Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 13
 Lượt truy cập: 24839355

 
Văn hóa - Giải trí 18.04.2024 22:58
Đợt dịch lớn nhất sau Vũ Hán lan ra 2/3 Trung Quốc, tái bùng phát khắp thế giới
13.11.2021 20:14

Dân trí

 Đợt bùng phát Covid-19 mới tại Trung Quốc đã lan ra 21 khu vực cấp tỉnh, tương đương 2/3 quốc gia này, trong khi các nhà chức trách vẫn đang chạy đua kiểm soát dịch.

Với hơn 1.000 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng ở 21 tỉnh, đợt bùng phát dịch mới tại Trung Quốc là đợt dịch lây lan rộng nhất sau đợt dịch ở Vũ Hán hồi cuối năm 2019.

Thành phố Đại Liên đã trở thành điểm nóng Covid-19 mới nhất của Trung Quốc. Thành phố này ghi nhận 40 ca nhiễm trong cộng đồng hôm 13/11, trong tổng số 57 ca nhiễm mới trên toàn quốc.

Trong nỗ lực nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, chính quyền thành phố Đại Liên đã khuyến cáo người dân không rời khỏi nhà và tạm dừng hoạt động tại các địa điểm công cộng được coi là không cần thiết.

2 trường đại học ở Đại Liên đã áp đặt các biện pháp hạn chế, kể từ khi thành phố cảng này phát hiện các ca mắc Covid-19 hôm 4/11. Hàng chục nghìn sinh viên đang bị cách ly trong khuôn viên một số trường đại học ở Đại Liên, nhiều người phải học trực tuyến tại ký túc xá.

Kể từ ngày 17/10 đến nay, đợt bùng phát dịch Covid-19 mới đã lan ra 21 khu vực cấp tỉnh tại Trung Quốc, tương đương 2/3 đất nước với ít nhất 1.000 ca nhiễm. Các nhà chức trách Trung Quốc đang phải chạy đua kiểm soát làn sóng Covid-19 thứ 4, do chủng virus Delta với khả năng lây nhiễm cao gây ra.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm 13/11 cảnh báo, khi mùa đông bắt đầu và nhiệt độ thấp hơn, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 kết hợp với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cúm sẽ tăng lên.

Theo Mi Feng, người phát ngôn của NHC, Trung Quốc cam kết thực hiện chiến lược "không Covid" và sẽ tiếp tục tăng cường các nỗ lực phòng ngừa tại các thành phố cảng để kiểm soát số ca nhiễm nhập cảnh từ nước ngoài và tiếp tục thúc đẩy việc tiêm chủng quy mô lớn.

Mặc dù số ca nhiễm mới trong ngày tại Trung Quốc thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới, song Trung Quốc vẫn siết chặt các biện pháp chống dịch khắc nghiệt theo chiến lược "không Covid", bao gồm đóng cửa biên giới, phong tỏa, cách ly và xét nghiệm hàng loạt. Tuy nhiên, chiến lược này cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi.

Phó giám đốc NHC Wu Liangyou cho biết đợt bùng phát dịch hiện tại dường như đang chững lại, với các ca nhiễm được ghi nhận giai đoạn đầu ở Hắc Hà, tỉnh Hắc Long Giang và Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc cũng như những nơi khác đã dần được kiểm soát.

Tuy nhiên, tình hình dịch ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh vẫn phức tạp, với các ca nhiễm trong cộng đồng được phát hiện ở các thị trấn và khu vực riêng lẻ trong thành phố.

Bắc Kinh yêu cầu tất cả những người vào thủ đô phải cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính được thực hiện trong vòng 48 giờ và mã sức khỏe xanh, bắt đầu từ ngày 17/11.

Giới chức Trung Quốc xác nhận có tổng cộng 2,37 tỷ liều vaccine Covid-19 đã được tiêm trên toàn Trung Quốc tính ngày 12/11, với 1,074 tỷ người đã được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine.

Hơn 95% học sinh từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm chủng. Ngoài ra, 84,4 triệu trẻ em từ 3-11 tuổi đã được tiêm chủng, với mục tiêu hoàn thành toàn bộ quá trình tiêm chủng vào cuối tháng 12.

Trung Quốc tăng tốc kiểm soát dịch trong bối cảnh thủ đô Bắc Kinh sẽ đăng cai Thế vận hội Mùa đông vào tháng 2 năm sau. Việc các vận động viên và quan chức từ nhiều quốc gia tới Thế vận hội sẽ đặt ra thách thức lớn cho nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc.

Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao nhất trong 17 tháng qua, buộc các nhà chức trách phải yêu cầu chuyển các sự kiện sang hình thức trực tuyến.

Ca Covid-19 cao nhất trong 17 tháng, ổ dịch Bắc Kinh diễn biến phức tạp - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Nhân viên an ninh canh gác xung quanh một khu dân cư bị phong tỏa sau khi bùng phát dịch Covid-19 ở Bắc Kinh hôm 11/11 (Ảnh: Reuters).

Các nhà chức trách Bắc Kinh ngày 11/11 yêu cầu các công ty hủy tất cả hội nghị trừ khi cần thiết, đồng thời thực hiện các biện pháp khác để giảm thiểu sự tiếp xúc nhiều nhất có thể. Các công ty và cá nhân tổ chức sự kiện sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để bùng dịch. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, Bắc Kinh yêu cầu các hội nghị có thể được tổ chức trực tuyến.

Tại cuộc họp của nhóm công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Bắc Kinh hôm 11/11, các nhà chức trách xác nhận Bắc Kinh đang phải đối mặt với tình hình dịch bệnh nghiêm trọng và phức tạp, đòi hỏi các cơ quan liên quan phải hành động nhanh chóng và chính xác để giảm thiểu sự lây lan của virus.

Khác với lần bùng phát dịch trước, khi tất cả ca nhiễm đều liên quan đến một đoàn khách du lịch đến khu tự trị Nội Mông, các ca nhiễm mới ở Bắc Kinh trong đợt bùng phát dịch lần này đều liên quan đến một hội nghị được tổ chức trong thành phố.

Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Bắc Kinh Pang Xinghuo cho biết, Bắc Kinh đã ghi nhận 6 ca nhiễm tại địa phương và một ca nhiễm không có triệu chứng vào ngày 11/11, trong đó có một số ca nhiễm là nhân viên của công ty dầu khí PetroChina, có trụ sở chính tại thủ đô.

Những nhân viên này đã tham dự một hội nghị của công ty ở Bắc Kinh từ ngày 28/10 đến ngày 10/11. Một người tham gia hội nghị sau đó được xác nhận bị mắc Covid-19 ở tỉnh Cát Lâm.

"Bắc Kinh đã hành động ngay lập tức khi phát hiện ca nhiễm liên quan đến một người đã đi từ Cát Lâm đến Bắc Kinh dự hội nghị", Xu Hejian, phát ngôn viên của chính quyền thành phố Bắc Kinh, cho biết tại một cuộc họp báo vào chiều 11/11.

Các nhà chức trách bắt đầu xét nghiệm hàng loạt đối với tất cả những người tiếp xúc gần với các ca bệnh và có mặt tại các khu vực liên quan, bắt đầu từ đêm 10/11.

Trong khi đó, một cụm dịch Covid-19 đang bùng phát ở Đại Liên, buộc chính quyền thành phố cảng phía đông bắc Trung Quốc phải hạn chế việc đi lại của người dân, tạm dừng các lớp học trực tiếp và đóng cửa một số địa điểm văn hóa sau khi được chính quyền yêu cầu kiểm soát dịch nhanh hơn. Đại Liên ngày 12/11 đã kêu gọi người dân không rời khỏi nhà trừ khi cần thiết.

Đại Liên, nơi có cảng quan trọng tiếp nhận các chuyến hàng hải sản cũng như trái cây và một số loại thịt, cũng yêu cầu tất cả các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm đông lạnh nhập khẩu phải tạm ngừng hoạt động.

Trung Quốc đang chứng kiến đợt dịch lây lan rộng nhất kể từ sau đợt dịch ở Vũ Hán hồi cuối năm 2019. Kể từ khi làn sóng Covid-19 mới nhất bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc từ giữa tháng 10, số ca nhiễm cho đến nay đã lên tới hơn 1.000 trường hợp, lan ra ít nhất 40 thành phố và 20 tỉnh.

Mặc dù số ca nhiễm mới trong ngày tại Trung Quốc thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới, song Trung Quốc vẫn siết chặt các biện pháp chống dịch khắc nghiệt theo chiến lược Zero Covid (Không Covid), bao gồm đóng cửa biên giới, phong tỏa, cách ly và xét nghiệm hàng loạt. Tuy nhiên, chiến lược này cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi.

< iframe frameborder="0" src="https://gadgets.dantri.com.vn/corona?embed=true" id="dantri-widget-corona-undefined" allowfullscreen="true" webkitallowfullscreen="true" mozallowfullscreen="true" scrolling="no" style="box-sizing: border-box; width: 660px; height: 589px; overflow: hidden;">< /iframe>

Thành Đạt

Theo Bloomberg

Vòng xoáy phong tỏa trở lại tâm dịch châu Âu giữa "bão" Covid-19

Dân trí

 Các quốc gia Tây Âu buộc phải xem xét việc tái phong tỏa khi làn sóng Covid-19 bùng phát trở lại trong những tuần gần đây.

Vòng xoáy phong tỏa trở lại tâm dịch châu Âu giữa bão Covid-19 - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Sinh viên đeo khẩu trang tại trường học ở Đức (Ảnh: AP).

Thành phố Utrecht của Hà Lan năm nay đã hủy bỏ lễ hội đón ông già Noel truyền thống, trong khi Áo cũng đang cân nhắc áp lệnh phong tỏa đối với những người chưa tiêm vaccine Covid-19.

Gần 2 năm sau khi đại dịch cướp đi sinh mạng của hơn 5 triệu người, Covid-19 lại đang hoành hành khắp Tây Âu - khu vực có tỷ lệ tiêm chủng tương đối cao và hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số ca tử vong vì Covid-19 tăng 10% ở châu Âu trong tuần qua và một quan chức WHO tuần trước tuyên bố rằng, lục địa này đã "trở lại tâm chấn của đại dịch". Làn sóng dịch bệnh mới nhất phần lớn bùng phát ở Nga và Đông Âu - nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, nhưng các nước ở phía Tây như Đức và Anh cũng ghi nhận tỷ lệ mắc Covid-19 cao nhất thế giới.

Theo AP, mặc dù các quốc gia ở Tây Âu đều có tỷ lệ tiêm chủng trên 60%, thậm chí một số nước như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn nhiều, nhưng vẫn còn một bộ phận đáng kể dân số chưa được vaccine bảo vệ.

Theo tiến sĩ Bharat Pankhania, giảng viên cấp cao tại Trường Y Đại học Exeter, số lượng lớn những người chưa được tiêm chủng kết hợp với việc tiếp xúc xã hội rộng rãi sau khi hết phong tỏa và sự suy giảm khả năng miễn dịch ở những người đã tiêm vaccine cách đây vài tháng là nguyên nhân khiến ca nhiễm gia tăng ở Tây Âu.

Phần lớn nhờ vào việc tiêm chủng vaccine, các bệnh viện ở Tây Âu không phải chịu áp lực quá lớn như giai đoạn đầu của đại dịch, nhưng nhiều bệnh viện vẫn đang phải "căng mình" để điều trị số lượng bệnh nhân Covid-19 gia tăng, trong khi vẫn phải giải quyết các khó khăn về xét nghiệm và phẫu thuật do nhân viên y tế kiệt sức hoặc nhiễm bệnh.

Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu các quốc gia Tây Âu có thể ngăn chặn làn sóng Covid-19 mới nhất này mà không cần dùng đến các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, vốn tàn phá nền kinh tế, làm gián đoạn việc học tập và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người dân hay không. Các chuyên gia cho rằng có thể nới lỏng phong tỏa, nhưng các nhà chức trách không thể loại bỏ tất cả các biện pháp hạn chế và phải tăng tỷ lệ tiêm chủng.

"Tôi nghĩ thời kỳ mà mọi người phải nhốt mình ở trong nhà đã qua, vì chúng ta có các công cụ để kiểm soát Covid-19, từ xét nghiệm, vaccine cho đến điều trị. Do vậy, tôi hy vọng mọi người sẽ làm những điều cần làm như đeo khẩu trang", Devi Sridhar, lãnh đạo bộ phận y tế toàn cầu tại Đại học Edinburgh, cho biết.

Nhiều nước châu Âu hiện sử dụng "giấy thông hành" Covid-19 - bằng chứng về việc người dân đã tiêm chủng đầy đủ, hoặc từng mắc Covid-19 nhưng đã khỏi bệnh, hay có kết quả xét nghiệm âm tính - để vào các địa điểm như quán bar và nhà hàng.

Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo rằng "giấy thông hành" có thể mang lại cảm giác an toàn "giả" vì những người được tiêm phòng đầy đủ vẫn có thể bị nhiễm bệnh, mặc dù khả năng tử vong hoặc mắc bệnh nặng của họ thấp hơn đáng kể so với những người không tiêm.

Các biện pháp chống dịch mới

Vòng xoáy phong tỏa trở lại tâm dịch châu Âu giữa bão Covid-19 - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân Covid-19 tới bệnh viện Đại học Bucharest, Romania (Ảnh: Reuters).

Theo Reuters, các nước châu Âu vẫn đang nỗ lực kiểm soát làn sóng dịch bệnh mới mà không cần tái áp đặt lệnh phong tỏa hoặc triển khai các biện pháp quá nghiêm ngặt. Một trong những giải pháp được đưa ra là tăng cường tỷ lệ tiêm chủng.

Chính phủ Hà Lan được cho là đang xem xét việc phong tỏa có giới hạn trong hai tuần, còn các nhà lập pháp Đức đang cân nhắc đạo luật mở đường cho các biện pháp hạn chế mới.

Thủ tướng Áo Alexander Schallenberg tuần này cho biết việc phong tỏa đối với những người chưa được tiêm chủng "có lẽ không thể tránh khỏi", nhưng ông không muốn áp đặt biện pháp này đối với những người đã tiêm vaccine.

Áo đang chứng kiến một trong những đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nhất ở Tây Âu, cùng với Đức, quốc gia đã báo cáo chuỗi ca nhiễm cao kỷ lục trong những ngày gần đây.

"Chúng tôi đang thực sự đối mặt với một tình huống khẩn cấp ngay lúc này", Christian Drosten, trưởng khoa virus học tại Bệnh viện Charite ở Berlin, cho biết.

Drosten cho biết Đức phải tăng tỷ lệ tiêm chủng lên 67% và triển khai nhanh chóng. Tuy vậy, các nhà chức trách Đức vẫn chần chừ đưa ra lệnh tiêm vaccine bắt buộc và vẫn muốn tránh áp thêm bất kỳ lệnh phong tỏa nào.

Hà Lan cũng đang ở trong tình trạng lưỡng lự tương tự. Quốc gia này hôm 11/11 đã công bố số ca mắc mới hàng ngày cao nhất kể từ đầu đại dịch, trong khi các bệnh viện đang cảnh báo tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, các quan chức Hà Lan không muốn áp đặt các biện pháp chống dịch quá mạnh.

Tại Anh, nơi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế từ tháng 7 nhưng vẫn bùng phát một số đợt dịch, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố nước này "có thể sống chung với virus". Ông Johnson cho biết chính phủ Anh sẽ chỉ áp đặt các biện pháp hạn chế nếu hệ thống y tế chịu áp lực tới mức "không chịu đựng nổi".

Tây Ban Nha, một trong những quốc gia từng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 ở châu Âu, là một ví dụ về cách kiểm soát đại dịch. Tây Ban Nha đã tiêm chủng cho 80% dân số và mặc dù không còn bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra đường, nhưng nhiều người vẫn tự giác thực hiện.

Trong khi các ca nhiễm tăng nhẹ gần đây, Rafael Bengoa, một trong những chuyên gia sức khỏe cộng đồng hàng đầu của Tây Ban Nha, nói rằng với tỷ lệ tiêm chủng cao, "virus không thể thống trị chúng ta một lần nữa".

Một số quốc gia hy vọng việc đẩy mạnh hơn nữa chương trình tiêm chủng sẽ giúp họ kiểm soát dịch. Đức có kế hoạch mở lại các trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc để tăng tốc độ tiêm chủng.

Pháp cũng đang đặt hy vọng vào liều vaccine tăng cường trong khi thúc giục những người chưa tiêm nên đi tiêm mũi đầu tiên. Italy cũng đang mở rộng chương trình tiêm mũi vaccine tăng cường khi số ca nhiễm tăng cao hơn.

Thành Đạt

Tổng hợp



COVID-19 diễn biến phức tạp, TP.HCM ra văn bản yêu cầu không để tái bùng phát


TTO - Chiều 11-11, ông Lê Hòa Bình - phó chủ tịch UBND TP.HCM - đã ký văn bản gửi thủ trưởng các sở, ngành, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức và các doanh nghiệp trên địa bàn về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

COVID-19 diễn biến phức tạp, TP.HCM ra văn bản yêu cầu không để tái bùng phát - Ảnh 1.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho người dân phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM trong đêm 23-8 - Ảnh: XUÂN MAI

Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu ban chỉ đạo phòng, chống dịch các sở, ngành, đơn vị thực hiện nghiêm nghị quyết 128 của Chính phủ, chỉ thị 18 của TP. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch như xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả gắn với khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, việc kiểm tra công tác phòng, chống dịch cần tăng cường tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà máy... nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe. Quy trình xử lý F0 khi phát hiện tại cơ sở cần được đặc biệt quan tâm, trường hợp cố tình vi phạm các biện pháp phòng, chống dịch, có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm làm lây lan dịch bệnh cần xử lý nghiêm.

Các địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát dịch trong giai đoạn hiện nay, tuyệt đối không chủ quan, lơ là. TP Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tiếp tục kiểm tra, đánh giá dịch bệnh, điều chỉnh biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, không để dịch lây lan rộng, khó kiểm soát.

Đối với lĩnh vực y tế, UBND TP.HCM yêu cầu chủ động rà soát, chuẩn bị và kịp thời cấp phát túi thuốc cho F0. Tuyệt đối không để bất kỳ F0 nào cách ly tại nhà không tiếp cận được thuốc điều trị.

Các địa phương rà soát lại tình hình nguồn nhân lực để chủ động thành lập trạm y tế lưu động tương ứng với số ca mắc COVID-19 mới, nhanh chóng nâng cao năng lực y tế cơ sở.

TP.HCM yêu cầu khẩn trương xác định cấp độ dịch theo nghị quyết 128TP.HCM yêu cầu khẩn trương xác định cấp độ dịch theo nghị quyết 128

TTO - UBND TP.HCM yêu cầu Sở Y tế khẩn trương xác định cấp độ dịch của TP, tham mưu xây dựng kế hoạch về triển khai thực hiện nghị quyết số 128 của Chính phủ, trình UBND TP thông qua trong ngày 22-10.

KIM ÚT



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]
Chiến tranh Việt Nam [12.03.2023 22:07]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 472 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 404 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 366 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 343 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 340 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 290 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 247 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.