THÀNH PHỐ MONTRÉAL CÓ GÌ LẠ? | Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN heo quan điểm của tổ chức Liên Hiệp Quốc, muốn đánh giá trình độ sinh sống của người dân trong một quốc gia nào, người ta không chỉ căn cứ trên chỉ tiêu tổng sản lượng quốc gia (GDP) chia quân bình cho mỗi người dân, mà còn phải căn cứ trên những tiêu chuẩn về tuổi thọ, trình độ kiến thức và môi trường giáo dục mà chính quyền nước đó tạo cho người dân được dễ dàng phát triển nâng cao đời sống.
Dựa trên những tiêu chuẩn này, Cơ Quan Chỉ Tiêu Phát Triển Ðời Sống Con Người (The Human Development Index = HDI) trực thuộc Liên Hiệp Quốc, năm 1999, đã xếp loại trong tổng số 174 quốc gia trên toàn thế giới có 30 quốc gia đáng sống nhất và cũng có 30 quốc gia không đáng sống (Most and Least Livable Countries).- Trong số 30 quốc gia có điều kiện đáng sống nhất trên thế giới hiện nay, xưa nay Canada vẫn hân hạnh là một quốc gia đứng đầu sổ, sau đó mới tới Na Uy, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Bỉ Quốc, Thụy Ðiển, U¨c Ðại Lợi, Anh Quốc, Pháp Quốc, Hòa Lan v.v...
Thành tích này cũng dễ hiểu, vì hiện nay trên thế giới không có quốc gia nào mà người dân được bảo đảm chữa bệnh và nằm bệnh viện không mất tiền, nềân giáo dục căn bản hoàn toàn miễn phí, các bà mẹ sinh con được thưởng tiền, tổng sản lượng quốc gia bình quân mỗi người dân là 21,700 mỹ kim, cho bằng đất nước xinh đẹp thanh bình Canada.
Ðàng khác, theo tài liệu do Tổ Chức Du Lịch Thế Giới (World Tourism Organization = WTO) công bố, trên thế giới hiện nay có 40 quốc gia đã thu hút khách du lịch đông đảo nhất, đã chiếm con số áp đảo 538,571,000 du khách trên tổng số 625,236,000 du khách toàn thế giới trong năm 1999. Trong số 40 quốc gia này, Canada vẫn được coi là một trong 10 quốc gia hàng đầu như Pháp Quốc, Hoa Kỳ, Y¨ Quốc, Tây Ban Nha, Anh Quốc v.v.. lôi cuốn du khách nhiều nhất. Nguyên trong năm 1999, Canada đã hân hạnh được đón tiếp 18,659,000 du khách khắp nơi trên thế giới.
Thời gian qua, với ba bài của tác giả: "Giới Thiệu Ðất Nước Canada", "Thác Niagara: Kỳ Quan của Thế Giới" và "Toronto: Trái Tim Ðất Nước Canada", quý độc giả đã có một cái nhìn tổng quát nhưng tương đối đầy đủ về đất nước thanh bình xinh đẹp đáng sống này. Hôm nay, chúng tôi xin được hân hạnh làm người hướng đạo kính mời Quý Vị tiếp tục lên đường tham quan một thành phố lớn nhất khác thuộc Tỉnh Bang Québec, một địa danh miền Bắc Mỹ nhưng lại mang hình dáng và màu sắc Pháp quốc: Ðó là Thành phố Montréal.
VÀI NÉT GIỚI THIỆU TỈNH BANG QUÉBEC.
Montréal là thành phố quan trọng nhất thuộc Tỉnh Bang Québec. Ðàng khác, Québec còn là Tỉnh Bang duy nhất có diện tích lớn nhất Canada nằm về phía Ðông Bắc và lãnh thổ bao trùm 1,667,926 km2 (tương đương 613,819 dặm vuông). Diện tích tỉnh bang Québec này lớn gấp 7 lần lãnh thổ Anh Quốc và đồng thời cũng lớn gấp đôi tiểu bang Texas của Hoa Kỳ.
Phong cảnh Québec rất hữu tình. Dòng sông St Lawrence uốn mình phía cực Nam tỉnh bang rồi đổ ra Ðại Tây Dương, tạo thành những vùng đất phì nhiêu màu mỡ dọc theo hai bên bờ sông vươn mãi tới dãy núi Appachian phía Bắc. Ðặc điểm của tỉnh bang Québec là có nhiều đồi núi và rừng cây, với hàng ngàn hồ ao và dòng suối rải rắc khắp tỉnh bang, với nhiều loại cây và thú vật hiếm quý. Khí hậu bốn mùa thay đổi: lạnh lẽo giá buốt khi tuyết phủ mùa Ðông, cây cối tươi nở xinh đẹp mùa Xuân, cảnh vật bừng sáng mùa Hè và phong cảnh huy hoàng với mùa lá đổi màu mùa Thu.
Như chúng tôi đã giới thiệu với quý độc giả trong các bài trước, Canada xưa nay vẫn nổi tiếng là một quốc gia trù phú, đất rộng người thưa, người dân với nếp sống hiền hòa thanh thản, không bon chen ganh đua, không hối hả tất bật sáng tối như đa số người Mỹ. Lãnh thổ Canada là cả một lục địa mênh mông bát ngát, chiều ngang chạy dài suốt từ Ðông sang Tây ngang miền đất Bắc Mỹ Châu, nối liền bờ Ðại Tây Dương với bờ Thái Bình Dương. Diện tích rộng đứng thư hai trên thế giới 9,976,140 cây số vuông (3,851,809 dặm vuông), chỉ sau Liên Xô với diện tích lớn nhất thế giới 17,075,200 cây số vuông (6,592,8000 dặm vuông), nhưng dân số chỉ có 31,006,347 người. Mật độ dân số chỉ có 8 người cho mỗi dặm vuông.
Mặc dầu Québec là tỉnh bang rộng nhất của đất nước Canada nhưng tổng số dân chỉ có 6,8 triệu, trong khi tỉnh bang ontario lớn thứ hai sau Québec mà dân số lên tới trên 10 triệu cư dân. Thành phố Montréal với 3,8 triệu thị dân là nơi 95 % người dân nói tiếng Pháp và Pháp ngữ là ngôn ngữ chính thức của tỉnh bang Québec. Thành phố Montréal cũng là nơi duy nhất trên thế giới mà người ta nói tiếng Pháp nhiều nhất sau Pháp Quốc. Québec cũng là tỉnh bang nổi tiếng với Tháp Montréal, nơi tổ chức Hội Chợ Quốc Tế năm 1967 và Thế Vận Hội Mùa Hè năm 1976.
VÀI NÉT NGUỒN GỐC LỊCH SỬ THÀNH PHỐ MONTRÉAL
Theo tác giả Helga Loverseed, Montréal là một thành phố rất đặc biệt, bao gồm ba đảo nhỏ: đảo Ste. Hélène, đảo Notre Dame và đảo Montréal được nối liền với nhau bằng cây cầu danh tiếng mang tên một nhân vật lịch sử là cầu Jacques Cartier. Nguyên danh xưng Montréal được đặt tên cho thành phố cũng là một danh từ ghép, xuất phát bởi hai từ "Mont" và "Royale". Nó có nghĩa là "Ngọn Núi của Nhà Vua".
Tựa lưng vào dãy núi Appalachian và hướng về lưu vực sông St. Lawrence, Montréal cũng còn là một thành phố tại Bắc Mỹ nhưng lại đượm màu sắc và hình dáng một thành phố Âu Châu thế kỷ XVII. Cùng với Québec City, Thủ Phủ của Tỉnh Bang Québec, thành phố Montréal và Québec City được coi như những cái nôi của văn hóa Pháp còn lưu lại trên miền Bắc Mỹ. Cũng theo tác giả Helga Loverseed, danh xưng "Québec" cũng là một thổ ngữ "Kebec" của người dân Da Ðỏ, có nghĩa là nơi mà dòng sông St. Lawrence hội tụ. Ðịa điểm này chính là nơi thiết lập thành phố Québec City. Cũng tại nơi đây, năm 1608, ông Samuel de Champlain đã kiến thiết cảng Cap Diamant, nơi có những cửa hàng buôn bán những bộ lông da thú giữa người Âu Châu và người Da Ðỏ.
Những bộ lạc người Da Ðỏ là những cư dân đầu tiên đến chiếm lãnh miền đất hoang sơ màu mỡ thuộc tỉnh bang Québec. Sử sách gọi họ là thổ dân Inuit hoặc Eskimo. Năm 1534, ông Jacques Cartier là một nhà hàng hải người Pháp đầu tiên đổ bộ vùng bờ biển Gaspé, miền Ðông Nam tỉnh bang Québec. Ông đặt tên vùng đất này là "Tân Pháp Quốc" (New France). Từ đó ảnh hưởng của nước Pháp bắt đầu có hiệu lực tại đây cho đến khi Hiệp Ðịnh Ba Lê (Treaty of Paris) được ký kết, Tân Pháp Quốc nhường chủ quyền lại cho Anh Quốc.
Năm 1992, chính quyền tỉnh bang Québec và thành phố Montréal đã long trọng tổ chức mừng kỷ niệm 350 năm một người Âu Châu đầu tiên, ông Paul de Chomedy de Maisonneuve người Pháp, năm 1642 đã đặt chân đến đây thành lập thị trấn Ville Marie, trong đó có một lâu đài nhỏ, một bệnh xá, một nhà nguyện dành riêng cho 70 người Âu Châu. Từ đó thị trấn Montréal chuyển mình với thời gian, trở thành một thành phố trù phú buôn bán thịnh vượng, đồng thời cũng biến thành cửa ngõ để những đoàn người ngoại quốc thi đua nhau đến khai thác tỉnh bang Québec.
Có ba nhân vật nổi tiếng thời đó đã đến vùng đất này mà ngày nay lịch sử Bắc Mỹ còn ghi nhớ tên tuổi họ: Ðó là ông Cavalier De Lasalle, là người đã khai phá tiểu bang Louisiana Hoa Kỳ, sau đó đã dâng hiến miền đất này cho Hoàng Ðế Louis XIV nước Pháp; ông Lamothe Cadillac, một nhà kinh doanh có công kiến thiết thành phố Detroit, tiểu bang Michigan Hoa Kỳ, hiện là một thủ phủ nổi tiếng chuyên sản xuất xe hơi đi khắp thế giới. Và tên ông đã được xử dụng để đặt tên cho một loại xe hơi sang trọng đắt tiền, xe hơi nhãn hiệu Cadillac. Và ông La Vérendrye là một nhà mạo hiểm chuyên khai phá đất hoang khởi đầu từ đây mãi tới vùng dãy núi Rocky Mountains.
THÀNH PHỐ MONTRÉAL CÓ GÌ LẠ?
Với dáng đứng đượm sắc thái một thành phố Âu Châu cổ của thế kỷ XVII, Montréal quả thực đã trở thành một thắng cảnh độc đáo, một địa điểm du lịch mỗi năm thu hút hàng chục triệu du khách khắp thế giới đến thưởng lãm. Thành phố Montréal có thể chia thành 5 khu vực khác nhau: Vùng Mount Royal Park; Cổ Thành Montréal (Old Montreal); Khu Bến Cảng (Montreal on The Water); Khu Thị Tứ Thương Mại; Khu Bảo Tàng Viện và Ðại Học.
Thật ra có rất nhiều danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử, nhiều đền thờ cổ kính, những công viên nổi tiếng, mà các đoàn du khách một khi đã đặt chân đến miền đất Montréal hiếu khách không thể bỏ qua!! Nếu thăm viếng nước U¨c, du khách không thể nào không viếng thăm Opera House, mà người Việt chúng ta gọi là Nhà Hát Con Sò bên bờ bến cảng Sydney hoặc tham quan Ðiện Edimburgh, một lâu đài cổ kính đồ sộ của thủ đô sương mù Luân Ðôn Anh Quốc thì du khách không thể nào một lần trong đời không thăm viếng Mount Royal Park, rộng trên 500 mẫu tây, với những hàng cây cổ thụ, với những lâu đài cổ kính, đặc biệt đứng trên quảng trường cao 232m sánh với mặt biển, để du khách phóng tầm con mắt nhìn bao quát thành phố Montréal yêu kiều thơ mộng nằm dưới chân mình.
Theo thiển ý chúng tôi, ngoài Tháp Montréal tân kỳ cao 175m, với độ nghiêng 45 độ, nơi từng tổ chức Hội Chợ Quốc Tế Montréal 1967 và Thế Vận Hội Mùa Hè năm 1976, người ta phải kể đến rất nhiều đại thánh đường nguy ngay nổi tiếng của đất nước Canada, như Thánh Ðường Notre Dame Du Bon Secours xây cất năm 1657, đặc biệt Ðại Vương Cung Thánh Ðường Notre Dame De Montréal kiến thiết năm 1829; Ðại Chủng Viện Xuân Bích (The Sulpician Seminary), hoàn thành năm 1658, là một kiến trúc cổ nhất thành phố, với chiếc đồng hồ xưa nhất thế giới từ năm 1701 mà hầu hết các cơ phận đồng hồ được làm bằng gỗ, đến nay vẫn chạy rất đúng giờ!!
Nhưng theo nhận định của Cơ Quan Du Lịch Thành Phố, Montréal sẽ mất hẳn đi nét quyến rũ và ít được các đoàn du khách quốc tế lui tới, nếu Thành Phố Montréal không có Vương Cung Thánh Ðường Kính Thánh Cả Giuse, mà người ta thường thân mật gọi là Ðền Thánh Giuse tọa lạc tại Vùng Mount Royal, trên Ðại lộ Queen Mary. Có lẽ không một người dân Canada nào, không một người Québec nào, không một thị dân Montréal nào và cũng không một du khách ngoại quốc nào đã cất công đến Montréal mà không cố tìm cách đến hành hương đền thánh linh thiêng nguy nga này. Ðây chính là câu trả lời đứng đắn nhất, xác đáng nhất cho câu hỏi được đặt thành đề tài cho bài viết này: "Thành Phố Montréal có gì lạ?"
Theo nhận định của các chuyên viên, Vương Cung Thánh Ðường tọa lạc tại vùng Ðông Nam Mount Royal Park này là một trong những đền thờ lớn nhất vùng Bắc Mỹ Châu, hàng năm thu hút hàng chục triệu giáo dân khắp nơi đến hành hương và du khách thập phương đến thăm viếng. Xét theo diện tích kiến trúc, đền thờ kính Thánh Cả Giuse với mái vòm bằng đồng này là Vương cung Thánh đường lớn thứ nhì trên thế giới chỉ sau Ðền Thờù Thánh Phêrô tại Tòa Thánh Vatican.
Trong Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, không một nơi nào có một đền thờ được xây cất lớn lao, dành riêng kính Thánh Cả Giuse và được tổ chức với một quần thể rất khoa học, mỹ thuật, nguy nga bằng đền thờ này tại Montréal. Ðây là một niềm tự hào cho mọi người dân Canada, đăïc biệt cho mọi giáo dân và Giáo Hội Công Giáo đất nước Canada. Nếu tìm hiểu lịch sử xây cất đền thánh này, người ta phải công nhận đây là một sự quan phòng của Thượng Ðế, đúng hơn là một phép lạ, vì do một thày dòng bé nhỏ, ít học, nghèo khó, thương người, nhưng có một lòng sùng kính rất đặc biệt với Thánh Cả Giuse nên thánh nhân đã xử dụng thày là người đề xướng xây cất đền thờ.
Sau này vì có quá nhiều phép lạ đã xảy ra tại nơi đây, chính thày dòng bé nhỏ khó nghèo bình dân thương người này, Sư Huynh Anrê, đã được Ðức Gioan Phaolô II phong thánh năm 1982. Do đó trước khi kính mời Quý vị thăm viếng Ðền Thờ Kính Thánh Cả Giuse, chúng tôi xin được ghi lại vài nét tiểu sử của thày.
VÀI NÉT TIỂU SỬ SƯ HUYNH ANRÊ.
Theo hai linh mục Bernard Lafrenière và Boniface Hanley, tác giả tập sách "Le Frère André", Sư Huynh Anrê, vị sáng lập Ðền Thánh kính Thánh Cả Giuse thành phố Montréal, tên thật là Alfred Bessette, sanh ngày 9 tháng 8 năm 1845, tại thị trấn Saint Grégoire d'Iberville, miền Nam Thành phố Montréal. Cậu Alfred Bessette là người con thứ 8 trong một gia đình công giáo đạo đức nghèo khó với 12 người con. Là một gia đình lao động nghèo, bốn năm sau gia đình cậu Alfred phải di chuyển về thị trấn Farnham để cha cậu thuận tiện hành nghề đốn củi trong rừng. Nhưng một bất hạnh lớn lao đã xảy đến cho gia đình, thân phụ cậu đã tử thương bất ngờ qua một tại nạn lao động vì cây gãy đổ, lúc đó Alfred mới lên 9 tuổi.
Ba năm sau một tang lớn lại xảy đến với gia đình, thân mẫu cậu Alfred cũng qua đời vì bệnh lao phổi để lại một đàn con thơ côi cút nghèo khổ. Năm 12 tuổi, Alfred bó buộc phải dấn thân tự lực cánh sinh, cậu phải bỏ học để đi học nghề. Và với một số vốn ít ỏi về học lực, cậu chỉ biết có chữ ký và đọc được một số kinh nguyện. Là một công nhân trẻ, không nghềâ chuyên môn, Alfred đã bán sức lao động để có tiềân nuôi thân và giúp gia đình trong những công việc lao động nặng nề như làm phu hồ, thợ nề, thợ mộc, thợ rèn, bán báo dạo, thợ đóng giầy! Sau đó cậu theo đoàn di dân Canada nghèo khổ di chuyển xuống làm công nhân trong một nhà máy tơ sợi tại thị trấn Moosup, tiểu bang Connecticut, Hoa Kỳ, trong thời gian 4 năm. Năm 1867, liên bang Canada được thành lập, Alfred trở về cố hương với những đoàn đồng bào hồi hương.
Năm 1870, cảm nhận tiếng Chúa kêu gọi, Alfred tình nguyện dâng hiến cuộc đời trong Tu Hội Thánh Giá (Congrégation de Sainte Croix) tại Montréal, đồng thời đổi tên là Sư Huynh Anrê. Vì sức khỏe yếu kém, không thể đảm đang các công tác nặng nhọc, bề trên tu hội đã trao cho thày chức vụ làm người gác đan (Portier) cổng trường Ðại Học Notre Dame, tại Côte-des-Neiges.
Trong suốt thời gian dài trên 40 năm giữ chức vụ khiêm tốn là người gác dan cho viện Ðại Học Notre Dame, Sư Huynh Anrê với tinh thần yêu thương và phục vụ mọi người, đã tậân tình săn sóc cho rất nhiều bệnh nhân đến với mình. Thày đã không ngần ngại làm tất cả mọi việc nặng nhọc vì lòng yêu mến Thánh Cả Giuse như lau chùi sàn nhà, bổ củi, trồng rau, hớt tóc miễn phí cho trẻ em nghèo v.v.. Phát xuất từ một tâm hồn thánh thiện quên mình của Sư Huynh, rất nhiều sự kiện lạ lùng đã xảy ra nơi đây mà người ta coi như những phép lạ vì không ai có thể giải thích được!!
Là một người gác dan, ngày ngày đối diện với ngọn đồi cao Mount Royal phía trước cổng trường đại học, Sư Huynh Anrê ao ước được xây cất một đền thờ bé nhỏ kính Thánh Cả Giuse trên ngọn đồi đó. Nhờ sự tận tình giúp đỡ của bạn bè, các ân nhân và tu hội, giấc môïng đơn sơ thánh thiện đó đã trở thành hiện thực. Một nhà nguyện nhỏ đã được khởi công xây cất ngày 19 tháng 10 năm 1904. Sự thánh thiện đơn sơ cộng với tình thương bệnh nhân vì Thánh Cả Giuse đã ngày càng lôi cuốn dân chúng tuôn đến hành hương. Năm 1917, một nhà thờ hầm (The Crypt Church) được xây cất để đáp ứng nhu cầu khách hành hương quá đông. Rồi năm 1931, công cuộc kiến thiết Vương Cung Thánh Ðường lớn lao nguy nga kính Thánh Giuse ngay trên chính đỉnh đồi bắt đầu thực hiện. Ngày nay khách thập phương từ rất xa trong thành phố Montréal cũng nhìn thấy vòm đền thờ cao 155m đối với mặt bằêng thành phố và 232m cao sánh với mặt biển.
Như một bông hoa đẹp, Sư Huynh Anrê đã được Thiên Chúa gọi về ngày 6 tháng Giêng năm 1937, hưởng thọ 92 tuổi. Trong khi đó, công cuộc kiến thiết Vương Cung Thánh Ðường và những cơ sở khác trong quần thể đền thờ chỉ hoàn tất năm 1967, nghĩa là 30 năm sau khi Sư Huynh Anrê qua đời. Vì rất nhiều phép lạ xảy ra tại nơi đây, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong thày dòng bé nhỏ, ít học, suốt đời là một người gác dan khiêm tốân lên bậc hiển thánh ngày 23 tháng 5 năm 1982.
THĂM VIẾNG ÐỀN THỜ THÁNH CẢ GIUSE TẠI MONTRÉAL.
Hoàn toàn khác với bất cứ một thánh đường lớn lao nào khác, đăïc điểm Ðền Thờ Thánh Cả Giuse Montréal không chỉ đơn thuần là một vương cung thánh đường mặc dầu rất nguy nga lộng lẫy, nhưng là cả một quần thể gồm nhiều cơ sở tôn giáo khác nhau, tạo thành một ngọn đồi thánh thiêng chiếm lãnh trên 500 mẫu tây chung quanh. Có một lần nào trong đời được hân hạnh đặt chân đến đây, chắc chắn du khách sẽ không bao giờ quên những kỷ niệm thánh thiện lưu luyến ấy và sẽ hẹn ngày tái ngộ...
Nếu quý bạn là những du khách hoặc giáo dân hành hương vừa từ trên xe hơi bước xuống khuôn viên Ðền Thánh Giuse Montréal, quý vị sẽ được những giáo dân thiện nguyện niềm nở hướng dẫn vào nhà tiếp đón ngay bên cạnh quảng trường đền thờ. Nơi đây có đầy đủ phòng hướng dẫn, phòng khách, phòng lưu niệm, phòng bán các kỷ vật, nhà giải khát, nhà ăn, nhà vệ sinh sạch sẽ thuận lợi.
Ngay cạnh nhà tiếp đón du khách có một tháp chuông cao, nơi đó treo cả một bộ chuông nổi tiếng, gồm 56 chuông lớn nhỏ khác nhau, tùy theo âm thanh mỗi chuông phát ra tạo thành một cuộc hòa âm bằng chuông, do nhà sản xuất Paccard et Frères thị trấn Annecy-le-Vieux bên Pháp đúc. Tổng cộng trọng lượng bộ chuông 56 chiếc này lên tới 10,900 kg. - Thực ra bộ chuông quý giá có một không hai này do Chính phủ Pháp đặt làm để trang trí trên Tháp Eiffel tại Thủ Ðô Paris, nhưng vì lý do kỹ thuật không thực hiện được dự án, nhà sản xuất Paccard et Frères đã dâng tặng Ðền Thánh năm 1955, nhân kỷ niệm 50 năm xây cất đền thờ. Người điều khiểân bộ chuông này (The Carillonneur), ông Claude Aubin, là một thành viên thuộc Hiệp Hội Chuông Bắc Mỹ, tốt nghiệp âm nhạc Ðại Học Montréal, sau đó đã theo học những khóa đặc biệt điều khiển chuông tại Hoa Kỳ và Pháp Quốc.
Khởi đầu cuộc hành hương thăm viếng đền thờ, du khách sẽ bước qua cửa chính để tiến vào một Nguyện Ðường Nhỏ (The Votive Chapel) kính Thánh Cả Giuse. Nơi đây trang trí 8 phù điêu lớn rất quý giá do điêu khắùc gia người Canada Joseph Guardo thực hiện năm 1948, theo 8 chủ đề mà truyền thống công giáo vẫn suy tôn Thánh Giuse: Ðấng Bảo Trợ các Gia Ðình, Bổn Mạng giới Thợ Thuyền, Bảo Trợ các Tâm Hồn Thanh Khiết, Bổn Mạng Người Chết Lành, Nâng Ðỡ những ai Ðau Khổ, Hy Vọng của những Bệnh Nhân, Xua đuổi thần dữ và Ðấng Bảo Trợ Giáo Hội.
Dọc theo hành lang nguyện đường, du khách không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy treo la liệt trên tường hàng ngàn chiếc nạng, hàng trăm cây gậy hoặc những bia đá cẩm thạch mà các người hành hương đã để lại để tri ân thánh nhân, vì họ đã được lành bệnh lạ thường nhờ sự chuyển cầu của Thánh Sư Huynh Anrê trước tòa Chúa. Trước mỗi phù diêu biểu tượng hình ảnh Thánh Giuse, du khách tự cảm nhận một bầu khí thánh thiêng đạo đức bao trùm, khi họ nhìn thấy từng đoàn du khách, đủ các sắc dân như người Canada, Hoa Kỳ, Âu Châu, A¨ Châu, Ấn Ðộ, Ðại Hàn, Việt Nam thành kính thắp lên những ngọn nến để cầu nguyện. Tổng số những đèn nến này lên tới trên 10,000 chiếc.
Từ hành lang nguyện đường nhỏ, người hành hương tiến sang phía tay phải sẽ nhìn thấy một ngôi mộ lớn bằng đá cẩm thạch màu đen huyền. Ðây là nơi an nghỉ của Sư Huynh Anrê qua đời ngày 6 tháng Giêng năm 1937 với tuổi thọ 92. Vì có quá nhiều phép lạ xảy ra, khi hàng triệu người hành hương đến bên mộ Ngài cầu nguyện khấn xin, ngày 11 tháng 12 năm 1963, Tòa Thánh Vatican bắt đầu mở hồ sơ điều tra phong thánh cho Sư Huynh đáng kính. Cuối cùng Vatican đã tôn phong Ngài lên bậc hiển thánh ngày 23 tháng 5 năm 1982. Và trong chuyến tông du đến Canada, chính Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến quỳ cầu nguyện tại ngôi mộ này ngày 11 tháng 9 năm 1984. Phía sau ngôi mộ là một họa phẩm nổi tiếng của họa sư Henri Charlier mô tả tinh thần khiêm nhu đơn sơ của Sư Huynh bước theo gương Ðức Kytô.
Tiếp theo lộ trình hành hương, du khách sẽ được hướng dẫn bước vào Nhà Thờ Hầm (The Crypt Church) bên cạnh. Người ta gọi là Nhà Thờ Hầm vì những kiến trúc đà ngang lớn chống đỡ Vương Cung Thánh Ðường xây bên trên. Tuy là Nhà Thờ Hầm nhưng khá rộng có trên 1,000 chỗ ngồi thỏa mái, được xây cất năm 1916 do hai kiến trúc sư Dalbé Viau và Alphonse Venne thiết kế họa đồ, đáp ứng nhu cầu những đoàn khách hành hương đến quá đông có nơi cầu nguyện.- Ngay chính giữa cung thánh là tượng Thánh Cả Giuse, chiều cao 2m75, nặng 2,300 kg, do một nghệ sĩ người Y¨, ông A. Giacomini, đã tạc bằng một thứ đá hoa cương màu trắng rất quý gọi là carrara rất hiếm ở Y¨. Chung quanh tượng thánh có gắùn những hào quang kim khí mạ vàng sáng chói. Trên những bức tường nhà thờ hầm, người hành hương không khỏi không ngưỡng mộ những tranh màu bằng kính (The Stained Glass Windows) mô tả những giai đoạn chính trong cuộc đời Thánh Cả Giuse. Ðây là công trình nghệ thuật của hai nghệ sĩ Canada, ông Perdriau và ông O' Shea hoàn thành năm 1919.
Từ nhà thờ hầm bước ra, người hành hương đi vào cầu thang máy cuốn để lên trên lầu. Nơi đây là phòng nghỉ chân cho các đoàn khách hành hương. Trên bức tường cao là một họa phẩm lớn vẽ ngay trên tường, do tu sĩ Pruvost đã công phu họa chân dung Thánh Cả Giuse vớiø nhữøng đoàn hành hương tuốn đến cầu nguyện, nhân kỷ niệm 50 năm xây cất nhà nguyện nhỏ đầu tiên (1905 1955). Ngay bên cạnh họa phẩm, có gắn 13 phù hiệu gồm 10 tỉnh bang và 3 lãnh thổ của Canada, vì Thánh Giuse đã được Chính Phủ và Giáo Hội tôn vinh là Thánh Bổn Mạng của đất nước Canada.
Từ phòng nghỉ chân này, du khách có thể bước ra ngoài sân thượng khá cao phía trước. Nơi đây du khách có thể phóng tầm con mắt để có một cái nhìn bao quát thành phố Montréal trước mặt. Phía đối diện là Ðại Học Notre Dame, nơi mà Sư Huynh Anrê đã phục vụ như một người gác dan cổng trường trên 40 năm. Xa xa về hướng Tây Bắc là đảo nhỏ Montréal. Phía tay mặt đàng xa là Ðại Học Montréal. Phía tay trái là Hồ Saint Louis, một hồ nhỏ mới được nới rộng của Hồ Saint Laurent.
Từ ngoài sân thượng trở lại phòng nghỉ chân, du khách lên lầâu để viếng thăm một khu triển lãm nhỏ về cuộc đời Sư Huynh Anrê. Ngoài những bức tranh trên tường chụp căn nhà bé nhỏ tồi tàn Sư Huynh đã cất tiếng khóc chào đời, cho đến những tài liệu, những hình ảnh chụp lúc sinh thời và khi qua đời, người ta thấy có 4 phòng lớn: Phòng I là một phòng nhỏ được thiết kế lại y hệt nơi cổng trường đại học Notre Dame, nơi sư huynh Anrê đã làm người gác dan trong 40 năm, từ năm 1870 đến 1909. Phòng II là văn phòng nơi Sư Huynh đón tiếp và săn sóc các bệnh nhân. Phòng III là căn phòng nhỏ đơn sơ, có một giường cá nhân, một cái bàn và chiếc ghế, một cái dù (cái ô) đen treo trên tường, được thiết kế lại giống hệt của bệnh viện Notre Dame de l' Espérance, nơi Sư Huynh qua đời ngày 6 tháng Giêng năm 1937. Phòng IV là một phòng nhỏ bằng sắt mạ đồng, có lan can chung quanh, chính giữa có đặt trái tim đã khô của Sư Huynh trong một hộp nhỏ bằng vàng. Ðây là một truyền thống lâu đời của nước Pháp và nước Y¨ thường lấy trái tim của các bậc vĩ nhân nổi tiếng để dân chúng tri ân và tôn vinh.
Từ đây du khách trở lại phòng nghỉ chân để đi sang khu vườn bên cạnh. Nơi đây là cả một khu vườn rất rộng, cây cối và hoa cảnh cắt xén mỹ thuật, do kỹ sư chuyên viên về phong cảnh (landscape architect) Frederick G. Todd đã thiết kế để dựng 14 chặng đàng Thánh Giá, với những bức tượng màu trắng rất mỹ thuật do hai nghệ sỉ Ercolo Barieri và Louis Parent tạc bằng đá cẩm thạch quý giá. Những bức tượng 14 đàng Thánh gia này với kích thước như một người trung bình được chiếu sáng ban đêm do một hệ thống ánh sáng do chuyên viên Jean d'Orsay nghiên cứu. Tại khu vườn này cũng có một tương Chúa Kytô Phục sinh, dưới chân tượng là một hệ thống phun nước khá lớn, giúp người hành hương có những giây phút trầm lặng suy tư về cuộc đời.
Trên phương diện mỹ thuật tôn giáo, đặc điểm có ý nghĩa và đáng lưu ý nhất trong quần thể Ðền Thánh Giuse Montréal là Bảo Tàng Viện chiếm cả một khu vực lớn cạnh Vương Cung Thánh Ðường. Bảo tàng viện này được thực hiện với chủ đề Thánh Gia Thất Ðức Kytô, Ðức Mẹ và Thánh Giuse, chiếm cả hai tầng lầu mênh mông là một công trình thu thập các tác phẩm nghệ thuật quý giá, qua nhiều năm khác nhau, khởi đầu từ khi xây cất đền thờ nhỏ đầu tiên từ năm 1905.
Bước vào bảo tàng viện, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi một bức tranh sơn dầu thật lớn do nghệ sĩ André Bergeron thực hiện cùng với rất nhiều tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Canada và hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bảo tàng viện chia thành 2 khu vực khác nhau: Bảo tàng viện bằng sáp (The Wax Museum) do nghệ sĩ Joseph Guardo thực hiện năm 1955, gồm 10 cảnh sinh hoạt của Thánh Gia Thất, với 76 bức tượng bằng sáp, với kích thước giống như người thật. Tất cả 76 bức tượng này rất sống động được các đoàn du khách đặc biệt quan sát và trầm trộ ngưỡng mộ nhất.
Khu vực II là Bảo tàng viện Giáng Sinh, bao gồm 330 máng cỏ do các nghệ sĩ của 130 quốc gia trên khắp thế giới thực hiện. Từ chủ đề Ðức Kytô Giáng Sinh, người ta thấy màu nhiệm Ngôi Hai Nhập thể này đã được các nghệ sĩ của các quốc gia Âu Châu, Mỹ Châu, Phi Châu, A¨ Châu, Châu Thái Bình Dương tìm nguồn cảm hứng và thể hiện bằng rất nhiều hình thức khác nhau. Bất cứ đoàn du khách của quốc gia nào cũng cố đi tìm tác phẩm của quốc gia mình trong số 130 quốc gia ấy. Bên cạnh những máng cỏ bằng gỗ, bằng pha lê, bằng kiếng, bằng vải, sơn dầu, tranh thủy mạc, bằng sứ, bằng sành v.v.. đã nói lên tinh hoa và văn hóa của mỗi dân tộc. Chúng tôi rất ngạc nhiên thấy hai bộ hang đá máng cỏ của Việt Nam: một bằng rễ cây đẽo gọt rất tinh vi mỹ thuật và một tranh sơn mài vẽ Ðức Kytô, Ðức Mẹ và Thánh Giuse dưới y phục và dáng vóc người Việt nam. Hai hang đá máng cỏ này do Nhà văn Phạm Ðình Khiêm, Sàigòn, kính tặng bảo tàng viện năm 1992. Phải đến tận nơi nhìn ngắm các máng cỏ từng quốc gia rất tinh vi mỹ thuật của các nước như Nhật Bản, Phi Luật Tân, Tiệp Khắc, Pháp, Ðức v.v..người ta mới thấy giá trị mỹ thuật tôn giáo của bảo tàng viện.
Kết thúc cuộc hành hương Ðền Thánh Giuse Montréal, người hành hương sẽ trở về Vương Cung Thánh Ðường kính Thánh Giuse. Ðây là một công trình rất mỹ thuật độc đáo nhất và cũng là một niềm hãnh diện của Giáo Hội và quốc gia Canada. Vương Cung Thánh Ðường dài 105 mét, rộng 65 mét, chiều cao từ nền đến mái vòm 60 mét, nếu tính chung từ nhà thờ hầm đến chóp đỉnh thánh giá 319 mét, đường kính mái vòm bên trong 26 mét, mái vòm bên ngoài 39 mét. Toàn bộ Vương Cung Thánh Ðường cao 263 mét sánh với mặt biển, đây cũng là ngọn tháp cao nhất thành phố Montréal.
Trên đường về từ vương cung thánh đường, tâm hồn chúng tôi không thể không suy nghĩ về chuyến hành hương đầy ý nghĩa thánh thiện này. Quả thật Thương Ðế Quan Phòng thật kỳ diệu, đã xử dụng những con người tầm thường, bé nhỏ, ít học, bình dân đề thực hiện giữa trần gian những chương trình vĩ đại của Ngài. Cũng như Thánh Cả Giuse, một người thợ mộc không tên tuổøi thành Nagiarét, được xử dụng làm Gia Trưởng Thánh Gia Thất, phải chăng Sư Huynh Anrê đã trở thành vị sáng lập Ðền Thánh Giuse Montréal vì Thày đã thể hiện một đời sống khiêm tốn, hy sinh quên mình để Yêu Thương và Phục Vụ mọi người. |
Mời bạn cùng blogger Bizu thăm thú Montreal, và thưởng thức dư vị mùa hè phảng phất từng khu phố cổ, căn nhà nhỏ xinh xắn dưới lùm cây, chợ trái cây, một cửa hàng lưu niệm nhỏ dưới tầng hầm...
(Theo Internet) Montreal thuộc tỉnh Quebec ở phía đông Canada. Montreal là thành phố đa sắc tộc với dân ngụ cư đến từ hơn 100 đất nước khác nhau. Người Anh và người Pháp đã cùng xây dựng lên Montreal. Chính vì vậy, nguồn gốc Anglessaxon và Pháp luôn in dấu trong lịch sử 360 năm của thành phố này. Là một trung tâm thương mại quốc tế, cảnh sắc ở Montreal thật đẹp, nhất là khi thành phố lên đèn với ánh sáng muôn màu rực rỡ. | Minh họa: Theo hickerphoto.com |
Montreal còn là một thành phố có nét kiến trúc nổi bật ở Bắc Mỹ. Những tòa nhà cổ khá cao được xây dựng bằng đá, các nhà thờ, nhà kho... với vẻ kiến trúc độc đáo là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa các trường phái kiến trúc từ thế kỷ 17, 18, 19. Và bây giờ là những hình ảnh sống động về down town Montreal dưới ống kính của "phó nháy nghiệp dư" Bizu. Bên cạnh sự sôi động của một trung tâm thương mại quốc tế, Montreal thật yên bình với ba nhà thờ lớn tọa lạc trên một góc đường nhỏ của Downtown: | Hình ảnh: Theo blog Bizu Bizu |
| Kiến trúc độc đáo và cổ kính |
| Hình ảnh: Blog Bizu |
Một góc China Town:
Căn nhà xinh xắn trong lùm cây:
| Chuồng chim (mô phỏng căn nhà lớn) |
Tòa án Thành phố: | Hình ảnh: Blog Bizu |
Những ngõ nhỏ trên phố cổ Montreal gợi cảm giác rất Việt Nam: | Một loại xe rất được khách du lịch ưa thích khi đi dạo |
| Xe ngựa - nét đặc trưng trên đường phố Montreal |
Một cửa hàng bán đủ thứ đồ lặt v ặt, nằm sâu phía dưới tầng hầm: Tại khu chợ trái cây, ta có thể tìm thấy rất nhiều loại hoa quả "cây nhà lá vườn" của Việt Nam: | Bưởi |
| Nhãn |
Đọc Truyện online - Theo blog Bizu Bizu | BizuBizu |
Vài nét về blogger: Bizu Bizu - Một cô bé rất dễ thương, đáng yêu với nụ cười trong như nắng mai!
Montreal - Điểm giao lưu của văn hóa thế giới | | | Lịch sử lâu đời, kiến trúc tinh xảo, các nhà hàng ăn uống hảo hạng, các cửa hàng thời trang cao cấp không chỉ là những nét đặc trưng của riêng Pari, London, Milan hay New York, mà đó cũng là của Montreal, thành phố nằm ở vị trí trung tâm của đất nước Canada. Thành phố có tầm cỡ của thế giới này đã thu hút du khách bằng vẽ quyến rũ của sự kết hợp tuyệt vời giữa hai nền văn hóa Pháp và Ănglo Sắc-xông. Với bề dày hơn 350 năm, lịch sử Montreal là thành phố tập trung nhiều người Canada có nguồn gốc châu Âu và là thành phố có số người nói tiếng Pháp chỉ đứng sau Paris. Là một trung tâm thương mại quốc tế, cảnh sắc ở Montreal thật đẹp, nhất là khi thành phố lên đèn với ánh sáng muôn màu rực rỡ. Nằm trên vùng đất giữa hai con sông Lawrence và Ottawa, cái tên Montreal của thành phố này được đặt theo tên của một đỉnh cao nhất trong dãy núi đá vôi ở vùng này. Muốn ngắm nhìn toàn cảnh thành phố, du khách có thể chọn một địa điểm lý tưởng đó là đỉnh Royal trong dãy núi đó. Montreal là một thành phố có nét kiến trúc nổi bật ở Bắc Mỹ. Những tòa nhà cổ khá cao được xây dựng bằng đá, các nhà thờ, nhà kho... với vẻ kiến trúc độc đáo là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa các trường phái kiến trúc từ thế kỷ 17, 18, 19. Sau khi nhà thám hiểm người Pháp, ông Jacques Cortier đặt chân lên vùng đất này vào năm 1535, một hội truyền giáo đã được thành lập ở đây vào năm 1642. Nhưng do có sự xung đột với những người dân bản xứ nên mãi đến năm 1701, sau khi có một hòa ước thì công cuộc di dân, truyền đạo mới được phát triển. Và cũng từ đó sự buôn bán mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Nghề buôn bán đặc sản da và lông thú sang châu Âu cũng phát triển từ đây và hưng thịnh trong hơn một thế kỷ. Ngày nay, với hai sân bay quốc tế, Montreal thực sự là cửa ngõ giao lưu của Canada và Hoa Kỳ với toàn thế giới. Là một trung tâm tài chính, thương mại và công nghiệp lớn với nhiều lĩnh vực như hàng không, dược phẩm, công nghệ sinh học và thông tin..., Montreal được đánh giá là một thành phố tập trung những công nghệ hàng đầu. Với hơn 4 nghìn nhà hàng ăn uống, ở Montreal du khách có thể thưởng thức trên 75 loại món ăn khác nhau. Điều này đã phản ánh một sự hòa trộn phong phú của nhiều nền văn hóa thế giới. Đó cũng chính là sự hấp dẫn đặc biệt của Montreal. Người dân Montreal có thói quen dùng bữa tối muộn sau đó họ thường đến các quán bar để nghe nhạc Jazz hay một sàn nhảy bình dân với những vũ điệu của người da đỏ. Đối với những người khá giả thì họ đến các vũ trường sang trọng và đôi khi là những bữa tiệc đến tận 3 giờ sáng. Đến Montreal, ta có thể thấy sự phát triển chưa từng có của các khu buôn bán với rất nhiều các cửa hàng thời trang hiện đại trên đại lộ Saint Lawrent. Các cửa hàng thời trang cao cấp ở phố Laurier và những cửa hàng bách hóa lớn ở phố Sainte Catherine. Mỗi khi thời tiết mùa hè quá oi bức hay khi sự lạnh giá khắc nghiệt của mùa đông, người dân Montreal lại sử dụng hệ thống đường ngầm dưới lòng đất để đi lại. Hệ thống đường ngầm này được xây dựng từ ý tưởng của nhà danh họa nổi tiếng thế giới Leonardo De Vinci. Với 29 km chiều dài, đường ngầm này sẽ dẫn khách bộ hành tới những đoạn đường lớn, nơi có nhiều cửa hàng thời trang và quán ăn. Montreal còn có cả hệ thống Metro (tàu điện ngầm) chạy bằng bánh cao su rất hiện đại. Loại phương tiện này có thể đưa hành khách tới những nơi mà họ muốn như sân thể thao, nhà hát, các cửa hàng, quán rượu, cửa hàng bách hóa, nhà ga hay công sở... | |
Một hoạt động văn hóa độc đáo của Montreal là các liên hoan kịch, nhạc quốc tế, phim và nhạc Jazz được tổ chức vào mùa hè hàng năm. Montreal có hơn 50 nhà hát và hơn 100 rạp chiếu bóng với sự hoạt động của 2 dàn nhạc giao hưởng, một nhà hát opera, nhiều nhóm múa hiện đại và một đoàn ba lê nổi tiếng thế giới. Nhiều tác phẩm nghệ thuật cổ và đương đại có tầm cỡ quốc tế được trưng bày tại 20 bảo tàng về khảo cổ học và bảo tàng các tác phẩm hài hước. (Theo báo Khoa học phổ thông số ra ngày 12-7-1999) |
Cảm tưởng một du khách từ VN
Nắng mưa là chuyện của Trời
Đi chơi là chuyện của người nhà du
Cuối tuần trời nắng, thành phố Montreal tổ chức cuộc đua xe đạp nên nd nhân cơ hội thả bộ xuống khu phố cổ Montreal - Old port of Montreal - Vào thế kỷ 18-19, thành phố Montreal là thành phố quan trọng nhất của Canada. Và là nơi quyết định mọi chính sách kinh tế của Canada. Vị trí quan trọng hàng đầu của Montreal kéo dài cho tới thập niên 1960, thập niên mà Toronto bắt đầu phát triển và từ đó Montreal mất dần vai trò kinh tế quan trọng trong Canada. Tuy nhiên, Montreal vẫn là 1 trong những thành phố lớn của Canada về phía tây Canada, các tỉnh bang vùng Đại Tây Dương.
Khu phố cổ của Montreal nằm dọc bờ sông Saint-Laurent. Kiến trúc khu phố này chịu ảnh hưởng của Pháp và Anh. Nhà cửa cất theo lối xưa thế kỷ 18-19, mặt tiền gạch chạm trổ cầu kỳ. Các cửa hàng mọc lên san sát trong khắp khu phố này , phần lớn là các tiệm ăn, cà phê, đi chán thì nghỉ chân uống cà phê ăn donut hay croissant ( dân bản xứ bên này , người VN gọi là còi ). Lang thang đi dạo trên con đường dẫn tới toà thị sảnh, nd thấy có 1 cửa tiệm bán bình trà. Ai mà thích sưu tầm bình trà thì nd bảo đảm thích tiệm này. Có cả hàng trăm, ( có thể tới hàng ngàn ) bình trà khác nhau, đủ kiểu đủ cỡ , sành, đất, đất nung , đất đỏ , gốc cây... Kiểu tàu, nhật bản... tha hồ mà lựa. Nhưng coi chừng, trong tiệm chật hẹp, láng cháng làm bể là bỏ tiền túi ra đền đó nha.
Từ tòa thị sảnh nhìn ra phía trước là khu thả bộ dọc theo bờ sông , sau lưng nhìn về khu phố Tàu. nd nghe anh người việt làm chung với nd nói khu phố tàu Montreal được phát triển bởi 1 vài chục người Tàu gốc...Chợ Lớn rời VN vào năm 1979. Anh ta nói có lần anh ta nói chuyện với 1 người Tàu này , hỏi là người gì sao mà rành tiếng việt quá vậy ( Tàu Quảng Đông, tiều, phúc kiến...) người này nói - ngộ là người Việt gốc Tàu khi xưa nhà ngộ trong Chợ Lớn.đó. Ngộ là người việt gốc tàu. Ngộ không phải người tàu Trung Quốc đâu à. Ngộ không thích làm ăn với tụi nó. Tụi nó làm ăn không có tin được ( thằng CS đi tới đâu làm dân chúng khốn nạn tới đó. Ngay cả người tàu VN mà còn chê người tàu bên tàu thì hết biết ) Theo con đường lớn trước mặt tòa thị sảnh, nd thả bộ xuống khu đi dạo dọc bờ sông. Có 1 đường nhỏ như ngõ hẻm đầy tranh san sát hai bên tường. Vòng qua vòng lại cũng dẫn ra khu phố cổ. Lại cũng quán ăn, tiệm cà phê , tiệm bán đồ lưu niệm san sát.
Gần đó có tòa nhà có vòm trắng bạc , bên trong toàn là tiệm của designer, artist...bản xứ (dân da đỏ và người còi ).
Xem đồ hoài cũng chán , nd thả bộ dọc bờ sông. Nơi đây mát hơn và nhiều người vẽ tranh hí họa hơn. Ngồ ngộ 1 điều là nơi tàu buồm đậu thì nằm dưới thấp, thành ra không thấy từ xa. Đến gần đứng sát bờ mới thấy. Muốn xuống dưới chỗ đậu tàu buồm là phải đi cầu thang. nd chả hiểu sao mà kỳ cục vậy. Nhưng cũng có lý, trên cao thì nhìn toàn bộ khu thuyền buồm này. nd nghe nói có từ đó đón thuyền qua bên kia 1 hòn đảo. Nơi đó có 1 công viên lớn tên gì mà expo, expo đó, dân Montreal hay đi qua đó chơi. Từ bên này nhìn qua thấy có1 vòm hình tròn bằng kim khí , chả biết là gì. để bữa nào nd qua bên đó chơi mới được.
Ai mà thích quán ăn các món pháp thì nd nghĩ đây là thiên đàng đó nghe. nd đếm ít nhất cũng trên dưới vài chục tiệm. Ngon hay không thì không biết , nhưng nhìn thực đơn thì...OK lắm (ngoại trừ giá tiền).
Hôm nay vắng hơn mọi cuối tuần khác, chắc tại thiên hạ rủ nhau đi xe đạp vòng quanh hòn đảo Montreal hết rồi. À quên, nd quên nói Montreal là thành phố nằm trên 1 hòn đảo, đảo Montreal. Chớ tưởng đảo Montreal nhỏ. nd nghe nói đảo Montreal lớn gần bằng hòn đảo...Đài Loan. Đi chơi từ sáng tới chiều trong khu phố này. nd đi về khu phố Tàu kiếm đồ ăn. Có người việt chỉ nd 1 tiệm tại phố tàu bán vịt quay rất là ngon nằm tại góc đường lớn. nd không rành tiếng Pháp nên tìm hoài không ra. Đành ghé vào tiệm phở Bắc gần đó
Nhàn Du |
|