Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
03.08.2024 10:09
Chủ tịch nước Tô Lâm làm tổng bí thư
Tại hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sáng nay 3/8, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được bầu làm tổng bí thư nhiệm kỳ Đại hội Đảng 13, thay cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hội nghị bất thường này diễn ra tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội.
Bài toán mà Đảng Cộng sản cần giải là ai sẽ làm tổng bí thư từ nay cho tới Đại hội 14, dự kiến diễn ra vào tháng 1/2026. Do đó, hội nghị bất thường của Trung ương Đảng vào sáng 3/8 là để kiện toàn chức danh tổng bí thư, bởi vì Đảng không thể không có người đứng đầu.
Tại hội nghị lần thứ 9 hồi tháng 5, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao phương án kiện toàn chức danh chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội và bầu bổ sung 4 ủy viên Bộ Chính trị. Lúc bấy giờ, ông Tô Lâm đã được Đảng giới thiệu và Quốc hội bầu làm chủ tịch nước, thay thế ông Võ Văn Thưởng vừa thôi chức.
Tại họp báo sau hội nghị bất thường sáng nay 3/8, ông Lại Xuân Môn, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, đã thông báo việc ông Tô Lâm được bầu làm tổng bí thư thay cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với số phiếu bầu đạt tuyệt đối.
Phát biểu tại họp báo, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất đi là tổn thất vô cùng to lớn, không thể bù đắp của Đảng, dân tộc, nhân dân ta. Trước yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách của Đảng, Nhà nước trong xây dựng, phát triển đất nước, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã quyết định chủ trương kiện toàn các chức danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước mà trước hết là chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.”
Tân tổng bí thư còn nói: “Trên cương vị tổng bí thư, tôi sẽ cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kế thừa, phát huy mạnh mẽ truyền thống vẻ vang và kinh nghiệm quý báu của Đảng ta; phát huy cao nhất tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc; tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; gắn kết tư tưởng và hành động, ý đảng và lòng dân; nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, trước hết là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13; tận tâm, tận lực, tận hiến, phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam vinh quang, vì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Nhân dân Việt Nam có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.”
Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Ông Tô Lâm sinh ngày 10/7/1957 tại Xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Sự nghiệp của ông Lâm trong ngành công an Việt Nam đến nay đã kéo dài 5 thập niên.
Ban đầu, ông là học viên của Trường Sĩ quan An ninh (nay là Học viện An ninh nhân dân) vào năm 1974 rồi trở thành cán bộ Cục Bảo vệ Chính trị I, Bộ Công an vào năm 1979.
Ông Lâm chính thức được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1982, thăng tiến qua các cấp bậc để trở thành ủy viên Bộ Chính trị vào năm 2016, và tiếp tục thêm một nhiệm kỳ ủy viên Bộ Chính trị nữa vào năm 2021.
Tháng 4/2016, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam cho đến tháng 5/2024.
Ông Lâm được thăng cấp đại tướng vào năm 2019 khi Tổng Bí thư Trọng kiêm thêm chức chủ tịch nước sau cái chết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào năm 2018.
Năm 2021, ông Tô Lâm trở thành Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Vào ngày 22/5/2024, ông Tô Lâm được Quốc hội bầu làm chủ tịch nước.
Vào ngày 3/8/2024, ông được Ban Chấp hành Trung ương Đảng biểu quyết với tỷ lệ tán thành 100%, trở thành tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thay cho ông Nguyễn Phú Trọng vừa qua đời.
Những dấu ấn Tô Lâm
Ông Tô Lâm trong cương vị bộ trưởng Công an được coi là người đóng vai trò chính trong nhiều vụ việc quan trọng liên quan tới lập pháp, an ninh nội địa, an ninh đối ngoại của Việt Nam.
Trong quá trình ông Lâm làm Bộ trưởng Công an (từ năm 2016 đến tháng 5/2024), thứ hạng của Việt Nam về Chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã được nâng lên từ vị trí thứ 113 năm 2016 lên vị trí thứ 83 vào năm 2023.
Dưới thời ông Lâm đứng đầu ngành công an, nhiều nhà hoạt động dân chủ, môi trường đã bị bắt. Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ được đánh giá là bị siết chặt.
Bộ Công an dưới thời ông đã xây dựng và đề xuất thông qua Luật An ninh mạng vào năm 2018.
Vụ ông Trịnh Xuân Thanh đang xin tỵ nạn tại Đức sau đó xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2017 cũng được đánh giá là có vai trò của ông Tô Lâm.
Theo Bộ Công an Việt Nam trong thông báo vào ngày 31/7/2017, ông Trịnh Xuân Thanh “đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú”.
Tuy nhiên, phía Đức lại khẳng định ông Thanh bị an ninh Việt Nam bắt cóc.
Và cũng theo cáo buộc từ Đức và Slovakia, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã sử dụng một chuyến công tác tới Slovakia để chỉ đạo vụ bắt cóc.
Vụ việc đã gây căng thẳng ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
Vụ việc nảy sinh từ nhiều năm và kết thúc bằng một cuộc đột kích của công an vào rạng sáng 9/1/2020. Theo thông tin chính thức từ Bộ Công an, sự kiện này đã dẫn tới 4 người chết, gồm ông Lê Đình Kình ở thôn Hoành và 3 công an tham gia vụ tấn công.
Phiên tòa xét xử vụ án sau đó đã dẫn tới 2 bản án tử hình cho các bị cáo là dân làng thôn Hoành, xã Đồng Tâm.
Sự kiện ông Tô Lâm tham gia bữa tiệc thịt bò dát vàng tại London (Anh) vào đầu tháng 11 năm 2021 cũng khiến dư luận xôn xao, vì bữa tiệc đắt đỏ diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang gồng mình chống Covid.
Ông Tô Lâm được báo Việt Nam mô tả là đã biên soạn và xuất bản "những cuốn sách có ý nghĩa vô cùng to lớn", bao gồm:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2015)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ Công an nhân dân, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2017)
Quần chúng nhân dân – nhân tố quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự, Nhà xuất bản Công an Nhân dân (2017)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, Nhà xuất bản Công an Nhân dân (2017)
Công an nhân dân Việt Nam với tác phẩm tư cách người công an cách mệnh của Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật (2017)
Đánh giá về ông Tô Lâm
Ông Tô Lâm khi còn làm Bộ trưởng Công an không nhận được sự ủng hộ cao.
Bằng chứng là trong cuộc bỏ phiếu đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn hồi năm 2023, ông Tô Lâm có số phiếu “tín nhiệm cao” rất thấp (kém người đứng đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tới 119 phiếu), trong khi nhận được nhiều phiếu “tín nhiệm thấp”.
Tuy nhiên, tại Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khi biểu quyết cho chức danh tổng bí thư vào sáng 3/8, ông Tô Lâm nhận được sự ủng hộ tuyệt đối.
Điều này cho thấy tính đồng thuận cao ở trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đánh giá về việc ông Tô Lâm được bầu làm tổng bí thư, Giáo sư Carl Thayer từ Đại học New South Wales (Úc) chia sẻ với BBC:
“Việc Ban Chấp hành Trung ương chính thức xác nhận ông Tô Lâm làm tổng bí thư không phải là điều bất ngờ. Ban Chấp hành Trung ương Đang đang tuân theo quy trình bằng cách tổ chức một phiên họp bất thường để xác định sự thay đổi lãnh đạo cấp cao. Ông Tô Lâm sẽ đảm nhiệm phần còn lại của khoảng mười sáu tháng cho đến khi Đại hội 14 được tổ chức.”
Giáo sư Thayer nhận định với việc ông Tô Lâm làm tổng bí thư, sẽ không có thay đổi lớn nào về chính sách đối nội và đối ngoại trong giai đoạn chuyển tiếp này.
“Ông Tô Lâm sẽ hoàn toàn tập trung vào việc giám sát các công tác chuẩn bị cho Đại hội 14 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2026. Với vai trò là trưởng Tiểu ban Nhân sự chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt các ứng cử viên cho Ban Chấp hành Trung ương mới, ông Tô Lâm sẽ đặc biệt cảnh giác để loại bỏ những ứng cử viên liên quan đến tham nhũng hoặc không đạt tiêu chuẩn của đảng,” Giáo sư Thayer nói.
Giáo sư Thayer cũng nói rằng khi Tô Lâm đã là tổng bí thư, có khả năng ông sẽ từ chức chủ tịch nước. Ban Chấp hành Trung ương sau đó sẽ đề xuất người thay thế ông lên Quốc hội. Nếu kịch bản này xảy ra, “Tứ Trụ” sẽ được khôi phục ở Việt Nam.
“Sự lãnh đạo tập thể mới này sẽ giúp trấn an các chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài rằng Việt Nam sẽ vẫn ổn định về chính trị cho đến khi quá trình chuyển giao lãnh đạo dự kiến diễn ra tại Đại hội 14. Vào thời điểm đó, một Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị mới sẽ được bầu. Nếu ông Tô Lâm muốn tiếp tục tại nhiệm, ông sẽ phải được miễn tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 65, có thể viện dẫn việc ông có quá trình công tác xuất sắc,” Tô Định (chữ Hán: 蘇定; bính âm: Sū Dìng) là một viên quan lại người Hán được ở triều đình Đông Hán được cử sang Bách Việt làm Thái thú Giao Chỉ vào năm 34. Được sử sách Việt Nam ghi chép là viên quan tham lam, tàn bạo, chuyên vơ vét của cải khiến người dân bản xứ bất bình, nhằm để trấn áp sự phản kháng, Tô Định đã ra lệnh chém đầu Thi Sách,[1] một thủ lĩnh người Việt ở Châu Diên, chồng của Trưng Trắc. Hành động này đã gây nên phẫn nộ của toàn dân Việt, mà đỉnh điểm là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh đuổi người Hán. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Tô Định không thể kiểm soát được tình hình nơi mình quản lý liền cắt tóc, cạo râu bỏ chạy lên phương Bắc trốn về nước sư Thayer nhận định thêm.
Tiểu sử của Tô Định
Tô Định là một viên quan lại người Hán ở triều đại nhà Hán được cử sang Việt Nam làm Thái thú Giao Chỉ trong thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên. Khi được nhận chức vụ Thái thú Giao Chỉ, Tô Định là người được sử sách Việt Nam ghi chép là viên quan tham lam, tàn bạo, chuyên vơ vét của cải khiến người dân bản xứ bất bình, phẫn nộ mà đỉnh điểm là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Tô Định đã ra lệnh chém đầu Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc vì vậy Hai Bà Trưng đã quyết tâm nổi dậy để đánh đuổi người Hán. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Tô Định không thể kiểm soát được tình hình nơi mình quản lý liền bỏ chạy về phương Bắc.
Ông Tô Lâm làm tổng bí thư: quốc tế nói gì?
Sau khi ông Tô Lâm nhậm chức tổng bí thư, nhiều trang báo quốc tế đã đưa tin về sự kiện này với những lời bình luận khác nhau.
Tờ New York Times cho rằng việc bổ nhiệm này mang lại cho ông Tô Lâm cơ hội để củng cố vị trí của mình trong nội bộ đảng trước Đại hội 14.
Trên Reuters, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu khách mời thuộc Viện ISEAS (Singapore), nhận định việc Việt Nam có tổng bí thư mới có thể là dấu hiệu cho thấy đấu đá nội bộ sẽ tạm lắng.
Sau khi ông Tô Lâm lên làm tổng bí thư hôm 3/8, lãnh đạo nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Nga, Lào và Campuchia, đã gửi điện chúc mừng.
Đánh giá với BBC News Tiếng Việt ngày 3/8, Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm tại Đại học New South Wales (Úc), cho rằng việc ông Tô Lâm nhậm chức tổng bí thư “không phải là điều bất ngờ”.
Ngày 3/8, Reuters dẫn nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang về việc ông Tô Lâm nhậm chức tổng bí thư:
"Đây là dấu hiệu cho thấy sự tạm ngưng của các đấu đá nội bộ trong Đảng. Dù ông Lâm đã cam kết thúc đẩy chiến dịch chống tham nhũng, chiến dịch này có thể bị đình trệ bởi ông ấy có thể ưu tiên sự ổn định của hệ thống Đảng trước kỳ đại hội năm 2026.”
Giáo sư Thayer cho rằng ông Tô Lâm sẽ “đặc biệt cảnh giác” trong việc loại bỏ nhân sự không phù hợp trước Đại hội 14, cụ thể là “những ứng cử viên liên quan đến tham nhũng hoặc không đạt tiêu chuẩn của đảng.”
Trong buổi họp báo sau khi nhậm chức tổng bí thư, ông Tô Lâm cho biết sẽ tiếp tục công cuộc chống tham nhũng.
"Cá nhân tôi rất may mắn khi còn làm Bộ trưởng Công an cũng đồng thời nhận nhiệm vụ Phó ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng tiêu cực, trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bám sát ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong nhiều năm. Do vậy tôi đã có những kinh nghiệm nhất định," ông Tô Lâm nói.
Ông Tô Lâm được cho là cánh tay phải của ông Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch chống tham nhũng, thường được gọi là “đốt lò”. Tuyên bố trong cuộc họp báo, ông Tô Lâm nêu phương châm “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng”.
Nhận xét về tương lai sắp tới của công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam, Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) nói với BBC ngày 3/8:
“Chiến dịch đốt lò sẽ không biến mất bởi tham nhũng vẫn là một vấn đề ở Việt Nam. Và nguyên nhân nó tiếp tục tồn tại vẫn là chính trị.
“Ông Tô Lâm đã sử dụng chiến dịch này để loại bỏ các đối thủ và tôi nghĩ rằng ông ấy sẽ tiếp tục sử dụng chiến dịch này để kiểm soát các đối thủ.
“Tình hình đốt lò sẽ không trở nên gay gắt hơn, nhưng chắc chắn cũng sẽ không hạ nhiệt vào lúc này."
Tập trung quyền lực kiểu Tập Cận Bình?
Điều mà nhiều tờ báo nước ngoài quan tâm là việc liệu ông Tô Lâm có tiếp tục giữ chức chủ tịch nước.
Theo Reuters, nhiều chuyên gia nhận định rằng chức chủ tịch nước của ông Tô Lâm chỉ là một bước đệm để ngồi vào ghế tổng bí thư.
Nếu kiêm nhiệm hai chức, ông Tô Lâm sẽ có cơ hội gia tăng quyền lực và áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán hơn, đài Al Jazeera dẫn đánh giá của các nhà quan sát.
Al Jazeera cũng dẫn lời chuyên gia so sánh ông Tô Lâm với ông Tập Cận Bình – Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc.
Nói với BBC ngày 3/8, Giáo sư Abuza cho rằng “ông Tô Lâm rất thích trường hợp của Chủ tịch Tập Cận Bình”.
“Ông Tập Cận Bình vừa là tổng bí thư, vừa làm chủ tịch nước, đại diện hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế và tôi cho rằng Tô Lâm sẽ làm điều tương tự.
“Cũng có lý luận ngoại giao trong đó, người quyền lực nhất đất nước (tức tổng bí thư) đại diện cho đất nước đó (chủ tịch nước).
"Nếu có người nào muốn kiêm nhiệm cả hai chức vụ này, đó hẳn sẽ là ông Tô Lâm. Tuy nhiên, tính lãnh đạo tập thể là rất quan trọng. Chúng ta vẫn cần phải chờ xem,” ông đánh giá.
Việc kiêm nhiệm hai chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước đã có tiền lệ mới đây. Sau khi cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, ông Trọng đã kiêm nhiệm hai chức vụ trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2021.
Theo New York Times, các lãnh đạo đã từng thảo luận về việc tập trung quyền lực bằng cách nhất thể hóa vị trí chủ tịch nước và lãnh đạo đảng. Tuy nhiên, từ lâu trong đảng đã có sự đồng thuận rằng cần phải duy trì sự ổn định bằng một hệ thống chia sẻ quyền lực, cơ chế có thể giúp ngăn chặn việc trỗi dậy của một lãnh đạo thâu tóm toàn bộ quyền lực.
Nói với NikkeiAsia, ông Nguyễn Khắc Giang cho rằng nếu ông Tô Lâm từ chức chủ tịch nước, người thay thế ông sẽ “là người từ quân đội, chứ không phải một đồng nghiệp từ Bộ Công an”.
"Điều này sẽ giúp cân bằng quyền lực của Bộ Công an trong nhóm lãnh đạo cấp cao,” ông Giang nói thêm.
Hiện có năm thành viên của Bộ Chính trị xuất thân từ công an.
Reuters dẫn lời một số quan chức và nhà ngoại giao nói rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang thảo luận về việc bổ nhiệm một tân chủ tịch nước để ông Tô Lâm tập trung vào vai trò tổng bí thư.
Từ nay đến ngày Đại hội 14 diễn ra, ông Tô Lâm chỉ còn khoảng 16 tháng ngồi ghế tổng bí thư.
Khi đó, ông Tô Lâm sẽ hơn 68 tuổi. Chiếu theo quy định hiện nay về độ tuổi tái cử vào Bộ Chính trị, thì ông Tô Lâm sẽ quá tuổi vào thời điểm đó.
“Nếu ông Tô Lâm muốn tiếp tục tại nhiệm, ông sẽ phải được miễn tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 65, có thể viện dẫn việc ông có quá trình công tác xuất sắc,” ông Thayer nói với BBC.
Khi được hỏi về vấn đề này, Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) nói với BBC ngày 3/8:
"Họ sẽ được đặc cách khi cần thiết. Và thực tế là Việt Nam không thích có sự thay đổi quá lớn. Mọi người sẽ thấy rằng vào Đại hội 14, không quá nửa số lượng ủy viên Bộ Chính trị sẽ thay đổi. Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều trường hợp đặc biệt.”
Hiện tại, trong 14 ủy viên Bộ Chính trị, chỉ có 6 người sẽ dưới 65 tuổi vào tháng 1/2026.
Dần ổn định?
Theo bài viết ngày 3/8 trên Financial Times, ông Tô Lâm nhậm chức tổng bí thư đúng vào thời điểm quan trọng của Việt Nam - quốc gia đang trở thành thế lực sản xuất và hưởng lợi từ chính sách của các doanh nghiệp về đa dạng hóa nguồn cung, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.
Giới đầu tư ngày càng lo ngại khi liên tiếp các quan chức cấp cao của Việt Nam mất chức mà không có lý do cụ thể.
“Tôi nghĩ rằng việc ông Tô Lâm giữ chức tổng bí thư có lợi cho môi trường đầu tư của Việt Nam. Trước đó, việc các phó thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội mất chức là tín hiệu cho thấy sự bất ổn định của tình hình chính trị Việt Nam.
“Đốt lò sẽ không biến mất, nhưng nó sẽ trở nên ổn định và dễ dự đoán hơn một chút.
“Quãng thời gian trước các đại hội đảng thường sẽ yên tĩnh. Sẽ có ít quyết định và chính sách được ban hành. Đảng Cộng sản tập trung nhiều hơn vào việc chuẩn bị cho đại hội. Vậy nên thời gian tới sẽ là về nội bộ nhiều hơn,” Giáo sư Abuza chia sẻ với BBC.
Việc ông Tô Lâm giữ chức tổng bí thư được cho là phần nào cho thấy Việt Nam đang dần ổn định hơn về mặt chính trị.
Tuy nhiên, báo Financial Times cho rằng việc ông Tô Lâm trở thành tổng bí thư “có thể làm dấy lên thêm lo ngại về các quyền tự do dân sự ở Việt Nam”.
Trước đó, trong bối cảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua đời và quyền lực của ông Tô Lâm đang lên, vào ngày 31/7, ông Claudio Francavilla, đại diện của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) tại Liên minh châu Âu (EU), đã nói với đài truyền hình DW rằng “sự gia tăng quyền lực của ông Tô Lâm không phải một tin vui cho nhân quyền”.
Ông Francavilla nói thêm:
“Sự đàn áp và không hề khoan nhượng của chính phủ Việt Nam trước chỉ trích, cũng như sự thù hằn đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản sẽ gia tăng,” ông nói với DW.
Lệnh của TQ để kiểm soát nhất cử nhất đông nhân dân VN: 'Mắt thần' Trung Quốc trong mỗi gia đình Việt Nam: Hệ lụy nào từ camera giám sát?
Thảo Minh, một nhân viên văn phòng tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, bắt đầu lắp đặt camera giám sát tại nhà mình sau khi sinh con đầu lòng. Cô không biết hình ảnh gia đình mình có thể bị người khác theo dõi từ một nơi rất xa.
Thương hiệu camera mà gia đình cô sử dụng là Yoosee đến từ Trung Quốc.
Thảo Minh (không phải tên thật) cho biết từ khi lắp đến giờ, cô chưa bao giờ tắt camera giám sát này.
"Tôi có đăng ký gói lưu trữ đám mây (cloud) hằng tháng của hãng vì thấy cũng không tốn quá nhiều tiền mà còn dễ sử dụng. Nếu không đăng ký, tôi chỉ có thể theo dõi con mình trong thời gian thực mà không thể tua lại nếu muốn biết chuyện gì đã xảy ra," Thảo Minh chia sẻ khi được hỏi về dịch vụ quản lý dữ liệu của camera mình đang dùng.
Cô cũng nói thêm rằng mình ít để ý đến những rủi ro bị lộ dữ liệu cá nhân trước khi BBC phỏng vấn. Cô cũng chưa từng nghĩ đến chuyện cập nhật phần mềm hay nâng cao bảo mật cho camera.
Thảo Minh và chồng đặt mua camera an ninh này trên một sàn thương mại điện tử nổi tiếng tại Việt Nam chứ không phải mua trực tiếp từ cửa hàng.
"Tôi chỉ mua rồi tự lắp để theo dõi em bé bằng điện thoại di động với ứng dụng của hãng sản xuất camera, thấy tiện thì dùng chứ cũng không nghĩ nhiều tới việc kho lưu trữ các thước phim đó đặt ở đâu," cô chia sẻ.
Cô cho biết từ lúc nhận hàng đến nay, gia đình cô chưa bao giờ tắt camera vì "lười và không thấy có lý do gì để tắt".
Hoàng Nhật - chuyên viên lắp camera an ninh tại thành phố Huế - cho biết hầu như mọi khách hàng mà ông tiếp xúc đều có suy nghĩ như Thảo Minh.
"Tôi chưa gặp ai hỏi chi tiết về dịch vụ lưu trữ cả. Khách hàng chủ yếu quan tâm đến giá, chất lượng hình ảnh và độ tiện lợi khi theo dõi trực tuyến," ông Nhật nói.
"Số lượng camera không phải đến từ Trung Quốc mà tôi bán được từ trước tới nay có thể đếm trên đầu ngón tay. Cùng thông số kỹ thuật như các camera của Nhật Bản, Hàn Quốc thì giá camera Trung Quốc chỉ bằng khoảng một nửa," ông nói thêm.
Khoảng 90% camera giám sát tại Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc theo cả đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch, trong đó có một số dòng sản phẩm kết nối tới máy chủ đặt ở Trung Quốc.
Đó là số liệu được nêu ra trong tọa đàm "Tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát" do Cục An toàn thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam phối hợp cùng báo Vietnamnet tổ chức vào tháng 5/2024.
Vietnamnet chỉ ra hai công ty Trung Quốc Dahua, HikVision và các công ty con của họ chiếm xấp xỉ 90% thị phần camera ở Việt Nam, 10% còn lại chủ yếu đến từ các tên tuổi nhỏ hơn của Trung Quốc.
Báo Đầu tư trong một bài viết vào ngày 22/5 cũng đưa tin tương tự.
Vào thời điểm số liệu 90% đó được công bố, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam vẫn chưa ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho thiết bị camera giám sát.
Bộ quy chuẩn dự kiến được ban hành trong năm nay để kiểm định mọi camera được sản xuất nội địa lẫn nhập khẩu và đánh giá trước khi đưa vào sử dụng ở thị trường Việt Nam.
Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ mới ban hành bộ tiêu chí an toàn thông tin mạng cho camera giám sát. Bộ tiêu chí này chỉ đóng vai trò như hướng dẫn kỹ thuật khuyến nghị các công ty sản xuất camera áp dụng theo chứ không phải bắt buộc.
Con số 90% cũng từng được Panava - một công ty chuyên về camera an ninh và giám sát của Việt Nam - chỉ ra vào tháng 7/2023 tại một hội nghị về thiết bị và giải pháp camera an ninh.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, thị trường Việt Nam hiện ghi nhận 10-15 triệu thiết bị camera giám sát đang hoạt động, cho thấy sự bùng nổ của xu hướng sử dụng camera trong đời sống.
Nền tảng phân tích dữ liệu thị trường Metric cho biết từ tháng 4/2023 đến tháng 3/2024, các dòng camera giám sát đến từ Trung Quốc như Imou, Ezviz, Yoosee, Fnkvision và Tp-link nằm trong nhóm được bán chạy nhất trên các trang thương mại điện tử tại Việt Nam.
Trong đó, cửa hàng "Camera gia đình 88" có tỉ trọng doanh thu cao nhất. Khi BBC truy cập vào trang web của cửa hàng này, ba sản phẩm bán chạy nhất là thương hiệu camera Imou của công ty Dahua, với mức giá từ khoảng 450.000 đồng tới 900.000 đồng.
Truyền thông trong nước cho hay camera không chỉ xuất hiện trong các hộ gia đình mà còn tham gia vào hệ thống chính phủ điện tử, chính quyền số và thành phố thông minh để thực hiện các chức năng như giám sát giao thông hay đảm bảo trật tự xã hội.
Không riêng gì ở Việt Nam, Trung Quốc cũng thống lĩnh thị trường camera giám sát trên toàn cầu.
Các công ty Trung Quốc như Hikvision, Megvii hay Dahua có thể không phải là những cái tên quen thuộc với nhiều người nhưng sản phẩm của họ có thể được lắp đặt trên đường phố mọi nơi.
Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trườngCustom Market Insights được cập nhật vào tháng 6/2024, những công ty đến từ Trung Quốc như Hikvision, Dahua hay Zhejiang Uniview Technologies (Vũ Thị) đang nằm trong nhóm dẫn đầu thị trường camera an ninh, giám sát trên toàn thế giới.
Rủi ro lộ ảnh, clip riêng tư
Tại Việt Nam, việc bị lộ hình ảnh cá nhân, nhạy cảm vì camera giám sát bị tin tặc tấn công có lẽ không còn là chuyện hiếm.
Báo chí trong nước cũng nhiều lần cảnh báo về thực trạng này.
Một khảo sát vào năm 2020 tại Việt Nam chỉ ra có đến 70% số camera không được cập nhật mật khẩu hoặc mật khẩu yếu, làm tăng rủi ro bị tấn công. Vào năm 2023, tin tặc đã rao bán quyền truy cập vào hàng trăm ngàn camera giám sát ở Việt Nam với giá chỉ 800.000 đồng cho 15 camera.
Trường hợp của nữ ca sĩ Văn Mai Hương đã gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài.
Cuối năm 2019, camera an ninh tại nhà riêng của nữ ca sĩ bị đột nhập. Hệ lụy sau đó là những clip riêng tư, hình ảnh nhạy cảm của cô bị phát tán trên mạng.
Những dữ liệu bị phát tán đã được camera ghi hình từ năm 2015.
Báo chí trong nước vào thời điểm đó giải thích rằng camera an ninh mà Văn Mai Hương sử dụng là loại camera IP, chỉ cần có wifi là dùng được. Dữ liệu hình ảnh từ camera này sẽ được truyền và lưu trữ tại máy chủ của hãng camera.
Khi tin tặc lấy được thông tin truy cập của camera, chúng sẽ tiếp cận được những dữ liệu của camera đó mà được lưu trữ trên máy chủ.
Tại tọa đàm đã đề cập ở trên, các chuyên gia khẳng định có những dòng camera hiện đại hoạt động dựa trên nền tảng dữ liệu đám mây, kết nối với máy chủ đặt tại Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng Việt Nam phải truy cập camera của họ thông qua máy chủ trung gian này.
Một kỹ sư công nghệ thông tin giấu tên của Amazon Web Services - công ty con chuyên về dịch vụ lưu trữ đám mây của tập đoàn Amazon - giải thích với BBC rằng điều này nghĩa là hình ảnh thu được từ các camera này sẽ được truyền đến trung tâm lưu trữ dữ liệu rồi mới tới thiết bị mà người dân dùng để xem hình.
Người này cho biết với khối dữ liệu lớn, khách hàng nếu muốn sự tiện dụng, dễ thao tác thì thường chọn lưu trữ đám mây thay vì bộ nhớ vật lý.
Các chuyên gia trong nước cũng cảnh báo việc lưu trữ thông tin cá nhân nhạy cảm như hình ảnh, video giám sát qua trung gian mà thiếu các biện pháp bảo mật hiệu quả sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro bị lộ, rò rỉ thông tin đối với người dùng.
Nguyễn Hoàng Anh Thư - nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Chính sách Công tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) - nói với BBC:
"Nếu camera giám sát không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các cá nhân và hộ gia đình có khả năng đối mặt với nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân và bị xâm phạm quyền riêng tư. Hơn thế, những thông tin cá nhân này còn có thể bị các đối tượng xấu thu thập, mua bán trái phép cho mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản."
Tháng 6/2023, nhiều camera của Hikvision tại Việt Nam xuất hiện thông báo bị đột nhập, nghi do tin tặc tấn công, theo báo VnExpress.
Ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, vào tháng 5/2024 đã nhấn mạnh rằng không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được bộ tiêu chí an toàn thông tin mạng cho camera giám sát do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
Ông Hoàng Nhật nói với BBC rằng những khách hàng ưa chuộng sự tiện dụng cũng như khả năng lưu trữ linh hoạt, lâu dài thường chọn dòng camera có tích hợp dịch vụ đám mây.
Khách hàng có thể truy cập và quản lý dữ liệu của mình từ xa thông qua các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng hay máy tính xách tay.
"Người mua cũng có thể chọn các loại camera sử dụng thẻ nhớ, đầu ghi, ổ cứng để tránh phụ thuộc vào dịch vụ đám mây. Tuy nhiên, việc truy cập các camera này từ xa lại phức tạp hơn. Nếu đầu ghi hay thẻ nhớ bị ăn trộm thì clip riêng tư cũng bị xâm phạm," ông Nhật cho biết.
"Thẻ nhớ cũng không lưu được lâu. Nhiều khách hàng mua camera với thẻ nhớ 64gb thì nó chỉ lưu trữ được thước phim của tám ngày với chất lượng hình ảnh 1080. Đến ngày thứ chín thì hình ảnh của ngày đầu tiên bị ghi đè lên, không coi lại được," ông nói thêm.
Chuyên viên công nghệ thông tin từ một công ty quảng cáo có quy mô hơn 70 người tại TP HCM chia sẻ với BBC rằng công ty của anh sử dụng camera Trung Quốc nhưng chọn lưu ở ổ cứng dung lượng lớn chứ không phải dịch vụ đám mây.
"Khi chọn dịch vụ đám mây thì đương nhiên dữ liệu sẽ được lưu trữ ở Trung Quốc, và nếu xảy ra sự cố thì công ty sẽ liên hệ bên kia để khắc phục. Lãnh đạo công ty lại lo ngại việc bị rò rỉ hình ảnh nội bộ nếu sử dụng dịch vụ đám mây. Tôi quan sát thấy đa phần các công ty lớn ở Việt Nam cũng sử dụng phương pháp lưu trữ ổ cứng, tôi nghĩ các hộ gia đình hay các bên kinh doanh nhỏ thì ưu tiên chọn dịch vụ đám mây hơn," vị chuyên viên nói.
Trung Quốc có thể làm gì?
Nhiều trang thông tin, truyền thông trong nước cũng đưa tin về việc 90% camera giám sát, an ninh ở Việt Nam có xuất và nhấn mạnh rằng có dữ liệu camera Việt Nam được truyền sang Trung Quốc nhưng không nêu rõ tỷ lệ bao nhiêu.
Tạp chí điện tử Tri thức (znews.vn) khẳng định "phần lớn dữ liệu camera Việt Nam 'đi vòng' qua Trung Quốc".
Báo Thanh Niên viết vào tháng 5/2024:
"Camera giám sát được xem là thiết bị nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lộ lọt thông tin, nhưng lại đa phần lưu trữ dữ liệu trên máy chủ đặt tại Trung Quốc."
Báo Đầu tư thông tin thêm rằng trong đó, thị phần camera gia đình chiếm 60% về số lượng lưu hành và 48% doanh thu.
BBC giả định trường hợp Trung Quốc nắm được một lượng lớn dữ liệu hình ảnh, thước phim từ camera an ninh ở Việt Nam, cả trong hộ gia đình lẫn ở nơi công cộng, để trò chuyện với các chuyên gia về việc các công ty hay chính phủ Trung Quốc có thể làm gì với lượng thông tin khổng lồ đó.
Joe-Anh Nguyễn, nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trường Đại học Oregon State, khẳng định với BBC rằng việc dùng những hình ảnh, thước phim thô từ các camera giám sát để huấn luyện cho AI là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.
Ông Joe-Anh Nguyễn cũng nhấn mạnh ngành công nghệ máy tính xử lý, phân tích hình ảnh hay thị giác máy tính (computer vision) đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc và Mỹ.
"Về mặt kỹ thuật, hoàn toàn có thể áp dụng các dữ liệu đó cho AI của vô vàn lĩnh vực khác nhau, điển hình có thể kể tới hệ thống tự lái trong ô tô, giúp các phương tiện xác định được vật thể, chuyển động và rộng hơn là xác định được đường đi tốt nhất," ông Joe-Anh Nguyễn nhận định.
Ô tô tự lái là một ngành đang bùng nổ mạnh mẽ tại Trung Quốc. Nước này cũng đã áp dụng hệ thống tự lái cho xe điện vốn đang bành trướng trên toàn cầu của mình.
"Một ví dụ khác, AI cũng có thể học những thước phim này để đưa các cảnh báo nguy hiểm ở hồ bơi khi có người đuối nước," ông Joe-Anh nói tiếp.
Nguyễn Anh Vũ - nhà khoa học dữ liệu cấp cao (senior data scientist) của một công ty công nghệ tài chính hàng đầu Việt Nam - trả lời BBC:
"Một thước phim [về đời sống người Việt Nam] thì không có giá trị lắm. Nhưng hàng trăm ngàn thước phim như vậy thì lại là một câu chuyện khác. Nguồn dữ liệu lớn đã quý, nhưng kho dữ liệu được phân loại, dán nhãn (labelled) thì càng quý gấp nhiều lần."
Giải thích về thuật ngữ "dán nhãn", ông Vũ cho biết đó là khi từng vật thể, chuyển động trong các thước phim đều được dán các nhãn mô tả, chẳng hạn như đó là gì, có màu sắc nào, hình thù ra sao, tần suất xuất hiện,...
Một phóng sự năm 2018 của New York Times cho thấy Trung Quốc sở hữu một lực lượng lao động giá rẻ đông đảo chuyên "dán nhãn" các hình ảnh, thước phim để phục vụ cho AI cũng như hệ thống chấm điểm, giám sát công dân nước này.
"Cơ bản, với lượng dữ liệu khổng lồ như vậy, người ta có thể nghĩ ra được rất nhiều mục đích. Chẳng hạn, nếu các công ty hay chính phủ Trung Quốc tiếp cận được dữ liệu đó, họ sẽ biết các mặt hàng nào được người Việt Nam ưa chuộng, thiết kế các mặt hàng đó như thế nào,... để tập trung xuất khẩu những loại hàng hóa như vậy đến Việt Nam.
"Với việc nắm được thông tin về thời gian cụ thể của các thước phim, người ta có thể phân tích được những xu hướng ngắn hạn và những xu hướng dài hạn trong tiêu dùng.
"Dữ liệu càng chi tiết thì càng dễ để khai thác," ông Vũ nhận định, đồng thời lưu ý có nhiều dòng camera tích hợp thêm cả micro để ghi âm.
Ông Vũ cho rằng trường hợp đáng quan ngại hơn có thể kể đến việc nếu hình ảnh camera hiển thị đủ rõ biểu lộ cảm xúc của người dân thì bên sở hữu dữ liệu có thể phân tích được trong hoàn cảnh nào người dân vui hay buồn để thiết kế các giải pháp thao túng tâm lý.
Nhà khoa học dữ liệu này nhấn mạnh phân tích cảm xúc con người đang là xu hướng nghiên cứu trong ngành dữ liệu lớn (big data).
"Ví dụ, khi họ biết được anh B hạnh phúc khi chơi với thú cưng, họ có thể duy trì sự hạnh phúc đó bằng cách cho anh B tiếp xúc với những hình ảnh thú cưng. Điều này cũng có thể áp dụng lên số đông, chẳng hạn như những sự kiện, tình huống nào có thể khiến đông đảo người dân Việt Nam hưng phấn, hào hứng,... cùng lúc," ông Vũ nói.
Cả ông Vũ lẫn ông Joe-Anh đều đồng ý nếu các bên sở hữu dữ liệu lớn nhắm đến một cá nhân cụ thể, sự an toàn và quyền riêng tư của người đó bị đe dọa nghiêm trọng.
Vì việc người đó làm gì, đi đến đâu, tương tác với những ai đều có thể dễ dàng xác định. Và nguy hiểm hơn, người đó có thể bị giả mạođể phục vụ cho các mục đích lừa đảo.
Ngày 3/7, trang VnExpress đưa tin một số ứng dụng ngân hàng Việt Nam bị ảnh tĩnh của khách hàng thay vì gương mặt thật đánh lừa khi xác thực sinh trắc học để chuyển tiền.
Bà Anh Thư từ NUS, người cũng nghiên cứu về quan hệ quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng đề cập đến vấn đề an ninh quốc gia:
"Chính phủ các nước có thể gặp phải nguy cơ mất an toàn an ninh quốc gia, nếu hệ thống camera giám sát không đáp ứng được những tiêu chuẩn. Đặc biệt, các camera giám sát được lắp đặt ở những khu vực nhạy cảm như tòa nhà chính phủ và căn cứ quân sự có thể làm lộ bí mật nhà nước và gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội."
Tổ chức Radio Free Europe/Radio Liberty (RFE/RL) - một tổ chức truyền thông quốc tế do chính phủ Mỹ tài trợ - vào đầu tháng 5/2024 cho biết camera của Dahua và Hikvision cũng đang được sử dụng tại các địa điểm nhạy cảm ở Đông Âu, bao gồm một căn cứ quân sự ở Romania và trụ sở cảnh sát đặc biệt ở Hungary.
Quốc tế cũng nghi ngại rủi ro an ninh
BBC từng thử nghiệm nhờ tin tặc tấn công vào camera an ninh do công ty Hikvision của Trung Quốc sản xuất và được lắp đặt ngay trong văn phòng của BBC vào năm 2023.
Tin tặc đã thành công và có thể xem được chuyện gì đang xảy ra tại văn phòng, thậm chí biết được cả mật khẩu thiết bị của các nhân viên khi họ nhập vào.
Trong khoảng thời gian từ tháng 8/2021 đến tháng 1/2022, nhóm vận động về quyền riêng tư Big Brother Watch nhận được 806 phản hồi từ các cơ quan công quyền trên khắp Vương quốc Anh xác nhận họ sử dụng camera của Hikvision hoặc Dahua.
Các chuyên gia an ninh lo ngại rằng các camera này có khả năng được sử dụng như "con ngựa thành Troy" để gây rối loạn cho các mạng máy tính, từ đó có thể gây ra tình trạng bất ổn dân sự.
Giáo sư Fraser Sampson, ủy viên ban giám sát camera an ninh của Anh, cảnh báo rằng cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia - bao gồm nguồn cung cấp điện, mạng lưới giao thông và khả năng tiếp cận nước sạch và thực phẩm tươi - đang trong tình trạng dễ bị tổn thương.
Ông Sampson giải thích rằng các hạ tầng đó phụ thuộc rất nhiều vào việc giám sát từ xa nên nếu người nào có khả năng can thiệp vào điều đó, họ có thể gây ra hỗn loạn.
Trong một bài viết vào tháng 2/2024, RFE/RL cho biết các chuyên gia an ninh Ukraine lo ngại hàng trăm ngàn camera giám sát của Hikvision và Dahua trên khắp Ukraine có thể hỗ trợ Nga tấn công nước này.
Quay trở lại với Thảo Minh, cô cho biết mình vẫn cần sử dụng camera giám sát để theo dõi con nhỏ từ xa nếu hai vợ chồng đều không ở nhà.
Cô đã thử gọi đến một số nhà bán lẻ công nghệ nổi tiếng ở Việt Nam và đều được tư vấn mua các camera thương hiệu Trung Quốc.
"Nhưng giờ khi có một trong hai vợ chồng ở nhà thì chúng tôi xoay camera vào tường," cô nói.
Chính quyền tại Trung Quốc chi tiền để đột nhập website CSGT Việt Nam'
Tác giả,BBC Verify & Global China Unit
Vai trò,BBC News
Một tổ chức chính quyền vùng tây nam Trung Quốc được cho là đã chi tiền để đột nhập website của cảnh sát giao thông Việt Nam, theo tài liệu rò rỉ.
Trong tài liệu rò rỉ này, một công ty an ninh mạng Trung Quốc tuyên bố họ có năng lực tấn công mạng vào Bộ Ngoại giao Anh.
Các cơ quan chính phủ, tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và tổ chức từ thiện của Vương quốc Anh cũng xuất hiện trong dữ liệu i-Soon bị rò rỉ.
Các tài liệu khác cho thấy dấu vết các vụ tấn công mạng thành công vào cơ quan công quyền và doanh nghiệp trên khắp châu Á và châu Âu, nhưng vẫn chưa rõ liệu đã gây ra tổn hại nào hay chưa.
Vẫn chưa xác định được danh tính của bên rò rỉ thông tin.
Đại sứ quán Trung Quốc ở Anh cho biết họ không biết gì về vụ rò rỉ và nói rằng Trung Quốc "kiên quyết phản đối và chống lại mọi hình thức tấn công mạng".
Nhưng cảnh sát Trung Quốc và i-Soon được cho là đang điều tra việc kết xuất cơ sở dữ liệu, theo hãng tin AP.
BBC đã tiếp cận chính phủ Anh để yêu cầu bình luận.
Thông tin rò rỉ có vẻ chân thực
i-Soon là một trong nhiều công ty tư nhân cung cấp dịch vụ an ninh mạng cho quân đội, cảnh sát và các cơ quan an ninh của Trung Quốc.
Công ty này có chưa đến 25 nhân viên tại trụ sở chính được đặt ở Thượng Hải.
Tổng cộng 577 tài liệu và nhật ký trò chuyện đã bị rò rỉ trên GitHub - một nền tảng trực tuyến dành cho nhà phát triển - vào ngày 16/2.
Ba nhà nghiên cứu bảo mật nói với BBC rằng vụ rò rỉ này có vẻ là chuyện thật.
Các tập tin tiết lộ công việc của i-Soon trong tám năm, gồm các hoạt động trích xuất dữ liệu và chiếm quyền truy cập vào các hệ thống ở Anh, Pháp và một số nơi ở châu Á - bao gồm Đài Loan, Pakistan, Malaysia và Singapore.
Trong một vụ việc, một tổ chức chính quyền ở miền tây nam Trung Quốc đã trả khoảng 15.000 USD (gần 370 triệu đồng) để đột nhập vào website của cảnh sát giao thông Việt Nam.
Trong một vụ khác, phần mềm chạy chiến dịch đưa thông tin sai lệch trên X, trước đây là Twitter, được treo giá 100.000 USD.
'Sếp Lục'
Trong một nhật ký hội thoại không ghi ngày tháng giữa "Sếp Lục" và một người dùng ẩn danh khác, Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh được tiết lộ là mục tiêu ưu tiên của i-Soon.
Người dùng giấu tên cho biết họ có quyền truy cập vào lỗ hổng phần mềm của Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, "Sếp Lục" sau đó nói rằng hãy tập trung vào một tổ chức khác vì một nhà thầu đối thủ đã giành được đơn hàng này.
Trong một nhật ký hội thoại khác, một người dùng gửi danh sách các mục tiêu của Vương quốc Anh tới i-Soon, bao gồm Bộ Tài chính, Chatham House (Viện Quốc tế Hoàng gia) và Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Người nhận đơn đặt hàng cho biết: “Chúng tôi chưa có sẵn thứ này để giao liền, nhưng chúng tôi có thể xử lý được.”
Sau đó, đôi bên thảo luận về việc khách hàng trả trước cho những thông tin không cụ thể về mục tiêu.
Các nhật ký trò chuyện cho thấy việc nhân viên của i-Soon đã thảo luận về các hợp đồng liên quan đến Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO.
John Hultquist, người đứng đầu bộ phận phân tích của Mandiant Intelligence (chuyên về phân tích gián điệp mạng), cho biết các vụ rò rỉ có thể tạo ra cơ hội hiếm hoi để có một cái nhìn cận cảnh vào "hoạt động tình báo vì mục đích lợi nhuận, mang tính nguy hiểm cao".
Ông cho biết thêm rằng dữ liệu cho thấy các nhà thầu phục vụ "không chỉ một cơ quan mà nhiều cơ quan cùng một lúc".
Các chuyên gia cho rằng có thể có nhiều động cơ đằng sau vụ rò rỉ dữ liệu.
Đó có thể là do một cựu nhân viên bất mãn, do một cơ quan tình báo nước ngoài hoặc một vụ rò rỉ ác ý của đối thủ cạnh tranh nhằm làm giảm uy tín của i-Soon.
Các chiến dịch gián điệp mạng của Trung Quốc đã được biết đến rộng rãi, nhưng vụ rò rỉ này hé lộ cách thức bất thường mà khu vực tư nhân nhúng tay vào các chiến dịch đó.
Dakota Carey, một thành viên tại Trung tâm Trung Quốc Toàn cầu thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết khó có khả năng kết quả điều tra của chính quyền Trung Quốc sẽ được công khai. BBC
Hoa Kỳ từ chối nâng cấp Việt Nam lên 'nền kinh tế thị trường'
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã từ chối nâng cấp Việt Nam từ nền kinh tế phi thị trường lên thành nền kinh tế thị trường.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ hôm nay 2/8 đã ban hành kết luận chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.
Cùng ngày, Bộ Công Thương Việt Nam cho biết "lấy làm tiếc" về quyết định của phía Mỹ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định này, trong đó có việc nhà nước vẫn can thiệp sâu vào mọi khía cạnh của nền kinh tế, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống tư pháp và tệ nạn tham nhũng.
Đây được coi là một bước thụt lùi đối với nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ - thị trường quan trọng nhất của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã tăng cường vận động hành lang để Mỹ xem xét việc nâng cấp này kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ ngoại giao thành Đối tác Chiến lược Toàn diện trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden vào tháng 9/2023.
Mỹ coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường từ năm 2002 trong cuộc điều tra chống bán phá giá đối với xuất khẩu cá da trơn. Tình trạng này gây bất lợi cho Việt Nam trong thương mại với Mỹ.
Hiện chỉ có 12 quốc gia bị Mỹ xác định là có nền kinh tế phi thị trường, trong đó có Việt Nam.
Mỹ từ chối dựa trên lý do gì?
Quá trình Mỹ xem xét đưa Việt Nam ra khỏi danh sách nền kinh tế phi thị trường - mà Bộ Thương mại Mỹ gọi là Cuộc đánh giá điều chỉnh tình huống (CCR) - được thực hiện theo Đạo luật Thuế quan 1930.
Theo đó, định nghĩa thuật ngữ “quốc gia với nền kinh tế phi thị trường” là một quốc gia mà Bộ Thương mại không xác định là “hoạt động theo các nguyên tắc thị trường về cấu trúc chi phí hoặc giá cả, để việc bán hàng hóa tại quốc gia đó không phản ánh giá trị công bằng của hàng hóa”.
Điều 771(18)(B) của đạo luật liệt kê sáu yếu tố mà Bộ Thương mại Mỹ phải xem xét trong bất kỳ cuộc điều tra nào được thực hiện để đánh giá một quốc gia là nền kinh tế thị trường hay phi thị trường, bao gồm:
Khả năng chuyển đổi đồng tiền.
Tiền lương được xác định thông qua thương lượng tự do
Cho phép đầu tư nước ngoài
Sở hữu nhà nước đối với các phương tiện sản xuất
Sự kiểm soát của nhà nước đối với giá cả và sản xuất của các công ty
Các yếu tố khác mà phía Mỹ xem là quan trọng
Văn bản của Bộ Thương mại Mỹ hôm 2/8 nêu:
Kể từ khi Bộ Thương mại Mỹ đưa ra quyết định về tình trạng nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam (2002), Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các cải cách đáng kể theo định hướng thị trường để thúc đẩy phát triển hệ thống kinh tế dựa trên thị trường hơn.
Những cải cách này đã giúp làm cho tiền đồng của Việt Nam dễ dàng chuyển đổi hơn, tăng cường sự mở cửa của Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài, và dần giảm bớt sở hữu của chính phủ đối với các phương tiện sản xuất trong nền kinh tế.
Mặc dù đã có những cải cách theo định hướng thị trường, chính phủ vẫn giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn chưa độc lập và tiếp tục can thiệp vào thị trường ngoại hối để ảnh hưởng đến giá trị của tiền đồng.
Các công đoàn lao động vẫn bị chi phối bởi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do nhà nước kiểm soát, cản trở việc đàm phán tập thể và cuối cùng tạo điều kiện cho mức lương và chi phí lao động bị kìm hãm.
Mặc dù Việt Nam đã thực hiện các bước để làm cho môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài trở nên hấp dẫn hơn, các rào cản đối với tiếp cận thị trường, sự thiếu minh bạch của các quy định và luật lệ, các hạn chế về quyền kiểm soát doanh nghiệp và sở hữu nước ngoài vẫn tồn tại.
Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn đặc trưng bởi sự sở hữu và kiểm soát đáng kể của nhà nước đối với các phương tiện sản xuất, đặc biệt là đối với các công ty và đất đai.
Chính phủ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc định giá và phân bổ tín dụng ở Việt Nam.
Các doanh nghiệp nhà nước kiểm soát một lượng tín dụng cho vay không tương xứng, bên cạnh các lợi thế khác, mặc dù hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước tương đối thấp hơn so với các doanh nghiệp khu vực tư nhân.
Chính phủ Việt Nam cũng tuân theo chỉ đạo của nhà nước để truyền đạt các mục tiêu của mình cho nền kinh tế về kết quả kinh doanh và phân bổ tài nguyên, và các biện pháp kiểm soát giá cả do chính phủ thực hiện vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến giá hàng hóa ở Việt Nam.
Cuối cùng, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống tư pháp và tham nhũng vẫn xảy ra đã tiếp tục làm suy yếu một số sáng kiến cải cách của Việt Nam.
Hành trình Mỹ xem xét việc nâng cấp cho Việt Nam
Tài liệu từ Cục Quản lý Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Mỹ mà BBC có trong tay, có tên "Kết quả cuối cùng của Đánh giá điều chỉnh tình huống đối với Thuế chống bán phá giá", viết:
Bộ Thương mại Hoa Kỳ xác định rằng Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Việt Nam) vẫn là một quốc gia nền kinh tế phi thị trường (NME) theo Luật Thuế chống bán phá giá (AD) của Hoa Kỳ do sự ảnh hưởng liên tục và sâu rộng của chính phủ đối với các hoạt động kinh tế của quốc gia này.
Văn bản nêu bối cảnh từ khi Việt Nam bị Mỹ xếp vào nhóm các nước có nền kinh tế phi thị trường vào năm 2002 và hành trình Mỹ xem xét nâng cấp Việt Nam lên thành nền kinh tế thị trường theo đề nghị của Hà Nội.
Năm 2002: Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã nhất quán coi Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường trong tất cả các cuộc điều tra và xem xét hành chính liên quan đến các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.
Vào ngày 8/9/2023, chính phủ Việt Nam đã gửi một bức thư đến Bộ Thương mại Hoa Kỳ yêu cầu xem xét lại tình trạng nền kinh tế phi thị trường (NME) của Việt Nam trong bối cảnh của một cuộc đánh giá điều chỉnh tình huống (CCR) đối với lệnh Thuế chống bán phá giá (AD) đối với mật ong thô từ Việt Nam.
Đáp lại, Bộ Thương mại Mỹ đã khởi xướng một cuộc CCR về NME và công bố trên Tạp chí Liên bang vào ngày 30/10/2023. Cuộc xem xét này kiểm tra liệu Việt Nam có vẫn là một quốc gia NME theo luật AD hay không.
Để đảm bảo sự tham gia đầy đủ của công chúng và các bên liên quan trong cuộc điều tra này, Bộ Thương mại Mỹ đã mời công chúng cho ý kiến về tình trạng kinh tế của Việt Nam như một quốc gia NME.
Tất cả các ý kiến và phản hồi đã được nhận vào ngày 21/12/2023 và 1/2/2024.
Vào ngày 8/3/2024, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã nhận được thông tin mới từ một số ngành công nghiệp trong nước cáo buộc rằng Chính phủ Việt Nam đã gửi các tuyên bố sai lệch và bỏ sót các sự thật quan trọng liên quan đến các cải cách được cho là của Việt Nam.
Các cáo buộc này được gửi đến trong bối cảnh Mỹ đang xem xét tình trạng NME của Việt Nam.
Vì Bộ Thương mại Mỹ có quyền bảo vệ tính toàn vẹn của các thủ tục của mình, họ đã chấp nhận thông tin cáo buộc này như một phần của hồ sơ hành chính và cho phép tất cả các bên liên quan cũng như công chúng gửi ý kiến về những cáo buộc này cho đến ngày 5/4/2024.
Vào ngày 8/5/2024, Bộ Thương mại cũng đã tổ chức một phiên điều trần công khai về CCR liên quan đến tình trạng quốc gia NME của Việt Nam. Phiên điều trần này đã cho phép các bên liên quan và công chúng tham gia vào cuộc điều tra bày tỏ quan điểm của họ.
Tọ Định tàn ác giết dạn Nam, Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và kháng chiến chống Đông Hán (40-43)
Năm 111 trước công nguyên, sau khi thôn tính Nam Việt (bao gồm cả đất Âu Lạc cũ) và thu phục các quan lại quý tộc nhà Triệu lập ra Nhà Hán (Triều Tây Hán), Hán Vũ Đế chia Nam Việt thành 9 quận: Đam Nhĩ, Chu Nhai (Hải Nam), Nam Hải (Quảng Đông), Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô (Quảng Tây), Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh Nghệ Tĩnh), Nhật Nam (từ Đèo Ngang đến Quảng Nam), trong đó Giao Chỉ là quận lớn nhất. Chế độ thống trị về cơ bản vẫn kế tục chính sách cũ của Nhà Hán, chỉ xây dựng bộ máy đô hộ ở cấp châu quận, còn bên dưới vẫn theo chế độ Lạc tướng cha truyền con nối của người Việt. Năm 25, cháu sáu đời của Hán Cảnh Đế là Lưu Tú tiêu diệt các thế lực cát cứ, khôi phục lại Nhà Hán (Triều Đông Hán), lên ngôi Hoàng đế (hiệu là Quang Vũ), tiếp tục áp đặt chế độ cai trị đối với Âu Lạc như thời Tây Hán.
Năm 34, Vua Đông Hán cử Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ thay Tích Quang, vốn là người tham lam, tàn bạo, Tô Định tìm mọi cách vơ vét bóc lột nhân dân bằng việc đặt ra nhiều thứ cống phẩm và tô thuế nặng nề, đồng thời thi hành chính sách đồng hóa, khống chế chèn ép quan lại dưới quyền là các Lạc tướng và quý tộc bản địa, thẳng tay dùng vũ lực trừng trị những người có ý định chống đối. Sự thống trị và bóc lột tàn bạo của Thái thú Tô Định dẫn đến sự phản kháng ngày càng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân Âu Lạc nói chung và Giao Chỉ nói riêng, kể cả tầng lớp Lạc tướng và quý tộc địa phương đối với chính quyền đô hộ Đông Hán. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân và các quý tộc liên tiếp nổ ra, nhưng nhìn chung đó chỉ là những cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ manh động, thiếu tổ chức nên cuối cùng đều thất bại. Phải đến năm 40, cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo mới thể hiện tập trung và tiêu biểu của ý chí quật cường và tinh thần chống ngoại xâm mạnh mẽ của người Việt lúc bấy giờ.
Sau thời gian gấp rút chuẩn bị, khoảng tháng 3.40, tại vùng cửa sông Hát (Hát Giang) ở Mê Linh (tức Hát Môn, nay thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội), Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị quyết định lập đàn thề, chính thức dựng cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa thu hút được sự ủng hộ và tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân và quý tộc khắp nơi, gồm đủ mọi tộc người, đủ mọi lứa tuổi và thành phần xã hội, trong đó nổi bật vai trò quan trọng của phụ nữ với nhiều nữ tướng (theo tài liệu ở một số địa phương cho thấy số nữ tướng của Hai Bà Trưng chiếm khoảng 30-50%). Từ cửa sông Hát, Hai Bà Trưng mặc giáp phục, cưỡi voi chỉ huy nghĩa quân đánh chiếm trị sở chính quyền đô hộ ở Mê Linh, tiếp đó tiến đánh vùng Tây Vu (vùng Đông Anh, Hà Nội ngày nay), rồi nhanh chóng vượt sông Hoàng, sông Đuống, xuôi theo sông Dâu vây hãm thành Luy Lâu (nay thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh), thủ phủ của chính quyền đô hộ Đông Hán ở Giao Chỉ. Trước khí thế áp đảo và đòn tiến công mạnh của nghĩa quân đánh vào cơ quan đầu não chính quyền đô hộ ở Luy Lâu khiến quan quân Đông Hán khiếp sợ, không dám chống cự, phải bỏ lại toàn bộ của cải, giấy tờ, ấn tín đế chạy thoát thân về nước; Thái thú Tô Định phải cắt tóc cạo râu và cải trang mới trốn được về Nam Hải (Quảng Đông, Trung Quốc), nhưng sau bị Vua Đông Hán trị tội.
Phối hợp với cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo, nhân dân và thủ lĩnh địa phương khắp các quận huyện ở Cửu Chân, Nhật Nam, Uất Lâm, Hợp Phố đều nhất tề nổi dậy phá ách thống trị của chính quyền đô hộ Đông Hán, đồng thời tuyên bố theo Hai Bà Trưng. Nhờ thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân trên cả nước, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã nhanh chóng phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng với sức mạnh to lớn và dễ dàng giành thắng lợi, trong thời gian không đầy một tháng, nghĩa quân chiếm được 65 huyện thành, giải phóng một vùng đất rộng lớn, bao gồm toàn bộ đất Âu Lạc cũ và các quận Hợp Phố, Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Nhật Nam.
Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh, bắt đầu tiến hành công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền độc lập tự chủ (tuy còn rất sơ khai), nhằm khôi phục lại sự nghiệp của các Vua Hùng sau hơn 200 năm bị các triều đại phong kiến ngoại bang nô dịch và đồng hóa. Trưng Vương chú trọng xây dựng lực lượng Quân đội, đồng thời cử người tài giỏi trấn giữ các vùng xung yếu để bảo vệ vương quyền và nền độc lập mới giành được, trong đó giao cho nữ tướng Thánh Thiên chỉ huy Quân đội coi giữ hướng bắc, tướng Đô Dương trấn giữ Cửu Chân ở phía nam, nữ tướng Lê Chân được giao trọng trách “chưởng quản binh quân nội bộ” đóng bản doanh ở trung tâm Giao Chỉ.
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Âu Lạc đã gây chấn động lớn khiến Vua Hán Ọuang Vũ lo lắng và gấp rút tìm cách đối phó, mặc dù thời gian này triều đình Đông Hán đang phải tập trung sức giải quyết những mâu thuẫn xã hội do các cuộc nổi dậy của nông dân và tình trạng tranh giành quyền lực xảy ra giữa các thế lực cát cứ địa phương ở vùng Trung Nguyên. Mùa hạ năm Kiến Vũ thứ 18 (khoảng tháng 5.42), Vua Hán Quang Vũ xuống chiếu phong Mã Viện chức Phục ba Tướng quân, thống lĩnh 20 nghìn quân chủ lực và 2 nghìn thuyền, xe tiến đánh Âu Lạc. Cùng cầm quân với Mã Viện còn có Phiêu kị Tướng quân Đoàn Chí được phong chức Lâu thuyền Tướng quân phụ trách thủy binh; Thái thú quận Nam (Hồ Bắc, Trung Quốc) Lưu Long được phong chức Trung lang tướng, tước Phù Lạc Hương Hầu, làm Phó tướng cho Mã Viện; ngoài ra, còn có một số tướng khác như Bình Lạc Hầu Hàn Vũ...
Theo kế hoạch, hai cánh quân thủy bộ Đông Hán từ phía bắc theo 2 đường tiến xuống tập kết ở Hợp Phố để chuẩn bị phối hợp cùng tiến vào Giao Chỉ; nhưng khi đến Hợp Phố thì tướng Đoàn Chí chết bệnh, do đó Vua Hán Quang Vũ quyết định giao cho Mã Viện chỉ huy luôn lực lượng thủy quân của Đoàn Chí. Do thuyền ít không đủ chở đại quân vượt biển, Mã Viện phải tổ chức hành quân cả đường bộ và đường thủy, vừa đi vừa mở đường bám theo hướng ven biển đông bắc, vượt hơn ngàn dặm đến vùng biển Bái Tử Long và Hạ Long, sau đó ngược sông Bạch Đằng tới sông Lục Đầu, tiến sâu vào nội địa Giao Chỉ. Thời gian này ở Giao Chỉ khí hậu oi bức và ẩm ướt, khiến quân Đông Hán ốm đau bệnh tật khá nhiều, nhưng Mã Viện là một lão tướng từng trải kinh nghiệm trận mạc và có nhiều tham vọng, muốn lập công lớn để được thăng thưởng, nên mặc dù tuổi cao (khoảng 58 tuổi) vẫn ráo riết đốc thúc binh lính hăng hái tiến quân.
Biết tin quân Đông Hán tiến vào xâm lược, Hai Bà Trưng đã tích cực chuẩn bị đối phó và chủ động tổ chức đánh trả. Trong trận đánh mở đầu diễn ra ác liệt ở vùng Tây Vu khoảng đầu năm 43, lực lượng hai bên đều bị tổn thất lớn, nhưng Quân đội của Trưng Vương đã đẩy lui quân Đông Hán, buộc Mã Viện phải rút sang Lãng Bạc (nay thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Hai Bà Trưng quyết định tập trung lực lượng chủ động tiến công vào doanh trại địch ở Lãng Bạc, nhưng bị thất bại nặng nề, phải rút quân về Mê Linh, sau đó bị quân Đông Hán truy đuổi ráo riết về căn cứ Cấm Khê (Kim Khê, vùng thung lũng Suối Vàng ở chân núi Vua Bà, thuộc dãy núi Ba Vì, thành phố Hà Nội ngày nay). Tại đây, sau gần 6 tháng chống cự quyết liệt, nghĩa quân tan vỡ, Hai Bà Trưng anh dũng hi sinh (theo sử Nhà Hán, sự kiện này xảy ra mùa hè tháng tư năm Kiến Vũ thứ 19, khoảng tháng 5.43), một bộ phận nghĩa quân do các tướng Đô Dương và Chu Bá chỉ huy rút vào Cửu Chân tiếp tục chiến đấu.
Sau khi đánh bại Hai Bà Trưng và tập trung lực lượng đàn áp các đội quân kháng chiến khác còn lại ở Giao Chỉ để ổn định tình hình, tháng mười năm Kiến Vũ thứ 19 (khoảng tháng 11.43) theo lệnh của Vua Đông Hán, Mã Viện sử dụng 20 nghìn quân và 2 nghìn lâu thuyền, chia 2 đường thủy bộ theo lưu vực sông Đáy, qua dãy Tam Điệp (Ninh Bình) tiến vào Cửu Chân tiếp tục cuộc chinh phục. Trên đường tiến quân, dựa vào sức mạnh Quân sự kết hợp các thủ đoạn mua chuộc, Mã Viện đã đánh dẹp hoặc buộc một số thủ lĩnh người Việt đầu hàng. Khoảng cuối năm 43 đầu 44, tại Cửu Chân đã diễn ra những trận đánh quyết liệt giữa lực lượng của nghĩa quân Đô Dương, Chu Bá với quân Đông Hán ở Vô Công (nay thuộc nam Ninh Bình), Dư Phát, núi Trịnh và nhất là ở Cư Phong (nay đều thuộc tỉnh Thanh Hóa). Tuy có gây cho quân Đông Hán một số tổn thất, nhưng do lực lượng yếu hơn nên cuối cùng nghĩa quân phải chịu thất bại. Đến đây cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống quân Đông Hán xâm lược của nhân dân Âu Lạc do Hai Bà Trưng lãnh đạo cơ bản chấm dứt, đất nước Âu Lạc một lần nữa rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Trong quá trình chinh phục Âu Lạc và đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, quân Đông Hán đã gây nhiều tội ác đối với người Việt, trong đó hàng chục nghìn người bị sát hại, nhiều dòng họ quý tộc bị trấn áp triệt để; ngoài ra còn có hơn 300 thủ lĩnh người Việt bị bắt đày sang Linh Lăng (Hồ Nam, Trung Quốc)..
Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng Và Kháng Chiến Chống Đông Hán cuối cùng thất bại, nguyên nhân chủ yếu do nôn nóng tiến công khi chưa nắm chắc tình hình địch, chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trong đối phó với kẻ thù có ưu thế hơn về tiềm lực và sức mạnh Quân sự. Mặc dù vậy, cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo mang ý nghĩa to lớn, mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Đây là cuộc khởi nghĩa toàn dân với khí thế tiến công mãnh liệt, có mục tiêu chiến đấu rõ rệt, nhanh chóng giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững chính quyền độc lập tự chủ được ba năm. Sự nghiệp của Hai Bà Trưng để lại tiếng vang và chiến công bất diệt trong lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, thể hiện tinh thần quật khởi của nhân dân Việt Nam nói chung cũng như truyền thống anh hùng bất khuất của phụ nữ Việt Nam nói riêng. Nhân dân Việt Nam ở nhiều nơi trên cả nước đã lập đền thờ để ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng - hai nữ anh hùng đầu tiên và tiêu biểu nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam những năm đầu Công nguyên.
Nguồn: Bách Khoa toàn thư Quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử Quân sự (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân - năm 2015)
Bắc thuộc lần thứ nhất (chữ Nôm: 北屬吝次一, ngắn gọn: Bắc thuộc lần 1) trong lịch sử Việt Nam là thời kỳ đầu tiên Việt Nam bị đô hộ bởi nhà Hán và dưới sự cai trị của của nền phong kiếnTrung Quốc.
Sử cũ thường xác định An Dương Vương và nước Âu Lạc bị tiêu diệt năm 207 TCN. Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 246 năm.
Sử hiện đại căn cứ theo ghi chép của Sử ký Tư Mã Thiên là Triệu Đà diệt[cần dẫn nguồn] nước Âu Lạc"sau khi Lã Hậu mất", tức là khoảng năm 179 TCN. Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 218 năm.
Sau khi sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, Triệu Đà chia lãnh thổ Âu Lạc làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Trông coi 2 quận này là hai viên quan Sứ (đại diện cho triều đình Phiên Ngung), bao gồm: Điển sứ coi việc hành chính và Tả tướng coi việc quân sự.[9] Sử cũ ghi nhận Tả tướng cuối cùng thời Triệu là Hoàng Đồng (黄同).
Một chiếc ấn khối vuông bằng đồng khắc chữ "胥浦侯印[10] Tư Phố hầu ấn" (Ấn dành cho thủ lĩnh huyện Tư Phố) được phát hiện ở Thanh Hóa thuộc miền bắc Việt Nam trong thập niên 1930, được cho là của viên Điển sứ tước Hầu ở quận Cửu Chân thời Triệu do có sự tương đồng với những chiếc ấn được tìm thấy ở lăng mộ Triệu Văn Đế.
Theo ý kiến các sử gia, điều này chứng tỏ nhà Triệu không trực tiếp cai trị Giao Chỉ và Cửu Chân, người Âu Lạc cũ chỉ mất một triều đình độc lập do người bản địa đứng đầu, chế độ Lạc tướng cha truyền con nối vẫn được duy trì và tổ chức vùng (bộ) của người Việt vẫn chưa bị xóa bỏ[11]. Thậm chí, trong vùng đất Cổ Loa cũ của An Dương Vương còn có vương hiệu là Tây Vu Vương.
Các sử gia cũng đánh giá: việc tiếp tục chế độ Lạc tướng của người Việt là chính sách cai trị tốt của nhà Triệu, vì triều đình Nam Việt sở dĩ tồn tại được, ngoài sự phù trợ của một số người Hán còn có sự ủng hộ của các tộc trưởng địa phương người Việt[11]. Các tộc trưởng người Việt, Lạc tướng vẫn cai trị, hàng năm cống nộp cho vua Triệu thông qua hai quan Sứ. Giúp việc cho hai quan Sứ có một số quan chức cả người Nam Việt lẫn người Việt Giao Chỉ[12].
Ở quận Quế Lâm, nhà Triệu đặt một viên quan Giám để trông coi. Sử cũ ghi nhận vị quan Giám cuối cùng của quận Quế Lâm là Cư Ông (居翁).[13][14]
Riêng quận Nam Hải do triều đình nhà Triệu trực tiếp cai trị và là nơi đặt kinh đô Phiên Ngung. Dưới đơn vị cấp quận là cấp huyện. Sử cũ ghi nhận vào giai đoạn cuối thời Triệu, Sử Định (史定) là quan Huyện lệnh huyện Yết Dương thuộc quận Nam Hải.
Biến cố đáng kể nhất của thời kỳ này là cuộc chiến giữa nhà Hán và nhà Triệu cuối thế kỷ 2 TCN, dẫn tới sự thay đổi chủ quyền cai trị lãnh thổ miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam cùng đất Lưỡng Quảng từ tay nhà Triệu sang tay nhà Tây Hán. Nhân lúc nhà Triệu suy yếu, Hán Vũ Đế định dùng phương pháp ngoại giao để thu phục đất Nam Việt nhưng không thành công vì gặp sự chống đối của Thừa tướng Lữ Gia.
Hán Vũ Đế quyết định sử dụng quân sự và mở cuộc tấn công quy mô vào năm 111 TCN. Nhà Triệu đã thất bại sau khi tướng Hán là Lộ Bác Đức hạ được kinh thành Phiên Ngung của Nam Việt nhưng chưa tiến vào lãnh thổ Giao Chỉ và Cửu Chân. Thủ lĩnh người Việt ở đất Cổ Loa là Tây Vu Vương định nổi dậy chống Hán nhưng bị Tả tướng Hoàng Đồng giết chết để hàng Hán. Nước Nam Việt, trong đó bao gồm lãnh thổ miền Bắc Việt Nam bây giờ, từ đó thuộc quyền cai quản của nhà Hán.
Nhà Hán xác lập bộ máy cai trị chặt chẽ hơn so với nhà Triệu, thiết lập đơn vị cai trị cấp châu và quận. Tại các huyện, chế độ Lạc tướng cha truyền con nối của người Việt vẫn được duy trì, nhà Hán "dùng tục cũ để cai trị".[15]
Hán thư ghi nhận quận Nam Hải gồm có 6 huyện: Phiên Ngung, Trung Túc, Bác La, Long Xuyên, Tứ Hội, Yết Dương. Quận trị Nam Hải đặt tại huyện Phiên Ngung. Quận Nam Hải thời Hán có 19.613 hộ - 94.253 người.
Quận Uất Lâm gồm có 12 huyện: Bố Sơn, An Quảng, Hà Lâm, Quảng Đô, Trung Lưu, Quế Lâm, Đàm Trung, Lâm Trần, Định Chu, Lĩnh Phương, Tăng Thực, Ung Kê. Quận trị Uất Lâm đặt tại huyện Bố Sơn. Quận Uất Lâm thời Hán có 12.415 hộ - 71.162 người.
Quận Thương Ngô gồm có 10 huyện: Quảng Tín, Tạ Mộc, Cao Yếu, Phong Dương, Lâm Hạ, Đoan Khê, Phùng Thừa, Phú Xuyên, Lệ Phổ, Mãnh Lăng. Quận trị Thương Ngô đặt tại huyện Quảng Tín. Quận Thương Ngô thời Hán có 24.379 hộ - 146.160 người.
Quận Hợp Phố thời Tây Hán gồm có 5 huyện: Từ Văn, Cao Lương, Hợp Phố, Lâm Doãn, Chu Lô với 15.398 hộ, 78.980 người. Thời Đông Hán gồm 5 huyện: Hợp Phố, Từ Văn, Cao Lương, Lâm Nguyên, Chu Nhai với 23.121 hộ, 86.617 người. Quận trị Hợp Phố đặt tại huyện Từ Văn.
Cơ sở kinh tế thời kỳ này là nông nghiệp với nông cụ đá (rìu, cuốc đá), gỗ (mai, vồ,...), nhiều công cụ đồng thau (lưỡi cuốc, cày, xẻng, rìu, hái...) và một số nông cụ sắt (có rìu sắt lưỡi xéo phỏng chế rìuđồng Đông Sơn)...[19]
Lúa nước vẫn là cây trồng chủ đạo. Bên cạnh đó, có nghề trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, đay, gai để có cái mặc và có nhiều hoa quả như nhãn, vải, quýt, chuối,...[20] Trong chăn nuôi, người Việt có 5 giống gia súc là trâu, lợn, gà, dê, chó.
Nền sản xuất thủ công nghiệp Giao Chỉ tiếp tục có những bước phát triển, trên cơ sở thủ công nghiệp truyền thống của Âu Lạc kết hợp với việc tiếp thu những tinh hoa của dân Nam Việt.[20]
Đồ đồng Đông Sơn vẫn được sản xuất bên cạnh đồ đồng vùng Lưỡng Quảng (đỉnh, biển hồ, gươm, qua, gương đồng...). Các sản phẩm gốm ngoài gốm cổ truyền còn có những sản phẩm chịu ảnh hưởng của phong cách Nam Việt (như gốm văn in hình học, bình 4-5 thân dính liền nhau) và Hán (đỉnh, bình, vò,...).[20]
Người Việt có nghề dệt cửi làm vải, nổi tiếng là vải cát bá (vải bông) nhỏ sợi và rất mịn.[21]
Từ khi nhà Hán chinh phục Nam Việt, người Việt tham gia hoạt động thương mại nhiều hơn so với trước, do tác động của các thương nhân người Hán. Điểm xuất phát của các thương nhân người Hán từ phương Bắc, khi đi và về đều qua Nhật Nam mua bán thổ sản sau khi vòng qua trao đổi hàng ở các quốc gia ngoài biển.
Nhiều lái buôn người Hán đến buôn bán và trở nên giàu có. Sản vật địa phương buôn bán trao đổi bao gồm vải cát bá, đồi mồi, ngọc, voi, tê giác, vàngbạc, hoa quả,...[21]
Việc buôn bán ở phương Đông thời Tây Hán đã phát triển. Do có vị trí thuận lợi và phong phú sản phẩm nhiệt đới, Giao Chỉ trở thành một trạm quan trọng về giao thông biển với các nước phía nam ngoài biển. Hán thư ghi lại tên một số quốc gia có thông thường thời kỳ đó, được xác định ở Nam Á và Đông Nam Á như Hoàng Chi, Đô Nguyên, Âp Lô Một, Sâm Ly, Phù Cam Đô Lô, Bì Tông,...[22]
Đến thời Bắc thuộc lần 1 là thời sơ kỳ đồ sắtViệt Nam, vẫn tồn tại cơ cấu của nền văn minh Đông Sơn với mô hình văn hóa nông nghiệp lúa nước cổ truyền. Người Việt đã chịu ảnh hưởng lối sống, văn minh – văn hóa Hán được truyền bá theo 2 cách[19]:
Truyền bá một cách ôn hòa qua giao lưu kinh tế - văn hóa, qua di dân Trung Quốc.
Sự tồn tại của văn hóa Đông Sơn được các sử gia hiện đại đánh giá là sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt trước sự đồng hóa của phương Bắc[23]. Có sự tồn tại song song của hai nền văn hóa được các nhà nghiên cứu xác nhận[19]:
Trong cư trú: kiểu Đông Sơn với nhà sàn và kiểu Hán với thành quách mô hình nhà bằng đất, mô hình giếng nước, bếp lò, chuồngtrại.
Trong mộ táng: kiểu Đông Sơn với mộ táng hình thuyền và đồ tùy táng kiểu Đông Sơn; kiểu Hán với mộ đất, quách gỗ và hiện vật tùy táng kiểu Trung Quốc
Trong sinh hoạt: vừa có đồ gốm kiểu Đường Cồ, gốm Đông Sơn, rìu lưỡi xéo, trống đồng của người Việt truyền thống bên cạnh bình, đỉnh miệng vuông, đao sắt, kiếm, gươngđồng, móc đai lưng.
Các sử gia hiện đại cho rằng: sự pha trộn văn hóa, đời sống giữa Hán và Việt dẫn tới sự hỗn dung văn hóa cưỡng bức, theo đó quá trình năng động trên cơ tầng Việt đã vận hành theo cơ chế Hán. Đời sống văn hóa – xã hội Việt chuyển từ mô hình Đông Sơn cổ truyền sang mô hình mới: Hán - Việt[19].
Thời Bắc thuộc lần 1, trong vòng hơn 200 năm không ghi nhận một cuộc nổi dậy chống đối đáng kể nào của người Việt. Chỉ có những việc chống đối quy mô tương đối nhỏ, giết quan lại nhà Hán, dù trong nhiều năm đã khiến nhà Hán phải điều động quân đội từ Kinh Sở (Hoa Nam) xuống trấn áp, nhưng không đủ mạnh để đuổi người Hán[23].
Năm 40, do sự tàn bạo của thái thú Tô Định (trấn trị từ năm 34), hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị đã nổi dậy chống sự cai trị của nhà Hán. Tô Định bỏ chạy về Trung Quốc, Hai Bà Trưng xưng vương, xác lập quyền tự chủ của người Việt. Thời Bắc thuộc lần 1 chấm dứt.
Ông Nguyễn Phú Trọng tái tập trung quyền lực về Đảng như thế nào để giao VN cho Tô Lâm người TQ tiến tới Bắc thuôc đồng hóa?
Khi còn tại vị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo có quyền lực bao trùm nhất tại Việt Nam từ trước đến nay.
Tuy nhiên, vào thời điểm nhậm chức tổng bí thư năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng được đánh giá là không có quá nhiều quyền lực. Lúc bấy giờ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là người được đánh giá là có quyền lực số một, có khả năng tác động tới cả Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Theo Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College (Mỹ), quyền lực của ông Dũng khiến ông Trọng cảm thấy lo ngại.
"Ông ấy rất lo rằng khi nền kinh tế phát triển và trở nên phức tạp hơn, việc ra quyết định rơi vào tay các quan chức chính phủ và các nhà kỹ trị.
“Đó là một điều không thể chấp nhận được với ông Trọng. Ông ấy muốn Đảng tham gia vào mọi quy trình ra quyết định,” ông Abuza nhận định với BBC News Tiếng Việt hôm 28/7.
Ông Trọng được coi là “một tín đồ chân chính của Đảng”, theo cách gọi của cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ David Brown.
Và trong suốt 13 năm cầm quyền, ông Trọng đã thành công trong việc kéo quyền lực từ phía Chính phủ sang phía Đảng Cộng sản.
Thành lập các ban đảng
Hệ thống chính trị Việt Nam vận hành với cơ chế Đảng lãnh đạo toàn diện và tổng bí là nhân vật cấp cao nhất trong hệ thống ấy. Tuy nhiên, chức vụ tổng bí thư vẫn có những hạn chế trong quyền hạn.
“Chức vụ tổng bí thư của Đảng Cộng sản không có quyền lực điều hành, không kiểm soát các đòn bẩy của chính phủ, không có các ban bộ dưới trướng. Quyền của tổng bí thư là quyền lập các quy định, điều lệ đảng,” ông Abuza nói với BBC.
Từ thực tế này, trong nhiều khoảng thời gian, người ta thấy vai trò của người đứng đầu chính phủ nổi bật hơn, đặc biệt là dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng.
Do đó, khi trở thành tổng bí thư vào năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã ưu tiên tăng cường vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam về mọi mặt. Một trong những biện pháp được sử dụng là tái lập các ban đảng.
Tháng 12/2012, ông Nguyễn Phú Trọng ký quyết định số 158-QĐ/TW tái thành lập Ban Nội chính Trung ương.
Ban Nội chính là cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng về các vấn đề thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp, đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng.
Cơ bản có thể hiểu Ban Nội chính là ban đảng lo các vấn đề chính trị nội bộ của Đảng và chính phủ (do quan chức Việt Nam đều là đảng viên).
Theo giáo sư Abuza, việc tái thành lập Ban Nội chính Trung ương là một trong những nước cờ ông Trọng sử dụng để bắt đầu “xây dựng vị thế”.
“Các ban đảng, như Ban Nội chính Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương, được thành lập và trao thêm quyền hạn để khẳng định sự kiểm soát và kỷ luật của Đảng,” ông nói.
Ngày 1/2/2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) do ông Trọng làm trưởng ban. Sau đó không lâu, ông Trọng phát động chiến dịch chống tham nhũng, mà về sau thường được gọi là “đốt lò”.
Trước đó, trong khoảng thời gian từ năm 2006-2012, ban chỉ đạo này do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng ban.
Về sau, vào năm 2016, ông Tô Lâm, khi đó là bộ trưởng Công an, giữ chức phó trưởng ban này, bên cạnh Trưởng ban Nguyễn Phú Trọng. Với cơ cấu tổ chức như vậy, vai trò của Đảng đối với Bộ Công an trong công tác chống tham nhũng trở nên trực tiếp hơn bao giờ hết.
Theo ông Abuza, bằng việc thành lập Ban Chỉ đạo này, ông Trọng biến công cuộc chống tham nhũng từ dưới sự kiểm soát của chính phủ thành dưới sự kiểm soát của Đảng.
Ban Nội chính về sau được đưa về làm cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo vào năm 2020. Đồng thời, Ban Nội chính cũng chuyển từ "cơ quan tham mưu" thành "cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ" về công tác nội chính của Đảng.
Tháng 6/2014, ông Trọng ký Quyết định 244-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc ban hành quy chế bầu cử trong Đảng.
Vào năm 2016, với quyết định này, ông Trọng đã thành công trong việc đẩy ông Dũng khỏi chính trường Việt Nam.
Vào thời điểm ông Trọng mới nhậm chức tổng bí thư, ông Dũng đang phớt lờ nạn tham nhũng và để các doanh nghiệp bành trướng, theo đánh giá của các chuyên gia.
Những vấn đề liên quan tới tham nhũng được cho là một trong những lý do khiến ông Trọng muốn loại bỏ ông Dũng.
"Tôi nghĩ ông Trọng thực sự tin rằng tham nhũng mối đe dọa tới sự tồn vong của Đảng,” ông Abuza đánh giá.
Bên cạnh đó, ông Dũng là chính trị gia "Việt Nam là trên hết" chứ không phải "Đảng là trên hết" như ông Trọng, theo đánh giá của ông Carl Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales (Úc).
Năm 2012, ông Trọng đã có được “100% thống nhất” từ Bộ Chính trị để kỷ luật ông Dũng, nhưng Ban Chấp hành lại không đồng ý với quyết định này.
Đây là một trường hợp hiếm hoi khi Bộ Chính trị quyết định kỷ luật đảng viên nhưng Ban Chấp hành Trung ương Đảng không thông qua và được coi là một thất bại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc chiến quyền lực ở thượng tầng. Khi đó, dù đã có sự ủng hộ đa số từ Bộ Chính trị, ông Trọng lại không thống nhất được Ban Chấp hành Trung ương, với thành phần gồm các quan chức bộ ngành, địa phương có nhiều quan hệ lợi ích với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong cuốn hồi ký của mình, Đại sứ Mỹ Ted Osius cho biết khi mới nhận nhiệm vụ ở Hà Nội (năm 2014), ông đã được nghe hầu hết các nhà quan sát đánh giá ông Nguyễn Tấn Dũng đang lên và ông Trọng sẽ dần biến mất sau Đại hội 12 của Đảng vào tháng 1 năm 2016.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao Mỹ sau đó đã dần nhận ra vị thế của ông Trọng. Ông Osius là người đã thúc đẩy Mỹ đón ông Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng. Giai đoạn này, ông Nguyễn Tấn Dũng đang tỏ ra là một người thân Mỹ, chống Trung Quốc. Ngược lại, ông Trọng được coi là người bảo thủ, giáo điều, thân Trung Quốc, theo nhận định của Tiến sĩ Đào Xuân Lộc thời điểm năm 2016.
Chuyến đi này, đối với ông Trọng, vừa có ý nghĩa đối nội lẫn đối ngoại cực kỳ quan trọng.
Về đối ngoại, ông Trọng đã khiến người Mỹ thừa nhận vai trò nguyên thủ trên thực tế (de facto) của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, điều mà Mỹ chưa từng làm trước đó.
Về đối nội, ông củng cố hình ảnh và vị thế của mình, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong cả chính trị trong nước lẫn đối ngoại, cho thấy rằng khi cần ông có thể giao thiệp với cựu thù.
Chuyến đi tới Mỹ được đánh giá là ngay lập tức nâng cao vị thế của ông Trọng trong chính trường Việt Nam. Theo Giáo sư Abuza, chuyến đi này giúp nhấn mạnh tầm quan trọng của vị trí tổng bí thư.
“[Mọi người] sẽ nhận thấy rằng tổng bí thư Đảng Cộng sản là người quyền lực nhất. Dù ông không phải là nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu chính phủ, nhưng trên thực tế, ông Trọng lại là người quan trọng nhất [ngay cả] trong việc thiết lập chính sách.”
Tuy nhiên, do Điều 13 của Quyết định 244 nói trên, ông Dũng đã phải rút lui. Điều 13 quy định như sau:
"Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị."
Đây chính là một quy định mang tính "kỹ thuật" để ông Trọng loại bỏ ông Dũng và đây cũng là quy định giúp gia tăng quyền lực của ông Trọng và Bộ Chính trị.
Sự kiện ông Dũng rút lui được coi là một bước ngoặt quan trọng, cho thấy tài thao lược của ông Trọng trên chính trường. Từ thời điểm đó, ông Trọng trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất.
"Một sự xoay chuyển chính trị chấn động đã diễn ra, và một lần nữa Đảng, chứ không phải chính phủ, nắm quyền kiểm soát một cách vững chắc tại Việt Nam," ông Osius viết về sự kiện này trong hồi ký của mình.
Theo ông Abuza, đây là thời điểm ông Trọng “thực sự tái khẳng định quyền kiểm soát của Đảng” và cũng là thời điểm chiến dịch “đốt lò” trở nên dữ dội hơn.
Ông Abuza lấy ví dụ việc ông Đinh La Thăng bị miễn nhiệm chức ủy viên Bộ Chính trị ngày 7/5/2017, điều mà theo ông là “chấn động” vào thời điểm đó. Tới tháng 12/2017, ông Đinh La Thăng bị bắt khởi tố, bắt tạm giam.
Chiến dịch đốt lò đã giúp ông Trọng loại bỏ dần những người thân tín của ông Dũng, gồm lãnh đạo hàng loạt bộ ngành trong chính phủ.
Tiểu ban Nhân sự có trách nhiệm giới thiệu, kiểm tra, chốt hạ - nôm na là thống nhất trước khi trình ra tập thể đại hội, cả nhân sự cấp chiến lược gồm "Tứ Trụ", Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trưởng các ban đảng, trưởng bộ ngành, bí thư 63 tỉnh thành....
Tại Đại hội 12, hàng loạt nhân sự được coi là thân cận với ông Trọng đã bước chân vào Bộ Chính trị, bao gồm: ông Trần Quốc Vượng, bà Trương Thị Mai, ông Võ Văn Thưởng, ông Vương Đình Huệ và ông Tô Lâm.
Ông Trần Quốc Vượng là người mà ông Trọng muốn truyền lại chức vụ tổng bí thư vào Đại hội 13, theo bài viết viết trên trang Asia Sentinel vào cuối tháng 1/2021 của ông David Brown.
Ngay sau khi vào Bộ Chính trị, ông Vượng làm chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương - ban đảng có chức năng giúp hỗ trợ đảng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Còn ông Tô Lâm nhậm chức phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng vào ngày 27/4/2012, chỉ khoảng 3 tháng sau khi tham gia Bộ Chính trị, và trở thành cấp phó dưới trướng ông Trọng.
Ông Thưởng và bà Mai sau đó cũng giữ chức trưởng các ban đảng, lần lượt ở Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương.
Khi được hỏi về sự sắp xếp nhân sự này, ông Abuza nêu đánh giá với BBC ngày 28/7:
“Ông Trọng muốn đưa những người ông ấy biết, có thể tin tưởng và có cùng thế giới quan với mình vào Bộ Chính trị. Việc đưa thêm người của mình vào Bộ Chính trị luôn là ưu tiên hàng đầu.
“Phần lớn thời gian, họ đã hợp tác với nhau, cho đến khoảng 20 tháng trước (tức khoảng đầu năm 2023 tới nay) khi ông Tô Lâm thực sự nhắm tới chiếc ghế tổng bí thư và cố gắng loại bỏ những người có khả năng thay thế ông Nguyễn Phú Trọng.”
Ngày 9/8/2017, Bộ Chính trị ra Quy định số 90-QĐ/TW về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Theo đó, các cá nhân muốn tham gia “Tứ Trụ” đều phải hoàn thành một nhiệm kỳ tại Bộ Chính trị. Cơ bản thì Đảng sẽ thẩm định ai đủ điều kiện ngồi vào ghế chủ tịch nước và thủ tướng.
Dù việc Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện tồn tại từ lâu ở Việt Nam, Quy định 90 đã chính thức hóa sự kiểm soát của Đảng trong quy trình sắp xếp nhân sự cấp cao.
Trong Bộ Chính trị khi đó có ông Đinh Thế Huynh. Ông Huynh là người được ông Trọng chọn kế nhiệm chức vụ tổng bí thư, theo bài viết nói trên của ông David Brown.
Ông Huynh làm thường trực Ban Bí thư từ năm 2016 nhưng tới năm 2018, ông phải nghỉ làm để “điều trị bệnh”.
Người thay ông Huynh khi đó là ông Trần Quốc Vượng, có thể hiểu là phương án dự phòng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chỉ hai năm sau khi vào Bộ Chính trị, ông Vượng đã có được chức vụ cao thứ hai trong hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, tới Đại hội 13, ông Vượng đã bị loại khỏi Bộ Chính trị.
"Ông Vượng thậm chí không được bầu lại vào Bộ Chính trị, điều này thực sự khá sốc. Ông ấy đã gây thù chuốc oán với nhiều người trong Bộ Chính trị và trong Ban Chấp hành Trung ương và đã bị loại bỏ. Có thể thấy rằng quyền lực của ông Trọng cũng có giới hạn,” ông Abuza nói với BBC.
Giáo sư Zachary Abuza cho rằng việc ông Trọng làm tiếp nhiệm kỳ thứ ba không thể hiện quyền lực của vị tổng bí thư, mà là hệ quả của việc không thể chỉ định người kế nhiệm.
Về nhiệm kỳ tổng thứ ba của ông Nguyễn Phú Trọng, ông Abuza bình luận:
“Không có những thay đổi nền tảng nào về hệ thống, luật pháp hay quy định nào cho phép ông Trọng hoặc Đảng nắm nhiều quyền lực hơn.
“Tiếp đó, ông Trọng trở nên yếu hơn, bệnh nặng hơn và vắng mặt trong nhiều cuộc họp quan trọng, người ta bắt đầu tính toán xem ai sẽ kế nhiệm ông ấy.
“Những người có tham vọng bắt đầu hành động. Người làm điều đó hiệu quả hơn cả là ông Tô Lâm.”
“Với sức mạnh to lớn của Bộ Công an, ông ấy bắt đầu điều tra các đối thủ, dưới danh nghĩa chống tham nhũng và âm thầm xây dựng hồ sơ chống lại các đối thủ trong Bộ Chính trị.”
Theo ông Abuza, việc này bắt đầu từ đầu năm 2023.
Vào tháng 3/2023, ông Thưởng, người được cho là vô cùng thân cận với ông Trọng, lên làm chủ tịch nước sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc bị miễn nhiệm vào tháng 1/2023. Vị trí thường trực Ban Bí thư do bà Mai tiếp quản.
Tuy nhiên, hơn một năm sau, tính tới tháng 5/2024, cả ông Võ Văn Thưởng, ông Vương Đình Huệ và bà Trương Thị Mai đều mất chức.
Dù nguyên nhân miễn nhiệm hay sai phạm của những người này không được Đảng nêu cụ thể, những người này đều được cho là đã trở thành “củi” trong “lò” chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng.
Giáo sư Abuza nhận định rằng người “nhóm củi” không phải là ông Trọng.
“Tôi không chắc ông Nguyễn Phú Trọng khi đó còn kiểm soát được tình hình. Tôi nghĩ nó đã đi xa hơn những gì ông ấy muốn.
“Ông ấy không ngăn được ông Tô Lâm loại bỏ ứng cử viên tiềm năng Vương Đình Huệ, học trò ưu tú Võ Văn Thưởng và trợ lý tin cậy Trương Thị Mai,” giáo sư Abuza nhận xét.
Đề rồi, sau sự ra đi của những người này, tới tận bây giờ, “thất bại trong việc tìm người kế nhiệm” vẫn là cụm từ nhiều người sử dụng khi nói về di sản của ông Nguyễn Phú Trọng.
Là người cầm trịch Tiểu ban Nhân sự Đại hội 12, 13, 14, ông Trọng qua đời mà không tìm được người kế nhiệm.
Hiện tại, Chủ tịch nước Tô Lâm đang tạm thời giữ quyền điều hành Đảng Cộng sản Việt Nam.
"Trong nỗ lực cứu Đảng Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng đã để lại một di sản của việc phớt lờ tất cả các quy tắc và chuẩn mực vốn nhằm kiểm soát quyền lực và giới hạn nhiệm kỳ, tuổi nghỉ hưu, sự phân chia tứ trụ.
"Ông cũng đã giám sát việc tái tập trung quyền lực về phía Đảng; làm suy yếu sự độc lập của bộ máy hành chính; thanh trừng các nhà kỹ trị và chứng kiến sự trỗi dậy của các lãnh đạo ngành công an.
"Tất cả nhân danh một chiến dịch chống tham nhũng nhằm cố gắng thay đổi bản chất con người thay vì thay đổi hệ thống chính trị đầy tham nhũng.
“Ông để lại một Đảng Cộng sản ít hướng đến sự đồng thuận, ít cân bằng giữa các phe phái và mạng lưới quyền lực vùng miền, ít có khả năng tự kiểm soát quyền lực của mình hơn và dễ có nguy cơ bị một phe mạnh chiếm đoạt quyền lực hơn."