Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 24841774

 
Bản sắc Việt 19.04.2024 14:35
NPT rước Tàu gây đại dịch, Bọn giặc Tàu ở từ Bắc đến Nam- Dân VN đứng lên kiện TQ, CSVN
05.08.2020 11:45

Người Trung Quốc qua lậu lập xóm, lập phố và sẽ lập gì nữa?
Tại phiên thảo luận về Dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các đại biểu Quốc hội nêu lên một vấn đề rất đáng lo ngại, lao động nước ngoài, đông nhất là từ Trung Quốc, nhập cư vào Việt Nam, đang “lập xóm, lập phố ở một vài địa phương”.

Theo đại biểu Trần Ngọc Vinh, có hàng ngàn lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc tại các công trình xây dựng, nhất là các dự án do Trung Quốc trúng thầu như Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng, Cà Mau, Xi măng Ninh Bình, Tây Ninh, bauxite Lâm Đồng...

Nói là lao động nước ngoài chung chung, nhưng ai cũng biết chủ yếu là người Trung Quốc. Họ có mặt từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào đến Cà Mau, lên tận Tây Nguyên, rải dài các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh Đông Nam Bộ. Có những nơi, họ sống theo xóm, theo phố. Dân mình cũng lập phố đưa biển hiệu như phố Tàu. Mới đây, báo chí đưa tin phố Tàu ở Bình Dương là một ví dụ. 

Người Trung Quốc sang Việt Nam bằng con đường du lịch, rồi ở lại làm việc cho các công trình của nhà thầu Trung Quốc. Số lao động được cấp phép và không được cấp phép khó nắm được hết. Chỉ riêng ở khu kinh tế Vũng Áng, chỉ có 1.100 người nước ngoài được cấp phép lao động, nhưng tại đây có đến 2.600 lao động nước ngoài, trong đó lao động Trung Quốc là 1.526 người. Hàng  vạn người nhập cư lậu có các bang người Tàu giúp đỡ lập nghiệp và được chinh quyền các cấp kể ca công an bao che do lệnh NPT và Tô Lâm (người Hoa) đại tướng bộ trưởng CA và Tô Ân Xô chánh văn phòng phát ngôn viên bộ CA (cũng người gốc Hoa). Các bộ chỉ huy CA khắp nước đều do cố vấn TQ chỉ huy và những CA hình sự tra tấn dân Việt đều là người TQ hoặc người gốc Hoa được TQ tuyển dụng

Các nhà thầu Trung Quốc nhận thầu tại Việt Nam, họ tìm cách đưa người của họ sang để “tranh” việc làm. Lao động phổ thông trong nước thất nghiệp ngày càng cao, nhưng kiếm một chỗ làm ở các nhà thầu Trung Quốc là rất khó.
Ở các thành phố, bác sĩ Trung Quốc (chưa biết thật giả) sang mở phòng khám chui lấy tiền dân mình, để lại nhiều hậu quả kinh hoàng, nhưng không hiểu vì sao chỉ chuyện này thôi cũng không quản được.

Ở các dự án bauxite Tây Nguyên cũng vậy, lao động Trung Quốc sang lập thành khu vực riêng biệt, làm việc và sinh sống trên cao nguyên. Ngoài giờ làm việc, đàn ông Trung Quốc cũng chẳng ngại gì mà không tìm vợ Việt Nam khi có cơ hội, thế là gia đình Hoa - Việt ngày càng nhiều, người Trung Quốc cắm rễ trên đất Việt Nam với tư cách là chàng rể. Lấy vợ, sinh con rồi cất nhà, sinh sống ở Việt Nam. Từ lao động bất hợp pháp thành công dân hợp pháp.

Với việc đưa dân sang lao động như các nhà thầu Trung Quốc đang làm, chỉ cần chục năm nữa, người Trung Quốc ở Việt Nam sẽ nhân lên gấp nhiều lần hiện nay, lúc đó sẽ không chỉ là xóm, là phố, mà cả khu người Hoa khắp đất nước này.
Các nhà quản lý không thể không nhận thấy phương cách “gặm nhấm” trên đất theo cách này của họ.

 Bùng phát đường dây xuất nhập cảnh trái phép vào Việt Nam:

Quảng Ninh tuyên bố siết chặt toàn tuyến biên giới với Trung Quốc  Anh Lê

VietTimes – Công tác quản lý các tuyến, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đang được các lực lượng chức năng thắt chặt. Việc phát hiện kịp thời, không để lọt các đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép ngay từ khu vực biên giới sẽ góp phần quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh

Cán bộ Đồn Biên phòng Quảng Đức và lực lượng dân quân địa phương tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, phát khẩu trang cho người dân bản Mốc 13, xã Quảng Đức (huyện Hải Hà). Ảnh

Cán bộ Đồn Biên phòng Quảng Đức và lực lượng dân quân địa phương tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, phát khẩu trang cho người dân bản Mốc 13, xã Quảng Đức (huyện Hải Hà). Ảnh" UBND QN.

Thông tin trên do UBND tỉnh Quảng Ninh cung cấp trong bối cảnh liên tiếp bắt giữ hàng trăm đối tượng xuất nhập cảnh (XNC) trái phép qua tuyến biên giới trong thời gian gần đây, dấy lên những lo ngại về nguy cơ dịch COVID-19 tái xâm nhập vào cộng đồng.

UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, để ngăn chặn không cho các đối tượng XNC trái phép, trên dọc tuyến biên giới tại các địa phương Hải Hà, Bình Liêu, Móng Cái, lực lượng biên phòng đã túc trực tuần tra, kiểm soát 24h/7. Đồng thời, bộ đội biên phòng tăng cường phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ địa phương chủ động quản lý biên giới, cửa khẩu, kiên quyết không để tình trạng người dân vượt biên trái phép, nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh ngay tại cơ sở.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cũng bố trí 74 chốt cố định và 8 tổ cơ động với tổng số 495 CBCS thường xuyên ứng trực trên các tuyến biên giới trọng điểm của tỉnh. Các chốt, tổ cơ động này có nhiệm vụ chính là đấu tranh với các loại tội phạm buôn lậu, xuất nhập cảnh và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Đồng thời, sẽ tiếp tục bổ sung thêm các điểm chốt để kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trong tình hình mới.

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cũng yêu cầu Hải đội 2 Biên phòng, các đồn Biên phòng tuyến biển tăng cường tuần tra, kiểm soát trên vùng biển, đồng thời bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng chi viện cho tuyến biên giới trên bộ khi có yêu cầu.

Trung tá Trần Xuân Khánh - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Quảng Đức (huyện Hải Hà) - cho biết, đơn vị đã tái thành lập 9 điểm chốt canh gác tại các khu vực trọng yếu, để tăng cường công tác quản lý biên giới, ngăn chặn đấu tranh với các hoạt động XNC trái phép trên địa bàn.

Lực lượng Biên phòng cửa khẩu Bình Liêu tuyên truyền vận động người dân không XNC trái phép tại thôn Phai Lầu (huyện Bình Liêu).
Lực lượng Biên phòng cửa khẩu Bình Liêu tuyên truyền vận động người dân không XNC trái phép tại thôn Phai Lầu (huyện Bình Liêu). (Ảnh: UBND tỉnh QN)

Theo ghi nhận tại huyện Bình Liêu - địa phương có trên 43 km đường biên giới tiếp giáp Trung Quốc, có Cửa khẩu Hoành Mô và điểm thông quan Đồng Văn, đây cũng là địa phương có nhiều đường mòn, lối mở, vì vậy công tác kiểm tra, kiểm soát được chính quyền địa phương, lực lượng chức năng đặc biệt coi trọng. Địa phương đã thực hiện nghiêm túc việc bố trí lực lượng tuần tra dọc tuyến biên giới, đồng thời lập 6 chốt chặn, nhằm quản lý chặt chẽ tình hình, kiên quyết không để xảy ra các hoạt động XNC, xuất nhập cảnh trái phép.

Thượng tá Đỗ Văn Quang - Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Bình Liêu - cho biết, trong thời điểm hiện nay, khí hậu, thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, để các lực lượng yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đơn vị sẽ quan tâm giải quyết tốt công tác hậu cần, đảm bảo điều kiện sinh hoạt tốt nhất cho CBCS tại các chốt cố định trên biên giới. Đặc biệt, đơn vị sẽ tiếp tục chú trọng triển khai các biện pháp nghiệp vụ, chủ động nắm tình hình từ xa để có phương án xử lý kịp thời mọi tình huống xảy ra.

Được biết, 2 ngày trước, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020, Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng Bộ Công an - đã trao đổi về việc bùng phát các đường dây XNC trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Tướng Tô Ân Xô giải thích, có 2 nhóm người nhập cảnh: Người Trung Quốc nhập cảnh bất hợp pháp vào Việt Nam, không có visa và số bà con ta đi lao động làm việc ở các nước láng giềng trở lại.

"Vì sao lại có việc trở lại như vậy? Vì hiện nay Trung Quốc thiên tai liên tục, dịch COVID-19 cũng trở lại, trong khi chúng ta tuyên truyền Việt Nam là điểm đến rất an toàn. Do đó có một lượng người Trung Quốc nhập cảnh vào Việc Nam để tìm việc hoặc đi du lịch, một số nữa lại đi qua Việt Nam để sang Campuchia đánh bài", Thiếu tướng Tô Ân Xô nhận định.

Cũng theo Chánh Văn phòng Bộ Công an, số lượng này tương đối nhiều. Từ đầu năm đến nay, 27/63 địa phương có người Trung Quốc nhập cảnh trái phép với tổng số 504 người. Cụ thể, An Giang là 44 trường hợp, Bắc Ninh là 35, Đà Nẵng 78, TPHCM 12, Lai Châu 36, Lạng Sơn 29, Quảng Ninh 126 và Tây Ninh 32.

Chống dịch trên đường tuần tra biên giới Lạng Sơn

< iframe name="f2159cbcbe21888" width="1000px" height="1000px" data-testid="fb:like Facebook Social Plugin" title="fb:like Facebook Social Plugin" frameborder="0" allowtransparency="true" allowfullscreen="true" scrolling="no" allow="encrypted-media" src="https://www.facebook.com/v3.0/plugins/like.php?action=like&app_id=&channel=https%3A%2F%2Fstaticxx.facebook.com%2Fx%2Fconnect%2Fxd_arbiter%2F%3Fversion%3D46%23cb%3Df28ede3bfd1d%26domain%3Dwww.phapluatplus.vn%26origin%3Dhttps%253A%252F%252Fwww.phapluatplus.vn%252Ffcc7fafb92a2%26relation%3Dparent.parent&container_width=0&href=https%3A%2F%2Fwww.phapluatplus.vn%2Fchinh-tri-xa-hoi%2Fchong-dich-tren-duong-tuan-tra-bien-gioi-lang-son-d131281.html&layout=button_count&locale=en_US&sdk=joey&share=true&show_faces=false&size=small" class="" style="box-sizing: border-box; position: absolute; border-width: initial; border-style: none; visibility: visible; width: 122px; height: 20px;">< /iframe>     0
157 lán trại với hàng trăm cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn vẫn thường xuyên ứng trực 24/24 giờ trên suốt tuyến biên giới.

Mặc dù thực hiện nhiệm vụ ở địa bàn núi cao, rừng sâu, đi lại hiểm trở, việc ăn ở, sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, những ngày này, 157 lán trại với hàng trăm cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn vẫn thường xuyên ứng trực 24/24 giờ trên suốt tuyến biên giới. Vượt lên những khó khăn vất vả, những người lính quân hàm xanh nơi đây ngày đêm bám trụ, kiểm soát an ninh trật tự biên giới.

Tính đến nay, 157 lán trại đã được dựng lên, duy trì 24/24 trên toàn tuyến biên giới tỉnh Lạng Sơn.

Tính đến nay, 157 lán trại đã được dựng lên, duy trì 24/24 trên toàn tuyến biên giới tỉnh Lạng Sơn.

Có những chốt, lán không thể đi xe, phải đi xe máy, một bên là vực, một bên là núi...

Có những chốt, lán không thể đi xe, phải đi xe máy, một bên là vực, một bên là núi...

Là đồn Biên phòng đầu tiên trên tuyến tuần tra biên giới, địa bàn nhiều đường ngang, đường tắt nên mặc dù có tới 16 lán chốt, mỗi chốt cách nhau 1 km nhưng Đồn Biên phòng Chi Ma (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn) vẫn được coi là điểm nóng về hoạt động xuất nhập cảnh trái phép.

Mới đây nhất vào ngày 26/7, Đồn đã phát hiện, bắt giữ, khởi tố 2 đối tượng về hành vi đưa 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam. Không chỉ hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, việc mang vác hàng xuyên biên giới thường xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng chống dịch bệnh.

Vượt địa hình hiểm trơ kiểm tra cột mốc, đường mòn, lối mở là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục của các cán bộ chiến sĩ.

Vượt địa hình hiểm trơ kiểm tra cột mốc, đường mòn, lối mở là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục của các cán bộ chiến sĩ.

Thượng tá Ninh Văn Bình, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Chi Ma  cho biết: “Đối với tình trạng buôn lậu hàng hóa chúng tôi cũng tăng cường quân số để vừa tuyên truyền, vận động, vừa giải thích, ngăn chặn, bắt giữ. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch chúng tôi vẫn kiên quyết xử lý.

Hiện nay quân số thường trực mỗi lán chỉ từ 2-3 người thực sự rất là mỏng. Mặc dù đã được tăng cường 1 số học viên của học viện Biên phòng nhưng so với yêu cầu thực tế vẫn chưa thấm tháp. Chúng tôi cũng khắc phục bằng cách thay ca, đổi ca trái với quy luật nhưng như thế so với yêu cầu nhiệm vụ thì thực tế lực lượng cũng đang rất thiếu.”

Cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Pò Mã đang dựng thêm lán để tăng cường tuần tra, kiểm soát hoạt động xuất nhập cảnh trái phép.

Cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Pò Mã đang dựng thêm lán để tăng cường tuần tra, kiểm soát hoạt động xuất nhập cảnh trái phép.

Khác với Chi Ma, 12 lán chốt đang làm nhiệm vụ tại Đồn Biên phòng Pò Mã hầu hết chưa có điện nước. Các chiến sĩ tại đây khi kết thúc 2 ngày trực lán, mọi sinh hoạt tắm rửa, ăn uống đều phải xuống nhà dân. Cứ 2 người một chiếc xe máy trên con đường gồ ghề hiểm trở, thay phiên nhau về bản lấy nước, tắm giặt.

Việc thường xuyên trao đổi với người dân trong sinh hoạt hằng ngày giúp lực lượng Biên phòng nắm chắc địa bàn hơn khi người dân trở thành “tai mắt” của biên phòng trong việc phát hiện, tố giác tội phạm. Trung tá Lý Văn Thường, Đồn trưởng Đồn biên phòng Pò Mã nói: "Hiện nay việc đi lại, tắm rửa phục vụ ăn uống sinh hoạt của anh em đều nhờ người dân. Tuy nhiên, về lâu dài nước cũng là cả một vấn đề nan giải. Ngoài các lán chốt trên trục đường chính, chúng tôi chúng tôi đã cung cấp hết tất cả số điện thoại đường dây nóng cho các hộ dân ở xung quanh biên giới, bởi dân ở đây họ đi làm ruộng, làm vườn, hay qua lại khu vực xung quanh biên giới, khi có thông tin họ sẽ điện báo ngay lập tức.”

Không có điện, không có nước, sóng điện thoại chập chờn, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt đến lúc mùa giao thời côn trùng phát triển, bọ chét đốt sưng chân, hay nửa đêm đang ngủ rắn bò lên người… là những câu chuyện không lạ với những chiến sĩ đang ngày đêm trực chốt. Dẫu khó khăn, gian khổ, nhưng bỏ qua nỗi vất vả, nỗi nhớ gia đình, người chiến sĩ quân hàm xanh vẫn đang nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.

Trung tá Vi Văn Cẩn, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cho biết:“Chúng tôi luôn đặt công tác giáo dục tư tưởng cho các cán bộ chiến sĩ lên hàng đầu để quán triệt cán bộ chiến sĩ hiểu rõ yêu cầu của nhiệm vụ, yêu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh để mọi người gắn nó vào với thực tế. Để từ đó trong những thời điểm, những thời khắc khi Tổ quốc cần, cán bộ chiến sĩ đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ.”

Ăn rừng, ngủ lán... Đó là những sinh hoạt hằng ngày của những người lính quân hàm xanh nơi biên giới Lạng Sơn.

Ăn rừng, ngủ lán... Đó là những sinh hoạt hằng ngày của những người lính quân hàm xanh nơi biên giới Lạng Sơn.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra chiều 2/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận rằng “Mỗi người dân phải là một chiến sĩ, mỗi ngôi nhà, thôn, bản, xóm, làng, khu phố là một “pháo đài” chống dịch”. Vì vậy, Bên cạnh việc lực lượng Biên phòng tập trung rà soát, tăng cường kiểm tra đường mòn lối mở thì việc phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia là rất quan trọng, đặc biệt trước tình trạng xuất nhập cảnh trái phép đang có chiều hướng ngày một gia tăng như hiện nay./.

80 chuyên gia Trung Quốc đi tàu đến Quảng Ngãi truyền Covid

Một đoàn tàu lập riêng đưa gần 80 chuyên gia Trung Quốc từ ga Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn đến khu công nghiệp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, chiều 6/8.

Theo bà Phùng Thị Lý Hà, Phó tổng giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội, đơn vị đã tổ chức đoàn tàu riêng SE23 theo hợp đồng với doanh nghiệp tại khu công nghiệp Dung Quất. Ngay khi tàu đến ga, cả khách và nhân viên phục vụ trực tiếp phải cách ly 14 ngày. Đoàn toa xe và khu vực ga được phun khử trùng dưới sự giám sát của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi.

Bà Hà cho biết thêm, ngành đường sắt đã lên phương án tổ chức chạy tàu đảm bảo quy định phòng chống dịch, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tại Lạng Sơn, sau khi đoàn khách nhập cảnh, một đơn vị du lịch đã vận chuyển họ từ cửa khẩu Hữu Nghị đến ga Đồng Đăng. Ôtô chạy thẳng vào ga để chuyển hành khách lên tàu.

Lao động Trung Quốc xuống tàu tại ga Quảng Ngãi ngày 12/6. Ảnh:Đoàn tiếp viên đường sắt HN.

Khách Trung Quốc xuống tàu tại ga Quảng Ngãi ngày 12/6. Ảnh:Đoàn tiếp viên đường sắt HN.

Đoàn khách Trung Quốc ở trên 3 toa xe giường nằm với 2 nhân viên đường sắt chuyên phục vụ trong suốt hành trình. Các nhân viên này mặc đầy đủ thiết bị bảo hộ y tế, không được di chuyển sang các toa xe còn lại.

Tàu chạy thẳng từ Đồng Đăng về Hà Nội, sau đó chạy tiếp vào Quảng Ngãi, không dừng tại các ga trên đường. Các toa xe chở chuyên gia Trung Quốc được khóa cửa lên xuống và chỉ được mở khi lấy suất ăn, trả xe đẩy. Nhân viên cung ứng đưa suất ăn tại cửa tiếp giáp giữa toa xe, sau khi người này rời đi thì nhân viên phục vụ toa chở khách Trung Quốc mới đến lấy xe đẩy đựng thức ăn.

Trước khi tàu đến ga Quảng Ngãi, chuyên gia Trung Quốc cũng phải mặc bảo hộ y tế. Khi tàu dừng, họ khẩn trương xuống tàu, ra ôtô đến khu cách ly.

Công tác vận chuyển các chuyên gia, lao động Trung Quốc từ ga Đồng Đăng đến Quảng Ngãi được ngành đường sắt thực hiện từ tháng 6, dự kiến sẽ có gần 1.000 người Trung Quốc đến tỉnh này làm việc sau Covid-19. Chuyến tàu đầu tiên khởi hành ngày 12/6, đưa 137 lao động từ ga Đồng Đăng đến ga Quảng Ngãi.

Gần 1.000 lao động Trung Quốc sẽ đến Quảng Ngãi

Ngành đường sắt tổ chức nhiều đoàn tàu riêng để đưa các chuyên gia, lao động Trung Quốc nhập cảnh từ Lạng Sơn đến Quảng Ngãi trong tháng 6. 

Ngày 18/6, bà Phùng Thị Lý Hà, Phó TGĐ Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội, cho biết ngành đường sắt sẽ lập nhiều đoàn tàu riêng (chia làm nhiều đợt khác nhau) để vận chuyển gần 1.000 chuyên gia, lao động Trung Quốc từ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đến Khu công nghiệp Dung Quất (Quảng Ngãi). Chuyến tàu đầu tiên đã khởi hành ngày 12/6, đưa 137 lao động từ ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến ga Quảng Ngãi.

Các đoàn tàu này do doanh nghiệp trong khu công nghiệp đặt hàng với ngành đường sắt. Ngành đường sắt và tỉnh Quảng Ngãi cùng phối hợp tổ chức chạy tàu và cách ly lao động Trung Quốc đảm bảo quy định phòng chống dịch. 

Lao động Trung Quốc xuống tàu tại ga Quảng Ngãi ngày 12/6. Ảnh: Đoàn tiếp viên đường sắt HN. 

Lao động Trung Quốc xuống tàu tại ga Quảng Ngãi ngày 12/6. Ảnh: Đoàn tiếp viên đường sắt HN. 

Ông Đào Việt Thắng, Trạm trưởng Trạm tiếp viên Đường sắt Hà Nội, cho hay đoàn tàu chở 137 lao động Trung Quốc được chia thành 2 khu vực riêng, gồm sáu toa xe vận chuyển khách và ba toa phục vụ, kỹ thuật. Tổ tàu gồm 15 người phục vụ và lực lượng giám sát hành khách, trong đó 3 tiếp viên trực tiếp giao thức ăn cho khách. Các nhân viên này được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ y tế. 

Tàu chạy thẳng từ Đồng Đăng về Hà Nội, sau đó chạy tiếp vào Quảng Ngãi. Trong quá trình chạy tàu, các toa xe khách được khóa các cửa lên xuống và khóa cách ly với các toa khác. Dọc đường, đoàn tàu chỉ dừng tại một số ga để tác nghiệp kỹ thuật, không đón trả khách. 

Lao động Trung Quốc được phục vụ ăn uống trên tàu. Ảnh: Đoàn tiếp viên đường sắt. 

Lao động Trung Quốc được phục vụ ăn uống trên tàu. Ảnh: Đoàn tiếp viên đường sắt. 

Sau khi tàu tới ga Quảng Ngãi, các lao động Trung Quốc và 3 nhân viên phục vụ trực tiếp trên tàu đều được đi cách ly 14 ngày theo quy định. Đoàn tàu cũng được cơ quan y tế Quảng Ngãi phun khử trùng. 

"Theo kết quả xét nghiệm mới nhất, toàn bộ tổ tàu và 137 lao động Trung Quốc đều âm tính với nCoV", ông Thắng cho hay. 

Theo Bộ Lao động Thương binh Xã hội, cả nước có 33.770 lao động Trung Quốc được cấp phép, trong đó hơn 15.000 người đang làm việc tại Việt Nam. Khoảng hơn 7.600 lao động đã về Trung Quốc ăn Tết Canh Tý và bị kẹt lại do dịch Covid-19. 

Việt Nam dừng nhập cảnh với tất cả người nước ngoài từ 0h ngày 22/3, để phòng chống Covid-19. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 9/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các đơn vị tạo điều kiện cho các chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, công nhân tay nghề cao được nhập cảnh Việt Nam để làm việc, khảo sát cơ hội đầu tư, kinh doanh; đồng thời phải cách ly phù hợp. 

Thủ tướng giao các địa phương bố trí địa điểm cách ly với từng trường hợp cụ thể theo hình thức có thu phí và xét nghiệm nhanh; hỗ trợ cấp mới và gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài, đảm bảo không lây nhiễm dịch bệnh.

Đoàn Loan 



Căng thẳng 'làn sóng' nhập cảnh trái phép ở Quảng Ninh   Lã Nghĩa Hiếu

Trong vòng 1 tháng qua, hàng trăm người từ Trung Quốc ồ ạt nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua sông biên giới Ka Long (TP.Móng Cái, Quảng Ninh).
Những tháng qua, biên giới Quảng Ninh cẳng thẳng làn sóng người nhập cảnh trái phép /// Ảnh Lã Nghĩa Hiếu
Những tháng qua, biên giới Quảng Ninh cẳng thẳng làn sóng người nhập cảnh trái phép
ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU

Rốn vượt biên "bến Ngọc"

Sông biên giới Ka Long, đoạn qua mốc 1364 (2) + 300 (thôn Lục Phủ, xã Bắc Sơn, TP.Móng Cái, Quảng Ninh), hơn 2 tháng qua như cái “rốn” về hoạt động nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Tại khu vực này có một bến sông trái phép được lập ra từ khoảng 7 năm nay. Nơi này được cư dân địa phương quen gọi là “bến Ngọc”. Sở dĩ có cái tên như vậy vì bến sông hình thành trong khu đất rộng hàng nghìn mét vuông của một người tên Ngọc, xung quanh luôn kín cổng cao tường, với hàng rào gạch cao hơn 2 m.
Bến sông chỉ cách địa phận TP.Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) vài chục mét và cách QL18 vài cây số nên luôn tiềm ẩn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép. Suốt 2 tháng qua, gần như ngày nào, tổ tuần tra của Đồn phòng Bắc Sơn (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) cũng bắt được các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua địa điểm này. Ngày cao điểm phát hiện gần 50 đối tượng, ngày vắng thì vài người.
Một chiều cuối tháng 7, chúng tôi theo chân các chiến sĩ Đồn Biên phòng Bắc Sơn đi tuần tra dọc biên giới 15 km mà đơn vị này đang quản lý. Cứ vài tiếng, tổ tuần tra của đơn vị lại lao xuống bờ sông bắt giữ được người nhập cảnh trái phép. Chiều 29.7, chúng tôi chứng kiến gần 40 công dân Việt Nam đang lội qua suối để nhập cảnh trái phép vào Quảng Ninh. Từ trạm gác U Bò cách đó vài trăm mét, ngay lập tức, tổ tuần tra của Đồn Biên phòng Bắc Sơn đã bao vây để không ai chạy thoát vào rừng.
Trung tá Đặng Toàn Dân, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Bắc Sơn, cho biết hầu hết các vụ nhập cảnh trái phép trong thời gian qua ở Quảng Ninh đều do đơn vị bắt giữ, với hàng trăm đối tượng. “Hồi tháng 6 có nhóm người Trung Quốc sau khi vượt biên sang Việt Nam là lên xe máy trốn chạy, anh em trong đơn vị đã phải rất vất vả mới truy bắt được. Qua điều tra của chúng tôi, các đối tượng được chính cư dân biên giới tiếp tay”, trung tá Dân chia sẻ.
Theo giải thích của một cán bộ Đồn Biên phòng Bắc Sơn, những người vượt biên từ Trung Quốc về nước là lao động Việt Nam tự do, họ xuất cảnh trái phép để làm thuê cho các nhà máy ở nước bạn. Từ 2 tháng nay, do dịch bệnh ở Trung Quốc diễn biến phức tạp, lũ lụt hoành hành, hoạt động sản xuất ở các nhà máy bị đình trệ, nên hàng nghìn người Việt ồ ạt vượt biên về nước.
Không thể trông chờ vào “hàng rào hàng xóm”
Quảng Ninh là địa phương có hơn 200 km đường biên giới trên đất liền, dưới biển với Trung Quốc. Nhiều năm trở lại đây, dọc tuyến biên giới có tới hàng chục đường mòn, lối mở mà các đối tượng có thể tổ chức đưa người vượt biên. Không những thế, nhiều tuyến đường tuần tra biên giới của lực lượng biên phòng lại nằm trên khu rừng giao cho tư nhân quản lý, thậm chí được cả chính quyền địa phương cấp số đỏ như ở khu vực xã Bắc Sơn (P.Hải Hòa, TP.Móng Cái), nên khi lực lượng chức năng đi tuần tra, lại phải xin phép chủ nhà để họ mở cổng.
Ngay điểm nóng kể trên, nhiều tháng qua, để hoàn thành nhiệm vụ, các chiến sĩ biên phòng phải ngồi nhờ dưới "bến Ngọc". Chốt kiểm soát tạm được lập ra ở đây chỉ vỏn vẹn 1 chiếc bàn nhựa, không điện nước. Trên chiếc bàn có vài hộp khẩu trang y tế, máy đo thân nhiệt cầm tay.
Đại úy Lê Thanh Công, Đội trưởng kiểm soát hành chính (Đồn Biên phòng Bắc Sơn), cho biết địa bàn đơn vị quản lý toàn đường rừng. Trong khi đó, các đối tượng nhập cảnh trái phép thường chọn đêm tối để vượt biên sang Việt Nam. “Những ngày nước cạn, các đối tượng chỉ cần vài phút là vượt qua sông biên giới để từ Trung Quốc sang Việt Nam. Lực lượng tuần tra của đơn vị nhiều lần phải xử lý hàng chục đối tượng cùng lúc”, đại úy Công nói.
Không chỉ tuyến biên giới trên đất liền, gần đây, Quảng Ninh cũng liên tiếp bắt giữ các đối tượng nhập cảnh trái phép bằng đường biển, trong đó có cả người Trung Quốc. Mới đây nhất, sáng 29.7, lực lượng chức năng tỉnh này bắt giữ 6 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bằng tàu “lạ”, đã lên một xe taxi định tìm cách đi vào nội địa.
Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh cho biết, để ngăn chặn "làn sóng" người nhập cảnh trái phép mang mầm bệnh về nước, tỉnh Quảng Ninh đã lập 3 tuyến phòng thủ. Trong đó, lực lượng biên phòng là tuyến đầu; tuyến thứ 2 do chính quyền địa phương bố trí; tuyến 3 là lực lượng liên ngành, chủ đạo là công an, tuần tra trên tuyến tỉnh lộ, quốc lộ…
Kiểm tra dọc tuyến biên giới vào chiều 29.7 vừa qua, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các địa phương phải phá dỡ, bịt các đường mòn lối mở, không cho các đối tượng lợi dụng để đưa người qua biên giới.
Ông Bùi Văn Khắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Việc ngăn chặn người nhập cảnh trái phép luôn phải chủ động để đối phó với mọi tình huống. Chúng ta không thể trông chờ vào hàng rào nhà hàng xóm được, dù họ tốt đến đâu”. Cũng theo ông Khắng, vài ngày tới, địa phương này sẽ mở phiên tòa xét xử điểm nhóm cư dân biên giới về hành vi móc nối với người Trung Quốc đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Theo Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh, từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, đơn vị đã bắt giữ hơn 200 vụ, với gần 900 đối tượng xuất nhập cảnh trái phép. Trong đó, có hơn 700 công dân Việt Nam từ Trung Quốc vượt biên về nước và gần 40 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Để bảo vệ biên giới, ngăn chặn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh đã lập 74 chốt kiểm soát, với gần 500 chiến sĩ.

Người Trung Quốc 'sở hữu' các lô đất biên giới, ven biển bằng cách nào? Chỉ cần hối lộ cho NPT và các lãnh đạo tham tiền bán nước gốc BK

TTO - Người Trung Quốc đang sử dụng hơn 162.000ha đất biên giới, ven biển thông qua hai hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất.

Người Trung Quốc sở hữu các lô đất biên giới, ven biển bằng cách nào? - Ảnh 1.

Khu đô thị Our City tại TP Hải Phòng của người Trung Quốc - Ảnh: TIẾN THẮNG

Đây là thông tin được Bộ Quốc phòng đưa ra trong báo cáo trả lời chất vấn của cử tri được gửi tới Quốc hội mới đây.

149 doanh nghiệp Trung Quốc 'sở hữu' đất biên giới

Trả lời ý kiến lo ngại của cử tri Hải Phòng về tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh và thu mua đất đai gần các khu vực trọng yếu về quốc phòng - an ninh, Bộ Quốc phòng cho biết tính đến hết tháng 11-2019 có 149 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22 tỉnh, TP.

Trong đó có 92 doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc, 57 doanh nghiệp vốn liên doanh. Cũng trong số này, có 134 doanh nghiệp đang hoạt động, 15 doanh nghiệp đã triển khai dự án nhưng tạm ngưng hoạt động.

Thời hạn thuê đất của người Trung Quốc từ 5 - 50 năm, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của người Trung Quốc tại khu vực biên giới đất liền và ven biển là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí, may mặc, nuôi trồng thủy sản, giầy da, sản xuất bao bì, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử.

Các tỉnh, thành người Trung Quốc tập trung "sở hữu" đất đai thời gian qua là Đà Nẵng 22 trường hợp, Quảng Ninh 17 trường hợp, Hải Phòng 16 trường hợp, Bình Định 9 trường hợp, Hà Tĩnh và Bình Thuận mỗi tỉnh có 5 trường hợp.

Doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc ở khu vực biên giới đều hình thành từ tháng 12-2018 trở về trước, trong năm 2019 không có doanh nghiệp mới nào.

Các doanh nghiệp người Trung Quốc trước khi cấp phép, đầu tư đã được các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt.

Người Trung Quốc sở hữu các lô đất biên giới, ven biển bằng cách nào? - Ảnh 2.

Đô thị Our City là nơi người Trung Quốc chuyên tổ chức đánh bạc - Ảnh: TIẾN THẮNG

Đầu tư ‘núp bóng’ doanh nghiệp Việt

Bộ Quốc phòng đánh giá các doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc trong quá trình hoạt động cơ bản chấp hành đúng pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, còn nổi lên một số vấn đề như: một số doanh nghiệp đưa lao động người Trung Quốc sang làm việc nhập cảnh dưới hình thức du lịch, sử dụng lao động Trung Quốc không khai báo, đăng ký theo quy định, thậm chí có doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân tuyển dụng lao động người nước ngoài nhưng vẫn tuyển dụng.

Tình trạng đầu tư "núp bóng" danh nghĩa doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực du lịch, nuôi trồng, chế biến, thu mua hải sản nhưng thực chất việc điều hành, quản lý do người Trung Quốc đảm nhiệm.

Một số doanh nghiệp dưới vỏ bọc kinh doanh, sản xuất nhưng đã có hoạt động tội phạm công nghệ cao, sản xuất ma túy tại các địa phương như TP Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Yên, Kon Tum.

Có doanh nghiệp trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường tại Hà Tĩnh, TP Hải Phòng. Đến nay cơ quan chức năng đã xử lý 63 người không khai báo tạm trú, 87 người không có giấy phép lao động, 285 công nhân Trung Quốc xô xát với công nhân Việt Nam, 3 trường hợp kết hôn trái phép, 310 lao động không chấp hành quy định trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp.

"Sở hữu" vị trí đất trọng yếu về quốc phòng, an ninh

Báo cáo của Bộ Quốc phòng cũng cho thấy từ năm 2011 - 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển Đà Nẵng có 134 lô đất, 1 thửa đất liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp người Trung Quốc sở hữu, "núp bóng" sở hữu và thuê đất tại các vị trí dọc các khu đô thị ven biển, ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, khu đô thị phường Phước Mỹ.

Người Trung Quốc sở hữu các lô đất biên giới, ven biển bằng cách nào? - Ảnh 3.

Đất ven biển gần khu vực sân bay Nước Mặn - Ảnh: HỮU KHÁ

Cụ thể, ông Liang Zhipei (Lương Chí Bồi), sinh năm 1975, người Trung Quốc và ông Chiu Cheng Tai (A Chiu), sinh năm 1959, người Đài Loan, từ năm 2011 - 2015 đã đầu tư tiền cho 8 người Việt, trong đó 6 người gốc Hoa đứng tên mua 84 lô đất với diện tích khoảng 20.000m2, giá trị giao dịch trên 100 tỉ đồng tại Đà Nẵng.

Bên cạnh đó có 7 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc sở hữu một số lô đất ven biển và thuê đất 50 năm là: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nguyên Thịnh Vượng nhận quyền sử dụng đất đối với 10 lô đất trên mặt đường Hoàng Sa, Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ SiiverPark mua 4 lô đất ở dải đất ven tường rào sân bay Nước Mặn, Công ty TNHH Silver Sea Triệu Nghiệp, đứng tên sử dụng 2 lô đất ở dải đất ven tường rào sân bay Nước Mặn.

Công ty TNHH thương mại du lịch & dịch vụ Hoàng Gia Trung, sử dụng 13 lô đất mặt đường Võ Nguyên Giáp, Công ty TNHH MTV Golden Wynn Đà Nẵng sử dụng 1 lô đất ở mặt đường Hoàng Sa, Công ty TNHH thương mại - du lịch và dịch vụ V.N. Holiday đã mua lại từ các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam sở hữu 20 lô đất ở dải đất ven tường rào sân bay Nước Mặn, Công ty TNIHH Silver Shores Hoàng Đạt thuê 200.000m2 đất, thời gian thuê 50 năm.

Theo Bộ Quốc phòng, để "sở hữu" các lô đất ở Đà Nẵng, người Trung Quốc chủ yếu dựa theo hai hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh với Việt Nam, đầu tư tiền cho cá nhân người Việt, chủ yếu người gốc Hoa mua đất.

Ban đầu, người Trung Quốc góp vốn thấp hơn người Việt, người Việt Nam góp vốn chủ yếu bằng đất, doanh nghiệp sẽ do người Việt điều hành, nhưng sau một thời gian bằng nhiều cách người Trung Quốc tăng vốn giành quyền điều hành doanh nghiệp. Do tài sản góp vốn là đất nên quyền sử dụng các lô đất rơi vào tay người Trung Quốc.

Hầu hết các lô đất thuộc "sở hữu" của người Trung Quốc đều ở vị trí các đường lớn, ven biển, đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong khu vực phòng thủ.

Vì thế, theo Bộ Quốc phòng, cử tri và dư luận xã hội lo ngại về việc Đà Nẵng cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho người Trung Quốc là có cơ sở.

Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành và UBND TP Đà Nẵng làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân xử lý theo pháp luật.

Điều chỉnh luật, không để cá nhân, doanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng hoạt động

Bộ Quốc phòng đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố rà soát đánh giá tổng thể các dự án đầu tư của nước ngoài, nhất là dự án liên quan đến Trung Quốc tại khu vực biên giới, biển, đảo có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh. 

Kịp thời phát hiện, điều chỉnh những bất cập của Luật đầu tư, Luật đất đai và cơ chế quản lý, cấp phép các hoạt động đầu tư nhằm hạn chế sơ hở không để cá nhân, doanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng hoạt động. 

Tăng cường công tác nắm tình hình, phối hợp với cơ quan công an rà soát các hoạt động của người Trung Quốc ở địa bàn đơn vị đảm nhiệm. 

Chú ý các hoạt động lợi dụng vỏ bọc đầu tư, liên kết, núp bóng để hoạt động chống phá. Kịp thời báo cáo Bộ Quốc phòng tham mưu với Chính phủ chỉ đạo xử lý, ngăn chặn.

Lợi dụng kẽ hở Luật đầu tư

Bộ Quốc phòng nhận định tình trạng trên là do người Trung Quốc đã nghiên cứu, lợi dụng kẽ hở của Luật đầu tư năm 2014 về việc góp vốn bằng đất để liên doanh thành lập doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, đất đai còn kẽ hở.

Phạt doanh nghiệp sử dụng lao động Trung Quốc trái phép 90 triệuPhạt doanh nghiệp sử dụng lao động Trung Quốc trái phép 90 triệu

TTO - Công ty TNHH đầu tư Phong Nguyên, đường Tôn Đản, phường Lộc Thọ, TP Nha Trang bị phạt 90 triệu đồng do liên quan việc sử dụng 3 lao động quốc tịch Trung Quốc không có giấy phép lao động.

BẢO NGỌC - LÊ KIÊN

Khởi tố 2 nghi phạm đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, không được phép  xét xử người TQ theo hiệp định 

Phùng Thế Anh và Vàng Seo Xóa bị khởi tố về hành vi câu kết, móc nối tổ chức đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, không tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19.
Nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị lực lượng Biên phòng bắt giữ   /// ẢNH: N.H
Nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị lực lượng Biên phòng bắt giữ
ẢNH: N.H
Ngày 29.7, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Bộ đội biên phòng Lào Cai) ra quyết định khởi tố 2 đối tượng Phùng Thế Anh (26 tuổi, trú xã Phong Hải, H.Bảo Thắng, Lào Cai) và Vàng Seo Xóa (31 tuổi, trú xã Bản Lầu, H.Mường Khương, Lào Cai) về hành vi câu kết, móc nối với các đối tượng người Trung Quốc để tổ chức đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, không tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19.
Trước đó, ngày 16.7, tổ công tác của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lào Cai mật phục, bắt giữ 4 công dân Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Qua đấu tranh khai thác, các đối tượng này khai báo vượt biên vào Việt Nam theo đường dây do Vàng Seo Xóa và Phùng Thế Anh tổ chức có liên kết với một số đối tượng người Trung Quốc.
Sau khi triệu tập làm việc, Phùng Thế Anh khai từng là lái xe ở địa bàn TP.Lào Cai, có quan hệ với nhiều người Trung Quốc; còn Vàng Seo Xóa có nhà ở gần đường biên giới, thường xuyên qua lại Trung Quốc mua phân bón về trồng chuối, cũng có liên hệ với một số người Trung Quốc. Khoảng cuối tháng 6, qua phần mềm gọi điện thoại WeChat, Phùng Thế Anh và Vàng Seo Xóa được các đối tượng người Trung Quốc nhờ đưa người vượt biên, trốn tránh các chốt kiểm soát biên phòng để vào TP.Lào Cai, sau đó tiếp tục thuê xe đi vào TP.HCM làm việc.
Do thông thạo địa hình biên giới, Vàng Seo Xóa lợi dụng thời điểm đêm tối và buổi trưa khi lực lượng biên phòng hai nước sơ hở để dẫn đường cho các nhóm người Trung Quốc vượt biên sang Lào Cai. Mỗi người vượt biên thành công, Xóa được nhận tiền công là 500 nhân dân tệ (khoảng 2 triệu đồng).


Vì t ra trung thành với TQ, NPT đổ lỗi cho Mỹ không được giờ đổ cho Phi Châu
Trò lừa "chủng virus mới" không đến từ Tàu
< A >
Vương Đức Hoà (Danlambao) - Việc "dịch người Tàu" xâm nhập Việt Nam bùng nổ và "dịch corona-Wuhan" bùng nổ theo đã dẫn đến suy luận là 2 chuyện này có sự liên quan mật thiết. Bằng mọi giá đảng và nhà nước phải "tẩy não" người dân về những suy luận này.

Trước hết quyền Bộ trưởng Y tế là Nguyễn Thanh Long mở màn bằng cách cho rằng "đợt dịch Covid-19 mới đang diễn ra tại nước ta phức tạp hơn so với giai đoạn trước đây."

"Phức tạp" ra sao?

Theo Nguyễn Thanh Long thì "đây là chủng mới xâm nhập vào Việt Nam, có đột biến làm tăng khả năng cảm nhiễm, dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm cao. Hệ số lây nhiễm đợt này khoảng 5-6, trong khi giai đoạn trước chỉ 1,8-2,2."

Tiếp sức cho Nguyễn Thanh Long là Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam. Những tuyên bố của chuyên gia tẩy não quần chúng này mới là điểm nhấn chính trị: Chủng virus mới phân lập được từ các bệnh nhân ở Đà Nẵng thuộc nhóm D614G (nhánh G), đang gây bệnh ở châu Phi, Bangladesh.

Đây là màn đánh lạc hướng dư luận với mục tiêu phá tan những "luận điệu" cho rằng đại dịch đợt 2 đến từ dân Tàu nhập lậu vào Việt Nam và cụ thể là ở Đà Nẵng.

Vì nó là trò lừa đảo bởi "chuyên gia" Việt cộng nên như thường lệ những tuyên bố này hoàn toàn không có một nền tảng cơ sở nào hỗ trợ nó:

- Không một nghiên cứu khoa học nào được công bố để chứng minh và để cộng đồng y tế thế giới kiểm chứng nghiên cứu đó là xác thực, để kết luận những người đang bị nhiễm dịch ở VN là do chủng mới D614G.

- Không chứng minh được tại sao khuẩn ở châu Phi, Bangladesh lại đến Việt Nam vì không đưa ra được một trường hợp nào cho thấy người bị nhiễm đến từ châu Phi, Bangladesh hay tiếp cận với người đến từ khu vực đó.

Về D614G:

Trong số khoảng 50.000 bộ gen của virus mới mà các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đã tải lên cơ sở dữ liệu dùng chung, khoảng 70% mang tính đột biến, được chỉ định chính thức là D614G.

D614G không chỉ xảy ra ở châu Phi, Bangladesh mà khắp nơi trên thế giới trong đó có cả Trung Quốc vì nó đơn thuần là biến dạng của vi khuẩn Vũ Hán ban đầu.

Do đó, có thể nói rằng Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam đã chụp lấy chủng virus mới D614G từ Phi Châu, Bangladesh để phủ nhận cuộc tấn công Việt Nam bằng vi rút bởi những tên Tàu mắc dịch từ phương Bắc.

05.08.2020

57% thất nghiệp vì đại dịch, kinh tế vẫn bật dậy như lò xo?

< A >
Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Nhóm cầm quyền Ba Đình đang lao mình vào cuộc đấu đá giành ghế cao hơn ở đại hội 13, trong lúc toàn Dân Việt phải đối phó với thất nghiệp, vật giá tăng cao; dịch bệnh bước vào giai đoạn tái phát lây lan tại 37 Tỉnh, Thành của Việt Nam. Đơn đặt hàng từ nước ngoài bị hủy bỏ hơn 50%, đưa đến 74% doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, làm cho 31 triệu người thất nghiệp. Có đến 12 Tỉnh đông dân lâm vào cảnh tăng trưởng GDP âm từ (-3%) xuống đến (-12%)...

Việt Nam có hàng triệu người Tàu sinh sống trong nhiều khu phố riêng biệt, cũng như chen lẫn với người Việt tại các thành phố lớn. Số người Tàu đông đảo này từng đón tiếp hàng ngàn bà con thân nhân của họ chạy khỏi Vũ Hán từ đầu năm sang Việt Nam, để ăn Tết Âm lịch với gia đình và để tránh virus Vũ Hán. Họ là những tác nhân nhập cảnh chính thức mang mầm bệnh đến Việt Nam ngay từ đầu đại dịch. 

Các thông tin gần đây cho thấy, chỉ 6 tháng đầu năm nay, nhà cầm quyền Vc đã lục soát và bắt 16 ngàn người Tàu, nhập lậu với khoản chi rất nhỏ là có thể thong dong vào sinh sống trong Việt Nam cho đến khi xui xẻo bị ai đó tố cáo. 

Toàn khối người Tàu đang ở Việt Nam đã lây lan dịch bệnh cho 37 tỉnh, thành của Việt Nam (03/08). Số liệu do Hà Nội công bố về dịch bệnh vẫn không đáng tin. Chính vì vậy mà tháng trước EU đã chính thức nói rằng Việt Nam “chỉ đơn thuần báo cáo không có trường hợp lây nhiễm nào là chưa đủ”.

Hà Nội đưa ra sáng kiến chỉ “khoanh vùng” tâm dịch, còn lại vẫn mở cửa cho sinh hoạt kinh tế những nơi chưa lây bệnh. Sáng kiến này nghe ra thì hay, nhưng những nhà điều hành kinh tế của chế độ chuyên quyền vẫn phải bó tay trước sự thật, được thuật sơ dưới đây:

Cuối tháng 6, Hà Nội chính thức nhìn nhận, GDP trong 6 tháng đầu năm 2020 chỉ tăng 1,81%. Đây là mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nhưng báo chí của đảng vẫn khoe khoang “quyết tâm” của Thủ Tướng Phúc với toàn dân rằng “sẽ thúc đẩy nền kinh tế vượt mạnh, như cái lò xo bị nén bật mạnh ra để đuổi kịp thời gian” [1] nhằm ứng phó với tác động của dịch bệnh Covid-19.

Riêng quý II, Tổng Cụ Thống Kê (TCTK) nhìn nhận, GDP Việt Nam chỉ tăng trưởng 0,36% do bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ở Việt Nam trong nửa đầu năm nay ước tính đạt 8,65 tỷ Mỹ Kim, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước. 

TCTK nói, “tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 238,4 tỷ Mỹ Kim”. Cả hai khu vực Âu Châu và Mỹ từ lâu nay mua rất nhiều hàng hóa từ Việt Nam, giúp Việt Nam thu ngoại tệ. Nay hai khu vực vừa nói, ảnh hưởng bởi Covid-19 tạm ngưng mua hàng của Việt Nam. 

Hơn nữa 74% doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với nguy cơ đinh đốn hay phá sản [2] (03/20). Ngay tại Sài Gòn gần 20 ngàn doanh nghiệp đã ngưng hoạt động từ nhiều tháng trước. Mới hết tháng 03/2020, cả nước đã có gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Đây là con số “kỷ lục” cho đến nay chưa có dấu hiệu gì khả quan. Đến tháng 06 thì gần 85% doanh nghiệp còn lại phải thu hẹp sản xuất; gần 60% doanh nghiệp kêu ca thiếu vốn, “đứt” dòng tiền cho kinh doanh, doanh thu giảm.

Ngành du lịch cả nước thay vì đón 18 triệu lượt khách như năm ngoái; 6 tháng đầu năm nay chưa đến 9 ngàn lượt khách... Ngân sách thiếu tiền, vì chi nhiều hơn bình thường, trong khi doanh nghiệp không hoạt động lấy đâu mà đóng thuế. Vậy mà TCTK cũng nói Việt Nam vẫn còn “dư địa lớn” để tăng trưởng giải ngân đầu tư công, tăng trưởng dư nợ tín dụng. 

TCTK cũng nhìn nhận, có 12 tỉnh, thành phố tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm, gồm Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hòa Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau. Trong đó, chỉ số tăng tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) của Đà Nẵng âm (-) 3,61%, Quảng Nam -11,51%, Khánh Hòa -12,02%, Bà Rịa - Vũng Tàu -6,87%, Hòa Bình -6,51%.

Đến sáng ngày 1 tháng 7 năm 2020, báo chí đảng cs đồng loạt loan tin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, sẽ phấn đấu đạt mức tăng trưởng 4% GDP trong năm nay [3]. 

Có thể ông Phúc cần “thúc đẩy lo so kinh tế bật dậy” ít nhất là ở động thái quyết tâm “hô khẩu hiệu”, do nhu cầu tiến thân trước ngày cộng đảng sắp khai mạc đại hội 13, một biến cố bao giờ cũng là mốc thời gian đấu đá khốc liệt trong nội bộ để giành cho được vị thế cao hơn, vì quyền và lợi.

Hai mục tiêu năm 2020 Việt Nam trở thành một nước cơ bản công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và GDP của Việt Nam phải đạt 3.000 Mỹ Kim mỗi đầu người, xem ra còn khá xa vời vì con Covid-19 nó bịt kín tầm với của Hà Nội. 

Nếu tình hình dịch tễ thế giới diễn biến xấu, Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thì khi đó số lao động mất việc làm hằng tháng sẽ vào khoảng 90-100 nghìn người, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng lên đến 90% và số lao động ngừng việc sẽ thêm khoảng 6,1-7,2 triệu người.

Ước tính của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội còn bi thảm hơn: Cả nước Việt Nam có khoảng 52 triệu công nhân, mới đến ngày 10/07 đã có “gần 31 triệu người thất nghiệp [4] do ảnh hưởng dịch Covid-19”. Số người bị giảm thu nhập ước tính lên tới 57%. Số lao động mất việc tập trung vào các ngành xuất khẩu, nhất là trong công nghệ chế biến, và trong các ngành dịch vụ du lịch, hay các dịch vụ khác như buôn bán lẻ, vận tải kho bãi, hiệu ăn... Trong lúc đời sống dân chúng phải đối phó gay go với nhu yếu phẩm tăng cao. Lương công nhân tùy theo Vùng, Miền xê xích từ 3 đến trên 4 triệu/ tháng, đủ để mua khoảng 10 ký thịt sườn.


Theo số liệu thống kê, năm 2019, có tới 69% công nhân không đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt và 31% còn lại không tiết kiệm được gì từ tiền lương [5].

Tình huống mới này tố cáo chủ đích huênh hoang “kinh tế sẽ bật dậy như lò xo” của Hà Nội ngay tháng trước là mang tính lừa đảo dân chúng. Đối với hoàn cảnh chung của nhân loại trong cơn đại dịch, các định chế chuyên nghiệp dự đoán kinh tế cũng không thể quả quyết điều gì gần với thực tế trước tình thế thay đổi từng ngày.

Hà Nội khoe là kinh tế Việt Nam có trị giá 260 tỷ Mỹ Kim. Năm ngoái xuất cảng 241,7 tỷ Mỹ Kim; nhập cảng 230,7 tỷ Mỹ Kim. Đơn đặt hàng sẽ cạn dần những tháng tới trong khi thị trường xuất khẩu vẫn chưa khôi phục. Các tháng nằm vào khoảng “Thu tàn” sẽ khởi động đầu mùa Đông - đỉnh điểm của lao động mất việc. 

Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam (TTCK) trước đại dịch, giữa tháng 11 là 1024 điểm, hôm 4/08 chỉ còn 827 điểm, mất 197 điểm. Tuy nhiên, giá trị cổ phiếu trong một số ngành đã giảm chỉ ngang bó hành hoa. Dự báo lợi nhuận mới nhất của TTCK thuộc một số ngành lại âm: năng lượng âm -32%; tiêu dùng âm -15%, xây dựng âm -12%; vận tải âm -10%; tiện ích công cộng âm -3%

Không kể nhà tù và cây súng, thì cho đến nay, sức mạnh của Hà Nội là bức tranh quý độc giả vừa thấy. Vậy trước mắt, Hà Nội thấy gì khi nhìn sang quan thầy phương Bắc - nơi từng chỉ đạo Hà Nội trong cuộc chiến xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa. Và ngày nay trong kế hoạch chuẩn bị đại hội đảng lần 13 sắp tới, Ba Đình vẫn muốn buộc chặt với Bắc Kinh:

Giới tinh hoa học thuật quốc phòng Bắc Kinh vừa công bố [6] (08/07) nhìn ra 4 điều không ngờ và 10 điểm mới về nước Mỹ, tóm gọn như sau: 

Băc Kinh quá “ngỡ ngàng” trong hoàn cảnh Trung cộng bị cả chính quyền Mỹ và cả thế giới cô lập, tấn công; lại không một quốc gia nào bênh đỡ. 

Đối với Tổng Thống Mỹ, Donald Trump thì quyết liệt coi Bắc Kinh là “kẻ khủng bố thương mại”, một “kẻ xâm lược kinh tế toàn cầu”, một “kẻ lừa dối” và một “kẻ trộm cắp”, thậm chí là “kẻ phá hoại mọi quy tắc”. Đây là điều mà cộng đảng Tàu chưa bao giờ nghĩ tới. Chính phủ Mỹ đã kích hoạt tất cả các bộ máy nhằm ma quỷ hóa Bắc Kinh đến mức độ ghê tởm nhất, biến Trung Nam Hải thành nhóm Mafia “đại lưu manh mậu dịch” gian ác tột cùng... 

Hôm 22 tháng 07, Hoa Kỳ đã yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán của Trung cộng tại Huston để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ. Đồng thời ra lệnh cho toàn thể nhân viên sứ quán này phải rời Mỹ trong 72 giờ. Bắc Kinh đã “trả đũa” bằng cách đóng cửa lãnh sự quán của Mỹ ở Thành Đô.

Ngoại Trưởng Mỹ, ông Pompeo tố cáo, khi đến thăm Hoa kỳ năm 2015, Ông Tập cận Bình từng cam kết “không quân sự hóa Biển Đông”, nay đã nuốt lời. Và rằng cũng giới lãnh đạo Trung cộng không giữ cam kết về “một quốc gia hai chế độ” liên quan tới Hong Kong cũng như Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu.

Ngoại trưởng Mỹ nói rằng Đảng Cộng sản Tàu “gây ra các mối đe dọa thực sự đối với thế giới” và Hoa Kỳ sẽ “phản ứng” để “bảo vệ an ninh quốc gia” của Mỹ và buộc phía Bắc Kinh phải thay đổi hành vi (BBC 23/07).


World Bank (WB) nói là, từ năm 2010 đến nay, tổng số nợ theo tỷ lệ so với GDP của Bắc Kinh đã tăng gần 3/4, vọt lên tới 255% với số tiền quá 20.000 tỷ Mỹ Kim. Do đó, theo các chuyên gia của WB, cuộc khủng hoảng mới sẽ bắt nguồn từ các món nợ không trả nổi nơi Bắc Kinh.

Hệ thống ngân hàng “bóng tối” (shadow banking) cũng hỗ trợ các công ty Trung cộng vay nợ bừa bãi đến một quy mô đáng báo động. Hệ thống ngân hàng “ngầm” của Trung cộng đạt gần 7.000 tỷ Mỹ Kim. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã cảnh báo: bong bóng này có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế Trung cộng và gây ra một cuộc khủng hoảng mới ở châu Á, như khủng hoảng năm 1997 [7].

Hôm 17/07, Bắc Kinh nhìn nhận có 33 con sông đã đạt mức nước cao kỷ lục, 98 con sông trên toàn quốc đang ở mức báo động trong khi mưa lớn vẫn tiếp tục đổ vào những khu vực dọc theo sông Dương Tử. Hiện một số đập trên hồ Bà Dương chứa nước ngọt lớn nhất Trung cộng đã vỡ. Mưa lớn nhiều tháng nay cũng đe dọa đập thủy điện Tam Hiệp - lớn nhất thế giới - niềm hãnh diện của Bắc Kinh.

Phương cách Bắc Kinh chọn giải tỏa áp lực trong nước là đưa tàu hải cảnh tới sát dàn khoan dầu ở lô 06.1, nơi có nhiều mỏ dầu thuộc Bãi Tư Chính Việt Nam (04/07). Biến cố này dấy lên sự nghi ngờ Hà Nội thiếu tiền, nên muốn “bán lúa non”, toa rập bán một phần thềm lục địa cho Tàu, dưới mỹ từ khai thác chung tài nguyên dầu khí. 

Nhưng sự kiện này lại đe dọa Tự Do Hàng Hải Quốc Tế do Chiến Lược Ấn Độ Thái Bình Dương Tự Do mở rộng của nhiều quốc gia mà Hoa Kỳ cầm đầu đang muốn bảo vệ hải lộ quan trọng trị giá 5000 tỷ Mỹ Kim vận chuyển hàng hóa. Cho nên Mỹ chính thức coi mọi hành động trên đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông của Bắc Kinh là “bất hợp pháp” (13/07) [8]. Từ đó, Hải quân Hoa Kỳ và các quốc gia thân hữu đang tăng cường sức mạnh quân sự qua nhiều cuộc tập trận ở Biển Đông.

Trong dịp kỷ niệm 25 năm bang giao Việt-Mỹ (11/07), đôi bên cùng lúc đưa ra các thông điệp về tăng cường quan hệ ngoại giao, đồng thời bày tỏ quan ngại về hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông. Nhưng nguyện vọng của Dân Việt về nâng cấp ngoại giao giữa Việt nam với Hoa Kỳ từ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược” chưa được xác định [9].

Trong hoàn cảnh Hà Nội đang chuẩn bị đại hội đảng thứ 13, với đường lối chính trị vẫn chọn Mác-Lê và kinh tế tập trung là chính, để tiếp tục lệ thuộc Bắc Kinh, thì các biến cố dồn dập diễn ra lại khiến cho Ba Đình rất khó ứng xử.

Chú thích:










05.08.2020


Có thể kiện Tập Cận Bình và nhà cầm quyền Bắc Kinh về dịch Vũ Hán?

< A >
Nguyễn thị Cỏ May (Danlambao) - Đại dịch Vũ Hán do virus cộng sản Bắc Kinh gây ra chưa dứt thì nhiều tổ chức, nhiều nước đã lập hồ sơ kiện Tập Cận Bình và đảng cộng sản Trung cộng về tội giấu sự thật. Trong lúc đó, chính phủ một số các nước khác cũng bị dân chúng khiếu kiện về tội không bảo vệ hữu hiệu sức khỏe và đời sống dân chúng.

Một tòa án Pháp hôm 3-7 cho biết sẽ mở cuộc điều tra cựu Thủ tướng Pháp Edouard Philippe về cách xử lý dịch Covid-19 chỉ vài giờ sau khi ông tuyên bố từ chức. Công tố viên cao cấp Francois Molin nói thêm là cả bà Agnès Buzyn, người đã từ chức Bộ trưởng Y tế vào tháng 2 và người kế nhiệm bà là ông Olivier Veran cũng có tên trong danh sách điều tra.

Tòa án đã nhận được 90 đơn kiện từ các cá nhân nhiễm Covid-19 trong đó có bác sĩ, cảnh sát, thường dân và thậm chí là các tù nhân. Tòa đã kiểm tra 53 đơn, trong số đó có 9 đơn có thể thụ lý. Đây cũng là cơ sở để tòa tiến hành điều tra về cựu thủ tướng Pháp cùng hai quan chức nói trên.

Tổng cộng có 9 người bị điều tra. Cựu Thủ tướng Philippe, Bộ trưởng Y tế Olivier Veran và cựu Bộ trưởng Y tế Agnes Buzyn cùng các quan chức khác bị cáo buộc tội "không đối phó thảm họa" và có thể phải ngồi tù lên tới hai năm nếu bị xét xử và kết án.

Tiểu bang Missouri của Hoa Kỳ kiện Tập Cận Bình, cáo buộc nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh đã giấu nhẹm tầm quan trọng của dịch Vũ Hán làm thiệt hại khủng khiếp, không thể phục hồi, về sinh mạnh con người và kinh tế, không chỉ riêng bang Missouri, mà còn cho cả thế giới. Hồ sơ kiện do công tố viên Éric Schmitt nạp, nhằm kiện chính quyền, đảng cộng sản Tàu, giới chức lãnh đạo và các cơ quan liên hệ. Hồ sơ buộc tội Trung cộng đã giấu thông tin về dịch bệnh ngay từ buổi đầu, bắt giam những người báo động dịch bệnh, chối bỏ đặc tính truyền nhiễm nguy hiểm của virus.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng đưa ra những cáo buộc Tập Cận Bình và nhà cầm quyền Trung cộng tương tợ nhưng Tập Cận Bình bác bỏ.

Đảng cộng sản Tàu đã làm điều mà tất cả các chế độ độc tài làm. Họ giấu sự thật để giữ “thể diện”, tức uy tín để còn giữ đảng cầm quyền. Thượng Nghị sị Cộng Hòa Ben Sasse của Nebraska tuyên bố “Khi Mỹ thanh toán xong con virus Vũ Hán dơ bẩn này, chúng tôi sẽ tính sổ với nhà cầm quyền Bắc Kinh”.

Nhưng đặc biệt hơn hết, có lẽ là lần đầu tiên ở Tàu, một cán bộ kiện nhà cầm quyền Hồ Bắc đã quả quyết virus Vũ Hán không truyền nhiễm giữa người với người và giấu sự thật về tầm nguy hại của dịch Vũ Hán. Liền sau đó, cán bộ Tan Jun bị công an mời tới làm việc. Tan Jun phải cam kết hủy bỏ vụ kiện, giữ im lặng và chấp hành đường lối của đảng.

Một nước có thể kiện Trung cộng được không?

Tiếp theo phản ứng của nhiều quốc gia chống lại Trung cộng về vụ gây ra đại dịch Covid-19, hai luật sư đưa ra những trường hợp mà luật pháp có thể đòi hỏi Trung cộng phải đền thiệt hại và quyền lợi cho các nước nạn nhân.

Bệnh dịch do coronavirus gây ra ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019. Covid-19 được biết lần đầu tiên ngày 17/11/2019 nhưng cho tới ngày 30/12/2020 mới có báo cáo phát hiện con virus gây ra bệnh. Vì cố ý che giấu sự thật dịch bệnh, nhà cầm quyền Trung cộng có trách nhiệm về sự lây lan bệnh ra khắp thế giới ngày nay.

Truyền thông, các tổ chức phi chính phủ (ONG) và nhiều giới chức y tế công bố một báo cáo chi tiết, ghi rõ về thời gian, đều cho rằng nếu Trung cộng đã lương thiện thông tin, kịp thời, đúng sự thật, về tình hình bệnh dịch thì các nước ngoài Trung cộng chắc chắn đã không có nhiều người chết.

Riêng một bản nghiên cứu của Đại học Southampton quả quyết nếu Hồ Bắc đã có biện pháp cô lập sớm hơn 3 tuần thì việc truyền nhiễm đã được giới hạn 95%. 

Tổng thống Donald Trump phản ứng ngay, sẽ cắt khoản tài trợ hằng năm lối 500 triệu đô la cho Tổ chức Y tế Thế giới vì ông tố cáo ông Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế là quá lệ thuộc Bắc Kinh.

Bắc Kinh trách nhiệm gây ra đại dịch Vũ Hán là rõ ràng. Nhiều nước xửa soạn kiện Trung cộng. Việc làm hoàn toàn cần phải làm. Nhưng làm thế nào? Làm thế nào buộc tội nói dối và cố tình trì hoãn? Và thưa kiện trước cơ quan thẩm quyền nào?

Theo think tank Henry Jackson Society, thân cận với đảng bảo thủ Anh, thì có nhiều ngã pháp lý để đòi hỏi Trung cộng phải trả tiền thiệt hại cho các nước nạn nhân. Nhiều người Anh và Mỹ đã yêu cầu chính phủ của họ kiện nhà cầm quyền Trung cộng trước tòa án. Tiểu bang Missouri đã khởi xướng đầu tiên hôm 21/4/2020.

Lập luận để kiện có thể dựa theo bản “Quy định quốc tế về y tế”. Các quốc gia có quyền ngăn ngừa sự lây lan bệnh truyền nhiễm nhằm bảo vệ sức khỏe cho dân chúng.

Theo điều 6 và 7 của bản quy định, quốc gia thành viên phải thông báo nhanh chóng, chính xác và trung thật bệnh truyền nhiễm xảy ra. Nhưng Vũ Hán và đảng cộng sản Tàu đã ngăn chận 2 điều khoản này, không công bố những dữ liệu cho biết bệnh có thể truyền nhiễm giữa người và người, mà phải mất 3 tuần mới làm việc này. Nhưng bản quy định lại không nói về những hình phạt đối với quốc gia không thi hành 2 điều 6 và 7.

Trong các Cơ quan thẩm quyền xét xử, có Toà án Quốc tế Công lý thuộc LHQ có thể can thiệp. Nhưng Tòa án chỉ xét xử quốc gia nào tự nguyện chấp nhận luật quốc tế này. Mà Trung cộng liệu có chịu nhìn nhận thẩm quyền của Tòa án Công lý hay không? Vậy việc đưa Trung cộng ra Tòa cũng sẽ không đi đến đâu mà thôi.

Còn Tòa án hình sự quốc tế xét xử tội chống nhân loại có thể xét xử tội Trung cộng gây ra hàng trăm ngàn người chết và cả tỷ người bị bệnh đau đớn hay không? Hiện nay, luật hình sự quốc tế đang cứu xét 2 khiếu nại liên quan tới quốc gia thành viên LHQ trong đại dịch Covid-19: nhằm vào những giới chức quyết định Trung cộng và Tổng thống Brazil là ông Jair Bolsonaro.

Hai tố cáo này dựa trên điều 7 của Công ước Rome định nghĩa tội chống nhân loại “tấn công tổng thể hay có hệ thống nhằm vào dân chúng dân sự hoặc những “hành động vô nhân đạo “cố ý gây ra đau đớn cùng cực”. Nhưng khi Tòa xét xử, việc chứng minh nhà cầm quyền Trung cộng cố ý giết hàng loạt sinh mạng trong vụ dịch bệnh Vũ Hán không phải là điều đơn giản. 

Trong mọi trường hợp, Trung cộng sẽ không thật thà mà quy phục theo pháp lý quốc tế. Trái lại, họ sẽ tìm mọi cách để né tránh trách nhiệm về những hành động giết người của họ. Có lẽ vì vậy mà Trung cộng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ từ hồi tháng 3 năm nay.

Điều rõ ràng nhất là Hoa Kỳ yêu cầu ghi nguồn gốc coronavirus là của Trung cộng trong các văn kiện chính thức, ngay lập tức bị Đại diện Trung cộng bác bỏ, mặc dầu đó là sự thật hiển nhiên! 

Sự từ chối trách nhiệm của Trung cộng trước quốc tế một cách tự nhiên, không bị một phản ứng nào gây khó khăn, cho thấy luật lệ của LHQ có đang trên đà suy thoái theo ảnh hưởng kẻ mạnh hay không? Ngoài ra còn sự liên kết giữa Trung cộng và Nga sô, 2 quốc gia trong Hội đồng Bảo an, thì thẩm quyền của LHQ giờ đây chỉ còn đưa ra những tuyên bố mà thôi, hoàn toàn bất lực về chế tài. 

Làm thế nào có thể xử lý Trung cộng từ nhiều năm nay vẫn từ khước gia nhập hay để bị chi phối bởi luật quốc tế?

Chỉ còn dựa vào thế ngoại giao, mối giao thương, thuế quan nhưng thế giới phải giữ thế đoàn kết và cô lập nước du côn Bắc Kinh. Nhưng liệu các nhà tài phiệt có đủ can đảm nghĩ tới quyền lợi đất nước hay không?

05.08.2020


China Covid-19, con quái vật làm thay đổi thế giới

< A >
Gianluca Veneziani * Sơn Nghị (Danlambao) dịch - Giáo sư Joseph Tritto là một bác sĩ phẫu thuật vi mô, chuyên gia về công nghệ sinh học và công nghệ nano và chủ tịch của Wabt (World Academy of Biomedical Sciences and Technologies, Học viện Khoa học và Công nghệ Y sinh Thế giới), một học viện quan trọng được thành lập dưới sự bảo trợ của Unesco năm 1987. Với kiến thức dày cộm về chuyên môn, ông vừa xuất bản một cuốn sách, mới được phát hành tại Ý vào ngày 4 tháng 8, “China Covid 19 – Con quái vật đã làm thay đổi thế giới” (Cantagalli, 288 trang, giá €20), chắc chắn khơi dậy một cuộc tranh luận toàn cầu, như nó chứng minh, với bằng chứng khoa học, rằng Covid-19 được chế tạo từ phòng thí nghiệm. Với Covid-19, nó xuất thân từ phòng thí nghiệm bảo mật Vũ Hán.

Giáo sư Joseph Tritto dành cho Gianluca Veneziani một cuộc phỏng vấn đặc biệt sau đây.

*

Thưa Giáo sư Tritto, tại sao ông viết cuốn sách này, ủng hộ một luận điểm đi ngược với luận điểm của cộng đồng khoa học?


“Có hai động lực. Một là cá nhân: những người bạn tôi trong giới y khoa làm việc cật lực trên tuyến đầu trong thời gian dịch bệnh. Một số người trong số họ bị nhiễm, một người phải nhập phòng chăm sóc đặc biệt, và may mắn khỏi bệnh. Lý do thứ hai là chuyên nghiệp: Tôi điều hành một tổ chức phi chính phủ, Wabt, chuyên nghiên cứu về tác động của công nghệ sinh học đối với con người.”

Tại sao ông tin rằng, từ quan điểm khoa học, virus SARS-CoV-2, nguyên nhân dẫn đến Covid, không có nguồn gốc tự nhiên, nhưng là một con quái vật được tạo ra trong phòng thí nghiệm?

"Cho đến nay một số các nhà khoa học chấp nhận giả thuyết là loại virus này được hình thành tự nhiên do sự kết hợp giữa virus dơi và virus tê-tê. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa 2 loại virus này cần một thời gian từ 40 đến 200 năm, để chúng tái tạo và phát triển thành một gốc sinh thái, nhưng trường hợp Covid-19 thì không. Ngoài ra, loại virus hỗn hợp này cần một vật chủ làm trung gian gây nhiễm như một phương tiện để truyền sang người: nhưng các nhà khoa học lại chưa tìm được vật chủ gây nhiễm của SARS-CoV-2. Những yếu tố này đủ dẫn đến một giả thuyết rằng virus không thể phát xuất từ nguồn gốc tự nhiên, ngay cả phương diện khoa học cũng không thể chứng minh được. Và chính bộ gen đặc biệt của SARS-CoV-2 làm cho giả thuyết về nguồn gốc tự nhiên không thể tin được.”

Vậy Covid-19 là gì?

"Trong một số bài khảo cứu, ví dụ như trong bài báo của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Ấn Độ ở New Dehli dựa trên bộ gen bệnh nhân, được thu thập từ cơ sở dữ liệu toàn cầu, người ta thấy rằng SARS-CoV-2 không chỉ là kết quả hỗn hợp giữa virus dơi và virus tê-tê nhưng bên trong lại có những hạt nhỏ, chính là bã axit amin của virus HIV-1, gây ra bệnh AIDS. Sự hiện diện của những hạt nhỏ này trong những virus phát triển tự nhiên là điều không thể xảy ra. Bộ gen SARS-CoV-2 có một biến đổi khác gọi là furin nội bào, được xác nhận qua hai nghiên cứu, một của người Tàu, một của người Pháp gốc Canada. Cả hai phần đệm đều có chung một chức năng: phần chèn HIV-1 cho phép SARS-CoV-2 xâm nhập và bám dính vào tế bào người. Có lẽ đây là nguyên nhân gây ra sự lây nhiễm nhanh chóng. Chính vì sự biến đổi furin nội bào đã cho phép virus sinh sôi gấp bội bên trong tế bào và là nguyên nhân gây nhiễm cao.”

Mục đích của virus quái vật này là gì? Là một vũ khí khủng bố sinh học hay chỉ là mục đích nghiên cứu khoa học?

“Để đưa ra câu trả lời, chúng ta ôn lại quá khứ. Năm 2005, sau đại dịch SARS, Viện Virus học Vũ Hán được thành lập, đứng đầu là Gs. Shi Zheng-Li, người tìm thấy coronavirus từ một số loài dơi và kết hợp chúng với các thành phần virus khác để tạo ra thuốc chủng. Năm 2010, bà tiếp xúc với các nhà nghiên cứu người Mỹ đứng đầu là Gs. Ralph Baric, và ông tiếp tục nghiên cứu các virus tái tổ hợp dựa trên coronaviruses. Nhờ các virus hỗn hợp do Shi cung cấp, Baric đã tạo ra một con chuột Sars-virus vào năm 2015, có tác dụng gây bệnh trên các tế bào người; thí nghiệm này được hình thành trong ống nghiệm. Tại thời điểm đó, sự hợp tác Trung cộng-Hoa Kỳ trở nên một cuộc chạy đua. Shi muốn nghiên cứu một loại virus mạnh hơn để tạo ra một loại một thuốc chủng mạnh hơn: kết hợp virus dơi với virus tê-tê trong ống nghiệm và năm 2017 đã công bố kết quả của những nghiên cứu này trong một số bài báo khoa học. Nghiên cứu của Shi thu hút sự quan tâm của ngành quân sự và y tế-sinh học Trung cộng liên quan đến vũ khí sinh học được sử dụng như một biện pháp phòng thủ và tấn công. Vì vậy, Shi tham gia với các bác sĩ và nhà sinh vật học thuộc lĩnh vực chính trị - quân sự, như Guo Deyin, một sinh viên giỏi giang về vắc-xin chống AIDS cũng như viêm gan và là chuyên gia về kỹ thuật tái tổ hợp di truyền. Sự ra đời của các phần chèn mới trong bộ gen virus là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa nhóm Shi và Guo Deyin. Việc thực hiện loại virus quái vật khủng khiếp này, dưới con mắt khoa học, là một thành công. Niềm tự hào vì tạo được con virus mới bốc cao đến nỗi, khi dịch bệnh bùng phát, Shi và Guo yêu cầu WHO đăng ký nó như một loại vi-rút mới, mang tên H-nCoV-19 (Covid-19 mới ở người, H=human, người; n=novel=mới), chứ không phải là một loại virus tương cận với SARS. Nghĩ cho cùng, điều này cũng hợp lý vì Shi chỉ nghiên cứu với mục đích khoa học, tuy nhiên bà đã quên không tính đến các rủi ro an ninh và lợi ích chính trị-quân sự qua nghiên cứu của bà.”


Làm thế nào virus thoát khỏi phòng thí nghiệm? Đây là một tai nạn, một vụ trộm cắp hoặc cố ý thả vào môi trường?

“Tôi loại trừ giả thuyết cố ý tung vào môi trường, vì điều này gây thiệt hại cho người dân Trung cộng; giả thuyết trộm cắp cũng không hợp lý, vì các phòng thí nghiệm luôn được kiểm soát rất nghiêm nhặt. Chỉ còn lại khả năng virus thoát khỏi phòng thí nghiệm do bất cẩn hoặc do sự nhiễm bẩn của các nhân viên. Quá nhiều người làm việc trong phòng thí nghiệm Vũ Hán: càng nhiều người, nguy cơ nhiễm bẩn càng cao. Hơn nữa, một số người làm việc trong phòng thí nghiệm lại không được đào tạo đúng cách trong việc xử lý một số loại virus.”

Tại sao Trung Quốc không chịu cung cấp bộ gen đầy đủ của virus cho WHO hoặc các quốc gia khác?

“Bởi vì nếu cung cấp bộ gen thì vô hình chung thừa nhận SARS-CoV-2 được chế tạo từ phòng thí nghiệm. Trên thực tế, Trung cộng cung cấp bộ gen của Covid-19 nhưng lại thiếu bã axit amin của AIDS, một kiểu “dấu đầu lòi đuôi.” Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đang được tiến hành giữa tình báo của 5 quốc gia (Mỹ, Úc, Canada, New Zealand, Nhật Bản) và Trung cộng. Với bằng chứng nắm sẵn trong tay, trước tiên qua thương lượng ngoại giao, họ sẵn sàng hoãn trách nhiệm của Trung cộng, và yêu cầu Trung cộng đưa toàn bộ bộ gen đầy đủ của virus SARS-CoV-2 để chế tạo một loại thuốc chủng hữu hiệu.

Chúng ta sẽ bao giờ có một loại vắc-xin như vậy?

"Rất cực kỳ khó khăn tìm ra một loại thuốc chủng đơn độc ngăn chặn virus, vì SARS-CoV-2 có quá nhiều đột biến. Hiện tại đã xác định được 11 loại chủng (đột biến) khác nhau: bộ gen A2a phát triển ở châu Âu và bộ gen B1 ở Bắc Mỹ dễ lây nhiễm nhất, hơn cả bộ gen 0 (zero) có nguồn gốc từ Vũ Hán. Tuy thế, tôi tin rằng các nhà khoa học có thể chế được một loại vắc-xin đa trị, chữa được chừng 4-5 loại chủng (đột biến) cho khoảng 70-75% dân số thế giới.”

Gianluca Veneziani 
(Nhà khảo cứu thuộc Phân khoa Nông nghiệp, Thực phẩm, và Môi trường Khoa học thuộc Đh. Perugia, Ý-đại-lợi)

Nguồn: 


Người dịch:


Trung Quốc tặng Việt Nam khẩu trang lãnh đạo sợ nhiễm không dám dùng bắt dân ngu sử dụng, dư luận lại ‘quan ngại sâu sắc’, vì sao?

Chính quyền Trung Quốc vừa hỗ trợ khẩu trang N95 cho Việt Nam để phòng dịch viêm phổi Vũ Hán, nhưng đã vấp phải sự phản đối từ dư luận.

Trung Quốc tặng khẩu trang, Việt Nam
Lô hàng khẩu trang Trung Quốc tặng Việt Nam. (Ảnh từ FB)

Hôm 6/8, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đăng thông tin trên trang Fanpage, rằng: “Đêm ngày 2 tháng 8, Lô hàng khẩu trang N95 và khẩu trang y tế của Chính phủ Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam đã được vận chuyển đến sân bay Nội Bài, Hà Nội”.

Thông tin này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý từ dư luận.

Thay vì đón nhận thì nhiều người Việt bày tỏ quan điểm: “Ai cho cũng được, trừ bạn ‘made in china’ ra”“Trung Quốc có tốt với Việt Nam mình bao giờ đâu”“Nó lại cho COVID thì có”“Tốt nhất là trả lại. Mất công kiểm tra mới đưa ra dùng. Mà ai là người dám dùng những thứ đó”“Việt Nam đâu thiếu”;…

Có lẽ, việc phản ứng tiêu cực với mặt hàng này cũng là chuyện dễ hiểu, vì thời gian qua, các nước trên thế giới đã phát hiện, khẩu trang N95 sản xuất từ Trung Quốc là đồ giả, dính ruồi, bám bẩn, thiếu màng lọc,…

Ngày 9/4 “Nhật báo Kinh tế Hồng Kông” cho biết, một đại lý xuất khẩu khẩu trang tiết lộ rằng 60% nhà máy sản xuất khẩu trang tại Đại Lục, đa số đều không có xưởng vô trùng, hầu hết họ chỉ mua máy sản xuất khẩu trang là bắt tay vào việc. Trong xưởng sản xuất khẩu trang không chỉ nhiều bụi, mà công nhân cũng không đeo khẩu trang và găng tay. “Ai dám sử dụng khẩu trang được sản xuất theo cách này?”

Sau khi đại dịch toàn cầu bùng phát, ĐCSTQ liên tục xuất khẩu khẩu trang kém chất lượng ra nước ngoài. Các nước như Pakistan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Áo, Phần Lan và Úc, Đức, đã phát hiện, chất lượng vật tư chống dịch như khẩu trang tại Đại Lục có chất lượng rất kém. Một số người nói rằng Pakistan vừa phát hiện ra “khẩu trang áo lót” của Đại lục, hiện giờ lại xuất hiện “khẩu trang ruồi nhặng”.

Hôm 24/4, Bộ trưởng Giao thông Liên bang Đức Andreas Scheuer nói trên tờ Der Spiegel, rằng: “Bảy triệu chiếc khẩu trang, đều là rác”.

Tờ Brussels Times cũng đưa tin rằng, Bỉ đã phải từ chối 3 triệu chiếc khẩu trang được nhập khẩu từ Trung Quốc “vì chúng không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết”.

Hà Lan cũng đã thu hồi 600.000 khẩu trang bị lỗi từ các bệnh viện Hà Lan. Số khẩu trang này là một phần của lô hàng 1,3 triệu chiếc khẩu trang được mua và nhập khẩu từ Trung Quốc vào ngày 21/3,…

Trần Tâm

Trật tự kinh tế thế giới: TQ đã kết thúc toàn cầu hóa như thế nào?

Tác giả : Henrik Müller

Biên dịch: Vũ Ngọc Yên

Trong thương mại quốc tế không chỉ nói đến sự trao đổi hàng hóa mà còn bàn luận về sự tín nhiệm và các giá trị.

Lịch sử toàn cầu hóa đặc biệt cho đến nay là một lịch sử về Trung Quốc và giờ đây câu chuyện lịch sử này có lẽ đã kết thúc – vì Trung Quốc.

Trong vòng ba thập kỷ,Nước Cộng hòa Nhân dân đã biến từ một quốc gia kém phát triển trở thành một cường quốc thế giới. Trung Quốc hiện là nhà xuất khẩu hàng hóa kỹ nghệ lớn nhất và là nhà nhập khẩu lớn thứ ba trên thế giới. Năm 1990, sản lượng kinh tế bình quân đầu người tương đương 1.600 Mỹ kim, nay là 18.000 Mỹ kim, ngang bằng với Mễ Tây Cơ.

Một mặt, đây là một câu chuyện thành công vĩ đại.

Mặt khác, xét theo quan điểm của phương Tây,sự việc có vấn đề : Trung Quốc không có dân chủ và không phải là một quốc gia pháp quyền. Điều này đặt ra những vấn nạn cho trật tự kinh tế thế giới bởi vì sự mậu dịch quốc tế không chỉ đơn thuần là trao đổi sản phẩm, mà còn liên hệ đến tri ​​thức và thông tin – nghĩa là sự tín nhiệm và giá trị.

Giầu có và phi tự do

Từ lâu,có một quan niệm ngự trị cho rằng một mô hình lịch sử sẽ lập lại ở Trung Quốc: Phát triển kinh tế sẽ dẫn đến Tự do hóa chính trị.Từ thứ dân sẽ trở thành công dân có quyền tham dự biểu quyết vể vận mệnh của đất nước ,phát biểu ý kiến ​​và phản biện. Các định chế độc lập vững mạnh sẽ đảm bảo sự thực thi luật pháp cho người dân nội điạ và người ngọai quốc sinh hoạt trong nước.

Cơ hội doanh lợi tốt với một lương tâm rõ ràng.

Lợi nhuận, may rủi, thanh khoản. Nay có thêm nhiều ngân hàng triển khai cách tiếp cận đầu tư vốn thuần túy này với tiêu chí thứ tư: bền vững.

Chẳng hạn, Hàn Quốc đã thực hiện bước nhảy vọt từ độc tài sang dân chủ và pháp quyền vào cuối thập niên 1980.Sản lượng kinh tế bình quân đầu người vào lúc đó chưa được 10.000 Mỹ kim, thấp hơn nhiều so với mức phồn vinh của Trung Quốc hiện nay.

Với hy vọng về một sự phát triển như vậy, phương Tây đã hướng tới Trung Quốc: Vương quốc Anh chuyển giao Hồng Kông vào năm 1997. Bắc Kinh cam kết theo thỏa thuận là thuộc địa cũ được duy trì hệ thống chính trị của mình trong 50 năm, bao gồm cả tư pháp độc lập và các quyền tự do dân sự..

Cũng như các quốc gia khác, Trung Quốc trong những năm qua sẽ trở thành một quốc gia bình thường theo nghĩa phương Tây. Sự hội nhập kinh tế khởi động một sự chuyển hoá xã hội sẽ làm cho quá trình tự do hóa chính trị không thể tránh khỏi.

Trong tinh thần này, Hoa Kỳ đã mời Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và mở đường cho việc gia nhập vào năm 2001. Đó là một thời gian lạc quan. Lúc bấy giời báo chí , truyền thông liên tục tường thuật về kỳ vọng và đánh giá đây là một bước chiến thắng kế tiếp của hệ thống tự do, như chúng tôi đã trình bầy trong một nghiên cứu cho Quỹ Bertelsmann. Vào thời điểm đó, “cải cách” và “hy vọng” thường được đề cập – những cơ hội mà Trung Quốc sẽ mang lại cho các công ty phương Tây qua sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Nhưng rồi loạt tường thuật đã đi vào lịch sử.Trung Quốc vẫn là trường hợp ngoại lệ lớn: Đất nước ngày càng giàu có hơn nhưng lại kém tự do hơn. Trong những năm gần đây, đường lối chính trị dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình,thậm chí còn trấn áp mạnh bạo hơn ở trong nước và nhiều hung hăng,hiếu chiến về mặt đối ngoại. Giới lãnh đạo đã từ bỏ sự khiêm nhượng trước đây của mình trên trường quốc tế. Điển hình, diễn biến ở Hồng Kông cho thấy Bắc Kinh không quan tâm nhiều đến các thỏa thuận quốc tế nữa: Thay vì tôn trọng thoả thuận chuyển giao,Trung Quốc đã mở rộng bộ máy đàn áp của mình sang thuộc địa cũ của Anh .

Tỉnh ngộ rồi lại lo sợ

Rõ ràng là nền kinh tế chủ yếu quốc doanh của Trung Quốc không phù hợp với những tư tưởng cạnh tranh công bằng của phương Tây.Từ lâu trước khi Donald Trump bước vào Toà Bạch Ốc, một làn sóng tố tụng chống bán phá giá đã bắt đầu vì các nhà cung cấp được bao cấp của Trung Quốc làm tràn ngập thế giới với thép, nhôm giá rẻ và nhiều loại hàng hóa khác.

Năm ngoái, Hiệp hội liên bang các ngành kỹ nghệ Đức (BDI) công bố một tài liệu lên án các hành vi không công bằng của Trung Quốc và kêu gọi “đảm bảo trật tự kinh tế thị trường ở Đức và châu Âu”. Sự công kích này cho thấy nhiều tập đoàn Đức đầu tư mạnh vào Trung Quốc với kỳ vọng về sự chuyển hoá chính trị xã hội dần dần – đã tỉnh ngộ lâu rồi và nay đang lo sợ.

Có còn một căn bản để tiếp tục tăng cường toàn cầu hóa hay không?

Cuộc chiến thương mại của Trump chống Trung Quốc, mà Tổng thống Mỹ phát động vào năm 2018 nhằm buộc Trung Quốc mở cửa thị trường và chơi công bằng, đã dẫn đến nhiều vòng thương thuyết tăng thuế khác nhau, nhưng ngoài ra đã không mang lại tác động xây dựng nào khác cả. Không giống như những người tiền nhiệm, Tổng thống Mỹ không nỗ lực tìm một hành động chung của phương Tây mà thay vào đó đã lăng mạ các đối tác phương Tây. Bằng động thái này, ảnh hưởng phi dân chủ của Trung Quốc rất khó bị kìm chế.

From things to thoughts.

Nhà kinh tế học Richard Baldwin,giảng dậy ở Geneva nói chủ nghĩa tư bản toàn cầu phát triển from things to thoughts. Tuy nhiên, hệ thống thương mại quốc tế đã không kiến tạo theo hướng này.Từ những năm 1990, cộng đồng các quốc gia đã không thống nhất về việc cập nhật hoá các quy tắc của WTO và bây giờ phải nhìn hậu qủa.

Chỉ vài năm trước, toàn cầu hóa bao gồm các thương vụ trao đổi đơn giản: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Sau khi giao hàng và thanh toán,thương vụ xem như đã được thực hiện. Xe hơi hoặc chuyên chờ dầu có thể được sử dụng và tiêu thụ. Sau khi thực hiện cuộc buôn bán, các nhà sản xuất và người mua hầu như chẳng còn liên hệ đến nhau.

Lý luận của toàn cầu hóa 1.0 : Sản xuất diễn ra nơi có các điều kiện tốt nhất và thường có nghĩa là nơi chi phí thấp nhất. Với biên giới mở, mọi nền kinh tế sẽ chuyên môn hoá những gì mà mình thực hiện tốt nhất. Phân công lao động quốc tế sẽ nâng cao năng suất, trong khi giá giảm và lựa chọn nhiều.Chủ nghĩa bảo hộ – bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước cạnh tranh nước ngoài – Kịch bản này tác động cực kỳ hại.

Nhưng thương mại quốc tế không còn giới hạn nữa trong việc trao đổi đơn giản sản phẩm mà còn triển khai sang các luồng dữ liệu, tức là thông tin. Máy móc, hệ thống thiết bị và ngày cả lượng xe hơi gia tăng sẻ truyền những dữ liệu, được theo dõi, kiểm soát, bảo dưỡng và cập nhật từ xa.Trong thời đaị toàn cầu hóa 2.0 cũng là những vấn đề liên quan đến việc kiểm soát và truy cập cấu trúc hạ tầng thông tin, tìm dữ liệu tiềm tàng trên điện toán đám mây , thực hiện dịch vụ dữ liệu.Dữ liệu là sức mạnh và nó không chỉ dựa trên lợi thế quy mô kinh tế mà các công ty như Google hay Amazon truyền cho khách hàng dưới dạng chi phí thấp và chất lượng cao, mà còn dựa trên ý chí của các cơ quan nhà nước để kiềm chế các công ty thu thập dữ liệu cho mục đích của họ. Lợi thế chi phí được bù đắp bởi rủi ro bảo mật. Cuộc đấu tranh cho nhà cung cấp mạng Trung Quốc Huawei và vai trò của nó trong việc mở rộng mạng vô tuyến di động 5G phương Tây cho thấy cuộc xung đột này là một ví dụ.

Phương Tây là gìVà nó có giá trị gì?

Thương mại tự do trong những điều kiện này c còn là sự lựa chọn tốt nhất không ? Câu hỏi cơ bản về toàn cầu hóa này không thể được trả lời đơn giản bằng có. So với trước đây, các giá trị cơ bản – pháp quyền, nhân quyền và các quyền tự do – nay được gắn kết trực tiếp với các vấn đề thương mại.Để bảo vệ các quyền này, cần phải có một bộ quy tắc quốc tế mới – một WTO cho thế kỷ 21. Các thỏa thuận của các quốc gia thương mại lớn ký kết riêng biệt với Trung Quốc sẽ không thể đạt được mục địch nhiều. Trung Quốc hiện lớn và mạnh đến mức có thể khai thác các quốc gia chống lại nhau.

Sự lưạ chọn : Hoặc là phương Tây – và có nghĩa là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Anh, Nhật Bản, Gia Nã Đại , Úc,và nhìn xa cũng là Ấn Độ, Nam Dương, Ba Tây, Mễ Tây Cơ – cùng nhau thiết lập những tiêu chuẩn chung và bảo vệ chống lại những người không tuân thủ , ngay cả khi họ có sự chống lưng của tân cường quốc thế giới Trung Quốc.

Hoặc các biện pháp quốc gia không tổ chức gia tăng sẽ đe dọa tình trạng các vấn đề an ninh, môi trường và an sinh xã hội bị pha trộn với vận động hành lang theo hướng bảo hộ cổ điển của từng công ty và tập đoàn. Vì sợ trước các cuộc tấn công của Trung Quốc, phương Tây, sẽ rút về các căn cứ tự vệ của quốc gia, cũng như của châu Âu-EU.

Trong trường hợp đầu tiên, phương Tây sẽ tiếp tục toàn cầu hóa với một lập trường rõ ràng nhưng vẫn mở cho các nước khác. Trung Quốc, cũng như các quốc gia khác hiện đang bị độc tài cai trị, có thể trở thành một phần của những thỏa thuận – miễn là họ tuân thủ các quy tắc của phương Tây.Trong trường hợp thứ hai, toàn cầu hóa như chúng ta đang biết sẽ kết thúc. Thiệt hại sẽ rất lớn. Đối với các cường quốc kinh tế lớn như Hoa Kỳ và EU thì sự thiệt hại phỏng đoán không nhiều .Trong khi các quốc gia nhỏ không có tiềm năng chống trả sẽ trở thành những quả banh của trò chơi quyền lực không phối hợp này.

Cuối cùng, một câu hỏi lớn được nêu ra : Phương Tây có còn không – và nếu có, nó có giá trị gì ?

Nếu ngườii không trả lời câu hỏi này được, thì coi như thất bại rồi..

Nguồn: Wie China die Globalisierung beenden könnte –26.07.2020Tuần báo Spiegel

Tác giả :Tiến sí kinh tế Henrik Müller là giáo sư nghành báo chí kinh tế tại Đại học Kỹ thuật Dortmund và đã từng làm phó chủ biên tạp chí mannager magazin.Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách về các chính sách kinh tế và tiền tệ. Cho tuần báo Spiegel, Müller viết bình luận mỗi tuần về các sự kiện kinh tế quan trọng nhất trong tuần.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 832 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 479 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 409 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 371 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 349 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 344 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 297 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 284 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 254 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 248 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.