Vụ cô gái quỳ gối trong shop quần áo: Đồng hương thủ tướng PMC thuộc gia đình quá nghèo, đông con!
04.12.2021 21:01
Vụ cô gái quỳ gối trong shop quần áo: Gia đình quá nghèo, đông con! Đồnh hương TT mà thế nầy thì làm sao mong dân giàu nước mạnh dưới chế độ XHCN! Dân trí
Liên quan đến vụ cô gái quỳ gối khóc thảm thiết tại shop thời trang, đại diện Phòng LĐ-TB&XH thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã đến thăm hỏi, động viên gia đìnhnạn nhân.
Vụ việc nữ sinh V.T.T.M. (SN 2004), học sinh Trường THPT Sầm Sơn, trú tại phường Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn bị hành hung, quay clip làm nhục gây xôn xao dư luận những ngày qua đã được cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.
Sau khi nắm được thông tin vụ việc, đại diện Phòng LĐ-TB&XH thành phố Sầm Sơn đã cử cán bộ đi thẩm tra, xác minh sự việc.
Nhấn để phóng to ảnh
Theo lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH thành phố Sầm Sơn, gia đình nữ sinh V.T.T.M. có 5 khẩu, thuộc hộ nghèo. Hiện tại M. đang được điều trị tại bệnh viện (Ảnh cắt từ clip).
"Sự việc xảy ra ngoài địa bàn thành phố Sầm Sơn nhưng nạn nhân là công dân của thành phố. Với trách nhiệm của ngành chức năng và chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể của thành phố Sầm Sơn đã đến thăm hỏi, động viên gia đình. Vụ việc đã được cơ quan công an vào cuộc điều tra", ông Vũ Đình Thịnh thông tin.
Theo ông Thịnh, gia đình nữ sinh V.T.T.M. có 5 khẩu, thuộc hộ nghèo. Hiện tại cháu M. đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Sầm Sơn.
Cũng theo ông Thịnh, qua nắm bắt của Phòng LĐ-TB&XH, trước đó, em M. cùng bạn là L.T.H. có lấy trộm một chân váy tại shop quần áo Mai Hường (ở địa chỉ số 93, đường Lê Hoàn, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa) và bị bắt quả tang. Sau đó em M. và bạn đã lên xin lỗi nhưng chủ shop thời trang không đồng ý và bắt mỗi người phải trả 15 triệu đồng.
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, sau nhiều lần năn nỉ, chủ shop thời trang đã giảm số tiền xuống 10 triệu đồng mỗi nữ sinh. Gia đình em L.T.H. đã vay mượn trả đủ số tiền 10 triệu đồng, còn gia đình em M. do không vay mượn được nên tiếp tục lên xin chủ shop giảm xuống còn 5 triệu nhưng không được.
Để giải quyết sự việc trên, gia đình em M. đồng ý sẽ đền bù 10 triệu đồng nhưng hẹn chủ shop thời trang 2 tuần sau sẽ trả. Chủ shop thời trang không đồng ý và bắt em M. viết giấy nợ 10 triệu đồng, hẹn 5 ngày phải trả. Tuy nhiên, sau đó sự việc em M. bị hành hung, quay clip, tung lên mạng xã hội khiến dư luận phẫn nộ.
Trước đó, ngày 3/12, mạng xã hội Facebook xôn xao một đoạn clip dài hơn 3 phút ghi lại cảnh một cô gái đang quỳ gối gào khóc, van xin thảm thiết ở shop thời trang có địa chỉ tại đường Lê Hoàn, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa. Trong khi đó, người phụ nữ mặc áo đen liên tục quát mắng và túm tóc, tay cầm một chiếc kéo có hành vi cắt tóc cô gái.
Sau khi clip xuất hiện, cộng đồng mạng tỏ ra vô cùng phẫn nộ. Theo một số nội dung bình luận và chia sẻ trên mạng, nguyên nhân vụ việc xuất phát từ việc cô gái trẻ đi mua hàng tại shop quần áo nói trên. Tại đây, cô gái trẻ đã có hành vi lấy trộm một chân váy trị giá 160.000 đồng của shop.
Khi bị chủ shop phát hiện cô gái đã cầu xin tha lỗi và hứa sẽ trả tiền chiếc chân váy, nhưng chủ shop không đồng ý và đã có hành động hành hung cô gái.
Nắm bắt sự việc, đêm 3/12, Công an thành phố Thanh Hóa đã đến hiện trường nơi xảy ra vụ việc để xác minh, điều tra. Tại đây lực lượng công an tiến hành khám xét, kiểm đếm, đóng gói một số lượng quần áo và các phụ kiện thời trang của shop này để phục vụ công tác điều tra.
Ngày 4/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự làm nhục người khác; cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại shop quần áo Mai Hường, số 93 đường Lê Hoàn, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Đồng thời, quyết định khởi tố bị can đối với Cao Thị Mai Hường (SN 1992), trú tại phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa về tội làm nhục người khác; cưỡng đoạt tài sản; khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Trịnh Đình Anh (SN 1990, là chồng của Hường) về tội cưỡng đoạt tài sản. Trần Lê
Dã man: Nữ sinh bị chủ shop quần áo bạo hành, làm nhục nhập viện do hoảng loạn
NLĐO)- Do quá lo sợ, tinh thần hoảng loạn nên nữ sinh bị chủ shop quần áo ở Thanh Hóa bạo hành, làm nhục đã phải nhập viện điều trị.
Chiều ngày 4-12, thông tin từ UBND TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết đơn vị này đã giao cho Đoàn thanh niên TP phối hợp với các tổ chức tới thăm hỏi, động viên em V.T.T.M. cùng gia đình giúp em sớm ổn định tâm lý. Đồng thời có văn bản gửi Công an TP Thanh Hóa cần xử lý nghiêm hành vi của vợ chồng chủ shop quần áo.
Nữ sinh V.T.T.M. đang điều trị tại bệnh viện do quá hoảng loạn - Ảnh gia đình cung cấp
Được biết, nữ sinh T.M. (SN 2004; ngụ TP Sầm Sơn; người bị chủ shop quần áo bạo hành, cắt tóc, cắt áo ngực nhằm đe dọa, gây áp lực để cưỡng đoạt tài sản) sau khi sự việc xảy ra rất lo lắng, hoảng loạn và được gia đình đưa tới Bệnh viện Đa khoa TP Sầm Sơn để điều trị.
Bà L.T.B., mẹ nữ sinh, cho biết cách đây mấy ngày, cháu M. cùng với một bạn gái nói đi học nhưng đã lên TP Thanh Hóa đi mua quần áo. Khi sự việc xảy ra, cháu về không nói gì với gia đình, chỉ khi chủ shop quần áo thông báo việc cháu lấy đồ và yêu cầu lên giải quyết bố mẹ và người nhà mới hay biết.
"Tôi và một chú nữa lên gặp và họ yêu cầu mỗi gia đình phải đền 15 triệu đồng. Tôi đã quỳ xuống xin họ vì gia đình khó khăn không có tiền nhưng họ không chấp nhận. Sau đó xin giảm xuống 5 triệu đồng, hẹn khoảng 2 tuần nữa gia đình tôi sẽ mang tiền lên. Nhưng khi chưa đưa tiền thì clip con tôi đã được tung lên mạng"- bà B. nói.
Cũng theo bà B., việc trộm cắp của con là việc xấu, đáng lên án, nhưng cách hành xử của vợ chồng shop quần áo như thế quá nhẫn tâm, vì gia đình bà quá nghèo, chồng thì mất sớm, một mình bà làm nghề phụ hồ sớm hôm nuôi các con. "Cháu nó đang còn trẻ người non dạ, gia đình chỉ lo cháu nó nghĩ dại dột thì khổ" - bà B. buồn rầu.
Bà L.T.B., mẹ của nữ sinh bị bạo hành, làm nhục
Theo lãnh đạo Trường THPT ở Sầm Sơn nơi nữ sinh này đang theo học, khi nắm được sự việc đã yêu cầu cô giáo chủ nhiệm liên hệ với em học sinh trước mắt là để động viên tinh thần.
Trong sáng ngày 4-12, đại diện nhà trường cùng với cô giáo chủ nhiệm cũng đã vào bệnh viện, nơi em T.M. đang điều trị, thăm hỏi, động viên.
"Đây cũng là lỗi lầm của các em, chúng tôi cũng phân tích để các em thấy được cái sai. Tuy nhiên, người lớn đẩy sự việc đi quá xa. Nhà trường có trao đổi với gia đình trước mắt cho em M. nghỉ học ít hôm để ổn định tâm lý"- vị lãnh đạo nhà trường thông tin.
Liên quan tới sự việc, ngày 4-12, Cơ quan CSĐT Công an TP Thanh Hóa đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Cao Thị Mai Hường (SN 1992; ngụ phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa) - là người phụ nữ đã có hành vi bạo hành, cắt tóc, cắt áo ngực nữ sinh gây phẫn nộ dư luận về tội "Làm nhục người khác" và "Cưỡng đoạt tài sản"
Công an TP Thanh Hóa cũng khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Trịnh Đình Anh (SN 1990, chồng Hường) về tội "Cưỡng đoạt tài sản".
Vợ chồng chủ shop quần áo làm nhục, cưỡng đoạt tài sản của 2 nữ sinh
Theo Công an TP Thanh Hóa, ngày 25-11, sau khi phát hiện shop bị mất trộm quần áo, Cao Thị Mai Hường đã sử dụng trang Facebook cá nhân có tên "Mai Hường" đăng nội dung "shop đã tìm được thủ phạm ăn cắp, nếu trong vòng 24 giờ không liên hệ với shop sẽ trình báo công an" (kèm theo hình ảnh và số điện thoại của Hường).
Sau khi đọc được thông tin trên, 2 em T.M. và L.T.H. (SN 2004, ngụ TP Sầm Sơn), hiện học tại một trường cấp 3 trên địa bàn, đã chủ động liên hệ với Hường để xin lỗi về việc ngày 18-11 có đến shop Mai Hường lấy trộm quần áo.
Tuy nhiên, Hường không đồng ý mà yêu cầu M. và H. đến cửa hàng quần áo để nói chuyện. Khoảng 9 giờ ngày 26-11, 2 nữ sinh đi xe máy đến cửa hàng Mai Hường. Lúc này, em H. đứng ngoài, còn em M. đi vào trong.
Tại tầng trệt, em M. gặp Hường và bà Dương Thị Lan (SN 1967; mẹ chồng của Hường) cùng một số nhân viên bán hàng. Hường chủ động bảo nhân viên của mình cầm máy điện thoại để quay video, đồng thời yêu cầu em M. cởi mũ bảo hiểm, khẩu trang che mặt để Hường quay clip.
Cảnh người dân tập trung trước cửa tiệm quần áo Mai Hương xem công an khám xét tối ngày 3-12
Do em M. không đồng ý nên Hường đã dùng tay tát vào mặt và dùng chân đạp vào đầu em, bà Lan mẹ chồng của Hường cũng lao vào dùng tay túm tóc em M.. Tiếp đó, Cao Thị Mai Hường đã kéo áo và dùng kéo cắt tóc, cắt đứt áo ngực của em M..
Chồng Hường, là Trịnh Đình Anh lúc này đến cửa hàng đã đưa em M. lên tầng 2 và yêu cầu em M. trong 3 ngày phải "khắc phục" số tiền là 15 triệu đồng (bạn đi cùng cũng bị vợ chồng Hường yêu cầu đền bù 15 triệu đồng) nếu không sẽ báo công an.
Vì không lo được tiền nên em M. liên tục nhắn tin xin lỗi, mong tha thứ nhưng cả Đình Anh và Mai Hường không đồng ý, liên tục nhắn tin đe dọa, yêu cầu phải giao đủ số tiền, nếu không sẽ báo công an và đưa thông tin về nhà trường và địa phương nơi em M. cư trú, học tập.
Ngày 30-11, gia đình 2 nữ sinh đến cửa hàng quần áo Mai Hường để đưa tiền cho vợ chồng Hường. Tuy nhiên, do hoàn cảnh khó khăn nên gia đình em H. xin khắc phục số tiền 10 triệu đồng và được Đình Anh đồng ý, còn gia đình em M. do không có tiền nên Hường đã yêu cầu viết giấy "Đơn khất nợ" số tiền 10 triệu đồng.
Hiện Công an TP Thanh Hóa đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của một số người có liên quan để đưa ra xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tuấn Minh
Sau Thanh Hoá, dân nghèo Nghệ An oằn mình "cõng" loạt quỹ khủng CHCN!
Ngọc Tú | Cầm tờ phương án thu quỹ cùng cuốn sổ theo dõi hàng năm, người dân ở Nghi Thái (Nghi Lộc, Nghệ An) đôi khi phải "rùng mình" bởi những số tiền khủng chưa biết ngày nào "trả" được.
"Còng lưng" gánh quỹ xóm và xã
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tình trạng các xã thu quỹ, phí nhiều và cao là không hiếm. Ở mỗi nơi, các xã, xóm đều có những khoản thu riêng. Nhưng có một điểm chung thì ở các xã này, người dân luôn kêu trời vì "còng lưng" làm không đủ đóng quỹ.
Như tại xã Nghi Thái (Nghi Lộc, Nghệ An), nhiều năm qua người dân nơi đây được chính quyền xã phát cho 1 cuốn sổ "theo dõi công dân". Trong sổ này ghi danh sách nhân khẩu từng hộ để theo dõi việc đóng các loại quỹ, phí của xã và xóm.
Sổ theo dõi công dân được chính quyền địa phương phát cho dân để nắm bắt quá trình đóng góp các loại quỹ, phí xóm và xã.
Nếu hộ nào đóng đầy đủ các khoản sẽ được "phê" vào sổ là "đã hoàn thành các khoản đóng góp trong năm". Nếu hộ nào chưa hoàn thành sẽ bị ghi không hoàn thành và muốn lên xã giao dịch một số giấy tờ sẽ gặp nhiều khó khăn.
Được biết, xã Nghi Thái có toàn bộ 11 xóm với tổng cộng gần 2000 hộ, khoảng 9000 nhân khẩu. Trong đó có 84 hộ nghèo.
Xã Nghi Thái về đích nông thôn mới vào năm 2014. Tuy nhiên đến nay, tiền nợ công cho việc xây dựng nông thôn mới còn khoảng 10 tỷ đồng.
Và để trả bớt được số nợ "nông thôn mới" này thì chính quyền đã vận động sự đóng góp của dân với mục đích tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và trong đó có "trả nợ".
Theo tìm hiểu của PV, hàng năm mỗi hộ dân xã Nghi Thái phải đóng lên đến hơn 20 khoản phí, quỹ các loại cho cả xã và xóm.
Quá trình thu các loại quỹ, phí này đều được chính quyền kiểm tra qua cuốn sổ theo dõi công dân của từng hộ.
Tâm sự với chúng tôi về cuốn "sổ đỏ" theo dõi nãy, người dân ở xóm Thái Học chỉ biết lắc đầu ngao ngán vì họ cho rằng nhiều khoản quá cao và có phần bất hợp lý.
Như hộ anh H.V.L (SN 1975) có 5 nhân khẩu. Ngoài anh và vợ là trong độ tuổi lao động thì 3 đứa con còn rất nhỏ. Thế nhưng, hàng năm các thành viên trong gia đình anh vẫn phải đóng không trừ khoản phí, quỹ nào.
"Năm nào cũng như nhau, gia đình tôi đóng gần 2 triệu đồng. Các khoản phí thì cứ na ná nhau, nhìn vào là hoa hết mắt", anh L. chia sẻ.
Trong tờ thông báo các khoản đóng góp năm 2016 của hộ anh L. chúng tôi đếm sơ sơ cũng đến 24 khoản phí, quỹ. Năm nay, gia đình anh L. với 5 khẩu thì phải đóng tổng cộng 1.597.000 đồng.
Những khoản tiền mà hộ gia đình anh L. phải đóng góp trong năm 2016.
Trong các khoản thu, anh L. cho biết khoản thu nặng nhất là đóng góp cơ sở hạ tầng của xã với 200 nghìn đồng/1 khẩu và khoản đóng góp xây dựng xóm 300 nghìn đồng/1 hộ.
"Đã đóng góp xây dựng xã rồi lại còn đóng góp xây dựng xóm. Nhà tôi trừ đứa bé chưa đủ 3 tuổi thì 4 khẩu phải đóng 800 nghìn đồng tiền xây dựng cơ sở hạ tầng xã. Rồi thêm 300 nghìn đồng xây dựng xóm nữa", anh L. buồn rầu nói.
Dân mất ăn mất ngủ lo trả "nợ" chính quyền
Ở xóm Thái Học, người dân chủ yếu làm nông nghiệp nên cuộc sống thường ngày khá khó khăn. Ngoài việc xoay xở với tiền sinh hoạt thì người dân lại lo lắng làm sao để trả hết những khoản "nợ" chính quyền.
Nhiều lúc trong nhà không còn một đồng để ăn, nhưng khoản tiền đóng góp cho chính quyền thì luôn được người dân lo lắng đầu tiên. Nếu không có thì họ phải chạy đôn chạy đáo vay mượn để đóng cho đủ.
Bởi họ sợ nếu chưa đóng đủ thì lại suốt ngày bị nhắc tên trên loa phóng thanh của xóm.
Bà Nguyễn Thị Linh (xóm Thái Học) sống 1 mình nhưng vẫn phải đóng hơn 500 nghìn đồng tiền các loại quỹ, phí. Bà Linh cho biết, thời gian trước nếu ai chưa đóng tiền thì suốt ngày bị đọc tên trên loa phóng thanh.
Ngoài nỗi sợ bị nhắc tên trên loa mỗi ngày, người dân còn sợ hãi hơn bởi bị trì hoãn khi lên giao dịch với xã nếu như trong cuốn sổ theo dõi chưa được cấp lệnh: "Đã hoàn thành các khoản đóng góp trong năm".
Nếu muốn việc giao dịch được suôn sẻ thì tất nhiên các hộ dân phải đóng góp đầy đủ các khoản.
Ngoài việc bức xúc vì những khoản quỹ, phí cao thì người dân Thái Học còn bất bình vì nhiều khoản thu bất hợp lý. Bởi không chỉ thu những người ở độ tuổi lao động mà những đứa trẻ mới sinh và cụ già ốm yếu cũng phải đóng nhiều khoản quỹ, phí.
Tờ phương án thu các khoản đóng góp của bà Linh. Trong danh sách các khoản thì nhiều khoản những đứa trẻ mới sinh hay cụ già cũng đều phải "gánh".
Như khoản "thu chế độ gián tiếp cán bộ" với mức thu 20 nghìn đồng/1 khẩu. Theo người dân hiểu, khoản thu này là để "nuôi" cán bộ xóm. Thế nhưng dù là trẻ mới sinh ra hay cụ già thì đều không được bỏ sót.
Choáng với con số khủng trên "giấy ghi nợ" hàng năm
Theo tìm hiểu của PV, ở xóm Thái Học vẫn còn nhiều hộ nghèo, nhiều hộ khó khăn và khó có khả năng đóng đầy đủ các khoản quỹ đóng góp.
Nhiều hộ hàng năm đóng góp không đủ thì lại phải gánh nợ của các năm trước. Nợ cũ cộng nợ mới, số tiền cứ tăng ngày càng cao khiến người dân lại "rùng mình" mỗi lần cầm tờ danh sách các khoản thu cần đóng góp.
Cộng tiền nợ các năm trước chưa đóng cùng nhiều khoản phí chằng chịt, hộ ông Sửu đang nợ gần 10 triệu đồng.
Cầm tờ phương án với danh sách dày đặc các khoản cần đóng góp năm 2016 của hộ ông Nguyễn Văn Sửu (xóm Thái Học) trên tay, chúng tôi cũng phải trố mắt ngạc nhiên bởi số tiền khủng cần đóng đã lên đến gần 10 triệu đồng.
Trong đó, khoản tiền nhiều nhất mà hộ ông Sửu phải đóng góp chính là nợ cũ của 2 năm 2014 và 2015. Nợ cũ cộng nợ mới của năm 2016, gia đình ông đang không biết phải làm sao để thanh toán.
Ông Sửu cho hay, đã 3 năm nay gia đình ông không đóng các khoản phí nào. Một phần vì ông thấy có nhiều khoản thu cao, bất hợp lý. Phần nữa ông Sửu có bức xúc chuyện cá nhân gia đình với chính quyền địa phương.
Văn bản báo cáo vụ việc ông Sửu tố cáo bị cán bộ xóm đập phá hàng rào. Vin vào cớ chưa được giải quyết và đền bù, ông Sửu cũng không đóng các khoản phí, quỹ của xóm và xã trong 3 năm vừa qua.
Ông kể, năm 2013 ông bị một số người và cán bộ xóm đập phá mất dãy hàng rào xây gạch sau nhà. Sau khi làm đơn, các cơ quan chức năng đã vào cuộc và thẩm định giá trị số tiền bị thiệt hại là hơn 3 triệu 500 nghìn đồng.
Nhiều năm sau, ông Sửu vẫn không được giải quyết và trả tiền thiệt hại. Chính vì thế nên ông Sửu cũng "vin" luôn cớ này để không đóng các loại quỹ, phí của xóm và xã.
"Tôi thấy nhiều khoản thu bất hợp lý và cao nên năm 2013 đến nay gia đình tôi chưa đóng khoản tiền nào. Cũng bởi cơ quan chức năng chưa giải quyết chuyện của gia đình tôi nữa nên tôi không đóng.
Mỗi năm gia đình tôi phải đóng hơn 2 triệu đồng, năm nay không nộp thì ghi nợ vào năm sau. Đến nay trong tờ phương án đã ghi gia đình tôi nợ gần 10 triệu đồng rồi", ông Sửu nói.
Ông Sửu buồn khi sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Được biết, gia đình ông Sửu có 5 nhân khẩu. Gia đình ông là gia đình liệt sỹ, có công với cách mạng.
Hiện tại, các con của ông đều đi làm ăn xa. Ở nhà chỉ còn ông Sửu và vợ sống nhờ vào nông nghiệp. Tuổi cao sức yếu nên vợ chồng ông cũng đau ốm thường xuyên khiến cuộc sống vất vả.
Khi PV hỏi về chuyện đóng góp, ông Sửu trả lời chưa biết khi nào sẽ trả được số tiền trên.
Vợ chồng ông Sửu sống dựa vào nông nghiệp và chưa biết bao giờ mới trả được số "nợ" trên.
(Còn tiếp...)
10 tỉnh nghèo nhất Việt Nam hiện nay nhờ tiến lên XHCN
Theo báo cáo của ODI, Việt Nam là nước đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn một số tỉnh nghèo nhất Việt Nam hiện nay cần sự hỗ trợ của chính phủ và cần tìm giải pháp thoát nghèo. Theo Quyết định Số 09/2011/QĐ-TTg ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn những năm gần đây.
Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam. Là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số: Đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số. Nằm trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước. Thống kê cho thấy, tỉnh có nhiều hộ nghèo nhất nước là Thanh Hóa với hơn 128.000 hộ. Thanh Hoá hiện có 11/27 huyện miền núi. Với trên 1 triệu dân có các dân tộc Thái, Mường, Mông, Khơ Mú, Dao…
Minh họa
Trong đó có 7 huyện nghèo thuộc Chương trình 30a gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân… Là các huyện vùng cao biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của tỉnh và cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo của các huyện này còn cao.
Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam. Nghệ An vẫn đang là một tỉnh nghèo với 80% dân số là nông nghiệp, nông dân.
Minh họa
Với hơn 95.000 hộ nghèo, được xem là tỉnh thứ 2 sau Thanh Hóa có hộ nghèo nhiều nhất cả nước. Hiện nay, Nghệ An đang thực hiện chính sách: “Khơi trong, hút ngoài, đoàn kết, tiến công, tăng tốc”. Xây dựng đường băng để cất cánh thoát khỏi tỉnh nghèo.
Sơn La
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Có hơn 92.000 hộ nghèo, nên Sơn La cũng được xem làm một trong 03 tỉnh nghèo nhất Việt Nam.
Minh họa
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND tỉnh Sơn La cho biết, Sơn La còn tới hơn 36.000 người thiếu đói. Sơn La hiện vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Toàn tỉnh có 11 huyện và 1 thành phố thì có tới 5 huyện nghèo thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ (Chương trình 30a).
Quảng Nam
Quảng Nam, hay gọi âm địa phương là “Quảng Nôm”, là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là mở rộng về phương Nam. Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Với hai di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Quảng Nam còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều người con ưu tú cho đất nước.
Minh họa
Tuy nhiên, hiện nay Quảng Nam vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam và là tỉnh nghèo nhất duyên hải miền Trung. Với hơn 70.000 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 18,19% toàn tỉnh.
Sóc Trăng
Sóc Trăng là một tỉnh nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long. Có 80% hộ ở nông thôn vùng sâu, vùng ven biển. 29,5% đồng bào Khơ-me cộng cư với các dân tộc khác. Cư dân ở đây đa số làm nghề nông, tiểu thủ công nghiệp. Nên đời sống luôn gắn liền với đất đai. Với 24,31% tỷ lệ hộ nghèo, tỉnh Sóc Trăng là địa phương có số hộ nghèo cao nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Và là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam.
Minh họa
Điện Biên
Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam. Giáp với các tỉnh Lai Châu và Sơn La của Việt Nam, Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, Phongsaly của Lào ở phía Tây, các huyện Pak Xeng, Pak Ou thuộc tỉnh Luangprabang của Lào ở phía Tây Nam.
Minh họa
Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá – lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; Các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờcát). Nhưng hiện nay tỉnh Điện Biên vẫn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Với hơn 90% dân cư là nông dân, chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp. Với tỷ lệ nghèo 38,25% cận nghèo 6,83%, Điện Biên đang là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước.
Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía bắc tiếp giáp với Hà Nội. Phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Phía nam giáp tỉnh Ninh Bình. Đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp tỉnh Hòa Bình. Hiện Hà Nam đang là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất đồng bằng sông Hồng.
Minh họa
Vì vậy, ngày 6/8 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hà Nam về tình hình kinh tế - xã hội. Hà Nam vẫn là tỉnh nghèo, vẫn nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương. Nên Thủ tướng đã gợi mở một số định hướng đối với sự phát triển của Hà Nam thời gian tới nhằm thoát nghèo.
Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Theo số liệu thống kê với tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh lên tới 17.36%. Quảng Bình được xem là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Và là tỉnh nghèo nhất Bắc Trung Bộ.
Minh họa
Quảng Bình được biết đến là một trong những tỉnh nghèo nhất của nước ta. Bởi có khí hậu khá khắc nhiệt cộng với chiến tranh tàn phá nặng nề. Cuộc sống của con người nơi đây còn khá khổ cực so với mặt bằng chung của cả nước. Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội, Quảng bình cần thu hút nhiều hơn các dự án động lực. Khai thác mảng du lịch, đặc sản vùng miền thì mới có thể hi vọng thoát nghèo được.
Kon Tum
Nằm về phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum có diện tích tự nhiên hơn 961 nghìn ha. Dân số 375 nghìn người, hiện là một trong số những tỉnh nghèo nhất nước. Với tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 20% (khoảng 22 nghìn hộ). Trong đó 89% hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống kinh tế người dân còn thiếu thốn. Việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Và sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ.
Minh họa
Năm vừa rồi thu ngân sách của tỉnh đạt trên dưới 2.000 tỉ đồng nhưng phải chi đến 5.000 tỉ. Việc thu hút đầu tư vào Kon Tum còn ít, khu công nghiệp còn quá nhỏ về quy mô lẫn ngành nghề đầu tư. Thực hiện chủ trương hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, những năm gần đây, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đất ở cho trên 4.700 hộ, đất sản xuất cho trên 4.800 hộ.
Tỉnh cũng đã có giải pháp thay thế cấp đất sản xuất cho hộ gia đình bằng việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng và phát triển rừng; hỗ trợ phát triển chăn nuôi, đào tạo và chuyển đổi nghề; thực hiện hỗ trợ đất sản xuất gắn với quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp đồng bào sản xuất ổn định lâu dài…
Bình Thuận
Là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, Bình Thuận nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Vì vậy, Bình Thuận khó phát triển kinh tể, là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam và là tỉnh nghèo nhất Đông Nam Bộ hiện nay. Trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Bình Thuận được các cấp các ngành quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện nguồn kinh phí để thực hiện các dự án chính sách giảm nghèo đảm bảo, trong đó thực hiện các mô hình giảm nghèo là một trong những yếu tố quan trọng giúp hộ nghèo có thu nhập ổn định.
Minh họa
Qua thực hiện các mô hình giảm nghèo đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ biết áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện và nâng cao.