Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24823107

 
Văn hóa - Giải trí » Nhạc 16.04.2024 00:16
Dòng Nhạc Trầm Tử Thiêng- Ca sĩ Quang Lê - Danh hài Hoài Linh -Audio Music
12.05.2007 20:26

HUY PHƯƠNG


-Trầm Tử Thiêng, người chép sử lưu vong bằng âm nhạc.

Một người đã sống một cuộc đời khắc khổ, đạm bạc pha đôi chút cô đơn, lúc ra đi bình thản, lặng lẽ nhưng đã để lại cho đời một kho tàng âm nhạc vĩ đại, vĩ đại không ở chỗ nhiều người nghe, nhiều người thuộc như các tác giả thời danh khác, mà ở ông tấm lòng của một người lưu lạc, luôn luôn tin tưởng vào đất nước một ngày mai. Nơi ông, suốt đời và nhất là những năm cuối cùng, hai chữ Việt Nam luôn luôn như một lời réo gọi chứa chan thương yêu ngọt ngào và đầy hy vọng.

VIỆT NAM TRONG TRÁI TIM TRẦM TỬ THIÊNG 

Nguyễn Văn Lợi (tên thật của ông) ra đời tại quận Đại Lộc, Quảng Nam năm 1937, đã lớn lên và trải qua thời thơ ấu trong Liên Khu Năm Nam Ngãi, những năm tháng chiến tranh và ông đã hiểu thế nào là một đời sống trong chế độ Cộng Sản nhất là với tuổi ấu thơ. Khi mảnh đất này được tự do, ông vào Saigon theo học trường Sư Phạm Nam Việt và trở thành một thầy giáo, chăm sóc đám trẻ thơ của đất nước. Bản chất của ông cũng như nghề nghiệp đã đào tạo Trầm Tử Thiêng thành một người nhân hậu nhưng thẳng thắn, cương quyết đi đến tận cùng, nếu cần để tranh đấu cho lẽ phải.

Những ca khúc đầu tay cũng như những sáng tác trong thời gian bị động viên: “Mưa Trên Poncho”.”Đêm Di Hành”, “Quân Trường Vang Tiếng Gọi” đã đưa ông từ quân trường về Phòng Văn nghệ, Cục Tâm Lý Chiến, nơi ông có thể đành tất cả thời gian cho việc sáng tác và sinh hoạt âm nhạc của ông. Tuy ở trong một môi trường mà những ca khúc của ông có thể phổ biến mạnh mẽ trên thị trường để đem lại no ấm cho ông như các nhạc sĩ thời thượng vào lúc bấy giờ, Trầm Tử Thiêng đã chọn con đường đi của mình. Đó là Trầm Tử Thiêng, nhạc sĩ của thời đại với những nỗi buồn vui chung, không phải của riêng ai. “Đưa Em Vào Hạ”, “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy”, “Hương Ca Vô Tận”, “Bài Vinh Thăng Cho Một Loài Chim”... là những ca khúc của một thời chinh chiến mà những người như Trầm Tử Thiêng đã sống và cảm nhận, trang trải với những âm thanh làm xúc động lòng người.

Nhạc của Trầm Tử Thiêng mang âm hưởng dân ca như những bài “Trộm Nhìn Nhau”, “Hương Ca Vô Tận”, “Đưa Em Vào Hạ”, “Cha Đàng Ngoài, Mẹ Đàng Trong”, và lời thì trau chuốt, ngọt ngào, trong nội dung, quê hương và tình yêu luôn luôn là những đề tài của nhạc ông. Vào thời bấy giờ, trong chiến tranh, nhạc ông đã có những ước mơ về hoà bình và những lời kêu gọi quên hận thù: “Ta gánh chung đau thương một trời, Nam Bắc ơi, yêu thương tình người”(Hoà Bình ơi! Việt Nam ơi!) hay:”Thù hằn anh em bỗng ngày mai, nhìn nhau gọi nhau thật đậm đà” (Kinh Khổ). Năm 1990, Trầm Tử Thiêng được biệt phái trở lại ngành giáo dục và làm việc tại Trung Tâm Học Liệu, tại đây ông đã có cơ hội làm việc với các nhạc sĩ đàn anh như Hùng Lân, Lê Thương...và cho ra đời tuyển tập nhạc dành cho thiếu nhi “Hãy hát Lên Tuổi Thơ”.

Sau tháng 4 năm 1975, bản thân của Trầm Tử Thiêng hoà vào niềm đau chung của cả dân tộc, ông là một trong những người vượt biển, tù đày, bị lao động cưỡng bức trên nông trường. Đây là giai đoạn ông viết “ Tâm Ca Của Người Tù Vượt Biển”, “Hành Ca Trên Nông Trường Oan Nghiệt”, “Du Ca Trên Thành Phố Đỏ”...Bối cảnh những cuộc vượt biển, chia ly, chết chóc thể hiện trong: “Gởi Em Hành Lý”, “Người Ở Lại Đưa Đò. “Mẹ Hậu Giang”, “Trại Tỵ Nạn Galang”.

Mừơi năm sau biến cố điêu linh của đất nước, Trầm Tử Thiêng đến được bến bờ của Tự Do, “Mười Năm Yêu Em” mang ẩn dụ mười năm khao khát được thấy ánh sáng ý nghĩa của cuộc đời nhưng đồng thời cũng cùng với những đắng cay của nó. Trầm Tử Thiêng đã sống qua thời thơ ấu trong chiến tranh, lớn lên cùng chiến tranh và người nhạc sĩ này đã đi theo nhịp bước của những con người Việt Nam bình thường, khoác áo trận, ngã nghiêng vì vận nước, tù đày, xót xa cùng thân phận chung của những người vượt biển, bỏ nước ra đi. Được đến bến bờ tự do dù là muộn màng, Trầm Tử Thiêng, người nghệ sĩ chân chính, không lo chuyện cơm áo mà thấy mình có bổn phận của con người nhớ đến con người. Trầm Tử Thiêng còn biết nhìn lại những trại cấm, đêm ngày đang vẳng tiếng kêu siết của những người đói tự do, đuổi người trở lại biển khơi hay trói người trả lại nơi khổ nhục mà nơi đó họ đã ra đi, trong chiến địch “cưỡng bức hồi hương” để viết nên “Nói Với Hồng Kông”, hay “Thà Chết Nơi Này”. Người nhạc sĩ đã thoát ra từ nỗi khổ đau của riêng mình, để hoà nhập trải lòng ra với những nỗi khổ đau của con người, đó là lúc ông nghĩ đến những đồng bào đang “mắc cạn” trên những hòn đảo trong Thái Bình Dương, mà giấc mơ nhìn thấy ánh sáng tự do tàn phai cùng năm tháng. Tấm lòng của Trầm Tử Thiêng lại giạt dào : “Ta Hát Tình Thương Về Biển Đông”!

Trong thời gian định cư tại quận Cam, Trần Tử Thiêng đã tham gia nhiều sinh hoạt cộng đồng như thành lập Thư Viện Việt Nam với du Miên, Trần Đức Lập..., làm cố vấn cho Tổng Hội Sinh Viên VN tại Nam Cali, cũng như góp một bàn tay vào phong trào vận động các gia đình Việt Nam khuyến khích con em học Việt Ngữ. “Vang Vang Tình Việt Nam” là một bài hát mà Trung Tâm Việt Ngữ nào ở Nam Cali cũng biết tới, với câu “tiếng quê người hoà chung tiếng mẹ ru.” Trầm Tử Thiêng đóng góp cho phong trào du ca không phải là ít, nhất là từ khi ra hải ngoại, tuy ông không muốn đứng trong phong trào du ca, nhưng ông vẫn sáng tác đều và tham gia hoạt động du ca nối dài là “hát cộng đồng”, rất được giới trẻ tham gia, phong trào rất được phổ biến vào cuối thập niên 90 tại Hoa kỳ, nhất là vùng California, với những nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu, Nhật Ngân, Nguyễn Đức Quang và Xuân Điềm về sau này.

Cho tới khi Trầm Tử Thiêng gặp được Trúc Hồ, con người sinh ra sau ông gần một thế hệ mà gần gũi như một người bạn tri kỷ. Cả hai cùng nhìn về những người bất hạnh hơn họ, nhìn về những đứa trẻ thơ thiếu may mắn hơn tuổi thơ của họ, sinh ra và lớn lên trong vòng rào kẽm gai của những trại tỵ nạn, không hề có tương lai. Xúc cảm, Trúc Hồ đã viết nên những dòng nhạc chan chứa yêu thương, và Trầm tử Thiêng đã diễn dạt bằng lời hát ngọt ngào, kêu gọi “Bên Em Đang Có Ta”. Đây không là một bản tình ca của một người, mà là bản tình ca nhân ái dành cho đồng loại. Cũng với tấm lòng đó, trước khi qua đời, Trầm Tử Thiêng muốn thành lập một “foundation” mang tên ca khúc “Bên Em Đang Có Ta” dành cho những em bé tỵ nạn đang còn bơ vơ trong các trại cấm. Ngày nay không còn những trẻ em sau hàng rào kẽm gai trong trại cấm tại các hòn đảo trên Thái Bình Dương, nhưng tại quê nhà vẫn còn nhiều trẻ em nghèo đói, thất học, lam lũ giữ chợ đời, trên đường phố để kiếm miếng cơm, thì quỹ “Bên Em Đang Có Ta” vẫn còn nghĩa vụ hướng về các em bé bất hạnh tại Việt Nam.

“Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng” nói lên giai đoạn “cưỡng bách hồi hương” đã chấm dứt, khi đồng bào đã tìm được đất dung thân trên đất Phi, và đó cũng là lời tiên tri cho những năm tháng sau cùng, nhờ sự vận động của Luật sư Trịnh Hội và các tổ chức thiện nguyện ở hải ngoại tiếp tay cứu vớt họ đến bến bờ tự do.

Đánh dấu 20 năm bỏ nước ra đi của người Việt tỵ nạn, trung tâm Asia đã thực hiện chương trình “1975-1995” như một tác phẩm đánh dấu nỗi gian nguy, ghi nhớ những người đã khuất cũng như ngỏ lời cám ơn những bàn tay rộng lượng khắp năm châu đã dang tay đón nhận những người tỵ nạn. Đó là “Bước Chân Việt Nam”, do Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ viết chung, như một bản quốc ca cho những người Việt Nam thống khổ, lưu vong. Trong niềm tin tất yếu vào tương lai, người nghệ sĩ khẳng định về một ngày mai của đất nước, một ngày mai có tự do, dân chủ và nhân quyền, “Một Ngày Việt Nam” hợp soạn giữa hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng & Trúc Hồ chính là nỗi mơ ước ấy. Chính chúng ta, những người Việt lưu vong sẽ bước trở về theo nhịp bước đồng hành reo vui của “Một Ngày Việt Nam”như nỗi ước mơ của bao người, thế hệ này không thành thì hy vọng đến đời sau.

Về phương diện chính trị, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng có thái độ đứt khoát, như lời thổ lộ với bạn bè: “Sẽ về Việt Nam nhưng về với tư cách nào?”. Nhìn lại toàn bộ nhạc phẩm của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, chúng ta thấy con người của ông hình như sinh ra để sống và viết cho người khác hơn là cho cõi riêng tư của ông, và nếu có thì cõi riêng tư đó cũng mang niềm vui hay đau xót chung của cả dân tộc. Từ một bài hát từ quân trường của ngày nhập ngũ đến ca khúc bát ngát tấm lòng nhân ái đối với con người và đất nước, Trầm Tử Thiêng đã đi hết con đường trong gai góc của chiến tranh, tù đày, vượt biển và lưu vong, cho nên có thể nói toàn bộ nhạc phẩm của người nhạc sĩ này phản ánh đời sống và tâm trạng của một con người Việt Nam lưu vong.

Trầm Tử Thiêng ra đi vào ngày 25 tháng 1 năm 2000 sau một thời gian chữa bệnh nan y theo cách riêng của ông và đã chết vì kiệt lực khi mỗi ngày chỉ nhấp vài giọt nước. Trước đó, năm 1972 Trầm Tử Thiêng đã viết bài “Tưởng Niệm” như một định mệnh. Ông viết bài “Hẹn Nhau Năm 2000”, nhưng đầu năm ấy, ông đã bỏ bạn bè ra đi quá sớm. Trầm Tử Thiêng chết không trẻ, giữa lúc ông đã đến tuổi 64, nhưng hình như nơi ông, chúng ta tìm thấy hình ảnh một ông thầy giáo khắc khổ, sống đạm bạc và cô đơn cho tới lúc cuối đời, hơn là một người nghệ sĩ nổi tiếng hiện diện giữa đám đông hay dưới ánh đèn sân khấu. Trầm Tử Thiêng ít bộc lộ cuộc đời riêng của ông, những mối tình ít người biết cũng như cả bệnh tật ông mang vào những ngày cận tử. Nhưng dưới mắt bạn bè, Trầm Tử Thiêng là một người đạo đức nhân hậu, rộng rãi và thẳng thắn, tuy đôi khi nóng nảy. Anh cũng được tiếng là người trọng nghĩa khinh tài.

Trầm Tử Thiêng ra đi là một niềm mất mát lớn, trong phạm vi nhỏ là với những trung tâm băng nhạc ông đã cộng tác, mà nhất là Asia, nơi mà Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ đã chung sức và tâm huyết viết nên những ca khúc để đời. Nếu mai sau, dất nước không còn Cộng Sản, không còn thù hận, đố kỵ giữa con người chung một quê hương, thì những bản nhạc của riêng ông hay viết chung với Trúc Hồ là những bản nhạc mang tính chất lịch sử, phải được đời sau nhắc nhở.

Có thể nói, Trầm Tử Thiêng chết đi cho đến giờ này, bảy tám năm sau, cho tới giờ này, hải ngoại vẫn chưa ai có thể thay thế ông. Bảy năm, người bạn vong niên của ông, Trúc Hồ như mất nguồn cảm hứng, nếu không nói như Bá Nha đập vỡ cây đàn khi Tử Kỳ không còn nữa, đó là điều mà người đời gọi là tri âm, tri kỷ.

Ông không còn sống để chờ những “tin vui giữa giờ tuyệt vọng”, nhưng ông đã trao lại cho thế hệ trẻ tuổi niềm tin vào một buổi sáng bình minh của đất nước, để chúng ta có thể trở về như lời tiên tri của ông:“người về một giờ một đông hơn!”trong bài “Kinh Khổ”. 30/4/2007

Xin mời bạn nhấn vào để nghe:

7000 Đêm Góp Lại - Hương Lan
Bài Hương Ca Vô Tận - Thái Thanh
Bài Hương Ca Vô Tận - Thanh Tuyền
Bài Hương Ca Vô Tận - Hoàng Oanh
Bài Hương Ca Vô Tận - Duy Khánh
Chợt Nghĩ Về Hai Nơi - Ý Lan (nghe: 0)
Chợt Nghĩ Về Hai Nơi - Trịnh Vĩnh Trinh
Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy - Hương Lan
Hát Nữa Đi Em - Trường Vũ
Hát Nữa Đi Em - Mạnh Quỳnh
Kinh Khổ - Khánh Ly
Lời Tạ Từ - Phi Nhung
Lời Tạ Từ - Mạnh Quỳnh
Mùa Xuân Trên Cao - Phương Dung
Những Con Đường Trắng - Thiên Trang)
Thầm Thì - Hương Lan
Trộm Nhìn Nhau - Tuấn Vũ
Trộm Nhìn Nhau - Phi Nhung (nghe: 0)
Trộm Nhìn Nhau - Mạnh Đình (nghe: 0)
Trộm Nhìn Nhau - Hoàng Oanh (nghe: 0)
Tưởng Niệm - Lệ Thu (nghe: 0)
Tưởng Niệm - Quang Dũng (nghe: 0)
Việt Nam Về Trong Nỗi Nhớ - Như Quỳnh (nghe: 0)
Đêm Nhớ Về Sài Gòn - Nguyên Khang (nghe: 0)
Đêm Nhớ Về Sài Gòn - Quang Dũng (nghe: 0)
Đò Dọc - Chung Tử Lưu (nghe: 0)
Đò Dọc - Hương Lan (nghe: 0)
Đời Không Như Là Mơ - Phi Nhung (nghe: 0)
Đời Không Như Là Mơ - Hương Lan (nghe: 0)
Đưa Em Vào Hạ - Chế Linh (nghe: 0)
Đưa Em Vào Hạ - Hương Lan (nghe: 0)
Đưa Em Vào Hạ - Duy Khánh (nghe: 0)

Quang Lê - Giữ chút gì rất Huế...

Khuôn mặt non trẻ, dáng dấp thư sinh thế nhưng Quang Lê lại chọn cho mình những ca khúc mà khi hát cần có một sự điềm tĩnh, đằm tính và phải tỏ được sức hút từ nội tâm. Anh gắn với những ca khúc mang đậm âm hưởng dân ca, ngọt ngào tình quê hương như "Chim sáo ngày xưa", "Ngẫu hứng lý qua cầu", "Thương về miền Trung", "Huế tình yêu của tôi", "Cô hàng xóm", "Ai ra xứ Huế", "Tình lúa duyên trăng",...


Không chỉ hợp giọng, chọn các ca khúc này còn là sở thích và kỷ niệm về quê hương của Quang Lê. Lâu lâu, để thay đổi không khí, Quang Lê cũng chọn trình diễn những ca khúc sôi động, có vũ đoàn múa phụ họa. Từng song ca với nhiều nữ ca sĩ xinh đẹp, nổi tiếng của hải ngoại nhưng chàng ca sĩ này cho biết nữ ca sĩ song ca "ăn ý" với anh nhất chính là Quỳnh Dung.
Quang Lê là người xứ Huế. Quang Lê có 7 anh chị em. Anh cùng gia đình định cư tại Mỹ năm 10 tuổi (1991). Sang Mỹ, Quang Lê đi hát góp vui trong các buổi sinh hoạt cộng đồng. "I'll be home for Christmas" là ca khúc bằng tiếng Anh đầu tiên Quang Lê hát trước cộng đồng. Vui, hồi hộp và phấn khích vì được khán giả hoan nghênh - những cảm giác ấy cho đến nay vẫn không phai trong ký ức của chàng ca sĩ trẻ này. Từ chỗ hát cho vui, những lần xuất hiện trước công chúng được cổ vũ rất nhiều nên Quang Lê "ngấm" dần cái khao khát được khẳng định mình trước giới âm nhạc chuyên nghiệp. Anh theo học nhạc từ năm lớp 9 đến năm 2 đại học. Anh từng đạt giải nhì cuộc thi hát ở Orange county năm 2000. Thành công ở cuộc thi này đã giúp Quang Lê dần được các trung tâm ca nhạc lớn của người Việt ở Mỹ ngắm nghía.
Thần tượng ca nhạc của Quang Lê chính là ca sĩ Ý Lan và Bảo Yến. Nhưng ảnh hưởng đến Quang Lê trong cách chọn dòng nhạc biểu diễn lại chính là cha mẹ anh từ những ngày thơ ấu được nghe cha mẹ đàn, hát... "Thương về miền Trung" là bản nhạc "ruột" của Quang Lê vì chính nhờ ca khúc này mà khán giả hải ngoại biết đến anh nhiều hơn

Nhiều người đã gọi anh là "ông vua mới của dòng nhạc sến" và chọn Quang Lê thay cho giọng ca Duy Khánh, như khán giả với nick-name QUANGLE_Mylife: "Có gì lạ đâu khi tôi mê tiếng hát Quang Lê bởi anh hát hay quá mà nếu không khen thì đúng là có lỗi với cuộc đời. Nếu ngày trước cha mẹ tôi mê Duy Khánh thì hôm nay đến thế hệ của tôi, Quang Lê trở thành một cơn lốc xoáy vào lòng tôi. Anh hát hay quá! Cuộc đời sinh ra anh và anh cho tôi niềm vui hạnh phúc của cuộc đời". Cách hát, chọn lựa ca khúc của Quang Lê dễ làm rung động những người xa xứ luôn nặng lòng với một miền quê xa. Một khán giả tên Karen đã nhắn nhủ: "Chị là người Huế nên thương xứ Huế lắm. Nghe em hát những bài hát Huế làm chị nhớ Huế tới chảy nước mắt. Em ráng đừng thay đổi cách hát như những ca sĩ khác nghe. Cung cách em hát, giọng ca và cách phát âm những bài hát Huế rất đúng và quá hay. Hy vọng em sẽ ra nhiều CD về Huế trong tương lai".
Tính đến nay, trên 20 album đã có giọng hát của anh. Album mới nhất của Quang Lê có tên: "Người ngoài phố" vừa phát hành tháng 05.2006. Từ một ước mơ thuở bé là "trở thành ca sĩ để đi hát", thì nay Quang Lê chỉ mong ước "đuợc sự thương yêu của khán giả gần xa". "Nếu dự định làm một việc gì thì hãy cố gắng hết mình để đạt được những điều mà mình mơ ước", đó là sự xác định của Quang Lê cho việc thực hiện những kế hoạch cuộc đời.
Trên 15 năm định cư tại Mỹ, nhưng Quang Lê vẫn nói tiếng Việt rất tự nhiên. Dù đi diễn xa ở đâu, thì về đến nhà với cha mẹ là Quang Lê lại trở thành đứa con của Huế với giọng nói Thành Nội như thuở nào.


7000 Đêm Góp Lại - Quang Lê (nghe: 5705)
Ai Nhớ Chăng Ai - Quang Lê (nghe: 94978)
Cô Hàng Xóm - Quang Lê (nghe: 97123)
Duyên Kiếp - Quang Lê (nghe: 34964)
Duyên Quê - Quang Bình - Sơn Ca (nghe: 10698)
Hương Xưa - Quang Lê (nghe: 31053)
Kẻ Ở Miền Xa - Quang Lê (nghe: 4174)
Mưa nửa đêm - Quang Linh - Quang Linh (nghe: 376)
Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ - Quang Lê (nghe: 4451)
Nắng Đẹp Miền Nam - Quang Lê (nghe: 18863)
Ngày Xuân Vui Cưới - Quốc Anh (nghe: 13055)
Người Mang Tâm Sự - Quang Lê (nghe: 48606)
Nhớ Về Em - Quang Lê (nghe: 27073)
Những Ngày Xưa Thân Ái - Quang Lê (nghe: 29986)
Sương Trắng Miền Quê Ngoại - Quang Lê (nghe: 319827)
Tình Em Biển Rộng Sông Dài - Quang Lê (nghe: 3356)
Thư Cho Vợ Hiền - Quang Lê (nghe: 92795)
Tiếng Hai Đêm - Quang Lê (nghe: 2450)
Về dưới mái nhà - Quốc Đại - Quốc Đại (nghe: 295)
Xin Em Đừng Khóc Vu Quy - Quang Lê (nghe: 7220)
Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân - Quang Lê (nghe: 32530)
Đa Tạ - Quang Lê (nghe: 35456)
Để Trả Lời Một Câu Hỏi - Quang Lê - Như Quỳnh (nghe: 30335
BÀI: THIÊN DI, ẢNH: QL

Hương Tóc Mạ Non
Sáng tác: Thanh Sơn
Trình bày: Quang Lê - Hà Phương

Nghe em hát câu dân ca sao mượt mà lòng anh thương quá
Tiếng ngọt ngào nào đong đưa nhớ xa xưa trời trưa bóng dừa
Hẹn hò nhau tình quê hai đứa, mùi mạ non hương tóc em
Biết bao kỷ niệm nhắc lại thấy thương nghe thật buồn

Lâu nay muốn qua thăm em nhưng ngại vì cầu tre lắc lẽo
Tháng ngày tuổi đời trôi theo níu chân nhau bạc thêm mái đầu
Còn tìm đâu ngày xưa yêu dấu, đường về hai thôn cách xa
Thoáng cơn gió chiều nhớ mùi tóc em hương đậm đà

Lòng chợt buồn mênh mông dáng xưa tan theo giấc mộng
Chắc người đã bước sang sông đang mùa lúa trổ đồng đồng
Làm sao em quên những ngày khi mới quen tên
Bên góc đa ven đường hai đứa ngồi tỏ tình yêu thương

Anh thương tóc em bay bay trong chiều chiều gợi bao nỗi nhớ
Nhớ từng nụ cười ngây thơ thắm duyên mơ chiều nghiêng nắng đổ
Về quê em phù sa bát ngát, tình mình dù ngăn cách sông
Chớ đâu cách lòng, mỗi lần nhớ em sao ngẹn ngào

 

Hoài Linh - Con đường nghệ thuật



Tuổi thơ Hoài Linh sớm chịu nhiều vất vả. Năm 10 tuổi, Linh đã ý thức được sự khổ cực của cha mẹ nên quyết chí đi buôn bán với đám con nít trong xóm. Ngã ba Dầu Giây - Đồng Nai là nơi “làm ăn” của cậu bé 10 tuổi với nghề bán mía ghim.

Hoài Linh sinh ra tại Cam Đức, Cam Ranh, Khánh Hòa, quê ngoại ở xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Khi gia đình vào Nam lập nghiệp năm 1975, tá túc gần nhà người bác ruột ở xã Bàu Hàm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, Linh đã nghĩ cách vừa đi học, vừa đi bán để có tiền phụ giúp cha mẹ. Hằng ngày, tờ mờ sáng cậu đã ra chợ mua những bó mía dài, kéo về nhà róc vỏ, chặt khúc, ghim vào những bó tre được vót thật khéo. Mỗi ngày tiền lãi bán mía đủ đi chợ và mua tập sách đến trường. Cả xóm có bao nhiêu con nít đều ra ngã ba Dầu Giây “làm ăn”.

Linh kể: “Có lần tôi suýt chết. Bán ở ngã ba Dầu Giây ế quá, bèn qua ga xe lửa tập nhảy tàu bán mía. Một hôm tôi nhảy xuống ga khi xe lửa vừa trườn qua một con dốc, cũng may bác bảo vệ kịp níu tôi lại lúc vừa lao mình xuống đất, nếu không tôi đã đâm đầu vào hàng rào chết rồi. Cái thẹo bên chân trái vì bị dây kẽm gai cào cho tới nay vẫn là dấu vết của những tháng ngày cơ cực”.

Có giọng hát và cá tính dí dỏm, tinh nghịch nên Hoài Linh rất mê xem văn nghệ. Bất cứ đoàn hát nào về Đồng Nai anh đều đến xem. Viết thư gửi thần tượng NSƯT Lệ Thủy, nhưng Linh cũng chỉ dám nhờ anh bảo vệ chuyển vào hậu trường với lời lẽ rất đơn giản: “Con yêu thích giọng ca của cô. Cả đời con ước sau này được đứng chung sân khấu với cô dẫu chỉ để... chụp hình lưu niệm”.

Năm 1989, gia đình Hoài Linh quay về cố hương. Thị xã Cam Ranh đón chào anh với nghề làm rẫy. Ban ngày anh phụ cha mẹ ra rẫy, chiều ra thị xã học Anh văn. Một lần thấy mấy anh sinh viên ở trọ nhà bà ngoại đi thi văn nghệ, anh đi theo và xin ứng thí với bài Trách thân (dân ca Phú Yên). Đó là năm Hoài Linh 20 tuổi. Với bài ca này, Hoài Linh đoạt giải nhì cuộc thi Tiếng hát hay thành phố Nha Trang.

Nghệ sĩ Thanh Lộc (Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng - Khánh Hòa) nhìn thấy triển vọng của Linh nên mạnh dạn đến mời anh về đoàn. Lên sân khấu với chân “ca sĩ hát dân ca”, ba năm sau, Hoài Linh xuất hiện trong vai trò diễn viên hài. Vai đầu tiên lên sân khấu của anh là vai chàng sứt môi trong tiểu phẩm Ngọc Hoàng xử án.

Vừa hát dân ca, Hoài Linh vừa làm biên đạo múa, rồi diễn viên hài, có lúc kiêm cả công việc dẫn chương trình.

Năm 1993, gia đình anh được người cậu ruột bảo lãnh sang Mỹ. Rời khỏi đời diễn viên, Linh làm thuê trong một chợ của người Việt ở Florida - Mỹ, công việc chính là chặt thịt lợn và phân từng kg để các siêu thị bày bán. Một năm sau, anh vào làm hãng thịt lợn của người Mỹ, hằng ngày phải giam mình trong phòng lạnh dưới 0 độ C. Một lần lái xe về nhà, anh bị cảm lạnh gây tai nạn giao thông. Cảnh sát lập biên bản, nhà bảo hiểm xe đã đứng ra đền bù thiệt hại cho anh và người bị đâm. Ba của Linh khóc ròng, sợ anh bị cảm lạnh sẽ dẫn đến tai nạn thảm khốc hơn nên yêu cầu anh nghỉ làm. Anh lâm vào cảnh thất nghiệp.

Cũng may, vì có nghề MC nên thỉnh thoảng Hoài Linh được mời làm MC đám cưới. Tiệc gì anh cũng làm, từ thôi nôi, đầy tháng cho tới đám cưới, sinh nhật. Có lần ca sĩ chưa tới kịp, anh nghĩ ra sáng kiến độc tấu hài và kể chuyện vui, không dè khách đi dự đám cưới tán thưởng, tiền boa tặng anh còn nhiều hơn cát-xê MC. Một lần ca sĩ Phương Trinh và Thanh Tuyền đi dự đám cưới, bắt gặp cái duyên hài tiềm ẩn trong anh, đã mời sang California tham gia các chương trình đại nhạc hội. Tiết mục Cười 3 miền với cách giả giọng ba miền là nấc thang đầu tiên để Hoài Linh thoát khỏi đời làm thuê trên xứ người.

Hoài Linh tâm sự: “Tôi có một tuổi thơ vất vả nên rất trân trọng những gì tổ nghiệp ban tặng và tình thương của khán giả dành cho tôi. Quê tôi ở miền Trung, mỗi mùa lụt năm xưa còn in dấu trong tâm trí cảnh nửa đêm bà nội, bà ngoại dựng đầu cả nhà dậy để tìm cách kê giường lên cao vì lũ kéo về đột ngột. Tôi bị lũ cuốn mất tập, sách, quần áo... sau mùa phải sắm lại tất cả. Ngày nay, thảm họa thiên tai vừa ập tới quê hương tôi, thôi thúc không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người đều hướng về miền Trung ruột thịt. Sau hai đêm diễn này, tôi và các nghệ sĩ sẽ ra miền Trung chia sẻ nỗi đau mất mát quá to lớn của bà con ngư dân sau cơn bão số 1”.
(Người Lao Động)

Chí sĩ Phan Châu Trinh người khởi xướng Nhân Quyền bắt đầu từ Đại Lộc

Lốc xoáy tàn phá Đại Lộc (Quảng Nam)
Cơn dông kèm theo lốc xoáy kinh hoàng cuối tuần trước đã tàn phá 500 ngôi nhà của xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc nghèo khó tỉnh Quảng Nam.  Dù không có ai bị thiệt mạng, nhưng hàng chục người bị thương cùng nhà cửa tan hoang, trường học sụp mái cũng để lại những di hại kéo dài cho hàng trăm dân nghèo nơi đây. Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động ngay lập tức đã hỗ trợ 230 triệu đồng dựng lại 23 ngôi nhà bị sập hoàn toàn và 500.000đ/người bị thương. Tuần này, phong trào "lá lành đùm lá rách" đã được phát động để bà con Đại Hồng nhanh chóng ổn định cuộc sống...
Quảng Nam:
Lốc xoáy, 21 người bị thương, 500 nhà sập và tốc mái
Lao Động Điện tử Cập nhật: 11:29 PM, 14/04/2007
Người dân Đại Lộc đã khó khăn sau bão số 6 lại chịu thêm lốc xoáy. TTXVN
(LĐĐT) - Lúc 16h chiều 14.4, lốc xoáy mạnh bất ngờ xảy ra tại các thôn Dục Tịnh, Đông Phước, Phước Lâm của xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, hoa màu của nhân dân.

Thống kê nhanh lúc 19h, đã có ít nhất 13 người bị thương cấp cứu tại Trạm y tế xã. Khoảng 7 nhà sập, 500 nhà bị tốc mái, nhiều diện tích hoa màu hư hại. Toàn xã bị mất điện, điện thoại hữu tuyến bị tê liệt, giao thông trong vùng ách tắc do quá nhiều cây cối ngã đổ.

Lực lượng dân quân của xã được huy động cấp tốc giúp dân khắc phục tạm thời các thiệt hại, vận động nhân dân giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng hàng trăm hộ dân bị nạn phải lâm cảnh màn trời chiếu đất.

Hôm nay, PV đã có mặt tại nơi xảy ra lốc xoáy. Đến nhà ông Nguyễn Điểu tại thôn Dục Tịnh năm nay ông 78 tuổi, nhà ông đã bị sập hoàn toàn. Ông Điểu đang lom khom dọn những đống đổ nát trước căn nhà gỗ 3 gian. Ông cho biết: Trong khi có lốc xoáy và mưa đá trong nhà chỉ có 2 ông cháu (cháu gái 14 tuổi) thấy gió mạnh phải chui xuống gầm bàn để tránh không thì chết mất rồi. Ông Điểu than thở, 78 năm nay ông chưa từng thấy có cơn gió nào mạnh như thế bao giờ chỉ trong vòng 30-40 phút đã làm cho toàn thôn, xã của ông tang hoang.

Cảnh thương tâm hơn là gia đình chị Bạch Thị Hồng năm nay mới 28 tuổi chồng chết cách đây 3 năm. Chị sống cùng với 1 con gái 6 tuổi; khi chúng tôi đến nhà chị thì đúng ngày giỗ đầu chồng chị. Nhưng tiếc thay cơn gió xoáy đã làm tốc hoàn toàn mai nhà của chị để trơ ra tấm ảnh thờ chồng giữa trời mưa nắng.

Gia đình anh Nguyễn Thịnh nhà cũng bị tốc mái hoàn toàn. Anh Thịnh bị cánh cửa bật ra đập vào đầu phải đi trạm xá khâu 9 mũi, vợ con sang nhà hàng xóm ở, toàn bộ đồ đạc trong nhà hư hỏng hết, hiện nay hoàn cảnh gia đình anh rất khó khăn không có điều kiện để dựng lại căn nhà…

Chị Võ Thị Trị, Hiệu trưởng trường mâm non Đại Hồng tâm sự: Trường chị bị thiệt hại nặng, trong khi mới vừa khắc phuc cơn bão số 6 song giờ lại bị lốc xoáy nưa, trường hiện không có kinh phí để sửa chữa, hiện nay nhà trường chỉ biết thu gom những cái còn sử dụng được để tận dụng sau này cho các cháu học. Chị Trị cho biết thêm: Trường mầm non Đại Hồng hiện có 250 cháu đang theo học, may cơn lốc xoáy đã xảy ra vào đúng ngày thứ bẩy nên không có cháu nào ở đó. Cơn lốc xoáy kèm theo mưa đá đã làm cho phần mái của trường mầm non xã bị tốc.

Tại trạm y tế xã Đại Hồng, cô Huỳnh Thị Ánh y sỹ vẫn chưa hết bàng hoàng về cơn gió xoáy này; hàng đoàn người đưa nhau đến trạm băng bó những vết thương, trong khi điều kiện và hoàn cảnh của trạm cũng đã bị gió xoáy làm tốc mái. Nhưng 8 người nhân viên trong trạm vẫn phải gồng mình chống chọi với thiên nhiên để sơ cứu khẩn cấp cho 17 nạn nhân; thức trắng đêm để theo dõi nếu có trường hợp cấp cứu nặng thì đưa lên tuyến trên.

Lốc xoáy và mưa đá làm 14 phòng học bị tốc mái, 21 người bị thương; trong đó, 3 người bị thương nặng đã được đưa đi bệnh viện cấp cứu, 13 nhà bị sập hoàn toàn, gần 400 ngôi nhà bị tốc mái. Do lốc xoáy có kèm theo mưa đá nên đã có 96 ha ngô, 35ha lúa, 15 ha lạc đã bị mưa đá làm hư hỏng hoàn toàn. Ngoài ra, còn hàng chục ha hoa mầu khác vẫn chưa xác định được thiệt hại. Ước tính, tổng thiệt hại ban đầu của đợt lốc xoáy này khoảng 6 tỷ đồng.

Sáng 15.4 lãnh đạo tỉnh và huyện Đại Lộc đã có cuộc họp khẩn cấp để bàn phương án cứu đói và hỗ trợ nhân dân. Trước mắt, tỉnh đã giải quyết cho mỗi nhà bị sập hoàn toàn 5 triệu đồng, tốc mái hoàn toàn 2 triệu đồng; hỗ trợ 10 tần gạo để cứu đói kịp thời cho nhân dân. Ngoài ra, huyện Đại Lộc cũng đang tổ chức những đợt cứu đói tại chỗ cho nhân dân và củng cố ổn định tình hình sau lốc cho trẻ em tiếp tục đến trường…

Đây là lần đầu tiên xảy ra lốc xoáy lớn gây thiệt hại nặng tại khu vực này. Ngoài ra, do địa phương vừa mới khắc phục phần nào hậu quả nặng nề từ cơn bão số 6 nên hiện rất khó khăn.

T.T.Thư - Trần Tĩnh (TTXVN
Cần lắm những tấm lòng nhân ái
Lao Động số 86 Ngày 16/04/2007 Cập nhật: 7:41 AM, 16/04/2007
Gần 500 ngôi nhà bị tan hoang sau lốc như thế này.
(LĐ) - • Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động hỗ trợ 230 triệu đồng dựng lại 23 ngôi nhà bị sập và 500.000đ/người bị thương nằm viện.
Cơn dông kèm mưa đá và lốc xoáy kinh hoàng, chỉ thoáng qua trong 15 phút chiều 14.4 đã khiến gần 500 ngôi nhà tại xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam bị tốc mái và sập hoàn toàn, 21 người bị thương. Thiệt hại nặng nề nhất so với các trận bão lũ lịch sử qua đây.

Cuồng phong qua làng

Chủ tịch UBND xã miền núi Đại Hồng, huyện Đại Lộc - ông Đặng Văn Kỳ - mới 30 tuổi, làm chủ tịch được thời gian ngắn cảm thấy chao đảo trước sự kiện quá lớn của địa phương nghèo này. Ông Kỳ nói: "Xã Đại Hồng giống như một thung lũng bao bọc là những dãy núi đá vôi cao ngất. Lốc xoáy xảy ra thường xuyên hằng năm, tuy nhiên thông thường thiệt hại chỉ tốc mái vài ba nhà, thậm chí vài chục nhà chứ cuốn sạch gần 500 nóc nhà như bây giờ thì chưa từng có".

Cơn lốc xảy ra lúc 16h15 đến 16h30 ngày 14.4, quét qua 2 thôn Dục Tịnh và Đông Phước gần như "bốc" không sót trong số hơn 300 mái nhà ở đây. Các thôn Phước Lâm, Hữu Hoà Đông, Lập Thuận cũng có hàng chục nhà sập và tốc mái. Toàn xã có 21 người bị thương, chủ yếu bị gãy tay, chân, chấn thương đầu, lưng... do nhà sập, gỗ đè. Hơn 146 hécta lúa và hoa màu bị hư hỏng nặng. Trong đó 96 hécta lúa đang chuẩn bị thu hoạch, giờ mất trắng. Ngoài ra còn có hàng chục phòng học các trường tiểu học, mầm non, trạm xá, HTX... bị tốc mái, sập.

Giữa những ngày đầu hè yên ả này, không ai ngờ thảm hoạ sập nhà, tái diễn và nặng nề hơn bão Xangsane, lại xảy ra ở xã miền núi này. Chui ra từ đống đổ nát của căn nhà, trên tay cháu Bùi Thị Phương - thôn Lập Thuận - là chồng sách vở rách ướt. "Nhà con có 5 anh chị em, ba mẹ đi làm đồng hết, mưa gió bất ngờ không kịp chạy tránh nên khi nhà sập, chị Loan (Bùi Thị Loan, lớp 9) đã bị cây xà gồ đè gãy cổ, phải đi cấp cứu ở BV Đà Nẵng" - Phương sụt sùi kể.

Cháu Bùi Thị Phương tìm trong đống đổ nát nồi cơm nguội từ chiều hôm trước, chia cho các em ăn sáng.
Sau cơn bấn loạn vì nhà sập, người bị thương, nồi cơm nấu cho buổi chiều hôm trước chưa kịp ăn, Phương bới tìm, chia cho mấy chị em ăn sáng để bắt đầu gom góp chút tài sản, tìm phơi sách vở. Gia đình ông Trần Quyên kế đó cũng không khá hơn. Mái nhà vừa mới lợp lại sau bão Xangsane, giờ lại đổ kềnh. Bà Anh - vợ ông - ngán ngẩm: "Nhà làm nông mà chân chồng tôi bị tổ đỉa không xuống đồng được. Ba đứa con dại có đứa bị động kinh, nay thêm cảnh mất nhà, đói kém liền ập đến".

Con đường bêtông ngoằn ngoèo qua 2 thôn Dục Tịnh, Đông Phước ngổn ngang cây ngã đổ. Các vườn chuối te tua, gãy gập ngang mình, người dân còn nguyên vẻ dáo dác. Riêng cô giáo Võ Thị Trị - Hiệu trưởng Trường Mầm non Đại Đồng - nhà không bị sập, nhưng vẫn thất thần. Cô nói: "7 phòng học của trường mầm non đã bị sập trong tình trạng tồi tệ, nhưng rất may là trúng ngày thứ 7, trường đóng cửa. Nếu ngày thường, thì số phận của hơn 200 cháu nhỏ và các cô sẽ khó lường. Với địa phương khó khăn như Đại Hồng, chắc lâu trường mới khắc phục được. Trước mắt đóng cửa trường, không đón các cháu trong nhiều ngày đến".

Sẽ có nhiều học sinh bỏ học

Ngay sáng 15.4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Đức Hải đã đến thăm, chỉ đạo khắc phục hậu quả. Ông Hải họp dân ngay trước cổng làng Dục Tịnh, động viên bà con tự gượng dậy, khắc phục và giúp nhau dựng lại nhà. Trước mắt, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ 5 triệu đồng cho mỗi nhà sập hoàn toàn, 2 triệu đồng cho nhà tốc mái. Cấp 10 tấn gạo cứu đói cho dân, ngành giáo dục phải hỗ trợ sách, vở cho học sinh...

Tuy vậy, những giúp đỡ kịp thời ấy chỉ là "muối bỏ bể" so với thực tế còn quá khó khăn của cư dân miền núi này. Liên tiếp bão Xangsane rồi lốc xoáy đánh sập nhà, nợ nần chồng chất, nhà nông khốn đốn, trẻ thất học là khó tránh khỏi. Ví như gia đình ông Nguyễn Thanh Minh, bà Đăng Thị Thái vừa bị sập nhà trong bão số 6, chết cả 2 vợ chồng. Bốn đứa con nheo nhóc ở với ông nội, giờ nhà tiếp tục tan tành, ông bị thương... với sự giúp đỡ của địa phương như vậy liệu các cháu có được đến trường.

.
Tại thôn Đông Phước, có đến 3 ngôi nhà của goá phụ bị sập hoàn toàn. Gia tài lộ ra có cái chõng tre cũng nát bét. Song cả 3 trong số họ đều có con là học sinh giỏi, khó khăn đang đe doạ bước đến trường của chúng. Bà giáo về hưu Huỳnh Thị Hà cho biết: "Tôi thương những đứa trẻ không cha, nhà nghèo lại học giỏi. Năm nay tôi viết đơn, xin miễn được học phí cho chúng (350.000 đồng/năm), tin chưa kịp vui thì nay gặp thảm nạn, không biết giúp kiểu gì đây".

Những hộ dân bị lốc cuốn sập nhà ở Đại Hồng đang cần lắm những tấm lòng nhân ái, giúp đỡ trẻ em được tiếp tục đến trường.

Thanh Hải (TN)


Lời tòa soạn Vietnamville.ca:
Tháng 10-06 vừa qua Đại Lộc năm trong tâm bão Xangsane đã chết 12 người, làm sụp và hư hại hàng ngàn căn nhà, chưa phục hồi kịp thì lại bị trận cuồng phong tháng 4-07.  Trong trận bão Chanchu tháng 05-06 có 3 ngư phủ Đại Lộc hy sinh mất xác trên biển. Đại Lộc là quê hương của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, quê nội của các nghệ sĩ Hoài Linh, Ngọc Ánh...Rất nghèo khó vì là miền trung du núi rừng trùng điệp, diện tích canh tác hạn hẹp.  Dân số khoảng 200 ngàn hiện nay chỉ có các trường trung học sau khi học xong học sinh không có tiền ra thành phố học tiếp nên đa số thất nghiệp vì không có nghề chuyên môn, tại đây không có trường chuyên nghiệp học nghề.  Chúng tôi đã gợi trợ giúp cho nông dân thiệt hại trong hai trận bão trên. Hiên nay đang có một nhóm Việt kiều đang hô hào xây một trường dạy nghề tại huyện Đại Lộcquê hương của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, góp gió thành bão quý vị có từ tâm đóng góp xin vui lòng liên hệ với tòa soạn Vietnamville hoặc ngovantan@yahoo.com

 


  


 





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Lấy hơi trong ca hát [13.08.2011 02:07]
Video phim đủ loại [21.02.2009 18:36]
Phim VN miễn phí [25.12.2008 20:05]
Nhạc hoà tấu [25.11.2007 13:51]
Nhạc hay yêu cầu [22.07.2007 21:54]
Tân Nhạc [19.11.2006 23:27]
Nhạc Dân Tộc, Linh Tinh [19.11.2006 22:51]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 790 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 422 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 359 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 327 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 291 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 282 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 246 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 239 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 207 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 207 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.