Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 25934611

 
Tin tức - Sự kiện 10.12.2024 03:47
VN gia nhập BRICS trong năm nay
09.05.2024 14:53

Việt Nam sẵn sàng tham gia và đóng góp tích cực vào các cơ chế, tổ chức diễn đàn đa phương trên toàn cầu cũng như khu vực,  đại diện Bộ Ngoại giao cho hay.

Chiều 9/5, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin Việt Nam sẽ gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) trong năm nay. 

"Là một thành viên có trách nhiệm, tích cực trong cộng đồng quốc tế, đồng thời triển khai đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, độc lập tự chủ, Việt Nam sẵn sàng tham gia và đóng góp tích cực vào các cơ chế, tổ chức diễn đàn đa phương trên toàn cầu cũng như khu vực. Và cũng như nhiều nước trên thế giới, chúng tôi quan tâm theo dõi tiến trình về mở rộng thành viên của nhóm BRICS", bà Hằng cho hay.

Vừa qua, BRICS đã mở rộng với 6 thành viên mới bao gồm Ethiopia, Iran, Argentina, Ai Cập, Saudi Arabia và UAE. Thông báo chính thức được đưa ra trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 diễn ra tại thành phố Johannesburg, Nam Phi ngày 24/8/2023.

Giới chức Nam Phi, chủ tịch luân phiên năm 2023 cho biết gần 20 quốc gia đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.

BRICS ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, gọi là BRIC, được ra mắt trong cuộc họp của Bộ trưởng Ngoại giao các nước này vào năm 2006. Đến năm 2010, Nam Phi gia nhập và nhóm trở thành BRICS.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của nhóm được tổ chức tại Yekaterinburg, Nga vào năm 2009.

Nhóm BRICS chiếm 40% dân số thế giới và 1/4 GDP nền kinh tế toàn cầu cũng như 18% thương mại thế giới. - Lan Huong

Cuộc cạnh tranh giành ưu thế kinh tế giữa BRICS và G7

Vũ Thanh |

Các chuyên gia cảnh báo sự phân chia nền kinh tế toàn cầu thành hai khối có thể tạo ra nhiều rào cản thương mại hơn và làm gia tăng căng thẳng địa chính trị.

Cuộc cạnh tranh giành ưu thế kinh tế giữa BRICS và G7- Ảnh 1.

Quang cảnh Hội nghị Ngoại trưởng G7 ở đảo Capri, Italy ngày 18/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Tỷ trọng của BRICS (gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil) trong sản lượng toàn cầu đã tăng từ 32% lên 37% sau sự mở rộng của nhóm, Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) ước tính, khi BRICS bắt đầu vượt qua nhóm G7 (gồm các nước công nghiệp phát triển là Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Italy, Đức và Nhật Bản). Các nhà phân tích tại Ngân hàng Kỹ thuật số BRICS tin tưởng rằng ảnh hưởng của nhóm đối với WTO và Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ tiếp tục tăng lên.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo sự phân chia nền kinh tế toàn cầu thành hai khối có thể tạo ra nhiều rào cản thương mại hơn và làm gia tăng căng thẳng địa chính trị, tờ Izvestia (Nga) ngày 22/4 lưu ý.

Trước đó trong thông điệp liên bang ngày 29/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các quốc gia BRICS đang vượt qua G7 về tỉ trọng trong GDP toàn cầu tính theo sức mua tương đương (PPP).Theo Tổng thống Putin, tỉ trọng của BRICS trong nền kinh tế thế giới theo sức mua tương đương sẽ tăng lên 36,6% vào năm 2028, trong khi tỉ trọng của G7 sẽ giảm xuống 27,8%.

Theo nhà lãnh đạo Nga, tỉ trọng GDP của các nước BRICS tính theo sức mua tương đương năm 1992 là 19,3% của thế giới, còn của các nước G7 là 45,7%. Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, lợi thế đã nghiêng về BRICS - 34,4% so với 30,3%.

Yevgeny Smirnov, quyền Trưởng Khoa Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế tại Đại học Quản lý Quốc gia Nga, nhận định: “Một số thành viên BRICS hiện tại là những nhà xuất khẩu năng lượng quan trọng, điều này làm nổi bật vai trò địa chiến lược của nhóm trong nền kinh tế toàn cầu. Hai 'ông lớn' dầu mỏ - Trung Quốc và Ấn Độ - cũng là thành viên BRICS. Điều này có nghĩa là trong tương lai, nhóm này sẽ phần lớn trở thành tâm điểm chú ý của thương mại năng lượng toàn cầu vì BRICS một phần sẽ quyết định hình thức của chuỗi công nghiệp toàn cầu và hợp tác năng lượng quốc tế".Trong khi đó, các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Kinh tế, Chính trị và Luật của Nga trong lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật chỉ ra rằng, sản xuất ngày càng tăng ở các nước BRICS phản ánh ảnh hưởng và sức mạnh kinh tế ngày càng cao của họ, điều này có thể dẫn đến sự thay đổi trong phân phối sản lượng thế giới.

Theo chuyên gia Smirnov, khi BRICS mở rộng và đạt được nhiều ảnh hưởng hơn, khối sẽ gửi một thông điệp rõ ràng tới cả các nước đang phát triển và các tổ chức quốc tế về "ai sẽ kiểm soát trật tự thế giới mới". Ảnh hưởng quốc tế ngày càng tăng của nhóm BRICS có thể được nhìn thấy một phần trong tham vọng thay đổi cách các quốc gia kinh doanh thông qua việc từ bỏ đồng đô la Mỹ làm phương tiện thanh toán giữa các nước thành viên.

Tuy nhiên, chuyên gia Smirnov lưu ý, các mối đe dọa tiềm tàng trong vấn đề này bao gồm sự xấu đi trong quan hệ quốc tế và căng thẳng gia tăng; hạn chế tự do di chuyển vốn, công nghệ và con người giữa các khối; và các điều kiện thương mại không bình đẳng đối với các quốc gia không thuộc một trong hai khối.

Năm ngoái BRICS chứng kiến sự mở rộng mang tính đột phá khi kết nạp thêm Saudi Arabia, Iran, Ethiopia, Ai Cập, Argentina và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), đồng thời để ngỏ khả năng chấp nhận các thành viên mới.

Với việc bổ sung thêm 5 quốc gia mới, BRICS chiếm hơn 40% sản lượng dầu thô toàn cầu, trong khi dân số của khối này lên tới gần 3,6 tỉ người - gần một nửa tổng dân số thế giới. Nhiều quốc gia khác đã bày tỏ quan tâm đến việc trở thành thành viên của BRICS, trong khi một số quốc gia đã chính thức nộp đơn đăng ký. Nhóm thứ hai bao gồm Venezuela, Thái Lan, Senegal, Cuba, Kazakhstan, Belarus, Bahrain và Pakistan.

Theo dữ liệu của IMF, tỉ trọng của G7 trong GDP toàn cầu tính theo PPP đã giảm liên tục trong nhiều năm qua, từ 50,42% năm 1982 xuống còn 30,39% vào năm 2022. IMF dự báo con số này sẽ tiếp tục giảm, xuống còn 29,44% trong năm nay.



Đồng tiền chung chưa ra đời, BRICS thách thức USD bằng thứ đang sốt giá khắp thế giới, kể cả tại Việt Nam

Hữu Hiển 

BRICS đã công bố kế hoạch tung ra đồng tiền riêng để tránh phụ thuộc vào đô la Mỹ. Trước khi kế hoạch thành hiện thực, nhóm này đang tránh xa đồng đô la bằng nhiều chiến lược.

Vàng là trọng tâm trong chiến lược tiền tệ của BRICS

Trang tin về tiền điện tử Cointribune ngày 8/4 đưa tin, kể từ năm ngoái, Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đã không ngừng mở rộng phạm vi và ảnh hưởng của mình. 

Từ ngày 1/1/2024, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu BRICS (bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) ghi dấu mốc lịch sử khi chào đón 5 thành viên mới là Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Đồng tiền chung chưa ra đời, BRICS thách thức USD bằng thứ đang sốt giá khắp thế giới, kể cả tại Việt Nam- Ảnh 1.

Một trong những chiến lược mới nhất của BRICS là sử dụng vàng như một công cụ để hỗ trợ đồng nội tệ của họ. Ảnh: China Daily

Đồng thời, nhóm này đang có những sáng kiến đầy tham vọng và táo bạo. BRICS đã tuyên bố phát triển một loại tiền tệ mới nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của thương mại quốc tế vào đồng đô la Mỹ. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ đại diện cho một sự thay đổi địa chính trị đáng kể.

Và vàng - một mặt hàng được BRICS đánh giá cao - lại là yếu tố trung tâm để thúc đẩy kế hoạch này.

Gần đây, kim loại quý này liên tục phá các kỷ lục về giá. Trong buổi sáng 10/4, giá vàng thế giới giao ngay dao động quanh ngưỡng 2.346,3 USD/ounce, giá vàng giao tương lai tháng 6/2024 trên sàn Comex New York ở mức 2.366,9 USD/ounce.

Riêng tại Việt Nam, sau đà tăng chóng mặt những ngày vừa qua, vào đầu giờ sáng 10/4, giá vàng 9999 SJC giảm 300 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua, về mức 84,5 triệu đồng/lượng (bán ra).

Theo trang Cointribune, nhu cầu vàng tăng vọt nhấn mạnh vai trò trung tâm của nó như một chiến địa giữa sự thống trị truyền thống của đồng đô la Mỹ và sức mạnh ngày càng tăng của BRICS, trong đó Nga và Trung Quốc đang dẫn đầu động lực này.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), BRICS là thực thể mua vàng lớn nhất vào năm 2023 khi các thành viên của nhóm tích lũy hàng tấn kim loại quý này. Chỉ riêng Trung Quốc đã mua 225 tấn vàng; trong khi Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đứng các vị trí kế tiếp.

Nga tăng gấp đôi lượng vàng mua vào

Các đòn trừng phạt của phương Tây đã khiến Nga phải tìm kiếm các cơ chế tài chính thay thế. Kết quả là Nga đang chuyển sang sử dụng vàng ngày càng nhiều để hỗ trợ đồng tiền của họ.

Nga hôm 4/4 đã tuyên bố sẽ tăng gấp đôi lượng vàng và ngoại tệ mua vào. Việc mua vàng và ngoại tệ bắt đầu từ ngày 5/4 đến ngày 7/5/2024.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết, Nga sẽ "dùng số tiền 235,3 tỷ rúp (khoảng 2,6 tỷ USD), tương đương 11,2 tỷ rúp/ngày để mua ngoại tệ và vàng".

Trang tài chính Watcher Guru nhận định, động thái này sẽ giúp Nga vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ và giữ cho nền kinh tế nước này phát triển mà không gặp bất kỳ trở ngại lớn nào.

Đồng thời, việc giảm tích trữ đô la, thay bằng vàng và ngoại tệ khác sẽ giúp Nga an toàn trước những rủi ro tài chính, vì Mỹ đang có khoản nợ 34,4 nghìn tỷ USD, tình trạng suy thoái của nền kinh tế Mỹ sẽ ảnh hưởng đến các nước khác và kéo nền kinh tế của họ đi xuống. 

Đồng tiền chung chưa ra đời, BRICS thách thức USD bằng thứ đang sốt giá khắp thế giới, kể cả tại Việt Nam- Ảnh 3.

Nga tăng gấp đôi lượng mua vào cả vàng và ngoại tệ, bắt đầu từ ngày 5/4 đến ngày 7/5/2024. Ảnh: Medium.com

Ngoài ra, theo Cointribune, ý định thiết lập một hệ thống tài chính dựa trên vàng của Nga khuyến khích các quốc gia khác, đặc biệt là ở châu Phi, đánh giá lại sự phụ thuộc của họ vào đồng đô la.

Các quốc gia như Zimbabwe đang quan sát chặt chẽ các nỗ lực phi đô la hóa của BRICS và đang khám phá tiềm năng của các loại tiền tệ được hỗ trợ bằng vàng.

Theo trang Cointribune, điều này xảy ra trong bối cảnh các quốc gia châu Phi mong muốn bắt kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế ở khu vực phía Tây và phía Bắc. Do đó, họ coi tiền tệ được hỗ trợ bằng vàng là một bước quan trọng để đạt được mục tiêu này.

Soha



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
[24.07.2024 18:44]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
TÌM BẠN: NỮ SINH VIÊN ĐẠI HỌC MONTREALTÌM BẠN TRAI [NEW]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 295 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 199 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 191 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 160 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 159 lần]
TÌM BẠN: NỮ SINH VIÊN ĐẠI HỌC MONTREALTÌM BẠN TRAI [Đã đọc: 16 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.