Cộng đồng VN tại Montréal
02.10.2008 18:33
Người Việt Tại Montréal
Hiện diện tại thành phố Montréal từ trước năm 1975, là những sinh viên Việt Nam, theo học tại các đại học ở Quebéc , cọng với những sinh viên đã tốt nghiệp tại các đại học Hoa Kỳ, không hồi hương, sang định cư, làm việc.
Theo bài báo : 'giới thiệu thành phố Montréal', của thông tín viên Ðỗ Quang, trên tạp chí Liên Hội số 29 năm 1992, con số người Việt ở Montréal vào thời trước 1975 có khoảng 200 người. Sau quốc nạn 30 tháng 4-1975, cũng theo ông Ðỗ Quang, số lượng này tăng đến 3000 người. Với lối thoát vượt biển tìm tự do, cọng với chương trình' đoàn tụ gia đình' , dựa theo tài liệu của người bản xứ, ông Ðỗ Quang phỏng chừng đã có đến 40.000 người Việt, trên đất Montréal, tính đến năm 1992. Hiện nay, năm 2000, số lượng người Việt tăng khoảng 5%. ..... Cũng như nhiều sắc tộc khác, người Việt tại Canada nói chung, tại Montréal nói riêng, một mặt lo ổn định đời sống, hội nhập với xã hội mới, một mặt lo bảo tồn, phát huy nguồn gốc và tinh thần dân tộc của mình. Hương tình đồng hương đã sớm giúp những người xa tổ quốc tìm lại với nhau. Mái chùa, nóc giáo đường, phòng họp mặt...là những tụ điểm thiết yếu, đã sớm được thành lập, phát triển, giúp cho sự đánh giá có cơ sở xác định tầm lớn mạnh của một cộng đồng trên xứ người.Tại Montréal, người Việt đã và đang có những cơ sở, hội đoàn: - Cộng đồng Công giáo Việt Nam tại Montréal, đt:948-4389
- Thánh thất Cao Ðài tại Montréal, đt : 731-9332 và 278-3469
- Hội Tín hữu Cao Ðài Montréal, đt: 744-9114
- Hội thánh Tin Lành Việt Nam, đt: 683-3285
- Hội thánh Tin Lành Cơ Ðốc Việt Nam, đt: 737-6863
- Trung Tâm Phật học văn hoá và xã hội Huyền Không, đt: 276-2956
- Hội Phật Học Làng Cây Phong : đt: 465-0618
- Chùa Quang Âm , đt:735-9425
- Chùa Tam Bảo, đt : 733-3841
- Chùa Liên Hoa, đt : 672-7948
- Chùa Thuyền Tôn, đt : 948-4540
- Tổ Ðình Từ Quang, đt: 525-8122
- Hội Người Vượt Biển
- Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Vùng Montréal,đt: 340-9630
- Hội Cựu Quân Nhân
- Hội Phụ Nữ Việt Nam. đt: 676-0120
- Hội Y Sĩ Việt Nam tại Canada, đt: 323-2905
- Hội Dược Sĩ Việt Nam
- Hội Tuổi Vàng Rồng Vàng, đt: 738-8709
- Hội Cao Niên Thân Hữu, đt: 484-0209
- Trung Tâm Người Việt Cao Niên Montréal, đt: 341-9929
- Liên Hội Sinh Viên Việt Nam
- Trung Tâm Văn Bút Việt Nam tại Québec
- Liên đoàn Hướng Ðạo Việt Nam, đt:462-2521
- ...
Ðời sống người Việt tại thành phố Montréal nhìn chung nằm trong mức ổn định, khả quan, đa số đã trở thành công dân Canada, với hai quốc tịch trên người. Họ sinh sống trong đủ ngành nghề, từ lao động chân tay đến lao động trí óc. Người làm công, kẻ làm chủ, mọi sinh hoạt ăn khớp, theo kịp với các sắc tộc di dân khác, lẫn người bản xứ. Người làm công hiện diện hầu hết ở các hảng, xưởng, xí nghiệp...đủ mọi ngành : từ may mặc, in nhuộm, bố thắng, điện tử ... đến bưu điện, cảnh sát, các cơ quan nhà nước. Theo tài liệu của ông Ðỗ Quảng, trước năm 1992, Montréal đã có 200 y sĩ Việt nam có bằng hành nghề, 160 dược sĩ, và 50 nha sĩ. Các con số này, ngày nay chắc đã tăng gấp bội , vì sinh viên Việt Nam tốt nghiệp Y Nha Dược mỗi năm một nhiều. Ðiều quan trọng, cần ghi nhận là dù ở bất cứ công việc nào, công nhân gốc Việt cũng được đối đãi bình đẳng, không bị bóc lột sức lao động. Họ được hưởng đầy đủ mọi qui chế như người bản xứ. Về thành phần tự làm chủ công việc của mình, người Việt mở hảng xưởng điện nước, may mặc, kiến trúc xây dựng nhà cửa, garage xe, các loại máy móc điện tử...Rải rác trong trong thành phố, chen chúc, sánh vai với người bản xứ, người sắc tộc khác là những cửa hàng của người Việt, từ thẩm mỹ viện, hiệu uốn tóc đến tiệm hoa, tiệm vàng, hiệu ảnh, trung tâm thực hiện vidéo, trung tâm cho thuê vidéo...đến cả vũ trường cũng có mặt. Dĩ nhiên các dược phòng, các tiệm thuốc tây, các phòng mạch của bác sĩ, nha sĩ, các văn phòng luật sư, chưởng khế, địa ốc, du lịch đều hiện diện đông đảo. Nhưng nhộn nhịp, nhiều màu sắc nhất có lẽ là những cửa hàng ăn uống. Những món ăn đậm đà hương vị dân tộc, từ độc đáo, cầu kỳ đến đơn giản, bình đạm đều có mặt trên thành phố ấm tình người này. Phở, Chả Giò có lẽ là hai món làm quen với khẩu vị người da trắng nhanh nhất. Ngày nay thực khách gốc Việt không còn được cái ngạc nhiên thích thú trước những bàn tay to lớn đánh vật với đôi đũa bé nhỏ một cách vụng về, tích cực. Dù phải dành nhiều thời gian cho công việc mưu sinh, người Việt cũng không thiếu vắng trong nghĩa vụ của một công dân mới. Họ hiện diện đông đảo trong mọi phòng phiếu của chính quyền tổ chức. Họ tham gia, chia xẻ hết mình trong nhiều lễ lạc, cuộc vui công cộng. Với bản tính ngay thẳng, hòa nhã, người Việt Montréal đã thật dễ dàng hội nhập vào một xã hội đa văn hoá . Tình trạng kỳ thị màu da không bắt gặp ở thành phố này. Một kiểm nghiệm đơn giản : hãy vào bất cứ một phòng mạch của một bác sĩ hoặc nha sĩ Việt Nam, màu da của thân chủ ông ta có lẽ đã thay được cái kết quả. Ðiều này, hình như không phải là dễ có trong một thành phố nằm ngoài đất nước Canada. "Cộng Ðồng Quốc Gia Vùng Montréal", đó là tên gọi của một hội đoàn được thành lập đã khá lâu. Trải qua nhiều nhóm điều hành, không thể không gặp những khó khăn, trở ngại, nhưng đến ngày nay, tổ chức này vẫn duy trì được một tạp chí, đó là điều đáng tán thưởng. Một công việc có ý nghĩa khác : tổ chức ngày hội Tết hằng năm, cũng là một điểm son của Cộng Ðồng Quốc Gia Vùng Montréal. Không phải người Việt nào ở Montréal cũng là hội viên của Cộng đồng. Nhưng số lượng người tham dự, dù không hoan hô ,cũng đã là những tràng pháo tay dành cho những người tổ chức.Ước mong tinh thần dân tộc và hai chữ: Quốc Gia luôn luôn sống còn. ( xem trang ảnh ) Lê Bảo Hoàng hội chợ tết Nguyên Ðán mỗi năm nhà thờ Công Giáo Việt Nam chùa Linh Sơn chùa Tam Bảo 1 * chùa Tam Bảo 2 * chùa Tam Bảo 3 * chùa Ðại Tòng Lâm Tam Bảo Sơn 1 * chùa Ðại Tòng Lâm Tam Bảo Sơn 2 * chùa Ðại Tòng Lâm Tam Bảo Sơn 3 * chùa Quan Âm Tô Ðình Từ Quan Tu Viện Huyền Không (bên trong) ghi chú: Chùa Tam Bảo có mặt tại Montréal từ năm 1982, dưới sự sáng lập của Thượng Tọa Thích Thiện Nghị, tục danh Lê Qúi Tấn , sanh ngày 01 tháng 11 năm 1933 tại Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa, miền Trung Việt Nam. Thượng Tọa Thích Thiện Nghị từng du học thành tài tại Ðài Loan. Thượng Tọa tham gia phiên dịch Ðại Tạng Kinh Phật Giáo ra tiếng Việt và ở trong ban nghiên cứu dòng lịch sử Việt Nam bằng chữ nôm, bên cạnh Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Ðại Ðức Nữ Trí Hải, Ðại Ðức Tuệ Sĩ, Ðại Ðức Trí Siêu (Lê Mạnh Thác)...vv.. Thượng Tọa Thích Thiện Nghị vượt biên ngày 12 tháng 7 năm 1979 đến Pulau Bidong, và định cư tại Montréal năm 1980.
ghi chú: Muốn tìm hiểu thêm về sinh hoạt Phật sử của Chùa Tam Bảo, mời tìm đọc Ðặc San "Tiếng Chuông Chùa", một đặc san dày 280 trang giấy trắng tốt, khổ 21 x 28 với hàng trăm hình ảnh màu ghi lại những sinh hoạt Phật sự, do Ðại Ðức Tổng Thư Ký Thích Nữ Quảng Oánh, chủ bút, chăm sóc. Liên lạc điện thoại (514)733.3841 Chùa Tam Bảo Sơn Phật lịch 2340 (1995) ngày đào móng : 26.6.1995 (29 tháng 5 Qúi Hợi) ngày hoàn thành :16.10.1995 (22.8 Qúi Hợi) Lễ Lạc thành: 29.6.1996 (14-5 Bính Tý) trị giá xây cất : 600.000 gia kim khai sáng và thanh lập: Hòa Thượng Thích Thiện Nghị Niên đại quốc gia Canada : Thủ tướng Jean Chrétien Thủ tướng Québec : Lucien Bouchard (Theo tài liệu của Thánh Ðịa Ðại Tòng Lâm Tam Bảo Sơn,trang13) Những hình ảnh có dấu hoa thị (*) sau tên ảnh được rút từ Tiếng Chuông Chùa Và Thánh Ðịa Ðại Tòng Lâm Tam Bảo Sơn
|