Ukraine dồn dập tổng phản công ở Kherson quyết tâm tiêu diệt quân Nga xâm lăng
11.07.2022 21:51
Ukraine dồn dập phản công ở Kherson, quyết giành lại miền Nam Một mất một còn Ukraine 1.000.000 quân thề quyết tử đánh Nga cứu nước
Ngày thứ 139 chiến sự: Ukraine phản công vùng Nga kiểm soát
Ukraine tập kích kho đạn của Nga ở Kherson, miền nam đất nước, đồng thời tuyên bố lên kế hoạch phản công giành lại các lãnh thổ Moskva đang kiểm soát.
Quân đội Ukraine hôm nay cho biết đã sử dụng rocket tầm xa tấn công kho đạn ở thành phố Nova Kakhovka thuộc vùng Kherson, nơi lực lượng Nga kiểm soát ở miền nam Ukraine, gây nhiều thiệt hại về khí tài và sinh lực đối phương.
"Đòn tấn công của các đơn vị tên lửa và pháo binh đã khiến quân địch mất 52 người, một lựu pháo Msta-B, một khẩu súng cối, 7 xe bọc thép và nhiều phương tiện khác, cũng như một kho đạn ở Nova Kakhovka", một chỉ huy quân sự Ukraine nói.
Thông tin này rất đáng chú ý, bởi các đơn vị quân đội Ukraine nhiều tuần qua không thể tiến hành các vụ tập kích vào sâu trong lãnh thổ Nga kiểm soát ở Kherson, do các loại pháo trong biên chế của họ không đủ tầm bắn. Đợt tấn công mới dường như được thực hiện bằng pháo phản lực tầm trung HIMARS do Mỹ cung cấp, vốn có tầm bắn tới 80 km và độ chính xác rất cao.
Các quan chức chính quyền thân Nga tại Kherson cũng cáo buộc quân đội Ukraine sử dụng HIMARS để tiến hành đòn tập kích mà họ nói là nhắm vào mục tiêu dân thường.
Hình ảnh vệ tinh vị trí kho đạn bị không kích ở Nova Kakhovka, Kherson, phía nam Ukraine. Ảnh: AP.
Vladimir Leontyev, người đứng đầu chính quyền quân sự - dân sự do Nga bổ nhiệm ở quận Kakhovka tại Kherson, cho rằng đạn pháo HIMARS đã bắn trúng các kho chứa muối diêm (saltpetre), hợp chất có thể được sử dụng để sản xuất phân bón hoặc thuốc súng, gây ra vụ nổ lớn khiến ít nhất 7 người chết và khoảng 60 người bị thương. "Còn rất nhiều người bị chôn vùi dưới đống đổ nát", ông nói.
Bộ Quốc phòng Ukraine không trả lời yêu cầu bình luận về loại vũ khí đã sử dụng trong đòn tập kích. Do HIMARS là loại vũ khí "quý giá nhất" trong biên chế quân đội Ukraine hiện nay, Kiev thường giấu kín thông tin vận hành của các tổ hợp này để đảm bảo an toàn.
Vùng Kherson đã bị Nga kiểm soát trong những ngày đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine. Đây là nơi có ngành nông nghiệp phát triển mạnh và nằm ngay phía bắc bán đảo Crimea.
Giới phân tích cho rằng cuộc tập kích vào Nova Kakhovka cho thấy Ukraine đang nhắm vào các mục tiêu hậu cần có giá trị lớn của lực lượng Nga, đặc biệt là các kho đạn, khiến đối phương gặp nhiều khó khăn trong tác chiến ở miền nam. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy Ukraine sẽ tăng cường chiến dịch phản công ở miền nam.Duration
Giới chức Ukraine trước đó đã đề cập đến kế hoạch tập hợp đội quân một triệu người để tái kiểm soát các vùng lãnh thổ phía nam đất nước.
Ukraine cũng đang kêu gọi người dân tại các khu vực mà lực lượng Nga kiểm soát gấp rút di tản trước khi họ mở chiến dịch phản công.
"Chắc chắn sẽ có giao tranh, pháo kích, nên chúng tôi kêu gọi người dân sơ tán khẩn cấp", Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk nói cuối tuần qua, thêm rằng không thể biết chính xác khi nào các cuộc tấn công sẽ xảy ra.
Tại chiến trường Donbass ở miền đông Ukraine, giao tranh vẫn đang trong tình thế giằng co, khi hai bên không đạt đà tiến đáng kể.
Ukraine đang nỗ lực chuẩn bị ứng phó đợt tấn công mới của Nga ở miền đông, sau khi Nga chiếm hoàn toàn tỉnh Lugansk. Lực lượng Nga nhiều tuần qua pháo kích dữ dội vào các khu vực ở Donetsk, một trong hai tỉnh tạo thành vùng Donbass.
Pavlo Kyrylenko, thống đốc tỉnh Donetsk, cho biết Nga đang tập trung lực lượng lớn, đặc biệt ở Bakhmut và Siversky, cũng như xung quanh thành phố Sloviansk và Kramatorsk. Ông cho biết đối phương đã pháo kích mạnh mẽ dọc khu vực chiến tuyến để tạo đột phá nhưng chưa thành công.
Trong khi đó, TASS dẫn các nguồn tin cho hay Nga và lực lượng ly khai đang bao vây thị trấn Sieversk ở Donetsk.
Nhiều địa điểm khác ở Ukraine cũng bị Nga tấn công. Ít nhất 12 người đã bị thương vì pháo kích ở thành phố Mykolaiv, miền nam Ukraine, theo giới chức khu vực. Thị trưởng thành phố lớn thứ hai Ukraine Kharkov cũng cho biết khu vực đang bị bắn phá nghiêm trọng.
"Nga bắn phá liên tục, không để Kharkov yên dù chỉ một giây. Chúng tôi không có phút giây nào ngừng nghỉ để chuẩn bị bảo vệ thành phố và khu vực", thị trưởng Kharkov Oleh Terekhov nói.
Ngày 11/7, ít nhất 6 người thiệt mạng và 31 người bị thương trong các cuộc không kích vào Kharkov. Tại thành phố Mykolaiv, các cuộc pháo kích đêm 11/7 khiến 12 người bị thương và nhiều nhà cửa bị phá hủy.
Trong khi chiến sự đang bế tắc, mặt trận ngoại giao đang chứng kiến một số bước tiến nhỏ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 12/7 cho biết ông đã thảo luận với người đồng cấp Nga và Ukraine trong các cuộc điện đàm riêng về việc mở đường cho các chuyến tàu chở ngũ cốc trên Biển Đen.
Điện Kremlin cho biết hai lãnh đạo đã trao đổi quan điểm hợp tác nhằm đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Đen và xuất khẩu ngũ cốc sang thị trường thế giới. Trong khi đó, ông Erdogan nói với Tổng thống Volodymyr Zelensky rằng Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn hòa bình ở Ukraine và đang thúc đẩy kế hoạch của LHQ để xuất khẩu ngũ cốc của nước này.
Vị trí thành phố Novaya Kakhovka thuộc tỉnh Kherson, Ukraine. Đồ họa: Washington Post.
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) đã ghi nhận 11.152 trường hợp thương vong kể từ khi xung đột nổ ra hôm 24/2, trong đó 4.889 dân thường thiệt mạng. Con số thực tế có thể cao hơn do tình hình chiến sự gây cản trở quá trình xác minh và thống kê.
Cao ủy LHQ về Người tị nạn (UNHCR) cho biết hơn 5,6 triệu người đã rời Ukraine, trong khi hơn 7 triệu người phải di tản trong nước kể từ khi xung đột nổ ra. UNHCR cũng ghi nhận hơn 8,7 triệu lượt qua lại giữa biên giới Ukraine và các nước láng giềng trong hơn 4 tháng xung đột nổ ra. VN Ẽpress Minh Phương
Một vụ nổ ở Kherson (Ảnh: Telegram).
Guardian đưa tin, tối 11/7, hàng loạt vụ nổ làm rung chuyển thị trấn Nova Kakhovka ở vùng Kherson, miền Nam Ukraine. Nova Kakhovka giống như phần lớn vùng lãnh thổ khác của Kherson đang bị Nga kiểm soát.
Đây là vụ nổ lớn thứ 2 trong vòng 4 ngày trở lại đây ở Nova Kakhovka, nơi có nhà máy thủy điện quan trọng và là mắt xích quan trọng trong hệ thống cung cấp nước đến bán đảo Crimea thông qua kênh Bắc Crimea.
Video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy những tiếng nổ lớn và đám cháy lớn như cầu lửa sáng rực bầu trời đêm tại Nova Kakhovka.
Serhiy Khlan, một thành viên trong hội đồng khu vực Kherson, cảnh báo người dân không ra ngoài để đảm bảo an toàn. "Xin hãy cẩn trọng, đừng lại gần những nơi xảy ra nổ", ông Khlan nói khi nhắc đến một vụ nổ kho đạn của Nga ở Nova Kakhovka. Trước đó, ông Khlan nói rằng: "Ở Kherson, Ukraine đã tấn công chính xác một đơn vị quân đội của Nga ở đường Pestelia. Doanh trại này bốc cháy từ 5h sáng và tiếp tục hứng thêm một đợt tấn công nữa vào lúc 10h".
Hãng thông tấn TASS của Nga tuy không đề cập vụ nổ kho đạn, nhưng cho biết: "Quân đội Ukraine đã tấn công nhà máy thủy điện Kakhovka ở vùng Kherson". Theo lời ông Kirill Stremousov, một quan chức của chính quyền dân sự - quân sự ở Kherson, Ukraine đã tấn công vào Novaya Kakhovka bằng hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Mỹ viện trợ. Tuy nhiên, vụ tấn công thất bại do tên lửa bị phòng không Nga đánh chặn.
Không lâu sau vụ tấn công nhằm vào nhà máy thủy điện Kakhovka, quân đội Ukraine được cho là tiếp tục tấn công các nhà kho ở Kherson.
"Sau vụ tấn công ở Novaya Kakhovka, quân đội Ukraine tiếp tục nhắm đến các kho chứa phân bón, kéo theo các vụ nổ lớn. Một số người bị thương. Một bệnh viện, một khu chợ và nhà dân trong bán kính 2km bị hư hại", TASS dẫn lời Vladimir Leontyev, người đứng đầu chính quyền quân sự - dân sự Kakhovka do Nga bổ nhiệm, cho hay.
Nga giành quyền kiểm soát Kherson từ hồi tháng 3, không lâu sau khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Từ đó đến nay, quân đội Ukraine vẫn tiến hành các đợt phản công nhằm giành lại vùng đất miền Nam này, nhưng cường độ và tần suất phản công chỉ có xu hướng tăng đáng kể những ngày gần đây khi Ukraine tấn công tên lửa và pháo tầm xa nhằm vào các trung tâm chỉ huy, kho vũ khí, đạn dược của Nga.
Ukraine được cho là chuẩn bị triển khai một chiến dịch phản công quy mô lớn ở Kherson. Từ cuối tuần trước, giới chức nước này hối thúc người dân Kherson nhanh chóng sơ tán bởi quân đội chắc chắn sẽ phản công để giải phóng nơi đây.
Hiện chưa rõ thời điểm Ukraine sẽ phản công, song một số ý kiến cho rằng, Kiev có thể đang chờ thêm nguồn khí tài viện trợ của phương Tây.
Theo TASS, Ukrinform, Guardian
Ukraine tuyên bố thêm một vị tướng Nga tử
TPO - Ukraine vừa tuyên bố có thêm một vị tướng Nga thiệt mạng trong đợt tấn công bằng tên lửa do phương Tây tài trợ.
Thiếu tướng Artem Nasbulin, Tham mưu trưởng Quân đoàn 22 thuộc các Lực lượng vũ trang Nga, được nói là đã thiệt mạng trong đợt tấn công nhằm vào bốt chỉ huy di động ở Tavriis'k, thành phố Kherson.
Trong đoạn phim được Ukraine đăng tải, các hệ thống pháo cơ động cao HIMARS do Mỹ viện trợ đã bắn trúng mục tiêu cách xa 80km, rơi xuống gần nhà máy điện Nova Kakhovka.
Các báo cáo nói rằng đợt tấn công cũng trúng kho đạn và 200 binh lính của Nga.
Ukraine nói rằng hệ thống pháo này cũng được sử dụng trong vụ tấn công trước đó vào Kherson, khiến 12 sĩ quan Nga thiệt mạng, trong đó có một đại tá.
Ukraine khẳng định đợt tấn công bằng pháo HIMARS đã khiến một tướng Nga thiệt mạng
Serhiy Bratchuk, phát ngôn viên lực lượng quân sự Odesa, viết trên Telegram rằng một tên lửa HIMARS đã khiến Thiếu tướng Nasbulin thiệt mạng.
“Có thông tin về việc một tướng khác của Nga đã tử trận sau khi tên lửa HIMARS bắn trúng trụ sở ở vùng Kherson. Tham mưu trưởng Quân đoàn 22 của các Lực lượng vũ trang Nga (đơn vị 73954, Simferopol) Thiếu tướng Nasbulin đã ra đi”, ông Bratchuk viết.
Các chuyên gia nghi ngờ khả năng của Ukraine có thể thành công khi triển khai chiến dịch phản công với nguồn lực hiện nay. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov khẳng định điều này sẽ sớm xảy ra.
Hầu hết lực lượng vũ trang của Ukraine đang tập trung bảo vệ phần lãnh thổ còn lại ở vùng Donbass, vì thế không thể tham gia chiến dịch phản công ở những nơi khác.
“Điều này cực kỳ cần thiết với đất nước chúng ta. Tổng thống đã ra chỉ thị”, ông Reznikov phát biểu ngày 11/7.
“Chúng tôi có khoảng 700.000 người trong lực lượng vũ trang và khi bổ súng cảnh sát quốc gia và lính biên phòng, chúng tôi có lực lượng gồm khoảng 1 triệu người”, ông Reznikov cho biết.
Các cố vấn phương Tây khuyên Ukraine câu giờ và tích lũy vũ khí, lực lượng trước.
Ukraine tuyên bố sở hữu quân đội hàng triệu người có thể giành lại lãnh thổ ở miền Nam
Lê Phương (RT) Dân Việt
Theo lệnh của Tổng thống Volodymyr Zelensky, Ukraine đã triệu tập được một triệu binh sĩ nhằm tái chiếm các khu vực phía nam của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Alexey Reznikov tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với The Times.
Các tân binh Ukraine được huấn luyện bởi những chuyên gia từ lực lượng quân đội Anh tại một căn cứ quân sự gần Manchester, Anh, thứ Năm, ngày 7/7/2022. Ảnh: AP
"Chúng tôi hiểu rằng về mặt chính trị, đây là điều rất cần thiết cho đất nước chúng tôi. Tổng thống đã ra lệnh cho người đứng đầu quân đội vạch ra kế hoạch", ông nói trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 10/7.
"Chúng tôi thuộc về thế giới tự do, chúng tôi có ý thức thực sự về công lý và tự do. Chúng tôi có khoảng 700.000 quân trong các lực lượng vũ trang và khi bổ sung thêm lực lượng bảo vệ quốc gia, cảnh sát, biên phòng, chúng tôi có khoảng một triệu người", Bộ trưởng nói thêm.
Ông Reznikov ca ngợi nỗ lực của Anh trong việc giúp đỡ Ukraine, đặc biệt là Ben Wallace, Bộ trưởng Quốc phòng Anh. London đã cung cấp cho Kiev pháo 155mm tiêu chuẩn NATO, nhiều hệ thống tên lửa phóng dẫn đường và máy bay không người lái công nghệ cao.
Reznikov giải thích rằng điều này sẽ bù đắp cho những tổn thất nặng nề ở khu vực Donbass khi đối mặt với các đợt pháo kích hàng loạt của Nga. Tổng thống Zelensky trước đó cho biết Ukraine mất khoảng 200 người mỗi ngày tại khu vực này.
Reznikov cũng đề cập đến các đồng minh khác, nhấn mạnh rằng "một liên minh chống Điện Kremlin đã ra đời".
"Các đồng minh của chúng tôi ở London, Washington DC cũng như nhiều quốc gia khác, họ đang đầu tư vào chúng tôi, không chỉ tiền mà cả những kỳ vọng rằng chúng tôi sẽ đánh bại Điện Kremlin. Chúng tôi phải cùng nhau chiến thắng trong cuộc chiến này", ông tuyên bố.
Biệt kích Ukraine đánh sập nhà tù của Nga ở Kherson, giải cứu nhiều tù binh Tùng Nguyễn, DT
(Dân trí) - Một cuộc đột kích bất ngờ đã được các đặc nhiệm Ukraine tiến hành nhằm vào một nhà tù ở khu vực Kherson.
Các lính biệt kích Ukraine trong một nhiệm vụ chiến đấu (Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine).
Trong một thông báo được đăng tải trên mạng xã hội Facebook ngày 13/7, Cục Tình báo trực thuộc Bộ quốc phòng Ukraine tuyên bố các đặc nhiệm nước này đã tiến hành một nhiệm vụ đột kích nhằm vào một nhà tù nơi quân đội Nga giam giữ các binh sĩ Ukraine bị bắt giữ tại khu vực Kherson, miền Nam nước này.
Lực lượng biệt kích thuộc Cục tình báo Ukraine nói họ đã phát hiện ra nhà tù này từ trước đó và tiến hành theo dõi nhằm tìm kiếm thời cơ hành động. Khi nhận thấy các tù nhân có thể gặp nguy hiểm, lệnh tấn công đã được đưa ra. Ngay sau đó, các đặc nhiệm đã nhanh chóng vượt qua các bãi mìn dày đặc xung quanh nhà tù và tiến hành một cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm giải cứu các tù binh đang bị quân đội Nga giam giữ.
Ít nhất 5 người đàn ông đã được giải thoát sau nhiệm vụ đặc biệt này, trong đó có một sĩ quan cảnh sát cao cấp. Một binh sĩ Ukraine trong nhóm người vừa được trả tự do khẳng định nếu không được giải cứu kịp thời, tính mạng của họ có thể đã gặp nguy hiểm.
Cục Tình báo Ukraine không tiết lộ vị trí cụ thể của nhà tù cũng như thiệt hại của lực lượng Nga sau chiến dịch giải cứu tù binh đặc biệt trên. Tuy nhiên, cơ quan này cho biết các lính gác Nga làm nhiệm vụ cảnh giới vòng ngoài đã bị tiêu diệt và nhà tù đã bị phá hủy hoàn toàn. Nhiều trang thiết bị vũ khí của Nga cũng đã bị thu giữ.
Các biệt kích Ukraine tham gia vào nhiệm vụ giải cứu tù binh tại Kherson (Ảnh: Cục Tình báo Ukraine).
Hiện tính xác thực của nhiệm vụ giải cứu tù binh đặc biệt của đặc nhiệm Ukraine chưa được các nguồn tin độc lập kiểm chứng. Bộ Quốc phòng Nga cũng chưa đưa ra bình luận về thông tin này.
Kể từ khi Nga giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng Kherson hồi tháng 3, Bộ Quốc phòng Ukraine xác nhận hàng ngàn binh sĩ Ukraine đã bị bắt giữ làm tù binh và bị giam giữ tại các nhà tù rải rác trong khu vực.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Ukraine hôm 29/6 tuyên bố Nga và Ukraine đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh. Theo giới chức quân đội Ukraine, đây là cuộc trao đổi tù binh với quy mô lớn nhất giữa 2 phe kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Trong thông báo của Bộ Quốc phòng Ukraine, 144 binh sĩ Ukraine đã được trả tự do trong đợt trao đổi này. Trong số họ, 95 người đã tham gia phòng thủ nhà máy Azovstal tại thành phố Mariupol và bị quân đội Nga bắt giữ vào giữa tháng 5 khi "pháo đài" này thất thủ.
Theo Defense Express
Tên lửa Ukraine xuyên thủng lưới phòng không, phá kho đạn của phe ly khai
(Dân trí) - Phe ly khai ở thành phố Lugansk, miền Đông Ukraine xác nhận, quân đội Ukraine dồn dập tập kích vào Lugansk khiến một kho đạn ở đây phát nổ.
Gần đây, quân đội Ukraine liên tục dùng pháo HIMARS do Mỹ cung cấp để tập kích các mục tiêu quân sự của Nga và phe ly khai, trong đó có các kho đạn (Ảnh: BBC).
RT dẫn lời ông Vitaly Kiselev, một quan chức của lực lượng dân quân Cộng hòa Nhân dân tự xưng Lugansk (LPR), cho biết thành phố Lugansk tối 13/7 rung chuyển bởi những tiếng nổ lớn. Nguyên nhân được xác định do quân đội Ukraine tập kích vào một doanh trại quân sự ở đây.
"Hệ thống phòng không của chúng tôi đã đối phó với cuộc tập kích và đánh chặn hầu hết rocket của quân đội Ukraine, ngoại trừ một quả rocket đánh trúng kho đạn dược. Kho đạn bốc cháy và phát nổ, các mảnh vỡ vương vãi trong bán kính 1,5-2km, thậm chí 3km", ông Kiselev nói.
Ukraine gần đây cũng tăng cường tập kích các mục tiêu của Nga và lực lượng ly khai với vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp, đặc biệt là pháo phản lực HIMARS của Mỹ. Kiev khẳng định họ đã tiếp nhận ít nhất 9 tổ hợp HIMARS trong số 12 tổ hợp mà Washington cam kết viện trợ. Theo lời một đại diện của chính quyền Odessa, miền Nam Ukraine, gần đây quân đội nước này đã phá hủy ít nhất 6 kho đạn của Nga và lực lượng ly khai bằng các tổ hợp pháo hiện đại.
Đêm 11/7, Ukraine tuyên bố đã tập kích thành công một kho đạn của Nga ở tỉnh Kherson, miền Nam Ukraine cũng bằng pháo HIMARS. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sau đó ca ngợi "pháo hiện đại" của phương Tây và cảnh báo Nga "sẽ không có nơi nào an toàn" trên đất Ukraine.
HIMARS được cho là một trong những vũ khí uy lực nhất hiện nay mà Ukraine sở hữu. Một số ý kiến cho rằng, nó có thể là yếu tố giúp Kiev xoay chuyển cục diện chính trường.
Moscow nhận định, Kiev dường như đang sử dụng chiến thuật nã hỏa lực hiệp đồng với sự kết hợp cùng lúc nhiều loại vũ khí bao gồm các hệ thống pháo, máy bay không người lái nhằm vào các vị trí ít được bảo vệ để gây khó cho lưới phòng không của Nga.
"Các rocket phóng loạt dù được phóng đi từ hệ thống Uragan, Smerch, Vilkha hay HIMARS đều không phải là mục tiêu khó với hệ thống phòng không nhiều lớp của Nga. Các lá chắn của Nga đã bắn rơi nhiều rocket như vậy, vì các rocket này có quỹ đạo dễ dự đoán, tốc độ bay thấp ở giai đoạn cuối và không được trang bị phương tiện nhằm vượt mặt hệ thống phòng không. Tuy nhiên, việc tập trung rocket và vũ khí dồn dập với mật độ cao tạo ra nguy cơ một số tên lửa có thể lọt qua lưới phòng không và nhằm vào mục tiêu", nguồn tin của Nga đánh giá.
Mặc dù vậy, theo một số chuyên gia, trong bối cảnh Ukraine tiếp tục bị Nga áp đảo về hỏa lực như hiện nay, việc lật ngược thế trận là thách thức không hề nhỏ.
Trên thực tế, quân Nga đang tiến vào sâu hơn lãnh thổ của Ukraine ở vùng Donbas và thương vong của Ukraine ở đây rất lớn.
Hôm 08/07, Hoa Kỳ công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, trị giá 400 triệu USD, gồm số giàn pháo cơ động - thêm bốn, và nhiều đạn dược.
Loại pháo cơ động này, viết tắt là HIMARS sẽ cho phép quân Ukraine bắn vào các điểm xa của quân Nga, phía sau mặt trận chính. Với con số mới nhất này, Ukraine sẽ có tổng cộng 12 giàn HIMARS.
Trả lời báo Anh, The Times, ông Reznikov cũng khen ngợi Anh đã đóng vai trò chủ chốt trong công tác giúp Ukraine bỏ dần vũ khí thời Liên Xô, chuyển sang dùng vũ khí chống tăng, phòng không theo tiêu chuẩn NATO.
Chưa chặn được Nga ở phía Đông
Quân Nga vẫn tiến vào cả phía Nam của Ukraine, gồm vùng Kherson và Zaporizhzhya, đồng thời lấn thêm được các vùng thuộc Donbas.
Phó thủ tướng Ukraine, bà Iryna Vereshchuk kêu gọi người dân đi sơ tán trước khi quân Ukraine tung ra cuộc phản công.
Chụp lại hình ảnh,
Miền Đông Ukraine với các mũi tiến công của Nga
Theo phóng viên quốc phòng của BBC News Jonathan Beale thì phát biểu của Bộ trưởng Oleksii Reznikov nói lên ý muốn của phía Ukraine, cả về chính trị và kinh tế.
"Việc giành lại ít nhất là các điểm xuất khẩu ngũ cốc cho Ukraine, từ duyên hải Biển Đen, là hết sức quan trọng cho nền kinh tế.
"Phía Ukraine có thể đang nghĩ rằng vì quân Nga tập trung ở phía Đông, nên thời cơ giành lại một số phần của miền Nam đã tới."
Nhưng sự thật là đa số lực lượng và quân khí của Ukraine đang bị tiêu hao trong cuộc chiến gay gắt ở Donbas, theo nhà báo BBC.
Có những đơn vị đã bị thương vong quá nửa sau nhiều tháng giao tranh ác liệt.
Phía Nga cũng thiệt hại nặng về nhân sự, nhưng với dân số đông và chính sách quân dịch cứng rắn, Nga vẫn có thể duy trì lượng quân số cao hơn Ukraine ở biên giới hai bên.
Ukraine mở chiến dịch phản kích lớn; Quốc hội Nga họp bất thường; Lời khai mới của nghi phạm sát hại ông Abe Shinzo
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP
Chụp lại hình ảnh,
Ảnh minh họa: người dân Ukraine ở ga Kramatorsk chuẩn bị di tản hồi tháng 5
Các đơn vị pháo binh Ukraine đã nhận được vũ khí Phương Tây, gồm cả các loại pháo tầm xa.
Nhưng không rõ con số có đủ để họ tung ra một chiến dịch phản công đáng kể ở phía Nam, hay sẽ chỉ cố kìm chân quân Nga ở phía Đông, nhà báo BBC đặt câu hỏi.
HOÀNG HÀ, BÁo quốc Tế VN
11/07/2022 19:45
Baoquocte.vn. Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, khủng hoảng Sri Lanka, kết quả bầu cử Thượng viện Nhật Bản, xung quanh vụ ám sát cựu Thủ tướng Abe Shinzo, tình hình Trung Đông... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (thứ hai từ trái sang), cũng là Chủ tịch đảng LDP, đặt bông hồng lên tên một ứng cử viên của đnảg giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Thượng viện ngày 10/7. (Nguồn: AP)
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:
* Ukraine tuyên bố sẽ phản kích ở Kherson: Ngày 10/7, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk kêu gọi dân thường tại vùng Kherson ở miền Nam nước này, đã bị Nga giành quyền kiểm soát, sơ tán trước một đợt phản công mới của Kiev, song không tiết lộ thời điểm chính xác cuộc phản công sẽ diễn ra.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov cũng cho biết, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ra chỉ thị giải phóng vùng lãnh thổ miền Nam nước này.
Theo đó, chính phủ Ukraine có kế hoạch huy động tới 1 triệu người tham gia nghĩa vụ quân sự để nỗ lực “tái chiếm các vùng lãnh thổ miền Nam”. Đồng thời, các lực lượng vũ trang Ukraine có kế hoạch “giành lại” quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ có tầm quan trọng chiến lược.
Bình luận về các thông tin trên, Nghị sĩ Hạ viện Nga đại diện cho khu vực Crimea Mikhail Sheremet cho rằng, "Ukraine không có cơ hội chiếm lại các vùng lãnh thổ do quân đội chúng ta đã kiểm soát".
Theo ông, những chỉ thị như vậy "sẽ không tồn tại lâu và không liên quan thực tế, vì họ không có sức mạnh, năng lực, phương tiện, cũng như tinh thần chiến đấu”. (Sputnik)
* Đức, Ukraine phản ứng trái ngược việc Canada trả tuabin cho Berlin: Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao và Bộ Năng lượng Ukraine đã bày tỏ "vô cùng thất vọng" trước quyết định của Canada bàn giao cho Đức tuabin khí Siemens đã được sửa chữa, được sử dụng cho đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1.
Theo bộ trên, việc bàn giao lại tuabin sẽ tương đương với việc điều chỉnh các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Nga "theo ý muốn của Moscow".
Tuyên bố trên, được đăng tải trên trang web của Bộ Năng lượng Ukraine, kêu gọi chính phủ Canada rút lại quyết định này.
Trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Đức Olaf Scholz hoan nghênh quyết định trên của của chính quyền Canada.
Tuabin khí trên bị kẹt tại nơi bảo dưỡng ở Canada do các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Nga sau đó đã giảm lượng khí đốt vận chuyển sang châu Âu, viện dẫn lý do các vấn đề về kỹ thuật, trong đó có việc tuabin khí chưa được Canada trả về Đức. (Reuters, Sputnik)
* Ukraine muốn tịch thu bất động sản của Nga ở Anh: Ngày 10/7, tờ The Times đưa tin, Ukraine đang xem xét khả năng nộp đơn kiện nhằm tịch thu 18 tài sản bất động sản ở Anh có liên quan người Nga. Tổng giá trị của số bất động sản này lên tới 100 triệu Bảng Anh (khoảng 120 triệu USD).
Cũng theo The Times, nhiều bất động sản trong số này nằm gần khu Highgate ở phía Bắc London, địa điểm có nhiều nhà ngoại giao và tài phiệt Nga sở hữu các bất động sản đắt tiền nhất khu vực.
Trong danh sách nói trên có Witanhurst, dinh thự lớn thứ hai ở London sau cung điện Buckingham, trị giá 300 triệu Bảng Anh và thuộc sở hữu của tỷ phú Nga Andrey Guryev.
The Times cho biết Đại sứ Ukraine tại Anh Vadym Prystaiko đang thuê luật sư để kiện Nga ra tòa ở Anh, với hy vọng tòa án sẽ cho phép tịch thu tài sản hoặc buộc Moscow phải bán số bất động sản này và chia sẻ một phần lợi nhuận.
* Quốc hội Nga dự kiến tiến hành phiên họp bất thường: Hạ viện Nga quyết định sẽ tiến hành phiên họp bất thường vào ngày 15/7 tới, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, nước này thậm chí còn chưa bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine "một cách nghiêm túc".
Tuy nhiên, Quốc hội Nga không tiết lộ chi tiết vấn đề sẽ được thảo luận tại phiên họp này.
Theo ông Vladimir Vasilyev, người đứng đầu đảng nước Nga Thống nhất, có 325 ghế trong tổng số 450 ghế Quốc hội, các nghị sĩ sẽ thảo luận hơn 60 vấn đề tại phiên họp trên. (Reuters)
* Nga-Belarus thảo luận cách trả đòn Lithuania: Ngày 11/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Belarus Alexander Lukasenko đã có cuộc thảo luận phương án chung đáp trả việc Lithuania cấm trung chuyển hàng hóa qua lãnh thổ nước này vào vùng lãnh thổ Kaliningrad thuộc Nga.
Tại cuộc thảo luận, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh, các động thái của Lithuania là áp đặt "các hạn chế bất hợp pháp" đối với việc trung chuyển hàng hóa vào Kaliningrad.
Ngoài ra, hai bên khẳng định tiếp tục củng cố quan hệ đối tác và liên minh cũng như thảo luận về các vấn đề hợp tác song phương và xung đột ở Ukraine. (TASS)
* Kaliningrad đề xuất cấm trung chuyển hàng hóa giữa các nước Baltic và Nga, theo Thống đốc vùng Kaliningrad Anton Alikhanov ngày 11/7.
Đề xuất này được xem là nhằm đáp trả quyết định "phong toả" của chính quyền Lithuania đối với vùng lãnh thổ thuộc Nga.
Trước đó cùng ngày, Lithuania đã mở rộng các biện pháp hạn chế đối với hoạt động thương mại qua lãnh thổ nước này tới vùng Kaliningrad của Nga thêm các sản phẩm bê tông, gỗ, cồn và hóa chất công nghiệp có cồn. (Reuters)
* Tổng thống Israel Yitzhak Herzog thăm chính thức Czech bắt đầu từ ngày 11/7 và kéo dài 2 ngày.
Tại Prague, ông Herzog sẽ tham gia hội đàm với các nhà lãnh đạo của Czech gồm Tổng thống Milos Zeman, Chủ tịch Hạ viện Marketa Pekarova Adamova, Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil và Thủ tướng Petr Fiala.
Chủ đề của các cuộc thảo luận dự kiến sẽ xoay quanh các vấn đề về hợp tác song phương và cuộc họp Ủy ban Liên chính phủ Czech-Israel.
Ngoài hợp tác song phương về kinh tế, hai bên sẽ thảo luận việc Czech đảm nhận vai trò Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) hiện nay và hợp tác giữa khối này với Israel, kế hoạch chuyển địa điểm đặt Đại sứ quán Czech tại Israel.
Bên cạnh đó, Israel-Czech có thể thảo luận về các hợp đồng mua bán vũ khí cũng như việc tổ chức họp ủy ban liên chính phủ giữa hai nước. (JNS)
* Nội các Sri Lanka nêu điều kiện từ chức: Ngày 11/7, Văn phòng Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe nhấn mạnh, toàn bộ Nội các nước này sẽ từ chức chỉ khi đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ mới gồm đại diện của tất cả các chính đảng.
Trước đó, các đảng đối lập chính của Sri Lanka đã nhất trí thành lập một chính phủ lâm thời với sự tham gia của tất cả các đảng phái. (Reuters)
* Trung Quốc hy vọng người dân Sri Lanka đoàn kết vượt qua khó khăn: Ngày 11/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, nước này sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình ở Sri Lanka.
Theo ông Uông, với tư cách là láng giềng hữu nghị và đối tác hợp tác, Bắc Kinh hy vọng tất cả các bên ở Sri Lanka sẽ hành động vì lợi ích cơ bản của đất nước và người dân, cùng nhau vượt qua khó khăn, sớm thực hiện ổn định xã hội, khôi phục kinh tế và cải thiện sinh kế. (THX)
* Ấn Độ khẳng định đứng về phía người dân Sri Lanka: Trong phản ứng đầu tiên đưa ra trước diễn biến ở Sri Lanka, ngày 10/7, Ấn Độ khẳng định đứng về phía người dân Sri Lanka khi họ tìm cách hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng và tiến bộ thông qua “các phương tiện và giá trị dân chủ, các thể chế được thiết lập và khuôn khổ hiến pháp”.
Ấn Độ cũng bác bỏ "những thông tin mang tính suy đoán trên các phương tiện truyền thông về việc New Delhi đưa binh sĩ tới Sri Lanka". Theo đó, những thông tin và quan điểm như vậy "không phù hợp với lập trường của chính phủ Ấn Độ”.
Tuy nhiên, Ấn Độ cũng nâng cao cảnh giác tại khu vực biên giới trên biển với Sri Lanka nhằm ngăn chặn nguy cơ dòng người tị nạn hoặc những nhân tố chống đối New Delhi tràn sang. (ANI)
* Bầu cử Thượng viện Nhật Bản: Liên minh cầm quyền đã giành được thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử khi chiếm hơn 50% trong tổng số 125 ghế được bầu lại.
Cụ thể, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng Kishida giành được 63 ghế, tăng 8 ghế so với trước bầu cử. Với 56 ghế chưa tới thời điểm bầu lại, LDP nắm trong tay tổng cộng 119 ghế tại Thượng viện.
Cùng với đảng Công minh - đối tác của LDP trong liên minh cầm quyền, có tổng cộng 27 ghế tại Thượng viện sau bầu cử - liên đảng cầm quyền nắm giữ tổng cộng 146 ghế, chiếm 58,87% ghế tại Thượng viện.
Bên cạnh đó, phe ủng hộ sửa đổi Hiến pháp cũng giành được thế đa số 2/3 tại Thượng viện, qua đó tạo cơ hội cho Thủ tướng Kishida Fumio khởi động tiến trình sửa đổi văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất này. (Kyodo)
* Thủ tướng Kishida khẳng định kế thừa di sản của cố Thủ tướng Abe Shinzo: Ngày 11/7, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, ông sẽ nỗ lực thực hiện tâm nguyện của cố Thủ tướng Abe Shinzo, sau khi LDP giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Thượng viện ngày 10/7.
Theo đó, Thủ tướng Kishia, cũng là Chủ tịch LDP, khẳng định sẽ thúc đẩy việc sửa đổi Hiến pháp hòa bình "sớm nhất có thể" và nỗ lực giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc tại Triều Tiên những năm 1970-1980. Đây là những vấn đề được cố Thủ tướng Abe theo đuổi khi còn đương nhiệm. (Kyodo)
* Lời khai mới của nghi phạm sát hại ông Abe: Các nguồn điều tra ngày 10/7 cho biết, nghi phạm bắn cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã học trên YouTube cách chế tạo khẩu súng mà đối tượng này dùng trong vụ tấn công.
Tetsuya Yamagami, 41 tuổi, khai nhận đã thử khẩu súng tự chế tại một cơ sở có liên quan đến tổ chức tôn giáo mà tên này thù hận. Yamagami cho biết mẹ đối tượng đã quyên góp một "khoản tiền lớn" cho tổ chức này.
Cảnh sát tỉnh Nara cho rằng, Yamagami đã thử khẩu súng trước khi tiến hành vụ tấn công, song chi tiết về địa điểm đối tượng thử vũ khí chưa được tiết lộ.
Trong cuộc thẩm vấn, Yamagami nói rằng không tấn công ông Abe vì động cơ chính trị mà nổ súng vào ông sau khi ban đầu dự định tấn công một lãnh đạo của tổ chức tôn giáo mà y thù hận. (Kyodo)
* Nhật Bản điều tra sơ hở an ninh trong vụ sát hại cựu Thủ tướng Abe: Ngày 11/7, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết, chính phủ hy vọng những sơ hở an ninh trong vụ sát hại cựu Thủ tướng Abe Shinzo sẽ được thảo luận và điều tra.
Ông Matsuno nói rằng, chính phủ Nhật Bản đã nhận được báo cáo chỉ ra điểm yếu trong hệ thống an ninh và bảo vệ ông Abe. (Reuters)
* Cuba quốc tang tưởng niệm cố Thủ tướng Abe: Theo một sắc lệnh do Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel ký cùng ngày, từ 6h-24h ngày 11/7 (giờ địa phương), các tòa nhà công cộng và đơn vị quân sự ở đảo quốc Caribbean sẽ treo cờ rủ để tưởng nhớ chính trị gia kỳ cựu này.
Chủ tịch Miguel Díaz-Canel bày tỏ tiếc thương cố Thủ tướng Abe Shinzo, người luôn giữ thái độ trọng thị với Cuba và có nhiều đóng góp trong việc củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Cuba và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1929. Sau khi bị gián đoạn trong Thế chiến II, mối quan hệ này được tái lập vào năm 1957, 2 năm trước khi Tổng Tư lệnh Fidel Castro lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Cuba năm 1959.
Cựu Thủ tướng Abe Shinzo là người đứng đầu chính phủ Nhật Bản đầu tiên đến thăm Cuba. Trong chuyến thăm chính thức vào năm 2016, ông đã hội kiến lãnh tụ Fidel Castro và Chủ tịch Cuba khi đó là Đại tướng Raúl Castro. (Prensa Latina)
Australia sẽ không đáp ứng điều kiện của Trung Quốc để cải thiện quan hệ: Ngày 11/7, Thủ tướng Australia Anthony Albanese tuyên bố nước này mong muốn hợp tác với Trung Quốc, nhưng sẽ không đáp ứng danh sách đề xuất từ phía Bắc Kinh nhằm khôi phục mối quan hệ song phương.
Trước đó, trong cuộc gặp với người đồng cấp Australia Penny Wong, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Trung Quốc đã vạch ra yêu cầu để khôi phục mối quan hệ song phương.
Cụ thể là Australia cần coi Trung Quốc là một đối tác, thay vì một đối thủ; tuân thủ cách thức hợp tác giữa hai nước, đó là cùng tìm kiếm điểm chung, trong khi bảo lưu những khác biệt; không nhắm mục tiêu vào hoặc bị kiểm soát bởi bất kỳ bên thứ ba nào; xây dựng các nền tảng xã hội tích cực, thực tế và sự ủng hộ của công chúng. (The New Daily, News)
* Phó Thủ tướng Australia thăm Mỹ: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles sẽ có chuyến thăm Mỹ từ ngày 11-14/7, chuyến thăm đầu tiên tới Washington kể từ khi nhậm chức.
Trang tin của Bộ Quốc phòng Australia cho biết, ông Marles sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cùng các thành viên trong chính quyền, Quốc hội, cộng đồng quốc phòng và an ninh quốc gia Mỹ.
Nội dung các cuộc gặp sẽ tập trung vào việc tăng cường hợp tác giữa hai đồng minh, tiến trình thực hiện thỏa thuận đối tác quốc phòng Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) và thúc đẩy tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bền vững và hòa nhập. (News)
* Israel hy vọng Tổng thống Mỹ sẽ thúc đẩy một thị trường chung tại Trung Đông: Bộ trưởng Tài chính Israel Avigdor Lieberman ngày 11/7 cho biết ông hy vọng chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới khu vực trong tuần này sẽ dẫn đến một thị trường chung tại Trung Đông, bao gồm Saudi Arabia.
Ông Biden sẽ bắt đầu chuyến thăm Trung Đông, tới Israel vào ngày 13/7 sau đó sẽ đến Saudi Arabia. Israel đã bình thường hóa quan hệ với 4 quốc gia Arab theo một nỗ lực ngoại giao của Mỹ năm 2020./ (Reuté
* Israel huy động đội cảnh sát khủng bảo vệ chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden, theo lời người phát ngôn cảnh sát Israel Mikhail Zingerman ngày 10/7.
Lực lượng này sẽ đảm bảo an toàn, trật tự công cộng và giao thông thông suốt. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là đảm bảo hạn chế tối thiểu việc "ảnh hưởng tới nhịp sống thường nhật của người dân".
Dự kiến, Tổng thống Biden sẽ tới khu vực Trung Đông từ ngày 13-16/7, trong đó chuyến thăm tới Israel được chú ý hơn cả. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng sẽ tới thăm khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng, sau đó tới Saudi Arabia dự Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) diễn ra vào ngày 16/7.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Israel Avigdor Lieberman cho biết, ông hy vọng chuyến thăm của ông Biden sẽ dẫn đến một thị trường chung tại Trung Đông, bao gồm Saudi Arabia. (Reuters, Times of Israel)
* Ai Cập-Israel nhất trí khôi phục tiến trình hòa bình Trung Đông, theo thông báo của Văn phòng Tổng thống Ai Cập về cuộc điện đàm giữa Tổng thống nước này Abdel Fattah el-Sisi và Thủ tướng Israel Yair Lapid.
Hai nhà lãnh đạo đã “trao đổi quan điểm về những diễn biến liên quan Palestine và Israel” và quyết định "tiến hành những cuộc gặp song phương và đa phương giữa lãnh đạo Ai Cập, Israel và Palestine trước khi nối lại hòa đàm”.
Thông cáo của Văn phòng Tổng thống Ai Cập nhấn mạnh, Cairo cam kết “tiếp tục các nỗ lực để đạt được một nền hòa bình toàn diện và công bằng” dựa trên những nguyên tắc cùng tồn tại giữa hai nước và các nghị quyết của Liên hợp quốc, đồng thời chỉ rõ sự cần thiết phải hỗ trợ cho chính quyền Palestine trong mọi lĩnh vực, chủ yếu là kinh tế. (TASS)