Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 25896574

 
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP 02.12.2024 08:52
Thi sĩ Tường Linh
14.07.2021 14:32

Tường Linh và những bài thơ ai cũng biết, nhưng không biết tác giả

Trần Yên Hòa
ANAHEIM, California (NV) – Có thể nói (những) người dân xứ Quảng Nam thế hệ 1950, 60, 70 đều biết và thuộc mấy câu thơ sau đây: “Quê hương tôi bên ni đèo Ải/ Nhấp nhô cánh thuyền cửa Đại/ Già nua nóc phố Hội An/ Ngũ Hành Sơn năm cụm ngắm sông Hàn…”
Nhà thơ Tường Linh. (Hình: Quảng Nam)Nếu có ai hỏi: Có biết tác giả bài thơ ấy là ai không? Sẽ có nhiều người đáp: Không biết.Nhưng chắc chắn là ai cũng thích mấy câu thơ đó. Câu thơ xác nhận mình là người dân Quảng Nam chính hiệu.
Xin trả lời thay: Tác giả bài thơ đó là Tường Linh.Nhà thơ Tường Linh có tên khai sinh Nguyễn Linh, sinh ngày 12 Tháng Mười Hai, 1930, tại làng Trung Phước, huyện Quế Sơn (nay là Quế Trung, Nông Sơn), tỉnh Quảng Nam. Ông xa quê từ năm 1954, ra sống ở Huế, Quảng Trị. Đến năm 1956 thì vào định cư ở miền Nam, quận Bình Thạnh, Sài Gòn, cho đến ngày ông mất (2021).Tường Linh sáng tác nhiều từ những năm 1950, nổi tiếng với những bài thơ về tình yêu quê hương đất nước. Ông thuộc lớp các thi sĩ Quảng Nam xuất hiện vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Các tập thơ của Tường Linh đã xuất bản: “Thơ Tập Làm Thuở Nhỏ” (in thạch bản tại Tam Kỳ, 1950); “Mùa Đi” (in thạch bản tại Bồng Sơn, 1953); “Mùa Hoa Cải” (in tại Huế, 1955); “Mây Cố Quận” (nhà xuất bản Tao Đàn, Sài Gòn, 1962); “Nghìn Khuya” (nhà xuất bản Tao Đàn, Sài Gòn, 1965); “Thu Ơi Từ Đó” (nhà xuất bản Tao Đàn, Sài Gòn, 1972); “Giọt Cổ Cầm” (nhà xuất bản Đà Nẵng, 1998); “Về Hỏi Lại” (nhà xuất bản Đà Nẵng, 2001); “Thơ Tường Linh Tuyển Tập” (nhà xuất bản Văn Học, 2011). Ông còn tập “Trăng Treo Đầu Súng” khi phục vụ trong Quân Lực VNCH nhưng không thấy ghi trong nhiều bản tiểu sử.
Đọc qua tác phẩm của Tường Linh, ta thấy ông làm thơ và in thơ rất sớm. “Thơ Tập Làm Thuở Nhỏ” ông in thạch bản 1950 tại Tam Kỳ, là năm ông vừa 20 tuổi, trong thời gian đó, in một tập thơ rất là khó khăn, phải in bằng thạch bản. Rồi ba năm sau, 1953, ông lại cho in tập thơ thứ 2, tập “Mùa Đi,” cũng in bằng thạch bản tại Bồng Sơn. Như vậy ta biết ông yêu thơ đến độ nào.Cuộc đời chao đảoTường Linh xa quê từ năm 1954, ra sống ở Huế, Quảng Trị. Đến năm 1956 thì vào ở hẳn tại Sài Gòn.
Ở Sài Gòn, ông gia nhập vào quân đội VNCH, trong ngành Chiến Tranh Chính Trị, phục vụ ở Cục Tâm Lý Chiến, làm báo Chiến Sĩ Cộng Hòa.
Hồi đó, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị có hai tờ báo chính, đó là tờ Tiền Phong và tờ Chiến Sĩ Cộng Hòa. Ông làm báo Chiến Sĩ Cộng Hòa rất lâu, đến khoảng năm 1972.Theo nhà thơ Cao Mỵ Nhân thì: “Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị phát giác ra một toán Trí Vận, mà hai nhân vật văn nghệ sĩ quân đội khá tên tuổi là Thượng Sĩ Lưu Nghi (đã xuất bản hai tập tiểu thuyết) và nhà thơ Trung Sĩ Tường Linh, tác giả tập thơ ‘Trăng Treo Đầu Súng’ dẫn đầu danh sách toán Trí Vận, để hỗ trợ cho ‘Phong Trào Hòa Bình Dân Tộc,’ lung lạc các văn nghệ sĩ và trí thức miền Nam, mở đường cho… ‘hòa bình hậu chiến.’ Khi toán Trí Vận bị phát giác, tất nhiên tiếp theo là công việc của Cục An Ninh Quân Đội QLVNCH.”
Vì hoạt động nội tuyến nên Tường Linh bị bắt giam.
Đến năm 1975, Tường Linh được thả ra. Vì ông thuộc “phía bên kia,” nên được chế độ mới ưu đãi lúc đầu, được làm ở hội đồng nhân dân một phường của quận Bình Thạnh, Sài Gòn.
Nhà thơ Cao Mỵ Nhân viết tiếp: “Sau mấy năm theo… giải phóng (!), chẳng có gì hơn ngoài thơ với rượu, và nơi ở Gia Định giờ ẩn ức nghĩa ‘cố hương.’ Tất nhiên rồi, vì Gia Định xưa đã trở thành quận Bình Thạnh nay, mà căn nhà ông đã và đang cư ngụ cùng vợ con, là một ngôi nhà lai kiểu biệt thự, ở đầu đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh.”
Nhưng chỉ ba năm sau, theo tác giả Nguyễn Đông Nhật, hoàn cảnh của Tường Linh đã đổi khác: “Gặp anh, ở quận Bình Thạnh. Năm 1998, anh không có chỗ ở, phải dời ra Văn Thánh, giữa độ tuổi 70, giữa chốn ‘Tiếng ếch nhái vẳng từng hồi khoan nhặt/ Tiếng của thời xa vắng ngỡ trong mơ.’ Sau đó, căn nhà mới anh dọn về ở, một ngày cận Tết năm 2001 có diện tích 2.5 m x 8.3 m, nơi mà ‘Phòng khách liên thông với bếp nhà/ Bình hoa đối cảnh với bình ga’”…Ông sống ở đây đến ngày qua đời, 91 tuổi.

Bằng hữu tổ chức mừng thọ 85 tuổi cho nhà thơ Tường Linh (thứ hai từ trái). (Hình: Quảng Nam)Tập thơ sau cùng “Thơ Tường Linh Tuyển Tập”
Năm 2011, ông cho xuất bản “Thơ Tường Linh Tuyển Tập” (nhà xuất bản Văn Học) khi nhà thơ đã qua tuổi 80.
Hơn sáu mươi năm làm thơ, đã sống qua hai thế kỷ, Tường Linh chọn 396 bài thơ làm từ hồi những năm 1950 đến sau này (2011), tạo thành tuyển tập trên 672 trang. Với 396 bài thơ những bài viết về quê hương, nhất là quê hương xứ Quảng.
Theo Phan Bá Thụy Dương thì: “Được biết, vì tài chính eo hẹp, nhà thơ Tường Linh chỉ in được một số lượng sách hạn chế, nên không gửi bán rộng khắp, qua hệ thống phát hành của các nhà sách Sài Gòn.”Sách chỉ gởi cho những thi văn hữu thân thiết mua với giá ủng hộ.
Thơ Tường Linh đã được các nhạc sĩ Anh Việt Thu, Bắc Sơn, Minh Kỳ, Phạm Minh Cảnh, Trầm Tử Thiêng… phổ nhạc. Đó cũng là niềm vui và an ủi cho một đời làm thơ của Tường Linh. [qd]
Bài thơ “Hai Miền Thương” dưới đây ghi lại tác giả Tường Linh ngày đi xa Quảng Nam, đã vào Nam sinh sống (sông Cửu) và từ đó thương nhớ luôn cả hai quê: Quảng Nam và Cửu Long. Nhưng Cửu Long ít nhớ hơn Quảng Nam, ta có thể ghi nhận được là Quảng Nam được ghi lại nhiều địa danh, như đèo Ải, Hải (Hải Vân), cửa Đại, Hội An, Ngũ Hành Sơn, sông Hàn, Đà Nẵng, Nam Ô, Đại Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, Sông Thu, Tiên Đõa, Kiến Tân, Quế Sơn, Đại Lộc, Trà My…
Hai Miền Thương 
Nửa đêm tôi choàng dậyTiếc hoài một giấc mơ…Trời khuya vắng lặng như tờXóm chài thiêm thiếp bên bờ Cửu Long…Ra đi một sớm mai hồngAi thỏ thẻ: trông anh ngày trở lại 
Quê hương tôi bên ni đèo ẢiNhấp nhô bóng thuyền cửa ĐạiGià nua nếp phố Hội AnNgũ Hành Sơn năm cụm ngắm sông HànChùa Non Nước trầm tư hương khói quyệnĐêm Đà Nẵng vọng buồn cơn sóng biểnBún chợ Chùa thương nước mắm Nam ÔTôi muốn về Trung Phước giữa mùa ngôThăm quê ngoại Đại Bình cam đỏ ốiSáng Duy Xuyên tơ vàng giăng nghẽn lốiChiều Điện Bàn xe đạp nước thay mưa 
Sông Thu chẳng thiếu đò đưaNgọt khoai Tiên Đõa mát dừa Kiến TânQuế Sơn núi liếp mấy vầnThương lòn bon Đại Lộc nhớ rượu cần Trà MyTrăm người đi vạn người điĐưa chân tám hướng còn ghi vết đời 
Thủy triều sông Cửu đầy vơiNước tìm biển cả tình người tìm nhauHai miền thương một nhịp cầuGa xưa còn nhớ con tàu viễn phương(1964)
Hay như bài thơ “Năm Cụm Núi Ngũ Hành” của Tường Linh được nhạc sĩ Minh Kỳ phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Xin ghi lại toàn bài:
Năm Cụm Núi Ngũ Hành 
Anh thương binh về thăm nguyên quánMột bàn tay vĩnh viễn gửi sa trườngAnh trở lại với bàn tay còn lạiVẫn vẫy chào Non Nước quê hương 
Quê hương anhMây giăng đèo ẢiChiều ấu thơ êm ả câu hòNước mấy nguồn sông hẹn về Cửa ĐạiNgũ Hành Sơn năm cụm núi xanh lơ. 
Anh lớn lên giữa bài ca châu thổNhững mùa thu ngọt trái nam trânBiển xa lộng gióThuyền lưới đầy khoang cá trắng ngần 
Mẹ thường kể anh ngheChuyện mẹ cùng chaNgày xưa đôi lứaTrai lành, gái đảm thương nhauBến nước sông sâuNhịp cầu, giếng xómCô gái mười lăm hái hoa bắt bướmNắng sớm thêm vàng màu áo lụa Duy XuyênCậu trai xóm dưới ngoan hiềnĐêm khuya khoắt học bài bên bếp lửa 
Mẹ già thương hai đứaMẹ già cho lấy nhau 
Vài buồng cau, mấy liễn trầuĐám cưới đi ngang bờ sông hoa gạo đỏBiển rộng buồm xa ăm ắp gióNgũ Hành năm cụm xanh xanhCha mẹ chỉ tay thề với núi:-Mỗi ngón tay là một cụm Ngũ HànhNăm cụm núi không thể nào thiếu mộtNăm ngón tay không thể chia lìa 
Lời mẹ đều đều. Sương rụng vườn khuya. 
Anh ra đi từ mùa thu quê hương bốc lửaRừng xa, xa rồi những lứa nam trânMẹ đã già và cha không còn nữaMây giăng nhiều trên đỉnh Ải Vân. 
Chiều hôm nay anh trở về nguyên quánMột bàn tay vĩnh viễn gửi sa trường
Mẹ già đón anhmừng vuibỡ ngỡMẹ khócmẹ cườimái tóc rung hoa sương 
Không theo anh về bàn tay năm ngónNhưng về theo anh nghìn chiến côngVề theo anh sông đầy mấy ngọnMùa vui chim ca, cá trắng, cam hồngAnh nhìn núi Ngũ Hành năm cụmMàu núi thêm xanhMất bàn tay, còn quê hương thắm thiếtMỗi ngón tay dâng một cụm Ngũ Hành. 
Niềm vui hiện tạiBếp ấm ân tìnhAnh viết thư cho người yêu bằng tay tráiĐời vẫn xanh và núi vẫn xanh.(1954)

Thương nhớ Tường Linh, một người thơ xứ Quảng

.
.

Nhà thơ Tường Linh tên thật Nguyễn Linh, sinh năm ngày 12-12 -1931 tại thôn Trung Hà, làng Trung Phước, huyện Quế Sơn, nay là xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông thuộc lớp các thi sĩ Quảng Nam xuất hiện vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Ông rời xa quê từ 1954, sống ở Huế, Quảng Trị. Từ ngày 1-3- 1956 đến nay, sống tại Gia Định - Sài Gòn. Ông mất lúc 18 giờ 15 ngày 5-2-2021, tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 90 tuổi. 

Thơ Tường Linh đăng nhiều trên các tạp chí như Bách Khoa, Văn, Văn học. Hơn 70 năm sáng tác, ông là tác giả của hàng chục tập thơ. Trước sau, Tường Linh vẫn thủy chung với dòng thơ về quê hương xứ Quảng.        

Trong thơ ca Việt Nam, không ít những nhà thơ viết về cảnh và  người quê hương, để lại dấu ấn trong văn học dân tộc. Đó là những Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ, Nguyễn Bính của thời kỳ Thơ mới (1932-1945). Sau này, vẫn có số nhà thơ viết về quê hương, song, lưu cảm xúc nơi người đọc sâu đậm, đầy thương nhớ, lay động những con tim xa xứ thì không ai như Tường Linh. Tường Linh thể hiện một cách chân thật, hồn hậu cái tình quê, cảnh quê, duyên quê, hồn quê của xứ Quảng, qua đó, ghi dấu ấn của mình trong thơ ca hiện đại Việt Nam.

Tường Linh là một hiện tượng hiếm hoi của thơ ca miền Nam trước 1975. Sau này cũng vậy. Gần như một đời làm thơ viết văn, Tường Linh chỉ và chỉ  viết thành công về cảnh sắc và con người quê hương xứ Quảng. Có thể nói, ít ai nặng nghĩa nặng tình với vùng đất nơi mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành như Tường Linh. Bao tên núi, tên sông, tên làng, tên xóm như Cà Tang, Trung Phước, Đại Bình, Đèo Le, Hòn Kẽm, Đá Dừng, Nam Phước, Duy Xuyên, Vĩnh Điện, Hội An, Cửa Đại, Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn,... đã trở thành những địa danh hằn sâu trong tâm khảm:

Quê cha bên này sông / Tiếng đồn cau Trung Phước / Quê mẹ bên kia dòng / Cát vàng ôm bến nước / Tu hú kêu bên ấy / Văng vẳng tới bên này / Gà khuya cao tiếng gáy / Dân hai làng đều hay... (Quê ngoại)
Thấy gì đâu chỉ núi chắn mây mờ /Lòng gọi mãi tên làng xưa Trung Phước (Vọng tình chim)

Trong thơ Tường Linh, con sông Thu Bồn là “dòng nhớ thương chảy mãi qua hồn”. Hơi thở của sông nước Thu Bồn phả vào trong thơ Tường Linh, làm nên một mảnh hồn làng riêng biệt. Tác giả gọi đó Nhánh hồn sông Thu. Sông quê vẫn cứ ngày đêm thao thiết không ngừng chảy, chảy qua những phận đời, những vui buồn cuộc sống, những làng mạc bốn mùa mưa nắng, từ đó, có thể nói, đã tạo ra những bài thơ hay nhất của Tường Linh. Tường Linh có nhiều câu thơ da diết về dòng sông này. Con sông là một phần đời của nhà thơ, ký ức về thời gian và cảnh sắc quê hương: tôi nghĩ về một dòng sông/ dòng sông quê hương có đôi bờ đất mật / có những tên làng tôi yêu mến nhất / có triền xanh, gành xám, bãi vàng / những hàng cừ xe gió nước reo vang / những thác xiết nhọc nhằn thuyền lên ngược / nguồn hai ngã, lòng sông chung guồng nước / khúc cạn, khúc sâu, phía lở, phía bồi / sông Thu Bồn thương nhớ của ta ơi (Dòng nhớ thương chảy mãi qua hồn).

Những bức tranh quê của Tường Linh không nhiều màu sắc như thơ Đoàn Văn Cừ. Cái đọng lại vẫn là tái hiện được không khí hội làng: Người nhắn tôi về Trung Phước chơi / Mừng đêm khai hạ đuốc hoa bơi / Người nhắn về vui hội tháng Giêng / Trống đình rộn rã hội kỳ yên /Bài chòi, hát bội dua ghe tiếng / Ngày mới đông vui khách mấy miền (Bóng làng). Ở đó còn chăng tháng Giêng mưa bụi / Tiếng trống chầu hát bội lệ kỳ yên / (Vang bóng)        

Tường Linh xa quê, nên cứ “hẹn với làng xưa”, “gửi về bà con ở Trung Phước”. Ngày trước, Trung Phước là quê, là nơi gặp gỡ của ba nhà thơ xứ Quảng: Bùi Giáng (1926 - 1998), Tạ Ký (1928  -1979, tác giả Sầu ở lại, Cô đơn còn mãi) và Tường Linh (1931 - 2021). Làng Trung Phước nằm phía hữu ngạn của sông Thu Bồn, nơi phong cảnh vùng hữu tình. Núi đồi quê Tường Linh là nơi Bùi Giáng từng đi chăn dê, nơi có những địa danh đi vào những bài thơ hay trong Mưa nguồn. Các chàng thi sĩ đất Quảng từng  sống trong một làng, có khi ở cùng một xóm với nhau. Vì thế, khi cải táng mộ Tạ Ký (5-4-2001), bạn bè và gia đình đưa Tạ Ký về nghĩa trang Gò Dưa, Thủ Đức, nằm bên cạnh mộ phần của Bùi Giáng. Tường Linh có nhiều bài thơ tặng Bùi Giáng, Tạ Ký là thế.

Trong thơ Tường Linh, có một xứ Quảng chìm trong bão giông và lũ lụt. Đấy là những dòng thơ đầy uất nghẹn, thương cảm cho bà con bị  trận lụt lịch sử ngày 9-11-1964 (mồng 6 tháng 10 năm Giáp Thìn): Không còn gì nữa cả / Không còn gì nữa cả em ơi ! / Không tháng quê hương không bóng mặt trời / Một tháng quê hương mưa gào gió thét / Đất Quảng thân yêu người người rên xiết / Sáu mươi năm lại đến “họa năm Thìn” / Thảm nạn này biết thuở nào quên / Một tối nước lên / Nước tràn lên khủng khiếp / Cả ngàn người, cả vạn người không chạy kịp /  Cà Tang ơi, Trung Phước, Đại Bình ơi! / Đông An, Bình Yên nước xóa cả rồi / Đá núi lấp đồng / Bùn sông lấp xóm / Mưa vẫn còn rây trên quê hường ảm đạm / Đồng hoang vu còn giữ những thây người / Những thây người không đếm hết, em ơi! (Thảm nạn quê hương, Tạp chí Văn, số 24, ngày 15-12-1964). Hằng năm, ngày 6-11 âm lịch, các làng ở Trung Phước làm lễ giỗ cho những người đã mất năm Giáp Thìn. Bài thơ Tin bão miền Trung là nỗi niềm của đứa con phương xa, thương về miền Trung, nơi có người mẹ nghèo, chống chọi với gió bão:

Bão đã lên, ơi xứ ta nghèo
Ai ra ngoài nớ gởi sầu theo
Có bao nhà đổ, bao người chết
Bao lúa, khoai, ngô...  hóa bọt bèo !
 
Nhà tôi ở đó mong manh lắm !
Tay mẹ làm sao chống gió cuồng ?
Con ở phương Nam chiều vẫn ấm
Mà lòng như có nước sông tuôn...


Thơ Tường Linh là nỗi lòng phương nam gửi về quê nhà. Tường Linh hay dùng từ “ngoài ấy”, “ngoài nớ” để chỉ xứ Quảng thân yêu: Ngoài ấy bây giờ chưa nắng lắm / Nhiều hoa gạo đỏ nở ven sông / Ngoài ấy giờ đây mùa gió mùa / Xiêu xiêu quán nhỏ mé đường thưa / “Ngoài ấy” nghe như xa cách lắm / Mà thành xa cách cố hương ơi! (Quê nhà).

Những con người bình thường của quê hương, như anh thương binh chống Pháp, ra đi từ mùa thu quê hương bốc lửa, nay, trở về nguyên quán với “Một bàn tay vĩnh viễn gửi sa trường / Anh trở lại, với bàn tay còn lại / Vẫy vẫy chào Non Nước quê hương / Mất bàn tay, còn quê hương thắm thiết/ Mỗi ngón tay dâng một cụm Ngũ Hành / Anh viết thư cho người yêu bằng tay trái / Đời vẫn xanh và núi vẫn xanh”. Bài thơ viết tại Đà Nẵng, tháng 11-1954, đăng trên Bách Khoa, số 135, ngày 15-8-1962. Tường Linh thường viết về mẹ. Mẹ gắn liền với những gì thân thuộc của quê hương: Mẹ tôi dưới nắng thăm vườn cải / Chen giữa màu vàng một áo nâu /Ôi chiếc áo nâu hàn khổ ấy / Trọn đời con há dễ quên đâu! (Mùa hoa cải).

Thơ Tường Linh, trước sau vẫn là chữ TÌNH. Chữ tình, nơi hội tụ mọi ánh sáng của một tâm hồn đa cảm, trân trọng nghĩa tình với đất và người quê hương, đau đáu trước những mất mát của làng quê khi bão lũ, chiến tranh đi qua. Tâm hồn ấy, mãi về sau, khi tuổi tác đã cao, vẫn ngóng vọng về những khoảng trời trong xanh, có đám mây chiều bay về cuối trời, lòng vẫn:

Mai sớm tôi đi, thuyền xuôi dòng
Đôi bờ, xin gửi chút thương mong
Quê hương chớ gọi tôi là khách
Bài độc hành ca viết chửa xong

(Đi giữa đôi bờ)

Năm Tân Tỵ (2001), cách đây 20 năm, cuối bài Khúc ca quy ẩn, nhà thơ đã thấy “vạn nẻo trầm luân”, nghĩ về kiếp người mong manh:     

Cuối cuộc viễn trình đơn độc quá
Bơ phờ cánh hạc khép đường bay
Gẫm bao chí lớn trong thiên hạ
Chẳng được còn xanh với cỏ cây
Thì ta một chấm nhân sinh nhỏ
Mong mỏi gì hơn ở kiếp này?...
Khúc ca quy ẩn đưa xa nhịp
Khắc nét đời thơ chiếc bóng gầy
Vang mãi dư âm triều hệ lụy
Thôi chào tuyệt tích gửi ai đây?


Ngày 5-2-2021, cánh hạc Tường Linh đã khép đường bay, chào từ biệt thế gian, về cuối cuộc viễn trình, hết “một chấm nhân sinh nhỏ” trên cõi trần hệ lụy này. Mong ông thanh thản.

Đà Nẵng, 6-2-2021             HUỲNH VĂN HOA

https://www.thica.net/tac-gia/tuong-linh/



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 234 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 161 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 149 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 130 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 128 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.