Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 15
 Lượt truy cập: 25896655

 
Bản sắc Việt » Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh 02.12.2024 09:08
Bi kịch lấy chồng ngoại quốc
25.08.2007 19:04

Trong xã hội VN hiện nay vì hoàn cảnh nghèo đói nông thôn do chế độ CS mang lại, nông dân không còn lối thoát sinh tồn đến nỗi phải bán con cho người ngoại quốc để họ hành hạ, giết chết, tra tấn thua con vật. Trách chính quyền VC đã đành nhưng không thể không trách những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm, tham tiền để đưa đến thảm trạng bi đát hiện nay làm xốn xang nhục nhã dân tộc VN mà ai cũng mủi lòng, điều chưa bao giờ xãy ra trong lịch sử 4000 năm văn hiến


                                 
Hình minh họa gái VN thoát y tập thể trước một ông già Đại Hàn tuyển lựa làm vợ
 

Cô dâu Việt Nam bị người chồng Ðài Loan dùng khổ hình tra tấn dã man.
[ 25/08/07 02:02 © xaluan ]

clink to view full size image
ảnh minh họa

(Taiwan 21/06/2004) - Ðoàn Thị N L, một giáo dân Công giáo, hiền lành, đạo đức, thuộc Giáo Xứ... Cũng chỉ vì muốn đổi đời, nên cô đã chấp nhận lấy chồng Ðài Loan. Ngày hôn lễ, Ðoàn Thị N L mới 18 tuổi. Gia đình tổ chức đám cưới long trọng, bà con bạn bè ai nấy hân hoan đến tham dự tiệc cưới với những lời chúc trăm năm hạnh phúc, sống yêu thương nhau cho dù lúc khỏe mạnh hay lúc đau yếu...

Và cũng kể từ ngày đó, Ðoàn Thị N L đã bắt đầu bước vào một cuộc đời mới, một cuộc sống khổ ải như địa ngục. Suốt 7 tháng dài bị người chồng Ðài Loan hành hạ, đọa đày, mà các báo chí Ðài Loan gọi là "còn khổ ải hơn là 12 kiểu khổ hình tra tấn dã man thời các bạo chúa ngày xưa của Trung Quốc".

Cảnh sát Ðài Loan sau khi điều tra và thu thập tất cả các chứng cớ đã báo cáo như sau:

Cặp vợ chồng người Ðài Loan, ông Lưu Chánh Kỳ (Mr Liu Cheng Chi), 39 tuổi, và bà Lâm Lệ Như (Ms Lin Lee zhu), 34 tuổi. Hai người có với nhau một người con gái. Nhưng sau đó, vì bà Lâm Lệ Như thường hay bị sẩy thai, không thể sinh cho ông một đứa con trai theo phong tục của người Trung Hoa để nối dõi tông đường. Bởi vậy, Lưu Chánh Kỳ, sau nhiều lần thuyết phục và bàn thảo với vợ, vào tháng Giêng năm 2002 hai người đồng ý ký tên, giả vờ ly dị, để ông có thể đi Việt Nam cưới một cô dâu Việt Nam đưa về Ðài Loan, một đằng có thể giúp họ đẻ thêm một đứa con trai nối dõi tông đường, đàng khác cũng có thể giúp quán xuyến mọi việc trong nhà, phục vụ mọi người.

Co Dau Viet Nam

Sau khi ký giấy tờ giả vờ ly dị, Lưu Chánh Kỳ đi Việt Nam. Ngày 13 tháng 3 năm 2002, Lưu Chánh Kỳ cùng cô dâu Việt Nam Ðoàn Thị N L kết hôn với nhau tại Việt Nam. Vào tháng 4 năm 2002, Ðoàn Thị N L được bảo lãnh qua Ðài Loan. Lưu Chánh Kỳ bắt đầu sống một cuộc sống như hoàng đế, mỗi đêm về, ngủ chung một giường với cả hai người vợ, một vợ đã giả ly dị và một vợ vừa mới cưới từ Việt Nam (báo chí Ðài Loan viết là Lưu Chánh Kỳ và Lâm Lệ Như cưỡng bức Ðoàn Thị N L phải "chơi trò 3 người trên một giường"). Ban ngày, Ðoàn Thị N L phải phục vụ cả gia đình như một người nô lệ. Từ tháng 7 năm 2002 đến ngày 15 tháng 2 năm 2003, Lưu Chánh Kỳ và Lâm Lệ Như bắt đầu hành hạ cô dâu Việt Nam Ðoàn Thị N L, nhốt cô ở trên Lầu 4, tại một căn nhà của họ ở đường Thủy Cảnh, Thành Phố Ðài Trung (Shuey Ching Rd, Taichung City). Cấm cô không được đi ra khỏi căn lầu, mỗi ngày chỉ cho ăn một bữa, chỉ được đi đại hay tiểu tiện hai lần trong ngày. Nhiều lúc bí quá cô đã tiểu tiện ra cả trong quần.

Co Dau Viet Nam

Vì ăn chơi trác táng, Lưu Chánh Kỳ đã bị nhiễm trùng đường tiểu, ông đổ lỗi cho Ðoàn Thị N L đã truyền nhiễm bệnh cho ông. Ông và Lâm Lệ Như bắt đầu dùng những hình thức tra tấn dã man cưỡng bức Ðoàn Thị N L phải ký những tờ giấy được viết sẵn bằng tiếng Trung Hoa, để làm bằng chứng đòi Công Ty Giới Thiệu Hôn Nhân phải bồi thường tiền lại cho hai người. Họ cưỡng bức bắt Ðoàn Thị N L phải ký nhận là trước kia đã từng làm gái mãi dâm, thường xuyên ăn nằm với khách ở khách sạn nên đã bị nhiễm bệnh đường tiểu, và vì vậy đã truyền nhiễm bệnh cho Lưu Chánh Kỳ. Họ thẳng tay tra tấn hành hạ cô. Nhiều lúc, Ðoàn Thị N L bị hai người trói lại, bị dùng kim đâm vào tay, rồi ngâm hai bàn tay bị thương trong nước muối. Hai người còn dùng dao dí vào lưng, rạch những vết thương chảy máu, bắt cô nhắm mắt lại rồi lấy giây thun bắn vào mí mắt làm hai mắt bị sưng vù và đau nhức. Sau 7 tháng bị ngược đãi và hành hạ, Ðoàn Thị N L từ một cô gái khỏe mạnh 48 ký biến thành một cô gái gầy còm teo xương chỉ còn lại 28 ký.

Co Dau Viet Nam Co Dau Viet Nam

Sau 7 tháng bị ngược đãi và hành hạ, Ðoàn Thị N L từ một cô gái khỏe mạnh 48 ký

biến thành một cô gái gầy còm teo xương chỉ còn lại 28 ký

Tất cả các giấy tờ của Ðoàn Thị N L, Hộ Chiếu, Thẻ Cư Trú, đều bị Lưu Chánh Kỳ cất giữ, và cấm cô không được liên lạc với bất cứ một ai. Mẹ của Ðoàn Thị N L, thấy con qua Ðài Loan đã hơn hai tháng, nhưng không một tin tức hay liên lạc nào. Lo lắng cho con đã có chuyện gì không hay xảy ra. Vì thương con, bà đã nhiều lần đến văn phòng chi nhánh của công ty môi giới lo việc giới thiệu hôn nhân ở Saigon để nhờ công ty liên lạc với con gái ở Ðài Loan. Công ty chỉ cho biết, đã nhiều lần gọi điện thoại tới nhà chồng ở Ðài Loan nhưng không có người trả lời điện thoại. Nhiều lần phái người đi qua nhà, nhìn qua cửa sổ, thấy có bóng người trong nhà, nhưng khi gọi điện thoại vẫn không có người trả lời. Nhân viên công ty có lần đứng ngoài cửa hét vọng vào nhà, chỉ thấy vợ cũ của Lưu Chánh Kỳ là bà Lâm Lệ Như mở hé cửa hỏi vọng ra "ai đó?" rồi khi thấy nhân viên của công ty môi giới, họ bèn đóng cửa lại và không một phản ứng nào khác. Cuối cùng nhân viên môi giới thấy hết cách, phải viết lại lời nhắn gắn lên xe của Lưu Chánh Kỳ: "Xin thông cảm cho nỗi lo lắng và nhớ con của người mẹ của Ðoàn Thị N L, yêu cầu quý vị cho phép Ðoàn Thị N L liên lạc về với gia đình người mẹ cô ở Việt Nam. Cám ơn".

Ngày 15 tháng 2 năm 2003, thấy Ðoàn Thị N L quá yếu đuối, Lưu Chánh Kỳ và Lâm Lệ Như khiêng Ðoàn Thị N L lên xe, chở cô tới một bãi vắng của Nhà Máy Phát Ðiện ở vùng ngoại ô Huyện Ðài Trung, khiêng cô xuống xe và để cô nằm trên đất rồi lái xe về nhà. Ðoàn Thị N L bèn dùng hết sức tàn, cố lê lết tới một vùng phụ cận. Người qua đường thấy tội nghiệp bèn đỡ cô dậy, cho cô một bát bún để ăn cho đỡ đói, và gọi cảnh sát tới. Cảnh sát được tin, tới ngay hiện trường và mang cô đi nhà thương cấp cứu. Nhờ đó mà mạng sống của cô đã được cứu.

Sau hơn một năm điều trị và bồi dưỡng sức khỏe, Ðoàn Thị N L đã hồi phục sức khỏe. Từ một thân tàn ma dại ốm teo như cây que cũi chỉ cân nặng 28 ký, nay đã mập mạnh trở lại với 48 ký. Ngày 11 tháng 6 năm 2004, cô đã mang theo những bó hoa đẹp, trở lại nhà thương, cám ơn các bác sĩ cũng như y tá đã tận tình chăm sóc. Cô cám ơn các ân nhân, các nhân viên cảnh sát đã đưa cô tới nhà thương kịp thời để cấp cứu. Cô cũng cám ơn người chủ tiệm bún đã cho cô một tô bún để cứu đói cô lúc bị Lưu Chánh Kỳ và Lâm Lệ Như bỏ rơi cô ngoài đường (báo Ðài Loan viết là bỏ rơi cô ngoài đường như con chó đói).

Ngày 9 tháng 6 năm 2004, công tố viện Ðài Trung đã quyết đinh khởi tố Lưu Chánh Kỳ và Lâm Lệ Như về tội "ngược đãi người khác như nô lệ", và đề nghị tòa án ra án phạt 7 năm tù ở để ngăn ngừa những trường hợp tương tự về sau.

Ðại Diện Văn Phòng Kinh Tế Và Văn Hóa Ðài Bắc ở Saigon, ông Ngô Kiến Quốc, trong chuyến về Ðài Loan nghỉ hè, cũng đã gọi điện thoại tới Văn Phòng Môi Giới Hôn Nhân, hỏi thăm tình hình sức khỏe của Ðoàn Thị N L. Ông đã phát biểu với báo chí: "Người dân Việt Nam thường phản đối không muốn gã con gái của mình cho người Ðài Loan, nay xảy ra sự việc như vậy, sẽ tạo nên nhiều hiểu lầm và sẽ làm cho người dân Việt Nam thêm nhiều thành kiến không tốt với Ðài Loan". Ông hứa rằng, ngày 13 tháng 6 năm 2004, khi ông trở lại Saigon, ông sẽ thăm viếng gia đình cha mẹ của Ðoàn Thị N L ở Việt Nam". Ông nói tiếp, "Theo thống kê, tỷ lệ những cô dâu Việt Nam tại Ðài Loan bị ngược đãi hành hạ chiếm khoảng từ 6 tới 10 phần trăm. Nếu kể luôn cả những trường hợp khác chưa biết đến nữa thì tỷ lệ này sẽ còn cao hơn. Những sự việc này sẽ làm cho quan hệ Việt Nam và Ðài Loan trở nên xấu hơn. Bao nhiêu công khó của các nhà kinh doanh Ðài Loan ở Việt Nam cố tạo nên những nhịp cầu tốt trong quan hệ giữa hai nước sẽ trở nên xấu hơn bởi những sự việc thiếu nhân đạo này". Ông nói tiếp. "Hiện nay có khoảng 77,000 cô dâu Việt Nam tại Ðài Loan. Dự tính trong khoảng hai năm nữa con số cô dâu Việt Nam tại Ðài Loan sẽ lên tới khoảng 100,000 người. Nếu cứ phỏng tính mỗi gia đình sinh 2 người con, như thế tối thiểu sẽ có khoảng 200,000 đứa bé có huyết tộc lai Ðài Loan Việt Nam. Nếu chúng ta không chú trọng đến điểm quan trọng này, Ðài Loan sẽ phải đối diện với rất nhiều rắc rối trong tương lai về nhiều tệ nạn xã hội xãy ra".

Không biết thế giới này có bao nhiêu người đang lắng nghe những tiếng khóc của những cô dâu Việt Nam tại Ðài Loan. Và không biết dân chúng Ðài Loan có hiểu rằng, hiện nay những cô dâu Việt Nam mà họ đang ngược đãi này sẽ là những người mẹ của nhiều đứa trẻ, của những công dân thế hệ tương lai của Ðài Loan sau này. Tuy những bi kịch tương tự đã xảy ra rất thường xuyên ở Ðài Loan, nhưng vì những mối lợi to lớn mà các Trung Tâm Môi Giới Hôn Nhân thu hoạch được qua các cuộc giới thiệu hôn nhân Việt Nam Ðài Loan, nên số cô dâu Việt Nam bị dụ dỗ qua Ðài Loan vẫn mỗi ngày một nhiều. Tiếng khóc và nước mắt của các cô dâu Việt Nam vẫn tiếp tục chảy, và những nỗi đau lòng của những người mẹ ở Việt Nam sẽ vẫn còn tồn tại mỗi khi hay tin những đứa con mà mình cưng chiều nâng như nâng trứng, nay bị người chồng Ðài Loan đánh đập hành hạ cách tàn nhẫn.

Mẹ Việt Nam ơi, cho đến ngày nào thì những con cái của mẹ mới thoát được những kiếp đọa đày này.Giả điên để trốn khỏi "tổ quỷ"


Giấc mơ lấy chồng ngoại
 
 

Người Hàn Quốc (bên phải) bị bắt quả tang khi đang "kiểm tra sức khỏe" các cô gái. Ảnh: Tuổi trẻ.

Nỗi nhục phía sau giấc mơ lấy chồng ngoại

(Tuổi Trẻ o­nline - Chủ Nhật, 10/06/2007)  --  Lần lượt từng nhóm năm cô gái bước vào phòng kín để cho hai người đàn ông Hàn Quốc “khám sức khỏe”. Thu, 20 tuổi, quê Chợ Mới, An Giang kể: “Vừa vào phòng, họ bắt lột hết áo quần để kiểm tra”.

Gần đây “thị trường” môi giới lấy chồng ngoại sôi động trở lại bởi lượng “trai Hàn” kéo sang Việt Nam tìm “vợ” ngày càng đông. Nhiều cô gái quê đã trở thành nạn nhân của những tay “chăn dắt”, bị bòn rút gần hết số tiền có được sau cuộc hôn nhân qua môi giới.

Trên chuyến xe đò từ miền Tây về bến xe Chợ Lớn (TPHCM) có một cô gái trẻ và một người đàn bà trạc 50 tuổi. Cả hai người ngoắc một chiếc xích lô về căn nhà tối tăm trong một con hẻm trên đường Dương Bá Trạc, quận 8. Người đàn bà trao đổi vài câu với gia chủ rồi dặn dò cô gái: “Đây là chú Khềnh. Từ hôm nay con ở lại đây. Tất cả đã có chú Khềnh lo. Chừng nào được “chọn” thì cô chồng tiền cho mẹ con theo như thỏa thuận”.

Trước đó, một người lạ mặt tìm đến nhà Gấm, 18 tuổi, quê Rạch Giá, Kiên Giang đặt vấn đề “giúp đỡ” tìm cho cô một tấm chồng ngoại. Người này hứa hẹn sau “đám cưới tổ chức hoành tráng tại nhà hàng”, gia đình sẽ có một khoản tiền đủ để trang trải nợ nần, thậm chí “đổi đời”. Mẹ Gấm nghe bùi tai gật đầu đồng ý. Buổi chiều đi làm đồng về, Gấm xếp vội hai bộ quần áo, chào ba mẹ, xoa đầu thằng em trai rồi theo bà mai ra bến xe.

Sau khi nhận “hàng” từ bà Mai, ông Khềnh dẫn Gấm lên căn gác gỗ. Khoảng 20 cô gái đến trước đang nằm, ngồi la liệt trong căn gác chật chội, nóng hầm hập. Họ cũng được bà Mai gom từ Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang... đưa lên TPHCM chờ cơ hội lấy chồng ngoại.

Ngày hôm sau, Gấm được một người phụ nữ đến chở đi làm đẹp, mua sắm quần áo mới và chở thẳng đến một phòng khám trên đường Nguyễn Chí Thanh quận 5 để kiểm tra sự trong trắng. Hằng ngày cô và những người khác không được ra khỏi nhà, cơm nước đã có người lo, cần gì cứ nói với Khềnh.

Mười ngày trôi qua. Một sáng, Khềnh lên gác đánh thức các cô dậy, thúc giục trang điểm, ăn mặc đẹp đẽ để đưa đi “coi mắt”. 7 giờ, một chiếc xe du lịch chở 22 cô gái đến một căn nhà trên đường Âu Cơ , quận Tân Bình.



BI KỊCH LẤY CHỒNG NGOẠI

 

Lâu nay, các cô gái ở vùng quê sông nước đồng bằng sông Cửu Long chọn giải pháp lấy chồng ngoại làm cơ hội đổi đời. Nhưng trên thực tế, có nhiều cô dâu Việt bất đắc dĩ phải ly hôn trở về, có những người trở về sống trong cảnh điên loạn...

Kỳ 1: “Ta về ta tắm ao ta”

Ấp Phúc Lộc 1, xã Trung Nhứt (Thốt Nốt, Cần Thơ) có gần 6.000 dân thì có 56 cô gái lấy chồng ngoại, chủ yếu là người Đài Loan, Hàn Quốc.

Một gia đình khá điển hình ở đây có 8 người con. Gặp chúng tôi, người con thứ năm kể, nhà chỉ có 3,5 công ruộng (3.500 m2) nhưng mới đây làm kinh thủy lợi mất kha khá diện tích rồi, nên phải làm thuê mướn và buôn bán lặt vặt để sống qua ngày.

Cô con gái thứ tám Phạm Mỹ Phượng đi giúp việc cho bà dì ở TP HCM. Kế nhà bà dì có nhà của một thân nhân Đài Loan, thế rồi một chàng trai người Đài Loan đến TP HCM, nhìn thấy cô Phượng và phải lòng. Anh này làm nghề thợ máy, bàn tay dính vết dầu mỡ. Anh hiền lành, khi phải lòng cô Phượng đã nhờ người mai mối, dạm hỏi đường hoàng. Lễ cưới tổ chức vui vẻ.

Khổ sở vì không biết tiếng

Cưới xong, cô Phượng bắt đầu học tiếng của quê chồng. Cô học ba tháng, nói được một số câu đàm thoại thông thường thì lên máy bay sang Đài Loan.

Cô cho biết: Nhà chồng khá giàu có, một ngôi nhà tầng to và chỉ có vợ chồng cô sống với bà mẹ chồng. Anh chồng đi làm từ sáng sớm đến chiều tối, ở nhà quanh quẩn suốt ngày chỉ có cô với mẹ chồng. Cô chỉ phải lo cơm nước.

Hàng chục cô gái bỏ chồng về quê mỗi năm

Mỗi năm ở huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ có hàng chục cô dâu Việt bỏ chồng trở về quê sinh sống. Chị Vũ Thị Nương, cán bộ tư pháp xã Trung Nhứt cho biết:

“Trung Nhứt đã có 5 cô ly hôn với chồng trở về có trình báo, thực tế số cô gái ly hôn chồng nước ngoài trở về phải vài chục nhưng họ không trình báo gì cả”.

Chị Nguyễn Thị  Mai, cán bộ tư pháp xã Trung Kiên thừa nhận: “Mỗi năm có gần 10 cô dâu từ nước ngoài bỏ về. Các cô khi trở về thường đi địa phương khác làm ăn do mặc cảm, nên khó thống kê”.

Tại xã Thuận Hưng, anh cán bộ tư pháp Nguyễn Văn Trường xác nhận: “Năm nào cũng có người bỏ chồng ở nước ngoài để về nhà, đa số không ly hôn. Mới đây có 3 cô từ Đài Loan bỏ về cùng lúc”.

Cuộc sống của cô Phượng khá nhàn hạ, nói chung không có điều gì phải lo âu, trừ một điều: Cô không nói chuyện được với ai. Cô đã học một ít tiếng Trung Quốc nhưng là tiếng phổ thông, còn mẹ chồng của cô già cả chỉ nói tiếng Phúc Kiến.

Thành ra hai người nói mà không ai hiểu ai. Dần dần sinh ra lạnh nhạt, chán nhau. Người già vốn khó tính, gặp cô con dâu “như câm như điếc” càng khó tính thêm, đâm ra cáu bẳn.

Biết bao nhiêu điều xa lạ trong sinh hoạt, lối sống, tập tục ở quê chồng, từ việc ăn ở đến đi đứng, nói năng, chào hỏi, cô Phượng muốn học mà không thể học được.

Vì không biết học với ai, không biết học như thế nào? Đôi lúc cô cố gắng học lại làm cho mẹ chồng ngỡ như cô cố tình giễu cợt hay chọc tức bà.

Buổi tối, chồng đi làm về cũng có dạy cô đôi chút song cũng chẳng tiến bộ được là bao. Hơn nữa, chồng Phượng không biết tiếng Việt còn cô hiển nhiên tiếng Trung Quốc chưa rành, nên chỉ khiến chồng thêm mệt mỏi trong lúc anh về nhà sau một ngày làm việc dài chỉ muốn được nghỉ ngơi, muốn được vợ chăm sóc chứ không phải ngược lại.

Phượng lấy chồng Đài Loan năm 2003. Thời gian đầu, cô gọi điện về nhà hàng tuần, tiền cũng gửi hàng tháng. Sau đó, cô gọi điện về nhà nhiều hơn, cô khóc lóc, than thở. Anh Hải, anh trai thứ năm của Phượng cho biết:

“Nó điện về nói đến ly hôn. Nghe thế, cha mẹ anh em ở nhà ai cũng lo. Tôi mới bảo, em hãy suy nghĩ cho kỹ và tự quyết định chứ ở nhà không quyết định được. Khi lấy nhau có hôn thú thì ly hôn cũng nhớ lo thủ tục đầy đủ hãy về. Năm 2005, nó về có mang theo tấm giấy ly hôn, nó đưa ra và bảo như thế chứ chữ Trung Quốc chúng tôi không đọc được”.

Trở về quê nhà

Cuộc hôn nhân của cô Phượng kéo dài được 2 năm. Phượng kể lại: “Ban đầu vợ chồng thương nhau, tìm mọi cách vượt qua những trở ngại về sự không hòa đồng văn hóa, nhưng càng ngày càng thấy không khắc phục được.

Càng ngày, mọi người trong nhà càng mệt mỏi. Chồng em về sau lại hay nghe theo mẹ, luôn trách móc, chửi mắng em. Lúc ra đi háo hức bao nhiêu, khi trở về em buồn tủi bấy nhiêu”. Về nước phải hơn một năm, Phượng mới nguôi ngoai buồn tủi. Cũng nhờ cha mẹ, anh em ở nhà rộng vòng tay đùm bọc. Thế rồi Phượng gặp một người bạn của anh trai thứ năm của cô. Anh này ở thị trấn Thốt Nốt, có vợ 2 con nhưng đã ly dị vợ, con sống theo vợ.

Hai bên qua lại tìm hiểu và đã tổ chức đám cưới vào tháng 4/2007. Nay, hai vợ chồng Phượng sống độc lập trong căn nhà ở thị trấn Thốt Nốt, chồng làm nghề sửa đồng hồ kiêm cầm đồ, Phượng phụ giúp công việc cho chồng nên việc làm ăn khá lên thấy rõ.

Trưởng công an ấp Phúc Lộc 1 cho biết: “Cả ấp đã có 3 cô gái ly hôn chồng nước ngoài trở về. Việc ly hôn của các cô và nhất là cô Phượng trở về tìm được hạnh phúc ở quê đã khiến một số cô gái trong ấp đang có ý định lấy chồng nước ngoài suy nghĩ”.

* Tên của những nhân vật trong bài đã được thay đổi


Theo Sáu Nghệ - Kiến Giang (Tiền Phong)

Gái Quê Lấy Chồng Ngoại  (VB)
Theo báo Pháp Luật, trong hai năm vừa qua, số lượng gái quê ở các tỉnh Miền Tây Nam phần lấy chồng ngày càng gia tăng. Báo này đưa ra một biểu số ở tỉnh Trà Vinh dựa theo thống kê Xuất nhập cảnh của sở Công an CSVN tỉnh này, theo đó, trong năm 1998, tỉnh này có 74 hồ sơ xin xuất cảnh theo chồng ngoại, năm 1999 tăng lên gần 100% bằng 141 hồ sơ và 5 tháng đầu năm 2000 này thì con số ấy vẫn còn tiếp tục gia tăng so với cùng kỳ 1999. Điều đáng chú ý là ngày càng có nhiều cô gái quê chưa đủ tuổi kết hôn lại bạo dạn lấy chồng ngoại chỉ vì khoản tiền mà chú rể bỏ ra để “đờn ơn” nhà vợ. Những chú rể này phần lớn bị dị tật không thể cưới được vợ ở nước mình, và thế là bi kịch đã xảy ra trong và sau ngày cưới như vài câu chuyện dưới đây theo ghi nhận của phóng viên báo trên.
Vào giữa năm 1999, bà con ở ấp Mai Hương, xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang bàn tán khá nhiều về đám cưới của cô Nh. bởi nhân thân của cô bảo làm “đám cưới lớn” vì nhà trai chi cho đến 70 triệu đồng (5 ngàn đô). Chẳng rõ thật hư ra sao song điều ai cũng rõ là trong suốt lễ cưới chú rể chỉ ngồi trên ghế, cả khi bái lạy Tổ tiên. Không phải chú rể thất lễ mà vì “chàng” bất hạnh bị liệt 2 chân từ nhỏ. Họ thành vợ chồng thông qua một “tay cò” với cuộc làm quen chớp nhoáng ở Sài Gòn.

Trường hợp lấy chồng là người Đài Loan của cô L. ở thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần cũng tương tự. Sau khi gửi ảnh cho tay cò mồi vài tháng thì được cái hẹn, cô và cha mẹ lên Sài Gòn dự lễ cưới của mình. Khi này cô mới biết chồng lớn tuổi hơn cha ruột của cô và có dị tật bẩm sinh. Lễ cưới tốc hành diễn ra vừa xong, cô và chồng liền ra sân bay đi Đài Loan (tay cò mồi đã lo đầy đủ các loại thủ tục). Trước khi tạm biệt, chú rể nhét cho nhạc gia 2 ngàn 500 đô gọi là đền ơn dưỡng dục, với lời hứa sẽ gửi tiếp về 1 ngàn đô nữa...

Cùng ở thị trấn Tiểu Cần, cùng có chồng là người Đài Loan, nhưng đúng vào ngày cưới, cô Th. mới rõ mặt mũi của chồng và biết chồng bị tật một chân. Chú rể trao nhạc gia 1 ngàn đô chi phí hôn lễ, sau khi làm lễ xong, chú rể ra điện thoại công cộng báo tin cho cha mẹ biết “đã có vợ”. Và từ trong buồng điện thoại bước ra, chú rể hô toáng lên rằng đã bị mất cái bóp đựng 7 ngàn đô, số tiền dự định “trả ơn” nhạc gia. Sau tuần trăng mật, người chồng Đài Loan ấy biệt vô âm tín đến bây giờ... Và hãy còn rất nhiều chuyện cười ra nước mắt nữa từ những đám cưới “vợ nội”, “chồng ngoại” kiểu ấy. Và gần như các đám cưới ấy giống như một hình thức “thuận mua vừa bán”. Dẫu sao thì “ván đã đóng thuyền”, điều đáng nói là chiếc thuyền tình duyên ấy không biết rồi sẽ ra sao ngày sau.

Theo báo Pháp Luật, trong số các cô gái lấy chồng là người Đài Loan cũng có cô đạt được ước nguyện, “một bước đổi đời”, tuy nhiên, số ấy rất hiếm, mà phần nhiều là phải bước vào cảnh đời bất hạnh với những tình trạng khác nhau. Một bà mẹ ở Hạnh Mỹ, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang kể cho phóng viên báo Pháp Luật biết về đứa con gái đang ở Đài Loan của bà: Ở bển, nó đâu có làm gì khác ngoài việc phục vụ chồng nó như đút cơm, tắm rửa, thay quần áo... vì chồng nó bị bệnh khùng. Kể xong bà mẹ than: Tội nghiệp, chồng nó có biết gì đâu!


Gần 70 cô gái lần lượt cởi bỏ y phục dưới con mắt săm soi của hai người đàn ông Hàn Quốc với hy vọng được chọn làm vợ. Đường dây môi giới lấy chồng nước ngoài trái phép này vừa bị Công an TP HCM triệt phá trưa nay.
Tại căn nhà số 209B đường Vĩnh Viễn, quận 10, hàng chục cô gái chen chúc đứng chờ đến lượt "trình diễn". Theo yêu cầu của 2 người đàn ông và một phụ nữ Hàn Quốc, các cô gái phải cởi bỏ quần áo, để họ xem xét dị tật, sẹo cũng như khả năng sinh nở trước khi đưa ra quyết định tuyển chọn cuối cùng.

Theo cơ quan điều tra, đường dây môi giới trái phép này do Thi Vĩnh Khương, 42 tuổi, Tân Phú, TP HCM, cầm đầu. 3 ngày trước, Khương thuê căn nhà này với giá 500 nghìn đồng/ngày để tổ chức cho nhiều lượt khách "xem hàng".

 
Chủ nhà (bìa trái) và các cô gái muốn lấy chồng ngoại.       Thi Vĩnh Khương. Ảnh: A.X.
           
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, phần lớn các cô gái được chủ "tập kết" từ các tỉnh miền Tây về nuôi ăn ở và được hướng dẫn cấp tốc cách đi đứng, ứng xử sao cho vượt qua các đợt "sát hạch". Khi đàn ông Hàn Quốc xuất hiện, người môi giới lần lượt đưa từng tốp vài cô vào phòng để "chú rể" duyệt.

Tại đây, các cô phải đi lại như trình diễn thời trang để chú rể xem ngoại hình. Cô nào được "duyệt" mới chuyển sang phần thi "ứng xử", trả lời vài câu hỏi để chú rể tìm hiểu kỹ hơn.

Công tác khám xét và lấy lời khai vẫn đang được tiến hành.
Trước đó, ngày 13/4 tại nhà hàng Bảo Châu (đường Bình Phú, quận 6, TP HCM), cũng diễn ra một cuộc xem mặt để lấy chồng Hàn Quốc rầm rộ với 109 thí sinh nữ.

Nguyên nhân lấy chồng Hàn Quốc

Hồi VNCH người dân ĐBSCL là nông dân gíàu nhất nước, ruộng thẳng cánh có bay, tôm cá đầy đồng, mỗi lần miền Trung có thiên tai, đồng bào miền Nam sẵn sàng cứu giú. Ngày nay dưới chế độ XHCN,  ĐBSCL có nhiều cái nhất mà không ai dám tự hào: nghèo nhất nước, tỉ lệ mù chữ nhiều nhất, số người có trình độ đại học thấp nhất, số người chết yểu nhiều nhất, hay nói chung là chịu nhiều thiệt thòi nhất nước. Hy vọng trong tương lai Nhà nước dành ưu tiên cho việc phát triển vùng ĐBSCL sao cho xứng đáng với tầm vóc của tiềm năng trong vùng.

 

Soạn: AM 796613 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Hy vọng trong tương lai Nhà nước dành ưu tiên cho việc phát triển vùng ĐBSCL sao cho xứng đáng với tầm vóc của tiềm năng trong vùng.

 

Bỏ quê và lấy chồng người nước ngoài

 

Hiện nay, vì làm ruộng không đủ ăn, đủ sống, nông dân, nhất là những thanh thiếu niên, có xu hướng “tản cư” đi các thành phố khác để kiếm sống. Phần lớn họ làm công nhân trong các hãng xưởng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Biên Hòa, có người còn mạo hiểm theo bạn bè ra tận các hãng ngoài Trung để kiếm cơm. Có lẽ một số bạn đọc ngạc nhiên khi tôi dùng cụm từ “mạo hiểm”, có vài trăm cây số mà mạo hiểm nỗi gì! Nhưng đối với dân làng đã qua bao đời, bao thế kỷ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, trên mảnh đất của ông bà để lại, chưa từng ra thị xã Rạch Giá một lần, thì một cuộc hành trình 500 cây số là một cuộc mạo hiểm lớn. Người ta nói là “bỏ xứ”, bỏ quê. Mà phong trào bỏ quê này càng ngày càng cao, đến nỗi đến mùa thu hoạch lúa người ta không tìm ra lao động để làm. Vấn đề này đặt ra bài toán phân bố lao động và tổ chức lại phương thức làm ruộng rất nhức đầu cho các giới chức chính quyền.

Một số khác, phần lớn là phụ nữ, thì lên Sài Gòn để làm những nghề như bán bia ôm và dần dần bán mình. Tôi cũng đã có bài viết nói qua về đội quân bia ôm ở Sài Gòn mà đại đa số là các cô gái quê từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Số phận những cô gái này còn lắm long đong, vì hỏi bất cứ ai, câu trả lời lúc nào cũng là “một đi không trở lại”. Đã bỏ quê lên thành thị làm cái nghề mà ông bà bao đời xem là rẻ rúng đó thì làm sao về quê để kiếm một tấm chồng được. Mà làm nghề bán bia ôm thì còn tùy thuộc theo độ tuổi, đến tuổi 24 hay 25 thì các chủ quán xem là “già” và bị thất nghiệp. Đã có người mất việc ở quán bia ôm, lại lao vào ngay nghề “gái cột đèn” để bán mình. Không ai biết số phận những cô gái này rồi sẽ ra sao, mà cũng chẳng ai quan tâm đến họ.

Một số nhỏ khác thì tìm đường ra nước ngoài bằng cách kết hôn với Việt kiều và người nước ngoài. Làng tôi ngày nay đã có nhiều ông rể Tây đến từ Mỹ, Úc, Đức, và Canada. Gần đây cả làng bàn tán xôn xao về một ông Úc 65 tuổi cưới một cô gái chưa tròn tuổi 20, và trong ngày vu qui, ông bà bố vợ còn trẻ măng chẳng biết kêu ông rể bằng con hay bằng ông. Cũng may ông rể không biết tiếng Việt nên câu chuyện chỉ lưu hành trong dân địa phương. 

Nói cho ngay, một số ông rể Tây này cũng rất tốt với làng. Có một anh rể người Đức, là một kỹ sư cầu cống, thấy làng chưa có bệnh xá đàng hoàng, anh ta về Đức vận động tiền được khoảng 20 ngàn đô la. Anh ta quay lại Việt Nam xây một bệnh xá cho xã. Người dân địa phương vẫn còn nhớ và kể về cách làm việc của anh này: Chính tay anh thiết kế và vẽ kiểu bệnh xá, và cũng chính anh hàng ngày đi gõ gõ từng viên gạch xem có đúng chất lượng hay không. Kết quả là một bệnh xá rất oách, mà ai cũng tự hào, đã mọc lên ở làng tôi. Thế nhưng cái ngày khánh thành bệnh xá, các quan chức chính quyền và đảng ủy địa phương thay nhau và đua nhau hát bài “Nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà nước”, mà không có một lời cám ơn anh ta! Ngay cả người dân trong làng còn cảm thấy xấu hổ cho sự việc này.  Hôm tôi về quê, tình cờ ngồi chung bàn cà phê với anh (cũng về quê thăm bà nhạc) và tâm tình mới biết là đáng lẽ anh ta còn có dự án xây cầu nữa, nhưng qua kinh nghiệm cái bệnh xá anh ta cho tôi biết “Tao sẽ không làm gì nữa cho cái làng này, tao ngạc nhiên là tại sao họ tỏ ra vô ơn quá”. Tôi chẳng biết nói sao ngoài lời xin lỗi anh ta, vì tôi cũng là dân làng này, và chính mình cũng cảm thấy xấu hổ.

Sự xâm lấn của phim truyện Hàn quốc

Vấn đề thông tin và báo chí ở vùng ĐBSCL là một vấn đề. Phần lớn các làng xã trong vùng không có hệ thống phân phối báo chí và sách vở. Thành ra, tivi và radio là nguồn thông tin rất quan trọng cho người dân vùng ĐBSCL. Truyền hình qui mô toàn quốc thì có hệ thống kênh VTV, và ở mỗi cấp thành phố và tỉnh cũng có một đài truyền hình riêng. Tuy con số đài truyền hình ở nước ta nhiều và đó là một tín hiệu tích cực, đáng mừng, nhưng thời lượng phát sóng còn quá hạn chế.  Không có đài nào có chương trình phát sóng 24 giờ mỗi ngày.

Tuy nhiên, qua nhận xét của cá nhân tôi, chương trình tivi trong vùng chỉ có thể mô tả bằng một cụm từ: số lượng thì nhiều mà chất lượng thì nghèo. Các đài địa phương cấp tỉnh thì còn hạn chế hơn, đó là chưa tính đến những chồng chéo, lặp đi lặp lại về mặt nội dung. 

Theo tôi thấy, cách thức trình bày và nội dung tin tức trên các đài truyền hình Việt Nam vẫn chưa có gì thay đổi đáng kể so với thời bao cấp. Có lẽ không dưới 25% các bản tin là những thông tin xoay quanh các lãnh đạo đi thăm vùng này, ghé địa phương kia, nhà máy nọ, v.v…Các vị lãnh đạo vẫn phát biểu chung chung, khẩu hiệu tính, trừu tượng, xa rời mối quan tâm của quần chúng. Phần còn lại là những tin tức về thành tích sản xuất của các nhà máy, lượng xuất khẩu, nói chung là các thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế của quốc gia hay của địa phương. Xem qua những cách đưa tin này, tôi có cảm giác nhiều (không phải tất cả -- xin nhấn mạnh) ký giả Việt Nam đã trở thành những công chức thống kê. Họ đọc vanh vách những con số về sản lượng công nông nghiệp chính xác đến 0,0001, những con số phần trăm chính xác đến hai con số thập phân! Tất nhiên, đối với một người thường dân như người viết bài này thì những con số đó hoàn toàn vô nghĩa, nó chỉ là những con số trang trí làm mất thì giờ người nghe.

Soạn: AM 796589 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Có thể nói ở Việt Nam đang có một con sốt phim Hàn quốc

Các chương trình tivi vẫn còn nhắm đến một quần thể, thay vì xoáy vào cuộc sống của người dân, hay nêu lên được những vấn đề mà người dân quan tâm.  Người dân quan tâm đến vấn đề thiết thực gắn với cuộc sống của họ như về đồng ruộng, sức khỏe, trường lớp cho con cái, v.v…hơn là những văn bản mang tính chính sách chung của Nhà nước. Chương trình thời sự của tivi Việt Nam do đó còn thiếu những phóng sự đi sâu và sát vào cuộc sống và đấu tranh của người dân. Những tình tiết và câu chuyện chung quanh vụ bán độ bóng đá mà báo chí khai thác hàng ngày đáng lẽ phải là một phóng sự điều tra hấp dẫn, nhưng không, các kênh truyền hình chỉ đưa tin sơ sài mà chẳng có gì đào sâu.

Ngoài ra, chương trình tivi chẳng có những tin tức liên quan đến các vấn đề tiêu cực mà xã hội đang bức xúc như tham nhũng, tình trạng lạm quyền thế của vài cán bộ địa phương, tai nạn giao thông, tình hình y tế, v.v…Có thể nói các bản tin tức chỉ tô vẽ một mặt tích cực mà lờ đi những khía cạnh tiêu cực của tình hình chính trị - kinh tế. Nếu hiểu truyền thông có chức năng phản ánh quan tâm của quần chúng thì có thể nói rằng các đài truyền hình ở Việt Nam chưa làm tròn chức năng của mình.

Tuy nhiên, tôi thích chương trình phản ánh của khán giả qua đường điện thoại.  Đây là chương trình rất ngắn (chỉ kéo dài khoảng 10 phút) mà khán giả có thể gọi điện thoại báo cho đài biết về những tai nạn giao thông, những biến cố trong làng xã, những điều phi lý trong xã hội, đại khái là những chuyện cần đến sự can thiệp của các cơ quan chính quyền địa phương như ủy ban nhân dân, công an, bưu điện, v.v...Thế nhưng cũng chính qua các phản ánh này mới bộc lộ một xu hướng thụ động của các cơ quan chức năng địa phương. Rất nhiều, có thể hơn 50% các phản ánh của người dân chỉ được đài truyền hình kèm một câu “Đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết và trả lời dân” hay “Đề nghị các đồng chí […] trả lời ngay cho dân”, nhưng chẳng có ai trả lời và chẳng có cơ quan nào giải quyết! Cũng có thể các “quan chức năng” không xem tivi, hay không thèm làm, hay …xem thường dân chúng.

Trong khi tin tức nghèo nàn thì các chương trình games (trò chơi) tràn đầy thời lượng truyền hình. Theo báo chí làm thống kê, có ít nhất là 25 chương trình games trên các kênh truyền hình. Ngoài các chương trình nổi tiếng và phổ biến như Đường lên đỉnh Olympia, Trò chơi âm nhạc, Vui để học, Chiếc nón kì diệu … còn có hàng loạt trò chơi mới như Ai là triệu phú, Rồng vàng, Cuộc sống số, Chung sức, Đố vui để học, v.v…Phần lớn chương trình games hoặc mô phỏng, hoặc mua từ nước ngoài, mà mục tiêu chủ yếu là quảng cáo sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, như bột giặt, sữa, nước suối, cà phê, đồ điện tử, v.v… Điều đáng nói là những quảng cáo của họ rất lộ liễu, chứ không tinh vi như các game shows ở ngoại quốc. Chẳng hạn như chương trình games quảng cáo bột giặt, người ta trưng một hộp bột giặt to đùng trên sân khấu, nó còn to hơn bất cứ vật dụng nào trên sân khấu, đập vào mắt của người xem một cách đầy ấn tượng mà…khó chịu.

Một điểm nổi bật trong các chương trình truyền hình ở Việt Nam ngày nay là các phim truyện Hàn quốc. Thời lượng dành cho các phim truyện Hàn quốc còn nhiều hơn cả (có thể là nhiều nhất) các chương trình games. Có thể nói ở Việt Nam đang có một con sốt phim Hàn quốc, chứ không phải cơn sốt dịch cúm gà. Phần lớn là những cuốn phim loại tình cảm xã hội, thể hiện sinh hoạt xã hội và văn hóa của Hàn quốc hơn là của Việt Nam. Những cuốn phim này không chỉ được trình chiếu qua các kênh VTV, mà còn trên tất cả các kênh tivi tỉnh thành khắp nước. Có thể nói bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, mở tivi lên và nếu chịu khó chuyển đài thì thế nào cũng thấy một phim Hàn Quốc hay Trung Quốc đang trình chiếu!

Qua gần 2 tuần theo dõi, tôi thấy đó là những bộ phim nghèo nàn về nghệ thuật tính, đơn sơ trong dàn dựng, và phần lớn là gượng ép trong diễn tuồng. Thú thật, tôi chẳng thấy một cái nghệ thuật tính gì, chẳng thấy một khía cạnh xuất sắc nào trong các bộ phim này. Đó là những bộ phim với một câu chuyện kéo dài hết ngày này sang tháng khác, câu khách một cách khá rẻ tiền. Tôi có cảm giác đó là một sản phẩm văn hóa rẻ tiền, một loại phó sản văn hóa của nước ngoài. Ấy thế mà nó làm say mê rất nhiều khán giả, kể cả khán giả cao tuổi. 

Do đó, ảnh hưởng của những cuốn phim này trong xã hội, và đặc biệt là trong giới thanh niên, không nhỏ chút nào. Nhiều người Việt Nam ngày nay có thể kể vanh vách tên những tài tử và tình tiết câu chuyện y như những người mê truyện chưởng Kim Dung thời trước 75! Cứ nhìn qua cách ăn mặc, ăn nói, cư xử, v.v…của thanh niên ngày nay thì rõ là họ bắt chước theo phim: Tóc tai nhuộm màu nâu, màu vàng; quần áo hoa hòe ống loa, ống chật; ăn nói kèm theo những ngôn từ ngoại lai như “thiện tai” nghe rất ư là chướng tai và nhìn rất ư là gai mắt.  Có em không phân biệt được ai là diễn viên người Việt và ai là diễn viên Hàn Quốc! Thật là một sự xâm lăng văn hóa ghê gớm!

Điều đáng buồn là các phim truyện Hàn Quốc (và Trung Quốc) càng ngày càng lấn áp phim trong nước và gây áp lực lớn đến nghệ thuật cải lương của nước ta.  Tình trạng phổ biến của phim Hàn quốc ở Việt Nam đặt ra nhiều câu hỏi và thách thức cho nền kịch nghệ và điện ảnh Việt Nam. Có người giải thích rằng vì các đài truyền hình Việt Nam không có đầy đủ ngân sách để trình chiếu các phim ảnh của Mỹ hay Âu châu, trong khi đó Hàn quốc và Trung quốc sẵn sàng cho chúng ta những tập phim truyện miễn phí thì tội gì chúng ta không nhận. Miễn phí bây giờ, nhưng có lẽ chúng ta phải trả cái giá văn hóa sau này. 

Đời sống vẫn còn khó khăn

Đời sống của người nông dân nói chung là một cuộc đấu tranh liên tục. Đấu tranh chống cái nghèo. Đấu tranh chống lại thiên nhiên. Mấy năm trước đây là họa ốc bươu vàng. Nay thì sâu rầy đang làm bà con khốn đốn. Muốn chống lại sâu rầy, bà con phải chi ra hàng nửa triệu đồng (một số tiền không phải là nhỏ) để mua thuốc trừ sâu. Cái khó trong việc trừ sâu là càng dùng thuốc mạnh, thì sâu rầy càng biến hóa đề kháng thuốc, và nông dân càng dùng thuốc mạnh hơn. Mà nếu dùng thuốc quá mạnh thì sẽ làm cho chết cá, một mối nguy cơ đối với người nông dân. Nói như một anh hàng xóm, “Sâu nó cũng như người mình vậy, nó cũng tìm cách thích nghi và sống sót, biết bao giờ mới xóa bỏ được nó”. Nhà nước có chương trình giáo dục về cách dùng thuốc trừ sâu, thậm chí có lệnh cấm dùng những thuốc có hại đến cá và môi trường, nhưng bà con vẫn cứ liều, bị phạt thì chịu, chứ để chết lúa thì chắc là không. Các nhà khoa học nông nghiệp cũng khá thành công trong việc nghiên cứu thuốc trừ sâu mới an toàn cho môi trường, nhưng thường thường họ đi sau con sâu khoảng 1 đến 2 năm!  Bài toán trừ sâu thật là nan giải.

Soạn: AM 796593 gửi đến 996 để nhận ảnh này

đời sống vùng nông thôn ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn

Với chi phí sản xuất càng ngày càng tăng, mà sản lượng lúa và giá lúa thì gần như chẳng có gì thay đổi, nên dẫn đến tình trạng thu nhập càng ngày càng ít.  Tôi đọc báo thấy viết về thành tích kinh tế của vùng này càng làm cho tôi khó hiểu. Tính trên diện tích, ĐBSCL chỉ chiếm 12% diện tích của cả nước, nhưng 50% sản lượng lúa, 60% lượng trái cây và 65% sản lượng hải sản của Việt Nam xuất phát từ ĐBSCL. Hơn thế nữa, 90% lượng gạo xuất khẩu là do đóng góp từ nông dân vùng ĐBSCL. Xuất khẩu gạo đem về cho ngân sách Việt Nam hơn 1 tỉ Mỹ kim. Thế nhưng trớ trêu thay, chỉ có 15% số tiền này là đến tay người nông dân, một số lớn (45%) lại nằm trong tay các công ty quốc doanh, và phần còn lại lọt về các tay trung gian buôn bán. Thật là hết sức bất công!

Theo một bài báo trong nước, thu nhập trung bình của người dân ĐBSCL trong năm qua là 4,3 triệu đồng, tức khoảng 287 đô la Mỹ. Nhưng đầu tư vào giáo dục tại ĐBSCL chỉ 4,26% ngân sách, thấp hơn tỉ lệ của cả nước là 6,13%. Với tình trạng thiếu cân đối và vô lý trong đầu tư như thế chả trách tình trạng giáo dục trong vùng ĐBSCL tồi tệ nhất nước. Cứ đọc qua những cái “nhất” của giáo dục vùng này tôi cũng thấy đau lòng: Số lượng học sinh đến trường thấp nhất nước; tỉ lệ bỏ học cao nhất nước; tỉ lệ dân số có trình độ đại học thấp nhất nước. Tôi thấy đồng tình với nhận xét của một giáo sư người Mỹ khi ông cho rằng giáo dục vùng ĐBSCL là một nạn nhân khác của chiến tranh Việt Nam. Nhưng chiến tranh đã chấm dứt 30 năm rồi, mà tình hình vẫn chưa có gì đổi thay tích cực. Người dân vùng ĐBSCL chờ đến năm nào để có một nền giáo dục tương xứng với tầm vóc kinh tế của vùng?

Nói tóm lại, vùng đất vốn mang tiếng là “thừa gạo” này lại là vùng thua kém mọi mặt so với các vùng đất khác trong nước. Thực ra, đối với nhiều bà con vùng ĐBSCL, hai chữ “thừa gạo” là một mâu thuẫn, bởi vì trong thực tế theo một nghiên cứu gần đây của trường Đại học Cần Thơ, khoảng 60% dân số trong vùng thiếu ăn từ 4 đến 6 tháng; hơn một phần tư dân số vẫn còn ở nhà tranh vách lá. Thu nhập bình quân của cư dân trong vùng cũng thấp hơn thu nhập trung bình của cả nước, và không theo đuổi kịp tỉ lệ lạm phát.

Vài hàng tạm biệt

Trên đây là những ghi chép nhanh và nhận xét của tôi về những vấn đề tôi quan tâm trong chuyến về quê vừa qua. Hai mươi ngày là một thời gian rất ngắn; do đó, những gì tôi thấy chỉ là những bức ảnh xã hội “thiết diện”, những cái nhìn trong một thời điểm, có khi chỉ trong một khoảnh khắc, chứ chắc chắn không phản ánh một xu hướng về lâu về dài. Người ta thường nói không ai có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông. Mọi sự việc đều thay đổi theo thời gian, không có cái gì là vĩnh viễn trên đời này. Những hình ảnh tôi “chụp” được chỉ phản ánh trong một thời điểm cụ thể chứ không phải là một hình ảnh lâu dài. Thực vậy, Việt Nam đang đổi thay, và đổi thay rất nhanh. Chỉ một tuần lái xe Honda đi từ làng quê ra thị xã và từ thị xã về quê, tôi cũng đã thấy nhiều thay đổi trên đường xá. Có nhiều thay đổi mang tính tích cực, nhưng cũng có một số thay đổi gây nên những mâu thuẫn trong xã hội. 

Riêng đối với vùng ĐBSCL thì những khó khăn và mâu thuẫn xã hội có vẻ nổi bật. Thật vậy, cái nghèo của bà con vùng này làm tôi suy nghĩ nhiều về chính sách phát triển nông thôn của Nhà nước. Đã 30 năm sau ngày đất nước thống nhất mà không hiểu tại sao cái vùng vốn được ví von là cái nồi cơm, cái vựa lúa của cả nước, vẫn còn quá nghèo. Thật ra, những gì tôi quan sát và nhận xét trong bài này cũng chính là những gì chính phủ đã nhìn thấy. Đã có nhiều hội nghị thảo luận và mổ xẻ vấn đề tụt hậu của ĐBSCL, nhưng tình hình vẫn chưa có gì thay đổi tích cực hơn. Năm 1996, cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: “Đồng bằng sông Cửu Long đi lên bằng cái gì, công nghiệp hóa bằng cái gì, thoát khỏi đói nghèo bằng cái gì … nếu không phải là cơ sở hạ tầng – là cái cơ bản để giải quyết hàng loạt các vấn đề khác. Hạ tầng đó là thủy lợi gắn với giao thông và gắn với đời sống…Đó là sự lựa chọn không cách nào khác. Vì thế chúng ta phải tập trung, phải dành dụm, phải huy động một cách cao nhất tài lực và vật lực. Nhưng nếu chúng ta không lựa chọn phương án hết sức khó khăn này thì ĐBSCL sẽ tụt hậu xa, chẳng những nguy cơ với đồng bào vùng ĐBSCL mà còn nguy cơ đến nhịp độ phát triển của cả nước”. Vâng, không ai có thể tranh luận những cái nhìn xa này của ông Võ Văn Kiệt, nhưng đã hơn 10 năm mà người dân vùng ĐBSCL vẫn còn tụt hậu. Hậu quả là ngày nay ĐBSCL có nhiều cái nhất mà không ai dám tự hào: nghèo nhất nước, tỉ lệ mù chữ nhiều nhất, số người có trình độ đại học thấp nhất, số người chết yểu nhiều nhất, hay nói chung là chịu nhiều thiệt thòi nhất nước. Hy vọng trong tương lai Nhà nước dành ưu tiên cho việc phát triển vùng ĐBSCL sao cho xứng đáng với tầm vóc của tiềm năng trong vùng.

 

 VNExpress.net



Vì sao tôi lấy chồng ngoại?

Tôi chắc chắn với các bạn rằng trước khi lấy chồng ngoại, chúng tôi cũng đã trải qua vài ba mối tình với bạn trai Việt và dĩ nhiên, chúng không kết thúc tốt đẹp vì nhiều hoàn cảnh khác nhau... cho đến khi chúng tôi gặp người chồng sau này của mình.

Người gửi: Hoa Cẩm Chướng
Tiêu đề: Không nên so sánh hôn nhân ngoại - nội!

Xin chào các bạn đọc

Tôi vốn không là người thích tranh luận, vì tôi không thích nói ra những điều mình chưa hiểu cặn kẽ, nhưng vì tôi là người trong cuộc nên tôi phải nói vài lời mong góp phần chia sẻ thực tế khách quan của một trong những người trong cuộc, những phụ nữ Việt kết hôn với chồng ngoại.

Các bạn nói về nhiều nhóm phụ nữ khác nhau với các quan điểm khác nhau, nhưng tôi chỉ xin giới hạn trong nhóm phụ nữ thành thị, có trình độ, có giáo dục, có công ăn việc làm đàng hoàng ... cũng có nghĩa họ không lấy chồng ngoại vì ham vật chất.

Hẳn đọc bài viết của họ, các bạn cũng thấy đa phần họ chủ yếu nói đến trách nhiệm gia đình của chồng họ là chính. Tôi xin khẳng định với các bạn, đa phần chúng tôi là những người rất hiểu biết và tôn trọng văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng học hỏi nhiều về văn hóa các nước thông qua công việc tại các công ty nước ngoài, qua sách báo, phim ảnh, Internet ... và do đó tư tưởng chúng tôi được mở rộng, thông thoáng hơn. Tôi cũng chắc chắn với các bạn rằng trước khi lấy chồng ngoại, chúng tôi cũng đã trải qua vài ba mối tình với bạn trai Việt và dĩ nhiên, chúng không kết thúc tốt đẹp vì nhiều hoàn cảnh khác nhau ... cho đến khi chúng tôi gặp người chồng sau này của mình.

Xin kể cho các bạn vài ví dụ điển hình về trường hợp của tôi. Người bạn trai đầu tiên của tôi rất tốt với tôi, nhưng anh ta tính khí nóng nảy và sẵn sàng thóa mạ tôi không thương tiếc mỗi khi tức giận, mà là tức giận vô cớ đấy. Ngay cả đối với gia đình anh ta cũng cư xử thế, mặc dù anh ta rất yêu thương mẹ, thường làm việc nhà giúp mẹ và thậm chí cũng còn giúp tôi lau nhà mỗi khi đến chơi. Anh ta tốt với tôi là thế, nhưng không chấp nhận tôi hoàn toàn, vì tính tôi bộc trực, thật thà, không khéo léo. Điều làm tôi sợ nhất là anh ta ghen còn hơn Hoạn Thư, tư tưởng lại quá nhiều thành kiến đối với phụ nữ.

Người thứ hai tôi quen là một Việt kiều làm việc tại một công ty kiểm toán lớn tại Sài Gòn. Anh ta có vẻ đạo mạo từ tốn nhưng sau một thời gian quen anh thì tôi biết ngoài tôi ra, anh còn giao du gặp gỡ nhiều cô gái khác. Anh còn quan hệ xác thịt với một hoặc vài trong số các cô gái mà anh chắc chắn đã nói lời yêu.

Người thứ ba đến với tôi là một người đàng hoàng, ưa nhìn, lịch sự, rất galăng với tôi, chăm chút cho tôi từng li từng tí. Anh là kế toán trưởng một công ty thép lớn nên thu nhập phải nói là rất tốt. Gia đình anh không khá giả nhưng cũng thuộc loại trung lưu, rất nề nếp và dạt dào tình cảm. Thế nhưng tôi lại không rung động được trước anh, mặc dù tôi đã luôn cố gắng vì biết anh là người rất tốt. Anh không có gì để tôi phàn nàn cả, nhưng không hiểu sao tôi lại không yêu anh được. Tôi vẫn cảm thấy giữa chúng tôi còn một khoảng trống mà tôi không định nghĩa được. Tình yêu là điều đến tự nhiên, không ngăn cản cũng không thúc ép được, hẳn các bạn cũng đồng ý về khoản này.

Nói về người chồng ngoại của tôi, tôi có cảm giác anh là tập hợp của tất cả những điểm tốt của những anh bạn trai Việt kia và không hề mắc phải chút nhược điểm nào của họ. Anh bù đắp những cái nhược của họ: chấp nhận tôi một cách vô điều kiện, yêu tôi chỉ với chính bản thân tôi và không bao giờ phán xét tôi dù với một tiểu tiết nhỏ nào. Anh chung thủy tuyệt đối, yêu tôi bằng thái độ trân trọng, luôn hỏi ý kiến tôi trước khi quyết định việc gì có liên quan đến tôi, chẳng hạn kế hoạch cuối tuần, nhà hàng tôi ưa thích... Dù bận rộn, anh luôn ghi nhớ những cái tôi thích trong một lúc tôi vô tình đề cập đến, và làm tôi ngạc nhiên với món quà ấy. Những món quà này không liên quan nhiều đến vật chất lắm đâu các bạn à, vì tôi không phải người thích đua đòi. Nó mang đến cho tôi hạnh phúc vì được quan tâm, được yêu, được chia sẻ. Nó không nhất thiết là chú gấu bông đáng yêu hay lọ nước hoa đắt tiền, nhưng những thứ đại loại như đồ ép tỏi, dụng cụ băm và cắt xén rau quả ... vì trước đó anh thấy tôi phải mất nhiều thời gian và công sức cho những việc ấy.

Đáp lại, tôi cũng yêu anh thật chân tình và chăm sóc anh chu đáo. Từ khi lấy anh, tôi bắt đầu nấu được những món ăn ngon, chăm sóc trang trí nhà cửa rất điệu nghệ, điều mà trước đây tôi chưa làm được vì tôi vốn không khéo. Anh luôn cảm ơn tôi sau bữa ăn tối, chúng tôi tiếp tục tán gẫu trong khi anh rửa chén bát. Hạnh phúc của chúng tôi đơn giản thế thôi, vì cả hai đều có quan điểm sống giống nhau, luôn tranh thủ thời gian nói chuyện với nhau, chia sẻ quan điểm và luôn biết lắng nghe lẫn nhau.

Tôi may mắn vì anh không phải tiếp bạn ở quán nhậu sau giờ làm việc, không phải đi bia ôm với sếp và khách hàng sau một thương vụ béo bở. Tôi cũng không bị vướng vào cái cảnh phải rình rập điện thoại di động của chồng để xem tin nhắn / cuộc gọi, phải đi ngủ một mình khi chồng còn đang say sưa bù khú với bạn bè, đồng nghiệp, phải ăn tối một mình vì chồng có cuộc gặp đột xuất với bạn bè. Tôi cũng không phải xun xoe nịnh nọt mẹ chồng và lấy lòng gia đình chồng như cách mà bạn bè và chị gái tôi phải làm. Chúng tôi chỉ đơn giản đến thăm ông bà mỗi cuối tuần, đôi khi ở lại ăn tối, cùng nhau nói chuyện, xem phim và ngủ qua đêm. Đó là cách gia đình chúng tôi sống với nhau, gần gũi, hòa đồng và chân thành, không như đa số người Việt mình cho rằng gia đình và các giá trị đạo đức đang suy đồi ở phương Tây. Tôi đồng ý đó là sự thật ở một số người, nhưng đa số bạn bè và những người tôi tiếp xúc tại đây đều là những người sống cho gia đình đúng nghĩa.

Hy vọng câu chuyện nhỏ của tôi trên đây phần nào giải thích cho các bạn vì sao những phụ nữ như chúng tôi muốn kết hôn với người nước ngoài. Các chàng trai Việt mà tôi quen biết không thể mang đến hạnh phúc cho tôi, hay nói cách khác là chúng tôi không hợp nhau, thì tôi và các bạn lấy chồng ngoại kia phải tiếp tục đi tìm người thích hợp cho mình vậy. Chúng tôi có suy nghĩ thoáng và cởi mở không có nghĩa chúng tôi hư hỏng, xin các bạn đừng đánh đồng hai khái niệm này.

Cũng có nhiều chàng trai Việt hiện đại với thái độ sống thoáng hơn thế hệ trước, họ không thua kém đàn ông ngoại về bất cứ khoản nào. Có lẽ chúng tôi không may mắn gặp được họ nên chúng tôi phải theo lựa chọn khác. Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là mưu cầu hạnh phúc, vốn là quyền cơ bản của con người, không phân biệt nam hay nữ.
Nhân đây tôi cũng xin gửi gắm đôi lời với các bạn nam về việc các bạn nữ đi lấy chồng ngoại. Nếu các bạn đồng tình với quan điểm của bạn Lê Nguyên Hùng rằng nếu nước mình trở nên giàu mạnh thì tự khắc hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại sẽ hết. Tôi xin bổ sung thêm ý của anh. Đó chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ vẫn chính là thái độ của các chàng trai Việt.

Các bạn cứ nhìn vào các nước tiên tiến xung quanh ta như Hàn Quốc, Nhật Bản thì thấy... các cô gái ngày càng sợ lấy chồng vì đàn ông ở đấy tính tình còn rất gia trưởng, độc đoán. Ví dụ điển hình là bài báo gần đây về Bộ bình đẳng giới của Hàn Quốc kêu gọi đàn ông không tham gia vào các cuộc mua dâm sau tiệc tùng cuối năm, thậm chí còn treo giải thưởng cho doanh nghiệp nào có nhiều người cam kết nhất!

Nếu các anh chịu khó đọc thêm sách báo để tìm hiểu thêm về tâm lý phụ nữ, yêu thương họ hết lòng, quan tâm, chia sẻ trách nhiệm gia đình và chia sẻ thời gian với họ... thì họ không cần phải đi tìm chồng ngoại quốc làm gì. Đồng thời, các anh sẽ nhận được nhiều hơn các anh có thể tưởng, tôi dám cam đoan thế. Một khi phụ nữ được yêu, được quan tâm chia sẻ và hạnh phúc, họ sẽ hy sinh thật nhiều để đáp lại tình cảm ấy. Tôi không cổ xúy cho việc lấy chồng ngoại, không phải ai lấy chồng ngoại cũng hạnh phúc hết vì đó chỉ là một lựa chọn và nó không hẳn tốt hơn hay xấu hơn lấy chồng nội. Tôi thích cách anh Phan Huy Thanh ví von việc tranh luận này giống như câu chuyện hài dân gian về các thày bói mù xem voi vậy. Xin các bạn đừng vơ đũa cả nắm, hoặc chỉ biết loáng thoáng về vài trường hợp riêng lẻ mà vội kết luận cho toàn cục diện. Cần đặt mình vào hoàn cảnh của đối tượng mà các bạn nói đến, các bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Chúc các bạn có được lựa chọn tốt cho cuộc hôn nhân của mình.

Thói gia trưởng đã đẩy phụ nữ đi lấy chồng ngoại

Các cô gái tại "khu đèn đỏ". Ảnh minh hoạ.

TS - Vì lý do kinh tế, nhiều phụ nữ tại vùng đông bắc Thái Lan đã chấp nhận lấy chồng ngoại quốc hơn họ 20, 30 hoặc thậm chí là 40 tuổi. Không ít cặp vợ chồng trong số này đã nên duyên từ những cuộc gặp gỡ tại các phố đèn đỏ nổi tiếng về công nghệ tình dục.

Lấy chồng ngoại: Một hệ quả của công nghiệp tình dục

Dọc con đường chính xuyên qua Ban Cao - ngôi làng với khoảng 800 dân cư tại vùng đông bắc của Thái Lan, hầu như là một phong cảnh nông thôn nghèo với những ngôi nhà tồi tàn, điểm những cây cọ và bụi chuối xơ xác, một quán ăn ngoài trời đơn giản hay cửa hàng bán rau.

Nhưng cạnh bưu điện Ban Cao là một cảnh tượng khác thường: chiếc cổng sắt lớn dẫn tới một ngôi nhà rộng với các hành lang, một ga-ra, một vườn cây được chăm sóc kỹ lưỡng với các tác phẩm điêu khắc và những bãi cỏ. Đó là một trong vài toà nhà giống như vậy tại thị trấn Ban Cao, cách không xa Udon Thani, nơi trước đây từng là căn cứ không quân Mỹ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Adul Khankeaw, tộc trưởng của Ban Cao, giải thích: “Thông thường ở miền đông bắc, khi bạn nhìn thấy một ngôi nhà lớn, bạn sẽ hiểu ngôi nhà đó thuộc về một người nước ngoài kết hôn với một phụ nữ Thái. Và nếu bạn đi mua xe máy hay ô tô mới, người bán hàng sẽ hỏi liệu bạn hay người thân của bạn có kết hôn với người nước ngoài hay không”.

Thái Lan luôn thu hút cánh đàn ông nước ngoài ham thích các phụ nữ địa phương, nhất là khi Thái Lan là địa điểm “nghỉ ngơi và tiêu khiển” của hàng nghìn binh lính Mỹ trong thời chiến tranh Việt Nam, cũng như các công nhân xây dựng, các phi công Mỹ, các nhà ngoại giao, nhà báo.

Sau khi cuộc chiến tranh tại Việt Nam kết thúc và binh lính Mỹ về nước, Thái Lan lại trở thành một trong những địa điểm du lịch tình dục nổi tiếng thế giới. Những khu vực xa xôi như Udon Thani - một tỉnh biên giới Thái Lan giáp Lào, cũng bị ảnh hưởng bởi ngành công nghiệp này. Một nhà hàng tại đây thậm chí còn treo biển quảng cáo phục vụ sex bên cạnh thức ăn, các loại đồ uống, bể bơi.

Nhưng những ngôi nhà giàu có tại Ban Cao đã chứng tỏ sự thay đổi về chuyện phụ nữ Thái kết hôn với người nước ngoài. Đó là nhà của những đàn ông ngoại quốc, chủ yếu tuổi trung niên hoặc già hơn, kết hôn với những phụ nữ địa phương. Trong rất nhiều trường hợp, vợ của họ là các cô gái từng làm việc trong các vũ trường tại Bangkok và Pattaya, 2 trung tâm lớn của ngành công nghiệp tình dục Thái Lan.

Hai bên cùng có lợi

Thông thường, đối với phụ nữ Thái, những cuộc hôn nhân như thế này ngay từ đầu được quyết định bởi lý do kinh tế. Đối với người chồng ngoại quốc, họ cũng được hưởng lợi như có vợ và một ai đó chăm sóc họ khi về già, có cuộc sống dễ dàng với chi phí thấp hơn nhiều so với phương Tây.

Supee, 45 tuổi, kết hôn với một người Đức về hưu tên là Peter, 62 tuổi. Cô tâm sự: “Lúc đầu tôi lấy chồng không phải vì tình yêu mà là vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”. Peter du lịch tới Thái Lan và họ gặp nhau 21 năm về trước. Sau nhiều năm sinh sống tại Đức, họ đã quyết định chuyển tới Ban Cao, quê hương của Supee.

Riêng tại Ban Cao, trong 180 gia đình thì có 30 phụ nữ lấy chồng người nước ngoài. Tại một ngôi làng khác của tỉnh Roi Et như báo chí đưa tin, 200 phụ nữ trong tổng số 500 gia đình đã kết hôn với chồng ngoại, chủ yếu là người Đức và Thuỵ Sĩ.

Theo nghiên cứu do Đại học Khon Kaen công bố, đám cưới giữa phụ nữ Thái và người nước ngoài chiếm khoảng 15% trong tổng số các đám cưới tại vùng đông bắc. Hầu hết các ông chồng ngoại là người châu Âu và khoảng hơn 300 người Mỹ, nhiều người trong số này là các cựu chiến binh của cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ từng sống tại Udon Thani vào những năm 1960, đầu 1970 và hiện đang sống ở đây cùng với những người vợ Thái.

Mỗi người trong những cuộc hôn nhân này đều không gặp may mắn trong cuộc đời. Nhiều phụ nữ có những câu chuyện đau thương như từng là gái mại dâm, bị chồng hay người yêu ruồng bỏ, hoặc không đủ tiền nuôi nấng con cái. Họ không giấu giếm sự thật rằng việc kết hôn với một đàn ông nước ngoài giàu có sẽ giúp họ và gia đình vượt qua nghèo đói và bất hạnh.

Và đối với những người chồng ngoại quốc, nhiều người trong số này đã li dị hoặc có những cuộc hôn nhân không hạnh phúc tại quê nhà. Họ du lịch tới Thái Lan vì ngành công nghiệp tình dục và định cư tại đó.

Christoph Killy, một luật sư về hưu người Áo đã kết hôn với một phụ nữ tại Ban Cao được 14 năm, nói: “Tại Vienna, bạn có nhiều việc phải làm và nhiều việc không được phép làm. Nhưng ở đây bạn được tự do”.

Những câu chuyện lừa gạt

Bên cạnh những câu chuyện hạnh phúc cũng có sự lừa gạt và thảm kịch. Nhà cửa và đất đai, theo luật pháp, do người Thái sở hữu. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, các bà vợ người Thái đã chiếm đoạt tài sản do người chồng nước ngoài gây dựng. Kết cục của những câu chuyện này là người chồng bị đuổi khỏi nhà và thay thế vào đó là những bạn trai người Thái.

Christoph Killy tâm sự: “Tôi đã nhìn thấy những điều tồi tệ ở đây. Một số phụ nữ kết hôn với người Thái nhưng lại nói với bạn trai người nước ngoài rằng họ chỉ là anh em. Vì vậy, họ đã ngồi cùng nhau, ăn cùng nhau và người nước ngoài thậm chí còn sắm xe máy cho “anh trai” người Thái.

Lời kết

Nhìn chung, những gia đình vợ Thái, chồng ngoại đều hạnh phúc. Không lâu trước đây, việc kết hôn với người nước ngoài còn tồn tại nhiều thành kiến thì ngày nay, 90% dân cư tại miền đông bắc Thái Lan đều muốn con cái họ lấy chồng người nước ngoài.

VTH(thoisu.com)


Hiện trạng của tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam

2007.08.24

Nhã Trân, phóng viên đài RFA

Nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam cho kỹ nghệ tình dục hoặc nô lệ lao động được nhiều chính quyền và tổ chức, đoàn thể ra sức bài trừ trong vài năm trở lại đây. Hiện trạng tệ nạn thế nào sau các nỗ lực phòng chống, Nhã Trân lược thuật thông tin liên hệ và trình bày.

Những bé gái vui cười tại nơi dạy nghề bên ngoài Châu Ðốc, gần biên giới với Cambodia. Nếu không được huấn luyện và có nguồn thu nhập, những bé gái này có nguy cơ bị rơi vào đường mại dâm hoặc bị gia đình ép buộc làm nghề mại dâm ở Cambodia. NEIL PHOTO
>> Xem hình lớn hơn

Khởi đầu vào khoảng cuối thập niên 1980 và bành trướng rầm rộ kể từ những năm 90 đến nay, nạn buôn người với mục đích khai thác tình dục và cưỡng bức lao động, mà phụ nữ và trẻ em Việt Nam là đối tượng chính, đã được không ít cơ chế quốc tế và tổ chức ngoài chính phủ, trong đó có cả một số đoàn thể người Việt hải ngoại, quan tâm.

Ban đầu là các cảnh báo sau khi nhiều trường hợp được phơi bày ra ánh sáng, cho thấy nạn nhân là những phụ nữ và trẻ thơ, có em chỉ trong độ tuổi 4 – 5. Kế đó là sự tham gia của các cơ chế quốc tế, chính quyền nhiều nước và những tổ chức ngoài chính phủ, như Liên Hiệp Quốc, International Labor Organization, USAID và cả một vài đoàn thể người Việt hải ngoại.

Các hành động trên bình diện rộng mới bộc phát mạnh kể từ khoảng 5 năm trở lại đây, kể về những sự kiện nổi bật.

Năm 2004 Liên Hiệp Quốc cho tiến hành Dự Án Ngăn Chặn Tệ Nạn Buôn Bán Phụ Nữ Trẻ Em nhằm giải quyết tình trạng trẻ người Việt vùng đồng bằng sông Cửu Long bị bán sang Campuchia. Năm 2005 Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố rằng các nạn nhân bị bán sang rất nhiều nước như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Macao, Malaysia và Anh.

Năm 2006 một loạt nỗ lực được ghi nhận; một số đoàn thể tư nhân phối hợp cùng Vital Voice, một tổ chức trực thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ, tổ chức một hội nghị quốc tế ở Đài Loan, trong khi đó hội nghị đầu tiên của người Việt hải ngoại, với cùng một tiêu đề, cũng được tổ chức ở Washington D.C do VAVA, tức Hội Cử Tri Việt-Mỹ, chủ xướng.

Năm nay Bộ Ngoại Giao Mỹ tài trợ cho Quỹ Châu Á ở Việt Nam ba trăm ngàn đô la để chi phí cho kế hoạch phòng chống nạn buôn người. Đích thân Ngoại trưởng Condoleeza Rice, trong buổi lễ công bố phúc trình tại thủ đô, tuyên bố việc nâng cao cảnh giác của toàn thế giới về hậu quả của nạn buôn người là một trong những mục tiêu thường niên của cơ quan này, sau khi cho hay:

Từ trước tới nay Quỹ Châu Á vẫn hỗ trợ về truyền thông giáo dục phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, nhưng giai đoạn này sẽ áp dụng những phương pháp truyền thông sáng tạo và có hiệu quả hơn, ví dụ như hỗ trợ các địa phương về việc truyền thông phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, và có thể đưa vào nhà trường nữa, để cho cộng đồng hiểu biết hơn…

“Ngày càng có thêm nhiều nước nhận ra nạn buôn người là hình thức hiện đại của nạn nô lệ, đang phá huỷ gia đình và cộng đồng trên khắp thế giới”

Tại Việt Nam

Nhìn vào Việt Nam, một số nỗ lực được ghi nhận tuy chính quyền chưa hoàn toàn tuân hành tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu trong việc bài trừ tệ nạn. Từ vài năm trở lại đây Hà Nội bắt đầu hợp tác song phương với Đài Loan và Campuchia trong việc tăng cường các biện pháp bảo vệ và củng cố chương trình giúp đỡ nạn nhân.

Theo báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ năm nay, Việt Nam có tiến triển qua việc gia tăng ngân sách, đẩy mạnh Chương trình Hành động Quốc gia 2004 - 2010, kế hoạch phòng chống nạn buôn người.

Một trong những cơ chế phụ trách chương trình bài trừ nạn buôn người, diễn ra hàng ngày trong nước và những quốc gia lân cận, là Quỹ Châu Á ở Việt Nam, hồi tháng 6 năm nay cho đài Á Châu Tự Do biết đường lối hoạt động trong thời gian tới: “Từ trước tới nay Quỹ Châu Á vẫn hỗ trợ về truyền thông giáo dục phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, nhưng giai đoạn này sẽ áp dụng những phương pháp truyền thông sáng tạo và có hiệu quả hơn, ví dụ như hỗ trợ các địa phương về việc truyền thông phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, và có thể đưa vào nhà trường nữa, để cho cộng đồng hiểu biết hơn…

Hoạt động thứ nhất là phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em… bằng việc thành lập một số nhóm ở địa phương, cụ thể là ở các xã…. Hoạt động thứ hai là phối hợp với Campuchia để tổ chức những buổi hội thảo, những buổi chia sẻ thông tin. Hoạt động thứ ba là khảo sát, xây dựng và lập danh sách ở cấp xã”

Tháng 4 vừa rồi Bộ Công An cho báo chí trong nước hay, sẽ mở rộng kế hoạch đấu tranh chống tội phạm buôn bán người, trong đó bao gồm cả nạn nhân nam giới.

Trong khi các tổ chức công cũng như tư ra sức bài trừ, tệ nạn đã suy giảm đến đâu? Báo cáo mới nhất của Việt Nam, đưa ra tại hội nghị triển khai chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em giai đoạn 2, từ 2007 - 2010, gây quan tâm công luận.

Đó là vì theo dữ liệu, số nạn nhân gia tăng mạnh trong vòng 2 năm nay tuy nhiều kế hoạch đã được tiến hành, không chỉ trên bình diện quốc gia mà cả quốc tế. Cụ thể, Việt Nam công bố là số người bị bán từ năm ngoái đến nay, được chính thức thống kê, lên đến hơn 1 ngàn 500, tăng hơn 70% so với năm 2005.

Có nhiều nguyên nhân lắm, nhưng hai nguyên nhân chính là sự nghèo đói và sự thiếu hiểu biết của người dân nông thôn. Dân quê nhiều gia đình thu nhập một tháng chỉ 10 ngàn đồng, không đủ sống nên mong muốn đổi đời. Các cô gái trẻ vì vậy bị vào rọ.

Một giáo sư ngoài Bắc

Nguyên nhân

Chính quyền đã ít nhiều lưu tâm đến tệ nạn, thế còn người dân có cảnh giác về việc nhiều phụ nữ và trẻ em bị bán, diễn ra hàng ngày đâu đó chung quanh họ, và có vai trò gì trong kế hoạch phòng chống? Trao đổi cho thấy nói chung thì quần chúng có hiểu biết về nguyên nhân và diễn tiến của tệ nạn qua phương tiện thông tin:

“Nhiều cô gái trẻ bị dụ, nói là qua nước khác làm việc với mức lương cao, nhưng thật ra là bán vào các đường dây mãi dâm…”

Qua trình bày vừa rồi của một nữ bác sĩ người trong Nam, hay nhận định của một giáo sư ngoài Bắc:

“Có nhiều nguyên nhân lắm, nhưng hai nguyên nhân chính là sự nghèo đói và sự thiếu hiểu biết của người dân nông thôn. Dân quê nhiều gia đình thu nhập một tháng chỉ 10 ngàn đồng, không đủ sống nên mong muốn đổi đời. Các cô gái trẻ vì vậy bị vào rọ”

Giới thẩm quyền trong và ngoài nước đã thực hiện nhiều chính sách phòng chống và quần chúng nói chung đã cảnh giác, thế nhưng vì đâu nạn buôn người vẫn tiếp diễn? Phải chăng các biện pháp ngăn ngừa, đối phó chưa phát huy được toàn hiệu năng, hay vì căn nguyên vấn đề chưa được giải quyết triệt để?

Lâu nay các tổ chức quốc tế và các chính quyền đều đồng ý về nguyên nhân cội rễ của tệ nạn. Những nguồn căn đó là gì? Chúng ta hãy nghe trình bày bởi Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị Thành Niên ở Việt Nam:

“Nguyên nhân thứ nhất là đói nghèo, thiếu việc làm. Tình trạng đói nghèo và thiếu việc làm ở nông thôn làm [dân] bỏ ra thành thị và đi nước ngoài kiếm sống, kỳ vọng vào những nơi làm ăn xa mà họ nghĩ là dễ kiếm được cái khoản tiền kha khá, vì thế mà dễ bị lừa”

Vấn đề đã được minh định và phương cách đối phó đã được thực thi Vì sao chưa đạt kết quả mong muốn? Nhận định tổng quát cho là bởi:

“Truyền thông đại chúng của Việt Nam, bề rộng thì rất nhiều, nhưng đi vào bề sâu, thí dụ như đi đến các cộng đồng nhỏ bé cụ thể ở các làng quê để cho người ta biết được những thủ đoạn của bọn buôn người và những điều cảnh giác cần biết khi phụ nữ phải đi làm ăn xa thì rất ít. Cho nên truyền thông rất nhiều, nhưng họ vẫn cứ là nạn nhân của tình trạng buôn người”

Tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ emViệt Nam, sau nhiều nỗ lực từ nhiều phía, đến giờ dường như chưa có dấu hiệu suy giảm. Làm thế nào để bài trừ tận gốc vấn nạn có lẽ sẽ tiếp tục là một bài toán cho các chính quyền và những tổ chức, cá nhân tâm huyết.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 234 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 161 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 149 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 130 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 128 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.