Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!
01.03.2022 13:22
Hiện nay, câu nói của Lê Duẩn đang là đề tài tranh cãi trên mạng. Đi dạo tìm kiếm các nguồn tham khảo, mình thấy bọn cờ đỏ cho rằng Lê Duẩn phát biểu như sau:"Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta."
LÊ DUẨN: TA ĐÁNH LÀ ĐÁNH CHO AI?
Và nguồn được chúng đưa ra là từ wikipedia tiếng Việt. Với những người ít làm thuyết trình, báo cáo thì mặc nhiên nguồn wikipedia là đáng tin cậy. Tuy nhiên, mình tiếp tục tra xem wikipedia lấy câu nói đó ở đâu thì nguồn được biết là:
"Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nxb. Văn Nghệ, 1997, tr. 422, phần chú thích"
Mặt khác, mình còn tìm được 1 nguồn khác. Đó là bài phỏng vấn báo vietnamnet của ông Nguyễn Mạnh Cầm. Trong bài này, ông Cầm đã trích dẫn trực tiếp câu nói của Lê Duẩn: "Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!"
Đến đây, tin vào nguồn nào là quyền của các bạn. Còn cá nhân tôi thì xét đến 2 điều:
1) Thân phận. Ông Nguyễn Mạnh Cầm từng làm đến chức vụ cao nhất là Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao. Còn Vũ Thư Hiên, chỉ là một nhà văn. Nên sự thân cận, hiểu biết về Lê Duẩn thì ai sẽ hơn?
2) Bản thân bài viết. Ông Nguyễn Mạnh Cầm trả lời trực tiếp phỏng vấn của phóng viên vietnamnet. Còn tác phẩm "Đêm giữa ban ngày" của Vũ Thư Hiên là một tác phẩm văn học dưới dạng hồi ký.
3) Thời điểm. Tác phẩm "Đêm giữa ban ngày" của Vũ Thư Hiên xuất bản năm 1997, thời kì mới hội nhập nên việc kiểm duyệt còn rất gắt gao. Còn bài trả lời phỏng vấn vietnamnet của ông Nguyễn Mạnh Cầm vào tháng 1/2013, là lúc việc kiểm duyệt đã bắt đầu thoáng hơn.
Tóm lại, cá nhân tôi tin vào câu nói: "Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!" hơn. Có lẽ phần râu ria phía sau thêm vào là để gỡ gạc bớt cho Lê Duẩn, giống như một thời đã chúng nó từng bảo công hàm Phạm Văn Đồng là do "phản động" chế tạo ra.
Tuy nhiên, mình thấy nhiều bạn chống cộng hay viết là: "Ta đánh Mĩ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc." hay tệ hơn là: "Ta đánh Mĩ là đánh cho Nga và Tàu !". Mình không đồng ý việc bỏ mất chữ "cả" nếu như không có nguồn thuyết phục. Gặp mấy thằng cứng cựa, rất dễ bị nó dùng câu dài ngoằng trích từ wikipedia nó phản lại.
"Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!" = Ta đánh cho ta + Trung Quốc + Liên Xô. Mình cũng đánh giá câu nói này nhằm nịnh nọt mà ăn viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc nhưng cũng không nên cắt bớt từ ngữ. Chúng ta chống cộng rất đơn giản, chỉ bằng cách nói lên sự thật vì điều cộng sản sợ nhất là sự thật, điều sống còn của cộng sản là tuyên truyền. Nếu nói mà không có dẫn chứng cụ thể, rất dễ gây phản tác dụng.
LS Đào Tăng Dực (Danlambao) - Trong lịch sử đượng đại, hầu như có một tương quan không thể chối cãi giữa các cá nhân hoặc chế độ độc tài và những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất của nhân loại.
Ngược lại, hầu như cũng có một tương quan mật thiết giữa các thể chế dân chủ và những giai đoạn thái bình nhất của nhân loại.
Ngày 24 tháng 2 vừa qua, sau nhiều tuần lễ huy động gần 200,000 quân tại các vùng biên giới của Ukraine, nhà độc tài Vladimir Putin, tổng thống Nga, bất chấp những nguyên tắc nền tảng của bản hiến chương Liên Hiệp Quốc, đã chính thức xua quân xâm chiếm lãnh thổ Cộng Hòa Ukraine, một quốc gia độc lập, có chủ quyền và thành viên của Liên Hiệp Quốc.
Mục đích của Putin được quan sát viên quốc tế dự đoán như sau:
1. Tạo dựng những nền cộng hòa cuội tại các vùng tự trị Crimea, Donetsk and Luhansk, vốn thuộc lãnh thổ của Ukraine, và sát nhập vào Liên Bang Nga như họ đã phát động từ cuộc chiến với Ukraine năm 2014.
2. Lật đổ chính quyền thân Tây Phương tại Ukraine của Tổng Thống Volodymyr Zelenskyy và thành lập một chính phủ bù nhìn thân Nga để lãnh đạo nhân dân Ukraine
3. Ngăn chận quốc gia Ukraine tham gia vào liên hiệp Âu Châu và khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO bằng mọi giá.
Các quan sát viên quốc tế đồng thuận rằng, vì tương quan lực lượng quân sự giữa 2 bên quá chênh lệch thiên về Liên Bang Nga, trong giai đoạn đầu, quân đội Ukraine sẽ lép vế.
Tuy nhiên Ukraine không phải là một quốc gia nhỏ với dân số khoảng 45 triệu và lãnh thổ gấp 2 lần Việt Nam.
Mặc dầu Hoa Kỳ và khối NATO không đưa quân vào Ukraine, nhưng trực tiếp viện trợ nhiều vũ khí tối tân và quân đội Ukarine đã được nâng cấp cao hơn so với cuộc chiến năm 2014. Nhiều dấu hiệu cho thấy quân đội Ukraine đã chiến đấu anh dũng và gây nhiều thiệt hại vật chất cũng như nhân mạng cho quân Nga.
Thêm vào đó, những cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, Úc Đại Lợi, Nhật Bản và khối Liên Âu vô cùng nghiêm khắc và sẽ hủy diệt nền kinh tế Liên Bang Nga.
Bằng chứng hiển nhiên là năm 2013, trước khi tấn công Ukraine vào năm 2014, GDP đầu người của Nga là 16,000 Mỹ Kim. Tuy nhiên sau khi tấn công Ukraine năm 2014, vì các cấm vận của các quốc gia dân chủ, năm 2021, GDP đầu người của Nga giảm xuống còn 11,000 Mỹ Kim.
Để có thể so sánh, chúng ta nên biết rằng vào năm 2013 GDP đầu người của Trung Cộng chỉ có $7,000 Mỹ Kim nhưng vào năm 2021, GDP Trung Cộng vượt qua Nga ở mức 12,551 Mỹ Kim.
Tuy bây giờ Putin và Tập Cận Bình là đồng minh, nhưng trên bình diện chiến lược, Trung Quốc mới là kẻ thù nguy hiểm nhất của Liên Bang Nga vì Trung Cộng lúc nào cũng thèm muốn vùng Tây Bá Lợi Á và vùng viễn đông của Nga mà họ cho là tài sản lịch sử của TQ. TQ cũng đang tranh dành ảnh hưởng với Nga tại các quốc gia Trung Á thuộc khối Liên Xô cũ.
Ngày hôm nay, với dân số lớn lao là 144 triệu và đất đai mênh mông trải dài từ Âu sang Á, nhưng tổng sản lượng quốc gia của Liên Bang Nga thua xa những quốc gia dân số ít hơn nhiều như Đức, Anh, Pháp, Ý, nói chi toàn khối Liên Âu. Tổng sản lượng quốc gia của Nga còn thua nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ và nhiều tỉnh tại Trung Quốc nữa. Trừ những tay chân thân tín của Putin, phần lớn dân Nga sống trong nghèo khổ cơ hàn.
Những cấm vận mới vào năm 2022 nghiêm khắc và sâu rộng gấp bội những cấm vận năm 2014 và nền kinh tế Nga sẽ rơi vào khủng hoảng khôn tiền khoáng hậu. Chúng ta không thể loại trừ khả năng dân Nga sẽ nổi dậy vì đói khổ và xã hội sẽ vô cùng bất ổn.
Câu hỏi nêu ra là:
Tại sao các nhà độc tài, từ Napoleon, đến Hitler, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông và Putin có khuynh hướng khởi động chiến tranh bất chấp những hệ lụy vô cùng tàn khốc cho thế giới, cho chính quốc gia họ và đôi khi cho chính cá nhân họ?
Lý do thì nhiều nhưng tựu trung như sau:
1. Với bước đi bất khả vãn hồi của quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, nhân loại đương đại không còn chấp nhận các hình thức cai trị độc tài. Chính vì thế các nhà độc tài luôn cảm thấy bất an vì những mầm mống đối lập trong chính quốc gia mình. Một trong những phương pháp kinh điển là tưởng tượng ra một kẻ thù, khởi động chiến tranh trong hay ngoài nước và đàn áp mọi đối lập dưới chiêu bài đoàn kết và ái quốc.
2. Quyền lực tuyệt đối không những đem lại sự thối nát tuyệt đối, mà còn đưa đến tình trạng cuồng điên tuyệt đối nữa. Trong giai đoạn này của lịch sử, Putin không thể tái lập một đế chế và lên ngôi Nga Sa Hoàng. Tuy nhiên Ông đã thay đổi Hiến Pháp để hầu như làm Tổng Thống suốt đời. Ông còn tham vọng lưu danh sử sách như là người lãnh đạo vĩ đại đã tái tạo biên giới Đế Quốc Nga mênh mông như các vị hoàng đế Peter the Great hay Catherine the Great. Vì giấc mộng này Putin sẵn sàn phiêu lưu.
Một câu hỏi vô cùng quan trọng nữa được đặt ra là:
Trong tình huống như thế, trách nhiệm của mỗi chúng ta như một thành phần của nhân loại văn minh là gì?
Câu trả lời là:
Tuy có một tương quan mật thiết giữa độc tài và chiến tranh, nhưng cũng có một tương quan không kém mật thiết giữa dân chủ và hòa bình.
Như thế trách nhiệm quan trọng của mỗi chúng ta là góp phần xây dựng một nền dân chủ chân chính cho dân tộc mình, hầu đóng góp thiết thực cho nền hòa bình và thịnh vượng chung của nhân loại.
Ánh sáng của dân chủ đi đến đâu thì hòa bình chiếu rọi đến đó. Ngược lại bóng tối của độc tài đi đến đâu thì đàn áp và chiến tranh cũng bao trùm toàn cõi nhân sinh.
Không những mỗi công dân trong những quốc gia độc tài như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn, Miến Điện, Thái Lan, Iran, Liên Bang Nga…có trách nhiệm cao cả này mà ngay cả những công dân tại các quốc gia dân chủ cũng có trách nhiệm giúp đỡ nhân dân các quốc gia kém may mắn hơn.
Là người dân Việt có trách nhiệm, chúng ta hãy cương quyết bắt đầu bằng tác động lật đổ chế độ độc tài cộng sản tại Việt Nam.
háng 4 năm 1975, những người cộng sản tiến vào Sài Gòn “giải phóng miền Nam” kết thúc cuộc chiến giữa hai miền Bắc – Nam, kéo dài trong 21 năm.
Ngọc Trân, thông tín viên RFA 2011.04.29
Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ (P) ăn trưa cùng ông Hồ Chí Minh (T) vào tháng 8/1959 tại Bắc Kinh.
AFP photo
04292011-ntran1.mp3
00:00/07:01
Ba mươi sáu năm sau cuộc chiến này, dựa trên các tài liệu đã được giải mật thời gian gần đây, nhiều người nhận ra, cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam” do những người Cộng sản Việt Nam tiến hành, thật sự không phải vì Việt Nam.
Vì Liên Xô vào để truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản
Sau Đệ nhị Thế chiến, Joseph Stalin, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu thực hiện kế hoạch mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình bằng cách hỗ trợ nhiều quốc gia tiến hành cách mạng vô sản, sử dụng bạo lực để lật đổ các chính thể hiện hành, thiết lập các nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản.
Năm 1958, ông Hồ Chí Minh, người lãnh đạo chính quyền Cộng sản ở miền Bắc, Việt Nam, tuyên bố: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý, xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ Xã hội Chủ nghĩa”.
Tháng 1 năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết cho phép các lực lượng Cộng sản miền Nam sử dụng bạo lực để lật đổ chính quyền miền Nam. Và rồi cuộc chiến Bắc - Nam đã được những người Cộng sản khơi mào bằng các phong trào kiểu như “Đồng khởi” ở Bến Tre, lan ra các tỉnh Nam Bộ, sách động quần chúng đấu tranh vũ trang kết hợp với chính trị.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng, cuối năm 1960, Đảng Cộng sản cho ra đời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một tổ chức chính trị, quân sự của Đảng Cộng sản, hoạt động ở miền Nam với mục đích lật đổ chính quyền miền Nam, thống nhất Việt Nam, để biến Việt Nam thành một khối thống nhất, thành viên của cộng đồng các quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn vừa kể, những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Liên Xô liên tục qua lại thăm viếng nhau. Đến cuối năm 1960, hai bên bắt đầu ký nhiều thỏa thuận, trong đó, Liên Xô cam kết viện trợ quân sự và kinh tế cho chính phủ miền Bắc, để giúp miền Bắc “giải phóng miền Nam”.
Ngày 6 tháng 1 năm 1961, hai tuần trước khi ông Kennedy tuyên bố nhậm chức tổng thống Mỹ, ông Nikita Khrushchev, Thủ tướng Liên Xô, tuyên bố, Liên Xô sẽ hỗ trợ "các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc" trên toàn thế giới, trong đó có Cuba và Việt Nam. Khrushchev gọi đây là những cuộc chiến tranh “thần thánh”. Ông Ilya Gaiduk, nhà sử học người Nga, tiết lộ, trong kế hoạch của Moscow, Việt Nam trở thành một kênh chính để tạo ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á. Ngày 31 tháng 1 năm 1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố, những diễn biến vừa kể là bằng chứng về tham vọng muốn thống trị thế giới của Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc.
“Tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”
Ngoài việc Liên Xô muốn vào truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản, những người Cộng sản Việt Nam cũng muốn biến đất nước trở thành “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15, năm 1959, nêu rõ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á. Đế quốc Mỹ chiếm cứ miền Nam, âm mưu xâm lược miền Bắc là để tấn công phe xã hội chủ nghĩa. Cho nên, thắng lợi của cách mạng Việt Nam quan hệ trực tiếp đến phe xã hội chủ nghĩa, làm cho phe xã hội chủ nghĩa càng rộng lớn, vững mạnh”.
Ông Lê Duẩn chụp vào ngày 15/5/1975. AFP photoÔng Lê Duẩn chụp vào ngày 15/5/1975. AFP photoNgày 9 tháng 2 năm 1964, báo Pravda của Đảng Cộng sản Liên Xô đưa tin, một đoàn đại biểu của Đảng Lao Động Việt Nam do ông Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất dẫn đầu, đã đến thăm Liên Xô. Theo đó: "Hai bên đã thể hiện sự đoàn kết của phe XHCN và phong trào cộng sản thế giới, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa Đảng cộng sản Liên Xô và Đảng Lao động Việt Nam, giữa Liên bang Xô Viết và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và các nguyên tắc của phong trào vô sản quốc tế".
Kể từ đó, khối cộng sản, đứng đầu là Liên Xô, đã gia tăng viện trợ quân sự, từ vũ khí, đạn dược, xe tăng, tên lửa, máy bay…cho đến các cố vấn quân sự, thậm chí cả binh lính, cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, để lật đổ chính quyền miền Nam, thực hiện cuộc cách mạng vô sản, biến Việt Nam thành “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.
Trong bài nói chuyện đăng trên báo Nhân Dân, ngày 20 tháng 7 năm 1965, ông Hồ Chí Minh đã cảm ơn Liên Xô, Trung Quốc về sự giúp đỡ này, ông nói: “Tôi thay mặt đồng bào cả nước nhiệt liệt cảm ơn Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em khác, cảm ơn nhân dân tiến bộ khắp năm châu. Nhân dân Việt Nam quyết tâm làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng, giải phóng Tổ quốc của mình, chặn tay bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giữ vững tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.
Tuy Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN giúp đỡ lãnh đạo miền Bắc với mục đích truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam và rộng hơn là các nước Đông Nam Á, thế nhưng ông Hồ Chí Minh chỉ thấy sự giúp đỡ này là “vô tư”, “không vụ lợi”. Ông cho biết: “Các nước bạn giúp ta một cách khẳng khái, vô tư, như anh em giúp nhau, tuyệt đối không có chút gì vụ lợi. Các nước bạn chỉ mong chúng ta cố gắng làm cho nhân dân ta thắng lợi trong cuộc đấu tranh”. Và ông ông Hồ Chí Minh cho biết, ông "luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình".
Tháng 2 năm 1966, khi đến Moscow tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 23, ông Lê Duẩn tuyên bố, ông có hai tổ quốc, đó là Tổ quốc Việt Nam và Tổ quốc Liên Xô. Ông Lê Duẩn cũng cám ơn Liên Xô về sự "viện trợ to lớn và nhiều mặt" cho chính phủ miền Bắc. Trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, ông Lê Duẩn cho biết: “Liên Xô giúp chúng tôi bằng trái tim của họ, và họ đã giúp chúng tôi nhiều hơn chúng tôi có thể sử dụng, và Trung Quốc cũng giúp đỡ chúng tôi”.
Sử gia Douglas Pike nhận xét về cuộc chiến “giải phóng miền Nam” do miền Bắc khởi xướng như sau: “Bản chất của cuộc chiến tranh đã thay đổi trên thực tế: từ một anh Việt Cộng chân đất với khẩu súng ngắn tự tạo, cho tới những lực lượng quân đội Cộng sản Việt Nam được trang bị những thứ vũ khí hiện đại nhất mà thế giới cộng sản có thể sản xuất”.
Cuộc chiến tranh được gọi là “giải phóng miền Nam”, ngoài mục đích Liên Xô muốn đưa Chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam, biến Việt Nam thành tiền đồn của phe Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Nam Á, những người Cộng sản Việt Nam đã “giải phóng miền Nam, là “giải phóng” cho ai? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.
Hàng năm, cứ mỗi lần đến ngày 30 tháng 4, Đảng và Nhà nước Việt Nam long trọng tổ chức kỷ niệm ngày “giải phóng miền Nam”.
Ngọc Trân, thông tín viên RFA 2011.04.29
Một đơn vị pháo binh của quân đội Việt Nam triển khai dọc theo đường biên giới Việt -Trung thuộc tỉnh Lạng Sơn hôm 23 tháng 2 năm 1979. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, TQ đồng loạt tấn công VN theo đường biên giới Việt-Trung
AFP photo
04292011-ntran-2.mp3
00:00/07:17
Trong dịp này, những người “chiến thắng” luôn tự hào và hãnh diện vì đã đánh thắng đế quốc Mỹ, một cường quốc hùng mạnh nhất thế giới.
Cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam” mà những người Cộng sản Việt Nam đã tiến hành, ngoài mục đích xóa bỏ chế độ tư bản, kẻ thù của Chủ nghĩa Xã hội theo học thuyết Mác – Lênin, những người Cộng sản Việt Nam còn bị chi phối bởi mục đích nào khác?
Con cờ trong bàn cờ của Trung Quốc
Khi tiến hành “giải phóng miền Nam”, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ bị chi phối bởi Liên Xô mà còn chịu nhiều tác động từ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dựa trên các tài liệu đã được giải mật, do kế hoạch của Mao Trạch Đông muốn bành trướng xuống khu vực Đông Nam Á trong tương lai, nên lãnh đạo Trung Quốc không muốn cuộc chiến Việt Nam sớm kết thúc, mà muốn chiến tranh kéo dài để làm Việt Nam suy yếu.
Tháng 8 năm 1965, tại cuộc họp Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Mao Trạch Đông tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền Nam Việt Nam, Thailand, Miến Điện, Malaysia, Singapore... Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy”.
Và những người Cộng sản Việt Nam đã giúp Trung Quốc thực hiện kế hoạch này. Trong số các tài liệu đã được giải mật, một tài liệu được lưu trữ ở Trung tâm Wilson cho thấy, trong cuộc họp với Mao Trạch Đông hồi năm 1970, ông Lê Duẩn đã cho ông Mao Trạch Đông biết, Việt Nam đang trường kỳ kháng chiến chống Mỹ là vì Trung Quốc. Ông Lê Duẩn đã nói, nguyên văn như sau: “Tại sao chúng tôi giữ lập trường bền bỉ chiến đấu cho một cuộc chiến kéo dài, đặc biệt trường kỳ kháng chiến ở miền Nam? Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch…Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch đã nói rằng 700 triệu người Trung Quốc đang ủng hộ nhân dân Việt Nam một cách vững chắc”.
Ở một tài liệu khác, cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” – do Nhà xuất bản Sự Thật của Đảng Cộng sản Việt Nam phát hành – tại trang 53, có đăng nguyên văn nội dung lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trả lời ông Đặng Tiểu Bình hồi năm 1966, như sau: "Sự nhiệt tình của một nước XHCN, với một nước XHCN khác là xuất phát từ tinh thần quốc tế vô sản. Chúng tôi không bao giờ nghĩ nhiệt tâm là có hại. Nếu các đồng chí nhiệt tâm giúp đỡ thì chúng tôi có thể đỡ hy sinh 2-3 triệu người... Miền Nam chúng tôi sẽ chống Mỹ đến cùng và chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần quốc tế vô sản".
Những lời thú nhận
Tuy tiến hành cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam” là nhằm phục vụ mục tiêu đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản, như tuyên bố của ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không thể làm hài lòng cả Liên Xô lẫn Trung Quốc. Vì sao?
Cùng là Cộng sản nhưng cả Liên Xô lẫn Trung Quốc không thể “đoàn kết” với nhau, bởi bên nào cũng muốn tạo ảnh hưởng, chi phối khu vực Đông Dương và rộng hơn là khu vực Đông Nam Á.
Cư dân ở các huyện biên giới phía Bắc tìm nơi trú ẩn khi Trung Quốc đồng loạt tấn công dọc theo biên giới Trung-Việt. Ảnh chụp ngày 23 tháng 2 năm 1979. AFP photoCư dân ở các huyện biên giới phía Bắc tìm nơi trú ẩn khi Trung Quốc đồng loạt tấn công dọc theo biên giới Trung-Việt. Ảnh chụp ngày 23 tháng 2 năm 1979. AFP photoSau khi chiến tranh kết thúc, nhận thấy Việt Nam có vẻ muốn ngả hẳn về phía Liên Xô, năm 1979, Trung Quốc đã xua quân tràn sang Việt Nam, nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”. Đến lúc này, Nhà xuất bản Sự Thật – một cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam - mới công bố những bí mật trong quan hệ Việt – Trung ở giai đoạn tiến hành “giải phóng miền Nam”, “đánh Mỹ cho Liên Xô, Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”, qua cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”.
Tại trang 5 của tác phẩm vừa dẫn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thú nhận: “Trên thế giới chưa có người lãnh đạo một nước nào mang danh là ‘cách mạng’, là ‘xã hội chủ nghĩa’ và dùng những lời lẽ rất ‘cách mạng’ để thực hiện một chiến lược phản cách mạng, cực kỳ phản động như những lãnh đạo Trung Quốc. Trên thế giới chưa có những người lãnh đạo một nước nào về mặt chiến lược đã lật ngược chính sách liên minh, đổi bạn thành thù, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện như những người lãnh đạo Trung Quốc”.
Ở trang 73 của tác phẩm này, những người cộng sản Việt Nam đã cay đắng thú nhận: “Những người cầm quyền Trung Quốc, xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ có giúp Việt Nam khi nhân dân Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng cũng xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ không muốn Việt Nam thắng Mỹ và trở nên mạnh, mà chỉ muốn Việt Nam yếu, lệ thuộc Trung Quốc...Họ lợi dụng xương máu của nhân dân Việt Nam để buôn bán với Mỹ... Họ muốn chia rẽ Việt Nam với Liên Xô và các nước XHCN khác”.
Cũng trong tác phẩm vừa dẫn, ở trang 100, Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết âm mưu của Trung Quốc trong cuộc chiến Việt Nam như sau: “Họ bật đèn xanh cho Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, đồng thời đưa quân Mỹ trực tiếp xâm lược miền Nam, Việt Nam. Khi Việt Nam muốn ngồi vào thương lượng với Mỹ để phối hợp ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao thì họ ngăn cản. Khi nhân dân Việt Nam trên đà đi tới thắng lợi hoàn toàn thì họ bắt tay với chính quyền Nixon, dùng xương máu của nhân dân Việt Nam để đưa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lên địa vị ‘siêu cường thứ ba’ và đổi chác việc giải quyết vấn đề Đài Loan”.
Mười một năm trước khi lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nhận ra và thú nhận những điều vừa kể, vào tháng 3 năm 1968, khi phát biểu tại trường Đại học Kansas, Thượng nghị sĩ Robert Kennedy đã tuyên bố, mục tiêu của cuộc chiến “giải phóng miền Nam” do Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành, thật ra chỉ vì Trung Quốc muốn Mỹ sa lầy.
Ông Robert Kennedy nhận định: “Mao Trạch Đông và các đồng chí Trung Quốc của ông ta yên lặng ngồi nhìn: [Việt Nam] đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Họ xem chúng ta làm suy yếu một nước, là hàng rào vững chắc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía Nam. Họ hy vọng sẽ buộc chúng ta chặt hơn trong cuộc chiến kéo dài ở Campuchia, Lào và Thái Lan. Họ tự tin rằng cuộc chiến ở Việt Nam ‘sẽ càng làm cho Mỹ sa lầy, hủy hoại tài nguyên, mất uy tín về sự kỳ vọng của các nước vào sức mạnh của Mỹ, chúng ta bị đồng minh xa lánh, xung đột với Liên Xô, và bất đồng gia tăng trong dân chúng Mỹ’. Như một nhà quan sát Mỹ đã nói: ‘chúng ta dường như đang bị chơi đúng kịch bản mà Mao đã viết ra’.”
Ba mươi sáu năm sau khi cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam” kết thúc, Trung Quốc càng ngày càng hùng mạnh hơn và sự hùng mạnh đó đang gây trăn trở cho hàng triệu người Việt. Còn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục tự hào vì đã “giải phóng miền Nam”.
Đại biện lâm thời Ukraine: 'Chúng tôi mong VN bỏ phiếu ủng hộ' nghị quyết của LHQ nhưng thất vọng vì bản chất bất nhân và nịnh Nga của nhóm lãnh đạo CSBK
Thứ Hai 28/2, BBC News Tiếng Việt phỏng vấn bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam, trước diễn biến mới khi Tổng thống Putin dọa bấm nút hạt nhân.
Trả lời BBC, bà Nataliya Zhynkina cho rằng "chúng ta nên sát cánh cùng nhau để không cho phép Nga phá vỡ trật tự thế giới hiện có."
Trong cuộc phỏng vấn, bà cũng mong chính phủ Việt Nam sẽ bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Đại hội đồng LHQ do Albania và Hoa Kỳ sẽ đưa ra vào ngày 02/3 nhằm lên án hành động xâm lược của Nga với Ukraine đã vi phạm điều khoản của Hiến chương LHQ.
BBC: Bà nhận định thế nào trước phản ứng của Việt Nam cho đến nay. Bà có nghĩ rằng Việt Nam cần có những phản ứng mạnh hơn trong vấn đề Nga xâm lược Ukraine?
Những câu chuyện ngoại giao cổ điển không có hiệu quả nữa. Kêu gọi cả hai bên giảm leo thang hoặc đưa ra các tuyên bố không đề cập đến Nga không giúp ích được gì cho bất kỳ ai ngoại trừ Nga vì điều đó tạo ra không gian cho Nga lấn tới và đi đến kết luận rằng cuối cùng mọi thứ sẽ ổn.
Bởi vì nếu bây giờ các quốc gia sợ gọi tên kẻ xâm lược, trong hoàn cảnh nguy cấp này, thì họ sẽ dung túng cho bất kỳ loại hành vi nào của Nga.
Đến giờ thì Nga đã đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân rồi. Các bạn thấy thế nào?
Một số quốc gia có thể nghĩ rằng "đây không phải là cuộc chiến của chúng ta, chúng ta phải chờ xem kết cục thế nào", một số lại tin rằng "chúng ta có quan hệ tuyệt vời với Nga, tại sao lại phải đặt họ vào thế nguy hiểm".
Nhưng đây không phải là về Ukraine. Đây thực sự là về sự hủy hoại. Sự hủy hoại trật tự thế giới. Và mọi quốc gia, những ai có cách suy nghĩ này, nên hiểu sự thật đơn giản. Bây giờ Nga cố gắng cư xử tử tế với họ để giữ họ trong tầm kiểm soát và tránh áp lực bổ sung đến từ các góc mới.
Nhưng nếu Nga thành công thì bước tiếp theo của Nga sẽ là xây dựng quan hệ của họ với các nước đó từ vị thế chi phối. Bởi vì họ sẽ có thể chứng minh những gì họ có khả năng làm và đó là nơi Nga thành công. Vì vậy, mỗi quốc gia nên lưu tâm đến hệ quả đó.
Nga có thể mỉm cười với bạn ngày hôm nay. Giống như họ trong 7 năm đã thuyết phục mọi người rằng Thỏa thuận Minsk là cơ sở cơ bản duy nhất cho giải pháp ngoại giao. Nhưng một buổi sáng khác, họ thay đổi kế hoạch và sử dụng Hiến chương Liên Hợp Quốc như một thực đơn gọi món.
Chúng ta nên sát cánh cùng nhau để không cho phép Nga phá vỡ trật tự thế giới hiện có, dựa vào các quy tắc và không cho phép Nga chứng minh cho nước khác rằng đây là con đường thành công bằng chính ví dụ của mình. Và người dám làm, cuối cùng sẽ thành công. Và đây sẽ là hậu quả toàn cầu của việc Nga xâm lược Ukraine.
Bởi vì nếu chúng ta không thể bảo vệ những nguyên tắc cơ bản rất đơn giản ở châu Âu, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể bảo vệ chúng ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc quyết định. Vào ngày 02 tháng 3, phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ sẽ bỏ phiếu cho nghị quyết do Albania và Hoa Kỳ đưa ra sẽ lên án mạnh mẽ nhất hành động xâm lược của Liên bang Nga đối với Ukraine vi phạm Điều 2, khoản 4 của Hiến chương LHQ. Chúng tôi rất mong Việt Nam bỏ phiếu ủng hộ.
Đại sứ Nga tại LHQ, ông Vasily Nebenzya trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ tại Trụ sở LHQ ở thành phố New York vào ngày 27 tháng 2 năm 2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP VIA GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Đại sứ Nga tại LHQ, ông Vasily Nebenzya trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ tại Trụ sở LHQ ở thành phố New York vào ngày 27 tháng 2 năm 2022
BBC: Hiện nay Mỹ và các đồng minh phương Tây đang gửi vũ khí đến Ukraine. Theo bà thì sự hỗ trợ này đã đủ chưa khi Tổng thống Zelenskyi nói 'chúng tôi đang chiến đấu một mình'?
Chúng tôi rất may mắn vì có nhiều nước bạn trên thế giới. Họ giúp Ukraine rất là nhiều. Liên minh quốc tế vì hòa bình và bảo vệ Ukraine tiếp tục phát triển. Tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 80 quốc gia và 9 tổ chức quốc tế.
Rất nhiều quốc gia đã thay đổi quan điểm của họ sau khi nổ ra cuộc xâm lược. Như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine D. Kuleba đã nói: "Sự xâm lược của Nga là kết quả của sự xoa dịu. Viện trợ vũ khí quân đội đã quá muộn nhưng được hoan nghênh." Chúng tôi cần nhiều viện trợ hơn nữa vì Liên bang Nga hiện đã chuyển đến Ukraine tất cả quân tại ngũ.
Khi Tổng thống nói rằng Ukraine "đang chiến đấu một mình", ông ấy có ý rằng không có một binh sĩ nước ngoài nào ngoại trừ những người Nga đang chiếm đóng ở Ukraine. Chúng tôi nhận được sự hỗ trợ rất quan trọng bằng hàng hóa, vũ khí, trang thiết bị, sản phẩm y tế nhưng đơn độc chống lại một đội quân lớn nhất châu Âu. Đó là ý của Tổng thống Zelensky.
Thêm nữa, Tổng thống Ukraine tuyên bố thành lập Quân đoàn quốc tế như một bộ phận của Lực lượng Phòng vệ lãnh thổ thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine. Điều đó đang được đáp lại bằng hàng nghìn lời hưởng ứng của mọi người khắp nơi trên thế giới, những người muốn ủng hộ chúng tôi và chiến đấu chống lại những kẻ xâm lược Nga ở Ukraine.
BBC: Việc Nga xâm lược Ukraine cho thấy đây không chỉ là vấn đề dừng ở Ukraine. Nga đã đe doạ Phần Lan và Thuỵ Điển về ý định gia nhập Nato... Theo bà mục đích cuối cùng của Điện Kremlin là gì?
NGUỒN HÌNH ẢNH,UNICEF
Chụp lại hình ảnh,
Bé Sofia, 4 tuổi, là nạn nhân chiến tranh của Nga ở Ukraine và gương mặt của bé - một người tỵ nạn được UNICEF đăng trên trang kêu gọi cứu trợ khẩn cấp cho 7,5 triệu trẻ em Ukraine
Như chúng tôi ước tính kết quả của bốn ngày đầu tiên của cuộc xâm lược của Nga, mục tiêu chính của Điện Kremlin là phá hủy nước Nga, cô lập nước này với thế giới khác, biến đất nước này thành một kẻ cùng khổ. Chúng tôi thấy bằng chứng đã được chứng minh cho ý tưởng điên rồ này.
Bây giờ, Nga bị cắt khỏi SWIFT, Đức thông báo quyết định thay đổi nhà cung cấp khí đốt, dòng chảy Nord Stream II bị đình chỉ, không chỉ các ngân hàng thương mại hàng đầu của Nga bị trừng phạt, mà ngay cả Ngân hàng Trung ương Nga cũng bị trừng phạt.
Mức áp trừng phạt tương tự của quốc tế đã được sử dụng trước đây đối với Iran. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU đóng cửa hoàn toàn không phận đối với Nga.
Thêm nữa Phần Lan và Thụy Điển, cũng như Ukraine, ngày càng bị Nga đe dọa - càng muốn gia nhập Nato để có khối nào có thể bảo vệ mình vì là nước nhỏ không thể đứng một mình chống Nga, nếu có khối liên minh bảo vệ thì đơn giản hơn.
Tôi xin nhấn mạnh Nato không phải là khối xâm lược, Nato là khối phòng thủ. Các nước nhỏ như Phần Lan và Thụy Điển muốn có nước nào đứng bên cạnh, bảo vệ mình.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Tổng Thư ký Nato Jens Stoltenberg
BBC: Để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại thì bà có thể cho biết thêm về các nỗ lực ngoại giao của Ukraine cho đến nay? Theo bà đây có phải là cuộc chiến dài hơi (prolonged war) và có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo hay không?
Sự xâm lược vô căn cứ chống lại Ukraine, xâm lược vũ trang vào các thành phố và làng mạc yên bình của Ukraine - đây đã là một thảm họa nhân đạo khủng khiếp.
Chúng tôi có rất nhiều bằng chứng về điều này, và thật không may, chúng tôi đã mất mạng người, hàng trăm nghìn người tị nạn không muốn và không thể ở trong nhà của họ khi họ bị súng và tên lửa của Nga bắn vào.
Từ trước đến này Ukraine hết sức cố gắng… về mặt ngoại giao để Nga chấm dứt cuộc xâm lược. Về những nỗ lực của chúng tôi, chúng tôi đã đồng ý với đề nghị của Lukashenko về việc gặp phái đoàn Nga trên sông Pripyat. Đây là chiến thắng của chúng tôi, bởi vì hai ngày trước, người Nga đã yêu cầu chúng tôi hạ vũ khí trước khi cuộc đàm phán bắt đầu. Bây giờ họ không yêu cầu như thế.
Nhưng sau tuyến bố về đàm phán này, thì Nga lại đe dọa dùng vũ khí hạt nhân vì họ nghĩ Ukraine sẽ sợ họ. Nhưng không phải, cũng như Bộ trưởng Ngoại giao [Ukraine] đã nói: "Nga đe dọa dùng vũ khí hạt nhân thì đây là điều rất nguy hiểm, nhưng mà nó không làm chúng tôi sợ Nga đâu".
Trung Quốc là đối tác tài chính duy nhất của Nga sau lệnh cấm vận
Trong bối cảnh Nga bị cô lập về tài chính, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là cường quốc duy nhất trên thế giới ủng hộ Nga và là siêu cường duy nhất chống lại việc trừng phạt Nga. Sự ủng hộ này là nhằm củng cố cho tham vọng thống trị của ĐCSTQ.
Rõ ràng là giữa Nga và Trung Quốc đã hình thành một quan hệ đối tác kinh tế và chính trị mới.
Mặc dù hệ thống kinh tế nhỏ bé của Nga chỉ là một mối đe dọa nhỏ đối với Mỹ, nhưng tham vọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin lại được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ của Trung Quốc, cả về tài chính và chính trị.
Theo dữ liệu chính thức của Ngân hàng Thế giới, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trị giá 1483,50 tỷ (1,4 nghìn tỷ) USD vào năm 2020 và giá trị GDP của Nga chiếm 1,3% nền kinh tế thế giới. Con số này gần bằng quy mô kinh tế của Hà Lan và Bỉ cộng lại.
Nga bị cô lập tài chính sau các lệnh cấm vận
Nga đang phải chịu sự cô lập tài chính nghiêm trọng từ thế giới tài chính quốc tế. Vào ngày 24/02, Bộ Tài chính Mỹ đã có những biện pháp chưa từng có đối với hai tổ chức tài chính đáng chú ý của Nga, Sberbank of Russia và Ngân hàng VTB, “thay đổi đáng kể khả năng hoạt động cơ bản của họ. Mỗi ngày, các tổ chức tài chính Nga thực hiện các giao dịch ngoại hối trên toàn cầu trị giá khoảng 46 tỷ USD, 80% trong số đó là bằng đồng USD. Phần lớn các giao dịch đó bây giờ sẽ bị gián đoạn. Bằng cách cắt đứt hai ngân hàng lớn nhất của Nga — gộp lại chiếm hơn một nửa giá trị tài sản của tổng hệ thống ngân hàng ở Nga — khỏi việc xử lý thanh toán thông qua hệ thống tài chính của Mỹ".
Các biện pháp trừng phạt bổ sung của các nước G-7 (Mỹ, Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản và Đức) bao gồm cấm một số ngân hàng Nga sử dụng mạng tài chính SWIFT. Cấm các ngân hàng Nga và các chi nhánh của Nga sử dụng SWIFT sẽ gây khó khăn lớn cho Nga. Việc giao dịch các loại hàng hóa từ dầu mỏ đến ngũ cốc sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng. Dịch vụ của SWIFT có bản chất quốc tế và cho phép các ngân hàng và chính phủ toàn cầu giao tiếp với nhau (và chuyển tiền) một cách dễ dàng. Hiệu ứng từ các lệnh trừng phạt G-7 sẽ kéo dài trong nhiều năm.
Nga đã xây dựng nên một trong những kho dự trữ tiền mặt và vàng lớn nhất thế giới, ước tính lên tới hơn 600 tỷ USD. Các biện pháp trừng phạt liên quan tới SWIFT sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng của Nga trong việc sử dụng kho dự trữ của họ trên trường quốc tế.
Lo lắng bị trục xuất khỏi SWIFT, Nga và Trung Quốc xây dựng hệ thống thanh toán riêng
Nga gần như đã bị cấm khỏi SWIFT vào năm 2014. Theo BBC, “Nga từng bị đe dọa trục xuất khỏi SWIFT trước đây - khi sáp nhập Crimea. Nga tuyên bố động thái này sẽ tương tự như một lời tuyên chiến. Các đồng minh phương Tây đã không thực hiện điều đó, nhưng mối đe dọa này đã thúc đẩy Nga phát triển hệ thống chuyển tiền xuyên biên giới còn non trẻ của riêng mình. Để chuẩn bị cho một biện pháp trừng phạt như vậy, chính quyền Nga đã tạo ra Hệ thống thẻ thanh toán quốc gia, được gọi là Mir, để xử lý các khoản thanh toán bằng thẻ. Tuy nhiên, hiện nay ngoài Nga có rất ít nước sử dụng hệ thống này”.
Trung Quốc cũng cảm thấy áp lực liên ngân hàng tương tự trong những năm qua và vào năm 2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương của Trung Quốc) đã ra mắt Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) để đề phòng bất kỳ lệnh cấm vận thanh toán nào trong tương lai.
Tuy nhiên, giống như Mir của Nga, nền tảng CIPS vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi. Một báo cáo từ Viện Nghiên cứu các nền kinh tế mới nổi của Ngân hàng Phần Lan cho biết: “Tính đến cuối tháng Năm [2021] có 1.189 ngân hàng đại diện cho khoảng 100 quốc gia đã sử dụng CIPS. Trong số các ngân hàng này, 569 ngân hàng hoạt động ở Trung Quốc đại lục, 355 ngân hàng khác ở châu Á. Trong đó, nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài là công ty con của các ngân hàng Trung Quốc”.
Vì sao Trung Quốc ủng hộ Nga xâm lược Ukraine?
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chia sẻ thông tin tình báo từ Mỹ với Nga, bao gồm các thông tin tình báo dẫn đến việc Mỹ khẳng định rằng Nga đang lên kế hoạch xâm lược Ukraine.
ĐCSTQ đã bị phơi bày là cường quốc duy nhất trên thế giới ủng hộ Nga và là siêu cường duy nhất chống lại việc trừng phạt Nga.
Điện Kremlin sẽ không thể tiếp tục hoạt động bình thường nếu không có sự hỗ trợ kinh tế của Trung Quốc trong tương lai. Nếu không có sự hỗ trợ của ĐCSTQ, Putin sẽ hoàn toàn không có khả năng thực hiện một cuộc tấn công như vậy vào Ukraine cũng như chấp nhận nguy cơ cô lập tài chính từ các thị trường phương Tây.
ĐCSTQ đang hỗ trợ Điện Kremlin tạo ra một trục quyền lực tàn bạo ở Âu-Á, Trung Đông và khắp châu Á. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này cũng là để phục vụ cho tham vọng lãnh thổ hung hãn của ĐCSTQ trong việc chiếm Đài Loan và mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp Trung Đông với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI, còn được gọi là “Một vành đai, một con đường”).
Đảng CSVN thề trung thành với Nga - Ƭổnց tɦốnց Nցɑ Pᴜtin Ԁànɦ tìnɦ cảm ʋới Việt Nɑm nɦư tɦế nào?
Đăng vàoTác giả
Đối ʋới Việt Nɑm, nước Nցɑ nói cɦᴜnց ʋà Tổng thống Pᴜtin nói ɾiênց lᴜôn ցiànɦ nɦữnց tìnɦ cảm đặc biệt. Kɦi ѕɑnց Việt Nɑm, địɑ điểm đầᴜ tiên mà Tổng thống Pᴜtin ʋiếnց tɦăm là lănց Cɦủ tịcɦ Hồ Cɦí Minɦ.
Ƭɾonց cᴜốn ѕổ lưᴜ bút, Pᴜtin ʋiết. “Nɦân loại đã bước ѕɑnց tɦế ƙỷ XXI, tɦế ƙỷ ɦòɑ bìnɦ tiến bộ ʋà ρɦồn ʋinɦ. Nɦưnց ցiá tɾị tư tưởnց, đạo đức củɑ Chủ tịch Hồ Cɦí Minɦ ʋẫn là nցọn đᴜốc, là biểᴜ tượnց cɦo một nền ʋăn ɦóɑ tươnց lɑi… Và ʋì tɦế lịcɦ ѕử mãi mãi nɦắc tới Nցười nɦư một bậc tɦánɦ nɦân”.
Tổng thống Pᴜtin đã từnց nói:
”Kɦônց nɦư nɦiềᴜ nցười ƙɦác, tôi đã cɦỉ là một tɦànɦ ʋiên bìnɦ tɦườnց tɾonց đảnց, ʋà cũnց ƙɦônց nɦư nɦiềᴜ nցười ƙɦác, tôi ƙɦônց ʋứt bỏ tɦẻ đảnց củɑ mìnɦ, ƙɦônց đốt nó đi. Bâу ցiờ tôi ƙɦônց mᴜốn ρɦán хét bất cứ ɑi…Nɦưnց Đảnց Cộnց ѕản Liên Xô đã tɑn ɾã, còn tấm tɦẻ đảnց củɑ tôi ʋẫn nằm ở đâᴜ đó cɦứ ƙɦônց mất”.
Có lẽ, nɦân cácɦ củɑ một nցười cộnց ѕản lᴜôn tồn tại tɾonց Tổng thống Pᴜtin ʋà là ѕợi Ԁâу tìnɦ cảm đặc biệt ƙết nối củɑ ônց ʋới Việt Nɑm từ ƙɦi ônց lên nắm qᴜуền.
Ƭɦánց 9/2001 cᴜộc ցặρ ցỡ ʋới Cɦủ tịcɦ nước Ƭɾần Đức Lươnց, Ƭổnց tɦốnց Nցɑ Pᴜtin đã đưɑ ɾɑ một qᴜуết địnɦ хóɑ 85% ѕố nợ củɑ Việt Nɑm nợ Liên bɑnց Xô Viết bâу ցiờ Liên Bɑnց Nցɑ tiếρ nɦận – một qᴜуết địnɦ ցâу b.ấtṅց.ờ ʋới nցɑу cả ρɦái đoàn nցoại ցiɑo củɑ Việt Nɑm lúc đó.
Đâу là ѕố nợ củɑ Việt Nɑm từ tɦời kháng chiến Cɦốnց Ɱỹ cứu nước ʋới tổnց ѕố tiền là là 11tỷ USD – một con ѕố ƙɦổnց lồ đối ʋới nցân ѕácɦ ɦạn ɦẹρ củɑ Việt Nɑm ƙɦi ʋừɑ tɾải qᴜɑ ѕự cấm ʋận củɑ Ɱỹ. Cụ tɦể, Nցɑ хoá 9,53 tỷ USD, ѕố nợ còn lại Nցɑ tiếρ tục cɦo Việt Nɑm nợ 23 năm nữɑ nɦưnց cácɦ tɾả nợ tɦì ɾất ưᴜ ái.
Hằnց năm, Nցɑ ѕẽ cɑm ƙết tɾícɦ 5% lãi để ցiúρ đỡ Việt Nɑm đào tạo tɾonց ցiáo Ԁục (3 tɾiệᴜ USD). 10% Việt Nɑm ρɦải tɾả bằnց tiền mặt còn 90% tɾả bằnց ɦànց ɦóɑ ʋà các Ԁịcɦ ʋụ ƙɦác.
Lê Dᴜnց Anɦ
Nhà thầu Nga rút khỏi dự án tại VN vì lệnh cấm vận của Mỹ
RFA 2022.03.09
Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1
Petrovietnam
Tập đoàn Nga Power Machines, thành viên đứng đầu trong liên doanh tổng thầu PM-PTSC xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 tại Việt Nam, muốn rút khỏi dự án do sợ lỗ vì bị lệnh cấm vận của Mỹ lâu nay. Báo Tuổi Trẻ trong nước loan tin ngày 8/3, dẫn thông tin từ Ban Quản lý Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 như vừa nêu.
Cụ thể, Ban này đã kiến nghị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) giải quyết chấm dứt hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây lắp (EPC) với đối tác Nga. Lý do được nêu ra vì Power Machines bị Mỹ cấm vận nên khó có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký kết.
Power Machines vào năm 2018 bị Mỹ cấm vận vì liên quan đến bán đảo Crimea mà Nga cưỡng chiếm trước đó. Ban Lãnh đạo Ban Quản lý Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 cho biết lệnh cấm vận như thế khiến các giao dịch với tập đoàn này để thực hiện hợp đồng gặp nhiều khó khăn và mọi việc bị đóng băng khi dự án hoàn thành được gần 78% dự án.
Vào tháng 2/2019 , Power Machines thông báo dừng hợp đồng với lý do ‘bất khả kháng’; nhưng phía VN không chấp nhận.
Tháng 9-2019, phía Power Machines có thư thông báo khởi kiện chủ đầu tư và thành viên liên danh PTSC lên Trung tâm Trọng tài quốc tế tại Singapore. Tuy nhiên, Power Machines vẫn đề xuất đàm phán hòa giải để rút khỏi dự án mà không bị lỗ với điều kiện phía Việt Nam phải bồi hoàn tất cả các chi phí mà họ đã chi, dự kiến chi không thuộc hợp đồng…
Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng có công suất 1.200MW, do liên danh PM - PTCS (Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam, đơn vị thành viên của PVN) là tổng thầu EPC với tổng giá trị hợp đồng là 1,2 tỉ USD.
Lắng nghe nguyên thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, cựu thông dịch viên Nga Việt và tác giả nghị quyết 36 chủ tịch ủy ban người Việt hải ngoại xỉ vả lên lớp người Việt hải ngoại
Cựu Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiết lộ nhiều điều bất ngờ ...