Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 24831136

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 17.04.2024 20:37
Khi nào thoát kiếp nô lệ ngoại bang?
09.12.2022 15:15

Thế lưỡng nan của Việt Nam khi muốn đa dạng kho vũ khí ngoài 'nước bạn' Nga

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

NGUỒN HÌNH ẢNH,NHAC NGUYEN / AFP

Chụp lại hình ảnh,

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 đã khai mạc vào hôm nay 08/12

Việt Nam đang có xu hướng giảm mua đáng kể vũ khí từ Nga và tìm nguồn cung thay thế, đặc biệt ở các nước có thể có loại vũ khí và phụ tùng tương thích với Moscow.

Dựa theo số liệu từ Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI), từ năm 1995 đến 2021, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 9,07 tỷ USD vũ khí, trong đó Nga chiếm 7,4 tỷ USD (81,6%).

Tuy nhiên xu hướng này đang giảm một cách đáng kể khi Việt Nam đang thực thi chiến lược đa dạng hóa.

Reuters ngày 06/12, dẫn nhận định từ các chuyên gia cho thấy Ấn Độ, Israel và các quốc gia Đông Âu đang được xem là các nhà cung cấp thay thế Nga đối với Việt Nam trong những năm gần đây.

Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Hunter Marston, Nghiên cứu sinh tiến sĩ từ Đại học Quốc gia Australia cho rằng Việt Nam đã bắt đầu chiến lược đa dạng hóa kho vũ khí của mình cách đây vài năm và tính tương thích trong vũ khí sẽ là một vấn đề lớn.

"Số tiền Việt Nam nhập khẩu vũ khí từ Nga đã sụt giảm từ hơn 1 tỷ USD vào năm 2014 xuống chỉ còn 72 triệu USD vào năm 2021. Không rõ là sự chuyển biến này bền vững như thế nào hay Việt Nam muốn thay thế nguồn vũ khí từ Nga đến mức độ nào. Nhưng tính tương thích của vũ khí là một vấn đề lớn."

"Ví dụ, các hệ thống của Mỹ không được thiết kế để vận hành chung với các hệ thống của Nga hoặc Trung Quốc. Vì thế, các thiết bị của Hàn Quốc và Ấn Độ rất quan trọng cho sự chuyển đổi này nhưng sẽ phải thực hiện theo một cách khác, không rõ là Hà Nội có sẵn sàng để Mỹ bước vào với một tư cách quan trọng hay là không."

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Thời điểm Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất vũ khí từ Nga là 1 tỷ USD (2014), nhưng sau đó giảm đáng kể, chỉ còn 9 triệu USD (2020) một phần ảnh hưởng từ Covid và 72 triệu USD (2021), theo SIPRI

Tiến sĩ Ian Storey, từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore, hôm 08/12 nói với BBC News Tiếng Việt.

"Cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine sẽ mang đến động lực để Việt Nam đa dạng hóa việc nhập khẩu vũ khí ngoài nước Nga. Việt Nam sẽ ngày càng hướng về các công ty sản xuất vũ khí của châu Âu và Hàn Quốc."

"Tuy nhiên, với số lượng lớn vũ khí quân sự được sản xuất tại Nga, Việt Nam sẽ phụ thuộc vào Nga về đạn dược, nâng cấp vũ khí và các phần phụ tùng trong nhiều năm tiếp theo."

'Thế lưỡng nan'

Reuters dẫn lời của Nghiên cứu sinh tiến sĩ Nguyễn Thế Phương từ Đại học New South Wales (Úc) cho thấy đã có các cuộc thảo luận nội bộ tại Việt Nam về việc liệu quốc gia này có nên bán vũ khí cho Nga hay là không, mặc dù không thấy sẽ có một quyết định như vậy.

Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Việt Nam không phản hồi trước yêu cầu bình luận từ Reuters.

Nghiên cứu sinh Hunter Marston nhận định khả năng tương thích của vũ khí Việt Nam với Nga:

"Khoảng 80% kho vũ khí của Việt Nam là nhập khẩu từ Nga vì vậy các thiết bị do Việt Nam sản xuất có thể sẽ phần lớn tương thích với [phía Nga]."

Theo Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI) vào ngày 05/12 thì trong 100 công ty hàng đầu về buôn bán vũ khí trên thế giới thì có sáu công ty của Nga, với tổng doanh thu là 17,8 tỷ USD, tăng chỉ 0.4% so với năm 2020.

"Hiện có dấu hiệu trì trệ lan rộng trên khắp ngành công nghiệp vũ khí của Nga", bao cáo của SIPRI đề cập.

Theo SIPRI thì các công ty Nga đang gia tăng tốc độ sản xuất vì cuộc chiến tranh Ukraine, nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn chip bán dẫn, đồng thời chịu tác động từ các lệnh trừng phạt của Phương Tây như không thể nhận được phần thanh toán.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Hồi đầu tháng này, vũ khí Việt Nam được báo chí trong nước đề cập "Các loại vũ khí bộ binh của Việt Nam hoàn toàn có thể chen vai thích cánh với các "ông lớn" trên thị trường thế giới."

Tiến sĩ Ian Storey nói về thế lưỡng nan của Việt Nam đối với Nga, quốc gia mà Việt Nam luôn tuyên bố có "tình hữu nghị thủy chung, sâu sắc".

"Việt Nam đang đối mặt với thế lưỡng nan. Nga là người bạn lâu năm. Nhưng bởi vì Việt Nam lo lắng về việc Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông nên Việt Nam đang theo đuổi các mối quan hệ gần hơn với Mỹ."

"Nếu Việt Nam bán thiết bị quân sự cho Nga thì gặp rủi ro trở thành mục tiêu đối với các lệnh trừng phạt. Hà Nội có thể giữ lập trường trung lập và không thể bán vũ khí cho Nga hoặc Ukraine."

Khách hàng nào cho vũ khí 'Made in Vietnam'?

Hôm nay, Việt Nam đã khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022, "quảng bá, tuyên truyền năng lực, tiềm lực công nghệ, vũ khí trang bị do công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất đến bạn bè quốc tế, nhân dân trong nước", theo truyền thông Việt Nam.

Triển lãm có sự tham gia của các tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ như Lockheed Martin hay Nexter của Pháp, Nga có Rosoboronexport.

Hồi đầu tháng này, vũ khí Việt Nam được báo chí trong nước đề cập rằng "Các loại vũ khí bộ binh của Việt Nam hoàn toàn có thể chen vai thích cánh với các "ông lớn" trên thị trường thế giới."

"Ngoài ra, vì một số vũ khí trang bị do Việt Nam sản xuất nhưng chưa được nội địa hóa 100% hoặc còn phụ thuộc vào bên thứ 3 (tức bên chuyển giao công nghệ) nên muốn xuất khẩu ta sẽ phải được sự đồng ý của những đối tác này."

Tiến sĩ Ian Storey cho rằng "Ngành kinh doanh vũ khí toàn cầu cực kỳ mang tính cạnh tranh và sẽ khó khăn cho một quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể tạo được sự tác động đáng chú ý."

Nghiên cứu sinh Hunter Marston nhận định khách hàng mua vũ khí của Việt Nam do sản xuất có thể là Lào và Campuchia.

"Xét về sự tập trung súng trường, súng máy và súng lục, thì Việt Nam có thể bán một số loại vũ khí này cho Lào và Campuchia, nhưng tôi không thấy có nhu cầu này nhiều xa hơn thế. Các loại drone của Việt Nam sẽ có thể được tìm kiếm trước sự nở rộ drone trong các hoạt động tác chiến những năm gần đây, như cuộc chiến Ukraine đã cho thấy."

"Xét về sự phụ thuộc vũ khí vào Nga, tôi nghĩ Việt Nam đang tiếp tục kiên trì trong việc đa dạng hóa nguồn vũ khí nhập khẩu của mình. Dĩ nhiên nếu có sự thay đổi chính trị liên quan đến kết quả cuộc chiến tranh Ukraine và khi các lệnh trừng phạt của Phương Tây kết thúc. Có thể Việt Nam trở lại với nguồn cung vũ khí từ Nga, nhưng kịch bản này khó mà xảy ra."

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

NGUỒN HÌNH ẢNH,NHAC NGUYEN / AFP

Chụp lại hình ảnh,

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 có sự tham gia của các tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ như Lockheed Martin hay Nexter của Pháp, Nga có Rosoboronexport

Phân tích của Reuters ngày 06/12 dẫn lời nhà nghiên cứu cấp cao từ SIPRI, Siemon Wezeman cho biết năng lực sản xuất vũ khí quân sự của Việt Nam rất hạn chế, và chỉ một số ích các drone trinh thám được giao hàng trong một thập kỷ vừa qua, mặc dù phía Việt Nam đã tăng cường năng lực lắp ráp radar, tên lửa và tàu do phía đối tác nước ngoài thiết kế.

Các công ty mua loại vũ khí nhỏ từ Việt Nam có thể là Lào và những nước châu Phi, vì Việt Nam có thể đưa ra giá cả mang tính cạnh tranh, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp từ ISEAS-Yusof Ishak Institute nói với Reuters.

Còn Nghiên cứu sinh Thế Phương nhận định các quốc gia Mỹ Latin và những nước Đông Nam Á có thể là khách hàng tiềm năng.(BBC)



Nga: Kẻ thù dân tộc VN nước dẫ đư tai họa CS  báo hại hàng bao nhiêu thế hệ


Về cuộc “gặp gỡ” giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với lãnh tụ Lênin

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trường xây dựng Nhà máy thủy điện Irkutsk trên sông Angara, trong chuyến năm Liên Xô năm 1955. (Ảnh: TTXVN)

(Stxdd.thanhuytphcm.vn) - Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn hoạt động cách mạng ở châu Âu đã rất mong muốn được gặp mặt lãnh tụ của phong trào cộng sản thế giới Lênin nhưng Người đã không có may mắn đó. Bởi khi Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô thì Lênin đang ốm nặng, chỉ thời gian ngắn sau Lênin qua đời. Nhưng trên phương diện gặp gỡ về lý tưởng cách mạng thì Hồ Chí Minh đã gặp Lênin rất nhiều lần…

Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử đã nêu lại quá trình Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô: “Tháng 6, ngày 13. Buổi tối, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Paris đi Liên Xô, đất nước mà Người mơ ước được đặt chân tới. (…) Tháng 6, ngày 30. Nguyễn Ái Quốc đến cảng Petrograd. Lần đầu tiên Người đặt chân lên mảnh đất của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Người đã xuất trình hộ chiếu mang tên Chen Vang để bộ đội biên phòng đóng dấu thị thực nhập cảnh…”.

Trên đất Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều hoạt động tích cực, trong đó viết khá đều đặn cho các tờ Le Paria, L’Humanité, La Vie Ouvrière, dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân và được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân, tham gia Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản, gặp nhà thơ Osip Mandelstam… Cuối năm 1923, Người vào học Trường Đại học Cộng sản của những người lao động Phương Đông. Lúc này Lênin đang ốm nặng, nên Đại hội Quốc tế Cộng sản phải tạm hoãn...

Ngày 21/1/1924, Lênin từ trần... Sau này, Hồ Chí Minh kể lại sự kiện đau buồn đó: “Vào một ngày tháng 1/1924, chúng tôi đang ăn bữa sáng tại quán cơm ở tầng dưới khách sạn thì được tin Lênin mất. Không ai muốn tin điều đó, nhưng khi ngoảnh lại, chúng tôi thấy lá cờ của Xô viết Moskva đã bỏ rủ. Một sự xúc động lớn xâm chiếm tâm hồn chúng tôi, bữa ăn bị bỏ dở, vì không ai thấy đói nữa: Lênin đã mất. Thế là tôi chưa được gặp Lênin và đó là một điều ân hận lớn trong đời tôi. Khi tôi đến nước Nga, Người đã ốm nặng và đang chữa bệnh ở Gorki, cho nên không đến thăm được”.

Thực ra, cuộc “gặp” lịch sử giữa Nguyễn Ái Quốc và Lênin đã diễn ra từ năm 1920 sau khi Nguyễn Ái Quốc đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Vẫn theo Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử: “Tháng 7, sau ngày 17. Nguyễn Ái Quốc đọc tác phẩm của Lênin: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, đăng trên báo L’Humanité, số ra ngày 16 và 17/7/1920. Trong văn kiện này, Lênin phê phán mọi luận điểm sai lầm của những người cầm đầu Quốc tế II, về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, lên án mạnh mẽ tư tưởng sô vanh, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ích kỷ, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của các đảng cộng sản là phải giúp đỡ thật sự phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và phụ thuộc, nhấn mạnh sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản các nước tư bản với quần chúng cần lao của tất cả các dân tộc để chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến. Tác phẩm của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Sau này, khi kể lại sự kiện quan trọng đó, Người đã nói: ‘Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III’”.

“Thật vậy, sau khi đọc và nghiên cứu toàn văn Sơ thảo (…), Nguyễn Ái Quốc có cảm giác sâu sắc là Lênin vừa trao cho đồng chí bí quyết dẫn tới sự thành công của cách mạng giải phóng dân tộc. Bí quyết đó là: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức”. Tức là Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc vấn đề cơ bản nhất về con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Nói cách khác, điều mà Nguyễn Ái Quốc tìm kiếm, mơ ước với tất cả nhiệt tình yêu nước sôi nổi của mình, đã hiện ra sáng tỏ dưới mắt của đồng chí. (…) Lênin là người đầu tiên đã chỉ rõ rằng nếu không có sự liên kết đấu tranh với các dân tộc thuộc địa, thì cách mạng vô sản ở các nước đế quốc cũng không thể có được”[1].

Như vậy, nhờ có học thuyết của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy con đường rõ rệt để giải phóng các dân tộc thuộc địa, trong đó có dân tộc Việt Nam. “Cuộc gặp” này thực sự mang tính bước ngoặt lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, cũng có thể nói là một bước ngoặt của cách mạng Việt Nam. Chính “cuộc gặp” đó đã đưa Nguyễn Ái Quốc từ một nhà yêu nước thành một nhà cộng sản.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam vào Lăng viếng lãnh tụ Lênin trong dịp Đoàn sang dự lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Mười Nga, năm 1957. (Ảnh tư liệu)Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam vào Lăng viếng lãnh tụ Lênin trong dịp Đoàn sang dự lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Mười Nga, năm 1957. (Ảnh tư liệu)

Bước chuyển đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc là quyết định ủng hộ thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, họp ở thành phố Tours (Đại hội Tours) vào cuối năm 1920. Sau cuộc bỏ phiếu, nữ đồng chí Rose, người ghi biên bản tốc ký Đại hội, hỏi Nguyễn Ái Quốc: “Tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc tế III?”. Nguyễn Ái Quốc trả lời: “Tôi hiểu rõ một điều, Quốc tế III rất chú ý đến giải quyết vấn đề giải phóng thuộc địa… Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, là tất cả những điều tôi hiểu”. Ngày 30/12/1920, Nguyễn Ái Quốc cùng những người chủ trương gia nhập Quốc tế III tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản. Từ lúc này, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản và là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Ngày 23/1/1924, Nguyễn Ái Quốc cùng một số học sinh Trường Đại học Phương Đông tham dự lễ tang Lênin do Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức. Chỉ ít ngày sau, ngày 27/1/1924, Báo Pravda (Sự thật) của Liên Xô đã đăng bài của Nguyễn Ái Quốc với tiêu đề Lênin và các dân tộc thuộc địa nói lên niềm tiếc thương về sự ra đi của Lênin và lòng khao khát tự do, độc lập của các dân tộc thuộc địa khắp năm châu được ánh sáng học thuyết Lênin vạch đường, chỉ lối.

Hoàn toàn tin tưởng theo Lênin, phát biểu tại phiên họp thứ 22 Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, ngày 1/7/1924, Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi cần tập trung sức lực để thực hiện những di huấn của Lênin. Người nhấn mạnh trong phần kết luận: “Vì chúng ta tự coi mình là học trò của Lênin, cho nên chúng ta cần phải tập trung tất cả sức lực và nghị lực để thực hiện trên thực tế những lời di huấn quý báu của Lênin đối với chúng ta về vấn đề thuộc địa cũng như các vấn đề khác”.

Học tập chủ trương, sách lược của Lênin, năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã viết cuốn sách Ðường kách mệnh làm tài liệu huấn luyện cán bộ để chuẩn bị cho việc thành lập Ðảng. Trong tác phẩm quan trọng này, Người đã chỉ rõ: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin. (…) Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới. Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư[2] và Lênin”.

31 năm sau khi Lênin qua đời, ngày 13/6/1955, Bảo tàng Phòng làm việc và nơi ở của Lênin chính thức mở cửa. Người nước ngoài đầu tiên đến thăm Bảo tàng là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc của những năm tháng sống và học tập, làm việc ở Liên Xô trước đây. Trên trang đầu của cuốn Sổ ghi cảm tưởng của Bảo tàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Lênin, người thầy vĩ đại của cách mạng mạng vô sản. Cũng là một vị đạo đức rất cao, dạy chúng ta phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Tinh thần Lênin muôn đời bất diệt”[3].

Năm 1960, nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh Lênin, trong bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, đăng báo Nhân dân ngày 22/4/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát vai trò to lớn của chủ nghĩa Lênin: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.

Dù không có cuộc gặp trên thực tế giữa Hồ Chí Minh và Lênin nhưng đã có sự gặp gỡ của Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa Lênin, đó được xem là một cuộc gặp lịch sử. Có thể nói, cuộc gặp ấy về lý thuyết không chỉ làm thay đổi vận mệnh dân tộc Việt Nam mà còn tác động mạnh mẽ đến tương lai của nhân loại!

Nguyễn Minh Hải

--------

[1] Mai Văn Bộ, Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh, Nxb. Trẻ, tái bản lần thứ 10, 2011, tr. 97-98.

[2] Cách gọi tên của Karl Marx theo phiên âm Hán Việt trước đây.

[3] Mai Trang, Cuộc gặp lịch sử giữa Hồ Chí Minh với V.I.Lenin, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, ngày 22/4/2013.

Giặc phương bắc kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ta

Giặc Phương Bắc Kẻ Thù Truyền Kiếp Của Dân Tộc Việt Nam

hai bà trưng

Hai Bà Trưng báo thù chồng,
đáp ơn nước, quyết cỡi voi
đánh quân xâm lược phương Bắc.
Hai phụ nữ Việt can đảm bất khuất
làm giặc Tàu kinh khiếp ngàn đời.

Ảnh nguồn:
Bộ Sưu Tập Tranh Lịch Sử Việt Nam
 Thư Viện Tư Liệu Giáo Dục.

Sự ngẫu nhiên của địa hình biên giới đã đặt quốc gia và dân tộc chúng ta ở ngay sát cạnh một nước khổng lồ về dân số và diện tích lãnh thổ. Cuộc sống lân cận này đã gây khó khăn trở ngại rất lớn cho Việt Nam trong suốt chiều dài lập quốc và kiến quốc.

Cách nay hơn 2.000 năm, khi dân tộc chúng ta còn non trẻ và lãnh thổ nhỏ hẹp thì đã thường xuyên bị các triều đình chuyên chế phong kiến Trung Hoa tấn công, xâm lược, đô hộ, dự tính đồng hóa, xóa bỏ cuộc sống dân tộc ta với nhiều âm mưu tinh ranh, thâm hiểm, ác độc. (Thời kỳ Bắc Thuộc kéo dài từ năm 111 trước Công Nguyên – đến năm 939 sau Công Nguyên, tổng cộng hơn 1.000 năm).

Họ bắt thanh niên trai tráng Việt lên rừng tìm ngà voi, xuống biển sâu mò ngọc trai cung phụng cho giai cấp quý tộc Trung Hoa đang đô hộ nước ta.

Phụ nữ Việt thì bị giặc Tàu cưỡng ép phải lấy chồng Tàu nhằm xóa bỏ nòi giống dân tộc Việt.

Chính sách cai trị dã man của giặc phương Bắc nhằm tận diệt các hoạt động của người Việt quyết chống đối để cứu quốc.

Một ngàn năm đô hộ tàn bạo không lường của giặc Tàu khiến cho dân ta phải rên xiết, cùng cực khổ đau, nhục nhã với hờn vong quốc đeo nặng vào trong lòng của những người Việt ái quốc.

Tuy nhiên trong suốt một ngàn năm thống trị bạo ngược trên đầu trên cổ dân ta, giặc Tàu cũng không thể ăn ngon ngủ yên vì phải thường xuyên đối phó vất vả với nhiều cuộc nổi dậy, tiến hành kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc chúng ta. Điều này thể hiện tinh thần cứu quốc để phục quốc bền bỉ trong lòng người dân Việt.

Những cuộc quật khởi rất vẻ vang, kiên định của các anh hùng liệt nữ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Thi Sách, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (ông mất năm 791), Ngô Quyền…đã tô đậm sự tự hào cho nòi giống Việt quyết không hề khoanh tay, cúi đầu khuất phục giặc phương Bắc có lòng tham không đáy.

Một ngàn năm giặc Tàu cai trị và quyết liệt đồng hóa nhưng không thành công chứng minh rằng dân tộc ta thông minh, tài giỏi và ý chí vùng dậy rất mãnh liệt để sống còn và phát triển cho đến hôm nay.

Các sử kiện trung thực và quý báu này cho thấy giặc phương Bắc đã thua dân Việt chúng ta trong nỗ lực quyết chí đấu tranh để tồn tại.

Sau thời kỳ u tối 1.000 năm lệ thuộc giặc phương Bắc, lúc sống trong thời kỳ độc lập tự chủ từ thế kỷ thứ 10 trở đi, dân tộc chúng ta cũng đã bao phen đánh bại các cuộc xâm lược của giặc phương Bắc khi họ muốn xây lại mộng bá quyền.

Khi đế quốc Nguyên Mông đang trên đà lớn mạnh, họ đã đánh thắng nhiều cường quốc như Nga và ngay cả vương triều Tống của Trung Hoa, nhưng khi tiến xuống phía Nam để thôn tính Việt Nam thì đã bị dân ta ba lần đánh bại nhục nhã ê chề.

Đất nước Trung Hoa rộng lớn đông dân, binh hùng tướng mạnh nhưng lại bị đánh chiếm và bị cai trị bởi một nước Mông Cổ nhỏ hơn, trong lúc đó Việt Nam vẫn giữ được trọn vẹn nền độc lập khi chiến thắng đạo binh Mông Cổ thiện chiến nhất thế giới vào thời đó, thế kỷ 13.

So sánh điều này chứng tỏ dân Việt chúng ta có ý chí chiến đấu dũng cảm, mưu lược và tài giỏi hơn dân Trung Hoa.

lịch sử việt nam, hưng đạo đại vương

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
 và Đại Tướng Trần Quang Khải
 cùng ba quân
đánh đại bại quân xâm lược phương Bắc
 trong các trận thủy chiến lừng danh kim cổ
tại Bến Chương Dương, sông Bạch Đằng
 lưu tiếng thơm đến mãi ngàn năm sau.
Ảnh nguồn:
Bộ Sưu Tập Tranh Lịch Sử Việt Nam
 Thư Viện Tư Liệu Giáo Dục.

Trong Thời Hiện Đại

Đầu thế kỷ 20, khi trên thế giới xuất hiện luồng tư tưởng của Chủ Nghĩa Marx, thì chẳng bao lâu sau do nhu cầu truyền bá để lôi kéo các nước chậm tiến hay nhược tiểu vào phong trào Cộng Sản, cho nên các Đảng Cộng Sản đã lần lượt được hình thành và hoạt động tại Trung Hoa và Việt Nam.

Với nguyên tắc: “thế giới đại đồng” hay “bốn phương vô sản đều là anh em”…nên vào thời kỳ đầu, khi Cộng Sản Việt Nam chưa hoàn thành cuộc xâm lược thôn tính miền Nam, thì “tình đồng chí vô sản” giữa Trung Cộng và Việt Cộng vẫn chưa hé lộ bản chất tự nhiên đặc thù mà Chủ Thuyết Cộng Sản chủ quan ém nhẹm, đó là: quyền lợi mỗi đảng phái vẫn tồn tại bên trên quyền lợi Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Trong thực tế, Đảng Cộng Sản Trung Hoa khi mới được thành lập đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của Cộng Sản Liên Sô từ vật chất đến tư tưởng. Tuy nhiên một khi lớn mạnh, Trung Cộng muốn qua mặt đàn anh Liên Sô để nắm quyền lãnh đạo phong trào Cộng Sản thế giới. Họ đã noi theo đường cũ của cha ông họ từng làm, đó là tự cho mình là trung tâm của tinh hoa nhân loại (Trung Hoa), tương tự như các triều đại quân chủ chuyên chế hà khắc cách nay vài ngàn năm.

Điều này cũng lộ rõ bản chất xưa cũ của giới lãnh đạo Trung Hoa, cho dù có khác nhau về thể chế chính trị, đó là mở rộng lãnh thổ, xâm chiếm các nước chung quanh buộc họ phải thần phục “thiên triều”, khinh thường các quốc gia chung quanh.

Tháng 1/1974, trong khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa từ vĩ tuyến 17 trở xuống đến Cà Mau đang chật vật đối phó với hàng loạt cuộc tấn công quân sự thô bạo trong chiến lược rốt ráo phải xâm lược thôn tính Miền Nam cho bằng được của Cộng Sản Việt Nam với sự chi viện vũ khí ồ ạt của cả Liên Sô và Trung Cộng, thì Trung Cộng bất ngờ tiến công đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền đã có ngàn đời của quốc gia và dân tộc Việt Nam.

Khi Cộng Sản Việt Nam đã làm hết sức mình để hoàn thành ý nguyện của phong trào Cộng Sản quốc tế là xóa bỏ chính quyền Miền Nam hợp hiến, hợp pháp, được Liên Hiệp Quốc công nhận cũng như xóa bỏ đời sống tự do của người dân Miền Nam thì Trung Cộng tiếp tục thực thi chiến lược tham vọng bành trướng lãnh hải xuống phía Nam bằng cách cho hải quân tấn công vào một số đảo trên quần đảo Trường Sa vào tháng 3 năm 1988 với dụng mưu làm bàn đạp để sau này tiến chiếm toàn bộ Trường Sa như họ đã làm đối với Hoàng Sa.

Trong trận hải chiến tháng 3 năm 1988, hải quân Cộng Sản Việt Nam đã bị hải quân Trung Cộng đánh bại. Và số đảo bị chiếm mất, đến nay Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn chưa thu hồi lại được cho đất nước và cho dân tộc chúng ta.

Tình “đồng chí vô sản” chỉ là cái bánh vẽ to tướng, khi bánh vẽ phai màu không còn hấp dẫn được ai thì để lộ nguyên hình tham vọng của giặc phương Bắc nghìn năm xưa. Dân tộc ta giờ đây đang đối diện với kẻ thù truyền kiếp mà tổ tiên ta từng đối diện và đã quyết liệt đánh bại chúng.

tàu chiến trung cộng

TQ: Chiếc 929 đóng vai trò soái hạm và hậu cần của phân đội Nam Hải trong CQ-88.
 (Hai câu trên là chú thích của phía Trung Cộng).
Ảnh nguồn: blog Mai Thanh Hải *

Chiến hạm của Trung Cộng tiến đánh đảo Gạc Ma
trong quần đảo Trường Sa vào tháng 3/1988
được chính quyền Cộng Sản Việt Nam gọi là chiến dịch CQ-88
 **.

Gìn Giữ Sự Trọn Vẹn Lãnh Thổ Và Lãnh Hải Của Quốc Gia Việt Nam

Những dữ kiện về lịch sử xa xưa và các nghiên cứu về khoa học địa chất đã chứng tỏ không cần tranh cãi là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của nước Việt Nam.

Bản đồ nước Việt chạy dài từ Bắc xuống Nam, khiến cho địa hình nước ta hẹp bề ngang nhưng lại nằm dọc bờ biển kéo dài, quanh co với nhiều vịnh biển, cù lao, hòn đảo và quần đảo ngoài xa rất tươi đẹp và lắm tài nguyên thiên nhiên.

Với lợi thế duyên hải rộng lớn như thế, đất nước chúng ta rất cần phải có lực lượng hải quân hùng mạnh, trang bị chiến đấu hiện đại để trấn giữ và quyết tâm, quyết liệt đánh bại giặc phương Bắc muốn bành trướng xuống Biển Đông và giành chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta.

Để triển khai sức mạnh của toàn dân tộc trong trận chiến trường kỳ gìn giữ quê hương giàu đẹp, người Việt cần có và phải có một thể chế chính trị tự do, dân chủ để thu hút mọi tài năng, khai thác mọi nguồn lực cống hiến cho đất nước của tất cả người dân Việt từ trong nước ra đến hải ngoại.

Một thể chế chính trị dân chủ sẽ rất tôn trọng ý kiến dân, làm hết sức mình để bảo vệ đất nước không bị ngoại xâm cướp đoạt. Toàn dân hết lòng ủng hộ chính quyền dân cử trong hành động và chiến lược gìn giữ chủ quyền đất nước.

Tổ tiên chúng ta từng nắm vững tình hình nội bộ giặc để triển khai chiến lược phòng thủ và tấn công để bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, Trung Cộng không thể an tâm tiến chiếm Biển Đông một khi nội bộ bất ổn. Phong trào giành lại độc lập của người dân Tây Tạng. Phong trào đòi ly khai của vùng đất Tân Cương. Và mạnh mẽ nhất là làn sóng đòi được sống tự do, có nhân phẩm của đại đa số người dân Trung Hoa. Các yếu tố này một khi phát triển lớn mạnh sẽ làm thay đổi chính trường Trung Hoa.

Trong tình hình Việt Nam, một chính quyền độc tài, độc đảng tôn thờ một chủ thuyết chính trị của ngoại bang thì rất kém khả năng để huy động sức mạnh toàn dân, bởi vì họ chỉ nghĩ đến chiếc ghế mà họ đang ngồi lãnh đạo, họ chỉ nghĩ đến quyền lợi đảng phái chứ không quan tâm đến quyền lợi dân tộc. Chỉ nghĩ đến “tình” “đồng chí” mà coi nhẹ tình đồng bào ruột thịt.

Họ lo sợ người dân thể hiện lòng yêu nước sẽ gây hại đến quyền lãnh đạo của đảng họ. Khi thực hiện điều này, thể chế độc tài đã đồng lõa với giặc xâm lược cướp đi một phần lãnh hải của đất nước Việt Nam.

Một chính quyền không cho người dân biểu hiện lòng yêu nước là mang tội với quốc dân và phải chịu sự trừng trị nặng nề của lịch sử và tòa án dân tộc. Một quốc hội có pháp quyền thực chất và một xã hội xây dựng trên nền tảng trọng pháp sẽ có quyền phế truất và bỏ tù bất kỳ viên chức cao cấp nào hay một đảng phái nào thông đồng với giặc ngoại xâm.

Lê Chiêu Thống (1765 – 1793), một vị vua thời Lê mạt đã ham quyền chức, lưu luyến chiếc ngai vàng mà cố tình đón rước ngoại xâm phương Bắc vào giày xéo quê hương. Hiện nay, những kẻ tham quyền cho phe đảng mình, muốn đảng mình cầm quyền mãi mãi!!! Cho nên không dám làm mất lòng láng giềng phương Bắc nhưng cương quyết phụ lòng dân tộc thì cũng không khác gì hành vi đê hèn của Lê Chiêu Thống ngày trước.

Vượt lên trên những toan tính và hành động thấp hèn, ngu si này, mọi người Việt chúng ta bây giờ và sau này phải có trách nhiệm phục hồi lại chủ quuyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và đánh đuổi giặc phương Bắc ra khỏi Trường Sa.

Thế hệ hôm nay chưa làm được phải truyền ước nguyện cao thượng này lại để thế hệ ngày mai quyết chí thu phục lại toàn bộ lãnh hải của chúng ta.

Các thanh niên tuấn tú thông minh tài giỏi của dân tộc Việt phải cố tâm chú trọng học hành, tìm hiểu, nghiên cứu trong lĩnh vực hải quân của những cường quốc tiên tiến để xây dựng cho quốc gia Việt Nam những hạm đội hùng mạnh tối tân đủ khả năng đánh bại giặc phương Bắc tham lam lúc nào cũng muốn giành chiếm biển đảo của đất nước chúng ta.

Mời quý bạn đọc viếng thăm trang blog Mai Thanh Hải để coi thêm những tấm hình trận đánh Trường Sa tháng 3/1988 do phía Trung Cộng tung ra:

** Quý bạn cũng có thể đọc thêm các chi tiết về trận đánh tháng 3/1988 tại Trường Sa theo cái link của wiki chữ Việt:

Phạm Hoàng Tùng tháng 8/201



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 817 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 450 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 386 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 356 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 329 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 321 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 272 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 268 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 232 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 230 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.