Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 11
 Lượt truy cập: 25896964

 
Bản sắc Việt » Du học, Di trú Canada,USA... 02.12.2024 10:03
Tại sao tôi chọn Canada
09.06.2008 13:57

Chuyện cuối tuần: Phải chăng tình người ở Mỹ lạnh như băng đá???
Ông gia bị xe đụng văng ra đường
mà bao nhiêu người cứ bình thản lặng lẽ đi qua…
Photo courtesy: AFP, Jun 08, 2008

Photo courtesy: AP
Photo courtesy: AP

Cali Today News – Tám Tàng từng bị một cú té quá mạng ở Mỹ, trời thì mưa, đường thì trơn, giày thì… hỏng bám, nó quăng cáí thân già Tám Tàng theo thuật ngữ “chổng bốn vó” và tư thế nằm trêm đất thì không thế nào gọi là đẹp mắt được.

Một cái gái Mễ đi ngang lo lắng hỏi: “You’re OK?”, Tám Tàng trổ hết phép lịch sự: “no problem, thanks!” Dù đau thấy 36 ông Sao, Tám Tàng hơi ngạc nhiên là cô gái chỉ hỏi chứ không hề đến đỡ Tám đứng dậy!

Tám sẽ thấy đỡ tủi nếu như ngày 5 tháng 6 năm nay, Tám đọc bảng tin của AP theo đó thì “một ông lão 78 tuổi bị một tên lái xe đụng (đụng xong bỏ chạy) hất tung lên trời như con búp bế và nằm bất động trên đoạn đường xe cộ và người ngợm qua lại tấp nập ở thành phố Hartford của Connecticut.”

Không một chiếc xe nào, không một người đi bộ nào ngưng lại để coi ông lão khốn khổ nằm bất động ra sao, sống chết thế nào. Tờ báo lớn nhất của thành phố chạy ngay hàng chữ tổ bố hôm sau: “SO INHUMANE” (dịch nôm na là “Quả là bất nhơn!”) và người cảnh sát trưởng thì thở dài: “Chúng ta không còn lương tâm con người!”

Me xừ Daryl Roberts, tên ông cảnh sát, cắt nghĩa: “Tôi giận dữ là do những gì tôi thấy trên băng video. Quá rõ ràng, thật là xấu hổ, chúng ta đối xử với nhau như thế sao?”

Jose Cordero, 37 tuổi, đang đứng với mấy người bạn, kể lại: “họ để ông già nằm như một con chó”. Robert Luna, vốn đang làm việc tại một tiệm gần bên nói: “Không có bất cứ ai làm bất cứ cái gì”.

Vui nhất là cả hai me xừ điển trai này cũng… quên nói tại sao “họ không chịu làm bất cứ cái gì, chỉ đứng ngó cho vui vậy thôi!”

Tám Tàng thấy hông, chuyện của Tám Tàng là… muối tiêu bỏ biển so với chuyện cụ ông nói trên. Tám còn được người đẹp Mễ Tây Cơ hỏi han chút đỉnh mà còn thấy tủi, ông lão mà có sống sót được sau này còn tủi thân tới đâu?

Cái thành phố 125,000 dân này vui lắm nghen Tám. Cách đó mấy hôm, chính ông Nicholas Carbone, cựu Phó Thị Trưởng, nay đã 71 tuổi, đang lò dò đi ăn sáng thì bị kẻ cướp đánh đập dã man để cầm nhầm vài món. Ông cụ bị đánh đến nỗi phải nằm viện và phải giải phẩu não sau đó, mặc dù cụ hỏng có ung thư não như cụ Kennedy nhà mình!

Hèn chi xếp cảnh sát Roberts chẳng than: “Hồi xưa thì được dạy dỗ đưa người già qua đường, bây giờ khám phá oánh người già hộc máu cướp của là ăn chắc!”

Nước Mỹ lạnh lùng?

Cũng khó nói, thứ nhất con người thời mạt Pháp thì chỗ nào mà chẳng cư xử theo kiểu… mạt rệp, nhưng chuyện này làm ê mặt xứ Cờ Hoa quá chừng, hèn chi dân Canada được phe ta ưa thí mồ mà tới trên 50% dân Canada tuyên bố “hổng ưa nổi anh Mỹ”.

Nhưng như thế thì tại sao me xừ Bill Gates bỏ ra bạc tỉ giúp đỡ nhiều người trên thế giới, tại sao theo thống kê hàng năm dân Mỹ bố thí đứng đầu hoàn vũ và tờ Reader’s Digest chuyên đăng những mẫu chuyện “anh hùng hảo hớn Hoa Kỳ” xả thân cứu đồng loại rất cảm động?

Thôi thì ta tự an ủi nhau: “Tại cái gì cũng tương đối trên cõi hồng trần.’ Cũng nhiều khi hệ thống luật của Mỹ cũng… ngộ, khiến phe ta ê càng. Đã có chuyện chủ tiệm rót ly nước nóng cho bà cụ uống thuốc sau đó bị “sue” tơi bời vì ly nước… nóng quá, làm phỏng miệng bà cụ. Còn chuyện ếch nhái, ruồi nhặng hay “cái lóng tay” rơi vô ổ bánh mì khiến tui nổi nóng, tui kiện cả công ty ra tòa đòi bồi thường bạc triệu là chuyện hơi bị nhiều.

Có thể phe ta nghĩ tới mấy chuyện ruồi bu đó mà ngại ngùng, nhưng Tám thấy hôn, ngày cuối xuân nắng còn đẹp mà đọc tin ‘ông cụ nằm sõng soài như con chó trên đường trên vũng máu chẳng ma nào tới giúp’, nghe sao giống “âm hưởng đêm đông lạnh giá, lũ khách lê gót…” quá Tám à!

Thôi thì… ở chỗ nhân gian này còn vạn điều chưa hiểu, và càng hiểu không ra lúc cuối đời.

Hồng Quang (Cali Today)

2006: Hơn 10,000 Công Dân Mỹ Qua Canada Sống, Cao Kỷ Lục   Việt Báo Thứ Sáu, 8/3/2007, 12:02:00 AM

WASHINGTON  -    Số lượng công dân Hoa Kỳ di chuyển qua Canada trong năm qua là cao kỉ lục, tăng 20% so với năm trươc, và tăng gấp đôi so với thời điểm 2000. Canada là 1 xứ sở trầm lặng, không xẩy ra nhiều việc, ngoài môn bóng trên băng (hockey) và uống bia, nhưng có sưc thu hút hàng ngàn người từ Hoa Kỳ.

Theo thống kê của Hội nghiên cứu Canada, trong năm qua có 10,942 công dân Hoa Kỳ dời cư sang Canada, so với năm trươc là 9,262 và năm 2000 chỉ là 5,828.
Dĩ nhiên, làn sóng người Canada di chuyển về hướng nam lớn hơn nhiều - nhưng, tình trạng chênh lệch đang thu hẹp.

Năm ngoái, 23,913 dân Canada sang Hoa Kỳ, giảm nhiều so với năm 2005 là 29,930. Đưọc biết, trong thời kỳ chiến cuộc VN, Canada thu hút mỗi năm từ 22,000 đến 26,000 người Mỹ, đa số là thành phần trốn quân dịch. Thực tế hiện nay là khac, có thể phát sinh từ cac lý do chính trị, xã hội.

Ông Jack Jedwab, giám đôc Hội, cho biết những người di cư sang Canada là giới có học cao, không phải là người không tìm được việc làm trong nước - ông tin rằng Canada có môi trường an toàn hơn, và không gây căng thẳng, những người di cư không thich chính trị và không tán thành chiến cuộc Iraq.

Bà Jo Davenport, tac giả cuốn "The Canadian Way" di cư từ Alanta đến Novia Scotia cuối năm 2001 kể ra lý do chính trị, nhất là cac quyết định của TT Bush sau vụ 11-9 - bà nói : ở Canada thì khac hẳn, mọi người quan tâm đến nhau.


 

THỜI HẠNH PHÚC NHẤT

Đó là ngày 15 Tháng sáu, và chỉ còn 2 ngày nữa là tôi đã bước sang tuổi 30. Tôi bỗng cảm thấy một nỗi bất an sẽ len vào thập kỷ mới của đời mình và lo âu những năm tươi đẹp nhất của cuộc đời giờ đây chỉ còn là quá khứ. 

Thói quen hàng ngày của tôi là đến phòng tập thể dục trước khi đi làm. Mọi buổi sáng tôi đều gặp ông bạn Nicholas ở phòng tập. Ông đã 79 tuổi và dáng dấp còn tráng kiện. Khi tôi chào Nicholas ngày hôm đó, ông đã nhận ra tôi đã không tươi tắn như mọi ngày và hỏi điều gì đã xảy ra. Tôi tâm sự với ông về nỗi lo lắng khi sắp bước sang tuổi 30. Tôi tự hỏi làm sao tôi dám nhìn lại đời mình nếu tôi bước vào cái tuổi của Nicholas. Tôi hỏi ông: "Thời đẹp nhất của cuộc đời bác là lúc nào hở bác?"

Không chút ngần ngại, Nicholas trả lời: " Joe à, đây quả là một câu trả lời triết lý cho câu hỏi đầy triết lý của cháu đấy:

"Khi bác còn là một đứa trẻ ở Áo và được nuông chìu trong vòng tay ưu ái của cha mẹ, đó là thời hạnh phúc nhất đời bác.

"Khi bác đến trường và sống thời học sinh, đó là thời hạnh phúc nhất đời bác

"Khi bác kiếm được việc làm, được tín nhiệm và trả lương xứng đáng, đó là thời hạnh phúc nhất đời bác.

"Khi bác gặp được người vợ mình và biết yêu, đó là thời hạnh phúc nhất đời bác.

"Khi chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra, bác cùng vợ bác phải vượt biển tị nạn, vợ chồng bác cùng đến được Bắc Mỹ an toàn, đó là thời hạnh phúc nhất đời bác.

"Khi vợ chồng bác đến Canada và bắt đầu cuộc sống gia đình, đó là thời hạnh phúc nhất đời bác.

"Khi bác được làm cha, chăm sóc lũ trẻ lớn lên, đó là thời hạnh phúc nhất đời bác.

" Và bây giờ, Joe ạ, bác đã 79 tuổi rồi. Bác vẫn còn khỏe mạnh và cảm thấy thư thái và hạnh phúc với người vợ của mình y hệt như thuở đầu tiên mới gặp nhau, đó là thời hạnh phúc nhất đời bác.

Từ  Chicken soup for the soul

                                                                    Nhị Tường dịch

Theo cuộc thăm dò hằng năm của tổ chức New Economic Foundation về chỉ số hạnh phúc của mỗi dân tộc thì Mỹ 28.8, Pháp 36.4 Canada 39.8

Hạnh Phúc Là Gì?

Sau nhiều năm đi nghiên cứu khắp thế giới, 1 viện nghiên cứu quốc tế đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi "Hạnh Phúc là gì?" như sau:

- Mỹ: hạnh phúc là gặp lại người đẹp, lẳng lơ và làm tình

- Canada: hạnh phúc là gặp lại người yêu sau nhiều năm tìm kiếm

- Việt Nam CS: hạnh phúc là giữa đêm khuya bị công an gõ cửa đọc lệnh bắt mà nói được câu: Báo cáo các đồng chí, các đồng chí đã lầm nhà rồi, người mà các đồng chí định bắt ở nhà bên cạnh ạ!
Nếu đem so sánh thì hạnh phúc của hai anh Mỹ và Canada quá nhỏ nhoi đối với hạnh phúc của anh Việt Nam, một niềm hạnh phúc làm run cả người, đứng cả tim



DU HỌC CANADA-TRÀO LƯU CỦA GIỚI TRẺ VIỆT

Đất nước Canada xinh đẹp nằm ở phía bên kia bán cầu đang trở thành điểm đến hứa hẹn đối với học sinh và sinh viên Việt Nam. Hàng năm có hàng nghìn du học sinh Việt Nam đến Canada để học tập và nghiên cứu. Hiện nay Canada đang trở thành một trong những nước có chất lượng giáo dục đứng đầu thế giới bên cạnh Mỹ và Anh. Bên cạnh đó, Canada thật sự là một điểm đến an toàn cho du học sinh. Khí hậu tại Canada cũng luôn ôn hòa, không quá khắc nghiệt ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh, sinh viên. Chính vì vậy, số lượng sinh viên Việt Nam đến học tập tại Canada đã tăng lên đáng kể từ thập niên 90 trở lại đây.

 

Một nơi học tập an toàn và lý tưởng

Canada được đánh giá là một trong những nước có độ an toàn và an ninh bậc nhất thế giới. Nói như vậy không có nghĩa là xã hội tại Canada không có tội phạm, không có nạn trộm cắp và nạn phân biệt chủng tộc....Nhưng hàng năm chính phủ Canada luôn cố gắng đưa ra các chính sách nghiêm khắc hơn nữa để thắt chặt và giảm thiểu những tiêu cực tại đất nước của núi tuyết này. Hơn nữa, không giống như người bạn láng giềng Hoa Kỳ, việc mua bán vũ khí là bị cấm tại Canada. Chính vì điều đó mà Canada đang trở thành một nước an toàn, hòa bình và dân chủ.

Ngoài ra, người dân ở Canada cũng rất thân thiện và hòa đồng. Với chính sách khuyến khích một nền văn hóa đa chủng tộc, đa mầu sắc mà người dân nhập cư cũng như sinh viên quốc tế luôn được đón chào nồng nhiệt tại Canada. Đến với Canada, sinh viên quốc tế sẽ có cơ hội để sống trong một môi trường hoàn toàn trong sạch ngay cả ở các thành phố lớn như Vancouver, Toronto, Montreal hay Ottowa, có cơ hội để biết thêm về các nền văn hóa khác nhau và được hòa mình vào các lễ hội truyền thống của người dân Canada....

 

Các ngành học đứng đầu

Canada là một quốc gia đứng đầu thế giới trong ngành đào tạo về công nghệ thông tin, viễn thông, vận tải và cơ khí, công nghệ sinh học, môi trường và quản trị kinh doanh. Các du học sinh đến Canada thường chọn các ngành học này để có một kiến thức chuyên sâu về những ngành mà mình yêu thích. Một môi trường học tập an toàn kết hợp với các trang thiết bị giảng dạy hiện đại tiêu chuẩn quốc tế, đội ngũ giáo viên và nhân viên giàu kinh nghiệm, biết truyền đạt kiến thức đến cho sinh viên và lớp học nhỏ với số lượng sinh viên cho mỗi lớp là khoảng từ 25-45 học sinh so với các trường đại học lớn của Mỹ thì số lượng sinh viên của một lớp lên tới hơn 100 học sinh. Do đó nhà trường có thể quan tâm và chăm sóc đến từng sinh viên một.

 

Cơ hội để sử dụng 2 thứ tiếng

Lịch sử của Canada là đã từng là thuộc địa của Anh và Pháp cho nên nền văn hóa của nước này mang đậm nét của nền văn hóa Anh và nền văn hóa nước Pháp. Cũng vì đó mà tiếng Anh và tiếng Pháp đã trở thành hai ngôn ngữ chính thống được sử dụng tại Canada. Đến với Canada, du học sinh có nhiều chọn lựa để chọn một ngôn ngữ cho riêng mình. Nếu bạn học giỏi tiếng Pháp bạn có thể nộp đơn xin học tại các trường giảng dạy bằng tiếng Pháp tại Canada và ngược lại nếu bạn đã có IELTS hoặc TOEFL, hai chứng chỉ tiếng Anh được quốc tế công nhận thì bạn có thể ghi danh tại các trường sử dụng tiếng Anh trong việc trao đổi và giảng dạy.

Chi phí học tập và sinh hoạt

Người dân Canada đang hưởng mức sống vào hàng cao nhất thế giới. Theo thống kê thì trên 65% người dân Canada là có nhà riêng và tỷ lệ người dân sở hữu các tài sản lớn như xe hơi, tủ lạnh, điện thoại, máy giặt rất cao. Thế nhưng chi phí học tập và sinh hoạt tại Canada lại thấp hơn nhiều so với các nước có chất lượng học tập tương đương như Anh và Mỹ. Tổng chi phí ăn học trung bình mỗi năm cho học sinh phổ thông là khoảng 14.000-20.000 USD, sinh viên đại học là khoảng 15.000-19.000 USD và sinh viên sau đại học là 17.000-22.000 USD.

 

Tóm lại, Canada luôn là một trong những nước đứng đầu thế giới về chất lượng giáo dục và hệ thống giáo dục tại Canada cũng tương tự như các nước Châu Mỹ khác”. Em thay vào” Canada là một trong những nước sở hữu nền giáo dục tốt nhất trên thế giới. Chi phí ăn học vừa phải, hợp lý so với sinh viên Việt Nam (hanoitc)

Sau gần 20 năm chờ đợi - những giọt nước mắt mừng vui tại Ottawa
Apr 26, 2008

Cali Today News - Nhìn vào ánh mắt long lanh với chút vẻ rụt rè nhưng không dấu được niềm vui của các em Hiền, Hoà, Phúc và Lộc, tôi không thể tưởng tượng cuộc đời các em ra sao nếu sẽ tiếp tục kéo dài nơi Phillippines, một mảnh đất đã cưu mang gia đình em suốt 18 năm qua. Bé Út (tên thật là Nguyễn Thị Thanh Lộc) sắp đuợc 10 tuổi vào đầu tháng 5 này.

Chiếc máy bay Air Canada từ Vancouver đến Ottawa đã hạ cánh đúng giờ: 11:05 đêm 17 tháng 4 vừa qua. Gia đình anh Nguyễn Thành Nhân và chị Lê Thị Huệ cùng 4 con đã được mừng đón tại phi trường với sự hiện diện của ông Lê Duy Cấn, đại diện Liên Hôi Người Việt Canada (LHNVC); cô Nguyễn Danh Lam, Chủ Tịch Cộng đồng Người Việt Ottawa; anh chị Lê Thế Bình Phương và anh Dương Đức, đại diện nhóm yểm trợ (nhóm Thân Hữu Ottawa, THO) và một số thân hữu tại địa phương. Ngoài ra còn có vợ chồng chị ruột của chi Huệ đến từ California -- chị Lê Thị Loan và anh Vũ Hùng.

Chị Loan cho biết gia đình chị đã rời Việt Nam từ năm 1986 trong chương trình Orderly Departure Programme (ODP) để định cư tại Mỹ trong khi gia đình chị Huệ không được đi vì khác hộ khẩu. Gia đình chị Huệ rời Việt Nam đến Philippines và đã được xứ sở này cho tạm dung trong suốt 18 năm qua để hy vọng có đuợc một ngày TỚI BỜ TỰ DO như hôm nay!

Gia đình anh Nhân chị Huệ rất vui mừng và biết ơn lòng nhân đạo của chính phủ Canada, đã tạo cơ hội cho gia đình anh chị đến được vùng đất được cộng đồng người Việt khắp nơi đặt tên cho là XỨ LẠNH TÌNH NỒNG này! Thật sự là như vậy, mặc dù chính phủ Canada đồng ý nhận người tị nạn Việt Nam tại Phi Luật Tân nhưng họ không được huởng quyền lợi như một người tị nạn, mà phải tự túc như một di dân. Với đời sống kiếm ăn nuôi miệng qua ngày, chắc chắn điều kiện tài chính của đồng bào tị nạn tại Philippines không cho phép họ tự túc như một di dân được.

Với tình đồng bào, nghiã đồng hương, trong tinh thần LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH, Liên Hội Người Việt Canada đã kêu gọi các hội đoàn người Việt khắp nơi trên toàn Canada thành lập các nhóm yểm trợ để giúp đỡ phương tiện định cư cho các đồng bào này. Nhóm Thân Hữu Ottawa là một trong các nhóm đầu tiên sẵn sàng đứng ra làm thủ tục yểm trợ. Với sự đóng góp tài chánh và nhân lực, nhóm THO đã cố gắng chuẩn bị những đồ đạc và vật dụng cần thiết cho gia đình anh Nhân chị Huệ trước khi anh chị và các cháu đến Ottawa.

Giây phút đợi chờ của gia đình anh chi Nhân-Huệ đã đến. Dưới chân thang là chị Loan, chị của chị Huệ, đã oà khóc và chạy ngay vào cả thang cuốn để ôm người em gái sau hơn 20 năm xa cách. Có lẽ không nỗi vui nào hơn trong suốt 18 năm qua của toàn gia đình anh chị Nhân-Huệ như đêm nay. Sau khi giới thiệu gia đình anh chị cùng các đại diện các tổ chức và thân hữu hiện diện tại đây cũng như phóng viên đài truyền hình CBC, báo Ottawa Citizen, những tấm hình lưu niệm đã được chụp để ghi lại cuộc hạnh ngộ đầy niềm vui và nước mắt này.

Gia đình anh chị Nhân-Huệ được các thân hữu đưa về căn nhà thuê sẵn tại vùng ngoại ô Ottawa vào khoảng 12 giờ đêm 17-4, rạng sáng 18-4-2008, sau một cuộc hành trình dài 18 năm để TỚI BỜ TỰ DO, để những nụ cười hồn nhiên của bé Út lại tiếp tục rạng rỡ trên khuôn mặt trẻ thơ: “Mẹ ơi, mình có nhà rồi!”

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ…

Sự đón mừng của cộng đồng người Việt tại Ottawa dành cho gia đình anh Nhân chị Huệ tưởng đã chấm dứt sau khi chia tay tại phi trường đêm 17-4 vừa qua. Nhưng cộng dồng lại có dịp giới thiệu đến đồng bào tham dự buổi gây quỹ Đóng góp cộng đồng (Community pot-luck lunch) vào trưa thứ bảy, 19-4 vừa qua tại Trung Tâm Người Việt, sự tham dự của gia đình anh chi Nhân - Huệ.

Nhân dịp này, với sự hiện diện của dân biểu quốc hội liên bang vùng TrungTâm Otatwa, ông Paul Dewar, một số đại diện các tổ chức của các sắc dân bạn, và đồng bào tham dự, gia đình chị Huệ đã bày tỏ sự xúc động và tri ân đến chương trình TỚI BỜ TỰ DO của Liên Hội Người Việt Canada được chính phủ Canada chấp thuận vào tháng 5-2007 vừa qua, đã tạo cơ hội cho đồng bào tị nạn Cộng Sản Việt Nam còn kẹt tại Philippines gần 20 năm qua có được cơ hội xây dựng lại niềm tin về tương lai của họ, cuộc hành trình đã thật sự đến nơi mong đợi!

Những lời cám ơn chân tình của chi Huệ gửi đến chính phủ Canda, đến đồng bào khắp nơi trên toàn cõi Canada và Mỹ, Úc, đã đáp ứng lời kêu gọi của Liên Hội Người Việt Canada trong chưong trình TỚI BỜ TỰ DO, đến nhóm yểm trợ cho gia đình anh chị, đã gây nhiều xúc động cho mọi người tham dự. Trong phần văn nghệ bỏ túi, chị Huệ vui vẻ hoà nhập cùng ban văn nghệ, đồng ca một số nhạc khúc sinh hoạt cộng đồng, đã làm tăng sinh khí của chương trình buổi gây quỹ này.
Từ hôm nay, gia đình anh chị Nhân - Huệ đã trở thành một thành viên của tập thể người Việt Ottawa, từ hôm nay gia đình anh chị Nhân - Huệ sẽ cùng đồng bào tại Ottawa cất cao tiếng hát trong bầu trời TỰ DO. CÁM ƠN CANADA, THANK YOU CANADA, MERCI LE CANADA

Hà Quyên, nhóm Thân Hữu Ottawa
Một ngày đầu xuân

20-4-2008
(Liên Hội Người Việt Canada, www.vietfederation.ca)


GIỚI THIỆU ÐẤT NƯỚC CANADA

 

Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN

T

riết gia người Ðức, ông Ralph Waldo Emerson, đã viết một câu thật ý nghĩa sâu sắc: "Ðời sống con người thật ngắn ngủi. Trái lại thế giới thì mênh mông bao la và kỳ diệu muôn màu sắc. Nhưng người ta có thể phá vỡ nghịch lý trên đây bằng những chuyến du lịch đó đây đầy hứng thú khó quên."

Quả thật, tư tưởng đượm màu sắc triết lý trên đây của triết gia Raph Waldo Emerson đã thúc đẩy mỗi năm hàng trăm triệu du khách trên thế giới, sau những năm tháng mệt mỏi cặm cụi với công việc, đã quyết tâm lên đường khám phá những vùng đất mới, thăm viếng những chân trời mới, để đời sống bớt tẻ nhạt, đồng thời mở mang kiến thức như cha ông chúng ta thường nói: "Ði một ngày đàng, học một sàng khôn".

Tháng tư dương lịch năm 2001 vừa qua, một linh mục bạn thân mời tôi sang giúp giảng chuẩn bị mừng Ðại Lễ Phục Sinh cho hai Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam Hamilton và Kitchener-Waterloo tại tỉnh bang o­ntario trong ba tuần lễ, tôi đã hân hạnh có dịp thăm viếng hầu hết những thành phố lớn, những danh lam thắng cảnh của hai tỉnh bang o­ntario và Québec, thuộc miền cực Nam và Ðông Nam Canada, một quốc gia láng giềng nằm sát cạnh trên nước Mỹ thuộc vùng Bắc Mỹ Châu.

Canada xưa nay vẫn nổi tiếng là một quốc gia trù phú, đất rộng người thưa, người dân với nếp sống hiền hòa thanh thản, không bon chen ganh đua, không hối hả tất bật như đa số người dân Mỹ, đã từng được nhà văn Trần Trung Lương, bút hiệu Trà Lũ, định cư tại thành phố Toronto, được coi như một người Việt Nam biết nhiều nhất về đất nước Canada, đã từng ghi lại những nhận định sâu sắc, những suy tư dí dỏm đặc thù, với lối hành văn tạp ký nhẹ nhàng bóng bẩy duyên dáng trong 7 tác phẩm được liên tiếp xuất bản từ năm 1989 đến nay. Ðó là các tác phẩm mang tựa đề: Miền Ðất Hạnh Phúc, Ðất Mới, Miền Ðất Hứa, Ðất Thiên Ðàng, Ðất Yêu Thương, Ðất Lạnh Tình Nồng và gần đây Ðất Quê Ngoại.

Với tôi, tuy không được hân hạnh biết nhiều về đất nước Canada như nhà văn Trà Lũ, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn đinh ninh với suy nghĩ được diễm phúc đi đó đây, chúng tôi có nhiệm vụ ghi lại những điều mắt thấy tai nghe để cống hiến quý độc giả, nhất là những ai chưa có hoàn cảnh thăm viếng miền "đất lạnh tình nồng " này. Do đó, xin kính mời quý độc giả lên đường du lịch với loạt bài giới thiệu Ðất Nước Canada khởi đầu từ hôm nay.

GIỚI THIỆU ÐẤT NƯỚC CANADA.

Vài Nét Nguồn Gốc Lịch Sử Dân Tộc Canada.

Theo các sử gia Peevy Steller và Paul Ricard cũng như các tài liệu văn phòng du lịch cung cấp, nguồn gốc quốc hiệu Canada là một danh từ xuất phát từ các bộ lạc người Da Ðỏ có nghĩa là "Ngôi Làng" (Kanata). Và những bộ lạc người Da Ðỏ (Indian) là những cư dân đầu tiên đến chiếm lãnh miền đất hoang sơ màu mỡ này. Sử sách gọi họ là thổ dân Inuit hoặc Eskimo. Trải qua các thời đại và vượt qua những biến chuyển thăng trầm của lịch sử, mãi cho đến nay những bộ lạc Eskimo này vẫn kiên trì định cư tại các vùng lạnh buốt quanh năm tuyết phủ trải dài khắp miền cực bắc Canada.

Các sử gia cũng ghi nhận rằng: Mãi cho đến năm 1000 sau Công Nguyên, nhà thám hiểm người Na Uy, ông Leif Eriksson, đã đổ bộ lên bờ biền miền Ðông Nam Canada, hiện nay là vùng Labrador, tỉnh bang Nova Scotia. Nhưng phải công bằng nhìn nhận rằng nguồn gốc lịch sử tổ tiên người da trắng đến chiếm lãnh Canada chỉ bắt đầu vào năm 1497 với ông John Cabot. Ông là một người Ý, sinh tại Genoa, tên trên giấy khai sinh là Giovanni Caboto, vì bất mãn với chính quyền Ý, ông di cư sang sống tại Anh Quốc. Là một nhà thám hiểm, ông thỉnh cầu Hoàng Ðế Anh Henri VII tài trợ cho cuộc hành trình đi tìm Tân Thế Giới. Ðược nhà vua chấp thuận, ông cải tên là John Cabot. Cuộc hành trình đầy mạo hiểm phiêu lưu khởi hành vào tháng 6 năm 1497, từ cảng Bristol, trên con thuyền buồm mang tên The Matthew. Sau 52 ngày lênh đênh trên Ðại Tây Dương, ông và đoàn thủy thủ đã tới bờ biển Bonavista, nay thuộc tỉnh bang New Foundland của Canada.

Ngày 24 tháng 6 năm 1997 vừa qua, kỷ niệm 500 năm ngày John Cabot đặt chân đến miền đất này, Chính quyền Canada đã cho đóng một thuyền buồm đúng y hệt kích thước và hình dáng con tàu The Matthew thời xa xưa. Con tàu cũng khởi hành từ Bristol bên Anh, cũng lênh đênh 52 ngày trên biển cả, cũng thuyền trưởng và đoàn thủy thủ trang phục như ngày xưa. Và đúng ngày lịch sử 24 tháng 6 năm 1997, con tàu tiến vào bến Bonavista giữa tiếng reo hò của mọi người, cùng với sự chứng kiến của Nữ Hoàng Anh Quốc Elizabeth II chào mừng con tàu lịch sử của con cháu cụ tổ John Cabot.

Là một vùng đất bao la màu mỡ phì nhiêu, năm 1534 nhà thám hiểm người Pháp, ông Jacques Cartier, đến xâm chiếm Canada, đặt tên cho miền đất này là"Tân Pháp Quốc" (New France). Năm 1604, người Pháp thành lập hải cảng Port Royale tại miền Nam Canada, nay là Nova Scotia. Năm 1608, người Pháp khởi đầu thiết lập thành phố Québec như một vùng đất thuộc địa của Pháp.- Trong khi đó, người Anh cũng muốn thành lập những vùng đất thuộc địa trên đất nước Canada. Sau cuộc chiến 7 năm (Seven Years War) kéo dài từ năm 1756 đến 1763, người Pháp thua trận và người Anh hoàn toàn kiểm soát miền Bắc Mỹ Châu.

Trong cuộc nội chiến với việc thành lập 13 tiểu bang đầu tiên tại miền Ðông và Ðông Nam Hoa Kỳ, để sau này trở thành lãnh thổ Hiệp Chủng Quốc Mỹ, một số đông cư dân vẫn trung thành với mẫu quốc Anh đã kéo nhau về định cư tại Canada, lập thành hai tỉnh bang o­ntario và New Brunswick hiện nay. Năm 1840, sau những cuộc tranh đấu bền bỉ, Quốc hội Anh Quốc đã phải ban hành hiệp ước cho Canada quyền tự trị. Nhưng mãi đến cuối thế kỷ XIX, sau một thời gian dài xây dựng, phát triển và củng cố nhờ công lao của vị Thủ Tướng đầu tiên, Sir John A.Mac Donald, mua thêm vùng đất nay gọi là lãnh địa Northwest Territories và thiết lập hệ thống đường sắt xuyên bang, Canada ngày càng trở thành một quốc gia trưởng thành và dần dần tách khỏi ảnh hưởøng mẫu quốc là Anh Quốc. Nhưng người ta phải chờ mãi cho đến ngày 17 tháng 4 năm 1982, Nữ Hoàng Elizabeth II qua Hiệp Ước Constitution Act chính thức tách lìa Canada khỏi Anh Quốc. Nhưng hiệp ước này vẫn duy trì Canada là một thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung và Nữ Hoàng Elizabeth vẫn là Nữ Hoàng của đất nước Canada mặc dầu với tính cách tượng trưng.

Vài Nét về Ðịa Lý, Hành Chánh và Kinh Tế Canada.

Canada là một quốc gia rộng mênh mông bát ngát, chiều ngang chạy dài suốt từ Ðông sang Tây ngang miền đất Bắc Mỹ Châu, với 8 múi giờ và phi cơ phản lực phải bay liên tục 7 tiếng. Lãnh thổ Canada nối liền Ðại Tây Dương bờ phía Ðông với Thái Bình Dương bờ phía Tây, diện tích rộng đứng thứ hai trên thế giới với 9,976,140 cây số vuông (3,851,809 sq.mi.) chỉ sau Liên Xô với diện tích 17,075,200 cây số vuông (6,592,800 sq.mi.). Nhưng dân số Canada quá ít, chỉ có 31,006,347 người. Mật độ dân số là 8 người cho mỗi dặm vuông. Do đó người ta không lạ gì khi thấy Canada có chính sách uyển chuyển về di trú, dễ dàng cho những người ngoại quốc đến định cư, trong đó có hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam của chúng ta.

Thống kê dân số năm 2000 phân tích: Trong tổng số dân Canada là trên 31 triệu, người Canada gốc Anh Quốc chiếm 40%; gốc Pháp 27%; gốc các nước Âu Châu khác như Ý, Ðức, Hungary 20%; người bản xứ Da Ðỏ 1.5% và gốc Á Châu (Tàu, Nhật, Việt Nam) 11.5%. Xét theo tôn giáo: 56% người dân Canada theo Công Giáo; 16% theo Tin Lành; 10% theo Anh Giáo không kể các tôn giáo khác. Theo tỷ lệ chỉ có 56% dân Canada là Công giáo, nhưng ảnh hưởng Thiên Chúa Giáo rất sâu đậm, bằng chứng chính quyền đã chọn ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday) là ngày quốc lễ, cấm bán thịt. Mọi công tư chức đều nghỉ có lương và các công tư sở đều đóng cửa. Riêng ngày 24 tháng 6 hàng năm là ngày cụ tổ John Cabot tìm thấy Canada, trùng ngày lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Baotixita, cũng là ngày nghỉ lễ mừng Thánh Bổn Mạng của người Canada nói tiếng Pháp. Hai tỉnh bang đông Công giáo nhất Canada là Québec với 80% dân số và o­ntario có 55% giáo dân công giáo.

Theo hành chánh và địa lý, Quốc Gia Canada phân chia thành 10 tỉnh bang (Province) và 3 lãnh địa (Territory). Ðể có một cái nhìn tổng quát tương đối đầy đủ, kính mời quý độc giả đi tham quan các tỉnh bang và lãnh địa này từ miền Tây sang miền Ðông:

1 - Tỉnh bang British Columbia nằm trên bờ Thái Bình Dương phía Tây, với thủ phủ là thị trấn Prince George. Vancouver với dân số 1,831,665 người là thành phố đông dân thứ ba của Canada sau hai thành phố lớn Toronto và Montréal. Ðặc điểm của tỉnh bang này là nơi còn lưu lại những di tích tổ vật (totem) của thổ dân Da Ðỏ và Cộng đồng người Trung Hoa khá đông ngang ngửa với Toronto và San Francisco.

2 - Cạnh đó là tỉnh bang Alberta có hai thành phố Edmonton với 839,000 người và Calgary với 754,000 dân. Cả hai thành phố này có khá đông người Việt định cư. Hiện nay tỉnh bang này nổi tiếng thế giới, vì còn di tích những con khủng long (Dinosaur) sống cách đây 70 triệu năm được trình bày trong viện bảo tàng Royal Terry Museum.

3 - Sau Alberta là tỉnh bang Saskatchewan với thủ phủ là thành phố Regina có 177,923 người và thành phố Saskatoon 185,678 dân. Tỉnh bang này với rất nhiều nông trại lớn được coi như vựa lúa mì của người dân Canada. Nới đây cũng là nơi sản xuất 2/3 chất bồ tạt (potash) và 26% chất uranium của thế giới.

4 - Tỉnh bang Manibota nằm ngay trung tâm nước Canada, với một hồ lớn và thủ phủ mang cùng tên Winnipeg. Manibota được coi như tỉnh bang nòng cốt của Canada quy tụ trên 30 sắc dân Âu Châu như người Ái Nhĩ Lan, Anh, Áo, Thụy Ðiển, Ðức, Nga, Pháp, Mỹ, Do Thái, Ba Lan, Ukrainian. Mỗi năm vào mùa hè các sắc dân này tổ chức Ðại Hội Folklorama kéo dài hai tuần lễ.

5 - Cạnh Manibota là tỉnh bang Ontario, lớn thứ hai sau tỉnh bang Québec, với trên 10 triệu cư dân. Tỉnh bang o­ntario chính là trung tâm chính trị kinh tế tài chánh của Canada với Thủ đô Ottawa, Thành phố và Tháp Toronto, Thác Niagara kỳ quan của thế giới và Ngũ Ðại Hồ: Hồ Superior, Hồ Michigan, Hồ Huron, Hồ Erie và Hồ o­ntario. Tỉnh bang o­ntario có những đồng bằng màu mỡ bát ngát do dòng sông St Lawrence tạo thành. Thành phố Toronto lớn nhất Canada với 4,263,757 dân cũng là thủ phủ tỉnh bang o­ntario. Hàng năm vào ngày 1 tháng 7 là ngày Quốc Khánh Canada (Canada Day) cũng là ngày khai sinh tỉnh bang o­ntario.

6 - Sau o­ntario là tỉnh bang Québec có diện tích lớn nhất Canada, tọa lạc tại miền Ðông Bắc Canada, với dân số 6,8 triệu, mật độ dân số đứng thứ nhì sau o­ntario. Ðặc điểm tỉnh bang Québec là 95% dân cư nói tiếng Pháp và Pháp ngữ là ngôn ngữ chính thức của tỉnh bang Québec. Thành phố Montréal với 3,8 triệu dân là nơi nói tiếng Pháp nhiều nhất trên thế giới sau Pháp Quốc. Québec cũng là tỉnh bang nổi tiếng với Tháp Montréal, nơi tổ chức Hội Chợ Quốc Tế năm 1967 và Thế Vận Hội Mùa Hèø năm 1976, với Ðền Thánh Giuse do Chân Phước Anrê thành lập, mỗi năm thu hút trên 3 triệu du khách khắp thế giới và Vương Cung Thánh Ðường kính Ðức Mẹ.

7 - 10: Bốn tỉnh bang còn lại là những quần đảo hoặc đảo nhỏ nằm về phía Ðông và Ðông Nam nước Canada như New Foundland, New Brunswick, Nova Scotia và Prince Island. Bốn tỉnh bang nhỏ này nằm trên bờ Ðại Tây Dương.

Sau 10 tỉnh bang nói trên, đất nước Canada còn có 3 lãnh địa về phía Bắc, hầu hết là những phần đất hoang sơ quanh năm tuyết phủ, dân cư thưa thớt, do những thổ dân Eskimo định cư. Ðó là Lãnh địa NorthWest Territories có 67,000 dân; Lãnh địa Ukon Territory với 31,700 người và Lãnh Ðịa Nunavut Territory tiếp giáp miền Bắc Cực, chỉ có 25,000 thổ dân Inuit, mới được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1999, với thủ phủ là thị trấn Iqaluit.

Vì Canada là một quốc gia thành viên thuộc Khối Thịnh Vượng Chung Anh Quốc, nên trong tất cả 10 tỉnh bang và 3 lãnh địa, bên cạnh vị Thủ Hiến điều hành về hành chánh đều có một vị Ðại Thống Ðốc đại diện cho Nữ Hoàng Anh. Từ năm 1993, Thủ tướng Jean Chrétien, thuộc đảng Tự Do là người điều hành Chính Phủ Trung Ương Canada. Và từ năm 1995, vị đại diện Nữ Hoàng Anh tại chính phủ trung ương là bà Roméo LeBlanc, một người Canada gốc Trung Hoa, do Thủ Tướng đề nghị và được Nữ Hoàng Elizabeth II chấp thuận.

Quốc kỳ của Canada hình chữ nhật, nền màu trắng, hai đầu có viền khung lớn màu đỏ và ở giữa là hình lá cây phong (Maple Leaf) màu đỏ tươi. Người dân Canada chọn lá cây phong tượng trưng cho xứ sở của họ trên quốc kỳ, vì cây phong là một thứ cây được trồng khắp đất nước Canada và nhựa của cây này sản xuất thành một loại đường ăn rất thơm ngon. Quốc ca Canada là bài "Oh Canada". Ðơn vị tiền tệ của Canada là đồng Gia Kim (Canadian dollar), trị giá hối xuất so sánh với một đồng Mỹ Kim bằng 1,62 Gia Kim. – Ngôn ngữ chính thức của Canada là Anh ngữ và Pháp ngữ, do đó trong tất cả các tài liệu của chính phủ sử dụng trong dân chúng đều là song ngữ Anh Pháp.

Ðối với thế giới, Canada là một trong 7 siêu cường về kinh tế và ảnh hưởng chính trị. (Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp Quốc, Ý Quốc, Ðức Quốc, Canada và Nhật Bản). Tổng sản lượng quốc gia năm 1998 là 658 tỷ mỹ kim, chia đều cho mỗi người dân là 21,700 mỹ kim. Canada có lực lượng lao động là 15,3 triệu công nhân. Năm 1998, tổng trị giá hàng xuất cảng là 208,6 tỷ mỹ kim, bao gồm dầu thô, gỗ, ấn phẩm, khí thiên nhiên, nhôm, máy móc, xe hơi và phụ tùng. Trong khi đó tổng trị giá hàng nhập cảng là 194,4 tỷ mỹ kim, gồm hàng tiêu dùng, máy điện toán, trang bị truyền thông và phụ tùng. Những quốc gia là khách hàng buôn bán thường xuyên với Canada có Hoa Kỳ, Nhật bản, Anh quốc, Ðức quốc, Nam Hàn, Pháp quốc, Trung quốc, Ðài Loan, Hòa Lan và Mễ Tây Cơ.

Vài Nét về Cộng Ðồng Người Việt tại Canada.

Thật là một thiếu sót lớn lao, nếu giới thiệu đất nước Canada mà quên không đề cập đến Cộng Ðồng Người Việt Nam đang sinh sống tại quốc gia này. Như chúng ta đã biết mối liên hệ giữa hai quốc gia Việt Nam và Canada chỉ trở nên gần gũi vào những thập niên cuối thế kỷ XX, khi Canada tham gia Ủy Hội Quốc Tế Ðình Chiến tại Việt Nam sau Hiệp Ðịnh Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954. Và sau này Canada là một trong những nước đầu tiên công nhận quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, thời Ðệ Nhất Cộng Hòa. Nhưng sau biến cố tháng Tư đen năm 1975, khi từng đoàn người Việt bỏ nước vượt biển đi tìm tự do, sau Hoa Kỳ, Canada là một quốc gia đã mở rộng vòng tay đón tiếp nhiều đợt thuyền nhân Việt Nam đến lập nghiệp. Trước đó, Canada chỉ là nơi có một số nhỏ thanh niên thiếu nữ thụ hưởng Chương Trình Du Học Colombo hoặc gia đình tự túc du học. Như một vùng đất lành chim đậu, từng đoàn thuyền nhân Việt Nam tại các trại tỵ nạn Ðông Nam Á và Hồng Kông đã được Chính phủ Canada bảo trợ song song với chương trình đoàn tụ gia đình, từ đó tạo thành Cộng Ðồng Người Việt tại Canada. Tại đây không có chương trình định cư cựu tù nhân chính trị (HO) và con lai như tại Hoa Kỳ.

Theo thống kê bán chính thức, Cộng Ðồng Người Việt tại Canada có tổng số ước tính là 180,000 người. Phần đông sinh sống tại thành phố lớn Toronto (70,000 người) và vùng phụ cận như Hamilton, Kitchener Waterloo, Missisauga, Brampton, London, North York và một số nhỏ độ 3,000 người Việt tại Thủ đô Ottawa thuộc tỉnh bang o­ntario; thành phố Montréal (40,000 người) và Sherbrooke thuộc tỉnh bang Québec; thành phố Winnipeg tỉnh bang Manibota; hai thành phố Saskatoon và Regina tỉnh bang Saskatchewan; hai thành phố Calgary và Edmonton tỉnh bang Alberta và đặc biệt thành phố Vancouver (35,000) thuộc tỉnh bang British Columbia miền Viễn Tây Canada.

Nơi tập trung đông đảo người Việt nhất tại Canada phải kể đến Thành phố Toronto, nơi đây có hàng trăm cơ sở thương mại, nhà hàng, quán ăn, siêu thị, văn phòng dịch vụ, tiệm kim hoàn rất sầm uất tranh đua vơiù những cơ sở người Trung Hoa, cho chúng ta và du khách ngoại quốc nhìn thấy sự thành công của người Việt tại Canada. Về phương diện tôn giáo, nguyên tại Toronto có 6 ngôi chùa Việt Nam như chùa A Di Ðà, Hoa Nghiêm, Xá Lợi, Linh Sơn, Long Hoa và 3 nhà thờ Tin Lành, một thánh thất Cao Ðài.

Riêng phía Công Giáo, theo thống kê tại Canada có 17,000 giáo dân Việt Nam, 72 linh mục và hàng trăm nam nữ tu sĩ. Ngoài Phụ Tỉnh Dòng Ða Minh tại Calgary với tam cá nguyệt san Chân Lý, có nữ đan viện Dòng Kín và các nữ tu viện Dòng Thăm Viếng, Mến Thánh Giá và Dòng Nữ Chúa Cứu Thế. Ngay tại trung tâm Thành phố Toronto có một Giáo Xứ Việt Nam lớn là Giáo Xứ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam gần 6,000 giáo dân với nhiều hội đoàn và những sinh hoạt rất sôi động. Tỉnh bang o­ntario còn có Giáo Xứ Mẹ Việt Nam tại thành phố Hamilton và Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại thành phố Kitchener Waterloo, cả hai có trên 1,200 giáo dân.

Ngoài ra, Cộng Ðồng Việt Nam tại Canada còn có nhiều sinh hoạt văn hóa xã hội khác như bán tuần san Thời báo Canada, các tuần báo Viễn Ðông, Làng Văn, Bạn Việt, Saigon Canada, Kinh Tế Thị Trường, các nguyệt san Thẩm Mỹ, Ðiện Ảnh, Nghệ Thuật, Chương trình Phát Thanh Việt Ngữ Việt Nam Radio và Truyền Hình Việt Nam.

Phải công bằng nhìn nhận Cộng Ðồng Người Việt tại Canada là một cộng đồng năng động với nhiều sinh hoạt văn hóa, chính trị phong phú và khá nhiều hội đoàn như Hội Người Việt Toronto, Hội Phụ Nữ, Hội Y Sĩ, Hội Cao Niên, Văn Bút Việt Nam, Hiệp Hội Chuyên gia Việt Nam, Hội Cựu Quân Nhân, Ái Hữu Hải Quân v.v. Cộng Ðồng Người Việt tại đây đã ghi được một thành tích là tổ chức diễn hành và mít tinh khá lớn, nhân kỷ niệm 50 quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa. Và cờ vàng ba sọc đỏ đã được kéo lên ngay tại kỳ đài cao tại tòa Thị Chính thành phố Toronto. Và thành phố Montréal cũng là nơi được chọn để tổ chức Ðại Hội Nha Y Dược Việt Nam trên toàn thế giới.

Những Cái Nhất Thế Giới và Phát Minh của Canada.

+ Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã đánh giá liên tục 7 năm liền (1993 - 2000), Canada là một trong 175 quốc gia đáng sống nhất trên trái đất, vì cuộc sống thanh thản, an bình, không bon chen tất bật và trợ cấp xã hội y tế bảo đảm đời sống cho mọi người dân.

+ Canada cũng là nơi có nhiều hồ, nhiều đảo và có lượng nước ngọt lớn nhất thế giới. Khu rừng già tại tỉnh bang British Columbia tiếp giáp Thái Bình Dương còn có những cây cổ thụ vừa lớn vừa già cỗi lâu đời nhất thế giới.

+ Lộ trình thể thao The Trans-Canada Trail để dân chúng đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục, giải trí là lộ trình thể thao dài nhất thế giới, nối kết các tỉnh bang, dài 15,000 cây số, mới được khánh thành ngày quốc khánh 1 tháng 7 năm 2000 vừa qua.

+ Con đường Yonge thuộc tỉnh bang o­ntario là con đường dài nhất thế giới, 1,886 cây số, được ghi trong sách Guiness về các kỷ lục thế giới.

+ Tại miền Nam tỉnh bang Aberta về mùa hè thường có những cơn gió nóng kinh khủng, gọi là "Chinook", mỗi giờ có thể tăng độ nóng lên 15 độ C.

+ Con cá voi xanh ở biển miền Ðông nước Canada là loài cá lớn nhất thế giới: dài 27 thước tây và nặng 132 tấn.

+ Ðiện thoại viễn liên hiện đang được xử dụng trên khắp thế giới là phát minh năm 1876 của ông Alexander Graham Bell, quê thị trấn Brantford, tỉnh bang o­ntario.

+ Nhân vật giả tưởng siêu phàm trong hoạt họa, với tên gọi là Superman, là sáng tác của ông Joe Schuster, người Canada.

+ Những thanh kẹo chocolate có nhân đậu, hiện đang được bày bán trên khắp thế giới, là sản phẩm chế biến đầu tiên của Công ty Kẹo Norman Breakey năm 1940 của người Canada.

+ Canada là nước đầu tiên xử dụng vệ tinh viễn thông cho các dịch vụ thương mại. Vệ tinh đầu tiên được Canada phóng lên không gian năm 1972 có tên là Anik - 1.

+ Về điện ảnh, hiện nay người ta có thể chiếu hình trên những bức màn cao 6 tầng nhà. Ðây là phát minh của Canada có tên là Imax tại Hội Chợ Quốc Tế năm 1967.

+ Giây fermeture (zipper) để thay thế cúc áo, cúc quần, hiện đang được xử dụng trên khắp thế giới là phát minh của Canada năm 1925 tại thị trấn St Catherines, tỉnh bang o­ntario.

Những Ðặc Ðiểm Khác Nhau và Giống Nhau Giữa Canada và Mỹ.

+ Tỉnh bang Québec là cái nôi đào tạo nhân tài Canada. Phần lớn các lãnh tụ cao cấp điều hành guồng máy chính trị kinh tế Canada đều xuất thân tại đây và ảnh hưởng văn hóa Pháp còn khá mạnh. Do đó cộng đồng dân Canada nói tiếng Pháp đã nhiều lần vận động, trong các năm 1983, 1997, thành lập vùng tự trị Québec nhưng không thành công.

+ Do ảnh hưởng Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ (NAFTA) bao gồm Canada, Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ, đến thăm viếng đất nước Canada nơi đâu du khách cũng thấy những công ty đa quốc gia đặc biệt của Mỹ xuất hiện. Về khách sạn như Holiday Inn, Quality Inn, Hilton, Confort Inn, Econo lodge; về thức ăn nhanh như Mc Donald's, Burger King, Wenny's, Pizza; về cửa hàng bách hóa như Wal-Mart, Sears, K' Mart, Giant, Toys R' Us; về xe hơi như Ford, Renault, Saturn, Chevrolet, Honda, Volvo, Nissan; về các hãng xăng như Shell, Sunoco, Esso v.v… Tất cả những hình ảnh này tạo cho những du khách từ Hoa Kỳ sang Canada có cảm tưởng như đang sống trên đất Mỹ.

+ Ðiểm khác biệt giữa Canada và Hoa Kỳ là hệ thống đo lường: Ðo chiều dài, Canada xử dụng đơn vị thập phân mét (meter) mà ta gọi là thước tây. Trên các hệ thống xa lộ xuyên bang hoặc tiểu bang và trên toàn quốc, chiều dài tính theo cây số (kilomètre) thay vì dặm (mile) như Mỹ. Ðo đó xe hơi lưu hành tại Canada, đồng hồ ghi theo cây số thay vì dặm. Về dung tích (capacity), Canada xử dụng hệ thống lít (Litre) thay cho pint hoặc gallon. Tại những cây xăng, người ta bán xăng theo lít thay vì gallon.

+ Ðiểm đặc biệt trên toàn hệ thống xa lộ Canada: Tại ranh giới phân chia giữa các thành phố đều có bảng ghi tên của tỉnh bang, tên của thành phố và dân số mà bạn sắp tới. Thí dụ khi lái xe vào thành phố Missisauga, du khách sẽ nhìn thấy bảng: o­ntario trên cùng (tên tỉnh bang); Missisauga (tên thành phố) ở giữa và Dân số (Population): 575.000 dưới cùng. Những con số này được thay đổi mỗi năm, đồng thời cho du khách hình dung được đây là thị trấn hoặc thành phố lớn hay nhỏ, cư dân bao nhiêu.

+ Ðặc điểm khác của Canada với Mỹ: Về trợ cấp xã hội và y tế Canada đứng đầu thế giới, người dân Canada rất tự hào về điểm này. Chính quyền Canada rất quý trọng trẻ em, vì đất quá rộng mà người rất thưa (trên 31 triệu dân sống trên lãnh thổ gần 10 triệu cây số vuông), đàng khác các bà lại không chịu sanh! Chính quyền khuyến khích thưởng tiền cho các bà mẹ khi sanh và còn ân cần nhắc người dân với những khẩu hiệu bằng điện tử vắt ngang xa lộ liên bang như: "Children are precious. Keep them safe in their seat belts" hoặc "Your Children are precious. Use seat belts correctly." (Con cái quý vị rất đáng quý. Hãy giữ chúng an toàn trong ghế ngồi).

+ Trong khi đó, tạp chí Maclean's số đặc biệt về giáo dục đại học cho biết: Trong thời gian 7 năm (1989 - 1996) đã có trên 35,000 nhân tài của Canada bỏ sang sống tại Hoa Kỳ. Nhân tài nói đây là bác sĩ, kỹ sư, khoa học gia v.v... Có người đã so sánh nước Mỹ khác nào thỏi nam châm thu hút nhân tài khắp thiên hạ, Hoa Kỳ dụ dỗ họ bằng việc làm tốt, lương bổng hậu và tương lai bảo đảm, hơn nữa có môi trường thuận lợi để nghiên cứu phát triển tri thức.

***

Với bài Giới Thiệu Ðất Nước Canada trên đây, hôm nay chúng tôi đã mời Quý độc giả lên đườùng tham quan những nét đại cương về Canada, để quý vị có một cái nhìn tổng quát nhưng tương đối đầy đủ về đất nước xinh đẹp này, mà tháng 6 năm 1999 vừa qua, Liên Hiệp Quốc đã xếp Canada đứng đầu 175 quốc gia trên thế giới là nơi êm đềm hạnh phúc đáng sống nhất. Kỳ tới chúng tôi xin kính mời quý độc giả tiếp tục lên đường tham quan Thác Niagara, một Kỳ Quan thiên nhiên của nhân loại, với những chi tiết rất mới lạ kỳ thú, mỗi năm thu hút hàng chục triệu du khách khắp thế giới.

GHI NHẬN VỀ CHUYẾN ĐI CANADA

03/09/2006

Mình tên là Đinh Hoàng Long, học sinh Lớp 11, trường THPT Marie Curie, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Mình hiện đang tham gia chương trình giao lưu văn hóa cùng EF tại trường Regina Catholic Schools ( Michael. A. Riffel High School), Canada. Sau gần 6 tháng học tại Canada mình đã học được bao nhiêu điều mới lạ, trau dồi thêm nhiều kiến thức và những kinh nghiệm sống quý giá… và mình nghiệm ra rằng ông bà ta nói thật đúng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Sau gần mấy tháng cân nhắc mình mới quyết định tham gia chương trình giao lưu văn hóa cùng EF tại Canada, mà không phải Hoa Kỳ hay những nước khác. Trước khi đi, mình cũng e ngại nhiều thứ, nào là sợ bị phân biệt chủng tộc, nào là sợ thời tiết lạnh giá, sợ không hiểu lời giảng bài của thầy cô, sợ không hiểu mọi người nói gì ….. nhưng cứ nghĩ đến được đi nước ngoài để có cơ hội mở mang kiến thức và cơ hội tiếp xúc với nền văn hoá mới thì bao nhiêu lo lắng tan biến ngay… Nhớ ngày đầu tiên đến Regnia còn gọi là Queen City ( Regina là thủ phủ và thành phố lớn thứ hai ở Saskatchewan). Vừa bước ra sân bay đã thấy gia đình mẹ nuôi và người giám hộ chương trình của EF _ IEC giơ cao bảng tên “ĐINH HOÀNG LONG”. Lúc đó mình cảm thấy thật vui và có cảm giác thật thân thiện… mọi người chào hỏi thật vui vẻ … mình được mẹ nuôi đưa về nhà .. trên đường về nhà mẹ nuôi đã chở vòng qua ngôi trường mà mình sẽ học và chỉ đường từ trường đi về nhà.

Mình ở chung nhà với một người bạn người Đức ( cũng là du học sinh tham gia chương trình giao lưu văn hoá của EF tại Canada) tên là Stephan Winter. Tiếng Anh của Stephan rất giỏi nên mình cũng học hỏi được rất nhiều từ bạn ấy. … Mẹ nuôi là người rất tốt bụng. Mẹ có rất nhiều bà con ở xung quanh thành phố nên lâu lâu mẹ nuôi thường dẫn tụi mình đi thăm nông trại của họ.. những chuyến đi như vậy luôn rất đẹp và rất vui.!!

Nhưng mình vẫn nhớ nhất là ngày đầu tiên đến trường, các thầy cô rất thân thiện và vui nhộn, thầy cô hướng dẫn những quy định về lớp học và cách tính điểm học lực. Mình được biết trường Regina Catholic Schools của mình là trường nổi tiếng nhất ở Regina này, nổi tiếng nhất là về thể thao! (Đội bóng đá của trường năm nay lại giành chức vô địch toàn thành và toàn tỉnh).

Thư viện trường có khoảng 20 máy vi tính, học sinh chỉ cần nhập mật mã cá nhân là có thể sử dụng được máy tính. Ngoài ra trường còn có phòng tập bóng rổ, sân bóng đá ( bóng đá Bắc Mỹ), phòng sân khấu, phòng học vẽ, phòng học âm nhạc, phòng học kỹ thuật, phòng thí nghiệm Hoá, phòng thí nghiệm Sinh, phòng thí nghiệm Lý và một phòng khoa học. Bên ngoài là 2 sân bóng rỗ và một khối các đường dốc để tập biểu diễn xe đạp và trượt ván….Sinh viên của trường có thể đăng ký tham gia bất kỳ hoạt động thể thao nào của trường..

Về chương trình học thì đa số chương trình lớp 12 đều giống lớp 9,10,11 của Việt Nam nhưng lắm lúc cũng có đôi chút khó hiểu. Tuy vậy, mình vẫn theo kịp với các bạn trong lớp. Hiện giờ thì mình đang ôn luyện thi TOEFL vì minh dự định sẽ tiếp tục học tại Canada sau khi kết thúc năm học này vì thế mình đã nộp đơn đăng ký vào 2 trường đại học ở Canada, 1 Winipeg và 1 ở Ottawa, mình định học nghành kiến trúc.

Các bạn biết không ở Canada điều mình thích nhất và mình sợ nhất là cái lạnh ở đây…. Cái lạnh thấu xương … bạn phải mặc thật nhiều áo ấm, áo ấm phải thật dày, còn thêm mủ len và bao tay len dày… nhưng bạn vẫn thấy lạnh…. Nhưng cũng thật sự thích thú khi được ngắm cảnh tuyết rơi mà mình nghĩ sẽ chăng bao giờ bạn được thưởng thức tại quê nhà .. cảm giác thật lạ lùng… thật tuyệt vời… mình không thể nào diễn tả được… mình nghĩ nếu muốn biết được cảm giác tuyệt vời như thế nào thì bạn hãy tham gia chương trình giao lưu văn hoá cùng EF và hãy đến Canada.. bạn sẽ biết được cảm giác thật sự là như thế nào…

Một năm học tuyệt vời sắp trôi qua.. chỉ còn hơn 3 tháng nữa là mình kết thúc năm học, lúc này mình chỉ ao ước thời gian có thể kéo dài thêm ra… để mình có thể vẫn là sinh viên trao đổi văn hóa của EF _ Việt nam. Mình nghĩ khi về Việt Nam mình sẽ Regina lắm… nhất là cái lạnh ở đây!!!

Regina, tháng 2 năm 2006
Đinh Hoàng Long

Thứ Tư, 30/04/2008 - 10:15 AM

Thục Quyên hạnh phúc bên chàng trai Việt kiều Canada

Người đẹp Thục Quyên (Ảnh NS cung cấp)

Nghe nói, Thục Quyên có ý định nghỉ ngơi một thời gian để “dưỡng lại sức khoẻ”. Có phải, sau khi tham dự cuộc thi Nữ hoàng du lịch quốc tế 2008 tại Trung Quốc, chị cảm thấy mệt mỏi?

Tôi muốn nghỉ ngơi một thời gian ngắn để dưỡng lại sức khoẻ. Tôi cảm thấy thời gian vừa rồi, mình mệt mỏi và căng thẳng.

Sức ép dư luận và kết quả “gặt hái” tại cuộc thi không được thành công lắm khiến chị thấy căng thẳng?

Không, tôi cảm thấy mệt vì thi xong, công việc bận quá mà chưa có thời gian nghỉ ngơi.

Còn về kết quả, tôi thấy thành công chứ? Phải nói là rất thành công! Tôi đã bỏ ra rất nhiều công sức, sự cố gắng và cuối cùng giành được 2 giải thưởng: Nữ hoàng du lịch nhân ái và Á hậu từ thiện. Tôi thấy hãnh diện vì từ trước tới giờ số người đẹp đi thi mang được giải về là rất ít.

Tôi cũng cảm thấy buồn vì thời gian vừa rồi có nhiều báo trong nước viết nhầm hoặc thiếu về danh hiệu giải thưởng của mình.

Nhưng có ý kiến cho rằng, đó là những giải phụ không có ý nghĩa tính điểm, chị nghĩ sao?

Tôi cũng không biết nói sao nữa. Tôi cảm thấy buồn và rất tổn thương, mệt mỏi. Tôi thấy các nước khác, rất quan tâm, cổ vũ rất nhiều cho thí sinh nước họ. Còn tôi, lẻ loi đi thi, đem giải về không những không nhận được sự chia sẻ lại còn bị ngờ vực về giải thưởng.

Có một số người, gặp tôi hỏi “có phải bạn đoạt giải thân thiện hay từ thiện gì đó đúng không? Chỉ vậy thôi sao?” Tôi nghe mà buồn vô cùng.

Tại đêm chung kết, khi tôi đoạt giải này, rất nhiều người vỗ tay cổ vũ mừng cho tôi. Họ biết giải thưởng đó quan trọng và ý nghĩa như thế nào. Tôi cứ nghĩ, giá như lúc đó có một người bạn Việt Nam chứng kiến cảnh đó...
 

Chắc cảm giác lúc đó của Chung Thục Quyên lẻ loi lắm?

Tôi chỉ có một mình, cảm thấy rất khổ và áp lực. Tại cuộc thi, mình phải đấu tranh quyết liệt, cạnh tranh đủ thứ. Vì trước mắt mình là 119 thí sinh.

Ngày nào, tôi cũng phải dậy từ 5 giờ sáng, tham gia các hoạt động theo lịch của BTC tới 12 giờ khuya mới về. Về đến phòng là tôi mệt rã rời nhưng vẫn cố phải vào mạng, đưa thông tin về Việt Nam. Dù sao mọi chuyện cũng qua rồi, tôi chỉ muốn tâm sự cho lòng nhẹ nhàng hơn.

Được biết là sau khi trở về Việt Nam, chị đắt show hơn, các lời mời chụp hình nhiều hơn. Điều này, cũng “an ủi” chị phần nào chứ?

Tôi mới về Việt Nam được khoảng hơn chục ngày. Hiện tại, tôi đắt show lắm,. Các lời mời chụp hình quảng cáo cũng nhiều. Nhưng, nhiều niềm vui đến với tôi lại không bắt nguồn từ…công việc. Đó là tình yêu, tình cảm gia đình!

Họ chờ đón sự trở về của chị với cảm giác như thế nào?

Khỏi phải nói, mọi người rất vui và hãnh diện vì tôi. Những người thân mở tiệc chúc mừng tôi. Người yêu tôi thì tặng tôi một món quà rất ý nghĩa. Tôi yêu họ rất nhiều. Họ luôn ở bên và đem lại niềm hạnh phúc đích thực đến cho tôi dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Không chỉ khi gặp khó khăn, tôi mới thấy sự lo lắng, an ủi của những người thân yêu là quan trọng. Gia đình là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời tôi.
 

Mỗi lần nói về người yêu, ánh mắt chị luôn ngời niềm hạnh phúc và ca ngợi người yêu hết lời. Hẳn trong mắt chị, đó là người đàn ông “hoàn hảo” nhất?

Quỳnh Nguyễn là người hoàn hảo trong mắt tôi. Tôi nể anh ấy về bản lĩnh, nghị lực, sự chu đáo, giàu lòng bao dung. Anh đúng là người đàn ông đích thực. Tôi yêu anh ấy và anh ấy yêu thương tôi hết lòng.

Ngày tôi lẻ loi bên Trung Quốc, dù không thể đến bên tôi nhưng anh luôn sát cánh qua từng cái tin nhắn, cuộc gọi và những lần gặp nhau trên mạng. Anh cho tôi cái cảm giác như anh đang ở bên và chăm chút cho tôi từng tí một. Tôi cảm thấy mình may mắn khi có anh ấy.

Nghe nói người đàn ông trong mối tình đầu say đắm của chị là chàng Việt kiều Canada?

Tôi và Quỳnh Nguyễn yêu nhau được một năm. Anh ấy là người Việt, sang Canada định cư cùng bố mẹ từ nhỏ. Hiện anh ấy làm cho một ngân hàng tại Canada. Mỗi năm chúng tôi gặp nhau chỉ 3- 4 lần, mỗi lần anh ở lại Việt Nam một vài tháng.

Người ta vẫn bảo “xa mặt cách lòng”, chị không nghĩ đến điều đó khi gửi gắm tình cảm cho  anh chàng này?

Điều quan trọng là, chúng tôi hiểu và tin tưởng nhau. Chúng tôi giữ mối liên lạc thường xuyên trừ lúc học và làm việc. Và chúng tôi cũng chờ đón vào một ngày sẽ được ở bên nhau mãi.
 
Thục Quyên đang rất hạnh phúc với tình yêu của Quỳnh Nguyễn
 

Thu Nguyễn



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Du học Canada [24.07.2008 13:59]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 234 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 162 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 149 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 130 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 129 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.