Bà Harris dẫn trước ông Trump trong cuộc thăm dò mới nhất Theo Hãng tin Reuters, ngày 23-7 (giờ địa phương), Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tổ chức sự kiện tranh cử chính thức đầu tiên dưới tư cách ứng viên tổng thống. Điểm nhấn là bà Harris chọn thành phố Milwaukee, bang Wisconsin làm điểm đến. Đây là nơi mới vừa đăng cai Đại hội Đảng Cộng hòa trước đó chưa đầy một tuần.
.Bà Harris vượt ông Trump ở 3 bang chiến trường Kết quả khảo sát cho thấy bà Harris dẫn trước ông Trump về tỷ lệ ủng hộ của cử tri tại ba bang chiến trường lớn là Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Theo kết quả khảo sát công bố ngày 10/8 của New York Times/Đại học Siena, bà Kamala Harris giành được 50% tỷ lệ ủng hộ ở ba bang chiến trường Michigan, Pennsylvania và Wisconsin, trong khi ông Donald Trump nhận được 46%. Đây là sự cải thiện đáng kể so với thành tích của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc khảo sát trước đó của New York Times/Đại học Siena. Khảo sát được thực hiện với 1.973 cử tri đã tỏ rõ ý định sẽ đi bỏ phiếu, tiến hành ngày 5-9/8. Khi tính cả các ứng viên thuộc bên thứ ba và Robert F. Kennedy Jr., người tranh cử độc lập, bà Harris sẽ dẫn trước ông Trump 5 điểm phần trăm ở bang Michigan, hai điểm ở bang Pennsylvania và 6 điểm ở bang Wisconsin. Trong khi đó, ông Kennedy Jr chỉ nhận được tỷ lệ ủng hộ trung bình 5%. Kết quả khảo sát mới cho thấy bà Harris không chỉ thu hẹp khoảng cách với ông Trump về tỷ lệ ủng hộ trên toàn quốc, mà còn vươn lên dẫn trước ở các bang chiến trường quan trọng. Wisconsin, Michigan và Pennsylvania vốn là các thành trì truyền thống của đảng Dân chủ, tạo nên "bức tường xanh" để đưa các ứng viên của đảng này vào Nhà Trắng. Tuy nhiên, ông Trump đã chiến thắng ở cả ba bang trên vào năm 2016, trước khi bị ông Biden giành lại 4 năm sau đó. Bà Harris tại buổi vận động tranh cử ở Las Vegas, Nevada, hôm 10/8. Ảnh: AFPBà Harris tại buổi vận động tranh cử ở Las Vegas, Nevada, hôm 10/8. Ảnh: AFP Tỷ lệ ủng hộ trong nhóm cử tri độc lập tại bang Pennsylvania với bà Harris đã tăng 8 điểm phần trăm so với cách đây một tháng, tức là một tuần trước khi ông Biden tuyên bố ngừng tranh cử, qua đó đảo ngược lợi thế dẫn trước 6 điểm phần trăm của ông Trump. Phó tổng thống Mỹ cũng thu hẹp khoảng cách với ứng viên Cộng hòa trong nhóm cử tri da trắng ở Pennsylvania, nhận được 47% so với 49% của đối thủ. Kết quả thăm dò ở hai bang Wisconsin và Michigan cho thấy bà Harris đang thu hút được nhiều ủng hộ từ cử tri da trắng hơn so với ông Biden. Đáng chú ý, 47% cử tri nhận định cựu tổng thống Mỹ sẽ đưa ra những thay đổi "rất tệ" hoặc "khá tệ" nếu lên nắm quyền, trong khi con số này của bà Harris là 37%. Tuy nhiên, ông Trump được cho là có tầm nhìn rõ ràng về đất nước hơn bà Harris, với tỷ lệ 60% so với 53%. Lượng người tin tưởng ông Trump về hai vấn đề kinh tế và nhập cư cũng cao hơn bà Harris, với tỷ lệ lần lượt là 52-46% và 51-46%. Về vấn đề phá thai, 58% tin tưởng bà Harris, trong khi tỷ lệ của ông Trump là 37%. Tony Fabrizio, người phụ trách khảo sát trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, tuyên bố các kết quả thăm dò mới "đánh giá thấp đáng kể sự ủng hộ" với cựu tổng thống Mỹ.
Thẩm phán bác lập luận của ông Trump trong vụ lật kèo bầu cử
Thẩm phán Chutkan, người xử lý vụ án liên quan nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử năm 2020, bác lập luận rằng ông Trump bị truy tố vì mục đích trả thù và chính trị.
Đội luật sư bào chữa của ông Donald Trump lập luận rằng cựu tổng thống bị đối xử bất công vì bị truy tố, trong khi những người từng thách thức kết quả bầu cử khác tránh được cáo buộc hình sự.
Ông Trump, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa năm nay, cũng cáo buộc Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Bộ Tư pháp truy tố để ngăn ông tái đắc cử. Đội ngũ của cựu tổng thống yêu cầu thẩm phán hủy vụ truy tố ông.
Tuy nhiên thẩm phán liên bang ở Washington Tanya Chutkan ngày 3/8 bác bỏ cả hai lập luận. Bà Chutkan nói rằng ông Trump không chỉ bị truy tố vì thách thức kết quả bầu cử, mà còn vì "cố ý đưa ra những tuyên bố sai sự thật để thúc đẩy các âm mưu phạm tội và cản trở quá trình chứng nhận kết quả bầu cử".
Thẩm phán thêm rằng luật sư của ông Trump đã trích dẫn sai các thông tin truyền thông khi lập luận vụ truy tố mang động cơ chính trị.
"Sau khi xem xét bằng chứng và lập luận của bị cáo, tòa không thể kết luận rằng ông Trump đã phải chịu sự trả thù hoặc các giả định liên quan. Do đó, không tìm thấy cơ sở nào để bác bỏ vụ án này", bà Chutkan cho hay.
Đây là quyết định đáng chú ý nhất của thẩm phán Chutkan sau nhiều tháng trì hoãn xét xử vụ án lật kèo bầu cử để chờ phán quyết của Tòa án Tối cao. Tòa Tối cao tháng trước trao cho ông Trump quyền miễn tố với các hành động công vụ trong thời gian nắm quyền, song không bao gồm các hành động mà ông làm với tư cách cá nhân.
Các thẩm phán đã chuyển lại vụ án cho bà Chutkan để xác định hành vi nào trong bản cáo trạng có thể tiếp tục được truy tố và hành vi nào cần được loại bỏ. Chutkan có thể mất thêm vài tuần để ra quyết định về vấn đề này.
Thẩm phán ấn định sẽ tổ chức phiên thảo luận tiền xét xử vào ngày 16/8 để trao đổi về các bước tiếp theo của vụ án. Tuy nhiên, bà cho biết ông Trump sẽ không phải ra tòa để tham dự phiên thảo luận này.
Luật sư của ông Trump chưa bình luận về diễn biến mới.
Âm mưu lật ngược kết quả bầu cử năm 2020 là một trong ba vụ truy tố mà ông Trump phải đối mặt, hai vụ còn lại liên quan cáo buộc can thiệp bầu cử ở bang Georgia và chi tiền bịt miệng sao khiêu dâm. Cựu tổng thống Mỹ hồi tháng 5 bị bồi thẩm đoàn phán có tội trong vụ án chi tiền bịt miệng sao khiêu dâm Stormy Daniels ở New York và đang chờ tuyên án.
Ông Trump từng bị truy tố vì cáo buộc xử lý sai tài liệu mật, nhưng thẩm phán liên bang ở Florida đã hủy cáo trạng này. Công tố viên thông báo họ sẽ kháng cáo quyết định của thẩm phán.
Ấn định phiên sơ thẩm vụ án phá hoại cuộc bầu cử năm 2020 của ông Trump vào ngày 16/8 Quỳnh Chi (Theo Channel News Asia)-Chủ nhật, ngày 04/08/2024 21:12 GMT+7
Cựu Tổng thống Mỹ, ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump (Ảnh: AFP)
VTV.vn - Thẩm phán Tòa án quận Hoa Kỳ đã ấn định phiên tòa xét xử vụ án hình sự cáo buộc ông Donald Trump cố gắng đảo ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020 vào ngày 16/8.
Lệnh của Thẩm phán Tòa án quận Hoa Kỳ Tanya Chutkan được đưa ra 1 ngày sau khi bà lấy lại quyền tài phán trong vụ án đã bị tạm dừng trong gần 8 tháng để cho phép ông Trump được xét xử liên quan đến yêu cầu về quyền miễn trừ của Tổng thống.
Bà Chutkan dự kiến trong những tuần tới sẽ quyết định những khía cạnh nào của bản cáo trạng mà Luật sư đặc biệt Jack Smith thu thập được phải bị bác bỏ, sau khi Tòa án Tối cao Mỹ phán quyết rằng các cựu Tổng thống có quyền miễn trừ đối với các hành động được thực hiện khi họ đang là Tổng thống.
Ông Trump đã không nhận tội đối với 4 tội danh hình sự cáo buộc ông có âm mưu nhằm đảo ngược thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 của mình.
Trong một tài liệu của tòa án vào ngày 3/8, bà Chutkan cho biết ông Trump sẽ không phải có mặt tại phiên tòa vào ngày 16/8. Tất cả các bên được yêu cầu đề xuất lịch trình cho các thủ tục tố tụng trước khi xét xử vào ngày 9/8.
Luật sư của ông Trump hiện chưa đưa ra bình luận.
Ông Donald Trump - cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên bị truy tố hình sự - là ứng cử viên của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 5/11. Trong khi đó, Phó Tổng thống Kamala Harris đã giành được số phiếu đại biểu cần thiết vào ngày 2/8 để giành được đề cử ứng cử viên của đảng Dân chủ .
Ông Trump 'tự bắn vào chân' vì những phát ngôn gây sốc
Liên tục phát ngôn công kích thái quá với đối thủ và đảng đối lập, nhắm vào chủng tộc và phụ nữ, ông Trump tự đẩy mình vào thế khó.
Theo kết quả cuộc thăm dò mới nhất của Hãng tin Bloomberg, bà Harris đã xóa bỏ vị trí dẫn đầu của ông Trump ở bảy tiểu bang chiến trường khi nhận được làn sóng ủng hộ nhiệt tình của các cử tri trẻ, người da màu và người gốc Tây Ban Nha. Theo đó, bà Harris được 48% cử tri ủng hộ, trong khi ông Trump chỉ có 47% ủng hộ tại các tiểu bang dao động, có khả năng quyết định cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11.
Mặc dù bà Kamala Harris mới chỉ được tổng thống Biden chuyển lại trọng trách trong cuộc đua vào nhà trắng ít ngày, nhưng đã cho thấy ưu thế vượt trội của phương pháp tranh cử không quá cực đoan so với ông Donal J.Trump. Cụ thể, gần đây, ông Trump liên tục có các phát ngôn công kích có phần thái quá với đối thủ và đảng đối lập, các phát ngôn vô tình nhắm vào các tầng lớp trong xã hội như phụ nữ, nhất là phụ nữ không có gia đình.
Trong màn hỏi đáp kéo dài 34 phút với Hiệp hội Nhà báo Da màu Quốc gia (NABJ) ở Mỹ ngày 31/7, cựu tổng thống công kích vấn đề chủng tộc của bà Harris. "Bà ấy có nguồn gốc Ấn Độ và trước đây chỉ thúc đẩy di sản gốc Ấn. Tôi không biết bà ấy là người da đen cho tới vài năm gần đây, khi bà ấy bỗng nhiên thành người da đen", ông nói. Nhưng ông Trump lại không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào chứng minh cho cáo buộc bà Harris "bỗng nhiên thành người da đen".
Mới nhất, ông Trump tiếp tục gây sốc khi nói với cử tri rằng nếu ông đắc cử thì họ sẽ "không cần bỏ phiếu sau bốn năm nữa" vì mọi thứ sẽ được sắp xếp... Với ưu thế đề ra các chiến lược trong tình hình hỗn loạn hiện nay trên khắp thế giới, Trump cần giữ cái đầu lạnh, hạn chế bốc đồng và ngừng các phát ngôn gây sốc, thiếu chiều sâu.
Nếu không điều đó sẽ làm các cử tri thiếu tin tưởng việc ông có thể dẫn dắt nước Mỹ trong việc cân bằng các sức mạnh trên thế giới và giải quyết hiệu quả các vấn đề hiện nay của quốc gia và thế giới.
Trong nỗ lực chấm dứt "tuần trăng mật" của Phó tổng thống Kamala Harris và đảng Dân chủ, cựu tổng thống Donald Trump và đội ngũ chiến dịch đã lên kế hoạch tập trung công kích đối thủ về vấn đề nhập cư trái phép, lạm phát, những hồ sơ mà bà từng xử lý khi còn làm công tố viên và khắc họa bà là "người cực đoan". Tuy nhiên, kế hoạch không được duy trì lâu, khi ông Trump liên tục đi chệch khỏi thông điệp đó. Nguyễn Xuân Lục
Ông Trump bị kết tội tác động thế nào đến bầu cử Mỹ? KHÁNH QUỲNH
news googleViệc ông Trump bị kết tội hình sự đánh dấu những 'lần đầu tiên' đáng chú ý trong lịch sử Mỹ, đồng thời có thể tác động đến kết quả bầu cử năm nay.
Trong lịch sử nước Mỹ, ông Trump là vị cựu tổng thống đầu tiên bị tuyên phạm tội hình sự. Đồng thời, ông Trump cũng có thể là ứng cử viên đầu tiên của một đảng lớn (Đảng Cộng hòa) bị kết tội.
Donald Trump sẽ tham gia tranh cử như bình thường
Trước phán quyết của Tòa án Tối cao Manhattan (thành phố New York) ngày 30-5 về vụ kiện ông Trump làm giả hồ sơ kinh doanh để che đậy khoản thanh toán nhằm "bịt miệng" ngôi sao phim khiêu dâm Stormy Daniels, vị cựu tổng thống hiện đã lên kế hoạch kháng cáo.
Ông Trump nói gì khi bị tòa án tại New York kết tội với 34 cáo buộc? - Nguồn: AFP
Về mặt nguyên tắc, ông Trump phải đối mặt với mức án từ 16 tháng tới tối đa 4 năm tù, cùng khoản phạt tiền nặng. Tuy nhiên, việc tuyên án sẽ không ngăn ông Trump vận động tranh cử hoặc nhậm chức tổng thống nếu ông thắng cử.
Đài BBC nhận định hiện vẫn còn quá sớm để xem xét đến các hậu quả chính trị. Song, vụ án của ông Trump đã đặt ra một tiền lệ và có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm nay.
Trước đó, cựu tổng thống Donald Trump đã giành được đủ số phiếu đại biểu cần thiết để ra tranh cử tổng thống vào tháng 11 năm nay, đồng thời dự kiến tham dự Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa diễn ra vào tháng 7 tới.
Trong các cuộc thăm dò ý kiến trước đây, nhiều cử tri cho rằng họ sẽ không bầu cử cho vị cựu tổng thống của Đảng Cộng hòa trong trường hợp ông Trump bị kết tội hình sự nghiêm trọng.
Thế nhưng, các cuộc thăm dò ý kiến của Công ty nghiên cứu thị trường Ipsos và Đài ABC News vào tháng 4 cho thấy chỉ có 16% người ủng hộ ông Trump sẽ cân nhắc lại lựa chọn của họ trong tình huống tương tự.
Các cử tri ủng hộ ông Trump có thể thay đổi quyết định
Tuy nhiên, quyết định của các cử tri lúc đó diễn ra vào thời điểm ông Trump chỉ mới đối mặt với các cáo buộc liên quan đến cuộc bầu cử 2020 và việc xử lý tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng. Hiện tại, các cử tri này có thể sẽ nhìn lại quyết định của mình dựa trên phán quyết của Tòa án Tối cao Manhattan.
Luật sư Doug Schoen - nhà phân tích chính trị từng làm việc với cựu tổng thống Bill Clinton và cựu thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg - cho rằng các cử tri Mỹ thời điểm đó có thể ít bị tác động bởi vụ án “tiền bịt miệng” vì các diễn biến xoay quanh vụ việc đã diễn ra vào 8 năm trước.
Phán quyết của tòa án có thể thay đổi quyết định của hàng nghìn cử tri - những người mà lẽ ra sẽ dành sự ủng hộ cho vị ứng cử viên đến từ Đảng Cộng hòa.
“Tôi thật sự nghĩ rằng điều này sẽ ảnh hưởng và gây tổn hại đến ông ấy (Donald Trump” với tư cách là một ứng cử viên tranh cử tổng thống”, bà Ariel Hill-Davis, người đồng sáng lập tổ chức chính trị Republican Women for Progress (Tạm dịch: Phụ nữ Cộng hòa vì tiến bộ) - bày tỏ.
Theo bà Ariel Hill-Davis, một số cử tri từng ủng hộ ông Trump sẽ do dự về việc liệu có nên tiếp tục ủng hộ vị tổng thống đến từ Đảng Cộng hòa hay không.
Đảng Cộng hòa vẫn 'đồng lòng'
Về phía các đảng viên Cộng hòa, nhiều người trong số họ có mặt tại phiên tòa hôm 30-5 vẫn thể hiện sự trung thành với cựu tổng thống Donald Trump và nhanh chóng tập hợp lại để ủng hộ ông.
Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, đồng thời là đảng viên Cộng hòa, gọi phán quyết của Tòa án Tối cao Manhattan là hành động “đáng xấu hổ" trong lịch sử nước Mỹ.
Ông Johnson khẳng định vụ án được thúc đẩy động cơ chính trị, chứ không phải một phán quyết dựa trên các nguyên tắc pháp lý thuần túy.
Ngay khi rời phòng xử án, ông Trump đã chỉ trích phán quyết của tòa là "không công bằng, nhục nhã và gian lận".
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa cũng chỉ trích chính quyền Tổng thống Joe Biden gian lận và đang âm mưu làm hại đối thủ chính trị.
Trump Hết Thời: Bà Harris dẫn trước ông Trump ở 4 bang chiến trường
Khảo sát mới cho thấy Phó tổng thống Harris dẫn trước của ông Trump ở 4 trong 7 bang chiến trường, trong khi cựu tổng thống chiếm ưu thế ở 2 bang.
Kết quả thăm dò được công bố ngày 30/7 của Bloomberg News/Morning Consult cho thấy Phó tổng thống Kamala Harris giành được 48% tỷ lệ ủng hộ ở tổng thể các bang chiến trường và ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump giành được 47%.
Khảo sát tại từng bang cụ thể cho thấy mỗi ứng viên vượt trước đối thủ ở khoảng cách khá xa tại một bang chiến trường và cạnh tranh quyết liệt ở những bang còn lại. Đây là thay đổi đáng chú ý so với cuộc khảo sát của Bloomberg/Morning Consult hồi đầu tháng này, khi đó ông Trump dẫn trước Tổng thống Joe Biden hai điểm ở tổng thể bang chiến trường và 5 trong số 7 bang này.
Theo khảo sát mới nhất, bà Harris dẫn trước ông Trump 11 điểm ở Michigan, hai điểm ở Nevada, hai điểm ở Arizona và hai điểm ở Wisconsin. Ông Trump dẫn trước bà Harris 4 điểm ở Pennsylvania, hai điểm ở Bắc Carolina. Hai người đều giành được tỷ lệ ủng hộ 47% ở Georgia.
Khảo sát được thực hiện ở 4.973 cử tri đã đăng ký đi bỏ phiếu, từ ngày 24/7 đến 28/7.
Kết quả này là dấu hiệu mới nhất cho thấy chiến dịch của bà Harris có động lực đáng kể sau khi ông Biden tuyên bố dừng tranh cử. Ngay sau quyết định của Tổng thống, bà Harris nhanh chóng củng cố sự ủng hộ của cử tri Dân chủ và huy động được hơn 200 triệu USD trong tuần đầu tiên với tư cách ứng viên tổng thống.
Các cuộc thăm dò khác được công bố từ khi bà Harris có khả năng trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ cũng cho thấy cuộc đua sít sao giữa bà và ông Trump. Tuy nhiên, Phó tổng thống Mỹ nói rằng chiến dịch của bà ở "chiếu dưới".
"Chúng ta hãy sáng suốt nhìn nhận cuộc chiến đang ở phía trước và chúng ta ở chiếu dưới trong cuộc đua này", bà Harris nói với các nhà tài trợ ở bang Massachusetts ngày 27/7. "Nhưng chiến dịch tranh cử của tôi lấy sức mạnh từ người dân và chúng tôi có động lực".
Bà Harris, 59 tuổi, vận động tranh cử tại Georgia trong ngày 30/7, khi đảng Dân chủ đang nỗ lực giành vị thế ở bang chiến trường này. Georgia được cho là không còn hy vọng đối với đảng Dân chủ trước khi Tổng thống Biden dừng tranh cử. Chiến dịch của bà Harris cho biết 10.000 người ủng hộ sẽ tới buổi vận động này, đông nhất từ khi bà bắt đầu cuộc đua vào Nhà Trắng. Huyền Lê (TheoHill,AFP)
Bà Harris công khai 'tuyên chiến' với ông Trump
Hôm 30/7, tại một sự kiện tranh cử ở Atlanta (Georgia), bà Kamala Harris đã lên tiếng kêu gọi ông Trump giữ lời hứa tham gia cuộc tranh luận do ABC News tổ chức vào ngày 10/9 - cuộc tranh luận mà trước đó ông đã đồng ý thực hiện với Tổng thống Joe Biden.
"ÔngTrumptuyên bố sẽ không tham gia không tranh luận, nhưng ông ấy và những người bạn đồng hành chắc chắn có nhiều điều để nói về tôi. Ông Donald Trump, tôi hy vọng ông sẽ cân nhắc lại việc gặp tôi trên sân khấu tranh luận. Bởi nếu có gì cần nói, ông hãy nói trực tiếp với tôi!", bà Harris nói.
Cuộc tranh luận giữa ông Trump và ôngBidenvốn được ấn định vào ngày 10/9 tới. Tuy nhiên, sau tuyên bố ngừng tranh cử của Tổng thống đương nhiệm, ông Trump lại thay đổi quyết định của mình vì cho rằng "đài ABC có tính thiên vị, không phù hợp để chủ trì màn tranh luận giữa hai ứng viên".
Đây là chuyến thăm đầu tiên của bà Harris tới bang Georgia kể từ khi Tổng thống Biden kết thúc chiến dịch tái tranh cử. Đảng Cộng hòa đang nỗ lực duy trì sức ảnh hưởng của mình tại tiểu bang này, nhằm "nhuộm xanh" khu vực phía nam trên bản đồ bầu cử năm nay
Trong bài phát biểu, bà Harris cũng cũng liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của Georgia: "Tôi hiểu rõ một điều: Con đường đến Nhà Trắng chạy thẳng qua tiểu bang này. Các bạn đã giúp chúng tôi giành chiến thắng vào năm 2020 và hi vọng điều này sẽ lặp lại vào năm 2024".
Hơn 10.000 người tham dự liên tục reo hò và hô vang tên bà Harris từ bên dưới khán đài để cổ vũ cho Phó Tổng thống. Các Thượng nghị sĩ Jon Ossoff và Raphael Warnock, Thị trưởng Andre Dickens, Dân biểu Nikema Williams và cựu ứng cử viên thống đốc Stacey Abrams - những ứng viên tiềm năng cho đề cử Phó Tổng thống của đảng Dân chủ, cũng có mặt tại sự kiện.
Hiện bà Harris vẫn chưa công bố tên của người liên danh tranh cử. Theo nhiều nguồn tin thân cận của CNN, phó tướng của bà Harris sẽ sớm đồng hành với bà tại các sự kiện tiếp theo trong tuần tới.
Georgia, bang chiến trường sở hữu tới 16 phiếu đại cử tri, là một trong những mục tiêu hàng đầu của hai đảng. Trước đó, ông Biden từng giành chiến thắng sít sao tại tiểu bang này trước cựu Tổng thống Donald Trump vào 4 năm trước — một chiến thắng hiếm hoi tại một tiểu bang không ủng hộ bất kỳ đảng viên Dân chủ nào làm Tổng thống trong gần ba thập kỷ.
Tuy nhiên, những khảo sát gần đây cho thấy ông Trump vẫn duy trì lợi thế tại Georgia. Theo dự kiến, ông Trump và người đồng hành tranh cử, Thượng nghị sĩ JD Vance của Ohio, sẽ vận động tranh cử tại Atlanta vào cuối tuần này. Cử tri đang "nín thở" chờ đợi màn đáp trả của cựu Tổng thống đối với màn khiêu chiến công khai của bà Harris hôm 30/7.
Diệp Thảo/VOV.VN (biên dịch)
Theo Deadline
Nhà sử học Lichtman tiết lộ ai có khả năng chiến thắng trong cuộc đối đầu Trump-Harris
Gia Huy•Thứ Ba, 30/07/2024
Hệ thống dự đoán “Chìa khóa Nhà Trắng” hiện đang nghiêng về phía Phó Tổng thống Kamala Harris trong cuộc đọ sức giả định năm 2024 với cựu Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, dự đoán cuối cùng cho cuộc đua tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng Mười Một sắp tới vẫn chưa được đưa ra.
Giáo sư Allan Lichtman giảng bài về “13 Chìa khóa tới Nhà Trắng” tại Đại học American ở Washington vào ngày 28 tháng 10 năm 2008. (Nguồn ảnh: NICHOLAS KAMM-/AFP via Getty Images)
“Chìa khóa Nhà Trắng” là một hệ thống dự đoán để xác định kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Hệ thống dự đoán này được nhà sử học Allan Lichtman và nhà địa vật lý người Nga Vladimir Keilis-Borok phát triển vào năm 1981, dựa trên các phương pháp mà nhà khoa học Keilis-Borok thiết kế để dự đoán động đất.
Nhà sử học Allan Lichtman, người đã dự đoán chính xác gần như mọi cuộc đua tranh cử tổng thống Mỹ kể từ năm 1984, đã phát triển một công thức được dùng để đưa ra dự đoán về cuộc bầu cử tổng thống sắp tới vào tháng Mười Một. Đáng chú ý, trong hầu hết các trường hợp, công thức đó được chứng minh là đúng.
Hệ thống dự đoán “Chìa khóa Nhà Trắng” của ông Lichtman bao gồm 13 câu hỏi đúng sai mà ông tin sẽ đưa ra dấu hiệu rõ ràng về ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu vào mùa thu năm nay. Mỗi câu hỏi được hỏi về hai đề cử viên đấu tay đôi, nếu “đúng” họ nhận được một “chìa khóa”, và nếu “sai” thì đối thủ nhận được điểm. Sau đó, nếu ứng cử viên của một đảng nhận được sáu chìa khóa trở lên, họ được dự đoán là người chiến thắng.
Vào đầu chu kỳ, Đảng Dân chủ đã được trao một “chìa khóa” tự động do Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là thành viên Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, cuộc bầu cử này đã chứng kiến một sự thay đổi đáng kể khi Tổng thống Biden tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua tranh cử.
Theo dự đoán của nhà sử học Lichtman, giáo sư giảng dạy tại đại học American University ở Washington DC, Đảng Dân chủ, với Phó Tổng thống Harris có khả năng là đề cử viên, hiện đang nắm giữ 6 trong số 13 chìa khóa. Các chìa khóa này bao gồm: cuộc tranh cử sơ bộ, nền kinh tế ngắn hạn, nền kinh tế dài hạn, thay đổi chính sách, không có vụ bê bối và người thách thức không có sức thu hút.
Đảng Cộng hòa hiện nắm giữ ba chìa khóa: giành được đa số tại Hạ viện Mỹ trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022, tổng thống đương nhiệm không tái tranh cử, và tổng thống đương nhiệm thiếu sức hút.
Vẫn còn 4 chìa khóa nữa vẫn chưa được trao.
Bà Kamala Harris có đủ sức đánh bại ông Trump?
Tác giả,Anthony Zurcher.
Phóng viên Bắc Mỹ
Con đường để Phó Tổng thống Kamala Harris giành được đề cử làm ứng viên của Đảng Dân chủ cho cuộc đua vào Nhà Trắng 2024 đang rộng mở.
Được đề cử có thể là việc dễ dàng. Thử thách khó khăn nhất – đánh bại ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump vào tháng 11 – vẫn còn ở phía trước.
Việc bà được đưa lên vị trí ứng viên hàng đầu sẽ mang lại những sức mạnh mới cho Đảng Dân chủ, nhưng cũng bộc lộ những điểm yếu mà nếu là ông Biden thì ít gây lo ngại hơn.
Theo các cuộc thăm dò gần đây, vị thế bà Harris kém ông Trump một chút – gần giống với vị thế của ông Biden trước tuyên bố rút lui mang tính lịch sử của ông. Nhưng những con số đó có thể thay đổi khi họ chuyển từ cạnh tranh giả định sang so kè trên thực tế.
Ít nhất thì trong một khoảnh khắc, các đảng viên Đảng Dân chủ cũng đã có năng lượng dồi dào sau hơn ba tuần căng thẳng cao độ về vấn đề sức khỏe và khả năng duy trì chiến dịch tranh cử của ông Biden.
Tất cả các đối thủ tiềm năng hàng đầu của bà Harris cho vị trí ứng viên Đảng Dân chủ đều ủng hộ bà, bao gồm cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi - tới nay vẫn là một trong những người có sức ảnh hưởng nhất trong Đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, điều này có thể định hình nên một cuộc đua sít sao vào tháng 11 - một tình huống phản ánh những chia rẽ đảng phái sâu sắc trong nền chính trị Mỹ và sự chán ghét của nhiều cử tri dành cho ông Donald Trump.
Thách thức chính - và cũng là cơ hội - của bà Harris sẽ là tận dụng ác cảm của những người không thích Trump, thu hút các cử tri trung lập ở các bang chiến trường quan trọng và tiếp thêm năng lượng cho Đảng Dân chủ, vốn đã bị đẩy tới bờ tuyệt vọng trong vài tuần qua, để có thể đối chọi với nhiệt huyết của nhiều người ủng hộ ông Trump.
Khởi động lại?
Cảm giác hưng phấn hồi sinh đi kèm một khoản đô la. Theo đội ngũ vận động của bà Harris, phó tổng thống đã thu hút hơn 80 triệu USD tiền quyên góp mới trong 24 giờ kể từ sau thông báo rút lui của ông Biden – tổng số tiền quyên góp trong một ngày nhiều kỷ lục so với bất kỳ ứng cử viên nào trong kỳ bầu cử năm nay.
Khoản tài trợ này, cùng với gần 100 triệu USD mà bà Harris được thừa hưởng từ quỹ của Biden-Harris trước đó, mang lại cho bà một nền tảng tài chính vững chắc cho chiến dịch sắp tới.
Nếu trở thành ứng viên của Đảng Dân chủ, bà Harris cũng sẽ xoa dịu một trong những đòn tấn công hiệu quả nhất mà Đảng Cộng hòa nhắm vào đối thủ của họ: tuổi tác của ông Biden.
Trong nhiều tháng, đội ngũ tranh cử của Trump đã chỉ trích ông Biden là yếu ớt và lẩm cẩm – những điều mà nhiều người Mỹ cũng thấy rõ hơn sau màn tranh luận ấp úng trên truyền hình của ông Bidenvào bốn tuần trước.
Phó Tổng thống Harris, ở tuổi 59, sẽ là một ứng cử viên năng nổ hơn và có thể đưa ra quan điểm mạch lạc hơn cho đảng của mình. Bà cũng có thể khiến cái tuổi 78 của ông Trump trở thành điểm yếu của ông, vì ông Trump nếu chiến thắng sẽ trở thành người lớn tuổi nhất từng được bầu làm tổng thống.
Bà Harris cũng có thể giành được sự ủng hộ từ các cử tri da đen, những người mà các cuộc thăm dò cho thấy đã rời xa ông Biden trong những tháng gần đây. Nếu bà Harris có thể kết hợp điều này với sự ủng hộ lớn hơn từ các nhóm cử tri thiểu số khác và cử tri trẻ tuổi – liên minh giúp ông Barack Obama giành chiến thắng từ năm 2008 và 2012 – thì điều đó có thể giúp phó tổng thống giành được ưu thế trước ông Trump ở một số bang chiến trường có tính chất quyết định kết quả cuộc bầu cử năm nay.
Xuất thân công tố viên của bà cũng có thể nhấn mạnh phẩm chất cứng rắn với tội phạm. Mặc dù lý lịch là người thực thi pháp luật của bà từng là một gánh nặng khi bà tranh cử ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2019 - dẫn đến các cuộc tấn công từ cánh tả chế nhạo rằng “Kamala là cảnh sát” – nhưng lần này lý lịch công tố viên có thể giúp bà đấu với ông Trump.
Phó tổng thống cũng là người lĩnh xướng của chính quyền trong vấn đề phá thai, vốn đã được chứng minh là một trong những vấn đề có tiềm năng nhất để thúc đẩy vị thế của Đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử gần đây.
Ngược lại, ông Biden đôi khi là người ủng hộ miễn cưỡng vấn đề này, do trong quá khứ ông từng ủng hộ một số giới hạn đối với việc phá thai.
“Tôi nghĩ bà ấy nhắc nhở những phụ nữ ở các vùng ven đô thị trên khắp đất nước, đặc biệt là ở các bang chiến trường, về những gì đang bị đe dọa đối với quyền sinh đẻ,” cựu nghị sĩ New York, Steve Israel, người đứng đầu Ủy ban Tranh cử Hạ viện của Đảng Dân chủ, nói trên chương trình podcast Americast của BBC.
“Chúng tôi đã khởi động lại những điều cơ bản của chiến dịch.”
Điểm yếu của bà Harris
Bất chấp tất cả những ưu điểm tiềm năng của bà Harris, vẫn có một lý do khiến một số đảng viên Đảng Dân chủ thoạt tiên không muốn thúc giục ông Biden rút lui, trong bối cảnh bà Harris là người kế nhiệm rõ ràng.
Mặc dù tạo ra sự phấn khích cho đảng Dân chủ đối với vấn đề phá thai, nhưng thành tích của bà Harris trong cương vị phó tổng thống lại có chỗ tốt chỗ xấu. Khi mới trở thành cấp phó trong chính quyền Biden, bà được giao nhiệm vụ giải quyết các nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Mỹ-Mexico. Một số bước đi sai lầm và phát ngôn sai - bao gồm cả cuộc trả lời phỏng vấn thiếu cân nhắc vào tháng 6/2021 với người dẫn chương trình Lester Holt của đài NBC News - đã làm tổn hại đến vị thế của bà Harris và khiến bà gặp phải những cuộc tấn công từ phe bảo thủ.
Đảng Cộng hòa đã lên án bà là “sa hoàng biên giới” của tổng thống, cố gắng biến bà thành gương mặt đại diện cho điều được thể hiện trong các cuộc thăm dò dư luận là chính sách nhập cư không được ưa chuộng của chính quyền Biden.
“Nhập cư là một điểm yếu đối với đảng Dân chủ ở những bang chiến trường đó,” ông Steve Israel nói. “Đây là một vấn đề nổi cộm đối với cử tri sống ở các vùng ven này, dù công bằng hay không công bằng. Họ tin rằng hệ thống nhập cư của chúng ta không được quản lý đủ mạnh.”
Đội ngũ của ông Trump cũng sẽ cố gắng tấn công vào lý lịch làm công tố viên của phó tổng thống nhằm chống lại bà - bằng cách nêu bật thành tích ban hành cải cách tư pháp hình sự của ông Trump và tấn công các quyết định truy tố và tạm tha trước đây của bà Harris.
Một điểm yếu khác của phó tổng thống là thành tích không mấy tốt đẹp của bà khi còn là ứng cử viên. Trong cuộc tranh cử vào Thượng viện năm 2016, bà chỉ vấp phải sự phản đối không đáng kể từ các đảng viên Cộng hòa ở bang California vốn ủng hộ Đảng Dân chủ sâu sắc.
Cuộc tranh cử một mình của bà vào chức vụ quốc gia - nỗ lực giành được đề cử tổng thống của đảng Dân chủ năm 2020 - đã sụp đổ. Mặc dù bà vượt lên sớm, nhưng sự kết hợp của các cuộc phỏng vấn lóng ngóng, thiếu tầm nhìn rõ ràng và sự quản lý yếu kém chiến dịch tranh cử đã khiến bà bỏ cuộc ngay cả trước khi những cuộc tranh cử sơ bộ sớm nhất diễn ra.
Những ấn tượng đầu tiên
Có lẽ thách thức lớn nhất đối với bà Harris là, không giống như ông Biden, bà không phải là tổng thống đương nhiệm. Mặc dù bà có thể có cơ hội không mắc phải những điều không được ưa chuộng trong hồ sơ của ông Biden, bà cũng không có đủ điều kiện để trở thành một nhân vật được cử tri biết đến là có sức mạnh.
Có thể dự báo Đảng Cộng hòa sẽ tìm mọi cách để vẽ chân dung bà Harris như là một người chưa qua thử thách và việc bầu bà làm tổng thống là quá mạo hiểm. Trên thực tế, ông Trump hiện ưu thế trong việc khẳng định ông là món hàng duy nhất đã qua kiểm nghiệm.
Trong những ngày tới, Phó Tổng thống Kamala Harris có cơ hội tạo những ấn tượng mới với công chúng Mỹ. Nếu bà loạng choạng khi vừa khởi động, điều đó có thể mở ra cánh cửa cho một cuộc tranh giành quyền lực kéo dài đến đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ vào cuối tháng 8. Đại hội có thể kết thúc bằng việc đảng đoàn kết lại với một ứng cử viên khác - hoặc tự chia rẽ.
Như bốn tuần qua đã cho thấy, cơ may trong cuộc đua vào Nhà Trắng có thể thay đổi nhanh chóng và vĩnh viễn. Bà Harris đã giành được tấm vé bước lên sân khấu lớn nhất của chính trường Mỹ - giờ đây bà phải chứng tỏ mình có thể cạnh tranh
Các chìa khóa còn lại bao gồm yếu tố bên thứ ba, mà Giáo sư Lichtman cho biết đáng chú ý là sự có mặt của ứng cử viên độc lập Robert F. Kennedy Jr. trong cuộc đua. Các chìa khóa khác vẫn chưa xác định là “không có bất ổn xã hội” cũng như “thất bại về đối ngoại/quân sự” và “thành công về đối ngoại/quân sự.”
Theo công thức của nhà tiên tri bầu cử này, nếu Đảng Dân chủ mất thêm ba chìa khóa nữa, họ được dự đoán sẽ là “kẻ thất bại.”
Dự đoán cuối cùng cho cuộc đua tranh cử tổng thống năm 2024 vẫn chưa được đưa ra, nhưng ông Lichtman lưu ý kênh truyền hình News Nation rằng ông tin “sẽ có rất nhiều sai sót xảy ra khiến bà Harris phải thua cuộc.”
Ông Lichtman đã dự đoán chính xác thắng cử của ông Trump vào năm 2016, và chiến thắng của ông Biden vào năm 2020. Nhà sử học này sẽ đưa ra dự đoán cuối cùng của mình cho chu kỳ này sau khi Đảng Dân chủ chọn đề cử viên của họ tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ (DNC) vào tháng Tám.
Gia Huy (Theo Fox News)
Trump finito: 17 ngày đảo lộn ‘thế chẻ tre’ của ông Trump Bình Giang |
17 ngày liên tục diễn ra những điều hiếm thấy trong lịch sử Mỹ đã làm đảo lộn lộ trình thênh thang của cựu Tổng thống Donald Trump. Từ khoảnh khắc ông bước lên sân khấu Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa ở Milwaukee, con đường tiến tới chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ của ông Trump có vẻ đã quá rõ ràng.
Thời điểm đó, đảng Cộng hòa với tinh thần thống nhất cao đã tập hợp xung quanh ông Trump sau khi ông sống sót trong vụ ám sát. Trong khi đó, đối thủ của ông là Tổng thống Joe Biden rơi vào cảnh bị sụt giảm ủng hộ, tốc độ gây quỹ chậm chạp vì rất nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về sức khỏe của ông.
Và rồi cuộc đua giành ghế tổng thống năm 2024 đã bị đảo lộn hoàn toàn. Ông Trump đi chệch hướng với bài phát biểu tại bế mạc Đại hội đảng Cộng hòa, đưa ra những ý kiến gay gắt mang tính đảng phái khiến lời kêu gọi đoàn kết mà ông đưa ra trước đó bị suy yếu. Ba ngày sau, Tổng thống Biden rời khỏi đường đua.
Đảng Dân chủ nhanh chóng tập hợp xung quanh Phó Tổng thống Kamala Harris, và bà nhanh chóng bật lên trong hoạt động kêu gọi quyên góp. Trong lúc đảng Dân chủ giành lại thế chủ động, ông Trump lại bị “vạ lây” vì những phát biểu trước đây của người cùng tranh cử với ông, Thượng nghị sĩ JD Vance, tỏ ý coi thường "những bà cô không con ở với mèo ”.
Bà Harris khiến nhóm hỗ trợ chiến dịch của ông Trump phải vật lộn tìm ra chiến lược nhất quán để đối phó. Trong bối cảnh đó, ông Trump xuất hiện tại Hội nghị của Hiệp hội Nhà báo da đen quốc gia ở Chicago hôm 31/7.
Tại sự kiện đó, ông Trump đưa ra những thông tin sai về chủng tộc của bà Harris, tuyên bố rằng Phó Tổng thống Harris - con gái của những người nhập cư từ Ấn Độ và Jamaica – giờ "muốn được biết đến là người da đen" sau nhiều năm "chỉ quảng bá di sản Ấn Độ”. Phát biểu này vấp phải nhiều chỉ trích.
Đến nay, lợi thế trên đường đua tiếp tục thuộc về bà Harris. Bà Harris đã nhanh chóng loại bỏ lợi thế của ông Trump so với Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò ý kiến và gây quỹ trước đây.
"Đang có một sự thay đổi trên đường đua ngay lúc này", John McLaughlin, người thực hiện nhiệm vụ thăm dò ý kiến cho chiến dịch của ông Trump, phát biểu trong chương trình Inside Politics của CNN ngày 2/8.
Những diễn biến dồn dập trong 2 tuần qua khiến những người chán nản với đảng Dân chủ đột nhiên cảm thấy niềm lạc quan mới, trong khi những người ủng hộ đảng Cộng hòa tự hỏi liệu sự đoàn kết mà họ mới thấy tháng trước có thể tiếp tục duy trì hay không.
Bà Harper West ở quận Oakland, bang Michigan, là người đã đi từng nhà trong nhiều tháng qua để vận động cho đảng Dân chủ, nhưng không thấy sự quan tâm nồng nhiệt. Tuy nhiên, bà cho biết tất cả đã thay đổi ngay từ khoảnh khắc ông Biden rút lui và ủng hộ bà Harris làm tổng thống.
“Tôi đã vận động cử tri trong khoảng 50 năm. Trong đời tôi, đảng Dân chủ chưa bao giờ thay đổi ứng cử viên muộn như vậy”, bà West nói.
"Thực sự có rất nhiều phấn khích về Phó Tổng thống Harris. Tôi chưa quen với điều đó. Rất nhiều người phấn khích", bà cho biết.
Trong nhiều tháng trước, những người xung quanh ông Trump cảm thấy như thể ông không thể thua. Số tiền quyên góp ủng hộ ông tăng vọt, kể cả sau khi ông bị tòa án ở New York kết tội trọng tội.
Chiến dịch của ông Trump đã dành 2 năm qua để xây dựng chiến lược đối phó với đương kim tổng thống 81 tuổi, bao gồm việc chi hàng chục triệu đô la vào dữ liệu, mô hình hóa và quảng cáo nhắm thẳng vào Tổng thống Biden.
Các cố vấn của ông Trump khẳng định chiến dịch của ông đã sẵn sàng cho sự thay đổi tiềm tàng từ lâu trước khi ông Biden chính thức bỏ cuộc.
Tuy nhiên, dù đã chuẩn bị, nhóm của ông Trump đến nay vẫn chưa tìm được được thông điệp nhất quán về Phó Tổng thống Harris.
Chúng tôi phải nỗ lực hết sức để định nghĩa bà ấy. Tôi thậm chí không muốn định nghĩaà ấy. Tôi chỉ muốn nói bà ấy là ai. Bà ấy là một chương trình kinh dị. Bà ấy sẽ phá hủy đất nước chúng ta”, ông Trump phát biểu tại cuộc vận động tranh cử ở Atlanta ngày 3/8.Theo CNN
Cựu nghị sĩ Cộng hòa chỉ trích ông Trump 'khát quyền lực'
Cựu nghị sĩ Cộng hòa Riggleman, người từng hai lần được ông Trump ủng hộ tranh cử, lên tiếng tán thành bà Harris và chỉ trích cựu tổng thống "thèm khát quyền lực".
"Tôi rất đau lòng và bàng hoàng khi chứng kiến chúng ta suýt đánh mất nền dân chủ vào ngày 6/1/2021, chỉ bởi một người là Donald Trump", cựu nghị sĩ Denver Riggleman nêu trong tuyên bố do chiến dịch tranh cử của Phó tổng thống Kamala Harris đưa ra ngày 4/8.
"Tôi đã nhận ra nỗi thèm khát quyền lực, mong muốn trả thù và trừng phạt của Trump là động lực thực sự để ông ấy tranh cử. Đó là lý do tôi không thể khoanh tay đứng nhìn khi Trump đang cố hủy hoại đất nước chúng ta", Riggleman viết tiếp.
Riggleman, cựu sĩ quan tình báo không quân và chủ một nhà máy rượu, từng là nghị sĩ đại diện cho một khu vực bầu cử ở bang Virginia trong hai năm. Trong cuộc bầu cử năm 2020, Riggleman để thua đối thủ Bob Good trong vòng sơ bộ, sau khi gây tranh cãi vì làm chủ hôn cho một đám cưới đồng giới.
Dù không còn nắm ghế nghị sĩ, ông được mời làm thành viên cấp cao trong ủy ban Hạ viện điều tra vụ bạo loạn tại tòa nhà quốc hội ngày 6/1/2021.
Tuyên bố của Riggleman thừa nhận ông bất đồng với Phó tổng thống Harris trong một số vấn đề, nhưng ủng hộ mục tiêu của bà về "bảo vệ các quyền tự do cơ bản, thể chế dân chủ và vị thế của chúng ta trong một thế giới đầy thách thức".
"Tôi sẽ sát cánh cùng bà ấy và hàng triệu người khác đang nỗ lực đánh bại Donald Trump", ông cho hay. "Những cử tri Cộng hòa phản đối thái độ kỳ thị phụ nữ, hành vi phạm tội và sự ủng hộ mù quáng của Trump dành cho Dự án 2025 sẽ sát cánh cùng chúng tôi trong việc bầu ra một lãnh đạo quyết liệt, đại diện cho toàn thể nước Mỹ".
Dự án 2025 được Heritage Foundation công bố hồi tháng 4 năm ngoái, là tài liệu khoảng 900 trang do viện chính sách có trụ sở ở Washington này biên soạn, nhằm vạch lộ trình để giúp ông Trump có thể điều hành đất nước theo đường lối bảo thủ nếu tái đắc cử.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội X ngày 4/8, Riggleman cho rằng "nhiệm kỳ thứ hai của Trump sẽ là mối nguy hiểm đối với người dân Mỹ và gây hỗn loạn toàn cầu". "Quan điểm ôn hòa phải là nền tảng. Tội phạm phải bị loại trừ", cựu nghị sĩ cho hay.
Chiến dịch tranh cử của ông Trump hiện chưa lên tiếng về tuyên bố của Riggleman.
Chiến dịch của bà Harris công bố thông điệp của Riggleman như một phần sáng kiến "Người Cộng hòa ủng hộ Harris", nhằm vào các thành viên Cộng hòa bất mãn với Trump.
Theo đó, thư ký báo chí Nhà Trắng thời Trump là Stephanie Grisham, cựu cố vấn an ninh quốc gia cho cựu phó tổng thống Mike Pence, Olivia Troye, và các cựu nghị sĩ Christopher Shays, Joe Walsh, Susan Molinari, Adam Kinzinger cũng ủng hộ bà Harris. Tuy nhiên, những người này không đưa ra thông điệp chỉ trích Trump gay gắt như Riggleman
Sự tương phản có thể giúp bà Harris đối chọi với ông Trump
Phó tổng thống Harris có nhiều yếu tố tương phản ông Trump, có thể trở thành thế mạnh giúp bà cạnh tranh với ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa.
Trong nỗ lực tranh cử của bà Harris lần này sẽ cần dựa đáng kể vào vai trò công tố viên quận, tổng chưởng lý trước đây. "Hình tượng rất đơn giản: công tố viên đấu với người vi phạm pháp luật", họ nói.
Chiến lược này quay trở lại khuôn khổ "công tố viên làm tổng thống" khi bà Harris tham gia vòng bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ vào tháng 1/2019. Khuôn khổ bao gồm khẩu hiệu khi bà mới chỉ là trợ lý công tố viên quận: "Kamala Harris, vì người dân". Thời điểm đó, chiến dịch không đạt nhiều tiến triển và bà Harris rút lui vào tháng 12 cùng năm, trước khi chấp nhận làm ứng viên cấp phó cho ông Biden.
Lần này bối cảnh đã khác. Ứng viên đại diện đảng Cộng hòa Trump đã bị kết tội trong vụ truy tố ở New York với cáo buộc làm giả hồ sơ kinh doanh chi tiền ém thông tin bất lợi khi tranh cử tổng thống năm 2016, lĩnh án phạt hàng trăm triệu USD trong một vụ kiện dân sự và đang đối mặt hai vụ truy tố với cáo buộc âm mưu lật kèo bầu cử cả cấp bang và liên bang.
Các cố vấn tin đây là cách "không chỉ làm nổi bật tiểu sử, mà còn giúp bà Harris trở thành người đấu tranh cho người dân Mỹ, trong khi ông Trump chỉ muốn vì bản thân". Chiến lược cũng bộc lộ sự mạnh mẽ, trí tuệ và cứng rắn, những yếu tố có thể coi là điểm chung giữa công tố viên và tổng tư lệnh đất nước.
Sự tương phản giữa hai chiến dịch sẽ càng hiện rõ nếu bà Harris nhận được đề cử của đảng Dân chủ. Bà Harris trẻ hơn, là ứng viên tổng thống đầu tiên thuộc Gen X (năm sinh từ 1965 đến 1980). Ngược lại, ông Trump, 78 tuổi, đang là ứng viên tổng thống lớn tuổi nhất của đảng Cộng hòa.
Bà đi đầu trong nỗ lực ủng hộ quyền tự do phá thai của phụ nữ, một vấn đề trọng tâm của chính trường Mỹ sau khi Tòa án Tối cao năm 2022 đảo ngược phán quyết trong vụ kiện "Roe chống lại Wade" năm 1973.
Phán quyết trong vụ kiện năm 1973 cho rằng phá thai là một trong những quyền con người căn bản của phụ nữ và là quyền hiến định dựa trên tu chính án số 14. Án lệ này đã được coi là văn bản pháp luật cao nhất ở Mỹ trong vấn đề phá thai.
Sau phán quyết đảo ngược năm 2022 của Tòa án Tối cao, vấn đề phá thai sẽ do chính quyền từng bang quyết định. Ba trong số 6 thẩm phán bảo thủ ủng hộ phán quyết được bổ nhiệm vào Tòa án Tối cao dưới thời ông Trump.
Trong khi đó, ông Trump và ứng viên cấp phó J.D.Vance đều được mô tả là "những người có quan điểm tiêu cực với phụ nữ nhất từng ra tranh cử trong lịch sử Mỹ".
"Với tôi, Trump và Vance phản ánh quá khứ của Mỹ. Bà Harris là hiện thân cho nước Mỹ hiện tại và tương lai", LaTosha Brown, đồng sáng lập Black Voters Matter Fund, nói vớiReuters. Đây là tổ chức vì quyền của những cộng đồng bị gạt ra ngoài lề xã hội, chủ yếu là người da màu.
Cha mẹ Harris là người nhập cư. Cha bà là giáo sư kinh tế. Mẹ bà là nhà khoa học gốc Ấn tham gia nghiên cứu về ung thư vú. Những yếu tố này cũng trái ngược đáng kể với lập trường cứng rắn với người nhập cư của ông Trump, Vance và đảng Cộng hòa.
Việc mẹ bà là nhà khoa học sẽ là yếu tố để đáp trả những định kiến phản khoa học của Trump và ứng viên độc lập Robert F. Kennedy Jr. mang quan điểm bài vaccine. Sau cùng, với kinh nghiệm là công tố viên, Harris có thể thuyết phục công chúng rằng bà là lựa chọn tốt nhất, trangDaily Beastnhận định.
Tuy nhiên, một số thành viên đảng Dân chủ vẫn còn lo ngại khi bà Harris thể hiện không tốt trong hai năm đầu nhiệm kỳ, cũng như tình trạng kỳ thị giới tính, chủng tộc đã tồn tại từ lâu trong chính trường Mỹ. Cử tri Mỹ hai thế kỷ qua mới chỉ bầu cho một tổng thống da màu là ông Barack Obama năm 2008. Nữ ứng viên tổng thống đầu tiên đại diện một chính đảng ra tranh cử là bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ thất bại trước ông Trump năm 2016.
"Nếu bạn nghĩ những người muốn ông Biden rời cuộc đua sẽ ủng hộ bà Kamala, bạn đã lầm", hạ nghị sĩ Alexandra Ocasio-Cortez, New York, viết trên Instagram. "Không có lựa chọn nào an toàn".
Nhưng những rắc rối tiềm ẩn này cũng có lợi cho bà Harris. Cử tri da màu, nhập cư sẽ tập hợp quanh bà và những phụ nữ từng hối tiếc vì không bỏ phiếu cho bà Clinton năm 2016 cũng sẽ ủng hộ Harris, theo Jamal Simmons, cựu trợ lý của bà Harris.