Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 24866833

 
Tin tức - Sự kiện 25.04.2024 15:15
Trung Quốc xâm chiếm trên thực tế, Việt Nam khiếp sợ chỉ phản đối suông!
11.07.2021 09:57

Theo bản tin từ Hoàn cầu Thời báo hôm 6 tháng 7 năm 2021, tàu nghiên cứu mới nhất và lớn nhất của Trung Quốc có tên “Đại học Tôn Trung Sơn” sẽ đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tháng 10 tới để thúc đẩy thăm dò các vùng biển giàu tài nguyên; nghiên cứu “hơi nước của ranh giới phía tây của Biển Đông cũng như các vùng biển lân cận nhằm cung cấp hỗ trợ khoa học cho việc phòng chống thiên tai”.



Trung Quốc xâm chiếm trên thực tế, Việt Nam chỉ phản đối suông?Bản đồ Việt Nam bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, được trưng bày tại Bảo tàng Quân đội, Hà Nội. Ảnh chụp ngày 10 tháng 7 năm 2013.
 AFP

Con tàu được coi là phòng thí nghiệm di động cỡ lớn trên biển này dài 113m, rộng hơn 19m được đóng tại nhà máy đóng tàu Giang Nam - Thượng Hải và mới được bàn giao cho các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Tôn Trung Sơn vào tháng trước.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 8 tháng 7 năm 2021, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc sắp đưa tàu nghiên cứu khổng lồ đến Hoàng Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố: “Mọi hoạt động thăm dò, khảo sát và nghiên cứu khoa học tại quần đảo Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam, là bất hợp pháp và vô giá trị”.

Chuyện phát ngôn của Bộ ngoại giao Việt Nam so với thực tế ngoài Biển Đông thì ai cũng lấy làm lạ là Việt Nam luôn luôn bị gò ép, luôn luôn bị ăn hiếp, bị lấn áp nhưng tại sao người phát ngôn chỉ có một cách là phản đối miệng, còn hành động quân sự, chiến lược quốc phòng như thế nào thì người dân rất mù mờ. - Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc

Theo nhận định của nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, mỗi lần Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông là Việt Nam chỉ có phản đối miệng, ngoài ra không có hành động phản kháng nào khác. Ông nói:

“Chuyện phát ngôn của Bộ ngoại giao Việt Nam so với thực tế ngoài Biển Đông thì ai cũng lấy làm lạ là Việt Nam luôn luôn bị gò ép, luôn luôn bị ăn hiếp, bị lấn áp nhưng tại sao người phát ngôn chỉ có một cách là phản đối miệng, còn hành động quân sự, chiến lược quốc phòng như thế nào thì người dân rất mù mờ. Chưa bao giờ có ai nói một cách công khai là Việt Nam sẵn sàng đối phó với Trung Quốc. Việt Nam chỉ nói có đủ quyết tâm, đủ tiềm lực để đánh bại mọi âm mưu xâm lược một cách chung chung. Ai xâm lược Việt Nam thì cũng không biết!”

Có giải thích rằng, cách phản ứng của Việt Nam là để giữ vững quan hệ hữu hảo, không cho Trung Quốc cơ hội vin vào bất cứ cớ nào gia tăng tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Trong khi đó, Việt Nam vẫn âm thầm chuẩn bị lực lượng quân sự và quốc phòng để sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu xâm lược. Cũng có nhiều người đánh giá, Việt Nam không thể làm gì khác vì phụ thuộc quá nặng vào Trung Quốc cả chính trị lẫn kinh tế.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Úc về Việt Nam và vấn đề Biển Đông phân tích thêm với RFA qua email:

“Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc phản đối và bác bỏ việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, khi Trung Quốc cử một tàu nghiên cứu tiến hành các hoạt động. Nếu Việt Nam im lặng, sau này Trung Quốc có thể lập luận rằng Việt Nam đã chấp nhận các yêu sách về “chủ quyền không thể tranh cãi” trên Biển Đông bao gồm cả Hoàng Sa.. 


Thay vào đó, Việt Nam có thể trình một bản ghi nhớ bổ sung (aide-memoir), ghi chú bằng lời nói hoặc công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Nếu vấn đề được coi là rất nghiêm trọng, Việt Nam nên yêu cầu Đại sứ tại Bắc Kinh phản đối chính thức với Bộ Ngoại giao nước này.”


Cũng liên quan Hoàng Sa, mới tháng trước, Tân Hoa Xã đưa tin chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã triển khai dự án gắn thẻ tên nhằm ghi nhận các loài thực vật ở hơn 10 đảo và cấu trúc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến nay, 500 loài thực vật đã được gắn tên.  

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 24 tháng 6 năm 2021, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lại tuyên bố: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Các hành vi dưới mọi hình thức vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình đều vô giá trị, không được công nhận”.

Trong khi Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, thì trên đất liền, lãnh đạo cao cấp của Việt Nam lại ca ngợi 100 năm đảng cộng sản Trung Quốc; ca ngợi thành tựu 70 năm của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa…

Ông Đinh Kim Phúc đặt câu hỏi về cách hành xử của giới lãnh đạo Việt Nam:

“Vậy đối ngoại cấp cao giữa hai nước là gì, những thỏa thuận cấp cao giữa hai đảng, hai Nhà nước là gì? Không ai biết. Phản ứng của Việt Nam như thế có phản ánh được quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo hay không, hay vấn đề này nó nằm một phần trong chiến lược quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc?

Cách trả lời của Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm này đến năm khác làm cho người dân không biết sự thật, không rõ được quyết tâm bảo vệ tổ quốc của lãnh đạo Việt Nam như thế nào!”

Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc phản đối và bác bỏ việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của đối với quần đảo Hoàng Sa bằng cách Trung Quốc cử một tàu nghiên cứu tiến hành các hoạt động. Nếu Việt Nam im lặng, sau này Trung Quốc có thể lập luận rằng Việt Nam đã chấp nhận các yêu sách về “chủ quyền không thể tranh cãi” trên Biển Đông bao gồm cả Hoàng Sa. - Carl Thayer

Trung Quốc từ rất lâu đã có tham vọng độc chiếm Biển Đông với “Đường lưỡi bò” tự vẽ bao trọn 75% diện tích mặt nước của Biển Đông.

Đường lưỡi bò xuất hiện lần đầu tiên trong bản đồ Trung Quốc vào năm 1948 với tên gọi “Đường mười một đoạn”. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi thành lập năm 1949 vẫn tự xác định lãnh thổ trên Biển Đông theo đường mười một đoạn này. Đến năm 1953 thì bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, trở thành “Đường chín đoạn”.

Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Toà Trọng tài ra phán quyết tuyên bố chủ quyền “Đường lưỡi bò” mà Trung Quốc gọi là “quyền lịch sử” là trái ngược với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển; Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để tuyên bố quyền lịch sử đối với những tài nguyên biển trong đường chín đoạn này.

Trung Quốc bác bỏ phán quyết của tòa án. Trong thông cáo ra cùng ngày, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định phán quyết này không ảnh hưởng đến chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc hôm 2 tháng 6 năm 2020 đã gởi công hàm cho Tổng thư ký Antonio Guterres, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết La Haye năm 2016. Hoa Kỳ đồng thời yêu cầu cho lưu hành công hàm này cho tất cả các quốc gia thành viên như tài liệu chính thức của Đại hội đồng.

Diễm Thi, RFA

2021-07-10

Việt Nam phản đối Trung Quốc khảo sát quần đảo Hoàng Sa bản cú nói lại


TO - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều 'vô giá trị và bất hợp pháp'.

Việt Nam phản đối Trung Quốc khảo sát quần đảo Hoàng Sa - Ảnh 1.

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng trong một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam - Ảnh tư liệu TTO

Trả lời câu hỏi của phóng viên trước thông tin Trung Quốc chuẩn bị đưa tàu nghiên cứu lớn nhất của nước này xuống quần đảo Hoàng Sa, bà Thu Hằng nhấn mạnh hành động này là "xâm phạm chủ quyền của Việt Nam".

"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử, khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982", bà Thu Hằng nêu quan điểm trong cuộc họp báo ngày 8-7.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: "Mọi hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học và khảo sát vùng biển Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam, bất hợp pháp và vô giá trị".

Hôm 6-7, báo South China Morning Post (SCMP) loan tin tàu nghiên cứu mang tên Tôn Trung Sơn thuộc đại học cùng tên sẽ được triển khai tới Biển Đông.

Đây là tàu nghiên cứu lớn nhất và mới nhất do Nhà máy đóng tàu Giang Nam - nơi đang đóng tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc - chế tạo.

Yu Weidong, giáo sư thuộc Đại học Tôn Trung Sơn, tiết lộ con tàu sẽ được đưa tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 10 tới. Theo vị này, các lĩnh vực nghiên cứu gồm "khí quyển đại dương, đáy biển, sinh vật biển" và đáng chú ý nhất là "khảo cổ học".

Việt Nam phản đối Trung Quốc khảo sát quần đảo Hoàng Sa - Ảnh 2.

Tàu Tôn Trung Sơn có một sàn đáp trực thăng và các phòng thí nghiệm cố định lẫn dã chiến - Ảnh chụp màn hình THX

Báo SCMP nhận định việc Trung Quốc đưa tàu nghiên cứu Tôn Trung Sơn xuống Biển Đông nhằm thúc đẩy "việc khảo sát và thăm dò các vùng biển giàu tài nguyên".

Phát biểu tại buổi lễ bàn giao ở Thượng Hải vào tháng trước, ông Chen Chunsheng - bí thư đảng ủy Đại học Tôn Trung Sơn - nhấn mạnh rằng việc hạ thủy con tàu có thể "hỗ trợ mạnh mẽ, phục vụ các chiến lược quốc gia lớn".

Con tàu được mệnh danh là "một phòng thí nghiệm di động lớn trên biển", theo China Ship News. Với các phòng thí nghiệm lắp trên tàu, tàu Tôn Trung Sơn cho phép các nhà nghiên cứu thu thập mẫu vật và phân tích ngay trên biển trước khi chuyển dữ liệu vào đất liền.

Kể từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực nghiên cứu biển. Các tàu nghiên cứu và khảo sát của Trung Quốc thường thuộc các cơ quan dân sự nhưng được sử dụng như công cụ thúc đẩy yêu sách vô lý trên Biển Đông.

Hồi tháng 3 năm nay, truyền thông nhà nước Trung Quốc loan tin một tàu nghiên cứu hơn 10.000 tấn đang được đóng tại Quảng Đông. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là "tàu nghiên cứu khoa học biển tổng hợp mạnh nhất của Trung Quốc", lớn hơn cả tàu Tôn Trung Sơn (chỉ khoảng 7.000 tấn).

Điều chưa biết về nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao - VietNamNetNữ phát ngôn viên bộ ngoại giao xấu nhất thế giới dầu giải phẩu thẩm mỹ nhiều lần vẫn không hết hô hết xấu được bổ nhiệm vì gốc Bắc và người thân của lãnh đạo CSVN, liệu có làm TQ khiếp đảm vì nhan sắc mà rút lui tàu không?

Còn CS Là Mất Biển Đông

Tổng bí Thư Đảng CSVN công du Mỹ, người ta tưởng CSVN sẽ xích lại gần Mỹ là để cứu Biển Đông. Nhưng không phải vậy. Đảng CSVN chỉ làm bộ đón gió trở cờ, xích lại gần Mỹ là vì quyền lợi của Đảng CS, chớ không phải vì quyền lợi quốc gia dân tộc VN đang bị TC xâm lấn và đè ép mọi mặt.

Thực vậy, từ TT Obama cho đến những phụ tá ngoại giao và các tướng tư lịnh lực lượng Mỹ Thái bình dương và Tư Lịnh Đệ thất Hạm đội chỉ nói về việc bảo vệ tự do hàng hải hàng không quốc tế, chớ không hề nói đến chủ quyền biển đảo của VN ở Biển Đông. Tin RFI của Pháp, “ngày 17/08/2015, “lần đầu tiên trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương Pacific Partnership, Hải quân Mỹ đã cho hai quân hạm thuộc loại hiện đại của mình ghé cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng, bắt đầu 10 ngày hoạt động nhân đạo và diễn tập cứu hộ, cứu nạn chung với phía Việt Nam… Trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông bắt nguồn từ các hành vi quyết đoán của Trung Quốc, báo chí Việt Nam đã đặt câu hỏi về khả năng chương trình Đối tác Thái Bình Dương xử lý các sự cố hoặc va chạm trong vùng biển tranh chấp. Theo Channel News Asia, câu trả lời của Đại tá Engdahl rất dứt khoát: «Không!»

Và về phía VNCS, nhơn khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tối 28/7 có tổ chức tiếp tân “chiêu đãi” nhân kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập quân đội Trung Quốc, đích thân Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, ông Nguyễn Chí Vịnh đến tham dự, tuyên bố “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng thân thiện và điều đó không bao giờ thay đổi.” Trung Quốc là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, và luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lời nói nồng nàn, sặc mùi núi liền núi sông liền sông, 16 chữ vàng 4 cái tốt đậm đà khuôn sáo ấy – bản tin VOA nói trên cho biết – nguyên văn “Phát biểu của ông Vịnh đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của độc giả của VOA Việt Ngữ, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lất lướt trên vùng biển tranh chấp.” Và sau đó tại Đại hội lần thứ 10 Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ở Hà Nội, hôm 9/8/2015 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo truyền thông báo chí nhà nước cần tỉnh táo trước thông tin lợi dụng dân chủ đòi đa nguyên đa đảng, lợi dụng chống tham nhũng để bôi xấu chế độ và chia rẽ nội bộ.

Từ nhiều năm nay, nhứt là thời gian gần đây Trung Cộng đã làm, đã gia tăng thực hiện, củng cố việc chiếm đóng, “tổ chức chánh quyền, bố trí quân đội”, khai thác tài nguyên trên những vùng biển đảo đã lấy được của VN. Còn Việt Cộng nhà cầm quyền CS Hà nội thì nói, nói những lời sáo mòn, như dỉa hát bị rè, rằng những biển đảo TC chiếm đóng đó thuộc chủ quyền của VN, từ cái người dân gọi là “Quốc Hội Đảng cử dân bầu” đến người phát ngôn ngoại giao Lương thanh Nghị, Nguyễn hải Bình.

Còn người dân VN trong nước nóng ruột trước cảnh bờ cõi nước nhà bị quân Tàu xâm lấn, trong đất liền đứng lên biểu tình thì bị nhà cầm quyền CSVN trấn áp đủ mọi cách kể cả cách dùng du côn đánh đập người dân yêu nước.

Và ngư dân VN quyết tâm bám biển của Tổ Quốc bị Tàu ô bắn giết, bắt bớ, đòi tiền chuộc còn hơn hải tặc, thì chẳng thấy con ma Hải quân, Không quân, cảnh sát biển CSVN nào tiếp cứu.

Thực tế tình hình cho thấy coi như CSVN dâng biển đảo cho “quan thầy” TC rồi. Hầu như toàn dân Việt Nam tức tối không chịu nổi trước thái độ và sự bất động của CS Hà nội. Và quốc tế nhứt là Mỹ dù đang chuyển trọng tâm chiến lược qua Á châu, tăng cường mũi dùi bao vây kinh tế, chánh trị, quân sự đối với TC, Mỹ cũng không thể làm gì được để giúp Việt Nam vì giặc đến nhà của nhà cầm quyền VNCS, nhà đương cuộc VNCS không đánh đuổi, không kêu gọi, thì không ai có thể tiếp cứu, tiếp viện được.

Nhưng xét cho cùng kỳ lý, CS Hà nội đâu còn có cách nào khác hơn để chọn lựa nữa, ngoài việc kêu la lải nhải như nhai giẻ rách về chủ quyền VN khi TC lấn chiếm biển đảo, bắn giết ngư dân.

CSVN chỉ có thể làm thế để cố kéo dài được ngày nào hay ngày nấy hầu cán bộ đảng viên có thể “thu vén cuối đời”, bất cần quốc gia dân tộc VN ra sao.

CS Hà nội không thể làm khác được vì CS Hà nội không thể huy động được nội lực dân tộc, không thể phát huy một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện chống quân Tàu xâm lược. VNCS có đem xương máu ra chống quân Tàu xâm lược, có kêu gọi thế giới giúp đỡ thì cộng đồng thế giới mới có lý do can thiệp, dự sự ngăn đà bánh trướng của TC.

Chớ cứ nói, nói, và nói về chủ quyền như lâu nay, cứ “định hướng dư luận”, cứ cấm dân chúng biều tình chống TC như lâu nay, cứ lấy 16 chữ vàng, 4 cái tốt gì đó của TC để làm “vải the che mắt thánh” của người dân Việt Nam trước hành động TC chiếm đóng biển đảo của Tổ Quốc VN, thì biển đảo của VN sẽ mất vào tay TC.

CS Hà nội nói mà không làm, CS Hà nội cấm dân biểu tình chống TC là CS Hà nội đích thân và đích thực phản bội lại Ô. Hồ chí Minh huấn thị khi còn sống, phản bội tư tưởng Hồ chí Minh khi Ông ấy qua đời. Phản bội lại khẩu hiệu của Ông Hồ trong công tác dân vận, “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.

Khi nội lực dân tộc VN thành tinh thần Diên Hồng, thì quốc gia dân tộc VN sẽ là sức mạnh của Phù Đổng Thiên Vương, sức chiến đấu của VN như triều dâng thác đổ, lịch sử VN đã từng chứng tỏ như thế. Không phải một lần mà hàng chục lần qua bao nhiêu cuộc nổi dậy đánh đuổi quân Tàu tạo thành các thời kỳ độc lập tự chủ: Ngô, Đinh, Lê, Lý, Tiền Lê, Hậu Lê, Nguyễn.

Khi người dân VN và chánh quyền VN quyết tâm chống quân Tàu để giữ gìn bờ cõi, thì quốc tế, lương tâm Nhân Loại sẽ không để cho một nước lớn ăn hiếp nước nhỏ, đặc biệt trong thời kỳ TC bành trướng trở thành mối nguy cho Thế Giới Tự do.

Có nội lực dân tộc chống quân Tàu thì chánh nghĩa chống quân Tàu sẽ thuộc về VN. Chánh nghĩa sẽ sáng ngời, quốc tế sẽ chú ý. Quốc tế có lý do chánh đáng dể giúp Việt Nam một nước yếu sắp bị một kẻ mạnh bức hiếp. Quốc tế có thế nhân dân để can thiệp. Chớ chuyện của người Việt mà người Việt không làm thì ai vào làm cho.

Mặt trận ngoại giao của CSVN khẳng định chủ quyền và mời gọi quốc tế can thiệp sẽ ảnh hưởng lớn hơn, hiệu năng cao hơn nếu lấy nhân dân làm gốc.

Trái lại, cho đến bây giờ nếu CS VN có làm, thì làm những chuyện ruồi bu, ngược lòng dân, trái ý trời, theo ý CS Bắc Kinh là “định hướng dư luận” của người dân Việt chống quân Tàu xâm lược.

CS Hà nội cấm dân không biểu tình bằng tất cả các hình thức tuyên truyền, đen, trắng, xám và bằng tất cả những thủ đọan chống phá biểu tình, trấn áp nổi chìm, hù doạ đủ thứ. Kể cả việc chụp mũ người dân yêu nước biểu tình chống Trung Quốc là bị “các phần tử xấu, cơ hội chính trị lợi dụng xúi giục”- như lời của Chủ tịch Ủy Ban Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói trong phiên bế mạc Hội đồng nhân dân thành phố thủ đô, mà người dân Việt tưởng đâu là lời của một quan Tàu nói với người dân Việt mà bọn xâm lăng Tàu gọi là “ô nàm nán”. Cho nên có thể nói còn CS là mất Biển Đông./.

Vi Anh, VB

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhắc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc về phán quyết Biển ĐôngBộ trưởng Quốc phòng Đức nhắc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc về phán quyết Biển Đông

TTO - Trong cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đề cập tới phán quyết về Biển Đông năm 2016.



Việt Nam có bị mất đất ở khu vực Ải Nam Quan cho Trung Quốc?


2008-01-13


Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Ô Nhuc Ải Nam Quan! | OVV
Ai Nam Quan.

Theo hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc, ký vào cuối năm 1999, và dự định sẽ hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên thực địa nội trong năm nay (2008), Việt Nam có mất đất nào ở khu vực Ải Nam Quan hay không? Viên chức chính phủ (Hà Nội) khẳng định là "không", nhưng một số nhà nghiên cứu lại cho là "có”. Biên tập viên Nguyễn An phỏng vấn nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn về vấn đề này.

Ông Tuấn là tác giả cuốn sách "Biên giới Việt - Trung, 1885-2000, Lịch sử thành hình và những tranh chấp" do Nhà Xuât Bản Diễm Châu ấn hành tại Pháp năm 2005. Xin được nhắc là ý kiến của ông Trương Nhân Tuấn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do. . . . Con yếu quý, chớ xuôi lòng mềm yếu, Gát tình riêng vỗ cánh trở về Nam. Con về đi, tận trung là tận hiếu, Đem gươm mài bóng nguyệt dưới khăn tang, Nếu Trời muốn cho nước ta tiêu diệt Thì lưới thù sẽ úp xuống đầu dân. Về ngay đi, rồi chí nguyện công thành. Nghĩ đến cha một phương trời ảm đạm, Chỉ nghiến răng vung kiếm quét quân thù, Trãi! Con ơi, tương lai đầy ánh sáng, Cha đứng đây trông suốt được ngàn thu. . .

Nghe cha nói tương lai đầy ánh sáng Khiến lòng con bừng tỉnh một cơn mê. Quỳ lạy cha, cha lên đường ảm đạm, Rời Nam Quan, theo gió con bay về.

Ôi! Sung sướng, trời cao chưa nỡ tắt, Về ngay đi, ghi nhớ hận Nam Quan. Bến Kim Lăng cho đến ngày nhắm mắt, Cha nguyện cầu con lấy lại giang san. . . .

Trên đây là trích đoạn kịch thơ "Hận Nam Quan" của thi sĩ Hoàng Cầm mô tả cuộc chia tay bi hùng giữa Nguyễn Phi Khanh và con trai là Nguyễn Trãi tại Ải Nam Quan khi Phi Khanh bị quân Minh bắt đưa về Trung Quốc. Liệu điểm chia tay vào đầu thế kỷ XV đó, nay thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc? Mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi giữa biên tập viên Nguyễn An (Ban Việt Ngũ Đài Á Châu Tự Do) và nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, sau đây:

Nguyễn An : Kính chào nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn. Trước hết tôi xin ông nói rõ về nội dung của cụm từ Ải Nam Quan. Đó là một khu vực hay là một kiến trúc, hay là một con đường? Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ, kính chào nhà báo Nguyễn An. Cũng xin kính chào quý vị thính giả. Về ý nghĩa của cụm từ Ải Nam Quan, thì nếu mình gọi đây là một khu vực, hay là một kiến trúc, hay là một con đường, theo tôi thì tất cả đều đúng hết. Tôi xin phép được giải thích.

Trước năm 1885, đó chỉ là hai cánh cửa làm bằng gỗ thôi, có chạm trổ rồng phượng ở trên đó. Về sau, khi chiến tranh với Pháp năm 1885 thì cánh cửa đó bị giật sập, và họ mới xây dựng lại một kiến trúc mà chúng ta thấy ngày hôm nay đó, được xây từ 1885 đến 1887. Mình thấy kiến trúc đó rất là đồ sộ. Và mình cũng có thể gọi đó là một con đường để chúng ta liên tưởng tới cái "ải" như một cái "pass" (tiếng Pháp, hay tiếng Anh). Thành thử nếu mình gọi đó là một con đường cũng đúng thôi đó anh à.

Nguyễn An : Thưa, từ trước tới nay khi nói đến đất nước Việt Nam kéo dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, thì chứ "Ải Nam Quan" đó chính là kiến trúc mà ông vừa mới nói có phải không?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ. Theo tôi nghĩ, đúng là như vậy. Vào thời Nhà Thanh thì hành chánh họ gọi những cửa ải là "thủ tạp”, tức là nơi để họ thu thuế. Cho nên phía bên này cái cửa là của Việt Nam, phía bên kia cái cửa là của người Hoa. Mình nói từ "Ải Nam Quan" đến "Mũi Cà Mau" thì cũng đúng thôi. Nhưng nếu mình nói đúng từ ngữ nguyên thuỷ của Việt Nam để chỉ cái ải đó, thì nếu mình nói đó là "Nam Quan", thì tôi nghĩ rằng đó một vấn đề thuộc về lịch sử.

Nguyễn An : Trước kia ông Lê Công Phụng và mới đây ông Vũ Dũng, cả hai đều là Thứ Trưởng Ngoại Giao và là Chủ Nhiệm Uỷ Ban Biên Giới Quốc Gia, đều nói rằng đường biên giới luôn luôn là phía Nam của Ải Nam Quan, hiểu như một kiến trúc do Trung Quốc xây dựng. Ý kiến của ông như thế nào?

Ông Trương Nhân Tuấn : Tôi nghĩ hai lời tuyên bố của hai vị này, chúng ta cũng hiểu một cách tương đối thoi, là nếu mà chúng ta tính từ năm 1887, từ ngày 26-6-1887, tức là từ ngày có Công Ước Pháp - Thanh, và sau đó tới năm 1897 tức năm chấm dứt công trình cắm mốc, nói đường biên giới là ở phía Nam của cái ải đó thì đúng, của kiến trúc đó thì đúng, không có gì sai. Nhưng, trước khoảng thời điểm đó thì chưa chắc.

Trước năm 1885, đó chỉ là hai cánh cửa làm bằng gỗ thôi, có chạm trổ rồng phượng ở trên đó. Về sau, khi chiến tranh với Pháp năm 1885 thì cánh cửa đó bị giật sập, và họ mới xây dựng lại một kiến trúc mà chúng ta thấy ngày hôm nay đó, được xây từ 1885 đến 1887. Mình thấy kiến trúc đó rất là đồ sộ. Và mình cũng có thể gọi đó là một con đường để chúng ta liên tưởng tới cái "ải" như một cái "pass" (tiếng Pháp, hay tiếng Anh). Thành thử nếu mình gọi đó là một con đường cũng đúng thôi đó anh à.

Nếu đứng trên quan điểm người Việt Nam mình thì đường biên giớí trước năm 1887 phải tính là ngang cái cửa ải.

Nguyễn An : Thưa, nhưng mà theo hiệp định mà Pháp ký với Nhà Thanh năm 1887 và năm 1895 thì đường biên giơís xích xuống phía Nam của Ải Nam Quan, có phải không?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ. Dạ, thưa phải.

Nguyễn An : Và nếu trong trường hợp mà hiệp định bây giờ (1999) mà căn cứ theo hiệp định đã ký, đã có rồi, thì cũng phải coi như là cái đường biên giới đó năm ở phía Nam của Ải Nam Quan?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ, đúng như vậy. Nhưng cái quan trọng là...

Nguyễn An : Thưa ông, như vậy là hai ông Lê Công Phụng và Vũ Dũng đã nói đúng về điều này?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ thưa đúng.

Nguyễn An : Dạ thưa, nhưng mà cái vấn đề là đã nằm phía Nam là đúng thì cái khoảng cách nó như thế nào?

Ông Trương Nhân Tuấn : À, cái đó mới là cái vấn đề. Vậy thì nó nằm phía Nam nhưng mà mình đâu có biết nó nằm phía Nam cách cổng là bao nhiêu? Sự khó khăn của những người làm nghiên cứu hiện nay là cái bộ bản đồ đi kèm với hiệp ước biên giới ký vào tháng 12 năm 1999 thì (Hà Nội) chưa có công bố. Chỉ khi nào (bản đồ này) được công bố mới so sánh bộ bản đồ năm 1999 với bộ bản đồ năm 1887 ở cái điểm Nam Quan thì chúng ta mới biết nó xê xích như thế nào.

Nhưng mà có một số tài liệu cho biết vùng Nam Quan này đã bị dời về phía Nam so với Công Ước năm 1887. Cái vấn đề dời đó (thì) có hai điểm dời:

(1) Điểm nối đường rầy (xe lửa) cũng ở gần vùng Nam Quan đó, gần Ải Nam Quan đó, thì vùng đó bị dời khoảng 300 thước (mét) về phía Nam,

và (2) con đường có Ải Nam Quan đó, theo Công Ước năm 1887, cột mốc trên con đường đó tên là Trấn Nam Quan Ngoại, được cắm ở phía Nam của kiến trúc (tức Ải Nam Quan), cách kiến trúc 100 mét. Cũng theo một số tài liệu ở trong nước đưa ra, hay là một số tài liệu của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã công bố trước đó, thì mình thấy cột mốc đó đã bị dời về phía Nam. Nó đã bị phá đi và dời về phía Nam vài trăm mét, nhưng mà mình không biết chính xác là bao nhiêu trăm mét.

Nguyễn An : Nhưng mà lúc đầu thì là 100 mét phải không ạ?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ. Ban đầu theo Công Ước 1887 là cột mốc đó mang số 18, cắm cách cổng 100 mét về phía Nam, trên con đường từ Nam Quan về Đồng Đăng.

Nguyễn An : Nếu như vậy thì bây giờ mình coi đó là 100 mét, là biên giới đúng đí, thì bây giờ nó dời bao xa về phía Nam?

Ông Trương Nhân Tuấn : Điểm đó mình chưa có thể xác định được, thưa anh, tại vì cái bản đồ biên giới chính thức (1999) chưa công bố. Nhưng mà theo một số tài liệu thì dời khoảng vài trăm mét, có thể 300, 400 mét. Nguyễn An : Bây giờ cái khoảng mà cái hiệu số giữa số đó và cái 100 mét ban đầu thì có thể coi như là lãnh thổ của Việt Nam bị mất về Trung Quốc, phải không?

Quyển sách đó nói về tình hình biên giới giữa Việt Nam với lại Trung Quốc, thì trong đó Việt Nam tố cáo là Trung Quốc, đặc biệt tại điểm Nam Quan, là phía Việt Nam tố cáo rằng phía Trung Quốc ủi nát cột mốc biên giới số 18, cách cửa Nam Quan 18 mét trên đường Quốc Lộ, để xoá vết tích đường biên giới lịch sử, rồi đặt cột mốc Kilomét 0 vào sâu lãnh thổ Việt Nam trên 100 mét, coi đó là vị trí đường quốc giới giữa hai nước ở khu vực này. Trong tài liệu này nói rằng "trên 100 mét" thì mình không biết "trên 100 mét" là bao nhiêu, vì 200 mét cũng là "trên 100 mét".

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ thưa đúng vậy. Đó là mình bị mất đó. Và không hẳn chỉ có ở Nam Quan mà thôi đâu.

Nguyễn An : Hồi nãy ông có nói rằng có nhiều nguồn (Trương Nhân Tuấn : Dạ) để nói về chuyện di chuyển đường biên giới về phía Nam của Ải Nam Quan (Trưong Nhân Tuấn : Dạ), thì bây giờ nguồn thứ nhất như ông vừa nói, tức là dời vào khoảng vài trăm mét (Trương Nhân Tuấn : Dạ), thế bây giờ còn nguồn nào khác liên quan đến đường biên giới ở chỗ Ải Nam Quan đó không?

Ông Trương Nhân Tuấn : Tôi thì tôi có một số tài liệu từ trong nước gửi qua. Những tài liệu đó không thể nào gọi đó là tài liệu chính thức được, tại vì cái hiệp ước đó chưa công bố. Nhưng mà tôi có tài liệu chính thức của nhà nước cộng sản Việt Nam công bố năm 1979.

Quyển sách đó nói về tình hình biên giới giữa Việt Nam với lại Trung Quốc, thì trong đó Việt Nam tố cáo là Trung Quốc, đặc biệt tại điểm Nam Quan, là phía Việt Nam tố cáo rằng phía Trung Quốc ủi nát cột mốc biên giới số 18, cách cửa Nam Quan 18 mét trên đường Quốc Lộ, để xoá vết tích đường biên giới lịch sử, rồi đặt cột mốc Kilomét 0 vào sâu lãnh thổ Việt Nam trên 100 mét, coi đó là vị trí đường quốc giới giữa hai nước ở khu vực này. Trong tài liệu này nói rằng "trên 100 mét" thì mình không biết "trên 100 mét" là bao nhiêu, vì 200 mét cũng là "trên 100 mét".

Nhưng mà có một tài liệu mới đây, tức là bản đồ khu vực 249C, tức là khu vực Hữu Nghị Quan, thì tôi có đo và so sánh, tôi nghĩ là mất khoảng 300 mét, từ cột mốc 18 cũ cho đến đường biên giới mới, tức là từ biên giới cũ cho đến biên giới mới, dời về phía Nam khoảng 300 mét.

Nguyễn An : Dạ thưa, nhưng mà về cái mất thì bây giờ không có bằng cớ nào để có thể khẳng định được, có phải không?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ thưa không. Chính thức thì mình không thể nào khẳng định được, tại vì cái bản đồ chính thức chưa công bố mà. Mình đâu có thể nào, mình dựa trên căn bảo nào, mình khôngcó căn bản để mình dựa lên đó để có kết luận hết.

Nguyễn An : Thưa, như vậy chúng ta sẽ phải chờ cho đến bao giờ mà nhà nước Việt Nam công bố cái bản đồ đó?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ thưa, đúng vậy.

Nguyễn An : Mà đó là bộ phận không thể tách rời được của hiệp định? Nhưng mà hiệp định thì (Hà Nôi)j cho biết rồi, nhưng bản đồ thì chưa có? Dạ, xin cảm ơn nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn ạ.

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ, cảm ơn ông Nguyễn An.

Vừa rồi là cuộc trao đổi giữa biên tập viên Nguyễn An (Ban Việt Ngũ Đài Á Châu Tự Do) vớí nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, hiện đang sống và làm việc tại Pháp, về vấn đề theo Hiệp Định Biên Giới Trên Đất Liền Giữa Việt Nam và Trung Quốc (ký tại Hà Nội ngày 30 tháng 12 năm 1999) thì Việt Nam có mất phần đất nào ở khu vực Ải Nam Quan hay không.

Xin được nhắc lại là ý kiến của ông Trương Nhân Tuấn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Ô NHỤC ẢI NAM QUAN!


Ven trời góc biển buồn chim cá
Dạn gió dày sương tủi nước non

Thượng Tân Thị

Bi thương thay cho lịch sử Việt Nam!
Từng cây số trên quê hương là từng giòng máu lệ, máu của cha ông ngăn thù và máu của hai miền huynh đệ chan hòa vào nhau trong hoan lạc dành cho Quốc tế Cộng Sản. Và đang trở về đây là những bước chân âm thầm của ngàn năm nô lệ. Kết qủa từ công cuộc nhuộm đỏ mạo danh “độc lập, tự do, hạnh phúc” theo tư tưởng Hồ Chí Minh và đồng bọn.
Hãy tiếp tục nhìn những gì mà CSVN đang ra sức thực hiện: “Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan không thuộc lãnh thổ Việt Nam!”. Họ cố chối bỏ lịch sử Việt Nam và ra sức tranh cãi, biện luận với dân Việt thay cho Trung Cộng. Ô nhục! Từ quan đến quân, CSVN chỉ là một lũ tôi mọi dâng đất, dâng biển của tổ tiên cho ngoại bang bằng văn tự công hàm, hiện rõ hình hài là một bọn quái thai chưa từng có trong lịch sử nhân loại!
Chấp bút cho đề tài “”, thay vì tranh luận bằng văn chương, tôi sẽ sử dụng giá trị của những tư liệu bằng hình ảnh. Bởi vì, đã có rất nhiều nghiên cứu công phu của các tác giả yêu nước Việt nồng nàn đã là qúa đủ để khẳng định “Ải Nam Quan là của Việt Nam! Ải Nam Quan thuộc về Trung Cộng là do sự hiến dâng của Đảng CSVN!”. Những hình ảnh sẽ lưu lại đây để cho con cháu chúng ta hiểu rõ hơn niềm bi thương của đất nước, chỉ cho các em bọn bán nước hiện đại là ai. Để rồi không còn ngày phải tôn thờ hình Hồ-Mao và màu cờ máu chỉ còn là một kỷ niệm buồn. Rất buồn!
Hãy xác tin rằng: “Nước Việt của em từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau” là mãi mãi!

Chương I


NHỮNG HÌNH ẢNH LỊCH SỬ

Trong chương này, việc sắp đặt hình ảnh về Ải Nam Quan sẽ dựa theo sự thay đổi của lối kiến trúc v.v. mà phân chia thành các nhóm hình theo ký tự A,B,C…Để sự diễn tả rõ ràng hơn, những hình ảnh bên phía Trung Cộng (hoặc Trung Quốc theo thời đại) sẽ gọi là “Trấn Nam Quan” “Mục Nam Quan” v.v…; ngược lại, nhũng hình ảnh bên phía Việt Nam sẽ gọi là Ải Nam Quan hoặc cổng Nam Quan theo đúng tinh thần lịch sử. Phân chia như sau.
– Nhóm A: họa đồ “Trấn Nam Quan” của Trung Quốc (đánh số A1 đến A4)
– Nhóm B: có chung kiến trúc (đánh số B1 đến B4)
– Nhóm C: có chung kiến trúc (đánh số C1 đến C4)
– Nhóm D: có chung kiến trúc (đánh số D1 đến D2)
– Nhóm E: không xác định (E1 đến E3)
– Nhóm F: hình quân sự và bản đồ (đánh số F1 đến F6)
– Nhóm Phụ ảnh: Một số phụ ảnh bất định sẽ đưa trực tiếp vào nơi hình cần thêm minh họa.

Diễn tả
1, Nhóm hình A:
Trước hết, ta có hai bức họa theo lối sơn thủy về hình ảnh “Trấn Nam Quan” trong đời nhà Thanh (Trung Quốc). Niên đại của cả hai được cho rằng họa vào đời vua Ung Chính khi xảy ra cuộc chiến Trung-Pháp (1884-1885)

A1. “Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ” (1)

Thanh Quân Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ

Thanh Quân Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ

Còn gọi là “Thanh Quân Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ” (Họa đồ bố trí phòng thủ Trấn Nam Quan của quân Thanh). Đây là bức họa các vị trí đóng quân của nhà Thanh nơi Trấn Nam Quan bên trong nội địa Trung Quốc. Địa hình đồi núi khái lược. Cổng ra vào với Ải Nam Quan của Việt Nam nằm tại cạnh phải của bức họa (có đóng khung).

A2. “Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ” (2)

Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ

Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ

Các vị trí đóng quân của nhà Thanh nhìn từ hướng Việt Nam. Không hiểu tại sao bố cục của bức họa này lại rất giống với bố cục trên bưu ảnh (tham khảo hình B1) do người Pháp chụp vào đầu TK20 (hoặc cuối TK19?) . Có thể bức họa này dựa theo tài liệu của người Pháp mà vẽ ra. Giá trị của bức họa này so với bưu ảnh (B1) là do sự quan sát của người Trung Quốc vào thời đại cũ nên ta thấy được kiến trúc nguyên thủy của Ải Nam Quan bên phía Việt Nam. Ta thấy có một cổng lớn, hai bên cổng là hai dãy tường thành dâng cao nhưng bị cắt ở hai bên lưng núi. Một khoảng sau cổng mới đến phần cổng có mái ngói. Từ phần cổng mái ngói này có dãy tường thành chạy dài lên đỉnh núi. Đó là phần Trung Quốc. Các điểm này tương xứng với bưu ảnh (B1).

A3. “Trấn Nam Quan Đại Chiến”

Trấn Nam Quan Đại Chiến

Trấn Nam Quan Đại Chiến

Minh họa cảnh giao chiến giữa quân Pháp và quân Thanh tại cổng Nam Quan vào năm 1885. Niên đại của bức họa không rõ nhưng ta thấy tường thành có kiến trúc giống cổng Ải Nam Quan của hình A2.

A4. “Trấn Nam Quan Đại Lâu Đồ”

Trấn Nam Quan Đại Lâu Đồ

Trấn Nam Quan Đại Lâu Đồ

Mô tả cảnh quân Pháp rút quân và binh lực quân Thanh tại Trấn Nam Quan. Hãy quan sát vị trí cổng theo khung hướng dẫn trong hình.

2, Nhóm hình B:
Bưu thiếp (Carte Postale) phong cảnh Ải Nam Quan do người Pháp thực hiện vào đầu thế kỷ 20. Các nhật ấn sưu tầm được trên bưu thiếp sử dụng từ năm 1908-1912.

Đường lên Ải Nam Quan từ Đồng Đăng

Đường lên Ải Nam Quan từ Đồng Đăng

B1. Ải Nam Quan nhìn từ độ cao ở Đồng Đăng

Ải Nam Quan nhìn từ độ cao ở Đồng Đăng

Ải Nam Quan nhìn từ độ cao ở Đồng Đăng

Vẫn dựa theo tường thành phía Việt Nam là hai đoạn ngắn nhưng phần cổng đã thay đổi thành cổng nhỏ. Phía Trung Quốc là cổng lớn và cao hơn, thiết kế hai mái ngói và tường thành chạy dài lên núi giống các bức họa đã nêu trên. Có lẽ sau giao tranh vào năm 1885. Cổng phía Việt Nam đã bị phá hủy nên được xây lại không còn qui mô như xưa.
Khoảng trống đến phần cổng phía Trung Quốc là vùng cảnh giới của hai bên vì dựa theo hình phía bên Trung Quốc ta sẽ thấy có sự đối xứng (tham khảo nhóm hình C).

Phụ ảnh:(B1) Ảnh màu để xác nhận hai phần mái ngói đỏ.

Ảnh màu

Ảnh màu

B2. Ải Nam Quan nhìn từ hướng Đồng Đăng

Ải Nam Quan nhìn từ hướng Đồng Đăng

Ải Nam Quan nhìn từ hướng Đồng Đăng

Ta nhận thấy sự cao thấp của hai phía cổng và cánh phải của tường thành phía Việt nam cũng dừng ở ngang núi theo như họa đồ Trung Quốc (A1). Ở góc phải phía dưới hình là một ụ trắng phủ cỏ xanh, dấu tích lô cốt của quân đội Pháp (tham khảo hình F1 sẽ thấy rõ vị trí lô cốt nhìn từ bên Trung Quốc).

B3. Bang giao tại Ải Nam Quan

Bang giao tại Ải Nam Quan

Bang giao tại Ải Nam Quan

Quan sát các nhân vật trong hình, ta thấy ở cạnh trái có binh lính Việt Nam đứng thành hàng dài. Giữa cổng đi ra là hàng phu khiêng kiệu đội nón vải rộng vành của quân nhà Thanh (chở quan viên?). Ở cạnh phải của hình có những người nhà Thanh đội nón và kết tóc đuôi sam. Có lẽ đang diễn ra một sự kiện nào đó trong lịch sử bang giao tại Ải Nam Quan.

B4. Cổng Ải Nam Quan

Cổng Ải Nam Quan

Cổng Ải Nam Quan

Cổng đóng then gài, cỏ mọc cao ngất ngưỡng. Hoang tạnh. Trong lời nhắn trên bưu thiếp cho ta biết cổng được tu phục vào năm 1908. Nhật ấn “Lạng Sơn”. Xác nhận bờ tường thành chỉ còn dấu thang bậc đi lên để so sánh với tường thành phía bên Trung Quốc (nhóm hình C).
Phụ ảnh: Đường lên Ải Nam Quan từ Đồng Đăng

3, Nhóm hình C

C1. Trấn Nam Quan (1)

Trấn Nam Quan

Trấn Nam Quan

Nhìn từ bên Trung Quốc. Kiến trúc ở đây đã khác. Phần mái ngói lớn phía dưới đã mất, chỉ còn lại phần mái ngói bên trên và cấu trúc mái cũng khác. Chỉ có dãy tường thành là vẫn chạy dài lên trên. Cạnh trái trên đỉnh núi có doanh trại. Phía dưới trước mặt cổng có cụm nhà ngói. Kiến trúc thay đổi có lẽ do sự phá hủy trong cuộc “Khởi nghĩa Trấn Nam Quan” do Tôn Trung Sơn lãnh đạo vào năm 1907. Để dễ phân biệt với nhóm hình chụp từ phía Việt Nam ta sẽ quan sát thêm sự khác nhau của địa hình đồi núi.

C2. Trấn Nam Quan (2)

Trấn Nam Quan

Trấn Nam Quan

Mặt bằng của Trấn Nam Quan. Bờ tường thành chia theo lô khác với hình thang bậc bên phía Việt Nam. Ta thấy rõ bên phía Trung Quốc cũng có khoảng cách so với cổng lớn (Quan). Một án tường trắng đối diện cổng là theo lối phong thủy ngày xưa tránh sự dòm ngó thẳng vào nhà mình từ phía bên ngoài (ngay trong các kiến trúc cổ của Việt Nam từ đình làng đến lăng miếu ta sẽ nhận ra điểm này). Theo sử liệu Trung Cộng, cụm nhà nhỏ phía trước cổng lớn (nơi có hai nhân vật áo trắng đang đứng) là miếu thờ Quan Công gọi là Quan Đế Miếu và Đền Chiêu Trung. Sau đó vào năm 1896 trong chương trình khảo sát biên giới giữa Trung-Pháp đã xây trên nền này một văn phòng quản lý cùng với 9 điểm khác trên biên giới Trung-Việt. Năm 1914 xây lại lần hai thành kiến trúc nhà lầu kiểu Pháp nên còn gọi là “Pháp Lầu” hoặc “Pháp Quốc Lầu” vẫn còn tồn tại cho đến nay.

C3. Toàn cảnh Trấn Nam Quan

Toàn cảnh Trấn Nam Quan

Toàn cảnh Trấn Nam Quan

Có một khu trại và hai dãy nhà mái lá cách xa với cổng lớn ở cạnh tâm phải của hình. “Trấn Nam Quan” là đây! Khởi nghĩa Tôn Trung Sơn là đây! Khu di tích này giờ chỉ còn là ruộng nước, gọi là “khu di chỉ Trấn Nam Quan Khởi Nghĩa”. Các khung trong hình dùng để xác định vị trí so với hình C4.

C4. Trấn Nam Quan (3)

 Trấn Nam Quan

Trấn Nam Quan

Trên bưu thiếp có tiêu đề “NAM QUAN (Chine) – Le Village” rõ ràng đây là khu làng mạc (Trấn) trong đất Trung Quốc. So sánh các khung vị trí với hình C3:
Dãy nhà lá và con đường đất ở giữa, trước mặt là cụm nhà ngói và tán cây. Ngang ở tâm trái của hình là bờ tường thành. Phía góc phải là vách núi đá (đá vôi?) trắng.
Chữ “Trấn” trong văn tự trung Quốc có rất nhiều nghĩa, như “trấn giữ”, “trấn áp”, “trấn tĩnh”, “trấn địa”…v.v. đều là chỉ việc gìn giữ, ổn định. “Trấn” còn là một đơn vị hành chính sau cấp huyện có từ thời xưa tại Trung Quốc (đơn vị hành chính Việt Nam thời xưa cũng thường sử dụng). Trong một số sử sách Việt Nam có nói “Trấn Nam Quan” nằm trong nội địa Trung Quốc. Thì đây, “Trấn Nam Quan” đã xác định là những hình này! Khối nhà lợp mái ngói ta sẽ hiểu là khu nhà quan binh, hai dãy nhà lá là khu dân cư dựa theo binh đội để có cuộc sinh hoạt yên bình. “Trấn” là khu phố nhỏ, làng mạc. Đừng làm lệch lạc lịch sử và đừng theo luận điệu của bọn bán nước mà cho rằng “Ải Nam Quan phải gọi là Bắc Quan”. Chữ “Nam Quan” là do Trung Quốc kiêng kỵ Việt Nam nên không muốn gọi là “Đại Nam Quan” mà thôi. Chữ “Quan” là chiếc cổng qua lại. “Đại Nam Quan” hay “Nam Quan” là cửa ngõ giao thiệp với nước Việt Nam. Hai bên đã thủ lễ với nhau bằng khoảng trống ở hai bên cổng lớn. Theo sử liệu, sau chiến tranh Trung-Pháp thì nhà Thanh đã chiếm giữ cổng lớn và buộc phía Việt nam phải cách xa cổng là 100 thước. Việc này ta thấy tương đương với khoảng cách của hai cổng trong nhóm hình B.

4, Nhóm hình D

D1. Cổng Nam Quan (1)

Cổng Nam Quan

Cổng Nam Quan

Đây là một kiến trúc khác hẳn so với các nhóm hình trên. Có vẻ sơ sài vì đã mất hẳn phần kiến trúc phía trên trong cuộc nội chiến tại Trung Cộng vào năm 1949. Ta thấy có dáng một nhân vật đang cầm súng. Tiêu đề trên bưu thiếp “NAM QUAN (Tonkin)…” đây là bên phía Việt Nam khi qua cổng nhỏ để đứng sát với cổng lớn (vào lúc này có lẽ kiến trúc cổng nhỏ cũng đã mất). Theo sử liệu Trung Cộng, trong cuộc giao tranh vào năm 1949 thì toàn bộ phần trên cổng đã bị phá hoại hoàn toàn (tham khảo hình E2).

D2. Cổng Nam Quan (2)

Cổng Nam Quan National Geographic

Cổng Nam Quan National Geographic

Hình đăng trên tạp chí “National Geographic” do GS Nguyễn Văn Canh đưa lên mạng và không rõ niên đại. Một số bạn nghi ngờ bức ảnh này không chính xác với hình ảnh của Ải Nam Quan. Tuy nhiên so sánh với hình D1, ta đã thấy kiến trúc cùng kiểu của hai hình. Tại đây, dãy tường thành chạy lên cao đến vách núi trắng tương ứng với hình C3-C4, có thể xác định là hình được chụp từ cao điểm bên phía Việt Nam.

5, Nhóm hình E

E1. Không xác định (1)

Chine - NAM QUAN – Loc Hang Thiap

Chine - NAM QUAN – Loc Hang Thiap

Một hình ngôi chùa trên đường đi Long Châu nơi có cổng giao thiệp với Việt Nam là Bình Nhi Quan. Cùng với Nam Quan và Bình Nhi Quan còn có Thủy Khẩu Quan là 3 cổng quan yếu để vào đất Việt Nam nên gọi chung là “Tam Quan”, có khi cổng Nam Quan còn gọi là riêng là “Tam Quan” do ở vị trí quan trọng hàng đầu so với hai cổng Bình Nhi-Thủy Khẩu. Nơi hình này có tiêu đề “Chine – NAM QUAN – Loc Hang Thiap”. Chưa rõ chữ “Loc Hang Thiap” là gì nhưng hình xác định là Nam Quan trên đất Trung Quốc, có phải là một ngôi chùa trong “Trấn Nam Quan” hay không? Hay là thuộc Trấn Bình Nhi Quan?

E2. Không xác định (2)

Quân đội Trung Cộng đứng trên tường thành

Quân đội Trung Cộng đứng trên tường thành

Quân đội Trung Cộng đứng trên tường thành giương cờ trong cuộc chiến thắng quân Tưởng Giới Thạch vào ngày 11.12.1949 tuyên bố giải phóng Quảng Tây. Thế tường thấp với cổng và trên mặt tường cổng có chữ “Trấn Nam Quan”.
Phụ ảnh E2: Hình chụp chính diện của Trấn Nam Quan trong ngày giải phóng Quảng Tây tháng 12.1949. Trên mặt tường cổng thành ta thấy rõ chữ “Trấn Nam Quan”. (phòng trưng bầy lịch sử Hữu Nghị Quan)

trưng bầy lịch sử Hữu Nghị Quan

trưng bầy lịch sử Hữu Nghị Quan

E3. Không xác định (3)

Quân đội Trung Cộng đứng trước cổng

Quân đội Trung Cộng đứng trước cổng

Quân đội Trung Cộng đứng trước cổng nhỏ có khắc chữ “Trấn Nam Quan”. Không rõ niên đại của hình. Chung với hình E2, có lẽ đây là “Trấn Nam Quan” mà tôi đã giải thích (mục 3, nhóm hình C).

6, Nhóm hình F

F1. Toàn cảnh Ải Nam Quan

 Toàn cảnh Ải Nam Quan

Toàn cảnh Ải Nam Quan

Do trinh sát quân Nhật Bản chụp vào tháng 6 năm 1940 trước khi tiến hành “cuộc chiến 3 ngày” nhằm đạt mục đích đưa quân vào lãnh thổ Đông Dương. Hình được mô tả: “…thấy được đường xe lửa Lao Cai-Côn Minh. Lại có đường xe ô-tô từ Đồng Đăng lên tận Trấn Nam Quan. Bờ tường thành này bên trong là đất Trung Quốc, ngay bên ngoài là Bắc bộ Đông Dương”.
Từ cao điểm như trong hình ta thấy rõ vị trí lô cốt như đã xem qua hình B2. Có khả năng lô cốt đã xây dựng trên một nền kiến trúc cổ xưa của Việt Nam . Và còn “Suối Phi Khanh” nơi thấm lệ của Nguyễn Trãi, có ai nhận ra chưa?…Nước mắt!

Phụ ảnh F1: Liên quân Pháp-Việt (trường Sĩ quan Đồng Đăng)

Liên quân Pháp-Việt

Liên quân Pháp-Việt

Những người bảo vệ Ải Nam Quan thất thủ trước quân Nhật (25.09.1940)

F2. Cột Mốc Số 18

Trung Việt Quốc Giới, Trấn Nam Quan Ngoại, Đệ Thập Bát Hiệu - No.18 FRONTIERE”

Trung Việt Quốc Giới, Trấn Nam Quan Ngoại, Đệ Thập Bát Hiệu - No.18 FRONTIERE”

Do quân đội Nhật Bản chụp tháng 7 năm 1940 ngay tại tường thành Trấn Nam Quan. Cột mốc số 18 lịch sử xác định biên giới Trung-Việt vào năm 1887. Xác định lãnh thổ bảo hộ của thực dân Pháp tại Đông Dương và cũng là khởi điểm Nam tiến của quân đội Thiên Hoàng giao tranh với các nước Châu Âu.
Trên Cột mốc số 18 ta đọc được: “Trung Việt Quốc Giới, Trấn Nam Quan Ngoại, Đệ Thập Bát Hiệu – No.18 FRONTIERE”

F3. Bản đồ vị trí Trấn Nam Quan và cột mốc số 18

Bản đồ Tưởng Giới Thạch họa vào năm Dân Quốc 13

Bản đồ Tưởng Giới Thạch họa vào năm Dân Quốc 13

Do chính quyền Tưởng Giới Thạch họa vào năm Dân Quốc 13 (1925). Khu vực Trấn Nam Quan và cột mốc số 18 (có đóng khung)

F4. Hữu Nghị Quan
(tên gọi cổng Nam Quan do Trung Cộng đặt ra vào năm 1965)

Hữu Nghị Quan

Hữu Nghị Quan

Đây là một bằng chứng sống động nhất cho kết qủa “bác cháu ta cùng giữ nước” trong thời cộng sản cầm quyền tại Việt Nam. Ảnh do cựu chiến binh Trung Cộng (tham gia chiến tranh biên giới Trung-Việt 1979) chụp vào năm 2005. Các vạch và khung đánh dẩu trên ảnh là của tác giả ảnh và được giải thích như sau.
“Hình trên là từ trên núi Kim Kê chụp xuống. Bên trái là Hữu Nghị Quan, vòng tròn màu vàng là cao điểm tranh chấp Trung-Việt, hiện thời do quân ta khống chế; Vùng màu xanh lá cây hình tam giác là khu vực gài địa lôi. Vạch dài màu tím là con đường sắt qua lại với Đồng Đăng. Vùng trắng giữa hình có hai cửa đường hầm là điểm cuối của cao tốc Nam Ninh đến Bằng Tường”
Nguyên văn:


上图]这是在金鸡山上往下拍的。左侧是友谊关,黄圈部分为中越有争议的高地,目前为我军控制;草绿色的三角为雷区 ,蓝线是通往同登的铁路。图片中间灰白处有两个遂道洞口为南宁至凭祥高速公路的终点站。


Tham khảo tại đây:


http://military.china.com/zh_cn/hist…2461442_1.html


Tôi xin thuyết minh thêm.

Núi Kim Kê là cao điểm chiến lược nằm ở cánh trái cổng Nam Quan, ngay vị trí chụp ảnh của tên cựu chiến binh này chính là đất Việt Nam. Khu vực tam giác trong hình chính là khu vực của cột cây số Km0 của Việt Nam là nơi mà vào đầu tháng 7.2007, phía Trung Cộng đã tuyên bố hoàn tất gỡ bỏ tấm đạn địa lôi (mìn) cuối cùng, bảo đảm thông thương an toàn cho “vùng Hữu Nghị, Hòa bình vạn tuế!”. Trong các hình ảnh của chương tiếp theo ta sẽ rõ hơn về vị trí này. Ở đây ta đã có khái niệm về việc Ải Nam Quan đã mất trong cự ly ra sao! Việc mất lãnh thổ qủa là nghiêm trọng! không phải là 100m, 150m, hoặc 200m. Cự ly trong hình có thể tính bằng Km! Hai lỗ đen gần giữa tâm hình là đường ra vào của cao tốc Nam-Hữu (Nam Ninh-Hữu Nghị Quan với chiều dài 179.2 Km. Nam Hữu khởi công vào ngày 28.04.2003 và chính thức khai thông vào ngày 28.12.2005, cũng là đường quốc lộ số 322 của Trung Cộng với điểm tận cùng giáp với Km0 của QL1 Việt Nam. Một âm mưu mới hơn đang hình thành!).

Như ta thấy, cả một vùng đồi núi của Việt Nam đã bị Trung Cộng ngang nhiên san bằng và xây dựng công trình trong nhiều năm, vẫn không hề có một chút phản ứng nào của bọn cầm quyền CSVN. Hay nói đúng hơn là đã có một sự thỏa thuận nhượng Ải Nam Quan từ hàng chục năm trước?

F5. Ảnh chụp vệ tinh vị trí của Hữu Nghị Quan

Ảnh chụp vệ tinh vị trí của Hữu Nghị Quan

Ảnh chụp vệ tinh vị trí của Hữu Nghị Quan

Khu vực Hữu Nghị Quan (đóng khung) so với đường biên giới Trung-Việt màu vàng. Ảnh do cựu chiến binh Trung Cộng thiết kế để mô tả lại chiến trận biên giới Trung-việt năm 1979. Lúc này, Hữu Nghị Quan đã nằm sâu trong đất Trung Cộng từ đời…Hồ Chí Minh!


Chương II


KẺ BÁN ẢI NAM QUAN VÀ KM ZÉRO Ô NHỤC!

Kẻ bán Ải Nam Quan là ai?
Kẻ bán Ải Nam Quan và bán luôn cả cơ đồ dân tộc Việt Nam cho Trung Cộng chính là Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng. Máu bán nước ăn sâu vào từng đời của bọn lãnh đạo CSVN. Để chứng minh rõ ràng những tội lỗi của bọn bán nước buôn dân này vẫn còn những hình ảnh làm tang chứng. Hãy tiếp tục xem…
– Giai đoạn 1938-1945, Hồ Chí Minh hoạt động “cách mạng” tại Quảng Tây.
– Năm 1945 thực hiện cướp chính quyền tại Việt Nam.
– Năm 1950 tiếp tục sang Trung Cộng mưu cầu viện trợ vũ khí lương thực kháng Pháp.

Hình G1. HCM bí mật sang Quảng Tây ngày 16.01.1950

Bác Hồ bí mật sang Quảng Tây

Bác Hồ bí mật sang Quảng Tây

HCM bí mật sang Quảng Tây ngày 16.01.1950. HCM là người trùm khăn đứng thứ hai bên phải hình.

Việc qua lại giữa hai Đảng CS Trung-Việt liên tục diễn ra tại cổng Nam Quan. Tháng 10 năm 1953, Chánh Vụ Viện Trung Cộng đổi tên cổng Nam Quan thành “Mục Nam Quan” (chữ “Mục” có nghĩa là: hòa thuận, hòa hợp, thân mật, thân thiết…), đồng thời cả hai chính phủ Trung-Việt thành lập Ủy Ban Cửa Khẩu Mục Nam Quan. Cùng năm, thỏa thuận theo Chánh Vụ Viện Trung Cộng, Việt Nam mở cửa tự do cho hai cửa khẩu Bình Nhi – Nam Quan. Năm 1953 đã có 276.000 lượt qua lại cổng Nam Quan giữa hai bên.

Hình G2. HCM bang giao với TC tại cổng Nam Quan trong những năm 1950
G2

– Tháng 2 năm 1954, hai bên chính phủ Hà Nội-Bắc Kinh soạn ra “Hiệp Định Mậu Dịch Biên Giới”.
– Ngày 26.09.1954, Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu CSVN xuất phát từ cổng Nam Quan tham dự hội nghị tại Nam Ninh.
– Ngày 10.11.1954, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VN là Phạm Văn Đồng đi từ cổng Nam Quan sang Bằng Tường tiếp tục đi Bắc Kinh ra mắt Chu Ân Lai.

Hình G3. Phạm Văn Đồng ra mắt Chu Ân Lai
G3

– Ngày 26.02.1955, khánh thành tuyến đường sắt Hà Nội-Trấn Nam Quan. Hồ Chí Minh đọc diễn văn chúc mừng tại cổng Nam Quan.

Hình G4. HCM và CÂL yến tiệc xa hoa tại Bắc Kinh tháng 06/1955
G4

 Tháng 12.1958, hai huyện Ninh Minh, Long Tân kết hợp với Bằng Tường (Trấn Bằng Tường) thành lập huyện Mục Nam.
– CSVN phản ứng! Ngày 27.04 đến 02.05.1959, Trung-Việt hội nghị vấn đề biên giới tại Bằng Tường. Ngày 10.05.1959, chính phủ Trung Cộng quyết định xóa bỏ đơn vị “huyện Mục Nam”. Ninh Minh, Long Tân , Bằng Tường trở về đơn vị hành chính cũ.
– Ngày 04.09.1959, Chu Ân Lai đáp máy bay đến Bằng Tường hội đàm cùng Hồ Chí Minh vấn đề biên giới Trung-Việt.
– Năm 1960, Phạm Văn Đồng trồng cây si để làm mốc cho Km0 của Việt Nam.

Hình G5. Cây si do PVĐ trồng (???)
G5

Cây si do PVĐ trồng (?) nhìn từ bên phía VN. Vị trí tương ứng với khoảng cách của tường thành cổng Nam Quan cũ bên VN

Hình G6. Cây si PVĐ nhìn từ bên cổng Hữu Nghị Quan của TC
G6
Hình G7. Cây si PVĐ nhìn từ trên lầu thành Hữu Nghị Quan. Cụm nhà trắng là Hải Quan TC xây lại trên nền “nhà tròn”. Xa thẳm bên kia là cột Km0 hiện tại.
G7

– Ngày 09.04.1961, Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh “hội đàm” tại lầu 2 của cổ thành Mục Nam Quan. “Hội đàm” về nội dung gì thì cả hai bên đều không công bố. Chỉ biết rằng cuộc “hội đàm” mờ ám tại Mục Nam Quan của hai lãnh đạo cộng sản Trung-Việt được viết trong sách giáo khoa của bọn Trung Cộng là “mở ra một trang sử mới cho quan hệ Trung-Việt”.

Hình G8. Lầu 2 tại Mục Nam Quan với nguyên trạng cuộc “hội đàm” giữa CÂL và HCM
G8

Hình G9. Bảng vàng ghi lại sự kiện
G9

– Ngày 05.03.1965, Quốc Vụ Viện Trung Cộng và chính phủ CSVN cử hành lễ đổi tên “Mục Nam Quan” thành “Hữu Nghị Quan”. Tham dự phía bên Việt Nam có Tổng lãnh sự VN trú tại Nam Ninh và đoàn chính phủ VN đến từ Lạng Sơn.
…Và kể từ sau đó, chính phủ CSVN đã dâng trọn Ải Nam Quan cho Trung Cộng để tiếp nhận viện trợ vũ khí tiến đánh miền Nam-Việt Nam Cộng Hòa.

Hình G10. Hữu Nghị Quan năm 1965. Biểu ngữ của TC và hình Mao Trạch Đông phơi vào phần lãnh thổ VN
G10
Hình G11. So sánh với hình ảnh Mục Nam Quan năm 1959. Đoàn đại biểu CSTC lễ phép chụp ảnh tại cổng Nam Quan bên phía VN
G11

Hình G12. Năm 1966. Công binh xây dựng đường sắt Trung-Việt tại Hữu Nghị Quan

ANQ28

Năm 1966. Công binh xây dựng đường sắt Trung-Việt tại Hữu Nghị Quan tuyên thệ trước khi vào VN làm nhiệm vụ và Thiết đạo binh: công binh đường sắt TC giả dạng bộ đội VN

Hình G13. Năm 1966. Quân chính qui TC giả dạng bộ đội VN

ANQ27
G13

Năm 1966. Quân chính qui TC giả dạng bộ đội VN tuyên thệ tại Hữu Nghị Quan. Hướng về TC đồng thanh hô lớn: “Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Nguyện mang vinh quang trở về!”. Trong ảnh là Sư đoàn 62 Cao Xạ TC)

Hình G14. Tham gia tra tấn tù binh Mỹ tại VN
ANQ30

Hình G15. Tham gia bắt sống phi công Mỹ tại VN. Người cầm ảnh là cựu chiến binh TC tham chiến tại VN

ANQ31

Hình G16. Huy chương “Đoàn Kết Chiến Thắng Giặc Mỹ” do chính HCM ký tặng hoặc do PVĐ ban thưởng.

ANQ33
Hình G17. Năm 1968, Hồ – Mao đi từ Ải Nam Quan cùng mang vũ khí vào gây tang tóc cho dân miền Nam VN
ANQ34

http://www.youtube.com/watch?v=ywZrFnoRg0g

Hình G18

ANQ36

“Nam man! Ta cho ngươi cơm ăn, áo mặc, ta cho ngươi súng đạn, nhưng chính ngươi đã lấy súng đạn bắn vào da thịt ta!” (người anh em đồng chí TC nói!)

Hình G19. Hoa Kiều tại Việt Nam bị cưỡng chế hồi hương năm 1978.
ANQ37

– Ngày 25.08.1978, khoảng trên 200 quân Việt Nam dùng vũ lực bắt buộc Hoa kiều phải hồi hương đi vào khu vực Hữu Nghị Quan. Lúc 17g30 cùng ngày, ngay trước cổng Hữu Nghị Quan, quân Việt Nam đánh chết 6 người, 82 người bị thương, 15 người chạy thoát. Công tác viên phía Trung Cộng lên tiếng cảnh cáo và xung đột đã xảy ra giữa hai bên cán bộ Trung-Việt. Ba ngày sau, quân Việt Nam tiếp tục tràn lên vùng biên giới tìm kiếm những Hoa kiều đang bỏ trốn… Chiến tranh biên giới Trung-Việt bắt đầu từ đây, cuộc chiến mà Trung Cộng lấy cớ “tự hào” là “Tự Vệ Phản Kích”. Ải Nam Quan thêm một lần nữa chứng kiến xung đột Trung-Việt. Nhưng từ sau cuộc chiến này, Trung Cộng đã đẩy lui lãnh thổ Việt Nam ra khỏi Ải Nam Quan và bỗng xuất hiện cột mốc có tên gọi “Km0” thần thoại, nằm cách xa cổng Nam Quan hàng trăm thước.

Hình G20. Dấu đạn giao tranh Trung-Việt trên khắp tường thành “Hữu Nghị Quan”
ANQ38
Hình G21. Trung Cộng ca khúc khải hoàn trở về cổng Hữu Nghị Quan sau chiến thắng
ANQ39

Hình G22. Trao trả tù binh
ANQ40

– Ngày 28.05.1980, Trung-Việt tiến hành trao trả tù binh tại “Km0” trên đường Đồng Đăng dẫn vào khu vực Hữu Nghị Quan

Hình G23. Phụ ảnh tham khảo “Cột Mốc Số 18” giả mạo (?)

"Cột Mốc Số 18"

Đây là “Cột Mốc Số 18” mà TC cho rằng đã đặt tại cổng Nam Quan. Khác với “Cột Mốc Số 18” theo Hiệp ước Pháp-Thanh (đã trình bầy nơi chương I). Trên cột mốc này khắc rằng: “BORNE.18 ANNAM-CHINE, Đệ Thập Bát Bài, Đại Pháp Quốc Việt Nam, Đại Trung Hoa Dân Quốc Vân Nam”. Lịch sử nào ghi rằng Pháp thay mặt VN ký kết Hiệp ước Biên giới với chính quyền của Tưởng Giới Thạch? Loại cột mốc này là cùng kiểu với cột mốc số 53 tại khu vực Thác Bản Giốc. Những cột mốc thật sự của Hiệp ước Pháp-Thanh đã tiêu biến nơi đâu ? Không ai biết rõ hơn biên giới Trung-Việt bằng Đảng CSVN, nhưng họ có nói gì không về hiện tượng này? Lặng câm! Ta nên nhớ, trong đề cương của Đảng CSVN do HCM soạn ra vào năm 1940 đã chủ trương một cách mù quáng: “Không công nhận bất cứ văn kiện, hiệp ước nào của thực dân Pháp thay mặt VN ký kết với quốc gia khác!”
Sự ra đời của “Km 0” cho đến nay vẫn rất khó hiểu. Theo “truyền thuyết”, “Km 0” ra đời vào năm 1960 và Phạm Văn Đồng đã trồng cây si để đánh dấu vị trí. Có thực sự là PVĐ trồng cây si để đánh dấu vị trí biên giới Trung-Việt hay không? Hay chỉ đơn thuần là việc trồng cây kỷ niệm một sự kiện nào đó? (thói màu mè của CSVN). Năm 1958, chính tay PVĐ đã ký văn bản dâng biển cho Trung Cộng, bản đồ Bắc Việt thì Đảng CSVN dâng cho Trung Cộng vẽ, trong thời điểm lệ thuộc sự viện trợ của Trung Cộng thì làm sao nói chuyện căng thẳng biên giới, lãnh hải được. Còn cây si là cây si nào? Cây si thuộc loại cây nhiệt đới có sức tăng trưởng và phát tán rất nhanh. Không thể nào cho rằng cây si mà PVĐ trồng là cây si đứng sau cột “Km0”. Hãy xem hình (so sánh với cây si trước cổng HNQ ở chương II).

Hình G24

ANQ42

Năm 1979, hai tên Trung Cộng đang chỉ vào vị trí cột mốc “Km0”. Cỏ cây rậm rì, một gốc cây nhỏ phía sau (cây si từ năm 1960?). Phải chăng vị trí cột mốc chẳng phải bị di dời đi hàng trăm thước nào cả. Nó đã nằm đó từ những năm 1960, như một thỏa thuận “hữu nghị” khi HCM dành trọn Ải Nam Quan để tiếp nhận vũ khí của TC gây máu lửa trên miền Nam Việt.

Hình G25. “Km0” trong những năm 1990. Biên phòng VN đứng gác nhưng quay mặt về phía VN. Đáng nể!
ANQ43

Hình G26. “Km0”
ANQ44

“Km0” trong những năm đầu 2000, khi đang xây dựng lại cảnh quan “Hữu Nghị” và kế hoạch cao tốc Nam-Hữu . Lúc này trên cột còn ghi “Hữu Nghị Quan” và “cây si PVĐ” còn đó

Hình G27. “Km0” mất chữ Quan
ANQ45

“Cây si PVĐ” bị đốn bỏ dã man vào năm 2005. Cột mốc cũng chỉ còn chữ “Hữu Nghị”. Đảng CSVN không dám nhận thêm chữ “Quan”. Xóa bỏ vĩnh viễn lịch sử để làm vừa lòng đàn anh TC!

Hình G28

“Km0” của VN trơ trọi so sánh với bia đá “Nam Cương Quốc Môn” của Trung Cộng phía sau . Ở vị trí này ta không còn thấy cổng Nam Quan!
ANQ46
Hình G29
ANQ47
“Km0” trong những ngày năm 2006. Hành lang trắng bên tay phải dẫn vào khu vực Hải quan TC.


ANQ48
Hình G30

ANQ49

Nhìn sang bên phải để thấy rõ hơn cổng đường hầm cao tốc Nam-Hữu và Cổng kiểm soát của Hải quan TC.

Hình G31

ANQ50ANQ51

Ngang với “Km0” là giao điểm Quốc lộ 322 (điểm cuối) của TC và Quốc lộ 1A (điểm khởi đầu) của VN!
“Trung Quốc Quốc Đạo 322 Chung Kết Điểm”

Hình G32
ANQ52

Nhìn sang VN. Đi thêm khoảng 100m nữa mới tới Cổng kiểm soát của Hải quan VN. Khoảng cách “thủ lễ” đã xuống dưới chân Ải Nam Quan trong thời cộng sản. Không còn nằm trước mặt cổng Nam Quan như ngày xa xưa. Đúng vậy! Ải Nam Quan nào là của VN? Bọn Ô nhục!
Hàng trăm thước đất của Ải Nam Quan là cả một đoạn đường dài hàng ngàn năm lịch sử của Việt Nam, nơi mà tổ tiên Trung Cộng phải bao lần cay đắng nuốt hận…Đất biển tổ tiên mất qúa dễ dàng! Đảng CSVN vẫn một mực nói như Trung Cộng, công nhận lãnh thổ bắt đầu từ cột “Km0”. Đảng CSVN đã chà đạp lên hồn thiêng sông núi, thay ngọai bang thảm sát dân tộc, giết chết lịch sử quê hương!

Hình G33. Vẫn cười đấy! Hèn mọn, bé nhỏ là thế!
ANQ53

Ngày 18.10.2005, Việt cộng TT Nguyễn Tấn Dũng ra đón khách Trung Cộng ngay tại Km0. Ôi, tư cách của một TT? Hai tay xun xoe chào đón quan thầy Trung Cộng. Không ai trong đám cộng sản thời đại này còn “bản lĩnh” đi qua lại Cổng Nam Quan để đón khách như Hồ Chí Minh của những năm 1950. Vẫn cười đấy! Hèn mọn, bé nhỏ là thế!

Hình G34
ANQ54

Ngày 28.12.2005, cao tốc Nam Hữu chính thức khai thông nối vào khởi điểm Quốc lộ 1A của Việt Nam

Hình G35
ANQ55

Những người dân quê Đồng Đăng bị bắt đứng ra chụp hình ngay tại giao giới biên cảnh Trung-Việt. Họ đứng trên khởi điểm của QL 1A như làm nhân chứng cho lịch sử bán nước của Đảng CSVN. Những khuôn mặt muộn phiền, ngơ ngác.

Hình G36
ANQ56

Ngay cả những đứa bé Trung Cộng mù lòa cũng được nắm tay cho sờ vào thành tích của cha ông chúng!
Còn người Việt Nam? Có ai dám cảm tử cầm máy ảnh ra chụp tại khu vực này hay không? Thi nhân Bùi Minh Quốc bị cấm cố vì tấm hình ôm cột mốc Trung-Viêt. Nhà báo Điếu Cày có mấy tấm chụp tại Thác Bản Giốc mà giờ còn nằm trong Chí Hòa. Và tôi cũng từng bị biên phòng VN hành hung khi tay lăm le chiếc máy ảnh nơi vùng biên cảnh “Hữu Nghị”!

Hình G37
ANQ57

Khách du lịch Trung Cộng thảnh thơi qua lại, nhàn nhã như ở nhà. Chụp hình ư? Chuyện nhỏ! Đố tên biên phòng VN nào dám làm khó dễ!

Hình G38
ANQ58
Bước một bước là qua đến VN! Hai con xẩm trong góc có khung là vị trí của Km0 Ô nhục!

Hình G39
ANQ59

Đứng hai chân trên biên giới!

Hình G40
ANQ60
Và ngồi lên “Km0” của bọn Nam man! Chúng ta là chủ nhân của lãnh thổ VN!
ANQ61

Hình G41

ANQ62
Hải quan hai bên Trung-Việt trao đổi công tác tại Km0 (tháng 04.2007)

Hình G42

ANQ63
Những hoạt động của Trung Cộng tại Ải Nam Quan ngày càng rầm rộ, hoành tráng. Từng đợt học sinh trên các miền được đưa về Hữu Nghị Quan để nghe giáo dục về lòng yêu nước!  “Tổ Quốc Tại Ngã Tâm Trung” (Tổ quốc trong tim ta)

Hình G43
ANQ64

Cựu chiến binh trong chiến trận biên giới Trung-Việt hành hương
ANQ65

ANQ68

Thế hệ nào của Việt Nam sẽ được tường tận sự ô nhục này. Việc đòi hỏi Trung Cộng trả lại vùng đất thiêng của tổ quốc Việt Nam không phải dễ dàng! Sẽ lại đổ máu như hàng trăm năm trước!

Hình G44
ANQ67
ANQ66

Tháng 11 năm 2007, kỷ niệm 50 năm thành lập khu tự trị Quảng Tây. Có cả đại biểu VN tham dự, ngồi trên mảnh đất tổ tiên bị ngoại bang xâm chiếm không biết họ nghĩ gi? Hay là họ vẫn cười?
Vận động trong sạch môi trường biên cảnh Trung-Việt. Bản đồ VN đã nối vào khu tự trị Quảng Tây!

Phi Khanh hỡi! Người còn ngồi nói những lời xưa?


“Con yêu hỡi chớ xuôi lòng mềm yếu!…



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 566 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 557 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 459 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 441 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 419 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 369 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 366 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 350 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 325 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 317 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.