Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 24838466

 
Tin tức - Sự kiện 18.04.2024 19:47
Quỹ đầu tư quốc gia Nga sắp cạn kiệt, phá sản kinh tế
14.01.2023 11:17

Doanh thu từ dầu khí giảm 1/3, ngân sách Nga bị ảnh hưởng nặng nề, quỹ đầu tư quốc gia sắp cạn kiệt

Doanh thu từ dầu khí giảm 1/3, ngân sách Nga bị ảnh hưởng nặng nề, quỹ đầu tư quốc gia sắp cạn kiệt

Xuất khẩu khí đốt tự nhiên chiếm từ 10% đến 15% doanh thu của chính phủ Nga vào năm ngoái.

Trang Politico nhận định, các biện pháp trừng phạt, giá dầu mỏ và khí đốt tự nhiên giảm, cũng như nhu cầu đối với hydrocarbon của Nga giảm do ảnh hưởng bởi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, sẽ tác động tiêu cực đến ngân sách của Điện Kremlin trong năm nay và có thể khiến quỹ tài sản quốc gia khổng lồ của nước này bị ảnh hưởng nặng nề.

Doanh thu xuất khẩu dầu khí chiếm 45% ngân sách chính phủ Nga năm ngoái. Bất chấp các lệnh trừng phạt và nỗ lực loại bỏ năng lượng Nga của Mỹ và phương Tây, Nga đã thu về 155 tỷ euro từ hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt trong năm 2022, cao hơn 30% so với năm trước.

Nhưng theo các chuyên gia, “tuần trăng mật lợi nhuận trời cho” của Nga đã kết thúc.

Hôm 10/1, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết, thâm hụt ngân sách năm ngoái của nước này là 2,3% GDP, còn trước khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, kinh tế Nga đang có thặng dư.

Trong dự toán ngân sách chính phủ Nga được đưa ra vào tháng 12/2022, Điện Kremlin dự đoán rằng, doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt sẽ giảm 23% trong năm nay.

Nhưng Alexandra Prokopenko - một nhà phân tích độc lập và cựu quan chức ngân hàng trung ương Moscow – cho rằng, con số đó là “rất lạc quan” . Ước tính của riêng bà là những khoản thu đó sẽ giảm khoảng 1/3.

Bà Prokopenko nói: “Rõ ràng là năm nay sẽ khá khó khăn đối với ngân sách Nga. “Nga đã mất thị trường cao cấp [EU] đối với cả dầu mỏ và chủ yếu là khí đốt.”

Xuất khẩu khí đốt tự nhiên chiếm từ 10% đến 15% doanh thu của chính phủ Nga vào năm ngoái, nhưng chúng đã giảm mạnh khi EU cố gắng đa dạng hóa nguồn cung, trong khi Điện Kremlin cắt giảm dòng chảy khí đốt đến châu Âu, bao gồm cả đường ống dẫn khí dưới biển Nord Stream hiện đã bị hủy hoại.

Do đó, Gazprom vào tuần trước đã công bố rằng, xuất khẩu khí đốt tự nhiên đã giảm mạnh 46% trong năm ngoái.

Georg Zachmann - thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Bruegel - nói: “Bây giờ tôi cho rằng nó đang thực sự bắt đầu gây tổn hại.”

Theo trang Politico, có những dấu hiệu cho thấy Moscow đang cố gắng quay lại.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh vào cuối tháng 12/2022 nới lỏng yêu cầu thanh toán khí đốt chỉ bằng đồng rúp cho các quốc gia “không thân thiện”, chủ yếu là EU. Một số quốc gia đã từ chối tuân thủ yêu cầu trước đó, dẫn đến việc giao hàng bị gián đoạn.

Doanh thu từ dầu khí giảm 1/3, ngân sách Nga bị ảnh hưởng nặng nề, quỹ đầu tư quốc gia sắp cạn kiệt - Ảnh 1.

Vàng đen

Hoạt động xuất khẩu dầu béo bở hơn của Nga cũng đang bị nghi ngờ.

Janis Kluge - cộng sự cấp cao tại Viện các vấn đề quốc tế và an ninh của Đức - cho biết, lệnh cấm gần như hoàn toàn của EU đối với việc nhập khẩu dầu thô của Nga bắt đầu từ ngày 5/12/2022 là “biện pháp quan trọng nhất được thực hiện cho đến nay đối với ngân sách của Nga” .

Ông Kluge nói thêm, lệnh cấm của EU đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga bắt đầu từ ngày 5/2/2023 sẽ làm tăng thêm điều này.

Theo trang Politico, tác động của kế hoạch áp trần giá dầu Nga ở mức 60 USD/thùng của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) vẫn chưa rõ ràng, nhưng có những dấu hiệu ban đầu cho thấy, các thương nhân ở các quốc gia không tham gia kế hoạch này, như Trung Quốc, đang lợi dụng chính nó để đổi lấy mức chiết khấu cao hơn.

Theo tổ chức phân tích thị trường và báo giá năng lượng Argus Media, dầu thô Urals của Nga đang giao dịch ở mức 37,9 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent là hơn 80 USD/thùng.

Điện Kremlin đã đáp trả bằng cách cho biết, họ sẽ cấm tất cả hoạt động xuất khẩu dầu thô sang các nước tham gia kế hoạch áp trần giá dầu Nga của G7 từ ngày 1/2/2023, và hạn chế sản lượng ở mức 700.000 thùng/ngày - tương đương 7% sản lượng hàng ngày của Nga.

Nhưng chuyên gia Prokopenko cho biết, Nga chỉ có một đội tàu hạn chế và phải dựa vào các tàu chở dầu của phương Tây để vận chuyển dầu. Bà gọi nỗ lực của Tổng thống Putin nhằm trừng phạt các quốc gia tham gia kế hoạch của G7 là “hoàn toàn vô ích” vì nhiều điều khoản vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Bà Prokopenko nói: “Moscow không [có] đủ công cụ để trả đũa."

Chuyên gia Kluge cho biết, bức tranh thậm chí còn tồi tệ hơn vì các ngân hàng trung ương đang tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, và các nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại thì sử dụng ít năng lượng hơn.

Bộ trưởng Tài chính Nga Siluanov cho biết, nền kinh tế nước này ước tính suy giảm 2,7% vào năm 2022, và thâm hụt ngân sách sẽ ở mức 2% GDP vào năm 2023.

Nhưng theo chuyên gia Kluge, 3% sẽ là con số thực tế hơn.

Ông Kluge cho biết, việc này sẽ không ảnh hưởng đến chiến lược quân sự của Tổng thống Nga, đồng thời chỉ ra thực tế rằng Điện Kremlin đang tăng chi tiêu quân sự và an ninh nội địa lên 50% trong ngân sách năm nay.

Nhưng điều đó có nghĩa là “sự đánh đổi mạnh mẽ” trong ngân sách, thể hiện qua việc cắt giảm thực tế đối với các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và giáo dục, trong khi chỉ riêng chi tiêu công và cơ sở hạ tầng đã bị cắt giảm 1/5.

Hiện tại, Nga đang rút tiền từ quỹ đầu tư quốc gia trị giá 149 tỷ euro của mình. Bộ trưởng Tài chính Nga Siluanov cho biết dự kiến ​​sẽ rút 29 tỷ USD.

Chuyên gia Kluge dự đoán rằng, quỹ này có thể cạn kiệt “vào năm 2025”.

Lá bài năng lượng Nga mất dần sức nặng

Nga tin rằng chiến lược cắt giảm khí đốt sẽ khiến châu Âu khổ sở trong mùa đông lạnh giá và từ bỏ ủng hộ Ukraine, nhưng thực tế không như mong đợi.

Kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, một câu hỏi khiến các nước châu Âu đau đầu là chuyện gì sẽ xảy ra nếu Moskva cắt nguồn khí đốt cho châu lục.

Nỗi lo Nga cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu cũng là con át chủ bài mà Tổng thống Putin kỳ vọng giúp mang lại lợi thế cho ông khi xung đột kéo dài tới mùa đông. Từ lâu, nhiều nước châu Âu đã phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga để sưởi ấm các gia đình và cung cấp năng lượng cho nhà máy.

Theo giới chuyên gia, ông Putin tin rằng khi nguồn cung khí đốt bị cắt giảm giữa mùa đông lạnh lẽo, các nước châu Âu sẽ chịu sức ép rất lớn từ dư luận và buộc phải giảm ủng hộ Ukraine. Áp lực đó có thể buộc các lãnh đạo châu Âu kêu gọi nới lỏng lệnh trừng phạt Nga hoặc hối thúc Ukraine chấp nhận đàm phán theo điều khoản có lợi cho Moskva.

"Nga cho rằng một trong những vũ khí tốt nhất của họ trong cuộc chiến này chính là mùa đông", Keir Giles, thành viên tư vấn cấp cao tại tổ chức Chatham House ở Anh, nói.

"Nga đã tìm cách tận dụng mùa đông để tăng sức mạnh cho một công cụ khác: vũ khí năng lượng. Nga đặt cược mùa đông lạnh giá sẽ khiến châu Âu tin rằng sự ủng hộ dành cho Ukraine không đáng để họ phải hứng chịu nỗi đau", Giles nói thêm.

Quan chức Đức tại cơ sở lưu trữ khí đốt ở Lubmin, miền bắc Đức hồi tháng 8/2022. Ảnh: AFP.

Quan chức Đức tại cơ sở lưu trữ khí đốt ở Lubmin, miền bắc Đức hồi tháng 8/2022. Ảnh: AFP.

Nhưng mùa đông năm nay ở Tây Âu và Trung Âu ấm áp hơn dự kiến. Cùng với đó, nỗ lực giảm tiêu thụ khí đốt quyết liệt của Liên minh châu Âu (EU) đã khiến con át chủ bài của ông Putin mất dần sức nặng.

Việc giảm nhu cầu tiêu thụ đã giúp tăng đảm bảo cho nguồn cung khí đốt của châu Âu, vốn dịch chuyển từ Nga sang các nhà sản xuất khác, chủ yếu là Mỹ và Na Uy. Nguồn cung mới lớn nhất là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) chủ yếu được nhập từ Mỹ. Châu Âu cũng chạy đua xây dựng các cảng LNG mới, trong đó có cảng tại Lubmin, miền bắc nước Đức.

Giới quan sát cho rằng các chính phủ châu Âu hiện có cơ hội rất lớn để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga và chuẩn bị tốt hơn cho mùa đông tiếp theo. Điều này có thể giúp duy trì mặt trận thống nhất của phương Tây khi xung đột Ukraine chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Adam Bell, cựu quan chức năng lượng Anh, nói rằng mùa đông ấm áp đã giúp châu Âu có thêm một năm để ứng phó với nguy cơ khủng hoảng năng lượng. "Nếu tháng 12 và tháng 1 lạnh hơn, châu Âu sẽ tiêu thụ nhiều khí đốt dự trữ hơn", ông nói.

Nhu cầu khí đốt của Liên minh châu Âu đã giảm khoảng 20% trong quý IV năm 2022 so với một năm trước đó, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Tiêu thụ khí đốt ở Đức đầu tháng 12 năm ngoái thấp hơn 15% so với dự kiến.

"Khả năng thích ứng và nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của châu Âu vượt xa những gì tôi nghĩ", Svein Tore Holsether, giám đốc điều hành công ty phân bón Yara International, một trong những doanh nghiệp tiêu thụ khí đốt lớn nhất châu Âu, cho biết.

Nếu châu Âu kết thúc mùa đông với lượng khí đốt dự trữ đủ nhiều, chính phủ các nước sẽ không phải chạy đua mua lượng lớn khí đốt để lấp đầy kho trước mùa đông tới.

Tuy nhiên, Adam Bell cảnh báo chỉ dự trữ khí đốt là không đủ. "Cần phải làm nhiều việc hơn nữa. Các ngôi nhà, văn phòng cần có hệ thống cách nhiệt để giảm lãng phí năng lượng. Các công ty cũng cần thay đổi quy trình sản xuất để không phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên", ông cho hay.

Giới phê bình cho rằng châu Âu đã tập trung quá nhiều vào giá khí đốt trong ngắn hạn, thay vì đầu tư vào các biện pháp dài hạn hơn như cải thiện hiệu suất hoặc năng lượng tái tạo.

"Điều đầu tiên mọi người thường nghĩ tới là giảm giá khí đốt, bởi nó sẽ trực tiếp giải quyết lo ngại về chi phí của các hộ gia đình và doanh nghiệp. Nhưng làm cho giá khí đốt rẻ hơn sẽ đánh mất động lực giảm mức tiêu thụ tổng thể", Milan Elkerbout, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu ở Bỉ, nói.

Elkerbout thêm rằng các chính trị gia có xu hướng coi hiệu suất năng lượng là mục tiêu lớn cần thực hiện trong dài hạn. "Nhưng ngay cả những biện pháp cải thiện hiệu suất năng lượng trong ngắn hạn cũng có thể góp phần vào sự thay đổi về mức tiêu thụ", ông nói.

Song rủi ro đối với nguồn cung khí đốt của châu Âu vẫn hiện hữu. Nga, quốc gia cung cấp khoảng 80% khí đốt của châu Âu, có thể ngừng hoàn toàn giao hàng trong thời gian tới. Nền kinh tế Trung Quốc đang mở cửa trở lại sau khi chính phủ nới lỏng chính sách "Không Covid" và dự kiến tăng nhu cầu nhập khẩu LNG, có thể đẩy giá thị trường toàn cầu tăng cao.

Ngoài ra, các nhà khoa học khí hậu cho biết châu Âu ngày càng có nguy cơ đối mặt các đợt nắng nóng bất thường và hạn hán giống như hè năm 2022, khiến sản lượng thủy điện bị sụt giảm mạnh.

"Nguồn dự trữ chưa dư thừa. Chúng tôi vẫn ở trong tình thế mà giá có thể tăng đột biến nếu có sự cố xảy ra", Ben McWilliams, nhà phân tích tại tổ chức Bruegel ở Bỉ, nói.

Tuy nhiên, giới phân tích lạc quan rằng khả năng cắt giảm tiêu thụ năng lượng của châu Âu trong mùa đông này cho thấy lục địa có thể bảo vệ nền kinh tế khỏi những cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai.

"Vào giữa những năm 1970, khi chứng kiến cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên, chúng tôi đã có một cuộc cách mạng thực sự về hiệu suất năng lượng. Chúng tôi giờ có thể thấy khởi đầu của một giai đoạn khác như thế", Brian Motherway, thành viên của IAE, chia sẻ.

Thanh Tâm (Theo CNN, WSJ)

Nga phủ nhận tấn công tòa nhà ở Dnepr, Mỹ mở rộng đào tạo binh sĩ Ukraine ở Đức

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố quân đội Nga không tấn công các tòa nhà dân sinh sau vụ việc ở thành phố Dnepr của Ukraine.

Phía Ukraine cáo buộc Nga là thủ phạm gây ra vụ nổ tại tòa nhà dân sinh ở thành phố Dnepr vào ngày 14/1 khiến hàng chục người thiệt mạng. 

Tuy nhiên, ông Peskov tuyên bố: “Các lực lượng vũ trang Nga không tấn công những tòa nhà dân sinh, hoặc cơ sở hạ tầng xã hội. Các đợt tấn công chỉ nhằm vào mục tiêu quân sự. Phía đại diện của Ukraine cũng nói rằng thảm kịch là hậu quả từ hoạt động của tên lửa phòng không”. 

Nga phủ nhận tấn công tòa nhà dân sinh ở thành phố Dnepr của Ukraine. (Ảnh: AP)

Theo số liệu mới nhất được Cơ quan Khẩn cấp Ukraine công bố, ít nhất 36 người đã tử vong và 75 người khác bị thương trong vụ nổ gây thiệt hại nặng nề cho tòa nhà ở thành phố Dnepr. Công tác cứu hộ đã giải cứu được khoảng 40 người bị chôn vùi trong đống đổ nát. Tuy nhiên, số phận của 34 nạn nhân còn lại vẫn chưa được xác định. 

Trước đó, ông Aleksey Arestovich, cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky, nói rằng vụ nổ xảy ra ở tòa nhà tại Dnepr sau khi hệ thống phòng không Ukraine đánh chặn một tên lửa của Nga khiến tên lửa phát nổ khi rơi xuống phía dưới.  

Quân đội Ukraine cho rằng Nga đã sử dụng Kh-22, tên lửa hành trình siêu thanh, trong vụ việc này. 

Mỹ mở rộng huấn luyện cho Ukraine

Hôm nay (16/1), Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho hay Washington đã triển khai mở rộng chương trình huấn luyện cho các binh sĩ Ukraine tại Đức vào ngày 15/1. Mục tiêu của Mỹ là đưa 500 binh sĩ Ukraine quay trở lại vùng chiến sự trong vòng 5 – 8 tuần tới. 

Chương trình huấn luyện được công bố sau khi Mỹ thông báo vào đầu tháng này về việc chuyển hàng chục xe chiến đấu bộ binh Bradley cho Ukraine. Đức và Pháp cũng hứa hẹn cung cấp loại xe này cho quân đội Ukraine. 

Cuối tuần qua, Anh chính thức xác nhận sẽ cung cấp 14 tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 cho Kiev. 

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng đang xem xét điều khoản phương Tây “trang bị thêm vũ khí hạng nặng” cho chính quyền của Tổng thống Zelensky trong “tương lai gần”. 

Minh Thu 




Lá bài năng lượng Nga mất dần sức nặng

Nga tin rằng chiến lược cắt giảm khí đốt sẽ khiến châu Âu khổ sở trong mùa đông lạnh giá và từ bỏ ủng hộ Ukraine, nhưng thực tế không như mong đợi.

Kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, một câu hỏi khiến các nước châu Âu đau đầu là chuyện gì sẽ xảy ra nếu Moskva cắt nguồn khí đốt cho châu lục.

Nỗi lo Nga cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu cũng là con át chủ bài mà Tổng thống Putin kỳ vọng giúp mang lại lợi thế cho ông khi xung đột kéo dài tới mùa đông. Từ lâu, nhiều nước châu Âu đã phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga để sưởi ấm các gia đình và cung cấp năng lượng cho nhà máy.

Theo giới chuyên gia, ông Putin tin rằng khi nguồn cung khí đốt bị cắt giảm giữa mùa đông lạnh lẽo, các nước châu Âu sẽ chịu sức ép rất lớn từ dư luận và buộc phải giảm ủng hộ Ukraine. Áp lực đó có thể buộc các lãnh đạo châu Âu kêu gọi nới lỏng lệnh trừng phạt Nga hoặc hối thúc Ukraine chấp nhận đàm phán theo điều khoản có lợi cho Moskva.

"Nga cho rằng một trong những vũ khí tốt nhất của họ trong cuộc chiến này chính là mùa đông", Keir Giles, thành viên tư vấn cấp cao tại tổ chức Chatham House ở Anh, nói.

"Nga đã tìm cách tận dụng mùa đông để tăng sức mạnh cho một công cụ khác: vũ khí năng lượng. Nga đặt cược mùa đông lạnh giá sẽ khiến châu Âu tin rằng sự ủng hộ dành cho Ukraine không đáng để họ phải hứng chịu nỗi đau", Giles nói thêm.

Quan chức Đức tại cơ sở lưu trữ khí đốt ở Lubmin, miền bắc Đức hồi tháng 8/2022. Ảnh: AFP.

Quan chức Đức tại cơ sở lưu trữ khí đốt ở Lubmin, miền bắc Đức hồi tháng 8/2022. Ảnh: AFP.

Nhưng mùa đông năm nay ở Tây Âu và Trung Âu ấm áp hơn dự kiến. Cùng với đó, nỗ lực giảm tiêu thụ khí đốt quyết liệt của Liên minh châu Âu (EU) đã khiến con át chủ bài của ông Putin mất dần sức nặng.

Việc giảm nhu cầu tiêu thụ đã giúp tăng đảm bảo cho nguồn cung khí đốt của châu Âu, vốn dịch chuyển từ Nga sang các nhà sản xuất khác, chủ yếu là Mỹ và Na Uy. Nguồn cung mới lớn nhất là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) chủ yếu được nhập từ Mỹ. Châu Âu cũng chạy đua xây dựng các cảng LNG mới, trong đó có cảng tại Lubmin, miền bắc nước Đức.

Giới quan sát cho rằng các chính phủ châu Âu hiện có cơ hội rất lớn để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga và chuẩn bị tốt hơn cho mùa đông tiếp theo. Điều này có thể giúp duy trì mặt trận thống nhất của phương Tây khi xung đột Ukraine chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Adam Bell, cựu quan chức năng lượng Anh, nói rằng mùa đông ấm áp đã giúp châu Âu có thêm một năm để ứng phó với nguy cơ khủng hoảng năng lượng. "Nếu tháng 12 và tháng 1 lạnh hơn, châu Âu sẽ tiêu thụ nhiều khí đốt dự trữ hơn", ông nói.

Nhu cầu khí đốt của Liên minh châu Âu đã giảm khoảng 20% trong quý IV năm 2022 so với một năm trước đó, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Tiêu thụ khí đốt ở Đức đầu tháng 12 năm ngoái thấp hơn 15% so với dự kiến.

"Khả năng thích ứng và nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của châu Âu vượt xa những gì tôi nghĩ", Svein Tore Holsether, giám đốc điều hành công ty phân bón Yara International, một trong những doanh nghiệp tiêu thụ khí đốt lớn nhất châu Âu, cho biết.

Nếu châu Âu kết thúc mùa đông với lượng khí đốt dự trữ đủ nhiều, chính phủ các nước sẽ không phải chạy đua mua lượng lớn khí đốt để lấp đầy kho trước mùa đông tới.

Tuy nhiên, Adam Bell cảnh báo chỉ dự trữ khí đốt là không đủ. "Cần phải làm nhiều việc hơn nữa. Các ngôi nhà, văn phòng cần có hệ thống cách nhiệt để giảm lãng phí năng lượng. Các công ty cũng cần thay đổi quy trình sản xuất để không phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên", ông cho hay.

Giới phê bình cho rằng châu Âu đã tập trung quá nhiều vào giá khí đốt trong ngắn hạn, thay vì đầu tư vào các biện pháp dài hạn hơn như cải thiện hiệu suất hoặc năng lượng tái tạo.

"Điều đầu tiên mọi người thường nghĩ tới là giảm giá khí đốt, bởi nó sẽ trực tiếp giải quyết lo ngại về chi phí của các hộ gia đình và doanh nghiệp. Nhưng làm cho giá khí đốt rẻ hơn sẽ đánh mất động lực giảm mức tiêu thụ tổng thể", Milan Elkerbout, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu ở Bỉ, nói.

Elkerbout thêm rằng các chính trị gia có xu hướng coi hiệu suất năng lượng là mục tiêu lớn cần thực hiện trong dài hạn. "Nhưng ngay cả những biện pháp cải thiện hiệu suất năng lượng trong ngắn hạn cũng có thể góp phần vào sự thay đổi về mức tiêu thụ", ông nói.

Song rủi ro đối với nguồn cung khí đốt của châu Âu vẫn hiện hữu. Nga, quốc gia cung cấp khoảng 80% khí đốt của châu Âu, có thể ngừng hoàn toàn giao hàng trong thời gian tới. Nền kinh tế Trung Quốc đang mở cửa trở lại sau khi chính phủ nới lỏng chính sách "Không Covid" và dự kiến tăng nhu cầu nhập khẩu LNG, có thể đẩy giá thị trường toàn cầu tăng cao.

Ngoài ra, các nhà khoa học khí hậu cho biết châu Âu ngày càng có nguy cơ đối mặt các đợt nắng nóng bất thường và hạn hán giống như hè năm 2022, khiến sản lượng thủy điện bị sụt giảm mạnh.

"Nguồn dự trữ chưa dư thừa. Chúng tôi vẫn ở trong tình thế mà giá có thể tăng đột biến nếu có sự cố xảy ra", Ben McWilliams, nhà phân tích tại tổ chức Bruegel ở Bỉ, nói.

Tuy nhiên, giới phân tích lạc quan rằng khả năng cắt giảm tiêu thụ năng lượng của châu Âu trong mùa đông này cho thấy lục địa có thể bảo vệ nền kinh tế khỏi những cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai.

"Vào giữa những năm 1970, khi chứng kiến cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên, chúng tôi đã có một cuộc cách mạng thực sự về hiệu suất năng lượng. Chúng tôi giờ có thể thấy khởi đầu của một giai đoạn khác như thế", Brian Motherway, thành viên của IAE, chia sẻ.

Nguy cơ 'tất cả cùng thua' khi xung đột Ukraine kéo dài

Tính toán của Nga khi đề xuất lập trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ

Tính toán của Nga khi đề xuất lập trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ

Nga tuyên bố 'giải phóng' thị trấn chiến lược ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã kiểm soát hoàn toàn thị trấn Soledar, đẩy Ukraine tại Bakhmut vào thế có thể bị cô lập.

Nga tuyên bố giải phóng thị trấn chiến lược ở Ukraine - Ảnh 1.

Pháo binh Ukraine khai hỏa vào các vị trí quân Nga ở Soledar ngày 11-1 - Ảnh: REUTERS

Trong tuyên bố ngày 13-1, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định đã "giải phóng" được Soledar từ đêm trước. Thị trấn này nằm ở miền đông Ukraine, là tâm điểm giao tranh ác liệt nhất từ đầu cuộc chiến.

Tuyên bố nhấn mạnh quân đội Nga đã chiếm được các điểm cao quanh Soledar. Thị trấn nhiều mỏ muối của Ukraine đã bị phong tỏa từ phía bắc và phía nam.

Quân đội Nga đã liên tục oanh tạc Soledar trong đêm 12-1 bằng máy bay, tên lửa và pháo binh.

Hiện Ukraine chưa lên tiếng bình luận về thông tin của Nga. Trước đó, Ukraine tuyên bố vẫn đang cầm cự tại Soledar, sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenski bác tin thất trận.

Cả Nga và Ukraine đều chịu tổn thất lớn trong cuộc chiến giành thị trấn chỉ hơn 14km2. Theo giới phân tích, nếu Soledar rơi vào tay Nga, quân Ukraine tại thị trấn Bakhmut sẽ sớm bị cô lập.

Bakhmut cách Soledar chưa đầy 20km về phía tây nam và là tâm điểm giao tranh trong mấy tuần qua. Cả hai thị trấn này có tổng diện tích chưa tới 60km2

"Ngay cả khi cả Bakhmut và Soledar đều rơi vào tay người Nga, nó sẽ không có tác động chiến lược đối với cuộc chiến", người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby khẳng định. Theo ông, Kiev sẽ không vì mất hai thị trấn này mà giảm cường độ phản công.

Tuy nhiên đối với Nga, đây sẽ là chiến thắng có ý nghĩa lớn, giúp vực dậy sĩ khí. Matxcơva đang tìm chiến thắng ở Ukraine trong bối cảnh "chiến dịch quân sự đặc biệt" đang bế tắc.

"Ukraine đã là thành viên trên thực tế của NATO"

Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov trong cuộc phỏng vấn ngày 13-1.

Ông nhấn mạnh việc Ukraine chưa được xem là thành viên NATO chỉ là mặt thủ tục và hình thức. Tư cách thành viên NATO sẽ giúp Ukraine nhận được sự bảo vệ nếu bị nước khác tấn công, bao gồm cả Nga.

"Tôi chắc chắn rằng trong tương lai gần, chúng tôi sẽ trở thành thành viên của NATO theo luật định", ông Reznikov cam đoan.

Tổng thống Ukraine khẳng định chưa mất thành phố SoledarTổng thống Ukraine khẳng định chưa mất thành phố Soledar

Khẳng định Nga vẫn chưa kiểm soát Soledar, Tổng thống Volodymyr Zelensky nói Ukraine đang củng cố lực lượng ở biên giới và các khu vực phía bắc gần Belarus.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 827 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 471 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 402 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 364 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 341 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 337 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 289 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 279 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 246 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 241 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.