Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24839152

 
Bản sắc Việt » Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh 18.04.2024 22:17
Phong Trào Thịnh Vượng: Giàu Sang Hạnh Phúc- Bí Quyết Thành Triệu Phú Mỹ kim bắt đầu bằng 300$US
22.11.2006 09:34

nHÀ BÁC HỌC eINSTEIN ĐÃ TỪNG NÓI: lÃI KẾP LÀ khám phá toán học VĨ ĐẠI NHẤT tự cỗ chí kim, xin cống hiến cho bạn áp dụng để thành tirịệu phú mỹ kim

NẾU BẠN LÀM LỜI ĐƯỢC .7% mỗi tuần lễhoặc 3% mỗi tháng tức 40% MỖI NĂM CHỈ CẦN  BẮT ĐẦU 300$us SAU 24 NĂM BẠN sẽ TRỞ THÀNH TRIỆU PHÚ MỸ KIM 

Năm

Đầu Tư

Tiền lời

Tổng cộng vốn lời cuối năm
1$300$120$420
2$420$168$588
3$588$235$823
4$823$329$1,152
5$1,152$461$1,613
6$1,613$645$2,258
7$2,258$903$3,161
8$3,161$1264$4,425
9$4,425$1770$6,195
10$6,195$2478$8,673
11$8,673$3469$12,142
12$12,142$4857$16,999
13$16,999$6800$23,799
14$23,799$9520$33,319
15$33,319$13,328$46,647
16$46,647$18,659$65,306
17$65,306$26,122$91,428
18$91,428$36,571$127,999
19$127,999$51,200$236,399
20$236,399$94,560$330,959
21$330,959$132,384$463,343
22$463,343$185,337$648,680
23$648,680$259,472$908,152
24$908,152$363,261$1,271,413

thực tế: nếu đầu tư mỗi tháng 500$US, tức mỗi ngày 16$US với lãi suất 9% sau 30 năm bạn thành triệu phú mỹ kim, nêu mỗi tháng đầu tư 1000$US sau 23 năm bạn thành triệu phú mỹ kim

Các trở thành triệu phú mỹ kim - Bảy bước tiến đến thịnh vượng:

1.Liệt kê trên giấy các số tiền lợi tức và chi tiêu hang tháng hoặc năm.Sau đó tìm xem những khoản tiền chi tiêu không cần thiết để có thể cắt giảm.Lập môt bản ngân sách hàng tháng và áp dụng triệt đê.

2.Thoát khỏi nợ nần.Cũng giống như tiền lãi tích lũy tăng lên thì nợ củng làm suy giảm tài sản của bạn vì phải trả lờiChỉ khi nào bạn có sẵn tiền trong tay để trả ngay sau đó thì bạn mới mua chịu.Nếu bạn có thói quen xài hơn số tiền lương thì bạn nên cắt các thẻ tín dụng ngay.

3.Hãy trã cho chính bạn trước nhất.Tối thiểu tiết kiệm 10% lợi tức để dành cho tương lai.Càng trả nhiều cho chính bạn mục tiêu tài chánh càng đạt được nhanh chóng.

4.Cho một phần lợi tức của bạn để giúp nhừng người kém may mắn hơn.Cũng như luất bất di bất dịch về lãi kép, luất cho từ thiện cũng vậy.Những thương gia Do Thái đã khám phá ra điều đó nên mặc dầu họ rất hà tiện tiền bạc nhưng rất rộng lượng về cho từ thiện.Bạn phải cho trước khi bạn nhận thêm, giống như dòng nước có tiếp tục chảy thì mới trong, nệu không nó tù hãm hoặc khô cạn.

5.Tìm một loại đầu tư nào có lãi cao và có thành tích tin cậy.Chẳng hạn đầu tư vào nhà đất, mua nhà cũ sửa bán lại, cho thuê.Cách nhẹ nhàng nhất là mua qũy đầu tư cổ phần an toàn có lãi suất ít nhất là 15% trong 3 đến 5 năm vừa qua.Quỹ đã có lâu năm và xếp hạng AAAAA.

6.Đầu tư mỗi tháng đều đặn vào quỹ đầu tư không lấy lời ra.Hay nhất là yêu cầu công ty trừ tiền lương hàng tháng hoặc từ trương mục.

7.Đừng hốt hoãng khi thấy thị trường xuống.Chu kỳ thị trường chứng khoán đi xuống từ 9 tháng đến 2 năm, đó chinh là lúc bạn can đảm mua thêm càng nhiều càng tốt. Muốn giàu bạn phải kiên nhân và tin tưởng để mua thêm khi thị trường đi xuống, bạn sẽ giàu to sau nầy.Chỉ có vậy thôi, mời bạn bắt đầu ngay.

Tỉ phú Hoa kiều và triết lý kinh doanh

 

Được xem là những nhà tư bản năng động nhất, khoảng 55 triệu Hoa kiều đang sinh sống khắp nơi trên thế giới ngày càng chứng tỏ khả năng kinh doanh của mình. Bình tĩnh, quyết đoán, cần cù, thận trọng nhưng cũng rất liều lĩnh... là các yếu tố chính trong số rất nhiều yếu tố đem lại thành đạt cho họ. Xem kinh doanh như là nghệ thuật sống, các tỉ phú Hoa kiều có triết lý kinh doanh riêng của họ, dựa vào nền tảng triết học Nho giáo tồn tại từ bao thế kỷ qua...

Bí quyết gia truyền

Không như giới thương gia phương Tây, thường thích phô trương thanh thế qua việc công bố các con số liên quan đến doanh thu hay lợi nhuận, các cự phú Hoa kiều gần như luôn ém nhẹm tất cả thông tin dính dáng đến việc kinh doanh của họ. Lẩn tránh mọi tiếp xúc không cần thiết từ bên ngoài, họ cùng các thành viên gia đình hoạch định chiến lược và đối sách trên thương trường. Bí quyết cũng như kinh nghiệm chỉ được truyền thụ trong nội bộ gia tộc.

Patrick Wang, Giám đốc điều hành hãng Johnson Electric, đã tiếp thu những bài học kinh doanh đầu đời khi nghe bố mẹ bàn chuyện trong bữa ăn gia đình. Cũng cần nhắc lại rằng khi thiết lập doanh nghiệp Johnson Electric, Wang Seng Liang - cha của Patrick - chỉ giao chức phó chủ tịch cho chính vợ ông. Cơ nghiệp đồ sộ của vua bất động sản Li Ka Shing hiện nay cũng đang được chuyển giao cho người con út Richard Li. Còn “vương quốc” hàng nhựa của Y.C. Wang hiện được cai quản bởi 8 người con, chưa kể người em trai của Wang...

Thông thường, mọi quyết định cuối cùng do gia trưởng ban ra và được thực hiện cực nhanh, có khi chỉ trong vài giờ (so với hằng tháng trong các công ty phương Tây bởi các phiên họp hội đồng). Kinh doanh là niềm đam mê dữ dội và cũng là niềm vui đối với họ. Kao Chin-yen, 68 tuổi, Phó chủ tịch Công ty President Enterprises có doanh thu 905 triệu USD/năm, từng nói: “Nếu doanh nghiệp chúng tôi sụp đổ, tôi sẽ tự tử”!

Chẳng cần được đào tạo bài bản từ trường dạy kinh thương. Y.C. Wang, vua ngành nhựa người gốc Đài Loan, đã nghỉ học từ năm lớp 6 rồi sau đó lăn lộn ngoài trường đời để tự học phương pháp làm giàu. Bắt đầu làm ăn với khoản vay 670.000 USD vào năm 1957, Wang đã tạo dựng “đế quốc” hàng nhựa với doanh số bán 7 tỉ USD tỉ lệ lợi nhuận trung bình hiện nay là 12%/năm.

Tự học làm giàu

Triết lý cơ bản của Wang: “Làm việc siêng năng và đừng bao giờ lãng phí tiền”. Với quan niệm tương tự, vua bất động sản Hồng Kông - Li Ka Shing - hiện đang ngồi trên đống vàng nhưng vẫn đeo chiếc đồng hồ cũ kỹ giá chưa đến 100 USD. Sự làm việc cần cù, liên tục học hỏi và niềm tin không lay chuyển vào mối ràng buộc gia đình là những nguyên tắc luôn được tôn trọng.

Một điều rất khác biệt so với giới thương nhân phương Tây là các tỉ phú Hoa kiều rất tôn trọng lẫn nhau và luôn giang tay trợ giúp khi đồng nghiệp lâm vào cảnh khốn cùng. Họ tạo thành một cộng đồng chặt chẽ gồm những người chung ngôn ngữ, cùng nếp sống văn hóa và tinh thần say mê kinh doanh. Những buổi lễ hội truyền thống luôn được tổ chức đại quy mô. Đó cũng là dịp để cộng đồng Hoa kiều hâm nóng dòng máu dân tộc ở quê người.

Kết nối và thắt chặt quan hệ kinh doanh bằng mối ràng buộc thông gia cũng là một trong những tập tục nổi bật trong cộng đồng Hoa kiều. Ông trùm Peter Woo của tập đoàn Wheelock chỉ thật sự tạo dựng cơ đồ từ sau khi cưới con gái vua hàng hải Y.K. Pao - người có đội tàu cho thuê lớn nhất thế giới trong thập niên 70.

Quyền lực chỉ nằm trong tay kẻ có tiền hoặc có thế lực chính trị. Các tỉ phú Hoa kiều biết rõ điều này và luôn tìm mọi cách vận dụng. Peter Woo hiện đóng vai trò cố vấn kinh tế cho chính phủ Bắc Kinh lẫn chính quyền Hồng Kông. Woo còn quan hệ thân thiết với cựu Tổng thống Mỹ George Bush, hoàng tử xứ Wales của Vương quốc Anh và là ủy viên quản trị gốc Á đầu tiên của Đại học Columbia (Mỹ), nơi ông đã lấy bằng MBA.  

Như những ông vua thời xưa

Các tỉ phú Hoa kiều luôn nghĩ đến việc giao cơ nghiệp mà họ đã suốt đời tạo dựng lại cho con trưởng. Nhưng không chỉ tin vào lời đề nghị của đám cận thần (hội đồng quản trị), các ông vua không ngai thời nay thích thử thách khả năng kẻ nối ngôi bằng cách giao công việc cụ thể. “Đó là phương pháp kiểm nghiệm chính xác nhất” - ông trùm bất động sản của Công ty Henderson Land ở Hồng Kông - Lee Shau Kee - nói, khi chuẩn bị thử thách đứa con trưởng Peter K.K. Lee.

Sứ mạng đầu tiên mà Peter được giao là tìm bất động sản tại Texas (Mỹ). Thay vì tìm khu đất nào đó, Peter lại mua và nâng cấp vài ngàn căn hộ rải rác tại Houston, Dallas và San Antonio. Với số tiền đầu tư ban đầu 230 triệu USD, hiện nay Peter thu được 13% - 14% tiền lãi mỗi năm từ việc cho thuê. Khi thân chinh sang Mỹ kiểm nghiệm, ông vua Lee rất hài lòng với thành tích mà kẻ nối ngôi mình đạt được.

Phối hợp nhịp nhàng giữa các kỹ thuật kinh doanh phương Tây và sức mạnh truyền thống gia đình phương Đông cũng là một trong những triết lý mà giới cự phú Hoa kiều đang áp dụng.

Đại gia đình họ Fung là một ví dụ. Phát triển rộng lớn, có mặt tại châu Âu và Mỹ, với các ngành kinh doanh chủ yếu là đồ chơi, quần áo và hàng tiêu dùng, doanh nghiệp nhà họ Fung hoàn toàn nằm trong tay hàng chục thành viên gia tộc (được ông nội sáng lập năm 1905). Bất cứ ai trong gia tộc Fung muốn làm việc trong hệ thống doanh nghiệp đại gia này đều được chấp thuận, nhưng hoàn toàn không nhận được kế hoạch hỗ trợ tài chính cũng như không được chia bất cứ tiền lãi cổ phần nào. Tự thân mỗi người phải cố gắng!

Theo Tuổi Trẻ.



Để triệu phú nhanh chóng thành tỷ phú

 

 

Trong năm vừa qua, số triệu phú trên thế giới đã tăng 38%, cao nhất kể từ năm 1998 đến nay. Tuy nhiên, không nhiều triệu phú  có thể nhanh chóng trở thành tỷ phú trong tương lai. Và lời khuyên nào có thể giúp các triệu phú biến giấc mơ tỷ phú "giản dị" của mình thành hiện thực ?



Theo kết quả điều tra về các doanh nhân thế giới mới đây do công ty Spectrem Group thực hiện thì Mỹ là quốc gia có số lượng doanh nhân - triệu phú nhiều nhất trên thế giới với khoảng 9,8 triệu người. Trong khi vào năm 2001, con số này chỉ là 6 triệu người. Đặc biệt, những triệu phú có trong tay tài sản giá trị từ 5 triệu USD trở lên tăng rất nhanh. Còn tại châu Á và châu Âu, bất chấp tỷ lệ tăng lương trung bình chỉ từ 5-8% trong khu vực, một số giám đốc điều hành khu vực này đang bám đuổi các đồng nghiệp Mỹ với thu nhập trọn gói mỗi năm vượt quá 1 triệu USD sau khi trừ thuế. Trong số này có Larry Yung, chủ tịch công ty Citic (người có 25,7 triệu USD trị giá cổ phiếu trong công ty), Morris Chang, chủ tịch công ty Semiconductor Manufacturing (Đài Loan), Kim Kwang Ho, giám đốc Samsung và Patrick Ngiam, chủ công ty Ipe.

Để có tên trong Câu lạc bộ các triệu phú của Spectrem Group thì một doanh nhân phải có thu nhập từ 1 triệu USD/năm trở lên, số tiền này không bao gồm các giá trị các bất động sản mà họ sở hữu. Những triệu phú này đa phần sở hữu số tiền đủ để sẵn sàng tái đầu tư lên đến 5 triệu USD.

Từ lâu, các triệu phú thế giới giàu lên nhanh chóng là nhờ khả năng sinh lợi của cổ phiếu cũng như các vụ đầu tư có lãi khác trên thị trường chứng khoán. Theo ước tính có khoảng 37% tài sản của các triệu phú trên thế giới là bằng cổ phiếu, 14% là trái phiếu và chỉ có khoảng 9% là bằng tiền mặt. Cuộc điều tra của nhóm Spectrem còn cho thấy, hơn 35% các triệu phú đã về hưu và 36% triệu phú đang là giám đốc các công ty lớn nhỏ khác nhau. Có đến 86% các triệu phú đã lập gia đình và trung bình ñoâ tuoåi của họ là khoảng 56. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất trong bản báo cáo của Spectrem Group không phải là danh sách các triệu phú mà là 10 lời khuyên để những triệu phú này nhanh chóng trở thành tỷ phú.

Lời khuyên của Spectrem Group đưa ra dựa trên những điều tra và phân tích toàn bộ các yếu điểm, sai sót mà các triệu phú thường mắc phải hoặc bỏ qua trong hoạt động kinh doanh của mình. Đôi khi có những điều tưởng chừng cơ bản nhưng không phải triệu phú nào cũng có được.

1. Khách hàng là số một


Sẽ thật sai lầm trong kinh doanh nếu bạn chấp nhận đặt ra các thông báo đại loại như “Xin đừng chạm vào hàng hoá”, “Cẩn thận hàng dễ vỡ”. Lúc này, những ông chủ khôn ngoan thường xuyên khuyến khích khách hàng sử dụng thử sản phẩm trước khi mua. đới với họ, khách hàng là những “thượng đế” thực sự. James Jack, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành hãng Teach & Play Smart, một tập đoàn siêu thị phục vụ trong lĩnh vực giáo dục đã nói với mọi người: “Khách hàng thời nay muốn mắt thấy, tai nghe hay trực tiếp chạm vào sản phẩm họ định mua”. Vì vậy, tại tất cả các cửa hàng của Teach &Play Smart, Jack đã yêu cầu các nhân viên của mình khuyến khích khách hàng thử nghiệm sản phẩm (như máy vi tính, trò chơi điện tử,… và các sản phẩm có thể thử nghiệm trước). “Chiến thuật chào hàng này đã đem lại kết quả khá tốt. Doanh thu sẽ tăng mạnh trong khi công ty lại chiếm được cảm tình của khách hàng”, Jack nói một cách tự tin.

Ngay trong lần đầu tiên khi tiếp xúc với khách hàng, các doanh nhân phải cố gắng tạo được ấn tượng tốt nhờ sự chính xác và uy tín. Để tạo ấn tượng tốt, cần phải quan tâm đến những điều nhỏ nhặt nhất như cửa hàng bày biện đẹp mắt, nhân viên lịch sự nhã nhặn, giọng nói dễ nghe qua điện thoại ... Bất cứ người nào bạn tiếp xúc đều có thể là khách hàng hoặc người ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của người khác. Hãy gây ấn tượng tốt đối với họ bằng các hình thức kinh doanh của bạn.

Luôn lưu ý rằng, sự tồn tại của các hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào danh tiếng mà bạn gây dựng được. Điều tối quan trọng là bạn tạo dựng được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ kèm theo. Hãy lắng nghe và phản ứng lại các nhu cầu của khách hàng. Bạn phải làm cho khách hàng cảm thấy họ là người quan trọng. Đừng ngần ngại khi phải đối diện với các khách hàng khó tính vì chính họ là người giúp bạn chinh phục các khách hàng khác.

2. Duy trì một tố chất quản lý thực thụ


Bất kế bạn là ai, bạn ở vị trí nào thì trong con người của bạn cũng đã có sẵn tố chất nào đó của một nhà quản lý. Điểm sai sót mà nhiều nhà triệu phú hiện mắc phải khiến công ty chưa thực sự phát triển vững mạnh là họ sợ không đủ năng lực và phẩm chất để thực sự lãnh đạo mọi người. Có lẽ họ đã nhầm, trong một cuốn sách, doanh nhân nổi tiếng người Anh Donald Kesinger phát hiện ra rằng, ai trong chúng ta cũng có thể phát triển một tố chất lãnh đạo từng phút theo thời gian mà không cần có gene lãnh đạo bẩm sinh.

Theo một nghiên cứu thì thu nhập trung bình hàng năm của các giám đốc điều hành của các công ty lớn nhất thế giới đã cao gấp 250 lần so với công nhân, trong khi năm 1980 con số này chỉ là 80 lần. Điều này có nghĩa, trách nhiệm quản lý luôn rất quan trọng và sẽ được đền đáp xứng đáng với những gì mà các nhà quản lý phải bỏ ra. Điều quan trọng nhất là họ cần can đảm đứng ra quản lý mọi người. Muốn làm vậy, bạn cần phải loại bỏ các kẻ thù của tố chất lãnh đạo là tính tự ti, nóng nảy, hay cáu giận và nói năng bộp chộp.

Trong kinh doanh, tăng trưởng đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, quản lí điều hành với một quyết tâm cao, nhanh nhạy và quyết đoán trong xử lí công việc. Một kế hoạch tăng trưởng dù được chuẩn bị tốt đến mấy cũng chẳng giải quyết được gì nếu không được quản lý và điều hành có hiệu quả.

3. Biết dung hòa các quyết định của mình vào các chiến lược kinh doanh

Đây là vấn đề then chốt để bảo đảm nhanh chóng thành công khi mở rộng thị trường. Tại sao vậy? Thoạt nhìn, dường như doanh nhân nào cũng phải mất nhiều thời gian mới "hoà" được các quyết định với các chiến thuật. Tâm trạng lo ngại là một điều cản trở chủ yếu trong việc giải quyết nhanh nhạy. Khi thông tin nghèo nàn và sự được mất lại khá lớn thì nỗi lo âu làm tê liệt khả năng lựa chọn. Các nghiên cứu về tâm lý cho thấy, phương sách tốt nhất để có thể đạt hiệu quả trong khi đầu óc căng thẳng là lựa chọn cách ứng xử tích cực. Tức là đề ra các bước hành động cụ thể để cơ cấu lại tổ chức hoạt động của công ty. Thái độ tích cực làm tăng thêm ý thức về quản lý và quyền hành. Từ đó tạo thêm các quan hệ tin cậy cần thiết cho việc ra quyết định. Nếu bạn ra quyết định nhanh nhạy thì có thể lựa chọn kịp thời và dễ dàng vượt qua các tình thế khó khăn. Ngược lại, nếu chậm thì bạn xử lý mỗi quyết định như một sự kiện tách rời, không liên kết với các lựa chọn cũng như chiến thuật đã đưa vào vận hành.

Một chiến lược quá chậm chạp cũng đem lại hậu quả như một chiến lược tồi. Vì vậy, tính nhanh nhạy giữ một vị trí hàng đầu trong cuộc đua tranh. Nhiều doanh nhân thành công ý thức được rằng, cần phải rèn luyện phong cách hành động nhanh nhạy, không thụ động, nắm thời cơ tự thân là một lợi thế cạnh tranh thực sự.

4. Đừng quá chú trọng vào việc giới thiệu năng lực của mình với đối tác

Một thương vụ làm ăn thành công bao giờ cũng bắt đầu từ những cuộc đàm phán kinh doanh. Nhiều triệu phú thường quan niệm rằng, những bản giới thiệu năng lực công ty một cách “hoàn hảo” sẽ là chìa khoá để đàm phán thành công. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã đúng. “Khi đàm phán kinh doanh, bản tóm tắt năng lực công ty là thứ cuối cùng bạn cần đưa ra”, James Challanger, chủ tịch công ty Challenger, Gray & Chrismast Inc, người đã có rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn, cho biết.

Lời khuyên của James là bạn hãy cầm điện thoại, quay số đến công ty đối tác và đề nghị tổ chức một cuộc gặp mặt. Chắc chắn họ sẽ vui lòng khi nghe đích thân bạn nói và đồng ý một cuộc đàm phán. Nếu đối tác cần bản tóm tắt năng lực công ty thì bạn nên trực tiếp mang lại nhưng chỉ sau khi cuộc đàm phán kinh doanh kết thúc.


Nếu làm được điều này thì bạn sẽ tạo dựng một hình ảnh đáng tin cậy trong con mắt đối tác. Họ thấy bạn thực sự là một con người tâm huyết với công việc kinh doanh. Đương nhiên, không có lý do gì để từ chối hợp tác làm ăn với bạn cả. Thời cơ và tiền bạc sẽ đến với bạn ngày một nhiều.

5. Bảo mật hệ thống vi tính

Ngày nay, số lượng các hacker đang tăng lên từng ngày và do đó, nguy cơ bị đánh cắp thông tin, bí mật kinh doanh cũng ngày một lớn hơn. Chỉ một thông tin quan trọng bị đánh cắp cũng có thể lấy đi của bạn hàng triệu USD.

Những password hay firewall là cách tốt nhất để bảo đảm hệ thống máy vi tính của công ty không bị đột nhập khi truy cập Internet. Theo June langhoff, một chuyên gia tại Telecommter Advisor thì bạn nên thay đổi password thường xuyên và nên sử dụng những cụm từ vô lý như “Tôi yêu mưa”, “sẽ % chúng ta” chứ đừng dùng những con số điện thoại, ngày sinh và tên của người thân trong nhà. Lý do? Các hacker đột nhập vào hệ thống máy tính công ty thường lập trình hệ thống sao cho mỗi từ trong cuốn từ điển vi tính hoá đều được ghép để thử phát hiện ra mã khoá của người khác. Mã khoá càng vô lý thì chúng càng khó tìm.

6. Ứng xử khéo léo


Nhiều nhà triệu phú đã bỏ lỡ không ít cơ hội làm ăn do chính sự thiếu khéo léo trong giao tiếp của mình. Chẳng hạn, một điều tưởng chừng rất đơn giản nhưng các triệu phú vẫn thường mắc phải là khi giới thiệu các đối tác của mình với ai đó. Họ thường nói “Đây là đối tác của tôi Linda” thay vì phải nói “Đây là Linda, đối tác của tôi”. Điều này chính là một sai lầm, bởi nếu để chữ đối tác trước cái tên, đối tác sẽ phật ý vì cho rằng bạn muốn ám chỉ anh ta phụ thuộc vào bạn. Để tên trước chữ đối tác sẽ cho họ một tư thế độc lập, dễ đối thoại hơn với người được giới thiệu.

7. Sử dụng ngoại ngữ có hiệu quả


Trong quá trình toàn cầu hoá, nếu chỉ khư khư kinh doanh trong một thị trường nhất định thì không thể làm giàu được. Việc vươn ra những thị trường khác sẽ mở ra cơ hội thành công nhiều hơn cho các doanh nhân. Tuy nhiên, nhiều khi sự bất đồng ngôn ngữ đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh tại nước ngoài. Lúc này, yếu tố ngoại ngữ đóng vai trò rất quan trọng.

Nếu cần một thông dịch viên với trình độ ngoại ngữ tối thiểu để hỗ trợ kinh doanh, bạn hãy thử làm theo những lời mách bảo trong cuốn sách nổi tiếng: “Do’s & Taboos of Using English around the world”. Thử tập dượt trước với người thông dịch viên để anh ta có điều kiện lắng nghe cách phát âm dấu nhấn và độ nhanh chậm của câu nói; cần nói rõ, chậm, ngắn gọn, sử dụng các trợ giúp thị giác khi có thể, vì theo các chuyên gia thì nhiều trường hợp “nghe không bằng thấy”; đừng chen ngang vào câu nói của thông dịch viên vì có thể bạn sẽ làm hỏng các cuộc nói chuyện.

8. Tận dụng lợi thế của Internet


Ngày nay, mạng Internet đang trở thành một trong những công cụ hỗ trợ kinh doanh hiệu quả nhất. Thông qua mạng Internet, các doanh nhân có thể tìm kiếm thông tin, các đối tác kinh doanh hay quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều triệu phú không mặn mà lắm với việc ứng dụng Internet vào các hoạt động kinh doanh thường nhật. Một số cuộc điều tra cho thấy, nguyên nhân không phải là các ông chủ không hiểu được lợi thế của Internet mà do e ngại rằng, các nhân viên sẽ lợi dụng phương tiện này để xem phim, xem thể thao trên máy vi tính khiến năng suất công việc bị ảnh hưởng.

Barry Weiss, một chuyên viên công nghệ của Gordon & Gibson bật mí: Hãy cập nhập các quy định về sử dụng Internet vào sổ tay của các nhân viên và bảo đảm rằng họ đã nắm vững tuyệt đối các quy định trên qua một khoá huấn luyện. Một biện pháp “rắn” khác đối với những kẻ ngoan cố là dùng phần mềm tuần tra Web Track của công ty Webster Network Strategies để phát hiện và phong toả những máy vi tính nào vi phạm. Phần mềm này có thể giữ vai trò “cảnh sát” cho một mạng lưới gồm 26.000 máy tính.

9. Thanh kiểm tra các hoạt động tài chính


Nhiều vụ scandal tài chính trong thời gian qua đã cho thấy sự cần thiết phải thường xuyên thanh kiểm tra các hoạt động tại chính. “Việc thanh kiểm tra nên được tiến hành định kỳ với một công ty có vốn từ 5 triệu USD trở lên, còn đối với các công ty có vốn dưới mức 5 triệu USD thì hoạt động này có thể được thực hiện khi có một số biểu hiện không tốt”. Đó là lời khuyên của chuyên gia kinh tế nổi tiếng người Anh, Sam Deep trong cuốn sách “Smart Movers for businessmen in charge”. Theo Sam Deep thì ví dụ khi đến đánh giá xem một phòng ban có tuân thủ từng nguyên tắc quản lý tài chính không, bạn cần tổ chức thanh kiểm tra đáp ứng các điều kiện sau:

- Không khí làm việc thoải mái trong công ty;
- Kiểm tra cần tập trung vào các vấn đề đặc biệt, cụ thể;
- Các mục tiêu phải rõ ràng và những người liên quan phải hiểu rõ sự cần thiết của việc thanh, kiểm tra;
- Thành lập ra nhóm các chuyên gia kiểm tra riêng biệt cho từng vấn đề;
- Xác định thời hạn rõ ràng cho công việc thanh kiểm tra để tránh kéo dài gây hoang mang không tốt trong công ty;
- Các kết quả thanh, kiểm tra cần phải được báo cáo nhanh chóng để có những biện pháp xử lý kịp thời nếu cần.

“Một doanh nhân thông minh là một doanh nhân luôn nắm rõ các số liệu tài chính của công ty mình. Có thế bạn mới biết được liệu một ngày nào đó mình có rơi vào tình thế như của Worldcom và Eron hay không”, Sam nói .

10. Vượt qua hội chứng sợ công nghệ


Một điểm yếu tưởng chừng như khá “trẻ con” nhưng vẫn hay xuất hiện ở nhiều triệu phú giàu có hiện nay là hội chứng sợ công nghệ. Họ cảm thấy choáng ngợp trước “trận tập kích” của các công nghệ mới và thiết bị đa năng tại văn phòng làm việc. Để giúp các nhà triệu phú thoát khỏi nỗi ám ảnh này, tiến sỹ kinh tế Eliot Masie, chủ tịch The Business Marie Center đã đưa ra một số lời khuyên sau đây:

Thứ nhất, bạn cần tự tin hơn, đừng ngơ ngác như đứa trẻ con khi đối diện một công nghệ mới. Nếu không có gì nguy hiểm thì bạn hãy tự mày mò. Lúc tự giải quyết được vấn đề, bạn sẽ thấy yêu thích hơn những gì bạn có.

Thứ hai, bạn phải biết hỏi đúng nơi đúng chỗ. Bạn có thể được thực hiện qua các sách chỉ dẫn kèm theo máy hoặc qua một dịch vụ điện thoại trợ giúp. Thứ ba là chọn cách tiếp cận với công nghệ mới phù hợp với điều kiện của bạn. Và cuối cùng là hãy tìm kiếm một người chỉ dẫn hiểu rõ về công nghệ mà bạn đang sử dụng.

Khi đã trở thành triệu phú thì bất cứ ai cũng đều mong muốn mình sẽ kiếm ngày một nhiều tiền hơn để nhanh chóng trở thành tỷ phú. Tuy nhiên, để có được sự tăng trưởng vững chắc cũng như bằng cách nào để gia nhập câu lạc các tỷ phú thế giới thì không phải bất cứ triệu phú cũng biết. Có nhiều giải thích khác nhau cũng như nhiều phân tích đa dạng về “Bí quyết đưa bạn thành tỷ phú”, nhưng duy nhất một lời khuyên được mọi người thừa nhận đó là “Ý chí + Phương pháp + Khoa học công nghệ”.

( Theo Bwportal )

Trở thành tỷ phú từ ý tưởng lạ đời

Nói đến ông, Mark Cuban, là ai cũng biết một trường hợp kiếm tiền điển hình kiểu Mỹ. Chỉ cần một ý tưởng lạ đời và chỉ một vụ mua bán may mắn vào một ngày “đẹp trời”, Mark Cuban đã trở thành tỷ phú.

Với việc bán Broadcast.com, một công ty kinh doanh đài truyền thanh qua mạng Internet cho tập đoàn Yahoo, Mark Cuban đã có ngay hàng đống tiền mặt.

Soạn: AM 615985 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Lớn lên từ đường phố của khu dân nghèo, Mark Cuban vẫn có trong mình cái máu phiêu lưu bạt tử với những ý tưởng kỳ quặc.

Và với nhiều tiền như thế, Mark Cuban còn gây ra một sự kiện chấn động nữa trong giới người hâm mộ bóng rổ, môn thể thao được ưa chuộng số 1 ở Mỹ. Không thể tin được nhưng là sự thật khi Mark Cuban đã bỏ ra tới 280 triệu USD để mua đứt cả đội bóng rổ Dallas Maverricks.

Vào đúng thời điểm mà nền kinh tế Internet bùng nổ lên tới đỉnh cao nhất trước khi tụt dốc, Mark Cuban đã bán công ty Broadcast.com mà ông thành lập và chi phối cho tập đoàn Yahoo. Với 10 triệu cổ phiếu của Broadcast.com, Mark Cuban có được gần 2 tỷ USD và lọt vào danh sách những tỉ phú giàu nhất thế giới.

Kể từ thời điểm đó, bang Texas không chỉ thêm Mark Cuban là tỷ phú mà còn có 299 công dân là triệu phú Đôla. Tất cả đều là nhân viên đang làm việc cho Mark Cuban tại Broadcast.com.

Hiện nay Mark Cuban đang là ông chủ của một tập đoàn chuyên kinh doanh trong lĩnh vực giải trí và truyền thông. Hệ thống 58 rạp chiếu bóng mang tên Landmark Theather của Mark Cuban thuộc loại lớn nhất ở Mỹ. Tất cả các rạp chiếu bóng đang được Mark Cuban hiện đại hoá với việc đầu tư các máy chiếu kỹ thuật số.

Các rạp chiếu bóng ở Mỹ đang rất khó khăn vì việc độc quyền chiếu trước các phim mới không còn được bảo đảm. Nạn in đĩa phim DVD lậu đang hoành hành. Và Mark Cuban hiện được coi là một trong những người tiên phong trong việc bảo vệ vị thế kinh doanh của các rạp chiếu bóng. Một mặt với tư cách là nhà kinh doanh phim, khi có bản quyền Mark Cuban đưa công nghệ mã khoá hiện đại nhất vào các đĩa phim để chống lại việc sao chép.

Mặt khác, với tư cách là chủ của cả hệ thống rạp, ông đã xây dựng cả một kế hoạch tiêu thụ hoàn toàn khác. Khách đến rạp không chỉ có một mục đích duy nhất là xem phim mà còn là một thú thưởng ngoạn, là những lúc thư giãn.

Ngoài ra, hiện Mark Cuban còn sở hữu riêng hai kênh truyền hình tư nhân, một công ty sản xuất phim tư nhân, một hệ thống kinh doanh phim ảnh cùng hai tạp chí điện ảnh và truyền hình.

Giỏi kiếm tiền từ bé

Mark Cuban sinh năm 1960 tại một thị trấn nhỏ gần Pittburgh, trong một gia đình công nhân rất nghèo khó. Bố của ông làm thuê cho một xưởng bọc da, đệm cho ghế ôtô. Từ bé ông rất mê thể thao, đặc biệt là môn bóng Rugby và bóng rổ. Mark Cuban đã từng say sưa đi theo các cầu thủ bóng rổ từ khắp sân tập này đến sân tập khác.

Khi nhỏ Mark chỉ mong muốn lớn nhất là có được một đôi giầy thể thao Puma “xịn” như các thần tượng thể thao của mình. Chỉ có thế nhưng nhà nghèo, bố mẹ Mark cũng không đáp ứng được cho cậu con trai. Mark Cuban đã phải lăn lộn rất sớm để giúp gia đình và sớm tỏ ra có khiếu kiếm tiền.

Hàng ngày, sau giờ học người ta vẫn thấy cậu bé Mark Cuban mới hơn 10 tuổi đã thoăn thoắt đi gõ cửa từng nhà để bán từng thứ lặt vặt. Cuộc sống nghèo của gia đình cùng những mong muốn bằng bạn bè đã tạo nên động lực kiếm tiền rất lớn cho Mark Cuban.

Mark Cuban rất chăm chỉ. Vào những kỳ nghỉ học đông, nghỉ học mùa hè, khi những đứa trẻ cùng lứa được đi chơi, đi du lịch thì Mark Cuban lại cần cù nhẫn nại kiếm từng đồng trong các nhà máy hay nhà hàng. Niềm vui kiếm tiền của cậu bé nhà nghèo càng nhân lên gấp bội khi Mark Cuban đã tự bỏ tiền mua cho mình đôi giày thể thao Puma vẫn hằng ao ước bấy lâu.

Mark Cuban học Đại học Tổng hợp Indiana, chuyên ngành kinh tế. Để có tiền ăn học, Mark Cuban làm đủ mọi thứ. Mark khi này là một thanh niên khá điển trai, cao 1m90 và rất thích nhảy. Anh đi nhảy ở các vũ trường rồi dạy nhảy thuê cho thanh niên, sinh viên khác để có tiền.

Có lần không còn tiền đóng học phí, Mark Cuban đã liều mạng bắt đầu một trò chơi bằng kiểu phát tán thư quảng cáo theo cấp số nhân giống như nguyên tắc của kiểu tiếp thị bán hàng đa cấp. Mỗi người một xíu, chỉ thử chơi nhưng Mark đã thu về một số tiền không nhỏ, không những đủ đóng học phí mà còn đủ tiền sinh hoạt cho cả một học kỳ. Mark Cuban đã làm quen với thực tế kinh doanh từ trên ghế giảng đường đại học khi ông còn vừa học vừa mở một quán bar nhỏ.

Tay không làm nên nghiệp lớn

Những gì kiếm được khi đi học chỉ đủ trang trải cho học phí và sinh hoạt. Ra trường Mark Cuban vẫn trắng tay. Lớn lên từ đường phố của khu dân nghèo, Mark Cuban vẫn có trong mình cái máu phiêu lưu bạt tử với những ý tưởng kỳ quặc.

Với kiểu nghĩ chỉ thích làm cái gì lạ đời, Mark Cuban tìm cách trở thành diễn viên nhưng không ai nhận cả. Mark Cuban đột nhiên nghĩ rằng mình thử làm dịch vụ tin học cho dù ông chẳng biết gì về máy tính cả. Khi đó là đầu những năm 1980, nhu cầu tin học, máy tính bùng nổ và Mark Cuban đã có cảm nhận mình không thể bỏ qua cơ hội này.

Thế là Mark Cuban thành lập công ty tư nhân Microsolution. Ông nhận làm dịch vụ tất cả mọi thứ về tin học gia đình và máy tính. Chiêu dụ khách đầu tiên của Mark Cuban là làm dịch vụ 24/24. Bí quyết thành công của Mark Cuban là “phải luôn nói có với khách hàng”. Khách hàng hỏi gì, cần gì ông cũng nói có, làm được, đang làm và sắp làm xong, mặc dù như ông tự nhận là không hiểu chút gì về máy tính, từ kiến thức sơ đẳng nhất. Mặt khác, sau khi khách về thì Mark Cuban lại tất bật đi thuê công ty khác làm.

Mark Cuban quả là người liều mạng, khi thực chất chỉ làm môi giới chứ không hề làm dịch vụ trực tiếp cho khách hàng. Thế nhưng Mark Cuban lại may mắn thành công, khách hàng đến rất nhiều bởi dịch vụ 24/24 cho mọi yêu cầu của khách hàng.

Năm 1991, ở tuổi 31, Mark Cuban chính thức trở thành triệu phú khi công ty CompuServe hỏi mua lại MicroSolution với cái giá 30 triệu USD. Không cần suy nghĩ gì, Mark Cuban gật đầu luôn.

Về sau nhìn lại, không chỉ người ngoài mà ngay chính bản thân Mark Cuban cũng thừa nhận và tự hỏi tại sao ông có thể quyết đoán nhanh và đúng như vậy. Đấy không chỉ là lần duy nhất mà ông còn có những lần khác thể hiện tài gật đầu ra quyết định đúng thời điểm tốt nhất như thế.

Đam mê bóng rổ và ý tưởng lạ đời

Mark Cuban có thú say mê bóng rổ đến điên cuồng. Ông chính là một cổ động viên cuồng nhiệt nhất của đội bóng rổ quê nhà Hoosiers của bang Indiana.

Trong đầu Mark Cuban đã xuất hiện một ý tưởng được coi là rất lạ đời lúc đó. Những trận đấu của các đội bóng rổ nhỏ chỉ được các đài phát thanh địa phương tường thuật. Không phải ở đâu cũng có thể bắt sóng các đài này. Và đây chính là mong mỏi của các fans bóng rổ trong đó có Mark Cuban. Ông có ý nghĩ thông qua Internet để có thể nghe được các đài địa phương tường thuật trực tiếp những trận đấu hâm mộ.

Còn bao nhiêu tiền, năm 1995, Mark Cuban dốc cả vào dự án thành lập công ty Broadcast.com. Mark Cuban đã thuyết phục được vài trăm người làm cho ông, chủ yếu là họ hàng và bạn bè là những người hâm mộ bóng rổ. Mark Cuban đã biến hàng trăm máy tính 3.000 USD chỉ có giá trị như những chiếc đài phát thanh giá 5 USD.

Bản thân Mark Cuban cũng đã có lúc hoang mang với ý tưởng của mình. Không đủ trả tiền cho 300 người làm với mức lương 10 USD một giờ, Mark Cuban cam kết sẽ trả bằng cổ phiếu công ty, cho dù lúc đó công ty Broadcast.com chưa hề có phát hành cổ phiếu. Mark Cuban cũng tự biết rằng đây là một canh bạc lớn nên đã tìm cách động viên bạn bè, người làm và cả chính mình.

Nhưng mọi sự đã xảy ra ngoài sự tưởng tượng của ngay chính Mark Cuban. Năm 1999, chỉ vài tháng sau khi niêm yết trên thị trường chứng khoán, Mark Cuban đã bán lại Broadcast.com cho Yahoo với cái giá 5,7 tỷ USD cao ngất trời. Mark Cuban đã thành tỉ phú.

Và điều kỳ diệu ở đây là khả năng thương lượng và lựa chọn thời điểm bán của Mark Cuban quá ư là hoàn hảo. Chỉ ít lâu sau phi vụ này là sự sụp đổ của lĩnh vực kinh tế Internet sau giai đoạn bùng nổ bất thường. Nếu Mark Cuban có bán Broadcast.com vào lúc này thì chẳng thể được vài trăm triệu chứ đừng nói đến bạc tỷ.

Có tiền, trở thành tỷ phú, ngay lập tức Mark Cuban đã trổ tài mua sắm như đúng bản chất của con người ông. Mark Cuban đã có một danh sách dài các tài sản nhiều tiền. Ngoài một biệt thự để ở giá 15 triệu USD, một nhà nghỉ tuyệt đẹp trên 2.000 m2 tại Dallas, Mark Cuban còn nhiều khoản chi khổng lồ.

Ông đã tỏ ra là một tay chơi sành điệu khi mua một con tàu biển, một lâu đài di động với mọi tiện nghi sinh hoạt, giải trí trị giá 41 triệu USD. Chỉ để đi lại xem các trận bóng rổ hàng tuần, Mark Cuban đã bỏ ra trên 40 triệu USD sắm cả một chiếc máy bay chuyên cơ mới tinh cùng phi công riêng.

Niềm đam mê bóng rổ của Mark Cuban lại một lần nữa thể hiện với phi vụ động trời trong làng thể thao nước Mỹ. Ông bỏ hẳn ra 280 triệu USD để một mình sở hữu riêng đội bóng rổ Dallas Maverricks. Một loạt danh thủ được ông chủ cuồng nhiệt với bóng rổ mua về. Chỉ chơi có 12 trận nhưng cầu thủ Dennis Rodman được trả tới 500.000 USD.

Mark Cuban chiều chuộng các cầu thủ của mình hết mức để mong chiến thắng trong các trận đấu. 9 trợ lí huấn luyện viên và cả một đội bác sĩ riêng được Mark Cuban trả lương để phục vụ đội bóng. Mark Cuban như sống cùng với đội bóng rổ của mình. Ông còn không tiếc tiền mua hẳn một chuyên cơ trị giá 48 triệu USD cho đội bóng. Các hàng ghế được tháo hết, đóng lại để cho dàn cầu thủ bóng rổ toàn cao trên 2 mét được ngồi thoải mái.

(Theo Thời báo Kinh tế VN)


Tìm gái đẹp cho triệu phú

Những quý ông sở hữu hơn 2 triệu nhân dân tệ có cơ tìm cho mình một cô dâu xinh đẹp trong chuyến du hành trên sông Hoàng Phố, Thượng Hải, do công ty mai mối tổ chức cuối tháng 11.
> Tỷ phú tuyển vợ còn trinh

Ảnh minh họa của Flickr.com.
Ảnh minh họa của Wilkinson-swords.co.uk.

"Thực ra, một nửa những quý ông đăng ký tham gia đều có ít nhất 200 triệu nhân dân tệ (25 triệu USD)", Xu Tianli - nhà tổ chức, chủ trang web mai mối - cho hay và thêm rằng có khoảng 20 triệu phú Trung Quốc dự định sẽ tới.

Xu tiết lộ trang web của anh chỉ chuyên làm mai cho những người thuộc tầng lớp trên trong xã hội. Theo anh, ít nhất 3.000 triệu phú khắp Trung Quốc đã đăng ký làm thành viên.

"Những anh chàng giàu có rất bận rộn. Phụ nữ họ gặp thường là nhân viên hoặc đối tác, đây không phải là đối tượng thích hợp để họ lấy làm vợ", Xu nói. "Anh nào cũng có một số tiêu chuẩn cho người vợ tương lai. Cô ấy phải xuất sắc hơn người bình thường".

Một triệu phú - tự xưng là Sun - tham gia chuyến du hành trên sông Hoàng Phố cho biết anh muốn lấy một phụ nữ xinh đẹp và có nhân cách tốt. Sun năm nay 34 tuổi, tài sản của anh là 4 triệu tệ (500.000 USD). "Tôi thấy trên đường có khá nhiều cô gái xinh đẹp song phần lớn những người tôi gặp lại không thể lấy làm vợ", anh nói. "Tôi rất coi trọng vẻ ngoài của một cô gái".

Sun đã trả 20.000 tệ (2.500 USD) cho trang web của Xu để đăng ký làm thành viên và sẽ mất thêm 20.000 tệ nữa nếu anh cưới được vợ nhờ dịch vụ của họ. "Tất nhiên, nhiều cô tìm tới trang này là vì tiền song tôi nghĩ mình dễ dàng phát hiện điều đó", anh nói. "Tôi không muốn rước về một cô chỉ chăm chăm vào túi tiền của chồng".

Trang web của Xu chọn ra 30 cô trong số hơn 1.000 ứng viên để tham d

Tỷ phú cao bồi (chăn bò) miền Tây VN

Phóng khoáng, hồn nhiên và rất “chịu chơi”, ngày ngày lang thang rong ruổi sống đời du mục khắp những đồng cỏ như những chàng cao bồi miền Tây trong phim Mỹ. Người ta gọi họ là những tỷ phú “cao bồi” mới nổi lên ở vùng biên giới Tân Biên, Tân Châu... tỉnh Tây Ninh.

Họ đều có cơ ngơi bạc tỷ trong tay, có người được phong là “triệu phú đôla”, sở hữu những trang trại chăn nuôi bò, dê, heo rừng... khép kín quy mô lớn.

Qua khỏi thị xã Tây Ninh, đi về phía khu vực biên giới Tân Biên, Tân Châu... chừng hơn chục cây số có thể bắt gặp hàng loạt trang trại chăn nuôi bò mọc lên khắp nơi của những tỷ phú “cao bồi” vốn xuất thân là nông dân địa phương. Mỗi người sở hữu một vài trang trại nhưng đều có một đặc điểm giống nhau là những nông dân khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Có người xuất phát chỉ có một, hai con bò làm vốn. Có người từng đi chăn bò thuê, sống rong ruổi trên lưng bò, lưng ngựa vùng đồi núi rừng rậm biên giới này.

Ông Nguyễn Văn Nghi, chủ một trại bò trên 100 con gần cửa khẩu Xamát kể: "Nhiều người nói rằng cơ ngơi của tôi hiện nay đồ sộ như vậy sao còn đi chăn bò làm gì cho nhọc thân. Nhưng tôi yêu cuộc sống “cao bồi”, sống hồn nhiên giữa thiên nhiên, yêu cái thú rong ruổi trên những đồng cỏ mênh mông, những vùng núi, đồi hoang dã cùng với đàn bò như thế này mất rồi”.

Cũng giống như các trang trại bò thịt của các tỷ phú “cao bồi” khác, tại trại bò rộng trên 20ha của ông Nghi lúc nào cũng có trên 100 con. Đàn bò được thả trên các cánh đồng trong trang trại và vùng núi, đồi xung quanh. Mỗi tháng trại của ông cung ứng vài chục con bò cho các lò mổ địa phương và thương lái khắp các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ.

Ông Nghi cho biết, chưa bao giờ thị trường mua bán bò thịt ở vùng biên giới Việt Nam - Campuchia khu vực Tây Ninh lại sôi động như hiện giờ. Chỉ riêng mỗi việc buôn bò thịt, bò giống xuyên biên giới, các chủ trại bò cũng kiếm được một khoản ngoại tệ kha khá rồi.

Vài tuần, ông Nghi lại khăn gói sang Campuchia chọn mua bò rồi dẫn về Việt Nam bổ sung vào trại. Cứ mỗi con bò đưa về Việt Nam, sau khi trừ các chi phí, ông lãi 300.000-400.000 đồng. Ông còn sở hữu một trại bò khác trên đất... Campuchia. Chỉ riêng việc buôn bò, cung cấp bò cho thương lái ở vùng biên giới mỗi năm đem lại cho ông nguồn thu nhập bạc tỷ. Có người nói tính tài sản của ông bây giờ phải gọi ông là “triệu phú đôla” mới đúng. Thế nhưng ít ai biết được cách đây năm năm, ông Nghi khởi nghiệp chỉ từ một con bò thịt.

Ông phải vay mượn bạn bè để có tiền làm chuồng nuôi bò. Vừa nuôi bò, ông vừa nhận chăn bò thuê cho các chủ trại khác. Sau vài năm, qua mấy đợt cúm gia cầm, bò thịt ngày càng có giá. Nhờ biết xoay vòng đồng vốn, tăng dần số lượng bò, lại biết đường đi nước bước buôn bò xuyên biên giới, cơ ngơi của ông cứ phát triển dần lên như hiện nay. Bây giờ chỉ riêng số vốn bất động sản và cơ sở hạ tầng tại trại bò của ông cũng đã ngót nghét hơn 10 tỷ đồng.

Trong giới tỷ phú “cao bồi” ở vùng biên giới Tây Ninh, hầu như ai cũng nghe danh “đại gia” Lê Quang Thực, chủ trang trại Thanh Bình rộng trên 60ha ở xã Tân Đông, huyện Tân Châu. Ông Thực là nông dân lập nghiệp ở vùng Tân Châu từ khi nơi đây vẫn còn là rừng rậm. Ông tình nguyện dẫn vợ con đi khai phá đất rừng ở vùng biên giới. Cắc củm tiền bạc ông mua hai con bò thịt chăn nuôi dọc bìa rừng rồi đắp đường, lấp suối trồng cao su, măng lục trúc... Chỉ hơn sáu năm, nhờ biết nhân giống đàn gia súc, khai phá trồng trọt trên đất hoang, ông đã có một trang trại với cả trăm con bò, đồng thời còn nuôi thêm cả đà điểu, heo rừng, dê... Chỉ riêng trang trại chăn nuôi, trồng trọt của ông đã có người trả giá 30-40 tỷ đồng.

Đã gần 70 tuổi nhưng ông Thực vẫn còn rất khỏe, “rất chịu chơi”, cũng thích được phóng khoáng, tự do rong ruổi trên đồng cỏ như những tỷ phú “cao bồi” khác. Hằng ngày, đội chiếc nón lá, bộ đồ “cao bồi”, ông lang thang khắp trang trại cùng với đàn gia súc. Sau khi xong việc, tỷ phú này lại thay bộ đồ “cao bồi” rất mướt, tự lái chiếc xe hơi bốn chỗ mới cáu đi thăm bạn bè.

Trong trang trại của ông có cả tủ rượu, phòng karaoke để thư giãn với những bản tình ca du mục. Ông Thực bảo rằng, niềm hạnh phúc lớn nhất của cuộc sống “cao bồi” nơi thảo nguyên của ông là đã dành dụm được ít vốn cho mấy người con đi du học nước ngoài.

Theo số liệu của UBND tỉnh Tây Ninh, phong trào chăn nuôi bò, chủ yếu là bò thịt, tăng nhanh trong khoảng năm năm trở lại đây. Tổng đàn bò của tỉnh hiện đạt khoảng 100.000 con. Các huyện có đàn bò thịt phát triển nhanh theo dạng quy mô trang trại là Tân Biên, Tân Châu, Trảng Bàng, Dương Minh Châu..., vốn từng được mệnh danh là những “vùng đất chết” trong những năm chiến tranh với hàng trăm trang trại thi nhau mọc lên ở mỗi huyện.

Hầu hết những người nuôi bò thịt ở Tây Ninh đều “trúng” lớn. Bò ở Tây Ninh do được nuôi dưỡng tốt, lai lịch rõ ràng nên được các chủ trang trại, thương lái tận Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp... đến “săn lùng”, đẩy giá bò thịt ở đây tăng cao.

Lẽ đương nhiên, người chăn nuôi lãi gấp ba, gấp bốn lần so với số vốn bỏ ra lúc đầu nên ngày càng có nhiều tỷ phú xuất hiện. Nhưng không giống như những nơi khác, khá nhiều tỷ phú “cao bồi” là nông dân ở vùng biên giới này lại vẫn thích gắn bó với công việc tự chăn thả đàn bò của mình như một niềm vui, đam mê của những “cao bồi” thực thụ.

(Theo Tuổi Trẻ)

Ông trùm 'McDonald' của Philippines

Bắt đầu khởi nghiệp từ một cửa hàng bán kem, ngày nay, huyền thoại Tony Tan Caktion đã có trong tay cả một hệ thống gần 1.000 cửa hàng ăn nhanh mang tên Jollibee. Người dân tự hào gọi vị doanh nhân thành đạt này bằng cái tên “ông trùm McDonald của Philippines”.

Jollibee được ví như McDonald của Philippines.
Ảnh: rebelpixel.com.

Năm 2004, Tony Tan Caktion được tập đoàn tư vấn Ernst & Young bình chọn là doanh nhân thành công nhất thế giới. Hiện nay, với tổng tài sản gần nửa tỷ USD, Tony Tan Caktion được coi là một trong những người giàu nhất Philippines.

Hệ thống cửa hàng ăn nhanh của Tony Tan Caktion chiếm gần 70% thị phần ở Philippines với doanh số hàng năm lên tới gần 600 triệu USD.

Bắt đầu sự nghiệp từ cửa hàng bán kem

Tony Tan Caktion sinh năm 1947, là con thứ hai trong số 5 anh em trai của một gia đình người Philippines nghèo ở vùng Davao, phía nam Philippines. Ông bố của Tony Tan Caktion là một người nấu ăn rất giỏi, làm bếp trưởng cho một nhà hàng Trung Hoa ngon có tiếng trong vùng. Tony Tan Caktion đã kể lại rằng chính tài đam mê với nghề làm bếp cùng sự tinh tế và sành ăn của người cha đã truyền cảm hứng của nghề “làm dâu trăm họ” cho anh em Tony Tan Caktion.

Đầu những năm 1970, khi đang còn là sinh viên cao đẳng ngành hóa thực phẩm, Tony Tan Caktion đã nảy ra ý tưởng mở một hiệu kem. Lần đó, cùng với các bạn sinh viên đi picnic ở vùng Cubao, tất cả đám thanh niên đều ồ lên sung sướng khi tìm thấy một hiệu kem mang tên Magnolien.

Thế rồi ý tưởng mở hiệu kem cứ bám riết lấy Tony Tan Caktion. Năm 1975, ông đã thuyết phục được gia đình gom góp tiền để mở tiệm bán kem. Hai hiệu kem của anh em nhà Tony Tan Caktion đang hoạt động khá tốt thì ông đột nhiên có một ý tưởng mới là kinh doanh cả đồ ăn lót dạ. Năm 1978, được sự đồng thuận của mấy anh em, Tony Tan Caktion quyết định chuyển hiệu kem thành hiệu bán đồ ăn nhanh.

Để có tiền đầu tư, Tony Tan Caktion đã bán bớt đi một trong hai hiệu kem. Cái thương hiệu Jollibee rất nổi tiếng ngày nay của cửa hàng ăn nhanh do anh em nhà Tony Tan Caktion lập ra cũng được ra đời từ khi đó. Bản thân Tony Tan Caktion cũng không thể ngờ rằng hơn hai mươi năm sau, chỉ từ mỗi cái tên Jollibee mà ông có thể kiếm được hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu USD nhờ kinh doanh nhượng quyền franchise.

Đơn giản, rẻ tiền mà vẫn ngon miệng

Đó chính là bí quyết thành công của hệ thống cửa hàng ăn nhanh Jollibee do anh em nhà Tony Tan Caktion làm chủ. Tony Tan Caktion đã có những nhận xét rất chi tiết và chính xác rằng đại bộ phận người dân Philippines không thể chịu được mức giá trên dưới 10 USD cho một suất ăn tại một nhà hàng. Vì thế một khẩu phần ăn chỉ vào khoảng 2 USD sẽ có lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và ông đã quyết tâm khai thác lợi thế này với cửa hàng ăn nhanh Jollibee của mình.

Tony Tan Caktion tiếp thu triết lý phục vụ đồ ăn của cha ông, một đầu bếp cừ khôi và rất tâm huyết với nghề. Đó là các món ăn đơn giản, không phải là thứ xa xỉ nhưng phải được nấu thật ngon, hấp dẫn được thực khách đến ăn thường xuyên. Trực tiếp Tony Tan Caktion và mấy người anh em trai của mình vừa là đầu bếp vừa là người bán hàng.

Bên cạnh món bánh mỳ kẹp thịt theo kiểu hamburger, Tony Tan Caktion còn phục vụ khách hàng các món ăn kiểu Italy kinh điển. Đó là các món mỳ spaghetti và bánh pizza. Cửa hàng ăn nhanh của Tony Tan Caktion ngay lập tức được sự đón nhận nồng nhiệt của khách hàng. Chỉ với một khoản tiền hợp lí từ 1 đến 2 USD là khách hàng có thể thưởng thức những suất ăn nhanh nóng hổi được nấu tại chỗ. Doanh thu bán kem chỉ còn chiếm vài phần trăm trong tổng số doanh thu của Tony Tan Caktion.

Thành công đến nhanh và quá bất ngờ với Tony Tan Caktion. Ông quyết định mở thêm nhiều cửa hàng ăn nhanh Jollibee và chia cho mấy người em của mình quản lý bớt. Sự đam mê nấu ăn của ông cùng với triết lý phải nấu ăn thật ngon cho khách đã xui khiến Tony Tan Caktion phải có những món mới.

Cùng với thời gian, các cửa hàng ăn nhanh Jollibee cứ mọc ra liên tiếp ở khắp nơi. Đi đâu, ở mỗi khu phố buôn bán sầm suất hay tại nhà ga, bến tàu người ta đều thấy những cửa hàng ăn nhanh Jollibee giản dị mà rất thân quen. Lấy chất lượng làm gốc cùng với giá cả hợp lí Tony Tan Caktion đã xây dựng được một thương hiệu vô cùng có giá trong lĩnh vực cửa hàng ăn nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn, Tony Tan Caktion đã có tới 300 cửa hàng Jollibee ở khắp Philippines.

Tony Tan Caktion chính thức trở thành triệu phú vào năm 1993 khi Jollibee là công ty thực phẩm đầu tiên của Philippines được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Sau 20 năm tồn tại và khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường cửa hàng ăn nhanh tại Philippines, Tony Tan Caktion quyết định vươn ra thị trường quốc tế.

Theo kế hoạch, 80 cửa hàng Jollibee sẽ được khai trương tại các địa điểm sầm uất ở nhiều thành phố lớn của Trung Quốc. Cách đây không lâu, Tony Tan Caktion đã có ý tưởng táo bạo là mở hệ thống cửa hàng tại Mỹ. Không ít người tỏ ý lo ngại khi Jollibee dám thách đấu với Mc. Donald và hàng loạt đại gia Fast Food khác ngay tại chính sân nhà của họ.

Đến nay, hệ thống cửa hàng Jollibee sắp vượt qua con số 1.000 tại 29 nước trên thế giới. Mới đây nhất đã có thông tin là ông chủ Tony Tan Caktion sẽ mở 4 đến 5 cửa hàng Jollibee tại thị trường Việt Nam cũng trên cơ sở kinh doanh nhượng quyền.

(Theo TBKTVN)

Thương hiệu khởi nguồn từ lò bánh mì

Phần lớn các bà mẹ trên toàn thế giới đều biết tới những sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em mang nhãn hiệu HiPP. Thế nhưng, câu chuyện thú vị về sự ra đời của thương hiệu số 1 này thì hầu như ít người biết tới.

HiPP hiện có hơn 200 mặt hàng lưu hành khắp thế giới.www.lpv.sk
HiPP hiện có hơn 200 mặt hàng lưu hành khắp thế giới. Ảnh: www.lpv.sk.

Cuối thế kỷ 19, ông Josef HiPP (1867-1926) một công nhân của cửa hàng bánh mỳ nhỏ ở Pfaffenhofen (Đức) đã rất lo lắng khi vợ ông - bà Maria Ostermayer - sinh lần lượt cô con gái cả rồi tiếp sau là một cặp sinh đôi vào năm 1899.

Thời gian đó, nước Đức vẫn khó khăn nên gia đình ông HiPP luôn túng thiếu. Bà Maria thiếu sữa nên ông chồng phải lo kiếm thêm thức ăn cho các con. Là người nhiều sáng kiến, ông đã tự làm một loại bột bánh mì khô rồi cho thêm vào sữa. 2 người con sinh đôi đã lớn lên khỏe mạnh, rồi 5 người con tiếp theo cũng trưởng thành từ loại thực phẩm do người cha chế biến ra.

Bà Maria rất thích thú về sản phẩm của chồng, vậy là loại bột bánh mì khô độc đáo này được bắt đầu bán trong cửa hàng tạp hóa nhỏ của gia đình. Đầu tiên sử dụng sản phẩm chỉ là những người hàng xóm. Rồi tiếng lành đồn xa, ông Josef bắt đầu cung cấp mặt hàng mới cho nhiều đồng nghiệp.

Từ lúc còn trẻ, Georg HiPP (con trai của Josef) đã rất quan tâm tới mặt hàng “độc nhất vô nhị” của cha. Năm 16 tuổi, Georg đã mang các túi in hai màu vàng - đen gõ cửa từng gia đình ở Munich để bán. Thực tế chứng minh, rất nhiều khách hàng đã nhận thấy công dụng tuyệt vời của sản phẩm nhà HiPP đối với trẻ em.

Đơn đặt hàng từ khắp nơi trên toàn quốc dồn dập gửi về, cơ sở sản xuất của gia đình nhà HiPP khi đó trở nên quá nhỏ. Năm 1932, Georg HiPP gây dựng một công ty của riêng mình ở Pfaffenhofen khi mới 27 tuổi và bột bánh mì khô tiếp tục được bán trên thị trường Đức mãi đến những năm 70 của thế kỷ trước.

Sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn của thương hiệu HiPP là vào những năm 50, Georg HiPP bắt đầu sản xuất thức ăn dặm cho trẻ nhỏ theo phương pháp công nghiệp. Và gần như liền ngay sau đó, 1959-1960, các loại thức ăn này được chuyển sang đựng trong lọ thủy tinh bảo đảm vệ sinh, rất thuận tiện cho người sử dụng, với 4 mặt hàng.

Thời gian này cũng đánh dấu việc các sản phẩm dinh dưỡng trẻ em mang nhãn hiệu HiPP ngày càng phong phú, từ nước quả nguyên chất đến thức ăn dặm rồi các loại thịt.

Song song với việc triển khai sản xuất công nghiệp, năm 1956, Georg HiPP bắt đầu tiến hành trồng rau quả trên đất màu không dùng hóa chất. Là người tâm huyết với ý tưởng của Tiến sĩ Hans Mueller (cha đẻ của cấy trồng siêu sạch - người Thụy Sĩ), Georg HiPP quyết tâm thực hiện mục tiêu lớn lao của cuộc đời, sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng trẻ em bổ dưỡng và ngon miệng từ các nguyên liệu siêu sạch.

Hơn 10 năm dày công nghiên cứu, năm 1967, khi đã hoàn thành được ý nguyện lớn lao, Georg HiPP đã giao cho 3 người con trai là Claus HiPP, Georg và Paulus tiếp quản công ty. Không phụ công cha, ba người con của ông đã từng bước từng bước phát triển thêm những ý tưởng sinh thái mới.

Nhận công ty gia đình, tiến sĩ Claus HiPP tiếp tục phát triển bằng cách tự tìm đến rất nhiều chủ trang trại để trình bày và thuyết phục, qua đó đã gây dựng được một mạng lưới rộng khắp các trang trại cung cấp các sản phẩm siêu sạch theo hợp đồng.

Đến nay, công ty HiPP có khoảng 1.000 nhân viên, ngoài các cơ sở sản xuất ở Đức, HiPP còn có xí nghiệp riêng ở Áo, Hungaria, Croatia cung cấp sản phẩm cho thị trường toàn thế giới… Tại Việt Nam, HiPP đã có mặt trên thị trường từ năm 2000 thông qua nhà phân phối độc quyền - Công ty TNHH Thương mại Vạn An.

(Theo Dân Trí)

Thành tỉ phú nhờ sản xuất heo đất

Đi vào những con đường làng trên địa bàn xã Thuận Giao và thị trấn Lái Thiêu, Bình Dương, người ta không khỏi choáng ngợp bởi cơ man là heo đất. Đâu đâu cũng gặp heo đất chất thành núi. Chúng được nhộn nhịp sản xuất chờ ngày xuất ngoại.

Trang trí cho heo đất. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Lò của bà Lê Thị Nghiệm được xem là một trong những lò gia công sản xuất heo đất lớn nhất nhì ở Thuận Giao. Mỗi ngày, hệ thống lò nung ở đây hoạt động ngày đêm để có thể cho ra lò đến 3.000-4.000 con heo. Ngoài mặt hàng chính là heo đất, ở đây còn sản xuất thêm cả chim đất, cò đất, vịt đất...

Lò đang vào lúc cao điểm, khách đang chờ heo đất xuất xưởng. Hàng chục người thợ đang xoay trần hì hục đổ đất vào khuôn rồi đưa vào lò nung lửa. Một nhóm thợ nữ khác thì đang miệt mài pha màu, trét bột và tô vẽ. Phía trước lò, mấy chiếc xe tải lớn đậu san sát nhau chờ nhận hàng. Các chuyến xe này sẽ chở “đàn heo” đi khắp các tỉnh, thành trong nước và giao cho các tàu thuyền để lại hành trình đến các nước khác.

Bà Nghiệm hào hứng: “Khách đặt hàng nhiều quá làm không xuể. Thỉnh thoảng lại có những đoàn khách đến tham quan, đặt hàng dài hạn với số lượng lớn. Nhưng tôi không dám nhận vì mình phải ưu tiên cho các mối quen trước đã”.

Gần lò heo đất của bà Nghiệm, năm người thợ ở xưởng gia công heo của bà Trương Thị Kim Oanh cũng đang tất bật vẽ, trang trí cho những chú heo ở công đoạn cuối cùng. Heo đất chất kín từ trong ra ngoài xưởng. Những chú heo sau khi được tô vẽ các đường nét qua bàn tay tài tình của các người thợ trông khá bắt mắt và ngộ nghĩnh.

Khác với lò heo của bà Nghiệm, xưởng heo đất của bà Oanh chuyên mua lại heo đã được nung hoàn tất ở các lò để đưa về xưởng gia công, trang trí hoa văn giai đoạn cuối.

Gần chục năm trước, cuộc sống gia đình bà Nghiệm rất khó khăn, chật vật. Cả hai vợ chồng và mấy đứa con gắn bó với nghề làm heo đất, nhưng không có vốn, phải làm gia công cho các lò ở tận Lái Thiêu. Công việc của bà lúc đó chỉ là mua đất sét về đổ vào khung cho thành hình con heo rồi chở đến các lò nhờ nung.

Sau đó lại chở “bầy” heo về nhà tô, vẽ, bán lại cho thương lái đến thu gom. Phần vì chuyên chở hao hụt, phần vì bị ép giá, mỗi tháng thu nhập của cả gia đình bà Nghiệm từ công việc này chỉ được vài trăm nghìn đồng, chưa đủ mua gạo để nuôi mấy miệng ăn trong nhà. Hoàn cảnh của bà cũng là hoàn cảnh chung của những người làm heo đất ở Thuận Giao vào thời điểm đó. Tiếp đó, gia đình bà Nghiệm và cả làng heo đất lại càng điêu đứng hơn vì sản phẩm rớt giá thê thảm.

“Con heo đất Bình Dương có cách nung riêng, rất chắc, ít bể và có bí quyết pha, tô màu riêng tạo được hoa văn sắc nét thu hút, bảo đảm những nơi khác không thể nào “nhái” được. Do vậy, chúng tôi quyết tâm cải cách nghề làm heo đất”, bà Nghiệm kể.

Chính quyền địa phương hỗ trợ mỗi hộ vay vốn từ 8-20 triệu đồng. Những người làm heo đất tự thuê xe ba gác, xe tải chở hàng đi tiếp thị khắp nơi. Đồng thời, các nghệ nhân cũng mở rộng thêm các mặt hàng mới, đẹp và ngộ nghĩnh hơn để thu hút đối tác và hợp thời hơn như: vịt, bồ câu, chú lùn Hugo... bằng đất.

Những người thợ gốm, thợ lò gạch ở miền Tây nghe tiếng cũng tìm đến Bình Dương để làm thuê. Rồi một “đội quân” ăn theo nghề làm heo đất như tài xế xe ôm, tài xế xe ba gác... cũng chuyển sang làm “lái” heo bỏ mối cho các cửa hàng, các vựa... Hàng trăm lao động địa phương nhờ vậy được giải quyết việc làm ổn định, hình thành nên một làng heo nhộn nhịp, sôi động.

Vượt đại dương

Điều tự hào nhất của làng heo đất Thuận Giao chính là việc con heo đất của họ không chỉ có mặt ở thị trường trong nước mà đã theo các con tàu vượt đại dương đến với thế giới: Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Úc, Nhật Bản.... Các nghệ nhân cho biết khá nhiều đoàn khách nước ngoài đã đến làng đặt hàng với số lượng lớn. Họ đánh giá rất cao các chú heo đất Việt Nam và cho biết khách hàng ở nước họ rất ưa chuộng mặt hàng này.

Trong những ngày tết cổ truyền ở các nước Campuchia, Thái Lan, Lào... người dân thường có lệ mua heo đất về cho trẻ con để làm quà và đập heo chúc mừng may mắn. Chỉ riêng thị trường Campuchia, làng heo đất Bình Dương đã cung cấp hơn 10.000 con heo đất hằng ngày thông qua thương lái đặt hàng trực tiếp cho các lò.

Một đoàn khách thương nhân Campuchia đã đến Bình Dương đặt mua một lò ở đây định kỳ 20.000 con heo đất mỗi tháng để bỏ mối sỉ, bán lẻ trên thị trường Campuchia. Một doanh nhân Thái Lan đến thăm các xưởng heo đất ở Thuận An và ngỏ ý muốn hợp tác sản xuất qui mô để cung cấp cho thị trường Đông Nam Á, nơi hình ảnh con heo đất thân thuộc với nhiều người, nhất là trẻ con.

Heo đất đã vượt biên giới để đem về ngoại tệ cho nông dân trong làng. Một chú heo đất được nung công phu, trang trí hoa văn bắt mắt, xuất ngoại giá có thể lên đến 5-10 USD/con, cao hơn nhiều lần so với giá trong nước. Tuy nhiên, bà Nghiệm nói chỉ mới là bắt đầu, cũng còn rất nhiều khó khăn và có hàng loạt vấn đề đặt ra để đưa chú heo đất “hội nhập” với thế giới.

Ông Nguyễn Văn Thành, chủ một lò heo đất ở Lái Thiêu, vừa đứng ra ký hợp đồng xuất cho Thái Lan trên 10.000 con heo đất/tháng (trong ba năm), nói ông ký được hợp đồng thông qua một công ty thương mại trong nước môi giới. “Tôi đang có ý định thành lập doanh nghiệp để có thể thuận tiện hơn trong trong việc giao dịch với các đối tác, nhất là khách hàng nước ngoài”, ông Thành cho biết.

(Theo Tuổi Trẻ)

Ông trùm kinh doanh hàng không giá rẻ nhờ mua lại công ty airline với giá 25 cent

Xuất hiện trong cuộc họp báo tại Hà Nội trong trang phục khá "bụi", quần bò, áo sơ mi, mũ lưỡi trai ít ai ngờ Tony Fernandes là Chủ tịch hãng Air Asia. Mua lại hãng hàng không với giá 25 cent cùng khoản nợ 40 triệu ringit, 5 năm sau Tony cùng cộng sự có 1 tỷ USD trong tay.

Tony trong buổi họp báo tại Hà Nội. Ảnh: H.T.

Khởi nghiệp từ kinh doanh trong lĩnh vực âm nhạc, năm 2000 sau những chuyến bay giá rẻ tới châu Âu và Mỹ, Tony Fernandes tự hỏi tại sao ở châu Á đi lại bằng hàng không vẫn còn là cái gì đó quá xa xỉ, sao mình không làm được như người Mỹ. Từ bỏ kinh doanh âm nhạc, với số vốn 1 triệu ringit trong tay, Tony sáng lập ra Tune Air Sdn Bhd với mục tiêu cung cấp các chuyến bay với chi phí phải chăng cho người dân Malaysia.

Năm 2001, Tony và ba cộng sự mua hãng hàng không AirAsia từ công ty DRB Hicom với số tiền vỏn vẹn 25 cent. Dự án ban đầu của Tune Air là cải tổ AirAsia với 200 nhân viên thành hãng hàng không cước phí thấp, không phục vụ bữa ăn miễn phí giống như các hãng Southwest Airlines của Mỹ và Ryanair tại châu Âu.

Dưới sự lãnh đạo của Tony, hãng hàng không non trẻ với gánh nặng nợ nần 40 triệu Ringgit bắt đầu phát triển và khởi sắc. Hãng thanh toán được tất cả các khoản nợ và thu được lợi nhuận kể từ ngày đầu tiên hoạt động. Chưa đầy 4 năm hoạt động, AirAsia đã phát triển từ 2 máy bay lên 45 máy bay, vận hành hơn 100 chuyến bay nội địa và quốc tế hằng ngày. Năm 2004, AirAsia thiết lập liên doanh tại Thái Lan và Indonesia với 49% cổ phần tại mỗi liên doanh. Hiện AirAsia là hãng hàng không cước phí thấp lớn nhất Đông Nam Á.

Với khẩu hiệu "Giờ đây tất cả mọi người đều có thể bay", Air Asia tính vé trung bình 15 USD/giờ, chưa kể phụ phí khác. Để thu hút khách, có những đợt hãng cho không vé, chỉ tính phụ thu. Trong khi ngành hàng không thế giới lao đao vì giá dầu tăng và lo ngại khủng bố, Air Asia vẫn đạt tốc độ tăng trưởng hành khách tới 90% mỗi năm, lợi nhuận năm 2005 đạt 35 triệu USD.

Năm 2004, đưa AirAsia niêm yết thành công trên thị trường chứng khoán Malaysia và số cổ phiếu được đặt mua vượt quá gấp 3 lần. AirAsia hiện huy động vốn từ thị trường là 4, 2 tỷ ringgit (1,1 tỷ đôla).

Hỏi Tony bí quyết quản lý, anh trả lời: "Tôi không thay đổi ban lãnh đạo một hãng hàng không đang ngập trong nợ nần mà thay đổi cung cách làm việc và suy nghĩ của họ". Anh thổ lộ ý định một ngày không xa có thể liên doanh thành lập hãng hàng không giá rẻ tại VN.

Với tài năng lãnh đạo và kinh doanh, Tony được công nhận là một trong 25 ngôi sao châu Á trong năm 2004 do tạp chí Business Week bình chọn. Năm 2005, AirAsia được bình chọn vào danh sách các công ty châu Á “tốt nhất dưới 1 tỷ” được lập hàng năm bởi tạp chí Forbes.

                                                                                                          Việt Phong

Hoàng Kiều: Triệu phú của người nghèo

Bức ảnh có chữ ký của Tổng thống George Bush tặng Hoàng Kiều khi gặp nhau tại Washington D.C

Hoàng Kiều, doanh nhân gốc Việt từng có dịp gặp gỡ Tổng thống George Bush khi đoạt giải Doanh nhân của năm tại Mỹ năm 2005, là một người nghiện công việc và nghiện... làm từ thiện.

Hiện là Tổng giám đốc của Tập đoàn chuyên cung cấp các sản phẩm từ huyết tương RAAS (Rare Antibody Antigen Supply Inc) có mạng lưới rộng khắp nước Mỹ và chi nhánh tại Trung Quốc, Hoàng Kiều vốn nổi tiếng là người chi mạnh tay cho các dự án từ thiện.

Riêng tại Việt Nam, chỉ từ tháng 6-2006 đến nay, Công ty RAAS Hoàng Gia của ông đã chi đến 20 tỉ đồng để xây hơn 1.000 nhà cho người nghèo, cứu trợ lũ lụt và giúp đỡ các trẻ em tàn tật.

Sau 31 năm sau định cư nơi xứ lạ, ông trở thành chủ nhân của một tập đoàn lớn có hai nhà máy sản xuất ở Thượng Hải và tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Dưới quyền ông là 1.000 nhân viên, trong đó 80% có bằng đại học, nhiều người có học vị tiến sĩ.

Hiện nay, Shanghai RAAS  chiếm 50% thị trường Trung Quốc và là công ty đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ huyết tương tại Trung Quốc, đồng thời có mặt trong top 500 công ty lớn nhất tại quốc gia này. Đối với thị trường trên thế giới, công ty của RAAS tại Trung Quốc chỉ xuất cảng 20% tổng số lượng sản phẩm sản xuất ra hằng năm.

Ông Kiều cho biết 3 sản phẩm chính yếu của tập đoàn này như GammaRAAS, HemoRAAS, AlbuRAAS hiện chiếm lĩnh 100% thị trường ở một số nước Trung Mỹ. Trong thời điểm hiện tại, chỉ có 10 công ty trên thế giới tham gia sản xuất các sản phẩm từ huyết tương với doanh thu mỗi năm 10 tỉ USD. Ông tự hào nói rằng RAAS là 1 trong 2 đại diện của Mỹ trong số 10 công ty này. 

Bìa phải là Hoàng Kiều, bên cạnh ông là Nữ hoàng trang sức 2005 Vương Thị Thanh Tuyền, bìa trái là Linh mục Phan Khắc Từ, trong một lần đến Trung tâm Thiên Phước thăm trẻ bị nhiễm chất độc da cam

Trả lời câu hỏi: liệu ông có ý định xây dựng tại Việt Nam một nhà máy tương tự như ở Trung Quốc không, ông Hoàng Kiều cho biết: "Đó là mơ ước của tôi. Tôi đã từng tiên phong giúp Trung Quốc trong lĩnh vực này, cho nên không có lý do gì để tôi không muốn lập lại vai trò đó ở Việt Nam. Nhưng hiện tại tôi  đang nghiên cứu giải bài toán kinh tế bởi thị trường Việt Nam còn nhỏ, chỉ ở mức 5,7  triệu đô la mỗi năm".  

Sinh ra tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Hoàng Kiều xuất thân từ một gia đình nho giáo. Ông nội ông vốn là một vị quan triều đình Huế. Khi tâm sự với chúng tôi về ký ức tuổi thơ mình, Hoàng Kiều cho biết đó là những mái tranh nghèo. Ông còn nhớ, thuở ấy trong làng, chỉ duy nhất nhà của ông nội mình được lợp ngói đỏ.

Sau bao nhiêu năm xa cách, ông về thăm lại quê hương, tuy là người có nhiều của cải trong tay, Hoàng Kiều vẫn đồng cảm với nỗi khổ của nhiều người dân nghèo phải sống dưới những mái nhà tạm bợ. Chỉ riêng 6 tháng trở lại đây, ông đã bỏ tiền xây 101 căn nhà cho đồng bào Quảng Trị, trong đó có căn nhà trị giá 500 triệu đồng cho một bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Khi mới lên 5, cậu bé Hoàng Kiều được người chú - cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ - đưa vào Sài Gòn nuôi ăn học. Năm 1975, vài tháng sau khi đến Mỹ, Hoàng Kiều xin được việc làm tại Công ty dược phẩm Abbott. 5 năm sau, từ một nhân viên, ông đã lên đến vị trí giám đốc của bộ phận thử nghiệm và sản xuất sản phẩm làm từ huyết tương. Trong thời gian này, ông vừa học vừa làm.

Công ty Abbott gửi ông đi học ngành Quản trị ở Đại học Santa Barbara từ năm 1976-1979. Bắt đầu từ năm 1980 đến năm 1994, trong vòng 14 năm ông đã xây dựng 11 trung tâm thâu huyết tương tại Mỹ, chỉ thâu phần nguyên liệu chứ không chế biến thành sản phẩm cuối cùng.

Năm 1987, ông đặt nền móng cho cơ ngơi của mình tại Trung Quốc bằng việc thành lập Công ty sản xuất huyết tương Shanghai RAAS tại Thượng Hải.  Đó là kết quả của nhiều năm trời làm việc mỗi ngày từ 5 giờ sáng đến tận 11, 12 giờ khuya.

Càng lớn tuổi, doanh nhân Hoàng Kiều càng đam mê làm từ thiện. Vài ngày nay, từ Mỹ, ông liên tục cập nhật từ báo chí về số nạn nhân của cơn bão số 9 và đã ủy nhiệm nhân viên của mình trao tặng 2,91 tỉ đồng cứu trợ bão số 9 cùng các em nhỏ nhiễm chất độc da cam. 

Khi được hỏi: "Ông có lời nhắn gửi nào dành cho các bạn trẻ ngày nay?", ông chỉ trả lời ngắn gọn: "Đời là một sự học không ngừng, vì vậy phải luôn luôn cố gắng vươn lên".

                                                                                                    ( Thanh Niên)



Ông chủ sáng lập hê thống fast food McDonald’s

Khi đã ngoài 50 tuổi, chỉ trong hai chục năm cuối đời, Raymond Kroc đã làm nên một kỳ tích huyền thoại. Một mình ông đã gây dựng nên tập đoàn ăn nhanh nổi tiếng và lớn nhất thế giới.

Raymond Kroc - ông chủ Tập đoàn McDonal's. (nndb.com)

Cái tên McDonald’s do Raymond Kroc xây dựng là một trong những thương hiệu đắt giá nhất của ngành công nghiệp ăn uống thế giới. Với hơn 31.000 cửa hàng, McDonald’s hiện có mặt tại 121 nước trên thế giới. Đó là chưa kể hàng loạt nhà hàng ăn nhanh khác được ông mua lại nhưng không đổi tên mà vẫn giữ tên cũ như “Partner-Brands” ở Mỹ hay “Prêt à Manger” ở Anh.

Năm 2005, doanh số bán hàng của cả tập đoàn là 20,5 tỷ USD, trong đó lợi nhuận là 2,6 tỷ USD. Mỗi ngày tập đoàn phục vụ 46 triệu khách hàng với hơn 50 triệu cái bánh kẹp thịt kiểu Hamburger. Trong khi những cái bánh của McDonald’s là món ăn nhanh rẻ tiền, tiện lợi ở Mỹ và các nước Tây Âu thì ở rất nhiều nước khác, bánh mỳ Hamburger của McDonald’s được coi như là một đặc sản gì đó mà họ mới chỉ biết đến qua các phương tiện truyền thông. Đã có giai thoại rằng khi McDonald’s mở cửa hàng đầu tiên ở Nga hay Trung Quốc thì những ngày đầu tiên số người xếp hàng dài tới hàng chục, thậm chí hàng trăm mét.

Bất ngờ xuất hiện ý tưởng vĩ đại

Raymond Kroc có tên đầy đủ là Raymond Albert Kroc, ông sinh năm 1902 tại Oak, bang Illinois, Mỹ. Học xong lớp 10, Ray Kroc làm lái xe cứu thương. Với chút khiếu âm nhạc bẩm sinh, ông chơi đàn piano tại các nhà hàng, câu lạc bộ. Năm 20 tuổi, ông được nhận làm chân chạy bán hàng cho hãng Lily Tulip Cup.

Hơn chục năm sau, Ray Kroc gặp được Earl Prince, ông chủ của một công ty phân phối máy xay sinh tố. Ông này đã kéo Ray Kroc về làm cho mình. Và Ray Kroc đã làm nghề bán máy sinh tố gần hai chục năm liền. Ray Kroc làm chỉ đủ cho một cuộc sống bình thường và hình như ông cũng chấp nhận với những gì mình có. Bởi Ray Kroc đã sang tuổi 52, và ông đã bắt đầu có ý định nghỉ hưu.

Cho đến một ngày cuối năm 1954, Ray Kroc đến cửa hàng ăn nhanh nhỏ tại San Bernadino thuộc bang California, miền Tây nước Mỹ do 2 anh em nhà Richard và Maurice McDonald làm chủ. Ăn thử bánh Hamburger, Ray Kroc thấy rất ngon, lại đơn giản, giá cả phù hợp. Khi trở về nhà, một ý tưởng bất ngờ nhưng vĩ đại đã loé lên trong đầu của ông là, cần phải hợp tác cùng với anh em nhà McDolnald để mở nhiều cửa hàng để phân phối loại bánh này.

Chẳng cần mất nhiều thời gian và giấy bút, ông đã hoàn thành xong một phương án phát triển cả một hệ thống cửa hàng ăn nhanh trên cơ sở cửa hàng của anh em McDonald ở San Bernadino. Ray Kroc tự nhiên so sánh hệ thống cửa hàng của mình sẽ hoạt động như những dây chuyền sản xuất công nghiệp chẳng kém dây chuyền sản xuất ôtô của Henry Ford. Và ông sẽ trở thành nhà cách mạng mở đường cho công nghiệp ăn nhanh như Henry Ford đã mở đường cho công nghiệp xe hơi ở Mỹ và thế giới.

Nghĩ là làm, Ray Kroc bắt tay vào thực hiện ý nghĩ mới lạ với tham vọng dường như không tưởng. Với tài ăn nói khéo léo của một người bán hàng, tiếp thị lâu năm, Ray Kroc đã thuyết phục được hai anh em Richard và Maurice McDonald hợp tác với mình. Theo đó, Ray Kroc được toàn quyền sử dụng tên McDonald’s cho hệ thống ăn nhanh sẽ phát triển theo mô hình nhượng quyền kinh doanh franchising. Richard và Maurice sẽ được hưởng 1% doanh số bán hàng của các cửa hàng này. Công ty McDonald’s System Inc. do Ray Kroc điều hành được thành lập.

Ngày 2/3/1955, nhà hàng ăn nhanh McDolnald’s đầu tiên do Ray Kroc mở được khai trương ở De Plaines, Illinois. Ông vận động người nhà, họ hàng và bạn bè thân thiết, mỗi người làm chủ một cửa hàng để đồng loạt cho ra đời những nhà hàng McDolnald’s lớn nhỏ khác nhau nhưng y hệt nhau về cách thức tổ chức, sản phẩm, hình thức, màu sắc biển hiệu.

Kỳ tích kinh ngạc về sự ra đời của ngành công nghiệp ăn nhanh do McDolnald’s khởi xướng bắt đầu thật sự từ đó. Trong vòng 5 năm đã có tới 200 nhà hàng McDonald’s được mở ở rất nhiều nơi và đều được đón nhận nồng nhiệt.

Năm 1961, Ray Kroc đã có một quyết định táo bạo là mua lại phần quyền lợi 1% doanh thu đã thỏa thuận trước kia. Sau nhiều lần thương thuyết, anh em McDonald đã đồng ý nhận 2,7 triệu USD để Ray Kroc một mình một chủ cái tên McDonald’s và hưởng toàn quyền lợi tức của hệ thống cửa hàng McDonald’s.

Để có được số tiền này, Ray Kroc đã phải vay mượn rất nhiều, trong có cả nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm. Nếu như quyết định trên của Ray Kroc được coi là một trong những bí quyết kinh doanh vĩ đại nhất, hay được đưa vào giáo trình kinh doanh, thì với anh em Richard và Maurice McDonald lại là sai lầm. Nếu không, ngày nay họ có thể nhận được tới trên 200 triệu USD từ 1% doanh thu của tập đoàn McDonald’s.

Mô hình franchising của tập đoàn McDonald’s có lợi thế lớn là cho người nhận nhượng quyền kinh doanh quyền chủ động rất lớn. Những người chủ cửa hàng có thể tự chọn cho mình các hoạt động quảng cáo, marketing thích hợp với địa bàn, vị trí của mình.

(Theo TBKTVN)



Câu chuyện thành công của Subway thách thức cả McDonald’s

Năm 17 tuổi, cậu học sinh Fred DeLuca mở cửa hàng bán bánh mỳ chỉ nhằm kiếm thêm chút tiền để có thể theo học đại học sau này. Có ngờ đâu chỉ hơn hai chục năm sau từ quán hàng nhỏ đó, Fred DeLuca đã sở hữu cả một tập đoàn bán đồ ăn nhanh khổng lồ.

Fred DeLuca. Ảnh: aqsrmagazine.com

Fred DeLuca sinh năm 1948 trong một gia đình lao động ở Bridgeport, bang Connecticus, Mỹ. Gia đình Fred DeLuca rất nghèo và như bao nhiêu trẻ em khác, cậu mơ được đổi đời và đổi đời từ tài năng, trí tuệ của mình. Fred DeLuca vì thế rất chăm học và ham học. Cậu không muốn lại phải bước vào cuộc đời của người thợ nhọc nhằn với mức lương rất thấp.

Sớm biết nghĩ, Fred DeLuca đã đặt mục tiêu là phải học đại học để có thể kiếm việc làm tốt. Học xong phổ thông, Fred DeLuca dự định học nghề bác sĩ, thế nhưng ông không có tiền để trang trải việc học. Fred DeLuca rất chăm chỉ lao động, ông sẵn sàng làm mọi việc để giúp gia đình và dành dụm cho chính mình. Fred DeLuca xin làm phụ việc bán hàng tại một cửa hàng kim khí.

Nhưng với mức tiền công vẻn vẹn chỉ có 1,25 USD cho mỗi giờ làm việc, Fred DeLuca không thể dành dụm được nhiều. Cha mẹ nghèo cũng chẳng giúp được gì cho người con trai lớn. Fred DeLuca thất vọng nhưng vẫn không từ bỏ quyết tâm đi học.

Gia đình ông có quen biết một người bạn là Peter Buck. Một lần vào mùa hè năm 1965 ông Buck mời cả nhà Fred DeLuca đến dự liên hoan tân gia. Như một sự tình cờ, Fred DeLuca đã tâm sự khó khăn của mình với ông Buck để được giúp đỡ. Lúc đó có thể nói rằng Fred DeLuca đã rất liều khi ngỏ ý vay tiền từ người bạn tốt bụng của gia đình. Trong đầu không hề mảy may một ý định kinh doanh, Fred DeLuca chỉ mơ ước và tin rằng mình sẽ học đại học y, học thật giỏi và sau này làm nghề bác sĩ sẽ có tiền trả nợ.

Câu chuyện giữa Fred DeLuca và ông chú quen biết Buck tỏ ra rất mặn mà. Và rồi Fred DeLuca mới đầu đã thất vọng khi không được cho vay tiền mà chỉ là một lời khuyên. “Cháu hãy mở hiệu bán bánh mỳ và kiếm tiền từ đó”. Một lời khuyên còn hơn giá ngàn vàng như sự nghiệp kinh doanh huyền thoại của Fred DeLuca về sau đã chứng minh.

Không phải là người thạo nghề làm ăn nhưng lời khuyên này đã kích thích trí tò mò của Fred DeLuca. “Nếu mở hiệu bánh mì thì cháu phải làm cụ thể những gì?”, Fred DeLuca hỏi. “Rất đơn giản, ai cũng làm được, chỉ cần có một cửa hiệu, mua bánh mì, rồi mua thịt nguội xúc xích kẹp vào và bán cho khách, và thế là cháu sẽ có tiền”.

Chỉ biết làm thuê, chưa kinh doanh bao giờ nhưng nghĩ công việc đơn giản mà có tiền là Fred DeLuca thích rồi. Khó khăn lớn nhất là có tiền thuê cửa hàng. Và trước quyết tâm kiếm tiền mãnh liệt, không sợ khó của cậu bé 17 tuổi, ông Peter Buck đã đồng ý cho Fred DeLuca vay 1.000 USD để có tiền thuê cửa hàng và đặt làm một cái bàn để bán bánh mỳ. Không chờ đợi gì nữa Fred DeLuca bắt tay ngay vào việc. Bản thân ông khi ấy đâu có ngờ mình lại có thể kiếm rất, rất nhiều tiền từ ý tưởng mở cửa hàng bán bánh mì đó.

Cửa hàng được đặt tên là cửa hàng bánh mỳ Submarine, bởi Fred DeLuca sử dụng loại bánh mì dài như hình chiếc tầu ngầm. Sau này cái tên đã được đổi thành Subway và đăng ký thương hiệu.

Như một câu chuyện cổ tích, sự ra đời và phát triển của tập đoàn Subway chuyên bán đồ ăn nhanh lớn bậc nhất thế giới cho đến nay là một ví dụ kinh điển cho những người khởi nghiệp. Chỉ bắt đầu mong muốn kiếm tiền để đi học, Fred DeLuca đã đạt hơn thế rất nhiều.

Phát triển nhờ mô hình franchising

Cửa hàng bán bánh mì của Fred DeLuca rất đông khách. Một trong những lí do hút khách của bánh mì Subway là Fred DeLuca không làm sẵn mà chỉ cắt bánh và kẹp xúc xích, thịt nguội và salat trước mặt khách. Khách hàng tận mắt chứng kiến chất lượng và cả “quy trình” thủ công của ông chủ hiệu.

Bánh mì Subway cũng là đồ ăn nhanh mà lại không bị tiếng là đồ ăn công nghiệp như các sản phẩm Fast-Food khác. Ưu thế đó Fred DeLuca vẫn tuyệt đối duy trì cho đến nay, cho dù cả hệ thống Subway có tới hàng chục nghìn cửa hàng.

Làm một mình không hết, Fred DeLuca phải tuyển thêm người. Cửa hàng đầu tiên quá chật, Fred DeLuca phải tính kế. Không thể đơn giản bỏ một địa điểm đã quen khách nên ông đã nghĩ ngay đến mở thêm cửa hàng ở khu gần đó mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Fred DeLuca đã trở thành ông chủ từ lúc nào không biết. Ông không còn nghĩ đến chuyện học để trở thành bác sĩ mà say mê với nghiệp kinh doanh đang rất khả quan và vẫn còn tràn đầy cơ hội phát triển.

Trong thời gian này, ông Peter Buck vẫn luôn là một cố vấn quan trọng cho ông chủ trẻ mới ngoài 20 tuổi. Đến năm 1974, Fred DeLuca đã mở được 16 cửa hàng, tất cả đều ở vùng Connecticut.

Fred DeLuca rất muốn mở thêm nhiều cửa hàng, ông đặt mục tiêu đến năm 1975 phải tăng số lượng cửa hàng bánh mì Subway lên gấp đôi. Không chỉ là tiền vốn mà ngay cả công việc trực tiếp tìm địa điểm rồi quản lý cũng là quá sức với Fred DeLuca, cho dù ông đã làm việc đến 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Lại một lần nữa, Fred DeLuca được sự trợ giúp của Peter Buck với ý tưởng franchising. Và sau đó một công thức kinh doanh nhượng quyền franchising cho các cửa hiệu bánh mì Subway đã được thiết kế khá chi tiết và hoàn hảo.

Theo đó, Fred DeLuca sẽ hỗ trợ người nhận nhượng quyền kinh doanh trong việc thiết kế, tổ chức cửa hàng, công thức và kế hoạch mua nguyên liệu, quảng cáo, marketing cũng như trợ giúp toàn bộ phần kế toán. Đối tác nhận nhượng quyền kinh doanh được mang hiệu Subway và tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động kinh doanh của mình. Họ vẫn là người chủ thực sự, phải bỏ vốn và chịu rủi ro về kết quả kinh doanh. Subway chỉ thu phí li-xăng một lần duy nhất cùng với một tỉ lệ nhất định doanh thu bán hàng.

Chỉ 10 năm sau nữa, vào năm 1986, Fred DeLuca đã có tới 1.000 cửa hàng tại tất cả các bang của nước Mỹ. Hai năm sau, con số này đã tăng lên gần gấp đôi, với 1.800 cửa hàng.

Khai thác tối đa thế mạnh

Mặc dù thành công như vậy nhưng Fred DeLuca không hề muốn công ty của mình niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ông cho rằng lĩnh vực của mình không cần nhiều vốn và ông vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng trên nguồn lực tự có. Các chuyên gia ước đoán Fred DeLuca sẽ là một tỷ phú lớn nếu giá trị của Subway được định giá trên thị trường chứng khoán.

Sự tăng trưởng rất nhanh cùng với hiệu quả kinh doanh của tập đoàn đã chứng tỏ tài năng quản lý của ông chủ Fred DeLuca rất tốt. Trước kia, Fred DeLuca tự mình làm tất cả mọi công việc. Còn từ khoảng 20 năm trở lại đây ông không còn phải làm như vậy, tuy rằng nhiều khi vẫn rất muốn như ông từng bộc bạch. Hàng tuần ông xem xét đối chiếu, so sánh kết quả kinh doanh của các cửa hàng ăn nhanh Subway.

Ông không phải là cấp trên của các chủ cửa hàng này nhưng lại được hưởng lợi từ kết quả kinh doanh của họ. Vì vậy, mỗi sự biến động bất thường của doanh thu đều làm ông quan tâm. Fred DeLuca đưa ra những lời khuyên, những tư vấn và cả hỗ trợ cụ thể cho các cửa hàng trong hệ thống Subway của mình.

Đã có khá nhiều người nói rằng bánh mỳ của Subway khá đắt tiền, nhưng ông đã thuyết phục thành công rằng “đắt xắt ra miếng”. Tất cả 5 loại bánh mỳ được sử dụng đều do Subway tự làm chứ không phải nhập từ các nhà máy sản xuất công nghiệp. Cả 12 loại xúc xích, thịt nguội và salat mà Subway dùng đều là loại tươi ngon nhất mà khách hàng có thể tự chứng kiến và đánh giá. Fred DeLuca thừa nhận việc chỉ cắt bánh mì, nhét xúc xích, thịt nguội khi khách yêu cầu là quy trình có vẻ thủ công, là điểm yếu về năng suất lao động.

Nhưng mặt khác, Fred DeLuca lại tự tin khẳng định điểm yếu đó chính lại là điểm mạnh của Subway khi cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành cung cấp đồ ăn nhanh. Các sản phẩm của Subway được đánh giá là tốt hơn cho sức khoẻ, không nhiều mỡ dầu, không gây béo phì. Fred DeLuca tự hào vì bánh mì của Subway được khách hàng cho là ngon hơn, không bị quy chung vào nhóm đồ ăn công nghiệp như phần lớn các món ăn Fast-Food khác.

(Theo Thời Báo Kinh Tế VN)

Tỷ phú trở thành hào phóng hay ngược lại?

Nếu đã lọt vào câu lạc bộ tỷ phú đôla, người ta phải quan tâm nhiều hơn tới hoạt động từ thiện, chứ không chỉ chúi mũi lo kinh doanh. Và một khi đã hứa trao tặng quà cho ai, hãy cố gắng thực hiện cam kết đó, nếu không hình ảnh của vị mạnh thường quân giàu có và nổi tiếng sẽ bị huỷ hoại nghiêm trọng.

Chẳng ai kiểm soát nổi Larry Ellison, giám đốc điều hành tập đoàn Oracle. Từ nhà đầu tư, đối thủ cạnh tranh cho tới giới quan sát, ai nấy đều công nhận điều này. Tuyên bố họp với ai, xuất hiện trước công chúng khi nào, với Ellison không là điều quá bận tâm để phải thực hiện. Ông sẽ đến muộn, thậm chí chẳng tới dù đã ấn định lịch.

Và sẽ chẳng có gì phải sốc nếu hôm trước Ellison hứa trao tặng 115 triệu USD cho Đại học Harvard, còn hôm nay lại từ bỏ ý định đó.

Ellison cũng làm khá nhiều việc thiện. Ảnh: AP

Trong một cuộc gặp với Hiệu trưởng Đại học Harvard Larry Summers trước đây, CEO Oracle tuyên bố sẽ tặng trường món quà kể trên. Hai người đã bàn chuyện rôm rả về một học thuyết của ông Summers liên quan đến việc đánh giá chất lượng các chương trình chăm sóc sức khoẻ của chính phủ nhiều nước trên thế giới. Quá hấp dẫn với chủ đề này, Ellison đã kết thúc buổi nói chuyện với cái bắt tay nồng hậu và lời hứa tặng tiền cho Harvard.

Tháng 1/2005, ông Summers buông lời nhận xét rằng thiếu phụ nữ hoạt động trong khoa học và kỹ thuật vì chỉ đàn ông mới thực sự có khiếu về những lĩnh vực này. 2 tháng sau, Harvard tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với vị hiệu trưởng của mình và đến đầu năm nay, ông Summer tuyên bố từ chức.

Sự cố xảy ra với hiệu trưởng Harvard khiến Ellison bắt đầu suy tính lại lời hứa từ thiện thủa nào. Đến khi ông Summers nhận quyết định nghỉ hưu, cũng là lúc thuyền trưởng Oracle chính thức huỷ cam kết cũ. Tệ hại ở chỗ, cả trường Harvard, từ các giáo sư cho tới nhân viên phục vụ, đều cho rằng món quà chẳng liên quan đến việc ai là hiệu trưởng. Dẫu vậy, Ellison quan niệm khi mà người quan trọng nhất của chương trình từ thiện ra đi, chương trình đó sẽ không thể đạt được mục tiêu ban đầu.

"Món quà tặng là ý tưởng của Summers và theo kế hoạch ông ấy là người giám sát việc dùng số tiền đó như thế nào. Nếu vị hiệu trưởng là người sẽ bảo trợ cho chương trình hợp tác của bạn, thế rồi ông ta ra đi, thử hỏi làm sao bạn không băn khoăn về hiệu quả của chương trình đó?", phát ngôn viên của Oracle đặt vấn đề. Kể từ khi ra quyết định huỷ bỏ việc tặng quà, Ellison không trực tiếp đưa ra bất cứ bình luận nào, mà nhường lời cho phát ngôn viên của tập đoàn.

Chẳng riêng gì Ellison, không ít các mạnh thường quân từng rút lại lời hứa của mình như vậy. Năm 2001, người sáng lập ra Netscape, Jim Clark, đã bớt 60 triệu USD trong tổng số 150 triệu USD mà ông hứa tặng cho trung tâm nghiên cứu y học của Đại học Standford. Một năm sau, nhà hảo tâm có tên Robert Thompson cũng rút lại lời cam kết trao 200 triệu USD để xây trường học ở khu vực Detroit (Mỹ), vì những mâu thuẫn chính trị ở thành phố này. Đến 2002, nữ doanh nhân danh tiếng ở Washington (D.C.), bà Catherine B. Reynolds lại được dư luận nhớ tới vì nuốt lời hứa tặng 38 triệu USD cho tổ chức từ thiện Smithsonian. Catherine lý giải bà muốn kiểm soát tốt hơn những khoản đầu tư của mình.

Thật khó để cân bằng mục đích giữa tổ chức từ thiện và các nhà hảo tâm. Một nhà hảo tâm thường lắm tiền và có tầm ảnh hưởng lớn. Món quà tặng có thể giúp làm đẹp hơn hình ảnh của mạnh thường quân, ngược lại cũng có thể huỷ hoại danh tiếng nếu lời hứa từ thiện không được thực hiện. Theo Melissa Berman, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tổ chức tư vấn từ thiện Rockefeller, khó mà giấu được những suy tính thiệt hơn trong thời buổi báo chí và dư luận săm soi nhiều hơn đến hoạt động từ thiện của những người giàu và nổi tiếng.

Thời nay, người cho tiền ngày càng muốn kiểm soát chặt xem đồng tiền của mình được sử dụng như thế nào. Thậm chí, họ còn lường trước giải pháp cụ thể để giải quyết trục trặc trong quá trình giải ngân, thay vì vô tư viết séc mà không cần quan tâm tiền sẽ đi đâu về đâu như trước. Trong khi đó, các tổ chức phúc thiện thì công khai chỉ trích sự thất hứa của những mạnh thường quân giàu có.

Tất nhiên, vẫn có những người làm việc thiện với cả trái tim. Doanh nhân có tài sản nhiều tỷ đôla Bill Gates là một ví dụ. Bill sẽ sớm rời bỏ công việc điều hành hằng ngày ở Microsoft để tập trung nhiều hơn vào hoạt động từ thiện của quỹ Bill & Melinda Gates. Người bạn vong niên của gia đình nhà Gates, tỷ phú Warren Buffet gần đây cũng tuyên bố dốc phần lớn tài sản của mình để chung tay với Bill làm việc thiện.

Những gì mà hai người đàn ông giàu nhất nhì thế giới này đang làm tạo áp lực không nhỏ tới tất cả các tỷ phú khác. "Giờ đây, nếu đã là thành viên câu lạc bộ tỷ phú thế giới, người ta không chỉ biết chăm lo cho công việc kinh doanh của chính mình, mà còn phải chú ý làm những việc thiện nguyện", Leslie Lenkowsky, giảng viên ngành quan hệ công chúng và hoạt động từ thiện của Đại học Indiana bình luận.

Áp lực đó cũng ảnh hưởng phần nào tới Ellison, nhà lãnh đạo tài ba của Oracle. Việc huỷ bỏ lời hứa với Đại học Harvard có thể khiến người ta xem Ellison như một thương nhân máu lạnh chỉ biết kiếm tiền. Song thực tế là danh sách những việc thiện mà ông đã làm ngày một dài hơn trong vài năm gần đây. Những khoản tiền đã dành hoặc hứa dành cho việc thiện chiếm tới 4% tổng tài sản của tỷ phú Ellison, tương đương 690 triệu USD. Hôm 27/6 vừa qua, Ellison cũng giải ngân 100 triệu USD cho quỹ y tế mang tên ông và do chính ông lập ra vào 1998. Ông từng cam kết sẽ rót cho quỹ này 20 triệu USD mỗi năm.

S.L. (theo Business Week)

Người đi tìm ngọc trai

Giữa bạt ngàn cây trái ở mảnh đất cồn Tiên (ấp Tiên Lợi, xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), có một căn nhà doi ra bờ sông với một tấm bảng nhỏ nhoi: Công ty TNHH Bối Ngọc. Đây chính là trại nuôi trai nước ngọt của chị Nguyễn Thị Thu Cúc.

Duyên nợ với ngọc trai bắt đầu từ sự bức xúc của chính bản thân. Chị Cúc kể lại, những lần mua ngọc trai, chị rất băn khoăn “làm sao phân biệt ngọc trai thật và giả? Người bán nói là ngọc trai thật, nhưng sử dụng một thời gian mới phát hiện là giả”. Và tình cờ, truyền hình phát sóng chương trình hướng dẫn nuôi cấy ngọc trai đã đánh thức mơ ước của chị. Từ đấy, chị bị cuốn hút vào bất kỳ những quyển sách, tài liệu nào có liên quan đến ngọc trai.

Một lần đi dã ngoại cồn Tiên, nhận thấy bùn ở đây có những đặc tính thích hợp nuôi ngọc trai, lại tìm được công ty chuyên nuôi ngọc trai ở TP HCM hợp tác cung ứng con giống và kỹ thuật nuôi, chị tậu ngay miếng đất 5.000 m2 ở đây để thực hiện ước mơ của mình.

Ban đầu, chị nuôi thử 6.000 con bằng cách thả nuôi trong lồng và đặt nơi bãi bồi thiên nhiên. Giống trai được nuôi là Trai cánh đen, thường phân bố ở sông Cầu, sông Thương, sông Đáy. Chúng sống ở đáy sông sâu 4-15 m, tốc độ sinh trưởng chậm. Để đạt được chiều dài 14-15 cm và trọng lượng khoảng 140 gram thì mất 3-4 năm. Nếu đưa vào ao nuôi thì tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, chỉ cần mất 2,5-3 năm.

Theo đúng kỹ thuật nuôi, sau thời gian thuần dưỡng và vỗ béo khoảng 3 tháng, những con trai khoẻ mạnh, đủ khả năng tạo ngọc sẽ được chọn lọc để tiến hành cấy ngọc. Thấy khả thi vì trai vào giai đoạn chuẩn bị cấy tạo ngọc, chị quyết định thuê miếng đất cận kề để nuôi thêm 20.000 con.

Nhưng rồi trai nuôi trong lồng ngày càng “ốm o” và “ngót” đi do chết. Mấy trăm triệu đầu tư mua con giống mất trắng. Mày mò từng tài liệu cộng thực tế, chị tìm ra nguyên nhân trai chết: do bị kết dính trong lồng không di chuyển được hoặc bị con hà nước ngọt đeo bám hút chất dinh dưỡng. “Trai là loài tự nhiên, thử trả nó về tự nhiên xem sao?”, nghĩ vậy chị quyết định kết chuỗi thả nuôi trong ao tự nhiên. Cách này không tốn kinh phí trang bị lồng nuôi nhưng phải bổ sung canxi để trai tạo ngọc.

Đến thời được ngọc

Qua 3 năm thử thách, đến năm 2005, Công ty Bối Ngọc đã thu được những viên ngọc lóng lánh sắc màu. Chị Cúc cho biết, bước đầu thu hoạch đạt mức 30%, trong đó 15% là ngọc tốt và 15% ngọc mang dị tật. Sản phẩm có nhiều màu sắc như hồng nhạt, hồng đậm, lam, vàng, trắng sữa... và được kiểm định các tiêu chuẩn về độ dày và ánh màu tại Trung tâm kiểm định đá quý TP HCM.

Nhờ thời gian nuôi cấy lâu (từ 2 năm trở lên) nên hạt trai Bối Ngọc có lớp ngọc dày 1,4 mm, kích cỡ lớn, to nhất là 13 ly và nhỏ nhất là 5,5 ly. Do vậy, người sử dụng càng lâu, càng lau chùi thì ngọc càng bóng đẹp. Chị cho biết, nhờ những đặc tính này mà một thương gia ở Australia đã tìm đến công ty đặt vấn đề nhượng quyền thương hiệu.

Ước mơ tạo ngọc đã thành hiện thực. Giờ chị có thể tự tin giúp người khác phân biệt ngọc trai và giả ngọc. Ngọc thật tạo cảm giác mát lạnh, nặng và luôn óng ánh sắc màu.

(Theo TBKTVN)

 

Bí quyết thành đạt của ông vua nội thất Ikea

Ngày 12/4, một siêu thị bán đồ nội thất nhãn hiệu Ikea nổi tiếng thế giới của Thụy Điển đã chính thức khai trương tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc). Đây là chi nhánh kinh doanh lớn thứ 2 của Ikea trong số 202 chi nhánh của tập đoàn này ở 32 quốc gia.

ềcdgdf
Tỷ phú Ingvar Kamprad. (BBC)

Ikea là hãng kinh doanh đồ nội thất lớn nhất thế giới với đội ngũ nhân viên lên đến 90.000 người và hàng hóa Ikea thu hút nhiều nhất sự quan tâm của người người tiêu dùng. Người ta ví von rằng, số khách hàng tìm xem quảng cáo về đồ nội thất Ikea chỉ đứng sau số tín đồ cơ đốc giáo xem kinh thánh. Và nhân vật đứng đằng sau thành công trong kinh doanh của đế chế Ikea chính là ông chủ người Thụy Điển giàu thứ 4 thế giới, nhà tỷ phú Ingvar Kamprad với tài sản 28 tỷ USD - người vừa tròn 80 tuổi vào ngày 30/3.

Tiết kiệm là bí quyết hàng đầu

Tuy là chủ doanh nghiệp tỷ phú, nhưng Kamprad có nhiều khác biệt với các doanh nhân khác. Ông là người "chân đất" và chính điều này đã giúp ông liên tục thành đạt trong kinh doanh. Kamprad được coi là người có lối sống giản dị tới mức khó tin. Hiện nay, ông vẫn lái một chiếc xe Volvo cũ kỹ đã dùng suốt 15 năm qua. Mỗi khi đi máy bay, ông đều ngồi ghế hạng "tiết kiệm - economy" và khi đi tàu hỏa nội địa thì ông cũng chỉ mua ghế hạng 2. Ông thường xuyên khuyên các nhân viên của hãng phải biết chi tiêu và sử dụng đồ dùng thật tiết kiệm như sử dụng hai mặt giấy, tiết kiệm ở văn phòng... Kamprad luôn là tấm gương sáng về cần kiệm đối với nhân viên của Ikea trên toàn cầu và bỏ ngoài tai những lời dị nghị rằng ông là người ki bo.

Kamprad có một sự nghiệp kinh doanh đáng kinh ngạc. Ông biết chuyện buôn bán từ thủa mới "nứt mắt", biết tự kiếm tiền từ lúc mới 5 tuổi. Ông bắt đầu bước vào công việc kinh doanh từ việc đi mua diêm giá gốc về bán cho hàng xóm và bạn bè với giá rẻ nhưng vẫn có lãi. Từ mặt hàng diêm ông mở rộng gánh hàng rong của mình sang bán cá, cây thông Noel, các loại đậu, bút viết... Chính nhờ kiên trì bán hàng rong mà trong 1 năm Kamprad đã "tậu" được một chiếc xe đạp - phương tiện quý lúc bấy giờ.

Chủ động suy nghĩ, nắm bắt thời cơ

Trong thập kỷ 1950, khi Đảng xã hội dân chủ lên nắm quyền ở Thụy Điển và bắt đầu triển khai dự án xây dựng 1 triệu ngôi nhà ở nước này, Kamprad đã nảy sinh ý tưởng kinh doanh đồ nội thất. Lúc đầu, ông chỉ kinh doanh mặt hàng thông thường, nhưng đến năm 1956 ông mạnh dạn chuyển sang sản xuất các loại bàn ghế có thể gấp được.

Ý tưởng này xuất hiện khi Kamprad quan sát một nhân viên phải tháo chân một chiếc bàn lớn vì nó quá khổ so với xe ôtô của khách hàng. Và thế là những đồ nội thất có thể gấp giá rẻ được hãng Ikea sản xuất hàng loạt và bán rất chạy trên thị trường.

Từ đó, danh tiếng của Ikea dần lan rộng khắp thế giới và Kamprad trở thành "ông vua" của đế chế nội thất này. Tên hãng Ikea là chữ viết tắt tên ông (Ingvar Kamprad) cộng với tên mảnh đất của gia đình (Elmtaryd) và tên của ngôi làng mà ông sinh ra (Argunnaryd). Giờ đây, ông vẫn sống bình dị ở một ngôi làng nhỏ ngoại ô thành phố Lozane (Thụy Sĩ) - nơi ông "định cư" từ suốt 30 năm nay.

(Theo Công Nghiệp)

Nữ giám đốc tuổi 20

Mồ côi cha từ 10 tuổi, mồ côi mẹ khi tròn 19, đó là nỗi đau tột đỉnh đối với một cô gái nhỏ nhắn như Đào Mỹ Ngọc. Chính sự nghiệt ngã ấy đã thôi thúc cô đứng dậy. Công ty Vệ sĩ Vương Gia (TP HCM) ngày càng được nhiều người biết đến cũng bắt đầu nguồn từ sự quả cảm của nữ giám đốc tuổi 20 này.

Mỹ Ngọc
Đào Mỹ Ngọc biết dung hoà giữa cái tâm và cái tài trong quản lý nhân sự. (Đầu Tư)

Ngọc báo hiếu cha mẹ bằng cách phục hưng sản nghiệp mà mẹ để lại. Việc đầu tiên, Ngọc thay đổi trụ sở, đồng phục nhân viên, logo công ty và cả bộ máy nhân sự. Câu slogan của Ngọc đưa ra được khách hàng rất tín nhiệm: "Chúng tôi không nói trước tương lai bạn. Chúng tôi đảm bảo nó!". Từ chỗ ban đầu chỉ vài chục người, đến nay, công ty của Ngọc đã có 300 nhân sự, chuyên bảo vệ ở nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty, nhà sách, siêu thị, nhà hàng, khách sạn... tại thành phố "Hòn ngọc Viễn Đông" phồn hoa này.

Lý do khiến khách hàng luôn hài lòng với Vương Gia vì công ty luôn phục vụ khách hàng bằng cả uy tín, hiệu quả và sự tận tâm. Ngoài ra, Vương Gia còn cung cấp các giải pháp hữu hiệu giải quyết mọi tình huống an ninh đa dạng; luôn cố gắng hết sức để bảo đảm trình độ chuyên nghiệp, cẩn trọng và bảo mật tuyệt đối. Lẽ tất nhiên, việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, hiểu rõ và đáp ứng thích đáng nhu cầu của khách hàng được công ty đặt lên hàng đầu.

Sở dĩ có được điều đó bởi những kỹ năng bắt buộc của vệ sĩ Vương Gia do Ngọc đề ra rất nghiêm túc. Nhân viên phải có kiến thức về những yêu cầu bảo vệ an toàn bắt buộc, cơ bản và nâng cao, phù hợp với tiêu chuẩn chung của ngành; am hiểu pháp luật; có kỹ năng cấp cứu, y tế, cứu hộ, phòng cháy chữa cháy; có trình độ sử dụng các công cụ, trang thiết bị kỹ thuật cao để hỗ trợ cho công việc; có khả năng quan sát con người để khám phá ra những hành động, lời nói đáng nghi ngờ... Đặc biệt, Vương Gia được điều hành bởi đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm về an ninh bảo vệ.

Có được những gì hôm nay, mỗi khi nhìn lại đoạn đường đã qua, Ngọc không khỏi chạnh lòng. Ngọc kể, Công ty thành lập vào tháng 6/2004, đó cũng chính là những tháng ngày mẹ Ngọc mang trong mình căn bệnh nan y. Ý tưởng khởi nguồn sáng tạo cho việc thành lập Công ty Vệ sĩ Vương Gia cũng như xây dựng tiêu chí hoạt động của công ty rất lãng mạn và nhân bản, dựa trên một truyền thuyết phương Tây: "Câu chuyện về Thánh George giết rồng". Tâm nguyện cuối cùng của một bà mẹ trẻ dành cho đứa con gái duy nhất trước lúc yên giấc nghìn thu đã được hoàn thành. Ngọc nói: "Bất cứ nơi nào cũng có thể nguy hiểm, cũng như trong truyền thuyết, bất cứ nơi nào thiện ác cũng tồn tại song song, và Vương Gia nguyện làm người tin cậy cho khách hàng, giải quyết mọi khó khăn có thể theo tinh thần thượng võ của Á Đông và phát huy tính hiệu quả của các anh hùng trong truyền thuyết phương Tây".

Việc tiếp quản gia sản và phát triển sự nghiệp của gia đình để lại không khó bằng việc lãnh đạo trên 300 nhân viên khi tuổi đời còn quá trẻ. Ngọc chia sẻ kinh nghiệm, nếu mình thực sự muốn làm cái gì đó thì phải chịu khó đầu tư. Trong điều hành công ty, bí quyết của Ngọc là nhìn việc chứ không nhìn người. Chính sự dung hoà giữa cái tâm và cái tài trong quản lý nhân sự đã khiến cho cấp dưới nể phục, mặc dù nhiều người trong số đó tuổi đời rất lớn. Kinh nghiệm này Ngọc đã học hỏi được từ mẹ. Cũng cần nói thêm, đến thời điểm này, tâm huyết và công sức của mẹ và Ngọc đầu tư vào công ty này rất lớn, vì vậy, Ngọc quyết phát triển mạnh lĩnh vực này.

Không có nỗi đau nào giống nỗi đau nào. Có nỗi đau khiến con người ta gục ngã, nhưng cũng có nỗi đau thắp sáng cuộc đời của con người đầy nghị lực. Hoàn cảnh, tài năng, đức độ cũng như ý chí và nghị lực của Ngọc đã khiến cho nhiều người và cảm phục.

(Theo Đầu Tư)

Những 'sao' khởi nghiệp từ tay trắng

Trong 20 gương mặt lọt vào chung tuyển giải thưởng Sao Đỏ, nhiều người xuất thân khó khăn, thậm chí lặn lội đêm hôm đi làm thuê. Song ở bất cứ đâu, khát vọng làm giàu, xoay chuyển cuộc sống của mình và bao người cùng cảnh ngộ luôn cháy trong tiềm thức họ.

Anh Trương Anh Tuấn.
Tốt nghiệp cấp III năm 1990, cha mẹ thất nghiệp phải bán cả bộ ván nằm ngủ, anh Phan Hồ Nhựt, Giám đốc Công ty gốm Đồng Tâm
đã cùng cha dạo khắp nẻo đường đóng bao bì thuê cho các cơ sở sơn mài xuất khẩu. Nhận thấy hàng thủ công mỹ nghệ và gốm sứ có nhu cầu xuất khẩu mạnh, lại sinh sống ngay trong làng gốm Biên Hoà, Đồng Nai, anh đã chủ động tổ chức nhận thầu đóng bao bì rồi vận chuyển đến kho các doanh nghiệp xuất khẩu đầu mối tại TP HCM.

Công việc càng bề bộn vất vả khi anh luyện thi vào trường ĐH Kinh tế TP HCM. Sau một năm, anh thấy cần phải tự chủ giao dịch ký kết nên đã tìm cách quan hệ với các đại lý vận chuyển, công ty thương maị rồi nỗ lực tự học ngoại ngữ để trực tiếp giao dịch ký kết và bắt đầu xuất khẩu những lô hàng đầu tiên. Nhà xưởng nhếch nhác không thể tạo được lòng tin với khách hàng, cậu sinh viên trẻ mạnh dạn tìm cách thuê toàn bộ một cơ sở nhỏ kém hiệu quả để sản xuất và giao dịch. Đến nay doanh nghiệp của anh đã có quy mô vốn 33 tỷ đồng, những sản phẩm bình đôn cao trên 2,5m được khách hàng đánh giá ngang với gốm Italy, Tây Ban Nha.

Giám đốc công ty địa ốc Hoàng Quân Trương Anh Tuấn cũng xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo của vùng đất miền Trung. "Xác định chỉ có học vấn là con đường có thể đưa mình và gia đình lên sự công bằng và phá tan những hố sâu ngăn cách giàu nghèo nên tối cố gắng học", anh kể. Trải qua nhiều môi trường làm việc và ngành nghề khác nhau, ở tuổi 36 dù có việc làm ổn định, thu nhập cao song anh vẫn quyết tâm "ra riêng" để thực hiện ước mơ ngày nào. Năm 2000, anh quyết chọn kinh doanh môi giới địa ốc dù quan niệm xã hội lúc đó không nhiều thiện cảm. Hoàng Quân cũng là doanh nghiệp địa ốc đầu tiên mở văn phòng đại diện tại Mỹ, Australia, từ vốn đăng ký 20 tỷ đồng nay vốn đầu tư đã đạt 268 tỷ đồng.

Năm 1990-1991, anh Hoàng Thái Học, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thép Thái Nguyên bắt đầu lập nghiệp bằng việc thành lập trung tâm tin học và sửa chữa điện tử với số vốn ban đầu 10 triệu đồng. Không đủ vốn nên anh phải tự thân vận động và kêu gọi bạn bè hỗ trợ làm ăn. Vừa làm thầy vừa làm thợ, gia đình lại không tin tưởng, công việc làm ăn liên tục gặp khó khăn, anh không đủ tiền thanh toán thuê cửa hàng và buộc phải đóng cửa. Sau thời gian bôn ba tại các doanh nghiệp nhà nước, rồi nước ngoài, có kinh nghiệm, anh quyết lập công ty riêng. Có lúc công ty bị chuyển nhượng và rao bán song anh không nản chí. Hết "thua keo này bày keo khác", sau hơn chục năm hoạt động, doanh nghiệp của anh đã tăng quy mô vốn đầu tư lên gần 300 tỷ đồng. Hiện Công ty cổ phần thép Thái Nguyên sở hữu 5 nhà máy, 10 văn phòng và trên 700 lao động.

Nét chung của những giám đốc trẻ là năng động sáng tạo, khao khát làm giàu song rất quan tâm tới người lao động trong công ty. Từng làm công nhân nhân viên tiếp thị, thủ kho, giao nhận hàng hóa chị Nguyễn Thị Vinh, Giám đốc công ty thương mại Thái Hưng gây dựng doanh nghiệp với số vốn ban đầu 82 triệu đồng lên tới 100 tỷ đồng. Chị thấm thía hơn ai hết những vất vả của công nhân và quyết định đầu tư nhà ăn tập thể, nhà ở cho công nhân, khuôn viên cây xanh, nhà văn hóa, phòng đọc sách báo và nhà thi đấu thể thao.

Anh Hồ Minh Hoàng, Giám đốc công ty tư nhân Hải Thạch cũng quyết định thành lập tổ chức công đoàn từ 7 năm trước đây. Cán bộ công nhân làm việc lâu năm được vay tiền mua xe, mua nhà, vay tiền cho con ăn học với cam kết sau khi ra trường làm việc tại công ty. "Chăm lo cho họ không bao giờ mình lo lúc khó khăn họ bỏ mình ra đi", anh tâm sự.

Việt Phong (VNExpress)


Lấy bằng tin học để làm... nông dân
Cập nhật cách đây 3 giờ 27 phút
Hứa Xuyên Huỳnh
"Gã khùng" Nguyễn Thanh Tuấn với sản phẩm ếch Thái Lan thương phẩm - Ảnh: H.X.H
Tốt nghiệp, lấy bằng cử nhân khoa công nghệ thông tin, loanh quanh một thời gian ở TP Hồ Chí Minh rồi bất ngờ bỏ về quê khai hoang đồi núi. Trang trại tổng hợp giờ trị giá hơn nửa tỉ đồng, nhưng chàng trai 29 tuổi vừa được T.Ư Đoàn khen thưởng vì làm kinh tế thủy sản xuất sắc ấy từng bị xem là một... "gã khùng".

Người "rẽ trái"

Khi nhận tấm bằng cử nhân công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh cũng là lúc Nguyễn Thanh Tuấn bị mất chiếc xe máy Trung Quốc - "đồ nghề" chạy thồ thời sinh viên. Ấy là cuối năm 2002. Là con đầu của gia đình nông dân nghèo ở Tam Hiệp (Núi Thành - Quảng Nam) có đến 6 người con, Tuấn phải vừa học vừa làm thêm đủ thứ nghề: chạy bàn tại các quán Dòng Sông Xanh, Sakê (Bình Thạnh), phụ hồ ở quận 5, dạy kèm. Dành dụm ít tiền anh bèn mua lại chiếc xe máy cũ,  đi thồ "nhàn" hơn chút ít...

Ra trường, Tuấn lại đầu quân cho nhiều công ty du lịch, nước giải khát, bảo hiểm ở TP.HCM, đến khi có ít vốn nhỏ lại hùn với bạn bè mở dịch vụ giới thiệu việc làm, môi giới nhà đất, buôn bán máy vi tính. Lại tiếp tục... thua lỗ. Bỏ về quê, đang kỳ giải tỏa trắng cho Khu kinh tế mở Chu Lai, Tuấn bàn với gia đình lấy từ tiền bồi thường thiệt hại để mua đồi D35 bên thôn 5 Tam Hiệp. Dạo ấy, ai gặp Tuấn cũng bảo: "Sao mày khùng quá vậy?". Mua thêm những khoảnh ruộng xung quanh, trang trại của Tuấn giờ rộng 2,5 ha với một núi công việc đang chờ: coi ngó hơn 23 nghìn con cá lóc, basa, điêu hồng, trê lai, ếch Thái Lan ở 35 hồ lớn nhỏ, 100 con heo và bò lai sind, hàng nghìn cây dó bầu và cây ăn quả. Mới cầm được hơn 160 triệu đồng tiền lãi nhưng xem ra cơ nghiệp của "gã khùng" đã khá vững chãi: ngót nghét 600 triệu đồng...

Nông dân thời @

Tấm bằng cử nhân công nghệ thông tin của "gã khùng" thoạt xem không mấy ăn nhập với công việc đầu tắt mặt tối ở trang trại. Song những lần lang thang trên mạng giúp anh tìm kiếm thông tin về quản lý trang trại, trao đổi kinh nghiệm hoặc áp dụng mô hình sinh sản tự nhiên của ếch từ một website Thái Lan... "Ý tưởng lập trang trại của tôi xuất phát từ những đợt tình nguyện Mùa hè xanh khi còn là sinh viên. Tôi "học" từ nông dân Cần Thơ, Long An cách nuôi cá, ếch... và từ đồng bào Gia Lai cách nuôi heo. Nhưng khi về Quảng Nam, thời kỳ đầu nuôi con gì cũng... chết vì thiếu kỹ thuật, lại phải làm thêm một "cuốc" vào miền Tây tham khảo" - Tuấn tâm sự. Giờ thì đã có khoảng 4 nghìn nông dân ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk đến tham quan trang trại trên vùng đồi hoang hóa ấy.

Mãi đến tháng 8/2005, "gã khùng" mới thật sự đột phá khi cầm 16 triệu đồng đi mua 100 con ếch Thái Lan giống đầu tiên về nuôi. Chưa đầy một năm sau, ếch thương phẩm không đủ cung cấp cho thị trường từ Đà Nẵng vào Nha Trang. Ở Quảng Nam, chỉ có 2 sản phẩm tiêu biểu của người nông dân chính thức "vào" siêu thị Metro Đà Nẵng: cá điêu hồng từ trang trại Tuấn và rau làng nghề Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Từng nhận giải thưởng "Phát minh xanh Sony" về đề tài ô nhiễm môi trường từ thời sinh viên (năm 2002), năng lực sáng tạo của "gã khùng" tiếp tục phát huy, như nghĩ ra chuyện thắp bóng điện tròn để "kiếm" phù du làm thức ăn cho cá lóc...

Trọn một buổi đi thăm trang trại, chỉ nghe duy nhất một lần Tuấn buột miệng: "Làm cũng cực lắm, anh!". Còn hầu như lúc nào ông chủ trẻ ấy cũng lạc quan. Anh hướng dẫn kỹ thuật, chia sẻ thị trường, thậm chí bán ếch giống rẻ phân nửa và để nợ cho những thanh niên nghèo trong vùng... không chút đắn đo. Chính sự kiên trì và không cam chịu ấy mà đã có 5 anh em trong gia đình Tuấn theo học các trường đại học, cao đẳng ở TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt. Riêng "gã khùng", năm 1997 khi còn là học viên của Trường chuyên môn kỹ thuật Hội An (thuộc Quân khu 5) đã từng giành huy chương vàng 100m tại hội thi Chiến sĩ khỏe toàn quốc. Giờ đây, Tuấn cũng đang có những "bước chạy" mạnh mẽ trên vùng đồi hoang dù có phần hơi... lạc nhịp so với những gì học được ở trường lớp.

Hứa Xuyên Huỳnh

 



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Bí quyết làm giàu [12.04.2012 18:04]
Đầu tư chứng khoán [09.02.2007 22:48]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 472 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 403 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 366 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 343 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 340 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 290 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 247 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.