Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Chín 2023
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30  
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 23417444

 
Khoa học kỹ thuật 22.09.2023 16:59
Nghịch lý XHCN: Quan chức ăn chơi lương bỗng phúc lộc to, công nhân viên bị lóc lột tận xương tủy lương chết đói
17.12.2021 22:18

Vì sao nhiều y bác sĩ nghỉ việc?
"Mệt mỏi quá, tôi ra ngoài buôn bán"Trần Ngọc, TN

Gần đây nhiều y bác sĩ nghỉ việc, nhất là khi xảy ra đại dịch, áp lực công việc, thu nhập giảm sút, khiến nhân viên y tế nghỉ việc nhiều hơn...

Dịch Covid-19 bùng phát tại Đồng Tháp từ ngày 24.6.2021. Khi đó, chùm ca nhiễm xuất hiện ở Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Sa Đéc, sau đó lây lan nhanh ra cộng đồng toàn tỉnh cho đến nay. Sau thời gian dài làm việc cật lực để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều y, bác sĩ (BS) tại Đồng Tháp mệt mỏi, đuối sức và có nhiều người nộp đơn xin nghỉ việc.

Áp lực, stress kéo dài

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Đồng Tháp mới đây, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Đồng Tháp, thốt lên rằng: “Đề nghị Sở Y tế phải xem xét, đánh giá lại đội ngũ y tế cơ sở. Tôi đi làm việc với nhiều huyện thấy tinh thần của anh em nhân viên y tế (NVYT) xuống rất nhiều và nhiều người đã viết đơn xin nghỉ rồi”.

Vì sao nhiều y, bác sĩ nghỉ việc?: Kỳ 1 -

Lực lượng y tế tỉnh Đồng Tháp tạm nghỉ sau khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm

TRẦN NGỌC

Ông Nghĩa dẫn chứng, chỉ riêng TP.Cao Lãnh đã có 16 y, BS của tuyến y tế thành phố nộp đơn xin nghỉ việc. Ông Nghĩa yêu cầu Sở Y tế và các huyện tổng hợp báo cáo về thực trạng y, BS nghỉ việc sau thời gian dài chống dịch.

Thực tế, nhiều cơ sở y tế của Đồng Tháp có không ít y, BS sau thời gian dài chống dịch bị áp lực, mệt mỏi đã viết đơn xin nghỉ việc. Cụ thể, tại BVĐK Sa Đéc, nơi đã trở thành BV chuyên điều trị Covid-19 thời gian dài cho đến nay, nhiều y, BS đã nộp đơn xin nghỉ việc theo nguyện vọng.

Anh V.T, điều dưỡng khoa Cấp cứu BVĐK Sa Đéc, vừa được cho thôi việc theo nguyện vọng, nói: “Suốt mấy tháng chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19 phải mặc đồ bảo hộ nóng nực nên tôi bị kiệt sức, phải nằm viện. Ngoài ra, phải trực cấp cứu bệnh Covid-19 tôi rất áp lực nên tôi bị stress rất lâu. Lương điều dưỡng 11 năm của tôi tính luôn tiền trực sau khi trừ các khoản phí chỉ 7,5 triệu đồng/tháng. Vì mệt mỏi quá nên tôi xin nghỉ ra ngoài buôn bán, nếu thu nhập ổn định thì bỏ nghề y luôn”.

Cũng tại BVĐK Sa Đéc, nữ BS T.T.M.T vừa được lãnh đạo BV giải quyết cho thôi việc sau nhiều ngày nộp đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, có trường hợp BS đã nộp đơn xin nghỉ việc, nhưng được động viên ở lại.

BS Bùi Khiết, công tác tại BVĐK Sa Đéc, nói: “Đợt dịch vừa rồi, tôi điều trị Covid-19 xuyên suốt gần 4 tháng trong BV nên rất mệt và áp lực. Có ngày phải chứng kiến 5 - 6 bệnh nhân tử vong, tinh thần bị ảnh hưởng nặng, tôi nộp đơn xin nghỉ việc nhưng được BV động viên nên mới bám trụ”.

BS Trần Thanh Tùng, Giám đốc BVĐK Sa Đéc, cho biết: “Đối với tình trạng nhiều y, BS của BV nộp đơn xin nghỉ việc tôi xin từ chối trả lời xin hẹn lại vào lúc khác, vì thời điểm này rất tế nhị”.

Current Time0:00
/
Duration2:31
Auto
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khắc phục tình trạng cán bộ y tế nghỉ việc

Quá tải công việc, thu nhập lại quá thấp

Ông Trương Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm y tế (TTYT) TP.Cao Lãnh, cho biết Trung tâm có 202 nhân niên và y, BS. Mới đây phải giải quyết cho 8 người nghỉ việc theo nguyện vọng. Ngoài ra, còn nhiều NVYT ở xã đã nộp đơn xin nghỉ việc nhưng chưa được giải quyết. “Anh em y tế cấp xã, phường và thành phố hiện nay quá nhiều việc nên họ rất đuối. Họ phải tiêm chủng thường xuyên, đi truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, trực khu cách ly F1, hỗ trợ điều trị F0… có lúc đến 10 giờ tối chưa xong. Với nữ còn phải chăm sóc gia đình, con cái nữa nên nhiều em đã nộp đơn xin nghỉ việc. Mỗi trạm y tế (TYT) xã, phường khoảng 10 người nhưng có 1 số trạm nhân viên nghỉ chỉ còn 5 - 6 người. Chống dịch thời gian dài, sau đó nhiều em lên nộp đơn xin nghỉ việc trong trạng thái phờ phạc, rất xót. Có trường hợp nộp đơn nghỉ việc, qua động viên thì rút đơn lại nhưng sau đó lại viết đơn xin nghỉ tiếp. Các em bảo đã quá mệt mỏi, buộc mình phải cho nghỉ”, ông Dũng chia sẻ.

Vì sao nhiều y, bác sĩ nghỉ việc?: Kỳ 1 -

Dịch kéo dài, công việc dồn dập, có lúc các y bác sĩ tại Đồng Tháp đuối sức (Trong ảnh: nhân viên y tế tạm nghỉ sau khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại xã An Hiệp, H.Châu Thành, Đồng Tháp)

TRẦN NGỌC

Ông Dũng cho biết thêm, tuy công việc NVYT hiện vất vả, quá tải nhưng mức lương và chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với công sức của họ bỏ ra. Một số vì hoàn cảnh gia đình phải nộp đơn xin nghỉ để tìm công việc khác có thu nhập tốt hơn. Ông Dũng nói: “NVYT thời gian dài chống dịch lương vẫn rất thấp, có em làm việc khoảng 10 năm lương chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng thì sao đủ trang trải chi phí. Trong tình hình dịch tiếp diễn nhưng lực lượng y tế đơn vị mỏng như thế này sẽ rất khó thực hiện tốt nhiệm vụ nên cần phải tuyển dụng thêm nhân viên. Đồng thời, tỉnh phải nhanh chóng chi chế độ hỗ trợ trực Covid-19 cho lực lượng y tế chống dịch vì trực đã hơn 5 tháng mà anh em chưa nhận được tiền hỗ trợ”.

BS Dương Hồng Nhựt, Phó giám đốc TTYT H.Châu Thành, cho biết qua 2 năm xuyên suốt chống dịch, lực lượng y, BS đã bị quá tải, áp lực khá lớn với công việc. “Theo tôi, hiện nay tình trạng y, BS ở một số nơi xin nghỉ sau thời gian dài chống dịch vì thu nhập BV công và BV tư chênh lệch lớn, anh em xin nghỉ qua làm tư. Ngoài ra, ở một số BV hiện nay điều trị bệnh Covid-19, không điều trị bệnh thông thường nên thu nhập giảm đáng kể”, ông Nhựt nói.

“Nhân viên y tế thời gian dài chống dịch lương vẫn rất thấp, có em làm việc khoảng 10 năm lương chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng thì sao đủ trang trải chi phí..." - ông Trương Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm y tế (TTYT) TP.Cao Lãnh

Động viên tinh thần y, bác sĩ

Theo ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nhiều tháng qua, đội ngũ y tế phải thực hiện nhiều nhiệm vụ vừa phải đảm bảo công tác khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên, vừa phải đảm nhiệm công tác phòng, chống dịch Covid-19. Cán bộ y tế vì thực hiện nhiệm vụ xuyên suốt đã xuất hiện tình trạng căng thẳng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bản thân và cuộc sống.

Vì sao nhiều y, bác sĩ nghỉ việc?: Kỳ 1 -

Dịch bệnh kéo dài, khiến các y, bác sĩ bị nhiều áp lực

TRẦN NGỌC

Ngoài ra, theo ông Bửu, với các cơ sở y tế, nhất là những đơn vị đã thực hiện tự chủ kinh phí hoạt động hoàn toàn sẽ gặp nhiều khó khăn vì số lượng người đến khám bệnh, chữa bệnh giảm so với thời điểm trước khi dịch bệnh. Trong khi, cơ sở y tế vẫn phải đảm bảo các khoản chi phí cố định như: lương, phụ cấp, chi phí điện, nước, vệ sinh,…thực hiện xét nghiệm, phòng chống dịch nên gặp khó khăn. Đó cũng là một trong những lý do NVYT nộp đơn xin nghỉ việc.

“Dịch bệnh tăng khiến anh em y tế quá tải nên thấy nặng nề, căng thẳng. Một số NVYT vì lý do sức khỏe và bị áp lực sau thời gian dài chống dịch đã nộp đơn xin nghỉ việc. Tỉnh đã nhìn thấy việc này và cố gắng động viên, chia sẻ để củng cố tinh thần cho anh em biết nghề y của mình trong thời điểm dịch bệnh là lúc bà con rất cần mình, khuyên anh em phải chịu đựng vất vả, khó khăn để điều trị bệnh nhân thật tốt. Tỉnh đã yêu cầu Sở Tài chính rà soát lại để hỗ trợ chi phí cho anh em y tế ở tuyến đầu chống dịch kịp thời để đảm bảo lực lượng anh em làm việc hiệu quả, ổn định đời sống gia đình để an tâm công tác”, ông Bửu bày tỏ. (Còn tiếp).

Theo Sở Y tế Đồng Tháp, tỉnh có 10 BVĐK/chuyên khoa tuyến tỉnh, ngoài ra còn có 5 BV tư nhân. Tuyến huyện có 12 TTYT tại 12 huyện/thành phố, đồng thời có 2 Phòng khám đa khoa Quân dân y Thường Phước và đa khoa Quân dân y Dinh Bà. Tuyến y tế xã có 143 TYT/143 xã, phường/thị trấn.

Số lượng nhân lực ngành y tế tỉnh hơn 8.900 người, trong đó đội ngũ y tế công lập là 6.132 người và y tế tư nhân 2.798 người. Riêng ở TYT xã toàn tỉnh có 1.270 người, mỗi TYT có từ 7-10 người tùy theo dân số địa phương nhiều hay ít. Đối với lực lượng y, BS toàn tỉnh có 1.440 BS, đạt tỷ lệ hơn 9 BS /1 vạn dân.

Ra đi dù bệnh viện công có những thuận lợi

Sở Y tế Đắk Lắk vừa có đánh giá về việc hàng loạt bác sĩ (BS) ở Bệnh viện đa khoa (BVĐK) vùng Tây Nguyên xin nghỉ việc.

Cách đây 2 năm, chị M. (đề nghị giấu tên), là BS công tác tại BVĐK vùng Tây Nguyên, xin nghỉ việc để “đầu quân” cho một BV tư nhân trên địa bàn TP.Buôn Ma Thuột. Nữ BS này cho hay lý do chính chị chuyển việc chủ yếu do mức đãi ngộ, thù lao của BV tư hấp dẫn, cao hơn nhiều so với BV công. Ngoài ra, việc đào tạo chuyên môn, nâng cao tay nghề cũng được các BV tư quan tâm hơn.

Vì sao nhiều y bác sĩ nghỉ việc?: Kỳ 2 - Ra đi dù bệnh viện công có những thuận lợi - ảnh 1

BVĐK vùng Tây Nguyên, nơi thời gian qua có nhiều BS nghỉ việc

TRUNG CHUYÊN

Ở bệnh viện công có những thuận lợi, sao lại ra đi ?

“Thực ra, làm ở BV tư hay BV công cũng đều phải chịu áp lực công việc. Ở vị trí việc làm của tôi, về thời gian thì ở BV công thậm chí còn thoải mái hơn một chút so với BV tư. Tuy nhiên, mức thù lao nhận được từ BV tư trội hơn hẳn so với BV công nên tôi quyết định chuyển việc để có điều kiện trang trải cuộc sống hơn”, chị M. chia sẻ.

Một BS từng giữ trọng trách ở BVĐK vùng Tây Nguyên vừa thôi việc để chuyển sang làm việc ở một BV tư mới thành lập, chuẩn bị đưa vào hoạt động ở Đắk Lắk. Ông cho biết đã gắn bó với BV vùng nhiều năm, nhưng nay muốn thử thách ở môi trường mới. “Theo tôi, ở BV khu vực nhà nước có những thuận lợi về điều kiện, cơ chế riêng. Tuy nhiên, làm việc ở BV tư sẽ được thể hiện nhiều hơn, nhất là về chuyên môn. Ở môi trường mới, tôi sẽ góp phần xây dựng đội ngũ, chương trình chuyên môn thật sự bài bản, năng động, tiếp cận được những tiến bộ y khoa mới nhất về điều trị”, vị BS này nói.

Vì sao nhiều y bác sĩ nghỉ việc?: Kỳ 2 - Ra đi dù bệnh viện công có những thuận lợi - ảnh 2

Lực lượng y tế ở Đắk Lắk tham gia xét nghiệm tầm soát Covid-19 cho người dân TP.Buôn Ma Thuột

TRUNG CHUYÊN

Nhiều năm tham gia lãnh đạo một BV tư ở Đắk Lắk, BS L.T cho biết trước đó ông cũng từng công tác ở BV công. Theo BS T., thời gian qua dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các BV công, trong đó có BVĐK vùng Tây Nguyên, vốn chịu nhiều áp lực về công việc, lại phải gánh vác việc điều trị bệnh nhân Covid-19 nên nhiệm vụ càng nặng hơn. “Trong hệ thống y tế công, áp lực công việc thường nhiều nhưng thu nhập lương, phụ cấp không tương xứng, môi trường làm việc có khi không đáp ứng nguyện vọng của đội ngũ BS, nhân viên. Trong khi đó, ở BV tư, ngoài việc ưu đãi hơn về chế độ lương, phụ cấp, còn tạo điều kiện đào tạo, phát huy tay nghề chuyên môn nên có sức hút hơn đối với BS đang công tác ở BV công”, BS T. nhận xét.

Current Time0:00
/
Duration19:09
Auto
Covid-19 sáng 16.12: Cả nước 1.459.175 ca nhiễm | Hà Nội lại “phá kỷ lục” dịch bệnh

Hàng loạt bác sĩ BVĐK vùng Tây Nguyên xin nghỉ việc

Mới đây, Sở Y tế Đắk Lắk có báo cáo đánh giá việc hàng loạt BS của BVĐK vùng Tây Nguyên xin nghỉ việc. Theo sở này, từ năm 2019 đến cuối tháng 11.2021, tại BVĐK vùng Tây Nguyên có 70 viên chức (bao gồm 48 BS) xin thôi việc; trong đó, có 32 BS trình độ đào tạo sau ĐH; đặc biệt trong số nghỉ có một Phó giám đốc BV. Qua tìm hiểu của Sở Y tế Đắk Lắk, vị BS phó giám đốc này thôi việc theo nguyện vọng cá nhân và có dự kiến chuyển công tác đến cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.

Việc hàng loạt BS xin thôi việc tại BVĐK vùng Tây Nguyên nói riêng và một số cơ sở y tế công lập khác nói chung, theo lý giải của Sở Y tế Đắk Lắk là do thực trạng quá tải công việc, quá tải bệnh nhân, môi trường làm việc áp lực, căng thẳng, một số vị trí làm việc dễ bị lây nhiễm trong quá trình tiếp xúc bệnh nhân... “Trong khi đó, các chế độ tiền lương và phụ cấp khác vẫn còn rất thấp, chưa tương xứng so với công việc đảm nhiệm, vị trí công tác. Thu nhập thấp chưa thực sự làm cho BS yên tâm công tác lâu dài; do đó nhiều BS xin thôi việc để chuyển công tác đến cơ sở y tế tư nhân, nơi có thu nhập tiền lương cao hơn”, Sở Y tế Đắk Lắk đánh giá.

Vì sao nhiều y bác sĩ nghỉ việc?: Kỳ 2 - Ra đi dù bệnh viện công có những thuận lợi - ảnh 3

Thời gian qua do dịch bệnh kéo dài khiến y, BS làm việc quá tải

TRUNG CHUYÊN

Trao đổi về vấn đề này, BS Nguyễn Đại Phong, Giám đốc BVĐK vùng Tây Nguyên, cho rằng chưa có chế tài, quy định nào bắt buộc BV tư phải đào tạo nhân lực khi thành lập, cũng chưa có quy chế nào bắt buộc nhân viên phải gắn bó với BV công lập. Do đó, khi có lời mời từ BV tư với mức lương, chế độ đãi ngộ cao hơn thì BS tại BV công sẵn sàng nghỉ việc để qua BV tư. “Theo quy định pháp luật, khi có đơn xin nghỉ việc thì trong vòng 45 ngày phải giải quyết cho nhân viên, không có quy chế ràng buộc khác”, ông Phong thông tin. Cũng theo BS Phong, hiện các khoa chủ đạo của BVĐK vùng Tây Nguyên vẫn đảm bảo nhân lực và chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, việc nhiều BS xin nghỉ việc thời gian qua cũng làm ảnh hưởng, thiếu nhân lực tại một số phòng, khoa của BV.

(Còn tiếp).

Tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực

Theo Sở Y tế Đắk Lắk, trước tình hình BS nghỉ việc tại các các cơ sở y tế công lập trên địa bàn, sở đã triển khai một số giải pháp như: phân bổ số lượng người làm việc tại các đơn vị đảm bảo ổn định nguồn nhân lực đáp ứng các hoạt động phòng chống dịch, khám chữa bệnh. Hiện Sở Y tế đang triển khai kế hoạch tuyển dụng viên chức (dự kiến đến quý 1.2022 sẽ hoàn thành) để kịp thời bổ sung nguồn nhân lực đối với các đơn vị. Đồng thời, ngoài thực hiện các chế độ chính sách do T.Ư, bộ, ngành quy định, còn thực hiện một số chế độ chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với viên chức công tác trong lĩnh vực y tế theo nghị quyết của HĐND tỉnh Đắk Lắk...

"Vấn đề đau đầu của bệnh viện"

Bác sĩ Phạm Văn Dũng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, tình trạng y, bác sĩ nghỉ việc đang là vấn đề "đau đầu" của bệnh viện.

Tình trạng y, bác sĩ nghỉ việc đang là vấn đề đau đầu của các bệnh viện.

Sau khi ra trường, bác sĩ (BS) Đ.D.V được nhận vào làm việc tại khoa Nội tiết Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Thống Nhất (Đồng Nai) hơn 3 năm. Mới đây BS V. nộp đơn xin nghỉ việc tại BV.

Điều dưỡng, bác sĩ mới ra trường dựa vào lương là chính

Đề cập đến nguyên nhân nghỉ việc, anh V. cho biết có nhiều nguyên nhân, trong đó có thu nhập. BS V. thẳng thắn nói: “Với một BS học hành đến 7 năm mới ra trường, đến khi được nhận vào làm việc ở bệnh viện thì nhận được mức lương rất là thấp với tổng thu nhập khoảng 6-7 triệu. Với mức lương này, nếu sống độc thân còn xoay xở được, chứ đã lập gia đình rồi thì khó mà sống, lo được cho gia đình”.

Vì sao nhiều y bác sĩ nghỉ việc?: Kỳ 3 -

Nhân viên y tế BVĐK Thống Nhất (Đồng Nai) đang điều trị cho F0

BỆNH VIỆN CUNG CẤP

BS Phạm Văn Dũng, Giám đốc BVĐK Thống Nhất, Đồng Nai cho biết, trong thời gian qua tình trạng BS nghỉ việc là vấn đề "đau đầu" của BV. "Có nhiều nguyên nhân, nhưng cái chính vẫn là chính sách đãi ngộ còn thấp quá. BS cũng như điều dưỡng mới ra trường lương chỉ 3-4 triệu đồng/ tháng thôi, trong khi đó làm công nhân đã 6-7 triệu đồng rồi. Thực tế thì ngoài làm việc ở BV, BS còn làm phòng mạch để kiếm thêm nhưng chỉ số ít thôi; còn BS mới ra trường với điều dưỡng thì đâu làm được, chỉ dựa vào đồng lương là chính”, ông Dũng phân tích.

Trong khi đó, theo lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng các BS thôi việc tại BV công lập trước hết vì mức thu nhập thấp. Cụ thể, hiện nay lương trung bình của một BS mới ra trường với các khoản lương, phụ cấp, thu nhập tăng thêm khoảng 4-5 triệu đồng; BS làm việc trên 5 năm khoảng 6-7 triệu đồng/ tháng; BS 10 năm khoảng 7-9 triệu; BS trên 15 năm hơn 10 triệu đồng/ tháng.

Số liệu từ Sở Y tế Đồng Nai cho thấy số lượng BS nghỉ việc mỗi năm luôn ở mức cao. Năm 2019: 104 BS; 2020: 80 BS; tính đến thời điểm tháng 11.2021 đến nay có 79 BS nghỉ việc. Đối với điều dưỡng con số lần lượt tương ứng là 156, 131, 151.

Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ nói: “Trong khi đó, tại Đồng Nai hệ thống BV, phòng khám đa khoa tư nhân phát triển rất nhiều, kéo theo nhu cầu tuyển nhân sự, nhất là BS có chuyên môn sâu, chuyên khoa; BS có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh nên BV tư sẵn sàng đưa ra mức lương cao, gấp 3 - 4 lần, thậm chí có nơi cao gấp 5 - 6 lần so với BV công”.

Về giải pháp để giữ chân BS cũng như cán bộ y tế tại BV công lập, BS Vũ nói “Nếu như các BS có nguồn thu nhập tốt, lo được cho gia đình, vợ con thì họ sẽ gắn bó với BV công, còn không có thì họ xin thôi việc để ra các BV, phòng khám tư”.

Current Time0:00
/
Duration27:19
Auto
Bản tin Covid-19 ngày 17.12: Cả nước 15.236 ca | Dịch bệnh ở TP.HCM, Bến Tre, Cà Mau đang rất nóng

"Bác sĩ cũng như điều dưỡng mới ra trường lương chỉ 3-4 triệu đồng/ tháng thôi, trong khi đó làm công nhân đã 6-7 triệu đồng rồi. Thực tế thì ngoài làm việc ở bệnh viên, bác sĩ còn làm phòng mạch để kiếm thêm nhưng chỉ số ít thôi; còn bác sĩ mới ra trường với điều dưỡng thì đâu làm được, chỉ dựa vào đồng lương là chính”

Bác sĩ Phạm Văn Dũng, Giám đốc BVĐK Thống Nhất (Đồng Nai)

Không chịu nổi áp lực

Cũng theo lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai, một lý do khác là áp lực công việc, đặc biệt trong thời gian phòng chống dịch Covid-19 vừa qua, một số nhân viên y tế đã không chịu nổi áp lực và xin nghỉ việc. Số còn lại là lý do gia đình.

Trao đổi với PV Thanh Niên, một nữ BS đang công tác ở BV Phổi Đồng Nai chia sẻ, cả hai vợ chồng bà đều làm ngành y, thời gian qua luôn ở tuyến đầu chống dịch nên thời gian dành cho gia đình, con gần như không có, trong khi đó con gái của chị năm nay vừa vào lớp 1 nên chị quyết định nghỉ để lo cho con được chu đáo. “Bây giờ bé học o­nline nữa, mình đi làm suốt không kèm cặp, dạy dỗ bé được nên tôi xin nghỉ. Mình sinh con ra thì phải nuôi dạy cho đàng hoàng, việc thì có thể bỏ chứ con sao bỏ được”, BS này tâm sự.

Vì sao nhiều y bác sĩ nghỉ việc?: Kỳ 3 -
Nhân viên y tế đang lấy mẫu xét nghiệm Covid tại P.Trung Dũng (TP.Biên Hòa, Đồng Nai)

LÊ LÂM

Tương tự, một nữ điều dưỡng có 13 năm công tác tại BVĐK Thống Nhất vừa mới nghỉ việc, chia sẻ: “Tôi cũng không muốn nghỉ nhưng hoàn cảnh bắt buộc”. Chị nói rằng bây giờ dịch bệnh không biết khi nào hết, công việc thì nhiều rủi ro, bản thân nhiễm Covid-19 thì không sao nhưng nếu lây cho 2 đứa nhỏ (đứa 4 tuổi, đứa 10 tháng) thì tội nghiệp tụi nó. Hằng ngày vợ chồng chị phải gửi 2 đứa con cho hàng xóm, bởi cả nội lẫn ngoại đều ở quê xa không vào trông cháu giúp được.

BS Phạm Văn Dũng, Giám đốc BVĐK Thống Nhất nhìn nhận có tình trạng nhân viên y tế xin nghỉ việc trong thời điểm dịch Covid-19 do làm việc trong môi trường dễ lây nhiễm, căng thẳng. "Hiện tại số lượng bệnh nhân ở BV ngày một đông, trung bình 100 ca cấp cứu/ngày. Ngoài ra, 60-70% là F0 có bệnh nền nên một số BS và điều dưỡng nghỉ việc cũng kẹt cho BV", BS Dũng chia sẻ.

Current Time0:00
/
Duration6:15
Auto
Ngày 17.12: Cả nước 15.236 ca Covid-19, 31.057 ca khỏi | TP.HCM 1.040 ca | Bến Tre 1.246 ca

Quyết liệt tìm giải pháp

Mới đây, Sở Y tế Đồng Nai đã thực hiện phát phiếu khảo sát, nhằm tìm giải pháp ngăn BS BV công thôi việc với tên gọi “Đánh giá thực trạng bác sĩ đang làm việc tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn Đồng Nai”.

Theo BS Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, việc làm này nhằm mục đích tìm ra các giải pháp để thu hút và giữ chân BS yên tâm công tác tại các đơn vị trực thuộc, hạn chế tình trạng thôi việc.

“Câu chuyện BS công thôi việc, sang làm ở BV tư không phải mới và không riêng gì ở Đồng Nai. Tuy nhiên, lần này Sở Y tế phát phiếu khảo sát đánh giá thực trạng đã cho thấy sự quyết liệt hơn trong việc tìm giải pháp cho vấn đề này”, BS Vũ tâm sự.

Vì sao nhiều y bác sĩ nghỉ việc?: Kỳ 3 -

Gần hai năm nay xảy ra đại dịch, nhân viên y tế, y, bác sĩ luôn trong tình trạng làm việc quá sức (Trong ảnh: Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho người dân P.Bửu Long, TP.Biên Hòa, Đồng Nai)

LÊ LÂM

Bảng khảo sát gồm 8 trang, tổng cộng 43 câu hỏi, bao quát các vấn đề như thu nhập; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; môi trường, điều kiện làm việc; chế độ, chính sách đối với việc thu hút nhân tài và cuối cùng là về quản lý, sử dụng nhân lực trong ngành y tế.

(Còn tiếp)

Thiếu bác sĩ, Bình Phước “trải thảm” chính sách hỗ trợ cao đến 400 lần

Theo thống kê của ngành y tế Bình Phước, đến nay nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh này vẫn còn thiếu hụt rất nhiều. Dự báo năm 2025, tỉnh thiếu đến 282 BS. Trong khi đó, từ năm 2017 đến nay đã có trên 50 BS tại các BV, cơ sở y tế công lập chuyển sang BV tư nhân làm việc khiến nguồn nhân lực càng thiếu, tạo áp lực công việc cho số BS ở lại.

Trong năm 2021, Bình Phước đã có chính sách “trải thảm” đặc biệt nhằm thu hút 83 vị trí BS đa khoa, BS chuyên khoa cấp I và II, thạc sĩ y học, tiến sĩ y học, giáo sư y học và cả các sinh viên đang theo học BS đa khoa hệ chính quy tại các trường đại học y… Theo đó, tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, tỉnh có chính sách hỗ trợ 1 lần từ 100 lần đến 400 lần mức lương cơ sở (từ 149 triệu đồng đến 596 triệu đồng/ người).

Theo lãnh đạo Sở Y tế Bình Phước, việc ban hành chính sách thu hút, đãi ngộ sẽ góp phần giải bài toán thiếu nhân lực hiện tại, thu hút thêm nguồn nhân lực mới có chuyên môn tay nghề cao, giữ chân những y, BS trong hệ thống công lập hiện tại cũng như nâng cao chất lượng phục vụ, khám chữa bệnh.

Hoàng Giáp



Lương 3 triệu, việc tăng 3 lần!

Câu chuyện những ngày cuối năm của các nhân viên y tế (NVYT), y, bác sĩ tại TP.Đà Nẵng quan tâm đó là tình trạng áp lực, stress trong công việc sẽ kéo dài đến bao giờ.

Không chỉ có NVYT trẻ, cả những người có thâm niên cũng đối mặt với áp lực công việc, nguồn thu giảm sâu; sức lực bị vắt kiệt với gần 2 năm chống dịch, nhiều đợt ảnh hưởng dịch bệnh triền miên ở tâm dịch Đà Nẵng. Công việc gia tăng gây áp lực, thu nhập hơn nửa năm qua bị cắt giảm, nhưng nhiều y, bác sĩ (BS) vẫn không dám nghỉ việc.

'Cơm, cá trộn rau, trộn luôn nước mắt'

Hơn 2 năm trước, trước khi có dịch Covid-19, BS N.N.T, hiện làm việc tại một bệnh viện (BV) lớn ở TP.Đà Nẵng, đánh liều vay ngân hàng để mua đất, định bụng trả hết nợ sẽ từ từ tích góp làm một ngôi nhà nhỏ để con cái có chỗ ở riêng. Nhưng dịch ập đến, mọi thứ chệch khỏi sự tính toán trước đó của cả hai vợ chồng đều là BS làm việc tại các BV công lập, chỉ riêng khoản tiền phải trả ngân hàng mỗi tháng gần 12 triệu đồng là không thay đổi.

Vì sao nhiều y bác sĩ nghỉ việc?: Kỳ 4 - Lương 3 triệu, việc tăng 3 lần!  - ảnh 1

Nhân viên y tế tuyến cơ sở tại Đà Nẵng tham gia truy vết, xét nghiệm Covid-19

AN DY

Các khoản thu nhập của BS N.T chỉ còn chừng một nửa so với trước. “Hiện tại, thu nhập chính của tôi chỉ còn lương cứng nhân hệ số là gần 5 triệu đồng/tháng, còn các khoản phúc lợi giảm sâu vì thời gian dài ảnh hưởng bởi hoạt động khám chữa bệnh, thu nhập của các BS ngồi phòng khám của bệnh viện công đều không còn được bao nhiêu do không có bệnh nhân. Mức thưởng lễ tết vừa qua cũng giảm còn chưa đến 10% so với trước dịch. Không nghĩ có lúc thu nhập của BS với gần 10 năm vất vả, học từ BS đa khoa sang BS nội trú, giờ lại ở mức như vậy”, BS N.T cám cảnh.

BS N.T cho hay sẽ không thể quên được cảm giác vừa nhận chi phí hỗ trợ 68.000 đồng cho 3 ngày tăng cường phục vụ tiêm vắc xin Covid-19. “Trời mưa lạnh, chạy xe máy đi xa cả chục cây số. Quá trưa ngớt người khám, tư vấn theo dõi, mới cầm hộp cơm thì cơm đã nguội lạnh. Vì giờ giao cơm thì người khám còn quá nhiều... Cơm, cá, rau trộn lẫn với nhau, trộn luôn nước mắt tủi thân với nghề”, BS N.T kể.

BS V.T.N, có thâm niên hơn 20 năm làm việc tại một BV chuyên khoa tại TP.Đà Nẵng, cũng cám cảnh với thu nhập hiện tại. “Biết là khó khăn chung, khó khăn cả hệ thống. Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ thu nhập theo thâm niên của mình chỉ vỏn vẹn chục triệu đồng như lúc này. Nuôi hai đứa con ăn học cũng đã khó, chứ nói gì sống thoải mái hay khá giả với nghề”, BS T.N tâm sự.

Nhưng theo BS T.N, dù sao các BS vẫn còn gắng gượng được vì có hệ số lương cao hơn, chứ các điều dưỡng thì còn khó nữa. “Có những điều dưỡng trẻ thu nhập chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng. Người có thâm niên thì nhỉnh hơn, nhưng cũng chỉ chừng 4 hay 5 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, áp lực công việc tăng gấp 3 lần vì phải chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân thay cho người nhà, từ vệ sinh, ăn uống, thủ tục hành chính cho đến các công việc chuyên môn khác. Có nhiều bạn vì quá khó khăn cũng tranh thủ bán thêm hàng o­nline, nhưng sự thực thời gian làm việc không kịp thở, điện thoại phải tắt liên tục... nên các bạn cũng đành bỏ”, BS T.N nói.

"Không nghĩ có lúc thu nhập của bác sĩ với gần 10 năm vất vả, học từ đa khoa sang bác sĩ nội trú, giờ lại ở mức như vậy”

Bác sĩ N.N.T, làm việc tại một bệnh viện lớn ở TP.Đà Nẵng

Current Time8:18
/
Duration27:19
Auto
Bản tin Covid-19 ngày 17.12: Cả nước 15.236 ca | Dịch bệnh ở TP.HCM, Bến Tre, Cà Mau đang rất nóng

Vẫn bám trụ với công việc

Dù phải đối mặt với áp lực công việc, thu nhập thấp hơn nhiều so với trước, nhưng đa phần các NYTT ở Đà Nẵng vẫn bám trụ với công việc chứ không còn lựa chọn nào khác, càng không có ý định nghỉ việc, bỏ việc. “Vài ngày trước, NVYT tại BV tôi công tác được nhận bảo hiểm thất nghiệp. Mức lương của BS trẻ như chúng tôi thì chỉ được hỗ trợ tầm hơn 2 triệu đồng thôi, nhưng thấy mọi người mừng mà tôi cũng ứa nước mắt. Không nghĩ có ngày BS được nhận ít tiền trợ cấp mà vui đến vậy”, BS N.T kể.

Vì sao nhiều y bác sĩ nghỉ việc?: Kỳ 4 - Lương 3 triệu, việc tăng 3 lần!  - ảnh 2

Áp lực công việc, thu nhập giảm sâu nhưng nhiều y, bác sĩ ở Đà Nẵng vẫn bám trụ công việc

AN DY

Cũng như nhiều đồng nghiệp, BS N.T nhìn nhận khó khăn lúc này là khó khăn chung, không chỉ riêng ngành y tế. “Nghỉ chỗ này qua chỗ khác cũng khó, nên có khó cũng làm và chờ đợi khó khăn đi qua chứ không ai dám nghỉ. Y tế công lập khó khăn thì y tế tư nhân cũng vậy, họ tự chèo chống cũng không biết được bao lâu khi dịch giã kéo dài...”, BS N.T nhận định.

Đồng quan điểm, BS T.N lý giải ở miền Trung cơ hội việc làm thấp hơn các tỉnh phía nam. NVYT ở TP.HCM không làm chỗ này có thể làm chỗ khác, không làm trong ngành y tế cũng có thể làm công việc khác. Nhưng ở Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung, không đơn giản như vậy. “Người miền Trung mình cùng chịu thương chịu khó, ăn chắc mặc bền nên dù khó khăn họ cũng sẽ vẫn cầm cự với công việc đến cùng, stress lên tới não cũng phải làm chứ không dám nghỉ. Mong mọi thứ sớm ổn định trở lại”, BS T.N hy vọng.

Huy động nguồn lực chia sẻ khó khăn chung

TS-BS Lê Đức Nhân, Giám đốc BV Đà Nẵng, cũng khẳng định khó khăn, áp lực hiện tại là khó khăn chung của các cơ sở y tế. Tại BV Đà Nẵng cũng không ngoại lệ khi dịch giã kéo dài, hoạt động khám chữa bệnh bị đình trệ, giãn cách, đi lại giữa các tỉnh thành bị hạn chế nên lượng bệnh nhân khám bệnh ngoại trú cũng giảm nhiều.

“Ngoài việc đảm bảo lương cơ bản, chúng tôi cũng cố gắng duy trì ổn định các hoạt động phòng chống dịch, khám chữa bệnh dịch vụ... để đảm bảo thu nhập tăng thêm cho từng NVYT", BS Nhân cho biết. Cũng theo BS Nhân, hiện tại bên cạnh đảm bảo công tác phòng chống dịch để duy trì hoạt động khám chữa bệnh an toàn, tin cậy..., BV Đà Nẵng cũng dành thời gian để tập trung phát triển, triển khai các kỹ thuật mới, kỹ thuật khó ở các chuyên khoa lồng ngực, tim mạch... để thu hút BN đến khám và điều trị.

Vì sao nhiều y bác sĩ nghỉ việc?: Kỳ 4 - Lương 3 triệu, việc tăng 3 lần!  - ảnh 3

Nhân viên y tế tuyến cơ sở tại Đà Nẵng tham gia hỗ trợ tiêm vắc xin Covid-19

AN DY

Chia sẻ với những áp lực của các NVYT ở thời điểm hiện tại, bà Trần Thanh Thủy, Phó giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng, cho biết hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của TP.Đà Nẵng đều tập trung cho NVYT, đầy đủ và kịp thời. Bên cạnh đó, những nguồn hỗ trợ đóng góp cho tuyến đầu chống dịch của các tổ chức, đơn vị, cá nhân cũng ưu tiên hướng về NVYT.

“Chúng tôi cân đối, huy động nguồn lực toàn hệ thống để chia sẻ, tăng cường, chia sẻ áp lực công việc cho nhau. Còn áp lực thu nhập hiện tại là áp lực chung của toàn ngành chứ không riêng gì Đà Nẵng, khi nguồn thu từ công tác khám chữa bệnh giảm sâu, y tế tuyến cơ sở, quận huyện còn khó khăn nữa. Rất may là các anh chị em y, bác sĩ tâm huyết, đồng lòng gắn bó vì mục tiêu chung. Vì thực sự, qua 2 năm dịch giã thì khó khăn là khó tránh khỏi”, bà Thủy chia sẻ.

(Còn tiếp)

Việc nhiều, lương thấp, nhiều nhân viên y tế muốn bỏ việc giữa đại dịch

Dân trí

 Với mức lương bình quân là 7,36 triệu đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với mức giá sinh hoạt trung bình ở Hà Nội và TP HCM, có đến 20.9% nhân viên y tế không thể chi trả phí sinh hoạt.

1/3 nhân viên y tế bị giảm thu nhập

Tại hội thảo "Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe và các điều kiện kinh tế - xã hội - việc làm của cán bộ y tế Việt Nam", PGS.TS Trần Xuân Bách, Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, giảng viên Trường đại học Y Hà Nội cho biết,  đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần của các nhân viên y tế. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập giảm khiến đời sống nhân viên y tế gặp khó khăn và đây cũng là lý do chính khiến nhiều người "bỏ công sang tư".

Việc nhiều, lương thấp, nhiều nhân viên y tế muốn bỏ việc giữa đại dịch - 1

Nhấn để phóng to ảnh

PGS.TS Trần Xuân Bách, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Đại dịch COVID-19 không chỉ làm thay đổi các yêu cầu với công việc mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần của các nhân viên y tế. Khoảng 40% trong số họ cho biết họ gặp phải những khó chịu và suy giảm về sức khỏe thể chất và 70% bị lo lắng và trầm cảm, dẫn đến 25% giảm mức độ hài lòng với công việc của họ."

Kết quả khảo sát từ tháng 7 và đến tháng 9 vừa qua trên 2.700 nhân viên y tế và tuyến đầu chống Covid-19 về "Tác động của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe và các điều kiện kinh tế - xã hội - việc làm của cán bộ y tế Việt Nam" do Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội và Viện Kinh tế và Công nghệ Y tế thực hiện cho thấy mức lương bình quân của nhân viên năm 2020 là 7,36 triệu đồng/tháng, trong khi giá sinh hoạt trung bình ở Hà Nội và TP HCM lần lượt là 10 triệu và 11 triệu đồng.

Với mức thu nhập này, 80,9% nhân viên y tế cho biết họ có thể chi trả một phần hoặc không thể chi trả các chi phí sinh hoạt; 19,1% có thể chi trả hoàn toàn, 60% chi trả một phần và 20,9% không thể chi trả.

Trong khảo sát, hơn 1/3 nhân viên y tế cho biết lương, thưởng và phụ cấp của họ đã bị giảm, bên cạnh hơn 62% nhân viên tham gia chống dịch được khảo sát đến nay chưa nhận được bất kỳ một khoản phụ cấp nào về dịch Covid-19.

Bên cạnh việc giảm thu nhập, nhân viên y tế gặp nhiều áp lực, thậm chí trầm cảm vì công việc.

"Khoảng 40% trong số họ cho biết họ gặp phải những khó chịu và suy giảm về sức khỏe thể chất và 70% bị lo lắng và trầm cảm, dẫn đến 25% giảm mức độ hài lòng với công việc của họ", PGS.TS Trần Xuân Bách cho biết.

Trong 2.700 người tham gia nghiên cứu, có 35,75% là nhân viên y tế cơ sở; 35,5% làm việc ở tuyến tỉnh và gần 20% ở tuyến Trung ương; 54% là bác sĩ, hơn 21,4% là điều dưỡng và những đối tượng khác. Trong số này có 53% nhân viên y tế có tiếp xúc Covid-19 hàng ngày và 35,6% nguy cơ mắc Covid-19.

PGS Trần Xuân Bách, Trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết thêm, đến 48% nhân viên y tế phải làm thêm giờ. 60% nhân viên y tế cho biết thời gian làm việc tăng lên trong đại dịch.

Hàng loạt nhân viên y tế xin nghỉ việc

Trước đó, Sở Y tế TPHCM thông tin, 10 tháng đầu năm 2021 có gần 1.000 nhân viên y tế xin nghỉ việc, "tăng nhẹ" ở một số tuyến trạm y tế.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết, thống kê cho thấy trong năm 2020 có 597 nhân viên y tế xin nghỉ việc.

Tuy nhiên chỉ trong 10 tháng đầu năm 2021, con số nộp đơn xin nghỉ việc là 988 người. Bà Mai cho biết có sự "tăng nhẹ" ở một số bệnh viện và tuyến trạm y tế. Các nguyên nhân được thống kê là do hoàn cảnh gia đình, yếu tố cá nhân… Với đặc thù ngành y tế ở TPHCM, bà Mai cho biết nếu bác sĩ không làm việc ở hệ thống công lập, họ có thể xin ra làm ở hệ thống y tế tư nhân.

Theo các chuyên gia, việc thu nhập giảm, áp lực tăng, nguy cơ lây nhiễm Covid-19, bị kỳ thị... khiến nhiều nhân viên y tế giảm động lực làm việc, thậm chí xin nghỉ việc.

Việc nhiều, lương thấp, nhiều nhân viên y tế muốn bỏ việc giữa đại dịch - 2

Nhấn để phóng to ảnh

PGS.TS Bùi Hoàng Hải, Phó Giám đốc BV Điều trị Covid-19 Hà Nội.

Chia sẻ những tác động của Covid-19 đối với yêu cầu công việc của nhân viên y tế, PGS.TS Hoàng Bùi Hải - Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị Covid-19 Hà Nội - Trưởng Khoa cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết dịch Covid-19 không chỉ tác động đến các hoạt động của cơ sở y tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân viên y tế. "Đó là khối lượng công việc nhiều hơn, nghỉ ngơi ít hơn, stress nhiều hơn, thu nhập giảm, đào tạo hạn chế, ít được chia sẻ, chăm sóc gia đình, thậm chí còn bị cộng đồng kỳ thị…"- PGS Hải nói.

Việc nhiều, lương thấp, nhiều nhân viên y tế muốn bỏ việc giữa đại dịch - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Các chuyên gia chia sẻ về những áp lực nhân viên y tế phải vượt qua trong đại dịch Covid-19,

Trước hiện tượng nhiều nhân viên y tế nghỉ việc thời gian qua, PGS Hoàng Bùi Hải cho rằng thực tế việc dịch chuyển công việc ở nhân viên y tế là thường xuyên, kể cả trước thời điểm có dịch Covid-19. Với nhân viên y tế dù làm việc ở môi trường nào thì mục đích cuối cùng vẫn là phục vụ người bệnh. "Lý do nghỉ việc không hẳn là do thu nhập giảm mà áp lực công việc kéo dài, vượt qua sức chịu đựng thì họ cần được nghỉ ngơi. Tôi nghĩ các đồng nghiệp của tôi có thể chỉ nghỉ việc tạm thời và một vài tháng sau đó họ sẽ quay trở lại công việc"- PGS Hải chia sẻ.

Tú Anh

Tô Lâm, miếng bít-tết dát vàng, và phép thử khắc nghiệt với Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Phú Trọng vừa ký chưa ráo mực Bản Quy định số 37 về những điều đảng viên không được làm, thì Tô Lâm làm chính xác một trong những điều ấy.

Đúng là “kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”. Tô Lâm nhậu bít-tết dát vàng, Nguyễn Phú Trọng không đượᴄ miếng nào đã đành, mấy ngày rày đang phải vắt óc nghĩ kế dọn dẹp “đống phế” do Tô Lâm “thải” ra.

Nguyễn Phú Trọng vừa ký chưa ráo mực Bản Quy định số 37 về những điều đảng viên không được làm. Quy định này giữ nguyên 19 điều cũ, kế thừa cơ bản một số điểm còn phù hợp, bổ sung một số điểm mới. Chống lại các biểu hiện của suy thoái về đạo đức và lối sống hưởng lạc là một trong nội dung được ông Trọng nhấn mạnh. Hành vi “ăn chơi nhảy múa tới bến” của Tô Lâm ngay cuối tuần qua tại trung tâm của chủ nghĩa tư bản đã “nhổ toẹt bãi nước bọt” vào Bản Quy định của ông Trọng.

Ngay lập tức, VOA có phóng sự nóng về “Video Bộ trưởng Công an ăn bít-tết dát vàng gây phẫn nộ”. Hãng tin ABC News/AFP đăng phóng sự đặc biệt cuối tuần, kèm theo hàng loạt bức ảnh và video với tựa đề “Người Việt Nam khó chịu khi xem hình đầu bếp “Thánh Rắc Muối” (Salt Bae) đút miếng bít-tết dát vàng vào mồm Bộ trưởng Công an. Tờ “Daily Mail” (Anh quốc) giật tít lớn: “Quan chức cộng sản Việt Nam bị bắt quả tang được bón một miếng bít-tết dát vàng trị giá 1.450 bảng Anh tại nhà hàng Salt Bae’s London”.

Còn dư luận trong nước thì khỏi phải bàn. Chỉ trong hai ngày cuối tuần, hàng mấy chục bài viết xuất hiện trên đủ các kênh truyền thông. Từ FB đến mạng xã hội, từ những blogger đến các “tuýt” của trí thức, nhà văn, kể cả các cựu chiến binh. Không thể kể hết ra đây những bài phân tích và bình luận xuất sắc cả về nghiệp vụ báo chí lẫn chính luận. Tất cả đều phác hoạ lên chân dung của Tô Lâm và đồng đảng, thô lậu và kệch cỡm. Hổ danh thành viên của đoàn chính phủ từ một đất nước nghèo mạt rệp, người dân phải lang bạt, vật vờ khắp thế giới kiếm sống. Đàn ông bán sức lao động làm thuê. Thất nghiệp thì làm tội phạm, buôn người, buôn ma tuý. Sung vào các băng đảng để giết người cướp của. Đàn bà bán thân làm nô lệ tình dục, làm kẻ cắp vặt ở siêu thị. Ấy thế mà vẫn là “xướng ngôn viên” trên Đài Truyền hình Trung ương cơ đấy!

Đầy tai tiếng cả về nhân cách, danh dự cá nhân lẫn thể diện quốc gia. Trong đoàn chính phủ nhà nước CSVN thăm châu Âu, Tô Lâm, một lần nữa lại lộ ra nhân cách thấp hèn. Chỉ biết có miếng ăn, không biết đến nhân dân đang khốn khó. Ở ngay nơi 39 người Việt Nam nghèo đói đi kiếm miếng ăn chết thảm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm “đớp” miếng thịt bò dát vàng hàng ngàn đô, rồi nhanh nhẩu, hăm hở đến “thành kính” dâng hoa tri ân ông thuỷ tổ cộng sản thế giới Karl Marx và thuỷ tổ cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh, bày tỏ “lòng trung thành vô hạn” với lý tưởng chống bất công, nghèo đói, mang lại ấm no hạnh phúc cho vô sản. Thật là, không chỉ tận cùng bất lương, Tô Lâm còn là hiện thân của sự tận cùng dối trá.

Thật ra cả ông Trọng lẫn Tô Lâm thừa những mưu hèn kế bẩn để dẹp vụ lùm xùm nói trên. Trước mắt cứ cho đàn áp thật dữ, xã hội sẽ bớt la lối. Phải bố trí tiếp đón Tô Lâm khi về đến Nội Bài thật hoành tráng để vô hiệu hoá mọi lời đàm tiếu về vụ ăn bít-tết. Tiếng nói phản kháng, dù quyết liệt đến mấy, của người dân lên án bộ đôi Trọng-Lâm trong cái nhà tù khổng lồ mang tên Việt Nam, hầu như rơi vào vô vọng. Trong những điều kiện bình thường “cũ”, Nguyễn Phú Trọng sẵn sàng tăng cường “khủng bố trắng”, bỏ qua cho Tô Lâm xi-căng-đan “bít-tết” kết vàng ròng ăn được ấy. Nhưng kẹt nỗi Quy định ông vừa ký chưa ráo mực mà Tô Lâm lại vô hiệu hoá bằng cách ấy đặt ông Trọng vào phép thử lưỡng nan. Hiện nay, ông vẫn cho Tô Lâm thẳng tay bắt bớ trí thức và đàn áp các tổ chức dân sự mà ông gọi đó là “bọn cặn bã trong xã hội”. Cả ông Trọng lẫn Tô Lâm hy vọng vào “bàn tay sắt” của cấp thừa hành.

Ngặt một nỗi hiện thời Liên hiệp quốc đang nỗ lực gây sức ép vụ Đoan Trang dữ quá. Rồi gần đây ngày càng xuất hiện quá nhiều những tiếng kêu oán thán, những “đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu xé ruột) của các cựu chiến binh. Tù nhân lương tâm, nhà thơ bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch, 70 tuổi đang thụ án 12 năm tù, thay mặt họ, nhỏ lệ sám hối: “Thế hệ chúng tôi một thời chinh chiến/ Thắng lợi mang về là xua đuổi văn minh/ Thắng lợi mang về là làm khổ dân tình/ Đểu cáng lên ngôi tham lam và tội ác”. Bài thơ được cư dân mạng phụ hoạ: “Đọc mà nước mắt tuôn rơi/ Để thương, để nhớ một thời can qua/ Bao giờ dân chủ nước nhà/ Bài thơ sẽ được đưa ra giảng đường”.

“Đểu cáng lên ngôi – Tham lam và tội ác”. Đúng vậy! Có lẽ chưa bao giờ Tô Lâm và ĐCSVN của ông giành được một kỷ lục về truyền thông như cuối tuần qua, nhờ sự tham lam và tội ác của bọn họ bấy lâu nay. Hơn cả một Kỷ lục Guinness, ở cấp độ quốc gia lẫn quốc tế. Đề nghị các nhà sách phải thống kê cấp tốc để sau này khỏi thất lạc, vì một số bài viết trên các trang mạng ở trong nước sẽ bị bóc gỡ, hoặc can thiệp với mạng xã hội giúp bóc gỡ khi Tô Lâm về đến Việt Nam. Mà từ trời Âu, sau khi được biết dư luận xã hội về hành vi của mình, Tô Lâm vẫn nhắn tin về cho cánh đàn em: “Chờ tôi về sẽ gặp lại những người công tác ở các đơn vị cũ”. Thật là “tận cùng giả dối”. Đấy chẳng qua là ám hiệu để đàn em ở nhà lo chuẩn bị các “kịch bản” để Tô Lâm đối phó với ông Trọng và với dư luận trong nước về vụ bít-tết dát vàng.

Tô Lâm là một trong hai quan chức Việt Nam đang bị đưa vào chiến dịch vận động áp dụng Đạo luật Nhân quyền Matgnisky do 10 tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới xúc tiến. Hắn bị cáo buộc có vi phạm nghiêm trọng đối với các nhà đấu tranh vì nhân quyền. Hắn là một trong những kẻ đầu têu tại Bộ Chính Trị ĐCSVN trong vụ tập kích nông dân Đồng Tâm, đã ra lệnh tiến hành nhiều biện pháp chống nhân quyền. Đã cho trả thù về mặt kinh tế đối với các nhà hoạt động, gồm buộc chủ kinh doanh đuổi việc, hoặc đe dọa khách hàng của các nhà hoạt động, từ chối cấp hộ chiếu và cấm họ di chuyển bằng các bản án “bỏ túi”.

Thông cáo báo chí còn nêu rõ, trong hơn một thập niên vừa qua, các giới chức chính phủ Việt Nam tiếp tục xiết chặt quyền tự do biểu đạt và bức hại các nhà báo công dân, các nhà hoạt động xã hội. Tô Lâm đã thông qua địa vị của mình để ra lệnh đàn áp khủng khiếp, tra tấn dã man và bỏ tù hơn 500 tiếng nói đối lập. Đại diện của 10 tổ chức rồi đây sẽ gặp Liên minh châu Âu, Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội hai nước Anh cũng như Canada để kêu gọi họ áp dụng những biện pháp chế tài đối với các vị quan chức vi phạm nhân quyền khét tiếng hiện nay ở Việt Nam.

Ngoi lên làm thủ lĩnh của hơn 5 triệu đảng viên; giành dật, có khi nước mắt lã chã trước Đài truyền hình trung ương, để “trở thành Vua” của gần 100 triệu dân (dù chỉ tồn tại trong mấy tháng), Nguyễn Phú Trọng cũng đã trải qua một cách khá chật vật biết bao cuộc sát hạch lịch sử. Nhưng cuộc trắc nghiệm lần này lành ít dữ nhiều. Trọng đã chà đạp lên Hiến Pháp, bằng cách đặt Cương Lĩnh của ĐCSVN lên trên Hiến Pháp của Nhà nước CHXHCNVN. Và để nhốt quyền lực lại cho riêng bản thân mình, Trọng cũng đã “ngồi xổm” lên Điều Lệ Đảng (theo đó, lãnh đạo ĐCSVN không được nắm quyền quá hai nhiệm kỳ). Nhưng phép thử lần này xem ra khó nuốt nhất. Hãy đợi đấy! Nguyễn Phú Trọng “trảm” Tô Lâm thế nào sẽ biết được “gan của Tổng Bí thư” to đến đâu!



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Thơ nhạc Giáng Sinh [23.12.2022 16:29]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Vừa đặt chân đến nước tự do Hungary phái đoàn lao động CHXHCNVN bỏ ‘trốn thiên đường XHCN ngay từ sân bay Budapest’
Cách Làm Giàu Nhanh Nhất: Bí Quyết Làm Gì Để Mau Giàu
Đường dây mãi dâm các hoa hậu thế giới của CHXHCNVN
Người Việt hải ngoại mở công ty chế tạo máy bay không người lái UAVđể bán khắp thế giới
Nga vừa mất thêm hai đại tá dù, tăng con số cấp tá tử trận lên vài trăm
CƯỚP BÓC LOẠN CÀO CÀO Ở CALI
Hai mươi hai năm sau sự kiện 11/9 bí mật vẫn bao trùm thủ phạm chủ mưu vì lợi ích của những lãnh đạo
Vân hóa láu cá CSBK: Niềm hổ then dân tộc
Thiên đường CS XHCN: Nhân dân thành phố mang tên bác quá nghèo đói chen lấn nhau giành giật gạo từ thiện cứu đói
Thua xa Campuchia, Lào: CSVN khiếp nhược liên tục bị TQ bắt nạt, ngư dân bị đánh giết không biết bao nhiêu mà kể
Phụ nữ Việt ham của lấy chồng Tàu suýt bị giết con gái bị đâm 107 nhát dao thế mạng
Muốn giàu nhanh hãy đầu tư thị trường chứng khoán, cp Vinfast VFS lên 500% trong 1 tuần ai mua hôm đầu giờ đã có gấp 5 lần tài sản
VN quyết tâm đi đầu trong lãnh vực chế tạo máy bay và khinh tốc đỉnh, chiến binh robot không người lái để xuất khẩu và quốc phòng
Sau khi ra lệnh tiêu diệt trùm lính đánh thuê, TT Putin phát biểu trên truyền hình Nga hôm 24.8, xác nhận ông Yevgeny Prigozhin, nhà sáng lập công ty lính đánh thuê Wagner, đã thiệt mạng trong máy bay ở tỉnh Tver.
Ukraine đã đổ bộ tấn công Crimea giẳi phóng phần lãnh thổ bị Nga chiếm giữ từ năm 2014

     Đọc nhiều nhất 
Người Việt khắp thế giới đứng lên tổ chức lạc quyên, gia nhập lực lượng quốc tế tình nguyện đánh Nga cứu nhân loại - Người Việt tại Nga hãy bắt cóc Putin giao cho LHQ - Cách dùng Bùa ếm Putin [Đã đọc: 332 lần]
Kết bạn, tìm người yêu, hôn phối- Seeking friends,lovers, partners - Chercher des amis, amants, partenaires [Đã đọc: 328 lần]
Vợ chồng Thủ tướng Canada ly thân trước khi ly dị [Đã đọc: 288 lần]
CSVN bản chất khát máu thích dùng hình phạt tử hình trong thế kỷ 21 [Đã đọc: 279 lần]
Thời đại HCM học toàn triết lý CS dân VN trở nên ngu đần và bị lừa bởi bọn buôn người khắp thế giới [Đã đọc: 268 lần]
Ukraina dỡ bỏ biểu tượng cộng sản trong khi các lãnh đạo CSVN bắt dân nghèo nhịn ăn góp tiền xây dựng tượng Mác Lê Nin -Ukraine đại thắng Nga [Đã đọc: 265 lần]
TQ ra lệnh cho VN giữ vững đường lối XHCN và triệt để tôn thờ lý tưởng CS của Mao chủ tịchtrong khi TQ chiếm biển chiếm đất [Đã đọc: 200 lần]
Ukraine đã đổ bộ tấn công Crimea giẳi phóng phần lãnh thổ bị Nga chiếm giữ từ năm 2014 [Đã đọc: 199 lần]
Thống kê thế giới khách quan về CHXHCN Việt Nam [Đã đọc: 188 lần]
Sau khi ra lệnh tiêu diệt trùm lính đánh thuê, TT Putin phát biểu trên truyền hình Nga hôm 24.8, xác nhận ông Yevgeny Prigozhin, nhà sáng lập công ty lính đánh thuê Wagner, đã thiệt mạng trong máy bay ở tỉnh Tver. [Đã đọc: 187 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.