Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 25953280

 
Văn hóa - Giải trí 14.12.2024 14:10
CIA thủ tiêu ‘điệp viên’nhị trùng Thái Khắc Chuyên thời VNCH: Chết vì biết quá nhiều
26.02.2023 09:55

Gửi một báo cáo cho chỉ huy trưởng Mũ nồi xanh ở Sài Gòn là đại tá Bob Rheault để xin chỉ thị, Brumley đề xuất nhiều cách giải quyết và nhấn mạnh rằng Thái Khắc Chuyên là một nhân vật rất nguy hiểm vì anh ta biết quá nhiều về nhân sự, các mục tiêu hoạt động cũng như hệ thống tổ chức mạng lưới tình báo Mỹ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. 

Phụ tá của Brumley là Facey đề nghị giam Chuyên trong một côngtenơ cho đến khi chiến tranh kết thúc. Người khác nói nên đưa Chuyên vào rừng rồi thủ tiêu, hoặc cho lên máy bay, bay ra biển rồi đạp xuống, hoặc tiêm thuốc độc, hoặc thắt cổ rồi dàn dựng như một vụ tự tử...

1. Ra đến Nha Trang lúc 10 giờ đêm thì 4 giờ sáng hôm sau Thái Khắc Chuyên lại bị thẩm vấn, nội dung xoay quanh tấm ảnh chụp một chiến sĩ Quân Giải phóng đứng cạnh một sĩ quan có nét mặt giống Chuyên do Mũ nồi xanh thu được, về vợ của một điệp viên Cộng sản nào đó ở Mộc Hóa, về kế hoạch C&C (tình báo chiến lược thuộc Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam - MACV), về một nhân vật có tên Thu Linh.

Khi Brumley mệt, Boyle tiếp tục thẩm vấn với sự giám sát y khoa tâm thần của bác sĩ Allison. Boyle xoay quanh thời kỳ Chuyên ở Vũng Tàu và một điệp viên tên Huỳnh. Đặc biệt hơn nữa, vụ phục kích ở Mộc Hóa lại được nhắc đến.

Căn cứ B57 ở Nha Trang.

Theo trung sĩ McIntosh, trong cuộc phục kích ấy Chuyên không hề bắn một phát nào rồi sau đó giải thích rằng súng bị kẹt đạn, chưa kể một sĩ quan khác của Mũ nồi xanh là Mesa còn phát hiện máy truyền tin đã bị đổi tần số, dẫn đến việc nhóm phục kích không thể liên lạc được với không quân hay pháo binh. Theo Boyle, Thái Khắc Chuyên đã cố tình làm thế để bảo vệ đồng đội là Quân Giải phóng.

Bốn giờ chiều ngày 17/6, sau 6 ngày thẩm vấn liên tục với máy phát hiện nói dối và thuốc Sodium Pentathol, Chuyên nổi giận, bất hợp tác với điều tra viên rồi chửi rủa "bọn Mỹ chúng mày ngu ngốc, không hiểu gì về Việt Nam", và "chúng mày sẽ thua trận". Đây cũng là ngày thẩm vấn cuối cùng vì số phận của Chuyên đã được định đoạt!

Gửi một báo cáo cho chỉ huy trưởng Mũ nồi xanh ở Sài Gòn là đại tá Bob Rheault để xin chỉ thị, Brumley đề xuất nhiều cách giải quyết và nhấn mạnh rằng Thái Khắc Chuyên là một nhân vật rất nguy hiểm vì anh ta biết quá nhiều về nhân sự, các mục tiêu hoạt động cũng như hệ thống tổ chức mạng lưới tình báo Mỹ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Phụ tá của Brumley là Facey đề nghị giam Chuyên trong một côngtenơ cho đến khi chiến tranh kết thúc. Người khác nói nên đưa Chuyên vào rừng rồi thủ tiêu, hoặc cho lên máy bay, bay ra biển rồi đạp xuống, hoặc tiêm thuốc độc, hoặc thắt cổ rồi dàn dựng như một vụ tự tử...

Việc thủ tiêu Thái Khắc Chuyên càng cấp bách hơn khi Chuyên liên tục la hét, đập phá vách tường để mong có ai đó nghe thấy, giải cứu. Chỉ huy B57 là đại tá Bob Rheault chấp thuận việc giết Chuyên nhưng không công khai ra lệnh vì sợ rắc rối đến giấc mơ ngôi sao chuẩn tướng. CIA cũng vậy, họ cũng không dám ra lệnh do lo ngại hệ lụy về ngoại giao nếu chính quyền Sài Gòn phát giác nội vụ. Tuy nhiên, mọi người trong B57 đều ngầm hiểu rằng sự im lặng suốt 10 ngày của CIA kể từ khi Chuyên bị thẩm vấn đồng nghĩa với sự chấp thuận vì có bao giờ CIA nhận hoặc chối những gì họ làm, và có bao giờ họ làm điều gì một cách công khai minh bạch đâu!

Vậy là, coi như "đèn xanh" không "sáng" nhưng đã được "bật". 7 giờ tối thứ Năm, ngày 19/6, một nhóm sĩ quan B57 lên xe do Boyle cầm lái chở Thái Khắc Chuyên ra bờ biển Nha Trang. Ở đó đã có một chiếc ghe máy đợi sẵn. Chuyên bị đè sấp xuống, trói thúc ké, miệng bịt kín bằng băng keo, tiêm morphine rồi nhét vào poncho. Williams và Marasco khiêng Chuyên thả xuống lòng ghe. Khi morphine giảm tác dụng, Chuyên vật vã trong poncho thì morphine lại được bồi tiếp.

2. Ra khỏi bờ khá xa, Brumley bảo Williams gác đầu Chuyên lên thành ghe "để máu khỏi làm bẩn ghe" rồi rút khẩu Colt 45, lên đạn, kê vào màng tai Chuyên bóp cò nhưng súng không nổ. Thấy Brumley không bắn được, Marasco chĩa khẩu Beretta có gắn bộ phận hãm thanh vào đầu Chuyên nhưng lạ thay, súng lại bị kẹt đạn. Giật khẩu súng từ tay Marasco, Brumley kéo khóa nòng cho viên đạn văng ra rồi nhét một viên khác vào.

Đại tá Bob Rheault, người trực tiếp ra lệnh giết Thái Khắc Chuyên.

Lần này, sau cú bóp cò của Marasco, một tiếng kêu tựa như tiếng vỏ xe xì lốp phát ra từ ống hãm thanh. Tại lỗ thủng trên tấm poncho, máu tươi chảy thành dòng. Williams kéo xác Chuyên vào giữa ghe, quấn quanh poncho nhiều vòng xích sắt cùng với hai chiếc mâm bánh xe tải, bảo đảm đủ nặng để xác Chuyên không thể nổi lên rồi hất xuống biển.

Mọi vật dụng cá nhân của Chuyên như bút máy, đồng hồ, thắt lưng, ví da…, Brumley giao cho một nhóm Mũ nồi xanh đang chuẩn bị xâm nhập địa bàn tỉnh Đồng Hới, bảo vứt lại ở đó. Chưa hết, Brumley còn ra lệnh cho trung sĩ Wayne Ishimato, người gốc Nhật đóng vai Chuyên đi Campuchia rồi gửi về những báo cáo giả, chứng minh rằng Thái Khắc Chuyên còn sống và vẫn đang công tác.

Thấy chồng không về, bà Phan Kim Liên - vợ Thái Khắc Chuyên cùng cô em dâu là Lâm Hoàng Oanh đến Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn xin gặp những người có trách nhiệm ở B57 nhưng Brumley tránh mặt. Không bỏ cuộc, bà Liên nhờ một số dân biểu Quốc hội Sài Gòn can thiệp với MACV. Qua đó, báo chí Sài Gòn mới biết được vụ mất tích bí ẩn của Thái Khắc Chuyên. Vài ngày sau, Lâm Hoàng Oanh được học bổng du học tại Đại học Columbia, Mỹ, lại càng làm cho B57 thêm lo lắng: Hà Nội gửi điệp viên vào tận đất Mỹ!

Về phía trung sĩ Sands - người đã giới thiệu Thái Khắc Chuyên với CIA và cũng là người trực tiếp chứng kiến vụ thẩm vấn Chuyên, sợ rằng mình sẽ là nhân vật kế tiếp bị thủ tiêu để giữ bí mật vì Sands không tán thành việc giết Chuyên. Sands sợ đến độ không dám ngủ tại phòng của mình mà lặng lẽ lấy một tấm nệm, mỗi đêm ngủ một nơi khác nhau, súng ngắn lúc nào cũng để ngay trên đầu, phòng khi lỡ có việc gì thì tự sát chứ không để bị bắn như Thái Khắc Chuyên.

Vụ giết Thái Khắc Chuyên đến tai tướng Abrams, Tư lệnh MACV. Theo luật của quân đội Mỹ, không ai có quyền đơn phương xử tử nghi can nên tướng George Marbry, phụ tá tình báo thừa lệnh Abrams ra quyết định bắt giam những nhân vật chủ chốt và những người liên quan đến vụ Thái Khắc Chuyên, gồm Brumley, Boyle, Marasco, Williams, Middleton, Crew, Ken Facey, Kautson, Wayne Ishimato. Riêng trung sĩ Sands bị bắt và bị dẫn độ về Sài Gòn một mình vì Sands là nhân chứng rất quan trọng. Theo lời khai của Sands, người chủ mưu chính trong vụ giết Thái Khắc Chuyên là đại tá Rheault, Chỉ huy trưởng Mũ nồi xanh.

Boyle bị giải về căn cứ quân sự Long Bình, Biên Hòa, thừa nhận mình đã thẩm vấn Thái Khắc Chuyên để chứng minh Chuyên là điệp viên Hà Nội. Crew khai nửa chừng rồi thôi và đòi phải có luật sư. Marasco tự đánh máy lời khai, nhận tội nhưng không khai Rheault. Ken Facey khai Rheault có ra lệnh giết Chuyên rồi khóc lóc rầm rĩ. Trong nhà giam, Brumley giấu lưỡi lam dưới nệm giường mà khi bị phát hiện, ông ta nói là để… cạo râu! Trung sĩ Kautson, người lái ghe đưa Chuyên đi thủ tiêu khai đầy đủ chi tiết. Trung sĩ Wayne Ishimato cũng khai về kế hoạch đóng giả Thái Khắc Chuyên ở Campuchia…

Khi hồ sơ hỏi cung các bị can hoàn tất, Theodore Shackley, Chỉ huy CIA ở miền Nam Việt Nam trình sự việc cho đại sứ Bunker để xin chỉ thị. Bunker nói việc này không dính đến ngành ngoại giao rồi bảo Shackley hỏi ý kiến tướng Abrams. Abrams cho rằng B57 do CIA tài trợ và điều hành nên quân đội không chịu trách nhiệm. Ông bảo vụ thảm sát Mỹ Lai chưa đủ rắc rối hay sao mà quân đội Mỹ còn ôm thêm chuyện này!

Phiên tòa xét xử vụ Thái Khắc Chuyên diễn ra ở căn cứ quân sự Long Bình từ tháng 8/1969. Dựa vào luật Mỹ, các luật sư phía bị cáo yêu cầu phải có đủ nhân chứng và bằng chứng, kể cả tài liệu của chính quyền Sài Gòn lẫn CIA, nhất là phải có tử thi của Thái Khắc Chuyên vì các bị cáo đều là người Mỹ! Vụ xét xử nổi tiếng đến mức tất cả những tờ báo lớn ở Mỹ như New York Times, Charlotte Observer, Time, International Herald Triburn, Washington Post, Life, Los Angeles Times, Chicago Triburn, Newsweek và các đài truyền hình như CBS, NBC, ABC… đều cử phóng viên đến Sài Gòn tường thuật trực tiếp. Một số tờ báo ở Sài Gòn nhân dịp đó cũng ăn theo để chửi CIA.

Từ yêu cầu của giới luật sư, Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ ở Sài Gòn gửi điện đề nghị Đội săn tìm thủy lôi của Hạm đội 7 ở Trân Châu cảng (Pearl Harbor) cung cấp phương tiện tìm kiếm xác Chuyên trong vùng biển Nha Trang. Khi bị Hạm đội 7 từ chối vì đây không phải là trường hợp khẩn cấp, tướng Potts phải mượn lệnh của Abrams mới được Tư lệnh Hạm đội 7 chấp thuận.

Bảy ngày sau, tàu dò mìn USS Woodpecker đến duyên hải Nha Trang tìm xác Thái Khắc Chuyên. Trong ngày đầu, nhóm thợ lặn báo cáo sóng to gió lớn, luồng chảy ngầm khá mạnh, bùn ngập tới đầu gối và tầm nhìn xa dưới nước tối đa chỉ 2 mét nên yêu cầu dời lại hôm sau. Chiều tối hôm sau, thợ lặn tìm thấy cái neo định vị nặng 100kg của chính con tàu dò mìn, hôm trước mới thả xuống nhưng chỉ 24 giờ đã trôi xa gần 100 mét. Họ cho rằng với cường độ sóng gió như vậy, xác Thái Khắc Chuyên hẳn đã trôi ra đến đảo Hoàng Sa!

3. Tham dự phiên tòa, ngày 18/8/1969 tờ Washington Post đưa tin vụ án đã bị cho chìm xuồng vì lý do chính trị. Thấy mình là vợ Thái Khắc Chuyên mà chẳng được đả động đến, bà Phan Kim Liên đến tận Tòa Đại sứ Mỹ đưa thư khiếu nại nhưng không ai tiếp. Hôm sau, đại diện của đại sứ Bunker đến nhà tìm bà rồi dặn bà hãy khiếu nại với quân đội Mỹ vì chồng bà làm việc cho Mũ nồi xanh. Với lời cố vấn ấy, bà Liên yêu cầu Tòa Đại sứ và quân đội Mỹ phải bồi thường thiệt hại. Ẵm hai con trai nhỏ một đứa 2 tuổi và một đứa mới sinh, bà đến cổng Tòa Đại sứ khóc lóc, quy trách nhiệm cho Chính phủ Mỹ. Bà nguyền rủa rằng linh hồn chồng bà sẽ không tha thứ cho bọn giết người.

Người nhái trên tàu dò mìn USS Woodpecker chuẩn bị lặn tìm xác Thái Khắc Chuyên.

Ngày 2/10/1969, một sĩ quan CIA phụ trách tài chính đến nhà bà Liên trao cho bà 6.472USD - tương đương với 3 tháng lương của Thái Khắc Chuyên trích từ quỹ đen của CIA đồng thời yêu cầu bà ký cam kết không khiếu nại gì nữa.

Tại Mỹ, Đài truyền hình NBC đưa tin quân đội Mỹ khép hồ sơ vụ án, còn Đài CBS thì bảo rằng chính CIA và Tổng thống Nixon đã cho nội vụ chìm xuồng. Khi tin chính thức tha bổng các bị can được loan ra, một số nhà báo nước ngoài đã phỏng vấn bà Liên ngay trước Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn. Trong bộ áo tang trắng, bà Liên khóc sướt mướt: "Chồng tôi giúp người Mỹ mà người Mỹ lại giết anh ấy rồi trốn tránh trách nhiệm. Họ phải chịu hậu quả về cái chết của chồng tôi. Linh hồn chồng tôi sẽ theo họ suốt đời!".

Về phía đại tá Rheault, sau khi được tha, ông ta đi chuyến bay Trans World Airways cùng 7 người trong vụ giết Thái Khắc Chuyên về Mỹ. Khi xuống sân bay San Francisco, Rheault lọt vào vòng vây của đội ngũ các nhà báo. Trả lời câu hỏi: "Cá nhân ông có ra lệnh xử tử người đàn ông Việt Nam mà ông cho là điệp viên nhị trùng không?", Rheault trơ trẽn nói: "Chẳng có gì chứng minh rằng nhân vật ấy có thật!". Một nhà báo khác hỏi tiếp: "Rốt cuộc ông chối là không giết người à?". Rheault trả lời ngay không suy nghĩ: "Đúng vậy".

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bà Phan Kim Liên cùng hai người con trai vẫn ở Sài Gòn, còn ba người anh trai và hai chị em gái của Thái Khắc Chuyên ở miền Bắc cũng sống như những công dân bình thường. Thái Quốc Việt, con trai cả của Thái Khắc Chuyên vẫn tin rằng cha mình chưa chết.

Anh viết thư cho nhà báo  Jeff Stein - người đã viết những bài lên án thái độ ném đá giấu tay của CIA đồng thời là tác giả cuốn sách "Một vụ giết người - Câu chuyện chưa được công bố về một "gián điệp" đã làm thay đổi tiến trình cuộc chiến Việt Nam" để hỏi về số phận cha mình. Trong thư, anh bày tỏ: "Thật khó sống với những tháng năm dài ngờ vực…".

Nhưng Thái Quốc Việt đâu biết đến nay, người dân Mỹ - nhất là các cựu chiến binh vẫn còn ngờ vực về sự lành lặn của vết thương chiến tranh Việt Nam… Cao Trí



Mở lại hồ sơ vụ thủ tiêu “điệp viên” Thái Khắc Chuyên

Bắt đầu từ cuối tháng 8/1969, cùng với nhiều tờ báo lớn ở Mỹ, hàng loạt các tờ báo xuất bản tại Sài Gòn đã cho đăng tải trên trang nhất loạt bài dài với những hàng tít đậm nét: "Phát hiện một điệp viên nhị trùng của Hà Nội ngay trong cơ quan CIA ở Việt Nam?", "Thái Khắc Chuyên, điệp viên nhị trùng hay tam trùng?", "Ai giết Thái Khắc Chuyên?"…

Nhưng phải đến 35 năm sau - năm 2014 - hồ sơ sự thật về vụ xử tử "điệp viên Thái Khắc Chuyên" mới được bạch hóa và một lần nữa, đã minh chứng cho tội ác lẫn sự thất bại của CIA trong cuộc chiến Việt Nam…

KỲ I: ĐIỆP VIÊN NHỊ TRÙNG HAY TAM TRÙNG?

1. Sinh năm 1938 tại miền Bắc Việt Nam, Thái Khắc Chuyên là con ông Thái Khắc Qui và bà Thái Thị Lục. Năm 1954, từ Hải Phòng, gia đình Chuyên theo tàu Mirabelle di cư vào Nam. Do thương nhớ ba đứa con trai và hai đứa con gái còn ở lại miền Bắc nên bà Lục quay về Bắc.

Vào Sài Gòn một thời gian ngắn, gia đình Chuyên lên Đà Lạt sinh sống theo chính sách "khu dinh điền, khu trù mật" của Ngô Đình Diệm. Thái Khắc Chuyên - lúc ấy 17 tuổi - phụ bán thuốc Tây cho một người anh trai. Được gần nửa năm, Chuyên về Sài Gòn đi học tiếp.

Giỏi tiếng Anh, nói tiếng "lóng" thành thạo như người Mỹ nhưng thi tú tài hai lần đều rớt, Chuyên trở lại Đà Lạt. Khi người Mỹ ra mặt công khai ủng hộ chính phủ Ngô Đình Diệm, Thái Khắc Chuyên xin được việc làm trong Hãng thầu RMK-BRJ - là hãng thầu của Mỹ đến Việt Nam để thi công xây dựng sân bay, đường sá, cầu cống, nhà cửa cho cố vấn Mỹ và các doanh trại, đồn bốt cho quân đội Sài Gòn bằng tiền viện trợ.

Tháng 5/1961, Tổng thống Kennedy ra lệnh gửi 400 lính biệt kích Mũ nồi xanh (Green Berets) sang Việt Nam nhằm đối phó với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam vừa ra đời. Trong số 400 biệt kích Mũ nồi xanh ấy, có một đơn vị tình báo mang tên B57, bí danh Project Gamma.

Biết Mũ nồi xanh cần tuyển thông dịch viên, Chuyên bỏ Hãng thầu RMK-BRJ để đầu quân vào đơn vị này. Sau gần 7 năm hoạt động ở Mộc Hóa, Cần Thơ, Tây Ninh, Campuchia, địa điểm cuối cùng mà Chuyên được điều động đến là một căn cứ của Mũ nồi xanh, đóng tại thung lũng Ashau, Huế.

Nhưng chỉ hơn một tháng, nhân lúc trực thăng đáp xuống căn cứ Ashau để chuyển hàng tiếp liệu, Thái Khắc Chuyên lấy cớ bị ốm, xin ra Huế điều trị rồi đi thẳng về Tây Ninh. Ba hôm sau, căn cứ Ashau bị Quân Giải phóng tràn ngập.

Phù hiệu của Đơn vị Tình báo B57.

Sự trùng hợp này và nhiều sự kiện tương tự xảy ra sau đó khiến Bộ chỉ huy Mũ nồi xanh nghi Chuyên là gián điệp của Hà Nội. Họ đặt câu hỏi: "Tại sao một người giỏi Anh ngữ như Chuyên lại không ở Sài Gòn, nơi có thể dễ dàng tìm việc, lương cao như dạy học hoặc đi làm cho các sở Mỹ mà lại chọn những nơi nguy hiểm, lương thấp như căn cứ Ashau?".

Thời điểm ấy, lực lượng Mũ nồi xanh ở miền Nam Việt Nam chia thành nhiều tổ, đóng quân tại một số nơi như Mộc Hóa, Đà Nẵng, Tây Ninh, Cần Thơ, Pleiku. Riêng căn cứ của đơn vị tình báo B57 đặt tại Nha Trang, do CIA trực tiếp chỉ huy.

Theo sự phân công, Thái Khắc Chuyên làm phiên dịch viên cho tổ A 414, tổ trưởng là trung sĩ Alvin Smith, bí danh "Sands". Trong hồi ký, Sands không giấu giếm sự mến mộ của mình với Thái Khắc Chuyên: "Anh ta là người thẳng thắn. Khi nói chuyện, anh ta thường nhìn thẳng vào mắt người đối diện và sẵn sàng tranh luận cho đến khi vấn đề ngã ngũ…".

Chính vì thế, Sands đã nhiệt tình giới thiệu Thái Khắc Chuyên cho người phụ trách CIA ở miền Nam Việt Nam. Được CIA tuyển dụng với bí số SF7-166 rồi được giao nhiệm vụ thâm nhập vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt bên đất Campuchia để thu thập tin tình báo, cũng như tuyển chọn điệp viên người bản xứ nhưng hầu hết những báo cáo của Thái Khắc Chuyên đều bị đại úy Bob Marasco - một trong những chỉ huy đơn vị tình báo B57 chê là thiếu độ tin cậy.

Vẫn theo hồi ký của Sands, Thái Khắc Chuyên bị Bob đưa sang cơ quan "Dân sự vụ - Civil Affairs", là nơi lo về các hoạt động tâm lý chiến bằng những hình thức như giúp dân xây dựng nhà cửa, khám chữa bệnh, dạy học, dạy nghề miễn phí, còn trung sĩ Sands thì bị Bob gọi về Bộ chỉ huy B57 ở Nha Trang...

2. Tháng 3/1969, tại Nha Trang, khi sàng lọc các tài liệu, Sands phát hiện một tấm ảnh đen trắng do một nhóm biệt kích Mũ nồi xanh thu được. Trong tấm ảnh này là một chiến sĩ Quân Giải phóng với bộ quần áo bà ba đen, đội nón tai bèo, đứng cạnh một người mặc quân phục có vẻ như một sĩ quan Bắc Việt.

Khuôn mặt viên sĩ quan ấy lại rất giống Thái Khắc Chuyên (sau này trong hồi ký, Sands viết: "Khả năng nhận diện người châu Á, nhất là về tuổi tác của các bộ phận kỹ thuật Mỹ thường không chính xác. Viên sĩ quan trong ảnh có hàm răng hơi hô còn Chuyên thì không").

Tuy nhiên lúc ấy, Sands vẫn chuyển tấm ảnh cho Budge Williams - là chuyên viên phân tích của B57 nhưng Budge cũng không dám chắc. Đối chiếu với ảnh của Chuyên trong đơn xin việc thì chẳng ai khẳng định đúng sai, còn hồ sơ lý lịch của Chuyên lại không hề có ghi chú gì về tất cả các công tác tình báo đã làm từ ngày gia nhập B57.

Chỉ huy trưởng B57 là Bob Thrasher phân tích rằng lỗ tai của sĩ quan trong hình không giống tai Chuyên nhưng biết đâu khi chụp ảnh, bóng đen của chiếc mũ đã tạo nên sai biệt!

Tấm hình của Thái Khắc Chuyên được B57 đặt vào vị trí của người sĩ quan bộ đội đứng cạnh một chiến sĩ Quân Giải phóng để đối chiếu.

Trước khi mãn nhiệm kỳ phục vụ ở Việt Nam về Mỹ, Thrasher đề nghị cần làm rõ thêm về Thái Khắc Chuyên. Người thay thế Thrasher là Lee Brumley. Ngày 9/6/1969, Brumley tiến hành mở cuộc điều tra về lai lịch Thái Khắc Chuyên.

Brumley nghi Chuyên vừa là điệp viên của Hà Nội, vừa là điệp viên của Mỹ và của cả Việt Nam Cộng hòa (điệp viên tam trùng) vì các cơ sở nằm vùng người Việt ở Tây Ninh và Campuchia khi gửi tin về B57 đã cho biết có một điệp viên cộng sản hoạt động ngay trong lòng Sài Gòn nhưng họ không biết tên tuổi, hình dạng, chỉ biết vợ điệp viên ấy sống ở Tây Ninh.

Xâu chuỗi mọi sự kiện lại, Brumley nhận ra rằng Thái Khắc Chuyên đang ở thung lũng Ashau nhưng lại cáo bệnh để về Tây Ninh. Chuyên có ba anh trai và hai chị em gái còn ở ngoài miền Bắc. Hơn nữa, trong một cuộc hành quân mà Chuyên được B57 báo cho biết trước, một toán trinh sát Mũ nồi xanh đã bị Quân giải phóng phục kích, tiêu diệt gọn.

Lập tức, Brumley gửi điện văn về Sài Gòn, yêu cầu văn phòng CIA đặt trên lầu 2 tòa Đại sứ Mỹ gửi gấp chi tiết lý lịch mới nhất của Thái Khắc Chuyên cho B57 Nha Trang. Bản chi tiết này phải do nhân viên CIA người Mỹ trực tiếp đánh máy và phải được gửi theo máy bay của Air America dưới dạng tối mật để tránh lộ ra ngoài (Air America là Hãng hàng không Mỹ, vỏ bọc của CIA trong các phi vụ gián điệp).

Nhận được bản lý lịch, trong đó suốt gần 7 năm làm tình báo mà ở mục thành tích công tác của Thái Khắc Chuyên vẫn trống trơn, Brumley cho người sang Cơ quan Dân sự vụ tìm Chuyên nhưng nơi đây trả lời rằng anh ta đã bỏ việc, đi đâu mất.

Tiến hành lùng kiếm, hai sĩ quan CIA là Enking và Scrymgeour phát hiện nơi ở của Chuyên cùng vợ con tại căn nhà số 53/1/46 đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ), Sài Gòn.

Theo dự định, khi tìm được Thái Khắc Chuyên, CIA sẽ đưa Chuyên đi điều tra khai thác tại đảo Okinawa hoặc Panama - là hai nơi duy nhất ngoài nước Mỹ mà CIA có nhà tù. Nhưng hai nơi đó xa, di chuyển phức tạp vì không thể đưa một người Việt ra sân bay, lên máy bay mà không thông qua hải quan cũng như an ninh cửa khẩu, còn nhà tù của chính quyền Sài Gòn thì CIA lại không tin tưởng!

Để xác minh Thái Khắc Chuyên có phải là điệp viên do Hà Nội cài cắm hay không, một mặt Brumley yêu cầu B57 Nha Trang gửi gấp máy phát hiện nói dối vào Sài Gòn, mặt khác đến nhà làm như thăm hỏi rồi mời Chuyên tham gia một công việc nhẹ nhàng, lương cao, không nguy hiểm. Nếu Chuyên đồng ý, cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành vào lúc 10h ngày 12/6/1969.

Thái Khắc Chuyên được lính mũ nồi xanh hộ tống đến biên giới để xâm nhập Campuchia.

Đúng 10h sáng ngày 12/6/1969, Thái Khắc Chuyên ăn mặc chỉnh tề, đến điểm hẹn gặp Sands và Ed Boyle, chuyên gia thẩm vấn của B57. Để chắc ăn, B57 phải dùng thông ngôn của đơn vị tên Tạ Xuân Cường, bí danh Joel vì đã hết tin Chuyên.

Trong cuộc thẩm vấn - chứ không phải phỏng vấn việc làm như Chuyên lầm tưởng - Chuyên khai đã bỏ Ashau và các nơi khác như núi Cô Tô, Cần Thơ, Mộc Hóa vì sợ chết!

Sau một ngày thẩm vấn, 7 giờ tối Chuyên xin về nghỉ vì mệt mỏi. Trên xe, Chuyên than phiền với Sands và Tạ Xuân Cường rằng những câu hỏi đặt ra với anh ta mang tính nghi kị và thù nghịch. Hơn nữa, hệ thống dây nhợ lòng thòng của máy phát hiện nói dối đã khiến Chuyên cảm thấy mình như một tội phạm.

8 giờ tối, Thái Khắc Chuyên được đưa trở lại nơi thẩm vấn. Lần này, Ed Boyle nhập đề trắng trợn: "Anh có làm gián điệp cho Hà Nội không?". Suốt 2 tiếng đồng hồ sau đó, Thái Khắc Chuyên vẫn một mực khẳng định là không, nhưng Chuyên lại không lý giải được những bất minh về thời gian đi lại, làm việc của mình.

Khi đưa Chuyên xem một báo cáo của trung sĩ Mũ nồi xanh McIntosh, trong đó có đoạn: "Ngày 19/2/1968, Chuyên và tôi cùng 10 người lính Việt Nam Cộng hòa tiến hành phục kích một toán Việt Cộng theo tin tình báo của B57.

Đến gần sáng, phát hiện Việt Cộng di chuyển về phía Mộc Hóa, tôi lập tức vỗ nhẹ vào vai Chuyên để Chuyên ra lệnh cho binh sĩ khai hỏa. Khi súng nổ, tôi thấy luồng đạn lại được bắn về một hướng khác, còn Chuyên thì mỉm cười. Lúc đó, tôi hơi lạ…", Boyle hỏi Chuyên nghĩ thế nào về những lời tường thuật này nhưng Chuyên vẫn nói mình không liên quan.

Gần 12 giờ khuya, Chuyên được hai người lính dân tộc Nùng đưa về nhà. Và đó cũng là  đêm cuối cùng Chuyên nhìn thấy mặt vợ con.

3. Sáng hôm sau, cuộc thẩm vấn tiếp tục. Máy phát hiện nói dối báo kết quả là Chuyên khai không đúng sự thật. Sự nghi ngờ của Boyle càng lúc càng tăng. Ra lệnh cho phụ tá Cotton tìm bác sĩ của B57 là Allison, Boyle đề nghị tiêm vào tĩnh mạch Chuyên các loại thuốc Saline, Thorazine, Sodium Pentathol - là những loại thuốc hướng thần, đưa con người vào trạng thái lơ mơ nhưng tiềm thức vẫn có thể trả lời mọi câu hỏi - mà vẫn không kết quả.

Theo nhận định của Boyle, Thái Khắc Chuyên đã bị Hà Nội "tẩy não" (?!) nên các biện pháp khai thác Chuyên đều không moi được điều gì.

Cuối cùng, B57 quyết định đưa Thái Khắc Chuyên về trụ sở ở Nha Trang để điều tra tiếp. Chiều thứ Sáu, ngày 13/6/1969, Chuyên bị bịt mắt và bị bó chặt trong một tấm "poncho" - là một tấm vải tráng nhựa, vừa có thể dùng làm áo mưa hoặc làm lều, hoặc để gói xác chết rồi được đưa ra sân bay Tân Sơn Nhất với ba lính Mũ nồi xanh mang theo tiểu liên XM18. Họ lên kế hoạch sẵn sàng ứng chiến nếu bị hải quan hay an ninh sân bay khám xét và bắt giữ.

Tại Tân Sơn Nhất, một máy bay vận tải nhỏ không số hiệu của Air America đã chờ sẵn. Cũng vào thời điểm đó, một chiếc xe gắn máy lặng lẽ ghé nhà Thái Khắc Chuyên, đưa cho vợ Chuyên là Phan Kim Liên một mảnh giấy với dòng chữ viết ngắn gọn: "Em và các con thân yêu, anh phải vắng mặt vài ngày vì công vụ. Đừng lo lắng! Anh chúc cả nhà vui khỏe. Hôn em...".

Vợ Chuyên đọc lời nhắn "hôn em" lạ thường chưa từng có của chồng mà lo sợ ra mặt. Linh tính báo trước một điềm chẳng lành đang sắp sửa xảy đến…

B-57 là một đơn vị lính mũ xanh (tức lực lượng đặc biệt của Mỹ) có nhiệm vụ mật là theo dõi tin tình báo ở miền Nam Việt Nam. Thái Khắc Chuyên là một nhân viên Việt Nam thông dịch cho đội này. Cuối tháng 4 và đầu tháng 5 năm 1969 [1] một số nhân viên nằm vùng cho B-57 đột nhiên không nghe lời hoặc là không cung cấp tin tình báo về nữa. Rõ ràng là có điều gì không ổn. Một vài tuần sau, khi rọi một cuồn phim tịch thu được, cấp trên của Chuyên thấy anh nói chuyện với một sĩ quan của quân đội nhân dân Việt Nam. Họ bắt đầu theo dõi Chuyên [1]. Tháng 6, Chuyên bị bắt vào thẩm vấn trong vòng 10 ngày; Chuyên không vượt được máy nói dối nhưng không thú nhận gì cả.[2] Lực lượng đặc biệt hỏi ý CIA tại Sài gòn xem phải giải quyết chuyện này ra sao. Nhưng CIA tỏ thái độ im lặng và lập lửng. Cuối cùng Đại tá Bob Rheault là chỉ huy tối cao lực lượng đặc biệt tại Việt Nam lúc đó đã ra lệnh hạ sát Chuyên. Tối 20 tháng 6 năm 1969, Chuyên bị chích thuốc mê, đem ra khơi Nha Trang bắn vào đầu và ném xuống biển.[2][3] Họ dựng nên câu chuyện là đã giao cho Chuyên đi một chuyến công tác nguy hiểm ở Campuchia để giải thích sự mất tích của Chuyên.


Đột nhiên vì lý do gì đó, bỗng CIA liên lạc với tổng tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam lúc bấy giờ là đại tướng Creighton Abrams và nói với ông về chuyện đó. Ông Abrams gọi Rheault về Sài Gòn trình diện. Khi đến Sài Gòn thì Rheault đem câu chuyện bịa đặt Chuyên đi Campuchia kể ra trước một nhóm sĩ quan cao cấp Mỹ lúc đó không có Abrams có mặt. Tưởng là chuyện đã xong nhưng lúc đó một sĩ quan mũ xanh cấp trên của Chuyên lại đến tổng hành dinh CIA tại Nha Trang và khai ra đầu đuôi câu chuyện vụ sát hại Chuyên. Ông Abrams phẫn nộ và cho tiến hành một cuộc điều tra và lần lượt tám người lính mũ xanh có dính líu đều bị bắt, người cuối cùng là đại tá Rheault.

Sau khi cả CIA và đại tướng Abrams đều từ chối không ra làm chứng trước tòa, tòa án tuyên bố bãi bỏ vụ án và tha bổng 8 người lính ngủ mũ xanh.[.

Nhà trắng công nhận tổng thống Nixon có dính líu đến quyết định bãi bỏ vụ án. Đại tá Rheault xin giải ngũ ngay sau đó. Câu chuyện gây nhiều tranh cãi trong và ngoài nước Mỹ vì chuyện có tầm quan trọng đạo đức, luân lý và tội ác. Không ai thật sự biết được Thái Khắc Chuyên có làm gián điệp 2 phe hay không. Nếu thật sự Chuyên là gián điệp thì quyết định thủ tiêu anh có đúng hay không.

Khu Phan Thanh Giản, SG nơi gần nha Chuyên ở phải đi vào hẻm sâu

Saigon_Street - Đầu đường Phan Thanh Giản, nay là ĐBP | Flickr



Trúc Giang MN

VỤ THỦ TIÊU THÁI KHẮC CHUYÊN,

gián điệp hai mang của Dự Án Gamma làm chấn động nước Mỹ, kéo Nhà Trắng và Điện Kremlin vào cuộc.


             

Vụ án làm kinh động nước Mỹ khiến cho Nhà Trắng vào cuộc, và Điện Kremlin thừa nước đục thả câu, phát động tuyên truyền chống Mỹ trên thế giới.
Sự việc bắt đầu bằng vụ thủ tiêu gián điệp hai mang tên Thái Khắc Chuyên, là  thông dịch viên người Việt Nam, làm việc trong toán Biệt kích Mủ xanh B-57, có nhiệm vụ thực hiện Dự án Gamma (Project Gamma), mục đích vượt qua biên giới Cam Bốt thu thập tin tức tình báo về hoạt động của Cục R trên vùng Mỏ Vẹt của xứ Chùa Tháp.

Chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt là Đại tá Robert Bradley Rheault và 7 quân nhân của toán biệt kích B-57, bị cáo buộc về tội giết người và âm mưu giết người.
Ở Mỹ, gia đình của những quân nhân bị cáo, vận động khắp nơi khiến cho các dân biểu, TNS đối lập nhảy vào chỉ trích chính quyền Nixon. Các hãng thông tấn cử người qua Việt Nam làm phóng sự tường thuật tại chỗ.

Các hãng tin lớn của Mỹ như New York Times, Charlotte Observer, Time, International Herald Tribune và Washington Post… đều cử ký giả vào Việt Nam làm phóng sự. Các đài truyền hình như NBC, CBS, ABC, cử thông tín viên sang điều tra, phỏng vấn những nơi liên hệ.

Liên Xô phát động một chiến dịch tuyên truyền tiếp theo vụ Mỹ Lai. Hà Nội la ó lên chửi Mỹ. Vợ của Thái Khắc Chuyên mặc đồ tang đến trước cửa sứ quán Mỹ khóc lóc, kể lể, lăn lộn gây ồn ào, giới truyền thông lấy làm đề tài ly kỳ hấp dẫn.

 

Lịnh thủ tiêu gián điệp VC Thái Khắc Chuyên

Ngày 20-6-1969, lịnh thủ tiêu gián điệp hai mang Thái Khắc Chuyên được thi hành.
Khoảng 8 giờ tối, Đại úy Robert Marasco và những nhân viên của ông thi hành lịnh của chỉ huy trưởng Lực Lượng Mũ Xanh, đại tá Robert Bradley Rheault, là hạ sát và thủ tiêu Thái Khắc Chuyên.
Thiếu úy Edward Boyle đè giữ Thái Khắc Chuyên nằm duới sàn nhà, trong khi Đại úy Leland Brumley chích mũi morphine thứ hai vào Chuyên. Vài phút sau, Chuyên nhắm nghiền đôi mắt, hơi thở yếu dần và mê mang như một xác chết.
Dán băn keo bịt miệng. Trói hai cườm tay ra sau lưng. Thân thể Chuyên được cuốn tròn trong chiếc poncho, và chỉ trong vài phút cuộn poncho được đưa lên xe tải chở ra bờ sông.
Hai quân nhân Mỹ khiêng cuộn poncho xuống tàu, trên đó đã có Đại úy Robert Marasco và Đại úy Budge Williams chờ sẵn. Trung sĩ Kautson lái tàu.
Chiếc tàu vượt qua những con sóng lớn, nhấp nhô hướng ra cửa biển. Bổng nhiên có tiếng rên nho nhỏ từ chiếc poncho, đó là tiếng của Thái Khắc Chuyên, sau khi thuốc ngủ tan dần.
Đại úy Leland Brumley vội rút khẩu súng nòng dài có gắn ống hãm thanh, loại súng đặc biệt để trang bị cho nhân viên CIA, số súng không có ghi trong các danh mục vũ khí của quân đội, mà nó được đăng ký ở trung tâm Okinawa. Một phát súng bắn vào đầu Chuyên. Tiếng rên im bặt.
Đến nửa đêm, con tàu ra tới cửa biển, đảo Hòn Tre lù lù hiện ra ở phía xa. Ba người dùng dây xích thật nặng bó chặt chiếc poncho rồi ném xuống biển.
Tưởng đâu việc thủ tiêu gián điệp hai mang nầy là kết thúc câu chuyện, nhưng không ngờ nó lại bắt đầu một vụ án phức tạp mà tạp chí Time gọi là “Vụ bê bối tình báo nghiêm trọng, chỉ đứng sau vụ Mỹ Lai mà thôi”.
Dự án Gamma (Project Gamma)

               

Thái Khắc Chuyên được lính mũ nồi xanh hộ tống đến biên giới để xâm nhập Campuchia

1. Thu thập tin tức tình báo Cục R trên đất Cam Bốt


         
         Căn cứ B57 ở Nha Trang * Phù hiệu của Đơn vị Tình báo B57

Dự án Gamma (Project Gamma) là công tác mật, nhằm thu thập tin tức tình báo về hoạt động của Cục R, cung cấp cho CIA và Quân đội Hoa Kỳ. Đồng thời cung cấp tọa độ cho B-52 đến dội bom. Cục R là Trung Ương Cục Miền Nam VN, trực thuộc Ban Chấp Hành TW đảng CSVN, có nhiệm vụ chỉ đạo Mặt Trận GP/MN/VN.
Cục R được Hoàng thân Norodom Sihanouk ủng hộ và cho phép đặt căn cứ trên đất Cam Bốt, ở Vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt, giáp ranh với Việt Nam.

Dự án Gamma do toán biệt kích B-57 của Lực Lượng Đặc Biệt (Special Force), còn gọi là Mủ Nồi Xanh (Green Berets) thực hiện. Lực Lượng Đặc Biệt do Đại tá Robert Bradley Rheault làm chỉ huy trưởng, bản doanh đóng tại Nha Trang.

Căn cứ của toán B-57 đặt tại trại A-414 ở xã Thạnh Trị, huyện Mộc Hóa, tỉnh Kiến Tường, (Trước 1975) chỉ cách biên giới Campuchia 2km. Cũng giống như các dự án khác, gồm Project Delta do B-52, thi hành ở biên giới Lào, Project Sigma do B-56 phụ trách, căn cứ tại Ban Mê Thuột, các dự án đều do CIA tài trợ và điều hành.

2. Vài nét về Thái Khắc Chuyên

             https://c1.staticflickr.com/3/2945/15163678600_e52266151d_b.jpg
Thái Khắc Chuyên sinh năm 1938 tại Miền Bắc Việt Nam. Cha là Thái Khắc Quy, mẹ là Thái Thị Lục.
Năm 1954, di cư vào Nam. Lúc đó Chuyên 16 tuổi. Ba anh trai và hai chị gái còn kẹt ở Miền Bắc. Gia đình di chuyển nhiều nơi nên việc học hành bị gián đoạn, thi tú tài nhiều lần mà không đậu.
Chuyên làm việc cho hãng thầu Mỹ RMK-BRJ được 3 tháng thì bỏ việc. Đi làm thông dịch viên cho đơn vị Mủ Xanh (Green Berets) đóng ở Ashau, Đà Nẵng.
Chuyên bỏ việc, thì 3 hôm sau căn cứ Ashau bị mất vào tay CSBV. Chuyên làm thông dịch viên cho toán Biệt Kích Mỹ B-57, đóng ở Mộc Hóa, Kiến Tường.
Cấp trên của Chuyên là Trung sĩ Alvin Smith, bí danh là Peter Sands. Chuyên có ám số nhân viên là SF7-116. Nhiệm vụ là theo tổ biệt kích vượt qua lãnh thổ Cam Bốt, thu thập tin tức tình báo của Cục R ở vùng Mỏ Vẹt và Lưỡi Câu.
Vợ Chuyên tên Phan Kim Liên, và em dâu tên Lâm Hoàng Oanh, sống tại nhà số 53/1/46 đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn.
Thái Khắc Chuyên làm gián điệp cho Việt Cộng, bị hạ sát và thủ tiêu ngày 20-6-1969.
Thái Khắc Chuyên là gián điệp của Việt Cộng

Tháng giêng năm 1969, Đại úy Robert Marasco, bí danh là Mike Martin, được cử đến chỉ huy toán biệt kích B-57. Marasco tổ chức được 20 cộng tác viên người Cam Bốt, làm nhiệm vụ dọ thám vùng Mỏ Vẹt, căn cứ của Cục R, đồng thời dọ thám các hoạt động của Norodom Sihanouk.

1. Sự mất tích của các cộng sự viên người Cam Bốt

Cuối tháng 4 và đầu tháng 5 năm 1969 những cộng tác viên người Cam Bốt bổng nhiên mất liên lạc, mất tích. B-57 lâm vào tình trạng nguy hiểm, có thể bị tiêu diệt. Nhiều nghi vấn được đặt ra, không loại bỏ có gián điệp Việt Cộng nằm vùng trong đơn vị. Một cuộc điều tra được bí mật tiến hành. Thái Khắc Chuyên là mục tiêu, vì là người Việt Nam, có khả năng liên lạc với Việt Cộng, có anh em đang sống ở miền Bắc. Những quân nhân Mỹ khó bắt liên lạc với Cộng Sản.
Cuộc điều tra gặp khó khăn vì hồ sơ không đầy đủ. Thiếu rất nhiều chi tiết mà nhân viên tình báo phải có là: những đơn vị phục vụ trước kia, kết quả trắc nghiệm bằng máy phát hiện nói dối, trong hồ sơ tuyển dụng. Trung sĩ Alvin Smith là người tuyển dụng Chuyên, đã không thực hiện đúng theo quy định tuyển dụng nhân viên tình báo. Chuyên là người rất giỏi tiếng Anh, mà tại sao không làm việc ở Sài Gòn để sống với gia đình, lại phải xuống tận nơi “địa đầu giới tuyến” ở Mộc Hóa, Đồng Tháp Mười?
Cuộc điều tra không có kết quả nào cả. Chỉ phát hiện được một vụ những người Việt làm cho Mỹ đã tham gia vụ bán vũ khí và thuốc men cho Việt Cộng.

2. Phát hiện gián điệp hai mang

Đến một ngày, trong cuộc hành quân vượt qua biên giới, biệt kích Mỹ thu được nhiều tài liệu trong đó có một cuốn phim. Sau khi rửa ra thì thấy hình một người trong đám cán bộ Việt Cộng, đó là hình của Thái Khắc Chuyên. Chính người đã tuyển dụng và cũng là bạn thân của Chuyên là Trung sĩ Alvin Smith cũng xác nhận người trong hình chính là Thái Khắc Chuyên.

3. Báo cáo của Trung sĩ McIntosh

Trung sĩ Terry McIntosh chỉ huy một toán 12 người đi phục kích, Thái Khắc Chuyên có mặt trong toán đó. Khi chạm địch, giao tranh dữ dội xảy ra, nhưng Chuyên cứ loay quay với khẩu súng mà không bắn ra viên đạn nào cả. Máy truyền tin bị trục trặc nên không gọi pháo binh yểm trợ được. Phải vất vả lắm toán biệt kích mới thoát ra khỏi tầm đạn của địch và nằm chờ cho qua đêm.
Sáng hôm sau, kiểm tra lại thì thấy máy truyền tin bị ai đó bật qua kênh khác, sai tần số nên không hoạt động. Chuyên cho biết là súng của anh bị kẹt đạn nên không bắn trả lại được.
Thế là Chuyên bị bắt giữ và bí mật chuyển ra Bộ chỉ huy B-57, ở Nha Trang để điều tra. Bị thẩm vấn suốt 10 ngày. Chuyên không vượt qua được máy phát hiện nói dối (Polygraph), nhưng anh ta không công nhận hoạt động cho Việt Cộng, kể cả việc liên lạc với một nữ giao liên ở Mộc Hóa mà anh thường xuyên tiếp xúc, đã bị theo dõi.
Thái Khắc Chuyên được xác định là gián điệp của Việt Cộng. Gián điệp nhị trùng.

4. Đại tá Robert B. Rheault ra lịnh thủ tiêu Thái Khắc Chuyên

B-57 liên lạc với văn phòng CIA Sài Gòn để xin ý kiến xem nên giải quyết vụ việc như thế nào. CIA im lặng. Mười ngày sau, thêm một công điện mật và khẩn, nhưng CIA trả lời lập lờ.
Cuối cùng đại tá Robert Bradley Rheault, Tư lịnh Lực Lượng Đặc Biệt ở Việt Nam, ra lịnh hạ sát và thủ tiêu đương sự.

5. B-57 dàn cảnh cho việc vắng mặt của Thái Khắc Chuyên.

Sau khi thủ tiêu Thái Khắc Chuyên, B-57 dàn dựng một màn kịch để giải thích sự vắng mặt của Chuyên. Đó là cử Trung sĩ Wayne Ishimato, gốc Nhật Bản, đóng vai Chuyên, đi công tác ở Campuchia, và mạo danh Chuyên gởi về những báo cáo giả mạo.
Ishimato khai tất cả những chi tiết trong hồ sơ tòa án.

6. Đóng cửa tìm biện pháp thủ tiêu Thái Khắc Chuyên

Trung sĩ Alvin Smith phản đối việc thủ tiêu Thái Khắc Chuyên
Các nhân viên của B-57 họp mật bàn biện pháp thủ tiêu gián điệp nhị trùng Thái Khắc Chuyên. Nhiều biện pháp được nêu ra: “Chở qua Đài Loan thủ tiêu, đưa vào rừng rậm thủ tiêu, đạp xuống biển từ phi cơ trên cao độ, dàn cảnh một vụ tự tử bằng thắt cổ…”
Chỉ riêng Trung sĩ Alvin Smith phản đối việc thủ tiêu.
Ngày 20-6-1969 Thái Khắc Chuyên bị giết, ném thây xuống Biển Đông.
Bùng nổ Vụ án Thái Khắc Chuyên 
(The Green Beret Affair)

1. Trung sĩ Alvin Smith tố cáo vụ thủ tiêu Thái Khắc Chuyên

Trung sĩ Alvin P. Smith là người tuyển dụng Chuyên, cũng là bạn thân của Chuyên, và là người duy nhất phản đối việc hạ sát Chuyên.
Khi thấy Chuyên bị thủ tiêu, Smith lo sợ cho số phận của anh ta, có thể giống như Chuyên. Giết người diệt khẩu. Smith lo lắng. Không dám ngủ trong phòng của anh, mà xuống nhà kho lấy một tấm nệm, rồi đêm đêm ngủ bí mật ở nhiều nơi. Súng luôn có đạn lên nòng, để dưới gối nằm.
Cuối cùng, Smith chạy đến văn phòng CIA Nha Trang tố cáo mọi việc và xin được tỵ nạn. Smith không phải là lính mủ xanh, mà là  nhân viên CIA được cử sang B-57.
CIA Nha Trang báo cáo về CIA Sài Gòn, và vụ việc được báo cáo lại cho Đại tướng Chỉ huy MACV (Military Assistance Command Vietnam) là Creighton Williams Abrams, Jr. . Tướng Abrams gọi đại tá Rheault về trình diện.
Tại MACV, Rheault trình bày với tướng phụ tá tình báo của Abrams là Trung tướng George L. Mabry. Nội dung là câu chuyện được dàn dựng do trung sĩ gốc Nhật Bản Wayne Ishimato giả dạng Thái Khắc Chuyên đi công tác ở Cam Bốt, để chứng minh sự vắng mặt của Chuyên.

2. Tướng Abrams tức giận ra lịnh bắt giam đưa ra tòa


              
                Tướng Creighton Abrams     *     Đại tá Rheault

Tướng Abrams nổi giận, cho rằng đại tá Rheault nói dối để gạt ông ta, và ra lịnh bắt điều tra tất cả những người liên hệ.
Đại tá Rheault, đại úy Ramasco và 6 quân nhân khác bị bắt để điều tra, với lý do là giết người, và đồng lõa giết người. Đó là các sĩ quan Mủ Xanh ở toán B-57, gồm có Đại úy Marasco, Brumley, Boyle, Williams, Middleton, Crew, Ken Facey, Kautson

Ngày 21-7-1969, tám người bị đưa về nhà giam ở căn cứ Long Bình, viết tắt là LBJ (Long Bình Jail) được mỉa mai sửa LBJ lại là khách sạn Johnson (Lyndon Baines Johnson là tên Tổng thống Mỹ)

3. Vụ án làm náo động nước Mỹ

Vụ án nổi tiếng đến mức tất cả những tờ báo lớn nhất nước Mỹ đều gởi phóng viên đến Sài Gòn để tường thuật trực tiếp về vụ án. Các báo: New York Times, Charlotte Observer, Time, International Herald Tribune, Washington Post, Life, Los Angeles Times, Chicago Tribune, Newsweek và các đài truyền hình CBS (Columbia Broadcasting System), NBC (National Broadcasting Company), ABC (American Broadcasting Company).
Sau vụ rùm ben Mỹ Lai năm 1968, vụ nầy cũng làm cho Tướng Abrams nhức đầu không ít.
Báo, đài và các chính trị gia đối lập làm ồn ào, náo  động cả nước Mỹ.
Sau khi hoàn tất hồ sơ pháp lý, sếp CIA Theodore Shackley đến trình cho Đại sứ Bunker về vụ án, đại sứ Mỹ cho biết vụ việc không có liên quan gì đến vấn đề ngoại giao cả, nên trình cho Đại tướng Abrams. Tướng Abrams cho biết CIA tài trợ và quản ký dự án, nên phải chịu trách nhiệm. CIA trả lời, cơ quan nầy không có ra lịnh thủ tiêu, nên không chịu trách nhiệm.
Không ai chịu trách nhiệm cả nên phiên tòa mở ra với những cáo buộc ban đầu. Tháng 8 năm 1969, phiên tòa quân sự được mở ra ở căn cứ Long Bình.
Theo luật của Mỹ, luật sư của các quân nhân mủ xanh bị cáo, yêu cầu tòa cho gọi các nhân chứng, trưng ra vật chứng, bao gồm hồ sơ của CIA và VNCH, có liên quan đến nạn nhân VN và 8 bị cáo người Mỹ. Đồng thời phải có xác chết của nạn nhân để chứng TKC đã chết.

4. Các nhân chứng từ chối ra tòa

Hai nhân chứng là sếp CIA, Theodore Shackley và Tướng Abrams. Cả hai từ chối ra tòa, viện dẫn lý do về an ninh quốc gia, về bí mật quân sự, vì thật ra B-57 hoạt động trái phép khi xâm nhập lãnh thổ Cam Bốt. Riêng CIA viện dẫn luật bãi miễn dành cho CIA.

5. Không tìm thấy xác Thái Khắc Chuyên


                   http://static.cand.com.vn/Files/Image/2015/02/02/29_ng1441.jpg
Người nhái trên tàu dò mìn USS Woodpecker chuẩn bị lặn tìm xác Thái Khắc Chuyên

Bộ chỉ huy Hải Quân Mỹ ở Việt Nam phải mượn lịnh của Đại tướng Abrams mới được Hạm Đội 7 cung cấp phương tiện mò tìm xác của nạn nhân. Bảy ngày sau, chiếc tàu rà mìn USS Woodpecker đến duyên hải Nha Trang. Trong ngày đầu, toán thợ lặn báo cáo sóng to, gió lớn, dòng chảy nước khá lớn, bùn ngập tới đầu gối, tầm nhìn chỉ có 2m.
Đến chiều ngày hôm sau, thợ lặn mới tìm thấy chiếc mỏ neo mà họ thả xuống ngày hôm trước, mà 24 giờ sau nó đã trôi xa hơn 100 yards. Họ cho rằng với tình trạng nầy, xác của Chuyên vào lúc 6 tháng trước đó, thì nay có thể đã trôi đến phân nửa con đường trở về Cộng Sản Hà Nội của Chuyên rồi.
Bà Phan Kim Liên phản ứng dữ dội

Phan Kim Liên là vợ của Thái Khắc Chuyên, cư ngụ ở số 53/1/46 đường Phan Thanh Giản Sài Gòn, cùng với người cha và cô em dâu tên Lâm Hoàng Oanh.
Khi nghe tin luật sư Gregory đến Việt Nam, bà Liên tìm đến khách sạn Caravelle gặp, và khóc lóc xin giúp đỡ tìm chồng. Nhưng ông nầy từ chối và cho biết ông là luật sư đại diện cho những quân nhân đã giết chồng bà.

Tờ Washington Post cử đại diện là Robert Kaiser và một phụ tá người Việt tên Vũ Thụy Hoàng, qua Việt Nam. Ngày 18-8-1969 báo nầy đưa tin, vụ án bị cho chìm xuồng vì lý do chính trị.
Căn cứ vào tin nầy, người anh của bà Phan Kim Liên đòi đưa 8 bị can ra tòa án Việt Nam Cộng Hòa để không bị ảnh hưởng vì lý do chính trị ở Mỹ. Còn bà Liên thuê luật sư gởi đơn đến Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker và chỉ huy trưởng MACV là Đại tướng Creighton Williams Abrams, Jr. đòi cho biết về tình trạng sống chết của người chồng mất tích. Bản sao gởi cho Tổng thống VNCH. Nội dung trong đơn ghi rõ, chồng bà thuộc gia đình chống Cộng, không phải là VC mà cũng không phải là điệp viên vì ông ấy tánh tình nóng nảy không giữ bí mật được. Hơn nữa, ông ấy chỉ là một thông dịch viên quèn, không có ngạch trật, cấp bậc nào cả.

Thấy mình là trung tâm của vụ án mà không có ai đá động gì tới, cho nên ngày 18-8-1969 bà Liên đến tòa đại sứ Mỹ đưa đơn khiếu nại.
Ngồi chờ ở bàn khách suốt mấy tiếng đồng hồ mà không được tiếp, nên đành phải để đơn lại, ra về.

Hôm sau, đại diện sứ quán Mỹ đến nhà, nhưng người cha không cho gặp bà Liên, và từ chối trả lời những câu hỏi.
Người đại diện để lại lời nhắn, là nên khiếu nại quân đội Mỹ vì chồng bà làm việc cho Green Berets.
Nhận được lời nhắn đó, bà Liên bỏ việc yêu cầu đưa vụ việc ra tòa án VNCH. Thay vào đó yêu cầu tòa đại sứ Mỹ và Quân đội Hoa kỳ phải bồi thường thiệt hại.

Bà Liên bồng hai đứa con, 2 tuổi và mới sanh đến cổng sứ quán Mỹ khóc lóc, kể lể và quy trách nhiệm cho chính phủ Mỹ, bà nguyền rủa rằng oan hồn của chồng bà sẽ không tha thứ và theo đuổi họ suốt đời. Bà cũng đòi tự tử rồi ngất xỉu trước sứ quán Hoa Kỳ. Báo chí có đề tài làm bản tin giật gân.
Ngày 2-10-1969, một sĩ quan tài chánh Mỹ đến nhà và trao cho bà số tiền mặt là 6,472 USD, nói rằng đó là tiền tử tuất, tương đương với 3 tháng lương của chồng bà. Kèm theo là giấy cam kết yêu cầu bà ký tên vào, là từ nay không khiếu nại gì thêm nữa.

Khi được tin chính thức về các quân nhân mủ xanh được thả, các nhà báo quốc tế thực hiện một cuộc phỏng vấn ứng khẩu với các bên liên hệ trước tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn. Bà Phan Kim Liên xuất hiện trong bộ đồ tang trắng, khóc sướt mướt, lăn lộn, kể lể: “Chồng bà di cư vào Nam để tìm tự do, và đã làm việc giúp người Mỹ thế mà người Mỹ giết anh ta, và trốn tránh trách nhiệm. Các nhà báo nước ngoài bao quanh người phụ nữ “đau khổ” với thái độ thông cảm.

Bà Liên đòi tự tử tại chỗ và nói: “Họ phải lãnh trách nhiệm về cái chết của anh ta, hoặc cái chết của tôi ngày hôm nay. Oan hồn chồng tôi sẽ theo ám ảnh họ suốt đời”.
Bà Liên không đá động gì tới những bằng chứng chồng bà là gián điệp cho Việt Cộng cả.
Sau 1975, bà Phan Kim Liên sống trong tình trạng nghèo khổ tại thành phố đã đổi tên.
Mấy người anh của Thái Khắc Chuyên ở Hà Nội cũng thuộc về thành phần công dân hạng bét của chế độ, cũng như bao nhiêu tín đồ Thiên Chúa Giáo khác. Hồi tháng 8 năm 1991, con trai của Thái Khắc Chuyên tên Thái Quốc Việt vẫn tin cha anh còn sống, viết thơ cho nhà báo Jeff Stein hỏi về số phận của cha anh và thú nhận ”thật là khó sống với những năm tháng dài trong ngờ vực”.
Xếp lại vụ án

1. Các quân nhân B-57 được trả tự do

Luật sư của các bị cáo đòi tướng Abrams và những lãnh đạo CIA ra trước tòa làm nhân chứng. Những người nầy từ chối ra tòa.
Theo chỉ thị của Toà Bạch Ốc (Tổng thống Nixon), Bộ trưởng Lục quân Mỹ, Stanley Reson, tuyên bố bãi bỏ những cáo buộc 8 quân nhân Mủ Xanh vì lý do an ninh quốc gia.
Đó là các toán biệt kích B-57 hoạt động tình báo bên trong lãnh thổ Campuchia, vi phạm luật quốc tế và lộ bí mật quân sự.
Đại úy Marasco cho biết, ông là quân nhân thi hành mệnh lịnh của cấp trên nên không chịu trách nhiệm. Việc truy tố được bãi bỏ, tất cả các bị cáo được tự do.
Riêng đại tá chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt ở Việt Nam, Robert B. Rheault bị buộc phải giải ngũ. Ông từ trần ngày 16-10-2013 tại nhà riêng thuộc Owls Head, bang Maine hưởng thọ 87 tuổi.

2. Vài nét về Đại tá Robert Bradley Rheault

            
        Đại tá Rheault với vợ Caroline tháng 10/1969

Đại tá Robert Bradley Rheault (31-10-1925 – 16-10-2013) tốt nghiệp Học Viện quân sự West Point, New York. Đã từng tham dự chiến tranh Triều Tiên. Ông phục vụ trong Lực Lượng Đặc Biệt trú đóng ở Đức, Okinawa trước khi đến Việt Nam. Rheault giữ chức chỉ huy trưởng lực lượng lính mũ xanh từ ngày 5-5-1969, bản doanh đóng tại Nha Trang.
Người cha của ông đã từng phục vụ trong ngành cảnh sát Hoàng gia Canada. Gia đình ông di cư đến Mỹ năm 1943. Rheault nói thông thạo tiếng Pháp từ lúc còn nhỏ. Ông tốt nghiệp cao học ngành bang giao quốc tế tại Đại học Paris.
Năm 1947, Rheault kết hôn với Caroline “Nan” Young. Có 3 người con. Năm 1977, kết hôn với người vợ thứ hai là Susan St. John.
Các đồng nghiệp cho biết, Đại tá Rheault là người được tôn trọng và kính mến nhất trong binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt. Con đường binh nghiệp của ông có thể tăng lên cấp tướng trong quân đội Hoa Kỳ. Nhưng ông kết thúc binh nghiệp sau vụ thủ tiêu gián điệp hai mang tên Thái Khắc Chuyên.
Dự án Gamma ngưng hoạt động vào ngày 31-3-1970.
Liên Xô phát động chiến dịch chống Mỹ ầm ĩ

Vụ án Thái Khắc Chuyên nổ ra bị cho là “bê bối tình báo chỉ đứng sau vụ Mỹ Lai mà thôi”, tạp chí Time nhận định như thế.
Liên Xô lợi dụng sự việc nầy phát động chiến dịch tuyên truyền rầm rộ. Đài phát thanh Moscow, Hà Nội và báo chí Cộng Sản tố cáo lực lượng mũ xanh Hoa Kỳ là những kẻ suy thoái tâm thần, bản chất cướp bóc, phá hủy, chà đạp phần còn lại của thế giới loài người tiến bộ. Tố cáo lính mũ xanh giết nông dân, không thương xót, không buông tha phụ nữ, người già và trẻ em Việt Nam.
Kết luận

Mỹ có bằng chứng Thái Khắc Chuyên là gián điệp của Việt Cộng. CIA ngầm bật đèn xanh cho việc thủ tiêu nhưng lại không chịu trách nhiệm. Vì chỉ có tòa án hợp pháp mới có quyền xét xử. Án tử hình cũng phải do luật định hợp pháp mà tòa kết án.
Vụ án gây ồn ào làm náo động cả nước Mỹ. Tòa Bạch Ốc ( Tổng thống Nixon) chỉ thị cho Ngũ Giác Đài hủy bỏ những cáo buộc 8 quân nhân Mủ Xanh. Tất cả được tự do. Riêng Đại tá Robert B. Rheault bị buộc phải giải ngũ.
Vụ án có phần phức tạp. Về mặt pháp lý, Thái Khắc Chuyên là  người Việt Nam, mang quốc tịch VNCH. Làm việc cho tình báo Mỹ. Làm gián điệp cho Cộng Sản Bắc Việt. Vậy tòa án nào có đủ thẩm quyền pháp lý để xét xử vụ án nầy?    Trúc Giang

Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập

Trúc Giang

(Văn Hóa Vụ)
image022 

Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập.

1-ĐỊNH NGHĨA:

Tình báo, gián điệp là người hoạt động bí mật của phe địch để dọ thám lấy tin tức về tình hình quân sự, chính trị, kinh tế hoặc tác động, phá hoại.

2- GIÁN ĐIỆP CỘNG SẢN TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Trong chiến tranh, ở miền Nam, ngoài những tên VC nằm vùng, còn có những điệp viên thuộc tình báo chiến lược như Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thuý và Phạm Ngọc Thảo.

image023
2.1. VŨ NGỌC NHẠ

Vũ Ngọc Nhạ là nhân vật then chốt trong vụ án Cụm Tình Báo A.22 làm rung động chính quyền miền Nam năm 1969.

Tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh ngày 30-3-1928 tại tỉnh Thái Bình. Được kết nạp vào đảng CSVN năm 1947. Vũ Ngọc Nhạ còn nhiều cái tên khác nữa như Pière Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Đình Long (Hai Long) bí danh Lê Quang Kép, Thầy Bốn, “Ông Cố Vấn”.

2.1.1. Hoạt động

Năm 1955. Xuống tàu di cư vào Nam.

Vũ Ngọc Nhạ cùng 1 số điệp viên khác trà trộn vào đoàn người di cư vào Nam. Nhạ cùng vợ và con gái xuống tàu Hải Quân Pháp cùng hàng triệu người Công giáo di cư vào Nam.

- Làm thư ký đánh máy ở Bộ Công Chánh. Chinh phục được cảm tình của Linh mục Hoàng Quỳnh và trở thành “Người giúp việc” của Giám mục Lê Hữu Từ.

Năm 1958- Tháng 12 năm 1958, Nhạ bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung của Nguyễn Tư Thái, tự Thái Đen, bắt giữ và giam tại trại Tòa Khâm (Huế) để chờ điều tra xác minh. Linh mục Hoàng Quỳnh can thiệp cho nên Nhạ không bị buộc tội.

2.1.2 .Người Giúp Việc của Đức Cha Lê Hữu Từ

Một khuyết điểm lớn của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung là giam giữ những nghi can gián điệp chung với nhau tại trại Tòa Khâm. Chính ở đó, Vũ Ngọc Nhạ đã móc nối với các “cơ sở” (những cá nhân) tình báo khác, đặc biệt là trùm tình báo VC Mười Hương.

Tạo dựng niềm tin đối với Ngô Đình Cẩn.

Năm 1959- Vũ Ngọc Nhạ làm tờ trình “Bốn Nguy Cơ Đe Doạ Chế Độ” được sự chú ý của Ngô Đình Cẩn và sau đó, của ông Nhu, ông Diệm. Do sự dự đoán chính xác về cuộc đảo chánh 11-11-1960 của tướng Nguyễn Chánh Thi, anh em ông Diệm đã chú ý đến Vũ Ngọc Nhạ.

Nhờ danh nghĩa “Người Giúp Việc” của Đức Cha Lê Hữu Từ mà Nhạ được xử dụng như là Người Liên Lạc giữa anh em Họ Ngô và giới Công Giáo di cư. Nhờ đó, Nhạ thu thập được nhiều tin tức tình báo có giá trị. Từ đó, Nhạ có biệt danh là “Ông Cố Vấn”.

2.1.3. Xây dựng Cụm Tình Báo Chiến Lược A.22

Sau đảo chánh 1-11-1963, thế lực Công giáo phát triển mạnh dưới tay của Linh mục Hoàng Quỳnh.

Cuối năm 1965, sự tranh giành quyền lực trong “nhóm tướng trẻ”, do sự giới thiệu của LM Hoàng Quỳnh, Tướng Nguyễn Văn Thiệu đã xử dụng Vũ Ngọc Nhạ trong vai trò liên lạc giữa tướng Thiệu và Khối Công giáo. Nhạ đã khéo léo lợi dụng vai trò đó để tạo ảnh hưởng đến các chính trị gia dân sự và quân sự.

Năm 1967- Sau khi tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử Tổng thống, cấp trên nhận thấy cần thiết phải mở rộng mạng lưới tình báo, thành lập Cụm A.22. (A.22 là mật danh của Vũ Ngọc Nhạ) Cụm do Nguyễn Văn Lê làm cụm trưởng, Nhạ làm Cụm Phó trực tiếp phụ trách mạng lưới. Toàn bộ Cụm A.22 được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Đức Trí, chỉ huy phó Tình Báo Quân Sự ở miền Nam.

Bắt đầu, Cụm A.22 “phát triển” thêm Nguyễn Xuân Hoè, Vũ Hữu Ruật đều là những điệp viên mà Nhạ đã bắt liên lạc trong khi bị giam chung tại Tòa Khâm. Sau đó, thu nhận thêm Nguyễn Xuân Đồng và quan trọng nhất là vào đầu năm 1967, bổ sung thêm Lê Hữu Thuý (hay Thắng) mật danh là A.25.

Các điệp viên nầy được giao nhiệm vụ “Chui sâu, leo cao” nắm lấy những chức vụ quan trọng để thu thập thông tin và để tác động vào chính quyền.

Thành công của Cụm A.22 là cài được 1 điệp viên dưới quyền của Lê Hữu Thuý là Huỳnh Văn Trọng làm “Cố Vấn” cho tổng thống Thiệu.

Chính Huỳnh Văn Trọng đã cầm đầu một phái đoàn VNCH sang HK, tiếp xúc, gặp gỡ hàng loạt các tổ chức, các cá nhân trong chính phủ và chính giới HK, để thăm dò thái độ của chính phủ Johnson đối với cuộc chiến ở VN. Huỳnh Văn Trọng thu thập được nhiều tin tức tình báo chiếnlược.
image024 

 2.1.4. Vụ án Huỳnh Văn Trọng và 42 điệp báo

CIA nhanh chóng phát hiện điều bất thường là sự tập hợp của các cá nhân là những bị can đã bị bắt giam ở Tòa Khâm.

Giữa năm 1968- Hồ sơ các cựu tù nhân ở Tòa Khâm được mở lại. Do tính phức tạp trong ngành điệp báo, CIA phải mất 1 năm mới hoàn tất hồ sơ và chuyển giao cho Tổng Nha Cảnh Sát QG VNCH.

Vào trung tuần tháng 7 năm 1969, một đơn vị đặc biệt có mật danh là S2/B được thành lập để tiến hành bắt giữ hầu hết những người của Cụm A.22.

Toàn bộ điệp viên Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý, Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Xuân Hoè, Nguyễn Xuân Đồng, Huỳnh Văn Trọng, và hầu hết những gián điệp khác, kể cả giao liên là bà Cả Nhiễm cũng bị bắt.

Riêng cụm trưởng Nguyễn Văn Lê kịp thời trốn thoát.

Cụm tình báo A.22 bị phá vở hoàn toàn.

Chính quyền Saigon rung động vì 42 gián điệp từ cơ quan đầu nảo là Phủ tổng thống cho đến các cơ quan khác, nhất là 1 “Cố vấn” của tổng thống đã bị bắt.

2.1.5. Biến vụ án gián điệp thành vụ án chính trị

Đây là vụ án gián điệp lớn nhất lịch sử. Các bị can đều khai, nhất cử nhất động của họ đều là thi hành chỉ thị, là do sự uỷ thác, do lịnh của tổng thống, của các tổng trưởng, nghị sĩ, dân biểu và cả CIA nữa.

Tòa án Quân Sự Mặt Trận Lưu Động Vùng 3 CT bối rối vì không có thể gởi trác đòi những nhân chứng như tổng thống ra hầu tòa để đối chất.

Do không có đủ yếu tố để buộc tội tử hình, cho nên tòa tuyên án:

- Chung thân khổ sai: Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Xuân Hoè.

- Án từ 5 năm đến 20 năm tù khổ sai cho những bị can còn lại.

Khi quân cảnh dẫn các tù nhân ra xe bít bùng, thì Vũ Ngọc Nhạ quay sang nhóm ký giả ngoại quốc và thân nhân, nói lớn “Tôi gởi lời thăm ông Thiệu”.

2.1.6. Cho rằng CIA dàn cảnh

Một bất ngờ của vụ án là TT Thiệu không tin đó là sự thật mà cho là CIA đã dàn cảnh. Do đó, thời gian Vũ Ngọc Nhạ bị đày ở Côn Đảo thì TT Thiệu đã triệu hồi viên tỉnh trưởng Côn Sơn về Saigon và thay thế vào đó một người thân tín của mình để có điều kiện chăm sóc cho Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng như là những thượng khách. Vì thế, Vũ Ngọc Nhạ đã đánh giá:”Đó là một cuộc dạo chơi trên Thiên Đàng”.

2.1.7. Tiếp tục hoạt động

Đầu năm 1973- Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng được đưa về khám Chí Hòa, Saigon. Trong thời gian ở Chí Hòa, nhờ sự giúp đở của LM Hoàng Quỳnh, Vũ Ngọc Nhạ móc nối, bắt bắt liên lạc với nhóm “Thành Phần Thứ 3″ của Dương Văn Minh.

Ngày 23-7-1973- Chính quyền VNCH trao trả Vũ Ngọc Nhạ cho Mặt Trận DTGP/MNVN với danh xưng là “Linh mục Giải Phóng”.

Năm 1974- Vũ Ngọc Nhạ được CSBV phong Trung tá QĐNDVN. Tháng 4, 1974, Vũ Ngọc Nhạ trở về Củ Chi, hoạt động bí mật mục đích xây dựng lại Cụm Tình báo chiến lược, móc nối với Thành phần thứ 3 và khối Công giáo .
image025 

Ngày 30-4-1975- Vũ Ngọc Nhạ có mặt tại Dinh Độc Lập bên cạnh tướng Dương Văn Minh.

2.1.8. Bị thất sủng và được tôn vinh

Ngày 30-4-1975 thân phận của Vũ Ngọc Nhạ vẫn chưa được xác nhận.

Năm 1976- Vũ Ngọc Nhạ được điều về Cục 2 Bộ Quốc Phòng với quân hàm Thượng tá.

Năm 1981- Được thăng Đại tá nhưng vẫn còn ngồi chơi xơi nước. Hàng ngày đọc các tin tức báo cáo, tổng hợp lại rồi trình lên thượng cấp, Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh.

Năm 1987- Tác giả Hữu Mai xuất bản cuốn tiểu thuyết “Ông Cố Vấn, Hồ Sơ Một Điệp Viên” ca ngợi thành tích tình báo của Vũ Ngọc Nhạ. Công chúng đã biết đến và Nhạ được phong Thiếu Tướng.

Vũ Ngọc Nhạ mất ngày 7-8-2002 tại Saigon, 75 tuổi. Phần mộ của Nhạ nằm chung với các phần mộ của các điệp viên khác như Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức và Phạm Ngọc Thảo.

image026
2.2. PHẠM XUÂN ẨN

* Thân thế Và Hoạt động

Phạm Xuân Ẩn sinh ngày 12-9-1927 tại xã Bình Trước, Biên Hòa, là một thiếu tướng tình báo của QĐNDVN.

Từng là nhà báo. Phóng viên cho Reuters, tạp chí Time, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor.

Theo học trường Collège de Can Tho.

Năm 1948- Tham gia Thanh Niên Tiền Phong và sau đó, làm thơ ký cho hãng dầu lửa Caltex.

Năm 1950- Làm nhân viên Sở Quan Thuế Saigon để thi hành nhiệm vụ là tìm hiểu tình hình vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự từ Pháp sang VN. Đây là lần đầu tiên làm nhiệm vụ tình báo cùng với 14 ngàn gián điệp được cài cắm vào hoạt động.

Năm 1952- Phạm Xuân Ẩn ra Chiến Khu D và đã được bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Ủu viên Uỷ Ban Hành Chánh Nam Bộ giao cho nhiệm vụ làm tình báo chiến lược.

Năm 1953- Phạm Xuân Ẩn được Lê Đức Thọ kết nạp vào đảng tại rừng U Minh, Cà Mau.

Năm 1954- Phạm Xuân Ẩn bị gọi nhập ngũ và được trưng dụng ngay vào làm thư ký Phòng Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Tổng Hành Dinh Liên Hiệp Pháp tại Camps Aux Mares (Thành Ô Ma) Tại đây, Ẩn được quen biết với Đại tá Edward Landsdale, trưởng phái bộ đặc biệt của Mỹ (SMM), trên thực tế, Landsdale là người chỉ huy CIA tại Đông Dương. cũng là trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US.MAAG) tại Saigon.
image027 

Năm 1955- Theo đề nghị của Phái Bộ Cố Vấn Quân Sự Mỹ, Phạm Xuân Ẩn tham gia soạn thảo tài liệu tham mưu, tổ chức, tác chiến, huấn luyện, hậu cần cho quân đội. Tham gia thành lập cái khung của 6 sư đoàn đầu tiên của QLVNCH, mà nồng cốt là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ người Việt trong quân đội Pháp trước đó.

Phạm Xuân Ẩn còn được giao nhiệm vụ hợp tác với Mỹ để chọn lựa những sĩ quan trẻ có triển vọng đưa sang Mỹ đào tạo, trong số đó có Nguyễn Văn Thiệu, sau nầy trở thành tổng thống VNCH.

Năm 1957- Tháng 10 năm 1957, Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hương (Mười Hương) chỉ đạo cho Phạm Xuân Ẩn qua Mỹ du học ngành báo chí để có cơ hội đi khắp nơi, tiếp cận với những nhân vật có quyền lực nhất.

Năm 1959- Phạm Xuân Ẩn về nước, nhờ những mối quan hệ, Ẩn được bác sĩ Trần Kim Tuyến, giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Và Văn Hóa Xã Hội (Thực chất là cơ quan mật vụ của Phủ tổng thống), biệt phái sang làm việc tại Việt Tấn Xã, phụ trách những phóng viên ngoại quốc làm việc ở đó.

Năm 1960- Từ năm 1960 đến giữa 1964, Phạm Xuân Ẩn làm việc cho hảng thông tấn Reuters. Từ 65 đến 67, Ẩn là người Việt duy nhất và chính thức làm việc cho tuần báo Time. Ngoài ra, còn cộng tác với báo The Christian Science Monitor…

Từ 1959 đến 1975- Với cái vỏ bọc là phóng viên, nhờ quan hệ rộng với các sĩ quan cao cấp, với các nhân viên tình báo, an ninh quân đội và với cả CIA , Ẩn đã thu thập được nhiều tin tức quan trọng từ quân đội, cảnh sát và các cơ quan tình báo.

Những tin tức tình báo chiến lược của Ẩn đã được gởi ra Hà Nội thông qua Trung Ương Cục Miền Nam. Tài liệu sống động và tĩ mỉ khiến cho Võ Nguyên Giáp đã reo lên “Chúng ta đang ở trong Phòng Hành Quân của Hoa Kỳ”.

Tổng cộng, Ẩn đã gởi về Hà Nội 498 tài liệu gốc được sao chụp.

Giai Đoạn 1973-1975- Hàng trăm bản văn nguyên bản đã phục vụ “Hạ Quyết Tâm Giải Phóng Miền Nam ” của đảng CSVN.

Phạm Xuân Ẩn là nhân vật được chèo kéo của nhiều cơ quan tình báo, kể cả CIA .

Ngày 30-4-1975, Phạm Xuân Ẩn là một trong những nhà báo chứng kiến cảnh xe tăng của VC húc đỗ cổng Dinh Độc Lâp. Từ đó cho đến vài tháng sau, các phóng viên, đồng bào và cả chính quyền mới cũng chưa biết Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên Cộng sản.

Vợ con của Phạm Xuân Ẩn đã di tản sang Hoa Kỳ. Ẩn cũng được lịnh của cấp trên sang HK để tiếp tục hoạt động tình báo. Nhưng Ẩn đã xin ngưng công tác vì đã hoàn thành nhiệm vụ.

Do kế hoạch thay đổi, cho nên mãi 1 năm sau, vợ con của Ẩn mới có thể quay về VN bằng đường vòng Paris, Moskva, Hà Nội, Saigon.

* Sau chiến tranh
image028 

Ngày 15-1-1976, trung tá “Trần Văn Trung”, tức Phạm Xuân Ẩn, được phong tặng “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang”.

Tháng 8 năm 1978, Ẩn ra Hà Nội dự khóa học tập chính trị 10 tháng vì Ẩn “sống quá lâu trong lòng địch”.

Theo Larry Berman thì Ẩn bị nghi kỵ và bị quản chế tại gia. Cấm liên lạc với báo chí ngoại quốc và cấm xuất cảnh, do cách suy nghĩ của Ẩn quá “Mỹ” và do Ẩn đã giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến ra khỏi VN ngày 30-4-1975 .

Năm 1986- Trong 10 năm, luôn luôn có 1 công an làm nhiệm vụ canh gác trước nhà của Phạm Xuân Ẩn.

Năm 1990- Đại tá Phạm Xuân Ẩn được thăng thiếu tướng.

Năm 1997- Chánh phủ VNCS từ chối không cho Ẩn đi Hoa Kỳ để dự hội nghị tại New York mà Ẩn được mời với tư cách là khách mời đặc biệt.

Năm 2002- Phạm Xuân Ẩn về nghỉ hưu.

Con trai lớn của Ẩn là Phạm Xuân Hoàng Ân, đã du học Mỹ, hiện đang làm việc tại Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội. Con gái của Ẩn hiện đang sống ở Hoa Kỳ.

* Thất Vọng

Trong những năm cuối đời, Phạm Xuân Ẩn cảm thấy rất thất vọng vì dân chúng không được viết tự do. Ẩn trối trăn trước khi chết là, “đừng chôn ông gần những người Cộng Sản”.

* Nhận định về Phạm Xuân Ẩn.

Lê Duẩn: Đã biểu dương Phạm Xuân Ẩn coi đó là 1 chiến công có tầm cỡ quốc tế.

Frank Snepp, cựu chuyên viên thẩm vấn CIA , tác giả cuốn sách Decent Interval (Khoảng cách thích đáng) nói:”Phạm Xuân Ẩn đã có được nguồn tin tình báo chiến lược, điều đó rõ ràng, nhựng chưa ai “Dẫn con mèo đi ngược” để thực hiện 1 cuộc xét nghiệm pháp y về các tác hại mà ông đã gây ra, Cơ quan CIA không có gan để làm việc đó.” Hết trích.

Murrray Gart, thông tín viên trưởng của báo Time nói “Thằng chó đẻ ấy, tôi muốn giết nó“.

2.3. PHẠM NGỌC THẢO
image029 

2.3.1. Thân thế

Phạm Ngọc Thảo sanh ngày 14-2-1922 tại Sàigon. Cha ông là Phạm Ngọc Thuần, một địa chủ lớn, có quốc tịch Pháp, người Công giáo. Còn có tên là Albert Thảo hoặc 9 Thảo, vì Thảo là con thứ 8 trong gia đình.

Sau khi đậu tú tài, Thảo ra Hà Nội học và tốt nghiệp kỹ sư công chánh.

Thảo tuyên bố bỏ quốc tịch Pháp và tham gia kháng chiến.

2.3.2. Hoạt động VC

Sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn, Thảo về nhận nhiệm vụ giao liên ở Phú Yên. Một lần, Thảo đưa 1 cán bộ về Nam Bộ. Đó Là Lê Duẩn, người đã có ảnh hưởng lớn về hoạt động tình báo của Thảo sau nầy.

Được bổ làm Tiểu đoàn trưởng TĐ 410, quân khu 9. (Có tài liệu nói là TĐ 404 hoặc 307). Trong thời gian nầy, Thảo hướng dẫn chiến tranh du kích cho Trần Văn Đôn, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim, những người sau nầy trở thành tướng lãnh của QLVNCH.

Vợ là Phạm Thị Nhậm, em ruột giáo sư Phạm Thiều, nguyên đại sứ tại Tiệp Khắc.

2.3.3. Hoạt động tình báo

Sau Hiệp Định Genève, Lê Duẩn chỉ thị cho Phạm Ngọc Thảo không được tập kết ra Bắc phải ở lại để hình thành Lực lượng thứ 3.

Từ đó, Thảo dạy học ở một số tư thục Saigon.

Phạm Ngọc Thảo đã bị Đại tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, lùng bắt nhiều lần nhưng đều trốn thoát. Sau cùng, Thảo về Vĩnh Long làm nghề dạy học. Tỉnh nầy thuộc địa phận của Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục, vốn đã quen biết với gia đình Thảo từ trước. Ngô Đình Thục coi Phạm Ngọc Thảo như con nuôi và bảo lãnh cho vào dạy học ở trường Nguyễn Trường Tộ.

Năm 1956- Phạm Ngọc Thảo được phép đưa vợ con về Saigon và vào làm việc ở Ngân Hàng QG. Rồi được chuyển ngạch sang quân đội với cấp bậc Đại uý “Đồng Hóa”.

Năm 1956- Do sự giới thiệu của Huỳnh Văn Lang, Tổng Giám đốc Viện Hối Đoái, Bí thư Liên Kỳ Bộ của đảng Cần Lao, Phạm Ngọc Thảo được cử đi học khóa Nhân Vị ở Vĩnh Long. Và Thảo đã gia nhập đảng Cần Lao.
image030 

2.3.4. Hoạt động trong Quân Lực VNCH

- Chức vụ Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An Vĩnh Long.

- Tuyên Huấn đảng Cần Lao Nhân Vị.

Thảo biết cách khai thác nghề viết báo của mình và về Binh pháp Tôn Tử. Chỉ trong vòng một năm, Thảo đã viết 20 bài báo nói về chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, huấn luyện quân sự, phân tích binh pháp Tôn Tử, Trần Hưng Đạo. Những bài báo được giới quân sự chú ý và cả TT Diệm và Ngô Đình Nhu.

Năm 1957- Phạm Ngọc Thảo được chuyển về Phòng Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng thống với cấp bậc thiếu tá. Sau đó, giữ chức Tỉnh Đoàn trưởng Bảo An Bình Dương.

Năm 1960- Phạm Ngọc Thảo tham dự khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Đà Lạt. Giữ chức vụ Thanh Tra Khu Trù Mật.

Năm 1961- Phạm Ngọc Thảo được thăng trung tá, giữ chức Tỉnh trưởng Kiến Hòa để trắc nghiệm chương trình bình định. Thời gian nầy, Kiến Hòa (Bến Tre) trở nên ổn định không còn phục kích hay phá hoại nữa.

Tuy nhiên có nhiều tố cáo Thảo là Cộng sản nằm vùng. Thảo bị ngưng chức tỉnh trưởng Kiến Hòa và đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Hoa Kỳ.

Lý do là, Thảo đã thả hơn 2000 tù nhân đã bị giam giữ và liên lạc với bà Nguyễn Thị Định.

2.3.5. Tham gia các cuộc đảo chánh

* Đảo chánh lần thứ nhất, 1963

Tháng 9 năm 1963, bác sĩ Trần Kim Tuyến, nguyên Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị (Thực chất là trùm mật vụ) và Phạm Ngọc Thảo âm mưu 1 cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm.

Phạm Ngọc Thảo đã kêu gọi được một số đơn vị như Quân Đoàn 3, Quân Đoàn 4, Biệt Động Quân, Bảo An sẵn sàng tham gia. Nhưng âm mưu bị nghi ngờ. Trần Kim Tuyến bị đưa đi làm Tổng Lãnh Sự ở Ai Cập.

Sau ngày đảo chánh 1-11-1963 , Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đỗ. Phạm Ngọc Thảo thăng chức Đại tá làm Tuỳ Viên báo chí trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Một thời gian sau, được cử làm Tuỳ viên Văn hóa tại Tòa đại sứ VNCH ở Hoa Kỳ.

* Đảo chánh lần thứ hai năm 1965

Đầu năm 1965, Phạm Ngọc Thảo bị gọi về nước vì Nguyễn Khánh muốn bắt Thảo. Vì thế, khi về đến phi trường Tân Sơn Nhất, Thảo đào nhiệm, bỏ trốn và bí mật liên lạc với các lực lượng đối lập để tổ chức đảo chánh.

Đảo chánh với lý do rất quan trọng mà Thảo nắm được là Nguyễn Khánh và Hoa Kỳ thỏa thuận sẽ ném bom xuống miền Bắc vào ngày 20-2-1965 . Vì vậy phải đảo chánh lật Nguyễn Khánh vào ngày 19-2-1965 .

Ngày 19-2-1965: Phạm Ngọc Thảo và Tướng Lâm Văn Phát đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Saigon, bến Bạch Đằng và phi trường Tân Sơn Nhất. Tướng Nguyễn Khánh đào thoát bằng máy bay ra Vũng Tàu.

Ngày 20-2-1965: Hội Đồng các tướng lãnh họp tại Biên Hòa các tướng cử Nguyễn Chánh Thi làm chỉ huy chống lại đảo chánh. Nguyễn Chánh Thi ra lịnh cho Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát và 13 sĩ quan khác phải ra trình diện trong 24 giờ.

Ngày 21-2-1965:Các tướng tiếp tục họp tại Biên Hòa quyết định giải nhiệm Nguyễn Khánh và cử tướng Trần Văn Minh làm Tổng Tư Lệnh QLVNCH.

Ngày 22-2-1965: Quốc trưởng Phan Khắc Sửu ký sắc lịnh bổ nhiệm tướng Nguyễn Khánh làm Đại sứ lưu động. (Một hình thức trục xuất ra khỏi nước)

Ngày 25-2-1965: Nguyễn Khánh rời Việt Nam. Phạm Ngọc Thảo bỏ trốn.

2.3.6. Bị bắt và qua đời

Ngày 11-6-1965: Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát tuyên bố trả quyền lãnh đạo quốc gia lại cho Quân đội.

Ngày 14-6-1965: Uỷ Ban Lãnh Đạo Quốc Gia được thành lập do tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch.

Phạm Ngọc Thảo phải rút vào hoạt động bí mật. Thảo cho xuất bản tờ báo Việt Tiến mỗi ngày phát hành 50,000 tờ, tuyên truyền tinh thần yêu nước chống Mỹ và Thiệu.

Phạm Ngọc Thảo có 1 hàng rào bảo vệ rộng lớn từ các Xứ Đạo Biên Hòa, Hố Nai, Thủ Đức, Saigon. Có nhiều linh mục giúp đở in ấn và phát hành. Chính quyền Thiệu-Kỳ kết án tử hình và treo giải thưởng 3 triệu đồng cho ai bắt được Thảo.

Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) kể lại“Tôi thấy Thảo gặp khó khăn nên đi tìm anh để đưa về chiến khu, nhưng anh bảo vẫn còn khả năng đảo chánh để ngăn chận việc đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam”. (Võ Văn Kiệt)

Lâm Văn Phát ra trình diện và chỉ bị cách chức.

Phạm Ngọc Thảo phải trốn nhiều nơi, cuối cùng bị bắt tại Đan Viện Phước Lý, xã Vĩnh Thanh, quận Nhơn Trạch, Biên Hòa.

Lúc 3 giờ sáng ngày 16-7-1965, Thảo vừa ra khỏi Đan Viện Phước Lý thì bị An ninh Quân Đội phục kích bắt và đưa về 1 con suối nhỏ gần Biên Hòa để thủ tiêu. Tuy nhiên, Thảo không chết, chỉ bị ngất xĩu vì đạn trúng vào càm. Khi tĩnh dậy, Thảo lê lết về một nhà thờ và được Linh mục Cường, Cha Tuyên Uý của Dòng Nữ Tu Đa Minh cứu chữa.

Và Thảo bị phát giác, bị đưa về Cục An Ninh QĐ đường Nguyễn Bĩnh Khiêm. Thảo bị tra tấn cho đến chết vào đêm 17-7-1965. 43 tuổi.

Theo Larry Berman trong cuốnÓi>”Perfect Spy” thì TT Thiệu ra lịnh tra tấn và hành hạ Thảo cho thật đau đớn bằng cách dùng 1 cái thòng lọng bằng da, buộc quanh cổ và 1 cái khác thì siết mạnh nơi tinh hoàn. Cũng có tin nói rằng Đại uý Hùng Sùi bóp dái Thảo cho đến chết.

Phạm Ngọc Thảo có 7 con và vợ Thảo đi dạy hoc. Tất cả hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ. Có người con là bác sĩ ở Quận Cam, Cali.

Phạm Ngọc Thảo là 1 điệp viên đơn tuyến. Không có thượng cấp và thuộc cấp. Không thu thập tin tức mà chỉ tác động vào chính quyền.

Nhà nước CSVN truy tặng Thảo danh hiệu Liệt sĩ và quân hàm Đại tá QĐNDVN.

Cũng có nguồn tin cho rằng Phạm Ngọc Thảo là 1 gián điệp nhị trùng, nghĩa là làm việc cho CIA nữa.  Trúc Giang


Điệp Viên VNCH Võ Văn Ba

Trong Cuộc chiến Việt Nam có nhiều câu chuyện về gián điệp, tình báo mà phải về sau này người ta mới có thêm thông tin.

Cùng là gián điệp nhị trùng, nhưng không như Phạm Xuân Ẩn, cái tên Võ Văn Ba chỉ trong mấy năm nay mới được nhắc đến.

Truyền thông Việt Nam sau 1975 nói ông “chui sâu, leo cao vào nội bộ ta” trong suốt 10 năm và “gây tổn thất đáng kể cho cách mạng”.

Võ Văn Ba là ai và số phận ông ta ra sao sau 30/04/1975 khi lực lượng chính quy của Bắc VN tiến vào Sài Gòn, xóa sổ chế độ VNCH.

Trong cuộc phỏng vấn chúng tôi thực hiện cho BBC, Frank Snepp, nhà phân tích chính của CIA trong chiến tranh VN, kể những gì ông biết về Võ Văn Ba, nêu ra ý kiến cá nhân về điệp viên này và chia sẻ những gì ông tin là ông biết được thêm sau 1975.

Frank Snepp: Theo thông tin mà chính Cộng sản đưa ra sau đó, Võ Văn Ba bị một nhân viên CIA, một người Mỹ bị bắt hai tuần trước khi cuộc chiến kết thúc làm lộ. Theo bản dựng lại vụ án của Cộng sản, được công bố sau chiến tranh, nhân viên CIA này, khi bị tra tấn đã khai ra Võ Văn Ba. Ngoài ra, hành tung của Võ Văn Ba cũng bị một thông dịch viên người Việt tiết lộ. Đây là người từng làm việc với Võ Văn Ba, người này bị bắt, tôi nhớ là ở Ban Mê Thuật. Tóm lại, hai cá nhân liên quan đến CIA, khi bị tra tấn đã khai ra vai trò của ông.

Khi tôi gặp Võ Văn Ba hôm 17/4, mạng sống của ông đang bị nguy hiểm nghiêm trọng, vì trong vòng vài ngày đó ông có lẽ đã gặp những người đã bị bắt, trong đó có một số người Mỹ. Khi Sài Gòn thất thủ, Võ Văn Ba chưa di tản. Với thông tin thu thập được từ các tù nhân, phe cộng sản bắt giam ông, và họ công bố trong các phân tích thời hậu chiến là ông đã dùng thắt lưng treo cổ tự tử để khỏi bị tra tấn. Vợ ông bán hoa ở Tây Ninh dường như không bị sát hại, và tôi tin là con trai của Võ Văn Ba cũng không bị cộng sản bắt bớ, mặc dù điều này không rõ ràng.

Với tôi, Võ Văn Ba là một người hùng, một người thực sự yêu nước. Ông là một Nathan Hale (1755-1776, sĩ quan, nhà hoạt động tình báo thời cuộc chiến Cách mạng Mỹ) của miền Nam Việt Nam, và cho đến gần đây, khi Bắc Việt công bố những tài liệu riêng của họ, công chúng vẫn biết rất ít về ông. Tôi đã viết về Võ Văn Ba trong cuốn Decent Interval, nhưng lúc ấy tôi rất cẩn thận, không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào, không công bố danh tính hay thông tin xác định nào ngoại trừ việc nói rằng ông ở tỉnh Tây Ninh và là điệp viên tốt nhất của CIA. Lý do là khi viết sách, tôi không biết chắc số phận Võ Văn Ba lúc đó ra sao.

BBC: Có phải Võ Văn Ba là một trong những lý do khiến ông viết thêm một cuốn sách nữa về cuộc chiến Việt Nam. Ông biết tin Võ Văn Ba treo cổ tự tử vào lúc nào?

Frank Snepp: Kể chuyện Võ Văn Ba, tôi hy vọng sẽ tạo chất xúc tác để những người Việt tị nạn và người Việt sống ở hải ngoại tôn vinh người đàn ông này. Ông là một người miền Nam yêu nước một cách phi thường, nhưng chưa ai biết nhiều về ông, ít nhất là cho đến nay.

Tôi chỉ biết tin Võ Văn Ba chết khi an ninh Việt Nam ở Hà Nội công bố tài liệu của họ về vụ án. Trong bốn năm qua, Hà Nội đã công bố gần như tất cả những khám phá của họ về ông. Họ đã kiểm tra lời khai của tù nhân, thu giữ tài liệu và tổng hợp lại những chiến dịch mà họ cho là đã gây tổn hại cùng cực, và kết luận Võ Văn Ba là điệp viên nguy hiểm nhất từng hoạt động chống cách mạng. Họ xác nhận những gì tôi biết, đó là việc ông đã tiết lộ các tài liệu về kế hoạch và thiết kế quan trọng của Cộng sản từ năm 1965 đến khi kết thúc chiến tranh. Ông đã cung cấp hết cho CIA, vấn đề là CIA không phải lúc nào cũng tin ông.

Sài Gòn trước 1975 là nơi có nhiều hoạt động tình báo của các bên ‘theo bám’ lẫn nhau

BBC:Ông Phan Tấn Ngưu, người phụ trách liên lạc với Võ Văn Ba từ phía VNCH, viết là CIA có lúc không tin Võ Văn Ba là vì ông gặp vấn đề bị thử bằng máy phát hiện nói dối (lie detector test). Điều đó đúng không?

Frank Snepp: Vào năm 1971, có nghi ngờ rằng Võ Văn Ba là gián điệp nhị trùng hoạt động cho Cộng sản. Tôi đã có cuộc gặp kéo dài ba ngày với ông và xem qua tất cả những gì chúng tôi biết về ông, cùng với ông Phan Tấn Ngưu, sĩ quan cảnh sát của VNCH, ”handler” của Võ Văn Ba, hiện đang sống ở Quận Cam (California) và cũng là người đã công bố những gì ông biết về Võ Văn Ba kể cả việc chúng tôi đã gặp nhau.

Vào đầu năm 1971, tôi đã có thể xác minh rằng Võ Văn Ba đúng là những gì ông đã tuyên bố. Điều gây nghi ngờ là Võ Văn Ba đã đưa một số báo cáo cho các cơ quan tình báo khác của VNCH, như Phủ Đặc ủy Tình báo Trung ương và có thể cả cho cơ quan an ninh quân đội. Võ Văn Ba làm như vậy vì họ trả ông một ít tiền.

Ông cung cấp cho chúng tôi những bí mật chính, nhưng cũng kiếm thêm tiền bên ngoài. Và vì vậy, khi làm ‘lie detector test’, đồ thị của ông có những vết nhấp nhô. Ông cũng không nói với chúng tôi rằng ông trao một số bí mật cho những cơ quan đồng minh để kiếm thêm chút tiền. Đó là nguồn gốc những nghi vấn về ông. Nhưng những nghi ngờ này phần lớn đã được giải tỏa, chủ yếu là qua cuộc gặp gỡ ba ngày của tôi với ông ấy vào năm 1971.

BBC: Ông có thể so sánh Võ Văn Ba với Phạm Xuân Ẩn, điệp nổi tiếng hoạt động cho phe cộng sản Bắc Việt cũng trong cuộc chiến VN?

Frank Snepp: Phạm Xuân Ẩn nói chung là một hacker. Ông ta làm việc chống lại mục tiêu mềm yếu nhất ở miền Nam Việt Nam, đó là giới báo chí. Ông Ẩn thu thập những thông tin có giá trị mà báo chí lấy được từ Đại sứ quán Hoa Kỳ, và chuyển nó cho Bắc Việt.

Nhưng so sánh Phạm Xuân Ẩn với Võ Văn Ba, thì xin đừng làm thế. Võ Văn Ba là thứ thiệt. Ông như nhân vật trong phim James Bond. Võ Văn Ba nằm ở ngay Trung ương Cục Miền Nam của phe cộng sản, đầu não chính của họ ở miền Nam, giống như một điệp viên nằm ngay trong Lầu Năm Góc. So với Võ Văn Ba, Phạm Xuân Ẩn không là gì cả. Ý tôi là, Phạm Xuân Ẩn được ca tụng vì giới báo chí Mỹ kinh ngạc không thể tin được là họ đã bị ông ấy lừa. Vậy à? Nhưng, việc đưa ra đề xuất so sánh hai người, tôi nghĩ, là một xúc phạm với Võ Văn Ba. Thật đấy. Không phải là tôi muốn hạ giá trị Phạm Xuân Ẩn. Tôi biết ông ta là một điệp viên thông minh, nhưng xét về tầm cỡ, ông ấy không thể so với vai trò của Võ Văn Ba.

BBC:Theo ông, Võ Văn Ba đã có những thành tích đáng gì đáng ghi nhớ?

Frank Snepp: Võ Văn Ba cho Nguyễn Văn Thiệu dấu chỉ đầu tiên là Henry Kissinger đang đánh lừa miền Nam Việt Nam. Ông đã cảnh báo cho chúng tôi về Tết Mậu Thân năm 1968 mặc dù Đại sứ quán Hoa Kỳ không công nhận tất cả những điều ông nói. Ông đã giúp chúng tôi chứng thực tài liệu cho thấy phe cộng sản đã chịu những thương vong khủng khiếp vào năm 1968 và sẽ không thể tiếp tục chiến đấu với mức độ ác liệt như cũ. Điều đó giúp chúng tôi khởi động chương trình Việt Nam hóa chiến tranh. Ông đã cho chúng tôi biết phản ứng đầu tiên của phe cộng sản về việc Tổng thống Nixon từ chức vào tháng 8 năm 1974.

Võ Văn Ba báo cho chúng tôi mọi quyết định quan trọng Cộng sản đưa ra. Đây không phải là nhận định của tôi mà là nhận định của chính Bắc Việt. Họ lập một danh sách, nói là Võ Văn Ba đưa cho CIA kế hoạch cho các năm 1969, 1970, cuộc tấn công lễ Phục sinh… Võ Văn Ba cung cấp tất cả thông tin về kế hoạch ngừng bắn của họ. Bạn không cần tin tôi, mà hãy đọc những phân tích của họ, những phân tích của chính phe địch.

Ngay Bắc Việt cũng phải công nhận là Võ Văn Ba qua mặt được họ là điều rất phi thường. Đại sứ Graham Martin dần dà cũng quý mến Võ Văn Ba, vì ông cho rằng thành công của Võ Văn Ba cho thấy phe cộng sản cũng dễ bị tổn thương và có điểm yếu kém, có lỗ hổng. Vì vậy, khi Đại sứ Martin cuối cùng quyết định không tin vào cảnh báo của Võ Văn Ba là sẽ không có thỏa thuận, điều đó làm tôi sửng sốt, vì ông đã từng tin rằng điệp viên này giỏi nhất trong số những người giỏi nhất.

Hai ông Frank Snepp và Phan Tấn Ngưu tại California, Hoa Kỳ trong hình chụp gần đây

Việc Đại sứ Martin và xếp CIA Polgar giảm tầm quan trọng của những gì Võ Văn Bá cảnh báo làm tôi kinh ngạc. Nhưng những điều Võ Văn Ba nói với chúng tôi hôm 17/4, cuối cùng cũng đã được gửi về cho tổng thống trong bản tóm tắt hàng ngày, và nhờ đó đã thúc đẩy ngay kế hoạch cho trực thăng bốc người, giúp nhiều người trong chúng ta vượt thoát.

Tóm lại, chúng ta không thể kể về Chiến tranh Việt Nam mà không nhắc đến thành tích của Võ Văn Ba. Lịch sử chiến tranh Việt Nam đã được kể lại nhiều lần, nhưng không mấy ai có thông tin về Võ Văn Ba, ngoại trừ những gì tôi viết cuốn hồi ký ban đầu, nhưng cũng không dám viết gì nhiều như bây giờ.

Giờ đây tôi đã viết về Võ Văn Ba, và đến nhiều viện bảo tàng và viện nghiên cứu khác nhau để nói rằng, quý vị phải cập nhận tài liệu của quý vị về chiến tranh Việt Nam, phải kể về một số đóng góp của người đàn ông này, bởi vì những gì Võ Văn Ba báo với chúng tôi đều là tin chính xác vào những thời điểm quan trọng. Và lịch sử phải ghi rõ những gì chúng ta biết, những gì không biết, những tin chúng ta đã vì đó có hành động thích hợp, và những tin chúng ta đã phớt lờ. Phải làm thế, vì sự thật là điều then chốt của lịch sử.

Cuộc nói chuyện với với ông Frank Snepp, năm nay 78 tuổi, do Tina Hà Giang thực hiện cùng cameraman Dân Huỳnh tại Nam California, Hoa Kỳ cuối tháng 10/2021.



Ngày 20-6-1969, lịnh thủ tiêu gián điệp hai mang Thái Khắc Chuyên được thi hành. Khoảng 8 giờ tối, Đại úy Robert Marasco  những nhân viên của ...
Saigon Weekly · Ngẫm Radio · 7 thg 11, 2021
ANTV | Từ năm 1961 đến năm 1970, Lực lượng An ninh Việt Nam đã thực hiện cuộc đấu trí sử dụng điệp viên mà cơ quan tình báo CIA của Mỹ Gửi ...
YouTube · ANTV - Truyền hình Công an Nhân dân · 5 thg 6, 2019
Mỹ không muốn tiếp cận với chuyên viên người Đức ở công ty Symantec, để tránh phiền phức với đồng minh Đức, nhưng tình báo Do Thái đã thực ...
Việt Báo Văn Học Nghệ Thuật · Tự Lực Bookstore · 27 thg 1, 2021
Hà Huy Hoàng, 55 tuổi, từng là phóng viên báo Thế giới  Việt Nam thuộc Bộ Ngoại giao, bị xử vì tội gián điệp theo Điều 80 Bộ Luật hình sự  ...
VOA Tiếng Việt · Phạm Chí Dũng · 17 thg 4, 2018
Na Uy là thành viên NATO giáp biên giới với Nga ở Bắc Cực  đã tăng cường an ninh sau cuộc xâm lược của Moscow tại Ukraine hồi tháng Hai.
VOA Tiếng Việt · Reuters · 26 thg 10, 2022
BÍ MẬT VỤ ÁN GIÁN ĐIỆP BIỆT KÍCH K50 Ở HÀ TĨNH I TRUYỆN TÌNH BÁO (32) ... (TRỌN BỘ) TIỂU THUYẾT TÌNH BÁO / ĐIỆP VIÊN 022 / TRUYỆN TÌNH BÁO ...
YouTube · Truyện Tình Báo · 3 thg 4, 2021
Ngôi sao của mảng phim hành động Jason Statham – người vào vai Rick Ford – miêu tả về nhân vật của mình: “Nó hoàn toàn khác biệt so với những gì ...
hanoimoi.com · CGV Cinemas Vietnam · 20 thg 5, 2015
Nguyễn Đăng Hào: Điệp vụ phản gián đối đầu với CIA Mỹ | NVSK | ANTV. 15K views · 3 years ago #nhânvậtsựkiện ...more ...
YouTube · ANTV - Truyền hình Công an Nhân dân · 2 thg 8, 2019
VỤ Đ.Á.N.H B.O.M I TRUYỆN TÌNH BÁO ĐIỆP VIÊN 022 I TRUYỆN PHẢN GIÁNCuốn sách kể về cuộc đời hoạt động tình báo của ông Nguyễn Ngọc Lạn tức ...
YouTube · Truyện Tình Báo · 2 thg 11, 2021



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
TÌM BẠN: NỮ SINH VIÊN ĐẠI HỌC MONTREALTÌM BẠN TRAI
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 322 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 223 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 221 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 186 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 183 lần]
TÌM BẠN: NỮ SINH VIÊN ĐẠI HỌC MONTREALTÌM BẠN TRAI [Đã đọc: 53 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.