Thơ Ngô Xuân Diệu
16.10.2006 06:15
Thi sĩ Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu
Ông sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 (năm Bính Thìn). Cha ông là Ngô Xuân Thọ, vốn quê ở xã Trảo Nha (vì thế có khi Xuân Diệu ký dưới bài viết là Thảo Nha), nay là xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ tú tài kép Hán học, vào Bình Định dạy học, lấy vợ là Nguyễn Thị Hiệp, sinh ra Xuân Diệu tại van Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Xuân Diệu thửo nhỏ học chữ Nho và chữ quốc ngữ với cha, rồi đi học ở Quy Nhơn, trường Bưởi (Hà Nội), trường Khải Định (Huế).
Năm 1940, Xuân Diệu đỗ tham tá nha Thương chính vào làm ở ty Thương chính Mỹ Tho (nay là Tiền Giang).
Sau 4 năm làm công chức, Xuân Diệu thôi việc, ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn.
Sinh ra và lớn lên ở quê mẹ, Xuân Diệu thường nói đến tác động của thiên nhiên nơi đây (Quy Nhơn) đối với hồn thơ nồng nàn, sôi nổi của ông, đặc biệt là những ngọn gió nồm ("Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát") và những con sóng biển ("Như hôn mãi ngàn năm không thỏa, Bởi yêu bở lắm lắm, em ơi!"). Người ta còn nghĩ tới một lý do khác: ông là con vợ lẽ, phải xa mẹ từ nhỏ và thường bị hắt hủị Hoàn cảnh ấy khiến ông luôn luôn khao khát tình thương và sự thông cảm của người đờị
Xuân Diệu một mặt đã chịu ảnh hưởng tư tưởng và văn hóa Pháp một cách có hệ thống trên ghế nhà trường, mặt khác, do xuất thân từ một gia đình nhà nho (con một ông ú kép, tức hai lần đỗ tú tài Hán học), lại tiếp thụ được một cách tự nhiên ảnh hưởng của nền văn hóa truyền thống. Vì thế có thể tìm thấy ở nhà thơ sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại, Đông và Tây trong tư tưởng và tình cảm thẩm mỹ. Tất nhiên, Tây học vẫn có ảnh hưởng sâu đậm hơn.
Ngày 18 tháng 12 năm 1985, Xuân Diệu từ trần sao một cơn đau tim đột ngột.
Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, nghiên cứu phê bình văn học, dịch thuật. Tất nhiên, ông trước hết vẫn là một nhà thơ - một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đạị.
Xuân Diệu viết nhiều, có khoảng 450 bài thơ. Một số lớn chưa được xuất bản. Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Thơ Thơ 1938), Gửi Hương Cho Gió (1945), Ngọn Quốc Kỳ (1945), Một Khối Hồng (1964), Thanh Ca (1982), Tuyển Tập Xuân Diệu (1983); truyện ngắn Phấn Thông Vàng (1939); và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới. Ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương đến cho thi ca. Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh và hương vị trong Thơ Thơ, pha lẫn chút vị đắng cay trong Gửi Hương Cho Gió. Nhiều câu nhiều bài chịu ảnh hưởng từ thi ca lãng mạn Pháp.
Những bài thơ của Xuân Diệu
Anh đã giết em
Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh Từ đây anh không được yêu em ở trong sự thật Một cái gì đã qua, một cái gì đã mất Ta nhìn nhau, bốn mắt biết làm sao ? Ôi! Em mến yêu! Em vẫn là người anh yêu mến nhất Cho đến bây giờ ruột anh vẫn thắt Tim anh vẫn đập như vấp thời gian Nhớ bao nhiêu yêu mến nồng nàn, Nhớ đoạn đời hai ta rạng rỡ Nhớ trời đất cho anh mở Nhớ Muôn thuở thần tiên. Ôi! Xa em, anh rơi vào vực không cùng Đời anh không em, lạnh lùng tê buốt Nhưng còn anh, còn em, mà đôi ta đã khác Ta: hai người xa lạ - phải đâu ta! Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh Đêm nào anh cũng đi quanh em mà khóc Anh vẫn ước được em tha thứ Anh vẫn yêu em như thuở ban đầu Thế mà tại sao ta vẫn xa nhau ? Tại em cố chấp Tại anh đã mất Con đường đi tới trái tim em Anh đã giết em rồi, anh vẫn ngày đêm yêu mến. Em đã giết anh rồi, em vứt xác anh đâu.
Anh Là Người Bạc Bẽo
Ngẫm cho kỹ anh là người bạc bẽo, Em yêu rồi, anh đã vội quên ngay Mới hôm kia tình tự đến mê say Sang bữa nay anh làm như mất hết Anh đòi mãi như một kẻ keo kiệt, Trong hồn anh tình ái chẳng lâu sao ? Anh không chắt chiu dành dụm tí nào, Là đất xấu hạt gieo không nảy nở Nên anh mới luôn luôn nghèo khổ Giận hờn như anh chẳng được em yêu Mà thật ra em yêu dấu rất nhiều Ngẫm cho kỹ anh là người bạc bẽo .
Anh thương em khi ngủ
Anh thương em khi ngủ Phong thái rất hồn nhiên Em ngủ như trẻ nhỏ Ngon say một giấc liền
Tay em thả xuôi xuôi Như bay vào cõi mộng Mắt em khép dài dài Dưới trán em lồng lộng
Em nằm in trẻ nhỏ Trong chiếc võng yêu thương Anh dệt giăng khắp chỗ Trong phòng, quanh quất giường.
Anh thức nhìn em ngủ Anh canh giấc cho em Anh lắng nghe nhịp thở Ngực em đều xuống lên.
Trở mình tay ấp má Anh thương em dáng người Tin cậy vào cuộc sống Tin ở anh trong đời
Sau một ngày đẫy việc Chúc em tôi giấc lành Anh vô cùng sung sướng Nếu em mơ thấy anh.
(17-9-1966)
Anh về Ấm Thượng tìm em, Nhà gianh một túp, hương đêm một vùng. Bóng xanh vườn nhãn um tùm, Khói ngưng mặt nước, sương trùm đầu non
Anh về Ấm Thượng
Anh về Ấm Thượng thăm em, Gọi tên yêu, khẽ gõ rèm cọ khô, Em đang thức ngủ mơ hồ Tưởng rằng anh ở trong mơ gọi thầm.
Thấy anh, em xiết nỗi mừng Nhìn em, gương mặt sáng bừng đêm khuya. Làng không một tiếng chân đi, Trái tim ta chuyện thầm thì cùng nhau.
Đêm về Ấm Thượng chưa lâu, Núi sông, cây cỏ nhuộm màu thần tiên, Chỉ cần một ánh nhen lên, Một lời ý hiệp nên thiên sử tình. Áo em
Áo em để lại dáng hình Treo trên mắc áo cho mình thấy thương Đôi vai nho nhỏ bình thường Khuỷu tay áo gợi hình xương tay gầy .
Sờn sờn đôi chỗ đâu đây . Áo em nhuộm chắc, xanh tày biển xa, Mấy khuy cúc áo thật thà . Ngắn rồi - em để về nhà mặc thêm .
Áo nhìn anh thật thương em Hiểu còn gian khổ cho nên tay gầy . Áo em gần với anh thay ! Những khi khoai sắn là ngày cùng nhau .
Áo em thoang thoảng hoa câu Áo em say đắm một màu trầm hương Áo em ngày nhớ đêm thương Áo em chín nắng mười sương anh chờ
Bên Ấy Bên Này
Lòng ta trống lắm, lòng ta sụp Như túp nhà không, bốn vách xiêu Em chẳng cứu giùm, em bỏ mặc Mưa đưa ta đến bến đìu hiu .
Em ở bên mình : ta ngó say : Song le bên ấy với bên này Cũng xa như những bờ xa cách Không có thuyền qua, không cánh bay .
Ta thấy em xinh, khẽ lắc đầu Bởi vì ta có được em đâu ! Tay kia sẽ ấp nhiều tay khác Môi ấy vì ai sẽ đượm màu .
Họ sẽ ôm em với cánh tay, Và em yêu họ đến muôn ngày Thôi rồi ! Em chẳng thờ ơ nữa, Nhứ đối cùng ta tự bấy nay .
Như đối cùng ta giữa cảnh mưa, Mà lòng không hiểu, trán bơ vơ, Không tăng âu yếm trong câu nói, Trong mắt còn nguyên vẻ hửng hờ .
|