus mà các cơ quan tình báo Mỹ thu thập được cho đến nay.
Dự luật này viết: “Giám đốc Tình báo quốc gia cần giải mật và cung cấp cho công chúng các thông tin về khởi nguồn COVID-19 nhiều nhất có thể, để Mỹ và các quốc gia cùng chung cùng chung chí hướng có thể xác định khởi nguồn COVID-19 nhanh nhất, đồng thời dùng những thông tin này để lựa chọn mọi biện pháp thích đáng nhằm ngăn chặn đại dịch virus lưu hành tương tự có thể xảy ra lần nữa.”
Thượng nghị sĩ Josh Hawley nói, giải mật là cần thiết, bởi vì “văn hóa xóa sổ” ngày càng phát triển trong nước Mỹ nên đã ức chế những tiếng nói phê bình đối với chính phủ về vấn đề virus và chính sách. “Hơn một năm qua, bất cứ ai đưa ra nghi vấn về Viện Virus học Vũ Hán thì đều bị dán nhãn là thuyết âm mưu. Thế giới cần biết đại dịch này liệu có phải là sản vật lọt ra từ Phòng Thí nghiệm Vũ Hán hay không, nhưng ĐCSTQ đã dùng mọi khả năng để ngăn cản các điều tra khả tín.”
Bác sĩ Fauci không loại trừ khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm, khen ngợi tiến hành điều tra thêm về sự kiện này
Ngày 11/5, Thượng viện liên bang Mỹ đã tổ chức một buổi điều trần về đại dịch COVID-19, Thượng nghị sĩ Rand Paul đã nêu chất vấn đối với ông Anthony Fauci – Giám đốc Viện nghiên cứu Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID).
Viện Nghiên cứu Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) mà ông Fauci phụ trách là một cơ quan phân nhánh của Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia Mỹ (NIH). Ông Rand Paul cáo buộc NIH cung cấp nguồn tiền cho Viện Virus học Vũ Hán để tiến hành cải tạo gen virus corona mới trên dơi. Mặc dù ông Fauci đã tiến hành biện giải cho câu hỏi này, nhưng ông Rand Paul nói, để cho Chính phủ ĐCSTQ nắm giữ được kiến thức và loại virus cực kỳ nguy hiểm này, đây là việc vô trách nhiệm của NIH.
Ông Rand Paul còn yêu cầu ông Fauci hồi đáp, virus dẫn đến dịch COVID-19 liệu có phải rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Ông Fauci không loại trừ khả năng này, ông nói: “Tôi không biết người Trung Quốc có thể đã làm điều gì, tôi hoàn toàn tán thành việc tiến hành điều tra thêm bước nữa về những việc xảy ra tại Trung Quốc.”
Tedros Adhanom: Điều tra của WHO gặp trở ngại
Báo cáo điều tra của WHO về nguồn gốc virus được công bố vào cuối tháng 3 vừa qua, đã vấp phải nhiều chỉ trích. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom đã giải thích cho các nước thành viên WHO rằng nhóm điều tra của WHO đã gặp phải trở ngại khi thu thập dữ liệu tại Trung Quốc. Ông cũng nói, nhóm điều tra WHO không có khả năng có đầy đủ phân tích về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm, do đó WHO có thể sẽ cử nhóm điều tra đến Trung Quốc điều tra một lần nữa.
Vũ khí sinh học Coronavirus - Cách Trung Quốc đánh cắp từ Canada và vũ khí hóa coronavirus
VSU - Năm ngoái, một lô hàng bí ẩn nhằm tuồn lậu coronavirus từ Canada đã được phát hiện. Vụ việc được truy ra từ các đặc vụ Trung Quốc làm việc tại một phòng thí nghiệm ở Canada.
By H.A
January 28 at 4:00 pm
GreatGameIndia sau đó đã điều tra ra các đặc vụ này có liên quan tới Chương trình Chiến tranh Sinh học Trung Quốc (Chinese Biological Warfare Program), khởi nguồn từ nơi virus đã xổng thoát gây ra dịch bệnh viêm phổi coronavirus Vũ Hán.
Vũ khí sinh học Coronavirus - Cách các đặc vụ Trung Quốc đánh cắp coronavirus từ Canada và vũ khí hóa nó thành Vũ khí sinh học
Mẫu SARS từ Ả Rập
Vào ngày 13/6/2012, một người đàn ông Ả Rập 60 tuổi đã được đưa vào một bệnh viện tư ở Jeddah, Ả Rập Saudi, với tiền sử 7 ngày bị sốt, ho ra đờm và khó thở. Ông này không có tiền sử bệnh tim phổi hoặc bệnh thận, không dùng thuốc chữa trị lâu dài và không hút thuốc.
Nhà virus học người Ai Cập, Tiến sĩ Ali Mohamed Zaki đã phân lập và xác định một loại coronavirus trước đây chưa được biết đến từ phổi của ông. Sau khi chẩn đoán thông thường không xác định được tác nhân gây bệnh, Zaki đã liên lạc với Ron Fouchier, một nhà virus học hàng đầu tại Trung tâm Y tế Erasmus (EMC) ở Rotterdam, Hà Lan để được tư vấn.
Những bất thường về hình ảnh ngực của bệnh nhân Ả Rập bị nhiễm coronavirus. Hiển thị là chụp X quang ngực của bệnh nhân vào ngày nhập viện (Bảng A) và 2 ngày sau (Bảng B) và chụp cắt lớp vi tính (CT) 4 ngày sau khi nhập viện (Bảng C).
Ron Fouchier đã giải trình tự virus từ một mẫu được gửi bởi Zaki. Fouchier đã sử dụng phương pháp phản ứng chuỗi polymerase đảo ngược thời gian thực pan-coronavirus (RT-PCR) để kiểm tra phân biệt các đặc điểm của một số loại coronavirus trước đây đã từng được biết lây nhiễm cho người.
Hình nguyên bản do Cơ quan Bảo vệ Sức khỏe Anh công bố cho thấy hình ảnh soi qua kính hiển vi điện tử của coronavirus, thuộc họ virus gây bệnh bao gồm cảm lạnh thông thường và SARS, lần đầu tiên được xác định ở Trung Đông.
Giám đốc khoa học - Tiến sĩ Frank Plummer của Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia Canada (NML) tại Winnipeg đã mua lại mẫu coronavirus này trực tiếp từ Fouchier, người đã nhận được nó từ Zaki. Virus này sau đó đã bị đánh cắp từ phòng thí nghiệm Canada bởi các đặc vụ Trung Quốc.
Phòng thí nghiệm Canada
Coronavirus được đưa đến cơ sở Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia Canada ở Winnipeg vào ngày 4 tháng 5 năm 2013 từ phòng thí nghiệm Hà Lan. Phòng thí nghiệm Canada đã làm tăng trưởng số lượng virus và sử dụng nó để đánh giá các xét nghiệm chẩn đoán đang được sử dụng ở Canada. Các nhà khoa học ở Winnipeg đã nghiên cứu xem loài động vật nào có thể bị nhiễm loại virus mới này.
Nghiên cứu được phối hợp thực hiện cùng với phòng thí nghiệm quốc gia của Cơ quan Kiểm tra Thực phẩm Canada và Trung tâm Quốc gia về Bệnh Động vật Nước ngoài. Cả hai nơi này nằm trong cùng khu phức hợp với Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia Canada (NML).
Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia (Trung tâm Khoa học Canada về Sức khỏe Con người và Động vật) nằm trên đường Arlington ở Winnipeg. Ảnh: Wayne Glowacki/Winnipeg Free press 22/10/2014
NML có lịch sử lâu đời trong việc cung cấp các dịch vụ xét nghiệm toàn diện về coronavirus. Nó đã phân lập và cung cấp trình tự bộ gen đầu tiên của SARS coronavirus và xác định một loại coronavirus NL63 khác vào năm 2004.
Phòng thí nghiệm Canada có trụ sở tại Winnipeg này được các đặc vụ Trung Quốc nhắm đến, để họ có thể thực hiện các hoạt động gián điệp sinh học.
Gián điệp sinh học Trung Quốc
Vào tháng 3/2019, trong một sự kiện bí ẩn, một lô hàng virus đặc biệt độc hại từ Phòng thí nghiệm Vi sinh Canada (NML) đã được chuyển tới Trung Quốc. Sự kiện này đã gây ra một vụ bê bối lớn khiến các chuyên gia về chiến tranh sinh học đặt câu hỏi tại sao Canada lại gửi virus gây chết người đến Trung Quốc. Các nhà khoa học từ NML cũng cho biết các loại virus gây chết người là vũ khí sinh học tiềm năng.
Sau khi điều tra, vụ việc được bắt nguồn từ các đặc vụ Trung Quốc làm việc tại NML. Bốn tháng sau vào tháng 7/2019, một nhóm các nhà virus học Trung Quốc đã bị buộc phải rời khỏi Phòng thí nghiệm Vi sinh quốc gia Canada (NML). NML là cơ sở cấp 4 duy nhất của Canada và là một trong số ít các cơ sở ở Bắc Mỹ được trang bị để xử lý các bệnh nguy hiểm nhất thế giới, bao gồm Ebola, SARS, Coronavirus, v.v.
Xiangguo Qiu – Đặc vụ chiến tranh sinh học Trung Quốc
Nhà khoa học làm việc ở NML, Xiangguo Qiu, người đã được hộ tống ra khỏi phòng thí nghiệm Canada cùng với chồng cô, một nhà sinh vật học khác và các thành viên trong nhóm nghiên cứu của cô, được cho là đặc vụ chiến tranh sinh học Trung Quốc. Qiu là người đứng đầu Bộ phận Phát triển vắc-xin và Các liệu pháp chống virus trong Chương trình mầm bệnh đặc biệt tại NML.
Xiangguo Qiu là một nhà khoa học xuất sắc của Trung Quốc sinh ra ở Thiên Tân. Cô đỗ đạt bằng bác sĩ y khoa tại Đại học Y Hà Bắc, Trung Quốc năm 1985 và đến Canada học cao học năm 1996. Sau đó, cô đã liên kết với Viện Sinh học Tế bào và Khoa Nhi & Sức khỏe Trẻ em của Đại học Manitoba, Winnipeg, nhưng không tham gia vào nghiên cứu mầm bệnh.
Tiến sĩ Xiangguo Qiu, Đặc vụ chiến tranh sinh học Trung Quốc làm việc tại Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia, Canada
Nhưng một sự thay đổi đã diễn ra, bằng cách nào đó, từ năm 2006, cô đã bắt đầu nghiên cứu các chủng loại virus mạnh ở Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia Canada (NML). Chẳng hạn, loại virus được vận chuyển từ NML sang Trung Quốc đã được cô nghiên cứu vào năm 2014 (cùng với các loại virus Machupo, Junin, Hendra, virus sốt thung lũng Rift, virus sốt xuất huyết Crimean-Congo).
Xâm nhập phòng thí nghiệm Canada
Tiến sĩ Xiangguo Qiu đã kết hôn với một nhà khoa học Trung Quốc khác - Tiến sĩ Kting Cheng, cũng liên kết với NML chuyên biệt về Nòng cốt Khoa học và Công nghệ. Tiến sĩ Cheng chủ yếu là một nhà vi khuẩn học đã chuyển sang virus học. Cặp vợ chồng này chịu trách nhiệm xâm nhập NML cùng với nhiều đặc vụ Trung Quốc khác là các sinh viên từ một loạt các cơ sở khoa học của Trung Quốc trực tiếp gắn liền với Chương trình Chiến tranh Sinh học Trung Quốc, cụ thể:
1. Institute of Military Veterinary, Academy of Military Medical Sciences, Changchun. (Viện Thú y Quân đội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự ở Trường Xuân)
2. Center for Disease Control and Prevention, Chengdu Military Region (Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh ở Quân khu Thành Đô)
3. Wuhan Institute of Virology, Chinese Academy of Sciences, Hubei (Viện Virus học Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm khoa học TQ tại Hồ Bắc)
4. Institute of Microbiology, Chinese Academy of Sciences, Beijing (Viện Vi sinh học Bắc Kinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học TQ)
Các nguồn tin cho biết Xiangguo Qiu và chồng của cô, Kting Cheng đã được hộ tống từ Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia ở Winnipeg vào ngày 5/7/2019. Kể từ đó, Đại học Manitoba đã chấm dứt các cuộc họp mặt với cô, phân công lại các sinh viên tốt nghiệp của cô, và cảnh báo cho nhân viên, sinh viên và giảng viên về việc đi du lịch tới Trung Quốc.
Tất cả bốn cơ sở Chiến tranh Sinh học Trung Quốc nêu trên đã hợp tác với Tiến sĩ Xiangguo Qiu trong phạm vi liên quan tới virus Ebola; Viện Thú y Quân đội cũng hợp tác tham gia thêm một nghiên cứu về virus sốt thung lũng Rift (Rift Valley Fever); trong khi Viện Vi sinh học đã tham gia nghiên cứu về virus Marburg. Đáng chú ý, loại thuốc được sử dụng trong nghiên cứu thứ hai - Favipiravir - đã được Viện Khoa học Quân y Trung Quốc thử nghiệm thành công trước đó, với chỉ định là JK-05 (ban đầu là bằng sáng chế của Nhật Bản đã đăng ký tại Trung Quốc vào năm 2006) có thể chống lại Ebola và các loại virus bổ sung.
Tuy nhiên, các nghiên cứu của Tiến sĩ Qiu tiến bộ hơn đáng kể và dường như rất quan trọng đối với sự phát triển vũ khí sinh học của Trung Quốc trong trường hợp các virus gây sốt như coronavirus, Ebola, Nipah, Marburg hoặc Rift Valley được đưa vào.
Cuộc điều tra của Canada đang tiếp diễn và các câu hỏi vẫn chưa được giải đáp là những lô hàng được chuyển tới Trung Quốc trước đó từ năm 2006 đến 2018 liệu có chứa các loại virus khác hay chỉ là các chế phẩm thiết yếu.
Tiến sĩ Gary Kobinger, cựu giám đốc về mầm bệnh đặc biệt (phải) và Tiến sĩ Xiangguo Qiu, nhà nghiên cứu khoa học (thứ hai từ phải sang) đã gặp Tiến sĩ Kent Brantly và Tiến sĩ Linda Mobula, trợ lý giáo sư tại Trường Y khoa Johns Hopkins và vị bác sĩ đã quản lý ZMapp cho Brantly ở Liberia khi ông bị nhiễm Ebola trong đợt bùng phát 2014-2016.
Vào năm 2018, Tiến sĩ Xiangguo Qiu cũng hợp tác với ba nhà khoa học của Viện nghiên cứu y học truyền nhiễm quân đội Hoa Kỳ, Maryland để nghiên cứu liệu pháp miễn dịch sau phơi nhiễm đối với hai loại virus Ebola và virus Marburg ở khỉ, một nghiên cứu được hỗ trợ bởi Cơ quan Giảm thiểu Mối đe dọa Quốc phòng Hoa Kỳ.
Dịch Coronavirus Vũ Hán
Trong năm học 2017-2018, Tiến sĩ Xiangguo Qiu đã thực hiện ít nhất 5 chuyến đi đến Phòng thí nghiệm An toàn Sinh học Quốc gia Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Phòng thí nghiệm này được cấp chứng nhận là phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 (BSL-4) vào tháng 1/2017. Ngoài ra, vào tháng 8/2017, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã phê duyệt các hoạt động nghiên cứu liên quan đến virus sốt xuất huyết Ebola, Nipah và Crimean-Congo tại cơ sở Vũ Hán.
Thật trùng hợp, Phòng thí nghiệm An toàn Sinh học Quốc gia Vũ Hán chỉ cách 20 dặm từ Chợ hải sản Huanan, trung tâm của sự bùng nổ Coronavirus hay còn được gọi là dịch viêm phổi Vũ Hán.
Phòng thí nghiệm An toàn Sinh học Quốc gia Vũ Hán chỉ cách 20 dặm từ Chợ hải sản Huanan, tâm chấn của sự bùng nổ Coronavirus
Phòng thí nghiệm An toàn Sinh học Quốc gia Vũ Hán được đặt tại Viện virus học Vũ Hán, một cơ sở quân sự Trung Quốc có liên quan đến Chương trình Chiến tranh Sinh học Trung Quốc. Đây là phòng thí nghiệm đầu tiên ở nước này được thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 4 (BSL-4) - mức độ nguy hiểm sinh học cao nhất, có nghĩa là nó đủ tiêu chuẩn để xử lý các mầm bệnh nguy hiểm nhất.
Vào tháng 1/2018, phòng thí nghiệm đã hoạt động “cho các thí nghiệm toàn cầu về mầm bệnh BSL-4”, ông Guizhen Wu đã viết trên tạp chí Sức khỏe & An toàn sinh học. “Sau sự cố rò rỉ phòng thí nghiệm của SARS năm 2004, Bộ Y tế Trung Quốc trước đây đã khởi xướng việc xây dựng các phòng thí nghiệm bảo quản các mầm bệnh cấp độ cao như SARS, coronavirus và virus cúm đại dịch”, Guizhen Wu viết.
Vũ khí sinh học Coronavirus
Trong quá khứ, Viện Vũ Hán đã nghiên cứu coronavirus, bao gồm cả chủng loại gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, hay Severe Acute Respiratory Syndrome (viết tắt là SARS), virut cúm H5N1, viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết. Các nhà nghiên cứu tại viện này cũng nghiên cứu mầm bệnh gây ra bệnh than - một tác nhân sinh học từng được phát triển ở Nga.
Dany Shoham, một cựu sĩ quan tình báo quân đội Israel, người đã nghiên cứu về chiến tranh sinh học Trung Quốc cho biết “Các loại coronavirus (đặc biệt là SARS) đã được nghiên cứu tại viện này và có lẽ được cất giữ tại đó.”
“Nói chung, SARS được bao gồm trong chương trình chiến tranh sinh học Trung Quốc, và được xử lý ở một số cơ sở thích hợp.”, Dany cho biết.
James Giordano, giáo sư thần kinh học tại Đại học Georgetown và là thành viên cao cấp của Chiến tranh sinh học tại Bộ chỉ huy Hoạt động Đặc biệt của Hoa Kỳ cho biết sự đầu tư ngày càng lớn của Trung Quốc vào khoa học sinh học, lỏng lẻo các quy tắc đạo đức về việc chỉnh sửa gen và công nghệ tiên tiến vượt trội khác cùng việc hội nhập giữa chính phủ và các học viện đã làm tăng nỗi lo ngại ám ảnh về việc những mầm bệnh đại dịch sẽ được vũ khí hóa.
Điều đó có thể có nghĩa là một tác nhân gây khó chịu, hoặc một loại vi trùng được sửa đổi và thả ra do các vật chủ trung gian, mà chỉ có Trung Quốc mới có loại vắc-xin và cách điều trị. “Đây không phải là chiến tranh”, giáo sư James nói. “Tuy nhiên, những gì nó làm được là tận dụng khả năng đóng vai trò là vị cứu tinh toàn cầu, từ đó tạo ra các cấp độ phụ thuộc khác nhau về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô và năng lượng sinh học.”
Chương trình Chiến tranh Sinh học Trung Quốc
Trong một bài báo học thuật năm 2015, Shoham - thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Begin-Sadat tại Đại học Bar-Ilan - khẳng định rằng hơn 40 cơ sở của Trung Quốc có liên quan đến sản xuất vũ khí sinh học.
Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc thực sự đã phát triển được một loại thuốc Ebola - được gọi là JK-05 - nhưng rất ít thông tin về việc sở hữu virus này, dẫn đến suy đoán rằng các tế bào Ebola là một phần của kho vũ khí chiến tranh sinh học của Trung Quốc, Shoham chia sẻ với Bưu điện quốc gia.
Ebola được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) phân loại thuộc “hạng mục A” - một thể loại có thể dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao và có thể gây hoảng loạn. CDC cũng liệt kê Nipah thuộc “hạng mục C” - một mầm bệnh mới nổi gây chết người và hoàn toàn có thể cho lan tỏa diện rộng.
Chương trình Chiến tranh Sinh học của Trung Quốc được cho là đang ở giai đoạn tiên tiến bao gồm các khả năng nghiên cứu và phát triển, sản xuất và vũ khí hóa. Kho hàng hiện tại của họ bao gồm đầy đủ các tác nhân hóa học và sinh học truyền thống với nhiều hệ thống phân phối khác nhau bao gồm tên lửa pháo, bom trên không, máy phun nước và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Vũ khí hóa công nghệ sinh học
Chiến lược quốc gia về hợp nhất quân sự-dân sự của Trung Quốc đã đưa sinh học lên ưu tiên hàng đầu, và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) có thể đi đầu trong việc mở rộng và khai thác kiến thức này.
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang theo đuổi các ứng dụng quân sự cho sinh học và xem xét các giao điểm đầy hứa hẹn với các ngành khác, bao gồm khoa học não, siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo. Từ năm 2016, Ủy ban Quân sự Trung ương đã tài trợ cho các dự án về khoa học não quân sự, hệ thống y sinh tiên tiến, vật liệu sinh học và phỏng sinh học, nâng cao hiệu suất của con người và công nghệ sinh học “khái niệm mới”.
Vào năm 2016, một nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc đã xuất bản luận án “Nghiên cứu về Đánh giá Công nghệ Nâng cao Hiệu suất Con người”, trong đó ông mô tả CRISPR-Cas là một trong ba công nghệ chính có thể giúp tăng hiệu quả chiến đấu của quân đội. Nghiên cứu hỗ trợ đã xem xét hiệu quả của thuốc Modafinil có ứng dụng trong việc nâng cao nhận thức và kích thích từ trường xuyên sọ (còn được gọi là TMS), một biện pháp kích thích não bộ; đồng thời cho rằng “tiềm năng lớn” của CRISPR-Cas là một “công nghệ răn đe quân sự mà Trung Quốc nên nắm bắt các sáng kiến” để phát triển.
Cũng trong 2016, giá trị chiến lược tiềm tàng của thông tin sinh học (hay thông tin di truyền) đã khiến chính phủ Trung Quốc cho ra mắt Ngân hàng Gen Quốc gia, dự định trở thành kho lưu trữ dữ liệu lớn nhất thế giới. Nó nhằm mục đích “phát triển và sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền có giá trị của Trung Quốc, bảo vệ an ninh quốc gia trong tin sinh học và tăng cường khả năng nắm bắt các chỉ huy chiến lược đỉnh cao của Trung Quốc” trong lĩnh vực Chiến tranh công nghệ sinh học.
Quân đội Trung Quốc quan tâm đến sinh học như một lĩnh vực chiến tranh mới nổi được hướng dẫn bởi các chiến lược gia nói về “vũ khí di truyền” tiềm năng và khả năng “chiến thắng không đổ máu”.
***Các thông tin trên đây đã được đăng tải đầy đủ tại NTDTV - một trong những Mạng Tin tức Truyền hình Trung Quốc lớn nhất thế giới.
GreatGameIndia là một tạp chí hàng quý về Địa chính trị và Quan hệ quốc tế chuyên cung cấp thông tin tình báo và trí tuệ toàn cầu thông qua phân tích chiến lược bằng cách đặt các sự kiện trong khuôn khổ địa chính trị và lịch sử để hiểu rõ hơn về sự phát triển quốc tế và thế giới xung quanh chúng ta.
Nguồn: GreatGameIndia
Hình Á Nam, Vision Times
Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.
Lý do Trung Quốc từ chối điều tra giai đoạn 2 về nguồn gốc Covid-19?
< Ngày 22/7, Trung Quốc đã từ chối đề xuất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc triển khai các bước điều tra tiếp theo liên quan tới nguồn gốc của virus SARS-CoV-2. Nguyên nhân của động thái này là gì?
Nhân viên an ninh yêu cầu các nhà báo rời khỏi Viện nghiên cứu virus Vũ Hán, Trung Quốc sau khi một nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến thăm thực địa nhằm điều tra nguồn gốc Covid-19. (Nguồn: AP)
Động thái này đã làm gia tăng hoài nghi về khả năng và cách thức điều tra đầy đủ nguồn gốc Covid-19, đồng thời cũng khiến tình trạng bế tắc giữa WHO, Trung Quốc và Mỹ trở nên phức tạp hơn.
Sự hợp tác của Trung Quốc là then chốt
Sau chuyến công tác tại Vũ Hán hồi mùa Đông năm 2020, nhóm nghiên cứu chung gồm các chuyên gia quốc tế và Trung Quốc đã kết luận rằng, nhiều khả năng virus lây truyền tự nhiên từ động vật, xác định rằng khu chợ có liên quan đến các ca nhiễm đầu tiên chưa chắc đã là nguồn lây, đồng thời bác bỏ khả năng xảy ra một vụ rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Trong những tháng tiếp theo, các phương pháp và phát hiện mới đã được theo dõi nghiêm ngặt, trong đó có cả sự giám sát của Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Tháng 5/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ định cộng đồng tình báo nước này đẩy mạnh quá trình điều tra trong vòng 90 ngày, xem xét các giả thuyết tiềm năng, kể cả khả năng xảy ra sự cố rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc. Ông Biden cũng thúc giục Bắc Kinh tham gia vào một “cuộc điều tra quốc tế đầy đủ, minh bạch và dựa trên bằng chứng cụ thể”.
Tuy nhiên, ngày 22/7, các quan chức y tế Trung Quốc đã phát đi những tín hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy một cuộc điều tra như vậy sẽ không thể diễn ra tại nước này. Phía Trung Quốc cho rằng, đề xuất của WHO bao gồm việc kiểm tra các khu chợ và phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, vốn là điều mà Bắc Kinh “không thể” chấp nhận được.
Theo bà Mara Pillinger, chuyên gia về chính sách và quản trị y tế toàn cầu tại Viện O'Neill về Luật Y tế quốc gia và thế giới thuộc Đại học Georgetown, nếu Bắc Kinh tiếp tục giới hạn hoặc cản trở nhóm điều tra quốc tế, thì thế giới sẽ hầu như không thu được kết quả nào.
Bà Mara Pillinger khẳng định: “Nếu không có sự hợp tác của Trung Quốc, cả WHO và quốc tế đều phải bó tay, từ đó khả năng xác định chính xác nguồn gốc virus sẽ giảm đi rất nhiều”.
Tuần trước, Tổng Giám đốc Tedros đã công bố một kế hoạch gồm 5 phần nhằm tiếp tục nghiên cứu về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Kế hoạch này đòi hỏi nghiên cứu sâu hơn tại các khu vực địa lý đầu tiên bùng phát ổ dịch, tăng cường rà soát các chợ động vật ở Vũ Hán và kiểm tra các phòng thí nghiệm gần nơi phát hiện các ca mắc đầu tiên.
Ông Tedros cũng tổ chức một cuộc họp báo, trong đó chỉ trích sự thiếu hợp tác của phía Trung Quốc, cho biết, chính phủ nước này đã không chia sẻ “dữ liệu thô” với nhóm nghiên cứu của WHO từng tới Vũ Hán hồi đầu năm nay.
Nhiều vấn đề còn tranh cãi
Cũng trong ngày 22/7, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Tăng Ích Tân (Zeng Yixin) đã lên tiếng đáp trả: “Thành thực, tôi rất ngạc nhiên với kế hoạch điều tra giai đoạn 2 của WHO. Vì trong đó, việc ‘Trung Quốc vi phạm quy trình phòng thí nghiệm gây rò rỉ virus’ lại là một trong những giả thuyết ưu tiên. Từ đó, tôi có thể cảm nhận được sự thiếu tôn trọng đối với lý lẽ thông thường và thái độ chủ quan về mặt khoa học trong kế hoạch này”.
Tại cuộc họp báo cùng ngày, Lương Vạn Niên (Liang Wannian), Trưởng nhóm chuyên gia Trung Quốc tham gia nghiên cứu chung với WHO, thừa nhận rằng, Trung Quốc đã không cung cấp một số dữ liệu về bệnh nhân cho các chuyên gia quốc tế, đồng thời viện dẫn các quy định của nước này về quyền riêng tư dành cho bệnh nhân. Điều này càng khiến các chuyên gia phải hoài nghi.
Trong khi đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, chính quyền Tổng thống Biden “rất thất vọng” về quyết định của Trung Quốc, cho rằng, lập trường của Bắc Kinh là “thiếu trách nhiệm và thực sự nguy hiểm”.
Nỗ lực chung của nhóm chuyên gia quốc tế và Trung Quốc do WHO triệu tập, nhằm truy tìm nguồn gốc đại dịch, vẫn bị chỉ trích là chậm chạp, chưa hoàn thiện và bị chính trị hóa, vì vẫn còn nhiều lỗ hổng và thiếu sót trong các dữ liệu ít ỏi thu được.
Tuần trước, WHO cho biết sẽ cập nhật báo cáo chung để khắc phục “lỗi biên tập” sau khi tờ Washington Post chỉ ra sự khác biệt trong hồ sơ của các ca bệnh đầu tiên.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của WHO cho biết, nghi vấn về địa điểm khai báo của các ca mắc đầu tiên ở Vũ Hán nhiều khả năng là một chi tiết quan trọng, có thể giúp xác định xem tất cả các ca mắc này có được phát hiện gần chợ hải sản Hoa Nam (Huanan) hay không.
Câu hỏi liệu các nhà khoa học có nên xem xét “khả năng rò rỉ trong phòng thí nghiệm” hay không vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi.
Tại cuộc họp báo ngày 22/7, ông Viên Chí Minh (Yuan Zhiming), chuyên gia tại Viện nghiên cứu virus Vũ Hán (WIV), khẳng định SARS-CoV-2 có nguồn gốc tự nhiên và nhấn mạnh, "điều này đã được cộng đồng khoa học công nhận”.
Theo Vị chuyên gia này, không có nhân viên phòng thí nghiệm nào bị lây nhiễm virus và nhấn mạnh từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2018, phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ P4 này không có bất kỳ sự cố rò rỉ mầm bệnh hay sự cố lây nhiễm nào trong các nhân viên.
Ngoài ra, chuyên gia này cũng tiết lộ các cơ sở dữ liệu hiện tại của WIV chỉ được chia sẻ nội bộ do lo ngại tin tặc tấn công.
Bên cạnh đó, WIV cũng điều hành một số phòng thí nghiệm có mức độ an toàn sinh học thấp hơn và tiến hành một số nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 tại đó.
Tờ Washington Post cũng từng đưa tin về việc WIV tiến hành một số nghiên cứu mật và thừa nhận có sai sót về quy định an toàn nội bộ hồi tháng 11/2019.
Các nhà điều tra quốc tế đến Vũ Hán, Trung Quốc, điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 vào tháng 1/2021. (Nguồn: Reuters)
Rào cản lâu dài cho quá trình hợp tác
Ông Yanzhong Huang, thành viên cấp cao về y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, cho biết, các quan chức Trung Quốc dường như đang báo hiệu các “lằn ranh đỏ” của Bắc Kinh, nhằm định hướng nội dung cho giai đoạn nghiên cứu sắp tới, nếu cuộc điều tra vẫn tiếp tục.
Ông Yanzhong Huang nhận đinh: “Họ (các quan chức Trung Quốc) đang cố gắng đưa ra một lập trường đàm phán có lợi”.
Bắc Kinh cũng đang tiếp tục công kích, đưa ra những tuyên bố không có cơ sở nhắm vào Mỹ. Ngày 21/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) đã kêu gọi tiến hành điều tra phòng thí nghiệm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm của quân đội Mỹ tại căn cứ Fort Detrick, Maryland, nhằm truy tìm nguồn gốc của Covid-19, đồng thời cho biết, có 5 triệu người dùng Internet tại Trung Quốc đã ký đơn ủng hộ ý tưởng này.
Vài tháng trước, các quan chức Bắc Kinh đã thúc đẩy giả thuyết cho rằng, virus SARS-CoV-2 được đưa đến Trung Quốc thông qua các bao bì thực phẩm đông lạnh từ nước ngoài. Giả thuyết này đã bị phần lớn các nhà khoa học nước ngoài bác bỏ, vì SARS-CoV-2 có nhiều nét tương đồng về mặt di truyền với các virus phát hiện ở loài dơi tại Trung Quốc.
Các chuyên gia y tế công cộng lo ngại rằng, cuộc tranh luận căng thẳng này không chỉ ảnh hưởng đến việc tìm kiếm nguồn gốc đại dịch, mà còn cả những nỗ lực ngăn chặn các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Ông J. Stephen Morrison, Giám đốc Trung tâm Chính sách Y tế toàn cầu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhấn mạnh: “Nếu sự nghi ngờ vẫn tiếp tục, nó sẽ tạo ra một rào cản lâu dài cho quá trình hợp tác dưới nhiều hình thức. Việc Mỹ và Trung Quốc mâu thuẫn trong vấn đề an toàn y tế sẽ chỉ khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn”.
Chuyên viên vũ khí sinh học Hoa Kỳ, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Chiến dịch Đặc biệt Thái Bình Dương, Tiến Sĩ – Đại Tá Lawrence Sellin gần đây đã tiết lộ rằng Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) thực hiện kế hoạch thu thập virus trên quy mô lớn, còn nghiên cứu dẫn đến đại dịch virus Vũ Hán bùng phát được hoàn thành ở nhiều cơ sở quân sự.
Trong một loạt video rất giá trị được đưa lên Youtube, có một video gần đây mà ông Sellin chia sẻ về kết quả của kỹ thuật phân tích lưu lượng mà đội ngũ điều tra virus Vũ Hán (virus corona chủng mới) sử dụng đối với mạng lưới nghiên cứu virus của dự án vũ khí sinh học của ĐCST.
Dưới đây là từ video của Tiến Sĩ Lawrence Sellin
“Tôi là tiến sĩ Lawrence Sellin, tôi muốn truyền tải những thông tin dưới đây cho tất cả các giới chức chính phủ và cơ quan truyền thông, nhất là những người trong giới khoa học. Xuất phát từ mục đích chính trị hoặc kinh tế, Bắc Kinh tiếp tục tuyên bố dối trá rằng virus Vũ Hán (Covid-19) có nguồn gốc từ những động vật hoang dã tự nhiên. Không! Nó không phải có nguồn gốc từ tự nhiên mà là sản vật nghiên cứu tăng cường chức năng virus rộng rãi của ĐCST, là đến từ dự án hợp tác của các nhà khoa học dân sự-quân sự của ĐCST, virus Vũ Hán là được tạo ra từ phòng thí nghiệm Sinh học.
Virus Vũ Hán có rất nhiều đặc trưng không bình thường, không có phương pháp nào sử dụng quá trình tiến hóa bình thường để giải thích.
Điểm phân cắt kiểu furin (1) của virus Vũ Hán, điều này đều không tồn tại ở trong bất cứ chủng virus corona trên loại dơi nào tương tự virus Vũ Hán. Mọi người đều biết, điểm cắt furin có thể tăng cường tính truyền nhiễm và tính chí mạng của virus, trong khi nhà khoa học ĐCST biết làm thế nào để chèn thêm điểm cắt furin nhân tạo.
Vậy thì vấn đề còn lại là: Virus Vũ Hán được tạo ra từ đâu? Tạo ra như thế nào? Là do sự rò rỉ vì lý do kỹ thuật hay là cố tình thả ra?
Trung Cộng dưới sự thống trị của ĐCST, các nhà nghiên cứu virus giữa quân sự và dân sự không có sự ngăn cách thực sự (quân sự hay dân sự dưới lệnh của ĐCST đều làm việc chặt chẽ với nhau), ĐCST ra lệnh để quân sự và dân sự dung hợp lại, đây là một trong những mục tiêu trong kế hoạch “5 năm lần thứ 13” của ĐCST bắt đầu từ năm 2016.
Cuối năm ngoái, do chế độ kiểm duyệt của ĐCST và chính phủ phương Tây và cả truyền thông đối với khoa học, đã ngăn cản sự lan tỏa của thông tin khoa học mới về virus Vũ Hán, cho nên tôi quyết định thay đổi sách lược phân tích của mình. Rất nhiều người trong các bạn có thể đã nghe nói về máy mật mã Enigma của Đức trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, và cả nỗ lực của Anh tại Bletchley Park nhằm phá giải mật mã. Ông Alan Turing là một trong những nhà giải mật mã nổi tiếng nhất. Nhưng còn một thiên tài không được nổi tiếng như thế, trước khi máy Enigma được phá giải, Gordon Welch đã vận dụng một loại được gọi là kỹ thuật phân tích lưu lượng để xác định phương hướng hành động của quân đội và thứ tự tác chiến của Đức Quốc Xã, v.v. Dự án này được gọi là SIXTA.
Tôi và nhiều nhà nghiên cứu virus Vũ Hán đã thông qua phương pháp phân tích SIXTA này, cải tiến để phân tích về mạng lưới nghiên cứu virus của dự án vũ khí sinh học của ĐCST, kết quả phát hiện như sau:
– Dự án vũ khí sinh học của ĐCST có 3 cấp bậc: dưới tầng là viện nghiên cứu dân dụng và đại học, có ẩn chứa tầng cấp quân sự bí mật. Loại kết cấu này cung cấp kênh liên lạc dự án nghiên cứu virus giữa ĐCST và quốc tế, từ đó giúp cho dự án nghiên cứu virus của ĐCST nhận được kiến thức, kỹ năng và nguồn tiền.
Khởi nguồn và cốt lõi truyền thống của dự án vũ khí sinh học của ĐCST không phải là y học mà là khoa học thú y, ở một mức độ nào đó cũng liên quan đến nghiên cứu nông nghiệp. Quân đội Nhật Bản thời kỳ Thế chiến thứ 2 đã xây dựng trung tâm nghiên cứu vũ khí sinh học “Lực lượng 731” ở Mãn Châu, Trung Hoa, tên chính thức được gọi là “Bộ Phòng Dịch Cấp Quốc Gia Đạo quân Quan Đông”. Trung tâm nghiên cứu vũ khí sinh học thứ hai là “Lực lượng 100”, tên chính thức được gọi là “Nhà Máy Phòng Dịch Chiến Mã Đạo Quân Quan Đông”.
Sau năm 1949, ĐCST theo phương thức của Nhật Bản (Lực lượng 731) nghiên cứu vũ khí sinh học vào nghiên cứu thú y. Thiết lập “Viện Nghiên Cứu Y Tế Quân Mã” (ngựa quân dụng) và các trung tâm nghiên cứu tương tự tại Bắc Kinh, Thành Đô, Quảng Châu, Nam Kinh và Vân Nam. Những cơ quan này cơ bản là độc lập với bộ tư lệnh chiến khu, gần như nhận lệnh của bộ chỉ huy quân sự của nơi đóng trú. Năm 1953, 5 trường đại học thú ý quân đội sáp nhập thành cơ cấu đại học ở Trường Xuân, cách địa chỉ của Lực lượng 731 chỉ 140 cây số về phía nam.
Viện nghiên cứu virus học Vũ Hán là trung tâm của đại dịch lưu hành đã bị để ý nhiều nhất, nhưng nhiều nghiên cứu về virus gây bùng phát đại dịch virus Vũ Hán, thực ra là cùng hoàn thành (nghiên cứu) ở nhiều cơ sở do quân đội kiểm soát. Các dự án nghiên cứu này lại được khoác lên cái tên “Kế Hoạch Liên Hợp Nuôi Mầm Bệnh và Sản Xuất Vaccine”.
Dưới sự cầm đầu của Viện nghiên cứu thú y quân sự Trường Xuân, ĐCST đã tiến hành công tác thu thập virus quy mô lớn tại Trung Cộng và toàn thế giới, chính kế hoạch thu thập virus này đã cung cấp khung của virus corona trên dơi cho việc tạo virus Vũ Hán, cũng đã cung cấp một số cấu trúc virus trung gian do con người tạo ra, ví dụ giống như RaTG-13 là một cấu trúc virus không tồn tại thực tế, nhưng RaTG-13 bị trích dẫn sai lầm một cách rộng rãi thành tổ tiên của nguồn gốc tự nhiên của virus Vũ Hán.
Dưới sự giám sát và đôn đốc của Viện Khoa Học-Y học Quân Sự Quân Giải Phóng tại Bắc Kinh, “virus corona ‘rất có tính lây truyền’ bị thu thập và sàng lọc ra để nghiên cứu thêm nữa, đồng thời gửi cho Viện Nghiên Cứu Sinh Học virus học Vũ Hán, phòng thí nghiệm liên quan của Đại học Vũ Hán, và cả bệnh viện quân y tại Vũ Hán.
Trong các video sau, tôi sẽ nói về việc ĐCST làm thế nào lợi dụng giao lưu quốc tế để phát triển dự án chiến tranh sinh học của bản thân họ, đặc biệt là phương thức thâm nhập dự án nghiên cứu virus của Mỹ.
Background của Tiến Sĩ Lawrence Sellin
Học vấn và gia nhập quân đội Mỹ
– Ông Lawrence Sellin nhận bằng thạc sĩ sinh học tại Đại học Seton Hall năm 1973. – Năm 1978 ông nhận văn bằng tiến sĩ sinh học tại Đại học Y khoa và Nha khoa New Jersey (University of Medicine and Dentistry of New Jersey – UMDNJ). Sau đó, ông hoàn thành ba năm đào tạo sau tiến sĩ tại Khoa Sinh lý, Trường Y Đại học Virginia và Khoa Dược của Đại học Lund (Thụy Điển).
Đại Tá Lawrence Sellin
– Năm 1980, ông trở thành nghiên cứu sinh sau đại học về sinh lý sinh học tại Viện Truyền nhiễm của Quân đội Mỹ ở Fort Detrick, Maryland. Trong thời gian này ông tiến hành nghiên cứu tác dụng của điện sinh lý đối trong xử lý của chỗ kết nối thần kinh đối với độc tố botulinum. – Năm 1984 – 1989, ông làm việc tại Viện Nghiên cứu Rượu Phần Lan; ông là người đồng phát minh ra hai hợp chất đã được cấp bằng sáng chế; – Năm 1989, ông làm quản lý phân bổ tài trợ nghiên cứu cho Quỹ khoa học Quốc gia Mỹ và Viện nghiên cứu Y tế quốc gia; – Năm 1992 – 2000, ông là giám đốc toàn cầu về Thương mại điện tử và Mạng internet của Công ty Dược phẩm AstraZeneca.
Liên quan đến chủ đề rộng rãi về phương diện khoa học và thương mại, ông xuất bản trên 90 ấn phẩm, và nhiều lần thuyết trình tại các hội nghị thương mại quốc tế. – Hoạt động quân đội Hoa Kỳ: Tháng 7/2006, ông Lawrence Sellin nhận học vị thạc sĩ nghiên cứu chiến lược của Viện chiến tranh lục quân Mỹ. Ông nhận được huân chương chiến tranh viễn chinh chống khủng bố toàn cầu và huân chương bộ binh chiến đấu, v.v. Ông là Đại tá lực lượng trừ bị lục quân Mỹ, là cựu chiến binh trong cuộc chiến ở Afghanistan. Hiện là Tham mưu Trưởng Bộ Tư lệnh Tác chiến Chiến dịch Đặc biệt Thái Bình Dương.
Liên tiếp tweet tiết lộ sự thật virus Vũ Hán
Gần đây ông Lawrence Sellin liên tiếp đăng tweeter của ông ta, từng bước tiết lộ sự thật về nguồn gốc virus Vũ Hán mà ông phát hiện. – Ngày 4/5, nhà nghiên cứu sinh hoạc, Đại Tá Lawrence Sellin liên tiếp đăng 5 tweet, tweet đầu tiên là chia sẻ lại tweet của người dùng “MosTrans”: “Mối quan hệ mật thiết của 3 nhân vật quân đội Hạ Thành Trang (Xia Chengzhang), Tần Xuyên (Qin Chuan) và Kim Ninh Nhất (Jin Ningyi)”. Đồng thời đăng hình ảnh chụp kết quả tìm kiếm về những bài nghiên cứu khoa học có sự hợp tác của 3 người này và đã được công bố. Trong những bài đăng đã cho thấy, yếu tố cốt lõi của kế hoạch chiến tranh sinh học của ĐCST chính là thú y quân sự, đã làm những nghiên cứu nào và có mối liên hệ với ai.
– Dòng Tweet thứ hai: chia sẻ tweet tiếng Trung vào ngày 3/5 của người dùng Twitter “Devon Y” – Hạ Thành Trang thông qua thí nghiệm truyền đời trên chuột, sau khi trải qua 9 đời thí nghiệm, đã dùng tế bào MDCK nhân rộng virus, thu được virus JN-P9-2-M1, mầm bệnh virus này có độc tính gấp ít nhất 1000 lần so với độc tính virus ban đầu; có được sự nâng cao bước đầu đối với năng lực gây bệnh cho chuột. Tweet này còn đính kèm ảnh chụp báo cáo phân tích nghiên cứu. Sự tiết lộ về việc quân đội ĐCST đối với bệnh AIDS thường xuyên sử dụng phòng thí nghiệm điều khiển truyền đời liên tục khiến virus biến thành nguy hiểm hơn, y học thú y quân sự là một phần quan trọng của kế hoạch chiến tranh sinh học của ĐCST.
– Dòng Tweet tiếng Trung thứ 3: Gửi tới tất cả trinh thám virus Vũ Hán. Xin hãy tìm kiếm ZC45 và ZXC21 đã xảy ra điều gì? ZC45 và ZXC21 được nghiên cứu tại Đại học quân y thứ 3 vào năm 2018, sau đó đã biến mất. Họ đã chuyển đi những phòng thí nghiệm nào khác? Viện nghiên cứu thú y quân sự Trường Xuân? Đồng thời đính kèm ảnh chụp quan điểm của nhà khoa học Trung Cộng đào thoát đến Mỹ là cô Diêm Lệ Mộng liên quan đến khung virus ZC45 và ZXC21 của virus Vũ Hán và độc tính thần kinh của nó.
– Dòng tweet thứ tư: chia sẻ lại tweet của người dùng Twitter “Devon Y”: Thông qua nghiên cứu thêm về virus trên động vật hoang dã dơi, đã thành công lấy ra được 2 virus SARS mới, virus mới SL-CoVsZC45 nhiễm trên chuột sữa, đến từ đại học quân y lục quân của Giải phóng quân ĐCST, năm 2010. Dòng tweet đồng thời đính kèm trang mạng của báo cáo này. Tiến sĩ Lawrence Sellin hưởng ứng dòng tweet tiếng Trung: Gửi tất cả trinh thám virus Vũ Hán. Nguồn vốn: Dự án nghiên cứu hậu cần quân sự (mã AWS161020, AWS161021,AWS16102) thông thường có nghĩa là sự liên kết với Viện nghiên cứu thú y quân sự Trường Xuân. Hà Bươu (He Biao) của Viện nghiên cứu thú y quân sự đã thu thập ZC45 và ZXC21 từ dơi. Theo tìm manh mối, đồng thời đăng liên kết tweet liên quan đến Hà Bươu của mình vào ngày 22/4.
– Dòng tweet thứ 5: Đúng vậy, RaTG13 là họ hàng gần gũi nhất với virus Vũ Hán, bởi vì nó cũng là được cải tạo từ phòng thí nghiệm mà ra, là virus làm trung gian trung gian hướng đến virus Vũ Hán, ĐCST và một số nhà khoa học phương Tây thân Cộng đã viết hơn 100 bài liên quan đến virus giả, lừa gạt các nhà khoa học khác. Bài đăng của ông cũng đính kèm ảnh liên quan đến quan điểm về RaTG13 của cô Diêm Lệ Mộng.
Tiêu Nhiên, Vision Times
Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.
Các lãnh đạo tối cao TQ và các nhà khoa học hã hê vì tự nó tạo ra nhiều biến chủng độc hại hơn vô phương cứu chủa và chích ngừa
Biến chủng Delta là mầm bệnh lây lan mạnh nhất từ trước đến nay: Người nhiễm mang lượng virus cao gấp 1.000 lần chủng gốc
"Đây là một trong những virus hô hấp có tính truyền nhiễm cao nhất mà tôi từng chứng kiến trong 20 năm sự nghiệp", giám đốc CDC Mỹ chia sẻ.
16-07-2021 Goldman Sachs: Biến thể Delta là làn gió ngược với tăng trưởng của nhiều quốc...
10-07-2021 Phát hiện ra manh mối biến thể Delta “lẩn tránh” hệ miễn dịch
03-07-2021 Từ Alpha đến Delta: Các biến thể COVID-19 nguy hiểm ra sao? Vắc-xin có thể ngăn...
Biến chủng Delta là một trong những mầm bệnh có mức độ lây lan cao nhất từ trước đến nay mà các nhà khoa học từng chứng kiến, giám đốc Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC Mỹ) nhận định hôm 22/5.
Theo các dữ liệu mới được công bố, biến chủng Delta có mức độ lây nhiễm đặc biệt cao. Trong hốc mũi của 1 người nhiễm biến chủng Delta có thể mang lượng virus cao gấp 1.000 lần so với chủng gốc.
"Đây là một trong những virus hô hấp có tính truyền nhiễm cao nhất mà tôi từng chứng kiến trong 20 năm sự nghiệp", bà Rochelle Walensky nói.
Chủng Delta đã nhanh chóng lây lan ở Mỹ, chiếm đến hơn 83% số ca nhiễm mới gần đây, so với tỷ lệ khoảng 50% trong tuần 3/7.
Trung bình số ca nhiễm mới trong tuần qua ở Mỹ đã tăng 53% so với tuần trước, ở mức 37.674 ca mỗi ngày. Số ca phải nhập viện cũng tăng 32%, lên khoảng 3.500 ca/ngày và số ca tử vong tăng 19%, lên 240 ca.
00:19 / 01:09
Đặc biệt các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp là nhóm bị tấn công mạnh nhất. Những bang có tỷ lệ tiêm chủng cao chứng kiến số ca nhiễm mới thấp hơn. Ví dụ, 3 bang Florida, Texas và Missouri với tỷ lệ tiêm chủng thấp chiếm khoảng 40% số ca nhiễm mới trên toàn nước Mỹ. Trong đó chỉ riêng bang Florida chiếm 20%.
Trong các bệnh viện trên khắp nước Mỹ, 97% người nhập viện có các triệu chứng nhiễm bệnh là người chưa tiêm vaccine. Và nhóm chưa tiêm vaccine chiếm 99,5% số ca tử vong.
"Chúng ta đang đứng trước một bước ngoặt mới, với số ca nhiễm tăng nhanh trở lại. Hệ thống bệnh viện ở một số khu vực đã đạt đến công suất tối đa", bà Walensky nói.
Tham khảo CNBC
Biến thể Delta không hề mới, vì sao nhà đầu tư phố Wall bất chợt ồ ạt tháo chạy?
Thanh Thanh
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Coronavirus – Kế hoạch bí mật của Trung Quốc để vũ khí hóa virus
Posted by: nvngaynayFebruary 2, 2020in THỜI SỰComments Offon Coronavirus – Kế hoạch bí mật của Trung Quốc để vũ khí hóa virus
Trong một bài phát biểu bí mật dành cho các cán bộ Đảng Cộng sản cấp cao gần hai thập kỷ trước, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Trì Hạo Điền (Chi Haotian) đã giải thích một kế hoạch dài hạn để đảm bảo sự phục hưng của quốc gia Trung Quốc. Ông nói có ba vấn đề quan trọng cần phải nắm bắt. Đầu tiên là vấn đề không gian sống – vì Trung Quốc đang bị quá tải nghiêm trọng và môi trường Trung Quốc đang xấu đi. Vấn đề thứ hai, từ việc trên, là Đảng Cộng sản phải dạy cho người dân Trung Quốc đi ra ngoại quốc. Qua điều này, vị tướng này muốn nói đến việc chinh phục những vùng đất mới, việc chinh phục này sẽ tạo ra một nước Trung Quốc thứ hai có thể được xây dựng bằng cách xâm chiếm lãnh thổ ngoại bang làm thuộc địa. Và từ kế hoạch này phát sinh vấn đề quan trọng thứ ba: đó là “vấn đề châu Mỹ”. Tướng Trì Hạo Điền cảnh báo người nghe rằng : “Điều này có vẻ gây sốc, nhưng lý lẽ thực sự rất đơn giản”. Trung Quốc vốn là “xung đột cơ bản với lợi ích chiến lược của phương Tây”. Vì vậy, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ cho phép Trung Quốc chiếm giữ các nước khác để xây dựng một Trung Quốc thứ hai. Hoa Kỳ đứng cản đường tiến của Trung Quốc. Ông Trì đã giải thích vấn đề như sau: “Hoa Kỳ có cho phép chúng ta tung ra ngoài để có không gian sống mới không? Đầu tiên, nếu Hoa Kỳ kiên quyết ngăn chặn chúng ta, thì chúng ta khó có thể làm bất cứ điều gì hữu ích cho chúng ta đối với Đài Loan, Việt Nam, Ấn Độ hoặc thậm chí Nhật Bản, [vậy thì] chúng ta có thể có thêm bao nhiêu không gian để sống ? Rất thường thôi ! Chỉ các quốc gia rộng như Hoa Kỳ, Canada và Úc mới có vùng đất lớn để phục vụ cho nhu cầu thuộc địa của chúng ta thôi. “Chúng ta không ngu ngốc đến mức muốn diệt vong cùng với Mỹ bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân,” ông nói. “Chỉ bằng cách sử dụng vũ khí không phá hủy mà có thể giết chết nhiều người, thì chúng ta mới có thể dành nước Mỹ cho chính mình.” Câu trả lời được tìm thấy là ở trong vũ khí sinh học . “Tất nhiên”, ông ấy nói thêm, “chúng ta đã không nhàn rỗi, trong những năm qua chúng ta đã nắm bắt cơ hội để làm chủ vũ khí loại này.” Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc coi các vũ khí sinh học như vũ khí quan trọng nhất cho việc hoàn thành mục tiêu “dọn sạch nước Mỹ.”của họ. Tướng Trì Hạo Điền đặt tin tưởng vào chủ tịch Đặng Tiểu Bình sẽ dành ưu tiên cho vũ khí sinh học trên tất cả các hệ thống vũ khí khác trong kho vũ khí của Trung Quốc: “Khi đồng chí Tiểu Bình vẫn còn với chúng ta, thì Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có quyết định đúng đắn khi không phát triển các nhóm tàu sân bay để tập trung vào việc phát triển những vũ khí giết người có thể dủy diệt dân số đông đảo của nước địch.” Nghe có vẻ khó tin, nhưng Tướng Trì Hạo Điền tự coi mình là một người cộng sản “có lòng nhân đạo”, và do đó thừa nhận những cảm xúc cá nhân lẫn lộn trong vấn đề này: “Đôi khi tôi nghĩ rằng thật tàn nhẫn khi Trung Quốc và Hoa Kỳ là kẻ thù của nhau…”. Cuối cùng, ông lưu ý, Hoa Kỳ đã giúp Trung Quốc trong Thế chiến II. Người dân Trung Quốc nhớ rằng Hoa Kỳ đã chống lại chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Nhưng chẳng có gì trong các sự kiện đó là quan trọng vào thời điểm bây giờ. “Về lâu dài”, tướng Trì nói, “mối quan hệ của Trung Quốc và Hoa Kỳ là một trong những cuộc đấu tranh sinh tử.” Tình thế bi thảm này phải được chấp nhận. Theo tướng Trì thì “chúng ta không được quên rằng lịch sử của nền văn minh chúng ta nhiều lần đã dạy chúng ta rằng một ngọn núi không cho phép hai con hổ sống chung.” Theo tướng Trì, vấn đề dân số quá mức và suy thoái môi trường của Trung Quốc cuối cùng sẽ dẫn đến sụp đổ xã hội và nội chiến. Tướng Trì ước tính rằng hơn 800 triệu người Trung Quốc sẽ chết trong một vụ sụp đổ như vậy. Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc không có chính sách thay thế. Hoặc là Hoa Kỳ được “quét sạch” thành công bằng các cuộc tấn công sinh học, hoặc Trung Quốc phải chịu thảm họa quốc gia. Tướng Trì đưa ra lập luận sau: “Chúng ta phải chuẩn bị cho mình hai kịch bản. Nếu vũ khí sinh học của chúng ta thành công trong cuộc tấn công bất ngờ, người dân Trung Quốc sẽ có thể duy trì sự tổn thất ở mức tối thiểu trong cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu cuộc tấn công thất bại và gây ra sự trả đũa hạt nhân từ Hoa Kỳ, Trung Quốc có lẽ sẽ phải chịu một thảm họa trong đó hơn một nửa dân số sẽ thiệt mạng. Đó là lý do tại sao chúng ta cần sẵn sàng với các hệ thống phòng không cho các thành phố lớn và vừa của chúng ta.” Trong bài phát biểu của mình, tướng Trì cung cấp cho chúng ta chìa khóa để hiểu chiến lược phát triển của Trung Quốc. Theo Trì, “sự phát triển kinh tế của chúng ta dồn tất cả tài lực để chuẩn bị cho nhu cầu chiến tranh !” Không phải là để cải thiện cuộc sống của người dân Trung Quốc trong thời gian ngắn. Đó cũng không phải là xây dựng một xã hội tư bản định hướng đến tiêu dùng. Một cách công khai, tướng Trì nói: “chúng ta vẫn đặt nặng việc phát triển kinh tế như là trung tâm của nổ lực chúng ta, nhưng trên thực tế, đó là sự phát triển kinh tế có chiến tranh ở trung tâm của nó!” Lập luận tương tự cũng có thể nói đối với sự quan tâm mạnh mẽ của Trung Quốc đối với ngành khoa học sinh học . Biến Virus thành vũ khí Phương Tây vẫn chưa nắm bắt được động cơ tiềm ẩn của việc sẵn sàng tham gia của Trung Quốc vào các phòng thí nghiệm vi sinh P4 của phương Tây(tức là phòng thí nghiệm gây bệnh cấp độ 4 của mầm bệnh), nơi nghiên cứu các vi khuẩn gây chết người nhất thế giới. Giờ này thì những bóng nước đó đã trồi lên mặt nước của đại dịch coronavirus mới xảy ra ở Vũ Hán, trung tâm nhiễm bệnh của Trung Quốc, ngay bên ngoài phòng thí nghiệm chính về virút học P4 của Trung Quốc (chuyên về virus chết người). Không lâu sau khi phát biểu, Tướng Trì đã từ chức Bộ trưởng Quốc phòng năm 2003, cùng năm với dịch SARS (coronavirus) tại Trung Quốc. Đây cũng là (trùng hợp) cùng năm Bắc Kinh quyết định xây dựng phòng thí nghiệm virus học Vũ Hán P4. Theo bài phát biểu của tướng Trì, liệu dịch coronavirus mới ở Vũ Hán có phải là một tai nạn do vũ khí virus tại phòng thí nghiệm vi sinh P4 của thành phố rò rĩ ra ngoài không? Ba điểm dữ liệu đáng để xem xét. Đầu tiên, vào năm 2008, quan chức an ninh hàng đầu của Đài Loan đã nói với các nhà lập pháp rằng Đài Loan có tin tức tình báo cho thấy có liên kết giữa virus bệnh SARS với việc nghiên cứu thực hiện tại các phòng thí nghiệm của Trung Quốc, theo tờ Sydney Morning Herald. Với sự tấn công mạnh và sự xâm nhập chính trị của phương tiện truyền thông bằng tiếng Trung Quốc, không có gì đáng ngạc nhiên khi Giám đốc Cục An ninh Quốc gia Tsai Chao-ming buộc phải rút lại phát biểu của mình, trong đó chẳng có chút nào chút hớ hênh thông thường nào. Phải chăng ông giám đốc Tsai bị ép buộc phải rút lui lời phát biểu trung thực của ông bởi vì ông không được phép tiết lộ những hiểu biết có tính tình báo về Trung Quốc? Điểm dữ liệu thứ hai đáng xem xét: Tạp chí Virology có một bài viết của Gulfaraz Khan , được xuất bản vào ngày 28 tháng 2 năm 2013, phác thảo sự phát hiện ra một loại coronavirus mới ở Ả Rập Saudi vào tháng 6 năm 2012. Vâng, đó là loại coronavirus rất giống với loại thông thường nhưng có sự khác biệt sau đây Khi lần đầu tiên phát hiện ra, nó không thể dễ dàng truyền từ người sang người. Một cái gì đó đã làm thay đổi trong virus kể từ thời điểm đó. Do đó, phiên bản Vũ Hán được dán nhãn 2019-nCoV thay vì chỉ đơn giản là NCoV. Phiên bản sau không truyền nhiễm, trong khi phiên bản trước đang lan truyền nhanh chóng qua Trung Quốc khi bài này được viết. Bạn có cho rằng điều gì đã thay đổi khả năng truyền nhiễm của nó giữa năm 2012 và 2020? Đột biến ngẫu nhiên hay do tác động của việc vũ khí hóa? (Câu hỏi này hiện đã được trả lời bởi các nhà khoa học Ấn Độ, người đã phát hiện ra coronavirus đã được thay đổi bởi sự cấy ghép virus HIV AIDS vào nó .) Nếu sự bùng phát gây chết người hiện tại xảy ra ở bất kỳ thành phố nào khác ngoài Vũ Hán, thì chúng ta có thể có xu hướng tin vào một đột biến ngẫu nhiên. Nhưng Vũ Hán là cận điểm bị tác hại tối đa của vũ khí sinh học của Trung Quốc . Vậy chúng ta có nên tin có một sự trùng hợp như vậy không ? Điểm dữ liệu thứ ba đáng để xem xét: tạp chí GreatGameIndia đã xuất bản một đoạn có tựa đề là vũ khí sinh học coronavirus – Cách Trung Quốc đánh cắp coronavirus từ Canada và biến nó thành vũ khí Các tác giả đã đủ khôn ngoan để đưa bài báo của Tạp chí Virology của ông Khan vào mục tin tức về sự vi phạm an ninh của các công dân Trung Quốc tại Phòng thí nghiệm vi sinh học quốc gia Canada (P4) ở Winnipeg, nơi coronavirus được cho là mới lưu trữ với các sinh vật gây chết người khác. Tháng 5 năm ngoái, Cảnh sát Hoàng gia Canada đã được gọi đến để điều tra; đến cuối tháng 7, người Trung Quốc đã bị đuổi ra khỏi cơ sở . Nhà khoa học trưởng của Trung Quốc ( Tiến sĩ Xiangguo Qiu ) bị cáo buộc thực hiện các chuyến đi giữa Winnipeg và Vũ Hán.Ở đây chúng ta có một lý thuyết hợp lý về các chuyến du hành của sinh vật NCoV: lần đầu tiên được phát hiện ở Ả Rập Saudi , sau đó nghiên cứu ở Canada từ đó nó đã bị một nhà khoa học Trung Quốc đánh cắp và mang đến Vũ Hán. Giống như tuyên bố của giám đốc tình báo Đài Loan năm 2008, câu chuyện GreatGameIndia đã bị tấn công đả kích một các cục lực . Dù sự thật là gì, thì trên thực tế sự gần gũi của tâm diểm phát tán dịch coronavirus ở Vũ Hán cùng địa điểm với phòng thí nghiệm virus-học VP4 của Trung Quốc trong cùng một thành phố và sự kiện không có khả năng đột biến của corona virus khiến tạo ra sự khả tín trong lập luận của chúng ta. Rất có khả năng sinh vật 2019-nCoV là phiên bản vũ khí hóa của NCoV được phát hiện bởi các bác sĩ Saudi vào năm 2012. Chúng ta phải có một cuộc điều tra về vụ dịch ở Vũ Hán. Người Trung Quốc phải chấp thuận để cho cả thế giới làm minh bạch vụ phát sinh bệnh dịch coronavirus này. Sự thật phải được đưa ra. Nếu các quan chức Trung Quốc vô tội, họ không có gì để che giấu. Nếu họ có tội, thì hẳn họ sẽ từ chối hợp tác. Mối quan tâm thực sự ở đây là liệu phần còn lại của thế giới có đủ can đảm để yêu cầu một cuộc điều tra thực sự và kỹ lưỡng hay không. Chúng ta cần phải không sợ hãi trong nhu cầu này và không cho phép các lợi ích kinh tế của thành phố này chơi trò từ chối nhút nhát và không trung thực. Chúng ta cần một cuộc điều tra trung thực. Chúng ta cần nó ngay bây giờ. JR Nyquist đặc trách một chuyên mục trên báo GreatGameIndia và là tác giả của các cuốn sách “Nguồn gốc của Thế chiến thứ tư” và “The Fool and His Enemy”, cũng như đồng tác giả của “The New Tactics of Global War”. Như được công bố trên The Epoch Times- mạng truyền thông tin tức độc lập phát triển nhanh nhất hiện đang bao gồm 21 ngôn ngữ và 33 quốc gia.
JR Nyquist/Điền Phong biên dịch
Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán, bài học lọc lừa
Phòng thí nghiệm P4 của Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh chụp từ trên cao ngày 17/04/2020LOUISA GOULIAMAKI / AFP
Tú Anh
8 phút
Liệu siêu vi corona SARS-CoV-2 gây đại dịch trên thế giới "sổng chuồng" từ phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán chứ không phải tự nhiên xuất hiện tại chợ động vật hoang dã như chính quyền Trung Quốc lý giải ? Không thể loại trừ xác suất siêu vi lây cho một nhà khoa học, một nhân viên, và người này lây nhiễm cho dân Vũ Hán. Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, lại có thể thoát khỏi mọi kiểm soát?
QUẢNG CÁO
Không phải vô cớ mà Mỹ điều tra và Anh, Pháp muốn Trung Quốc trả lời sáng tỏ. Cũng phải có lý do Trung Quốc cấm chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới đến thanh tra tận nơi cũng như giấu biệt thông tin về một nhà nghiên cứu trẻ tuổi Hoàng Diễm Linh.
Cội nguồn : Ngây thơ hay tham lợi
Đối với công luận Pháp, nước Pháp thiếu chín chắn khi cung cấp cho Hoa lục một phòng thí nghiệm tối tân, được xem là "quả bom hạt nhân sinh học". Ngược dòng thời gian về năm 2004 với một số nhân vật có thế lực lúc bấy giờ qua bài điều tra của Le Figaro: "Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, thoát khỏi mọi kiểm soát?".
Nghi vấn phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán có thể là nơi xuất phát SARS-CoV-2, gây ra đại dịch được đặt tên Covid-19 (theo yêu cầu của Trung Quốc) được ba nhà lãnh đạo Tây phương trực tiếp nêu lên và muốn làm sáng tỏ : Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đồng nhiệm Anh Dominic Raab và tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì tuyên bố, « có nhiều chuyện xảy ra ở đó mà chúng ta không biết ».
Paris bối rối là phải. P4 là phòng thí nghiệm sinh học cực an toàn dùng để nghiên cứu các loại siêu vi cực độc mà chưa có thuốc trị, cũng không có vác-xin phòng ngừa. Vào lúc đó, đề án hợp tác trong một lãnh vực nhạy cảm như thế với y tế Trung Quốc đã gây căng thẳng trong nội bộ của Pháp.
Từ năm 2004, giới tình báo và an ninh quốc phòng, chuyên gia vũ khí sinh học Pháp đã khuyến cáo các chính phủ tại Paris không nên xuất khẩu phòng thí nghiệm P4, hạng "an toàn tối đa" cho Trung Quốc để nghiên cứu siêu vi SARS. Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị và công nghiệp, với những lý do khác nhau, người thì sợ Bắc Kinh trả đũa, kẻ muốn hợp tác để kiểm soát không cho đối tác âm thầm chế tạo vũ khí vi trùng.
Nhóm phóng viên điều tra của Radio France phát hiện vào năm 2004, tổng thống Jacques Chirac và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào quyết định hai nước hợp tác chống các bệnh truyền nhiễm mới nẩy sinh. Trong chiều hướng này, ngoại trưởng Michel Barnier ký thỏa thuận chuyển giao một phòng thí nghiệm P4.
Trước đó, thủ tướng đầu tiên của tổng thống Chirac, nhiệm kỳ hai, Jean- Pierre Raffarin (một người bạn của Trung Quốc như đánh giá của Bắc Kinh) gặp bác sĩ Trần Chu, đang được đào tạo chuyên môn tại bệnh viện Saint Louis, và là người thân cận của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, tiền nhiệm của Hồ Cẩm Đào.
Một năm trước đó, 2003, Trung Quốc bị dịch Viêm phổi cấp tính SARS. Theo lời kể của một công chức cao cấp, theo dõi hồ sơ này, vào lúc đó trong giới chính trị Pháp, một số người cho rằng cần phải giúp các nhà sinh học Trung Quốc nghiên cứu các loại siêu vi mới như Ebola, SARS, trong điều kiện tốt. Tránh cho họ tự mò mẫm nghiên cứu với các phương tiện thiếu thốn và kiến thức còn hạn hẹp. Nói rõ hơn là không để Trung Quốc âm thầm chế tạo vũ khi sinh học.
Nhưng dự án này gây tranh luận trong nội bộ Pháp. Jacques Chirac, Jean-Pierre Raffarin ủng hộ. Trong giới y khoa, trong đó có bác sĩ cựu bộ trưởng Bernard Kouchner tán đồng. Nhà doanh nghiệp kỹ nghệ dược phẩm, vắc-xin Alain Merieux, cũng hăng hái cùng điều hành hội đồng chỉ đạo với đối tác bác sĩ Trần Chu.
Trái lại, các chuyên gia chống phổ biến vũ khí sinh học ở bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng, Văn Phòng Quốc Phòng và An Ninh Quốc Gia trực thuộc phủ thủ tướng và trong giới nghiên cứu khoa học đều lo ngại. Họ sợ P4 biến thành nơi chế tạo vũ khí sinh học. Nhất là, khác với vũ khí hóa học và hạt nhân, cộng đồng quốc tế không có một cơ chế kiểm soát các phòng thí nghiệm "y tế".
Cụ thể là một số phòng thí nghiệm loại P3, lưu động, mà chính phủ Jean-Pierre Raffarin bán cho Trung Quốc ngay sau khi dịch SARS kết thúc, cũng không được Trung Quốc xác minh dùng để làm gì. Phe tìm cách trì hoãn thi hành thỏa thuận khuyến cáo chính phủ Pháp đừng xem nhẹ bởi vì "P4 là một nhà máy nguyên tử vi khuẩn".
Gửi trứng cho ác: Viện P4 Vũ Hán
Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị quyết định thi hành, chống lại ý kiến của các chuyên gia. P4 được xây dựng xong vào năm 2015. Ngày P4 Vũ Hán đi vào hoạt động, tháng 01/2018, trùng hợp với chuyến viếng thăm của tổng thống Emmanuel Macron. Pháp cũng làm nhiều cách để kéo dài thời gian nhưng cuối cùng cũng phải "giao hàng", một chuyên gia cho biết như thế.
Bởi vì vào thời điểm đó, Pháp có nhiều dự án khác với Trung Quốc như xây một nhà máy xử lý phóng xạ, hợp đồng bán máy bay Airbus. Khác với Hoa Kỳ, Pháp chỉ là cường quốc hạng trung, không có đủ khả năng đối đầu với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Bắc Kinh còn bắt chẹt doanh nghiệp Pháp để chiếm đoạt công nghệ. Theo một nhà ngoại giao Pháp, cái tội của chính quyền Pháp là "quá ngây thơ, nghĩ là có thể tin vào chữ tín của chính quyền Trung Quốc".
Những gì xẩy ra sau đó cho đến đại dịch Covid-19 chứng minh là phe "không tin" Trung Quốc có lý. Nhà thầu Trung Quốc lãnh phần xây dựng nhưng không đáp ứng được nhu cầu kiến trúc bảo đảm an toàn rất phức tạp.
Thất vọng vì không thấy kết quả hợp tác cụ thể, năm 2015, đồng chủ tịch hội đồng hợp tác song phương Alain Merieux từ chức. Nhóm chuyên gia Pháp, 50 người, lẽ ra sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp Trung Quốc tại P4 trong 5 năm đầu, không bao giờ đến Vũ Hán. Bắc Kinh ngăn chận hay vì Pháp thiếu tài chính?
Khi phòng thí nghiệm bán thú hoang ra chợ
Điều rõ ràng là Trung Quốc không minh bạch, không tôn trọng thỏa thuận. Hoạt động tại P4 được giữ kín. Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, sau khi thăm P4 năm 2018, đã cảnh báo Washington về tình trạng thiếu an toàn của phòng thí nghiệm.
Ngày 16/04/2020, báo chí Trung Quốc cũng nói đến những bất cập: Nhiều nhà khoa học tại P4 đã vất dụng cụ xuống cống rãnh mà không qua sát trùng. Họ còn bán thú rừng thử nghiệm ra chợ Vũ Hán, để có thêm thu nhập.
Một nhà nghiên cứu mất tích
Nhưng sự kiện gây bối rối cho Trung Quốc là các câu hỏi liên quan đến số phận một chuyên gia về siêu vi SARS tại P4 tên Hoàng Diễm Linh. Phải chăng nhà nghiên cứu trẻ tuổi này là bệnh nhân ZERO.
Ảnh của Hoàng Diễm Linh đột nhiên bị xóa trên trang mạng của P4. Viện P4, lúc đầu cũng chối là không có nhân viên tên Hoàng Diễm Linh rồi sau đó đăng trở lại. Truyền thông Nhà nước lập đi lập lại "Hoàng Diễm Linh, vẫn khỏe mạnh, không bị nhiễm siêu vi corona, đang làm việc ở một thành phố khác, không trở lại Vũ Hán". Nhưng cho đến nay, Hoàng Diễm Linh vẫn biệt vô âm tín.
Nguồn: Le Figaro, RFI, SciencePost
Nhật Bản thử nghiệm thuốc Covid-19 có thể diệt virus trong 5 ngày
Dân trí
Một công ty Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm trên người thuốc uống dành cho bệnh nhân Covid-19, cạnh tranh với Pfizer và Merck trong cuộc đua tìm kiếm phương pháp điều trị dịch bệnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Cuộc đua tìm ra thuốc trị Covid-19 thu hút nhiều hãng dược tham gia (Ảnh minh họa: Reuters).
Theo Wall Street Journal, công ty Shionogi có trụ sở tại Osaka (Nhật Bản) - công ty phát triển loại thuốc giảm cholesterol Crestor cho biết họ đã bào chế thuốc để tiêu diệt virus SARS-CoV-2. Shionogi cho biết với liều lượng chỉ một liều mỗi ngày, thuốc điều trị Covid-19 của công ty này sẽ thuận tiện hơn cho người sử dụng.
Shionogi cho biết công ty đang thử nghiệm thuốc Covid-19 và kiểm tra các phản ứng phụ của thuốc trong quá trình thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm vừa bắt đầu trong tháng này và nhiều khả năng sẽ kéo dài sang năm 2022.
"Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một loại thuốc uống thực sự an toàn, như Tamiflu, Xofluza", Isao Teshirogi, giám đốc điều hành của Shionogi, cho biết.
Ông Teshirogi cũng cho biết, thuốc Covid-19 của Shionogi được bào chế để vô hiệu hóa virus trong 5 ngày kể từ khi bệnh nhân uống thuốc.
Theo đại diện của Shionogi, công ty này dự kiến mời 50-100 tình nguyện viên khỏe mạnh tham gia thử nghiệm thuốc Covid-19 tại Nhật Bản. Công ty cũng dự định tiến hành cuộc thử nghiệm lớn hơn tại Nhật Bản vào cuối năm nay.
Ông Teshirogi nói rằng, phân tích ban đầu cho thấy virus không dễ dàng đột biến để tránh tác dụng của thuốc do công ty Shionogi bào chế.
Theo ông Teshirogi, Shionogi không có kế hoạch giới hạn thử nghiệm thuốc Covid-19 do công ty bào chế cho những bệnh nhân mới được chẩn đoán gần đây. Nếu loại thuốc này có triển vọng, Shionogi có thể sẽ hợp tác với một hãng dược toàn cầu để triển khai thuốc ra toàn thế giới.
Shionogi đi sau các hãng Pfizer và Merck nhiều tháng trong việc thử nghiệm thuốc Covid-19.
Pfizer cho biết loại thuốc viên uống hai lần mỗi ngày của họ có thể sẵn sàng tung ra thị trường nhanh nhất trong năm nay. Pfizer chuẩn bị sẵn sàng cho 2.000 bệnh nhân tham gia thử nghiệm loại thuốc trên kết hợp với thuốc kháng virus tăng cường.
Trong khi đó, Merck hồi tháng 4 cho biết loại thuốc của họ, vốn được nghiên cứu từ nhiều năm trước để điều trị Ebola, đã thành công trong việc giảm lượng virus ở những bệnh nhân Covid-19 và có thể làm giảm nguy cơ nhập viện. Các cuộc nghiên cứu lớn hơn đang được tiến hành, tập trung vào những người đã được chẩn đoán mắc Covid-19 trong vòng 5 ngày trước đó và có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.
Cả 3 công ty trên đều đặt mục tiêu lấp đầy những lỗ hổng lớn nhất trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19. Các nghiên cứu gần đây cho thấy vắc xin hiện vẫn có hiệu quả trong việc ngăn chặn những ca bệnh nặng do các chủng virus SARS-CoV-2, trong đó có biến thể Delta, gây ra. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những người chưa tiêm vắc xin, hoặc đã tiêm vắc xin nhưng vẫn bị nhiễm bệnh.
Các hãng dược đều đang nỗ lực tìm kiếm một loại thuốc viên để những bệnh nhân Covid-19 nếu có triệu chứng nhẹ có thể uống ngay tại nhà. Cơ quan Y tế và Sinh học Liên bang Nga (FMBA) hồi tháng 12 năm ngoái từng thông báo về việc phát triển thuốc trị Covid-19 với kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu quả trên 99%.
Thành Đạ
Thua thang xong len,Trung Quốc xây thêm loạt phòng thí nghiệm sinh học mới
Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng thêm khoảng từ 25 đến 30 phòng thí nghiệm sinh học có độ an toàn cấp độ 3 và 4, tương đương viện Virus học Vũ Hán.
Các chuyên gia làm việc tại Viện Virus học Vũ Hán. Ảnh: Reuters
Tờ Financial Times ngày 6/6 thông báo, tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đang lên kế hoạch thiết lập thêm 25-30 phòng thí nghiệm sinh học cấp độ 3 an toàn và một phòng thí nghiệm cấp độ 4 an toàn, tức tương đương cấp độ an toàn của Viện Virus học Vũ Hán ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 là mức cao nhất, có tính bảo mật cao và cần được quản lý theo quy trình cực kì chặt chẽ, phục vụ những nghiên cứu sinh học nguy hiểm nhất.
Trên thế giới hiện có tổng cộng 59 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 đang hoạt động, đang xây dựng hoặc có kế hoạch xây dựng tại 23 quốc gia trên thế giới, từ các nước có công nghệ phát triển như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ hay tại các nước châu Phi kém phát triển hơn như Gabon, Bờ Biển Ngà.
Thông tin về việc Trung Quốc sắp xây dựng thêm các phòng thí nhiệm mới được đưa ra giữa lúc Viện Virus học Vũ Hán của Trung Quốc đang là tâm điểm của giả thuyết virus SARS-CoV-2 có thể đã rò rỉ ra từ đây, trước khi bùng phát thành đại dịch toàn cầu.
Tuần qua, Mỹ và Anh đã lật lại cuộc điều tra về nguồn gốc COVID-19, trong đó không loại trừ giả thuyết trên. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ giả thuyết này và kêu gọi các nước phương Tây không chính trị hóa cuộc điều tra về nguồn gốc COVID-19.
Theo Reuters, hồi đầu năm 2021, một nhóm chuyên gia quốc tế đã tới Trung Quốc trong 4 tuần để khảo sát, làm việc tại Vũ Hán và trao đổi với các nhà nghiên cứu nước chủ nhà, sau đó kết luận virus có thể đã truyền từ dơi sang người thông qua một loài động vật khác.
Các chuyên gia WHO cũng nhận định, "giả thuyết rằng virus SARS-CoV-2 bị rò rỉ do sự cố trong phòng thí nghiệm rất khó xảy ra". Tuy nhiên, kết luận trên đã không được Mỹ và một số quốc gia khác ủng hộ.
Thách thức của Tàu ngày nay đối với thế giới, nhứt là Âu châu và Huê kỳ, không chỉ là ý thứchệ, mà còn là kinh tế và công nghệ cao . Vậy các nước Dân chủ chấp nhận lệ thuộc Tàu vì tiền hay phải liên kết ngăn chận? Ông Tổng thóng Joe Biden của Huê kỳ tuyên bố sẽ tổ chức mộtDiễn Đàn Dân chủ vào cuối năm để chống Tàu bành trướng!
Hôm đầu tháng 7/21, Tàu tổ chức lễ lớn kỷ niệm 100 năm đảng cộng sản, thành lập ở Thượng hải ngày 23/07/1921 (2021) trước hết là để long trọng hóa Xi, Chủ tịch đảng cho tới chết, người kế nghiệp Mao Trạch-đông và Đặng Tiểu-bình.
Đại hội khai sanh ra đảng cộng sản ngày nay, ngày họp lúc đó phải thay đổi nhiều lần để tránh cảnh sát ở vùng nhượng địa pháp, qui tụ được 13 Đại biểu tham dự, có Mao dĩ nhiên, dưới sự kiểm soát của Sneevliet và Nikolsky, Đại diện ĐệIII Quốc tế (Kominterne) người Nga. Chúng ta thấy lúc đầu đảng gồm chỉ lèo tèo mấy chú chệt gốc du thủ du thực, thế mà theo thời gian nó biến thành cái đảng cộng sản thật sự. Đúng là nước lã mà khuấy nên hồ!
Rồi nội chiến chống lại Quốc Dân đảng, khựng lại bỡi chiến tranh với Nhựt bổn, kết thúc bỡi chiến thắng của đảng cộng sản và ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao tuyên bố nước « Cộng hòa Nhơn dân Trung quốc » ra đời .
Ngày nay, đảng cộng sản vừa phục hồi được uy thế nước Tàu trước thế giới và vừa nâng nền kinh tế tàu lên hàng thứ nhì (nói thứ nhứt nếu tính theo sức mua) nên muốn tiến chiếm quyền lãnh đạo thế giới, trễ lắm, vào năm 2049. Và để thực hiên điều này, Xi phải duy trì chế độ với một đảng duy nhứt và độc tài toàn trị. Năm rồi, trong lễ kỷ niệm lần thứ 75 chiến thắng Nhựt bổn, Xi nhắc lại «Nhơn dân trung quốc sẽ không bao giờ cho phép một cá nhơn hay một lực lượng nào bóp méo lịch sử đảng cộng sản hoặc xuyên tạc bản chất và sứ mạng của đảng . Nhơn dân trung quốc sẽ không bao giờ cho phép một cá nhơn hay một lực lượng nào chia rẻ đảng với nhơn dân trung quốc hoặc đem đảng chống lại nhơn dân trung quốc».
Năm 1655, trước Đại biểu Paris, Vua Mặt trời Louis XIV của Pháp, tuyên bố «Nhà Nươc, chính là trẫm» . Câu nói của vua Luis XIV ngày nay hãy còn lưu hành . Vậy tại sao Xi không nói như vua Louis XIV «Nhà nước-đảng, chính là ta»?
Hơn nữa Xi vẫn có thể nói như vua Louis XIV « Nhà nước, chính là trẫm »? Vì «trẫm» cónghĩa là «tôi», là «ta» ! Xi có khác gì vua tàu ngày xưa, thời quân chủ? Nước Tàu trong lịchsử, thật sự, không có gì thay đổi về mặt chuyên chế và độc tài. Một thứ chế độ độc tài toàn trịliên tục và nhuần nhuyễn, chỉ thay thế ông vua bằng Chủ tịch đảng mà thôi . Mao và Đặnglàm Chủ tịch cho tới chết . Nay Xi cũng tự ban cho mình quyền làm Chủ tịch nước Tàu chotới chết!
Nhơn đây, ta thử nhắc lại lịch sử tiếng « trẫm ». Trước đời Tần, tiếng « trẫm » được dùng rất phổ biến trong dân gian, không phảỉ chỉ dành riêng cho nhà vua, mà như một đại danh từ (pronom personnel). Từ khi Tần Thủy hoàng gồm thâu lục quốc, lập ra nhà Tần, đại danh từ «trẫm» do kỵ húy nên bị cấm sử dụng trong dân chúng cả nước.
Lưu Bang lật đổ nhà Tần, lập nên nhà Hán. Hán Cao Tổ vốn là người của giai cấp công nông, ít chữ nghĩa, nên vội bắt chước theo Tần Thủy Hoàng xưng “trẫm”. Có đại thần nhận ra sai sót, tâu lên nhưng đã lở rồi nên Lưu Bang giữ luôn cách xưng theo ngôi thứ nhứt này. Từ đó trở đi, vua tàu các triều đại sau đều bắt chước xưng hô « trẫm » .
100 năm cộng sản tàu còn lại gì?
Lễ kỷ niệm đảng 100 tuổi được Xi cho tổ chức hoành tráng nhưng nội dung không gì khác hơn là tuyên truyền về dân tộc chủ nghĩa và tôn thờ cá nhơn lãnh tụ Xi, người kế nghiệp Mao và Đặng. Lễ kỷ niệm còn để nhắc lại quá khứ huyền thoại của đảng và đề cao thành tích hiện tại của đảngqua việc sớm ngăn chận thành công dịch vũ hán, sớm phục hồi kinh tế, giữ được mức tăng trưởng 9% trong năm nay (2021) trong lúc cả thế giới còn lao đao, củng cố sự đoàn kết dân tộc .
Nhơn cơ hội này, Xi không quên nhấn mạnh quyết tâm đem Hông-kông trở về sớm, khoe chiếm biển Đông không tốn một viên đạn và sẽ lấy Đài loan trong gần đây, nếu cần, cả bàng vũ lực .
Sau cùng Xi khoe sức mạnh thời đại của Tàu vừa phóng thành công trạm vũ trụ «Thiên cung» (le Palais céleste) và phát hành máy tin học đời mới Jiuzhang.
Sau 100 năm dài, nay đảng cộng sản tàu có trở thành đảng tư bản không? Năm 1979, Đặng Tiểu-bình bắt đầu làm cải cách kinh tế, bốn mươi năm sau, dân tàu có được 800 triệu người thoát ra khỏi cảnh nghèo đói. (Nên hiểu cái nghèo đói của Tàu là không có cháo hoa ăn với ca-la-thầu, không có quần áo mặc vừa đủ ấm). Khi làm kinh tế thị trường và nỗ lực gia tăng mạnh phát triển thường khó tránh nảy sanh những bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng. Ngày nay, dân tàu vùng quê, vùng núi vẫn còn sống dưới mức nghèo trong lúc đó nước Tàu có nhiều tỷ phú nhứt thế giới, 992 tỷ phú, hơn năm rồi 253 người sau khi sát nhập bằng khủng bố HK vào lục địa! (Nhựt báo Le Parisien)
Sự cải tổ này làm bùng lên khu vực tư nhưng Nhà nước-đảng vội duy trì việc kiểm soát đại bộphận kinh tế, biến nước Tàu trở thành một mô hình mới phát triển kinh tế, đó là «tư bản-Nhànước» . Đồng thời đảng cộng sản tuyển làm đảng viên những phần tử ưu tú từ nền kinh tế tựdo này tuy nhiên vẫn giữ ý thức hệ cộng sản và hình thức tổ chức theo lê-nin trong quan hệ
Nhà- nước và tư bản.
Đảng cộng sản từ Đặng Tiểu-bình tới nay, đảng viên tăng mạnh và mau, nay có 92, 3 triệu người, chiếm 6, 6% dân số tàu. Họ đa số trở thành đảng viên «áo cổ trắng» (col blanc), tức thành phần tiểu tư sản trí thức . Giai cấp cốt cán « công nhơn, nông dân và quân nhơn » của đảng trước đây nay trở thành thiểu số và thứ yếu . Năm 2013, Xi muốn tuyển dụng một số lớn doanh nhơn để đào tạo trở thành lực lượng kinh tài có khả năng quyết định để cùng lãnh đạo đảng cộng sản .
Ai cũng biết Hiến pháp Tàu ghi rõ «Cộng hòa Nhơn dân trung quốc là một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, … lãnh đạo bỡi giai cấp thợ thuyền trên nền tảng liên minh với giai cấp nông dân» . Hiến pháp tàu chẳng những không phù hợp với thực tế, mà còn quá cách biệt với thực tế . Nước Tàu ngày nay, vẫn dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản, nhưng nó lại là một thứ «biến thề của tư bản»(variante du capitalisme – như Delta là biến thể của virus ấn độ): lao động trở thành hàng hóa, tiêu thụ là sức mạnh bảo đảm sự ổn định xã hội và động cơ của phát triển . Cái hố ngăn cách giữa Hiến pháp và thực tế ngày nay đã trở thành đặc tính của lịch sử đảng cộng sàn Tàu .
Dưới thời Mao, vào đảng là để phục vụ lý tưởng cộng sản. Ngày nay, trái lại, động cơ gia nhập đảng làm người cộng sản là để được tiến thân,được làm giàu. Nếu là nhà giàu, để có điều kiện làm giàu thêm, giàu lớn. Người ta thấy, qua những chương trình đào tạo đảng viên, đảng cộng sản không gì khác hơn là một Ban Giám đốc điều hành cái xí nghiệp khổng lồ là nước Tàu theo «chủ thuyết kinh tế tân tự do»!
Nhưng vì đảng vẫn nắm vai trò lãnh đạo toàn diện xã hội nên đảng gởi từng toán đảng viên tới xí nghiệp hoạt động theo dõi nhơn viên, công nhơn . Đây là cơ sở đảng . Mọi vấn đề liên quan tới công nhơn, như tuyển dụng, sa thảy, kỷ luật, tăng lương, thưởng phạt, … đều phải qua ý kiến của đảng bộ ở xí nghiệp . Cách kiểm soát của đảng không chỉ riêng với xí nghiệp nhà nước, mà cả xí nghiệp tư . Nó trùm lên Sở hay Phòng nhơn viên đã có xưa nay .
Đảng ngày càng tuyển thêm nhiều người thuộc giới tư sản vào hàng ngũ lãnh đạo đảng và xí nghiệp . Lực lượng mới này sẽ hoạt động ngoài biên giới Trung Quốc, trong chương trình «Một vành đai, một con đường» để đẩy mau tiến trình quốc tế hóa những công ty nhà nước và tư nhơn, cùng đi theo có cả đơn vị đảng để theo dõi lãnh đạo xí nghiệp và công nhơn . Ngày nay nếu đảng cộng sản tàu không di theo đúng đường lối Đệ Tam Quốc tếnhư Mao nữa, thì nó cũng đang xuất cảng cách tổ chức kiểm soát xí nghiệp và những công cụ áp dụng kỷ luật .
Một thứ Đệ Tam biến thể của Xi?
Thật ra, kinh tế tàu phát triển nhưng không vì có đảng lãnh đạo, trái lại đảng chen vào gây khó khăn trong không ít trường hợp, mà hoàn toàn do tính năng động, lòng ham kiếm bạc cắc từ muôn thuở của dân Tàu. Xin nhắc lại một câu chuyện xưa để thấy điều này đúng. Trong thế chiến II, trên chiếc tàu di tản, rủi một người đàn ông Do thái rớt xuống biển. Anh ta nhắm mắt chờ chết . Nhưng anh ta thấy sao mình thoải mái, thở dễ dàng, nên cứ bước tới nhè nhẹ và nghe ngóng . Như đang ở trong một không gian lạ . Anh vội nghĩ biết đâu mình đang rơi vào một thành phố nào đây? Nếu vậy mình sẽ có cơ hội làm ăn không còn bị cạnh tranh nữa. Anh lần bước tới. Bỗng trước mặt anh, một chú Ba bụng phệ đang ngời đếm bạc cắc! Và anh biết anh đang ở trong bụng con cá mập khổng lồ!
Đối với các nước Dân chủ Tự do, lễ kỷ niệm 100 năm cộng sàn của Tàu phải là cơ hôi cùng nhau thiết lập một chính lược nhuần nhuyễn nhằm ngăn chận Tàu đang bành trướng, thực hiện giấc mộng làm chủ thế giới .
Tây phương hãy rũ bỏ ảo tưởng Tàu là một chế độ toàn trị, trái lại nó là một Nhà nước toàn trị đang xóa bỏ Tự do trong xứ Tàu và tiến tới xóa bỏ Tự do của các nước nơi nó tiền chiếm hoặc ảnh hưởng . Nó sẽ thay đổi thế giới theo mô hình Tàu! Khống còn nữa thứ thế giới Tự do, Dân chủ và Nhơn quyền . Sức mạnh của nó ngày nay phải cần một liên minh chống lại, chớ riêng Huê kỳ sẽ khó thắng .
Nên nhớ hể ai phản đối hay chống lại nó, chắc chắn sẽ bị nó tiêu diệt không nương tay . Bản chất hung ác dã man của Tàu do văn hóa du mục hun đúc cả ngàn năm qua .
Lịch sử nhắc ta đừng quên từ khi có đảng cộng sản cầm quyền, Tàu đã giết hơn 80 triệu chính dân tàu. Thì đối vói người ngoại quốc nó sẽ giết bao nhiêu cho đủ?
Cứ nhìn Tây Tạng, Duy Ngô-nhĩ, người tàu theo Pháp luân công thì biết bản chất muôn thuở của Tàu .